việc tổ chức lễ hội truyền thống phải tiến hành đúng quy định của Nhà nước, ngành và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đồng thời, phát huy vai trò chủ thể, năng lực sáng tạo của nhân dân. Chủ đề của lễ hội phải mang tính tư tưởng sâu sắc, nội dung nghệ thuật phù hợp, cô đọng và súc tích, hình thức thể hiện sinh động, tránh phô trương lãng phí. Kịch bản tổ chức lễ hội phù hợp, định hình các nghi thức lễ và hoạt động hội gắn với chủ đề riêng của lễ hội truyền thống. Các chương trình phục vụ lễ hội phải có sự tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng, có kế hoạch chi tiết, cụ thể. Tổ chức lễ hội trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm, gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc, khuyến khích các trò chơi dân gian truyền thống, tăng cường các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng lành mạnh.
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2508 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về Lễ hội cầu mưa gắn với hệ thống thờ tứ pháp ở xã Lạc Hồng- Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩm, vệ sinh môi trường, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân. Chủ động phòng ngừa và khống chế kịp thời các dịch bệnh nguy hiểm, phong trào xây dựng xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế được triển khai thực hiện đạt kết quả cao.
Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao hoạt động sôi nổi, đem lại hiệu quả thiết thực; công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân thực hiện ngày càng tốt hơn. Kịp thời biểu dương những tấm gương điển hình, tiến tiến để cổ vũ, động viên nhân dân tham gia các phong trào thi đua lao động sản xuất, xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cư. Đến nay toàn huyện đã có 54 làng được công nhận là làng văn hoá. Tình hình ANCT – TTATXH, an ninh nông thôn, an ninh khu công nghiệp được giữ vững; quốc phòng ngày càng được củng cố và tăng cường.
Phát huy những kết quả đã đạt được, từ những kinh nghiệm, bài học rút ra với tiềm năng lợi thế của mình, trong thời gian tới cán bộ công nhân viên cùng với nhân dân trong toàn huyện phấn đấu luôn là huyện có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tiếp tục tạo điều kiện cho các công ty vào đầu tư ở các khu công nghiệp đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua yêu nước, tiếp tục thực hiện tốt hơn cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, huy động sức mạnh của các tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi mục tiêu Đại hội Đảng các cấp đã đề ra, xây dựng huyện Văn Lâm ngày càng giàu mạnh văn minh.
2.1.2 Hệ thống thờ tứ pháp và chùa Pháp Vân ở xã Lạc Hồng
* Khái quát về xã Lạc Hồng
Vị trí địa lý: Xã Lạc Hồng thuộc huyện Văn Lâm, phía Tây và phía Bắc giáp xã Đình Dù; phía Đông giáp khu công ngiệp Phố Nối A; phía Nam nằm tiếp giáp với quốc lộ 5A gần xã Trưng Trắc. Dân số là hơn 7. 000 người
Xã Lạc Hồng gồm 7 thôn :
+ thôn Phạm Kham
+ thôn Hồng Thái
+ thôn Bình Minh
+ thôn Minh Hải
+ thôn Quang Trung
+ thôn Hồng Cầu
+ thôn Nhạc Miếu
Xã Lạc Hồng là trước năm 1945 gọi là Tổng Thái Lạc, đây là nơi còn lưu giữ hệ thống chùa thờ tứ pháp đặc biệt là còn có chùa Pháp Vân (một trong bốn chùa tứ pháp ở xã Lạc Hồng) đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Trải qua chiều dài lịch sử, cố nhân đã để lại cho xã Lạc Hồng nhiều di sản văn hoá vật thể vô cùng quý giá: đình Thái Lạc, chùa Pháp Vân.
Xã Lạc Hồng là vùng đất có bề dày truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhân dân xã Lạc Hồng luôn đoàn kết một lòng đi theo Đảng đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng quê hương. Trong trường kỳ chống Pháp, nhân dân xã Lạc Hồng vừa chiến đấu, vừa tích cực tăng gia sản xuất, không những xây dựng nền kinh tế tự cấp, tự túc để nuôi quân dân kháng chiến lâu dài mà còn đóng góp hàng ngàn tấn lương thực để nuôi quân trên các chiến trường, tiễn đưa hàng vạn con em lên đường nhập ngũ. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân xã Lạc Hồng với tinh thần vì miền Nam ruột thịt, nghe theo tiếng gọi của Đảng, lớp lớp thế hệ thanh niên Hà Nam đã tình nguyện lên đường vào Nam chiến đấu. Xã Lạc Hồng luôn là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến, đảm bảo “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.
Về đời sống kinh tế cư dân xã Lạc Hồng chủ yếu là nông dân, lúa nước là cây trồng chính gắn với sự chinh phục châu thổ sông Hồng nền văn minh, văn hóa xã Lạc Hồng gắn với văn minh, văn hóa sông Hồng. Trên cơ sở những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức, tiềm năng và triển vọng, Đảng bộ và nhân dân trong xã sẽ tập trung mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa công nghệ mới vào sản xuất và đời sống, không ngừng chăm lo đời sống tinh thần cho nhân dân. Qua đó góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Đại hội Đảng bộ xã Lạc Hồng lần thứ XVII đề ra, xây dựng xã Lạc Hồng sớm trở thành một xã giàu về kinh tế, vững mạnh về an ninh quốc phòng, có lối sống văn minh.
* Hệ thống thờ tứ pháp ở xã Lạc Hồng
Nằm ở phía Đông Nam đồng bằng Bắc bộ, là vùng đồng bằng, sản xuất nông nghiệp là chính, các cư dân nông nghiệp xã Lạc Hồng ( xưa là Tổng Thái Lạc) thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên cho đến nay vẫn còn lưu giữ trong đời sống văn hoá tinh thần của mình nhiều hình thái tín ngưỡng thờ thần nông nghiệp cổ sơ. Đậm nét nhất, có thể nói, là tín ngưỡng thờ Tứ Pháp.
Tín ngưỡng thờ Tứ Pháp là tín ngưỡng thờ bốn vị thần tự nhiên có ảnh hưởng quyết định đến đời sống nông nghiệp đang ở tình trạng lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Đó là bốn vị: thần Mưa (Pháp Vũ), thần Mây (Pháp Vân), thần Sấm (Pháp Lôi), thần Chớp (Pháp Điện). Truyền thuyết về việc xuất hiện tục thờ bốn vị thần này được chép vào sách Lĩnh Nam chích quái (thế kỷ XIV) với tên Truyện Man Nương. Thoạt đầu, Tứ Pháp chỉ được thờ trong các chùa ở vùng Luy Lâu. Dần dần, do tính chất linh ứng của nó mà lan dần ra nhiều vùng quê ở châu thổ Bắc bộ, trong đó có một số vùng quê ven sông Bắc Hưng Hải của tỉnh Hưng Yên. Tương truyền, các làng quê vùng xã Lạc Hồng( xưa là Tổng Thái Lạc) thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên nghe tiếng Tứ Pháp ở Bắc Ninh linh ứng đã lên đó xin rước chân nhang để thờ. Từ khi rước Tứ Pháp về thờ thì được mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Các nơi thờ Tứ Pháp ở xã Lạc Hồng cụ thể như sau:
+ chùa Thái Lạc (thờ Pháp Vân)
+ chùa Hồng Cầu thờ Pháp Vũ.
+ chùa Hồng Thái thờ Pháp Điện.
+ chùa Nhạc Miếu thờ Pháp Lôi .
* Chùa Pháp Vân ở xã Lạc Hồng
Chúng tôi chỉ chọn chùa Pháp Vân trong hệ thống 4 chùa thờ tứ pháp ở xã Lạc Hồng để đề cập tới trong đề tài này vì chùa này tiêu biểu và lớn nhất trong 4 ngôi chùa ở xã Lạc Hồng và cũng do khuôn khổ có hạn của báo cáo.
Chùa Pháp Vân xưa kia gọi là chùa Thái Lạc,một thời được gọi Am. Vì xưa kia chùa còn nhỏ chưa phát triển. Sau này đến cuối thời đời nhà Lý, sang đầu nhà Trần thời Quan Sĩ Nhiếp 187 – 226 mới được mở rộng và có hệ thống thờ tứ pháp về thờ. Chùa được làm trên một gò đất cao nhất xã,người ta thường gọi là làm trên lưng con rùa. Chùa được làm quay theo hướng Đông Nam là hướng mặt trời mọc, có nghĩa là phát triển sinh sôi. Trước cửa chùa là một con sông, hai bên là hai con mương chảy ra sông.Chùa nằm giữa như là long chầu, hổ phục, một cảnh chưa từng có ở vùngđất châu thổ sông Hồng. Ngôi chùa vẫn sừng sững nằm đấu chọi với thiên nhiên và trời đất và đã để lại cho nhân dân xã nhà một nền văn hóa trải qua gần 1000 năm.
Chùa Pháp Vân được Bộ Văn hóa công nhận di tích lịch sử văn hóa xếp hạng thứ 26 toàn quốc ( 1964). Căn căn cứ vào Ngọc Phả của chùa,sử ghi vào năm đại định thứ 22 ( 1162) đời vua Lý Nhân Tông thế kỷ thứ III, Thời Quan Sĩ Nhiếp 187 – 226, tấm bia được dựng khắc bia ghi đại trùng tu năm Dương Hòa thứ 3 ( 1637) cho tới nay đã gần bốn trăm năm.
Chùa Pháp Vân là một trong bốn chùa thờ Tứ Pháp tại xã Lạc Hồng. Tại các chùa này hiện còn lưu giữ mẫu các pho tượng Tứ Pháp mà tương truyền rằng được tạc từ cành dâu, lấy từ chùa Dâu .
Chùa thờ Pháp Vân trải qua bao năm tháng thăng trầm của lịch sử và thời tiết nắng mưa chùa được tu sửa lần cuối đến nay ( 2008), cách đây đã được 400 năm.Vì vậy mà ngôi chùa Pháp Vân hiện nay là kết quả của sự sáng tạo văn hóa các thời kì khác nhau dưới sự bảo trợ của các vương triều và đóng góp của nhân dân địa phương. Những di tích gạch cổ, ngói cổ và các hoa văn chạm khắc bằng gỗ, những cồng chiêng trên dàn cột cung chùa cho thấy chùa được xây dựng ở thời kỳ cuối nhà Lý đầu nhà Trần.
Cung chùa còn gọi là Trụ tam bảo,được xây dựng cao to tương xứng với tiền đường cung chùa, có giá trị nổi bật của sự điêu luyện mang hình dáng chuyển tiếp của hình thái thời Lý sang thời Trần thế kỉ thứ 13, nghệ thuật nhà Lý được nhắc lại như sóng nước dải lụa hình rồng chim thần Kinnari, đầu người mình chim thần đang biến thành hiện thực của con chim Phượng rất gần với thiên nhiên Việt Nam và con rồng nhà Trần cuộn khúc lên hình yên ngựa nhắc ta nhớ đến con ngựa chiến với người lính già,dạn dầy sương gió. Nghệ thuật chạm khắc mờ nhạt huyền ảo dày đặc nhưng nhìn gần thì thấy khúc triết mạch lạc. Các mảnh khắc phân định rõ ràng, hiện thực nghệ thuật đời Trần vang lên xa tiếng tiêu, tiếng nhị, tiếng đàn của buổi hòa tấu chống quân Nguyên Mông thắng trận,hay nói theo cách của nhà phật đó là các chư thiên, chư thần hòa nhạc trời dâng hương,dâng hoa lên cúng dâng mười phương chu phật là huyền ảo kỳ diệu như trong kinh phật dạy. Bên cạnh đó chúng ta nhìn lên trên những lá đề đỡ nóc thật cúi xuống,gồng lên những cơ bắp cuộn tròn ghé vai vào đỡ lấy đấu và xà gồ trông thật điêu luyện, khỏe khoắn, chỉ có di tích ở chùa Pháp Vân.
Chính điện là cung thờ ba gian, cung đệ nhị hai gian Tiền đường là bảy gian hai dĩ được đại trùng tu xây dựng vào năm Đại Hòa thứ 3 ( 1637) khắc trên bia, bảy gian Tiền đường làm bằng gỗ lim được dựng to cao cân đối với chiều dài,chiều rộng của chùa,các con chồng cồn, bức cốn được chạm trổ hình tứ linh,tứ quý hình rồng, hình phượng đó là Long, Ly, Quy, Phượng trông thật hài hòa sắc sảo.
Trước cửa Tiền đường là sân chùa rộng khoảng 600m, rộng rãi và thoáng mát.Qua sân chùa là Tam quan mới được xây dựng bằng xi măng gạch có đủ ba cửa, về cách ứng xử của con người đi đến giả thoát, ta có thể hiểu nghĩa của nó như sau:
Không quan là cửa nhìn muôn loài vật đều có kiếp sống giả tam,đó là bàn về quy luật vô thường của tạo hóa, vô nghĩa là không hay là sắc sắc không không. Gỉa sử muôn loài muôn vật cùng chung một bản thể,một cội nguồn khởi đầu từ không thường nghĩa là không tồn tại mãi mãi vô thường. Có nghĩa là không có vật gì tồn tại mãi mãi, như thế không tức là sắc, sắc tức là không nói tới bản thể chân như cốt lõi tạo nên muôn loài muôn vật.
Chung quan là lỗi nhìn chân chính nhất, nó không chỉ phụ thuộc vào một vế không hoặc giả.Chung quan là con đường trí tuệ bao gồm sự hiểu thấu về mọi mặt để đến giải thoát. Hay trong đạo Phật cúng ta giải thích Tam quan nghĩa là ba cửa vào,đó là cửa Từ by- Hỉ - Xả. Qua cửa phàm là vào cửa Phật thanh tịnh và giải thoát.
Sau chùa là bảy gian nhà thờ Tổ cũng được làm cùng với chùa,bên đông bảy gian giải vũ,bên tây bảy gian giải vũ ( 1994). Sau nhà thờ Tổ là nhà thờ Mẫu bảy gian được xây dựng vào năm 2001. Tổng thể của ngôi chùa được xây dựng hình dáng trong công ngoại quốc.
Đến chùa chúng ta không thể không ngạc nhiên và khâm phục bởi con mắt tinh tường của người xưa khi xây dựng ở nơi đây một ngôi chùa trên gò đất cao. Trên lưng con rùa, hai bên nước chảy ra sông như là hai con rồng con chầu vào rồng mẹ (hướng rồng chầu hổ phục). Đằng sau gần dân tựa như núi,chùa xây không xa dân mà cũng không gần vì gần thì ồn ào, xa thì thanh tịnh yên tĩnh,tu hành giải thoát đắc đạo. Chùa được xây hướng Đông Nam là một hướng đẹp, hướng Nam có gió lành, mùa hè thì mát, mùa đông thì ấm. Hướng Đông Nam là hướng ánh sáng mặt trời mọc, biểu tượng cho sự sinh sôi phát triển và cũng là hướng tốt cho việc xây dựng chùa. Trước khi dân chúng vào đất phật cần được sửa mình cho tâm thanh, lòng tĩnh nhờ đó trí tuệ mới phát sinh, thấy được chân tâm diện mục đó là Như Lai.
Đi vào tiền đường, gian chính giữa nhìn lên bức hoành phi sơn son thiếp vàng bốn chữ đề : “Từ vân viễn bá”
Hai bên cột lớn treo đôi câu đối:
Từ vân biến phú tam thiên giới
Pháp vũ quân chiêm bách vạn dân
Phía bên phải thờ tượng Đức Chúa Long Thần,phía bên trái thờ tượng Đức Thánh Hiền, vào trong cung nhìn lên trên cao là ba pho Tam Thể, biểu tượng cho quá khứ, hiện tại và trong tương lai.
Phật Adiđà Quan Thế Chí, dưới nữa là Đức Thế Tôn Anacadiếp , xong đến tượng bà Pháp Vân ngồi ngự ngai rồng vàng, hai tay xòe ra – là biểu tượng chắn gió, chỉ địa - biểu tượng té nước làm mưa. Hai bên là mười pho tượng thập diện. Từ trái qua phải nghệ thuật thời Trần toát lên một tinh thần nhập thế đi vào cuộc sống,đời và đạo hòa nhập. Chùa còn nhiều di tích khác đang trùng tu tôn tạo và xây dựng làm cho di tích ngày càng khang trang, tạo thêm vẻ đẹp cho di tích. Chiều chiều lúc hoàng hôn buông xuống,tiếng chuông chùa ngân nga tạo thêm cảnh sắc quê hương con rồng cháu lạc. Theo tục những năm hạn hán kéo dài, bốn mùa trong toàn xã phải mở cửa chùa làm lễ cầu đảo cầu mưa. Nếu mà không mưa thì lập tức phải hạ Tứ Pháp, rước xuống tổ chức lễ hội cầu mưa ,ít nhất từ ba đến bảy ngày. Sau lễ hội đóng cửa chùa lập tức mưa gió, sấm , chớp ầm ầm, mưa thuận gió hòa phong đăng hòa cốc.
Xã Lạc Hồng huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên vốn có truyền thống lâu đời tôn thờ phật pháp và duy trì thuần phong mĩ tục, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa của địa phương.Chùa thờ Pháp Vân trải qua bao thăng trầm lịch sử chiến tranh, thời tiết, vẫn được các đời sư trụ trì trông nom tôn tạo như:
+ Hòa thượng Thích Thông Tuệ( Hiệu Minh Minh)
+ Hòa thượng Thích Thanh Hiền ( Hiệu Chân Tịch)
+ Hòa thượng Thích Thanh Giác ( Hiệu Liên Trì)
+ Hòa thượng Hoàng Văn Chè ( Hiệu Thanh Giác)
+ Ni sư Thích Đàm Thông ( Hiệu Hải Triều)
và các vị sư kế tiếp đã có công tôn tạo, xây dựng, sửa chữa trùng tu từ thời chống thực dân Pháp 1945 đến nay.
3. Hình thức lễ hội cầu mưa xã Lạc Hồng.
3.1. Công tác chuẩn bị cho lễ hội
*Lễ mở cửa chùa
Khi trời hạn hán lâu ngày không mưa,chức sắc địa phương họp bàn với dân và thỉnh giấy lên quan trên cho phép được làm lễ cầu mưa.khi quan trên sắc giấy cho phép,các chức sắc địa phương chọn ngày giờ tốt tiến hành làm lễ mở cửa chùa. Lễ mở cửa chùa liên tục trong 3 ngày,sau đó đóng cửa 3 ngày, làm 3 lần như vậy tổng cộng là 18 ngày. Trong các ngày diễn ra lễ mở cửa chùa, ngoài cúng lễ theo nghi thức phật giáo do các nhà sư và các chức sắc trong làng đảm nhận,các già,vãi thì tụng kinh,kể kệ hạnh.Nội dung các câu kệ kể về sự tích tứ pháp, và cầu mưa cho mưa thuận gió hòa. Sau khi làm lễ mở cửa chùa nếu trời không mưa mới tiến hành làm lễ rước cầu mưa.
*Chuẩn bị làm lễ rước cầu mưa
Việc chuẩn bị lễ rước được giao cho chức sắc và nhân dân các làng trong Tổng. Việc chọn người tham gia lễ hội do hội đồng hương hội, chức dịch trong làng quyết định.Các ban phục vụ lễ hội cũng được thành lập: ban cấp dưỡng lo việc sắm lễ, ăn uống; ban thư ký lo đọc hương ước, thần phả; Ban công chính lo việc kinh phí cho lễ hỗi; ban nhiêu mặc lo việc trang phục cờ xí; việc tế lễ do chức sắc và nhà sư đảm nhận. Ngoài ra ban tổ chức lễ hội còn phải chuẩn bị tập dượt cho các đội rước kiệu, phường kèn trống,chuẩn bị sân để đánh trăng. Trong các ngày diễn ra lễ hội, toàn dân phải ăn chay.Riêng Thôn Yên Lạc (trước năm 1945 thuộc Tổng Thái Lạc, nay thuộc Xã Trưng Trắc) phải dựng 3 gian nhà tre lợp rạ trước cửa chùa Pháp Điện.
*Chuẩn bị nhân lực ,vật lực phục vụ lễ rước
Thôn Nhạc Miếu
Vật dụng
+ Ngai rồng: 1 bộ
+ Hương án: 1 bộ
+ Kiệu: 1 bộ
+ Trống cái: 1 cái
+ Trống khẩu: 2 cái
+ Trống phường: 2 cái
+ Lọng vàng: 2 cái
+ Quạt vả: 2 cái
+ Tàn: 1 cái
+ Tán: 1 cái
+ Cờ ngũ sắc: 5 cái
+ Cờ reo: 2 cái
+ Khố: 12 cái
Ngoài ra còn vải xanh vải đỏ,hương nến,hoa quả…
Nhân lực
+ Cầm cờ ngũ phương: 5 người
+ Cầm cờ tàn: 1 người
+ Khiêng trống cái: 2 người
+ Đánh trống cái: 1 người
+ Đánh trống phường: 2 người
+ Đánh trống khẩu: 2 người
+ Phường bát âm:8 người
+ Sư: 1 người
+ Trai rước hương án: 4 người
+ Cầm quạt vả: 2 người
+ Trai rước kiệu: 8 người
+ Cầm lọng xoay: 1 người
+ Cờ reo: 2 người
+ Phục vụ rước: 8 người
Ngoài ra là các già,vãi và dân trong làng.
Thôn Hồng Cầu
- Vật dụng
+ Ngai:1 bộ
+ Hương án: 1 bộ
+ Bệ tượng: 1 bộ
+ Quạt cò: 1
+ Quạt vả: 2
+ Lọng:1
+ Cờ ngũ phương: 1 bộ
+ Cờ đại: 1
+ Trống đại: 1
+ Trống khẩu: 4
+ Khố: 12
+ Trống phường: 3
+ Thanh la: 1
Ngoài ra còn vải đỏ xanh,hương nến hoa quả…..
- Nhân lực
+ Giai khố: 12 người
+ Phụ rước: 4 người
+ Cầm quạt,lọng: 4 người
+ Đánh trống,thanh la: 8 người
+ Chỉ đạo: 6 người
Ngoài ra là các già,vãi và dân trong làng…….
Thôn Thái Lạc ( thôn QuangTrung )
- Vật dụng
+ Hương án: 1 bộ
+ Ngai: 1 bộ
+ Rồng đất : 1
+ Cờ bao phong: 1c ái
+ Bát bửu: 1 bộ
+ Bát âm: 1 bộ
+ Trống con : 1 bộ
+ Trống cái : 1
+ Cờ ngũ hành : 5
+ Quạt vả : 2
+ Lọng : 2
Ngoài ra cón vải đỏ,xanh,hương nến,hoa quả….
- Nhân lực
+ Rước rồng: 8 người
+ Rước cờ: 5 người
+ Khiêng trống cá : 2 người
+ Đại lược (đánh trống): 1 người
+ Trống con: 5 người
+ Bát âm: 8 người
+ Bát bửu: 8 người
+ Trống khẩu: 1 người
+ Khiêng hương án: 8 người
+ Khiêng ngai: 8 người
+ Quạt vả : 2 người
+ Cầm lọng: 2 người
+ Cờ bao phong: 1 người
Ngoài ra là các già ,vãi và dân trong làng
Thôn Phạm Thái
- Vật dụng
+ Ngai: 1 bộ
+ Hương án: 1 bộ
+ Trống khẩu: 1
+ Cờ ngũ hành: 5
+ Lọng: 1
+ Quạt vả: 3
+ Khố: 20
- Nhân lực
+ Rước ngai: 8 người
+ Khiêng nhang án: 4 người
+ Đại lược (đánh trống): 1 người
+ Trống khẩu: 1 người
+ Cầm cờ ngũ hành: 5 người
+ Cầm quạt vả: 3 người
+ Lọng: 1 người
Ngoài ra là các già,vãi và dân trong làng….
*Tiêu chuẩn chọn lựa và trang phục cho lễ hội
- Giai kiệu(hay còn gọi là phù giá): Những người được chọn để rước kiệu và nhang án là những chàng trai khỏe mạnh ở trong làng. Nếu làng nào có nhiều phe giáp thì số giai kiệu được phân đều cho mỗi phe giáp. Ngoài việc tham gia rước kiệu, các giai kiệu còn tham gia đánh Trăng (đánh Giăng). Các giai kiệu mặc trang phục khá cầu kỳ:
“…..Khố điều được ghép bằng thừng
Ngoài thì vải trắng,giữa chừng chăng kim
Hạt bột thì nát như in
Lại thêm gối quạ đóng lên làm cầu
Khuyên vàng,cúc bạc đính sau
Vai đeo chằng mạng ra điều lẳng lơ
Đầu quấn nhiễu đỏ phất phơ…..”
- Những người chắp sự giai cờ, giai trống, giai chiêng: là những giai trong giáp cử ra.Trang phục áo đỏ, quần trắng, thắt lưng xanh , đầu chít khăn nhiễu đỏ hoặc mặc áo the khăn xếp.
- Đại lược ( người đánh trống cái) : Là người giàu có trong làng, tuổi trên 50, có chức sắc và uy tín. Trang phục áo dài quần đen, quần trắng, đầu đội khăn đỏ, đi chân trần, có lọng che do gia đình sắm.
-Trống phường: Người trong các giáp cử ra, tuổi từ 18 – 25 (còn gọi là giai đốt), là những con nhà nghèo.Trang phục đầu khăn đỏ, thắt lưng xanh hoặc quần áo bình thường.
- Cờ reo: là những người từ 40 tuổi trở lên, khỏe mạnh. Trang phục áo dài đen,quần trắng thắt lưng xanh, đầu đội khăn đỏ,
-Trống khẩu: Là những người 40 tuổi trở lên khỏe mạnh.Trang phục áo dài đen, quần trắng, thắt lưng xanh, đầu đội khăn đỏ chân trần.
Sau khi các công việc chuẩn bị, tiến hành làm lễ hạ bà ở tất cả 4 chùa. Các chức sắc trong làng cùng nhà sư làm lễ cúng tế, sau đó làm lễ mộc dục, bao sái tượng, đồ hờ tự và hạ tượng xuống phía dưới tam bảo đặt trên bệ tượng.
2.3.2 Nghi lễ chính thức làm lễ rước cầu mưa
* Rước bà Pháp Lôi từ chùa Nhạc Miếu sang chùa Hồng Cầu
Đám rước bắt đầu từ chùa Pháp Lôi thuộc thôn Nhạc Miếu ,các giai kiệu của hai giáp Đoài và giáp Bắc( thời kỳ trước năm 1945 Xã Nhạc Miếu gồm hai thôn là Cự Miếu và Hồng Cầu. Thôn Cự Miếu sau này đổi thành Nhạc Miếu) tập chung tại đình(đình chung của hai thôn Hồng Cầu và Cự Miếu), khi nghe hiệu lệnh thì cùng nhau tiến hành về chùa làm lễ phật, sau đó mỗi giáp một bên kiệu cùng rước tượng bà Pháp Lôi lên( có 8 người phụ trợ rước đứng hai bên). Từ cửa chùa ra đến đường lớn khoảng 300m giai kiệu của hai giáp phải giành giật nhau( nhưng không được làm đổ kiệu), giáp nào đứng vững không bị lệch hướng là thắng cuộc và năm đó giáp ấy được cấy ruộng làng.
Đi đầu đoàn rước là đội dẹp đường( trong quá trình rước,do người dự hội đông, chật bãi chật đường,nên phải có một đội dẹp đường cho đoàn rước và lấy đất mở hội - thực ra là thôn Nhạc Miếu phải chọn ra 4 thanh niên khỏe mạnh đi thành đoàn, 2 người cầm gậy tre cuốn giấy xanh đỏ, 2 người cầm doi mây đi trước để dẹp đường) tiếp là người cầm cờ lệnh, hương án, kiệu, ngoài ra còn giai cờ , giai trống, giai chiêng và những người cầm tàn quạt. Trong quá trình rước, kiệu bà pháp lôi luôn luôn phải chạy. Khi chạy thì kêu Huế…Huế…Huế….; mỗi khi có cờ hiệu và trống lệnh tất cả mọi người đề đồng thanh ca câu:
“ Một vui vẻ ơi già
Hai vui vẻ ơi già
Ba vui vẻ ơi già..”
Đoàn rước kiệu đi đến chùa bà Pháp Vũ( thôn Hồng Cầu), lúc này đoàn kiệu rước bà Pháp Vũ cũng chuẩn bị xong nhưng chưa ra khỏi chùa, kiệu bà Pháp Lôi phải lùi lại để chờ kiệu bà Pháp Vũ ra sau đó làm lễ chào nhau và cùng rước xuống chùa Pháp Vân.
*Rước bà Pháp Lôi, Pháp Vũ từ chùa Hồng Cầu xuống chùa Pháp Vân.
Hai bà xuống chơi chùa vân
Cơn mưa cơn gió xoay vần
Để cho thiên hạ dễ làm ăn…
Tất cả mọi người đều đồng thanh: vui vẻ ơi già….
Khi đi qua khu vực vườn hoa( nay là khu trường tiểu học), kiệu bà Pháp Vũ rẽ vào hái hoa, kiệu bà Pháp Lôi chạy thẳng xuống chùa Pháp Vân vượt qua tường vào trong chùa ( tường ở đây chỉ mang tính tượng trưng, được đắp bằng đất trước cửa chùa cao khoảng 1 m phủ cỏ lên trên,nhằm diễn lại sự tích khi mua cành dâu). Khi không thấy kiệu bà Pháp Vũ đâu thì lùi lại chờ kiệu bà Pháp Vũ tới. Hai kiệu vào đến sân chùa thì cũng bắt đầu rước kiệu Pháp Vân ra cửa. Ba bà ra làm lễ chào nhau,kiệu Pháp Vũ chào chị trước,kiệu Pháp Lôi chào sau,cuối cùng là kiệu bà Pháp Vân chào lại. Sau khi làm lễ chào, kiệu bà Pháp Vân lùi vào trong gian giữa chùa,kiệu Pháp Vũ ở gian phía Đông, kiệu Pháp Lôi ở gian bên Tây. Khi ba bà đã yên vị, thì thay đổi câu reo:
‘Ba bà ngự ba ngai rồng
Cơn mưa cơn gió đầy đồng
Để cho thiên hạ dễ làm ăn
Ta cùng vui vẻ ơi già’
Ba bà công đồng ngự yên vị tại chùa Pháp Vân 2 đêm 1 ngày, thời gian này các cụ lão bà địa phương tụng kinh kệ và làm lễ bái.
*Rước ba bà từ chùa Pháp Vân xuống chùa Pháp Điện
Lễ rước rồng lấy nước
Trước khi ba bà ( Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi) xuống chùa Pháp Điện , nhân dân Thái Lạc phải làm lễ rước rồng lất nước ở sông Xuân Cầu.Bệ rồng được làm bằng tre,mặt bệ được ghép liền kích thước vuông khoảng 1,2m; 4 chân tre để đòn cao khoảng 1,2m. Trên mặt bệ được đắp 9 con rồng ( hai rồng to và hai rồng nhỏ) chầu vào 1 bát hương. Chất liệu rồng được đắp bằng bùn rơm và phải do người hiểu biết, khéo tay làm.
Những người tham gia lễ rước rồng phải tập trung tại chùa Pháp Vân từ sáng sớm gồm :
+ 4 trai kiệu rước rồng, trang phục khăn đỏ thắt lưng xanh.
+ 4 trai vác gầu múc nước, trang phục áo trắng chân quấn xà cạp.
(gầu được làm bằng bẹ mo cau già, có cán tre dài khoảng 2,5m)
+ 4 trai rước kiệu long đình,trang phục khăn đỏ thắt lưng xanh.
+ 5 em thiếu niên phục vụ trống rước rồng.
+ 5 người cầm cờ ngũ phương, trang phục khăn đỏ thắt lưng xanh.
Sau khi làm lễ tại chùa Pháp Vân, đoàn rước kiệu khởi hành rước rồng đi qua thôn Yên Lạc đi đến Sông Cầu đoạn gần thôn Triều Đông làm lễ lấy nước rước về. Trên đường đi gặp những chỗ có nước các trai cầm gầu múc nước vẩy lên làm phép. Khi rước nước về đến chùa Pháp Vân là lễ xong, lễ rước ba bà xuống chùa Pháp Điện được tiến hành.
*Lễ rước ba bà xuống cửa chùa Pháp Điện
Kiệu bà Pháp Vân rước ra trước, sau đó kiệu bà Pháp Vũ và Pháp Lôi. Trong quá trình rước nước, dưới sự điều khiển của hai người cầm cờ lệnh, đoàn rước reo :
‘Ba bà xuống chơi chùa Tông
Cơn mưa cơn gió đầy đồng
Để cho thiên hạ dễ làm ăn
Vui vẻ ơi già !
và :
‘Bà ba xuống ngự chùa Tông (Chùa Pháp Điện)
Bốn bà công đồng để rồng lấy nước trời mưa
Chảy tràn đồng Chưa,chảy xuống đồng Chuối
Xối xuống đồng Văn
Để cho thiên hạ dễ làm ăn
Ta cùng vui vẻ ơi già.’
Đoàn rước kiệu rước đến khu vực gần đường 5 hiện nay, kiệu bà Pháp Lôi chạy tắt qua khu vực đồng Văn tiến vào chùa Pháp Điện, đứng chờ 2 kiệu sau. Khi các kiệu đủ, chị em làm lễ vọng chào. Bà pháp điện không ra khỏi chùa mà chỉ được rước từ bệ thờ ra cửa rồi lui lại (vì nhân dân quan niệm rằng: nếu bà nhìn vào làng nào làng ấy sẽ có hỏa hoạn). Ba chị tới thăm phải ngự ở ngoài chùa vọng vào.( thôn Yên Lạc trước năm 1945 thuộc Tổng Thái Lạc, nay thuộc xã Trưng Trắc phải dựng ba gian nhà tre lợp rạ trước cửa chùa pháp điện để khi bà bà rước đến ngự. Khi ba bà ngự xong, sang chùa Ôn Xá thì nhân dân dự hội nhảy vào cướp các vận dụng làm nhà mang về và coi đó là điều may mắn). Sau 2 đêm 1 ngày đoàn rước ba bà tiếp tục hành trình sang chùa Ôn Xá ( thuộc xã Đình Dù).
*Rước ba bà từ chùa Pháp Điện đến chùa Ôn Xá
Theo sự tích truyền lại, người ta đã thuê 2 ông Đào Khảm và Đào Lượng tạc 4 cành dâu mua được thành 4 pho tượng làm mẫu,sau này căn cứ vào mẫu tượng đó mà tạc ra Tứ pháp ( hiên nay các tượng mẫu đó vẫn được thờ cùng tượng Tứ Pháp). Đó vào các năm 168-169 sau công nguyên.Ban ngày 2 ông tạc tượng ở chùa Thái Lạc, đêm về ngủ tại chùa Ôn Xá( hay còn gọi là chùa Un, thuộc xã Ôn Xá, Đình Dù). Cho nên tiến trình hội có phần rước các bà sang thăm chùa Ôn Xá và bao giờ cũng ngự tại chùa Un trong 2 đêm 1 ngày. Trong quá trình rước câu reo:
“ Ba bà đi ngự chùa Un
Cơn mưa cơn gió ùn ùn
Để cho thiên hạ dễ làm ăn
Ta cùng vui vẻ ơi già ”
Trong thời gian ngự tại chùa Un, ngoài việc tế lễ,tại cửa chùa,trên một khoảng đất rộng diễn ra trò đánh Trăng(đánh Giăng). Cũng từ thời điểm này các làng Thị Chung, Mão Thọ, Đình Dù phải tổ chức rước bà Pháp Vân và Pháp Vũ, làng Đồng Nghệ và Xuân Lôi tổ chức rước bà Pháp Lôi. Các trai kiệu của các làng Nhạc Miếu, Hồng Cầu, Thái Lạc đi cùng đoàn rước để đánh Giăng.
*Rước ba bà từ chùa Ôn Xá đi tuần nhiễu quanh Tổng.
Dời chùa Un, ba bà được rước đi tuần nhiễu quanh Tổng, qua các làng như Xuân Lôi, Ngải Dương, Thanh Đặng, Hoằng Nha,…( Đường tuần nhiễu nay còn dấu tích ở nhiều đoạn) đoàn rước có sự tham gia của đại diện các làng trong Tổng Thái Lạc. Dọc đường tuần nhiễu khi đi qua các cửa đình,chùa của các làng đoàn rước phải dừng lại để các bà bái vọng thành hoàng làng, cũng là để vị tiên chỉ của làng đó ra lễ Tứ Pháp. Khi đi qua làng Thanh Đặng, Hoằng Nha, nhân dân ở đó kê bày nhang án ở ngang đường để làm lễ Tứ Pháp.Tại khu vực Quán Chuột,bãi Đống Vông đều tổ chức đáng Giăng. Trên đường trở về khi có cờ hiệu và trống lệnh mọi người đồng thanh reo:
“Ba bà về ngự ba tòa
Cơn mưa cơn gió thuận hòa
Để cho thiên hạ dễ làm ăn
Ta cùng vui vẻ ơi già.. !’
Đoàn rước về đến khu Cửa Quê, Ba bà làm lễ chào nhau rồi rước trở về các chùa. Kiệu rước bà Pháp Lôi chào hai chị trước, sau là kiệu bà Pháp Vũ chào bà Pháp Vân, cuối cùng là bà Pháp Vân chào hai em. Chào xong, các kiệu rước các bà về hoàn cung, trên đường đi các kiệu phải quay lưng đi trước để khi vào chùa không phải quay mặt tượng. Khi các bà về hoàn cung,lúc đó hội cũng coi như kết thúc. Ngày hôm sau, các chùa làm lễ kê chân nhang và yên vị Tứ Pháp.
Ngoài các hoạt động chính của lễ hội, thì trong thời gian diễn ra lễ hội,các gia đình ở trong tổng Thái Lạc đều săm sửa lễ vật ra chùa lễ phật ( lễ vật thường là hương hoa, oản quả) làm cơm ở nhà để thiết đãi bà con và bạn bè xa gần về dự hội. Vì thế, trong suốt thời gian những ngày diễn ra lễ hội, cả vùng thuộc Tổng Thái Lạc đề tưng bừng nhộn nhịp.
2.3 Ý nghĩa.
2.3.1 Ý nghĩa tâm linh của lễ hội cầu mưa
Lễ hội cầu mưa đã trở thành ngày lễ hội mang nhiều giá trị tâm linh đối với người dân xã Lạc Hồng. Nhất là đối với người Phật tử, Lễ hội cầu mưa là dịp để mọi người con Phật hướng tâm tu tập, trên nhờ ân đức chư Phật mười phương gia hộ, thánh thần độ trì, kế đến là tổ tiên ông bà che chở. Người phụ nữ Việt Nam, người có công tái tạo một tôn giáo lớn trong những cơ thể mới mang đậm tính bản địa, rất thiêng liêng, huyền bí mà rất gần gũi với cuộc sống đời thường của người dân, được tôn làm Mẹ Phật. Đó là sự tôn vinh đối với người có công tái tạo sinh thành một hình thức tôn giáo mới, tôn giáo của người dân cầu mong mưa thuận gió hòa, phong đăng hòa cốc, tôn giáo của sự phát hiện ra sự tương tác mật thiết giữa sự huyền bí của vũ trụ với cuộc sống đời thường. Đó là triết lý sâu xa của tín ngưỡng thờ Tứ Pháp trong đời sống tâm linh của người dân Việt. Nhưng quan trọng hơn hết là mỗi người phải biết nhớ ơn, đền ơn, kết nối truyền thông gia đình trong ý nghĩa “Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng/Nghĩa sinh thành muôn kiếp khó đáp đền”. Khi đạo Phật vào nước ta, thì giá trị tự thân tu tập, tự thân kết nối yêu thương trong các mối quan hệ giữa các cá nhân hiện hữu với gia đình, cộng đồng xã hội, thế giới tự nhiên trong triết lý Duyên khởi - triết lý biện chứng giải thoát khổ đau đã nâng lên một cái “tâm” và một “tầm” mới. Nó nhanh chóng lan tỏa ra khỏi từng mái ấm gia đình để từng gia đình đều được kết nối truyền thông trong một đại gia đình chung: “Mỗi người mỗi nước, mỗi non/Khi vào cửa Phật, chung con một nhà”. Tại đây, ngôi chùa trở thành nơi hội tụ của muôn ngàn người cùng chung dòng máu đỏ, chung một mái ấm tình thương, chung một ý niệm đồng bào, bà con quyến thuộc trong dòng sống tương tục luân hồi tiếp diễn, để khấn nguyện, để mong sao khát vọng hạnh phúc hóa thành sự thật ngay giữa cõi đời dưới sự chứng minh của chư Phật mười phương, chín phương trời, chư Thánh thần, Hoàng thiên Hậu thổ, Bản cảnh Thành hoàng, Bản xứ thổ địa, Bản gia táo quân, Tôn thần, tổ tiên ông bà. Khi con người thực thi được như thế, tức là mỗi cá nhân đã thực sự hiểu rõ và sống theo đạo lý Duyên khởi, cội nguồn đạo hiếu, tri ân và biết ân thì họ đang an trú trong thế giới an lạc, hạnh phúc. Bởi vì Phật từng dạy “Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp, Ai thấy Pháp thì sẽ chứng ngộ Niết bàn”.
Do đó, nhu cầu tổ chức lễ hội cầu mưa của Phật giáo là quy luật tất yếu. Một mặt nó đáp ứng và giúp cho mọi người khi nhìn thấy sự tôn vinh hình ảnh Phật Mẫu mà phát nguyện tự tìm thấy Đức Phật của mình trong chính bản thân mình; mặt khác từ đây sẽ kết nối liên thông giữa mọi tầng lớp trong xã hội, hãy đến với nhau bằng tinh thần từ bi, trí tuệ, vô ngã, vị tha theo thông điệp "Dù ai buôn bán ở đâu/Tháng Tư ngày tám rủ nhau hội chùa”.
Biểu thị cho sự thẩm thấu đạo lý tình người với khát vọng vươn tới tự do, tự tại chung sống trong sự hòa bình an lạc là dâng tấm lòng thành đối với chư Phật mười phương trong lễ nghi là sự dâng cúng hương hoa tinh khiết trời đất, hương trầm nghi ngút lan tỏa muôn phương; là trầu cau hiến cúng các Thánh thần chiếu diệu khắp thiên đường và địa giới; là xôi gạo mới tinh ngon cáo bạch ông bà tổ tiên… Tất cả để minh chứng cho tấm lòng tri ân và biết ơn đối với công đức của chư Phật, Thánh thần, tổ tiên đã dành cho họ. Đây cũng chính là cội rễ của các giá trị tâm linh mà con người đã suốt đời trải nghiệm trong dòng sống tương tục này, đúng như lời khẩn nguyện của mỗi người trong Văn khấn.
Thực tế, cuộc sống thì vận động không ngừng, con người đến với nhau không chỉ chung lòng hòa thuận, hiếu thảo với nhau trong lao động, trong đối nhân xử thế, trong ý nghĩa tu thân, tề gia, bình thiên hạ, giải thoát khổ đau cho chính mình mà còn có trách nhiệm giáo dục con cái, thế hệ nối tiếp phải biết hướng nghĩ đạo lý tình người - cơ sở thực thi giải thoát khổ đau hệ lụy ở cõi đời này. Nó cũng được xuất phát từ lòng biết ơn và tri ân chư Phật, Thánh hiền, ông bà tổ tiên và mọi chúng sinh hiện hữu khắp pháp giới. Do đó, thông qua lễ hội cầu mưa, mỗi người tự nguyện hứa với lòng mình, tự nguyện thực thi hạnh nguyện sống theo nếp sống hướng thiện cao quý, mong sao được thành tựu trước sự chứng minh của chư Phật, Thánh thần, tổ tiên trong không khí trang nghiêm của mái chùa quê hương thân thương: “Nay nhân mùa gặt hái/Gánh nếp tẻ đầu mùa/Nghĩ đến ơn xưa/Cày bừa vun xới/Sửa nồi cơm mới/Kính cẩn dâng lên/ Thường tiên nếm trước/Mong nhờ tổ phước/Hỏa cốc phong đăng/Thóc lúa thêm tăng/Hoa màu tươi mới/Làm ăn tiến tới/Con cháu được nhờ”.
Trong ý nghĩa thiêng liêng, ngập tràn khát vọng sống và đầy lòng tự tín được truyền thông kết nối giữa các thế hệ, ngày nay lễ hội cầu mưa lại càng tôn vinh thêm các giá trị tinh thần văn hóa cội nguồn dân tộc, nhất là văn hóa - triết lý sống Duyên khởi của đạo Phật. Một trong những biểu hiện triết lý sống này là thực thi lòng biết ơn và tri ân tất cả. Dịp này là dịp cha mẹ ông bà thiết lập và dạy bảo con cháu sống theo tinh thần suy nghiệm về cội nguồn, biết sống theo tinh thần giải thoát khổ đau, hệ lụy với những cám dỗ cuộc đời. Từ đó con cháu - mỗi người biết tiếp nhận nguồn sống vô biên mà khi được mở mắt chào đời đã được trao cho cái gia tài đầu tiên của con người là “Tình người”. Đây chính là hành trang để mỗi cá nhân hiện hữu cất bước chân vào đời mà để sống, để tạo phúc lành cho nhau, cùng nhau hưởng hương thơm quả ngọt đất trời… mà trên hết là được an trú trong miền đất an lạc - hạnh phúc Niết bàn ngay trong cõi trần này.
2.3.2 Ý nghĩa đối với đời sống nhân dân của lễ hội cầu mưa
Cũng giống như các lễ hội của cư dân nông nghiệp, lễ hội cầu mưa không vượt ra ngoài hằng số của lịch sử văn hoá cổ truyền là nông nghiệp - nông thôn - nông dân. Đó là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng gắn liền với đời sống tinh thần của người làm nông nghiệp nên lễ hội cầu mưa là lễ hội của nền văn minh nông nghiệp, của những lễ nghi và tín ngưỡng nông nghiệp. Lễ hội cầu mưa được bắt nguồn từ nông nghiệp và phục vụ mục đích nông nghiệp nên trong tâm thức của người nông dân mở hội cũng là một công việc cần thiết và quan trọng như bất kỳ khâu sản xuất nào trong quá trình làm ăn. Các nghi lễ diễn ra ở thời điểm đầu mùa với mong muốn cầu mong tổ tiên và các lực lượng siêu nhiên trợ giúp cho mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hòa, âm dương tương hợp. Nhân dân tin tưởng vào hệ thống tứ pháp, không chỉ có thể phù hộ cho họ trong sản xuất nông nghiệp mà còn có thể giúp họ vượt qua những khó khăn đa dạng hơn, phức tạp hơn của đời sống.
Tiểu kết
Lễ hội cầu mưa ở xã Lạc Hồng đã cho thấy được ý thức về việc lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại luôn được bảo tồn và phát huy . Điều này cho thấy, về bản chất, lễ hội cầu mưa truyền thống của người dân xã Lạc Hồng mang ý nghĩa cầu mùa.. Việc rước tượng Tứ Pháp qua bốn ngôi chùa hàng tổng là: chùa Pháp Lôi, chùa Pháp Vân, chùa Pháp Vũ, chùa Pháp Điện để cầu mưa, phục vụ sản xuất là nghi thức quen thuộc mà trước Cách mạng tháng 8, do tính chất di chuyển gần gũi bằng đường sông, các làng vẫn thường làm. Sự cầu mong điều hoà nguồn nước bằng việc cầu mưa không thể mang ý nghĩa khác với mục đích cầu mong cho con người và vạn vật sinh sôi.
CHƯƠNG III.
Một số bất cập của lễ hội cầu mưa ở xã Lạc Hồng và những biện pháp khắc phục.
3.1. Những bất cập và khó khăn còn tồn đọng của lễ hội
Thứ nhất, là vấn đề nhận thức và văn hoá ứng xử đối với lễ hội cầu mưa. Đây là thách thức cơ bản nhất. Hiện nay, công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho quần chúng nhân dân hiểu rõ giá trị truyền thống trong gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong lễ hội cầu mưa còn nhiều hạn chế, dẫn tới sự thiếu trách nhiệm và ý thức của một bộ phận người dân khi tham gia và phục vụ lễ hội, nhất là trong thực hiện nếp sống văn minh, giao tiếp ứng xử, vệ sinh môi trường.
Tính tôn nghiêm và những nét đẹp văn hoá, những giá trị, bản sắc của lễ hội cầu mưa truyền thống đang bị giảm sút và có nguy cơ bị xói mòn, do các tệ nạn lôi kéo khách hành hương tham gia trò chơi cá cược, cờ bạc, bói toán, móc túi, tình trạng vi phạm trật tự và an ninh xã hội vẫn tiếp diễn. Hiện tượng văn hóa thiếu lành mạnh, dịch vụ khấn thuê, rút thẻ, bán ấn, bán sách tướng số, tử vi, bán hàng rong, tranh giành thu tiền bán vé dịch vụ xuất hiện tại khu vực tổ chức lễ hội. Nhiều du khách còn có những biểu hiện lệch lạc, thiếu hiểu biết như: vẽ lên mặt trống đồng, nhét tiền vào tay tượng Phật. Một hiện tượng khá phổ biến ở lễ hội cầu mưa là xả rác tùy tiện, bẻ cành cây lộc, thắp hương đốt vàng mã quá nhiều, bất chấp quy định của ban tổ chức lễ hội.
Thứ hai, sự quá tải về số lượng khách tham gia lễ hội dẫn đến tình trạng lộn xộn, ùn tắc giao thông, mất an ninh trật tự, tuỳ tiện nâng giá dịch vụ, thiếu nước sạch và không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm của các quán hàng, tạo những hình ảnh phản cảm, làm giảm ý nghĩa của các lễ hội truyền thống. Lễ hội cầu mưa mang tính cộng đồng diễn ra trong nhiều ngày, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, sinh hoạt cộng đồng. Trong những năm gần đây, việc lễ hội kéo dài cũng tác động đến việc đảm bảo an ninh- trật tự xã hội trên địa bàn. Bên cạnh đó, do lễ hội kéo dài, thực phẩm ôi thiu do để lâu ngày không đảm bảo vệ sinh cũng tác động không nhỏ đến sức khỏe của cộng đồng, tác động xấu đến môi trường.
Thứ ba, là vấn đề bảo tồn và phát triển. Ở xã Lạc Hồng, việc bảo tồn lễ hội truyền thống còn mang tính tự phát và phụ thuộc vào nguồn kinh phí của tỉnh cấp xuống. Mặt khác, các nhà quản lý chưa nghiên cứu một cách sâu sắc và hệ thống những lý luận và kinh nghiệm về bảo tồn lễ hội truyền thống. Vì thế, chưa đưa ra những chính sách phù hợp và kịp thời, nhiều quyết định quản lý trong lĩnh vực này còn mang tính chủ quan, duy ý chí.
Thứ tư, sự chuyển đổi cơ cấu xã hội cùng với những thay đổi điều kiện kinh tế - xã hội trong quá trình toàn cầu hóa tạo ra nhiều cơ hội mở rộng giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng trong và ngoài xã. Đồng thời cũng làm nảy sinh những mối đe dọa về sự suy thoái, biến dạng các lễ hội truyền thống. Bên cạnh những nghi thức đã định hình, còn có biểu hiện pha tạp, vay mượn hoặc cải biên không hợp lý, phong cách biểu diễn không phù hợp với cộng đồng, gây phản cảm, làm biến dạng nghi thức lễ hội truyền thống. Hiện có xu hướng đua nhau nâng cấp lễ hội bằng cách tùy tiện thêm vào các thành tố xa lạ với lễ hội hay tập quán của cộng đồng, vừa tốn kém, vừa làm giảm giá trị chân thực, trần tục hóa và đơn điệu hóa, thậm chí làm biến dạng lễ hội truyền thống.
Có thể nhận thấy, thách thức trong việc bảo tồn lễ hội cầu mưa truyền thống ở x ã Lạc Hồng do nhiều nguyên nhân, trong đó sự hạn chế và bất cập về tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống là một trong những nguyên nhân cơ bản.
Việc ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lĩnh vực văn hóa nói chung, lễ hội truyền thống nói riêng còn chậm; việc điều chỉnh và bổ sung các văn bản quản lý chưa phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, gây cản trở việc đưa luật vào cuộc sống. Việc tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống do nhiều chủ thể cùng tham gia như: uỷ ban nhân dân xã (phường), ban quản lý di tích, nhà chùa, nhà đền, công ty khai thác dịch vụ; việc phân cấp tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống ở địa phương cũng khác nhau và không thống nhất. Cán bộ quản lý còn hạn chế trong chỉ đạo, hướng dẫn, thiếu hiểu biết và kinh nghiệm, dẫn tới sự lúng túng trong tổ chức và điều hành hoạt động lễ hội truyền thống. Quản lý, sử dụng kinh phí tổ chức lễ hội truyền thống và các nguồn thu từ công đức, dịch vụ không hiệu quả, chưa minh bạch, đúng mục đích, lãng phí tiền của Nhà nước và nhân dân.
Một hạn chế nữa là thiếu sự liên kết, phối hợp giữa các địa phương, chưa phát huy vai trò của ngành văn hóa, chưa khai thác hết tiềm năng sáng tạo văn hoá của nhân dân và truyền thống văn hoá dân gian vốn có ở địa phương. Việc tổ chức lễ hội truyền thống thiếu tính phê phán và chọn lọc, chủ đề của mỗi lễ hội truyền thống khác nhau nhưng nội dung các lễ hội chồng chéo, nét độc đáo, đặc trưng riêng chưa rõ ràng; chạy theo hình thức với những chương trình nghệ thuật sân khấu hoá hiện đại, nặng về trình diễn, gây tốn kém cả về nhân lực, kinh phí và thời gian; ở một số địa phương, việc tổ chức lễ hội truyền thống đã thể hiện rõ bệnh ganh đua, phô trương thanh thế dòng họ, làng, xã.
Những thách thức và nguyên nhân nêu trên cho thấy, việc bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị của lễ hội truyền thống ở nước ta đang là một vấn đề có tính cấp bách. Cần có cách thức tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống phù hợp trên cơ sở nghiên cứu điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, đặc điểm văn hoá dân tộc và quá trình xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở xã Lạc Hồng.
3.2.Nguyên nhân của những bất cập và khó khăn còn tồn đọng trong lễ hội.
Bản thân lễ hội cầu mưa luôn luôn có yếu tố tích cực. Những biểu hiện tiêu cực là do người thực hành. Sau một thời gian bẵng đi và tái lập lại lễ hội thì có nhiều khái niệm lệch lạc. Cái lệch lạc thì do cách tổ chức, cũng có cái là do môi trường lễ hội dễ nảy sinh tiêu cực. Chẳng hạn như đi lễ hội thì thờ cúng tín ngưỡng là đúng rồi vì lễ hội là tâm linh, nhưng người ta lại lợi dụng lễ hội để kiếm lợi, buôn thần bán thánh, cúng thuê, lễ thuê...
Còn có một mặt tiêu cực cũng không kém phần tai hại là do cách làm, cách quan niệm lễ hội theo những xu hướng không giữ lại truyền thống đa dạng như ngày xưa. Lễ hội của chúng ta ngày xưa là đa dạng lắm. Còn lễ hội bây giờ có xu hướng đồng loạt, khiến cho một số lễ hội bây giờ nhàm chán, vì nó giống hệt nhau.Lễ hội là thiêng, không phải là đến vui chơi, mà đến để thờ cúng các vị thần linh, rồi có các hoạt động vui chơi tưởng nhớ tới các vị thần đó. Nhưng hiện nay có hiện tượng là trần tục hóa, thương mại hóa các lễ hội.
Những tồn tại bất cập của lễ hội vừa qua, có thể do mấy nguyên nhân như sau. Thứ nhất là sự quá tải về số lượng khách tham gia lễ hội. Vì theo điều kiện lịch sử tự nhiên để lại, khuôn viên của di tích, danh thắng, không gian tổ chức lễ hội có giới hạn nhưng lượng du khách đến tham gia quá lớn, dẫn đến tình trạng quá tải, dẫn đến tình trạng lộn xộn, ùn tắc giao thông, tư thương nâng giá dịch vụ làm phiền long du khách, chính điều đó làm nên hình ảnh phản cảm, làm biến dạng bức tranh đẹp đẽ của lễ hội.
Nguyên nhân nữa là sự mất cân đối giữa nguồn lực đầu tư và hiệu quả tổ chức, ở một số địa phương tổ chức lễ hội bằng ngân sách nhà nước nhưng lễ hội lại thiếu hiệu quả, gây lãng phí tiền của của nhà nước và nhân dân.
Cùng với sự lãng phí đó là sự ganh đua về tổ chức lễ hội, lễ hội kéo dài quá thời gian quy định, thiếu căn cứ khoa học, làm cho nội dung nhiều lễ hội trùng lặp, không thể hiện được bản chất đặc trưng và việc khai thác phát huy các diễn xướng, các trò chơi, các hoạt động thể thao dân gian còn hạn chế.
Bên cạnh nghi thức đã được định hình thì có biểu hiện pha tạp, vay mượn và làm cải biến, biến dạng nghi lễ, lễ thức dân gian và có nguy cơ phai mờ bản sắc lễ hội. Thứ 3 là việc tu bổ di tích và sử dụng nguồn thu công đức ở một số nơi thiếu hiệu quả. Cái này do tác động của mặt trái thị trường đã dẫn đến nhận thức sai lệch .Từ bao đời nay, lễ hội cầu mưa đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, mang tính tâm linh và có ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Nhìn chung, lễ hội cầu mưa đều gắn với các di tích lịch sử văn hóa. Phương thức tổ chức và nội dung các lễ hội có sự kết hợp giữa lễ và hội, đan xen giữa tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thần hoàng làng… Ý nghĩa phần lễ trong các lễ hội cầu mưa không chỉ thuần túy mang yếu tố tín ngưỡng mà còn là hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần mang đậm nét đạo lý, truyền thống tôn kính tổ tiên, “uống nước nhớ nguồn”. Đến lễ hội có đông đảo quần chúng nhân dân, không phân biệt lứa tuổi với tâm nguyện tốt lành và hướng thiện. . Đây cũng là dịp quảng bá cho khách du khách thập phương thấy được những nét sinh họat văn hóa truyền thống đặc sắc cũng như những phong tục, tập quán của vùng.
3.3. Các biện pháp bảo tồn phát huy những giá trị của lễ hội cầu mưa ở xã Lạc Hồng.
Một là, đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông những quy định của pháp luật liên quan đến lễ hội truyền thống. Đổi mới công tác tuyên truyền phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, đặc biệt là phương thức giới thiệu, quảng bá trên hệ thống truyền thanh trong xã và ngoài ã; cần nâng cao nhận thức của mọi người dân về giá trị lịch sử, văn hoá của lễ hội truyền thống trong đời sống văn hoá tinh thần, từ đó có ý thức đề cao việc thực hiện pháp luật và tự giác thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội.
Tạo sự chuyển biến nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể về trách nhiệm quản lý lễ hội truyền thống, đặc biệt là trong tổ chức thực hiện có hiệu quả các chỉ thị của Bộ Chính trị, nghị định và quy chế thực hiện nếp sống văn minh của Chính phủ, quy chế tổ chức lễ hội của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cũng như các văn bản liên quan.
Kịp thời uốn nắn các biểu hiện lệch lạc, làm cho lễ hội truyền thống ngày càng văn minh, thật sự trở thành ngày hội văn hóa của nhân dân, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - văn hóa của địa phương.
Hai là, nhanh chóng nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành theo hướng phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Làm rõ việc phân cấp và quy định trách nhiệm của các cấp trong tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, thường xuyên và đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong quản lý lễ hội. Cơ chế và phương thức quản lý phải phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm lễ hội ở từng địa phương. Bên cạnh đó, bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và điều hành, nhân dân tổ chức thực hiện đúng mục đích và đạt hiệu quả lễ hội truyền thống.
Ba là, quản lý chặt chẽ việc quy hoạch, sắp xếp các hoạt động dịch vụ, vui chơi giải trí hợp lý. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế trong tổ chức lễ hội, tạo điều kiện để nhân dân địa phương tham gia dịch vụ, có thêm thu nhập nhưng vẫn bảo đảm tính văn hoá trong giao tiếp ứng xử, không vì khai thác nguồn lợi kinh tế mà làm sai lệch bản chất và nội dung, đánh mất bản sắc văn hoá và ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội truyền thống.
Bốn là, tăng cường công tác nghiên cứu khoa học về tổ chức, quản lý và bảo tồn lễ hội truyền thống. Thống kê, rà soát, nhận diện và phân loại lễ hội truyền thống hiện có ở Việt Nam, trên cơ sở đó tiến hành quy hoạch nhằm quản lý và có kế hoạch bảo tồn, phục hồi và phát triển. Bảo tồn có chọn lọc các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, coi trọng tính đặc thù, độc đáo của mỗi loại hình lễ hội truyền thống ở địa phương, đồng thời, loại bỏ dần các yếu tố lạc hậu; phục hồi những trò chơi dân gian truyền thống, những lễ hội truyền thống phải dựa trên các tiêu chí khoa học để đảm bảo không làm sai lệch lễ hội. Xây dựng thêm các tiêu chí văn hóa trên nền truyền thống, phù hợp đặc điểm văn hóa dân tộc, xu hướng phát triển và nhịp sống văn hoá của thời đại, làm cho lễ hội thêm sức sống mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.
Năm là, việc tổ chức lễ hội truyền thống phải tiến hành đúng quy định của Nhà nước, ngành và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đồng thời, phát huy vai trò chủ thể, năng lực sáng tạo của nhân dân. Chủ đề của lễ hội phải mang tính tư tưởng sâu sắc, nội dung nghệ thuật phù hợp, cô đọng và súc tích, hình thức thể hiện sinh động, tránh phô trương lãng phí. Kịch bản tổ chức lễ hội phù hợp, định hình các nghi thức lễ và hoạt động hội gắn với chủ đề riêng của lễ hội truyền thống. Các chương trình phục vụ lễ hội phải có sự tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng, có kế hoạch chi tiết, cụ thể. Tổ chức lễ hội trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm, gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc, khuyến khích các trò chơi dân gian truyền thống, tăng cường các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng lành mạnh.
Sáu là, đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động lễ hội truyền thống nhằm tăng cường sự tham gia một cách chủ động, sáng tạo của đông đảo nhân dân theo sự hướng dẫn, quản lý chung của cơ quan chức năng; khai thác những kinh nghiệm, các tập tục cổ truyền tốt đẹp, kiến thức về tổ chức lễ hội còn tiềm ẩn trong dân gian, góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống; huy động nguồn lực của toàn dân và du khách thập phương, góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước.
tiểu kết
Ở xã Lạc Hồng, lễ hội đã trở thành truyền thống và từ lâu là một phần không thể thiếu trong đời sống nhân dân. Lễ hội cầu mưa được nâng cao cũng chứng tỏ cuộc sống vật chất và tinh thần của con người được nâng lên rất nhiều, thể hiện sự phong phú của văn hóa dân tộc. Song trong những ngày không khí lễ hội còn tràn ngập, thì cũng có không ít những điều phiền muộn đã xảy ra. Dư luận đã nhiều lần bức xúc về sự lộn xộn, cảnh chen lấn xô đẩy, xả rác, sự thể hiện tín ngưỡng một cách thái quá... sự thiếu quản lý hoặc biến tướng của lễ hội.
Duy trì, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc là cần thiết, nhưng thiết nghĩ cũng đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận lại một cách nghiêm túc trước một vấn đề có ảnh hưởng sâu rộng tới một tầng lớp nhân dân phật tử và những người tham dự lễ hội. Trước tiên trách nhiệm thuộc về ngành văn hóa, cần có những quy chế cụ thể về lễ hội, mang hàm lượng văn hóa sâu sắc. Còn với người dân, du xuân, trẩy hội phải chuẩn bị cho mình tâm lý người thưởng văn hóa, xem mình như là khách để có ý thức trọng thị, thanh thản và vui vẻ. Để lễ hội văn hóa, cũng rất cần người tham dự có văn hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1.Trần Lâm Biền, 1996, Chùa Việt, NXB VH-TT.
2. Cadìere, Những tín ngưỡng và thực hành tôn giáo của người An Nam, Phạm Thái dịch, Tư liệu chép tay Viện Nghiên cứu văn hoá Dân gian, Kí hiệu D 22).
3. Nguyễn Đăng Duy, 2001, Văn hóa Tâm linh, nxbVH-TT.
4. Nguyễn Duy Hinh, 1999, Tư Tưởng Phật giáo Việt Nam, nxb. KHXH, Hà Nội.
5. Lê Văn Kỳ, 2002, Lễ hội nông nghiệp Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc,.
6. Bùi Hoài Sơn - Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ từ năm 1945 đến nay - Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, 2006.
7. Lê Mạnh Thát, tập 1 (1999) tập 2 (2001) tập 3 (2002), Lịch Sử Phật giáo Việt Nam, , nxb Tp HCM.
8. Chu Quang Trứ, Hệ thống chùa Tứ Pháp - đền thần trong chùa Phật, KTVN số 1/99
9. Sức lan tỏa của lễ hội truyền thống -
10. website cổng thông tin tỉnh Hưng Yên :
11. website:
12. website:
Cổng chùa Pháp Vân
Cổng chùa
Pháp Điện
Pháp Lôi, Pháp Vũ, Pháp Vân, Pháp Điện
Chùm ảnh về lễ hội cầu mưa ở xã Lạc Hồng
Chùm ảnh lễ hội cầu mưa ở
xã Lạc Hồng
Chùm ảnh lễ hội cầu mưa ở xã Lạc Hồng
Chùm ảnh lễ hội cầu mưa ở xã Lạc Hồng
Chùm ảnh lễ hội cầu mưa ở xã Lạc Hồng
Chùm ảnh các trai kiệu chơi trò đánh trăng
Chùm ảnh các trai kiệu chơi trò đánh trăng
Lưu ý:
Chỉnh sửa lại tất cả các lỗi sai về Word: chính tả, cách chấm câu (ko chấm câu sau các tiêu đề), căn lề (đều hai bên), giãn dòng (đều cả văn bản, theo đúng quy định); cỡ chữ; đầu dòng luôn phải Tab để lùi vào một ô, sau dấu chấm và dấu phẩy phải có dấu cách… Nếu ko, em sẽ bị trừ điểm rất nặng về hình thức.
Những phần trích dẫn từ các tài liệu, sách vở: phải đặt trong “…” và chú thích. VD: “………….” [1, 23] tức là: trích từ tài liệu số 1 trong Thư mục tham khảo, trang 23. Nếu không sẽ bị coi là sao chép.
Phụ lục hình ảnh cần căn chỉnh lại cho các bức ảnh đều nhau về kích cỡ, xếp hàng thẳng, ko lộn xộn. Chú thích phải ghi dưới bức ảnh, ghi rõ nguồn: Ảnh tự chụp / Ảnh lấy từ Website: …
Thống nhất lại cách đánh số các đề mục từ đầu đến cuối.
Nói chung, báo cáo còn khá lộn xộn, sai nhiều về trình bày. Về nội dung, chưa có nhiều cái mới. Em cần cố gắng sửa lại cho tốt hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kh.doc