Đề tài Tìm hiểu về kiểm toán độc lập
1. Mở đầu
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán độc lập trên thế giới
2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán độc lập ở Việt Nam
2.1.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY KIỂM TOÁN AASC
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Kiểm toán độc lập trên thế giới
2.2.2 Kiểm toán độc lập tại Việt Nam hiện nay
- Thành công đạt được
- Những hạn chế, tồn tại
2.2.3 một số giải pháp phát triển KTĐL
3. Kết luận
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2500 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về kiểm toán độc lập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: TÌM HIỂU VỀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Giảng viên hướng dẫn: Lại Thị Phương Thảo Nhóm thực hiện: Nguyễn Thị Giang Vương Thị Hài Thân Thị Hằng Hà Trang Huyền I. MỞ ĐẦU Hoà cùng xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang chuyển mình đổi thay và đã thu được những thành tựu phát triển kinh tế- xã hội quan trọng và hết sức đáng mừng Trong bối cảnh đó, vai trò của kiểm toán là không thể phủ nhận và là nhu cầu tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường. Tiếp Ở Việt Nam kiểm toán độc lập ra đời vào năm 1991 và cho đến nay đã hình thành một hệ thống các công ty kiểm toán với đầy đủ hình thức sở hữu (Nhà nước , TNHH, 100% vốn nước ngoài, liên doanh…). II. NỘI DUNG 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm Theo định nghĩa của Liên đoàn quốc tế các nhà kế toán: “ kiểm toán là việc các nhà kiểm toán viên đôc lập kiểm tra và trình bày ý kiền của mình về các bản báo cáo tài chính” 2.1.1 Khái niệm Theo nghị định số 105/2004/NĐ-CP : “Kiểm toán độc lập (ktđl) là việc kiểm tra và xác nhận của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán về tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức (gọi chung là đơn vị được kiểm toán) khi có yêu cầu của các đơn vị này.” 2.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển của ktđl trên thế giới Kiểm toán đã hình thành và phát triển từ thế kỷ XV. Còn kiểm toán độc lập đã xuất hiện trên 100 năm. Ngày nay, hoạt động kiểm toán độc lập đã được quốc tế hóa. Tiếp Tất cả các nước phát triển như Anh, Mỹ, Canada, cộng đồng châu Âu đều có luật hoặc các điều khoản luật về kiểm toán độc lập hoặc luật kế toán viên công chứng Ở Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore đều có Luật Kế toán viên công chứng được ban hành từ nhiều năm qua trong đó đều có các qui định chung về các qui tắc hoạt động của các kế toán viên công chứng. 2.1.3 Quá trình hình thành và phát triển của ktđl ở Việt Nam Kế toán xuất hiện ở nước ta từ rất sớm nhưng tới năm 1957, lần đầu tiên Nhà nước ban hành chế độ sổ sách kế toán bao gồm 27 nhật ký dùng cho các đơn vị kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước. Qua quá trình làm việc của kế toán thì yêu cầu kiểm toán ra đời Tiếp Kiểm toán độc lập ra đời đầu tiên ở nước ta vào năm 1991 nhưng tới năm 1994 kiểm toán nhà nước mới ra đời và kiểm toán nội bộ ra đời vào tháng 10 năm 1997 Nguyên nhân kiểm toán độc lập ra đời đầu tiên Từ năm 1991 đến năm 1994: Đất nước ta chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thi trường định hướng XHCN với đặc trưng là nền kinh tế nhiều thành phần kinh tế, là tự do sản xuất, kinh doanh và cạnh tranh Thấy những hạn chế còn tồn tại trong cách tổ chức, điều hành, tình hình tài chính của các công ty đi trước, các công ty lúc bấy giờ đã chọn cho mình cách tổ chức mới, minh bạch về tài chính Từ đây yêu cầu cần có kiểm toán viên ra đời BẢN CHẤT CỦA KTĐL Ktđl là một loại hình dịch vụ có điều kiện để hỗ trợ DN, tạo lập môi trường đầu tư bình đẳng, lành mạnh. Kết quả và kết luận của kiểm toán là đánh giá và xác nhận quan trọng về độ tin cậy, về uy tín và về thực trạng tiềm lực, thực trạng tài chính để chính DN và các đối tác quyết định đầu tư hoặc quyết định các quan hệ kinh tế Bản chất ktđl khác hẳn kiểm toán Nhà nước và kiểm toán nội bộ Các văn bản quy định về kiểm toán độc lập Năm 1994 Chính phủ chính thức ban hành Nghị định 07/CP ngày 29/01/1994 về “kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân”. Tháng 3/2004 Chính phủ ban hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP thay thế Nghị định 07. Nghị định này đã được sửa đổi, bổ sung tại các Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 và Nghị định 30/2009/NĐ-CP ngày 30/03/2009 2.1.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY KIỂM TOÁN AASC 2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP 2.2.1 Kiểm toán độc lập trên thế giới Hiện nay trên thế giới ngành kế toán nói chung và kiểm toán nói riêng đang phát triển mạnh mẽ Quy mô của các công ty cũng ngày càng mở rộng. Ví dụ Hoa Kỳ, hiện nay có hơn 45000 tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp cộng hòa Pháp hiện có 24 văn phòng kiểm toán khu vực và 2500 văn phòng con cơ sở trực tiếp là dịch vụ và hơn 10000 người là kiểm toán Singapore, một đất nước nhỏ bé mà có tới 22.000 kiểm toán viên 2.2.2 Kiểm toán độc lập tại Việt Nam hiện nay Hoạt động kiểm toán độc lập đã phát triển và ngày càng trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng quản lý của doanh nghiệp. Hiện cả nước có 1.700 kiểm toán viên, trong đó chỉ có 1.000 người làm nghề, hơn 700 người khác làm những việc không liên quan, trong khi nhu cầu kiểm toán hết sức cấp thiết Tiếp Mức lương khởi điểm trung bình ở Việt Nam là 1.000USD/KTV/tháng, tức khoảng 12.000USD/năm đối với các kiểm toán viên đã có chứng chỉ kiểm toán viên quốc tế Thành công đạt được Một, nhận thức về kiểm toán độc lập ngày càng được khẳng định. Hai, góp phần tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi . Ba, kiểm tóan độc lập phát triển nhanh, mạnh cả về lượng và chất. Bốn, đội ngũ kiểm toán viên với chất lượng ngày càng cao. Năm,góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển thị trường Ví dụ:Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) là một trong 6 công ty kiểm toán hoạt động tại Việt Nam có doanh thu hàng năm, có hệ thống khách hàng và có số lượng Kiểm toán viên và nhân viên lớn nhất hiện nay (47 Kiểm toán viên Nhà nước, 01 Kiểm toán viên có chứng chỉ ACCA của Vương quốc Anh, 08 Thẩm định viên về giá và trên 250 nhân viên)... Những hạn chế còn tồn tại Chất lượng kiểm toán viên đang được nâng cao nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Đội ngũ KTV có chất lượng tốt, thỏa mãn yêu cầu của kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập đã thiếu lại càng thiếu hơn kinh nghiệm hành nghề, năng lực quản lý của nhiều doanh nghiệp kiểm toán còn hạn chế Tiếp Hiện nay, để tiếp tục tồn tại, phát triển và hoạt động kinh doanh có lãi, một số công ty đã cố gắng chiều theo khách hàng. Điều này sẽ trở nên đặc biệt nghiêm trọng khi kiểm toán viên không có bản lĩnh, yếu kém về trình độ chuyên môn dẫn đến việc bỏ qua sai sót cần điều chỉnh, thậm chí có thể thay đổi ý kiến kiểm toán Ví dụ VD: Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) và Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học (AISC) bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) khiển trách do việc kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty Bông Bạch Tuyết (BBT) do hai công ty trên thực hiện có nhiều sai sót. 2.2.3 một số giải pháp phát triển ktđl Thứ nhất là hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán và kiểm toán Thứ hai là mở rộng diện kiểm toán bắt buộc khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức kinh tế tăng cường nhu cầu cung cấp thông tin tài chính kế toán thông qua dịch vụ kế toán, kiểm toán Tiếp Ba là có bước đi thích hợp tăng về số lượng và đa dạng hóa loại hình dịch vụ kế toán, kiểm toán Bốn là đổi mới chương trình nội dung đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn về kế toán, kiểm toán ngày 04/03/2010, Ủy ban kinh tế của Quốc hội và Bộ Tài chính đã tổ chức Hội thảo về Dự án Luật Kiểm toán độc lập Nội dung luật soạn thảo , luật kiểm toán mới nghiêm cấm kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán thực hiện các hành vi sau: Mua hoặc nhận biếu, tặng hoặc bán cổ phiếu Sách nhiễu, lừa dối đơn vị được kiểm toán Tranh giành khách hàng dưới mọi hình thức Tiếp Dùng lợi ích vật chất, móc nối quan hệ với cán bộ, công chức hoặc bên thứ ba để làm trái quy định của pháp luật Tiết lộ thông tin về đơn vị được kiểm toán, trừ trường hợp khách hàng, đơn vị được kiểm toán chấp thuận hoặc theo quy định của pháp luật NHU CẦU VỀ KIỂM TOÁN CỦA 1 SỐ CÔNG TY CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP QUỐC GIA VIỆT NAM: Có nhu cầu cần tuyển Kiểm Toán Viên + Trợ Lý Kiểm Toán Viên VACO cần tuyển: (1) Nhân viên kiểm toán báo cáo tài chính, tư vấn; (2) Nhân viên kiểm toán báo cáo tài chính Công ty TNHH Kiểm toán MHD cần tuyển: 2 Kiểm Toán Viên Kết luận Kiểm toán độc lập là một hoạt động có vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện nay Trong những năm gần đây kiểm toán đã trở thành một nghề có “giá” trong xã hội của nền kinh tế và là đích đến của nhiều học sinh, sinh viên với mức thu nhập hấp dẫn 1 số Yêu cầu để trở thành ktv Về nghiệp vụ chuyên môn: Phải có bằng (chứng chỉ) kế toán viên công chứng (CPA) Về phẩm hạnh phải là người không có tiền án, tiền sự Về pháp lý: Phải đăng ký hành nghề (tại bộ tư pháp – riêng ở Việt Nam tại bộ tài chính) Và 1 số yêu cầu khác Một số trang web kiểm toán Công ty TNHH Deloitte Việt Nam. Web: Deloitte.com.vn Công ty TNHH tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC). Web: aasc.com.vn Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn (A&C). web: auditconsult.com Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán (AFC). Web: CPAvietnam.vn Công ty kiểm toán và kế toán Hà Nội (CPA Hà Nội). web: CPAhanoi.com Công ty tư vấn luật và kiểm toán Hoàng Gia – SCCT. Web: HoangGia – SCCT.com Thanks Good luck for you!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kiem_toan_doc_lap_2175.ppt