Đề tài Tìm hiểu vấn đề tạm giữ đối với người đã bị khởi tố hình sự và nghĩa vụ của người làm chứng

Bài 7: Những khẳng định sau đây đúng hay sai, tại sao? a. Tạm giữ có thể áp dụng với người đã bị khởi tố hình sự. b. Người làm chứng có nghĩa vụ khai báo trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án. Giải quyết vấn đề a. Tạm giữ có thể áp dụng với người đã bị khởi tố hình sự Trước hết, có thể khẳng định: tạm giữ có thể áp dụng với người đã bị khởi tố hình sự là câu khẳng định đúng. Như chúng ta đã biết, “tạm giữ là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự (TTHS) do người có thẩm quyền của Cơ quan điều tra (CQĐT) và các cơ quan khác do pháp luật quy định áp dụng, tạm thời hạn chế tự do thân thể trong thời gian ngắn đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã, nhằm ngăn chặn tội phạm, hành vi cản trở hoạt động điều tra của người bị tạm giữ, bảo đảm cho Cơ quan điều tra có thời gian tiến hành các hoạt động điều tra ban đầu để trên cơ sở đó, ra các quyết định tố tụng như khởi tố bị can, tạm giam, áp dụng biện pháp ngăn chặn khác hoặc trả tự do cho họ”(1).

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu vấn đề tạm giữ đối với người đã bị khởi tố hình sự và nghĩa vụ của người làm chứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7: Những khẳng định sau đây đúng hay sai, tại sao? Tạm giữ có thể áp dụng với người đã bị khởi tố hình sự. Người làm chứng có nghĩa vụ khai báo trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án. Giải quyết vấn đề a. Tạm giữ có thể áp dụng với người đã bị khởi tố hình sự Trước hết, có thể khẳng định: tạm giữ có thể áp dụng với người đã bị khởi tố hình sự là câu khẳng định đúng. Như chúng ta đã biết, “tạm giữ là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự (TTHS) do người có thẩm quyền của Cơ quan điều tra (CQĐT) và các cơ quan khác do pháp luật quy định áp dụng, tạm thời hạn chế tự do thân thể trong thời gian ngắn đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã, nhằm ngăn chặn tội phạm, hành vi cản trở hoạt động điều tra của người bị tạm giữ, bảo đảm cho Cơ quan điều tra có thời gian tiến hành các hoạt động điều tra ban đầu để trên cơ sở đó, ra các quyết định tố tụng như khởi tố bị can, tạm giam, áp dụng biện pháp ngăn chặn khác hoặc trả tự do cho họ”(1). Về biện pháp tạm giữ trong TTHS, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định rõ tại khoản 1 Điều 86: “Tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã”. Tại khoản 3 Điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 cũng có quy định: “Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ”. Nếu như căn cứ vào các quy định trên của pháp luật và trên cơ sở khái niệm biện pháp tạm giữ thì chúng ta thấy rằng: tạm giữ không thể áp dụng đối với người đã bị khởi tố về hình sự. Tuy nhiên, tại sao câu khẳng định trên lại là câu khẳng định đúng, bởi những lẽ sau đây: Thứ nhất, không phải trong mọi trường hợp, tạm giữ đều không thể áp dụng với người đã bị khởi tố về hình sự. Trong thực tế cũng có những trường hợp người đã bị khởi tố về hình sự vẫn bị cơ quan công an áp dụng biện pháp tạm giữ, cụ thể đó là trường hợp như: khi người đã thực hiện hành vi phạm tội và đối với họ cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định khởi tố bị can nhưng những cơ quan này xét thấy đối với những người đã bị khởi tố bị can này có những điều kiện để không bắt buộc áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ, cho nên, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam không tiến hành áp dụng biện pháp tạm giam đối với các bị can này và cho họ được tại ngoại (áp dụng các biện pháp khác không phải là tạm giam: cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm) và người đã bị khởi tố về hình sự này cũng đã có cam kết là chịu sự giám sát của chính quyền địa phương và có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng, nhưng trong thời gian tại ngoại này, người đã bị khởi tố về hình sự đã có hành vi bỏ trốn, không thực hiện đúng những cam kết của mình tại cơ quan có thẩm quyền cho tại ngoại. Khi tiến hành bỏ trốn thì cơ quan ra quyết định khởi tố đối với họ chưa ra quyết định truy nã đối với họ, nhưng họ lại tiếp tục có hành vi phạm tội tại địa phương khác khi tiến hành bỏ trốn, trong lần phạm tội tiếp theo này xảy ra trên địa phương khác và đã bị cơ quan công an của địa phương đó phát giác và bắt giữ. Khi cơ quan công an tại địa phương nơi xảy ra tội phạm do người đã bị khởi tố hình sự bỏ trốn thực hiện tội phạm áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người đó thì cơ quan công an này chưa biết người mà mình tạm giữ là người đã bị khởi tố về hình sự vì thực hiện hành vi phạm tội tại địa phương khác và chính cơ quan đã áp dụng biện pháp tạm giữ này vẫn chưa nhận được quyết định truy nã của cơ quan tiến hành tố tụng tại địa phương mà người đã bị khởi tố về hình sự thực hiện tội phạm trước đó. Do vậy, trong trường hợp này, cơ quan công an tại địa phương nơi xảy ra tội phạm do người đã bị khởi tố hình sự thực hiện sau đó không biết người mà mình tạm giữ đã bị khởi tố bị can để giao người đó cho cơ quan tiến hành tố tụng đã ra quyết định khởi tố bị can tại địa phương mà người bị tạm giữ thực hiện trước đó, cho nên, cơ quan có thẩm quyền tại địa phương nơi xảy ra tội phạm do người đã bị khởi tố về hình sự thực hiện trong thời gian trốn tránh pháp luật sau đó sẽ áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người này. Thứ hai, theo quy định tại Điều 161 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì: “Khi bị can trốn hoặc không biết bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can”. Kết hợp với khoản 1 Điều 86 Bộ luật tố tụng hình sự: “Tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã”. Căn cứ vào các quy định trên, có thể xác định: người bị bắt theo quyết định truy nã là người đã bị khởi tố hình sự (khởi tố bị can) và “đối với người bị truy nã, sau khi lấy lời khai, CQĐT nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã đến nhận người bị bắt. Trong trường hợp xét thấy cơ quan đã ra quyết định truy nã không thể đến nhận ngay người bị bắt thì sau khi lấy lời khai CQĐT nhận người bị bắt phải ra ngay quyết định tạm giữ và thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết. Cơ quan này sau khi nhận được thông báo phải ra ngay quyết định tạm giam và gửi lệnh tạm giam đã được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn cho CQĐT nhận người bị bắt. Sau khi nhận được lệnh tạm giam, CQĐT nhận người bị bắt có trách nhiệm giải ngay người bị bắt đến giam tại trại tạm giam nơi gần nhất”(2). Như vậy, với những lý lẽ nêu trên có cơ sở cho rằng: khẳng định tại câu a. Tạm giữ có thể áp dụng với người đã bị khởi tố hình sự là khẳng định đúng. Bởi lẽ, không phải trong mọi trường hợp, tạm giữ đều không thể áp dụng với người đã bị khởi tố hình sự. Pháp luật cũng không có quy định rằng là trong tất cả mọi trường hợp, tạm giữ đều không thể áp dụng với người đã bị khởi tố hình sự. b. Người làm chứng có nghĩa vụ khai báo trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án Trước hết, có thể khẳng định: người làm chứng có nghĩa vụ khai báo trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án là câu khẳng định đúng. Người làm chứng với vị trí, vai trò của mình là người biết các tình tiết có liên quan đến vụ án và tham gia vào quá trình tố tụng hình sự khi được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập để khai báo về những sự việc cần xác minh trong vụ án, như vậy, người làm chứng có vai trò quan trọng trong việc giúp các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án một cách nhanh chóng và đúng pháp luật. Vậy tại sao pháp luật lại quy định việc khai báo trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án là nghĩa vụ của người làm chứng. Về nghĩa vụ khai báo của người làm chứng khi tham gia khai báo những tình tiết liên quan đến vụ án theo triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng, tại điểm b khoản 4 Điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định: “4. Người làm chứng có nghĩa vụ: b) Khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án. Người làm chứng từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự; khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 của Bộ luật hình sự”. Căn cứ vào quy định trên của Bộ luật tố tụng hình sự, thấy rằng pháp luật quy định cho người làm chứng có nghĩa vụ khai báo trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án. Bởi những lẽ sau đây: Một là, người làm chứng với vị trí của mình là người biết về các tình tiết của vụ án nhưng họ không phải là người có quyền và lợi ích pháp lý liên quan đến vụ án, họ biết về các tình tiết của vụ án một cách khách quan, hoàn toàn không phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ chủ thể nào cho nên lời khai của họ trước cơ quan tiến hành tố tụng về các tình tiết của vụ án thường khách quan, trung thực và có ý nghĩa lớn trong việc làm sáng tỏ vụ án. Do việc tham gia phòng chống tội phạm, ngăn chặn hành vi phạm tội, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội là trách nhiệm của mỗi công dân, kết hợp với việc không phải là người có quyền và lợi ích liên quan trong vụ án, việc biết về các tình tiết của vụ án là hoàn toàn khách quan, do vậy, pháp luật quy định việc khai báo trung thực về các tình tiết mà mình biết được về vụ án phải là nghĩa vụ của người làm chứng. Hai là, về trạng thái tâm lý: người làm chứng khi biết về các tình tiết của vụ án, do không phải là những người có quyền và lợi ích pháp lý (có các tư cách pháp lý) liên quan trong vụ án cho nên, họ hoàn toàn không bị tác động tâm lý nào dẫn đến những hoảng loạn về tâm thần, khả năng tri giác những tình tiết có liên quan trong vụ án ở mức độ đầy đủ, hơn nữa khả năng khai báo của họ trước cơ quan tiến hành tố tụng được chính xác, khách quan, đúng đắn hơn. Khi tiến hành khai báo với cơ quan tiến hành tố tụng về các tình tiết của vụ án, người làm chứng cũng hoàn toàn không bị chi phối bởi các yếu tố nào (tức là không bị hoảng loạn như người bị hại khi bị tội phạm tác động tới; không sợ bị trừng trị bởi pháp luật như bị can; không bị chi phối bởi tình cảm như người đại diện hợp pháp của người bị hại...), có thể nói, người làm chứng là một chủ thể độc lập khi tri giác về các tình tiết của vụ án. Xuất phát từ vị trí, vai trò như vậy của người làm chứng, pháp luật phải trao nghĩa vụ khai báo trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án cho họ là hoàn toàn căn cứ vào quy luật khách quan cũng như thực tiễn pháp lý. Những lời khai báo của người làm chứng là căn cứ quan trọng để quá trình giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính xác và đúng pháp luật. Do vậy, họ phải có nghĩa vụ trước pháp luật, điều này cũng là để bảo vệ lợi ích của xã hội, bảo vệ trật tự pháp chế xã hội chủ nghĩa. Từ những phân tích, nhận định, đánh giá nêu trên một lần nữa khẳng định: người làm chứng có nghĩa vụ khai báo trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án là nhận định đúng./. Chú thích: (1) trích TS. Trần Quang Tiệp, Về tự do cá nhân và biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự, NXB. CTQG 2005; (2) trích Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB. Tư pháp 2006. Danh mục tài liệu tham khảo Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2003; Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB. Tư Pháp 2006; PGS.TS. Võ Khánh Vinh (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, NXB. CAND 2004; PTS Luật. Nguyễn Mai Bộ, Những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, NXB. CTQG 1997; PTS. Nguyễn Vạn Nguyên, 100 câu hỏi – đáp về bắt, giam giữ và khám xét đúng pháp luật, NXB. CTQG; TS. Trần Quang Tiệp, Về tự do cá nhân và biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự, NXB. CTQG 2005; Các trang web. www.Google.com.vn www.phapluatvn.vn www.tailieu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docca nhan 65.doc
Tài liệu liên quan