MỤC LỤC
A. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
2. Phạm vi nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
B. Nội dung
Phần 1: Sự cần thiết của việc tham gia bảo hiểm trong du lịch.
1. Sự cần thiết của việc tham gia bảo hiểm du lịch.
- Vai trò của bảo hiểm du lịch.
- Quyền lợi của người tham gia bảo hiểm du lịch.
2. Đối tượng tham gia bảo hiểm trong du lịch.
- Khách du lịch trong nước.
- Khách du lịch nước ngoài.
3. Các loại hình bảo hiểm trong nghiệp vụ bảo hiểm du lịch.
- Bảo hiểm khách du lịch trong nước.
- Bảo hiểm người Việt Nam du lịch nước ngoài.
- Bảo hiểm người nước ngoài du lịch tại Việt Nam.
- Bảo hiêm du lịch nước ngoài ngắn hạn.
- Bảo hiểm du lịch nhóm.
- Bảo hiểm du lịch quốc tế.
- Bảo hiểm du lịch toàn cầu.
4. Các đối tượng bảo hiểm du lịch Việt Nam hướng tới.
5. Sự cần thiết của việc hợp tác giữa các công ty du lịch, các đại
lý lữ hành với các công ty bảo hiểm trong hoạt động du lịch.
Phần 2: Hoạt động bảo hiểm du lịch tại một số công ty bảo hiểm ở Việt Nam - thực trạng và một số ý kiến đóng góp.
1. Hoạt động của một số công ty bảo hiểm có nghiệp vụ bảo hiểm du lịch đang hoạt động tại Việt Nam.
- Các công ty trong nước.
- Các công ty nước ngoài.
- Tình hình hoạt động.
2. Thực trạng của việc tham gia bảo hiểm du lịch tại Việt Nam.
3. Việc tiếp cận thị trường bảo hiểm du lịch trong nước của các công ty bảo hiểm du lịch.
- Thuận lợi.
- Khó khăn.
- Những vấn đề bất cập.
4. Một số ý kiến đóng góp.
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1796 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về hoạt động bảo hiểm du lịch trong kinh doanh du lịch (mảng bảo hiểm con người) vì quyền lợi của người đi du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu về hoạt động bảo hiểm du lịch trong kinh doanh du lịch (mảng bảo hiểm con người) vì quyền lợi của người đi du lịch.
A. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
2. Phạm vi nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
B. Nội dung
Phần 1: Sự cần thiết của việc tham gia bảo hiểm trong du lịch.
Sự cần thiết của việc tham gia bảo hiểm du lịch.
Vai trò của bảo hiểm du lịch.
Quyền lợi của người tham gia bảo hiểm du lịch.
Đối tượng tham gia bảo hiểm trong du lịch.
Khách du lịch trong nước.
Khách du lịch nước ngoài.
Các loại hình bảo hiểm trong nghiệp vụ bảo hiểm du lịch.
Bảo hiểm khách du lịch trong nước.
Bảo hiểm người Việt Nam du lịch nước ngoài.
Bảo hiểm người nước ngoài du lịch tại Việt Nam.
Bảo hiêm du lịch nước ngoài ngắn hạn.
Bảo hiểm du lịch nhóm.
Bảo hiểm du lịch quốc tế.
Bảo hiểm du lịch toàn cầu.
Các đối tượng bảo hiểm du lịch Việt Nam hướng tới.
Sự cần thiết của việc hợp tác giữa các công ty du lịch, các đại
lý lữ hành với các công ty bảo hiểm trong hoạt động du lịch.
Phần 2: Hoạt động bảo hiểm du lịch tại một số công ty bảo hiểm ở Việt Nam - thực trạng và một số ý kiến đóng góp.
Hoạt động của một số công ty bảo hiểm có nghiệp vụ bảo hiểm du lịch đang hoạt động tại Việt Nam.
Các công ty trong nước.
Các công ty nước ngoài.
Tình hình hoạt động.
Thực trạng của việc tham gia bảo hiểm du lịch tại Việt Nam.
Việc tiếp cận thị trường bảo hiểm du lịch trong nước của các công ty bảo hiểm du lịch.
Thuận lợi.
Khó khăn.
Những vấn đề bất cập.
Một số ý kiến đóng góp.
A- Phần mở đầu.
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động du lịch diễn ra ngày càng mạnh mẽ do đời sống kinh tế ngày càng được nâng cao, con người với nhu cầu tìm hiểu, khám phá những miền đất mới, những giá trị văn hoá mới và khác biệt để mở rộng tầm hiểu biết và nâng cao vốn kiến thức. Do đó, các công ty du lịch, các đại lý lữ hành góp phần thực hiện và đáp ứng nhu cầu của người đi du lịch. Ngày nay, bên cạnh những giá trị tinh thần mà người ta có được trong và sau chuyến đi, thì nhu cầu được đảm bảo an toàn trong suốt thời gian chuyến du lịch diễn ra ngày càng lớn đối với khách du lịch, bất kể đi du lịch trong nước hay ở nước ngoài. Hoạt động bảo hiểm du lịch ra đời, góp phần nhỏ tạo sự tin tưởng và yên tâm cho khách hàng trong hành trình du lịch. Trong kinh doanh du lịch, tạo được niềm tin và an tâm cho khách trở thành uy tín đối với người kinh doanh du lịch. Do đó, để nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh bảo hiểm du lịch đồng thời nâng cao nhận thức của quần chúng trong việc tham gia tích cực bảo hiểm du lịch hơn nữa, em đã lựa chọn đề tài “ Hoạt động bảo hiểm trong kinh doanh du lịch (mảng bảo hiểm con ngưòi) vì lợi ích của người đi du lịch” để làm đề tài niên luận.
2. Phạm vi nghiên cứu.
Do nằm trong phạm vi của bài niên luận nên bài viết là bước đầu tìm hiểu về mảng nghiệp vụ bảo hiểm du lịch (bảo hiểm con người) nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại Việt Nam, hoạt động bảo hiểm du lịch tại một số công ty bao hiểm có mảng nghiệp vụ bảo hiểm du lịch đang hoạt động tại Việt Nam và mức độ tham gia bảo hiểm du lịch tại thị trường Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về hoạt động bảo hiểm du lịch trong kinh doanh du lịch -vì quyền lợi của người tham gia du lịch. Trách nhiệm của các nhà kinh doanh bảo hiểm du lịch và những quyền lợi mà người tham gia bảo hiểm du lịch được hưởng trong các trường hợp xảy ra rủi ro.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành bài niên luận này, người viết đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý thông tin; phương pháp so sánh, đánh giá dựa trên những kết quả đã thu thập được. Do đó, những thông tin tìm được đã được gạn lọc và đưa ra những kết quả khả quan nhất.
B - Nội dung.
Phần 1: Sự cần thiết của việc tham gia bảo hiểm trong du lịch.
1. Sự cần thiết của việc tham gia bảo hiểm du lịch.
- Vai trò của bảo hiểm du l ịch.
Bảo hiểm có vai trò khá lớn trong đời sống của con người. Bảo hiểm ra đời nhằm khắc phục những rủi ro xảy ra, rủi ro gây thiệt hại về của cải vật chất và gây ra những tổn thất cho con người. Bảo hiểm ra đời đáp ứng phần nào mong muốn được sẻ chia những khó khăn gặp phải của con người trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất kinh doanh và trong hoạt động xã hội. Hậu quả của rủi ro có nhiều dạng và nói chung đều liên quan đến khía cạnh tài chính, phát sinh những khoản chi phí, chi tiêu bất thường. Với sự có mặt của bảo hiểm, con người được phần nào ổn định về mặt tâm lý, chia sẻ khó khăn về mặt tài chính.
Về mặt khái niệm, bảo hiểm là biện pháp chia nhỏ tổn thất của một hay một số người có cùng khả năng gặp một loại rủi ro dựa vào một quỹ chung bằng tiền được lập bởi sự đóng góp của những người có cùng khả năng gặp tổn thất đó thông qua hoạt động của công ty bảo hiểm. Nhờ đó mà những tổn thất lẽ ra rất nặng, nghiêm trọng đối với một người trở nên ít khó khăn hơn thậm chí không đáng kể với người tham gia bảo hiểm.
Như vậy, bảo hiểm là sự chia sẻ của tập thể cho cá nhân, gánh vác cùng những rủi ro mà cá nhân phải chịu, chia sẻ về mặt vật chất và là điểm tựa về mặt tinh thần.
Cùng với nó, hoạt động du lịch đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ do nhu cầu ngày càng lớn của con người, được khám phá, chinh phục những miền đất mới, tiếp cận tri thức mới, nâng cao tầm hiểu biết, tìm đến những nét khác biệt của các nền văn hoá…khi thu nhập của con người ngày càng cao, nhu cầu giải trí, thư giãn ngày càng lớn.
Du lịch được ghi nhận như là một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người, trở thành một nhu cầu không thể thiếu khi xã hội càng phát triển, văn minh và hiện đại. Cùng với những chuyến đi du lịch đó, những rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu, gây ra những hậu quả về con người và tài sản mà không kiểm soát được, như:
Về tài sản: gồm có mất hành lý, mất hay thiệt hại vật dụng riêng, mất nguyên kiện hành lý ký gửi theo chuyến hành trình, đồ vật bị xây xát, ướt, nhoè làm mất đi chức năng của nó.
Về con người: có thể chết người, thương tật tạm thời hay thương tật toàn bộ vĩnh viễn của du khách.
Về trách nhiệm đối với người thứ ba: trong trường hợp do hành động vô ý hoặc cố ý của người được bảo hiểm làm ảnh hưởng đến tính mạng, tình trạng sức khỏe cũng như tính mạng, tình trạng sức khoẻ của người khác.
Do đó, bảo hiểm du lịch ra đời, bảo hiểm du lịch là nghiệp vụ nằm trong nhóm bảo hiểm con người, tiền thân là bảo hiểm khách du lịch (khi đó đối tượng của bảo hiểm chỉ là tính mạng và tình trạng sức khoẻ của du khách). Trong quá trình triển khai, do yêu cầu đặt ra cần bảo hiểm cả tài sản và vật dụng mang theo của du khách, vì tài sản và vật dụng mang theo có giá trị ngày càng lớn: máy ảnh, camera…, nên đối tượng được bảo hiểm mở rộng cho tài sản và vật dụng của khách và được gọi là bảo hiểm du lịch. Bảo hiểm du lịch ra đời góp phần làm giảm bớt những thiệt hại do những rủi ro, những tổn thất xảy ra trong quá trình đi du lịch, đem lại niềm vui trọn vẹn cho du khách trong toàn bộ hành trình du lịch.
- Quyền lợi của người được bảo hiểm
Tham gia bảo hiểm du lịch, du khách mang theo hành trình của mình một sự đảm bảo an toàn cho thành công của chuyến đi:
Tâm lý du khách được thoải mái vì có người tham gia bảo vệ quyền lợi cho mình ( công ty bảo hiểm chịu trách nhiệm về quyền lợi bảo hiểm cho người tham gia). Du khách được an tâm hơn khi rủi ro xảy ra ở bất kỳ nơi đâu và vào thời điểm nào.
Người tham gia bảo hiểm du lịch có ý thức hơn, có thể phòng tránh được một số tai nạn, rủi ro có thể xảy ra cho bản thân và tài sản của mình, do đó giữ gìn được gia sản của người được bảo hiểm.
Góp phần hạn chế tổn thất, thiệt hại do người mua bảo hiểm được triển khai nghiệp vụ bảo hiểm và những kiến thức để đề phòng.
Khi rủi ro xảy ra, người mua bảo hiểm sẽ có được mức bồi thường thiệt hại nhất định để trang trải cho những chi phí cứu chữa, khắc phục.
Bảo hiêm du lịch góp phần làm giảm thiểu tối đa thiệt hại kinh tế cá nhân, làm tăng nguồn thu, giảm nguồn chi cho ngân sách Nhà Nước.
Góp phần khống chế ở mức thấp nhất những rủi ro không thể lường trước được.
Khắc phục hậu quả của rủi ro, đảm bảo ổn định đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh cho du khách: tình trạng khó khăn ban đầu về tài chính do rủi ro gây ra sẽ nhanh chóng được giải quyết, nhờ đó có thể trang trải những chi phí bất ngờ phát sinh vượt quá khả nằng tài chính của những người tham gia bảo hiểm.
Góp phần đề phòng, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra giúp cho hành trình của du khách an toàn hơn, giảm bớt những nỗi lo cho mỗi du khách. Sẽ có nhiều người có ý thức hơn về việc tự bảo vệ bản thân và tài sản của mình và cả đoàn khi có sự tuyên truyền sâu rộng của các nhà bào hiểm về các rủi ro và hậu quả của chúng. Ngay chính các công ty bảo hiểm cũng góp phần tích cực để hạn chế những rủi ro như tham gia làm được lánh nạn, trồng các biển bào nguy hiểm.
Ngoài ra, bảo hiểm du lịch còn góp phần đáng kể:
Làm giảm nguy cơ phá sản về mặt tài chính cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ( nếu không có sự tham gia của các công ty bảo hiểm, khi rủi ro xảy ra, các công ty du lịch phải bỏ một khoản phí cho việc bồi thường là không nhỏ).
Góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển: giao thông vận tải, thông tin liên lạc…do người ta đi du lịch nhiều hơn khi có được sự đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản của mình.
Đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa các tổ chức, các quốc gia trên thế giới, liên kết hợp tác, xích lại gần nhau hơn, đặc biệt là các công ty du lịch trong nước và mạng lười bảo hiểm của các công ty bảo hiểm trên thế giới.
Góp phần đảm bảo an toàn cho hệ thống các ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân ( hệ thống các ngành kinh tế có thể phát triển bình thường ngay cả khi bị tác động bởi những rủi ro).
Nền kinh tế của đất nước có một nguồn vốn đầu tư đáng kể từ hoạt động bảo hiểm, các công ty bảo hiểm có thể tiến hành một số hoạt động: vay, mua trái phiếu, kinh doanh bất động sản, tham gia vào thị trường chứng khoán… nhờ đó mà nền kinh tế sôi động hơn, hiệu quả hơn.
2. Đối tượng tham gia bảo hiểm du lịch.
- Du lich trong nước: Những người đi tham quan, nghỉ mát, tắm biển, leo núi…hoặc nghỉ tại khách sạn, nhà khách trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
- Du lịch nước ngoài: Cá nhân tập thể đi thành đoàn có tổ chức và chương trình cụ thể đã định trước ra nước ngoài.
- Những người nước ngoài vào Việt Nam tham quan, thăm viếng bạn bè, bà con, dự hội nghị, hội thảo quốc tế, đại hội thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật công tác và đang cư trú tại Việt Nam như các chuyên gia, công nhân học sinh, những người làm việc trong đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế khi đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.
- Nhưng người tham gia các hoạt động đặc biệt như khảo sát, thám hiểm, biểu diễn nguy hiểm, đua xe, đua ngựa, đua thuyền, thi đấu các môn thể thao có tính chất chuyên nghiệp như: bong đá, đấm bốc, leo núi, lướt ván…chỉ được bảo hiểm với điều kiện đăng ký và nộp thêm phí cho những hoạt động đó.
Đối tượng bảo hiểm du lịch hướng tới rất đa dạng, mọi cá nhân, mọi tổ chức, mọi ngành nghề…khi tham gia vào hoạt động du lịch, không phân biệt bất kỳ đối tượng nào, quyền lợi mọi người được hưởng là ngang bằng nhau tuỳ thuộc vào loại hình bảo hiểm mà các đối tượng tham gia.
Phạm vi bảo hiểm:
- Chết, thương tật thân thể do tai nạn. Tai nạn được hiểu theo quy tắc này là do một lực bất ngờ, ngoài ý muốn của người được bảo hiểm, từ bên ngoài tác động lên thân thể của người được bảo hiểm và là nguyên nhân duy nhất và trực tiếp làm cho người được bảo hiểm bị chết hoặc bị thương tật thân thể.
- Chết do ốm đau, bệnh tật bất ngờ trong thời hạn bảo hiểm
- Chết hoặc thượng tật do người được bảo hiểm có hành động cứu người, cứu tài sản của nhà nước, của nhân dân và tham gia chống các hành động phạm pháp.
- Ốm đau hoặc chết không do tai nạn trong thời gian bảo hiểm.
- Mất mát, thiệt hại hành lý và vật dụng riêng mang theo người có thể quy hợp lý cho các nguyên nhân cháy, nổ, phương tiện chở bị: đâm, va, chìm, lật đổ, rơi…
- Mất nguyên kiện hành lý gởi theo chuyến hành trình.
Các điểm loại trừ bảo hiểm
1. Rủi ro xảy ra ro những nguyên nhân trực tiếp sau đây
- Người được bảo hiểm cố ý vi phạm pháp luật, nội quy, quy định của cơ quan du lịch, của chính quyền địa phương nơi du lịch.
- Hành động cố ý của người được bảo hiểm hoặc người được thừa kế hợp pháp ( là người được bảo hiểm theo giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc di chúc hay theo pháp luật).
- Người được bảo hiểm bị ảnh hưởng của rượu, bia, ma tuý và các chất kích thích tương tự khác.
- Chiến tranh, khủng bố…
2. Những chi phí phát sinh trong trường hợp
- Người được bảo hiểm phát bệnh tâm thần, mang thai (trừ trường hợp sảy thai do hậu quả của tai nạn), sinh đẻ.
- Người được bảo hiểm tiếp tục điều trị vết thương hoặc bệnh tật phát sinh từ trước khi bảo hiểm có hiệu lực.
- Điều trị hoặc sử dụng thuốc không theo hướng dẫn của y, bác sỹ điều trị…
Những thiệt hại về hành lý trong trường hợp
- Mất vàng, bạc, đá quý, kim loại quý, tiền mặt, séc du lịch, các chứng từ có giá trị như tiền, hộ chiếu, bằng lái xe, vé các loại, tài liệu chứng từ, bản vẽ, bản thiết kế.
- Đồ vật bị xây xát ướt mà không làm mất đi chức năng của nó.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cầm giữ hoặc tịch thu.
Số tiền bảo hiểm:
- Đối với các khách du lịch trong nước: số tiền được bảo hiểm từ 1 triệu đến 20 triệu đồng tuỳ theo sự lựa chọn của người tham gia bảo hiểm.
- Đối với người nước ngoài du lịch tại Việt Nam: số tiền được bối thường là từ 1000$ đến 10.000$ tuỳ theo mức độ của người tham gia bảo hiểm.
- Đối với hành lý: mức bồi thường bằng 10% số tiền được bảo hiểm.
Phí bảo hiểm:
Đối với khách du lịch đi du lịch theo ngày thì phí bảo hiểm được tính theo:
Phí bảo hiểm = số tiền bảo hiểm* tỷ lệ phí bảo hiểm* số ngày du lịch.
Tỷ lệ phí phụ thuộc vào thời gian đi du lịch, hình thức tham gia bảo hiểm.
Số tiền được bảo hiểm và phí bảo hiểm xác định dựa trên cơ sở biểu phí và số tiền bảo hiểm được Bộ Tài Chính phê chuẩn đính kèm. Số tiền bảo hiểm là giới hạn trách nhiệm tối đa mà các công ty bảo hiểm chịu trách nhiệm chi trả nếu có rủi ro xảy ra. Tuỳ theo sự lựa chọn của người tham gia bảo hiểm từ 1.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Thủ tục trả tiền bảo hiểm
Khi rủi ro xảy ra người được bảo hiểm hoặc đại diện của người được bảo hiểm cần phải:
+ Thông bao ngay cho công ty bảo hiểm gần nhất hoặc khách sạn hay tổ chức du lịch biết trong vòng 24 giờ.
+ Thực hiện chỉ dẫn của công ty bảo hiểm , khách sạn hoặc tổ chức du lịch.
+ Khi yêu cầu trả tiền bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc đại diện của người được bảo hiểm hoặc người thừa ké hợp pháp phải gửi cho công ty các chứng từ sau đây trong vòng 30 ngày kể từ ngày người được bảo hiểm điểu trị khỏi hoặc bị chết nhưng không quá 01 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn.
1. Giấy đề nghị trả tiền bảo hiểm.
2. Hợp đồng bảo hiểm và bản sao( trích) danh sách người được bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận được bảo hiểm hoặc vé vào cửa có bảo hiểm.
3. Biên bản tai nạn có xác định của cơ quan du lịch, chính quyền địa phương hoặc công an nơi người được bảo hiểm đến du lịch bị tai nạn.
4. Xác nhận điều trị của cơ quan y tế ( giấy ra viện, phiếu điều trị và các giấy tờ có liên quan đến việc điều trị tai nạn).
5. Giấy chứng tử và giấy xác nhận quyền thừa kế hợp pháp.
Trong trường hợp người được bảo hiểm uỷ quyền cho người khác nhận tiển bảo hiểm phải có giấy uỷ quyền hợp pháp.
3. Các loại hình bảo hiểm trong du lịch
- Bảo hiểm khách du lịch trong nước
- Bảo hiểm người Việt Nam đi du lịch nước ngoài
- Bảo hiểm người nước ngoài du lịch Việt Nam
- Bảo hiểm du lịch nước ngoài ngắn hạn
- Bảo hiểm du lịch nhóm
- Bảo hiểm du lịch quốc tế
- Bảo hiểm du lịch toàn cầu.
Ngoài ra, còn có:
- Bảo hiểm trong chương trình tour ( giới hạn trong thời gian công ty lữ hành thực hiện các chương trình thoả thuận với du khách như tham quan, ăn uống, còn trong trường hợp thời gian tự do không tính). Đối với loại này, du khách không phải trả tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm được tính luôn vào trong giá tour, chi phí đền bù cao nhất ( trường hợp tử vong) là 10.000 USD.
- Loại hình bảo hiểm 24/24 (bao gồm toàn bộ thời gian du khách tham dự tour đó), do các công ty bảo hiểm thực hiện.
- Loại hình bảo hiểm Bon Voyage đối với khách du lịch nước ngoài do công ty bảo hiểm Viễn Đông tung ra, có thêm mục bồi thường trách nhiệm dân sự cho người thứ ba nếu vô ý gây tai nạn cho tài sản và thân thể của người khác.
- Bảo hiểm du lịch toàn cầu của công ty bảo hiểm AIG Việt Nam.
4. Các đối tượng bảo hiểm du lịch Việt Nam hướng tới.
Cũng giống như bảo hiểm, bảo hiểm du lịch Việt Nam hướng tới mọi đối tượng đi du lịch để đảm bảo cho du khách có một chuyến hành trình an toàn và thoải mái. Bảo hiểm du lịch Việt Nam :
- Hướng tới mọi tầng lớp dân cư – những người đi du lịch, mong muốn hoàn thiện chuyến đi của mình hơn với sự tham gia của bảo hiểm du lịch, đem lại sự tự tin và thoải mái cho khách hàng ở mọi lúc, mọi nơi.
- Hướng tới đối tượng khách du lịch có khả năng chi trả cao, bảo hiểm với mức trách nhiệm cao hơn, tham gia đa dạng hơn các sản phẩm của bảo hiểm du lịch , thoả mãn yêu cầu về bảo hiểm du lịch ở mức độ cao hơn.
- Hướng tới bảo hiểm tại các điểm du lịch, thông qua các vé thắng cảnh ( tính luôn bảo hiểm). Đây là hình thức bảo hiểm tại điểm, đảm bảo sự an toàn cho khách khi du lịch tại điểm, bảo hiểm tại chỗ mang lại quyền lợi cho khách du lịch khi có bất kỳ sự cố gì xảy ra tại điểm du lịch.
- Bảo hiểm 24/24( toàn bộ thời gian thực hiện tour).
- Hướng tới bảo hiểm cho du khách tham gia những loại hình du lịch mạo hiểm: thể thao, leo núi, trèo thuyền…đặc biệt là các đối tượng khách nước ngoài tham gia hoạt động du lịch mạo hiểm tại Việt Nam với nhiều cảnh quan thiên nhiên hoang sơ.
- Hướng tới đối tượng khách nước ngoài đi du lịch tại Việt Nam: đây là đối tượng khách có khả năng chi trả cho bảo hiểm cao đến 10% gia tour do đó lợi nhuận đem lại cho ngành bảo hiểm là rất lớn.
- Người Việt Nam đi du lịch nước ngoài ngày càng đông do nhận thức và thu nhập ngày càng tăng, đây là một thị trường lớn để bảo hiểm du lịch Việt Nam khai thác có hiệu quả.
5. Sự cần thiết của việc hợp tác giữa các công ty du lịch, các đại lý lữ hành với các công ty bảo hiểm trong hoạt động bảo hiểm du lịch.
- Các công ty du lịch, đại lý lữ hành là các đại lý bảo hiểm trung gian. Thông qua các công ty du lịch, đại lý lữ hành các công ty bảo hiểm dễ dang tiếp cận với các đối tượng khách hàng hơn, việc hợp tác này là cực kỳ quan trọng, coi thủ tục mua bảo hiểm như là một phần mà các công ty du lịch chuẩn bị cho khách của mình trong chuyến hành trình.
- Việc ký kết hợp tác giữa các công ty du lịch, đại lý lữ hành và các công ty bảo hiểm, thông qua các công ty du lịch, sự phục vụ khách hàng của công ty bảo hiểm tốt, niềm tin của khách hàng dành cho cả công ty du lịch và công ty bảo hiểm được nâng cao, khách hàng tin vào một sự đảm bảo, uy tín.
- Việc hợp tác tránh được cho những công ty du lịch những tổn thất, thiệt hại khi có sự cố xảy ra trong hành trình du lịch của khách. Và khi đã tham gia bảo hiểm du lịch, cả công ty du lịch và khách hàng đều được đảm bảo trách nhiệm khi có sự cố xảy ra.
- Việc hợp tác này nâng cao được sự an toàn của du khách trong chuyến hành trình, do cả hai bên đều phải có trách nhiệm, một bên trong chuyến hành trình(công ty du lịch) và một bên sau chuyến hành trình (công ty bảo hiểm).
- Thông qua các công ty, đại lý du lịch nghiệp vụ bảo hiểm du lịch đến với đối tượng khách hàng nhanh hơn, thông tin hơn.
- Khách mua bảo hiểm du lịch càng nhiều với mức trách nhiệm càng cao có nghĩa là các công ty du lịch, các công ty bảo hiểm đã đóng góp vào Ngân sách Nhà Nước một nguồn thu không nhỏ, có thể đầu tư trở lại cho nền kinh tế, hỗ trợ cho sự phát triển của ngành du lịch.
- Thông qua các công ty du lịch, các công ty bảo hiểm tiết kiệm được một khoản phí không nhỏ cho hoạt động quảng cáo, tuyên truyền.
- Sự kết hợp này đảm bảo chuyến đi của khách du lịch an toàn hơn, thoải mái hơn với các dịch vụ của bảo hiểm du lịch.
Phần 2: Hoạt động bảo hiểm du lịch tại một số công ty bảo hiểm tại Việt Nam - Thực trạng và một số ý kiến đóng góp.
1. Hoạt động của một số công ty bảo hiểm có hoạt động bảo hiểm du lịch tại Việt Nam.( Hoạt động bảo hiểm du lịch tại các công ty ở Việt Nam).
- Các công ty bảo hiểm trong nước
- 3 công ty bảo hiểm của Nhà Nước:
+ Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt).
+ Công ty bảo hiểm thành phố hồ chí minh (BảoMinh).
+ Công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVIC).
- Các công ty bảo hiểm cổ phần:
+ Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long).
+ Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO).
+ Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu Điện (PTI).
+ Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông (VASS).
-Các công ty bảo hiểm nước ngoài:
+ Công ty bảo hiểm Mỹ tại Việt Nam (AAA).
+ Công ty bảo hiểm Mỹ tại Việt Nam (AIG).
- Công ty bảo hiểm liên doanh với nước ngoài:
+ Bảo Minh CMG.
+ Công ty liên doanh bảo hiểm VIA( Bảo Việt và công ty của Nhật).
+ Công ty liên doanh bảo hiểm UIC( Bảo Minh và công ty của Nhật)..
- Tình hình hoạt động
Thống kê mới đây của Bảo Việt cho thấy, trong số những người Việt Nam ra nước ngoài , số lượng người tham gia mua bảo hiểm du lịch chiếm chưa đến 2%. Còn với các doanh nghiệp lữ hành, tình hình cũng không mấy sáng sủa, trung bình cứ 10 khách đến mua tour thì chỉ có một người đăng ký mua bảo hiểm du lịch . Với một loạt sản phẩm bảo hiểm du lịch phong phú như vậy của các công ty bảo hiểm, nhưng hiện chỉ có 2% khách du lịch tham gia các loại hình bảo hiểm du lịch. Sở dĩ như vậy là do khách nội địa có tâm lý “ngại” mua bảo hiểm vì sợ… xui xẻo. Vì vậy nếu có khách mua bảo hiểm du lịch thì chủ yếu là khách đoàn của các cơ quan đứng ra mua, còn khách lẻ rất hiếm khi mua loại bảo hiểm này, nếu có cũng chỉ là làm đầy đủ thủ tục làm thị thực, hộ chiếu khi xuất ngoại.
Thực tế triển khai loại hình bảo hiểm này tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, một phần do bản thân khách du lịch chưa thấy đựơc sự cần thiết phải mua bảo hiểm và các sản phẩm bảo hiểm còn nhiều hạn chế. Đối với khách du lịch trong nước, do việc bán bảo hiểm tại điểm phải phụ thuộc vào sự ủng hộ của Sở Du Lịch Tỉnh, chính quyền địa phương cũng như các cơ quan quản lý du lịch tại địa bàn đối với ngành bảo hiểm. Bên cạnh đó việc bán bảo hiểm thông qua du lịch chuyến chủ yếu phụ thuộc vào các công ty lữ hành tổ chức. Song cũng chính việc tham gia bảo hiểm theo chuyến làm cho đội giá du lịch, giảm tính cạnh tranh du lịch khiến cho các công ty lữ hành không mấy mặn mà. Bên cạnh đó, nhu cầu và ý thức của người dân về bảo hiểm này chưa cao. Các đoàn khách du lịch nước ngoài phần lớn đã được bảo hiểm từ nước họ trước chuyến du lịch đến Việt Nam. Sự thiếu tin tưởng về các dịch vụ nói chung và dịch vụ bảo hiểm nói riêng tại Việt Nam của người nước ngoài cũng là một nguyên nhân khiến cho việc tham gia hạn chế hơn.
Tỷ lệ tham gia bảo hiểm còn thấp có thể do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan sau:
- Trình độ hiểu biết của người dân về bảo hiểm nói chung và bảo hiểm du lịch nói riêng còn thấp. Đây là nét điển hình của những nước kém phát triển và đang phát triển , đời sống dân cư không đồng đều nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, sự cập nhật thông tin còn chậm. Hầu hết mọi người ( ngoài ngành bảo hiểm ) không phân biệt được các loại hình bảo hiểm, chưa thực sự thấy được tầm quan trọng của bảo hiểm.
- Trong khi đó công tác tuyên truyền quảng cáo chưa được sâu rộng, ngay cả ở những điểm du lịch thì sự hiện diện của bảo hiểm cũng chưa rõ, sách báo, tạp chí về bảo hiểm mới chỉ hạn chế ở mức phát hành nội bộ nên những kiến thức cơ bản về bảo hiểm chưa được phổ biến rộng rãi.
- Việc sử dụng các hệ thống đại lý, cộng tác viên chưa được xây dựng thành chiến lược trong hoạt động khai thác và chưa tích cực mở rộng đối tượng mới, chưa chú ý tổng hợp tình hình thị trường.
Số lượng khách du lịch chưa tham gia bảo hiểm là lớn hơn 95% - một tiềm năng cực lớn, một thị trường đầy hứa hẹn đối với công ty nào biết nắm bắt thời cơ, biết tận dụng nguồn lực.
Các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài đang tích cực chuẩn bị cho ngày 1/1/2008, khi không còn rào cản phân biệt giữa doanh nghiệp bảo hiểm việt nam và doanh nghiệp bảo hiểm có vồn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt nam đang tích cực nâng cao năng lực cạnh tranh và chuẩn bị sẵn sàng cạnh tranh lành mạnh trong giai đoạn tới. Bảo hiểm du lịch trong đó có bắt buộc người Việt Nam du lịch lữ hành quốc tế và người du lịch tham gia các hoạt động thể thao, trò chơi có tính chất mạo hiểm. Bảo hiểm là bán lời cam kết bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm. Cơ sở thực hiện lời cam kết đó là khả năng tài chính, lịch sử kinh nghiệm, uy tín với khách hàng, khả năng khai thác thị trường bảo hiểm (khai thác càng nhiều quỹ bảo hiểm càng lớn và khả năng đáp ứng bối thường ngày càng cao). Chất lượng thực hiện lời cam kết đó là phục vụ khách hàng kịp thời chu đáo về các thắc mắc, vướng mắc, hướng dẫn thủ tục liên quan đến bảo hiểm, giải quyết bồi thường nhanh chóng và chính xác không gây phiền hà, chậm chễ.
2. Thực trạng của việc tham gia bảo hiểm du lịch tại Việt Nam
Hiện nay, đời sống của người dân Việt đã được cải thiện nhanh chóng, du lịch do đó cũng trở thành một nhu cầu không thể thiếu của một bộ phận khá đông người dân, nhất là những người có thu nhập ổn định và thu nhập cao. Điều này được thể hiện rõ ở số lượng khách du lịch ngày càng tăng, trên 16 triệu khách du lịch nội địa và trên 960.000 người Việt Nam đi du lịch nước ngoài trong năm 2005. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam là 3,47 triệu lượt khách, tăng 18% so với năm 2004. Người Việt Nam đi du lịch nước ngoài trong năm 2006 là hơn 1 triệu người, tuy nhiên trong số đó mới chỉ có khoảng 20.000 người mua bảo hiểm cho chuyến đi của mình , chiếm khoảng 2%.
Phần lớn du khách Việt Nam khi đi du lịch trong nước hay đi du lịch, công tác nước ngoài vẫn tỏ ra thờ ơ với bảo hiểm, chưa ý thức được tầm quan trọng của bảo hiểm, hay nói cách khác, các du khách không nghĩ tới rủi ro xảy ra và chưa nghĩ tới sẽ phải đối mặt như thế nào khi gặp rủi ro nên việc tham gia bảo hiểm chỉ là làm đầy đủ thủ tục làm thị thực hộ chiếu mà thôi.
Trong khi đó đối với du khách quốc tế, bảo hiểm du lịch luôn là điều bắt buộc và việc tham gia bảo hiểm trở thành nhu cầu không thể thiếu và luôn được thực hiện đầu tiên cho mỗi chuyến đi, điều đó cũng thể hiện nếp sống và làm việc của người dân các nước có nền kinh tế phát triển. Trong nhiều tuyến du lịch, có du khách nước ngoài khó tính còn yêu cầu từng tuyến điểm phải có thoả thuận bảo hiểm cho họ nếu xảy ra sự cố. Trường hợp này đã có tại một số tuyến điểm du lịch của Việt Nam có hành trình nhiều rủi ro như động Phong Nha, đỉnh Phanxipăng…
“Hãy mua bảo hiểm”! là thông điệp mà các nhà bảo hiểm muốn chuyển tới du khách, bởi chỉ có chứng kiến những sự việc không may xảy ra hoặc những khó khăn hay gặp phải khi ở nước ngoài, nhiều du khách mới thấy hết được sự cần thiết của việc tham gia bảo hiểm cho mỗi chuyến đi.
3. Việc tiếp cận và triển khai sản phẩm bảo hiểm du lịch tại thị trường Việt Nam.
+ Thuận lợi
Việt Nam có hơn 80 triệu dân, dân số đi du lịch ngày càng đông do đó đây là thị trường màu mỡ cho việc khai thác loại hình nghiệp vụ bảo hiểm du lịch.
Nước ta có địa hình trải dài, phức tạp, thời tiết, khí hậu thay đổi theo mùa, không phải ai cũng có thể thích nghi được với thời tiết khí hậu nơi đây nên nghiệp vụ bảo hiểm du lịch có thể triển khai, đáp ứng nhu cầu và đảm bảo an toàn cho khách trong chuyến du lịch.
Tài nguyên du lịch nước ta vô cùng phong phú, hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước, địa hình đồi núi hoang sơ, chưa được khai thác nhiều, rất hấp dẫn khách nươc ngoài khai thác các tour du lịch mạo hiểm, du lịch tự khám phá, đây là điều kiện thuận lợi cho việc khai thác đối tượng khách này tham gia vào bảo hiểm du lịch.
Sự tăng trưởng kinh tế cao, kéo theo đời sống, trình độ văn hoá, dân trí của người dân được nâng lên, nhu cầu tinh thần như vui chơi , giải trí cũng phong phú hơn.
Việc tham gia tổ chức các festival (festival Huế, festival hoa Đà Lạt…) hay hội nghị cấp cao ASEAN, ASEM… thu hút đông lượng khách du lịch.
Điều kiện tự nhiên còn nhiều khác biệt nên khách du lịch quốc tế muốn tham gia bảo hiểm du lịch để yên tâm hơn với chuyến đi của mình.
Hệ thống thông tin ngày càng rộng khắp, là điều kiện để giới thiệu, tuyên truyền rộng khắp mục đích và ý nghĩa của việc tham gia nghiệp vụ bảo hiểm du lịch.
Chính phủ đã ban hành chính sách, quy chế bắt buộc người Việt Nam đi du lịch nước ngoài mua bảo hiểm , do đó việc khai thác thị trường này trong tương lai sẽ rất hiệu quả.
Bảo hiểm du lịch là một nghiệp vụ còn khá mới mẻ ở Việt Nam, các công ty bảo hiểm với đội ngũ cán bộ công nhân viên kinh nghiệm, năng động, đầy nhiệt huyết và trách nhiệm trong việc phục v ụ khách hàng của mình.
Tài nguyên du lịch nước ta phong phú, hệ thống điểm tham quan ở ba miền hấp dẫn, do đó người ta đi du lịch nhiều, tham gia bảo hiểm sẽ ngày càng lớn.
Khai thác loại hình bảo hiểm du lịch hội thảo, đây là loại hình bảo hiểm du lịch tiềm năng cho những đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch trong thời gian tham dự hội thảo.
+ Khó khăn
Người nước ngoài vào Việt Nam hầu hết họ đã mua bảo hiểm từ nước họ, do du khách nước ngoài không tin tưởng vào chất lượng sản phẩm bảo hiểm du lịch tại Việt Nam, điều này là do các quy định không rõ rang, thời gian hoàn tất các thủ tục còn rườm rà.
Đối với khách du lịch trong nước, hiểu biết của họ về bảo hiểm nói chung và bảo hiểm du lịch nói riêng còn hạn chế, phần lớn trong số họ không hề nghĩ đến bảo hiểm khi đi du lịch.
Công tác marketing nghiệp vụ bảo hiểm chưa sâu rộng nên hiệu quả đem lại còn ít, mạng lưới bảo hiểm chưa rộng, chưa sâu sát.
Sự xuất hiện của nhiều công ty, doanh nghiệp có mảng nghiệp vụ bảo hiểm du lịch trong nước lẫn các doanh nghiệp bảo hiểm quốc tế.
Những vấn đề bất cập
Thiếu cán bộ chuyên môn khai thác nghiệp vụ bảo hiểm du lịch, không tích cực tìm kiếm khách hàng mới dẫn đến lượng khách tham gia bảo hiểm du lịch không nhiều.
Chưa chú trọng đến các biện pháp hỗ trợ khai thác như tuyên truyền, quảng cáo, hội nghị khách hàng. Đây là công việc quan trọng vì nó tạo điều kiện trang bị những kiến thức cơ bản về bảo hiểm như tác dụng, ý nghĩa của bảo hiểm, nhất là trong điều kiện nước ta, nhận thức của người dân về bảo hiểm nói chung và bảo hiểm du lịch nói riêng chưa được đầy đủ thì công việc này càng trở nên cần thiết.
Công tác giám định bồi thường đôi khi làm chưa được tốt, hồ sơ giải quyết bồi thường vẫn để tồn đọng , không giải quyết được triệt để trong năm do cán bộ thiếu trách nhiệm, gây phiền hà cho khách hàng.
4. Một số ý kiến đóng góp:
Nâng cao nhận thức của người dân coi bảo hiểm như là người bạn đồng hành trong suốt quá trình đi du lịch.
Tích cực tuyên truyền, quảng bá rộng rãi tới các tầng lớp nhân dân.
Trình độ dân trí ngày càng cao làm cho sự lựa chọn vào doanh nghiệp bảo hi ểm ngày càng khắt khe hơn, những doanh nghiệp bảo hiểm có thương hiệu mạnh, có uy tín thực hiện đúng cam kết về phương thức, cách thức, thời gian bồi thường, đem lại nhiều giá trị dịch vụ gia tăng cho khách hàng sẽ được lựa chọn thay cho cách hạ phí bảo hiểm và khuyến mãi trước đây.
Chế độ quản lý của Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung phải ngày càng hoàn thiện, chặt chẽ hơn, vừa phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm vừa đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia.
Tăng cường trang bị và ứng dụng công nghệ trong quản lý hợp đồng bảo hiểm và khách hàng tham gia bảo hiểm, rủi ro và đối tượng được bảo hiểm, các khâu giám định giải quyết bồi thường.
Cải cách hành chính, đơn giản hoá thủ tục bán bảo hiểm, giám đ ịnh tổn thất và bồi thường nhanh gọn, chính xác.
Tuyển dụng và đào tào cán bộ có chuyên môn cao, có trách nhiệm với công việc.
Mở rộng thị trường trong và ngoài nước với hình thức liên kết hay tái bảo hiểm ra các công ty bảo hiểm nước ngoài để tạo thêm uy tín và khả năng tài chính cho các công ty bảo hiểm.
Tổ chức lại cơ cầu tổ chức của các công ty, bớt đi những khâu rườm rà, giấy tờ để thuận lợi cho khách hàng.
Tăng cường hoạt động quảng cáo về các loại hình bảo hiểm để quảng bá những sản phẩm của công ty bảo hiểm.
Hình thức khuyễn mãi đối với cá nhân, tổ chức tham gia với số lượng lớn hoặc tham gia ở mức trách nhiệm cao, như giảm một tỷ lệ nhất định chi phí cho họ, với hình thức này có thể khuyến khích được nhiều người tham gia.
Nâng cao vai trò quản lý của Nhà Nước, của vụ Bảo hiểm trong bộ tài chính , tiến hành kiểm tra các hoạt động kinh doanh của các công ty bảo hiểm.
Nên có thêm phần bảo hiểm trách nhiệm dân sự của khách du lịch đối với người thứ ba. Đây là yêu cầu chính đáng từ phía khách hàng, việc triển khai nhiệm vụ này sẽ góp phần giải quyết những hậu quả thiệt hại mà khách du lịch sơ ý gây ra đối với người thứ ba.
Bắt buộc người ngoài khi đi du lịch tại Việt Nam phải mua bảo hiểm nếu chưa mua bảo hiểm tại nước họ thì phải mua bảo hiểm tại Việt Nam, mà ở đây là bảo hiểm du lịch. Với sự tham gia bắt buộc như vậy sẽ làm tăng doanh thu cho ngân sách Nhà Nước và tạo được quỹ đủ lớn cho bảo hiểm.
Bảo hiểm du lịch nằm trong nhóm nghiệp vụ bảo hiểm con người, ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu được đảm bảo an toàn cho du khách trong quá trình thực hiện hành trình du lịch. Bảo hiểm du lịch ra đời mang lại ý nghĩa lớn lao đối với những cư dân du lịch, chia sẻ gánh nặng về vật chất và là điểm tựa về tinh thần khi có rủi ro xảy ra, mang lại tâm lý thoải mái và an tâm cho du khách khi thực hiện chuyến hành trình. Trước sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch Việt Nam, các doanh nghiệp bảo hiểm của Việt Nam đã và đang không ngừng cải tiến, hoàn thiện và đưa ra các sản phẩm bảo hiểm du lịch nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo cho người đi du lịch cảm thấy yên tâm và thoải mái về tinh thần trong chuyến hành trình của mình khi những rủi ro không lường trước có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và ở nơi đâu.
Mảng nghiệp vụ bảo hiểm du lịch của các công ty bảo hiểm hiện nay đa dạng nhiều sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu ngày càng lớn của các cá nhân, các tổ chức trong xã hội: phương tiện vận chuyển cho các công ty lữ hành, ở đây trong khuôn khổ bài niên luận, em chỉ đề cập đến một sản phẩm trong nghiệp vụ bảo hiểm du lịch của các công ty hiện nay, đó là sản phẩm bảo hiểm con người.
Tµi liÖu tham kh¶o
1. Khãa luËn tèt nghiÖp: Bíc ®Çu x©y dùng m« h×nh phÝ b¶o hiÓm cho vïng du lÞch B¾c bé. (Lª Ngäc Hoµn)
2. Khãa luËn tèt nghiÖp: T×m hiÓu ho¹t ®éng kinh doanh b¶o hiÓm du lÞch t¹i chi nh¸nh B¶o Minh - Hà Néi
3. C¸c trang web:
- Baoviet.com.vn
- Viendong.com.vn
- Baolong.com.vn
- aaa.com.vn
- AIG.com.vn
- PJICO.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DL 78.doc