Bệnh Tiết tả do ngoại cảm hay nội thương tức ngoại nhân hay nội nhân đều không phải là bệnh ở biểu (bên ngoài), mà là bênh thuộc Lý (ở sâu bên trong), có chứng thực, chứng hư tức là có Tiết tả cấp tính, Tiết tả mạn tính. Ngoại nhân gây ra bệnh là Thực chứng; nội nhân gây ra bệnh thường là mạn tính.
2. Bệnh Tiết tả liên quan đến hai tạng Tỳ - Thận, chủ hậu thiên và tiên thiên, chủ yếu là tạng Tỳ, và các Tạng phủ chủ sự vận hoá, truyền đạo, thanh lọc trong đục. chiếm đến một nửa số Tạng phủ trọng yếu trong cơ thể. Can - Tỳ - Thận - Vị , đại, tiểu trường. Nên bệnh Tiết tả ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ. Nếu ỉa chảy nhiều lần trong một ngày, sẽ thấy cơ thể có sự bất bình thường ngay.
3. Biểu hiện của bệnh Tiết tả vô cùng đa dạng, sách thuốc và bài thuốc về bệnh Tiết tả có rất nhiều. Để tránh lúng túng sai sót trong điều trị, cần phải "tìm gốc bệnh mà chữa, thì nghìn người không sai một". Gốc của bệnh là "không có thấp không thành tả" hoặc "Chứng Tiết tả tuy có phong, hàn, nhiệt và hư; tuy nguyên nhân khác nhau, nhưng không loại nào là không bắt nguồn từ Thấp", đó chính là "biết được điều cốt yếu, chỉ một lời là rõ hết, không biết được điều cốt yếu thì lan man vô cùng". Nên trên lâm sàng phải chẩn đoán cho thật chính xác, việc dùng các bài thuốc cổ phương, hoặc kinh nghiệm dân gian, gia truyền hay châm cứu đều cần được cân nhắc kỹ lưỡng để dùng cho đúng lúc, đúng bệnh.
46 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu và điều trị bệnh tiết tả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi tử
6g
g. Nhận xét: Bệnh để lâu chữa không khỏi, tân dịch suy hao, liên luỵ đến âm dịch của tạng phủ, cũng có thể phát triển thành chứng âm hư.
B. Bệnh Tiết tả do Nội nhân gây nên.
1. Do Tỳ hư thấp khốn:
a. Triệu chứng: Vị quản bĩ đầy, bụng đau âm ỉ, đau bụng sôi bụng, ăn uống kém hoặc không nghĩ gì đến ăn uống, đồ ăn uống không tiêu hoá được, ố hàn, phát sốt, đau đầu, miệng dính nhớt, lợm giọng nôn mửa, chân tay bứt rứt nhức mỏi, đại tiện trong loãng, thậm chí chỉ như nước, lưỡi nhợt hoặc bệu, rêu lưỡi trắng trơn hoặc trắng nhớt , mạch Nhu Hoãn.
b. Nguyên nhân:
- Phần nhiều do ăn quá nhiều đồ sống lạnh, hoặc cơ thể nội thấp vốn thịnh lại ăn quá nhiều đồ sống lạnh, nằm ngồi nơi ẩm ướt đến nỗi Thấp làm khốn đốn Tỳ thổ khiến Tỳ hư trước tiên, sinh ra thấp mà gây nên bệnh: Tỳ khí bị hư trước tiên, thuỷ thấp không vận chuyển được, hình thành Thấp tà làm khốn đốn Tỳ; Hoặc Tỳ dương không mạnh mà hàn thấp ứ tụ ở trung tiêu, tạo nên thấp khốn Tỳ dương.
- Do ngoại thấp ở ngoài xâm lấn vào, ngấm ngầm thấm vào Tỳ thổ làm tổn hại Tỳ khí hoặc Tỳ dương mà thành bệnh.
c. Phương pháp điều trị:
+ Nếu nhẹ thì Ôn Tỳ táo thấp, đạm thấm phân lợi.
+ Nếu nặng thì Ôn bổ Tỳ dương.
+ Nếu kiêm biểu chứng do Thấp tà xâm nhập thì Phương hương hoá thấp, kiện Tỳ khoan trung.
d. Bài thuốc:
+ Nếu nhẹ dùng bài: Bình Vị tán; Vị linh thang.
+ Nếu nặng dùng bài Tả quan tiễn (Cảnh nhạc toàn thư)
+ Nếu kiêm biểu chứng dùng bài Hoắc hương chính khí tán (Hoà tễ cục phương).
e. Vị thuốc:
Bài Bình vị tán (Hoà tễ cục phương)
Xương truật
5000g
Hậu phác
3000g
Trần bì
3000g
Cam thảo
1200g.
Bài Vị linh thang (Đan khê tâm pháp)
Xương truật
12g
Trần bì
6g
Cam thảo
4g
Bạch truật
8g
Hậu phác
10g
Trạch tả
12g
Quan quế
4g
Phục linh
8g
Trư linh
8g
Sinh khương
5 nhát
Bài Tả quan tiễn (Cảnh nhạc toàn thư)
Hậu phác
Sơn dược
Bạch biển đậu
Trạch tả
Trần bì
Can khương
Trư linh
Cam thảo
Nhục quế
Bài Hoắc hương chính khí tán. (Hoà tễ cục phương).
Hoắc hương
12g
Cát cánh
8g
Bạch truật
8g
Bạch linh
4g
Tử tô
4g
Đại phúc bì
4g
Hậu phác
8g
Quất bì
8g
Bạch chỉ
4g
Cam thảo
8g
Bán hạ
1g
Đại táo
2 quả
Sinh khương
g. Nhận xét.
- Nếu do ăn uống nhiều đồ sống lạnh, hoặc nằm ngồi nơi ẩm ướt, tà khí thuộc thấp từ ngoài mê vào, đa số là thực chứng, bệnh trình cũng ngắn, chữa khỏi dễ dàng.
- Nếu trước tiên do Tỳ hư mà Thuỷ thấp không hoá được gây nên, phần nhiều thuộc chứng Bôn hư tiêu thực hoặc Hư Thực lẫn lộn, nếu bệnh trình dằng dai lâu ngày, tương đối khó chữa.
- Thường gặp ở người béo bệu, thể lực yếu vì "người béo thì thấp nhiều".
- Mùa Hạ Thu thường xuất hiện nhiều vì Thấp là chủ khí của mùa Hạ Thu, khí hậu ẩm ướt bệnh càng tăng.
2. Do Tỳ khí hư hạ hãm. (Còn gọi là Khí hư hạ hãm, Trung khí hạ hãm).
a. Triệu chứng: Kém ăn, trướng bụng, ỉa lỏng kéo dài, tự có cảm giác nặng trệ từ rốn trở xuống, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Tế Nhược vô lực, gầy còm, mặt nhợt, đoản hơi, tiếng nói nhỏ nhẹ, mỏi mệt yếu sức, chóng mặt hoa mắt, hoặc tự ra mồ hôi.
b. Nguyên nhân: Do mệt nhọc quá độ; hoặc phụ nữ sinh nở nhiều lần; Hoặc sau khi sinh nở sự chăm sóc không tốt khiến Tỳ Vị hư yếu, mất khả năng vận hóa, thuỷ cốc không hoá được cho nên trong, đục không phân chia "cái khí tinh hoa không thăng lên, trái lại giáng xuống mà thành bệnh".
c. Phương pháp điều trị: Kiện Tỳ, ích khí. Thăng dương chỉ tả.
d. Bài thuốc: Bổ trung ích khí thang (Tễ vị luận)
Thăng hãm thang (Y học dung trung tham tây lục)
Cử Nguyên tiễn (Cảnh nhạc toàn thư)
e. Vị thuốc
Bài Bổ trung ích khí thang.
Hoàng kỳ
20g
Bạch truật
16g
Thăng ma
4g
Trần bì
8g
Nhân sâm
16g
Đương quy
12g
Sài hồ
4g
Cam thảo
8g
Bài Thăng hãm thang.
Hoàng kỳ
18g
Cát cánh
5g
Sài hồ
5g
Thăng ma
4g
Tri mẫu
10g
Bài Cử nguyên tiễn.
Nhân sâm
20g
Thăng ma
4g
Bạch truật
4g
Cam thảo
8g
Hoàng kỳ
20g
g. Nhận xét:
Nếu Tỳ khí hạ hãm khiến ỉa chảy kéo dài có thể làm cho tạng khí sa xuống gây nên các triệu chứng băng lậu, thoát giang, sa dạ con cho đến sa nội tạng.
3. Do Tỳ khí hư: (còn gọi là Tỳ vị hư nhược, Tỳ khí bất túc)
a. Chứng trạng: Đi ỉa lâu ngày không khỏi, ăn uống không mạnh, đồ ăn không tiêu hoá, đại tiện lúc lỏng lúc nhão, lúc nhẹ lúc nặng. Khi ăn nhiều hoặc ăn các thứ dầu mỡ thường đầy bụng sôi bụng, đau bụng ỉa chảy nhiều lần. Ăn vào no ngay hoặc bụng trướng đầy sau khi ăn, miệng không biết ngon, thậm chí không nghĩ gì đến ăn. Tinh thần uể oải, thiếu hơi biếng nói, chân tay rã rời, mỏi mệt hay nằm, sắc mặt vàng bủng không tươi, gày còm. Chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Hoãn Nhược hoặc Nhược vô lực.
b. Nguyên nhân: Phần nhiều do ăn uống không điều độ, mệt nhọc quá sức, ưu tư kéo dài khiến Tỳ khí hư yếu, vận hoá mất quyền, thuỷ thấp không biến hoá được, nên ăn vào không tiêu, trong đục không phân nên đại tiện lỏng nhão, kéo dài không khỏi.
Hoặc phú bẩm bất túc, thể trạng vốn hư yếu, hoặc tuổi cao thể lực yếu, hoặc ốm nặng vừa mới khỏi, điều dưỡng không đầy đủ....
c. Phương pháp điều trị: Kiện tỳ hoá thấp - ích khí chỉ tả.
d. Bài thuốc: - Sâm linh bạch truật tán
- Tứ quân tử thang
- Sâm truật thang.
e. Vị thuốc.
Bài Sâm linh bạch truật tán. (Hoà tễ cục phương)
Nhân sâm
15g
Bạch truật
20g
Cát cánh
10g
Cam thảo
20g
Bạch linh
15g
Bạch biển đậu
15g
Hoài sơn
20g
Liên nhục
10g
Sa nhân
10g
Đại táo
đủ dùng
ý dĩ
10g
Bài Tứ quân tử thang: (Hoà tễ cục phương)
Nhân sâm
8g
Bạch truật
12g
Bạch linh
10g
Cam thảo
4g
Bài Sâm truật thang (Chứng trị chuẩn thang)
Nhân sâm
8g
Cam thảo
4g
Bạch linh
4g
Hoàng kỳ
8g
Bạch truật
8g
Trần bì
4g
g. Nhận xét: Bệnh phần nhiều gặp ở trẻ sơ sinh và nhi đồng do tiên thiên bất túc; Hoặc hậu thiên chăm sóc nuôi nấng không thoả đáng; Hoặc ở người cao tuổi thể lực yếu; Hoặc mắc bệnh đã lâu, sau khi ốm nặng nguyên khí chưa hồi phục thuộc loại Hư chứng.
4. Do Tỳ dương hư (còn gọi là Tỳ dương bất túc, Tỳ dương không mạnh, Trung dương không mạnh, Tỳ hư hàn, Trung tiêu hư hàn).
a. Triệu chứng: Đại tiện trong loãng dạng nhiều nước hoặc ỉa chảy ra đồ ăn không tiêu, sợ lạnh, tay chân lạnh, lưng vừa lạnh vừa đau, ăn uống giảm sút, bụng lạnh đau âm ỉ, ưa ấm ưa xoa bóp, sắc mặt nhợt nhạt, tinh thần mỏi mệt, miệng nhạt ưa uống nóng, tiểu tiện không lợi, chất lưỡi nhạt bệu hoặc có vết răng, rêu lưỡi trắng trơn, mạch Trầm Trì Tế Nhược.
b. Nguyên nhân:
- Do Thuỷ tả như dội đột ngột, chỉ trong thời gian ngắn đã dẫn đến Tỳ dương hư tỗn lớn.
- Do Tiết tả mạn tính, bệnh trình lâu ngày, ăn uống không tiêu hoá, dằng dai không khỏi, làm tổn thương Tỳ dương.
- Dùng thuốc đắng lạnh, thổ lợi khiến cho Thổ tả quá nhiều mà hại đến Tỳ dương khiến Tỳ mất chức năng vận hoá mà gây nên bệnh.
c. Phương pháp điều trị: Điều lí nguyên khí - Ôn trung kiện tỳ.
d. Bài thuốc: Dưỡng vị tiễn hoặc Ôn vị ẩm (Cảnh nhạc toàn thư)
e. Vị thuốc:
Bài Dưỡng Vị tiễn:
Nhân sâm
20g
Can khương
3g
Hoài sơn
12g
Biển đậu
12g
Bạch linh
8g
Cam thảo
4g
Bài Ôn Vị ẩm.
Nhân sâm
20g
Can khương
12g
Trần bì
4g
Biển đậu
8g
Bạch truật
20g
Đương quy
8g
Cam thảo
4g
- Nếu vì ăn quá nhiều thức sống lạnh, âm hàn thịnh ở trong, băng giá ẩn phục ở trong làm hại Tỳ dương khiến thanh khí không thăng, trọc khí không giáng gây ỉa chảy trong loãng, bụng đầy và đau, mạch Trầm Khẩn hoặc có thêm chứng nôn mửa không dứt, cần phải Ôn trung khư hàn - Kiện Tỳ bổ khí thì dùng bài Lý Trung thang (Thương hàn luận) gồm các vị thuốc sau:
Nhân sâm 12g
Can khương 12g
Bạch truật 12g
Cam thảo 12g
g. Nhận xét:
- Bệnh phần nhiều gặp ở người cao tuổi thể lực yếu, trẻ em phú bẩm bất túc. Phụ nữ mắc chứng dương hư phần nhiều mắc chứng đái hạ trong loãng lượng nhiều.
- Người Trung tiêu Tỳ vị hư yếu, tháng Hạ thức lạnh hóng mát; Hoặc ốm lâu, bệnh nặng mới khỏi, ăn uống lại không điều độ, khắc phạt Tỳ dương thái quá mà gây bệnh.
5. Bệnh Tiết tả do tạng Thận gây nên. Do Thận dương hư (mệnh môn hoả suy).
a. Triệu chứng: Tang tảng sáng đau quanh vùng rốn, ruột sôi ỉa chảy, sau khi ỉa chảy đau giảm còn gọi là "Ngũ canh Tiết tả ", sắc mặt trắng bệch, lưng gối mỏi và lạnh, sợ lạnh chân tay lạnh, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng Xích bộ mạch Trầm Trì.
b. Nguyên nhân:
- Do Thận dương hư, hoả không sinh Thổ, Tỳ không vận chuyển mạnh gây nên.
- Phòng lao quá độ, hạ khí khuy tổn.
- Tuổi cao thể lực yếu, nguyên dương bất túc.
- ốm lâu liên luỵ đến thận.
c. Phương pháp điều trị: Ôn Thận kiện Tỳ.
d. Bài thuốc: Tứ thần hoàn (Phụ nhân lương phương).
e. Vị thuốc.
Bài Tứ thần hoàn.
Bổ cốt chỉ 16g
Nhục đậu khấu 8g
Ngô thù du 16g
Ngũ vị tử 8g
g. Nhận xét:
+ Chứng này phần nhiều phát sinh ở người cao tuổi thể lực yếu.
+ ỉa chảy do Thận dương hư nói lên bệnh trình đã rất sâu nặng, vì Thận là gốc của Tiên thiên, bên trong có Mệnh môn chân hoả tức là chân dương; Phần dương ở năm Tạng nhờ vào nguyên dương ở tạng Thận mới sinh phát được.
Bệnh Tiết tả do Phủ Vị gây nên.
6. Do Vị hàn (vị dương bất túc)
a. Triệu chứng: ỉa chảy, tự cảm thấy lạnh trong Vị, xu thế đau Vị quản nhẹ hơn Vị quản thống (đau đột ngột, dữ dội, cự án, cảm thấy cục bộ giá lạnh, gặp lạnh thì đau tăng, gặp ấm thì giảm đau), lợm mửa ra nước trong, lưỡi nhợt rêu lưỡi trắng trơn, mạch Huyền hoặc Trì có kiêm chứng sôi bụng và quanh rốn trương đau.
b. Nguyên nhân:
- Mùa Hạ nóng nực, dùng nhiều thức mát lạnh, hoặc đêm ngủ ở nơi gió lộng sương mù, hàn tà trúng thẳng vào Vị phủ gây bệnh.
- Kinh Túc dương minh Vị giao với kinh Thủ dương minh Đại trường, nên Hàn tà cũng có thể len lỏi vào ruột gây quanh rốn trướng đau, sôi bụng, ỉa chảy.
- Dùng quá nhiều thuốc có tính lạnh, ảnh hưởng tới Vị phủ.
c. Phương pháp điều trị: Ôn trung - tán hàn - chỉ tả.
d. Bài thuốc: Hậu phác ôn trung thang (nội ngoại thương biện hoặc luận)
e. Vị thuốc:
Bài Hậu Phác ôn trung thang.
Hậu phác
20g
Cam thảo
10g
Thảo đậu khấu
20g
Mộc hương
20g
Quất bì
16g
Can khương
4g
Bạch linh
20g
Sinh khương
6g
Khi có kiêm chứng ngoại cảm như: Sợ lạnh, nhức đầu, đau mình.. nên ôn trung giải biểu, dùng bài thuốc:
ã Hương tô tán (Hoà tễ cục phương)
ã Hoắc hương chính khí tán (Hoà tễ cục phương)
ã Lý trung thang (Thương hàn luận).
Bài Hương tô tán.
Hương phụ
16g
Trần bì
8g
Tử tô diệp
16g
Cam thảo
4g
Bài Hoắc hương chính khí tán.
Hoắc hương
12g
Cát cánh
8g
Bạch truật
8g
Bạch linh
4g
Tử tô
4g
Đại phúc bì
4g
Hậu phác
8g
Quất bì
8g
Bạch chỉ
4g
Cam thảo
8g
Bán hạ
1g
Đại táo
8g
Sinh khương
Bài Lý trung thang.
Nhân sâm 12g Cam Thảo 12g
Can khương 12g Bạch truật 12g
g. Nhận xét:
Chứng Vị hàn do hàn tà xâm nhập Vị, phát bệnh gấp, bệnh trình ngắn, xu thế bệnh nặng
7. Vị hư:
a. Triệu chứng: Đại tiện lỏng loãng, ỉa chảy lâu không ngừng, hạ lợi vô độ, đại tiện són ra mỗi khi trung tiện, kèm theo tinh thần mỏi mệt biếng ăn, bụng dưới trướng đầy, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng nhớt, mạch Trầm mà Tế Nhu vô lực.
b. Nguyên nhân:
- Do ăn uống, mệt nhọc nội thương Tỳ vị
- Vị hư không có khả năng ngấu nhừ thức ăn, Tỳ hư thì không vận hoá được.
- Bệnh lâu ngày nguyên khí suy tổn,, trung khí hạ hãm, Đại trường cũng mất chức năng truyền hoá và khả năng cố sáp.
c. Phương pháp điều trị: Ôn sáp cố thoát - Bổ ích nguyên khí.
d. Bài thuốc: Kha lê lặc tán (Kim quỹ yếu lược) hoặc
Chân nhân dưỡng tạng thang (Hoà tễ cục phương)
e. Vị thuốc
Bài Kha lê lặc tán: Kha lê lặc 10 quả.
Bài Chân nhân dưỡng tạng thang:
Bạch truật
6g
Nhục đậu khấu
2g
Kha tử
2g
Bạch thược
2g
Nhân sâm
6g
Đương quế
2g
Cù túc xác
2g
Mộc hương
2g
Cam thảo
6g
e. Nhận xét: Do Vị hư, ỉa chảy lâu ngày trung khí hạ hãm, nguyên khí vô lực không nâng lên được, có thể thoát giang.
Bệnh Tiết tả do Phủ Đại - Tiểu trường gây nên.
8. Do Đại trường thấp nhiệt.
a. Triệu chứng: Đại tiện ra vẩn đục như vữa hoặc như nước vàng, rất hôi, khi đại tiện giang môn có cảm giác nóng rát.
b. Nguyên nhân:
ã Do ăn uống không điều độ, ham ăn các thức ăn nồng hậu, rượu chè, túc thực với thấp nhiệt câu kết với nhau.
ã Thử Thấp nhiệt đòi xâm phạm trực tiếp đường ruột,.
ã Thấp tà làm khốn Tỳ, tiến tới hoá nhiệt, thấp nhiệt nung nấu uất kết ở Đại trường.
c. Phương pháp điều trị: Thăng phát thanh khí - Thanh hoá thấp nhiệt.
d. Bài thuốc: Cát căn cầm liên thang (Thương hàn luận)
e. Vị thuốc.
Bài Cát căn cầm liên thang.
Cát căn 12g
Hoàng liên 3g
Hoàng cầm 8g
Cam thảo 4g
g. Nhận xét: là thực chứng do nhiệt kết ở đại trường gây nên.
2. Do Đại trường hư hàn.
a. Triệu chứng: Vật bài tiết ra lỏng loãng như phân vịt, sắc nhạt không hôi, "ăn xong thì vội vã quẫn bách, đại tiện ra sắc trắng", thậm chí ra nguyên cả đồ ăn, ỉa lỏng vô độ, chân tay không ấm, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng trơn, mạch Trầm Trì.
b. Nguyên nhân:
ã Do khí bẩm Dương hư.
ã Ăn quá nhiều thức sống lạnh.
ã ốm lâu thương dương
đều làm cho Đại trường khí hư, hàn tà lưu lại ở trong dẫn đến mất chức năng truyền đạo gây nên bệnh.
c. Phương pháp điều trị: Tán hàn - Chỉ tả.
d. Bài thuốc: Phụ tử lý trung hoàn gia giảm. (Hoà tễ cục phương).
e. Vị thuốc.
Bài Phụ tử lý trung hoàn gia giảm.
Nhân sâm 12g
Bạch truật 12g
Can khương 12g
Phụ tử 12g
Cam thảo 12g
có thể đổi làm thang sắc uống.
g. Nhận xét.
- Chứng này thường thấy trong chứng Tỳ khí hạ hãm và Thận dương hư.
- Bệnh ở Hạ tiêu, ỉa lỏng sôi bụng khá nặng, thường là ăn uống không kém sút và sau khi ăn không có cảm giác đầy bụng.
- Thuộc hư chứng.
3. Do Tiểu trường hư hàn.
a. Triệu chứng: Đại tiện lúc nhão lúc lỏng, dằng dai tái phát ra đồ ăn không tiêu, ăn uống kém sút, hoặc sau khi ăn vào bụng đầy khó chịu, hễ ăn thứ dầu mỡ thì sẽ làm đại tiện lỏng tăng lên rõ rệt, sắc mặt úa vàng, tinh thần mỏi mệt, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Tế Hoãn.
b. Nguyên nhân:
ã Tỳ dương bất túc, âm hàn thịnh ở trong khiến Tiểu trường không phân chia trong đục gây nên bệnh.
ã Tỳ vị vốn hư hoặc ăn uống đồ sống lạnh nhiều hoặc mệt nhọc nội thương sinh bệnh.
Các nguyên nhân trên đều khiến tiểu trường không phân trong đục được nên gây bệnh.
c. Phương pháp điều trị: Ôn vận Trung dương.
d. Bài thuốc: Sâm linh Bạch truật tán (Hoà tễ cục phương)
Lý trung thang (Thương hàn luận)
e. Vị thuốc:
Bài Sâm linh Bạch truật tán.
Nhân sâm
15g
Cam thảo
20g
Cát cánh
10g
Bạch biển đậu
15g
Bạch linh
15g
Liên nhục
10g
Hoài sơn
20g
Sa nhân
10g
Bạch truật
20g
ý dĩ
10
Đại táo vừa đủ
Baì Lý trung thang:
Nhân sâm 12g
Can khương 12g
Bạch truật 12g
Cam thảo 12g
g. Nhận xét.
- Nếu bệnh kéo dài, Tỳ vị càng hư, bệnh Tỳ liên luỵ đến Thận, dẫn đến Tỳ Thận dương hư khiến ngán ăn trướng bụng, ỉa chảy không dứt, ra nguyên đồ ăn, tinh thần mỏi mệt, sắc mặt úa vàng hoặc trắng nhợt không tươi.
- Gặp nhiều ở người cao tuổi.
- Thuộc chứng hư hàn.
Bệnh Tiết tả do Tạng hợp Phủ gây nên.
11. Do Tỳ Vị thấp nhiệt.
a. Triệu chứng: Đại tiện lỏng loãng mà hôi khó đi, tiểu tiện sẻn đỏ không lợi, mặt mắt da dẻ đều vàng, mình nóng miệng khô, vùng bụng bĩ đầy, buồn nôn chán ăn, chân tay mình mẩy nặng nề. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Nhu Sác.
b. Nguyên nhân:
ã Cảm nhiễm tà khí thấp nhiệt làm lấp nghẽn trung tiêu.
ã Thấp tà uất lại lâu ngày hoá nhiệt
ã Ăn uống không điều độ, dùng quá nhiều thức ngon vật béo, nung nấu thành thấp nhiệt, tích chứa trong Tỳ Vị.
Các nguyên nhân trên đều dẫn tới Tỳ Vị thấp nhiệt gây nên bệnh.
c. Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt hoá thấp.
d. Bài thuốc: - Liên phác ẩm (Hoắc loạn luận)
- Cam lộ tiêu độc ẩm ( Ôn nhiệt kinh vĩ)
e. Vị thuốc:
Bài Liên phác ẩm.
Hậu phác
8g
Thạch xương bồ
4g
Bán hạ
4g
Chi tử
12g
Hoàng liên
4g
Lô căn
8g
Đậu sị
12g
Bài Cam lộ tiêu độc đan
Hoạt thạch
60g
Hoàng cầm
40g
Xuyên bối mẫu
20g
Hoắc hương
16g
Nhân trần
44g
Thạch xương bồ
24g
Mộc thông
20g
Xạ can
20g
Liên kiều
16g
Bạch đậu khấu
16g
Bạc hà
16g
g. Nhận xét.
Thấp tà là dụ phát của chứng này. Vì Tỳ ghét thấp, mùa trưởng hạ chủ về thấp; khí hậu thử nhiệt có nhiều thấp khí.
Chứng này phần nhiều xuất hiện vào mùa thử nhiệt trưởng hạ.
- Nếu điều trị không thích đáng, rất dễ diễn biến phát triển các chứng hậu khác.
12. Thực thương Tỳ Vị.
a. Triệu chứng: Sôi bụng, đau bụng, phân tả ra mùi rất hôi như trứng ung, sau khi tả được thì giảm đau, Vị quản khó chịu, ợ hơi trướng đầy, đau cự án, không muốn ăn uống, rêu lưỡi cáu bẩn hoặc dầy, nhớt, mạch Hoạt hoặc Huyền hoạt.
b. Nguyên nhân:
ã Do ăn uống quá liều lượng.
ã Ăn nhiều thức ăn sống lạnh, chất dầu mỡ, không sạch, khiến Tỳ vị thăng giáng bất điều, mất chức năng truyền đạo gây ra.
c. Phương pháp điều trị: Tiêu thực đạo trệ.
d. Bài thuốc: Bảo hoà hoàn gia giảm.
e. Vị thuốc:
Bài Bảo hoà hoàn gia giảm (Đan khê tâm pháp)
Sơn tra
24g
Lai bặc tử
4g
Trần bì
4g
Bạch linh
12g
Thần khúc
8g
Mộc hương
4g
Liên kiều
4g
Chỉ thực
4g
Bán hạ
12g
Bạch truật
8g
Xa tiền tử
3g
g. Nhận xét:
- Thuộc chứng Thực nhiệt, nhưng tình thế bệnh tiến triển nhanh.
- Đa số là bệnh mới mắc, điều trị kịp thời có thể khỏi ngay. Nếu chính khí suy lắm lại thêm điều trị không thích đáng, bệnh tình có thể từ Thực chuyển sang Hư hoặc trong Hư kiêm Thực.
13. Tỳ vị dương hư (Trung tiêu dương hư, Tỳ vị hư hàn)
a. Triệu chứng: Đau bụng sôi bụng, đại tiện nhiều lần ra nguyên đồ ăn, trong đục lẫn lộn, gặp lạnh thì đau tăng, lúc đói lại càng đau, biếng ăn, chân tay mặt lạnh, mỏi mệt sắc mặt úa vàng, chóng mặt, môi nhạt, chất lưỡi non bệu, rêu lưỡi trắng hoặc trơn; mạch Hư nhược hoặc Trầm Tế.
b. Nguyên nhân:
ã Do ăn uống quá nhiều đồ sống lạnh.
ã Uống thuốc quá lạnh
ã ốm lâu thiếu chăm sóc.
ã Thận dương bất túc, Tỳ không ấm áp
Các nguyên nhân trên đều làm cho Trung tiêu dương hư gây nên bệnh.
c. Phương pháp điều trị: Ôn trung tán hàn, kiện Tỳ chỉ tả.
d. Bài thuốc: Lý trung thang (Thương hàn luận) gia Phụ tử, Nhục quế
e. Vị thuốc.
Bài Lý trung thang (Thương hàn luận) gia Phụ tử, Nhục quế
Nhân sâm
12g
Cam thảo
12g
Can khương
12g
Phụ tử
4g
Bạch truật
12g
Nhục quế
4g
g. Nhận xét:
- Tình thế bệnh từ từ.
- ỉa chảy do Tỳ Vị dương hư kéo dài, có thể dẫn đến Tỳ Thận dương hư.
- Thuộc hư chứng.
14. Tỳ Thận dương hư.
a. Triệu chứng.
Tiết tả lâu ngày, Tỳ dương không mạnh, thuỷ cốc không tiêu hoá được, phần nhiều ỉa chảy trong loãng, ra nguyên đồ ăn; Thận dương bất túc phần nhiều ỉa chảy vào tảng sáng, (còn gọi là Kê minh Tiết tả hoặc Ngũ canh Tiết tả); tiểu tiện không lợi, hoặc đêm đi tiểu nhiều lần, bụng dưới lạnh đau, sợ lạnh, chân tay lạnh, gầy còm mệt mỏi, bụng dưới lạnh đau, lưng gối mỏi lạnh; Chất lưỡi nhạt bệu có vết răng, mạch Trầm Trì Tế Nhược.
b. Nguyên nhân: Phần nhiều bệnh ở Tỳ liên luỵ đến Thận tạo thành âm hàn thịnh ở trong mất chức năng vận hoá.
c. Phương pháp điều trị: Ôn bổ Tỳ Thận dương.
d. Bài thuốc: Phụ tử lý trung thang (Dư..a. thị nhi phương luận)
Ngũ vị tử tán (Phổ tế bán sự phương)
Tứ thần hoàn (Phụ nhân lương phương)
e. Vị thuốc:
Bài Phụ tử lý trung thang
Nhân sâm
12g
Phụ tử
12g
Bạch truật
12g
Cam thảo
12g
Can khương
12g
Bài Ngũ vị tử tán.
Ngũ vị tử 8g
Ngô thù du 2g
Bài Tứ thần hoàn
Bổ cốt chỉ 16g
Nhục đậu khấu 8g
Ngô thù du 16g
Ngũ vị tử 8g
g. Nhận xét:
- Bệnh thuộc Hàn chứng, Hư chứng
- Bệnh biểu hiện hư chứng toàn thân, có đủ đặc trưng của Hư hàn.
- Bệnh thường gặp ở người phú bẩm bất túc, nội thương ăn uống mệt nhọc, tuổi già hoặc sau khi ốm... dẫn đến nguyên khí bất túc, công năng của Tạng Phủ suy thoái dẫn đến Hư chứng.
15. Can Tỳ bất điều (Can Tỳ bất hoà).
a. Triệu chứng: Người thường ngày vốn có chứng ngực sườn bĩ đầy, ợ hơi kém ăn, mỗi khi bị ảnh hưởng tình chí như cáu giận, uất ức hoặc tinh thần bị căng thẳng thì phát sinh đau bụng, ỉa chảy ngay, hay thở dài, miệng đắng họng khô; Rêu lưỡi trắng hoặc nhớt, mạch Huyền.
b. Nguyên nhân:
ã Do Tỳ khí vốn yếu, hoặc
ã Vốn có thực trệ và thấp tà.
Gặp khi tình chí làm hại Can, Can mất sự sơ tiết, hoành nghịch phạm Tỳ, Tỳ mất sự kiện vận, thuỷ cốc không tiêu hoá gây nên.
c. Phương pháp điều trị: ức Can phù Tỳ.
d. Bài thuốc: Thống tả yếu phương (Đan khê tâm pháp)
e. Vị thuốc:
Bài Thống tả yếu phương
Bạch truật 120g
Trần bì 60g
Bạch thược 80g
Phòng phong 40g
g. Nhận xét: Chứng ỉa chảy do Can Tỳ bất điều thường thấy ở nữ giới, phần nhiều do tình chí bất toại dẫn đến can khí uất kết, Can khí lấn Tỳ, Tỳ mất kiện vận khiến công năng Tạng phủ mất điều hoà, gây nên bệnh.
c. Bệnh Tiết tả trong Phụ khoa.
Danh y Tôn Tư Mạo đã ghi rằng: "Sở dĩ bệnh đàn bà phải lập thành một khoa riêng (Phụ khoa) bởi lẽ khí huyết thường hay bị rối loạn mà không được điều hoà do việc phải thai nghén, sinh sản, băng thường khác với bệnh đàn ông, lại thêm thất tình nội thương (vui, buồn, giận, sợ...), chuyện ghen tuông thâm nhiễm vào, do cố gắng nén chịu nên luôn ở trong tình trạng ức chế mà gốc bệnh ngấm sâu thành ra khó chữa". Chứng bệnh về Phụ khoa phức tạp, đa dạng, và tương đối khó khăn, nhưng cũng không vượt ra ngoài bốn phương diện chính là: Kinh, đới, thai, sản. Việc điều trị bệnh phụ nữ cũng đòi hỏi nhiều công phu hơn nên Khấu Tôn Thích có nói: "Thà trị mười bệnh của đàn ông, còn khoẻ và dễ hơn trị một bệnh của đàn bà".
Bệnh Tiết tả trong Phụ khoa cũng vậy. Những bệnh do ngoại nhân, nội nhân gây ra đều có thể chữa theo những phương dược đã nêu ở trên, còn phải chú ý đến lúc phụ nữ kinh, thai, sản để điều trị cho thích hợp. Sau đây xin trình bày chữa bệnh Tiết tả trong một số trường hợp đặc biệt của phụ nữ.
1. ỉa chảy trước ngày sắp hành kinh (Kinh tiền tiết thuỷ)
a. Triệu chứng: Trước ngày hành kinh một, hai ngày bị ỉa chảy ra như nước rồi mới hành kinh.
b. Nguyên nhân: Do Tỳ khí hư. Tỳ hư thì thấp khí càng tăng. Khi kinh thủy sắp chuyển, thấp lấn tới gây nên bệnh.
c. Phương pháp điều trị: Bổ khí - Trừ thấp - chỉ tả.
d. Bài thuốc: Kiện cố thang. (Phó Thanh chủ nữ khoa)
e. Vị thuốc: Bài Kiện cố thang.
Nhân sâm 20g
Bạch truật 40g
ý dĩ nhân 12g
Bạch linh 12g
Ba kích nhục 12g
2. ỉa chảy lúc hành kinh. (Kinh hành Tiết tả)
a. Triệu chứng: ỉa chảy trong lúc kỳ kinh xuống. Sau khi hành kinh thì đại tiện trở lại bình thường.
b. Nguyên nhân: Do bẩm chất Tỳ khí hư hoặc do Thận dương hư, đương lúc hành kinh Tỳ Thận càng hư thì ỉa chảy.
c. Phương pháp điều trị:
Chứng Tỳ hư: Kiện Tỳ, trừ thấp, chỉ tả.
Chứng Thận hư: Ôn Thận, kiện Tỳ, chỉ tả.
d. Bài thuốc.
Trị Tỳ hư: Sâm linh bạch truật tán
Lý trung thang
Thất vị bạch truật tán
Thống tả yếu phương.
Trị Thận hư: - Kiện cố thang hợp Tứ thần hoàn.
- Sâm linh bạch truật tán: Trị ỉa chảy lúc hành kinh, sắc mặt xanh vàng, da thịt phù thũng, tinh thần mỏi mệt, chân tay yếu, lạt miệng, ăn ít không có mùi vị, có khi đầy bụng, lưỡi trắng nhớt, mạch Hư.
- Lý trung thang: Trị Tỳ hư kiêm hư hàn, có những chứng trạng trên nhưng ỉa chảy nước trong lạnh, trong bụng lạnh đau, đau thích áp vật nóng, tay chân lạnh ngắt, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Trầm trì vô lực.
- Thất vị bạch truật tán: trị Tỳ hư kiêm hư nhiệt, có những chứng trạng như Tỳ hư, nhưng sắc mặt hơi đỏ, mình nóng miệng khát, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch Hư sác.
- Thống tả yếu phương: trị đau bụng ỉa chảy lúc hành kinh do Can mộc tương thừa Tỳ thổ, phải bổ thổ tả mộc để lập lại thăng bằng.
- Kiện cố thang hợp Tứ thần hoàn: trị ỉa chảy lúc hành kinh hoặc trước lúc hành kinh, ỉa vào lúc gà gáy sáng sớm, sắc mặt xạm đen, lưng đùi yếu mỏi, hạ chi sợ lạnh, váng đầu ù tai, tiểu tiện trong dài, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng trơn, mạch Trầm trì, xích bộ Trầm trì hơn.
e. Vị thuốc
Bài Sâm linh bạch truật tán.
Nhân sâm
15g
Cam thảo
20g
Cát cánh
10g
Bạch biển đậu
15g
Bạch linh
15g
Liên nhục
10g
Hoài sơn
20g
Sa nhân
10g
Bạch truật
20g
ý dĩ nhân
10g
Đại táo
vừa đủ
Bài Lý trung thang
Nhân sâm
12g
Can khương
12g
Bạch truật
12g
Cam thảo
12g
Bài Thất vị bạch truật tán.
Nhân sâm
6g
Hoắc hương
4g
Bạch truật
6g
Mộc hương
4g
Bạch linh
6g
Cát căn
4g
Cam thảo
2g
Bài Thống tả yếu phương
Bạch truật
12g
Bạch thược
8g
Trần bì
6g
Phòng phong
4g
Bài Tứ thần hoàn
Bổ cốt chỉ
16g
Ngô thù du
16g
Nhục đậu khấu
8g
Ngũ vị tử
8g
3. ỉa chảy khi có thai (Nhâm thần tiết tả)
a. Triệu chứng: ỉa chảy khi có thai.
b. Nguyên nhân: Cảm nhiễm Hàn, Nhiệt, Thấp tà gây nên.
c. Phương pháp điều trị:
- Bổ trung - an thai - chỉ tả.
- Khu hàn - an thai - chỉ tả.
- Thanh nhiệt - an thai - chỉ tả
- Khư thấp - an thai - chỉ tả.
d. Bài thuốc: Tứ quân tử thang gia giảm
Nhân sâm bạch truật tán.
Tứ quân tử thang (Hoà tễ cục phương) : trị ỉa chảy khi có thai.
Tứ quân tử thang gia Điều cầm: trị ỉa chảy khi có thai, có sốt nóng, khát nước.
Tứ quân tử thang gia Can khương, Ô mai,: trị ỉa chảy khi có thai, không khát nước.
Tứ quân tử thang gia Bạch thược, Kha tử nhục, Can khương, Ô mai: trị ỉa chảy khi có thai, do cảm thấp.
Nhân sâm bạch truật tán: Đi ỉa chảy lâu, khát nước nhiều.
e. Vị thuốc:
Bài Tứ quân tử thang:
Nhân sâm 8g
Bạch linh 10g
Bạch truật 12g
Cam thảo 4g
gia giảm: Điều cầm 4g
hoặc Can khương 2g
Ô mai 1 quả
hoặc Bạch thược 8g
Kha tử nhục 4g
Can khương 2g
Bài Nhân sâm bạch truật tán (Vạn thị Phụ nhân khoa).
Mộc hương
4g
Bạch linh
4g
Nhân sâm
4g
Trích thảo
4g
Bạch truật
4g
Hoắc hương
2g
Can khương
10g
4. ỉa chảy sau khi đẻ. (Sản hậu Tiết tả).
a. Triệu chứng: ỉa chảy sau khi đẻ.
b. Nguyên nhân: đẻ rồi, trung khí hư yếu, nếu trông coi không chu đáo Hàn tà dễ cảm vào, lại ăn phải những thứ sống, lạnh, khiến Tỳ vị tổn thương, sinh ỉa chảy không thôi.
c. Phương pháp điều trị: Ôn trung, khu hàn, kiện Tỳ, bổ khí.
d. Bài thuốc: Lý trung thang (Thương hàn luận).
e. Vị thuốc:
Bài Lý trung thang
Nhân sâm
12g
Can khương
12g
Bạch truật
12g
Cam thảo
12g
Nếu đi ngoài mãi không thôi gia Nhục quế, đậu khấu bọc bột, nướng, tán nhỏ, lấy mật hoàn uống với nước cơm.
D. Bệnh Tiết tả trong nhi khoa.
Sách có nói: "Chữa mười người nam không bằng chữa một người nữ; chữa mười người nữ không bằng chữa một người già; chữa mười người già không bằng chữa một em bé".
Riêng Cảnh Nhạc có luận rằng: "Chữa bệnh trẻ em so với người lớn lại là rất dễ, vì trẻ em bên ngoài không bị khí lục dâm dầm ngấm lâu ngày, bên trong không bị bảy tình day dứt. Hễ trẻ có bệnh thì phần nhiều do ăn, bú mà ra.".
Sách Nội kinh nói: Tỳ hư thì đi tả, Tỳ là gốc của toàn thân, là nguồn gốc của trăm mạch, Tỳ bị bệnh thì mười hai kinh đều bị bệnh".
Tỳ chủ hậu thiên, chủ vận hoá. Trẻ em dễ bị Tỳ hư do:
- Ăn, bú không điều độ.
- Khi có bệnh thì điều trị chưa đúng phép tắc như dùng thuốc hàn lương quá nhiều, với lý do sai lầm là trẻ thuần dương.
- Trẻ em lâu ngày, thiếu chăm sóc.
Những nguyên nhân trên dẫn đến Tỳ hư sinh bệnh. Do còn sống hồn nhiên nên Can, Thận ít bị ảnh hưởng đến.
Tuỳ thể chất, tuỳ tuổi của bệnh nhi, khi chữa bệnh Tiết tả, ta có thể vận dụng linh hoạt phương dược đã trình bày ở phần trên (trừ phần Phụ khoa). Sau đây xin trình bày thêm phương dược chữa bệnh Tiết tả trong một số trường hợp do Tỳ vị của trẻ em bị tổn thương gây nên bệnh Tiết tả.
1. Do Tỳ vị thực trệ.
a. Triệu chứng: Đại tiện lỏng loãng, có mùi hôi, ỉa lỏng xong giảm đau, chán ăn, ợ hăng, nuốt chua. Bụng chướng ruột sôi, đau quanh rốn, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Trầm trì, chỉ văn tía trệ.
b. Nguyên nhân: do ăn bú qúa độ, thực trệ tích sữa, vận hoá không kịp gây nên ỉa chảy.
c. Phương pháp điều trị: Tiêu thực đạo trệ.
d. Bài thuốc: Bảo hoà hoàn (Đan khê tâm khê) trị tổn thương do ăn.
e. Vị thuốc:
Bài Bảo hoà hoàn.
Sơn tra
24g
Trần bì
4g
Thần khúc
8g
Liên kiều
4g
Bán hạ
12g
Lai bặc tử
4g
Bạch linh
12g
g. Nhận xét:
- Bệnh thường gặp ở trẻ thơ.
- Do Tỳ vị không mạnh, tinh vi của đồ ăn uống không vận hoá được, khí huyết tạng phủ mất sự nuôi dưỡng dần dần thân thể gầy còm, khí dịch suy tổn phát sinh Cam chứng.
2. Do Tỳ vị hư yếu.
a. Triệu chứng: ỉa chảy mạn tính, phần nhiều tả hạ ra trong loãng hoặc ra đồ ăn không tiêu, sau khi ăn thì tả nặng hơn, tả lâu ngày thì mặt phù chân thũng, vả lại sắc mặt úa vàng, mỏi mệt yếu sức, chân tay rã rời, thể trạng gày còm, thiếu hơi biếng nói, bụng bĩ đầy, ăn kém, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Tế hoặc chỉ văn nhạt.
b. Nguyên nhân: Do ăn bú không điều độ, hoặc mửa nhiều, tả kéo dài dẫn đến Tỳ vị hư yếu, thăng giáng thất thường, trong đục lẫn lộn gây nên.
c. Phương pháp điều trị: Kiện Tỳ, lợi thấp.
d. Bài thuốc: Sâm linh bạch truật tán (Hoà tễ cục phương)
e. Vị thuốc
Bài Sâm linh bạch truật tán.
Nhân sâm
15g
Cam thảo
20g
Cát cánh
10g
Bạch biển đậu
15g
Bạch linh
15g
Liên nhục
10g
Hoài sơn
20g
Sa nhân
10g
Bạch truật
20g
ý dĩ nhân
10g
Đại táo
vừa đủ
g. Nhận xét:
- Cháu bị chứng này thì thể chất yếu ớt, diễn biến và phát triển của bệnh khá phức tạp.
- Bệnh thường hình thành dần dần.
3. Do Tỳ vị hư hàn.
a. Triệu chứng: ỉa chảy mạn tính, phân nhiều thấy đại tiện lúc lỏng lúc nhão, ra đồ ăn không tiêu, thường sau khi ăn thì đau bụng đi lỏng nhiều hơn, kém ăn, bụng trướng đầy khó chịu, trong bụng lạnh đau, sắc mặt úa vàng, tinh thần mệt mỏi, chân tay không ấm, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Tế nhược hoặc chỉ văn nhạt.
b. Nguyên nhân:
ã Do ăn bú không điều hoà, ăn quá nhiều đồ sống lạnh.
ã Hoặc uống qúa nhiều thuốc hàn lương.
ã Hoặc ốm lâu kém chăm sóc.
Các nguyên nhân trên dẫn đến Tỳ vị dương hư, mất chức năng vận hoá, thuỷ cốc không tiêu hoá, trong đục không phân chia gây nên bệnh.
c. Phương pháp điều trị: Ôn bổ Tỳ thận.
d. Bài thuốc: Phụ tử lý trung hoàn (Hoà tễ cục phương)
e. Vị thuốc
Bài Phụ tử lý trung hoàn
Nhân sâm
12g
Phụ tử
12g
Bạch truật
12g
Cam thảo
12g
Can khương
12g
Nếu Tiết tả không dứt có thể dùng thuốc Tứ thần hoàn (Phụ nhân lương phương)
Bổ cốt chỉ 16g
Ngô thù du 16g
Nhục đậu khấu 8g
Ngũ vị tử 8g
g. Nhận xét:
Mắc chứng bệnh này là bệnh tình khá nặng, để lâu có thể liên luỵ đến Thận, có thể phát triển thành chứng Tỳ Thân dương hư.
4. Do Tỳ hư sinh phong.
a. Triệu chứng: ỉa chảy ra nguyên thức ăn chưa tiêu và liên tục không dứt, da dẻ nhăn nheo, mắt trũng sâu, ngủ mắt không nhắm kín, nghiến răng không nói được, thậm chân tay co giật, mình và chân tay lạnh chất lưỡi nhạt, mạch Trầm vi.
b. Nguyên nhân:
- Trẻ em ốm lâu, chăm sóc thiếu chu đáo.
- Dùng nhầm thuốc hãn, hạ, thổ.
Những nguyên nhân trên dẫn đến Tỳ thổ bị hư hại, Can mộc xâm lấn khiến Tỳ dương không thăng lên, hư phong nội động.
c. Phương pháp điều trị: Bổ Tỳ, dẹp phong, ôn thận
d. Bài thuốc: Cố chân thang (Hoạt ấu tâm thư) gia Thiên ma, Câu đằng.
e. Vị thuốc:
Nhân sâm
10g
Nhục quế
8g
Hoàng kỳ
8g
Cam thảo
8g
Bạch truật
10g
Hoài sơn
8g
Phụ tử
10g
Can khương
8g
Bạch linh
10g
Đại táo
2 quả
Thiên ma
8g
Câu đằng
8g
g. Nhận xét:
Mắc chứng này nếu lỡ cơ hội điều trị hoặc điều trị không khỏi, sẽ phát triển theo hai hướng tiên lượng xấu:
- Tỳ hư dẫn đến ác hoá là Tỳ tuyệt: không ăn được, ỉa chảy không dứt, ngủ mê man, miệng há tay xoè, chân tay mềm nhũn.
- Can mộc hoành nghịch: phong động không ngừng, co giật liên tục, thần trí hôn mê, dẫn đến vong dương khí thoát.
E. Chữa bệnh Tiết tả bằng thuốc dân gian kinh nghiệm và chữa gia truyền.
Cùng với lý luận và phương thang điều trị bệnh Tiết tả xây dựng theo học thuyết Đông y được ghi chép, lưu hành trong sách vở của các Danh y từ trước đến nay, các phương thuốc dân gian và gia truyền về Tiết tả cũng đã đóng góp một phần vào tài sản của nền Y học dân tộc của các nước phương Đông.
Các bài thuốc dân gian kinh nghiệm xuất hiện và lưu truyền trong quá trình đấu tranh để tồn tại và phát triển của loài người, có thể được các danh y sưu tầm, thực hiện và bảo tồn trong các trước tác của mình. Các bài thuốc gia truyền là những bài thuốc có giá trị điều trị thực tiễn của một gia đình, một dòng họ trong quá trình hành nghề Y học dân tộc. Khi sử dụng các bài thuốc thuộc hai loại này, đặc biệt là bài thuốc dân gian kinh nghiệm, cần phải được soi sáng bằng lý luận, học thuyết Đông y thì mới thu được hiệu quả cao.
Những năm gần đây, nhiều sách viết về phương pháp chữa bệnh bằng thuốc dân gian kinh nghiệm và gia truyền. Nhưng để bảo đảm chất lượng điều trị, tôi xin nêu một số bài của các Lương y đã có nhiều thành công trên thực tế lâm sàng, và bảo thân đã được chứng nghiệm.
Chữa bệnh Tiết tả bằng một số bài thuốc dân gian kinh nghiệm.
1. ỉa chảy do hàn:
Can khương, nướng tán nhỏ, hoà với nước cháo uống 7g một liều
2. ỉa chảy do nhiệt:
Hạt mã đề, sao qua tán nhỏ, hoà với nước cơm uống 4g một liều.
3. ỉa chảy do Tỳ hư:
Hạt sen già, bóc vỏ bỏ tim, sao vàng tán nhỏ, uống với nước nấu trần mễ lúc đói bụng 8g một liều.
4. ỉa chảy do Thận hư:
Cốt toái bổ, tán nhỏ. Dùng trái cật heo bổ đôi, móc bỏ cái trắng ở giữa, rồi cho bột thuốc vào, áp lại nướng chín để ăn.
5. ỉa chảy do Tỳ thận hư.
Phá cố chỉ (sao) 5 phần
Nhục đầu khấu (sống) 4 phần
Mộc hương 2 phần
Tán nhỏ luyện với Táo nhục làm hoàn. Liều uống 50-60 viên với nước cơm.
6. ỉa chảy do tuổi già trung khí hư yếu.
Nhục đậu khấu (nướng) 1 phần
Thục phụ tử 1 phần
Tán nhỏ, luyện với cơm làm hoàn, liều uống 80 viên thang với nước sắc hạt sen.
7. ỉa chảy do mọi chứng
Hạt cải (hoặc hạt quả vải) 10 phần
Mai mực 5 phần
Tán nhỏ, hoàn với hồ uống với nước sắc rau dừa uống làm thang.
Chữa bệnh Tiết tả bằng một số bài thuốc gia truyền.
1. ỉa chảy do cả hàn và nhiệt
Ô tặc cốt 100g bỏ vỏ cứng, nướng vàng.
Hạt vải 80g sao vàng
Khô phàn 50g
Trần bì 20g
Nam mộc hương 50g bỏ vỏ thô, sao vàng.
Tán bột. Người lớn uống 3 lần, mỗi lần 10g với nước chín.
Trẻ em giảm bớt liều lượng
Lương y Nguyễn Hữu Hách
Đống đa, Hà nội
2. ỉa chảy mãn tính do Tỳ vị hư
Triệu chứng: kém ăn, người mệt, sắc mặt vàng nhợt, chất lưỡi nhợt, mạch Nhu hoãn, đại tiện sống phân hoặc nát, bệnh kéo dài có thể gây phù.
Bài thuốc
Phòng đẳng sâm
16g
Cam thảo
4g
Sa sâm
12g
Sa nhân
6g
Hoài sơn
16g
Bạch linh
10g
Bạch truật
16g
Mộc hương
4g
Trần bì
10g
Chỉ xác
10g
Bán hạ
10g
Hậu phác
10g
Các vị bào chế thường quy mỗi ngày sắc uống 10 thang.
- Nếu ỉa chảy trong một ngày đến 2,3 lần thêm ý dĩ 20g, Trạch tả 12g đều sao
- Nếu chân tay lạnh, lưng đau nhiều thêm Hắc phụ tử chế 8-12g
Kiêng: chất tanh lạnh, mỡ, nếp.
Lương y Nguyễn Trọng Minh
Ba Đình Hà nội
3. ỉa chảy mãn tính do các chứng hư hàn.
Triệu chứng: đau bụng lâm dâm, đau vùng thượng vị, ăn không tiêu, nôn mửa, ỉa chảy phân loãng hoặc sống phân, phân xanh, đầy bụng.
Bài thuốc
ý dĩ nhân
12g
Cam thảo
12g
Nga truật
12g
Bán hạ
12g
Trần bì
12g
Sa nhân
8g
Hương phụ
12g
Nam mộc hương
8g
Bắc mộc hương
8g
Các vị sao tẩm thường quy, tán bột, đóng gói 5g.
Cách dùng: Dưới 1 tuổi uống ngày 1 gói.
Trên 1 tuổi đến 5 tuổi, uống ngày từ 2-4 gói.
Tuỳ lứa tuổi và tính chất bệnh mà tăng giảm liều lượng.
Hâm thuốc với nước sôi, lọc cho uống.
Kiêng kỵ:
- Kiết lỵ thực chứng, táo bón mót dặn, kèm theo sốt cao khát nước, đái đỏ, viêm thận cấp không nên dùng.
- Kiêng ăn thức tanh, lạnh , đồ nếp.
Khoa YHDT bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn Hà nội.
G. Chữa bệnh Tiết tả bằng châm cứu.
1. ỉa chảy do Hàn thấp.
a. Phương huyệt: Hàn thuỷ tả phương (Nho môn sự thân)
Khí hải cứu bằng hộp cứu 30 phút
Thuỷ phân cứu bằng hộp cứu 30 phút
Tam lý cứu mỗi bên 10 mồi
b. Công dụng: Ôn trung tán hàn, hoá thấp chỉ tả.
c. Chủ trị: Hàn thấp trệ lưu Vị trường, tiêu chảy trong lỏng, cơm nước lẫn lộn, sôi ruột đau bụng, mình lạnh thích ấm, miệng không khát, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trơn, mạch Trầm trì.
d. Gia giảm:
- Số lần tiêu chảy nhiều, tay chân không ấm gia Mệnh môn, Quan nguyên cứu cách gừng đều 10 mồi.
- Buồn nôn, ăn không được cứu thêm Trung quân 10 mồi.
2. ỉa chảy do thấp nhiệt.
a. Phương huyệt: Thử tả phương (Thần cứu kinh luân).
Bách lao
Hợp cốc Châm tả, vê kim 1, 2 lần, lưu kim 30'
Khúc trì
Tam lý
Thập tuyên: trích 1 giọt máu mỗi huyệt
Uỷ trung: trích 3-5 giọt máu.
b. Công dụng: Thanh thử tiết nhiệt, hoà Vị chỉ tả.
c. Chủ trị: cảm thụ Thấp nhiệt tà, mình nóng, đổ mồ hôi, đau đầu, vật vã, tức ngực, buồn nôn, ỉa chảy nôn mửa, tiểu tiện ngắn đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Nhu sác.
d. Gia giảm:
- Tiêu chảy nặng gia Thiên khu, Thượng Cự hư: châm tả.
- Đau đầu gia Thái dương, Phong trì: châm tả.
3. ỉa chảy do thực tích đình trệ.
a. Phương huyệt: Tiêu thực hoà Vị phương (tạp bệnh huyệt phép ca)
Tuyền cơ hướng xuống, châm ngang
Túc tam lý châm thẳng
Bình bổ bình tả, vê kim 1,2 lần, lưu kim 30'
b. Công dụng: Kiện Tỳ tiêu thực, lý khí chỉ thống.
c. Chủ trị: Thực tích đình trệ, Vị quản đầy tức, vùng bụng đau luôn, ợ chua hôi, biếng ăn, ỉa chảy, rêu lưỡi vàng dày, nhày, mạch Hoạt sác.
d. Gia giảm:
ỉa chảy nhiều gia Thiên khu, Thượng cự hư : châm tả.
4. ỉa chảy do Tỳ khí hạ hãm: (trung khí hạ hãm).
a. Phương huyệt: Hoạt tả phương (Thần cứu kinh luân)
Bách hội Ôn cứu 10' bằng mồi điếu ngải.
Tỳ du, Thận du: châm bổ, lưu kim 30', đồng thời thêm cứu.
b. Công dụng: Tráng dương ích khí, cố thoát chỉ tả.
c. Chủ trị: ỉa chảy lâu ngày, cơm nước còn nguyên, đại tiện hoạt thoát bất cầm (ỉa chảy không tự chủ được), không thèm ăn uống, sau khi ăn bụng trướng tức, tinh thần mỏi mệt, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch Hoãn nhược.
d. Gia giảm:
- ỉa chảy không tự chủ (hoạt thoát nặng) dùng điếu ngải cứu thêm Túc tam lý, Khí hải đều 10'
- Buồn nôn ăn không được, dùng điếu ngải cứu thêm Trung quân 10'.
5. ỉa chảy do Tỳ khí hư.
a. Phương huyệt: Vận Tỳ chỉ tả phương (Mạch kinh)
Đại đô, Thương khâu, Âm lăng tuyền: cứu mỗi huyệt từ 7 - 14 mồi.
b. Công dụng: Ôn bổ Tỳ vị, hoá thấp chỉ Tả.
c. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, đại tiện lỏng, ăn uống không tiêu, hình thể gầy yếu, tay chân vô lực, ngực bụng đầy tức, miệng không khát, chất lưỡi nhạt, rêu trắng nhày, mạch Trầm nhược.
d. Gia giảm:
- Buồn nôn, nuốt không trôi, bụng đầy tức tương đối nặng gia Trung quân, Túc tam lý cứu mỗi huyệt 10 mồi.
- Đại tiện lỏng sệt lâu ngày trị không đỡ, thêm Thiên khu, Tỳ du châm bổ, lại cứu bằng hộp cứu 20'.
6. ỉa chảy do Thận dương hư.
a. Phương huyệt: Ôn hạ phương (Thần cứu kinh luân).
Khí hải: châm bổ trước, cứu thêm 5-14 mồi.
Bàng quang du: châm bổ sau
Khúc tuyền chốc lát sau châm tả.
b. Công dụng: Ôn bổ hạ tiêu, thông kinh chỉ thống.
c. Chủ trị: Tuổi già thận khí hư yếu hoặc bệnh lâu ngày tổn đến Thận dương, thấy bụng rốn lạnh đau, đại tiện lỏng sệt, tiểu không lợi, sắc mặt trắng bệch, thần khí yếu đuối, đau lưng mỏi gối, tiếng nói yếu ớt, lưỡi nhạt bệu, mạch Trầm trì.
d. Gia giảm:
- Bụng lạnh, đau nhiều gia thêm Quan nguyên, Thần khuyết, Trung cực.
- Tiểu tiện không thông lợi gia Trung cực, Âm lăng tuyền, Thái khê.
- ỉa chảy nhiều gia Thiên khu, Đại trường du.
7. ỉa chảy do Tỳ vị khí hư.
a. Phương huyệt: Cứu bổ Tỳ vị phương (Vệ sinh bảo giám).
Trung quản, Khí hải, Túc tam lý: cứu bổ mỗi huyệt 7-21 mồi.
b. Công dụng: Bổ vị ích tỳ, bồi nguyên cố bản.
c. Chủ trị: ỉa lỏng, sôi ruột, ăn kém, đầy tức vùng dạ dày, nấc, hình thể gày yếu, tứ chi vô lực, biếng nói; hoặc kèm sốt nhẹ không dứt, hoặc thân thể nặng nề, hai chân lạnh, hoặc Vị quản đau lạnh, lưỡi nhạt, mạch Tế nhược.
d. Gia giảm:
- Chi dưới lạnh, cứu thêm Dương phụ, Tuyệt cốt.
- Khí thấp tà tương đối nặng gia thêm huyệt Tam âm giao.
8. ỉa chảy do Tỳ vị dương hư: (Tỳ vị hư hàn).
a. Phương huyệt: Hàn quyết phương (Thương hàn luận châm cứu phối huyệt tuyển chú).
Quan nguyên, Trung quân, Thái xung, Túc tam lý:
Trước cứu Quan nguyên, Trung quân rồi cứu Thái xung, Túc tam lý từ 7-9 mồi.
b. Công dụng: Ôn dương tán hàn, kiện Tỳ trừ ẩm.
c. Chủ trị: cơ thể vốn Tỳ vị dương hư, hàn trệ ở cân mạch, tay chân quyết lạnh, nặng thì ỉa chảy nôn mửa, đau bụng, lưỡi nhạt bệu, mạch Trầm tế muốn tuyệt.
d. Gia giảm:
- Huyết hư hàn quyết nặng hơn gia Cách du, Khí hải, Bách hội,.
- Nôn mửa, đau bụng gia Vị du, Nội quan.
- ỉa chảy nhiều gia Thiên khu, Âm lăng tuyền, Đại trường du.
9. ỉa chảy do Tỳ thận dương hư.
a. Phương huyệt: Tứ thần chỉ tả phương (Thần cứu kinh luân).
Thiên khu, Khí hải, Quan nguyên: trước châm bổ, lưu kim 20', đồng thời cứu bằng hộp cứu.
Mệnh môn: sau châm bổ, lưu kim 10', đồng thời cứu bằng hộp cứu.
b. Công dụng: Ôn Tỳ bổ Thận, cố trường chỉ tả.
c. Chủ trị: Tỳ thận dương hư, ngũ canh Tiết tả (ỉa chảy lúc sáng sớm), Trước khi trời rạng sáng đau dưới rốn, sôi bụng liền tiêu chảy, sau khi tiêu chảy thì yên. Lạnh vùng bụng, đôi khi trướng tức bụng, lạnh hai chân; Chất lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng, mạch Trầm tế, bộ hữu xích càng Trầm tế hơn.
d. Gia giảm: số lần ỉa chảy nhiều, gầy guộc gia Túc tam lý, Thượng cự hư.
H. Kiêng khem.
1. Đối với người ỉa chảy cấp tính:
Kiêng:
- Phải nhịn ăn để đường ruột được nghỉ hoàn toàn.
- Tạm ngừng sử dụng các đồ ăn nhiều chất xơ thực vật: các loại củ, rễ, các loại rau dưa cứng, và các loại thực phẩm chứa a xít các bon: rượu bia, nước giải khát có ga, kẹo, a xít hữu cơ và dầu mỡ...
- Kiêng gia vị cay chua: hồ tiêu, ớt, dấm, cà phê, thuốc lá, rượu, nước hoa quả chua.
- Nhất thiết không dùng đồ ăn có chất tanh.
- Thời kỳ mới bình phục không được ăn: sữa bò chưa tách mỡ , trứng, thịt mỡ, nước đường đặc, bánh rán mỡ,...
Nên ăn: đồ ăn uống cần nóng.
- 1,2 ngày sau khi bệnh đã bớt, có thể dùng sữa loãng không đường và cháo bột gạo. Mỗi lần ăn không quá 200ml, một ngày ăn 6 lần.
- Sau khi hết ỉa chảy, dùng đồ ăn không có chất kích thích, ít cặn bã như: cháo gạo tẻ, cơm nát, chè bột sắn dây, các loại mì sợi, mỳ vằn thắn, bánh quy xốp, rau ít xơ (rau cải trắng non, rau xà lách non, cà chua bỏ vỏ nấu nhừ, táo, lê, đào, lựu...)
- Sau khi khỏi bệnh, tăng dần các đồ ăn có chứa Abumin để bù đắp lại phần bị tiêu hao khi đi tả. Dùng đồ ăn ít bã, dễ tiêu hoá, có chất abumin: sữa bò tách mỡ, cá, thịt gà, thịt bê, thịt lợn nạc.. uống bằng nước hoài sơn, ý dĩ, hạt sen sắc kỹ và nấu cháo để bổ dưỡng Tỳ vị.
2. Đối với người ỉa chảy mạn tính.
Kiêng:
- Không được ăn thịt muối, thịt nướng, thịt chân giò hun khói, thịt hộp.
- Các loại cá có mỡ.
- Các món ăn rán, nướng và sữa bò..
Nên ăn:
- Bột gạo, rau quả, .... nấu chín kỹ.
- Sau khi khỏi bệnh ăn: thịt gà, thịt lợn nạc, thịt thỏ, thịt chim bồ câu, cá, thịt bò non, rau, bí tươi.
I. Chẩn đoán sống chết.
1/ Khả năng khỏi bệnh.
a. ỉa chảy, có hơi nóng mà khát, mạch nhược là bệnh muốn dứt. Hơi nong mà khát là Vị dương hồi phục, mạch Nhược là tà khí suy. Chính phục, tà suy cho nên bệnh muốn dứt.
b. ỉa chảy, mạch Sác, có hơi nóng, mồ hôi ra là bệnh muốn dứt. Mạch Sác cũng là Dương phục. Hơi nóng, mồ hôi ra là khí mới mắc phấn chấn mà thế của nó đạt ra tới ngoài, đó cũng là dấu hiệu muốn dứt.
c. ỉa chảy, mạch Huyền, phát sốt, mình đổ mồ hôi, là bệnh khỏi. Mạch Huyền thuộc cả âm dương. Mạch Huyền đi chung với phát sốt, thân ra mồ hôi, thì đó là Huyền mà thuộc dương giống trường hợp b cho nên bệnh khỏi.
d. Mạch của Thiếu âm (tức mạch Thái khê thuộc Túc thiếu âm Thận kinh) kém mạch của Phu dương (thuộc Túc dương minh Vị kinh) nghĩa là mạch Thái khê tuyệt mà mạch Phu dương chưa tuyệt, đó là Thuận. ỉa chảy là bệnh của Thổ thua, Thuỷ thắng. Thiếu âm thua Phu dương, là Thuỷ thua mà Thổ thắng, cho nên nói là thuận.
Bệnh Tiết tả phần nhiều là chứng hậu hư hàn, cho nên có chân tay quyết lãnh, thậm chí không thấy mạch. Trong quá trình điều trị, lấy dương khí khôi phục làm vấn đề then chốt của bệnh tình chuyển biến tốt cho nên lấy miệng khát, mạch Sác, hơi nhiệt, mồ hôi ra làm dấu hiệu chánh khí thắng tà. Tình huống tà chính tiêu trưởng trước hết thể hiện ở mạch tượng, cho nên dựa vào mạch tượng có thể tiên lượng được bệnh, nhưng phải liên hệ với chứng trạng toàn thân, không thời chưa có thể kết luận kịp thời.
2. Khả năng bệnh trọng dẫn tới nguy hiểm.
a. ỉa chảy chân tay quyết lãnh, chẩn mạch không thấy, cứu không thấy người ấm lại, nếu mạch không hồi phục trở lại, mà lại hơi suyễn là chết. ỉa chảy, quyết lãnh, không có mạch, là âm mất mà dương cũng dứt. Cứu người bệnh là để dẫn khởi cái dương đã tuyệt. Nếu chứng quyết lãnh không khỏi, mạch không hoạt động trở lại mà lại hơi suyễn là cái tàn dương chạy lên trên, đại khí thoát xuống dưới cho nên chết.
b. Sau khi ỉa chảy, mạch tuyệt, chân tay quyết lãnh, trong khoảng một ngày, một đêm mạch trở lại, tay chân ấm dần là sống; mạch không tới, là chết. ỉa chảy như rót xuống, tổn thương tân dịch, dương khí suy kiệt, nhân đó xuất hiện mạch tuyệt, tay chân quyết lãnh,... Uống thuốc hồi dương rồi, nếu ỉa chảy dứt, mạch hết tuyệt, tay chân ấm lại là dấu hiệu dương khí khôi phục cho nên sống. Nếu ỉa chảy tuy dứt nhưng qua một ngày đêm kh kinh khí đi hết một vòng mà mạch không thấy trở lại, tay chân cũng không ấm là chân dương đã tuyệt, phần nhiều không sống được.
K. Cách chữa chứng Tiết tả.
Trương Tam Tích nói: "Mới bị ỉa chảy thì nên chữa tiêu (ngọn), ỉa chảy đã lâu thì không thể chữa tiêu được, vả lại ỉa chảy đã lâu là không có hoả, phần nhiều là hư hàn (Tỳ, vị hư hàn), như thế là đã định ra được nguyên tắc chữa chứng ỉa chảy".
Cách chữa chứng ỉa chảy được chia làm chín loại, cần sử dụng cho linh hoạt trong thực tế điều trị:
1. Phân lợi: thích dụng vào chứng ỉa chảy mạnh mà tiểu tiện không lợi. Trương Cảnh Nhạc nói: "Bệnh ỉa chảy phần nhiều là tiểu tiện không lợi. Nếu thuỷ cốc phân biệt được thì ỉa chảy tự khỏi." cho nên nói: "Chữa ỉa chảy mà không lợi tiểu tiện là chữa không đúng cách."
2. Sơ thông phát tán: cảm ngoại tà mà sinh ra ỉa chảy đều nên dùng phép này.
3. Tiết nhiệt: Trị chứng ỉa chảy vì thấp nhiệt.
4. Tiêu đạo: Thích dụng vào chứng ỉa chảy vì thương thực. Tiêu là làm tan tích, đạo là làm thông trệ.
5. Kiện Tỳ ôn trung: thích dụng vào chứng ỉa chảy vì Tỳ vị hư hàn, Tỳ hư yếu thì chú trọng về kiện tỳ, Tỳ dương kém thì kiêm cả ôn trung.
6. ích khí thăng thanh: chữa chứng Tỳ hư khí bị hãm, để thăng dương bổ trung và thăng dương thắng thấp.
7. ức chế Can mộc, phù trợ trung tiêu: chữa chứng Can mộc lấn Tỳ thổ sinh ỉa chảy.
8. Ôn Thận: thích dụng vào chứng Thận dương suy kém. Thận là tạng thuộc thuỷ, chân dương ngụ ở trong đó. Khi thận hoả suy thì Thận quan không kín đáo, cho nên ỉa chảy lâu không khỏi, dùng cách ôn Thận trợ dương để chỉ tả.
9. Cố sáp: chữa chứng ỉa chảy kéo dài. Lý Niệm Nga nói: "ỉa chảy kéo dài thì đường môn trơn tuột, dùng Ôn bổ chưa chắc khỏi, phải cố sáp lại".
Kết luận.
1. Bệnh Tiết tả do ngoại cảm hay nội thương tức ngoại nhân hay nội nhân đều không phải là bệnh ở biểu (bên ngoài), mà là bênh thuộc Lý (ở sâu bên trong), có chứng thực, chứng hư tức là có Tiết tả cấp tính, Tiết tả mạn tính. Ngoại nhân gây ra bệnh là Thực chứng; nội nhân gây ra bệnh thường là mạn tính.
2. Bệnh Tiết tả liên quan đến hai tạng Tỳ - Thận, chủ hậu thiên và tiên thiên, chủ yếu là tạng Tỳ, và các Tạng phủ chủ sự vận hoá, truyền đạo, thanh lọc trong đục... chiếm đến một nửa số Tạng phủ trọng yếu trong cơ thể. Can - Tỳ - Thận - Vị , đại, tiểu trường. Nên bệnh Tiết tả ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ. Nếu ỉa chảy nhiều lần trong một ngày, sẽ thấy cơ thể có sự bất bình thường ngay.
3. Biểu hiện của bệnh Tiết tả vô cùng đa dạng, sách thuốc và bài thuốc về bệnh Tiết tả có rất nhiều. Để tránh lúng túng sai sót trong điều trị, cần phải "tìm gốc bệnh mà chữa, thì nghìn người không sai một". Gốc của bệnh là "không có thấp không thành tả" hoặc "Chứng Tiết tả tuy có phong, hàn, nhiệt và hư; tuy nguyên nhân khác nhau, nhưng không loại nào là không bắt nguồn từ Thấp", đó chính là "biết được điều cốt yếu, chỉ một lời là rõ hết, không biết được điều cốt yếu thì lan man vô cùng". Nên trên lâm sàng phải chẩn đoán cho thật chính xác, việc dùng các bài thuốc cổ phương, hoặc kinh nghiệm dân gian, gia truyền hay châm cứu đều cần được cân nhắc kỹ lưỡng để dùng cho đúng lúc, đúng bệnh.
Chính vì nắm vững được gốc bệnh, nên các danh y từ trước đến nay luôn luôn mở rộng và sáng tạo được những phương thuốc độc đáo cho đời sau. Điều nay không chỉ đúng đối với bệnh Tiết tả, mà còn là nguyên lý, phương châm cho mọi thầy thuốc trên đường học tập và nghiên cứu, sáng tạo và thực hành. Lớp kế thừa hiện nay, học tập các vị tiền bối cũng phải biết chọn lọc, điều chỉnh tài sản của ông cha để lại, sao cho thích hợp với cuộc sống mới về điều kiện vật chât, tinh thần, môi trường... để nâng cao hiệu quả điều trị của những bài thuốc quý baú của tiền nhân.
Sách tham khảo
1. Hoàng Đế Nội Kinh Tố Tấn. Lương y Nguyễn Tử Siêu dịch và chú giải. Nhà xuất bản (NXB) Văn hoá Thông tin. 2001.
2. Hoàng đế Bát thập nhất nạn kinh. Lương y Đinh Văn Mông dịch lần đầu. Lương y Lê Quý Ngưu tham khảo soạn lại.
NXB Thuận hoá. 2000
3. Thương hàn luận. Lương y Trương Chứng dich. NXB Đồng Nai 1996.
4. Kim quỹ yếu lược. Chịu trách nhiệm biên soạn: Lương y Nguyễn Đình Tích; GS-BS Trần Thuý;
Biên soạn: TS Vũ Nam, PTS Trương Việt Bình, PTS Nguyễn Nhược Kim
5. Hải Thượng Y tông tâm lĩnh. Tác giả: Lê Hữu Trác. Dịch giả: nhiều dịch giả
Hội YHCT-TP Hồ Chí Minh. 1984. Tái bản.
6. Tuệ Tĩnh toàn tập. Tác giả: Nguyễn Bá Tĩnh. Dịch giả: nhiều dịch giả. Hội YHCT_Tp Hồ Chí Minh. 1986. Tái bản.
7. Bệnh học Nội khoa Đông y. TTƯT.BS. Trần Văn Bản. NXB Y học 2002
8. Chuyên đề Nội khoa Y học cổ truyền. Chủ biên: GS Trần Thuý. Tác giả: Trần Thuý - Trương Việt Bình - Đào Trang Thuỷ.
NXB Y học. 1998
9. Giáo trình Nội khoa Đông y cổ truyền. Lương y TTƯT Nguyễn Trung Hoà. Hội YHDT-TP Hồ Chí Minh. 1990
10. Đông y (Nội khoa và bệnh án). Dịch giả: Lương y TTƯT Nguyễn Thiên Quyến. NXB Mũi Cà Mau. 1994.
11. Chẩn đoán phân biệt chứng hậu trong Đông y. Tuyển dịch lương y TTƯT Nguyễn Thiên Quyến. NXB Mũi Cà mau- Hội YHCT Hà nội 1998.
12. Chẩn đoán phân biệt chứng trạng trong Đông y. Tuyển dịch: Lương y, TTƯT Nguyễn Thiên Quyến, Đào Trọng Cường. NXB Mũi Cà mau 2003.
13. Vạn thị phụ nhân khoa. Dịch giả: Lương y Hồi Xuân Nguyễn Quang Tỷ.
14. Nam nữ khoa trị nam nữ bá chứng. Tác giả: Phó Thanh chủ. Dịch giả: Lương y Định Ninh Lê Đức Thiếp. NXBTPHCM.
15. Lược khảo Phụ khoa Đông y. Tác giả: Lê Qúy Ngưu- Trần thị Như Đức. NXB Thuận Hoá.
16. Một trăm bài thuốc gia truyền kinh nghiệm. Nhiều tác giả. Sở Y tế Hà Nội. 1990.
17. 999 bài thuốc dân gian gia truyền. Dịch giả: Nguyễn Đình Nhữ - Vũ Tích Khuê. NXB Y học1999.
18. Phương tễ học. Tác giả: TTƯT. BS. Trần Văn Bản. NXB Y học 2003.
19. Từ điển huyệt vị châm cứu. Tác giả: Lê Quý Ngưu. NXB Thuận Hoá 1997.
20. Từ điển Đông y học cổ truyền. Tác giả: Nguyễn Thiên Quyến - Nguyễn Mộng Hưng. NXB KHKT 1990.
21. Châm cứu đại thành. 2 tập. Dịch giả: Lương y Phạm Tấn Khoa-Lương Tử Vân. Hội YHDT TP HCM và HYH DT Tỉnh Tây Ninh 1988-1990.
22. Kinh nghiệm để tránh sai lầm trong chẩn đoán và điều trị Đông y. Dịch giả: Lương y, TTƯT Nguyễn Thiên Quyến. NXB Mũi Cà mau - Hội YHCT Hà Nội 1995.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0071.doc