Đề tài Tìm hiểu vấn đề chửa hộ, đẻ thuê ở nước ta hiện nay và trình bày quan điểm của mình về vấn đề này

MỤC LỤC I) ĐẶT VẤN ĐỀ II) GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1) Một số khái niệm cũng như các vấn đề lí luận có liên quan 2) Thực trạng “chửa hộ, đẻ thuê” ở Việt Nam hiện nay a) Nhận dạng thị trường: b) Những “tai nạn nghề nghiệp” của các cô gái chuyên “chửa hộ, đẻ thuê” c) Nỗi lo của những người đi thuê: d) Những hệ lụy mà việc “chửa hộ, đẻ thuê” gây ra cho xã hội 3) Nguyên nhân của việc “chửa hộ, đẻ thuê” 4) Quy định của pháp luật Việt Nam và một số quốc gia khác về vấn đề “chửa hộ, đẻ thuê” 5) Quan điểm của em về vấn đề này cũng như một số giải pháp đưa ra để giải quyết thực trạng trên. III) KẾT LUẬN

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1815 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu vấn đề chửa hộ, đẻ thuê ở nước ta hiện nay và trình bày quan điểm của mình về vấn đề này, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang I) ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………2 II) GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ……………………………………………………..2 1) Một số khái niệm cũng như các vấn đề lí luận có liên quan………………...2 2) Thực trạng “chửa hộ, đẻ thuê” ở Việt Nam hiện nay………………………..3 a) Nhận dạng thị trường…………………………………………………………..4 b) Những “tai nạn nghề nghiệp” của các cô gái chuyên “chửa hộ, đẻ thuê”….…..5 c) Nỗi lo của những người đi thuê…………………………………………….…..7 d) Những hệ lụy mà việc “chửa hộ, đẻ thuê” gây ra …………………………..…8 3) Nguyên nhân của việc “chửa hộ, đẻ thuê”…………………………………..10 4) Quy định của pháp luật Việt Nam và một số quốc gia khác về vấn đề “chửa hộ, đẻ thuê”……………………………………………………………11 Quan điểm của em về vấn đề này cũng như một số giải pháp đưa ra để giải quyết thực trạng trên………………………………………………….14 III) KẾT LUẬN…………………………………………………………………..16 I) ĐẶT VẤN ĐỀ “Chửa hộ, đẻ thuê” đó là một vấn đề không mới nhưng chưa được nhiều nhà khoa học chú ý nghiên cứu. Pháp luật cũng quy định rất ít và dè dặt về vấn đề này, điều này thể hiện ở việc pháp luật “cấm” việc mang thai hộ nhưng lại không nêu hình thức xử lí vi phạm như thế nào? Các nhà làm luật cũng có rất nhiều ý kiến khác nhau, có người nêu quan điểm cần cho phép nhưng cũng có người phản đối, vì họ nhìn nhận vấn đề trên các góc độ khác nhau. Sau đây, bài làm của em cũng xin tìm hiểu về vấn đề nhạy cảm này: “Vấn đề “chửa hộ, đẻ thuê” ở nước ta hiện nay và trình bày quan điểm của mình về vấn đề này”. Trong bài làm chắc chắn còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn ! II) GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1) Một số khái niệm cũng như các vấn đề lí luận có liên quan Ngay trong đề bài ra, ta thấy được cụm từ khóa, nổi bật đó là cụm từ “chửa hộ, đẻ thuê”. Đây chính là vấn đề căn bản mà bài làm của em cần tìm hiểu. Như vậy, để tiếp cận vấn đề, bài làm cần phải hiểu rõ được bản chất cũng như các góc độ khác nhau của việc “chửa hộ, đẻ thuê”. “Chửa hộ, đẻ thuê” là hai giai đoạn trong một quá trình, theo đó, một người phụ nữ sẽ mang thai và bán đứa con đó cho người đã thuê mình mang thai khi đứa trẻ ra đời. Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể nhận thấy trên thực tế, việc “chửa hộ, đẻ thuê” được tiến hành bằng hai phương pháp sau: + Phương pháp thứ nhất: Thụ tinh ống nghiệm là cách tạo bào thai bằng cách lấy trứng của một người đàn bà và tinh trùng của một người đàn ông đem cấy với nhau cho thụ thai ở phòng thí nghiệm. Khi trứng đã đậu, bác sĩ sẽ chuyển cái thai phôi đó đặt vào trong dạ con (tử cung) của một người đàn bà thứ hai (người mang thai hộ, đẻ mướn). Người đàn bà này sẽ mang cái bào thai đó và đợi ngày sinh nở. Sau khi sinh ra đứa trẻ, người đàn bà này sẽ phải trao đứa con mình mang nặng đẻ đau này cho người khác – người đã thuê họ làm việc này và nhận lại một khoản tiền. + Phương pháp thứ hai: tiến hành thụ thai bằng cách “quan hệ” trực tiếp. Trường hợp này xảy ra đối với các cặp vợ chồng mà người vợ bị vô sinh hoặc một người đàn ông độc thân nhưng muốn có cho mình một đứa con. Các ông chồng sẽ tiến hành “quan hệ” trực tiếp với những người mang “thai hộ, đẻ thuê”. Sau khi sinh ra đứa trẻ, người đàn bà được thuê – mẹ của đứa trẻ sẽ phải trao đứa con của mình cho người đã thuê mình. Tùy từng quốc gia, theo quy định của pháp luật cho phép “mang thai hộ” hay không mà các phương pháp trên sẽ được thực hiện nhiều ít khác nhau. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu thực trạng “chửa hộ, đẻ thuê” ở Việt Nam hiện nay. 2) Thực trạng “chửa hộ, đẻ thuê” ở Việt Nam hiện nay Như một quy luật của thị trường, “có cầu ắt sẽ có cung”. Hiện nay, có rất nhiều cặp vợ chồng bị vô sinh, nhiều trường hợp người chồng hoàn toàn bình thường nhưng người vợ vì một lí do nào đó (bị bệnh, bị tai biến…) cũng không thể mang thai được. Có một số trường hợp cá biệt, nhiều người đàn ông tuy sống độc thân, không muốn lập gia đình nhưng lại muốn có con. Từ những nhu cầu của xã hội, những đường dây “chửa hộ, đẻ thuê” đã lặng lẽ ra đời. Như đã phân tích ở phần 1), việc thụ thai có thể được thực hiện bằng hai phương pháp. Tuy nhiên, ở phương pháp thứ nhất, gặp một số trở ngại như sau: do nhà nước có quy định chặt chẽ về nơi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, thủ tục phức tạp, nhiều bước, đồng thời pháp luật có quy định cấm mang thai hộ, do vậy các cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai được sẽ không thể thuê người mang thai hộ được. Và tất nhiên, những người đàn ông sống độc thân muốn có con thì sẽ không thể được, bởi nghị định 12/2003NĐ-CP chỉ quy định: việc thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm chỉ áp dụng đối với các cặp vợ chồng vô sinh, phụ nữ sống độc thân mà không quy định thêm cho đàn ông độc thân. Đồng thời, phôi tạo ra từ việc thụ tinh trong ống nghiệm phải được đưa vào cơ thể người mẹ mà không được đưa vào người mang thai hộ. Do vậy, những trường hợp này, họ sẽ chọn phương pháp thứ hai: đó là người chồng hoặc những người đàn ông độc thân sẽ quan hệ trực tiếp với những người phụ nữ được thuê để “mang thai”. Sau khi đứa trẻ ra đời những người phụ nữ này sẽ trao đứa trẻ cho người thuê và nhận lấy một khoản tiền. Đây là phương pháp phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam. Và chính cách thức này nói riêng và hiện tượng “chửa hộ, đẻ thuê” nói chung đã mang lại rất nhiều hệ lụy cho xã hội, tác động tiêu cực tới chính cuộc sống của những người tham gia vào “giao dịch” này. a) Nhận dạng thị trường: Theo L.H, một cô gái 25-27 tuổi làm nghề đẻ thuê, thì khu vực Cầu Mống và chợ Cầu Kho (bến Chương Dương, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) hoặc quanh các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Dĩ An (Bình Dương) và Thủ Đức (TP.HCM) đây là nơi tập trung nhiều gái mại dâm; đồng thời, cũng là "sàn giao dịch" để cho những ai có nhu cầu sinh con qua dịch vụ đẻ thuê. Hiện nay “dịch vụ” đẻ thuê này xuất hiện và phát triển khá mạnh ở các tỉnh miền Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, còn các tỉnh miền Bắc thì dịch vụ này chưa nhiều và chuyên nghiệp như ở thành phố Hồ Chí Minh. Tại thành phố Hồ Chí Minh, đã hình thành những đường dây môi giới dịch vụ này, với những tay “cò” chuyên nghiệp luôn có trong tay danh sách hàng chục cô gái sẵn sàng đẻ thuê để cho khách lựa chọn. Phần lớn khách hàng đến đây là những cặp vợ chồng hiếm muộn hoặc không có con... Vợ chồng ông L.V.S ở Thủ Đức là một ví dụ. Người vợ bị u nang buồng trứng, sau khi giải phẫu đã bị vô sinh. Vì quá khát khao có được một đứa con, chị đành cho phép chồng tìm con qua dịch vụ đẻ thuê. Sau gần một năm thực hiện "hợp đồng" với một cô gái làm nghề này, vợ chồng ông S. đã có được một đứa con trai bụ bẫm như hai người hằng mong ước. Ông S. tâm sự: "Tất nhiên, để có được một đứa con, vợ chồng tôi phải hết sức tin tưởng nhau. Cái quan trọng là phải luôn luôn xác định tình yêu dành cho vợ là trên hết. Việc tìm con thông qua đẻ thuê với người khác chỉ là chuyện chẳng đừng, là dịch vụ, trao tiền, nhận con coi như xong. Không được dính dáng, lằng nhằng với người đẻ thuê. Bằng không, coi như tai họa...". Đôi khi khách tìm đến dịch vụ này cũng là những người đàn ông quá lứa, không có ý định lấy vợ, nhưng muốn có một "đứa con thật sự của mình". Họ chỉ cần chọn lấy một phụ nữ vừa mắt và thoả thuận giá cả. Về giá cả sẽ do hai bên thỏa thuận, nhưng dao động trong khoản từ 30 triệu đến 50 triệu đồng, tùy thuộc vào “độ chuyên nghiệp” và “chất lượng” của người đẻ thuê. Trước tiên khách sẽ đưa người đó đi khám sức khoẻ, đặt trước một khoản tiền rồi chọn thời điểm thích hợp tiến hành công việc... Hàng tháng sẽ được cô gái đẻ thuê sẽ được trợ cấp một số tiền để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và chăm sóc thai nhi. Số tiền còn lại sẽ trả nốt khi đứa trẻ ra đời. Về phần “cò”, nếu giao dịch nào thông qua “cò” thì mỗi một vụ, “cò” lại được khách cho 2 triệu đồng và các cô gái cho thêm 1 triệu đồng. Đây có thể hiều là công mà cò đã bỏ ra nhằm sưu tầm địa chỉ của các bên "đối tác" , các “bóng hồng” và công "tiếp thị, quảng bá". b) Những “tai nạn nghề nghiệp” của các cô gái chuyên “chửa hộ, đẻ thuê” Hầu hết mọi người nhìn những người đàn bà “đẻ thuê” với ánh mắt ác cảm. Họ bị cho là những người vì tiền mà bán rẻ cả nhân phẩm, bán cả cốt nhục của mình. Nhưng ai biết đằng sau những “hợp đồng” có giá trị hàng chục triệu này chứa đựng những rủi ro và bi kịch đầy nước mắt mà những người phụ nữ phải gánh chịu. Sau đây em xin nêu một số trường hợp cụ thể để phân tích rõ hơn vấn đề này. Trường hợp đầu tiên là chị M, người đàn bà đã ngoài 30 tuổi chị M, chị sống lặng lẽ trong căn nhà lợp ngói, tường vôi tróc lở, chị có một con trai với người chồng quá cố. Không may, cậu bé bị suy tim buộc phải phẫu thuật tốn kém. Vay mượn đã quá nhiều đến mức hàng xóm dù thương đến mấy cũng không dám cho chị vay nữa. Không có tiền phẫu thuật, con chị sẽ không thể tiếp tục duy trì sự sống. Thương con, chị nhắm mắt nghe theo lời người quen nhận “đẻ thuê” cho một gia đình hiếm muộn trên Hà Nội. Hợp đồng được kí với giá 40 triệu. Mang thai 3 tháng, chị vẫn được người đàn bà hiếm muộn nọ hàng tháng đưa đi khám thai định kì, mua thực phẩm tẩm bổ và đối xử hết sức quan tâm, ngọt ngào. Bẵng đi tới gần hai tháng, không thấy bà ta tới. Gọi điện thì vợ chồng họ đã không còn dùng số cũ. Nóng ruột, chị tìm tới người quen đã giới thiệu thì mới sửng sốt khi biết vợ chồng họ vừa mới ly dị. Nhà cửa đã bán, tài sản đã chia chác xong, “anh đi đường anh, tôi đường tôi” và bản hợp đồng kí với chị thì chắc chả ai còn nhớ đến. Lúc này chị đã mang thai 5 tháng. Số tiền “tạm ứng” 5 triệu đồng của đôi vợ chồng nọ cũng đã hết sạch theo những đợt điều trị của cậu con trai ốm yếu. Trắng tay, bụng mang dạ chửa, lại cộng thêm một cậu con trai triền miên đau ốm, chị đã sống những ngày bi kịch nhất của đời mình. Một bi kịch đau lòng khác xảy ra với một cô gái “hành nghề” đẻ thuê tên S. Khác với chị M, S. là một “đẻ thuê viên” chuyên nghiệp. Cô đã từng đẻ thuê cho 2 người và tất cả đều “xuôi chèo mát mái”. Thấy “công việc” cũng không khó nhọc gì lại được chăm sóc, chiều chuộng, tẩm bổ, S. không ngại ngần kí kết với một đối tác tiếp theo. Ở đời ai biết được chữ “ngờ” và S. cũng không thể là ngoại lệ. Lần này, mọi việc tưởng như đã thuận buồm xuôi gió cho đến khi cô lâm bồn. Biến chứng đã xảy ra. Cô bị chửa ngoài dạ con. Để cứu đứa bé, bác sỹ đã bắt buộc phải cắt bỏ tử cung của S. Vĩnh viễn không còn khả năng làm mẹ, lúc này bản năng của người phụ nữ mới trỗi dậy trong S. Cô không muốn trao con cho gia đình “Bên A”. Nhưng tất cả đã muộn, đứa bé vẫn thuộc về họ đúng như hợp đồng kí kết, chỉ còn S với nỗi đau có thật, một bi kịch mang tên đẻ thuê. Hoàn cảnh của Mai, cô gái 27 tuổi ở Sóc Trăng, đang thuê nhà trọ cạnh Khu công nghiệp Sóng Thần 2 (Bình Dương) lại khác. Chồng mất khi con còn lững chững, không biết làm gì ra tiền nên Mai vào “nghề” đẻ thuê. “Đối tác” đầu tiên của Mai là một ông khỏe mạnh, độ 45 tuổi. Lấy lý do vợ đang bệnh nên không đi cùng để thỏa thuận hợp đồng. Ông ta hứa đưa ngay 20 triệu đồng khi Mai có bầu. Cách hai ngày ông ta đến “quan hệ” một lần và tìm cách “kéo dài” khiến thân xác Mai rã rời. Gần gũi hơn một tháng vẫn chưa thụ thai khiến Mai đâm lo. Sợ mình không còn khả năng sinh con nên Mai chủ động xin hủy hợp đồng nhưng “đối tác” không đồng ý. Mai lại tiếp tục chịu đựng thêm một tháng. Một hôm, có một phụ nữ đến tìm Mai, xưng là vợ của “đối tác” và cho biết chồng bà ta chẳng thể có con vì... tinh trùng không có. Mặc dù biết chồng làm việc này nhưng bà không dám can ngăn vì sợ bị đánh. “Thế là em đã cho không ông ta hơn hai tháng” – Mai nghẹn ngào. “Đối tác” thứ hai của Mai là ông đầu hói, khoảng 50 tuổi. Theo Mai, mỗi lần “quan hệ” với ông ta là cả cực hình. “Ông ta nghĩ đâu ra lắm trò kỳ cục bắt em phải làm theo. Vừa đau, vừa tủi...” - Mai bùi ngùi. Khi Mai đã có bầu, ông đầu hói thỉnh thoảng ghé qua và đòi “quan hệ”. Mỗi lần từ chối, ông ta dọa sẽ từ bỏ đứa con trong bụng cô. Đem chuyện này nói lại với vợ ông ta thì bà ta xỉa xói, chửi bới. Nghĩ đến con, đến hoàn cảnh gia đình, Mai cắn răng chiều chuộng. Chỉ khi cái bầu “to vượt mặt”, ông đầu hói mới tha cho cô. Ba câu chuyện, ba số phận con người nhưng đều gắn với một bi kịch mang tên “đẻ thuê”. Đây chỉ là ba trong số rất nhiều người “chửa hộ, đẻ thuê” và những nổi đau này cũng chỉ là một trong số vô vàn nỗi đau mà những người làm công việc này có thể phải chịu. c) Nỗi lo của những người đi thuê: Như đã nêu ở trên, người “chửa hộ, đẻ thuê” phải chịu rất nhiều rủi ro, tai nạn nghề nghiệp, những nỗi đau mang tên “đẻ thuê”. Tuy nhiên, trong việc này, không chỉ các cô gái đẻ thuê mà các bà vợ vô sinh, cho chồng đi “kiếm con” cũng gặp rất nhiều rủi ro. Có nhiều trường hợp sau khi thực hiện xong hợp đồng, thay vì ôm con về và cắt đứt mọi quan hệ, ông chồng lại quay ra “nghiện” cô gái đẻ thuê…Vậy là hạnh phúc gia đình tan vỡ, đành chia tay vợ cũ. Trường hợp của chị Trần Thị Ngọc Hạnh, ở Khu Du lịch Cầu Ngang, xã Bình Nhâm, Thuận An, Bình Dương là một ví dụ điển hình. Chị với anh Nguyễn Bá Thành sống với nhau gần hai mươi năm mà không có con. Thấy chồng buồn, chị nghĩ lỗi tại mình nên cứ xót xa, ray rứt. Chị đành tìm đến dịch vụ “đẻ thuê”, mong có một đứa con. Ban đầu, mọi chuyện diễn ra êm xuôi, cô Thắm, quê Bình Định, cũng trọ ở Khu Công nghiệp Sóng Thần, đã sinh cho vợ chồng chị một đứa con trai. Nhưng khi đem con về nuôi được vài tháng thì chị Hạnh phát hiện anh Thành có những dấu hiệu bất thường: hay đi sớm về khuya và cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn mỗi lần ẵm con. Rồi sau một đêm thức dậy, chị đã mất tất cả: mất chồng, mất con, mất hết vàng bạc mà hai vợ chồng dành dụm. Cuối cùng, chị đành chấp nhận ly hôn để giữ lại căn nhà và mảnh vườn sớm hôm nuôi mẹ. "Làm lớn chuyện cũng chẳng được gì, tại mình ngu mình chịu. Giờ hiểu ra cũng chẳng trách được cô ta khi đứa con đã là sợi dây ràng buộc giữa hai người". Chị Hạnh ngậm ngùi. Không những thế, nhiều trường hợp, người mang thai hộ trong quá trình mang thai đã nảy sinh tình cảm với đứa trẻ, dù sao đó cũng là con họ mang nặng đẻ đau. Do vậy, nhiều trường hợp đã phá “hợp đồng”, không chịu giao con. Điều này khiến người thuê rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan, khóc dở mếu dở. Nếu đưa ra pháp luật thì không được, vì pháp luật sẽ bảo về quyền lợi của bà mẹ và trẻ em, còn nếu để mất không đứa con “đặt hàng” với bao niềm hy vọng thì thật tình họ không cam tâm. Hoặc, có nhiều trường hợp, tuy đã giao con, nhưng khi tình mẫu tử trỗi dậy, những người “đẻ thuê” vẫn tìm mọi cách tiếp cận với đứa trẻ, điều này làm những người thuê hết sức lo lắng. Như vậy, có thể thấy, với dịch vụ “chửa hộ. đẻ thuê”, cả người đi thuê và người được thuê đều có thể phải chịu những rủi ro nhất định. Không những thế, cả xã hội cũng phải chịu những hệ luy do việc này gây ra. d) Những hệ lụy mà việc “chửa hộ, đẻ thuê” gây ra Việc này gây ra rất nhiều hệ lụy cho xã hội. Cụ thể như sau: + Thứ nhất: với kiểu mang thai hộ bằng cách “quan hệ trực tiếp” như hiện nay sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy. Một bà mẹ đẻ thuê sẽ sinh ra rất nhiều đứa con, sau đó sẽ trao cho nhiều người khác nhau, ở nhiều nơi và không thể biết con mình đi đâu, khi lớn lên nó là ai, sẽ làm gì? Do vậy, một tình trạng rất có thể xảy ra là những đứa trẻ cùng mẹ khác cha này sẽ lấy nhau. Đây là một tai họa cho chính họ và cho toàn xã hội, bởi những người có cùng dòng máu khi kết hôn với nhau sẽ có nguy cơ rất lớn sinh ra những đứa con dị dạng, từ đó sẽ làm suy thoái giống nòi. Đây là một điều mà không ai muốn. + Thứ hai: với kiểu mang thai hộ bằng cách “quan hệ trực tiếp” như hiện nay, nhân phẩm của người phụ nữ không được tôn trọng, họ vì quá nghèo khó mà phải đem cả thân xác, danh dự của mình ra để bán. Có những trường hợp, sau khi đã mang bầu, ông khách vẫn tiếp tục “đòi hỏi”, nếu không chịu họ sẽ phá hợp đồng, do vậy những người phụ nữ này đành phải chấp nhận. Đây là tình cảnh của chị Mai, 27 tuổi ở Sóc Trăng, hiện đang trọ cạnh Khu công nghiệp Sóng Thần 2 (Bình Dương). Sau mỗi lần “quan hệ”, ông khách kia lại trả cho chị một khoản tiền. Chúng ta có thể nhận thấy, đây có tính chất như một cuộc mua bán dâm. + Thứ ba: với kiểu mang thai hộ bằng cách “quan hệ trực tiếp” như vậy, nhiều ông chồng bị quyến rũ và đã chia tay vợ, theo người mang thai hộ kia. Như vậy, việc mang thai hộ đã khiến nhiều gia đình tan vỡ. Đồng thời, sẽ có nhiều ông chồng vốn bị vô sinh, đã lợi dụng việc này để “mua vui miễn phí”. + Thứ tư: những người mang thai hộ có rất nhiều rủi ro, đặc biệt là về chính sức khỏe của họ. Bởi việc sinh con của người phụ nữ là một việc hết sức khó khăn, họ có thể bị những di chứng, những tai biến, có thể mất khả năng sinh sản, thậm chí có thể tử vong. Đây là một cái giá quá lớn với họ, khi mang cả tính mạng và sức khỏe của mình ra đánh đổi. + Thứ năm: khi những đứa trẻ trưởng thành, nếu nó biết về nguồn gốc của mình, nó sẽ đi tìm người mẹ của ra nó. Như vậy sẽ gây nên một sự hỗn loạn trong xã hội, sẽ có nhiều vụ kiện cáo, tranh chấp con xảy ra. Đồng thời, nó cũng liên quan đến việc chia thừa kế, tranh chấp tài sản thừa kế… Nói tóm lại, với cách mang thai hộ theo phương pháp hiện nay, nó sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy . Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là: “Với rất nhiều tác động tiêu cực cho xã hội và cho chính những người tham gia như vậy, nhưng tại sao việc “chửa hộ, đẻ thuê vẫn tồn tại ?”. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu nguyên nhân của việc này. 3) Nguyên nhân của việc “chửa hộ, đẻ thuê” Trước hết, chúng ta cần phải xét nguyên nhân ở cả hai phía: bên thuê và bên được thuê. + Bên thuê: trên thực tế, có rất nhiều trường hợp thương tâm xảy ra. Ví dụ như: người phụ nữ đẻ lần đầu bị vỡ tử cung, sau đó con chết (vỡ tử cung không thể mang thai được nữa); người vợ bị suy tim hoặc bệnh thận nặng, nếu mang thai sẽ nguy hiểm đến tính mạng; người vợ bị u xơ tử cung mà chưa có con. Những trường hợp này, khao khát có con của họ luôn cháy bỏng và khao ước nguyện của họ là hoàn toàn chính đáng. Ngoài ra, khi hai vợ chồng không có con, nhất là người chồng là con một thì gia đình dễ tan vỡ...Do vậy, để có một đứa con, để giữ hạnh phúc gia đình, họ đã bất chấp sự ngăn cấm của pháp luật, đã tìm đến dịch vụ “đẻ thuê” là một điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, còn một trường hợp khác cũng đi tìm người đẻ thuê, đó là những người đàn ông độc thân, không muốn kết hôn nhưng lại muốn có một đứa con thật sự “của mình”, do vậy họ cũng đã tìm đến dịch vụ này. Tuy nhiên, trong hai trường hợp trên, chỉ có trường hợp đầu là hợp tình, còn trường hợp thứ hai thì không thể được, muốn có con, họ phải buộc phải kết hôn. Do vậy, pháp luật cần có một số quuy định “thoáng” hơn, cụ thể hơn và chặt chẽ hơn trong các quy định về vấn đề “chửa hộ, đẻ thuê”. Phần này sẽ được em trình bày ở phần sau, phần ý kiến của bản thân và một số giải pháp hoàn thiện. + Bên nhận “chửa hộ, đẻ thuê”: chắc hẳn, nếu không vì cuộc sống khổ cực, thiếu tiền để trang trải cuộc sống cho gia đình, cho con cái sẽ không có người phụ nữ nào đem tất cả: danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, cốt nhục thậm chí cả tính mạng của mình ra để trao đổi như vậy. Hầu hết những người làm nghề này đều rơi vào những hoàn cảnh hết sức éo le như: nhà nghèo, cha mẹ lại đau yếu hoặc chồng mất, không biết lấy gì nuôi con, con lại đau ốm cần tiền để chạy chữa…Vì vậy, họ đã nhắm mắt, chấp nhận làm một việc đầy rủi ro và đau khổ như vậy. Theo quy luật, “có cầu ắt sẽ có cung”, do vậy, dịch vụ “chửa hộ, đẻ thuê” đã ra đời, rất tự nhiên, mặc cho sự cấm đoán của pháp luật. Vậy pháp luật Việt Nam quy định thế nào về vấn đề này? Các quốc gia khác quy định về vấn đề này như thế nào? Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu một số nét khái quát về các quy định của pháp luật Việt Nam và một số nước khác. 4) Quy định của pháp luật Việt Nam và một số quốc gia khác về vấn đề “chửa hộ, đẻ thuê” Tại nghị định số : 12/2003/NĐ-CP của chính phủ được ban hành ngày 12 tháng 02 năm 2003 quy định “Về sinh con theo phương pháp khoa học”, tại điều 6 đã quy định rõ: “Điều 6: Nghiêm cấm các hành vi sau: 1) Mang thai hộ. 2) Sinh sản vô tính”. Như vậy dựa vào cơ sở pháp lí này, ta có thể khẳng định: Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi “chửa hộ, đẻ thuê”. Tuy nhiên, việc nghiêm cấm này lại chưa có chế tài cụ thể, do vậy trên thực tế, trong một thời gian dài, việc “chửa hộ, đẻ thuê” diễn ra một cách công khai, có hệ thống môi giới, cò mồi…mà không bị cơ quan chức năng nào quản lí, xử phạt. Nghị định 12/2003/NĐ-CP được ban hành từ năm 2003, nhưng mãi tới tận bây giờ, tức là năm 2010 mới có một bảo dự thảo nghị định của chính phủ, có đề cập tới vấn đề xử phạt việc “chửa hộ, đẻ thuê” này. Đó là “Dự thảo nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vự khám bệnh, chữa bệnh”. Tại điểm a) khoản 2 điều 10 của nghị định này có quy định: “Điều 10. Vi phạm các quy định về sinh con theo phương pháp khoa học 2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Mang thai hộ”. Như vậy, sau một thời gian dài chỉ quy định cấm thì bây giờ chính phủ đã có dự thảo Nghị định quy định cụ thể chế tài đối với hành vi “chửa hộ, đẻ thuê”. Tuy nhiên, đây mới chỉ đang là dự thảo, chưa được ban hành và chưa có hiệu lực. Một vấn đề nảy sinh là khi có sự tranh chấp về con giữa bên thuê và bên đẻ thuê thì pháp luật sẽ giải quyết như thế nào? Đặc biệc với phương pháp “quan hệ” trực tiếp để mang thai như hiện nay, pháp luật càng khó có thể bảo vệ quyền lợi cho cả hai bên khi tranh chấp xảy ra. Do pháp luật không cho phép đẻ thuê nên hợp đồng giao dịch của bên thuê và bên đẻ thuê không được chấp nhận. Nếu người phụ nữ đẻ thuê không chịu giao con cho bên thuê, mặc dù trong quá trình mang thai và đẻ đã nhận tiền đầy đủ từ phía người thuê thì người thuê cũng không thể đòi được con. Người chồng (bên thuê) chỉ có thể kiện để xác định đứa bé là con mình. Tuy nhiên, khi xác định là cha của đứa bé rồi thì anh ta cũng không thể bắt con mà phải tiếp tục cấp dưỡng cho đứa bé. Nếu người đẻ thuê không giao con cho bên thuê, đồng thời cũng không chịu trả lại toàn bộ chi phí từ lúc mang thai đến lúc đẻ thì pháp luật cũng khó can thiệp. Bởi đây không phải tiền vay mà là tiền của người chồng (bên thuê) chu cấp cho người phụ nữ mang thai và sinh con cho ông ta. Trường hợp người đẻ thuê đồng ý giao con cho bên thuê nhưng bên thuê không nhận và không giao số tiền sinh đẻ còn lại thì người đẻ thuê phải chấp nhận nuôi con. Tuy nhiên, có quyền kiện người chồng (bên thuê) để xác nhận là cha đứa bé và yêu cầu cấp dưỡng. Trong trường hợp này người đẻ thuê cũng không đòi được tiền thuê đẻ. Về quyền thừa kế, đứa bé được sinh ra do mang thai hộ hoặc đẻ thuê sẽ được hưởng từ người mà đứa bé gọi là cha. Nếu ông chồng (bên thuê) không thừa nhận đứa bé là con thì bên đẻ thuê có thể khởi kiện để xác định đấy là cha của đứa bé. Như vậy có thể thấy, các quy định của pháp luật về việc tranh chấp con trong trường hợp này là hợp lí. Tuy nhiên, quy định “cấm mang thai hộ” trong mọi trường hợp là một quy định khá cứng nhắc, chưa tính đến các trường hợp, nguyện vọng chính đáng của người dân. Hành vi “chửa hộ, đẻ thuê” không chỉ xuất hiện ở Việt Nam mà còn xuất hiện ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Vậy các quốc gia này quy định thế nào về vấn đề này? Tại một số nước như Đức, Italia, Bồ Đào Nha, Thụy Sĩ hay Pháp, việc mang thai hộ bị pháp luật nghiêm cấm. Nhưng tại các nước như Hi Lạp, Ấn Độ, Nga, Canada và đặc biệt là Mỹ, việc sinh con thay thế là rất phổ biến, đến độ đã xuất hiện các trung tâm môi giới đứng ra làm trung gian cho 2 bên có nhu cầu. Theo thống kê trong năm qua, các hãng môi giới dịch vụ mang thai hộ ở Mỹ đã giúp đỡ cho gần 500 cặp vợ chồng vô sinh. Hàng năm, có khoảng 200-400 cặp vợ chồng người nước ngoài đến Mỹ cậy nhờ đến dịch vụ mang thai hộ để có em bé. Tuy nhiên các cặp vợ chồng phải chấp hành 2 quy định ở Mỹ: Phải có giấy xác nhận tình trạng vô sinh để tránh trường hợp thuê người mang thai chỉ vì sở thích, người mang thai phải ở độ tuổi thanh niên và đã có con. Còn các bà mẹ mang thai hộ được trả công sòng phẳng thông qua hãng môi giới. Kể từ 30 năm nay người ta ước tính có khoảng 23.000 em bé ra đời từ việc mang thai hộ tại Mỹ, còn ở châu Âu là 1.500 em . Ở Anh cũng vậy, dịch vụ này được phép hoạt động nhưng phải đặt dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của chính quyền cảnh sát. Người ta không chấp nhận hình thức môi giới mà các cặp vợ chồng phải tự tìm người tình nguyện mang thai giúp mình. Như vậy, ta có thể thấy, các nước khác nhau cũng có những quy định khác nhau về vấn đề này. Nhưng tựu chung lại, có thể chia làm hai luồng quy định: cho phép và cấm. Vậy một câu hỏi được đặt ra: tại sao lại có các quy định rất khác nhau như vậy? Sỡ dĩ có sự khác nhau này là do: truyền thống, phong tục tập quán ở các nước là khác nhau, vấn đề quản lí công dân (cần phải quản lí thật tốt để tránh tình trạng anh em lấy nhầm nhau), dư luận xã hội, trình độ khoa học kỹ thuật (tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm rồi đưa vào cơ thể người mang thai hộ chứ không mang thai hộ bằng cách quan hệ trực tiếp)… Chính vì những lí do trên mà các nước sẽ có các quy định rất khác nhau về vấn đề này. 5) Quan điểm của em về vấn đề này cũng như một số giải pháp đưa ra để giải quyết thực trạng trên Trước hết, em không tán thành quy định “cấm mang thai hộ” trong mọi trường hợp như pháp luật hiện hành. Theo đó, pháp luật chỉ nên cấm những người đàn ông độc thân không muốn lấy vợ mà muốn có con, hoặc những cặp vợ chồng hoàn toàn bình thường nhưng không muốn mang thai nhưng lại muốn có con. Với các trường hợp này, họ có thể tự lựa chọn hai khả năng: hoặc là không có con hoặc là phải lấy vợ để sinh con (hay tự sinh con đối với những cặp vợ chồng không bị vô sinh). Còn trong trường hợp cặp vợ chồng bị vô sinh thì sẽ có hai khả năng. Nếu người vợ (hoặc chồng) vô sinh nhưng người vợ vẫn có khả năng mang thai và sinh sản thì nên áp dụng theo phương pháp thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm và điều này hoàn toàn được pháp luật cho phép (điều 4 nghị định 12/2003/NĐ-CP). Còn nếu người vợ không có khả năng mang thai và sinh sản, pháp luật nên cho phép họ có thể thuê người mang thai hộ. Tuy nhiên việc thuê này phải tuân theo các quy tắc cụ thể, phải được quản lí chặt chẽ để tránh mắc lại những sai lầm và gây những hệ lụy cho xã hội. Để làm được điều này, cần thực hiện một số giải pháp sau: + Việc đầu tiên cần quy định đó là việc thụ thai phải được tiến hành triệt để bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm hoặc thụ tinh nhân tạo. Nếu người mẹ có trứng vẫn tốt nhưng không có khả năng mang thai thì sẽ lấy trứng của người mẹ và tinh trùng của người cha, nuôi cấy trong ống nghiệm và cấy và người mang thai thuê. Nếu người mẹ không có trứng, người cha không có tinh trùng thì có thể xin từ ngân hàng tinh trùng, ngân hàng trứng và tiến hành làm như trên. Tuyệt đối không thể tiến hành thụ thai bằng cách “quan hệ” trực tiếp, vì như vậy giữa người mang thai và thai nhi sẽ có quan hệ huyết thống, như vậy sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy như đã phân tích ở trên. Đồng thời, với cách mang thai kiểu này, sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng mại dâm trá hình, gây ảnh hưởng rất lớn đến xã hội. + Thứ hai: cần quy định rõ trường hợp được phép thuê người mang thai hộ, trường hợp được phép mang thai hộ. + Thứ ba: do trứng và tinh trùng có thể đi xin, do vậy sẽ có khả năng một người có thể cho nhiều tinh trùng hoặc nhiều trứng, dẫn đến việc những đứa trẻ được thụ thai từ tinh trùng và trứng đó có thể lấy nhầm nhau. Và như vậy sẽ tạo ra một thế hệ con có thể bị dị tật bẩm sinh. Để giải quyết tình trạng này, theo em nên quy định: khi đăng kí kết hôn, các đôi trai gái cần có một giấy khám sức khỏe, giấy xét nghiệm của bệnh viện chứng nhận rằng họ không có quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời. Đây là một quy định cần thiết, để bảo vệ nòi giống. + Cần phải quản lí chặt chẽ việc mang thai hộ. Việc quản lí cần có sự phối hợp của các cấp các ngành, trong đó sẽ giao cho những bệnh viện chuyên ngành trực tiếp thực hiện và áp dụng hạn chế chứ không phổ biến. + Dịch vụ mang thai hộ được xem như hợp đồng ba bên: bên cần người mang thai hộ, bên mang thai hộ và bên bệnh viện. Pháp luật cũng phải xác định rõ những trường hợp được phép cho mang thai hộ, nghiêm cấm ngoài cộng đồng tự giao dịch với nhau. Đồng thời phải có biện pháp quản lí chặt chẽ những người mang thai hộ. + Cần có biện pháp xử lí đối với các trường hợp mang thai hộ trái với quy định (các trường hợp không được phép thuê người mang thai hộ, những người không được mang thai hộ, các trường hợp mang thai hộ bằng phương pháp “quan hệ” trực tiếp, các “cò mồi” ngoài thị trường tự do…). Như vậy có thể thấy, cần phải quy định xử phạt với cả người đi thuê, người được thuê và người môi giới. + Cần có thêm một số quy định cụ thể điều chỉnh về vấn đề này. Ví dụ như quan hệ giữa người mang thai và đứa trẻ, các quyền và nghĩa vụ của các bên…Hiện nay luật mới chỉ quy định người cho tinh trùng, cho noãn không được xác định là cha, mẹ của đứa trẻ khi nó ra đời. Như vậy, với những biện pháp trên, chúng ta sẽ thấy việc mang thai hộ không có ảnh hưởng gì đến xã hội nếu được quản lý chặt chẽ bằng pháp luật. Điều này sẽ đáp ứng được mong mỏi của những cặp vợ chồng không may bị vô sinh. III) KẾT LUẬN Ở nhiều nước, “đẻ thuê” được hợp pháp hóa và được coi như một nghề. Việc tìm người đẻ thuê ở những nước đó dễ như thuê Ôsin. Nhưng tại Việt Nam, điều này vẫn là phạm pháp. Những hợp đồng không có giá trị pháp lý nhưng lại được kéo dài trong thời gian đủ để một đứa trẻ hình thành và ra đời thì tính rủi ro là rất cao. Tất nhiên, người gánh chịu những rủi ro ấy không ai khác là những người phụ nữ đã trót mang thân phận “đẻ thuê”, những người thuê và để lại hệ lụy cho cả xã hội. Do vậy, theo ý kiến của riêng em, cần cho phép việc “mang thai hộ” tuy nhiên chỉ hạn chế trong những trường hợp nhất định và cần phải quản lí thật tốt việc này. Như vậy sẽ đáp ứng được mong mỏi của người dân mà lại không gây nguy hại cho xã hội. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) “Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình”, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB CAND, 2009. 2) “Luật hôn nhân và gia đình” năm 2000. 3) Nghị định số 12/2003/NĐ-CP của chính phủ được ban hành ngày 12 tháng 02 năm 2003 quy định “Về sinh con theo phương pháp khoa học” 4) Một số trang web khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBT H7884C K HN NHN 1.doc
Tài liệu liên quan