MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1. Bộ máy chính quyền quân chủ Nam triều sau Hiệp định Patenotre (5/6/1884) ở Trung Kì
1.1. Một số điều khoản của Hiệp định liên quan đến quyền lực thực chất của quan lại nhà Nguyễn
1.2. Bộ máy chính quyền Nam triều
1.2.1. Cấp Trung ương
1.2.2. Cấp tỉnh
1.2.3. Cấp phủ, huyện, châu
1.2.4. Cấp Tổng
1.2.5. Cấp xã
2. Hệ thống chính quyền của TD Pháp ở Trung Kì
3. Bộ máy chính quyền Nam triều mang tính chất bù nhìn lệ thuộc
3.1. Chính quyền quân chủ ở An Nam là chính quyền trên thực tế bị tước hết quyền uy chính trị độc lập. Chính quyền này phải làm theo sự chỉ đao của thực dân Pháp. Vì thế toàn bộ những hoạch định chính sách phải làm theo sự chỉ đạo của Pháp
3.2. Chính quyền quân chủ An Nam là chính quyền không được tự mình đưa ra quyết định ma nó muốn kể cả những quyết định mà vốn thuộc trong quyền uy của nó
3.3. Chính quyền quân chủ An Nam hoạt động không chỉ vì lợi ích của nó. Nó còn được chính quyền thực dân trả công ban thưởng hoặc trừng trị nếu không thực hiện theo như yêu cầu đã đề ra
TIỂU KẾT
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
44 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1794 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu tính chất bù nhìn của Nam triều ở Trung Kì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quyền Nam triều để với tay tới cấp xã. Trong phạm vi báo cáo này do hạn chế về tư liệu tôi xin phép không trình bày sâu về chính quyền thực dân Pháp tổ chức ở cấp xã ở Trung Kì
Như vậy Pháp với sức manh quân sự và tiềm lực kinh tế của mình đã dần dần cho chân vào triều đình nước ta. Sau khi thành lập Liên Bang Đông Dương Pháp đã tiến hành củng cố,cải cách, hoàn thiện bộ máy thống trị của mình. Đứng đầu chính quyền cai trị ở Trung Kì là 1 viên khâm sứ Pháp tập trung trong tay quyền lập pháp, tư pháp, hành pháp. Tiếp đến mỗi tỉnh ở Trung Kì do một viên công sứ đảm nhận cùng với những tổ chức cơ quan phụ giúp thực hiện tốt những chức năng nhiệm vụ của công sứ. Hệ thống chính quyền mà Pháp xây dựng ở Trung Kì đã làm cho chính quyền thống trị ở Trung Kì dần dần có sự thay đổi có những nét khác biệt so với Bắc kì và Nam Kì. ở Trung Kì có hai hệ thống chính quyền song song tồn tại: Nam triều do nhà Nguyễn đứng đầu và Pháp do viên khâm sứ Pháp đứng đầu. Đây là chế độ cai trị mang tính “ song hành”, “ lưỡng thể” Đọc cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa - Nguyễn Văn Khánh Sdd Tr14
2Lich sử Đông Nam á, 1084 tr
. Tức là có sự tồn tại đồng thời của hai hệ thống chính quyền của Pháp và của Nam triều.Tuy nhiên theo phân tích trên thực tế toàn bộ chính quyền triều Nguyễn đã bị thực dân Pháp chi phối và điều khiển. Ngày 24/8/1898 khâm sứ Trung kì đã tuyên bố trong tờ thông tư rằng: “ từ nay trên vương quốc An Nam không còn tồn tại hai chính quyền nữa , mà chỉ còn một chình quyền duy nhất thôi” tức là chính quyền của thực dân Pháp.
Điều này có nghĩa là, trong quá trình thực dân Pháp củng cố bộ máy thống trị của chúng cũng tức là quá trình mà quyền thế của triều đình Huế và của quan lại người Việt ngày một bị lấn dần và rút hẹp lại.Quyền nội chính dần dần bị mất, mọi quyền trị dân thu thuế đều thuộc về thực dân Pháp, đến nỗi về sau ngay cả kinh phí triều đình cũng do Pháp quyết định, quyền ngoại giao cũng bị lấn dần và bị Pháp đoạt hẳn lấy. Cả hệ thống triều đình quan lại Phong kiến trở thành bù nhìn tay sai của Pháp.
3. Bộ máy chính quyền Nam triều mang tính chất bù nhìn lệ thuộc
Từ xưa đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khẳng định tính chất bù nhìn của chính quyền Nam triều nhưng việc tìm hiểu chỉ dừng lại ở mức độ tổng quát mà chưa đi sâu vào chỉ ra từng đặc điểm khía cạnh cụ thể của vấn đề. Khi nói đến tính chất bù nhìn của chính quyền quân chủ ở An Nam trước tiên cần phải giải đáp các câu hỏi thế nào là một chính quyền bù nhìn ? chính quyền ấy có những đặc điểm gì? sau đó mới có thể khẳng định hay phủ nhận những luận đề trên. Đây cũng là phương pháp lịch sử được tôi sử dụng trong bài viết này.
Trong cuốn “từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông” ( GS Phan Ngọc Liên chủ biên) đã đưa ra định nghĩa về “ bù nhìn” như sau: “ bù nhìn là người giữ một chức vụ (hay chính phủ do người khác hoặc nước khác ) đặt ra ( hay dựng lên) và điều khiển, bản thân không có thực quyền.” Còn trong cuốn “từ điển tiếng Việt” của Viện ngôn ngữ học thì có định nghĩa như sau: “ bù nhìn là kẻ có chức mà không có quyền hành, chỉ làm theo mệnh lệnh của người khác. Hai khái niệm này đều mang đến cho ta cách hiểu thế nào thì được gọi là “bù nhìn”. Từ đó có thể rút ra được khái niệm, đặc điểm của một chính quyền bù nhìn.
Đó là chính quyền trên thực tế bị tước hết quyền uy chính trị độc lập. Vì thế chính quyền ấy phải làm theo chỉ đạo của một quyền lực khác. Toàn bộ những hoạch định hay chính sách đều dưới sự chỉ đạo của thế lực đó.
Chính quyền đó không tự mình được đưa ra những quyết định mà nó muốn kể cả những quyết định mà vốn thuộc quyền uy của nó.
Một chính quyền gọi là bù nhìn khi nó phải hành động không nhất thiết chỉ là lợi ích của nó va nó được một quyền lực khác trả công, ban thưởng, trừng phạt nếu không thực hiện.
Những đặc điểm trên chính là cơ sở để đánh giá một cách toàn diện và khách quan quyền lực thực chất của chính quyền nhà Nguyễn. Từ đó chúng ta sẽ chứng minh được một cách tương đối đầy đủ tính chất bù nhìn của Nam triều
3.1. Chính quyền quân chủ ở An Nam là chính quyền trên thực tế bị tước hết quyền uy chính trị độc lập. Chính quyền này phải làm theo sự chỉ đao của thực dân Pháp. Vì thế toàn bộ những hoạch định chính sách phải làm theo sự chỉ đạo của Pháp
Trước hết về ngoại giao:
Ngày 6/6/1884 triều đình Huế và Pháp đã kí Hiệp ước tại Huế. Hiệp ước gồm 19 khoản mà nội dung bao trùm là: “ Nước Việt Nam thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp, nước Pháp sẽ thay mặt Việt Nam trong mọi việc giao thiệp với ngoại quốc và bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài” ( khoản1). Hiệp ước này mang ý nghĩa như một bản khai tử đối với chủ quyền đối ngoại của vua nước Nam. Triều đình Huế kí điều ước chấp nhận sự “bảo hộ” của Pháp với Việt Nam đồng nghĩa với việc chấp nhận bị tước bỏ mọi quyền chính trị độc lập. Theo như văn bản mà xét nhà nước Phong kiến Việt Nam với tư cách là một nước độc lập có chủ quyền đã hoàn toàn sụp đổ. Nước Việt Nam trọn vẹn đã trở thành thuộc địa của tư bản Pháp.
Công việc đầu tiên mà thực dân Pháp thể hiện quyền lực bảo hộ của mình là thực dân Pháp đã bắt triều đình Huế nấu chảy chiếc ấn của phong kiến Trung Quốc đã cấp cho phong kiến Việt Nam- một biểu tượng của mối quan hệ giữa hai nước phong kiến Việt Nam- Trung Quốc. Từ đây ngoài Pháp ra Việt Nam không đuợc quan hệ với nước nào khác “ không được chính phủ Pháp cho phép Việt Nam không được vay tiền của nước ngoài” Tập tư liệu lịch sử Việt Nam cận đại ., khoản 17 tr 100
. Đây chính là một thủ đoạn của chính quyền thực dân muốn biến Việt Nam thành thị trường độc chiếm phục vụ hiệu quả cho lợi ích của chính quốc.
Về luật pháp:
Sau Hiệp ước Paternotre theo quan điểm của thực dân Pháp xâm lược và triều đình Huế bán nước thì ai theo triều đình và quy thuận Pháp đều là trung thần, ai theo nhân dân chống Pháp đều là phản nghịch.Việc xét xử những tội phạm phải được thi hành theo những luật pháp do quốc hội Pháp ban hành hoặc do bộ thuộc địa ban hành dưới các hình thức sắc lệnh
Sắc lệnh 15/9/1896 quy định: Toàn quyền Đông Dương được thành lập Hội đồng đề hình để xét xử người Việt ở Trung Kì và Bắc Kì có hành động chống Pháp
Sắc lệnh 12/4/1913 của vua Duy Tân ra dụ “về quyền tố tụng của tập thể làng xã Trung Kì tại các toà án Tây án:1 Tập thể làng xã chỉ có quyền khởi tố những người châu Âu tại toà Tây án , cấp sơ thẩm một khi đã được phép của công sứ Pháp, chủ tịch và quan lại hàng tỉnh người Việt.2 Trường hợp sơ thẩm giải quyết chưa ổn thoả phải đưa lên cấp cao hơn thì phải được phép của Khâm sứ Trung Kì và Hội đồng phụ chính.
Với những sác lệnh này Pháp đã dùng quyền lực của mình áp đặt những điều luật hạn chế tới mức tối đa quyền công dân của dân An Nam, bóp nghẹt cac quyền tự do dân chủ
Bộ máy hành chính
Cũng giống như Lào, Campuchia ở Trung Kì vua và triều đình cùng với hệ thống quan lại tiếp tục tồn tại song song với bộ máy hành chính của Pháp. Lẽ đương nhiên những vị vua này trên thực tế đều bị tước hết quyền uy chính trị độc lập. Vua chỉ mang tính chất bù nhìn. Tất cả đều phải làm theo sự chỉ đạo, kiểm soát của Pháp. Triều Nguyễn khi muốn ban hành bất kì một loại văn bản nào có tính chất quan trọng hay mang tầm vĩ mô thì đều phải thông qua khâm sứ Pháp xét duyệt mới được công bố hoặc là Pháp sẽ yêu cầu triều đình phải ban hành một số điều lệnh, khoản dụ với mục đích mượn danh triều đình thì triều đình cũng phải thực hiện. Đó chính là một trong những tính chất bù nhìn lệ thuộc của triều đình vào Pháp.
Ngày 19/07/1888 tổng thống Pháp ra sắc lệnh “thành lập thành phố Hà Nội” và thành phố Hà Nội được xếp vào thành phố cấp I (tức thành phố lớn) và sắc lệnh “thành lập thành phố Hải Phòng” cũng được xếp vào loại cấp I. Tổ chức hành chính của Hà Nội và Hải Phòng đều giống như tổ chức hành chính của Sài Gòn. Và 01/10/1888 Đồng Khánh ra đạo dụ nhượng hẳn cho Pháp quyền sở hữu toàn bộ thành phố Hà Nội và Hải Phòng. Tuy nhiên dụ này được toàn quyền Đông Dương chuẩn y bằng nghị định ngày 02/10/1888. Điều đó có nghĩa là đạo dụ của Đồng Khánh chỉ mang tính chất hình thức ban bố nhưng có hiệu lực và được chấp nhận hay không phải phụ thuộc vào toàn quyền Đông Dương
Năm Đồng Khánh thứ 3 (1888) đã lấy đất thuộc Đà Nẵng làm nhượng địa cho người Pháp. Tuy nhiên trước đó “viên khâm sứ Hách Tô tới sơn phòng ấy lấy các xứ thuộc địa phận Đà Nẵng đến trụ sở viên Châu sứ, trích ra làm đất nhượng địa” Đại Nam thực lục : tập 38 – Tr 124
. Tức là việc mà chiếm đoạt đất Đà Nẵng của Pháp đã có từ trước có điều là nó được văn bản hóa trên giấy tờ vào ngày 01/10/1888 khi Đồng Khánh ra đạo dụ nhượng hẳn cho Pháp khu Đà Nẵng. Đây chính là chiêu bài Pháp đã sử dụng muốn mượn danh nghĩa triều đình để ngụy trang cho những âm mưu của mình muốn hợp thức hoá quyền lợi của mình và che dấu bản chất thống trị của thực dân.
Ngày 27/09/1897 dưới áp lực của thực dân Pháp Thành Thái ra đạo dụ bãi bỏ Hội đồng phụ chính chuyển phụ chính đại thần thành cố vấn đặc biệt của nhà vua và đến ngày 28/09/1897 thì toàn quyền Đông Dương Pon-Dume ra nghị định chuẩn y đạo dụ.
Sau này khi Khải Định ra dụ “thiết lập giấy thông hành ở Trung Kỳ” quy định tất cả người Trung Kỳ đi lại trong địa phận Trung Kỳ hoặc ra khỏi địa phận Trung Kỳ phải có giấy thông hành, đối với những người có thẻ thuế thân, giấy thông hành sẽ được cấp không mất tiền. Tuy nhiên phải đến ngày 29/08/1916 thì mới có hiệu lực khi đựơc khâm sứ kí nghị định.
Như vậy tất cả những hoạch định chính sách của Nam Triều đều nằm dưới sự chỉ đạo của thực dân Pháp. Do không có thực quyền nên tất cả đều phải theo chỉ đạo của chính quyền thực dân triều đình khi ban hành bất cứ một chính sách hay quyết định nào mang tính vĩ mô đều phải được sự chấp nhận thông qua của chính quyền thực dân. Đó là sự lệ thuộc của triều Nguyễn tới mức mất tự chủ và mất quyền chủ động.
Thực dân Pháp không chỉ gây áp lực đối với nhà vua – người đứng đầu triều đình, buộc phải thực hiện theo những yêu cầu của Pháp mà nó còn can thiệp sâu vào bộ máy chính quyền quân chủ An Nam.
Trước hết đó là việc khống chế và gây áp lực đối với Hội đồng phụ chính. Ngày 06/11/1925 Hội đồng phụ chính đã cùng với toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ là Monguillot ký với nhau bản quy ước 06/11/1925 trong đó quy định: mọi vấn đề có liên quan đến công việc cai trị, tổ chức các công sở, đến việc tuyển dụng tăng giám quan lại các cấp của Nam triều…đều nằm trong tay khâm sứ Trung Kỳ . Quyền hành của hội đồng phụ chính chỉ còn là thay mặt vua để tế lễ trời đất, sắc phong cho các thành hoàng làng xã, ban tước hiêu cho các quan lại mà thôi.
Đối với Viện cơ mật cũng tương tự như vậy. Từ năm 1887 khâm sứ Pháp có quyền tham dự vào các phiên họp của Viện cơ mật đồng thời cử các nhân viên người Pháp vào làm việc ở các bộ và các tỉnh. Trong hoạt động dâng sớ và thỉnh an có ý kiến gì thì để vào hòm, niêm phong, khoá kín để phát đến thẳng. “Viện cơ mật cho là hiện nay đã có Đại Pháp bảo hộ, phàm các việc đều nên tỏ lòng thực, tuyên bố công cả” Đại Nam thực lục : tập 37 – Tr 99
2 Tập tư liệu lịch sử cận đại Việt Nam : Tr 80
. Điều này có nghĩa là Pháp có quyền can thiệp vào bất cứ công việc gì của triều đình và nắm rõ được tình hình thông qua Viện cơ mật.
Ngày 05/07/1887 Đồng Khánh gửi cho khâm sứ Trung Kỳ Hector một bức dụ với nội dung bao trùm : “nhờ ông Hector quyền khâm sứ nước Pháp ở Trung Kỳ được quyền giúp đỡ Hội đồng cơ mật và thượng thư bộ tài chính trong việc chỉ huy nền tài chính Trung Kỳ, trong việc thiết lập và phân phối đúng đắn các loại thuế má, đấu thầu ruộng đất, quy định việc chi tiêu và sử dụng các ngân sách dùng cho công việc. Ông Hector sẽ được tham dự các buổi họp của Hội đồng cơ mật bàn về những vấn đề thuộc tài chính công chính, cảnh sát ở Trung Kỳ và ông có thể chỉ định các công chức Pháp dưới quyền ông để giúp đỡ các vị thượng thư bộ công và bộ binh”2.Đây cũng là một bước quan trọng trong âm mưu của Pháp cài đặt người giám sát vào cơ quan triều đình Huế. Ngày 27/09/1897 Viện cơ mật được tổ chức lại cùng với việc quy định chức năng của khâm sứ đối với chính phủ Nam triều. Thành phần của Viện cơ mật gồm 6 viên thượng thư đứng đầu 6 bộ. Tất cả công việc quan trọng của bộ đều họp bàn ở Viện cơ mật, sau khi hội bàn Viên cơ mật phải làm tờ tấu trình lên vua tờ trình đó phải thông qua khâm sứ phê chuẩn sau đó mới trình lên vua để nhà vua chuẩn y, đóng ấn, ban bố. Từ đó những quyết nghị của Hội đồng cơ mật mới trở thành pháp lệnh để thi hành. Khâm sứ có quyền chủ toạ hội đồng cơ mật và Hội đồng phủ tôn nhân Khâm sứ cũng là người quyết định mọi công việc của cấp bộ, của Hội đồng cơ mật
Hội đồng phụ chính, viện cơ mật( sau này là Hội đồng cơ mật) là hai cơ quan lãnh đạo cao nhất của Nam triều đều bị thực dân Pháp từng bước can thiệp và nắm quyền phủ quyết. Toàn bộ những chính sách mà Hội đồng phụ chính hay Viện cơ mật trình lên đều phải được sự nhất trí của khâm sứ rồi mới được thực thi “ thu được thoả thì mới được thi hành”
Đối với các bộ cũng như vậy. Pháp cũng ra lệnh cho Thành Thái về việc bãi bỏ Hội đồng thượng thư. Đứng đầu mỗi bộ sẽ là một thượng thư. Thượng thư có nhiệm vụ thông qua khâm sứ Pháp phân loại các công việc của bộ mình trong đó công việc quan trọng phải chuyển sang Viện cơ mật hội bàn giải quyết. Một điểm quan trọng nổi bật của đạo dụ này là nó quy định: ở mỗi bộ hoặc liên bộ đều phải có một viên chức Pháp thay mặt cho khâm sứ Trung kì làm đại biện. Những dụ, sắc chỉ của Hội đồng thượng thư cũng phải được khâm sứ Pháp duyết chiếu rồi sau đó chính phủ Nam triều mới được thi hành.
Đối với các quan lại, lệ Thành Thái năm thứ 11 quy định rằng: “phàm các vụ có dính đến việc giao thiệp quan trọng phải hội thương thì tất cả văn kiện của các bộ hoặc là tờ tư hoặc là tờ lục cùng với văn kiện của các tỉnh hoặc là tờ tư hoặc là tập tấu đều do nha kinh lươc nhận mà phát hành” Đại nam điển lệ toat yếu , Nguyễn Sĩ Giáo, tr 413
Nói tóm lại với tất cả những biểu hiện của Viện cơ mật, hội đồng phụ chính, các bộ… thì đã bộc lộ rõ quyền lực thực chất của chính quyền quân chủ Nam triều. Đó là chính quyền chỉ tồn tại về mặt hình thức còn trên thực tế bị tước hết quyền uy chính trị. Do vậy mà sự hoạt động của nó đều dưới sự chỉ đạo của chính quyền thực dân. Toàn bộ những hoạch định chính sách hoặc là phải thông qua khâm sứ , hoặc là do khâm sứ toàn quyền chỉ đình thi hành.
3.2. Chính quyền quân chủ An Nam là chính quyền không được tự mình đưa ra quyết định ma nó muốn kể cả những quyết định mà vốn thuộc trong quyền uy của nó
Có thể nói, quá trình thực dân Pháp củng cố bộ máy thống trị của chúng cũng là quá trình quyền thế của triều đình Huế và quan lại người Việt ngày một bị lấn dần và thu hẹp lại.
* Trước hết trong vấn đề bổ dụng vua quan:
Như đã phân tích ở trên Pháp đã từng bước nắm giữ và điều khiển cơ quan quan trọng nhất của triều đình rồi đi đến việc thủ tiêu luôn cả những quyền vốn thuộc về quyền uy cua một chính quyền quân chủ. Việc tấn phong cho vua, ban thưởng cho quan lại Pháp cũng can thiệp sâu vào, quyền lập vua, bổ nhiệm hay bãi miễn chức quan lại nào đều do Pháp quyết định.
Vua Hàm Nghi lên ngôi từ ngày 02/08/1884 song thực dân Pháp không chịu thừa nhận và muốn triều đình phải tổ chức lại lễ đăng quang trước sự có mặt của chúng. Pháp cho rằng “ làm lễ đăng quang trước lễ tấn phong là trái với chế độ bảo hộ. Nước Nam đã nhận sự bảo hộ của nước Pháp thì vua nước Nam phải được mẫu quốc trao cho chức vụ làm vua đã rồi mới lên ngôi được”. Để thực hiện quyết định này ngày 16/08/1884 tướng Millot tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp lúc đó đã phaí Guerier đem 600 lính và 2 cỗ pháo tới Huế uy hiếp triều đình và hẹn sau 12giờ đồng hồ phải tổ chức lại lễ đăng quang. Ngày 18/08/1884 triều đình Huế phải tiến hành tổ chức lại lễ đăng quang lên ngôi cho Ưng Lịch trước sự hiện diện của Gurrier, Rheinart. Gurrier thay mặt cho chính phủ Pháp đọc diễn văn công nhận Ưng Lịch là vua nước Nam.Về sau này việc phế lập vua Đồng Khánh, Duy Tân, Thành Thái, Khải Định đều do Pháp tiến hành dựa trên việc thâu tóm phủ tôn nhân. Vì đây là nơi ma nhà vua lựa chon người kế vị mình. Từ năm 1897 Hội đồng phủ tôn nhân bị đặt dưới sự chủ toạ của khâm sứ Pháp nên việc phế lập ngôi vua đều phải dưới sự giới thiệu của toàn quyền Đông Dương , được Hội đồng bộ trưởng Pháp nhất trí tán thành và được chính phủ Pháp duyệt y.
Việc bổ nhiệm quan lai, ban thưởng hay phế truất đều do Pháp can thiệp và quyết định. Ngay trong Hiệp ước Hacmand đã quy định: “ quan lại bản xứ sẽ tiếp tuc cai trị, nhưng khi nhà cầm quyền Pháp yêu cầu thì những quan lại bản xứ đã có ýđịnh không tốt với quan Pháp có thể thay đổi”. &2Tập tư liệu lich sử Việt Nam cận đại. tr 94
Trong khoản 7 của Hiệp ước Patenotre ghi rõ: “ các quan tỉnh bản xứ vô luận thuộc cấp nào sẽ tiếp tục cai trị dân trong hạt, dưới quyền kiểm soát của các quan công sứ, nhưng họ sẽ bị cách chức ngay sau khi nhà cầm quyền Pháp yêu cầu”2 và trong bức điện của Bộ trưởng chiến tranh ngày 13/08/1885 có khẳng định “ không được bổ nhiệm hay bãi miễn một phụ chính, thượng thư, quan lại cao cấp dân vụ hay quân sự nào nếu không có sự đồng ý trước của quan toàn quyền. Quan toàn quyền có thể yêu cầu bãi miễn phụ chính, thượng thư hay quan lại cao cấp nào không làm vừa chính phủ Pháp”
Những điều khoản và hiệp định này là những điều kiện cần và đủ cho Pháp có thể xây dựng đội ngũ quan lại tay sai đắc lực phục vụ cho chính quyền thực dân. Pháp có thể đưa vào hệ thống quan lại triều đình những tên thân Pháp từ đó sử dụng chúng như những công cụ thống trị và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta.Tiêu biểu là Nguyễn Hữu Độ, Phan Đình Bình, Nguyễn Thân…
* Thứ hai là quy định việc thăng thưởng, xét xử ban phạt:
Nằm trong giới hạnh quyền uy của triều đình không chỉ có việc bổ nhiệm bãi miễn chức quan mà ngay cả việc trả lương thăng thưởng, xử tội cho các quan Nam triều cũng do Pháp chi phối. Pháp muốn biến toàn bộ bộ máy chính quyền Nam Triều, phải lệ thuộc hoàn toàn vào Pháp. Pháp muốn nắm được đội ngũ quan lại này vì nhận thức rất rõ vai trò của nó đối với việc bóc lột nhân dân.
+Năm 1904, chính quyền thực dân quy định: Tất cả các quan lại, viên chức người Việt Nam làm việc trong hai ghuồng máy thống trị Nam triều và thực dân ở Bắc Kỳ đều nằm trong diện hằng năm xét tặng phẩm hàm. Từ hàng nhất phẩm tới hàng tam phẩm do toàn quyền Đông Dương ban cấp. Từ hàng tứ phẩm trở xuống hàng cửu phẩm do thống sứ Bắc Kỳ ban cấp.
+Năm 1912, chúng quy định việc ban cấp phẩm hàm cho các công sứ và binh lính người Việt làm tại các công sở của Pháp ở Trung Kỳ. Khâm sứ Trung Kỳ là người xét và ban cấp, phẩm hàm do khâm sứ cấp phải coi như tương đương với phẩm hàm do vua cấp.
* Về vấn đề ban hành luật pháp:
Việc ban hành lụât pháp là một trong ba quyền căn bản của một thiết chế chính quyền thì triều đình cũng phải lệ thuộc vào Pháp. Trong “ Đại Nam sử lệ”có chép:lệ ngày tháng năm, năm Thành Thái thứ 14, chuẩn cho từ sau các tỉnh phủ đạo xét xử các án trừ ra những việc quan hệ đến việc giao thiệp, phải do toà án Pháp xét xử và những khoản nào phải đệ về Viện cơ mật xét và kết nghĩa… Việc xong án nào phải do bộ hình và Viện cơ mật thì một mặt vựng thành văn bản án đệ về Viện, về bộ phúc duyệt. án nào nên y nên sửa đổi sẽ do Viện và bộ tư trình quan Khâm sai phúc thẩm rồi tâu lên xin chỉ mà thi hành. Nếu công sứ ở tỉnh phúc duyệt án nào có muốn kết nghĩa thế nào đều trình quan khâm sai thẩm định rồi tư sang viện, tư sang bộ chiếu theo đó mà thi hành biện pháp”
Như vậy mọi điều luật ban ra thì đều phải trình lên quan công sứ và phải được quan khâm sứ chuẩn y rồi mới được thi hành
Như vậy đối với triều đình nhà Nguyễn cùng với sự mất vai trò trong những công việc vốn thuộc về quyền uy của mình như tấn phong, phế lập vua, quyền bổ nhiệm, bãi chức, khen thưởng quan lại, ban hành luật pháp thì đó cũng có nghĩa là chính quyền quân chủ ấy càng lún sâu vào tính chất bù nhìn, mất tự chủ.
3.3. Chính quyền quân chủ An Nam hoạt động không chỉ vì lợi ích của nó. Nó còn được chính quyền thực dân trả công ban thưởng hoặc trừng trị nếu không thực hiện theo như yêu cầu đã đề ra
* Trước hết trong lĩnh vực quân sự:
Quân đội An Nam là đội quân hoạt động theo cơ chế làm công ăn lương cho Pháp chịu sự kiểm soát chi phối của chính quyền thực dân. Bức điện của bộ trưởng chiến tranh ngày 13/8/1885 có bổ sung một số điều khoản về quân đội, trong đó đặc biệt là điều khoản: “ Nước Pháp giúp nước Đại Nam hoàng đế một phái đoàn quân sự, phí tổn do quỹ triều đình đài thọ. Quân đội triều đình tổ chức lại không được quá số từ 8 đến 10 ngàn người và sẽ do một sĩ quan Pháp chỉ huy tập tư liệu lịch sử cận đại Việt Nam trang 78
2 Đại Nam thực lục tập 37 trang 232
3 Đại Nam thực lục tập 37 trang 67
” ( điều 4). Hay trong “ Những điều khoản chính trong Dự thảo hiệp định do Paul Bert cử tới Huế” có ghi: “ Đặt các công sứ và quân đội An Nam dưới quan toàn quyền”. Thực chất của những điều khoản này là muốn giới hạn quân đội triều đình đồng thời đặt quân đội triều đình dưới sự kiểm soát của chính quyền Pháp tránh một vụ chính biến xảy ra như năm 1885 ở hoàng cung.
Thực dân Pháp có những quy chế riêng để đào tạo lính, đặt quân đội dưới sự chỉ đạo của tướng Pháp. Pháp quy định quân ở Kinh là 1000 người, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hoá là 500 người “ Số binh ấy gần đây nước Pháp đã đem huấn luyện xin chiểu số giao trả về, còn thiếu bao nhiêu sẽ lấy số ngạch cũ giản binh sung điền vào”2
Để đảm bảo tính chỉ huy của tướng Pháp chúng đã mở trường đào tạo sĩ quan quân sự cung cấp ra những viên chỉ huy phục vụ cho việc đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta. Đây chính là tính chất lệ thuộc của quân đội triều đình vào Pháp.
Quân đội An Nam là đội quân hoạt động theo cơ chế làm công ăn lương cho Pháp chịu sự kiểm soát chi phối của chính quyền thực dân. Nó là công cụ cho việc đàn áp có hiệu quả các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
Kể từ thời vua Đồng Khánh triều đình tay sai liên tục cử quân đội triều đình phối hợp với lính Pháp tiến hành đàn áp phong trào yêu nước của nhân dân ta. Thật vậy sau hiệp ước 1884 giặc Pháp đi tới đâu đều đem theo lũ quân hèn nhát đó để lợi dụng danh nghĩa triều đình giải tán nghĩa quân mà đi theo tiếng gọi Cần Vương. Một trong những nguyên nhân thất bại của Cần Vương là vì địch đã sử dụng được giai cấp phong kiến vào công việc bình định quân sự. Chính giặc Pháp đã thú nhận rằng việc đàn áp thành công các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Cao ở ngoài Bắc, của Phan Đình Phùng, Tống Duy Tân trong Trung kì là công lao của các “đội thân binh” của triều đình Đồng Khánh do bọn Hoàng Cao Khải, Lê Hoan, Nguyễn Thân chỉ huy.
Đồng Khánh vị vua bù nhìn đầu tiên do Pháp nặn ra đã thi hành những chính sách phản động, tay sai cho Pháp. Theo thống kê trong “Đại Nam thực lục”, khi đề đốc Đại Pháp đem binh tiến đánh, thường được thắng trận vua đã ban cấp cho viên tướng ấy “một chiếc kim thánh, một đồng kim tiền, chuẩn cho viện cơ mật viết thư gửi tặng để yên ủi”3. Khi các thân hào địa phương phủ huyện Quảng Trạch, Bố Trạch thuộc Quảng Bình khởi loạn dựng các hiệu cơ “ Cần Vương dựng nghĩa”, vua đã chuẩn cho viện cơ mật bàn với phó đô thống Pháp phải định liệu rất khẩn, một mặt tư cho tỉnh ấy bàn với người Pháp đóng ở tỉnh ấy hiệp sức đánh dẹp không cho chúng lan tràn ra.
Khi bắt đề đốc ở sơn phòng Quảng Ngãi, Bình Định là Đinh Hội. Vua chuẩn cho án sát hoặc lãnh binh đem năm sáu trăm quân hội đồng với quan tiễn phủ để đánh dẹp.
Trong một vụ đánh úp vào thành để giết gian quan của những người yêu nước ở Thanh Hoá. Quan tỉnh thám biết, liền cho đóng chặt cửa thành và cho nã bắt. Quân tỉnh đem việc ấy tâu lên. Vua chuẩn cho lập tức hội đồng thanh tra lấy tên thủ xướng bắt ngay xét trị không để lan tràn…
Như vậy triều đình nhà Nguyễn đứng đầu là vua Đồng Khánh ngay từ những ngày đầu lên ngôi đã trở thành công cụ của thực dân Pháp đàn áp phong trào nổi dậy của nhân dân. Triều đình bù nhìn ấy luôn luôn theo đuôi Pháp, lấy lòng Pháp trở thành kẻ làm công ăn lương cho Pháp. Nó hoạt động không nhất thiết chỉ vì lợi ích của nó mà nó còn được thực dân Pháp trả công ban thưởng và trừng trị nếu như không thực hiện theo yêu cầu của chúng. Tính chất tay sai của chính quyền quân chủ thể hiện đặc biệt qua việc đàn áp phong trào Cần Vương (1885-1896).
Trong cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy(1883-1892) vào giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa Pháp đã sử dụng nhiều biện pháp để tiêu diệt nghĩa quân chúng đã sử dụng tên Việt gian Hoàng Cao Khải để đem quân đàn áp cuộc khởi nghĩa hay cũng sử dụng tên Việt gian Cao Ngọc Lễ cho việc chỉ điểm trong cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh, Nguyễn Thân trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê.
Tóm lại: Pháp đã sử dụng rất đắc lực và hiệu quả bộ máy quân chủ triều Nguyễn trong việc đàn áp phong trào Cần Vương. Lực lượng quân đội triều đình không chỉ đóng góp về mặt số lượng mà nó còn góp phần là đội quân chỉ đường cho Pháp khi mới tiến hành cai trị ở xứ nhiệt đới này. Với sự tham gia của quân triều đình quân đội Pháp sẽ giảm bớt lượng hi sinh của binh lính Pháp và quan trọng hơn là Pháp đã thực hiện được bước đầu chính sách “ Dùng người Việt trị người Việt” một cách có hiệu quả.
Cùng với chức năng trở thành tay sai của Pháp của quân đội triều đình thì chính quyền quân chủ ở điạ phương mà đứng đầu là những cường hào, lý trưởng là bộ phận quan trọng trong khâu cung cấp số binh lính cho chính quyền thực dân. “Lệ năm Thành Thái thứ 17, toàn quyền Pháp chỉnh đốn ngạch lính trừ bị và những lính có sung vao ban nào, đôi khi có tên nào mạnh một(chết), lý trưởng xã ấy phải tấu trình ngay cho quan công xứ hay đại lý xét thực, rồi cho quan đạo binh sở quản xoá tên y ở trong sổ lính Pháp” Đại Nam sử lệ toát yếu , trang 447,448
.
Về sau này để đối phó với phong trào chống thuế ở Trung Kỳ Pháp đã sử dụng quân đội của triều đình để đàn áp các phong trào chống thuế của nhân dân. Quân đội của triều đình như tấm bình phong giúp thực dân Pháp che dấu bàn tay đàn áp của mình.
Phong trào nông dân Yên Thế- là phong trào đấu tranh lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX sang đầu thế kỉ XX do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Pháp đã phối hợp với quan quân triều đình tấn công lên căn cứ Phồn Xương. Trước các cuộc vây quét tiêu diệt gắt gao của quân Pháp, lực lượng nghĩa quân ngày càng giảm sút. Ngày 10-2-1913 Đề Thám bị giết hại tại một khu rừng cách chợ Gồ 2 Km. Sự kiện này đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của phong trào nông dân Yên Thế.
Với những đóng góp của đội quân tay sai triều đình Pháp cũng thực hiện chế độ khen thưởng những tên có nhiều “thành tích” và xử tội cả những kẻ phản bội chính quyền thực dân. “Khi bắt được giặc từ ngũ quân Đề Đốc trở xuống đến suất đội đều thưởng phẩm trật, thưởng tiền bạc có thứ bậc. Nếu tổng lý tư tình ẩn dấu cũng cho người ngoài bắt nộp và lãnh thưởng” Đại Nam thực lục tập 37 trang 213
Như vậy triều đình Huế đối với Pháp thực sự trở thành một công cụ thống trị, tay sai đắc lực đàn áp phong trào của nông dân cũng như quản lý công việc của nhà nước. Pháp chủ trương tiếp tục duy trì bù nhìn này bởi nó có vai trò nhất định với Pháp trong công cuộc bình định và khai thác thuộn địa. Việc duy trì chế độ quân chủ bù nhìn của Pháp với Nam Triều như là một sự trả lương cho chính quyền đó để nó tiếp tục thực hiện bổn phận, chức năng của mình. Để hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ ấy, muốn lấy lòng Pháp cũng như để duy trì sự tồn tại của mình thì triều đình bù nhìn này ra sức ca ngợi, tán tụng công lao “ khai hoá thực dân”. Đối với Pháp đó là một sự khuất phục, nhưng đối với dân tộc Việt Nam thì lại là sự lăng nhục quốc thẻ, bôi nhọ nhân đân mà bắt đầu từ triều đình Đồng Khánh.
Đồng Khánh vừa mới lên ngôi đã tiếp hành phong dụ cho tướng Pháp là Đờcuốcxy và Sămpô. Tờ chế phong quận vương có đoạn: “Đô đốc đại thần nước Pháp là Đờcuốcxy lượng cả bao dong, chí khôn đầy đủ, tài năng rất bật, chí đeo cung đeo cung trải khắp bốn phương, khí vũ tuyệt vời, oai phong phá sóng, xông pha muôn dặm” Đại Nam thực lục tập 37 tr 48
. Đồng thời còn nhờ Đờcuốcxy chuyển cho tổng thống Pháp một bức quốc thư cảm tạ nước “Đại Pháp” đã hết lòng xây dựng cho mình và cam đoan sẽ luôn giữ chọn mối tình giao hảo Việt- Pháp
Để tỏ rõ mối tình này, Đồng Khánh hầu như ngày nào cũng tiệc tùng với bọn thực dân Pháp cao cấp, luôn luôn gần gũi thân thiện gần gũi lấy lòng thực dân.
Nhằm mục đính kêu gọi nhân dân từ bỏ kháng chiến, Đồng Khánh ra những đạo dụ niêm yết khắp nơi. Dụ rằng: “ May mà nước Đại Pháp có lòng nhân từ giúp ta chấn hưng được nước đã mất, nối lại thế đã đứt, nước nhờ đó mới còn”. “ Trẫm thường nghĩ nước Đại Pháp trước đã giúp thế tổ Cao Hoàng Đế ta khôi phục được dư đồ nhất thống, nay lại bảo tồn được tôn miếu nước nhà ta khi gần mất, các đại thần, thứ, sĩ, dân nước ta cố nhiên phải kính phục nước Pháp” Đại Nam thực lục tập 37, tr113
Tuy nhiên Đồng Khánh càng thân thiện với Pháp thì phong trào Cần Vương càng lan rộng. Pháp muốn “ mượn bóng cờ vàng” để dẹp yên và đàn áp phong trào khởi nghĩa của nhân dân. Đồng Khánh dựa vào Pháp để duy trì sự tồn tại cảu mình. Đây chính là sự thoả thuận hay nhân nhượng lẫn nhau giữa hai thế lực thực dân ở chính quốc và ở thuộc địa trong đường lối thống trị và khai thác thuộc địa.
Trong lịch sử các nhà vua đời Nguyễn, Khải Định nổi tiếng là giỏi nịnh Tây. Trong cuộc viếng thăm của toàn quyền Đông Dương tới Trung Kỳ, theo như miên tả của khâm sứ Pasquier thì “Đây là lần đầu tiên trong một buổi lễ đại triều long trọng có mắt tất cả các đại thần, hoàng đế Khải Định mắc áo hoàng bào đã tiếp vị toàn quyền bằng cách không ngồi đúng cương vị của mình trên ngai vàng mà lại xuống đứng bên cạnh chân chiếc ngai vàng ấy. Nhà vua đã huỷ bỏ truyền thống từ ngàn năm” Kể chuyện vua quan triều Nguyến, Phạm Khắc Hoè, tr 121
. “ Cử chỉ ấy được bình luận rộng rãi khắp nơi trong tất cả giới nhân dân bản xứ, ai cũng thấy đó là bằng chứng nổi bật về lòng thành của nhà vua quyết tâm đóng góp hết sức mình vào sự nghiệp của nước Pháp ở nước Nam.
Năm 1922, Pháp đưa ông sang Paris để tuyên truyền cổ vũ cho chính sách bảo hộ mà cha đẻ của chính sách này là toàn quyền Anbert Sarract nhằm ru ngủ một số lưu học sinh và Việt kiều nhẹ dạ tại Pháp. Vừa đến nơi ông bị nhà yêu nước Phan Châu Trinh lên án bằng một bức thư dài, lời lẽ gay gắt vì những hành vi ám muội của ông và thực dân. Chính chuyến đi mờ ám này và bức thư trên đã gây một tiếng vang lớn đối với dư luận nước Pháp hồi đó. Triều đại ông không còn chút thực quyền nào cả. Lương Khắc Ninh- một người làm quan với Pháp khi viết thư cho ông cũng nói: “ Khải Định vương quả hữu bất nhân, thọ thất trách nặc, nhiên nan biện” ( Vua Khải Định quả thật bất nhân, điều ấy khó tránh cãi được).
Vua là thế, quan lại trong triều cũng có những kẻ xu nịnh, tán tụng Pháp, đặc biệt phải nói đến tên đại thần Nguyễn Hữu Độ. Y gửi thư đi khắp nơi để ca tụng công ơn của người Pháp và khuyên đáng văn thân ra hàng. Còn Nguyễn Thân, Hoàng Cao Khải thì khoe khoang thành tích trung thành với nước Đại Pháp Việt nam vong quốc thảm- Phan Bội Châu
. Đây là những đội ngũ chó săn của Pháp và là công cụ mà Pháp thực hiện công cuốc thống trị Đại Nam, đội ngũ vua quan bán nước này với những hành động và những biểu hiện của nó đã chứng tỏ tính chất bù nhìn lệ thuộc vào chính quyền thực dân. Nó hoạt động không nhất thiết chỉ vì lợi ích của nó mà nó đước một quyền lực khác trả công ban thưởng. Có khi là do Pháp ép buộc, nhưng cũng có khi vì lợi ích của mình mà quan lại trong triều luôn tìm cách ca tụng, tán dương Pháp, lấy lòng thực dân.
TIỂU KẾT
Từ sau hiệp định patonotre (6-6-1884), Pháp đã chính thức hợp pháp hoá quyền bảo hộ của mình đối với Đại Nam. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã sụp đổ hoàn toàn, toàn bộ đất nước Việt Nam trở thành thuộc địa của đế quốc Pháp, dù rằng tên gọi giữa miền này, miền nọ của đất nước ta có khác nhau đi chăng nữa. Từ nay chính quyền phong kiến đã trở thành chỗ dựa của thực dân và mất đi vai trò trong công cuộc giải phóng dân tộc.
Nếu xét trên văn bản giấy tờ, quyền lực của chính quyền quân chủ phong kiến sau hiệp định của chỉ giới hạn ở Trung Kỳ, đây là trung tâm của triều đình nhà Nguyễn. Pháp vẫn chủ trương duy trì triều đình phong kiến này, ở đây “ Vương quyền” vẫn được chúng tôn trọng trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên trên thực tế chính quyền quân chủ đã trở thành một chính quyền bù nhìn lệ thuộc, tay sai cho Pháp. Trên tất cả các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, luật pháp đều dưới sự điều khiển của thực dân. Chính quyền quân chủ ở An Nam bị tước hết quyền uy chính trị độc lập, vì thế toàn bộ những hoạch định chính sách phải theo sự chỉ đạo của Pháp. Chính quyền ấy cũng không được đưa ra những quyết định mình muốn, kể cả những quyết định vốn thuộn trong quyền uy. Đó là quyền về tấn phong, phế lập vua, bổ nhiệm hay bãi nhiễm quan lại… Và chính quyền ấy hoạt động theo cơ chế làm công ăn lương cho chính quyền thực dân. Nó là công cụ thống trị và quản lý có hiệu lực, và cũng là công cụ đàn áp phong trào yêu nước có hiệu quả dưới quyền thực dân
4. Khẳng định rằng chính quyền quân chủ An Nam là chính quyền bù nhìn tay sai cho giặc là hoàn toàn đúng. Nhưng nếu chỉ nhận thức là bù nhìn thôi thì không đầy đủ và khi đó là phi lịch sử. Đặc điểm hoàn cảnh lúc đó quyết định tính chất bù nhìn tay sai nhưng ta cũng không quên thừa nhận những nhân vật thuộc hàng ngũ hoàng tộc và quan lại đứng về phía nhân dân thường xuyên có ý định phục hồi lại nền độc lập của đất nước.
Chứng kiến thất bại liên tiếp của quân đội triều đình trước sự tấn công của thực dân Pháp. Nhà nước phong kiến không còn cách nào khác là phải từng bước nhượng bộ và với điều ước paternotre họ đã phải thừa nhận trên văn bản sự bảo hộ của Pháp. Chính vì vậy mà vua quan nhà Nguyễn sẽ là người ý thức đầy đủ thân phận bị cướp giật của mình. Và chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng trên thực tế một số nhân vật trong hoàng tộc đã muốn khôi phục lại nền độc lập tự chủ, tiến hành kháng chiến và có ý định xoay chuyển tình thế. Trong triều đình xuất hiện một số ông vua yêu nước bắt đầu từ thời vua Tự Đức.
Tự Đức làm vua từ 1847 đến 1883. Ông là ông vua giỏi làm thơ hơn là làm chính trị, tuy nhiên Tự Đức luôn cũng các quan đại thần có cùng tâm huyết tìm cách khôi phục lại nền độc lập dân tộc của đất nước. Tự Đức đã làm việc rất nhiều trong những thập kỷ cuối cùng của đời mình ông ta đã tham gia bàn bạc và quyết định hầu hết mọi việc từ lớn như chống Pháp, giữ đất đến như cho phép phát thóc kho tiền quỹ chẩn cấp dân đói… Khi Pháp nổ súng ở Đà Nẵng ông tỏ ý quyết đánh và lệnh cho các quan và quân “ dân trong kinh, ngoài các tỉnh tâu bày kế đánh hoả công”. Giặc Pháp tấn công Gia Định, ông ra dụ “dân Nam Kỳ họp đoàn dân phu” lại “dụ các quan cố gắng đánh giặc ai có phương sách gì cho bày tỏ với tướng”. Khi Nam Kỳ mất vào tay giặc, hoà ước 1874 nhục nhã… không khỏi làm Tự Đức ân hận thừa nhận tội lỗi của mình.
Đến cuối đời Tự Đức đã xuống chiếu tự phê, tự nhận trách nhiệm để cho đất nước rơi vào tay quân Pháp là vì mình. Chiếu ghi : “ Các triều đã dày công khó nhọc mở mang đất đai bỗng nhiên một sớm thấy giao cho địch, họ đã chọn lấy hoạ nhỏ nên đã dùng đến cái chết để khỏi nhục mà vua, quả như thế chăng? Khiến ta cùng bề tôi thân cận chẳng làm sao hơn, chỉ còn biết nhìn nhau mà nuốt nước mắt, đành đắc tội với tôn miếu và thiên hạ… Nhưng không sáng suốt trong việc biết người, ấy là tội của ta, bất đắc dĩ phải thuận theo quyền mà hành động, những mong được những phút nghỉ ngơi”.
Trách nhiệm của triều đình Huế thời Tự Đức để mất nước là rõ ràng nhưng cho rằng ông vua ấy đã bán nước là không thoả đáng. Về sau này khi triều đình đã bị biến thành thiết chế bù nhìn chúng ta vẫn còn ghi nhận được những hành vi yêu nước chống sự chiếm đóng ngoại bang của vua Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân cùng với quan lại có tinh thần yêu nước như Tôn Thất Thuyết và phong trào Cần Vương.
Trong triều đình lúc này có sự đấu tranh gay gắt giữa hai phái chủ chiến và chủ hoà. Mà tư tưởng chủ đạo sau khi Tự Đức mất là chủ chiến. Phái chủ chiến muốn tìm cách lập một ông vua có tinh thần chống Pháp để yên lòng dân, trấn áp những phần tử có ý định đầu hàng. Việc liên tục thay đổi ngôi vua và cuối cùng Hàm Nghi 14 tuổi lên ngôi là nằm trong kế hoạch đó. Sau khi Tự Đức mất, Tôn Thất Thuyết là một trong ba phụ chính đại thần đồng thời giữ chức thượng thư bộ binh nắm trong tay mọi binh quyền, đang ráo riết xây dựng lực lượng sống mái với quân thù. Phái chống Pháp do ông cầm đầu bí mật chuẩn bị lực lượng như “mở đường thượng đạo” xây dựng một hệ thống sơn phòng dọc theo Trường Sơn, chuyển súng lớn (thần công), kho tàng lương thực ra căn cứ Tân Sở (Cam Lộ- Quảng Trị) Đọc Đại cương lịch sử Việt Nam tập 2
2&3Đóng góp tìm hiểu 1 số vấn đề lịch sử Việt Nam cận đại, Nguyễn Văn Kiệm, tr 264
. Kế hoạch này đã được các đại quan chủ chiến và vua Hàm Nghi hoạch định từ trước khi xảy ra vụ biến ở kinh thành Huế đêm 04 rạng 05/07/1885.
Trong bức điện của Puginier gửi Briere de l’Isle (06/11/1884) đã khẳng định “không còn chút nghi ngờ nào về mưu toan của chính phủ Nam Triều về các hành động của họ nhằm bảo toàn trong khả năng có thể của vương quốc họ. Họ thừa hiểu rằng cái gọi là nền bảo hộ chẳng qua chỉ là cách để đi đến sự chiếm đóng hoàn tòan và họ cũng tự hiểu mọi dự định kháng chiến đều không thể thực hiện ở Huế. Do đó kế hoạch họ đặt ra là lập một kinh đô mới ở Cam Lộ, một địa điểm giáp biên giới Lào… Chính phủ Nam triều luôn trung thành với đường lối chính trị kín đáo thận trọng không bao giờ lộ liễu, họ điều hành công việc qua hai nhân vật Hoàng Cao Khải và đô đốc Ngộ. Đó là hai nhân vật có ảnh hưởng rất lớn ở Bắc Kì”2
Tiếp đó Puginier lại giữ cho tướng Millot một bức thư khác chuẩn bị kháng chiến của quan và dân Thanh Hoá và Ninh Bình của triều đình Huế. Bức thư viết: “ đã thật rõ ràng là đang diễn ra một âm mưu quan trọng được ban ra từ cấp trên với một mạng lưới hành động đông và rộng có thể bùng nổ trong thời gian rất ngắn sắp tới.
Tốt hơn là hãy để mắt coi chừng triều đình Huế và theo dõi sát các hoạt động của họ từng ngày”3
Rõ ràng là Pháp đã nắm rất đầy đủ các thông tin về kế hoạch kháng chiến của triều đình. Kế hoạch bị Pháp đoán trước được. Tuy nhiên để giành thế chủ động Tôn Thất Thuyết vẫn nổ súng trước. Cuộc bạo động này không giành được thắng lợi nhưng nó đã mở ra một thời kì mới trong lịch sử chống lại bọn xâm lược Pháp, thời kì đấu tranh giành lại nền độc lập dân tộc đã mất dưới danh nghĩa Cần Vương.
Thực tế cho thấy sau khi lệnh khởi nghĩa của triều đình lưu vong do Hàm Nghi đứng đầu phát động, thì nhiều nơi Trung Kì và Bắc Kì ( đặc biệt là Thanh Hoá) phong trào kháng Pháp phát triển mạnh mẽ. Những cuộc khởi nghĩa lớn ở Trung Kì và Bắc Kì như Ba Đình , Bãi Sậy, Hương Khê… đều là những cuộc khởi nghĩa chống Pháp nằm trong kế hoạch kháng chiến do triều đình chủ chiến lưu vong phát động.Văn thân nói chung, bao gồm hàng ngũ quan lại tại chức cũng như về hưu và nhà khoa học. Họ có quyền lợi, địa vị, uy thế chính trị. Quan niệm của họ là trung với vua, yêu nước và bài ngoại. Thực dân Pháp đến xâm chiếm nước ta quyền lợi và địa vị của họ bị rung động và để phò vua cứu nước họ đã đứng ra kháng chiến. Khi giai cấp phong kiến bị phân hóa một lớp vua quan có đặc quyền đặc lợi sau một thời gian chống đỡ cầm chừng đã đầu hàng giặc và trở lại câu kết với giặc phá hoại cuộc kháng chiến của nhân dân. Lớp văn thân còn lại là những người có tinh thần yêu nước có uy tín trong nhân dân. Ngay từ buổi đầu giặc Pháp đến xâm lược nước ta mặc dầu thái độ đầu hàng của triều đình nhưng một số đã đứng lên hô hào dân chúng gia nhập nghĩa binh phối hợp với nhân dân đánh giặc. Đến năm 1884 khi triều đình nhà Nguyễn hoàn toàn kí nhận quyền bảo hộ một số văn thân đã bỏ quan về nhà theo chủ trương bất hợp tác với giặc một số định chiêu tập nghĩa quân đứng ra khởi nghĩa.
Trong công cuộc đàn áp phong trào Cần Vương Nguyễn Hữu Độ nhân danh người Pháp gửi thư đi các nơi để ca tụng công ơn của người Pháp và khuyên đấng văn thân ra hàng. Nhưng đấng văn thân không phải là cũng đắc ý như Độ, nên đã đáp lời Độ bằng bức thư dưới đây và vẫn tiến hành công việc Cần Vương: “Một nước hàng trăm ngàn năm lễ nhạc y quan rút cuộc rồi dần về Pháp cả. Bọn chúng tôi vì nhờ ơn vua cũ, không biết tự lượng, lấy sức của trăm ngàn kẻ sĩ mang ngàn muôn người ra gặp gỡ với quý quốc ở trường chiến đấu há chẳng đáng nguy lắm sao, nhưng việc chúng tôi làm là vì vua và đúng với danh giáo. Quý sứ gọi là họp đảng làm càn há chẳng lầm lắm sao… vả quý quốc sang nước chúng tôi, vẫn nói là hoà hiều và bảo hộ, thế mà rút cuộc đến cướp thành trì chúng tôi, đuổi vua của chúng tôi. Trung gian có lập vua Đồng Khánh. Nhưng những việc đã làm phỏng giấu ai được. Quý quốc đã làm việc tối tăm mà lại khuyên người Nam bỏ nước được ư?” Vua Hàm Nghi (Phan Trần Chúc)
và cũng khẳng định lập trường “ may ra mà sống mà thắng thì làm nghĩa sĩ triều đình, chẳng may mà chết mà thua thì làm con ma giết giặc. Thà chịu tội với quý quốc chứ không chịu tội với vua tôi. Thà chịu tội với một thời quyết không chịu tội với muôn thủa”. Bức thư này để trả lời cho tướng Pháp nhưng cũng là một bài luân lí kiêm một bản án gửi cho Nguyễn Hữu Độ.
Khi đại uý Mouteaux dụ Lê Trực ra hàng Lê Trực cũng đã đáp lại hết sức khảng khái rằng: “ Tôi, người chịu ân của Tiên đế, không lẽ tôi lại thuận thay đổi một việc đã thành tựu. Việc làm vua đã định ở mệnh trời. Nếu tôi trở mặt thay lời thì không những tôi phải thẹn với rừng rú núi non mà sau này khi xuống Hoàng tuyền tôi sẽ đắc tội với Tiên đế. Vậy đại uý không nên khuyên tôi từ bỏ vua Hàm Nghi nữa”.
Như vậy không phải là tất cả vua quan triều đình nhà Nguyễn đều là những người bán nước.Có nhiều tài liệu liên quan đến thái độ của triều đình Phong kiến Việt Nam do Pháp dựng lên đó là thái độ “ bị chinh phục nhưng không chịu khuất phục” góp phần tìm hiểu một số vấn đề lịch sử Việt Nam cân đại- Nguyễn Văn Kiệm
. Có nhiều người triều đình Huế cũng như ở các tỉnh vẫn không cam chịu thân phận làm tôi tớ cho người khác. Ngoài mặt những người này vẫn giữ vẻ hoà dịu song trong thâm tâm vẫn tìm cách phá hoại sự ổn định của chính quyền thực dân, bí mật liên lạc với những người kháng chiến tìm cách giúp đỡ và che chở, nuôi dưỡng họ. Puginier viết: “ họ là những kẻ không ưa người Pháp cũng như chính phủ Nam triều do Pháp dựng lên. Họ nhận thấy không thể dùng sức mạnh để đánh đuổi người Pháp, làm ra vẻ chấp nhận nền bảo hộ cũng như chính phủ Nam triều vừa mới được dựng lên, nhưng trong thâm tâm họ vẫn thù ghét người Pháp. Và trong khi bề ngoài vẫn làm tròn chức trách lại vẫn thường xuyên ngấm ngầm hành động chống lại nước Pháp. Hoạt động của họ ngày càng trở nên nguy hại vì được che dấu bởi địa vị công khai của họ và vì người ta không coi họ là kẻ thù”.
Do điều kiện hoàn cảnh lịch sử lúc đó mà những người này không trực tiếp bộc lộ một cách công khai lòng yêu nước, không đủ dũng khí một mình đối chọi với người khác nên hoặc là họ hoạt động bí mật, xúi giục dân chúng chống lại chính phủ bảo hộ và làm hại uy tín của nước Pháp. Hoặc là họ sẽ chọn lĩnh vực văn hoá để chống Pháp (Cao Xuân Dục). Đúng như Puginier khẳng định “đó là một lực lượng hùng mạnh khôn khéo và chúng ta phải hết sức coi chừng”.
Như vậy Hàm Nghi là vị vua đầu tiên không thừa nhận chế độ bù nhìn mà Pháp sắp đặt cai trị đối với nước ta. Cùng với chiếu Cần Vương là sự phản ứng giữa khí phách bất khuất của một dân tộc anh hùng chống lại chế độ cai trị đã được thiết lập nhưng ở thế yếu ớt, bị động, lẻ tẻ.
Tiếp nối tinh thần đó là Thành Thái và Duy Tân là hai vị vua thấm đượm tinh thần yêu nước nên mặc dù trong hoàn cảnh bị chính quyền thực dân khống chế và o ép vẫn kiên cường tỏ thái độ chống lại phản kháng kiên quyết nên thà bị bắt bị đày đi đảo xa còn hơn giữ ngai vàng bù nhìn chịu khổ ải thân mình còn hơn chấp nhận thân phân nô lệ của nhân dân, nhưng với quyền lực cơ cấu chính quyền thực dân cùng với hệ thống chân rết của nó thì mọi cố gắng của những vị vua này đều không thành công.
Cuối 1915, Việt Nam quang phục hội (do Phan Bội Châu tổ chức từ năm 1912)đã đưa ra khẩu hiệu “ Phụng kim- thưởng vi an dân cơ sở” nghĩa là rước vua Duy Tân tham gia cuộc khởi nghĩa để yên lòng dân và cử hai nhà cách mạng Trần Cao Vân và Thái Phiên lo việc tiếp xúc với vua Duy Tân Đọc thêm về thương xác địa điểm gặp mặt giữa vua Duy Tân ,Trần Cao Vân và Thái phiên. tạp chí Xưa & Nay số 28 năm 1996
. Cuộc gặp gỡ đã được vua Duy Tân chấp thuận và hẹn ngày gặp mặt. Đêm mùng 3 rạng ngày 4/5/1916 , vua Duy Tân bí mật rời cung điện ra bến Phú Văn Lâu họp phiên cuối cùng với Trần Cao Vân , Thái Phiên và gần 50 thủ lĩnh nghĩa quân khác từ Quảng Nam, Đà Nẵng đễn để chuẩn bị khởi nghĩa xuống chiếu kêu gọi nhân dân binh lính, sĩ phu, quan lại nổi dậy kháng chiến chống Pháp Việt Nam những sự kiên lich sư, Dương Trung Quốc, tr 367
Ngày 6/5/ 1916 vua Duy Tân bị thực dân Pháp bắt tại 1 ngôi chùa cạnh núi Ngũ Long cách Huế gần 5 km và sau đó bị Pháp đưa xuống tàu đày ra đảo Reunion.
Trong khoá họp thường kì năm 1916 của Hội đồng chính phủ Đông Dương khi đề cập đến sự kiện này bon cầm quyền thực dân đã nhận định như sau: “ Phần lớn bon chủ mưu là những văn thân đã can dự vào vụ 1908 và vẫn đang có liên lạc với những phần tử người Trung Kì đã trốn ra nước ngoài và bọn này cũng không ngừng bắt liên lạc với người của chúng còn lại ở Trung Kì hay đã trở lại Trung Kì. Bọn chúng đã mưu toan nhân cơ hội nước Pháp đang bận bịu về cuộc chiến tranh ở Châu âu mà gây rối loạn ở Đông Dương mà đánh đuổi người Pháp ra khỏi đất nước An Nam, giành lại nền độc lập cho xứ sở” Việt Nam những sự kiện lịch sử., Dương Trung Quốc
Đúng như giáo sư Lương Ninh nhận xét thì hành động của ba vị vua này đáng là niềm tự hào vĩ đại cho cả vương triều có không ít sai lầm và khuyết điểm này, là niềm an ủi rất lớn cho truyền thống bất khuất của dân ta, là ngọn đèn còn được thắp sáng trong đêm đen”
Hai hiệp ước Hacmand (1883) và Patenotre (1884) được kí kết dưới áp lực quân sự của tư bản Pháp đã đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của nhà nước Phong kiến độc lập Việt Nam và sự đầu hàng của triều Nguyễn trước chủ nghĩa tư bản Pháp. Nhưng trong triều đình Huế vẫn có một số cá nhân yêu nước do tình thế trước mắt họ buộc phải ngồi im nhưng bên trong thì vẫn nuôi chí hành động khi có thời cơ. Đứng đầu đôi ngũ đó là những vị vua có tinh thần chống Pháp như Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân và những người như Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tương, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Cao, Đinh Công Tráng… Trước hết do phần lớn vua quan nhà Nguyễn là những trí thức Nho giáo, là người có nhân phẩm nên họ ý thức đầy đủ người cướp giật và thân phận bị cướp giật của mình. Thứ hai do họ là người Việt Nam nên thấm nhuần tinh thần yêu nước, ý thức tự lập tự chủ. Tuy nhiên do giới hạn về hoàn cảnh đất nước dưới quyền bảo hộ của Pháp mà không phải lúc nào tinh thần phản kháng được thể hiện trong mọi tình huống. Ngoài mặt những người này vẫn giữ vẻ hoà dịu song trong thâm tâm vẫn tìm cách phá hoại sự ổn định của chính quyền thực dân bí mật liên lạc với người kháng chiến và trong phạm vi cho phép, tìm cách che chở cho những người này hoặc tìm cách giảm án khi họ bị bắt và bị xét xử. Bên cạnh đó hình thành nên một thế lực chống đối ngầm gây nguy hiểm cho chính quyền Pháp. Vì thế bên cạnh việc đánh giá nhận xét tính chất bù nhìn của triều đình Huế song cũng không thể phủ nhận hoàn toàn thái độ chính trị tích cực của một số vị vua và một số quan lại trong triều trong tư tưởng chống Pháp.
KẾT LUẬN
Thế kỉ XIX theo như nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định “ Nó giống như cái bản lề , cái cầu nối giữa xã hội truyền thông và xã hội hiện đại trong những điều kiện thử thách ác nghiệt của chế độ thực dân từ bên ngoài” những vấn đề lich sử về triều đại cuối cùng ở Việt Nam- Dương Trung Quốc tạp chí Xưa &Nay số 142Tr5
.Trong giai đoạn bản lề ấy triều đình nhà Nguyễn tồn tại với tư cách là triều đại quân chủ chuyên chế cuối cùng của Việt Nam đã chỉ mang tính chất bù nhìn và lệ thuộc vào cái bóng của chế độ thuộc địa. Sau hiệp định Patenotre quyền lực chính quyền phong kiến cũng chỉ giới hạn ở Trung Kì(An Nam) và Pháp trở thành nước bảo hộ cho chính quyền An Nam. Trên tất cả các mặt chính trị quân sư, kinh tế, luật pháp, ngoại giao … thì chính quyền Nam triều phải phụ thuộc vào Pháp. Quyền lực thực tế của chính quyền quân chủ này đã bị tước đoạt. Từ nay giai cấp phong kiến Việt Nam đã trở thành chỗ dựa của thực dân Pháp. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã sup đổ hoàn toàn, toàn bộ đất nước Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc quyền uy chính trị độc lập của một vương triều cũng bị thủ tiêu.
Trước khi bị Pháp xâm lược Việt Nam là một nước theo chế độ quân chủ, vua là người đứng đầu tối cao nhà nước Phong kiến với đầy đủ mọi quyền hành đối nội và đối ngoại lập hành pháp và tư pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình xâm lược và thống trị nước ta Pháp không đập tan bộ máy chính quyền quân chủ phong kiến mà Pháp bằng những hành động quân sự và thủ đoạn chính trị khuất phục nó, tạo dựng và củng cố nó để làm công cụ thống trị, làm chỗ dựa cho sự tồn tại của chúng ở Việt Nam
Tuy nhiên không phải tất mọi vua quan triều Nguyễn đều là tay sai là công cụ cho chính quyền thực dân. Chứng kiến bối cảnh của đất nước mang tính chất như vậy, một số vị vua có những nỗ lực nhất định, muốn giành lại nền độc lập của đất nước từ tay Pháp để đất nước không còn bị lệ thuộc. Cùng với vua có cả những quan đại thần hay một số người trong hoàng tộc cũng muốn khôi phục lại nền độc lập bằng cách tiến hành những cuộc kháng chiến để thay đổi tình thế như Cường Để, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Những người này vẫn có vai trò quan trọng trong quần chúng nhân dân. Họ sẽ là ngon cờ tập hợp quần chúng nhân dân đấu tranh chống Pháp và về sau này khi hệ ý thức Phong kiến, Tư sản mất vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân ta thì trong cuộc cách mạng vô sản do Đảng cộng sản lãnh đạo chúng ta luôn có những chính sách phân hoá lôi kéo tầng lớp địa chủ phong kiến đứng về phía cách mạng, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu gốc:
Tập tư liệu tham khảo lịch sử cận đại Việt Nam
Đại Nam thực lục. Tập XXXVI, XXXVII, XXXVIII
Đại Nam điển lệ toát yếu.TS Nguyễn Sĩ Giáo, NXB tp HCM
Cách mạng cận đại . Trần Huy Liệu. TậpI
Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ. Viện khoa học xã hội Việt Nam- Viện sử học
Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam/Dương Kinh Quốc
Lịch sử cận đại Việt Nam/ Tâp I,II / Trần Văn Giàu
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lsu06t.doc