Đề tài Tìm hiểu về chùa Tăng Quang – ngôi chùa Phật Giáo Nam Tông đầu tiên ở Huế

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề tài. Phật giáo- Một trong những tôn giáo lớn trên thế giới được truyền vào Việt Nam từ rất sớm. Từ đầu công nguyên Phật giáo đã được truyền trực tiếp vào Việt Nam. Phật giáo Giao Châu lúc này mang màu sắc Tiểu Thừa( còn gọi là Phật Giáo Nam Tông hay Phật Giáo Nguyên Thuỷ), từ Budha tiếng Phạn đã được phiên âm sang Tiếng Việt thành Bụt và trong con mắt của người Việt Nam nông nghiệp, Bụt như một vị thần luôn có mặt ở khắp nơi, sẵn sàng cứu giúp người tốt và trừng trị kẻ xấu. Sau này sang thế kỷ IV- V, có thêm luồng Phật giáo Đại Thừa(còn gọi là Phật giáo Bắc Tông) từ Trung Hoa tràn vào, chẳng mấy chốc nó đã lấn át và thay thế luồng Nam Tông có trước đó. Từ đây Phật giáo Đại Thừa phát triển mạnh mẽ qua các thời kỳ cùng với sự hưng vong của các triều đại phong kiến và được xem là Phật giáo truyền thống. Mãi đến giữa thế kỷ XX Phật giáo Nam Tông mới lại được hình thành với công khai sáng của các Ngài Hoà Thượng Thiện Luật, Hoà Thượng Hộ Tông và Hoà Thương Huệ Nghiêm. Riêng ở Huế - một trung tâm phật giáo lớn ở Miền Trung (Việt Nam), từ lâu chỉ có Phật giáo Đại Thừa Bắc Tông truyền thống, đến năm 1954, Phật giáo Nam Tông ở Huế bắt đầu bằng việc thành lập chùa Tăng Quang do Hoà Thượng Hộ Tông và Hoà Thượng Giới Nghiêm chủ trương. Chùa Tăng Quang là ngôi chùa thuộc hệ Phật giáo Nam Tông đầu tiên ở Huế, thành lập năm 1954, xong đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về chùa, có chăng chỉ là những bài viết ngắn gọn của các vị Hoà Thượng để giới thiệu sơ qua về ngôi chùa này. Trong quá trình phát triển, chùa Tăng Quang có nhiều đóng góp đối với nền văn hoá xã hội nói chung và Giáo Hội Phật Giáo nói riêng. Tuy nhiên còn rất nhiều vấn đề, thông tin về chùa từ xưa đến nay vẫn là một câu hỏi lớn. Vì vậy, trong chuyến đi thực tế này, chúng tôi quyết định chọn đề tài : “Tìm hiểu về chùa Tăng Quang – ngôi chùa Phật Giáo Nam Tông đầu tiên ở Huế”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Tăng Quang Tự thành lập năm 1954 ở Huế. Thời kỳ này, Phật Giáo Nam Tông còn rất xa lạ với đông đảo quần chúng và giới tăng ni từ trước tới nay chỉ tu theo Phật Giáo Bắc Tông truyền thống, khi mới ra đời ảnh hưởng của chùa Tăng Quang trong xã hội và các địa phương rất khiêm tốn, vì thế, hầu như không có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về ngôi chùa này. Từ năm 1975 đến nay, nhiều tác giả nghiên cứu về chùa ở Huế trong đó có chùa Tăng Quang như : Hà Xuân Liêm ( 2000 ), Những ngôi chùa Huế, NXB Thuận Hoá, Huế. Thích Hải Ân và Hà Xuân Liêm (2001 ), Lịch sử Phật Giáo xứ Huế, NXB TPHCM. Nguyễn Tối Thiện (1990 ) Lịch sử truyền bá Phật Giáo Nguyên Thuỷ. Nguyễn Văn Sáu, Lịch sử Phật Giáo Nam Tông Việt Nam, ấn hành 1987. Hoà Thượng Giới Nghiêm với tác phẩm Phật giáo Nguyên Thuỷ du nhập Việt Nam. Các công trình nghiên cứu trên đã có sự kế thừa của các công trình nghiên cứu trước đó. Đồng thời mỗi công trình đều có nét riêng, có những phát hiện mới về Tăng Quang Tự. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về chùa Tăng Quang. Vì vậy, cần có một công trình chuyên biệt nghiên cứu về ngôi chùa này nhằm hiểu rõ hơn về Phật Giáo Nam Tông ở Huế. Để từ đó chúng ta có ý thức về việc bảo tồn và phát triển chùa trong tương lai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng của bài báo cáo này là Tăng Quang Tự, từ khi thành lập 1954 đến nay. 4. Nguồn Tư liệu. Nguồn tư liệu chứa đầy nhiều thông tin đặc biệt quan trọng là : Lịch sử truyền bá Phật Giáo Nguyên Thuỷ của tác giả Nguyễn Tối Thiện, xuất bản năm 1990 và Lịch sử Phật Giáo Nam Tông của Nguyễn Văn Sáu, 1987. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các nguồn tư liệu từ sách vở, mạng Internet, các bài viết trên tạp chí của các tăng ni như Tỳ Kheo Thiện Minh, các công văn của giáo hội Tăng Già Nguyên Thuỷ Việt Nam có liên quan đến đề tài này. 5. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu : điền dã, khảo sát thực tế, sưu tầm, tra cứu, tập hợp tài liệu có liên quan, phân tích, so sánh, đối chứng, kết hợp với việc sử dụng phương pháp lôgic, phương pháp lịch sử nhằm hoàn thành tốt bài báo cáo. 6. Đóng góp của bài báo cáo. Trong khoảng thời gian tương đối ngắn, với điều kiện và khả năng tiếp cận, tìm hiểu vấn đề còn nhiều hạn chế, được sự giúp giúp đỡ động viên của thầy giáo và các Hoà Thượng ở chùa Tăng Quang, cùng với sự say mê trách nhiệm trong quá trình thực hiện về cơ bản bài báo cáo đã đáp ứng được yêu cầu của đề tài. Bài báo cáo này sẽ góp thêm một số mặt sau: - Tập hợp, sưu tầm các nguồn tài liệu, khảo sát thực tế về chùa Tăng Quang để tiến hành xây dưng một thư mục tương đối đầy đủ phục vụ nghiên cứu đề tài và có thể cho một số công trình nghiên cứu sau này sử dụng. - Trình bày một cách cụ thể về lịch sử hình thành và phát triển của chùa cũng như kiến trúc và cách thờ tự của chùa Tăng Quang. - Đánh giá về những hoạt động và những đóng góp của chùa đối với đời sống văn hoá xã hội để từ đó các cơ quan chức năng cần có sự quan tâm hơn nữa đối với sự tồn tại và phát triển của Tăng Quang Tự. 7. Bố cục của bài báo cáo. Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của bài báo cáo được bố cục như sau: a. Lịch sử Phật Giáo Nam Tông cố đô Huế b. Lịch Sử và kiến trúc của chùa Tăng Quang. c. Những đóng góp của chùa Tăng Quang trong đời sống văn hoá xã hội. Với tinh thần trách nhiệm cùng nhiều nỗ lực trong quá trình thực hiện đề tài nhưng bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học nên bài báo cáo này khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Chúng tôi rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý của thầy cô và bạn bè Luận văn chia làm 3 chương

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1805 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về chùa Tăng Quang – ngôi chùa Phật Giáo Nam Tông đầu tiên ở Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lý do chọn đề tài. Phật giáo- Một trong những tôn giáo lớn trên thế giới được truyền vào Việt Nam từ rất sớm. Từ đầu công nguyên Phật giáo đã được truyền trực tiếp vào Việt Nam. Phật giáo Giao Châu lúc này mang màu sắc Tiểu Thừa( còn gọi là Phật Giáo Nam Tông hay Phật Giáo Nguyên Thuỷ), từ Budha tiếng Phạn đã được phiên âm sang Tiếng Việt thành Bụt và trong con mắt của người Việt Nam nông nghiệp, Bụt như một vị thần luôn có mặt ở khắp nơi, sẵn sàng cứu giúp người tốt và trừng trị kẻ xấu. Sau này sang thế kỷ IV- V, có thêm luồng Phật giáo Đại Thừa(còn gọi là Phật giáo Bắc Tông) từ Trung Hoa tràn vào, chẳng mấy chốc nó đã lấn át và thay thế luồng Nam Tông có trước đó. Từ đây Phật giáo Đại Thừa phát triển mạnh mẽ qua các thời kỳ cùng với sự hưng vong của các triều đại phong kiến và được xem là Phật giáo truyền thống. Mãi đến giữa thế kỷ XX Phật giáo Nam Tông mới lại được hình thành với công khai sáng của các Ngài Hoà Thượng Thiện Luật, Hoà Thượng Hộ Tông và Hoà Thương Huệ Nghiêm. Riêng ở Huế - một trung tâm phật giáo lớn ở Miền Trung (Việt Nam), từ lâu chỉ có Phật giáo Đại Thừa Bắc Tông truyền thống, đến năm 1954, Phật giáo Nam Tông ở Huế bắt đầu bằng việc thành lập chùa Tăng Quang do Hoà Thượng Hộ Tông và Hoà Thượng Giới Nghiêm chủ trương. Chùa Tăng Quang là ngôi chùa thuộc hệ Phật giáo Nam Tông đầu tiên ở Huế, thành lập năm 1954, xong đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về chùa, có chăng chỉ là những bài viết ngắn gọn của các vị Hoà Thượng để giới thiệu sơ qua về ngôi chùa này. Trong quá trình phát triển, chùa Tăng Quang có nhiều đóng góp đối với nền văn hoá xã hội nói chung và Giáo Hội Phật Giáo nói riêng. Tuy nhiên còn rất nhiều vấn đề, thông tin về chùa từ xưa đến nay vẫn là một câu hỏi lớn. Vì vậy, trong chuyến đi thực tế này, chúng tôi quyết định chọn đề tài : “Tìm hiểu về chùa Tăng Quang – ngôi chùa Phật Giáo Nam Tông đầu tiên ở Huế”. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Tăng Quang Tự thành lập năm 1954 ở Huế. Thời kỳ này, Phật Giáo Nam Tông còn rất xa lạ với đông đảo quần chúng và giới tăng ni từ trước tới nay chỉ tu theo Phật Giáo Bắc Tông truyền thống, khi mới ra đời ảnh hưởng của chùa Tăng Quang trong xã hội và các địa phương rất khiêm tốn, vì thế, hầu như không có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về ngôi chùa này. Từ năm 1975 đến nay, nhiều tác giả nghiên cứu về chùa ở Huế trong đó có chùa Tăng Quang như : Hà Xuân Liêm ( 2000 ), Những ngôi chùa Huế, NXB Thuận Hoá, Huế. Thích Hải Ân và Hà Xuân Liêm (2001 ), Lịch sử Phật Giáo xứ Huế, NXB TPHCM. Nguyễn Tối Thiện (1990 ) Lịch sử truyền bá Phật Giáo Nguyên Thuỷ. Nguyễn Văn Sáu, Lịch sử Phật Giáo Nam Tông Việt Nam, ấn hành 1987. Hoà Thượng Giới Nghiêm với tác phẩm Phật giáo Nguyên Thuỷ du nhập Việt Nam. Các công trình nghiên cứu trên đã có sự kế thừa của các công trình nghiên cứu trước đó. Đồng thời mỗi công trình đều có nét riêng, có những phát hiện mới về Tăng Quang Tự. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về chùa Tăng Quang. Vì vậy, cần có một công trình chuyên biệt nghiên cứu về ngôi chùa này nhằm hiểu rõ hơn về Phật Giáo Nam Tông ở Huế. Để từ đó chúng ta có ý thức về việc bảo tồn và phát triển chùa trong tương lai. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng của bài báo cáo này là Tăng Quang Tự, từ khi thành lập 1954 đến nay. 4. Nguồn Tư liệu. Nguồn tư liệu chứa đầy nhiều thông tin đặc biệt quan trọng là : Lịch sử truyền bá Phật Giáo Nguyên Thuỷ của tác giả Nguyễn Tối Thiện, xuất bản năm 1990 và Lịch sử Phật Giáo Nam Tông của Nguyễn Văn Sáu, 1987. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các nguồn tư liệu từ sách vở, mạng Internet, các bài viết trên tạp chí của các tăng ni như Tỳ Kheo Thiện Minh, các công văn của giáo hội Tăng Già Nguyên Thuỷ Việt Nam có liên quan đến đề tài này. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu : điền dã, khảo sát thực tế, sưu tầm, tra cứu, tập hợp tài liệu có liên quan, phân tích, so sánh, đối chứng, kết hợp với việc sử dụng phương pháp lôgic, phương pháp lịch sử nhằm hoàn thành tốt bài báo cáo. Đóng góp của bài báo cáo. Trong khoảng thời gian tương đối ngắn, với điều kiện và khả năng tiếp cận, tìm hiểu vấn đề còn nhiều hạn chế, được sự giúp giúp đỡ động viên của thầy giáo và các Hoà Thượng ở chùa Tăng Quang, cùng với sự say mê trách nhiệm trong quá trình thực hiện về cơ bản bài báo cáo đã đáp ứng được yêu cầu của đề tài. Bài báo cáo này sẽ góp thêm một số mặt sau: Tập hợp, sưu tầm các nguồn tài liệu, khảo sát thực tế về chùa Tăng Quang để tiến hành xây dưng một thư mục tương đối đầy đủ phục vụ nghiên cứu đề tài và có thể cho một số công trình nghiên cứu sau này sử dụng. Trình bày một cách cụ thể về lịch sử hình thành và phát triển của chùa cũng như kiến trúc và cách thờ tự của chùa Tăng Quang. Đánh giá về những hoạt động và những đóng góp của chùa đối với đời sống văn hoá xã hội để từ đó các cơ quan chức năng cần có sự quan tâm hơn nữa đối với sự tồn tại và phát triển của Tăng Quang Tự. Bố cục của bài báo cáo. Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của bài báo cáo được bố cục như sau: a. Lịch sử Phật Giáo Nam Tông cố đô Huế b. Lịch Sử và kiến trúc của chùa Tăng Quang. c. Những đóng góp của chùa Tăng Quang trong đời sống văn hoá xã hội. Với tinh thần trách nhiệm cùng nhiều nỗ lực trong quá trình thực hiện đề tài nhưng bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học nên bài báo cáo này khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Chúng tôi rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý của thầy cô và bạn bè NỘI DUNG 1.Lịch sử Phật giáo Nam Tông cố đô Huế. Có thể nói Phật Giáo Nam Tông ở Huế bắt đầu bằng việc thành lập chùa Tăng Quang vào năm 1954 do Hoà Thượng Hộ Tông và Hoà Thượng Giới Nghiêm ( trực tiếp là Hoà Thượng Giới Nghiêm ) chủ trương xây dựng. Nếu như, Phật Giáo Nam Tông Việt Nam được khai sáng nhờ công đức của các ngài Hoà Thượng Thiện Luật, Hoà Thượng Hộ Tông và Hoà Thương Huệ Nghiêm thì Phật Giáo Nam Tông cố đo Huế được khai sáng và du nhập bởi Hoà Thượng Giới Nghiêm. Hoà Thượng Giới Nghiêm xuất gia Sa Di năm 1930 tại một ngôi chùa ở làng Bãng Lãng, huyện Hương Trà thành phố Huế theo truyền thống Phật giáo Bắc Tông. Lần đầu tiên Ngài có ước nguyện theo giáo phái Nam Tông khi được thấy các Sa môn của Phật Giáo Nam Tông Lào “y bát trang nghiêm” vào kinh thành Huế cầu quốc thái dân an theo sự thỉnh cầu của Hoàng Hậu Từ Cung.. Cuối thập niên 1930, ở Sài Gòn – Gia Định có phái đoàn truyền giáo của Phật Giáo nguyên Thuỷ do người Việt tu tập ở Campuchia mang về. Ngài và chín huynh đệ nữa vào Sài Gòn gặp Hoà Thượng Thiện Luật, Hoà hượng Hộ Tông, Hoà Thượng Huệ Nghiêm. Trong buổi gặp gỡ Ngài đã trao đổi rất nhiều về vấn đề Phật pháp với các vị trong phái đoàn truyền giáo của hoà thượng Hộ Tông, cũng trong buổi này Đức Giới Nghiêm đã được giải đáp những thắc mắc trong lòng nhiều năm qua. Lời lẽ và đạo hạnh của phái đoàn truyền giáo của Hoà Thượng Hộ Tông đã thu hút Đức Giới Nghiêm và 9 huynh đệ, Ngài được giới thiệu sang Campuchia làm giới tử và xuất gia. Năm 1944 Đức Giới Nghiêm giã từ quê hương, nơi đất khách quê người xa lạ, sự ra đi của các huynh đệ cũ để trở về với đời thường đã thức tỉnh ngài và hun đúc quyết tâm học tập. Trên con đường tu học, ở đất nước chùa tháp Campuchia Đức Giới nghiêm không ngừng tinh tấn. Kết quả là lúc 20 giờ 20 ngày 8/3/1947, Đức Giới Nghiêm được thầy bổn sư cho thọ Đại Giới, xuất gia Tỳ Kheo theo Phật Giáo Nguyên Thuỷ, thầy thế độ là Hoà thượng Visuddhiransì và thầy Yết ma là Candanjira, sau này Ngài cũng sang Thái để tiếp tục tu học. Sau chín năm tu học ở Campuchia và Thái Lan, Ngài trở về Việt Nam để chia sẻ hương vị Pháp bảo với đông bào trong nước và hợp tác với các vị trong phái đoàn truyền giáo của Hoà thượng Hộ Tông để thành lập Giáo hội Tăng già Nguyên Thuỷ Việt Nam. Quê hương của Đức Giới Nghiêm là Thừa Thiên Huế, nên Ngài muốn đem hương vị pháp bảo này truyền bá trên vùng đất chôn rau cắt rốn của mình, trước để đền ơn sinh thành của cha mẹ, sau là báo đáp thầy tổ đã nuôi lớn tâm hồn mình. Đầu tiên, Ngài về Huế thăm gia đình và người thân, ghé thăm một số vị tôn đức Bắc Tông. Sau đó, Ngài đến thăm chùa Phổ Đà ở Đà Nẵng, nơi Ngài được thầy truyền thọ đại giới Tỳ Kheo theo truyền thống Bắc Tông. Tại chùa Phổ Đà, Ngài giảng giáo lý Nguyên Thuỷ cho phật tử và chư tăng Bắc Tông. Đây cũng chính là nơi manh nha để hình thành việc ra đời của chùa Tam Bảo – Đà Nẵng 1953 – ngôi chùa Phật Giáo Nguyên Thuỷ đầu tiên ở miền Trung. Phật tử thấy đạo mới lạ và phong cách khả kính của Đức Giới Nghiêm khiến họ tăng thêm lòng tín thành nơi Tam Bảo, nên họ rủ nhau đến quy y và học đạo với Đức Giới Nghiêm ngày càng đông. Ngoài ra còn có nhiều vị tu sĩ trong truyền thống Bắc Tông quyết định chuyển sang tu trì theo phái Nguyên Thuỷ của Đức Giới Nghiêm, điển hình như Hoà thượng Hộ Nhẫn. Nhờ số lượng phật tử ngày càng đông, người xuất gia tu học cũng khá nhiều nên ở đây đã thành lập được chùa Tam Bảo với sự hỗ trợ của Ngài Hộ Tông, Ngài Bửu Chơn… Đấy cũng là những nhân tố thuận lợi cho việc thành lập chùa Tăng Quang ở Huế sau này. Như đã nói, việc du nhập và truyền bá Phật Giáo Nguyên Thuỷ vào Huế là một thành công rất lớn của Đức Giới Nghiêm. Dù gặp rất nhiều khó khăn, cuối cùng ngôi chùa Phật Giáo Nam Tông đầu tiên ở Huế cũng được thành lập năm 1954. Đây là cơ sở ban đầu cho việc tụ tập và phát triển Phật giáo Nguyên Thuỷ ở Huế. Lúc đầu chùa chỉ là một ngôi nhà lá đơn sơ để Ngài Giới Nghiêm dừng chân tu thiền và dạy đạo cho Phật tử hữu duyên. Nhờ oai lực của Tam Bảo và đức độ của Ngài nên Phật tử thành tâm mua đất để xây chùa cho Đức Giới Nghiêm và chư tăng tu hành. Đến 1959 chùa Tăng Quang tiến hành trùng tu Chánh điện và xây dựng Bảo tháp Tôn Trí Xá lợi Đức Phật Thích Ca. Năm 1963, Xá Lợi Đức Phật Thích Ca chính thức được cung thỉnh về tôn thờ tại Bảo tháp của chùa Tăng Quang cho đến nay. Lịch sử hình thành và kiến trúc chùa Tăng Quang. Lịch sử hình thành và phát triển của chùa Tăng Quang Chùa Tăng Quang, tên tiếng Pàli: Sangharànsyaràma, chùa toạ lạc ở số 1/1 đường Nguyễn Chí Thanh , phường Phú Hiệp – Thành phố Huế. Dân địa phương thường gọi là “chùa Áo Vàng” – cách gọi giản dị và mộc mạc của người dân dành cho ngôi chùa có những vị sư mặc áo màu vàng lõi mít, không giống như những ngôi chùa ở Huế lúc đó . Tại vùng này, ngày xưa có một địa điểm gọi là Hồ Ông Mười (tức ông Hoàng Mười) mà ngày nay được cải tạo thành trường phổ thông trung học Gia Hội. Lúc bấy giờ, ở Huế có Tăng mà không có Tự, nên ông Nguyễn Thiện Đông và bà Nguyễn Thị Cúc - một trong những thiện nam tín nữ đầu tiên hộ trì Tam Bảo của Phật Giáo Nguyên Thuỷ ở Huế đã xin phép Đức Giới Nghiêm cho thành lập một ngôi chùa Phật Giáo Nguyên Thuỷ ở Huế để chư tăng có nơi tu hành và phật tử có nơi cúng dường. Được sự đồng ý của Đức Giới Nghiêm, hai ông bà ra sức vận động và quyên góp tài chính để mua căn nhà số 1/1 đường Võ Tánh - Thành phố Huế và lập nên ngôi chùa, tức Tăng Quang Tự ngày nay. Chính nhờ thiện nam Nguyễn Thiện Đông và tín nữ Nguyễn Thị Cúc cùng các quý ông bà là những phật tử có đức tin kiên cố đã thường xuyên hỗ trợ mà chùa Tăng Quang được kiến tạo nên. Cũng chính nhờ cơ sở này mà Phật Giáo Nguyên Thuỷ có nơi bám trụ và phát triển cho đến ngày hôm nay tại thành phố Huế. Thượng toạ Định Lực - một trong những vị trụ trì chùa Tăng Quang cho biết: “chùa được xây dựng năm 1954 với hình thức cải gia vi tự - tức là mua lại căn nhà cũ, sửa chữa đôi chút cho phù hợp để làm thành chùa. Đại diện thí chủ dâng cúng là ông Nguyễn Thiện Đông và bà Nguyễn Thị Cúc. Hoà thượng Giới Nghiêm đại diện chư tăng chứng minh” [tài liệu 7].Chùa Tăng Quang thời kì này không có gì đặc biệt vì đó chỉ là một ngôi nhà lá đơn sơ với vài ba liêu thất để chư tăng hành đạo. Năm 1959 chùa được xây dựng lại với mô hình kiến trúc tân kỳ, không giống hình thức lúc ban đầu - chỉ là hình thức cải gia vi tự, tạm thời có địa điểm để chư tăng cư ngụ hành đạo và hành pháp. Thời kỳ này chùa Tăng Quang tiến hành trùng tu chánh điện và xây dựng bảo tháp. Ngày khánh thành có sự chứng minh của Hoà Thượng Hộ Tông, Hoà thượng Bửu Chơn, Hoà thượng Thiện Luật cùng với hơn 60 vị từ kheo từ miền Nam ra tham dự. Cũng trong năm này, chùa được xây dựng và kết giới sìmà theo truyền thống của Phật Giáo Nguyên Thuỷ. Năm 1963, chùa Tăng Quang tiến hành trùng tu và xây dựng lại, các công trình xây dựng thời kỳ này gần như tồn tại cho đến ngày nay. Như vậy ta thấy rằng, từ khi được xây dựng cho đến nay chùa đã được trùng tu, sửa chữa nhiều lần, nhờ oai lực của Tam Bảo, nhờ đạo hạnh của các vị tu sĩ, nhờ đức tin kiên cố và sự hỗ trợ không ngừng của những thiện nam tín nữ, nhìn chung trong lịch sử chùa Tăng Quang liên tục được tu bổ. Tuy vậy, trong quá trình từ khi thành lập đến nay, chùa cũng có những giai đoạn phát triển và cũng có những khúc quanh cùng với lịch sử đấu tranh Cách mạng của đất nước ta. Kiến trúc chùa Tăng Quang: Đại sư Viên Minh từng nói: “Kiến trúc là một trong những đặc trưng của nền văn hoá… kiến trúc phản ánh đặc trưng văn hoá, phản ánh tư tưởng, tâm hồn, trí tuệ… mà qua đó chúng ta có thể đoán được sự hưng vong của khuynh hướng hay trường phái phát sinh ra nó” [9: 4]. Chùa Tăng Quang là ngôi chùa của Phật Giáo Nam Tông, đến với chùa Tăng Quang, chúng ta dễ nhận thấy sự khác biệt so với những ngôi chùa khác: Không tôn- nghiêm- cao-khiết như chùa Tịnh Độ Tông, không huyền - bí- thâm- u như chùa Mật Tông, cũng không hồn nhiên, dung dị như chùa Thiền Tông. Chùa Tăng Quang với kiến trúc đơn giản cho ta cảm nhận nét giản dị, thực tế, trong sáng, trầm ổn và thanh thoát, hay cụ thể hơn là sáng sủa, thông khoát, cao nhã, thanh nhu và mạnh mẽ. Kiến trúc chùa Tăng Quang thay đổi qua các thời kỳ xây dựng. Thời kỳ đầu( 1954) kiến trúc chùa không có gì đặc biệt vì đó chỉ là ngôi nhà lá đơn sơ. Thời kỳ thứ hai(1959), chùa trùng tu và xây dựng Bảo tháp. Chánh điện thờ Phật, tuy không lớn nhưng đường nét kiến trúc hoàn toàn khác biệt với những ngôi chùa xứ Huế ngày đó. Lối kiến trúc này mô phỏng theo kiến trúc Campuchia và Thái, tuy nhiên do thiếu tài liệu và chưa quen với mô típ kiến trúc và họa tiết trang trí chùa tháp Thái – Miên nên những người thợ xây dựng thời ấy chưa thể hiện được nghệ thuật độc đáo, tinh xảo của mô típ kiến trúc này. Thời kỳ thứ ba(1963) chùa Tăng Quang được xây dựng tương đối hoàn chỉnh và hiện trạng ấy tồn tại cho đến ngày nay. Các công trình xây dựng trong chùa hiện nay gồm Chánh điện, Bảo tháp, tăng xá, nhà khách, trai đường và linh đường. Ngoài Chánh điện và Bảo tháp, các công trình còn lại xây cất bình thường, không có gì đặc biệt về kiến trúc. Kiến trúc chùa Tăng Quang hiện nay được mở đầu bằng cổng Tam quan, có ba lối vào, lối giữa rộng và lớn hơn so với hai lối hai bên. Theo Đại đức Tánh Hiền thì kiểu cổng này không giống với kiểu cổng thường thấy ở các chùa Phật Giáo Nam Tông ở Việt Nam và trên thế giới. Thường thì các chùa Nam Tông chỉ làm một cổng lớn và cổng phụ để dành cho Phật tử ra vào. Trên mỗi cánh cổng của chùa Tăng Quang đều có trang trí. Cánh cổng giữa trang trí bánh xe tượng trưng cho Thập nhị nhân duyên, hai cánh cổng hai bên là bánh xe tượng trưng cho Bát chính đạo, mặt tiền cánh cổng đắp dòng chữ “Tăng Quang Tự”. Từ cổng Tam Quan vào trong chùa du khách sẽ đi bằng hai lối bên tả và bên hữu. Ở giữa hai lối này đặt một cái chung đỉnh và một hồ sen bán nguyệt tự tạo, mặc dù kích thước nhỏ bé nhưng chung đỉnh làm cho ngôi chùa thêm phần oai nghiêm và hồ sen trắng làm cho cảnh chùa thêm thanh khiết, nhẹ nhàng. Đi hết cái sân nhỏ là đến ngôi Chánh điện và toà Bảo tháp tôn trí Xá Lợi Đức Phật. Chánh điện và Bảo tháp được kiến tạo chung một địa điểm. Chánh điện ở tầng trệt, Bảo tháp được xây ở trên và nằm về phía mặt tiền của Chánh điện, trước thềm Chánh điện là bậc tam cấp, bên tả và bên hữu đều có trang trí tượng rồng đá chầu. Ngoài ra còn có hai cây Shala Long thọ trồng mỗi bên, loài cây này tương truyền là nơi Đức Phật đàn sanh và nhập diệt. Từ bên ngoài nhìn vào Chánh điện, du khách sẽ nhận ra vẻ tôn nghiêm, thanh tịnh và trầm hùng - phần nào là nhờ dáng dấp uy nghi vời vợi của ngôi Bảo tháp. Đây cũng chính là điểm gây chú ý cho khách thập phương, không chỉ là độ cao mà còn là kiểu dáng và sắc vàng phủ trùm lên toàn bộ toà tháp và Phật điện có thể dễ dàng nhận ra đây là ngôi chùa Phật Giáo Nguyên Thuỷ. Bảo tháp hình vuông, cao khoảng 25m, có 6 tầng mái. Nổi bật trên nền trời với biểu tượng toà sen xoè cánh trên đỉnh. Mặt tiền của tầng tháp đắp nổi dòng chữ Sangharànsyaràma ( Tăng Quang Tự) theo hình bán nguyệt, phía dưới dòng chữ là phù điêu Đức Phật ngồi thiền định, bên trái khỉ chúa dâng quả, bên phải bạch tượng quỳ hầu, mảng phù điêu này thể hiện câu chuyện Đức Phật khuyên dạy các thầy Tỳ kheo ở thành Kosambi không được nên Ngài lặng lẽ vào rừng nhập hạ mà không có một Tỳ kheo nào theo hầu cả, trong thời gian nhập hạ ở núi rừng chỉ có khỉ và voi là thị giả ngài mà thôi. Dưới hình Đức Phật có dòng chữ “Theravada” (Phật Giáo Nguyên Thuỷ) nằm ngay chánh môn của Phật điện. Cửa vào Chánh điện cũng có ba cửa, một cửa lớn ở giữa và hai cửa phụ hai bên, ngoài ra Chánh điện còn có hai cửa phụ ở bức tường bên trái và bên phải. Chánh điện cao và thoáng mát, nền được lát bằng gạch hoa, trên bốn bức tường treo nhiều bức ảnh thể hiện lịch sử của Đức Phật. Ngoài ra, còn có hai đầu voi trắng trên hai cột ở cửa ra vào. Trong Chánh điện có một pháp toạ để pháp sư giảng pháp và hai tủ Tam tạng Thánh điển Pàli tiếng Thái. Phía trái còn đặt một cái chuông bằng đồng. Phía dưới hai tủ Tam tạng là hai thùng phước sương. Ở ngoài Chánh điện, phía trái là tăng xá hai tầng mới được xây lại vào năm 2000 – 2001, khi dãy nhà cũ dùng làm tăng xá bị hư hỏng nghiêm trọng sau trận lũ 1999. Trận lũ lịch sử này đã làm hư hại chùa.Hiện nay cạnh nhà Tăng xá còn có công trình kỷ niệm trận lũ lịch sử này. Công trình do bác sĩ Lý Văn Kim(USA) cúng dường, hoàn thành vào 1/2001. Sau lưng tăng xá là nhà khách, trai đường ở sau Chánh điện. Bên phải Chánh điện là ngôi nhà vừa mới tu sửa, xây dựng lại, dùng làm nơi dạy học ngoại ngữ và Phật pháp cho các em thiếu nhi địa phương. Ngoại trừ Chánh điện, các công trình còn lại như tăng xá, trai đường, nhà khách…đều xây bình thường để đáp ứng nhu cầu sử dụng Hệ thống thời tự trong ngôi chánh điện: Nếu như các chùa hệ phái Đại Thừa Bắc Tông thường thờ Phật Tam Thế (quá khứ, hiện tại,vị lai), cùng với việc thờ tự các Ngài như: Phật Di Lặc, Ca Diếp Tôn Giả, An Nam Tôn Giả… Thì chùa Tăng Quang – ngôi chùa thuộc hệ phái Nam Tông lại có nét khác biệt, trong Chánh điện chỉ tôn thờ duy nhất Phật Thích Ca. Trên bệ thờ là tượng Phật toạ thiền. Bên phải là tượng Phật thời niên thiếu, bên trái là tượng Phật lúc nhập diệt. Cách thờ tự này cho ta thấy rõ tư tưởng cũng như giáo lý của hệ phái Nam Tông rất trung thành với giáo lý Nguyên Thuỷ, chỉ tôn thờ Phật Thích Ca. Khác hẳn với các ngôi chùa Bắc Tông, do trong quá trình phát triển bị ảnh hưởng từ Trung Hoa mà phát sinh ra nhiều đấng tôn thờ như: Phật A Di Đà, Ca Diếp… Ngoài ra, hiện nay trong Chánh điện của chùa Tăng Quang phía dưới bệ thờ Phật Thích ca còn có bàn thờ các vị tiền sư. Bên phải là bàn thờ Hoà Thượng Hộ Tông - người khai sáng Phật Giáo Nguyên Thuỷ ở Việt Nam. Bên trái, là bàn thờ Hoà Thượng Giới Nghiêm – người có công đầu trong việc du nhập và truyền bá Phật Giáo Nguyên Thuỷ vào Huế. Phía dưới khu vực bệ thờ, nơi chư tăng và Phật tử hành lễ hàng ngày, bên phải là bàn thờ Hoà Thượng Định Lực - một trong những vị trụ trì chùa Tăng Quang đã viên tịch năm 2005 Từ khi thành lập cho đến nay chùa Tăng Quang trải qua những đời trụ trì : Hoà thượng Giới Nghiêm Hoà thượng Ẩn Lâm Hoà thượng Hộ Nhẫn Hoà thượng Giới Hỷ Hoà thượng Định Lực Đại đức Tánh Hiền 3. Đóng góp của chùa Tăng Quang đối với đời sống văn hoá – xã hội. Tăng Quang là ngôi chùa Phật Giáo Nguyên Thuỷ đầu tiên ở Huế. Cho đến nay chùa mới 54 tuổi, thời gian đó chưa phải là dài, tuy vậy, những đóng góp của ngôi chùa đối với đời sống văn hoá – xã hội tại Huế nói chung và với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam nói riêng đã có nhiều thành tựu. 3.1.Nghi thức: Tôn giáo gắn liền với nghi thức. Nghi thức của chùa Tăng Quang mà các tu sĩ thường sử dụng là nghi thức Phật giáo Nam Tông – đơn giản nhưng trang trọng và tôn nghiêm, nếu chỉ một lần đến cúng dường chúng ta sẽ cảm nhận được điều đó. Khi Phật tử cúng dường, chư tăng có lời động viên, khích lệ tu hành tinh tấn trau dồi Phước thiện, làm lành tránh dữ, lấy nhân quả làm gốc. Sau đó Chư Tăng tụng kinh chúc phúc, và Phật tử hồi hướng phước báu. Cũng như các chùa Nam Tông khác ở Việt Nam, các tu sĩ chùa Tăng Quang tụng kinh song ngữ Pàli - Việt. Như vậy về mặt nghi lễ, chùa Tăng Quang đã góp phần mới mẻ và phong phú thêm cho sinh hoạt tín ngưỡng của Phật Giáo tại cố đô Huế. 3.2.Lễ hội: Lễ hội Phật giáo Nguyên Thuỷ thường căn cứ trên kinh điển và lịch sử cuộc đời, lịch sử hoằng pháp của Đức Tôn sư. Lễ hội của Phật Giáo Nguyên Thuỷ không hoàn toàn giống với lễ hội Phật giáo bình thường. Tại chùa Tăng Quang, có một số lễ hội trong năm như sau: Rằm tháng giêng là ngày kỷ niệm đại hội Thánh Tăng và tưởng niệm năm đức Phật 80 tuổi. Rằm tháng tư là đại lễ Tam hợp: Bồ Tát đản sanh, đức Phật thành đạo và đức Phật niết bàn. Rằm tháng sáu có nhiều ý nghĩa: Bồ Tát giáng trần, Bồ Tát xuất gia… ngày này cũng là khởi điểm mùa an cư kiết hạ của Chư Tăng Nam Tông. Lễ hội dâng y Kathina kéo dài một tháng từ 16-9 âm lịch đến 15-10 âm lịch theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thuỷ. Tuy nhiên, chùa Tăng Quang chọn ngày 17-9 âm lịch làm lễ dâng y, đây là một lễ hội lớn trong năm của chùa. 3.3.Xã hội: Trong hơn 50 năm qua, chùa Tăng Quang không ngừng đóng góp cho xã hội nhiều mặt tích cực và khả quan. Nổi bật là các cuộc cứu trợ mùa mưa lũ thiên tai cho người dân gặp nạn, thường xuyên giúp dỡ người neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn. Chùa còn xây dựng một khu nhà tương đối rộng dành làm nơi dạy học ngoại ngữ và giảng kinh pháp miễn phí cho các em thiếu nhi. 3.4.Văn hoá: Chùa Tăng Quang là ngôi chùa Phật giáo Nguyên Thuỷ đầu tiên ở Huế. Có thể nói rằng, do quá quen với Phật Giáo Bắc Tông truyền thống nên sự hiện diện của những vị tu sĩ theo hệ phái Nam Tông ở chùa lúc đầu gây cho người dân nhiều bỡ ngỡ và sự hiếu kỳ. Tuy nhiên, trong hơn nửa thế kỷ qua, những đóng góp tích cực của chùa và đạo hạnh của chư tăng nơi đây đã để lại hình ảnh đẹp của Phật Giáo Nguyên Thuỷ trong lòng người dân Huế. Họ gọi chùa Tăng Quang là chùa Áo Vàng. Hình ảnh tu sĩ chùa Tăng Quang y bát trang nghiêm đi khất thực trên khắp các nẻo đường làm sống lại hình bóng Đức Phật và chư tăng hàng ngàn năm trước. Giờ đây, người dân Cố đô đã quá quen thuộc với người tu sĩ tam y, nhất bát đó chính là hình ảnh đẹp và gần gũi của Phật Giáo Nguyên Thuỷ. Về phương diện văn học, chư Tăng chùa Tăng Quang đã có nhiều sáng tác có giá trị nghệ thuật. Các vị trụ trì như Hoà Thượng Giới Nghiêm, Hoà Thượng Hộ Nhẫn, Hoà Thượng Định Lực đều có những tập thơ xuất bản. Ngoài ra còn có sáng tác của Chư Tăng in trên các tập san Phật Giáo khác. 3.5.Nghệ thuật kiến trúc: KIến trúc chùa Tăng Quang nổi bật là Chánh điện và toà Bảo tháp. Công trình này thể hiện rõ nét môtíp chùa chiền Thái Lan và Campuchia. Mặc dù không thể hiện hết vẻ đẹp tinh tế, sắc sảo của loại hình kiến trúc này, song cùng với kiến trúc của các chùa Phật giáo Nam Tông khác như: chùa Thiền Lâm, chùa Huyền Không Sơn Trung, chùa Huyền Không Sơn Thượng… chùa Tăng Quang cũng đã để lại nhiều nét đẹp kiến trúc mang tính đặc thù của mình để làm phong phú hơn nghệ thuật kiến trúc chùa Phật Giáo Nam Tông ở Huế. KẾT LUẬN Tăng Quang Tự là ngôi chùa đầu tiên của Phật Giáo Nam Tông xứ Huế. Chùa là minh chứng cho sự thành công trên con đường truyền nhập đạo pháp của các vị tiền sư, đặc biệt là đại đức Giới Nghiêm. Hiện nay, trụ trì chùa Tăng Quang là đại đức Tánh Hiền, chùa hiện có 8 chư tăng. Ngôi chùa đã qua nhiều lần trùng tu sửa chữa, về cơ bản chùa Tăng Quang đã được xây dựng khá hoàn chỉnh và vững chãi. Tuy nhiên, qua quan sát thực tế thì hiện nay chùa Tăng Quang còn tồn tại một số bất cập. Thứ nhất , quang cảnh trước chùa là một hồ rộng cỏ dại mọc um tùm, không lấy làm mỹ quan. Thứ hai, chùa là nơi thờ tự Đức Phật Thích Ca - một yếu tố quan trọng trong tâm linh mỗi người và là nơi tu tập của nhiều chư tăng, song Chánh điện cũng như các công trình khác trong chùa được xây dựng ở vùng đất trũng trước đây nên còn thấp, khả năng bị ngập lụt là rất cao. Thứ ba, khu nhà dành để dạy ngoại ngữ và giảng pháp cho các em thiếu nhi còn trang bị sơ sài chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Vì thế rất cần tấm lòng của các tín đồ phật giáo để làm cơ sở vật chất của chùa ngày càng được cải thiện hơn. Ngày nay, khi mà chúng ta đã có đủ tất cả những điều kiện để tìm về với những giá trị văn hoá dân tộc, những yếu tố văn hoá mang tính tâm linh thì việc quan tâm nâng cấp chùa Tăng Quang là việc làm rất cần thiết. Bởi lẽ, dù kiến trúc của chùa chưa thật nổi bật, dù bề dày lịch sử có phần khiêm tốn so với các ngôi chùa khác ở Huế, những ngôi Quốc Tự hàng trăm năm thì chùa Tăng Quang vẫn có giá trị lớn với lịch sử Phật Giáo Nam Tông xứ Huế. Chùa là cơ sở đầu tiên và hết sức quan trọng cho sự phát triển và lan toả hệ phái Nam Tông cố đô Huế. Chùa không chỉ là nơi tu hành siêu phàm thoát tục mà còn là nơi để con người tĩnh tâm cho tâm hồn thanh thản sau những lo toan bộn bề của cuộc sống bụi trần. Lời tụng kinh tiếng Pàli dù không phải ai cũng dễ dàng lãnh thụ, xong mỗi lần quỳ dưới chân Đức Phật ta thấy lòng nhẹ nhàng hơn. Tiếng chuông chùa là một âm thanh huyền diệu đã đi vào lòng người hơn nửa thế kỷ qua. Tăng Quang - giản dị và oai nghiêm, thanh nhu và thuần khiết sẽ mãi xứng đáng là ngôi chùa đầu tiên của Phật Giáo Nam Tông xứ Huế. Sắc vàng và đạo hạnh của chư tăng sẽ vươn cao, vươn xa hơn nữa trong tương lai như lời bài thơ sáng trong và mộc mạc của tu sĩ Trung Thiện: Tăng Quang – ánh sáng Tăng già Thong dong y bát ngàn nhà gieo duyên Giọt mưa, hạt nắng, bạn hiền Ong vàng nhẹ cánh khắp miền nở hoa Đến với Cố đô thanh bình và thơ mộng du khách không chỉ được hưởng thụ vẻ đẹp của sông Hương núi Ngự hiền hoà, vẻ đẹp cổ kính của đền đài lăng tẩm, mà còn đến với chùa để tâm hồn thanh thản, tìm lại sự tĩnh lặng cần thiết trong cuộc sống hiện đại ồn ào. Chính vì vậy, nếu ta biết bảo vệ và phát huy điểm mạnh của những ngôi chùa Huế trong đó có chùa Tăng Quang, đồng thời quan tâm hơn nữa trong công việc xây dựng nâng cấp chùa thì những ngôi chùa sẽ góp phần vào giá trị văn hoá của dân tộc và Phật giáo xứ Huế. Hơn thế nữa, đó sẽ là cơ sở để nhân ra biết bao hạt giống Bồ Đề. TÀI LIỆU THAM KHẢO Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Phật học tinh yếu, NXB Phương Đông. Thích Hải Ân – Hà Xuân Liêm(2001), Lịch sử Phật Giáo xứ Huế, NXB TPHCM. Hà Xuân Liêm( 2006 ), Những ngôi chùa Huế, NXB Thuận Háo, Huế. Nguyễn Tài Thư( 1988 ), Lịch sử Phật Giáo Việt Nam, Khoa học xã hội. Nguyễn Tối Thiện, Lịch sử truyền bá Phật Giáo Nguyên Thuỷ, Xuất bản năm 1990. Nguyễn Văn Sáu, Lịch sử Phật Giáo Nam Tông Việt Nam, ấn hành 1987. Tỳ Kheo Thiện Minh, Phật Giáo Nam Tông cố đô Huế, Nguyệt san giác ngộ, tháng 9/2002. Tỳ Kheo Thiện Minh, Vài nét về sự phát triển của Phật giáo Nguyên Thuỷ tại Việt Nam, Nguyệt san giác ngộ, số 88, tháng 7/2003. Huyền Không văn bút, đặc san của Tăng ni sinh, số ra ngày 22-5-2002. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt Nam (1999), NXB Giáo Dục tái bản lần 2. PHỤ LỤC ẢNH Chùa Tăng Quang nhìn từ ngoài vào Bảo tháp tôn trí xá lợi Đức Phật Thích Ca Bệ thờ trong Chánh điện Cổng Tam quan Lễ dâng y Kathina Tăng xá Cứu trợ nhân dân mùa mưa lũ ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA LỊCH SỬ -----›¯š----- BÀI BÁO CÁO THỰC TẾ TÌM HIỂU VỀ CHÙA TĂNG QUANG – NGÔI CHÙA PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐẦU TIÊN Ở HUẾ Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. Nguyễn Văn Đăng Nguyễn Thị Kim Thoa Phan Thị Thảo HUẾ, 08/2008 Ñeå hoaøn thaønh baøi baùo caùo naøy chuùng toâi xin caûm ôn thaày giaùo Nguyeãn Vaên Ñaêng ñaõ ñoäng vieân giuùp ñôõ taän tình suoát quaù trình chuùng toâi thöïc hieän ñeà taøi. Chuùng toâi xin caûm ôn söï giuùp ñôõ nhieät tình töø phía chuøa Taêng Quang, nhaát laø Ñaïi ñöùc Taùnh Hieàn, cuøng caùc caùn boä phong tö lieäu khoa lòch söû, thö vieän toång hôïp Hueá ñaõ taïo ñieàu kieän thuaän lôïi cung caáp taøi lieäu, trao ñoåi nhöõng vaán ñeà lieân quan ñeán chuøa Taêng Quang ñeå chuùng toâi thöïc hieän toát baùo caùo naøy. Moät laàn nöõa chuùng toâi xin chaân thaønh caûm ôn söï giuùp ñôõ quyù baùu ñoù.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctang_quang_tu_2982.doc
Tài liệu liên quan