Đề tài Tìm hiểu về cây nha đam

MỤC LỤC Chương 1 - TỔNG QUAN 1.1 GIỚI THIỆU 1.2 NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC TÍNH THỰC VẬT CỦA CÂY NHA ĐAM 1.2.1 Nguồn gốc 1.2.2 Đặc tính thực vật 1.3 PHÂN LOẠI 1.3.1 Aloe Barbadensis 1.3.2 Aloe Perryi (Aloe perryi Baker) 1.3.3 Aloe Ferox 1.3.4 Aloe Aborecens 1.4 THÀNH PHẦN HÓA HỌC LÁ NHA ĐAM 1.5 TÌNH HÌNH PHÂN BỐ NHA ĐAM 1.5.1 Trên thế giới 1.5.2 Tại Việt Nam Chương 2 - THU HOẠCH NHA ĐAM 2.1 CÁC YẾU TỐ TRƯỚC THU HOẠCH ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NHA ĐAM SAU THU HOẠCH 2.1.1 Yếu tố thời tiết 2.1.2 Các yếu tố gieo trồng 2.2 THỜI ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP THU HOẠCH Chương 3 - CHẾ BIẾN NHA ĐAM VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ NHA ĐAM 3.1 Thiết bị sử dụng trong chế biến nha đam 3.2 Các sản phẩm từ nha đam 3.2.1 Sản phẩm đi từ gel nha đam 3.2.2 Sản phẩm đi từ nha đam nguyên lá Chương 4 - DƯỢC TÍNH CỦA NHA ĐAM PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5320 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về cây nha đam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được thu gom lại, mục đích để tận thu aloin 24 Hình 2.6 - Nhựa Aloin chảy ra khi thu hoạch lá nha đam 24 Hình 3.1 - Máy lấy fillet lá nha đam 25 Hình 3.2 - Một số sản phẩm từ nha đam 29 Hình 3.3 - Thạch nha đam đóng lon 29 Hình 3.4 - Quy trình công nghệ sản xuất thạch nha đam đóng lon 30 Hình 3.5 - Nước nha đam dạng đục đóng lon 31 Hình 3.6 - Sơ đồ khối quy trình công nghệ sản xuất nước nha đam đục 32 Hình 3.7 - Mứt jam nha đam 33 Hình 3.8 - Sơ đồ khối quy trình công nghệ sản xuất mứt jam nha đam 34 Hình 3.9 - Bột nha đam 35 Hình 3.10 - Sơ đồ khối quy trình công nghệ sản xuất bột nha đam 36 TỔNG QUAN GIỚI THIỆU Một trong những dược thảo đã vượt được hàng rào ngăn cách giữa đông và tây y, để được mọi ngành y học cùng sử dụng... là nha đam (Lô hội). Ngay cả Hoa Kỳ, vốn được xem là một nước ít đẩy mạnh việc dùng thảo dược để chữa bệnh, cũng đã dùng nha đam trong nhiều dược phẩm và mỹ phẩm. Hơn nữa, nhiều nhà nghiên cứu Mỹ đã phải khuyên dân Mỹ là mỗi nhà nên trồng… một cây để vừa làm cảnh vừa làm thuốc và dùng khi cần cấp cứu vì phỏng. Hình 1.1 - Nha đam Nha đam còn được gọi là cây Lô hội, tên khoa học là Aloe vera hoặc Aloe barbadensis, thuộc họ Aloeaceae (Liliaceae). Tên Aloe vera được chính thức công nhận bởi Quy ước quốc tế về danh xưng thực vật (International rules of botanical nomenclature), và A. barbadensis được xem là một tên đồng nghĩa. Tuy nhiên, trong danh mục cây thuốc của Tổ chức y tế thế giới (WHO), Aloe được xem là tên chung của khá nhiều loài khác nhau như Aloe chinensis, A. elongata, A. indica… Ngoài ra, một loài Aloe khác, Aloe ferox cũng được chấp nhận là một cây cung cấp nhựa Aloe. Mỹ gọi cây Aloe vera dưới tên “Curacao Aloes”, còn Aloe ferox dưới tên “Cape Aloes”. Người Pháp gọi dưới những tên : Aloe de Curacao, Aloe du Cap. Đông y gọi là Lô hội. WHO cũng liệt kê tên gọi của Lô hội tại các nước với 78 danh xưng khác nhau… Tại nước ta, Aloe vera được gọi là Lô hội hoặc Nha đam, Lưỡi hổ, Tương Đam, Du Thông, … NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC TÍNH THỰC VẬT CỦA CÂY NHA ĐAM Nguồn gốc Từ xa xưa con người đã xem nha đam như một loại thảo dược. Trong các tài liệu cổ xưa của người Sumeri viết bằng chữ hình nêm trên các phiến đá nung được người ta tìm thấy ở thành phố Nippur cách đây vào khoảng 2200 năm trước Công Nguyên cho thấy người cổ xưa đã biết sử dụng các loại lá cây nha đam làm thuốc tẩy xổ. Sách thuốc cổ Ai Cập (3500 năm trước Công Nguyên) đã chỉ dẫn cách dùng nha đam để trị nhiễm trùng, các bệnh ngoài da và làm thuốc nhuận trường, trị táo bón… Nha đam đã được vẽ và mô tả trên các bản văn làm bằng đất sét tại Mesopotamia từ năm 1750 trước Công Nguyên như một cây thuốc. Tên “Aloe’’ có thể phát xuất từ chữ Ả Rập “Alloeh’’ với ý nghĩa là một “chất đắng và óng ánh”. Nha đam là một cây thuốc, không thuộc loại ma túy, nhưng đã gây ra cả một cuộc chiến tranh: Khi Đại đế Alexander chinh phục Ai Cập vào năm 332 trước Công Nguyên, ông đã nghe nói đến một cây thuốc có khả năng trị vết thương thần kỳ tại một hòn đảo tên là Socotra, ngoài khơi Somalia, và để lấy cây này về làm thuốc cho quân của mình, đồng thời ngăn chặn địch quân không cho họ chiếm được cây thuốc này, ông đã gửi hẳn một đoàn quân đi chiếm hòn đảo (có lẽ là Madagascar ngày nay) và cây này chính là nha đam. Trên các văn tự cổ xưa và các bằng chứng trên vách đá đền đài, trong các sách vở y khoa của người Ba Tư cổ, người Ả Rập, La Mã, Ấn Độ, các bộ lạc ở Châu Phi, Châu Mỹ… đã chứng minh cây nha đam được sử dụng để chữa bệnh tật, tăng cường sinh lực và làm đẹp da. Trên các vách đá của Kim Tự Tháp đã tìm thấy một số tư liệu, hình ảnh về việc Nữ Hoàng Ai Cập nổi tiếng là Merfertiti và Cleopatra đã sử dụng loài dược thảo này để chăm sóc và bảo vệ nhan sắc của mình. Vào khoảng 400 năm trước công nguyên, nhựa nha đam và lá nha đam khô đã được bán sang Châu Á. Vào khoảng 50 năm trước công nguyên, Clesins một thầy thuốc người Hy Lạp đã sử dụng nhựa nha đam làm thuốc tẩy. Kể từ đó, nha đam đã được giới y học quan tâm và dùng rộng rãi trong đông y lẫn tây y. Người Trung Quốc gọi nha đam là lô hội vì lô là đen, hội là tụ lại, kết lại. Lô hội có nghĩa là cây cho nhựa đen. Lô hội được sử dụng ở Trung Quốc vào khoảng thế kỷ từ 7 đến 8 đời Tùy - Đường. Các thầy thuốc Trung Quốc đã dùng nha đam để chữa bệnh sốt cao, co giật ở trẻ em và họ còn dùng nha đam làm thuốc tẩy xổ. Vào thế kỷ thứ 17, nha đam đã được người Tây Ban Nha xuất sang Châu Mĩ và ở đây là khu vực sản xuất chính cây nha đam rồi xuất khẩu sang Châu Âu. Năm 1720, cây nha đam được Cart Von Linne mô tả và đặt tên Aloe Vera Linne, tên đó đã thành tên khoa học của nha đam và được giới khoa học công nhận cho đến nay. Năm 1820, nha đam chính thức được công nhận trong từ điển Mỹ với tên là lô hội có tác dụng tẩy xổ và bảo vệ da. Tuy nha đam có nguồn gốc từ châu Phi, nhưng sau đó đã được đưa sang trồng tại châu Mỹ, nhất là vùng West-Indies và dọc bờ biển Venezuela. Trong thế kỷ 19, đa số Aloe xuất cảng sang châu Âu đều từ các đồn điền tại West-Indies thuộc địa của Hà Lan (tại các đảo Aruba và Barbados), qua hải cảng Curacao, nên được gọi là Curacao Aloe, Barbados Aloe… Các Aloe của châu Phi như Cape Aloe, Uganda Aloe, Natal Aloe… được gọi chung dưới tên thương mãi Zanzibar Aloe. Đầu thế kỷ 20, người Pháp cũng đã đem nha đam vào trồng ở nước ta, nhất là tại Phan Rang, Phan Thiết để lấy nhựa Aloe xuất sang châu Âu cho đến sau thế giới chiến tranh lần thứ hai thì không xuất được nữa nên Aloe vera trở thành cây hoang dại tại Ninh Thuận và Bình Thuận. Trong những năm gần đây, khi tái phát minh những dược tính quý giá của nha đam thì Hoa Kỳ đã trồng khá nhiều Aloe vera tại Florida, Texas và Arizona do ở nhu cầu chất gel Aloe để làm mỹ phẩm tăng cao. Khoảng 10 năm trở lại đây thì phong trào trồng nha đam để xuất khẩu lớn mạnh ở nước ta, tại hai tỉnh mà cây phát triển tốt nhất (Ninh Thuận, Bình Thuận). Đặc tính thực vật Cấu tạo sinh học Hình 1.2 - Cấu tạo sinh học cây nha đam Nha đam thuộc loại cây nhỏ, gốc thân hóa gỗ, ngắn. Thường thì sự tăng chiều dài than nha đam diễn ra rất chậm nên mặc dù cây nha đam đã trưởng thành nhưng phần trên của cây vẫn còn nằm rất gần mặt đất. Thân cao tối đa cũng chỉ khoảng 60-100cm. Hình 1.3 - Thân nha đam Lá dạng bẹ, không có cuống lá, mọc vòng rất sát nhau, màu từ lục nhạt đến lục đậm. Lá mọng nước, mép lá có răng cưa thô như gai nhọn, độ cứng tùy theo loại, mặt trên của lá lõm có nhiều đốm không đều, lá dài từ 30 - 60 cm. Lá nha đam có cấu tạo gồm ba lớp: (a) - Lớp vỏ bên ngoài màu xanh, khá dày; (b) - Lớp tế bào nằm phía trên các bó mạch vận chuyển, chứa chất sáp màu vàng với hàm lượng cao của aloin và các anthraquinone tương tự; (a) – Lớp trong cùng là một khối nguyên phi lê, gồm các tiểu cấu trúc lục giác chứa dịch lỏng của phi lê. Nó chính là gel Aloe vera. Hình 1.4 - Lá nha đam Hình 1.5 - Cấu tạo lá nha đam Nha đam phát hoa ở nách lá. Cuống hoa có thể dài đến 1 m, mang rất nhiều hoa mọc rũ xuống, với 6 cánh hoa dính nhau ở phần gốc, 6 nhị thò. Tùy thuộc vào loài nha đam mà màu sắc cuarhoa sẽ khác nhau (đỏ, vàng, …). Quả nha đam thuộc loại quả nang, chứa nhiều hột. Hình 1.6 - Hoa nha đam Hình 1.7 - Quả nha đam Điều kiện sinh trưởng Aloe vera là một loài thực vật có lá mọng nước, thích nghi chủ yếu tại các khu vực khô cằn và bán khô hạn và không chịu được ngập úng hay thời tiết lạnh. Loài thực vật này có thể đạt đến chiều cao khoảng 90cm. Nó thường nở hoa trong mùa hè. Aloe vera thường được trồng trong nhà hoặc ngoài trời. Aloe có thể chịu đựng tình trạng hạn hán khắc nghiệt, có thể sống được ở những nơi núi đá và các khu vực ít mưa. Aloe vera có khả năng chống chọi với hầu hết các loài gây hại, ngoại trừ vài loài côn trùng. Một cây lô hội có thể trưởng thành trong một năm với khí hậu lý tưởng, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, cung cấp đầy đủ nước, chất dinh dưỡng cho đất,…Thu hoạch có thể bắt đầu năm thứ hai đối với lá đã đạt đến độ trưởng thành 1-3 tháng/lần. Cây nha đam đạt chuẩn thu hoạch yêu cầu: ba lá của khoảng 1kg và dài 50-75 cm (20 - 30 inch), được thu hoạch 3-4 lần/năm (Danhof, 1987). Nha đam được nhân giống bằng phương pháp vô tính. Ðể tăng hệ số nhân giống, có thể cắt bỏ đọt cây mẹ. Một năm sau xung quanh cây mẹ sẽ xuất hiện mấy chục cây con. Khi cây con lớn chừng 10 cm, ta tách cây con đem vào vườn ươm, chăm sóc cây lớn khoảng 15 - 20 cm chúng ta lấy đem trồng. Cây nha đam có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân và mùa thu, vì đây là thời gian cây nha đam con có thể phục hồi và phát triển nhanh nhất. Cách trồng: Ðào cây con từ vườn ươm (khi đào nên cẩn thận, lấy được càng nhiều rễ càng tốt, nhằm thu ngắn thời gian hồi sức của cây con ). Sau đó, trồng theo rãnh, với mật độ: Cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 80 cm, như vậy số lượng cây giống khoảng 30 – 50 000 cây/ha. Hình 1.8 - Cây nha đam con Sâu bệnh thường gặp ở nha đam Aloe vera là loài cây dễ bị sâu bệnh tấn công và thường bị mắc những căn bệnh thường gặp ở các loài xương rồng và mọng nước. Rệp sáp là những loài gây hại chủ yếu của lô hội. Nó trông giống như một đốm trắng trên cây. Có thể diệt được rệp sáp bằng xà phòng diệt côn trùng không độc hại. Họặc cũng có thể gỡ bỏ bằng tay với một tăm bông nhúng vào rượu. Một vấn đề thường gặp nữa là bệnh thối gốc do thoát nước kém. Hình 1.9 - Rệp sáp phá hại nha đam Ve trên nha đam (Aloe mite) – Eriophyes aloinis gây thiệt hại nghiêm trọng và có thể sống trên một số loài Aloe. Ve giống hình con sâu rất nhỏ và lây lan chủ yếu do gió hoặc bằng cách tiếp xúc, phá hoại, gây bất thường tăng trưởng không kiểm soát được trên lá và hoa. Việc tăng trưởng của nha đam bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các con ve, nó sẽ tiết ra một chất giống như hormone tăng trưởng để bảo vệ nó. Đối với những loài aloe có thể chịu được khí hậu lạnh giá, nhiệt độ đóng băng sẽ giết chết các con ve. Tuy nhiên kiểm tra các chủng thực vật mới, vệ sinh tốt và xử lý những loài thực vật bị nhiễm bệnh hoặc toàn bộ nhà máy là giải pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa các bệnh lây lan. Hình 1.10 - Ve trên cây nha đam Aloe rust là một loại nấm gây bệnh đốm tròn màu nâu hoặc màu đen trên lá lô hội và Gasterias. Đó là một trong số những vấn đề đáng quan tâm trong việc trồng Aloe vera. Màu đen là do quá trình oxy hóa các chất phenolic trong nhựa cây đánh dấu các khu vực bị ảnh hưởng. Sau khi hình thành, các đốm đen này tồn tại vĩnh viễn và làm mất giá trị cảm quan của nha đam, nhưng thường không lây lan. Nấm có thể bị tiêu diệt bằng cách phun thuốc diệt nấm có hệ thống, nhưng đề phòng bệnh này là lựa chọn tốt nhất: không nên để nước đọng trên lá trong dài ngày và tránh lá bị quá ẩm ướt trong thời tiết mát mẻ; sắp xếp nha đam sao cho có nhiều không khí lưu thông và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Hình 1.11 - Nấm gây bệnh trên cây nha đam Aloe scale có thân hình nhỏ, phẳng, là loại côn trùng hình bầu dục với lá chắn màu trắng. Loài côn trùng aloe scale lớn với lá chắn màu nâu đỏ cũng có thể là một vấn đề trên nha đam. Những côn trùng dưới scale hút nhựa từ thực vật. Chúng có thể lây lan virus và các bệnh khác. Côn trùng scale thường sống ở các vùng trên bề mặt lá. Nó thường khá nhạy cảm với thuốc trừ sâu có hệ thống như dựa trên Imidacloprid. Hình 1.12 - Aloe scale trên nha đam Biến đổi của lá nha đam sau thu hoạch +Vật lý: bề mặt nha đam tại vết cắt bị khô lại, lá nha đam có thể bị mất nước nhưng không đáng kể +Hóa học: phản ứng oxi hóa, phản ứng Maillard, phản ứng phân hủy, thất thoát nhựa aloin tại vết cắt +Hóa lý: không đáng kể +Hóa sinh: enzyme vẫn còn hoạt động +Sinh học: côn trùng và một số loài vi sinh vật có thể phát triển. PHÂN LOẠI Trong danh mục cây thuốc của Tổ chức y tế thế giới (WHO), Aloe được xem là tên chung của khá nhiều loài khác nhau. Hiện nay, đã có trên 400 loài Aloe được tìm thấy và mô tả với những hình dạng và kích thước khác nhau, từ những loại có dạng như thân thảo, chiều cao thấp (dưới 20cm) cho đến những loài thân dạng gỗ, cao trên 100cm. Các loài trong chi Aloe rất đa dạng về hình thái, mỗi loài có những đặc điểm về thân, lá, hoa, … khác nhau khá rõ. Danh mục tên các loài trong chi Aloe được trình bày trong phụ lục. Trong trên 400 loài Aloe thì chỉ có 4 loài dưới đây là có giá trị về mặt y học rõ nét nhất: Aloe Barbadensis, Aloe Perryi, Aloe Ferox, Aloe Aborecens và loài thông thường nhất là Aloe Barbadensis. Aloe Barbadensis Loài nha đam này xuất xứ từ vùng Địa Trung Hải, Bắc Phi và quần đảo Canary. Nó thường được trồng ở châu Á, miền nam Châu Âu, Nam Mỹ, Mexico, Aruba, Bonaire, Bermuda, Bahamas, Trung và Nam Mỹ, dễ bị hư hại tại 32oF, có thể sống tốt trên đất bạc màu và vùng đất đá. Hình 1.13 - Aloe Barbadensis Aloe Perryi (Aloe perryi Baker) Aloe Perryi xuất xứ từ Đông Phi. Lá nha đam khô từ loài cây này từ xa xưa đã được sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh. Nó thường sống ở những môi trường có nhiều đá. Hình 1.14 - Aloe Perryi Aloe Ferox Aloe ferox được tìm thấy tại Kwazulu-Natal, đặc biệt là giữa các vùng trung du và bờ biển trong Umkomaas và lưu vực sông Umlaas. Aloe Ferox có thể phát triển đến 10 feet (3,0 m) và có thể được tìm thấy trên những ngọn đồi đá. Loài thực vật này có thể khác nhau về tính chất vật lý tùy thuộc vào điều kiện địa phương. Lá của nó rất dày và nhiều thịt, và có gai màu nâu đỏ bên lề với các gai nhỏ trên bề mặt trên và dưới. Hoa của nó có màu cam hoặc màu đỏ, cuống hoa cao khoảng 2 – 4 feet (0,61 – 1,2 m). Aloe Ferox thích hợp với khí hậu khô nhiệt đới và vùng đất cát. Hình 1.15 - Aloe ferox Aloe Aborecens Aloe Arborescens có nguồn gốc ở bờ biển phía đông nam của lục địa châu Phi, bao gồm các quốc gia của Nam Phi, Malawi, Mozambique và Zimbabwe. Aloe Arborescens thích nghi với môi trường sống khác nhau, môi trường sống tự nhiên của nó thường bao gồm các khu vực miền núi bao gồm cả phần nổi trên mặt đá và rặng núi tiếp xúc. Chiều cao của loài này khoảng từ 2 – 3 mét (6 – 10 feet). Lá của nó được trang bị gai nhỏ dọc theo các cạnh của nó và được sắp xếp theo nơ hoa hồng nằm ở cuối của nhánh lá. Hoa được bố trí trong một cụm hoa dạng gọi là chùm. Hoa có hình trụ, màu đỏ hoặc màu da cam. Hình 1.16 - Aloe Aborecens THÀNH PHẦN HÓA HỌC LÁ NHA ĐAM Hình 1.17 - Sơ đồ miêu tả thịt lá Aloe vera và các bộ phận của nó Lá nha đam chứa 99-99,5% là nước, pH trung bình khoảng 4,5. Phần chất khô còn lại chứa trên 75 thành phần khác nhau bao gồm vitamin, khoáng, enzyme, đường (chiếm 25% hàm lượng chất khô), các hợp chất của phenolic, anthraquinone, lignin, saponin (chiếm 3% hàm lượng chất khô), sterol, acid amin, acid salicylic, … Các enzyme trong nha đam bị phá huỷ ở nhiệt độ trên 70°C. Việc xử lý lá tươi và gel nha đam được thực hiện một cách cẩn thận để đạt được hiệu quả cao. Trong khi xử lý nhiệt, sấy sẽ làm cho hoạt tính enzyme yếu hơn. (Winter và cộng sự, 1981;. Schmidt & Greenspoon, 1991). Bảng 1.1 – Thành phần hóa học của nha đam [7] Nhóm chất Thành phần Vitamin Vit D,A,C,F,B1, B2, B3, B6, B9,B12 Enzyme Amylase, lipase, cacboxy-peptidase,catalase, oxidase Khoáng chất Ca, Mg, K, Na, Al, Fe, Zn Chất đường Glucose, mannose, rhamnose, aldopentose Anthraquinone Aloe emodin (0,05%-0,5%,tính trên hàm lượng anthraquinone trong Aloe Barbadensis ), aloe barbaloin(15%-30% tính trên hàm lượng anthraquinone trong Aloe Barbadensis), isobarbaloin, ester của acid cinnamic Saponin Acid amin Serine, Threonine, Asparagine, Glutamine, Proline, Glycine, Alanine, Valine, Isoleucine, Leucine, Tyrosine, Phenylalanine, Lysine, Histidine, Arginine Hợp chất khác Acid Arachidonic, steroid ( campestrol, cholesterol, -sitosterol,…), gibberillin, lignin, acid salicylic… Thành phần rất quan trọng của nha đam là hai Aloins: Barbaloin và Isobarbaloin. Chúng tạo nên tinh thể Aloin được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực y học. Các Anthraquinone khác có tác dụng sát khuẩn chống lại một số lượng vi khuẩn và nấm, ví dụ: Staphylococci, Streptococcus, vi khuẩn salmonella, Candida albicans và nấm (Steinegger và Hansel, năm 1988; Duke, 1997). Bảng 1.2 - Hàm lượng aloin trong một số loài nha đam [8] Loài Hàm lượng aloin (%) Aloe arborescens 0.602 A.vera 0.266 A.mutabilis 0.123 A.vera var chinensis 0.011 A.saponaria 0.009 A.greenii 0.076 Bảng 1.3 - Thành phần một số hợp chất chủ yếu trong thịt lá nha đam [5] Thành phần Hàm lượng tính trên % chất khô Nguồn tham khảo Phần thịt nguyên Phần dịch gel Polysaccharide - 10-20 Yaron, 1993 30 - Roboz và Haage-Smit, 1948 Đường tan 16.480.18 26.810.56 Femenia, 1999 - 20-30 Yaron, 1993 6.5 - Rowe và Park, 1941 25.5 - Roboz và Haage-Smit, 1948 Protein 7.260.33 8.920.62 Femenia, 1999 2.78 - Roboz và Haage-Smit, 1948 Lipid 4.210.12 5.130.23 Femenia, 1999 4.76 - Acid malic 5.40.85-8.70.3 - Paez el al., 2000 Ca 5.340.14 3.580.42 Femenia, 1999 Na 1.980.15 3.660.07 Femenia, 1999 K 3.060.18 4.060.21 Femenia, 1999 Tro 15.370.32 23.610.71 Femenia, 1999 13.1 - Rowe và Park, 1991 8.63 - Roboz và Haage-Smit, 1948 Bảng 1.4 - Hàm lượng các hợp chất đường có trong aloe gel của loài Aloe Barbadensis [5] Loại đường Hàm lượng trên gel nguyên chất( mol/g) Hàm lượng trên bã đông khô(%) Arabinose 4.23a 4.7a Galactose 3.6 4.3 Glucose 31.3 37.7 Mannose 39.4 47.5 Rhamnose 1.27 1.5 Xylose 4.44 4.4 a Arabinose không thể phân biệt với fucose Bảng 1.5 - Hàm lượng khoáng trên lá Aloe vera tươi [9] Khoáng chất( tính trên lá nha đam tươi ppm) Ca 460 Mg 93 K 85 Na 51 Al 22 Fe 3,9 Zn 1,0 Bảng 1.6 - Hàm lượng các acid amin trong lá Aloe vera[5] Acid amin( tính trên hàm lượng chất khô mol/100g) Serine 224 Threonine 123 Asparagine 344 Glutamine 141 Proline 29 Glycine 67 Alanine 177 Valine 109 Isoleucine 85 Leucine 53 Tyrosine 28 Phenylalanine 43 Lysine 53 Histidine 15 Arginine 449 Bảng 1.7 - Hàm lượng chất khô và polyphenol có trong lá nha đam nguyên liệu [3] Đặc trưng Lá nha đam nguyên liệu Sản phẩm gel nha đam Nguyên lá Gel chứa bên trong Vỏ Hàm lượng chất khô (g/100g) 4.490.14 0.940.03 7.490.06 0.60.01 Tổng hàm lượng polyphenol(acid garlic(GAE)) (mg/100g) 213.21.06 94.90.61 390.85.06 36.42.61 Bảng 1.8 - Một số hợp chất dễ bay hơi trong Aloe Ferox [7] Hợp chất Hàm lượng (%) (trong thành phần chất dầu dễ bay hơi trong lá) 2-Heptanol 7.31 Cyclopentanocecacboxylic acid, ethenyl este 1.33 1-Hexanol, 3-methyl 2.59 2-Hexen, 3,5-dimethyl(2,4-dimethyl)-4-hexan 1.33 2-Heptanol, 5-methyl (5-methyl-2-heptanol) 3.92 7-methyocta-1,3(Z) 5 (E)-trien 1.28 1,3,6-Octatriene (CAS) 23.87 5-isoprenyl-2-methyl-2-vinyltetrahydrofuran (henboxide) 1.16 3-Carene 3.44 1,3-Cyclopentadiene,5 (1-methyl propyliene) 4.07 1,4-Cyclohexadiene,1-methyl (2,5-dihydrotoluene) 3.70 2,4-Decadien-1-ol, (E,E) 7.45 Benzene, 1-methyl-2-(2-propenyl) 3.78 E-3-hexenyl butanoate 1.06 3-Cyclohexene-1-acetaldehyde, ,4-dimethyl (CAS) 9.51 Syn-2-hidroxy-6-methylene-dicyclo[2,2,2] octane 2.28 Bornylene 5.24 Vitispirane 1.16 Theaspirane A 3.23 Theaspirane A* 2.39 2-Tride canone (CAS) 2.52 Bảng 1.9 - Sterol và triterpenoid trong lá Aloe vera [5] Sterol hay triterpenoid Hàm lượng chất khô trong lá ( mol/g) Cholesterol 10.8 Campesterol 12.4 -Sitosterol 148.0 Lupeol 66.1 Hình 1.18 - Hình cấu trúc phân tử một số hợp chất phân tích từ lá Aloe barbadensis Miller [5] Hình 1.19 - Cấu trúc polysaccharide chính trong lá Aloe vera [11] TÌNH HÌNH PHÂN BỐ NHA ĐAM Trên thế giới Nha đam được trồng nhiều ở vùng Trung và Nam Mỹ, Australia và khu vực Trung Hải với khí hậu nóng khô mùa hè và ẩm ướt của mùa đông. Nó cần khí hậu ấm áp và không chịu được khí hậu lạnh 1 Mỹ 2 4 3 5 6 7 8 9 100 Caribe Nam Mỹ Quần đảo Canary Bắc Phi Nam Âu Ai Cập Nam Phi Sri Lanka Miền Nam Trung Quốc Hình 1.20 - Tình hình phân bố nha đam hiện nay trên thế giới . Tại Việt Nam Ở Việt Nam, nha đam có nhiều ở dọc bờ biển Nam Trung bộ, tươi tốt quanh năm. Loại cây này đặc biệt phù hợp với vùng cát ven biển, giỏi chịu được khí hậu khô, nóng. Chính vì vậy, Ninh Thuận, Bình Thuận là vùng đất lợi thế cho nha đam phát triển. Nha đam Ninh Thuận đã có thương hiệu và là khách hàng đặc biệt của các cơ sở thu mua, chế biến như công ty Xuất nhập khẩu Tân Bình, công ty Trang trại thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, nha đam đã được chế biến làm nước ép dinh dưỡng, thạch nha đam, sinh tố nha đam… thích hợp dùng hàng ngày như một loại sản phẩm thiên nhiên bổ ích. Độ cao so với mặt nước biển hợp lý ở Bình Thuận cũng là yếu tố giúp cho việc tạo thành các hoạt chất trong lá nha đam. Chính vì vậy mà hoạt chất trong lá nha đam ở Bình Thuận, Ninh Thuận chiếm tới 26% trong khi các nơi khác chỉ có 15%. Khu vực Tuy Phong, Bắc Bình đã có một số hộ trồng thử nghiệm nha đam với giống cây ở Ninh Thuận, đến nay đã cho thu hoạch với sản lượng khá. Hiện nay nha đam được nhân giống một cách khoa học và trồng ở nhiều nơi trên toàn quốc để cung cấp cho công nghiệp chế biến và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mọi nguời. Nhiều công ty chế biến thực phẩm và nước uống đã đầu tư và khuyến khích các hộ nông dân trồng và phát triển vườn cây nha đam trên bình diện rất lớn để đáp ứng đủ nguyên liệu cho sản xuất. Diện tích đất mỗi công ty đầu tư có thể lên đến hàng trăm hecta. Hiện nay, có trên 400 loài nha đam khác nhau, trong đó nha đam Aloe Vera lá xanh thẫm, bẹ lá to là loại dễ trồng và cho năng suất cao. Giống nha đam Aloe Vera đang được trồng đại trà ở Việt Nam. Hình 1.21 - Cánh đồng nha đam ở Ninh Thuận THU HOẠCH NHA ĐAM CÁC YẾU TỐ TRƯỚC THU HOẠCH ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NHA ĐAM SAU THU HOẠCH Yếu tố thời tiết Aloe vera thích hợp với vùng khí hậu nóng và ít mưa. Nếu trồng cây trong điều kiện mưa nhiều, úng nước sẽ dẫn đến thối rễ, lá, cây chết hàng loạt hoặc chất lượng và sản lượng lá không cao. Các yếu tố gieo trồng -Tưới tiêu: Cây chịu được hạn nhưng lại phát triển tốt trong môi trường có độ ẩm trong đất vừa phải, vì vậy mùa khô hạn phải tưới nước thường xuyên giữ ẩm cho đất.Cây nha đam không chịu được trong điều kiện ẩm ướt quá lâu do đó nếu mưa nhiều thì cần phải tiêu nước cho cây. Nếu đất quá ẩm và nhiệt độ thấp, lá của cây sẽ bị một số loại vi khuẩn gây hại. Trên bề mặt lá xuất hiện nhiều đốm đen ảnh hưởng đến chất lượng lá. -Độ màu mỡ của đất: Cây nha đam không yêu cầu cao về độ màu mỡ của đất, phát triển mạnh ở dạng đất cát và đất cát pha ven biển nơi mà canh tác các loại vây trồng khác kém hiệu quả. Bởi loại đất này thoáng xốp, dễ thoát nước. nếu trồng trên những loại đât khác khả năng thoát nước không tốt dễ dẫn đến thối rễ. -Giống cây trồng: Nha đam có nhiều giống và mỗi giống sẽ cho chất lượng và sản lượng lá khác nhau. Hiện nay ở nước ta trồng giống Aloe Vera cây bẹ lá to, màu xanh thẫm, dễ trồng, kháng bệnh tốt và cho năng suất cao. -Hóa chất sử dụng: Trồng nha đam do thu hoạch lá nên hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học. THỜI ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP THU HOẠCH Thời điểm: khoảng 1-2 năm sau khi trồng nha đam có thể thu hoạch lứa đầu tiên. Phương pháp: -Dụng cụ: dao cắt hình lưỡi liềm. -Tiến hành: Phương pháp thủ công: các lá khỏe mạnh bên ngoài sẽ được thu hoạch bằng cách cắt sát gốc cây ở một góc. Kéo lá cây ra khỏi thân và sau đó cắt ở gốc trắng của lá, có thể tránh hoặc hạn chế được một phần các chất dịch chảy ra ngoài. Thông thường từ 3-5 mùa thu hoạch trong một năm và cắt 3-4 lá ngoài cùng trên một cây. Thường thời gian thu hoạch lên tới năm năm. Sau 1,5 năm sau khi trồng, có thể thu hoạch đến 10-12kg lá/cây/năm. Khoảng 22-24 lá được thu hoạch trên một cây trong một năm. Các lá phải không bị hư hại, nấm mốc, thối, đủ độ lớn và không quá non - đảm bảo các thành phần đã được lá tích lũy đầy đủ. Các thành phần của lá có thể thay đối tùy thuộc khí hậu, mùa vụ và đất. -Vận chuyển: Các lá nha đam sau khi thu hoạch được vận chuyển trong xe lạnh đến nơi chế biến. Khi sắp xếp lá và vận chuyển cần tránh những va chạm cơ học gây gãy, dập lá. Nếu nha đam chưa được đưa vào quy trình chế biến ngay, nó cần phải được giữ ở điều kiện lạnh, nơi khô ráo và tránh ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, thời gian tối đa cũng chỉ là 24 giờ sau thu hoạch. Hình 2.1 - Công nhân thu hoạch nha đam Hình 2.2 - Công nhân đang tiến hành thu hoạch lá Aloe ferox Hình 2.3 - Lá nha đam đã cắt khỏi cây Có hai cách cắt lá: bên trái là cách cắt sâu vào lá, khi cắt aloin sẽ chảy ra nhiều, bên phải là cách cắt thiên về phía gốc, hạn chế việc chảy aloin. Hình 2.4 - Aloin chảy ra ở chỗ vết cắt Hình 2.5 - Lá được thu gom lại, mục đích để tận thu aloin Hình 2.6 - Nhựa Aloin chảy ra khi thu hoạch lá nha đam CHẾ BIẾN NHA ĐAM VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ NHA ĐAM Thiết bị sử dụng trong chế biến nha đam Hình 3.1 - Máy lấy fillet lá nha đam Nguyên tắc hoạt động: Lá nha đam được đặt vào bên trên băng chuyền, sau đó theo băng chuyền tiến tới signal plane (180) . Tại đây sẽ có một cảm biến để nhận biết sự có mặt của lá nha đam. Cảm biến sẽ đưa tín hiệu tới bộ phận điều khiển, sau đó bộ phận điều khiển sẽ điểu khiển lưỡi dao (170) cắt phần đầu của lá. Khi lá nha đam vừa qua khỏi signal plane, tương tự cảm ứng sẽ đưa ra tín hiệu tới bộ phận điều khiển để cắt bỏ phần cuống. Lá nha đam sau đó tiếp tục tiến tới trạm 20 Tại đây lá nha đam sẽ được cắt bỏ hai bên mép lá Sau đó, lá nha đam tiếp tục được đưa tới trạm 22 Tại đây, lá nha đam sẽ được lóc bỏ lớp vỏ phía dưới (210) cùng lớp aloin phía dưới (220) nhờ lưỡi dao (138) Sau đó, lá nha đam sẽ tiến tới trạm 24 Tại đây lá nha đam tiếp tục được lóc bỏ lớp vỏ phía trên (224) và lớp aloin (226) bởi lưỡi dao (154) Fillet sẽ được thu nhận tại máng (228) Các sản phẩm từ nha đam Hình 3.2 - Một số sản phẩm từ nha đam Sản phẩm đi từ gel nha đam Thạch nha đam Sản phẩm Hình 3.3 - Thạch nha đam đóng lon Quy trình công nghệ Lá nha đam Lựa chọn, phân loại Rửa lần 1 Lóc phi lê Rửa lần 2 Cắt thành thạch Chần Xếp vào lọ Rót dịch Bài khí, ghép mí Thanh trùng Làm nguội Bảo ôn Sản phẩm Dịch sirô Vỏ t0 = 850C, = 3 phút ~ 70%V t0 = 850C Tỷ lệ cái/nước = 7/3 t0 = 900C, = 15phút Hình 3.4 - Quy trình công nghệ sản xuất thạch nha đam đóng lon Thông tin sản phẩm Hóa lý Hạt nhỏ , đục, màu trắng hay vàng nhạt Mùi: có mùi đặc trưng của nha đam Tỉ lệ thạch nguyên: >50% pH: 3.5 -5.5 Chất bảo quản: không Chất ổn định cấu trúc: CaCl2 0.1% Lượng asen: < 0.3 mg/kg Hàm lượng kim loại nặng: <10 mg/kg Vi sinh Tổng tế bào vsv: < 10 cfu/ml Coliform: không phát hiện Nước nha đam đục (aloe vera juice with pulp) Sản phẩm Hình 3.5 - Nước nha đam dạng đục đóng lon Quy trình công nghệ Phân loại Lấy fillet Rửa Nha đam Nghiền Phối trộn Vào hộp Bài khí Ghép mí Thanh trùng Đồng hóa Sản phẩm Vỏ Đường Nước Phụ gia Hình 3.6 - Sơ đồ khối quy trình công nghệ sản xuất nước nha đam đục Thông tin sản phẩm Hóa lý Chất lỏng đụcmàu trắng hay vàng nhạt, có thể nhìn thấy phần thịt Mùi: mùi đặc trưng của nha đam Tổng lượng chất khô: 0.5 -0.7 % pH: 3.5 – 5.5 Hàm lượng asen: <0.3 mg/kg Hàm lượng kim loại nặng: < 10 mg/kg Vi sinh Tổng số tế bào vi sinh vật: <3000 cfu/ml Coliform: không phát hiện Salonella: không phát hiện Nấm men và nấm mốc: < 50 cfu/ml Mứt jam nha đam Sản phẩm Hình 3.7 - Mứt jam nha đam Quy trình công nghệ Vỏ Ngâm Nước Pectin Phụ gia Lá nha đam Lựa chọn Rửa lần 1 Cắt nhỏ chà Chần Phối trộn Tạo đông Rót chai Cô đặc Sản phẩm Rửa lần 2 Lóc phi lê Hình 3.8 - Sơ đồ khối quy trình công nghệ sản xuất mứt jam nha đam Bột nha đam Sản phẩm Hình 3.9 - Bột nha đam Quy trình công nghệ Nha đam Phân loại Lấy fillet Rửa Sấy Nghiền Rây Đóng gói Bột nha đam Vỏ Hình 3.10 - Sơ đồ khối quy trình công nghệ sản xuất bột nha đam Thông tin sản phẩm Hóa lý Bột màu vàng nâu nhạt Mùi: mùi đặc trưng của nha đam Hàm ẩm: < 5% pH: 4.0-5.0 Phụ gia: không Hàm lượng asen: < 1.5 mg/kg Hàm lượng kim loại nặng: < 10 mg/kg Vi sinh Tổng số tế bào vsv:< 500 cfu/ml Coliform: không phát hiện Ngoài ra, còn có nhiều sản phẩm khác như trà nha đam, nước nha đam cô đặc, gel nha đam, các sản phẩm dược phẩm, các sản phẩm mỹ phẩm… Sản phẩm đi từ nha đam nguyên lá Các sản phẩm đi từ nha đam nguyên lá chủ yếu được ứng dụng trong thục phẩm chức năng và dược phẩm, ít được ứng dụng rộng rãi trong thực phẩm như là một sản phẩm được sử dụng thoải mái, bởi vì trong sản phẩm đi từ nha đam nguyên lá có thể còn sót lại hàm lượng Aloin gây ảnh hưởng xấu đén giá trị cảm quan của sản phẩm và với liều lượng không thích hợp sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng). Aloin là nhựa đắng, màu vàng tiết ra từ lá nha đam, sau đó được thu gom lại, tách nước và làm lạnh, ta sẽ có một sản phẩm thương mại. Người ta gọi đó là Curacao Aloes. Đối với chất đắng tiết ra từ cây aloe ferox, người ta gọi đó lad Cape Aloes. Nó là một sản phẩm thương mại quan trọng trong ngành dược phẩm với các tác dụng tốt cho đường tiêu hóa. Tuy nhiên cần lưu ý đối với các sản phẩm đi từ Aloin hoặc trong quy trình sản xuất có nhiều aloin thì phải thận trong với liều lượng của nó trong sản phẩm. Với liều lượng thích hợp, aloin có thể có một tác dụng tốt đối với sức khỏe nhưng với hàm lượng aloin vượt quá ngưỡng thích hợp sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe (đau bụng, tiêu chảy, liều lượng quá cao có thể gây sảy thai, …). DƯỢC TÍNH CỦA NHA ĐAM Cây nha đam (còn gọi là cây Lô Hội, Du Thông, Lưỡi Hổ, Tương Đam…) có tên khoa học là Aloe Vera và đã được con người biết đến từ rất lâu. Nó là một loại dược liệu mà theo tài liệu y khoa của Trung Quốc, Ấn Độ, Âu Châu, nó chữa được các chứng đau nhức khớp xương, bắp thịt, gân, làm lành vết thương, kích thích mọc tóc, trị đau bao tử, đau tim, giúp cầm máu, có tác dụng nhuận trường…Vitamin B12 là vitamin hầu như chỉ có trong động vật nhưng nha đam là loài thực vật duy nhất chứa sinh tố này. Các nhà khoa học đang nghiên cứu để bào chế thuốc đặc trị viêm gan siêu vi B từ nha đam. Tác dụng trị liệu chính thức của nhựa Aloe được y học Tây phương chấp nhận là gây xổ, trị táo bón. Tác dụng làm xổ của nhựa Aloe do 1,8-dihydroan thracen glycosides, Aloin A và B. Sau khi uống, Aloin A và B không bị hấp thu ở phần trên của ruột, sẽ bị thủy phân ở ruột bởi các vi khuẩn để trở thành các chất biến dưỡng có hoạt tính (chất chính là aloe-emodin-9-anthrone). Tác dụng xổ của Aloe thường xẩy ra 6 giờ sau khi uống, và có khi chậm đến 24 giờ sau.Cơ chế hoạt động của nhựa Aloe gồm 2 phần : Kích thích nhu động ruột, gia tăng sự tống xuất và thu ngắn thời gian thực phẩm chuyển qua ruột, và làm giảm bớt sự hấp thu chất lỏng từ khối lượng phân. Gia tăng sự thẩm thấu tế bào qua màng nhày ruột có lẽ nhờ ở ức chế các ion Na+, K+, Adenosine triphosphatase hoặc ức chế các kênh chloride đưa đến sự gia tăng lượng nước trong ruột già. Với các trường hợp táo bón, cơ quan FDA khuyến cáo nên dùng các loại dược thảo như Muồng (Senne) hoặc Cascara là những dược phẩm có tính xổ nhẹ hơn và an toàn hơn.. Barloin thuộc nhóm anthraquinon có ảnh hưởng sâu sắc lên ruột. Nó làm tăng nhu động ruột và là một thuốc có tác dụng nhuận tràng cao (Reynolds, năm 1993; Wagner, 1993). Quá liều hoặc lạm dụng có thể gây ra đau bụng, xuất huyết tiêu hóa, hoặc thậm chí rối loạn thận. Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không nên dùng sản phẩm có chứa aloe hoặc aloin vì chúng kích thích tử cung hoặc gây rối loạn đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Một ứng dụng khác là có tác dụng chống ngứa (Fantus, 1922). Nước nha đam có chứa một lượng nhỏ các barbaloin và có tác dụng nhuận tràng nhẹ (Steinegger & Hansel, 1988). Năm 1934, người ta dùng phần vỏ của lá nha đam để chữa trị các vết bỏng do tia phóng xạ gây ra ở những bộ phận khác của cơ thể người. Năm 1953, các nhà nghiên cưú ở Ủy ban Nguyên tử Hoa Kỳ đã tuyên bố là lá nha đam chữa lành các vết bỏng phóng xạ trên súc vật là đạt hiệu quả cao nhất.Năm 1945, nhà bác học người Nga là Filatov đã phát hiện nước ép nha đam chữa nhiều bệnh ngoài da và bệnh phổi. Đặc biệt ông còn phát hiện ra rằng nếu đặt lá nha đam vào bóng tối và lạnh nó sẽ sinh ra các kích thích tố (biostimulines). Nó là tiền đề để ông đưa vào thử nghiệm sản xuất thuốc Philatop từ chiết xuất nha đam. Qua các cuộc nghiên cứu và thử nghiệm, các bác sĩ Liên Xô đã so sánh được loại thuốc Philatop từ nha đam có tác dụng cao hơn thuốc Philatop từ nhau thai. Ở những cuộc thử nghiệm với các lô chuột bị tiêm chất độc Strychmin liều tử vong 100%, Philatop từ nha đam cứu sống được 35% còn Philatop từ nhau thai chỉ cứu được 4%.Qua các cuộc nghiên cứu tiếp theo đều cho thấy nha đam có đặc tính kháng sinh cao, chữa lành nhiều vết thương ngoài da cũng như răng miệng, dạ dày, đại tràng.Năm 1978, G.R. Waller thuộc trường Đại Học Tổng hợp bang Oklahoma đã lập báo cáo chi tiết về phần vỏ và nhựa của cây nha đam có chứa nhiều acid amin tự do, các đường đơn, B-Sitosterrol, lupeol, trong số đó B-sitosterrol có tác dụng chống viêm và làm giảm cholesterrol trong máu, lupeol làm giảm đau và chống các vi sinh vật.Năm 1980, John Heggars ở trung tâm bỏng trường Đại Học Tổng hợp Chicago đã phát hiện ra acid sallicilic và chất giống như cortisol trong lá nha đam, điều này đã lý giải và chứng minh về việc nha đam có thể chống viêm nhiễm và làm giảm đau. Từ cuối năm 1980 và cả thập niên 1990, đứng trước đại dịch AIDS, các bác sĩ đã liên tưởng đến vị thuốc Lô hội, các nhà khoa học Mỹ đã tập trung vào nghiên cứu các bài thuốc Lô hội và một số báo cáo rất khả quan về khả năng kìm hãm, tiêu diệt HIV của Lô hội. Qua đó họ cũng đã phát hiện ra Lô hội còn có khả năng khống chế bệnh ung thư. Các nhà nghiên cứu tại Tokyo Women's Medical College tại Nhật Bản đã chỉ ra rằng lectin(một loại protein) trong gel lô hội có thể kích thích hệ miễn dịch, tế bào lympho xuất hiện tiêu diệt vi khuẩn và các tế bào ung thư. Ngày nay các chiết xuất từ nha đam được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp sản xuất bào chế dược liệu, mỹ phẩm, nước uống thiên nhiên từ thảo dược. Tóm lại các cuộc nghiên cứu đều cho thấy nha đam có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch, chúng còn có khả năng chống lại các khối u. Phòng ngừa sỏi niệu: Các Anthraquinon sẽ kết hợp các ion Calcium trong đường tiểu thành hợp chất tan được để tống ra ngoài theo nước tiểu. Do đó có thể nói thuốc chiết xuất từ nha đam có thể góp phần chống lại các bệnh về siêu vi cũng như ung thư nhưng các nhà khoa học vẫn chưa khẳng định được là Lô Hội có thể thay thế các loại thuốc đặc trị hay chỉ nên dùng như một loại dinh dưỡng bổ sung cho sức đề kháng của cơ thể. Hiện nay, các nhà nghiên cứu chỉ có thể khẳng định Lô Hội có thể chữa trị các bệnh sau: nhuận tràng, chữa bỏng, các vết thương ngoài da, nấm da, eczema, trứng cá, rụng tóc, viêm quanh răng, viêm dạ dày, viêm đại tràng, góp phần chữa béo phì, tiểu đường, tim mạch, nâng cao miễn dịch cơ thể… Các hoạt tính kháng khuẩn của gel và lá Aloe vera có thể chống lại Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Trichophyton mentagraphytes, T. schoeleinii, Microsporium canis và Candida albicans. Gel nha đam có tác dụng kích thích tăng trưởng tế bào, nâng cao sự phục hồi của da bị tổn thương. Nó giữ ẩm cho da nhờ vào khả năng giữ nước của nó, ngoài ra còn có tác dụng làm mát da. Nên nó được xem như là một loại thuốc uống bảo vệ niêm mạc của dạ dày, đặc biệt là khi dạ dày bị kích thích hoặc bị tổn thương. Nước nha đam rất có ích trong việc giảm kích thích tiêu hóa (Foster, 1999). Tại Đức, hàm lượng chất chiết xuất từ lá cây Aloe khô được sử dụng như thuốc nhuận tràng trước phẫu thuật trực tràng cũng như điều trị trĩ. Gel nha đam được xem như là một loài dược thảo phổ biến được công nhận tại Mỹ hiện nay. Nó được sử dụng để làm giảm nhiệt đốt, cháy nắng. Ngoài ra gel cũng có tác dụng thúc đẩy chữa lành vết thương do sự hiện diện của một số thành phần như anthraquinones và homones (Foster, 1999). Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy gel nha đam có thể giúp kích thích hệ miễn dịch của cơ thể nhờ vào khả năng ức chế của chúng trên nấm Candida (Davis, 1997). A. Vera có khả năng ức chế sự tăng trưởng của P.aeruginosa. Điều này có thể giải thích vì sao nó là một loài thực vật có khả năng trị bỏng. Bảng 4.1 - Hoạt tính kháng khuẩn từ chiết xuất lá và gel nha đam Loài vi sinh vật Vùng ức chế (mm) Gel Lá Staphylococcus aureus 18.0 4.0 Pseudomonas aeruginosa 0.0 4.0 Trichophyton mentagrophytes 20.0 0.0 Trichophyton schoeleini 0.0 0.0 Microsporum canins 0.0 0.0 Candida albicans 0.0 3.0 ` PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 - Nồng độ của các hợp chất xác định bằng GC-MS trong Gel lá (LGE) Aloe greatheadii var davyana và gel lá trích ly từ dung dịch etanol 95% (ELGE) [6] Hợp chất Nồng độ (ppm) LGE ELGE (tính trên chất khô LGE) ELGE( tính trên ELGE) Acid hữu cơ Rượu Polyphenol/hợp chất phenolic Acid béo ` PHỤ LỤC 2 - Các loài trong chi Aloe, họ Aloeaceae [14] Aloe angelica : Wylliespoort aloe Aloe arborescens : Candelabra Aloe, Tree Aloe, Krantz Aloe Aloe aristata : Torch Plant, Lace Aloe Aloe barberae : Tree Aloe Aloe brevifolia : Shortleaf Aloe Aloe brevifolia postgenita Aloe castanea : Cat's Tail Aloe Aloe ciliaris : Climbing Aloe Aloe comosa : Aloe dinteri : Namibian Partridge Breast Aloe Aloe distans : Jeweled Aloe Aloe excelsa : Noble Aloe, Zimbabwe Aloe Aloe ferox : Cape Aloe, Tap Aloe, Bitter Aloe Aloe glauca : Blue Aloe Aloe humilis : Spider Aloe Aloe khamiensis : Namaqua Aloe Aloe longistyla : Karoo Aloe, Ramenas Aloe maculata : Soap Aloe, Zebra Aloe Aloe mitriformis : Gold Tooth Aloe Aloe nobilis : Gold Tooth Aloe Aloe perryi : Perry's Aloe Aloe pictifolia : Kouga Aloe Aloe pillansii : Bastard Quiver Tree Aloe plicatilis : Fan Aloe Aloe polyphylla : Spiral Aloe Aloe pratensis : Rosette Aloe Aloe ramosissima : Maidens Quiver Tree Aloe saponaria : African aloe Aloe speciosa : Tilt-head aloe Aloe striata : Coral aloe Aloe tauri : Bullocks Bottle Brush aloe Aloe variegata : Partridge-breasted aloe, Tiger aloe Aloe vera : True Aloe, Barbados aloe, Common aloe, Yellow aloe, Medecinal aloe Aloe x spinosissima : Gold-tooth aloe Aloe zebrina : Zebra aloe Aloe aageodonta Aloe abyssicola Aloe abyssinica Aloe aculeata Aloe acutissima Aloe adigratana Aloe affinis Aloe africana Aloe ahmarensis Aloe albida Aloe albiflora Aloe albovestita Aloe alfredii Aloe alooides Aloe ambigens Aloe amicorum Aloe ammophila Aloe amudatensis Aloe andongensis Aloe andringritrensis Aloe angiensis Aloe angolensis Aloe ankoberensis Aloe antandroi Aloe archeri Aloe arenicola Aloe argenticauda Aloe asperifolia Aloe audhalica Aloe ausana Aloe babatiensis Aloe bakeri Aloe ballii Aloe barbertoniae Aloe bargalensis Aloe bella Aloe bellatula Aloe betsileensis Aloe bicomitum Aloe boehmii Aloe boiteaui Aloe boscawenii Aloe bowiea Aloe boylei Aloe brachystachys Aloe branddraaiensis Aloe brandhamii Aloe breviscapa Aloe broomii Aloe brunneostriata Aloe buchananii Aloe buchlohii Aloe buettneri Aloe buhrii Aloe bukobana Aloe bulbicaulis Aloe bulbilifera Aloe bullockii Aloe burgersfortensis Aloe bussei Aloe calcairophila Aloe calidophila Aloe cameronii Aloe camperi Aloe canarina Aloe candelabrum Aloe cannellii Aloe capitata Aloe caricina Aloe castellorum Aloe catengiana Aloe chabaudii Aloe cheranganiensis Aloe chlorantha Aloe chortolirioides Aloe christianii Aloe chrysostachys Aloe citrina Aloe classenii Aloe claviflora Aloe commixta Aloe compacta Aloe compressa Aloe comptonii Aloe confusa Aloe congdonii Aloe congolensis Aloe conifera Aloe constricta Aloe cooperi Aloe corallina Aloe crassipes Aloe cremersii Aloe cremnophila Aloe cryptoflora Aloe cryptopoda Aloe dabenorisana Aloe davyana Aloe dawei Aloe debrana Aloe decaryi Aloe decorsei Aloe decurva Aloe decurvidens Aloe defalcata Aloe delphinensis Aloe deltoideodonta Aloe descoingsii Aloe deserti Aloe dewetii Aloe dewinteri Aloe dhalensis Aloe dhufarensis Aloe dichotoma Aloe dispar Aloe divaricata Aloe doei Aloe dolomitica Aloe dominella Aloe dorothea Aloe duckeri Aloe dumetorum Aloe dyeri Aloe ecklonis Aloe elata Aloe elegans Aloe elgonica Aloe ellenbeckii Aloe eminens Aloe enotata Aloe eremophila Aloe erensii Aloe ericetorum Aloe erinacea Aloe eru Aloe erythrophylla Aloe esculenta Aloe falcata Aloe fibrosa Aloe fievetii Aloe fleurentinorum Aloe flexilifolia Aloe forbesii Aloe fosteri Aloe fouriei Aloe fragilis Aloe framesii Aloe francombei Aloe fulleri Aloe gariepensis Aloe gerstneri Aloe gigas Aloe gilbertii Aloe gillilandii Aloe glabrescens Aloe globuligemma Aloe gloveri Aloe gossweileri Aloe gradicaulis Aloe graciflora Aloe gracilis Aloe graminifolia Aloe grandidentata Aloe grata Aloe greatheadii Aloe greatheadii davyana Aloe greenii Aloe greenwayi Aloe grisea Aloe guerrai Aloe guillaumetii Aloe haemanthifolia Aloe hardyi Aloe harlana Aloe harmsii Aloe haworthioides Aloe haworthioides albiflora Aloe hazeliana Aloe helenae Aloe heliderana Aloe hemmingii Aloe hendrickxii Aloe hereroensis Aloe hildebrandtii Aloe hlangapies Aloe howmanii Aloe humbertii Aloe ibitiensis Aloe imalotensis Aloe immaculata Aloe inamara Aloe inconspicua Aloe inermis Aloe integra Aloe intermedia Aloe inyangensis Aloe isaloensis Aloe itremensis Aloe jacksonii Aloe jucunda Aloe juvenna Aloe karasbergensis Aloe keayi Aloe kedongensis Aloe keithii Aloe ketabrowniorum Aloe kilifiensis Aloe kirkii Aloe kniphofioides Aloe komaggasensis Aloe komatiensis Aloe krapohliana Aloe krausii Aloe kulalensis Aloe labworana Aloe laeta Aloe lastii Aloe lareritia Aloe lateritia graminicola Aloe latifolia Aloe lavranosii Aloe leachii Aloe leandrii Aloe leedalii Aloe lensayuensis Aloe lepida Aloe leptophylla Aloe leptosyphon Aloe lettyae Aloe leucantha Aloe linearifolia Aloe lineata Aloe littoralis Aloe longibracteata Aloe luapulana Aloe lutescens Aloe macleayi Aloe macloughinii Aloe macrantha Aloe macrocarpa Aloe macroclada Aloe macrosiphon Aloe maculata Aloe madecassa Aloe marlothii Aloe marsabitensis Aloe massawana Aloe mawii Aloe mayottensis Aloe medishiana Aloe megalacantha Aloe melanacantha Aloe menachensis Aloe mendesii Aloe menyhartii Aloe meruana Aloe metallica Aloe meyeri Aloe microcantha Aloe microdonta Aloe microstigma Aloe millotii Aloe milne-redheadii Aloe minima Aloe modesta Aloe moledarana Aloe monotropa Aloe monteiroi Aloe monticola Aloe morijensis Aloe morogoroensis Aloe mubendiensis Aloe mudenensis Aloe multicolor Aloe munchii Aloe murina Aloe musapana Aloe mutabilis Aloe mutans Aloe myriacantha Aloe mzinbana Aloe namibensis Aloe ngobitensis Aloe ngongensis Aloe niebuhriana Aloe nubigena Aloe nuttii Aloe nyeriensis Aloe obscura Aloe officinalis Aloe ortholopha Aloe otallensis Aloe pachygaster Aloe palmiformis Aloe parellifolia Aloe parvibracteata Aloe parvidens Aloe parviflora Aloe parvula Aloe patersonii Aloe pearsonii Aloe peckii Aloe peglerae Aloe pendens Aloe penduliflora Aloe percrassa Aloe perfoliata Aloe perrieri Aloe petricola Aloe petrophila Aloe peyrierasii Aloe pirottae Aloe plowesii Aloe pluridens Aloe pole-evansii Aloe powysiorum Aloe pretoriensis Aloe princeae Aloe x principis Aloe prinslooi Aloe procera Aloe pruinosa Aloe pubescens Aloe purpurascens Aloe pustuligemma Aloe rabaiensis Aloe rauhii Aloe reitzii Aloe retrospiciens Aloe reynoldsii Aloe rhodesiana Aloe richardiae Aloe richtersveldensis Aloe rigens Aloe rivae Aloe rivieri Aloe rubriflora Aloe rubroviolacea Aloe rugosifolia Aloe runcinata Aloe rupestris Aloe rupicola Aloe ruspoliana Aloe sabaea Aloe salm-dyckiana Aloe saundersdiae Aloe scabrifolia Aloe schelpei Aloe schliebenii Aloe schoellerii Aloe schomeri Aloe schweinfurthii Aloe scobinifolia Aloe scorpioides Aloe secundiflora Aloe sereti Aloe serriyensis Aloe sessilifora Aloe sessiliflora vryheidensis Aloe sheilae Aloe silicola Aloe simii Aloe sinana Aloe sinkatana Aloe sladeniana Aloe somaliensis Aloe somaliensis marmorata Aloe somliensis somaliensis Aloe soutpansbergensis Aloe spicata Aloe splendens Aloe squarrosa Aloe steudneri Aloe striatula Aloe stuhlmannii Aloe suarezensis Aloe subacutissima Aloe succotrina Aloe suffulta Aloe suprafioliata Aloe suzannae Aloe swynnertonii Aloe tenuior Aloe thompsoniae Aloe thorncroftii Aloe thraskii Aloe tidmarshii Aloe tomentosa Aloe tororoana Aloe torrei Aloe trachyticola Aloe transvaalensis Aloe trigonantha Aloe trothae Aloe tugenensis Aloe turkanensis Aloe tweediae Aloe ukambensis Aloe umbellata Aloe umfuloziensis Aloe vacillans Aloe vallaris Aloe vanbalenii Aloe vandermerwei Aloe vaombe Aloe vaotsanda Aloe venenosa Aloe venusta Aloe verdoorniae Aloe verecunda Aloe verrucosospinosa Aloe versicolor Aloe veseyi Aloe viguieri Aloe viridiflora Aloe vituensis Aloe vogtsii Aloe volkensii Aloe vossii Aloe vryheidensis Aloe vulgaris Aloe whitcombei Aloe wickensii Aloe wildii Aloe wilsonii Aloe wollastonii Aloe woolliana Aloe wrefordii Aloe yavellana Aloe yemenica TÀI LIỆU THAM KHẢO Amar Surjushe, Resham Vasani, DG Saple (2008), “Aloe vera: A short review”, Indian Journal of Dermatology, vol. 53 (4), pp. 163-166. Antoni Femeniaa, Pablo Garci’a-Pascualb, Susana Simala, Carmen Rossello´a (2003), “Effects of heat treatment and dehydration on bioactive polysaccharide acemannan and cell wall polymers from Aloe barbadensis Miller”, Carbohydrate Polymers, vol. 51, pp. 397–405. Bozena Waszkiewicz-Robak, Anna rusaczonek, Joanna Rachtan, Malgorzatar Zebrowska, “Polyphenol compounds content and antioxidant activity of Aloe vera preparations”, Kerba Prolonica, Vol 53 (3), pp. 373-379. David G. Shand, Kenneth Yates, D.Eric Moore, Bill H. McAnalley, Santiago Rodriguez (1999), “Bioactive factors of Aloe vera plants”, United States Patent, No 5,902,796, 1-36. G. R. Waller, S. Mangiafico and C. R. Ritchey (1978), “A Chemical Investigation Of Aloe Barbadensis Miller”, Proc. Okla. Acad. Sci., Vol. 58, pp. 69-76. Josias H. Hamman (2008), “Composition and Applications of Aloe vera Leaf Gel”, Molecules vol. 13, pp. 1599-1616. M. L. Magwa, M. Gundidza, R.M. Coopoosamy and B. Mayekiso (2006), “Chemical composition of volatile constituents from the leaves of Aloe ferox”, African Journal of Biotechnology, Vol. 5 (18), pp. 1652-1654. LI-Jing Yuan, WANG Tai-Xia, SHEN Zong-Gen, HU Zheng-Hai (2003), “Relationsip Between Leaf Structure And Aloin Content in Six Spieces of Aloe L.”, Acta Botanica Sinica, vol. 45 (5), pp. 594-600. Ray Hennry (1979), “Comestric and toiletries”, Vol. 94 (6), pp. 42-47. Subbiah Rajasekaran, Kasiappan Ravi, Karuran Sivagnanam and Sorimuthu Subramanian (2006), “Profile status in rats with streptozotocin diabetes”, Clinical and Experimental Pharmacology and Physiology, Vol. 33, 232–237. Tai-Nin Chow J, Williamson DA, Yates KM, Goux WJ (2005), “Chemical characterization of the immunomodulating polysaccharide of Aloe vera L.”, Carbohydrate Res., vol. 340 (6), pp. 1131-1142.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNHA DAM.doc
Tài liệu liên quan