Đề tài Tìm hiểu về hoạt động thanh tra, kiểm tra và vai trò của thanh tra, kiểm tra trong quản lý nền kinh tế quốc dân

Tóm lại, hoạt động thanh tra, kiểm tra là hoạt động rất cần thiết và vô cùng quan trọng, nó không chỉ cần thiết cho một ngành, một lĩnh vực hay một nghề nào đó mà nó cần thiết cho mọi ngành, mọi lĩnh vực, mọi cấp và cho toàn xã hội. Nó là một công cụ sắc bén để quản lý Nhà nước, quản lý nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, chúng ta phải nhận thức rõ vai trò của thanh tra, kiểm tra để hoạt động thanh tra, kiểm tra hoạt động đúng mục đích và có hiệu quả. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, theo cơ chế thị trường, sự hạn chế của nền kinh tế thị trường còn nhiều bất cấp thì công tác thanh tra, kiểm tra lại càng trở nên quan trọng và cần thiết. Do đó chúng ta phải cùng nhau xây dựng một bộ phạn thanh tra, kiểm tra thật chuẩn mực để đáp ứng đòi hỏi của xã hội hiện nay.

doc54 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1060 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về hoạt động thanh tra, kiểm tra và vai trò của thanh tra, kiểm tra trong quản lý nền kinh tế quốc dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra doanh nghiệp ở Bình Dương trong thời gian qua. Bình Dương là tỉnh có tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ cao (công nghiệp 59,3%; dịch vụ 25,5%) với lực lượng doanh nhân phát triển tương đối mạnh. Đến cuối năm 2001, toàn tỉnh có 1.479 doanh nghiệp trong nước với số vốn đang ký: 5.285 tỷ đồng; 478 dự án đầu tư nước ngoài, vốn đăng ký là 2 tỷ 613 triệu 629 ngàn USD. Từ đặc điểm trên, trong hoạt động của mình. Thanh tra Bình Dương đặc biệt quan tâm đến công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. Ngay sau khi Nghị định số 61/1998/NĐ-CP của Chính phủ về công tác thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp ra đời tháng 10/1998 Thanh tra tỉnh Bình Dương đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Chỉ thị số 21 về việc triển khai thực hiện nghị định trên trong đó yêu cầu tất cả các ngành, các cấp phải xây dựng chương trình thanh tra, kiểm tra cụ thể trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt sau khi Thanh tra tỉnh đã xử lý trùng lắp. Kết quả trong năm 2001, các cơ quan chức năng của tỉnh đã tiến hành thanh tra kiểm tra tại 6.418 đơn vị, trong đó có 765 doanh nghiệp và 5653 cơ sở và hộ kinh doanh theo Nghị định 66/CP. Trong số 765 doanh nghiệp có 122 doanh nghiệp có sự trùng lắp. Và thanh tra tỉnh đã thành lập 8 đoàn kiểm tra liên ngành để bảm đảm trong năm, một doanh nghiệp chỉ bị thanh tra, kiểm tra một lần về một lĩnh vực. Đến năm 2002, theo kế hoạch của cơ quan chức năng sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra 1.378 doanh nghiệp. Qua rà soát kế hoạch phát hiện thấy có 200 doanh nghiệp bị trùng lắp về thanh tra, kiểm tra, thanh tra tỉnh Bình Dương đã trao đổi thống nhất với các cơ quan chức năng hữu quan và dự kiến sẽ tổ chức 11 đoàn kiểm tra liên ngành để khắc phục sự chồng chéo, trùng lặp trong công tác này. 3. Nhìn lại kết quả công tác thanh tra của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trong năm 2001. Với các biện pháp chỉ đạo, điều hoà, phối hợp đó, hoạt động thanh tra, kiểm tra năm 2001 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã thu được những kết quả hết sức tích cực kể cả ở Thanh tra Bộ, thanh tra chuyên ngành và các Cục quản lý nhà nước; thanh tra, kiểm tra của các doanh nghiệp nhà nước lẫn thanh tra các Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong năm 2001, thanh tra Bộ đã tiến hành được 32 cuộc thanh tra với 15 cuộc thanh tra theo chương trình kế hoạch, 17 cuộc thanh tra các vụ việc do Thủ tưởng Chính phủ và Tổng thanh tra Nhà nước giao (21 cuộc thanh tra đã có kết quả và quyết định xử lý) đã phát hiện các hành vi vi phạm trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên 8 tỷ 25 triệu đồng. Thanh tra Bộ cũng đã tiếp nhận, xử lý 638 đơn, thư khiếu nại, tố cáo, hướng dẫn công dân đến các đơn vị trực thuộc Bộ để giải quyết 151 vụ việc, chuyển địa phương giải quyết 213 vụ việc; trực tiếp xem xét, kết luận 13 vụ việc thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, trong đó đã kết luận và giải quyết 3 vụ khiếu nại kéo dài và đơn kiến nghị thu hồi đất ở vườn quốc gia Ba Vì. Các cục quản lý Nhà nước phối hợp với Thanh tra Bộ tiến hành 78 cuộc thanh tra, kiểm tra, phát hiện trong quản lý vốn định canh, định cư 3,2 tỷ đồng, xử phạt hành chính nộp ngân sách 155 triệu đồng, chuyển 19 trường hợp sang cơ quan điều tra xử lý hình sự. 18 tổng công ty đã tiến hành 155 cuộc thanh tra, kiểm tra, phát hiện xử lý thu hồi vào công quỹ 283 triệu đồng, xử lý kỷ luật 4 cán bộ. Thanh tra các sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã giúp lãnh đạo Sở tiến hành 338 cuộc thanh tra tập trung vào một số vấn đề bức xúc ở địa phương như các dự án định canh, định cư, di, dãn dân vùng kinh tế mới, trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, khai thác tài nguyên, chế biến gỗ, chăn nuôi, chương trình nước sạch nông thôn, việc khai thác bảo vệ các công trình thuỷ lợi, thu thuỷ lợi phí, việc giao khoán sử dụng đất nông, lâm trường; thanh tra các Sở cũng đã giúp lãnh đạo Sở tiếp nhận, giải quyết 402 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết các thủ trưởng cùng cấp. Có thể nói, những năm gần đây, sở dĩ thanh tra Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn hoạt động có kết quả và hiẹu quả là do sự cố gắng nỗ lực và tinh thần đoàn kết thống nhất của tập thể cán bộ thanh tra Bộ và khẳng định vai trò, ý thức trách nhiệm của Chánh thanh tra Bộ. Song kết quả, hiệu quả hoạt động của thanh tra Bộ nói riêng, công tác thanh tra, kiểm tra ở Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung có phần quan trọng là do được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, cụ thể của Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ và Tổng Thanh tra Nhà nước; có sự phối hợp và cộng đồng trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc, các doanh nghiệp Nhà nước thuộc quyền quản lý Nhà nước của Bộ, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra khác của Nhà nước. 4. Nhìn lại công tác thanh tra kiểm tra ở xã, phường, thị trấn qua 10 năm hoạt động - thành tựu của thanh tra, kiểm tra. Sau khi pháp lệnh thanh tra năm 1990 được ban hành, đến khoảng giữa năm 1993, Ban thanh tra nhân dân đã được thành lập ở phần lớn các xã, phường, thị trấn trong toàn quốc và đi vào hoạt động. Hiện nay có khoảng 9.829 Ban thanh tra nhân dân trên tổng số 10.500 xã phường, thị trấn đạt 93,6%. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, thời gian qua các Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn đã tập trung làm tốt công tác giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhất là ở các lĩnh vực có liên quan đến quyền và nghĩa vụ công dân như xoá đói, giảm nghèo, đền ởn đáp nghĩa, lao động công ích; hoạt động của đại biểu dân cử; việc thu chi quản lý các loại quỹ từ nhân dân đóng góp; việc thực hiện chính sách với người có công; việc quản lý đất đai; trật tự đô thị; các công trình xây dựng, các chính sách kinh tế – xã hội. Qua giám sát các Ban thanh tra nhân dân đã phát hiện và kiến nghị, giúp chính quyền và các cơ quan chức năng xử lý nhiều cán bộ vi phạm, thu về cho ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng, hàng nghìn m2 đất, hàng trăm tấn thóc. Đặc biệt là giúp cho chính quyền, cơ sở, khắc phục được những thiếu sót trong công tác quản lý. Chẳng hạn, tại Hà Nội từ năm 1995 đến 1999, thanh tra nhân dân đã phát hiện, kiến nghị Hội đồng nhân dân đã phát hiện, kiến nghị Hội đồng nhân dân bãi nhiệm 45 đại biểu có vi phạm, 65 trường hợp văn bản không đúng thẩm quyền và có nội dung trái luật; từ năm 1997 đến năm 2000 kiến nghị tăng mức thuế 450 trường hợp và giảm mức thuế 610 trường hợp. Từ năm 1995 đến năm 2000 phát hiện 7.043 vụ vi phạm quản lý đất đai và lấn chiếm đát công xây dựng trái phép; đã kiến nghị chính quyền giải quyết 5.621 vụ (chiếm 67%). Thông qua kiến nghị của thanh tra nhân dân, chính quyền và thanh tra Nhà nước các cấp đã thanh tra, kiểm tra thu hồi 4 tỷ 229 triệu đồng và 151 m2 đất. Hay ở tỉnh Phú Thọ, thanh tra nhân dân đã phát hiện, kiến nghị Hội đồng nhân dân bãi nhiệm 40 đại biểu Hội đồng nhân dân có vi phạm và mất tín nhiệm trong nhân dân (cấp xã 38 đại biểu, huyện 2 đại biểu); giám sát 16.025 vụ vi phạm, kiến nghị chính quyền giải quyết 14.596 vụ; tỉnh Quảng Ninh trong 10 năm qua, Ban thanh tra nhân dân đã giám sát, kiến nghị xử lý 3.652 trường hợp vi phạm vành đai an toàn giao thông; kiến nghị thu giữ trên 20.000 văn hoá phẩm đồi truỵ, kiến nghị đình chỉ 108 nhà hàng karaoke không đủ tiêu chuẩn, sai phạm, kiến nghị triệt phá hàng trăm vụ bôn bán, sử dụng chất ma tuý Tp Hồ Chí Minh, thanh tra nhân dân đã giám sát, phát hiện được 212.084 vụ vi phạm, kiến nghị chính quyền thu về cho Nhà nước 8.652.707.003 đồng 14 căn nhà và 27.652 m2 đất. Trong giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Uỷ ban nhân dân xã phường, thị trấn; những năm qua thanh tra nhân dân đã giám sát được 97.035 đơn thư, ý kiến phản ánh của nhân dân; kiến nghị chính quyền và cơ quan chức năng giải quyết và trả lời 80.147 vụ, đạt khoảng 82,6% tổng số vụ việc. Một số nơi như ở Hà Nội, hàng năm Uỷ ban Mặt trận tổ quốc mà thanh tra nhân dân đóng vai trò nòng cốt định kỳ tổ chức giám sát rộng rãi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan chính quyền. Nhiều nơi chính quyền đã mời thanh tra nhân dân và tham gia xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo. Nhiều tỉnh, thành phố như Tp Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Thừa Thiên Huế, Sóc Trăng, Hải Dương, Gia Lai, Hải Phòng, Quảng Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Bình Phước trong những năm gần đây tiếp nhận nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo và kiến nghị chính quyền giải quyết đạt từ 80%-90%. Lào Cai từ năm 1991 đến nay, thanh tra nhân dân tiệp nhận 8.237 vụ, kiến nghị chính quyền giải quyết được 6.759 vụ đạt 82,1%, thu hồi tài sản cho Nhà nước 852.793.000 đồng và 1.635m2 đất làm nhà ở cấp sai đối tượng, minh oan cho 4 cán bộ, cách chức 1 cán bộ, buộc thôi việc 18 cán bộ tỉnh Hưng Yên chỉ tính từ năm 1997 đến nay, số vụ khiếu nại, tố cáo mà thanh tra nhân dân kiến nghị các cấp, các ngành giải quyết là 2020 vụ. Số vụ đã giải quyết khiếu nại, tố cáo đã thu về 1789 vụ đạt 84%; qua đó đã thu về cho ngân sách Nhà nước và trả lại cho nhân dân 154.018 kg thóc, 139 triệu đồng, minh oan cho 4 người và khôi phục quyền lợi cho 96 người. Về giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở xã phường, thị trấn thanh tra nhân dân đã thực hiện tốt việc giám sát về thu chi các loại quỹ đóng góp từ dân, nhờ vậy nguồn thu do nhân dân đóng góp để xây dựng hạ tầng cơ sở, công trình công cộng được công khai, nnd tin tưởng, tự nguyện đóng góp sức người, sức của để xây dựng quê hương. Hoạt động giám sát của thanh tra nhân dân đã góp phân làm cho chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Uỷ ban nhân dân được thực hiện có hiệu quả hơn. Ngoài ra, các Ban thanh tra nhân dân còn giám sát việc bầu trưởng thôn, trưởng ấp và tham gia trong các Ban giám sát công trình thực hiện quyền giám sát đối với những công trình hạ tầng cơ sở do dan tự đóng góp hoặc nhà nước và nhân dân cùng làm. ở Hải Dương, thanh tra nhân dân cùng với Mặt trận tổ quốc phối hợp với chính quyền tổ chức nhân dân ở khu dân cư xây dựng 736 quy ước (456 quy ước đã được cấp thẩm quyền phê duyệt). Phối hợp với Uỷ ban nhân dân và các tổ chức thành viên vận động nhân dân bầu trực tiếp trên 1200 trưởng thôn, gồm 100 phó thôn. Năm 2000 vận động nhân dân đóng góp 55 tỷ 710 triệu đồng, bằng 79% tổng mức vốn đầu tư và trên 2 triệu ngày công để xây dựng và nâng cấp, sửa chữa 1026Km đường, 1054 cầu cống. Thanh tra nhân dân ở Lai Châu vận động nhân dân bỏ trồng cây thuốc phiện, phát hiện nhiều vụ buôn bán, vận chuyển ma tuý, ổ tiêm chích; giúp các cơ quan chức năng ngăn chặn hành vi xâm tiêu vốn chương trình 327, 135, ODA. Cũng trong 10 năm qua, Ban thanh tra nhân dân triển khai thực hiện nhiều cuộc kiểm tra khi được các tổ chức thanh tra nhân dân yêu cầu. Tuy số vụ việc thanh tra nhân dân tiến hành kiểm tra hoặc phối hợp với thanh tra nhà nước tiến hành kiểm tra không nhiều nhưng đã mang lại kết quả thiết thực, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để thanh tra nhà nước tiến hành kiểm tra và kết luận được nhanh chóng, chính xác và khách quan hơn. Qua tổng hợp báo cáo của 5 tỉnh: Thừa Thiên Huế, Sơn La, Nghệ An, Quảng Nam, Lai Châu trong 10 năm qua cho thấy các Ban thanh tra nhân dân đã phối hợp với thanh tra nhà nước hoặc tự tiến hành kiểm tra khi được thanh tra Nhà nước cấp trên yêu cầu ssc 1889 cuộc. Về chất lượng hoạt động, theo dõi, khảo sát ở nhiều địa phương và tổng hợp báo cáo tổng kết 10 năm qua của 44 tỉnh, thành phố toàn quốc, đến nay kết quả phân loại về chất lượng hoạt động của các ban thanh tra nhân dân được thể hiện như sau: 580 Ban thanh tra nhân dân hoạt động kết quả tốt bằng 7,69%, 2.866 Ban thanh tra nhân dân đạt kết quả khá bằng 38,01%; 2.887 Ban thanh tra nhân dân hoạt động kết quả trung bình bằng 38,28%; 1208 Ban thanh tra nhân dân đạt kết quả yếu bằng 16,02%. Bên cạnh những thành tựu đạt được của ngành thanh tra Việt Nam thì cũng còn một số mặt hạn chế. 5. Những mặt hạn chế còn gặp phải trong hoạt động thanh tra kiểm tra. 5.1. Sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra kiểm tra. Thông thường hiện nay ở nước ta, khi nói đến thanh tra, kiểm tra là nói đến hoạt động của cơ quan thanh tra, điều tra, cảnh sát kinh tế, kiểm toán, kiểm sát, thuế, quản lý thị trường và hoạt động kiểm tra, giám sát của các tổ chức chính trị xã hội. Mỗi cơ quan nói trên đều được pháp luật thừa nhận và coi đó như một công cụ quan trọng để quản lý toàn bộ xã hội. Nếu cho rằng hoạt động của các cơ quan nói trên có sự chồng chéo thì đó không phải là do ý muốn chủ quan của họ mà vấn đề ở đây là phải ra soát xem xét lại việc phân định chức năng như nhau với thẩm quyền, trình tự, thủ tục tiến hành như nhau thì đó là sự chồng chéo về chức năng. Trong trường hợp này sự tồn tại của mỗi cơ quan thanh tra, kiểm tra đó chính là do yêu cầu của hoạt động quản lý và cũng là nguyên tắc trong thiết kế hệ thống cơ quan quản lý. Trong một cơ quan hệ thống cơ quan quản lý có tính khoa học chỉ khi mỗi bộ phận, hay phân hệ trong hệ thống quản lý được xác định chức năng một cách rành mạch và hoạt động tương đối độc lập với nhau, không lệ thuộc vào nhau. Mỗi bộ phận hay phân hệ có sự tác động qua lại với nhau và kiểm soát lẫn nhau tất cả đều nhằm đạt yêu cầu, mục tiêu của hệ thống quản lý. Điều đó cho thấy hiện nay ở nước ta một doanh nghiệp không phải chỉ chịu sự tác động của một cơ quan hay một loại cơ quan mà phải chịu sự tác động của nhiều cơ quan với chức năng khác nhau, theo đó có nhiều hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp là không thể tránh khỏi. Vì vậy để có một cơ chế thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp có hiệu quả vừa đáp ứng được yêu cầu của quản lý Nhà nước, vừa tạo môi trường bình đẳng trong cạnh tranh, chống việc gây phiền hà đối với doanh nghiệp cần phải xuất phát từ việc hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước chứ không thể chỉ hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra. Hiên nay ở nước ta thường nói về sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp. Nguyên nhân cơ bản là do cơ chế quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp còn trong qú trình xây dựng và hoàn thiện. Các doanh nghiệp còn chịu sự tác động của cơ chế mói và cơ chế cũ, cơ chế mới ra đời nhưng chưa hoàn thiện. Điều đó cũng gây khó khăn trong quản lý của các cơ quan Nhà nước và nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trước yêu cầu thực hiện triển khai Luật doanh nghiệp từng bước soát xét, xoá bỏ một số giấy phép còn thực hiện chủ trương hạn chế “tiền kiểm”, tăng cường và hoàn thiện “hậu kiểm”. Đây là bước đột phá có tính quan trọng trong cải cách quản lý kinh tế hiện nay ở nước ta. Việc nhận thức đúng hoạt động thanh tra, kiểm tra, có quan điểm đánh giá đúng về sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp sẽ góp phần thiết thực trong việc đưa Luật doanh nghiệp vào cuộc sống. Muốn thực hiện được điều đó đòi hỏi phải nhận thức đúng vai trò và nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, phân công, phân cấp một cách khoa học trong hệ thống quản lý. Đây là tiền đề và cũng là điều kiện quyết định việc thiết lập cơ chế thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp có hiệu quả. Đối với hoạt động kiểm tra trước hết là việc tự kiểm tra của doanh nghiệp, tiếp đó là sự kiểm tra, hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước. Trong trường hợp có vi phạm pháp luật cần phải điều tra, truy tố, xét xử thì đó chính là thẩm quyền trách nhiệm của cơ quan tố tụng hình sự. Vì vậy, trong các hoạt động kiểm tra, thanh tra hiện nay trước hết cần xem xét lại chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân, hoạt động của lực lượng Cảnh sát kinh tế. Vì những hoạt động này thực chất là hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước. Việc tiến hành kiểm tra đối với doanh nghiệp của các cơ quan kiểm sát, Cảnh sát kinh tế là kết quả của sự phân định không rõ ràng giữa hoạt động quản lý nhà nước với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng. Đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần được soát xét lại cùng với việc sắp xếp lại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, với cơ quan thuộc Chính phủ. Xác định rõ chức năng quản lý nhà nước của Chính phủ với sự phân cấp cho địa phương trên nguyên tắc không có sự chồng lấn về chức năng, không bỏ sót nội dung quản lý. Chính sự chồng chéo trong chức năng của hoạt động thanh tra, kiểm tra đã làm cho hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra giảm bớt. Bên cạnh sự chồng chéo này còn một số hạn chế nữa như: 5.2.ý thức và phẩm chất của người cán bộ thanh tra, kiểm tra. Một thực tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là ý thức và phẩm chất của cán bộ thanh tra, kiểm tra đã bị sa sút. Trong điều kiện kinh tế – xã hội còn chưa phát triển, trình độ dân trí, ý thức pháp luật của người dân chưa cao, chưa đều, Nhà nước lại đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, những tàn dư lạc hậu, hủ bại của chế độ phong kiến vẫn còn và những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường có thể tái hiện, len lỏi trong bộ máy Nhà nước thì những thiếu sót, khuyết điểm nảy sinh trong bộ máy Nhà nước của dân do dân và vì dân thì công tác thanh tra được đặt ra như một tất yếu khách quan nhằm tẩy trừ những tệ nạn hủ bại, tha hoá, khắc phục, hạn chế những thiếu sót, khuyết điểm của bộ máy Nhà nước, với những điểm như vậy là một trong những chức năng, một trong những lý do dẫn đến việc tha hoá phẩm chất đạo đức của những người cán bộ thanh tra, kiểm tra. Thứ nữa là: Bản lĩnh của một bộ phận công chức thanh tra còn chưa cao. Bản lĩnh này bao gồm hai yếu tố: phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Phẩm chất đạo đức cũng có thể coi là lương tâm nghề nghiệp. Trước đây cụ Nguyễn Du có nói “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Ngạn ngữ Pháp có nói: “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”. Vấn đề ở đây là: các hành vi vi phạm pháp luật ngày này thường được nguỵ trang, nguỵ biện tinh vi, có quan hệ tới nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài, trên và dưới tạo thành trận đồ bát quái, mê hồn trận, gây trở ngại, nhiễu loạn cho công tác thanh tra, kiểm tra. Mặt khác, công tác thanh tra, kiểm tra còn có thể gặp phải sự can thiệp, sức ép gián tiếp hay trực tiếp từ phía này phía kia. Điều này vừa làm giảm hiệu lực, hiệu quả thanh tra, vừa làm mất uy tín của ngành thanh tra trong con mắt của nhân dân, làm giảm nhuệ khí của những cán bộ thanh tra có tâm huyết. Khó khăn nữa là, tệ dùng quyền, dùng tiền và dùng nhiều thủ đoạn khác để làm sai lệch sự thật, vô hiệu hoá công tác thanh tra đã như một thứ bệnh lây nhiễm trong các tổ chức, cá nhân là đối tường ít ỏi này thường là có thế lực, có quyền chi phối nhân sự và tài chính. Khi bị thanh tra, kiểm tra họ thường quan niệm rằng các ông thanh tra cũng là người trần mắt thịt, nên chắc chẳng chê tiền và một khi đã nhận tiền thì “úm ba la, ba ta đều thế” hoặc ít ra tội mười phần thì cũng nhẹ được đến sáu bảy phần. Vì thế mà cán bộ thanh tra bị mua chuộc. Trong trò chơi này thật đáng buồn là đã có cán bộ thanh tra bị vấp ngã để rồi nghĩ lại thấy ân hận hổ thẹn vì đã không giữ được thanh danh đạo đức cách mạng của người cán bộ thanh tra và ảnh hưởng đến uy tín của toàn ngành. Và chính vì lẽ đó đã tạo cơ hội thuận lợi để bọn tham ô, tham nhũng, lãng phí đục khoét, quỵât phá trong các cơ quan Nhà nước tiếp tục tồn tại và gia tăng. Theo cách nghĩ của bọn chúng dường như cuộc sống đang đến ngày tận thế, nhà nước như buổi chợ chiều cho nên cần tranh thủ vơ vét, ăn chơi xa xỉ theo lối sống gấp. Những năm gần đây, tham nhũng được xác nhận là một “quốc nạn” gây nhức nhối toàn xã hội, ngăn trở những nỗ lực cải cách, phát triển xã hội của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Chính sự chuyển đổi cơ chế quản lý, những sơ hở trong quản lý nhà nước, sự lỏng lẻo trong việc quản lý cán bộ, sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội, quan niệm lệch lạc đề cao quá mức giá trị vật chất và sự thiếu tu dưỡng, rèn luyện của một số cán bộ công chức là những nguyên nhân, điều kiện nảy sinh tham nhũng. Bất cứ một hoạt động thanh tra, kiểm tra của ngành nào cũng có kẽ hở, sự hạn chế. Do vậy, để hoạt động thanh tra, kiểm tra chúng ta cần có những giải pháp nhất định. Chương III: giải pháp 1. Nguyên nhân. Công tác t, kiểm tra giám sát trong thời gian qua còn có một số hạn chế. Vởy nguyên nhân là do đâu: Thứ nhất: Việc ban hành luật, pháp lệnh và các quy chế, quy trình làm cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát còn thiếu hoàn chỉnh, thiếu cụ thể; chưa theo kịp với sự thay đổi của công tác quản lý Nhà nước về các mặt kinh tế – xã hội và đòi hỏi của thực tế. Hệ thống tổ chức, các phương thức thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, giám sát chậm đổi mới, không thích ứng kịp với yêu cầu và sự phát triển đa dạng, phức tạp trong đời sống xã hội. Một số quy định về chức năng của các cơ quan, tổ chức thanh tra, kiểm sát giám sát không còn hợp lý, song chậm được sửa đổi dẫn đến sự chồng chéo về thẩm quyền, gây khó khăn, phiền hà cho các cơ quan, đơn vị là đối tượng kiểm tra, thanh tra. Mặt khác, lại có những lĩnh vực, khu vực bỏ trống, thiếu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, giám sát. Thứ hai là việc phối hợp, kết hợp giữa các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm sát, giám sát với nhau trong khi thi hành nhiệm vụ còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Việc có những đơn vị trong một năm phải tiếp nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm sát đã dẫn đến hệ quả không tốt cho cả đơn vị được kiểm tra và các cơ quan thực thi nhiệm vụ. Hơn nữa, do chưa có sự phân định rạch ròi về thẩm quyền, cũng như chưa có quy định chặt chẽ về sự phối hợp, kết hợp giữa các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, giám sát trong việc lập và thực hiện kế hoạch công tác nên tình trạng chồng chéo, trùng lặp trong công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sát đang là thực tế bức xúc. Khi có nhiều đoàn vào kiểm tra đơn vị về một nội dung nào đó thì đoàn sau ít sử dụng kết quả của đoàn trước, làm cho đơn vị lúng túng trong thực hiện kiến nghị của các đoàn, nhất là khi có kiến nghị khác nhau về cùng một vấn đề. Thứ ba, quyền hạn của một số cơ quan có chức năng giám sát, thanh tra rất hạn chế (Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn, kiểm tra, thanh tra Nhà nước cũng có quyền kiến nghị). Quyền hạn của tổ chức thanh tra, thanh tra viên được quy định khá chi tiết tại điều 9 Pháp lệnh thanh tra song vẫn chưa đủ thực hiện quyền và sức mạnh để “hoạt động thanh tra chỉ tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời”. Thứ tư: Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân một mặt biểu hiện quyền giám sát trực tiếp của nhân dân đối với cơ quan, công chức nhà nước, mặt khác là quyền thông tin quan trọng cho các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm sát mang tính quyền lực nhà nước. Vì vậy, cơ chế thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, giám sát các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân có một vị trí đặc biệt quan trọng. Nhưng hiện nay, thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết khiếu tố phân bố dàn trải. Hâu như bất kỳ ngành, cấp cơ quan, đơn vị nào cũng có thẩm quyền giải quyết khiếu tố và việc giải quyết khiếu tố lại chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức, nên hiệu quả giải quyết khiếu tố đạt mức thấp, lượng đơn thư tồn đọng nhiều dẫn đến tình trạng khiếu nại vượt cấp, kéo dài. Điều này đang là vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội. Thứ năm: Đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, giám sát còn thiếu về số lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ, năng lực bản lĩnh. Điều đặc biệt nghiêm trọng là một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra giám sát chưa có sự thống nhất nhận thức về phạm vi hoạt động, về thẩm quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ của chính cơ quan, tổ chức mình, cũng như của cơ quan, tổ chức khác có cùng chung đối tượng chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm sát bên cạnh đó, chế độ tiền lương và các điều kiện đãi ngộ đối với đội ngũ làm công tác thanh tra, kiểm sát còn rất thấp, điều kiện và phương diện công tác khó khăn, lạc hậu dẫn đến khó thu hút được cán bộ về làm công tác thanh tra, kiểm tra. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ, năng lực cán bộ thanh tra, kiểm tra chưa được coi trọng đúng mức, dẫn đến tình trạng một bộ phận cán bộ thanh tra viên hụt hẫng về kiến thức, nhất là những kiến thức về các luật, chính sách mới hoặc về khoa học công nghệ như tin học, ngoại ngữ Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế của công tác thanh tra, kiểm tra. Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân này thì chúng ta phải làm gì để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra nhằm tránh sự chồng chéo, trùng lặp bỏ trống nội dung kiểm soát? 2. Giải pháp. 2.1. Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát. Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát là vấn đề phức tạp, liên quan trực tiếp đến quá trình cải cách bộ máy nhà nước, nên cần có những giải pháp có tính tổng thể cho quá trình này. - Tiếp tục làm rõ quan niệm về sự phân công thực hiện quyền lực nhà nước, trên cơ sở đó phân biệt rõ các loại cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp để các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện đúng những chức năng theo tính chất hoạt động của mình, tránh sự lẫn lộn, chồng lấn giữa các loại cơ quan. - Rà soát lại toàn bộ hệ thống các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước nhằm tìm ra những điểm chưa hợp lý, thiếu đồng bộ trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước. Đặc biệt là vấn đề phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Từ đó có những sửa dổi, bổ sung kịp thời. - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật, đặc biệt pháp luật về kinh tế, nhằm tạo ra khuôn khổ và hành lang pháp lý cho mọi hoạt động kinh tế – xã hội. Từ đó xác định phạm vi và giới hạn tác động của từng cơ quan quản lý nhà nước, cũng như tạo cơ sở cho sự phân định phạm vi hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội vùa của nhân dân. - Tiếp tục cải cách mạnh mẽ nền hành chính nhà nước, phân quyền rành mạch, phân định rõ giới hạn và phạm vi thanh tra, kiểm tra, giám sát, mở rộng quyền tự chủ của các địa phương, doanh nghiệp đồng thời với việc tăng cường vai trò thanh tra, kiểm tra, giám sát của Nhà nước Trung ương, của các Bộ, ngành và của các cấp chính quyền, địa phương. - Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, thanh tra giám sát phải trên cơ sở hoàn thiện cơ chế quản lý. Quản lý gắn liền với cơ chế kinh tế, với điều kiện xã hội cụ thể (trình độ kinh tế và dân trí, trình độ quản lý, tính kỷ cương và truyền thống pháp luật). Thanh tra kiểm tra giám sát được thực hiện đồng thời với chức năng quản lý khác trên cùng một bộ máy thống nhất. Nhưng cũng có khi hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tách ra thành một hoạt động độc lập và được thực hiện bằng một hệ thống cơ quan chức năng độc lập. Dù đã được tách ra (không thực hiện đồng thời với chức năng quản lý khác trền cùng một bộ máy thống nhất) nhưng nó không tách rời quản lý, mà tồn tại với tư cách là phương tiện, là công cụ của quản lý, bảo đảm cho mục tiêu của quản lý được thực hiện theo đúng yêu cầu đặt ra. Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản lý va thanh tra, kiểm tra, giám sát cho thấy: Nội dung quản lý quyết định nội dung của hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát; phân cấp quản lý là cơ sở, là tiền đề và căn cứ để xác định phạm vi, đối tượng, nội dung thanh tra, kiểm tra, giám sát; tiếp nhận hoặc không tiếp nhận kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát. Mặt khác, mặc dù bị ràng buộc, chế ước bởi quản lý, nhưng đồng thời thanh tra, kiểm tra, giám sát cũng có tác động trở lại, góp phần điều chỉnh cách thức, phương pháp quản lsy, bổ sung, hoàn thiện chính nội dung quản lý và nó đưa đến hệ quả: Thanh tra, kiểm tra, giám sát chính là một trong những công cụ để đánh giá hiệu quả của quản lý. Nội dung trên đòi hỏi muốn hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát thì phải sớm hoàn thiện việc phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Trọng tâm của quá trình này là việc tập trung làm rõ chức năng, thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ, toà án và Viện kiểm sát trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp (bao gồm cả hoạt động xét xử và công tố) với nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất và không phân chia. Quốc hội thực hiện chức năng lập hiến, lập pháp và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước đồng thời Quốc hội phải thực hiện công tác giám sát của mình. Hoạt động giám sát của Quốc hội: Một là; phải tích cực đầu tư, nghiên cứu nhằm hoàn thiện hệ thống giáo trình và chương trình giảng dạy của Trường cán bộ Thanh tra, đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc nâng cao chất lượng cong tác đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường. Chúng ta không thể đạo tạo một đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ nếu như chương trình giảng dạy vẫn chắp vá theo lối: một chút luật, một chút quản lý kinh tế, một chút quản lý hành chính cùng với việc truyền đạt các vấn đề nghiệp vu một cách phiến diện, không có hệ thống và xã rời thực tiễn. Giáo trình, chương trình giảng dạy của nhà trường phải gắn chặt với các hoạt động chuyên môn. Thiết nghĩ, hệ thống giáo trình của nhà trường cán bộ thanh tra phải hình thành hai phần rõ rệt: Phần về những vấn đề cơ bản của nghiệp vụ thanh tra như: nguyên tắc tiến hành thanh tra, phương thức, cách thức tiến hành thanh tra, quy trình của một cuộc thanh tra và phần về nghiệp vụ tiến hành thanh tra theo những lĩnh vực như: thanh tra về tài chính tín dụng, ngân hàng, về quản lý sử dụng đất đai, thanh tra về xây dựng cơ bản, thanh tra giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo. Xây dựng một hệ thống giáo trình hoàn chỉnh, một chương trình giảng dạy hợp lý và khoa học. Hai là, nhà trường phải đặc biệt coi trọng công tác phát triển cán bộ, giáo viên cả về số lượng, chất lượng. Cùng với việc nâng cao năng lực trình độ cả về lý luận và thực tiễn của đội ngũ giáo viên chuyên trách, nhà trường cần mở rộng đội ngũ giáo viên kiêm chức bao gồm các nhà khoa học, các nhà quản lý và những cán bộ thanh tra giàu kinh nghiệm thực tiễn. Việc sắp xếp cơ cấu tổ chức của nhà trường theo khoa, theo tổ và các phòng ban phải được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng nhằm phát huy tối đa năng lực và xác định rõ trách nhiệm của từng cán bộ giảng viên đối với chất lượng giảng dạy. Ngoài ra, nhà trường cần đề ra những cơ chế, chính sách hợp lý nhăm thu hút sự cộng tác, giúp đỡ của các cơ sở khác trong hệ thống các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Ba là, cơ sở vật chất của nhà trường phải được củng cố, xây dựng, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Hệ thống phòng học, trang thiết bị học tập, nơi ở của giáo viên và học viên phải được cải tạo và nâng cấp. Việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phải căn cứ vào những đặc điểm và tổ chức của công tác đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường, do đó, cần có sự khảo sát kinh nghiệm của các trường bồi dưỡng cán bộ của một số ngành trong nước và mô hình của các trường bồi dưỡng cán bộ của một số nước có mô hình tổ chức tương tự. 2.2. Nâng cao trình độ và phẩm chất của cán bộ thanh tra, kiểm tra. Chúng ta đều biết thanh tra, kiểm sát suy cho cùng cũng là mang lại lợi ích cho con người. Vì con người và vì sự phát triển của con người, của xã hội. Hơn nữa, hoạt động thanh tra,kiểm tra lại chính do con người thực hiện. Kết quả có tốt hay không là phần lớn tuỳ thuộc và người thực hiện. Do đó, nâng cao trình độ và phẩm chất của người cán bộ thanh tra là một giải pháp hết sức quan trọng và cần thiết. Chú trọng công tác phát triển đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ chuyên môn, đáp ứng đòi hỏi của nhu cầu công tác ngày càng cao. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy chúng ta phải chú ý tới nguồn cán bộ ngay từ khi đào tạo trong các trường đại học, các trường đào tạo nâng cao bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy, để nâng cao trình độ và phẩm chất của cácn bộ thanh tra, kiểm tra chúng ta phải chú ý tới công tác đào tạo cán bộ. Để đáp ứng yêu cầu của công tác đào tạo, trường cán bộ thanh tra còn phải phấn đấu hơn nữa. Thực sự trở thành một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức về nghiệp vụ thanh tra. Do đặc điểm của ngành thanh tra là hầu hết các cán bộ đều đã được đào tạo chuyên sâu ở các trường đại học về tài chính kế toán, quản lý kinh tế, quản lý hành chính, luật học cho nên, trường cán bộ thanh tra phải là nơi bồi dưỡng cho họ những kiến thức về nghiệp vụ của ngành, tức là những kiến thức về cách thức, phương thức thực hiện các cuộc thanh tra, giải quyết khiến nại, tố cáo. Đó phảilà một hệ thống kiến thức từ các nguyên tắc tiến hành thanh tra, trình tự, thủ tục thanh tra, đến các thao tác nghiệp vụ, các phương án xử lý các tình huống. Muc tiêu của nhà trường là làm sao cho các học viên sau khi được học ở trường sẽ vận dụng có hiệu quả nhất, phát huy đến mức tối đa những kiến thức đã được bồi dưỡng vào quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nói cách khác, mục tiêu của nhà trường là phải tạo ra một đội ngũ cán bộ tinh thông về nghiệp vụ thanh tra, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành chứ không phải hướng đến việc nâng cao học hàm học vị. Nhiệm vụ của nhà trương là bồi dưỡng những kiến thức chuyên môn cơ bản về thanh tra cho những cán bộ mới vào ngành; đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ cho những cán bộ đã trải qua nhiều năm công tác. Có nghĩa là trường cán bộ thanh tra phải thật sự trở thành nơi dạy cách làm thanh tra. Để thực hiện được mục tiêu này, trường cán bộ thanh tra cần phải chú trọng một số mặt công tác sau: nâng cao chất lượng và hiệu quả của các cơ quan hành chính nhà nước. Trong đó làm rõ nội dung phân công, phân cấp giữa Trung ương với địa phương, giữa các cấp chính quyền, làm cơ sở phân định phạm vi hoạt động của các cấp thanh tra, kiểm tra, giám sát. Nghiên cứu, sửa đổi Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân theo hướng tăng cường công tác kiểm tra các hoạt động tư pháp và bỏ chức năng kiểm sát chung của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. - Xây dựng quy chế về sự phối hợp hoạt đọng giữa Thanh tra nhà nước, kiểm tra Đảng và các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong bộ máy nhà nước và trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước. Quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan trong việc xử lý, giải quyết đơn tố cáo trình báo tội phạm. - Ban hành luật thanh tra nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra, phân biệt rõ các loại hình thanh tra để làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động của các tổ chức thanh tra nhà nước. Việc xây dựng Luật thanh tra phải có bước đi thích hợp, phù hợp với tiến trình cải cách cơ chế quản lý của nhà nước. Vì vậy cần khẳng định các tổ chức thanh tra nhà nước nhằm vừa thể hiện tính truyền thống, vừa đảm bảo hoạt động mang tính Nhà nước của các tổ chức thanh tra. - Thành lập hệ thống toà án hành chính độc lập với hệ thống toà án nhân dân hiện nay. Toà án hành chính được tổ chức ở Trung ương theo khu vực, có thẩm quyền giải quyết tất cả các khiếu kiện hành chính của công dân, sau khi những khiếu kiện này đã được giải quyết bước đầu bằng con đường hành chính. Trước mắt cần nghiên cứu sửa đổi Luật tổ chức Toà án nhân dân theo hướng mở rộng thẩm quyền xét xử của Toà án đối với những khiếu kiện hành chính, đồng thời sửa đổi Luật khiếu nại, tố cáo và pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính cho phù hợp. - Ban hành Luật giám sát nhằm xác định rõ nội dung, phương thức giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước, của các tổ chức chính trị – xã hội và giám sát của nhân dân. Vừa để xem xét đánh giá việc tuân theo Hiến pháp, luật vừa để xem xét, đánh giá tính khả thi của những đạo luật, chính sách nguyên tắc mà chính Quốc hội quy định. Mục tiêu của việc xem xét này trước hết là để nâng cao chất lượng lập hiến, lập pháp để các quyết định của Quốc hội phù hợp với thực tế cuộc sống, đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi bức thiết của đời sống xã hội; để luật hoá các quan hệ xã hội mà Quốc hội thấy cần thiết. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, có nhiệm vụ đảm bảo việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp, và pháp luật trong các cơ quan nhà nước, tổ chức kinnh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân; bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở. Do vậy, chính phủ phải kiểm soát cả bộ máy và mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội. Mục tiêu của hoạt động kiểm soát là bảo đảm việc thực hiện pháp luật, tăng cường pháp chế, giữ gìn kỷ luật trong quản lý Nhà nước, thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đặc điểm quan trọng trong tổ chức bộ máy ở nước ta trước đây là thành lập cơ quan viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân chính là một trong những nội dung hoạt động của chính phủ (kiểm soát việc thực hiện pháp luật). Nhưng để đảm bảo thực hành quyền công tố thì viện kiểm sát nhân dân cần tiến hành kiểm sát các hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án (kiểm sát tư pháp). Mục tiêu của hoạt động kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân là bảo vệ pháp chế XHCN , bảo vệ chế độ XHCN và các quyên cơ bản của công dân. Như vậy ở đây có kết luận là: ổn định các thiết chế thanh tra, kiểm tra, giám sát hiện nay (giám sát của Quốc hội, thanh tra, kiểm tra của Chính phủ và kiểm sát tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân) nhưng phải làm rõ tính chất, phạm vi, đối tượng, nội dung và phương thức kiểm soát của từng thiết chế và muốn hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát thì cần phải đồng thời phải hoàn thiện chính cơ chế quản lý. 2.3. Sửa đổi, bổ sung, ban hành một số văn bản pháp luật. - Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi), nghiên cứu xây dựng các văn bản pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới một cách toàn diện và triệt để tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm sát, giám sát. - Nghiên cứu sửa đổi Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, tạo cơ sở cho quá trình cải cách nền hành chính nhà nước. Bên cạnh việc xây dựng và đào tạo cán bộ thanh tra, kiểm tra thì chúng ta phải biết đào tạo như thế nào? Dựa vào đâu để mà đánh giá? đó chính là việc chúng ta phải xây dựng và tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, thanh tra viên. - Về tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ thanh tra viên. Các cơ quan thanh tra nhà nước thực thi nhiệm vụ thông qua đội ngũ cán bộ của mình, mà hạt nhân là đội ngũ thanh tra viên, ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện như chuyên viên cùng ngạch thì phải có thêm một số điều kiện khác như: trình độ được đào tạo về chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực thực tiễn, nghiệp vụ thanh tra Đội ngũ cán bộ thanh tra trong hệ thống hiện nay đã có sự phát triển khác mạnh mẽ về số lương (khoảng 9000 cán bộ trong toàn hệ thống), công tác tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ đã từng bước được chú trọng, nhất là công tác đào tạo hoàn chỉnh bậc đại học và bồi dưỡng về nghiệp vụ thanh tra. Khâu tuyển dụng, bố trí, sắp xếp đã chú trọng nhất định đến việc lựa chọn cán bộ có đủ tiêu chuẩn về trình độ, năng lực theo quy định. Tuy nhiên, xét về đặc thù của ngành, yêu cầu khách quan đối với đội ngũ cán bộ, thanh tra viên phải có năng lực phân tích, tổng hợp vấn đề; có khả năng phối hợp tốt, cũng như có thể độc lập trong nghiên cứu và tiến hành công vụ: có khả năng trình bày, kết luận vần đề một cách logic, rõ ràng, mạch lạc cả trong giao trao đổi trực tiếp và trong biên tập văn bản. Thanh tra viên cũng phải thường xuyên cập nhật và nắm vững kiến thức về pháp luật, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, về khoa học công nghệ phục vụ nhiệm vụ thanh tra, xem xét, kết luận vụ việc khiếu nại, tố cáo. Ta nhận thấy rằng: Dù hệ thống thanh tra Nhà nước có đổi mới theo mô hình nào đi nữa thì việc xây dựng đội ngũ cán bộ, thanh tra viên đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ là một yêu cầu hết sức quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu lực, hiệu quả công tác của ngành thanh tra nói riêng và của công tác quản lý nói chung. Đây là nhiệm vụ chung của các cấp, các ngành và phải được tiến hành đồng bộ từ các khâu định biên, tuyển dụng, bố trí công việc, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Để làm được tốt điều đó cần có sự quan tâm hỗ trợ của Đảng, nhà nước ta. Bằng cách Nhà nước phải có những chính sách ban hành để khuyến khích các cán bộ thanh tra và thanh tra viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Như chính sách, chế độ đãi ngô về lương, phụ cấp, phương tiện làm việc của ngành thanh tra. Nhà nước phải đặc biệt xử lý nghiêm minh các cán bộ thanh tra vi phạm pháp luật để lấy đó làm gương cho mọi người. 3. vai trò của báo chí với công tác kiểm tra và kỷ luật Đảng. Báo chí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội. Vì những thông tin khách quan, trung thực nhanh nhạy của báo chí có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của mọi người dân cũng như các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Thiếu thông tin một ngày, xã hội sẽ bị khủng hoảng, các thành viên hoạt động thiếu định hướng và lúng túng. Là một hoạt động chính trị lỗi lạc là người sáng lập nền báo chí cách mạng Việt Nam đồng thời là một nhà báo Bác Hồ hiểu rất rõ tầm quan trọng của công tác báo chí. Người viết: “ Báo chí là người tuyên truyền , người cổ động, người tổ chức chung”; “ cây bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng”. Vấn đề quan trọng hàng đầu đặt ra cho báo chí trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá là đi đầu trong tuyên truyền, giải thích quan điểm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước một cách kíp thời và sâu rộng trong đời sống nhân dân. Nhiều cuộc điều tra dư luận xã hội cho biết: khoảng 70% thông tin về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân là qua các kênh thông tin đại chúng. Báo chí là một phương tiện có sức mạnh to lớn trong việc hướng dẫn nhận thức, hình thành dư luận xã hội tích cực, đúng đắn trên cơ sở thông tin nhanh chóng, đầy đủ và phong phú về các sự kiện thời sự, các vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội. Các cơ quan báo chí, bên cạnh việc thẳng thắn phê bình những tiêu cực trong xã hội, phải nêu gương tốt, việc tốt tiêu biểu, nhân thêm những điển hình tiên tiến nhằm giáo dục và thúc đẩy quần chúng noi theo. Báo chí là kênh thông tin quan trọng phản ánh tâm tư, nguyện vọng của tầng lớp nhân dân; phát hiện và phản ánh những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, giúp các cơ quan lãnh đạo nắm bắt và giải quyết kịp thời những tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Báo chí không chỉ có vai trò đối với đời sống của nhân dân, của xã hội mà cả trong công tác thanh tra, kiểm tra cũng có vai trò vô cùng to lớn. Báo chí đã kịp thời đấu tranh phê phán những vi phạm của cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên. Báo chí đã chủ động đấu tranh phê phán những cán bộ, đảng viên vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, thiếu trách nhiệm buông lỏng quản lý để đơn vị địa phương xảy ra tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết nội bộ. Cán bộ, đảng viên hoạt động trong cơ quan có chức năng quản lý nhà nướcvề pháp luật, quản lý kinh tế... đã lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao để gây phiền hà. vòi vĩnh , buôn lậu, trốn thuế, bao che cho tội phạm, làm trái các quy định của Nhà nước để trục lợi, gây hậu quả nghiêm trọng. Cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng quan liêu,thiếu cảnh giác để lực lượng thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ, dân tộc, tôn giáo để kích động chia rẽ đoàn kết, gây bạo loạn chính trị hòng chống đối cách mạng nước ta để xảy ra tình hình phức tạp ở một số địa phương. Báo chí đã kịp thời thông tin nhanh về những tội phạm có tổ chức, có yếu tổ nước ngoài có sự dung túng bao che, tiếp tay của một số cán bộ, đảng viên, kể cả những người cán bộ công tác trong cơ quan pháp luật và cán bộ cấp cao của Đảng( điển hình như vụ án Nam Cam và đồng bọn vừa qua). Phản ánh những tổ chức đảng chưa coi trọng việc xây dựng nội bộ, thiếu tự giác trong tự phê bình và phê bình, cầu an. Hữu khuynh ngại va chạm.Phê phán một số cán bộ để vợ, con, người thân lợi dụng chức quyền của mình để tác động, can thiệp, tham gia vào các hoạt động trái pháp luật nhằm trục lợi; can thiệp, bao che, gây khó khăn trở ngại trong quá trình thanh tra, kiểm tra, điều tra, xem xét, kết luận. Một số tổ chức đảng buông lỏng lãnh đạo, quản lý ban hành nghị quyết trái với quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, để cấp dưới vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng kéo dài. Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng về tình hình kết quả tự kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương VI ( lần 2) khẳng định: “ Một số vụ việc được dư luận, báo chí nêu lên đang được cơ quan chức năng của Đảng, Nhà nước ở Trung ương và địa phương xem xét, làm rõ được xử lý công minh theo đúng điều lệ Đảng và Pháp luật Nhà nước”. Như vậy, ta có thể thấy rằng báo chí có vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, chúng ta phai xây dựng một hệ thống báo chí thật tốt để góp phần hơn nữa vào công cuộc xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra lành mạnh. Hoạt động thanh tra làm việc đúng chức năng, hiệu quả. Trên đây là một số giải pháp chúng ta có thể tham khảo. Phần iii: kết luận Tóm lại, hoạt động thanh tra, kiểm tra là hoạt động rất cần thiết và vô cùng quan trọng, nó không chỉ cần thiết cho một ngành, một lĩnh vực hay một nghề nào đó mà nó cần thiết cho mọi ngành, mọi lĩnh vực, mọi cấp và cho toàn xã hội. Nó là một công cụ sắc bén để quản lý Nhà nước, quản lý nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, chúng ta phải nhận thức rõ vai trò của thanh tra, kiểm tra để hoạt động thanh tra, kiểm tra hoạt động đúng mục đích và có hiệu quả. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, theo cơ chế thị trường, sự hạn chế của nền kinh tế thị trường còn nhiều bất cấp thì công tác thanh tra, kiểm tra lại càng trở nên quan trọng và cần thiết. Do đó chúng ta phải cùng nhau xây dựng một bộ phạn thanh tra, kiểm tra thật chuẩn mực để đáp ứng đòi hỏi của xã hội hiện nay. Danh mục tài liệu tham khảo Sách 1.GS.TS Đỗ Hoàng Toàn – TS Mai Văn Bưu “ Giáo trình Quản lý kinh tế tập II” Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Khoa Khoa Học Quản Lý năm 2002. 2. TS Đoàn Thu Hà - TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền “ Giáo trình Khoa Học Quản Lý tập II” Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Khoa Khoa Học Quản Lý năm 2002. Tạp chí 1. Tạp chí thanh tra số 4 năm 2000 Võ Văn Đồng – “ Thanh tra Kontum góp phần tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước” 2. tạp chí thanh tra số 5 năm 2000 TS Phạm Tuấn Khải Phó vụ trưởng vụ pháp chế Văn phòng chính phủ - “Bàn về khái niệm thanh tra, kiểm tra, kiểm sát ”. “ Mục đích và đối tượng thanh tra – Nhìn từ góc độ lịch sử”. - “ Về vai trò của thanh tra, kiểm tra, kiểm sát trong đấu tranh chống tham nhũng”. 3. Tạp chí thanh tra số 6 năm 2000. PTS. Vũ Thư. Viện nhà nước và pháp luật “ Vai trò của thanh tra, kiểm tra, giám sát với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng”. 4. Tạp chí số 7 năm 2000. TS. Phạm Ngọc Kỳ – Văn phòng chủ tịch nước. “ Bàn về chức năng của kiểm sát và thanh tra”. 5. Tạp chí thanh tra số 9 năm 2001. Việt Hà: “ nhận thức về sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra”. 6. tạp chí thanh tra số 4 năm 2002. Trần Đức Lượng: “ Bàn về khái niệm thanh tra”. 7. Tạp chí thanh tra số 7 năm 2002. Vũ Văn Chiến: “ Yêu cầu khách quan và bức thiết của việc hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát”. Nguyễn Hải Hà - Học viện hành chính quốc gia. “ Thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn qua 10 năm hoạt động”. 8. Tạp chí thanh tra số 10 năm 2002. Th.S Ngô Mạnh Toàn – Trường cán bộ thanh tra. “ Những yêu cầu đặt ra đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thanh tra”. 9. Tạp chí thanh tra số 1+2 năm 2003. TS. Cao Duy Bình – Trường đại KHXH&NV TP. Hồ Chí Minh. “ Bàn về nhân cách người cán bộ thanh tra Giáo dục”. 10. Tạp chí thanh tra số 7 năm 2003. Thắng Lợi – thanh tra bộ tư pháp. “ Phân biệt hoạt động thanh tra và kiểm tra nhìn từ góc độ tư pháp”. 11. Tạp chí thanh tra số 5 năm 2004. Phạm Đăng Dũng. “ Bàn về khái niệm thanh tra”. 12. Tạp chí thanh tra số 6 năm 2004. Võ Văn Đồng- “ Vai trò của Báo chí đối với công tác kiểm tra và kiểm tra Đảng”. mục lục Phần I: Lời nói đầu 1 Phần II: Phần chung 2 Chương I: Thanh tra, kiểm tra là gì? 2 1. Lịch sử hình thành và phát triển của thanh tra Việt Nam 2 2. Thanh tra, kiểm tra là gì? 4 3. Phân biệt hoạt động thanh tra với hoạt động kiểm tra và với hoạt động kiểm soát, kiểm sát và giám sát 12 3.1. Phân biệt hoạt động thanh tra với hoạt động kiểm tra 12 3.2. Phân biệt hoạt động thanh tra, kiểm tra với hoạt động kiểm sát, kiểm soát và giám sát. 17 3.2.1. Với hoạt động kiểm sát 17 3.2.2. Với hoạt động giám sát và kiểm sát 19 4. Vai trò hoạt động thanh tra kiểm tra 22 4.1. Vai trò của hoạt động thanh tra 22 4.1.1. Góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa 23 4.1.2. Góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý 23 4.1.3. Góp phần bảo đảm quyền nhân dân trực tiếp tham gia quản lý nhà nước và thực hiện khiếu nại, tố cáo. 24 4.1.4. Góp phần đấu tranh chống tham nhũng, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ và xây dựng bộ máy của Đảng, Nhà nước trong sạch vững mạnh 25 4.2. Vai trò của kiểm tra 26 4.3. Vai trò của thanh tra, kiểm tra, kiểm sát trong đấu tranh chống tham nhũng 27 Chương II: Tình hình thanh tra, kiểm tra trong thời gian qua và trong giai đoạn hiện nay 28 1. Thanh tra KONTUM góp phần tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước 28 2. Nhìn lại công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp ở Bình Dương trong thời gian qua 29 3. Nhìn lại kết quả công tác thanh tra của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thông trong năm 2001 30 4. Nhìn lại công tác thanh tra kiểm tra ở xã, phường, thị trấn qua 10 năm hoạt động - thành tựu của thanh tra, kiểm tra 31 5. Những mặt hạn chế còn gặp phải trong hoạt động thanh tra kiểm tra 34 5.1. Sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra kiểm tra 34 5.2. ý thức và phẩm chất của người cán bộ thanh tra, kiểm tra 36 Chương III: Giải pháp 38 1. Nguyên nhân 38 2. Giải pháp 40 2.1. Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát 40 2.2. Nâng cao trình độ và phẩm chất của cán bộ thanh tra, kiểm tra 43 2.3. Sửa đổi, bổ sung ban hành một số văn bản pháp luật 46 3. Vai trò của báo chí với công tác kiểm tra và kỷ luật Đảng 47 Phần III: Kết luận 50 Danh mục tài liệu tham khảo 51

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0200.doc
Tài liệu liên quan