ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, ở bất kỳ nơi đâu trên đất Việt, chúng ta đều bắt gặp những di tích lịch sử – văn hoá như đình, chùa. các khu di tích cách mạng . Đây là những tài sản vô cùng quý giá của dân tộc mà cha ông ta đã để lại cho hậu thế.
Di tích lịch sử - văn hoá là những trang sử. Có sức thuyết phục lớn đối với mọi thế hệ vì ở đó mang dấu ấn của lịch sử, hơi thở của lịch sử truyền lại cho muôn đời sau. Những di tích lịch sử ấy được coi như những bảo tàng về nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, trang trí, và những giá trị văn hoá phi vật thể. Gìn giữ những di tích lịch sử - văn hoá không chỉ đơn thuần là giữ những thành quả vật chất của ông cha để lại, mà hơn thế là biết tiếp tục kế thừa và phát huy sáng tạo những giá trị văn hoá mới, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.Nhận thức được tầm quan trọng của các di tích lịch sử nên em mạnh dạng tìm hiểu đề tài :“Tìm hiểu về các khu di tích lịch sử ở Miền Bắc”
2.Giới hạn nghiên cứu
2.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các di tích lịch sử
2.2.Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các khu di tích lịch sử ở các tỉnh Cao Bằng,Bắc Cạn ,Tuyên Quang,Thái Nguyên.
3.Mục đích và mục tiêu của nghiên cứu
3.1.Mục đích
Nghiên cứu đề tài để tìm hiểu về di tích lịch sử – văn hoá là tìm về cội nguồn của dân tộc để kế thừa và phát huy, góp phần làm đẹp thêm truyền thống văn hoá. Những di tích ấy sẽ trở nên có ý nghĩa hơn nếu chúng ta đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích từng lớp văn hoá chứa đựng trong nó để góp phần hiểu sâu hơn về cội nguồn dân tộc để giữ gìn, bảo tồn những tinh hoa văn hoá, truyền thống đạo đức, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đó kết hợp hài hoà giữa quá khứ, hiện tại và hướng tới tương lai.
3.2 Mục tiêu
Tìm hiểu những di tích lịch sử cách mạng trong quá trình dựng nước và giữ nước của các thế hệ đi trước để thấy rõ ý nghĩa lịch sử của các khu di tích lịch sử.
4.Tóm tắt nội dung nghiên cứu
Trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta chúng ta đã trải qua rất nhiều cuộc kháng chiến để giành được độc lập cho dân tộc và mỗi cuộc kháng chiến đã để lại chúng ta những di tích lịch sử văn hoá và cách mạng.Đó là những tài sản vô cùng quý giá của dân tộc mà cha ông ta đã để lại cho hậu thế.
Những di tích lịch sử - văn hoá,cách mạng là những trang sử.Những trang sử đó ghi lại những chiến công vang dội của quân và dân ta các di tích lịch sử có sức thuyết phục lớn đối với mọi thế hệ vì ở đó mang dấu ấn của lịch sử, hơi thở của lịch sử truyền lại cho muôn đời sau.
Thứ nhất chúng ta đi tìm hiểu về khu di tích lịch sử ở tỉnh Cao Bằng.Tỉnh Cao Bằng có các di tích lịch sử như:Pắc Bó,Đông Khê,Đồn Phai Khắt,Khu di tích Hồ Chí Minh.
Thứ hai là tìm hiểu các khu di tích ở tỉnh Bắc Cạn.Tỉnh này có khu di tích :Chợ Đồn ,Nà Pậu,Nà Tu,Khuổi Linh,Bản Bằng ,Đồi Khau Mạ,Đồn Phủ Thông ,Đèo Giằng,ATK.
Thứ ba chúng ta tìm hiểu về khu di tích ở tỉnh Tuyên Quang.Ở tỉnh Tuyên Quang có khu di tích lịch sử Tân Trào,Thác Dẫng,Khu di tích nhà ở và hầm an toàn của đồng chí Tôn Đức Thắng,Kim quan_Trụ sở an toàn cuả trung ương Đảng và Chính Phủ.
Và cuối cùng chúng ta đi tìm hiểu về khu di tích lịch sử ở tỉnh Thái Nguyên.Ở đây có khu di tích ATK Định Hoá,Bến Bình Ca,Đồi Tỉn Keo,Nhà tưởng niệm Hồ Chí Minh trên đỉnh Đèo De.Những di tích lịch sử ấy được coi như những bảo tàng về nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, trang trí, và những giá trị văn hoá phi vật thể. Gìn giữ những di tích lịch sử - văn hoá,cách mạng không chỉ đơn thuần là giữ những thành quả vật chất của ông cha để lại, mà hơn thế là biết tiếp tục kế thừa và phát huy sáng tạo những giá trị văn hoá mới, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.Bên cạnh đó chúng ta phải có những định hướng phát triển và bảo tồn các khu di tích.
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3695 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về các khu di tích lịch sử ở Miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Qua đề tài này em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo Nguyễn Thị Bích Liên – cô giáo bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học đã nhiệt tình chỉ bảo và hướng dẫn giúp em hoàn thành đề tài này.
Do thời gian còn hạn chế nên khi tìm hiểu và làm đề tài,chắc chắn đề tài của em sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết và thiếu sót em rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bắc Ninh, ngày 20 tháng 03 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Bùi Thị Thanh Hoa
MỤC LỤC
Danh mục hình 3
A.Phần mở đầu
Chương I:Đặt vấn đề
1.Lý do chọn đề tài 4
2.Giới hạn nghiên cứu 4
2.1 Đối tượng nghiên cứu 4
2.2 Phạm vi nghiên cứu 4
3.Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 4
3.1 Mục đích 4
3.2 Mục tiêu 5
4.Tóm tắt nghiên cứu 5
B.Phần nội dung 7
Chương II:Tổng quan về khu di tích lịch sử An Toàn Khu ở Miền Bắc 7
1.Khu di tích lịch sử ở tỉnh Cao Bằng 7
2.Khu di tích lịch sử ở tỉnh Bắc Cạn 11
3.Khu di tích lịch sử ở tỉnh Tuyên Quang 17
4.Khu di tích lịch sử ở tỉnh Thái Nguyên 24
Chương III:Phương pháp nghiên cứu 32
1.Sơ lược về phương pháp nghiên cứu 32
2.kế hoạch nghiên cứu 32
Chương IV:Ý nghĩa lịch sử và định hướng phát triển và bảo tồn các khu di tích lịch sử An Toàn Khu ở Miền Bắc 32
1.Ý nghĩa lịch sử của các khu di tích lịch sử 33
2.Định hướng phát triển và bảo tồn các khu di tích lịch sử 33
C.Phần kết luận 35
Chương V.Phần kết thúc 35
1.Kết luận 35
2.Tài liệu tham khảo 35
DANH MỤC HÌNH
Mục Hình trang
Hình 1 Hang Pắc Bó 7
Hình 2 Bác Hồ ở tỉnh Cao Bằng năm 1950 8
Hình 3 Khu di tích Đông Khê 10
Hình 4 Bia đá Đồn Phai Khắt 11
Hình 5 Bản Ca 13
Hình 6 Khu di tích Kim Quan 18
Hình 7 Đình Hồng Thái 19
Hình 8 Lán Nà Lừa 20
Hinh 9 Cây Đa Tân Trào 20
Hình 10 Hang Bòng 21
Hình 11 Khu di tích nhà ở và hầm an toàn của đồng chí Tôn Đức Thắng 21
Hình 12 Nha công An 22
Hinh 13 Khu di tích Thác Dẫng 23
Hình 14 ATK Định Hoá 25
Hình 15 Nhà trưng bày bảo tàng ATK Định Hoá 25
Hình 16 Nhà tưởng niệm Hồ Chí Minh trên Đèo De 26
Hình 17 Lán Tỉn Keo 27
Hình 18 Bến Bình ca 28
A-PHẦN MỞ ĐẦU
Chương I:ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, ở bất kỳ nơi đâu trên đất Việt, chúng ta đều bắt gặp những di tích lịch sử – văn hoá như đình, chùa. …các khu di tích cách mạng . Đây là những tài sản vô cùng quý giá của dân tộc mà cha ông ta đã để lại cho hậu thế.
Di tích lịch sử - văn hoá là những trang sử. Có sức thuyết phục lớn đối với mọi thế hệ vì ở đó mang dấu ấn của lịch sử, hơi thở của lịch sử truyền lại cho muôn đời sau. Những di tích lịch sử ấy được coi như những bảo tàng về nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, trang trí, và những giá trị văn hoá phi vật thể. Gìn giữ những di tích lịch sử - văn hoá không chỉ đơn thuần là giữ những thành quả vật chất của ông cha để lại, mà hơn thế là biết tiếp tục kế thừa và phát huy sáng tạo những giá trị văn hoá mới, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.Nhận thức được tầm quan trọng của các di tích lịch sử nên em mạnh dạng tìm hiểu đề tài :“Tìm hiểu về các khu di tích lịch sử ở Miền Bắc”
2.Giới hạn nghiên cứu
2.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các di tích lịch sử
2.2.Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các khu di tích lịch sử ở các tỉnh Cao Bằng,Bắc Cạn ,Tuyên Quang,Thái Nguyên.
3.Mục đích và mục tiêu của nghiên cứu
3.1.Mục đích
Nghiên cứu đề tài để tìm hiểu về di tích lịch sử – văn hoá là tìm về cội nguồn của dân tộc để kế thừa và phát huy, góp phần làm đẹp thêm truyền thống văn hoá. Những di tích ấy sẽ trở nên có ý nghĩa hơn nếu chúng ta đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích từng lớp văn hoá chứa đựng trong nó để góp phần hiểu sâu hơn về cội nguồn dân tộc để giữ gìn, bảo tồn những tinh hoa văn hoá, truyền thống đạo đức, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đó kết hợp hài hoà giữa quá khứ, hiện tại và hướng tới tương lai.
3.2 Mục tiêu
Tìm hiểu những di tích lịch sử cách mạng trong quá trình dựng nước và giữ nước của các thế hệ đi trước để thấy rõ ý nghĩa lịch sử của các khu di tích lịch sử.
4.Tóm tắt nội dung nghiên cứu
Trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta chúng ta đã trải qua rất nhiều cuộc kháng chiến để giành được độc lập cho dân tộc và mỗi cuộc kháng chiến đã để lại chúng ta những di tích lịch sử văn hoá và cách mạng.Đó là những tài sản vô cùng quý giá của dân tộc mà cha ông ta đã để lại cho hậu thế.
Những di tích lịch sử - văn hoá,cách mạng là những trang sử.Những trang sử đó ghi lại những chiến công vang dội của quân và dân ta các di tích lịch sử có sức thuyết phục lớn đối với mọi thế hệ vì ở đó mang dấu ấn của lịch sử, hơi thở của lịch sử truyền lại cho muôn đời sau.
Thứ nhất chúng ta đi tìm hiểu về khu di tích lịch sử ở tỉnh Cao Bằng.Tỉnh Cao Bằng có các di tích lịch sử như:Pắc Bó,Đông Khê,Đồn Phai Khắt,Khu di tích Hồ Chí Minh.
Thứ hai là tìm hiểu các khu di tích ở tỉnh Bắc Cạn.Tỉnh này có khu di tích :Chợ Đồn ,Nà Pậu,Nà Tu,Khuổi Linh,Bản Bằng ,Đồi Khau Mạ,Đồn Phủ Thông ,Đèo Giằng,ATK.
Thứ ba chúng ta tìm hiểu về khu di tích ở tỉnh Tuyên Quang.Ở tỉnh Tuyên Quang có khu di tích lịch sử Tân Trào,Thác Dẫng,Khu di tích nhà ở và hầm an toàn của đồng chí Tôn Đức Thắng,Kim quan_Trụ sở an toàn cuả trung ương Đảng và Chính Phủ.
Và cuối cùng chúng ta đi tìm hiểu về khu di tích lịch sử ở tỉnh Thái Nguyên.Ở đây có khu di tích ATK Định Hoá,Bến Bình Ca,Đồi Tỉn Keo,Nhà tưởng niệm Hồ Chí Minh trên đỉnh Đèo De.Những di tích lịch sử ấy được coi như những bảo tàng về nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, trang trí, và những giá trị văn hoá phi vật thể. Gìn giữ những di tích lịch sử - văn hoá,cách mạng không chỉ đơn thuần là giữ những thành quả vật chất của ông cha để lại, mà hơn thế là biết tiếp tục kế thừa và phát huy sáng tạo những giá trị văn hoá mới, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.Bên cạnh đó chúng ta phải có những định hướng phát triển và bảo tồn các khu di tích.
B.PHẦN NỘI DUNG
Chương II:TỔNG QUAN VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ AN TOÀN KHU Ở MIỀN BẮC
1.Tổng quan về khu di tích lịch sử ở tỉnh Cao Bằng
1.1 Di tích lịch sử Pắc Bó
Vị trí: Di tích Pắc Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cách thị xã Cao Bằng 55km về phía bắc.
Đặc điểm: Pắc Bó là di tích cách mạng nổi tiếng, nơi Bác Hồ làm việc và trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tên Pắc Bó còn có nghĩa đen là “miệng nguồn”.
Pắc Bó có hang Cốc Bó được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài trở về Tổ quốc (08/02/1941) để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
(hình 1:hang Pác Bó)
Các di tích ở khu này gồm có:
Hang Bo Bam, bãi Cò Rạc, Hang Cốc Bó
- Suối Lê-nin, núi Các Mác.
- Suối Nậm: Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp huấn luyện cán bộ và tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng của Trung ương.
Ði trên những tảng đá nhám rêu phong dọc bờ suối là nơi Bác Hồ thường ngồi làm việc và câu cá sẽ đến một chiếc cầu gỗ bắc ngang cửa khe Cốc Bó. Ðây là nơi khởi nguồn của suối Lê-nin. Hang Pắc Bó hiện ra bên sườn núi đá lởm chởm. Ðứng ngoài cửa hang nhìn xuống, trên vách đá tranh tối tranh sáng còn thấy được dòng chữ của Người: "Ngày 8 tháng 2 năm 1941". Ðấy là ngày Bác đến ở hang này, một cái hang nhỏ, ẩm và lạnh, nằm sâu trong khe núi, chẳng mấy ai để ý tới.
Phía trước cửa hang Pắc Bó khoảng 1.000m, có một lán nhỏ bên sườn núi Khuổi Nậm. Nơi đây Bác Hồ triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ Tám, ra nghị quyết chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa, thành lập Việt Minh và Chiến khu cách mạng. Cách cái lán nhỏ này vài bước chân là đường biên giới Việt Trung - cột mốc 108 và địa danh Pác Bó gắn liền với một giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng trong cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của cách mạng Việt Nam trong những năm 1941-1945. Đây là nơi đầu tiên Nguyễn Ái Quốc đặt chân về Tổ quốc sau 30 năm đi tìm đường cứu nước. Ngày 28-1-1941, Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Tại đây, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (từ 10 đến 19-5-1941), Hội nghị đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và thành lập Mặt trận Việt Minh; là nơi Người sáng lập báo “Việt Nam độc lập”, cơ quan tuyên truyền của Mặt trận Việt Minh; tổ chức các lớp tập huấn chính trị, quân sự; thành lập Đội du kích Pác Bó…
1.2Khu di tích chủ tịch Hồ Chí minh
(hình 2:Bác Hồ ở cao Bằng vào năm 1950)
Cách thị xã Cao Bằng 60 km, đi theo đường quốc lộ số 4, đây là một trong nhiều khu di tích trên đất Cao Bằng, gắn liền với sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với chiến thắng Chiến dịch Biên giới năm 1950, tại Nà Lạn, xã Đức Long, huyện Thạch An
1.3.Thành Nà Lữ
Thành Nà Lữ được xây dựng vào giữa thế kỷ thứ X, do Tiết độ sứ Cao Biền, thời vua Đường Hy Tông cho xây dựng khi đem quân đến đánh chiếm An Nam (thời kỳ Bắc Thuộc). Thành xây ở làng Nà Lữ (còn có tên gọi là Nà Lẩu,)thuộc xã Hoàng Tung, huyện Hòa An. Theo các tài liệu lịch sử thì thành này xây cùng thời điểm với các thành: Đại La, Lạng Sơn, Phục Hòa. Sau này được các triều đại tiếp tục trùng tu, tôn tạo, nhất là vào thời kỳ nhà Mạc cát cứ ở Cao Bằng.
Thành được xây theo hình tứ trụ, tổng diện tích 21060 m2. Vật liệu là gạch vồ, chân thành được kê bởi các tảng đá to và phẳng, cổng thành làm bằng loại gỗ nghiến to, dày, rất kiên cố. Bên trong thành đắp 4 gò đất nổi lên được đặt tên là: Gò Long, Gò Ly, Gò Quy, Gò Phượng. Gò Long được đặt làm gò chính, dân địa phương gọi là Gò Rồng, cung điện xây đặt ở gò này. Còn các gò khác là nơi các đại thần, quân cơ đóng. Ở giữa thành có ao sen, các thửa ruộng hình bàn cờ. Nhìn quang cảnh vùng Nà Lữ từ ngọn núi Bế Khắc Thiệu xuống trông như một họa đồ rất đẹp có thế của hình chữ vương vững chãi. Xưa Trạng Trình đã đến xem xét thế đất này.
Trải qua thời gian, lại kinh qua nhiều cuộc chiến tranh thảm khốc, nhất là thời Nam – Bắc triều Trịnh – Mạc, thời kỳ chống Pháp, nên thành Nà Lữ đã bị phá hủy nhiều: Toàn bộ 4 cổng thành không còn rõ vị trí, các đường thành Đông – Nam – Tây – Bắc đều bị xâm hại. Bảo Tàng tỉnh Cao Bằng đã cố gắng kiểm kê, nhưng số di tích điểm lại còn rất ít, chỉ còn những di vật đáng kể như: nền thành, lò gạch, lò ngói, đường thành, đền thờ vua Lê…
1.4.Thành nhà Mạc
Đây là các thành được các đời vua nhà Mạc chú trọng xây dựng ở các địa phương thuộc tỉnh Cao Bằng từ năm 1592 - 1677, thời Nam – Bắc triều phân tranh Trịnh – Mạc. Mục đích các thành này là để cố thủ, giao chiến với quân nhà Trịnh. Đến Cao Bằng, du khách có thể vào thăm thành nhà Mạc ở Nà Lữ, Lam Sơn (Hòa An); Lũng Tàn, Tổng Ngần (Minh Tâm – Nguyên Bình); thị trấn Bảo Lạc; Hòa Thuận, Tà Lùng (Phục Hòa); huyện Trùng Khánh… Đặc biệt là ở xã Hòa Thuận – Phục Hòa, thành còn 40 m, gồm 4 đường, di vật còn lại là thành đất, thành xây bằng gạch vồ, đền vua Lê Thái Tổ, các cây đại thụ, đạn đá, các thửa ruộng hình ô bàn cờ…
1.5.Đền Kỳ SầmTheo tính phả, đền Kỳ Sầm được xây dựng từ thế kỷ XII thời nhà Lý. Đền nằm ở xã Tượng Cần, thuộc tổng Kim Pha, huyện Thạch Lâm ( nay là xóm Bản Ngần, xã Vĩnh Quang, huyện Hòa An). Đền được xây bởi công sức đóng góp của người dân vùng Châu Quảng Nguyên ( bao hàm cả Cao Bằng, Lạng Sơn và một phần Hà Giang ngày nay) để thờ nhân vật lịch sử Nùng Trí Cao (1025 – 1055), người dân tộc Tày, liên quan đến sự nghiệp mở mang bờ cõi và dựng nước của vua Lý Thái Tông nước ta, vua Tống Nhân Tông của Trung Quốc.
1.6.Khu di tích Đông Khê
(hình 3:khu di tích Đông Khê)Khu di tích Đông Khê thuộc huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Tháng 8 năm 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận chỉ huy trận đánh đồn Đông Khê, mở màn cho chiến thắng chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950, tạo tiền đề cho cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc
1.7 Khu di tích Đồn Phai Khắt
(hinh4:Bia đá Đồn Phai Khắt)
Đồn Phai Khắt thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Đồn là nơi trưng bày hiện vật bảo tàng và là điểm thăm quan mang tính giáo dục sâu sắc, gợi nhớ trận đánh đồn Phai Khắt.
1.8.Đền Vua Lê
Di tích này nằm ở thôn Làng Đền, xã Hoàng Tung, huyện Hòa An. Theo một số tư liệu lịch sử còn lại, nơi đây là thành quách của Nùng Tồn Phúc khi ông xưng Chiêu thành Hoàng đế, lập ra nước Trường Sinh. Dựa trên nền thành cũ của Cao Biền, ông cho đắp thêm nhiều bờ thành kiên cố để tự chủ. Tháng 2-1038, vua Lý Thái Tông thân chinh đem quân lên đánh dẹp Nùng Tồn Phúc. Như vậy, Nùng Tồn Phúc chỉ xưng đế được 3 tháng.Sau này, vào năm 1431, vua Lê Thái Tổ nghe lời sàm tấu, nghi Bế Khắc Thiệu (người đã tham gia khởi nghĩa Lam Sơn) có ý chống đối triều đình, đích thân nhà vua đem quân lên đàn áp, Bế Khắc Thiệu bỏ trốn, về sau ốm chết. Để ghi nhớ công lao của vua Lê Thái Tổ, đời sau cho dựng đền trên nền thành xưa của họ Nùng để thờ vua Lê Thái Tổ.Những năm 1594 – 1677, khi nhà Mạc chạy lên Cao Bằng đã cho trùng tu nơi này trở thành cung điện, là trung tâm kinh tế - văn hóa – quân sự của 3 triều nhà Mạc (Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan, Mạc Kính Vũ).Nơi đây, trước cách mạng tháng 8-1945, trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đều gắn liền với hoạt động của các bậc tiền bối cách mạng và Đảng ta, như: Hoàng Đình Giong, Hoàng Như, Lê Mới… Tỉnh ủy Cao – Bắc Lạng, Tổng bộ Việt Minh, Đoàn thanh niên phản đế… Tháng 9 – 1945, là nơi tập trung tiễn đưa quân đi Nam tiến.Hội Làng Đền được tổ chức vào ngày 6 tháng giêng hàng năm thu hút hàng vạn người đến dự lễ với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao phong phú mang bản sắc các dân tộc ở vùng quê này.
2.Tổng quan về khu di tích lịch sử ở tỉnh Bắc Cạn
2.1 Chợ Đồn
Chợ Đồn là nơi có nhiều di tích lịch sử như: Bản Ca xã Bình Trung là nơi Bác Hồ đã từng ở và làm việc cuối năm 1947; Khuổi Linh xã Lương Bằng là nơi cơ quan Trung ương Đảng đã đóng tại đây cuối năm 1949 đầu năm 1951 và Tổng Bí thư Trường Chinh đã sống, làm việc tại nơi này. Đồi Nà Pậu có lán làm việc của Bác Hồ cuối năm 1950 đầu năm 1951; Bản Bằng xã Nghĩa Tá trước năm 1945 đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng sống và làm việc tại đây trong một chiếc lán bí mật ở đồi cọ, ông Triệu Phúc Dương là người thường xuyên cung cấp lương thực cho cán bộ và đây cũng trở thành cơ sở cách mạng đầu tiên của huyện Chợ Đồn
Ngoài ra còn các di tích như:đồi Khau Mạ, Nà Pậu (xã Lương Bằng), Bản Bẳng, Khuổi Linh (xã Nghĩa Tá), Bản Ca, Nà Quân (xã Bình Trung)-là nơi ghi dấu ấn của Bác Hồ, các đồng chí lãnh đạo Đảng và quân đội ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
2.2 Bản Ca – Nơi ở và làm việc của Hồ Chủ Tịch năm 1947Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc tại nhiều nơi thuộc An toàn khu Chợ Đồn, trong đó có Bản Ca, xã Bình Trung.Người đã sống và làm việc ở đây gần 1 tháng (từ 7/12/1947 đến cuối tháng 12/1947).
Trong thời gian này, Bác Hồ đã ra nhiều Sắc lệnh, Chỉ thị, Thư từ và đặc biệt là ra Lời kêu gọi đồng bào cả nước chung sức, chung lòng hướng vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Thời kỳ sống và làm việc ở Bản Ca, Hồ Chủ Tịch sinh họat rất giản dị và gần gũi với mọi người.
Hơn 50 năm đã trôi qua, hiện khu vực lán của Hồ Chủ Tịch chỉ còn lại dấu tích của nền lán bên cạnh cây cọ già cùng một số loại cây khác. Hai hiện vật còn lại là cái kiềng nấu ăn cho Người và chiếc áo dạ đen của Người tặng cho gia đình cụ Bàn Văn Trai. Gia đình ông Trai đã tặng lại Bảo tàng Bắc Thái (cũ) vào đầu những năm 1990. Các hiện vật này vẫn đang được lưu giữ ở Bảo Tàng Thái Nguyên.(hình 5)
Được xác định là một trong những địa điểm di tích nằm trong khu di tích lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ATK nói chung và tại huyện Chợ Đồn nói riêng trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, ngày 28/6/1996, Bản Ca được Bộ Văn hóa- Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
2.3 Nà Pậu
Di tích lịch sử Nà Pậu là nơi ở và làm việc của Hồ Chủ tịch đầu năm 1951Đầu năm 1947, Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch đã trở lại Việt Bắc, cái nôi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đầu năm 1951, Người đến làm việc tại đồi Nà Pậu, thuộc Bản Thít, xã Lương Bằng (Chợ Đồn). Tại đây, Người đã viết nhiều bức thư và điện mừng gửi đến các cơ quan, đoàn thể trong và ngoài nước.
Cũng trong thời gian này Ngưòi còn viết nhiều bài báo, ký nhiều quyết định quan trọng góp phần đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta đến thắng lợi. Đồng thời Ngừời còn đi thăm một số cơ quan của Trung ương Đảng, quân đội đóng trên địa bàn Chợ Đồn, động viên tinh thần cán bộ chiến sĩ, đồng bào hăng hái thi đua giết giặc và lao động sản xuất phục vụ cuộc kháng chiến.Chiều ngày 7/2/1951, Hồ Chủ Tịch rời Nà Pậu- Lương Bằng lên đường đi dự Đại Hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng ở Chiêm Hóa (Tuyên Quang).
Năm 1996, Nà Pậu được Bộ Văn Hóa- Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
2.4 Nà Tu - Nơi Hồ Chủ tịch đọc tặng thanh niên 4 câu thơ nổi tiếng
Nà Tu là nơi Bác Hồ đến thăm đơn vị thanh niên xung phong 312 ngày 28/3/1951 và tặng toàn thể cán bộ, đội viên thanh niên xung phong bốn câu thơ:
“Không có việc gì khóChỉ sợ lòng không bềnĐào núi và lấp biểnQuyết chí ắt làm nên”
Tháng 6/1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên giới. Để đáp ứng yêu cầu to lớn của cuộc kháng chiến, không những chỉ cần huy động hàng chục nghìn dân công mà còn phải tổ chức thêm một lực lượng trẻ, khỏe để phục vụ kháng chiến. Lực lượng này bao gồm những thanh niên tình nguyện, đội quân chủ lực trong dân công để mở đường. Hồ Chủ tịch đã trực tiếp chỉ thị cho Trung ương Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam thành lập Đội thanh niên xung phong để phục vụ chiến trường.
Ngày 15/7/1950, Đội thanh niên xung phong được thành lập. Chiến dịch Biên giới mở đầu những trang sử vẻ vang của đội.
Ngày 19/3/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh tới vùng biên giới để kiểm tra việc sửa chữa cầu đường từ Thái Nguyên đi Cao Bằng, thăm lực lượng thanh niên xung phong mở đường và một số đơn vị vận tải, kho tàng dọc tuyến.
Ngày 28/3/1951, tại khu rừng Nà Tu, Hồ Chủ Tịch đã đến thăm đơn vị thanh niên xung phong làm nhiệm vụ bảo vệ cầu Nà Cù.
Ngày 18/3/1996, di tích lịch sử Nà Tu được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng cấp quốc gia. Xã Cẩm Giàng, (Bạch Thông) được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Năm 1996-1997, điểm di tích lịch sử Nà Tu được xây dựng 3 hạng mục công trình (cổng, bức tường ghi 4 câu thơ và bia tưởng niệm nơi Bác Hồ đứng nói chuyện).
2.5 Khuổi Linh - Nơi ở và làm việc của đồng chí Trường Chinh và văn phòng Trung ương Đảng năm 1950.
Khuổi Linh (thuộc xã Nghĩa Tá, huyện Chợ Đồn) là nơi ở và làm việc của đồng chí Trường Chinh, nguyên Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng và văn phòng Trung ương từ tháng 8 đến tháng 12 năm 1950. Nơi ở của đồng chí Trường Chinh nằm trên sườn đồi, chỗ làm việc nằm trên đỉnh một mỏm đồi kê sát nơi ở thuộc chân núi Khau Bon. Khu vực văn phòng Trung ương Đảng nằm trên một quả đồi gần nơi ở của đồng chí Trường Chinh. Khu di tích Khuổi Linh ở vào vị trí rất hiểm trở nhưng giao thông lại rất thuận lợi cho việc liên lạc đi các hướng.
Ngày 18/3/1996, Khuổi Linh được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2000, xã Nghĩa Tá được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
2.6 Nà Quân - Nơi đặt hội trường làm việc của Trung ương Đảng năm 1951-1952
Nà Quân thuộc xã Bình Trung (Chợ Đồn) là nơi cơ quan Trung ương Đảng đặt Hội trường làm việc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1950-1952. Các xã Lương Bằng, Nghĩa Tá đều là cơ sở liên lạc của các đồng chí cán bộ Trung ương Đảng trong những năm 1950-1952.
Hội trường Trung ương Đảng trước đây làm bằng tre, nứa lá, nay chỉ còn hai nền nhà. Trước và sau nền hội trường có nhiều hầm hào. Hiện vật còn lại một đĩa men to hình tròn kiểu men Trung Quốc và một đĩa men nhỏ, hình tròn kiểu men Bát Tràng.
Ngày 18/3/1996, Nà Quân được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhân di tích lịch sử cấp Quốc gia.
2.7 Đồi Khau Mạ - Nơi ở và làm việc của Đồng chí Phạm Văn Đồng (1950-1951)
Đồi Khau Mạ thuộc bản Vèn, xã Lương Bằng (Chợ Đồn) là nơi đồng chí Phạm Văn Đồng nguyên Thủ tướng Chính phủ cùng cơ quan Văn Phòng Chính phủ ở và làm việc từ đầu năm 1950 đến mùa hè năm1951.
Tại nơi này, đồng chí Phạm Văn Đồng đã cùng với Trung ương Đảng, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân Dân Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Chủ Tịch Hồ Chí Minh tổ chức họp bàn mở chiến dịch biên giới năm 1950, mở ra thời kì mới cho cách mạng Việt Nam.
Có thể nói, trong thời kì ở chiến khu Việt Bắc, đặc biệt là thời kì sống và làm việc ở Khau Mạ - Bản Vèn (Lương Bằng), Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có nhiều hoạt động tích cực cùng với Trung ương Đảng và Bác Hồ lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi hoàn toàn.
Năm 1996, nhân dân xã Lương Bằng đã vinh dự đón nhân Bằng di tích lịch sử do Bộ Văn hóa- Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia.
2.8 Đồn Phủ Thông
Đồn Phủ Thông nằm trên địa bàn thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, cách thị xã Bắc Kạn 19 km về phía Bắc- Đông Bắc. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Bắc Kạn là căn cứ địa kháng chiến, vùng trọng điểm trong các kế hoạch tấn công lên Việt Bắc của thực dân Pháp Thu - Đông năm 1947. Ngày 8/10/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi bộ đội, dân quân, du kích và toàn thể đồng bào ra sức tiêu diệt địch. Bước sang năm 1948, quân ta mở chiến dịch Xuân – Hè. Phát huy thắng lợi của trận mở màn, và được sự tăng cường của một số đơn vị chủ lực, đêm 12/3/1948 quân ta lại tập kích đánh vào đồn Phủ Thông. Trận Phủ Thông đã được Trung ương Đảng, Bộ Tổng chỉ huy biểu dương, tiểu đoàn 11 được mang danh hiệu “Tiểu đoàn Phủ Thông”. Sau trận Phủ Thông ngày 25/7/1948, quân địch ở các cứ điểm không dám càn quét, sạo sục các vùng xung quanh, ta giành được chủ động trên địa bàn Bắc Bạch Thông.
Ngày 27/3/1998, đồn Phủ Thông được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử. Ngày 1/6/1999 nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân thị trấn Phủ Thông vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
2.9 An toàn khu(ATK)
An toàn khu (ATK) thuộc huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn là điểm du lịch có ý nghĩa lịch sử quan trọng. ATK nằm trong quần thể di tích lịch sử cách mạng “Chiến khu Việt Bắc” của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ 20 gồm Tân Trào, Định Hoá, Chợ Đồn… Gắn liền với khu ATK Chợ Đồn có các di tích lịch sử như Nà Pậu (xã Lương Bằng, Chợ Đồn) là nơi ở và làm việc của Bác Hồ năm 1951. Đồi Khau Mạ (xã Lương Bằng, Chợ Đồn) là địa điểm gặp gỡ giữa 2 đoàn quân Nam tiến và Bắc tiến năm 1945. Di tích lịch sử Khuổi Linh (xã Nghĩa Tá, Chợ Đồn) là nơi ở và làm việc của đồng chí Trường Chinh và Văn phòng TW Đảng những năm 1950-1951… Tại đây còn có khu C là khu căn cứ dự kiến của TW Đảng ta thời kỳ máy bay Mỹ bắn phá ác liệt miền Bắc. Nơi đây là cả toà nhà 4 tầng với đầy đủ hệ thống giao thông, sinh hoạt, ăn ở nằm trong lòng một núi đá lớn cách huyện lỵ Chợ Đồn 2 km. Hiện nay, khu ATK Chợ Đồn nằm trong quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử cách mạng “Chiến khu Việt Bắc” của Chính phủ. Nơi đây rất thích hợp với loại hình du lịch núi, du lịch về nguồn, tham quan nghiên cứu lịch sử cách mạng, văn hoá dân tộc.
3.Tổng quan về khu di tích lịch sử ở tỉnh Tuyên Quang
3.1.Khu di tích Kim Quan
Khu di tích Kim Quan cách thị xã Tuyên Quang hơn 40 km về phía đông, trải rộng trong khu rừng Nà Lơi và Vực Nhù, thôn Khuôn Điền, xã Kim Quan, huyện Yên Sơn. Dòng sông Phó Đáy bao bọc khu rừng vừa thuận tiện giao thông, sinh hoạt vừa đảm bảo bí mật. Khu văn phòng Trung ương Đảng cách Văn phòng Chính phủ 200m về phía Đông Bắc. Ở đây, có hội trường, nhà đồng (hinh 6:khu di tich Kim Quan)
chí Tổng bí thư Trường Chinh, nhà đồng chí Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương và các bộ phận của Văn phòng Trung ương: điện đài, văn thư, thư viện, bộ đội bảo vệ. Địa điểm Vực Nhù nơi Bác ở và làm việc. Nhà của Bác là nhà sàn dựng trên sườn núi. Cách nhà sàn không xa là hầm trú ẩn. Nhà nối với hầm bằng đường hào chữ chi. Toàn bộ nhà làm việc, nhà ở, hội trường đều bằng gỗ, tre, nứa, lá… các hầm trú ẩn đều đào sâu trong lòng núi, được lát gỗ cả bốn mặt. Riêng căn hầm khu văn phòng Trung ương Đảng có một đoạn lộ thiên ở phần ngoài, phần này có ụ đất cao, tạo lối vào hầm hình chữ chi. Kim Quan còn là nơi Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ tiếp khách quốc tế. Cũng từ đây Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng đi dự hội nghị Giơ- ne- vơ. Khu di tích đã đựơc Bộ Văn hoá- Thông tin xếp hạng là di tích Quốc gia.
3.2.Khu di tích Bộ Ngoại Giao
Khu di tích là địa điểm Bộ Ngoại giao từ 1951 đến 1954 tại xóm Dõn, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử của Bộ Ngoại giao, là nơi ở và làm việc của cán bộ, nhân viên Bộ Ngoại giao tại chiến khu Việt Bắc trong những năm tháng cả nước chống thực dân Pháp xâm lược.Đây là một vị trí tiện đường đi lại, đảm bảo an toàn bí mật, khi cần có thể dễ dàng cơ động tiến, lui. Cách địa điểm Bộ Ngoại Giao chừng vài trăm mét là di tích Nha Công an Trung ương thuộc thôn Đồng Đon xã Minh Thanh.
3.3 Khu di tich Tân Trào
Tân Trào là xã nằm ở đông bắc huyện Sơn Dương, gắn liền với tên tuổi sự nghiệp vị lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới, Hồ Chí Minh. Đến nay Tân Trào có trên 17 di tích. Nơi đây đã ghi lại những sự kiện lịch sử hào hùng của ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Những di tích chính của Tân Trào gồm: Lán Nà Lừa, cây đa Tân Trào, đình Tân Trào, đình Hồng Thái… Cùng với những di tích lịch sử ghi dấu ấn cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta suốt 9 năm trường kỳ. Khu di tích văn hóa- lịch sử và sinh thái Quốc gia Tân Trào là tâm điểm của những chuyến du lịch về nguồn.
3.3.1.Đình Hồng Thái
(hình 7.Đình Hồng Thái)
Đình thuộc bộ phận làng Kim Trận (nay là thôn Cả), xã Tân Trào, huyện Sơn Dương. Đình cất dựng năm 1919, có kiến trúc thuần gỗ, mái lợp lá cọ, đình gồm 3 gian 2 chái, dáng dấp nhà sàn miền núi. Đình Hồng Thái cũng như ngôi đình của Việt Nam với chức năng tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng, thần Sông, thần Núi và các vị thần xung quanh vùng. Ngoài ra, đình còn thờ một vị nhân thần là Ngọc Dung Công Chúa. Hơn nữa, đình còn là nơi sinh hoạt văn hoá, hội họp của làng. Hàng năm dân làng tổ chức nhiều lễ cúng bái tại đình, các ngày lễ dựa vào mùa vụ trong năm. Ngày lễ lớn nhất là ngày mùng 3 tháng Giêng âm lịch, trong ngày lễ này, đồng bào tổ chức nghi lễ rước Công chúa Ngọc Dung; phần hội có nhiều trò chơi hấp dẫn như hát then, hát cọi, các trò chơi dân gian… Ngoài giá trị về mặt văn hoá tín ngưỡng thì ngôi đình còn có giá trị về mặt lịch sử. Bởi đây là nơi dừng chân đầu tiên của vị lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khi người từ Pắc Bó, Cao Bằng đến với căn cứ địa Cách mạng Tân Trào ngày 21/5/1945.
3.3.2.Lán Nà Lừa
(hình 8.Lán Nà Lừa)
Là nơi Bác Hồ ở và làm việc từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 8 năm 1945 để chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa. Lán được dựng bằng tre theo kiểu nhà sàn. Ngày mùng 4 tháng 6 năm 1945, tại nơi đây, Bác Hồ đã triệu tập Hội nghị cán bộ để chuẩn bị thành lập “Khu giải phóng, Quân giải phóng”, tiến tới Quốc dân Đại Hội, Tổng khởi nghĩa. Hiện tại lán vẫn được bảo tồn và là điểm du lịch hấp dẫn du khách thăm quan.
3.3.3.Cây Đa Tân Trào
(hình 9:cây Đa Tân Trào)
Duới bóng cây Đa của làng Tân Lập, chiều ngày 16 tháng 8 năm 1945, quân Giải phóng Việt Nam làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 Đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã đọc Bản Quân Lệnh số 1 và ngay sau đó quân Giải phóng đã lên đường qua Thái Nguyên tiến về giải phóng Hà Nội.
Là một ngôi đình thờ Thành Hoàng và các vị thần sông, thần núi của làng Tân Lập. Đình được dựng vào năm Quý Hợi.
3.3.4.Hang Bòng
(hình 10:Hang Bòng)
Là nơi ở và làm việc của Bác Hồ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Hang nằm ở trên lưng chừng núi Bòng, dưới chân núi là dòng sông Phó Đáy uốn khúc ôm lấy bên hữu dãy núi. Chính tại đây Bác Hồ đã chỉ đạo chiến dịch Biên giới 1950 và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II vào năm 1951.
3.3.5. Ngôi nhà của ông Nguyễn Tiến Sự
Ông Nguyễn Tiến Sự - Chủ nhiệm Việt Minh làng Kim Long (nay là làng Tân Lập). Ngôi nhà ở vị trí giữa làng Tân Lập, xã Tân Trào. Đây là nơi đã từng gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng của Bác Hồ khi Người từ Pắc Bó, Cao Bằng về Tân Trào từ ngày 21/5/1945. Bác ở đây trước khi rời lên lán Nà Lừa. Hàng ngày Bác Hồ dậy từ 5 giờ sáng, tập thể dục rồi làm việc. Giờ nghỉ, Bác Hồ rất quan tâm đến thăm hỏi mọi người trong nhà, trong làng. Bác mua bút, vở tặng con ông Sự, khuyến khích ông cho con đi học. Bác còn dành thời gian đi thăm đồng, tự tay đắp bờ ruộng để giữ nước, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ quân Giải phóng, với bà con, chị em phụ nữ. Đến nay, ngôi nhà không chỉ là một di tích lịch sử Cách mạng mà còn có giá trị kiến trúc nhà sàn truyền thống tiêu biểu của dân tộc Tày ở Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
3.3.6. Khu di tích Nhà ở và Hầm an toàn của đồng chí Tôn Đức Thắng
(hình 11)
Khu di tích nằm ở thôn Chi Liền (nay là thôn Đồng Ma), xã Trung Yên, huyện Sơn Dương. Nơi đồng chí Tôn Đức Thắng quyền Trưởng Ban Thường trực Quốc hội, Chủ tịch Mặt trận Liên Việt sinh hoạt và làm việc từ cuối năm 1952 đến năm 1954. Ngôi nhà nằm bên cạnh dòng sông Phó Đáy, xung quanh cây cối um tùm tươi tốt, giúp cho việc đưa thông tin liên lạc bí mật giữa các nơi trong vùng thuận lợi. Đây là ngôi nhà sàn bằng gỗ, có 2 gian ngăn dọc, mái lợp lá cọ. Gian ngoài của nhà là nơi làm việc và tiếp khách; gian trong là nơi Bác nghỉ ngơi. Sát nhà ở của Bác Tôn là Hầm an toàn được đào sâu vào sườn núi Chi Liền khoảng 10m, đào sang ngang 10m, có 2 cửa thông 2 chiều. Đây là 2 di tích tiêu biểu trong những di tích lịch sử cách mạng đã từng gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Tôn Đức Thắng tại Tuyên Quang trong thời kỳ gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
3.3.7.Điểm du lịch văn hoá- lịch sử và sinh thái Nha Công an
(hình 12:Nha Công An)
Thuộc xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, nằm trong quần thể Khu di tích Cách mạng Tân Trào; được tu bổ tôn tạo, khánh thành vào dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Công an nhân dân Việt Nam (19/ 8/1945- 19/8/2000) Từ tháng 4/1947 đến tháng 9/1950, nơi đây là trụ sở của Nha Công an Trung ương và các đơn vị làm nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ, diễn ra nhiều sự kiện có ý nghĩa quan trọng, góp phần vào thắng lợi của cuộc Kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược.
3.3.8.Khu di tích lịch sử Thác Dẫng
(hình 13)
Khu di tích lịch sử Thác Dẫng nằm bên bờ trái sông Phó Đáy, thuộc thôn Lập Binh, xã Bình Yên (Sơn Dương). Nơi đây, trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là địa điểm đóng trụ sở Chủ tịch phủ, Thủ tướng phủ.Theo tài liệu được lưu giữ tại Bảo tàng Tân Trào - ATK, giữa năm 1948, Văn phòng Chủ tịch phủ chuyển từ thôn Cả (Hồng Thái), xã Tân Trào về xóm Thác Dẫng, xã Phượng Liễn, nay là thôn Lập Binh, xã Bình Yên. Đây là một khu đồi thấp và tương đối bằng phẳng, khuất dưới tán cổ thụ; xa đường cái lớn, nằm ngay bên bờ sông Phó Đáy, vì vậy bảo đảm được các yêu cầu bí mật, an toàn. Lập Binh còn nối liền với Tân Trào, Trung Yên, Minh Thanh, những xã có phong trào cách mạng phát triển mạnh nên vừa tiện đường đi lại, liên lạc với các cơ quan Trung ương trong vùng an toàn khu; đồng thời chỉ cách lán Hang Bòng hơn 500m đường chim bay, nơi Bác Hồ ở và làm việc. Dù trong thời kỳ này, do yêu cầu của công việc cơ quan phải di chuyển tới một vài địa điểm khác, nhưng đây là địa điểm ở lâu nhất của Văn phòng Chủ tịch phủ, Thủ tướng phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cuối năm 1953, do điều kiện lãnh đạo kháng chiến, Bác Hồ và Trung ương Đảng di chuyển lên Kim Quan thì Văn phòng cũng được chuyển theo.
4.Tổng quan về khu di tích ở tỉnh Thái Nguyên
4.1.Khu di tích ATK Định Hoá
Vị trí:ATK thuộc xã Phú Bình, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên
Đặc điểm: Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã sống và làm việc từ 1947 - 1954 để lãnh đạo cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp.Ðiểm di tích lịch sử ATK này đã được Nhà nước xếp hạng quốc gia năm 1981. Hiện nay, ATK còn nhiều di tích về nơi ở và làm việc của Bác như nền nhà, hầm làm việc, cây râm bụt Bác trồng, phiến đá Bác thường nằm nghỉ trưa... ATK là nơi ghi lại nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Ngày 6/12/1953, tại đồi Tỉn Keo, Bộ Chính trị BCH TW đã họp thông qua kế hoạch tác chiến - tấn công chiến lược Ðông Xuân 1953- 1954 để làm nên chiến thắng Ðiện Biên Phủ lẫy lừng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ của dân tộc. Nhiều sắc lệnh quan trọng của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được ký ban hành tại đây, trong đó có luật về nghĩa vụ quân sự, sắc lệnh tổng động viên... về giảm tô và cải cách ruộng đất... Thủ đô ATK cũng là nơi diễn ra các hoạt động ngoại giao của nước ta thời ấy.Năm 1990 tại đồi Tỉn Keo, tỉnh Thái Nguyên đã xây bia tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, phòng trưng bày di tích lịch sử, nhà khách... Tại trung tâm xã Phú Ðình cũng đã xây dựng nhà truyền thống, giới thiệu trưng bày nhiều hiện vật quý. (Hình 14)Bên cạnh các di tích chính như đồi Tỉn Keo, Khuôn Tát, Nà Nom... cụm di tích ATK còn nhiều địa danh đi vào lịch sử như: đèo De, núi Hồng, nhà ông Cao Nhật - một trong những cơ sở cách mạng đầu tiên của Xứ ủy Bắc Kỳ thời kỳ 1939 -1945; rừng Mấn - nơi đặt trạm liên lạc của Xứ uỷ Bắc Kỳ và là nơi mở lớp huấn luyện chính trị, quân sự của Ðảng, đồng chí Trường Chinh, Tổng bí thư của Ðảng khi đó và đồng chí Hoàng Quốc Việt từng qua lại hoạt động ở đây; chùa Mai Sơn - nơi Xứ uỷ Bắc Kỳ đặt nhà in đặc biệt, in báo Cờ giải phóng và nhiều tài liệu quan trọng; đình Kha Sơn - nơi thành lập chính quyền cách mạng đầu tiên của xã... Tất cả những di tích lịch sử này đều đã được xếp hạng quốc gia.
(hình 15 bảo tàng)
4.2.Nhà tưởng niệm Hồ Chí Minh trên đỉnh Đèo De
(hình 16)
Công trình toạ lạc trên một quả đồi Bát úp (hình con rùa) tại địa phận xóm Đèo De, áp lưng vào Núi Hồng (một trong những địa danh ATK quan trọng trong thời kháng chiến chống Pháp tại Định Hóa, Thái Nguyên). Nơi đây là khu vực giáp ranh 2 tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, cách lán Nà Lừa (Tân Trào) 3,5km. Công trình nằm trong quần thể di tích nơi Bác Hồ từng ở, làm việc tại Khuôn Tát với Nhà trưng bày bảo tàng ATK Định Hóa và di tích Tỉn Keo nơi Bác chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị ngày 6/12/1953, quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
Nhà lưu niệm tọa ở thế “tứ linh”, lưng tựa núi hổ ngồi, mặt hướng ra núi voi phủ phục. Từ chân núi, lên đến khu chính của nhà lưu niệm có 194 bậc. 194 bậc được chia làm hai đoạn, ở giữa có chiếu nghỉ. Đoạn một là 115 bậc, tượng trưng cho kỷ niệm 115 năm ngày sinh của Người (19/5/1890-19/5/2005). Đoạn hai có 79 bậc ở phía trên tượng trưng cho tuổi thọ của Người...”.
Cả khu vực Tỉn Keo đều là địa bàn hoạt động của Bác Hồ. Đặt chân đến đâu cũng thấy dấu chân của Người. Vì vậy mà nhiều người dân sống ở khu vực này vẫn tự hào với nhau rằng, những câu thơ hay nhất của nhà thơ Tố Hữu viết về Người như “Nhớ Người những sáng tinh sương/ Ung dung yên ngựa trên đường suối reo/ Nhớ chân Người bước lên đèo/ Người đi rừng núi trông theo bóng người...” không chỉ là hình ảnh quen thuộc của Người ở Việt Bắc, mà cũng chính là hình ảnh của Bác Hồ khi sống, làm việc tại Tỉn Keo, ATK, Định Hóa, Thái Nguyên.
4.3 Lán Tỉn Keo
(hình 17)
Nằm trên đồi tỉn Keo thuộc xóm Nà lọm- xã Phú Đình. Đồi Tỉn Keo còn có tên gọi là chân Đèo De hoặc Khuôn Tát ngoài. Nơi đây trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc nhiều lần:
- Lần thứ nhất: Từ 5/4/1948 đến ngày 1/5/1948
- Lần thứ hai: Từ ngày 25/5/1948 đến ngày 12/9/1948
- Lần thứ ba: Cuối 1953.
Tại đây các đồng chí lãnh đạo cao cấp thường xuyên đến làm việc với Bác Hồ, ở đây cũng diễn ra nhiều cuộc họp của thường vụ Trung ương Đảng. Đặc biệt vào đêm 6/12/1953 chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng để thông qua kế hoạch tác chiến Đông- Xuân 1953-1954, hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Nơi đây vẫn còn căn lán nhỏ đơn sơ. Cây râm bụt Bác trồng cành lá dẫu khẳng khiu vẫn ngày ngày trổ hoa. Những nét quen thuộc như vẫn có hình bóng Bác. Đứng tại căn lán này nhìn xung quanh khung cảnh núi rừng thật hùng vĩ, như một bức tường bao vững chắc để bảo vệ ATK.
4.4.Bến Bình Ca
Bến Bình Ca, nơi Bác Hồ đã từ đây để về Đền Hùng giao nhiệm vụ cho Đại đoàn Quân tiên phong về tiếp quản Thủ đô vào tháng 10/1954, là điểm huyết mạch giao thông quan trọng nối liền Tuyên Quang – Thái Nguyên và chiến khu Việt Bắc suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.
Trận địa Bình Ca được giao cho Trung đội 12, Đại đội 4 do đồng chí Vũ Xuân Vinh làm Đại đội trưởng, đồng chí Vũ Phương làm Trung đội trưởng. Trung đội 10, Đại đội 4 do đồng chí Ngô Thế Nùng làm Trung đội trưởng là lực lượng dự bị sẵn sàng tiếp ứng, tăng cường cho trận địa. Xác định Bình Ca là vị trí chiến lược quan trọng trong việc bảo vệ căn cứ địa cách mạng, trung đoàn đã tăng cường cho trận địa một số vũ khí như súng trường, lựu đạn và được ưu tiên cấp một khẩu bazôca để bắn tàu chiến địch.
(hình 18)
4.5 Lán Khuôn Tát
Lán Khuôn Tát nằm trên đồi Khuôn Tát thuộc xóm Khuôn Tát- xã Phú Đình. Nơi chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc trong thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở đây 3 lần:
- Lần thứ nhất: Từ ngày 20/11 đến ngày 28/11/1947
- Lần thứ hai: Từ ngày 11/11 đến ngày 7/3/1948
- Lần thứ 3: Từ ngày 5/4 đến ngày 1/5/1948
Cách Lán Khuôn Tát không xa là một căn hầm nhỏ, nhưng tương đối chắc chắn và thoáng mát, tiện lợi. Là căn hầm Khuôn tát, nơi tránh bom, tránh đạn và máy bay trinh thám của địch...
Trên con đường nhỏ vào căn lán Khuôn Tát, du khách đi ngang qua một bãi đất rộng nằm dưới chân cây đa xum xuê bóng mát. Có tên rất gẫn gũi "Cây đa Khuôn Tát". Hàng ngày Bác vẫn thường ra đây tập thể dục. Dòng suối Khuôn Tát hiền hoà, dịu mát với những bãi đá nhỏ rất đẹp chảy vắt ngang qua con đường vào căn lán của Bác. Chính tại dòng suối này Bác vẫn thường câu cá, cũng như ngày ngày ra đây tắm giặt.
4.6 Di tích Nà Mòn
Từ đầu năm 1947, sau khi rời khỏi thủ đô Hà Nội, hầu hết các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ đều lần lượt chuyển lên ATK Việt Bắc, trong đó có ATK Định Hoá và một số địa phương khác của Thái Nguyên. Cơ quan trung ương Đảng và Tổng bí thư Trường Chinh chuyển đến ở và làm việc tại Nà Mòn- xã Phú Đình- huyện Định Hoá(Thái Nguyên). Đồng chí Trường Chinh đã ở và làm việc ở đây trong những năm 1949, 1952-1953.
Để giữ gìn an toàn tuyệt đối cho ATK, tất cả các cơ quan Đảng, nhà nước, các đoàn thể…không bao giờ ở một địa điểm cố định và lâu dài mà phải thường xuyên di chuyển và mỗi lần di chuyển không được phép để lại dấu ấn theo tinh thần “Lai vô ảnh, khứ vô hình”. Và do vậy cùng với năm tháng chiến tranh, nhu cầu sống cộng với sự khắc nghiệt của khí hậu nên toàn bộ các di tích về ATK chỉ còn là những địa danh, chỉ còn trong kí ức của các nhân chứng lịch sử.
Lán Nà Mòn được phục hồi tôn tạo trên nền móng cũ. Đó là nhà sàn rộng 4 gian, lợp lá cọ nằm giữa một khu vườn râm mát. Qua cổng chúng ta bước vào một vườn Mơ xanh lá. Mùa xuân quanh nhà nở đầy hoa Mơ trắng. Phía sau nhà sàn là một đồi cây. Khi đồng chí Trường Chinh ở đây có 1 hào nhỏ được đào xuyên qua đồi ra con suối ở phía sau. Căn nhà sàn rộng rãi và thoáng mát, gian ngoài cùng là bếp, gian trong cùng là nơI ở và làm việc của Tổng bí thư Trường Chinh. ở đây có kê 2 chiếc giường nhỏ…hai đầu nhà sàn là 2 cầu thang lên xuống tiện lợi..
Qua cổng di tích, ở bên tay phải là một tấm bia giới thiệu. Tìm hiểu di tích để thấy được cuộc sống giản dị, mộc mạc và những tháng năm kháng chiến gian khổ của người chiến sỹ cách mạng…
4.7 Di tích cơ quan Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam
Địa điểm di tích Cơ quan Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam (1949-1954) thuộc xóm Bảo Biên, xã Bảo Linh, huyện Định Hoá. Di tích nằm trong một thung lũng nhỏ hẹp, bao quanh là núi rừng rất kín đáo, tiện lợi cho việc giữ bí mật nhưng cũng thuận lợi cho việc liên lạc đI các hướng. Từ đây có thể đi Chợ Chu, xuống Thái Nguyên, lên Chợ Đồn (Bắc Kạn), sang Sơn Dương (Tuyên Quang) một cách dễ dàng.
Di tích gồm 2 điểm chính là nơi ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp kiêm văn phòng Quân uỷ và văn phòng Bộ Tổng tư lệnh.
Nơi ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và văn phòng quân uỷ nằm trên đồi Đỏn Mỵ nhìn ra phía trước theo hướng Đông nam là cánh đồng Bảo Biên, có đường ô tô chạy qua. Cắt ngang phía trước ngay sát di tích là con đường làng mới mở. Xung quanh là nhà dân. Phía sau là dãy núi Lai Hiệp nối liền với dải núi Hồng hùng vĩ.
Khu vực văn phòng Bộ Tổng tư lệnh năm trên dải đồi thấp, cách nơI ở của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khoảng 700m về hướng Đông nam, xung quanh là rừng cọ, vầu.
Cùng với thời gian và những năm tháng chiến tranh, di tích chỉ còng lại những nền móng cũ. Trên cơ sở những địa danh và kí ức của những nhân chứng lịch sử, tại di tích đã khôi phục và dựng lên một căn lán nhỏ. Phía trước di tích có dựng bia, trên đó có đề “Di tích kháng chiến, Cơ quan Quân uỷ, Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam..” Bia được hoàn thành vào ngày kỉ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/2004.
Bảo Biên là trung tâm đầu não quân sự của Đảng ta. TạI đây Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với Quân uỷ và Bộ Tổng tư lệnh xây dựng các kế hoạch quân sự quan trọng trình lên Thường vụ Trung ương Đảng, Hồ Chủ Tịch phê duyệt, chỉ huy và chỉ đạo nhiều chiến dịch lớn, trong đó có chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Bảo Biên có 1 vị trí quan trọng trong lịch sử kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta.
4.8 Nhà tù Chợ Chu
Nhà tù Chợ Chu được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia tại Quyết định số: 253- Bộ VHTT 25/2/1998
Di tích nhà tù Chợ Chu nằm trên đồi cao ở xóm Vườn Rau, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. Năm 1889 thực dân Pháp chiếm đóng đã xây dựng đồn bốt. Năm 1894 chúng đặt cơ quan đại lý cai trị vùng này. Đến năm 1916 tiến hành xây dựng nhà tù.
Nhà tù Chợ Chu ban đầu được làm bằng tre, gỗ, đơn sơ, chủ yếu giam tù thường phạm. Nhà tù Chợ Chu giam giữ các chiến sỹ yêu nước tham gia cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên (1917) và khởi nghĩa Yên Bái(1930). Năm 1940 cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ, bị thực dân Pháp đàn áp dã man, nhiều chiến sỹ cách mạng và thân nhân bị bắt và đem về giam giữ tại nhà tù Chợ Chu. Đến năm 1942 nhà tù được xây dựng lại kiên cố, bằng gạch ngói, xi măng, có thể giam giữ 200 người một lúc...
Cuối năm 1944 tình hình cách mạng nước ta phát triển mau lẹ, Trung ương Đảng chủ trương lấy cán bộ ở các nhà tù ra để xây dựng lực lượng, chi bộ nhà tù Chợ Chu đã nhất trí cử 12 đồng chí vượt ngục. Được sự chỉ đạo chặt chẽ của Xứ uỷ và tổ chức khôn khéo, bí mật của các đồng chí trong tù, ngày 2/10/1944 các đồng chí đã vượt ngục thành công xây dựng được một vùng căn cứ địa hết sức quan trọng ở huyện Định Hoá, Đại Từ (Thái nguyên) và Sơn Dương (Tuyên Quang). Thành lập cơ quan chỉ huy chiến khu Nguyễn Huệ do đồng chí Song Hào làm bí thư, xây dựng căn cứ đón Bác Hồ và Trung ương Đảng về Tân Trào lãnh đạo toàn dân ta khởi nghĩa giành chính quyền 8/1945 thành công.
Di tích nhà tù chợ Chu, biểu tượng sinh động của người chiến sỹ cách mạng nguyện hiến dâng cuộc sống, chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc. Trong nhà tù Chợ Chu nhiều đồng chí đã nêu cao tấm gương sáng về tinh thần học tập, trưởng thành qua thực tiễn đấu tranh bất khuất, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Chương III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.Sơ lược về phương pháp nghiên cứu
1.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các di tích lịch sử.
1.2.Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên tại các tỉnh Bắc Cạn,Cao Bằng,Tuyên Quang và Thái Nguyên.
2.Kế hoạch nghiên cứu
2.1.Sử dụng phương pháp trực quan
Quan sát trên thực tế để tìm hiểu các khu di tích lịch sử ở nơi mính sống và học tập,khi có dịp đi tham quan các khu di tích này.
2.2.Phương pháp lý luận
Dựa trên tài liệu thu thập được qua các trang báo ,trang mạng điện tử,qua sách và tài liệu lịch sử.
2.3.Phương pháp điều tra nghiên cứu
Nghiên cứu về các khu di tích lịch sử để tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử và để dưa ra các hướng để bảo tồn các khu di tích lịch sử đó.
Chương IV:Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ AN TOÀN KHU Ở MIỀN BẮC
1.Ý nghĩa lịch sử
Các khu di tích lịch sử văn hoá cách mạng có giá trị rất to lớn.Như giá trị giáo dục truyền thống,các di tích lịch sử nhắc nhở chúng ta phải nhớ về cội nguồn ,về lịch sử dân tộc Việt Nam.
Bên cạnh đó các di tích lịch sử còn mang ý nghĩa là giáo dục tinh thần yêu nước ,tinh thần yêu nước kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân tộc ta,là tinh thần nuôi sống dân tộc và cũng là sợi chỉ xuyên suốt lịch sử dân tộc ta.
Các khu di tích lịch sử còn có giá trị du lịch rất lớn ,ngày càng có nhiều du khách đến để tham quan ,tìm hiểu lịch sử của các khu di tích lịch sử.
2.Định hướng phát triển khu di tích an toàn khu ở Miền Bắc
Tìm hiểu về di tích lịch sử – văn hoá là tìm về cội nguồn của dân tộc để kế thừa và phát huy, góp phần làm đẹp thêm truyền thống văn hoá. Những di tích ấy sẽ trở nên có ý nghĩa hơn nếu chúng ta đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích từng lớp văn hoá chứa đựng trong nó để góp phần hiểu sâu hơn về cội nguồn dân tộc để giữ gìn, bảo tồn những tinh hoa văn hoá, truyền thống đạo đức, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đó kết hợp hài hoà giữa quá khứ, hiện tại và hướng tới tương lai.
Trải qua bao nhiêu thế hệ, với những biến cố thăng trầm của lịch sử và xã hội, đã khiến cho nhiều di tích lịch sử – văn hoá quý giá bị huỷ hoại dưới bàn tay vô tình hay hữu ý của con người, thêm vào đó là sự khắc nghiệt của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và chiến tranh đã tàn phá nặng nề khiến cho nhiều di tích lịch sử – văn hoá ở Hà Nội nói riêng, cũng như trong cả nước nói chung bị thu hẹp, đổ nát và xuống cấp nghiêm trọng hoặc bị phủ một lớp rêu phong vì sự lãng quên của con người.
Trong những năm gần đây, hoà chung với xu thế phát triển của đất nước, các di tích lịch sử - văn hoá dần dần được phục hồi, tôn tạo và phát huy tác dụng. Lễ hội được bảo lưu và ngày càng trở nên có ý nghĩa và thiết thực hơn. Người ta thừa nhận rằng chính các di tích lịch sử - văn hoá đã và đang đóng góp phần nhỏ bé vào sự hoàn thiện con người, đưa con người tới một cuộc sống tốt đẹp hơn và hướng người ta trở về với cội nguồn, ngược dòng lịch sử, trở về quá khứ, không lãng quên quá khứ mà trái lại biết trân trọng những thành quả vật chất và tinh thần của quá khứ. Từ đó kế thừa, khai thác phục vụ những mục đích hiện tại của con người.
Bảo vệ di sản văn hóa là tăng cường niềm tự hào về truyền thống dân tộc, là sự bảo đảm cho mối dây thiêng liêng nối liền quá khứ với hiện tại và tương lai, từ đó hình thành nên một yếu tố văn hóa quan trọng tham gia vào sự phát triển bền vững của đất nước. Nhiệm vụ này không chỉ là trách nhiệm của một tổ chức, một cá nhân nào, mà là sự quan tâm, cùng chung tay góp sức của toàn xã hội.
Trong những vấn đề cấp bách trong sự nghiệp xây dựng nền văn hoá ở nước ta là công tác bảo tồn, trùng tu và khai thác những giá trị văn hoá còn ẩn chứa bên trong các di tích lịch sử - văn hoá. Chúng ta luôn phải có ý thức bảo vệ, nghiên cứu những viên ngọc quí giá của cha ông để lại. Gìn giữ cho hiện tại và tương lai, kế thừa những tinh hoa, những truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, phù hợp với đường lối của Đảng và nhà nước là xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Với trình độ khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, chúng ta có thể xây dựng những công trình hiện đại và đồ sộ, song để phục dựng các di tích lịch sử đã biến dạng hoặc biến mất trở lại với nguyên trạng là rất khó khăn. Ðể giải quyết tình trạng này, Nhà nước đã ban hành và sửa đổi Luật Bảo vệ di sản văn hóa, các địa phương cũng đã đưa ra những quy định để bảo vệ các di tích.
Luật Bảo vệ di sản văn hóa đã quy định, di sản văn hóa là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại và nghiêm cấm các hành vi vi phạm di tích lịch sử văn hóa và ghi rõ: Bảo vệ di sản văn hóa không chỉ là nghĩa vụ mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức xã hội để giữ gìn vốn tài sản quý giá đó cho con cháu đời sau. trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sự tàn phá của thời gian và của bom đạn trong chiến tranh, nhiều di tích lịch sử cổ kính đã bị hủy hoại hoặc xuống cấp.
Mở rộng xây dựng và tu bổ các công trình lịch sử sao cho kêt cấu hạ tầng ngày càng khang trang to đẹp văn minh hơn.
Để làm được như vậy đồi hỏi phải có sự quan tâm chỉ đạo và đấu tư nhiều hơn nữa của các nghành ,các cấp lãnh đạo của từng địa phương,sự lỗ lực phấn đấu của các nghành ,đội ngũ cán bộ quản lý các khu di tích lịch sử này.
Qua đó vừa xây dựng và tu bổ các khu di tích lịch sử vừa có thể đưa các khu di tích lịch sử trở thành tâm điểm du lịch của khách trong nước và nước ngoài, có các di tích lịch sử góp phần tạo điều kiện phát triển kinh tế của vùng và kinh tế của cả nước.
C.PHẦN KẾT LUẬN
Chương V:PHẦN KẾT LUẬN
1.Kết luận
Tìm hiểu về di tích lịch sử – văn hoá là tìm về cội nguồn của dân tộc để kế thừa và phát huy, góp phần làm đẹp thêm truyền thống văn hoá.Các khu di tích lịch sử mang ý nghĩa lịch sử to lớn.Chúng ta là những thế hệ kế thừa những truyền thống văn hóa dân tộc để giữ gìn, bảo tồn những tinh hoa văn hoá, truyền thống đó chúng ta cần có những chính sách bảo tồn,tu bổ các khu di tích, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Mở rộng xây dựng và tu bổ các công trình lịch sử sao cho kêt cấu hạ tầng ngày càng khang trang to đẹp văn minh hơn.Xây dựng và tu bổ các khu di tích lịch sử vừa có thể đưa các khu di tích lịch sử trở thành tâm điểm du lịch của khách trong nước và nước ngoài, có các di tích lịch sử góp phần tạo điều kiện phát triển kinh tế của vùng và kinh tế của cả nước.
2.Danh mục tài liệu tham khảo
2.1 www.google.com.vn
2.2 Báo Viet Nam net
2.3 www.tailieu.vn
2.4 Sách lịch sử Việt Nam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2737873 ti nghin c7913u khoa h7885c.doc