MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài.
1.2 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.
1.3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.
1.4 Mô tả về mẫu.
1.5 Mô tả địa bàn nghiên cứu.
1.6 Phương pháp nghiên cứu.
1.7 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
1.8 Kết cấu đề tài.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu.
1.1.1.Về lĩnh vực môi trường.
1.1.2. Về lĩnh vực thu gom, phân loại và xử lý rác thải.
1.2. Lý thuyết áp dụng.
1.3. Các khái niệm.
1.4 Khung phân tích và giả thuyết.
1.4.1 Mô hình khung phân tích.
1.4.2. Giả thuyết nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của người dân và chính quyền phường Phú Thọ - Thị xã Thủ Dầu Một – Bình Dương.
2.1 Thực trạng việc phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt của người dân phường Phú Thọ.
2.2 Thực trạng việc xử lý rác thải sinh hoạt của người dân và chính quyền phường Phú Thọ.
Chương 3: Nhận thức, thái độ của người dân phường Phú Thọ trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.
3.1 Nhận thức, thái độ của người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.
Chương 4. Vai trò của các cơ quan quản lý trong việc hướng dẫn và quản lý người dân phân loại, thu gom và xử lý rác.
4.1 Tìm hiểu về chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý.
4.2 Các chương trình vận động sự tham gia của người dân.
4.3 Sự tham gia của người dân phường Phú Thọ trong các chương trình, hoạt động bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương.
4.4 Hướng dẫn và giám sát của các cơ quan quản lý.
Chương 5: Giải pháp.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Môi trường luôn đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Nó đảm nhận 3 chức năng chính: Cung cấp tài nguyên, cung cấp không gian sống và là nơi chứa đựng rác thải. Môi trường xanh sạch không chỉ đơn thuần tạo nên vẻ mỹ quan cho xã hội mà còn ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên, trong hoạt động sống thường ngày con người đã thải ra môi trường một khối lượng rác rất lớn và ngày càng nhiều. Điều này đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Theo thống kê mới nhất của Hội thảo xây dựng chiến lược kiểm soát ô nhiễm ở Việt Nam vào tháng 12 năm 2004, trung bình tổng lượng chất thải hàng năm trên 49 ngàn tấn thì trong đó có 55% chất thải công nghiệp, 1% chất thải y tế và 44% chất thải gia cư . Bên cạnh đó, ở Đô thị trong cả nước số chất thải rắn mỗi năm là 9.939.103 tấn rác thải rắn, trong đó có tới 76,31% là chất thải rắn sinh hoạt từ các khu dân cư . Điều này cho thấy, ngoài tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải từ các khu công nghiệp, nhà máy, khu chế xuất thì một vấn đề đáng báo động hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt chưa được phân loại, thu gom và xử lý theo đúng quy định. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư, khu đô thị.
Những năm gần đây, Bình Dương là một trong những tỉnh thuộc khu vực phía Nam đi đầu trong việc phát triển công nghiệp, cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, xu hướng đô thị hóa đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ, tỉ lệ dân cư gia tăng làm tăng lượng rác thải sinh hoạt, tạo khó khăn cho công tác thu gom và xử lý. Theo thống kê của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bình Dương thì : Mỗi ngày trên địa bàn tỉnh có khoảng 800 tấn chất thải các loại, tuy nhiên trong số này thì chỉ có 70% – 75% được thu gom và xử lý, số còn lại thì không thể kiểm soát được. Ở Thị xã Thủ Dầu Một, trung bình mỗi ngày có 20%( khoảng 20 tấn) lượng rác thải chưa được xử lý, thu gom. Tại một số vùng trong tỉnh, do ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, việc phân loại rác chưa được thực hiện và hành vi vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định đã gây rất nhiều khó khăn trong việc thu gom của đội ngũ nhân viên môi trường.
Ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt không phải là một đề tài mới được nêu ra để gây sự chú ý cho xã hội, mà nó đã là một vấn đề rất nghiêm trọng cần được sự quan tâm của cả cộng đồng. Không cần các phương tiện kỹ thuật để đo lường hay các nhà chuyên môn mà ngay cả người dân cũng nhận thấy được tình trạng ô nhiễm đang ngày càng trầm trọng hơn. Chính vì vậy, nhóm chúng tôi chọn đề tài :
“Tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về ô nhiễm môi trường trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt”.
Đề tài tập trung vào “ tìm hiểu về thái độ, nhận thức và hành vi của người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt”, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân, đồng thời, từng bước thay đổi thái độ, hành vi của người dân trong việc thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt hàng ngày góp phần bảo vệ môi trường đất, nước và không khí tại phường Phú Thọ, Thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương. Trên cơ sở nghiên cứu, nhóm tác giả có thể đưa ra một bức tranh chung về nhận thức, thái độ và hành vi của người dân trong vấn đề môi trường.
1.2. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu:
Nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về vấn đề phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.
Khách thể nghiên cứu:
Người dân đang sống ở phường Phú Thọ, Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ dừng lại ở việc khảo sát và đánh giá thái độ, nhận thức của người dân phường Phú Thọ – Thị xã Thủ Dầu Một- tỉnh Bình Dương trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.
Qua đó nhóm tác giả muốn chứng minh việc nâng cao nhận thức của người dân đối với vấn đề phân loại, thu gom và xử lý rác thải là một điều rất cần thiết và cấp bách.
Do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nhóm tác giả chưa thể nghiên cứu sâu vào nhiều khía cạnh của ô nhiễm môi trường mà chỉ có thể nghiên cứu một mảng nhỏ. Với mong muốn đề tài này sẽ được mở rộng hơn trong tương lai.
1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu:
Đề tài tập trung chủ yếu vào việc tìm hiểu nhận thức và thái độ của người dân trong vấn đề phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, trên cơ sở đó làm rõ vai trò của các cơ quan chức năng, cơ quan truyền thông trong việc quản lý môi trường.
Đề ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao nhận thức từ đó góp phần thay đổi hành vi của người dân.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu thái độ nhận thức của người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.
- Thực trạng phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của người dân.
- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải của người dân.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ở phường Phú Thọ.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xã hội học, cụ thể là:
Phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Đây là phương pháp sử dụng bảng câu hỏi dưới dạng viết và các câu trả lời tương ứng.
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 11.5 với 2 loại câu hỏi là câu hỏi mở và câu hỏi đóng thể hiện qua hai dạng bảng chủ yếu là bảng mô tả và bảng kết hợp
- Phương pháp nghiên cứu định tính:
Phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu định tính là phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp này sử dụng bảng câu hỏi mang tính chất gợi mở. Nhấn vào mô tả thực trạng của việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, bối cảnh nghiên cứu cho thấy được đặc trưng của cộng đồng mà nhóm nghiên cứu quan tâm.
Nhóm tiến hành phỏng vấn một số đối tượng là cán bộ và người dân trong phường nhằm tìm hiểu về thực trạng phân loại, thu gom và xử lý rác của người dân.
Phương pháp phỏng vấn sâu được kết hợp với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi trong nghiên cứu định lượng để bổ sung và lý giải cho những con số mà phương pháp điều tra bằng bảng hỏi thu thập được, từ đó thấy được thực trạng xử lý và phân loại rác thải sinh hoạt để đưa ra những đề xuất phù hợp.
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Nghiên cứu và phân tích các tài liệu có sẵn liên quan đến đề tài. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn chính sau: Các báo cáo và công trình nghiên cứu trước đây và các tài liệu có sẵn được đăng tải trên báo, tạp chí (Báo Tuổi Trẻ, Báo Thanh Niên, tạp chí Xã Hội Học,Vietnam.net, và những công trình có liên quan)
- Phương pháp quan sát:
Quan sát địa bàn và các khu phố thuộc khu vực phường Phú Thọ nhằm tìm hiểu về việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp liên ngành khác như: Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp diễn dịch, quy nạp
Luận văn chia làm 3 chương
180 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4397 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về ô nhiễm môi trường trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt. (Trường hợp nghiên cứu: phường Phú Thọ, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, người ta có tập huấn kiến thức căn bản rồi về địa phương người ta làm được, mà người ta còn tạo điều kiện, nhắc nhở người khác. Tại vì anh kia đi học rồi còn bị nhắc nhở, còn có lý do đó.
Hỏi:Người dân hiểu gì về cuộc tuyên truyền ấy hả chú?
Đáp: Bà con hiểu biết chứ việc vệ sinh này là nên làm và nên tuyên truyền cổ động về vệ sinh môi trường để người dân nhận thức được và hiểu được về tác hại của ô nhiễm môi trường, rác thải này. Tất cả rác thải củac con người là rất độc hại cho nên chúng ta học kỹ thuật và kỹ năng thực hiện cho nó tốt.
Hỏi: Việc tuyên truyền và tiến hành bảo vệ môi trường ở địa phương mình qua các kênh thông tin nào chú?
Đáp:Qua loa đài này, qua tờ rơi này, qua cán bộ địa phương người ta. Nói chung người ta tập huấn người ta tuyên truyền với các cuộc họp dân.
Hỏi: Có thay đổi gì so với trước không chú?
Đáp: Nhìn chung vệ sinh môi trường thay đổi nhiều chứ. Hồi xưa rác chỗ nào cũng rác, bây giờ sẽ vào vị trí hết rồi, bô rác thì có đủ, thu gom thì vị trí nào là đường xá văn minh nhà sạch sẽ lên mình.
Hỏi: Vận động thay đổi nhiều không chú?
Đáp: Vận động càng nhiều, tập huấn càng nhiều cái tiến triển vệ sinh môi trường càng đạt được hiệu quả
Hỏi: Mức độ quan tâm đến vệ sinh môi trường ở địa phương mình như thế nào chú?
Đáp: Thì nhìn chung người dân bây giờ người ta trong khu phố này muốn là muốn nhà nước quan tâm nhiều hơn, mà chính bây giờ, cái xã hội và cộng đồng quan tâm nhất là vệ sinh môi trường. Hôm nào chú đi họp ở đâu cũng vậy đa số vấn đề vệ sinh môi trường phát triển. cái nóng thời sự nóng hổi hiện nay. Tại vì biết tại sao không tại phường có một khu phố người ta lãnh đạo được, quản lý được, hợp đồng dược thu gom rác cho người dân địa phương nhưng khu phố bên người ta không thực hiện được. Người ta một người làm tốt và một người không làm tốt sẽ ảnh hưởng tới người tốt, ảnh hưởng tới sức khỏe mình, làm sao tuyên truyền cộng đồng, cấp trên để vệ sinh môi trường trọn vẹn tốt hơn.
Hỏi: Chú thấy nhu cầu và lợi ích của người dân khi bảo vệ môi trường là gì ạ?
Đáp: Nhu cầu của người dân là ai cũng muốn nhà nước quan tâm đến vấn đề bỏ rác, người ta đóng tiền kinh phí người ta cũng chấp nhận, cốt làm sao cho khu phố nó sạch, văn minh người ta mừng lắm, cái lợi ích cho người dân là sức khỏe thôi. Nó không ô nhiễm môi trường, nó đảm bảo môi trường trong lành, sức khỏe là vàng mà, người ta ngồi giữa thịt giữa cá mà bị bệnh thì nhìn không thể ăn được. Người ta khỏe mạnh đi chơi bời thì đi đâu cũng vui khỏe là tốt lắm chứ, sức khỏe là vàng mà.
Hỏi: Đánh giá riêng của chú về các cuộc vận động vệ sinh môi trường như thế nào ạ?
Đáp: Theo quan điểm của chú thì mỗi cuộc vận động cần mở thêm các cuộc vận động khác, để nhắc nhở thường xuyên cho người dân có ý thức, mình đây đân nhập cư nhiều. Ở đây 70 hộ dân sống ở đây 30 hộ dân khác mới về người ta chưa được tuyên truyền, người ta chưa nhận thức được thì bắt buộc mở nhiều các lớp tập huấn tuyên truyền cho cán bộ, lãnh đạo rồi đến các bộ tuyên truyền cho người ta biết được, thực hiện được.
Hỏi: Theo chú thái độ quản lý môi trường ở địa phương mình như thế nào ạ?
Đáp: Nhìn chung bây giờ cũng có cái khó là đường xá lưu thông. Còn nếu như giả sử đường xá đi bộ, công trình đô thị mà vào được thì khu phố phường cũng nhất trí hợp đồng với công trình đô thị, nhưng chiến dịch hôm nay là rác công lập và dân lập để đi thu gom rác vào những cái đường khá nhỏ lẻ, để tiếp cận tận nơi cho người dân, chứ không để ô nhiễm môi trường ở địa phương này.
Hỏi: Các cuộc vận động có tổ chức thường xuyên không ạ?
Đáp: Ở trên loa đài người ta chứ, đi tập huấn 1 năm chỉ được 1 hoặc 2 lần thôi,chứ không có nhiều như các chú y tế, từ chỗ kinh phí đến tập hợp 1,2 người hơi khó.
Hỏi: Chú có thể đóng góp cho các cuộc vận động đó được tốt hơn không ạ?
Đáp: Để làm tốt thực hiện được phải nói tất cả ban ngành, đoàn thể, chính quyền chung tay chung sức mới làm chứ để nhỏ lẻ, một cộng tác viên, một chuyên ngành thì không thể làm nổi, quan trọng nhất người dân địa phương và thực tế người lãnh đạo trực tiếp địa phương ta nhiệt tình.
Hỏi: Lúc nhìn thấy người vứt rác nơi công cộng phản ứng của chú như thế nào ạ?
Đáp: Chú không phản ứng mà chú để cho bỏ rác xong chú lượm chú bỏ vô, chú nhắc nhở. Nếu mà chú nhắc nhở nhẹ nhàng thôi, anh/ chị thông cảm trong khu phố, chòm xóm, láng giềng với nhau thì bỏ rác có bô rác, anh nên bỏ vào, rồi thì chó má ảnh hưởng tới sức khỏe gia đình anh và gia đình chòm xóm.Nhắc nhở nhẹ nhàng người ta nghe, người ta không nghe cố tình thì mình phải báo chính quyền thôi, chính quyền sẽ xử lý thôi.
Hỏi: Mức xử phạt hành chính địa phương mình có không chú?
Đáp: Mức xử phạt đề ra cứ 20, 30, 50 nói đúng ra đó chỉ răn đe thôi chứ chủ yếu nhắc nhở là chính, người dân có ý thức.
Hỏi: Như vậy có nhẹ nhàng quá không chú?
Đáp: Nơi công cộng đề ra mức phạt rõ ràng chứ còn về địa phương thì tình làng nghĩa xóm chứ giờ. Nhà ông A thực hiện tốt, con ông đi học đi vội đi vàng giữ rác ra ngoài bô rác. Nhiều khi nhắc nhở con cháu thôi chứ hình phạt hơi quá nặng. Chứ như chương trình du lịch, vui chơi nên làm, cái đó nên làm vì đề ra pano, biển báo vệ sinh môi trường công cộng, cái đó nên làm. Tại sao người dân bỏ rác, thích người ta bỏ không tại cái nơi này, người ta không quy định bỏ rác. Chính quyền địa phương phải đề ra cái biển cấm đổ rác nơi công cộng, nếu đổ rác thì vi phạm pháp luật là phạt từ 30 -> 50 ngàn đồng, cố tình thì nên phạt chư đây mình không đổ lỗi người dân 50%, chính quyền địa phương 50%.
Hỏi: Ngoài ra còn có những dự định nào khác về bảo vệ môi trường không ạ?
Đáp: Chương trình này hơi quá ít, thường hay lồng ghép nhiều chương trình quá ít, tập huấn người dân ít, tạo điều kiện tuyên truyền hạn chế. Thời buổi kinh tế thị trường cũng tủi vì bà con cộng đồng chứ làm ở đây như làm bên từ thiện, chứ nhiều khi người ta cự cãi, mình bấm răng buộc bụng chứ làm sao bây giờ. Không nóng với người ta mình làm công tác xã hội không thể nóng với người ta mình không làm được, có người, người ta chửi mình luôn, thôi em nói sai cho em xin lỗi bữa sau đến tiếp, người dân thì có nhiều tầng lớp trí thức chưa đồng đều.
Hỏi: Ở địa phương mình có cải tiến việc thu gom rác không ạ?
Đáp: Thuận tiện cho người dân, xe công trình đô thị lấy rác thì phân bổ thùng rác hợp lý, ngay ngã 3, 6, ngã 3 sáu bô rác phân đều bà con rất tán thành.
Hỏi: Việc phân loại và xử lý không hợp lý dẫn đến những hậu quả gì ạ?
Đáp: Rác thải rắn, hữu cơ các loại như bao, bịch người ta đốt, tái chế luôn ấy ảnh hưởng ô nhiễm môi trường, chôn xuống chưa tiêu hủy được đâu, phải có nhà máy như thế nào để phân loại rác, hữu cơ rồi vô cơ, bịch nilong rồi tất cả cái nhựa sắt thải vật dụng hết chứ như ở nước ngoài các phim tài liệu sắt thép người ta ra sản phẩm cho bán nhưng ở Việt Nam thì hơi khó đấy, nhưng mình phải làm từ từ các gì cũng vậy thôi mưa dầm thấm lâu chứ đơn cử như vậy bây giờ nguồn nước và không khí thì đang bị ô nhiễm nặng.
Hỏi: Địa phương chú người dân có phải đóng tiền thu gom rác không chú và đóng như thế nào? Đã hợp lý chưa?
Đáp: Theo quy định mỗi hộ gia đình là 5 ngàn, nhà trọ 10 ngàn nói chung là không có hộ nào kinh doanh lớn thu theo quy định hộ gia đình. Thì nói đúng ra là tùy thôi, trường hợp đúng mức giá sinh hoạt xưa 3 ngàn giờ 10 ngàn. Có những hộ gia đình ngày đi làm tối về có xả rác nhiều đâu, không có hộ kinh doanh lớn nên chỉ thu theo người dân thôi như vậy là hợp lý.
Biên Bản Phỏng Vấn Sâu Người Dân
Địa điểm phỏng vấn: Khu phố 3 – phường Phú Thọ - Thị Xã Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương.
Ngày phỏng vấn: 23/09/2009
Phỏng vấn viên: Nguyễn Thị Hằng
Giới tính: nam
Tuổi: 46
Nghề nghiệp: lái xe ôm.
Nội dung phỏng vấn
Hỏi: Chú sống ở đây được bao nhiêu năm rồi ạ?
Đáp: Chú sinh ra và sống ở đây khoảng 30 năm, 40 năm rồi
Hỏi: Chú thấy môi trường hiện nay như thế nào ạ?
Đáp: Nếu như mà so sánh với môi trường hiện nay thì đối với cuộc sống của người dân, cuộc sống của mỗi người trong khu vực này thì tương đối ổn định.
Hỏi: Theo chú môi trường đóng vai trò như thế nào đối với đời sống của con người?
Đáp:Nếu so sánh với môi trường, về tình hình kinh tế phải nói là hiện nay, mỗi người đều phải có ý thức về cái vệ sinh môi trường. Nếu mà so sánh giữa môi trường, đại khái trong phạm vi của người ta thuộc thẩm quyền của người ta, nói đến môi trường là phải nói đến ý thức.
Hỏi: Môi trường hiện nay so với trước đây ở địa phương mình, chú thấy như thé nào ạ?
Đáp: So với môi trường của mình đây từ trước tới nay so với địa phương thì lúc nào cũng vận động nhân dân có ý thức giữ gìn vế inh môi trường chung và đồng thời vứt rác đúng nơi quy định.
Hỏi: Theo chú việc bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của ai ạ?
Đáp:Thuộc trách nhiệm chung của tất cả mọi người từ tổ khu phố. Nói về môi trường thuộc cấp độ nhà nước.
Hỏi: chú có thấy người dân địa phương có phân loại rác không ạ?
Đáp: Môi trường, người dân địa phương không có phân loại rác, người dân ít có phân loại rác đó là loại rác gì, thường thì cứ đem vứt đại ra đường.
Hỏi: Người dân thường hay đổ rác ở đâu nhất ạ?
Đáp:Thường thì tập trung ra các đầu hẻm, hoặc là tập trungowr một địa điểm thường hay đổ, vậy là đa số thường tập trung ở các đầu hẻm.
Hỏi: Gia đình chú có phân loại rác không ạ?
Đáp:Gia đình chú hả?
Hỏi: Dạ
Đáp: Gia đình chú không có sử dụng vệ sinh nhiều nên các loại rác rất là ít, thường là các loại rau quả, đồ ăn thừa này kia, tất cả các cái đó đều đem ra ngoài đường tập trung, chứ không có phân loại.
Hỏi: Thường thì 1 ngày gia đình chú có khoảng bao nhiêu kg rác ạ?
Đáp: Nhà chú một ngày khoảng 3 kg.
Hỏi: Gia đình chú thường bỏ rác ở đâu ạ?
Đáp: Nhà chú thì mỗi sáng sớm thì khi đi làm đem ra địa điểm tập trung rác.
Hỏi: Chú thường bỏ rác vào khoảng thời gian nào ạ?
Đáp: Chú thường đi bỏ vào buổi tối.
Hỏi: Khoảng mấy giờ ạ?
Đáp: Khoảng 7 giờ.
Hỏi: Chú có quan tâm đến việc phân loại hay xử lý rác trong gia đình không ạ?
Đáp:Chú có quan tâm chú, thực chất gia đình mình không có nhiều rác để phân loại. Chẳng hạn như nếu có nhiều rác và có nhiềurác và có điều kiện thì chú sẽ phân loại ra, rác khó phân hủy và rác phân hủy được.Chẳng hạn bịch nilông, rau quả. Bịch nilông phân loại ra để dành riêng, nguyên bịch khác đại khái là vậy, rồi sau đó có các loại rác dễ phân hủy thì mình để ra.
Hỏi: Chú có biện pháp gì để vận động người dân tham gia bảo vệ môi trường không ạ?
Đáp:Chú là thường xuyên luôn, thường xuyên vận động nhân dân, thường xuyên luôn, vừa là trách nhiệm vừa là ý thức.
Hỏi: Việc vệ sinh môi trường xung quanh gia đình chú và ở xóm, khu phố có thương xuyên không ạ?
Đáp: Chú phải đi đầu rồi vì là nằm trong hộ công tác vận động. Việc vệ sinh môi trường thứ nhất là mình phải vừa có trách nhiệm vừa là quyết định, vừa vận động nhân dân.
Hỏi: Chú thấy kiến thức về vệ sinh môi trường, đặc biệt là cách phân loại rác của nhân dân ở địa phương hiện nay như thế nào ạ?
Đáp: Nếu mà nói về kiến thức qua một cái tình hình thì mỗi người dân đều có một trình độ khác nhau mỗi một kiến thức, kiến thức của người dân thì có người xem môi trường, vệ sinh là rất quan trọng, còn có người rất là xem thường vấn đề vệ sinh. Chẳng hạn không có ý thức thì muốn vất ở đâu thì vứt, còn người có ý thức thì tự giác người ta đến đúng nơi, địa điểm, đến đúng nơi đổ rác.
Hỏi: Ở địa phương chú có thùng đựng rác không ạ?
Đáp: Chú ở thì nó cũng chật hẹp, thùng rác nhà người ta để ở đầu hẻm, phải đem rác ra ngoài đó để bỏ.
Hỏi: Có đủ không ạ?
Đáp: Thì thường 1 thùng là không chứa hết, 1 tổ 1 thùng thì không chứa hết lượng rác.
Hỏi: Bà con trong phường có tham gia dọn dẹp vệ sinh khu phố không ạ?
Đáp:Đối với khu phố của Chú như vậy là thường xuyên ,dọn vệ sinh những đoạn đường mà nó bị hư hỏng nhiều quá. Những cái đó là thường đi dọn ở các con hẻm nhỏ, thường khi đi dọn dẹp vệ sinh là người dân tự giác.
Hỏi: Sau khi có những cuộc dọn vệ sinh khu phố đó thì môi trường ở địa phương có thay đổi gì so với trước không ạ?
Đáp: Nếu như mà nói về cái thay đổi, ý thì có cái thay đổi, chúng ta sau khi đường xá sạch sẽ thì dân khu phố có ý thức cao hơn, đại khái môi trường vệ sinh nó sạch sẽ hơn.
Hỏi: Người dân ở đây có quan tâm đến các cuộc vận động bảo vệ môi trường không ạ?
Đáp: Rất là quan tâm, người dân thì rất là quan tâm, vì là đa số là người dân nơi khác đến.
Hỏi: Người dân có biết nội dụng về các cuộc vận động đó không ạ?
Đáp:Có chứ, một năm khu phố tổ chức họp dân mỗi một tổ dân phố họp từ 3 – 4 lần/ năm. Trong đó triển khai các vấn đề về vệ sinh môi trường, đời sống, an ninh, rồi các vấn đề khác…Cái căng thẳng nhất ở đây là vấn đề vệ sinh môi trường, luôn luôn lúc nào cũng nhắc nhở người dân có ý thức.
Hỏi: Việc tuyên truyền, các chương trình hiện nay so với trước đây có gì khác không ạ?
Đáp: Có tiến triển, tiến triển thôi, hiện nay so sánh với giao thông thì tốt hơn.
Hỏi: Việc phân loại rác hiện nay ở địa phương thì như thế nào ạ?
Đáp: Phân loại rác ở địa phương chú thì hiện nay chưa có. Việc phân loại rác cái này là đem tới nhà máy ở đâu ý. Chứ còn người dân không có phân loại.
Hỏi: Mức độ quan tâm của người dân về vấn đề vệ sinh môi trường có cao không ạ?
Đáp: Cái này như vậy là đối với người dân thì rất là quan tâm, ngược lại có những người khác chỉ một số thôi họ thiếu ý thức.
Hỏi: Theo chú tại sao họ lại quan tâm đến môi trường ạ?
Đáp: Thì hầu như mọi người bây giờ cũng có ý thức đến vấn dề vệ sinh môi trường rát là cao, chẳng hạn nói về đời sống hiện nay thường xuyên gây ra ô nhiễm, vì vậy người dân nào cũng quan tâm đến vấn đề môi trường đến nhiều lúc nói thế nhưng thực hiện chưa được.
Hỏi: Các cuộc vận động bảo vệ môi trường thường được tổ chức như thé nào?
Đáp: Các phong trào môi trường là họp dân, họp tất cả các tổ của khu phố, tất cả các cán bộ, tập trung để tuyên truyền vận động, như các đoàn thể, hội cựu chiến binh, phụ nữ, người cao tuổi, đoàn thanh niên, vận động các cơ quan, các ban ngành đoàn thể cùng nhau thực hiện, đảm nhiệm một con đường nào đó để giữ gìn vệ sinh.
Hỏi: Chú có ý kiến gì để các cuộc vận động bảo vệ môi trường được tốt không ạ?
Đáp: Theo chú thì nói về môi trường thì phải nói là một vấn đề rất bức xúc, vấn đề môi trường không bao giờ hết. Vì vậy mỗi người dân đều phải biết cái vấn đề vệ sinh môi trường. vì vậy vấn đề vệ sinh môi trường hiện nay so sánh với tất cả các nước trên thế giới trong phạm vi phát triển, có khả năng chúng ta phải vận dụng hết khả năng của con người để thiết lập lại thường xuyên vân động nhân dân, đưa ra các chương trình thiết thực gần gũi với người dân. Không nên lập ra kế hoạch rồi bỏ đó, phải phân tích lợi hại để thuyết phục người dân tham gia để mọi người đều có một môi trương trong trẻo. Hiện nay ở Việt Nam vấn đề môi trường là vấn đề khó khăn nhất, không thể làm triệt để được.
Hỏi: Chú có thái độ như thế nào đối với những người vất rác bừa bải?
Đáp: Nếu mà nói như chú ý, là về cái trách nhiệm, ý là thường xuyên nhắc nhở là cái thứ nhất, cái thứ 2 nếu như chú đã đặt ra nhiều trường hợp, nếu người nào không chấp hành nghiêm chỉnh vấn đề vệ sinh môi trường, vất rác bừa bãi cũng có thể phạt, phạt để cảnh cáo, nhắc nhở người ta, cũng là để thực hiện tiêu chuẩn của nhà nước, theo chủ trương của đảng.
Hỏi: Chú có đánh giá gì về các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương không ạ?
Đáp:Nói về đánh giá, hiện nay nếu đánh giá tính chất của nó thì mỗi người dân đều phải nhận thức được về vấn đề bảo vệ môi trường khoảng 80%, còn lại thì chưa ý thức được, vẫn còn quẳng rác tự do, không nghe theo chủ trương của nhà nước, không nghe theo chủ trương của phường, của xã, nó có những cái tự do đem lại những cái thiếu ý thức, xây dựng môi trường.
Hỏi: Ở địa phương mình bây giờ có dự định gì sắp tới để bảo vệ môi trường không ạ?
Đáp: Có chứ, hiện nay theo chủ trương của phường, cũng như của khu phố, cũng như của khu phố, như vậy là phải thường xuyên vận động nhân dân. Tới đây, sắp tới đây trong vài ngày tổ sẽ thành lập 1 tổ lấy rác dân lập của phường, vào từng con hẻm nhỏ mà xe lớn không vào được để lấy rác tận nơi, để gữ gìn vệ sinh môi trường, trong đó thì có kêu gọi người dân đóng góp, sắp tới đây chương trình sẽ phổ biến cho nhân dân.
Xe ồn( không ghi được)
Hỏi: Địa phương có chế độ xử phạt người dân gây mất vệ sinh môi trường không ạ?
Đáp: Chưa, chưa có, nói thế thôi chứ sắp tới đây nếu như mà có thể xảy ra thì chắc sẽ phạt, vì có những cái chủ chương của nhà nước đưa ra
Hỏi: Theo chú có nên xử phạt không?
Đáp: Nếu như người nào không có ý thức phải phạt để mọi người đều có ý thức, chứ không thì xem thường quá, xem thường quá cái ý thức bảo vệ đối với nhà nước là có biện pháp rồi.
Cháu cảm ơn chú nhiều ạ!
BIÊN BẢN PHỎNG VấN SÂU NHÂN VIÊN VỆ SINH
Địa điểm phỏng vấn: Tổ 15 - Khu phố 7 – Phường Phú Thọ - Thị Xã Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương.
Ngày phỏng vấn: 26/09/2009
Phỏng vấn viên: Vũ Hậu Mai
Giới tính: Nam
Tuổi: 66
Nghề nghiệp: Người Thu Gom Rác
Tôn giáo: Thờ ông bà
Dâc tộc; Kinh
NỘI DUNG PHỎNG VẤN
Hỏi: Theo chú tình hình rác ở địa phương mình như thế nào ạ?
Đáp: Họp ấy là một tuần lễ thì xe rác nó vào lấy 2 lần thứ 5 và chủ nhật. Các nhà dân và nhà trọ đóng thành bao bì bỏ ra đằng trước nhà. Trưa 1h chiều xe rác nó đến lấy.
Hỏi: Chú quét rác thu gom rác được lâu chưa?
Đáp: Từ lúc tôi việc tham gia ở địa phương đây. Trước thì nó bẩn lắm tôi tham gia được 2 năm rồi. năm nay là năm thú 3, giò nói chung trên đường phố không có rác nữa, mà có cái nào rơi vãi ra đường thì tôi quét vô, dọn sạch sẽ cho khu phố sạch sẽ.
Hỏi: Địa bàn chú phụ trách từ đâu đến đâu ạ?
Đáp: Của tôi là tất cả ở đoàn 802 này, tổ 15 khu phố 7 đấy.
Hỏi: Công việc thu gom độc hại thế chú có được trang bị gì không ạ?
Đáp: Chả có cái gì đâu, tự mình tự túc hết à. Cái hốt rác cũng tự mình, chứ khu phố chẳng có gì là để hỗ trợ hết.
Hỏi: Chú làm việc có phải là do khu phố giao hay tình nguyện ạ?
Đáp:Tình nguyện nói chung thì tôi về đây chưa có thu gom rác, ngoài đường lày lội rác rưởi tôi tự làm cho bà con đi, lầy sâu quá, thì cái xà bần của công trình xây dựng khó coi. Việc làm ấy thì dễ dần thành phong trào là dọn đường phố sạch sẽ dọn rác rưởi là tôi vận động bà con đưa rác ra đúng ngày, cho đỡ chó má kéo ra ngoài đường ảnh hưởng đến sức khỏe bà con.
Hỏi: Khi chú đi làm chú có được trang bị gì không ạ?
Đáp: Chả có gì đâu, mình ở cái tổ này cũng như người dân thôi, đường xá bẩn thỉu thì mình dọn cho tổ vậy thôi.
Hỏi: Chú có mua bảo hiểm gì không ạ?
Đáp: Chả có bảo hiểm gì hết.
Hỏi: Khi chú đi thu gom bằng dụng cụ gì ạ?
Đáp: Nói chung là ba cái chổi gì, hót rác ấy, mình quét xong đổ vào bao, chỗ thuận tiện nhất để cho xe rác vào nó chở đi.
Hỏi: Cái chổi, hót rác sài được lâu không chú?
Đáp: Quét ở đường thì mòn nhanh, đường xá thì là đường nhựa, quét nhiều thì mòn nhanh. Trước đây đường sỏi, đường đá nó mòn nhanh. Mình bỏ ra mình làm thôi, chả ai hỗ trợ cho mình. Mình thấy ở đâu tổ khu phố sạch sẽ, con cháu mình chơi thoải mái hơn. Nó khỏe mạnh không bệnh tật.
Hỏi: Mấy đồ thu gom chú tự mua hay ai cho ạ?
Đáp: Nhiều người ta hiểu, nhiều người người ta không hiểu, người ta không biết bảo ông này điên hay sao, quét cả đường, cả khu phó. Nhiều người không hiểu họ bảo ông ta điên hay sao mà quét tùm lum thế, cái này là tôi giữ vệ sinh chung cho cả khu phố. Giữ cho con cháu mình sau này, tương lai. ở bẩn thì nhiều cái bệnh truyền nhiễm. Muốn cho con cháu khỏe mạnh thì mình phải cho nó sạch sẽ, cho cái tổ cảu nó sạch sẽ. Nói chung cái tổ này sinh hoạt ở khu phố, khu phố thường nhắc nhỏ về vệ sinh hoặc là phong trào treo cờ đều dặn 100%.
Hỏi: Chú thấy ở khu phố mình đối tượng nào hay đổ rác bừa bãi ạ?
Đáp: Nay ở khu phố mình có nhiều nhà trọ, thì cũng có nhắc nhở, có một số công nhân nhà trọ đấy, thì khách đi khách đến, người ta không biết, thì người ta cứ treo bịch nilông và treo ngay ở cổng đi lại ấy. Thì cũng nhắc nhở một hai nhà gì rồi, nhưng vẫn chưa chấp hành được. Để treo ở đó, một số công nhân mới đến, người ta không biết sáng sớm người ta đến, người ta đi làm người ta ném ra ngoài đường, chưa bắt được ai thì mình đi thu gom lại cho nó sạch đường. cái vệ sinh ở khu phố này họp giao ban cũng được khen. Được nhắc nhở là sạch sẽ không như trước.
Hỏi: Việc thu gom theo chú đã thấy hợp lý chua ạ?
Đáp: Nói chung là trước mắt thấy đường phố sạch sẽ rồi, nói chung là cái phương tiện ấy thì tôi thấy ở địa phương này chưa thấy. bên phường nên để 3 thùng rác công cộng, trong đó 2 ngày lấy một lần, 1 tuần lấy 2 lần thì rác nó cũng hôi thối nhiều, chưa được sạch sẽ cho lắm.
Hỏi: Chú có thể so sánh giữa các khu vực, khu vực nào đổ rác không đúng nơi quy định ạ?
Đáp: Tôi thấy cái tổ 15 này,bên cạnh tổ 15 này, cái tổ 19 ấy là tổ 9 và tổ 10 sát vách hội tôi, cũng là hàng xóm ấy. Xung quanh thôi rác cũng vứt không di chuyển xuống đường. Chỗ nào chống là người ta đi qua vứt thôi. Các tổ xung quanh thì chưa thực hiện được, rác còn vứt tùm lum lắm.
Hỏi: theo chú cách thu gom nào hiệu quả và tiết kiệm nhất hả chú?
Đáp: Việc thu gom rác ở cái khu 7 này thì tốt nhất là các tổ, tổ trưởng tổ đó, các khu phố, các ấp ấy phải tuyên truyền vệ sinh môi trường thì phải thu gom để chừng an toàn, đem rác ra đường bỏ. Chứ các tổ xung quanh làm được, chỗ nào đất trống là người ta vứt đầy ra đấy. Như vậy có chổ tôi đi qua lại cho người ta đốt 2,3 ngày mới hết đống rác ấy thì tôi thấy rác nhiều quá. Đi lại không được, mình tự mình làm thì tổ mình cũng làm.
Hỏi: Làm sao để tiết kiệm nhất hả chú?
Đáp: Tiết kiệm nhất là cái rác, cái rác này tái tạo được nếu mà mang đốt cũng ảnh hưởng đến môi trường. tái chế hay phân hủy mình đưa ra phan loại. Nhà nước có cái tiêu chuản làm theonhà nước, đem đi tiêu huy ở đâu thì tốt chứ, để tại chỗ mà đốt thì chẳng tốt gì đâu. Mùi nó khét lòm kia, môi trường càng thêm nguy hiểm hơn.
Hỏi: Theo chú làm thế nào để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân ạ?
Đáp: Cái môi trường đó chủ yếu là tuyên truyền, vận động người ta hiểu được, cái đó là tác hại lớn, nguy hiểm sau này cho con cháu, bệnh tật sau này. Hiểu biết hết.
Hỏi: Có nên hướng hướng dẫn người dân phân loại rác không chú?
Đáp: Ở đây mới bước vào ấy, năm nay là năm thứ 2 như cái tổ 15 này, đúng ngày, đúng tháng là đưa rác ra để đưa đi, mình không có tiêu chuẩn, yêu cầu người ta đúng ngày là có rác, đưa ra để đổ cho sạch sẽ, để cho xe rác chở đi.
Hỏi: Người ta có kiến thức về phân loại và xử lý rác không chú?
Đáp: Ở đây nói thẳng là chẳng biết đâu, các nhà ở đây chủ yếu là nhà trọ, chủ không có ở đây. Phần công nhân, tứ xứ nơi khác đến ở, người ta không phân loại, để rác trước nhà. Nếu mà chật quá thì người ta vứt ra đường. mình mà không làm khéo thì người ta vứt đầy ra đường. vận động khéo nói chủ nhà, có cách thức nói cho người ta đúng ngày mang rác ra thì nó sẽ giảm đi nhiều. dạo trước ngày nào cũng như ngày nào, rác vứt đầy ra đường, lại 2, 3 ngày xe rác mới vào, thì có người ở thì mang bao rác ra ngoài, xe rác thì gom, rác ở ngoại đường mặc kệ nó.Chứ không có người dọn dẹp thì nó vẫn nằm đó. Hai năm về trước con đường này, xe máy không đi nổi, rác được vứt đầy đường, chẳng ai nói ai được. Mình không nói chẳng ai làm, người ta nói thấy đường phố sạch có trách nhiệm thì nó lờ đi chứ như người khác thì nói chung nó trung lập ở đây thì không ai hốt. Tôi sống cả nam bắc cả nước ngoài cũng biết ở đâu môi trường cũng biết theo quan tính từ bé.
Hỏi: Hiện nay công nhân vệ sinh môi trường cần trang bị như thế nào ạ?
Đáp: Bây giờ thì vệ sinh tôi thấy vệ sinh mình làm tiến độ bỏ 3 thùng rác, thứ 2 nữa là xe rác nó đến có thể là đề nghị cái tổ vệ sinh cái xe rác người ta đổ vào thùng anh làm rơi vãi ra, thì nên quét dọn vào đưa lên xe chứ.Tôi thấy ở đây khu ngoài, cái đó ở trong thùng đổ ra rớt ra ngoài xe rác bỏ đi luôn, cái đống rác tự nhiên cái đống rác còn tồn tại lại.Mỗi ngày tồn tại, mỗi ngayfnos thành nguy hiểm cho cái xã hội này. Tôi nói rồi người dân người ta làm sạch rồi xe rác đến làm thu gom chưa được sạch ấy. Vệ sinh môi trường rác làm rơi vãi ra ngoài, xe đi rồi vẫn còn 2,3 bao rác rơi ra ngoài. Không có người quan tâm, trách nhiệm đến khu phố thì cứ để nguyên như thế đó, tôi thấy vẫn bẩn không. Hai bao còn lại như đó. Ngày mai cái cô kia cô đi làm cô vứt chòng lên đống rác thêm to, thêm nguy hiểm, như vậy người dân học tập rồi tuyên truyền thấy được ý thức, thấy được xe rác của môi trường phải có trách nhiệm chung như thấy được, người dân làm được công nhân môi trường, làm chưa được tiếp tục bỏ đi là chưa tốt vệ sinh môi trường. người ở tổ đó mà vô trách nhiệm nữa, mặc kệ nó thành bãi rác lớn, kiến nghị này kia vậy người dân người ta làm rồi,. Xe môi trường có trách nhiệm người hót rác. Tôi nói giả sử 8 bao đi sót 2 bao thì không thể chấp nhận được.
BIÊN BẢN GỠ BĂNG PHỎNG VẤN SÂU CÁN BỘ
Phỏng vấn viên: Nguyễn Thi Hằng
Thời gian : ngày 24 tháng 9 năm 2009
Địa điểm: Khu 2 - Phường Phú Thọ - Thị Xã Thủ Dầu Một - Tỉnh Bình Dương
Thông tin chung của người được hỏi
Giới tính: nam, Trình độ học vấn: 10/12, Tuổi: 50
NỘI DUNG
Hỏi: Chú sống ở đây được bao nhiêu năm rồi ạ?
Đáp: Chú sống ở đây từ nhỏ tới lớn
Hỏi: Chú thấy đời sống sinh hoạt của người dân trong những năm gần đây như thế nào ạ? So với trước đây có gì khác không ạ?
Đáp: Mức sống của người dân dần dần thay đổi nhiều, thay đổi như là từ cái khó khăn giờ đời sống tốt hơn so với những năm trước, nhưng mà về cái khủng hoảng kinh tế thì đôi lúc nó cũng chững lại ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Hỏi: Theo đánh giá của chú thì thực trạng môi trường ở địa phương mình hiện nay như thế nào ạ?
Đáp: Môi trường ở địa phương bây giờ là cái đắn đo nhất của khu phố. Không nhữn ở khu này mà ở cả phường, vừa rồi cũng rất mừng là phường cũng chuẩn bị hợp đồng để có phương thức lấy rác. Thành lập đội dân lập lấy rác, tới tháng 10 này sẽ hoạt động. Cái này thì đang cố gắng nỗ lực giữa công tác của phường và khu phố, trước đây môi trường, đối với rác là nhức nhối nhất. Việc thu gom rác công trình đô thị của tỉnh không đủ cái thuận tiện để mà đi lấn chiếm vào các hẻm sâu để lấy rác do đó môi trường trước đây về rác là nhức nhối lắm, không có sạch đẹp.
Hỏi: Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay so với trước đây có giảm không ạ?
Đáp: Cái ô nhiễm môi trường thì đối với nước thì cũngchưa có gọi là ô nhiễm tại vì mình ở đây nói chung là mình dùng nước ở nhà máy, nước dùng máy bơm ở độ sâu từ tầm 30-40 mét, đối với ô nhiễm thì chưa thấy ô nhiễm. Đó là về nước chưa thấy ô nhiễm.
Hỏi: Chú có thể đưa ra một số giải pháp để rác thải ít đi không ạ?
Đáp: Sinh hoạt rác thải làm sao mà bớt được, sinh hoạt của gia đình thì làm sao mà bớt được. Nhưng mà chúngta cố gắng làm sao thu gom, thu gom để rồi về chúng ta xử lý nó. Giao cho điểm nào đó rồi đốt đi. Chứ còn sinh hoạt hàng ngày vấn đề rác nó luôn chuyển mọi ngày. Nhưng mà cách ta làm thu vào ở chỗ nào để xử lý nó thì có một điểm để ta tập chung, điểm tập kết để ta tránh đi cái ô nhiễm, mất vệ sinh.
Hỏi: Theo chú người dân ở địa phương mình có quan tâm đến việc bảo vệ môi trường không ạ?
Đáp: Quan tâm chứ họ rất quan tâm cái kịp thời nhưng mà cũng như nãy giờ chú phân tích các rác thì chúng ta chưa kịp thời tới đây chúng ta phải kịp thời.
Hỏi: Người dân trong phường có ý thức bảo vệ môi trường không ạ?
Đáp: Ý thức người ta thì người ta phải có rồi. Ai giờ thấy dơ dáy làm sao người ta chịu nổi, hiện tại người ta đang sống ở thị xã này, cái đô thị thì cái ý thức này nâng cao lắm. Có cái sự phản ánh, do đó có sự phản ánh về vấn đề cần thu gom rác cho nó sanh sạch, đó là phản hồi của người dân.
Hỏi: Theo chú môi trường có vai trò như thế nào ạ?
Đáp: Môi trường là sự sống của con người đảm bảo sức khỏe cho con người. Theo chú nhận định nó phải là môi trường tốt thì sức khỏe con người mới đảm bảo được.
Hỏi: theo chú có những yêutố nào tác động đến người dân để người ta có ý thức bảo vệ môi trường không ạ?
Đáp: Những yếu tố bảo vệ môi trường, thì coi như giờ tác động đến người dân người dân nếu chúng ta nói về vấn đề rác, chúng ta phải có kế hoạch về thu gom không xả rác bừa bãi đó là điểm thứ nhất. Đểm thứ hai là về nươc nếu phương thức lấy nước của máy bơm thì chúng ta phải có giếng như thế nào để coi như vậy là nguồn nước thẩm thấu, nó không đi vào các giếng khoan đó. Thứ ba nữa là vấn đề sinh hoạt nước chúng ta phải có hầm chứa nước, trong mỗi gia đình phải có một hầm chứa nước sinh hoạt riêng, nước vệ sinh riêng, hầm cầu riêng khi đầy thì không bị tràn và gây mất vệ sinh môi trường.
Hỏi: Ở địa phương có các chương trình bảo vệ môi trường không chú?( như là dọn vệ sinh khu phố…)
Đáp: Đó cũng là thiết thực như phong trào thanh niên, phong trào như vậy vừa là tổ của từng tổ phát động phong trào, phong trào thanh niên, phong trào cựu chiến binh, phong trào phụ nữ, rồi như vậy phối hợp để làm, vệ sinh đường phố trong những ngày lễ lớn, những ngày tết, đó là những phong trào chung, năm nào cũng tổ chức.
Hỏi: Có tổ chức thường xuyên không chú?
Đáp: Thường xuyên chứ, phải tổ chức thường xuyên chứ.
Hỏi: Người dân có tham gia đông đủ không chú?
Đáp: Tham gia đầy đủ chứ, qui định tổ nào, ngày nào như vậy người ta hưởng ứng rất cao. Trước đây cái đường này là đường đất chứ không phải đường nhựa, cái phong trào. Trước mùa mưa đường phố này người ta dọn hết rồi công việc chuẩn bị ngày môi trường thế giới là 1, hai nữa là con đường này hai bên là sạch sẽ hết. Huy đông người dân nằm trong tổ này nói chung. Phong trào này chia theo từng tổ, theo hệ thống và có sự chỉ đạo của khu phố. Quản lý nhân dân ở đây thực hiện vệ sinh khu phố.
Hỏi: Ởđịa phương mình có hướng dẫn phân loại rác không ạ?
Đáp: Ở đây chưa có, chưa thu gom được rác thành ra người ta chưa có đưa ra chương trình phân loại rác nào.
Hỏi: Ở địa phương chưa có chương trình nào thu gom rác phải không ạ?
Đáp: Trước đây thì đô thị thu, nhưng mà đô thị thu chỉ thu trên đường lớn thôi còn những đường hẻm này thì chưa. Cuối tháng 10 này khu phố tổ chức đội rác dân lập hiện giờ đang hình thành rồi đó.
Hỏi: Trước đây địa phương mình thu gom rác như thế nào ạ?
Đáp: Rác người dân tự đem ra ngoài đường người ta đổ, có những thùng rác đô thị ở ngoài đấy, cũng như ở đây người ta xách ra đó, có những thùng rác ở ngoài đó nhưng mà lương này nó quá tải.
Hỏi: Địa phương mình có đội thu gom rác không ạ?
Đáp: Ở địa phương chú không có lực lượng thu gom rác vừa rồi ủy ban hợp đồng một công ty thu gom rác chuẩn bị tới đây. Có giờ, có ngày đến từng nhà do công ty này hợp đồng với địa phương.
Hỏi: Ở địa phương mình có những hình thức nào để vận động người dân tham gia bảo vệ mội trường?
Đáp: Có những phong trào chung là vệ sinh dọn dẹp, như nãy chú trình bày đó, đâu có chương trình nào để xcho môi trường. Cái đó cũng là cho môi trường, vệ sinh môi trường, chỉ là vệ siunh đường xá là một. Hai là vệ sinh là nói lên bản thân mình, vì vậy phải có phong trào đó để giữ gìn vệ sinh chung, để hướng dẫn người dân bảo vệ môi trường, bây giờ nếu trường hợp không tổ chức kịp thời cái này cũng e là môi trường sẽ thiệt hại, nó ô uế, như vậy môi trường sẽ thiệt hại.
Hỏi: Ở địa phương mình có phạt những người nào gây mất vệ sinh môi trường không ạ?
Đáp: Hiện thời bây giờ chúng ta chưa tổ chức được nên chúng ta chưa áo phạt, tới đây chúng ta tổ chức được thì ai xách rác ngoài đường để thì dễ bị phạt. Hình thức phạt theo pháp luật thì có rồi, phạt hành chính chúng ta có rồi nhưng chúng ta chưa có thực hiện vì chúng ta chưa có qui định cụ thể cho người dân như thế nào trong cách tổ chức lấy rác, nên chúng ta chưa có phạt. Hành chính thì có phạt, phạt hành chính thì nhà nước có rồi nếu chúng ta tổ chức thu gom rác đúng giờ qui định ngày, giờ, tới nhà lấy rác. Ai xách rác ra đường thì bị vi phạm, người đó vi phạm thì lập biên bản phạt, nhà nước cho phép phạt theo hành chính nhà nước qui định.
Hỏi:Ở đây người dân có chi nhiều tiền cho việc trả tiền rác không ạ?
Đáp: Trả tiền rác thì có, một hộ công nhân của tỉnh là 10000 đồng/ một hộ, phòng trọ như vậy là 5000 đồng/ một phòng trọ. Kinh doanh lớn nhỏ đã có qui định của ủy ban nhân dân tỉnh.
Hỏi:Theo chú mức thu như vậy đã hợp lý chưa?
Đáp:Nếu mà so với xăng dầu hiện tại bây giờ hiện tại bây giờ coi chừng có cực hơn, chưa thoải mái được, đối với người làm công việc này, trước đó thì 2- 3 năm thì có phù hợp, nhưng đối với bây giờ cái phương tiện người ta có nhưng mà xăng dầu nó lê, như vậy là bất thường. Công nhân qua thời gian tài chánh khủng hoảng của thế giới cái sinh hoạt, cái gì nó cũng lên, tiền lương của nó cũng lên. Do đó coi chừng những chỗ này, sau này có lẽ khu phố nếu mà trường hợp có đội lấy rác dân lập này trong cái mức chi của người ta mà coi vậy chứ có gì chắc cũng phải có ý kiến. với lãnh đạo cấp trên để người ta nâng cao cái này, cho nó đứng đầu với công việc người ta làm.
Hỏi:Khi đóng phí rác người dân có nhiệt tình không ạ?
Đáp:Vì người ta chưa có tổ chức, tại vì đa số đô thị ở ngoài đó như vậy có lấy một số, một số trả tiền thu phí còn bình thường hầu như không. Thí dụ ở đây chú có hai tổ đi vào qui trình của đô thị rồi cho các tổ tự quản người ta thu người ta nộp cho công trình đô thị, được 2 tổ, đó là tổ 25 và tổ cư xá, cái này người dân cũng nhiệt tình, sẵn sàng người ta đóng theo qui định nên cũng không có phản ánh gì, đó coi như là ở đây riêng chứ không. Thực hiện chỉ thực hiện được hai tổ. Trong giai đoạn trước là là cong trình đô thị làm giờ trong qui tư này công trình đô thị vì quá tải lượng rác, các công trình đô thị không đủ phương tiện và con người để đi xuống khu phường xã là giao cho đội thu gom rác dân lập, thì sẽ tới mức thu này sẽ rộng rãi đến từng hộ dân chứ không phải nó nằm ngoài rìa đường nữa mà có đi vào trọng tâm ở trong lòng khu phố, chắc có lẽ cái bảo vệ môi trường này, cái vệ sinh sạch đẹp này chú nghĩ rằng người dân nhà mình đẹp, ai chẳng ai mà chẳng chấp hành, theo qui định của nhà nước, ai mà chẳng muốn khu phố mình đẹp đúng không nào. Nói vậy sống hoài như vậy sao được phải có lúc thay đổi chứ.
Hỏi:Theo chú phải làm như thế nào để nâng cao nhận thức và thái độ của người dân trong việc phân loại rác hàng ngày?
Đáp: Tới đây nếu đưa vào công trình thu gom rác nay khu phố coi như vậy là sinh hoạt, hội họp vận động thuyết phục, những chủ trương của đảng và nhà nước với tính chất phân loại rác này thì cũng có chủ chương thì từ dần dà vào những cuộc họp tiếp xúc với dân, thì trong định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm để rồi chúng ta vận động nói cho người ta hiểu được như thế nào là xử lý rác, phân loại rác. Đưa mô hình đó cào sẽ thiết thực với người dânvà có biện pháp ai không tham gia dùng biện pháp ai không tham gia sẽ xét gia đình văn hóa đó là tiêu chí của mỗi năm, mỗi gia đình có đạt văn hóa hay không, một mặt vận động, một mặt biện pháp để cùng người dân và nhà nước đi lên, bảo vệ môi trường được dơ quá thì năm nay nghỉ văn hóa đi, không có văn hóa năm tới sẽ làm sạch đẹp tốt hơn thì xét văn hóa, một trong mấy tiêu chí ở trong đó vận động thuyế phục đi vào đúng chủ chương của đảng và nhà nước, với cái đó cũng có hình thức kỷ luật cho đúng.
Hỏi: Có cần phải phạt nặng cho người dân không làm như vậy nữa không ạ?
Đáp: Nói vậy thôi chứ công tác vận động là chính dùng cái nhìn của người này với cái kia chứ còn nói dùng đồng tiền để phạt thì đẻ ra cái ác cảm. Nhưng phải dùng một phương thức nào đó để nhà này nhìn thấy nhà kia tại vì xét gia đình văn hóa cho nên, con nên nhớ rằng với người dân trong tổ đó, gia đình này nhìn thấy gia đình kia trong tổ đó người ta có quyền phản ánh với nhau. Nói vậy chứ một mặt nhà nước vận động thí dụ giờ chú nói đơn giản nha 3 nhà sạch nằm ở giữa nhà dơ thì 3 nhà này tác động chòm xóm với nhau thì nó cũng làm cho nhà đó bắt buộc phải sạch. Không cần phải phạt nặng lắm, cũng không phải phạt nữa, mà dùng những biện pháp biện pháp rất đơn giản, gần gũi với người dân, phạt hành chánh phải có thôi. Ví dụ như rác bừa bãi nè không lẽ lại phạt, 5 – 7 trăm ngàn vì nhà nước cho phạt theo hành chánh đó là mức 200 có. Mình cũng vận động trước đi vài bước rồi dùng tác động gia đình này với gia đình kia.
Hỏi:Theo mấy chú ở khu 8 nói thì nhà nước mình phạt thật nặng vậy có nên làm không? ( ở Singapo phạt thật nặng nên người dân sợ không dám xả rác bừa bãi)
Đáp: Chú không thấy như vậy, tại vì góc độ nước người ta khác, góc độ nước mình cái công việc này, nó nằm trong làng xã, thôn của mình, quen mình chỗ làm ăn ở của mình thì mình vận động thuyết phục người ta một đôi lần người ta sẽ biết, chứ ra ngoài xã hội thì cái chuyện đó, ra ngoài xa hơn này không nằm ở góc độ khu phố này thì cái chuyện áp dụng mạnh. Còn ở đây gần gũi với chúng ta nên dúng tác động, ngày mai tôi gặp hộ này mà,ngày mốt tôi vẫn xuống đó tôi gặp hộ này mà ,quanh quanh chỗ đó tôi cũng gặp hộ này nữa. Mà gặp trong ác cảm thì gặp làm chi,gặp trong thuyết phục có cái để vận động,có khi nình nói chơi,nói dè,người ta cũng ý thức. Chú nghĩ không cần đâu. Dân hiện tại bây giờ ở góc độ đô thị nên người ta cũng ý thức nhiều lắm cho đời sống người ta phát triển thì con người cũng phát triển theo. Lớp như chú nào thuốc, nào là thuốc lá, còn lớp trẻ sau này thì ăn học, nhận thức thì cũng theo khoa học xã hội.
Hỏi:Chú thấy có những hạn chế nào không ạ?
Đáp: Tới đây theo chú là không có thùng rác khi tổ chức đội rác dân lập này, chứ không để thùng rác nào ở ngoài đường hết. Tại vì đội rác này đến từng nhà lấy, mình hợp đồng chặt chẽ người ta sẽ lấy rác tại nhà. Tất cả đường phố tới sẽ không có thùng rác. Thì hễ xách rác vứt bừa bãi thì chú sẽ phạt. Còn đối với ở đường thì sẽ đề nghị lên cấp trên phương thức khi dẹp thùng rác đi ta sẽ phải có phương thức như thế nào đó để đối với ngoài đường còn khác nữa. Có lẽ đề nghị cấp thẩm quyền trên. Hoặc địa bàn quản lý lúc đó chúng ta có quyền chặn đứng lại bằng hình thức nào đó. Tại vì theo chú nghĩ tụi con thấy rằng theo con Đường Cách Mạng Tháng 8 của chú, tại Đại Lộ Bình Dương, Đường Trần Bình Trọng đều có thùng rác tùm lum ra hết để cho dân ý thức bỏ vào nhưng nói vậy thì nói chứ người ta không có ý thức đâu. Nãy giờ tụi con phản ánh các khu phố kia cũng phản ánh, tới đây không có thùng rác.
Hỏi: Nhiều nơi có ít thùng rác hoặc thùng rác để không hợp lý theo chú nên làm như thế nào?
Đáp: Nói chung lúc này đang là thời ký phát triển chịu đựng để giải phóng thành đội rác dân lập.
Hỏi: Tại sao không để thùng rác hợp rác hợp lý và nhiều thùng để người dân phân loại ạ?
Đáp: Xử lý về rác thì dân ở đây chưa anh nào nói trong Phường Phú Thọ này nói phân loại rác, ngay cả tôi cãi tới cùng, để hai thùng rác chẳng qua là để cho có chứ không có phân loại rác đâu. Phân loại rác là những người ăn rác, đi ăn rác một lần nữa, người ta gom ra tùm lum ở lòng lề đường đó. Người ta bới ra để bán ve chai đó, thì những người đó phân loại rác đó, mất vệ sinh, rồi chó phân loại thêm lần nữa. Chứ dân chưa ý thức nghĩa là chúng ta chưa đưa cái công việc này vào dân chưa đưa sinh hoạt này dân vấn đề phân loại rác này ở khu phố này chứ chưa thấy. tại vì người ta chưa hình thành được. Đi sâu vào trong dân về cách thu gom như thế nào, chúng ta đang làm thì tới đây hình thành rồi tới đây hình thành rồi chúng ta mới có những cuộc hướng dẫn người dân phân loại rác như thế nào. Người ta bỏ ve chai ở đâu, người ta bỏ lá cây, bọc ni lông ở đâu, lúc đó người dân có thể nắm được cách phân loại. Nói đến việc phân loại rác này lúc đó chúng ta sẽ có những cuộc họp dân có những cuộc phân tích nó lợi, nó hại, chứ người dân chưa nắm được. Ví dụ như: lon bia, lon nước ngọt chứ không bỏ ra thùng rác ve chai chú rô chú bán, phân ra để bán ve chai.
PHỤ LỤC 3
Bảng 1 : Đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác chia theo nhóm tuổi
(N = 49)
Nhóm tuổi
Đánh giá việc phân loại rác thải sinh hoạt
Tổng
Rất quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng
Khó trả lời
Nhóm tuổi từ (20-30)
N
3
5
8
Cột %
37,5%
62,5%
100,0%
Nhóm tuổi từ (31-40)
N
6
5
1
12
Cột %
50,0%
41,7%
8,3%
100,0%
Nhóm tuổi từ (41-50)
N
8
7
15
Cột %
53,3%
46,7%
100,0%
Nhóm tuổi từ (51-60)
N
4
3
1
8
Cột %
50,0%
37,5%
12,5%
100,0%
Trên 60
N
2
1
2
5
Cột %
40,0%
20.0%
40,0%
100,0%
Tổng
N
23
22
2
2
49
Cột %
46,9%
44,9%
4,1%
4,1%
100,0%
Bảng 2: Đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt chia theo giới tính( N= 49)
Đánh giá việc phân loại rác
Giới tính
Tổng
Nam
Nữ
N
Tỷ lệ %
N
Tỷ lệ %
N
Tỷ lệ %
Rất quan trọng
12
52.2%
11
42.3%
23
46.9%
Quan trọng
9
39.1%
13
50.0%
22
44.9%
Không quan trọng
2
7.7%
2
4.1%
Khó trả lời
2
8.7%
2
4.1%
Tổng
23
100.0%
26
100.0%
49
100.0%
Bảng 3: Số hộ dân phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày trước khi xử lý
(N = 49)
Số hộ phân loại rác thải sinh hoạt
N
Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ (%)
Có
22
44,9%
45.8%
Không
24
49,0%
50%
Khó trả lời
2
4,1%
4.2%
Tổng
48
98,0%
100%
Số người không trả lời
1
2,0%
Tổng
49
100,0%
Bảng 4: Số hộ có biết cách phân loại rác sinh hoạt
(N = 49)
Số hộ biết cách phân loại rác
N
Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ (%)
Biết
37
75,5%
77.1%
Không biết
11
22,4%
22.9%
Tổng
48
97,9%
100,0%
Số người không trả lời
1
2,1%
Tổng
49
100,0%
Bảng 5: Người thường xuyên phân loại rác sinh hoạt hàng ngày trong gia đình
(N = 49)
Người thường xuyên phân loại rac sinh hoạt hàng ngày trong gia đình
N
Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ (%)
Chồng
2
4,1%
8.3%
Vợ
13
26,5%
54.2%
Con
3
6,1%
12.5
Người khác
6
12,2%
25%
Tổng số người trả lời
24
49,0%
100,0%
Số người không trả lời
25
51,0%
Tổng số người được hỏi
49
100,0%
Bảng 6: Ý kiến người dân về tầm quan trọng của việc xử lý rác thải sinh hoạt.
( N = 49)
Mức độ
N
Tỷ lệ (%)
Rất quan trọng
26
53,1%
Quan trọng
18
36,7%
Không quan trọng
2
4,1%
Khó trả lời
2
4,1%
Tổng
48
98,0%
Số người không trả lời
1
2,0%
Tổng
49
100,0%
Bảng 7: Cách thức xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình( N = 49)
Cách xử lý rác thải
N
Tỷ lệ (%)
Để trước nhà công nhân vệ sinh đến thu gom
21
42,9%
Để vào thùng rác công cộng
24
49,0%
Vứt rác ở gần nhà
1
2,0%
Đào hố chôn, đốt
2
4,1%
Khác
1
2,0%
Tổng
49
100,0%
Bảng 8: Chính quyền địa phương xử lý rác sau khi thu gom bằng cách (N= 49)
Địa phương xử lý rác sau khi thu gom
N
Tỷ lệ (%)
Chôn rác
6
12,2%
Đốt
8
16,3%
Tái chế
4
8,2%
Không biết
31
63,4%
Tổng
49
100,0%
Bảng 9: Ý kiến của người dân về cách xử lý rác hiện nay.
(N= 49)
Mức độ
N
Tỷ lệ (%)
Rất tốt
4
8,2%
Tốt
18
36,7%
Chưa tốt
24
49,0%
Khó trả lời
3
6,1%
Tổng
49
100,0%
Bảng 10: Đánh giá về mức độ xử lý rác của người dân trong phường hiện nay
(N = 49)
Nghề nghiệp
N (%)
Mức độ
Tổng
Rất tốt
Tốt
Chưa tốt
Khó trả lời
Buôn bán, dịch vụ
N
3
2
5
Cột %
60,0%
40,0%
100,0%
Cán bộ viên chức nhà nước
N
3
4
12
19
Cột %
15,8%
21,1%
63,2%
100,0%
Công nhân
N
2
5
1
8
Cột %
25,0%
62,5%
12,5%
100,0%
Tiểu thủ công nghiệp
N
1
1
2
Cột %
50,0%
50,0%
100,0%
Về hưu già yếu không làm việc
N
5
1
1
7
Cột %
71,4%
14,3%
14,3%
100,0%
Không nghề, không việc
N
1
1
Cột %
100,0%
100,0%
Nghề khác
N
3
3
1
7
Cột %
42,9%
42,9%
14,3%
100,0%
Tổng
N
4
18
24
3
49
Cột %
8,2%
36,7%
49,0%
6,1%
100,0%
Bảng 11: Nguyên nhân bỏ rác và đổ rác không đúng nơi qui định ( N =49)
Nguyên nhân
N
Tỷ lệ %
Do thói quen
27
55.1
Sợ tốn tiền đổ rác
1
2.0
Giờ lấy rác không hợp lý
3
6.1
Thiếu thùng rác
8
16.3
Do thuận tiện
1
2.0
Làm theo người xung quanh
1
2.0
Do hàng rong, xe ôm thải ra
1
2.0
Khác
5
10.2
Tổng
47
95.9
Không trả lời
2
4.1
Tổng
49
100.0
Bảng 12: Nguyên nhân bỏ rác và đổ nước thải không đúng qui định
Theo tiêu chí thu nhập(N = 49)
Nguyên nhân
Thu nhập
1 đến 3 triệu
4 đến 6 triệu
7 đến 9 triệu
Trên 9 triệu
Do thói quen
7
10
3
Sợ tốn tiền đổ rác
4
1
Giờ lấy rác không hợp lý
3
3
1
Thiếu thùng rác
4
9
1
1
Do thuận tiện
1
3
2
Làm theo người xung quanh
3
5
3
Không xử phạt kịp thời
1
1
1
1
Do các công trình đang xây dựng
1
Do hàng rong xe ôm thải ra
1
2
Rác theo kênh rạch đến từ nơi khác
1
1
Mức xử phạt chưa hợp lý
3
Khác
3
4
2
Bảng 13: Tìm hiểu các chương trình bảo vệ môi trường qua các nguồn( N = 49)
Nguồn tìm hiểu các chương trình bảo vệ môi trường
Giới tính
Tổng
Nam
Nữ
N
Tỷ lệ %
N
Tỷ lệ %
N
Tỷ lệ %
Pano, áp phích, tờ rơi, biểu ngữ
11
47.8%
7
26.9%
18
36.7%
Gia đình
2
8.7%
5
19.2%
7
14.3%
Bạn bè
1
4.3%
2
7.7%
3
6.1%
Nhà trường
2
8.7%
4
15.4%
6
12.2%
Phương tiện truyền thông
15
65.2%
24
92.3%
39
79.6%
Chính quyền cơ sở
10
43.5%
9
34.6%
19
38.8%
Khác
3
11.5%
3
6.1%
Bảng 14 : Khảo sát về việc biết nơi rác sau khi thu gom được đưa đến theo trình độ học vấn. ( N = 49)
Trình độ học vấn
Rác sau khi được thu gom được đưa đi đâu
Tổng
Biết
Không biết
Biết đọc biết viết
N
2
2
Tỷ lệ %
6.5%
4.2%
Tiểu học
N
2
2
Tỷ lệ %
6.5%
4.2%
Trung học cơ sở
N
5
10
15
Tỷ lệ %
29.4%
32.3%
31.3%
Trung học phổ thông
N
3
9
12
Tỷ lệ %
17.6%
29.0%
25.0%
Trung cấp/ cao đẳng
N
3
5
8
Tỷ lệ %
17.6%
16.1%
16.7%
Đại học hoặc trên đại học
N
6
3
9
Tỷ lệ %
35.3%
9.7%
18.8%
Tổng
N
17
32
49
Tỷ lệ %
100.0%
100.0%
100.0%
Bảng 15 : Phản ứng khi thấy người khác bỏ rác bừa bãi
( N = 49)
Nghề nghiệp
N (%)
Phản ứng khi nhìn thấy người khác xả rác
Tổng
Không phản ứng
Khó chịu
Nhắc nhở
Tự nhặt rác bỏ vào thùng
Báo chính quyền
Khác
Buôn bán, dịch vụ
N
1
3
1
5
Tỷ lệ %
4.8%
21.4%
50.0%
10.2%
Cán bộ viên chức nhà nước
N
1
11
3
3
1
19
Tỷ lệ %
25.0%
52.4%
21.4%
42.9%
100.0%
38.8%
Công nhân
N
3
2
2
1
8
Tỷlệ %
14.3%
14.3%
28.6%
50.0%
16.3%
Tiểu thủ công nghiệp
N
1
1
2
Tỷ lệ %
7.1%
14.3%
4.1%
Về hưu già yếu, không làm việc
N
1
2
4
7
Tỷ lệ %
25.0%
9.5%
28.6%
14.3%
Không nghề, không việc
N
1
1
Tỷ lệ %
14.3%
2.0%
Nghề khác
N
2
4
1
7
Tỷ lệ %
50.0%
19.0%
7.1%
14.3%
Tổng
N
4
21
14
7
1
2
49
Tỷlệ %
100.0%
100.0%
100.0%
100.0%
100.0%
100.0%
100.0%
Bảng 16: Đánh giá về các chương trình vệ sinh môi trường mà địa phương đã đưa ra
( N =49)
Nghề nghiệp
Đánh giá về các chương trình vệ sinh môi trường mà địa phương đã đưa ra
Rất hiệu quả
Hiệu quả
Bình thường
Không hiệu quả
Tổng
Buôn bán dịch vụ
N
4
1
5
Tỷ lệ %
22.2%
16.7%
11.1%
Cán bộ, viên chức nhà nước
N
4
2
7
3
16
Tỷ lệ %
66.7%
11.1%
46.7%
50.0%
35.6%
Công nhân
N
1
3
4
8
Tỷ lệ %
16.7%
16.7%
26.7%
17.8%
Tiểu thủ công nghiệp
N
1
1
2
Tỷ lệ %
5.6%
16.7%
4.4%
Về hưu, già yếu không có việc làm
N
5
1
6
Tỷ lệ %
27.8%
16.7%
13.3%
Không nghề, không việc
N
1
1
Tỷ lệ %
5.6%
2.2%
Nghề khác
N
1
2
4
7
Tỷ lệ %
16.7%
11.1%
26.7%
15.6%
Tổng
N
6
18
15
6
45
Tỷ lệ %
100.0%
100.0%
100.0%
100.0%
100.0%
Bảng 17: Nguyên nhân bỏ rác và đổ rác không đúng nơi qui định ( N =49)
Nguyên nhân
N
Tỷ lệ %
Do thói quen
27
55.1
Sợ tốn tiền đổ rác
1
2.0
Giờ lấy rác không hợp lý
3
6.1
Thiếu thùng rác
8
16.3
Do thuận tiện
1
2.0
Làm theo người xung quanh
1
2.0
Do hàng rong, xe ôm thải ra
1
2.0
Khác
5
10.2
Tổng
47
95.9
Không trả lời
2
4.1
Tổng
49
100.0
Bảng 18: Nguyên nhân bỏ rác và đổ nước thải không đúng qui định
Theo tiêu chí thu nhập(N = 49)
Nguyên nhân
Thu nhập
1 đến 3 triệu
4 đến 6 triệu
7 đến 9 triệu
Trên 9 triệu
Do thói quen
7
10
3
Sợ tốn tiền đổ rác
4
1
Giờ lấy rác không hợp lý
3
3
1
Thiếu thùng rác
4
9
1
1
Do thuận tiện
1
3
2
Làm theo người xung quanh
3
5
3
Không xử phạt kịp thời
1
1
1
1
Do các công trình đang xây dựng
1
Do hàng rong xe ôm thải ra
1
2
Rác theo kênh rạch đến từ nơi khác
1
1
Mức xử phạt chưa hợp lý
3
Khác
3
4
2
Bảng 19: Tìm hiểu các chương trình bảo vệ môi trường qua các nguồn( N = 49)
Nguồn
Giới tính
Tổng
Nam
Nữ
N
Tỷ lệ %
N
Tỷ lệ %
N
Tỷ lệ %
Pano, áp phích, tờ rơi, biểu ngữ
11
61.1%
7
38.9%
18
100.0%
Gia đình
2
28.6%
5
71.4%
7
100.0%
Bạn bè
1
33.3%
2
66.7%
3
100.0%
Nhà trường
2
33.3%
4
66.7%
6
100.0%
Phương tiện truyền thông
15
38.5%
24
61.5%
39
100.0%
Chính quyền cơ sở
10
52.6%
9
47.4%
19
100.0%
Khác
3
100.0%
3
100.0%
Tổng
23
46.9%
26
53.1%
49
100.0%
Bảng 20 : Khảo sát về việc biết nơi rác sau khi thu gom được đưa đến theo trình độ học vấn. ( N = 49)
Trình độ học vấn
Rác sau khi được thu gom được đưa đi đâu
Tổng
Biết
Không biết
Biết đọc biết viết
N
2
2
Tỷ lệ %
6.5%
4.2%
Tiểu học
N
2
2
Tỷ lệ %
6.5%
4.2%
Trung học cơ sở
N
5
10
15
Tỷ lệ %
29.4%
32.3%
31.3%
Trung học phổ thông
N
3
9
12
Tỷ lệ %
17.6%
29.0%
25.0%
Trung cấp/ cao đẳng
N
3
5
8
Tỷ lệ %
17.6%
16.1%
16.7%
Đại học hoặc trên đại học
N
6
3
9
Tỷ lệ %
35.3%
9.7%
18.8%
Tổng
N
17
32
49
Tỷ lệ %
100.0%
100.0%
100.0%
Bảng 21 : Phản ứng khi thấy người khác bỏ rác bừa bãi
( N = 49)
Nghề nghiệp
N (%)
Phản ứng khi nhìn thấy người khác xả rác
Tổng
Không phản ứng
Khó chịu
Nhắc nhở
Tự nhặt rác bỏ vào thùng
Báo chính quyền
Khác
Buôn bán, dịch vụ
N
1
3
1
5
Tỷ lệ %
4.8%
21.4%
50.0%
10.2%
Cán bộ viên chức nhà nước
N
1
11
3
3
1
19
Tỷ lệ %
25.0%
52.4%
21.4%
42.9%
100.0%
38.8%
Công nhân
N
3
2
2
1
8
Tỷlệ %
14.3%
14.3%
28.6%
50.0%
16.3%
Tiểu thủ công nghiệp
N
1
1
2
Tỷ lệ %
7.1%
14.3%
4.1%
Về hưu già yếu, không làm việc
N
1
2
4
7
Tỷ lệ %
25.0%
9.5%
28.6%
14.3%
Không nghề, không việc
N
1
1
Tỷ lệ %
14.3%
2.0%
Nghề khác
N
2
4
1
7
Tỷ lệ %
50.0%
19.0%
7.1%
14.3%
Tổng
N
4
21
14
7
1
2
49
Tỷlệ %
100.0%
100.0%
100.0%
100.0%
100.0%
100.0%
100.0%
Bảng 22: Đánh giá về các chương trình vệ sinh môi trường mà địa phương đã đưa ra
( N =49)
Nghề nghiệp
Đánh giá về các chương trình vệ sinh môi trường mà địa phương đã đưa ra
Rất hiệu quả
Hiệu quả
Bình thường
Không hiệu quả
Tổng
Buôn bán dịch vụ
N
4
1
5
Tỷ lệ %
22.2%
16.7%
11.1%
Cán bộ, viên chức nhà nước
N
4
2
7
3
16
Tỷ lệ %
66.7%
11.1%
46.7%
50.0%
35.6%
Công nhân
N
1
3
4
8
Tỷ lệ %
16.7%
16.7%
26.7%
17.8%
Tiểu thủ công nghiệp
N
1
1
2
Tỷ lệ %
5.6%
16.7%
4.4%
Về hưu, già yếu không có việc làm
N
5
1
6
Tỷ lệ %
27.8%
16.7%
13.3%
Không nghề, không việc
N
1
1
Tỷ lệ %
5.6%
2.2%
Nghề khác
N
1
2
4
7
Tỷ lệ %
16.7%
11.1%
26.7%
15.6%
Tổng
N
6
18
15
6
45
Tỷ lệ %
100.0%
100.0%
100.0%
100.0%
100.0%
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_nghien_cuu_khoa_hoc_truong_in_6692.doc