Đề tài Tìm hiểu về Phóng sự

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2 I. KHÁI NIỆM PHÓNG SỰ 2 II. TẠI SAO PHÓNG SỰ PHẢI PHẢN ÁNH SỰ THẬT? 3 PHÓNG SỰ PHẢN ÁNH SỰ THẬT 6 NHƯ THẾ NÀO 6 1. Người bạn đáng tin cậy của công chúng 6 2. Sống trong sự kiện để phản ánh sự thật 7 3.Thông qua phản ánh sự thật, gợi mở vấn đề có ý nghĩa chính trị xã hội nhất định 17 4. Sự thật là con dao hai lưỡi 17

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2369 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về Phóng sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Một nhà báo lớn ở Nam Mỹ đã nói: “Nhà báo là nhà sử”. Câu ấy rõ ràng như ban ngày khi mặt trời chiếu sáng chói lọi. Vậy là nhà sử- báo, nhà sử học cần phẩm chất gì cao quý nhất? Xã hội, nhân dân, lịch sử yêu cầu, mong mỏi và bắt buộc nhà sử- báo - nhà sử học phải tôn trọng sự thật, phản ánh đúng sự thật khách quan như “nó” đã có, đã diễn ra. Khi viết về những sai sót trong những tháng năm đầu chiến tranh giữ nước của Liên Xô, nguyên soái I.Kh.Ba-giơ-mi-an nói thật: “Dù đau xót đến thế nào thì sự thật vẫn quý giá hơn mọi sự lừa dối hấp dẫn”. Khách quan, chân thật là bản chất của báo chí cách mạng, V.I.Lênin đã tổng kết ngắn gọn về sự cần thiết của nguyên tắc này trong câu nói nổi tiếng: “ Sự thật là sức mạnh của báo chí chúng ta”. Trong thực tế, uy tín và hiệu quả báo chí phụ thuộc vào tính chất khách quan, chân thật của những thông tin mà nó đem đến cho công chúng. Một tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình hay hãng thông tấn nếu đưa tin sai, sau đó dù có đính chính cũng tự hạ thấp vị trí của mình trong lòng công chúng. Nhà báo viết sai sự thật, chẳng những vi phạm đạo đức nghề nghiệp, uy tín, danh dự của anh ta mà còn gây tổn hại rất lớn cho xã hội. Phóng sự là một thể loại của báo chí, nên phóng sự phải phản ánh sự thật. Phóng sự qua lăng kính của mình đã phản ánh sự thật chân thật tới mức nào ? Tiểu luận này sẽ góp phần làm sáng tỏ vấn đề ấy. CƠ SỞ LÝ LUẬN I. KHÁI NIỆM PHÓNG SỰ Giáo trình Nghiêp vụ báo chí tập 2 (Khoa Báo chí - trường Tuyên huấn Trung ương trước đây ) đã nêu quan niệm : “Phóng sự là một trong những thể tài thông tin quan trọng của báo, có ít nhiều đặc trưng văn học, phản ánh sự kiện xảy ra có thể kết hợp nghị luận, nhằm nêu lên phẩm chất tinh thần của con người và toàn bộ xã hội theo một hệ thống quan điểm và đường lối chính trị nhất định”. Quan niệm này xác định phóng sự là thể tài thông tin quan trọng, gần gũi với văn học. Phóng sự không chỉ đơn thuần miêu tả, tường thuật sự việc mà còn kết hợp với lý lẽ, đánh giá. Các sự kiện được đề cập đến trong phóng sự là những sự kiện có ý nghĩa chính trị - xã hội. Trong từ điển Thuật ngữ văn học, phóng sự được định nghĩa như sau : “ Phóng sự là một thể tài thuộc loại hình ký. Phóng sự ghi chép kịp thời những vụ việc nhằm làm sáng tỏ trước công luận một sự kiện, một vấn đề có liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người và có ý nghĩa thời sự đối với địa phương hay toàn xã hội”. Quan niệm này xác định phóng sự thuộc nhóm thể loại ký. Các vấn đề trong phóng sự phải có tính thời sự. Phóng sự phải đề cập đến những vấn đề có liên quan đến hoạt động của con người. Các sự kiện đó phải có ý nghĩa chính trị , xã hội nhất định. Theo PGS.TS Dương Xuân Sơn, “ phóng sự là một thể loại báo chí, phản ánh những sự kiện, sự việc, vấn đề đang diễn ta trong hiện thực khách quan có liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người bằng phương pháp miêu tả hay tự thuật, kết hợp với nghị luận ở mức độ nhất định. Trong phóng sự, vai trò cái Tôi trần thuật – nhân chứng khách quan rất quan trọng”. Khái niệm trên bao hàm những ý sau: Khẳng định phóng sự là một thể loại báo chí Phóng sự phản ánh sự việc, sự kiện, con người với những việc làm và hành động của họ trong quá trình phát sinh, phát triển. Trong phóng sự sử dụng bút pháp văn học như tả, bình, thuật và các biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu hình ảnh, hướng vào nội tâm nhân vật ở mức độ nhất định. Trong phóng sự vai trò cái Tôi rất quan trọng. Chất liệu của phóng sự được lấy từ những sự kiện khách quan mang tính thời sự trong đời sống xã hội. Phóng sự không chỉ đảm bảo tính xác thực về nội dung thông tin mà còn góp phần đặt ra hướng giải quyết những câu hỏi mà hiện thực đặt ra. Vì thế, phóng sự vừa có tính phát hiện vấn đề vừa có đóng góp tích cực tìm ra hướng giải quyết vấn đề. Những sự kiện được nêu trong phóng sự thướng là những sự kiện được dư luận quan tâm tìm hiểu. Trong nhưng thời kỳ lịch sử có những biến thiên và thay đổi, phóng sự là thể loại đầu tiên bắt mạch sự kiện, nhận xét đâu là những nhân tố mới, những điển hình mới của lịch sử một cách sinh động hấp dẫn. Với những ưu điểm này, thể loại phóng sự đã đạt tới sự chân thực, đa dạng khi phản ánh hiện thực. Trong bối cảnh thế giới hiện đại, phóng sự không còn dừng lại ở sự mô tả đơn giản. Hơn thế nữa, nó đã tiếp cận mộ cách chân thực và đa dạng trong việc trình bày hiện thực - một hiện thực phức tạp, liên tục phát triển và biến động không ngừng bởi những chi tiết cụ thể, đồng thời với năng lực khái quát cao. Với bút pháp giàu chất văn học và cái tôi trần thuật vừa cảm xúc vừa trí tuệ, phóng sự không chỉ trình bày hiện thực mà còn cố gắng phát triển những vấn đề liên quan đến hiện thực đó. Với những phẩm chất như vậy, phóng sự đã chứng tỏ một cách sinh động rằng “ việc thông tin về hiện thực có thể trình bày một cách độc lập và có nghệ thuật”. II. TẠI SAO PHÓNG SỰ PHẢI PHẢN ÁNH SỰ THẬT? Phóng sự là một thể loại của báo chí, mà khách quan, chân thật là đặc điểm, đặc trưng, là yêu cầu tồn tại của bản thân báo chí. Sự chân thật đạt đến mức nào, trình độ nào, bị bóp méo, xuyên tạc hay bị lợi dụng, cắt xén là tuỳ thuộc nhiều vào nguyên nhân khách quan và chủ quan. Vươn tới tính khách quan, chân thật ngày một cao hơn, đấu tranh chống lại các biểu hiện vi phạm nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, vì bất kỳ động cơ nào, là đòi hỏi nghiêm khắc của xã hội đối với báo chí, đòi hỏi sự phấn đấu kiên trì của nhà báo. Muốn khách quan, chân thật thì người làm báo phải hết sức dũng cảm, phải chấp nhận những thử thách, hi sinh. Bất cứ lúc nào, ở đâu, nhân dân ta cũng đòi hỏi thông tin phải chính xác và phẩm chất hàng đầu của nhà báo là lòng trung thực và thái độ không khoan nhượng. Không khoan nhượng với mọi kẻ thù, mọi trở lực ngăn cản và mọi biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống. Đó là một đòi hỏi khắt khe đối với người làm báo về trách nhiệm với trang viết của mình. Tô hồng hoặc bôi đen đều là sai sự thật. Lòng trung thực, thái độ không khoan nhượng đòi hỏi nhà báo phải nhìn vào bản chất sự vật, hiện tượng để phản ánh khách quan, trung thực. Thận trọng, cân nhắc tính đến hệ quả sẽ xảy ra khi đưa một sự việc, vấn đề lên báo với liều lượng nào để đạt mục đích. Nguyên tắc của báo chí cách mạng là nói lên sự thật với tất cả bản chất của nó. Những sự việc càng lớn càng phải nói rõ, phân tích kỹ càng, đầy đủ (tất nhiên không phải bất cứ sự thật nào cũng đều phải nói với thái độ tự nhiên chủ nghĩa). V.I.Lênin đã từng căn dặn: “ Chúng ta cần thông tin đầy đủ và chân thực, mà sự thật không phụ thuộc vào việc nó phải phục vụ cho ai”. Đó là lương tâm nghề nghiệp của những người làm báo. Với tư cách là người chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng văn hoá, nhà báo phải thật sự chí công vô tư, trong tâm mình phải sáng để nội dung bài viết của mình được khách quan, chân thật. Nhà báo không thể nào “ yêu nên tốt, ghét nên xấu”, khen ai hay chê ai, việc gì cũng đều xuất phát từ lợi ích của cách mạng, nhân dân. Hoạt động báo chí cũng như mọi hoạt động khác của con người đều có mục đích. Khi đã có mục đích thì không phải việc gì xảy ra đều đưa lên báo chí. Tuy nhiên, không đưa tin về một sự kiện nào đó không phải là ta giấu sự thật. Vấn đề là ở chỗ chọn sự kiện để đưa lên báo chí như thế nào nhằm giúp quần chúng nhân dân hiểu được tình hình phát triển của xã hội, từ đó họ thấy được việc của họ làm. Mục đích của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ sự nghiệp cách mạng, vì thế mỗi tin bài đưa lên báo đều phải chính xác mới có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Để đảm bảo tính khách quan, chân thật của báo chí người làm báo phải hy sinh, chịu đựng, phải thực sự dũng cảm, nhiều khi phải chịu sự trả thù, trả giá đắt, hoặc phải chịu thiệt thòi trong cuộc sống vật chất hoặc bị trù dập, bị thành kiến…Nhưng lòng dũng cảm, đức hi sinh đó sẽ giúp nhà báo vượt qua mọi khó khăn, cản trở, giữ vững phẩm chất trung thực của người làm báo cách mạng để chiến đầu vì sự công bằng, lẽ phải, bảo vệ chân lý. Đúng như nhà báo bậc thầy U.Bớcsét đã tâm sự: “ Trong bao nhiêu năm và ở nhiều nước, tôi đã có một giới bạn đọc báo, mua báo không phải vì những tin về thị trường chứng khoán hoặc vì những tranh biếm hoạ, mà vì những sự thật của các vấn đề thiết yếu có ảnh hưởng đến đời sống và lương tâm của họ. Trong 40 năm làm tin tức của tôi về những nơi nóng bỏng nhất thế giới, tôi càng ngày có ý thức hơn về trách nhiệm của mình với bạn đọc, trên cơ sở lòng tin vĩ đại vào những con người bình thường, vào thái độ cư xử lành mạnh và tao nhã của họ khi họ có được những sự thật của tình hình”. Tính chân thật khách quan không chỉ là sinh mệnh của nền báo chí cách mạng mà còn là nội dung cơ bản, cốt lõi của tính công khai. Người cầm bút cần tôn trọng sự thật. Đó cũng là thước đo, là lửa thử vàng đối với các nhà báo chân chính. Giữ vững lòng trung thực với nhân dân, với Đảng trong mỗi bài viết, trên mỗi tấm ảnh đăng của chính mình cũng là một yêu cầu quan trọng nhằm đảm bảo tính khách quan, chân thật của báo chí. Có như vậy, báo chí mới gây được niềm tin và uy tín trong lòng công chúng. PHÓNG SỰ PHẢN ÁNH SỰ THẬT NHƯ THẾ NÀO 1. Người bạn đáng tin cậy của công chúng Cũng như các thể loại báo chí khác, phóng sự có mục đích cung cấp cho công chúng những tri thức phong phú đầy đủ, chính xác, để họ có thể nhận thức, đánh giá đúng người và việc mà họ đang quan tâm theo dõi. Ngoài việc thông tin thời sự về người thật việc thật trong một quá trình phát sinh phát triển, phóng sự còn cố gắng thẩm định hiện thực và trả lời những câu hỏi mà hiện thực đặt ra. Tháng 4/2007, ở đâu ta cũng bắt gặp cảnh người dân hiếu kỳ chuyền nhau đọc báo lẫn tờ phô tô có đăng bài “Thánh vật ở sông Tô Lịch” trên tờ “Bảo vệ pháp luật”. Những câu chuyện huyền bí liên tục làm rúng động dư luận. Công chúng lại luôn muốn tìm đến với sự thật, tìm đến cái cốt lõi, cái bản chất của những vấn đề, sự kiện, hiện tượng đang diễn ra trong đời sống hàng ngày. Khi một sự kiện không bình thường xuất hiện, người ta luôn đặt ra nhiều câu nghi vấn và đi tìm lời giải đáp. Vậy câu trả lời cho những điều bất bình thường ấy nằm ở đâu? Phản ứng trước sự việc trên, Báo Khoa học đời sống đã đăng hai số liền khẳng định tính sai lạc của các thông tin đó, rồi các số báo cùng ngày 23/4/2007 như: Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh đã đăng tải phóng sụ điều tra : "Chuyện "thánh vật" ở sông Tô Lịch: Gây nhiễu thông tin vụ án?”, Báo Hà Nội mới cũng đăng tải "Chuyện "thánh vật" ở sông Tô Lịch" - Sự thật và những điều thêu dệt" đã cung cấp thêm thông tin làm sáng rõ hơn về những nội dung trên. Đài Phát thanh - Truyền hình Việt Nam, trong Chương trình Thời sự tối 22/4/2007 đã đưa thông tin cụ thể, trực tiếp ý kiến của một số nhà khoa học, người dân phân tích những điều sai sự thật, mang màu sắc mê tín của bài báo "Thánh vật sông Tô Lịch". Tìm đọc những phóng sự trên các báo và Đài Truyền hình, công chúng hẳn sẽ hiểu rõ hơn về nội dung sai sự thật của "Thánh vật ở sông Tô Lịch" và tự mình kiểm nghiệm lại thông tin. Phóng sự là người bạn đáng tin cậy của công chúng. Người làm phóng sự điều tra phải là người dũng cảm, trung thành với sự thật, bất chấp tất cả sự can thiệp của mọi thế lực, vẫn một mực lên tiếng bảo vệ sự thật. Hãy xét ví dụ cụ thể cho điều này. Ta đều biết, có hai lỗ đen lớn trong thế giới thông tin Mỹ : những đề tài đụng chạm tới quân đội theo nghĩa rộng; tới các thế lực kinh tế lớn. Do đó, những bài phóng sự điều tra về mối quan hệ mật thiết giữa CIA và những tên trùm buôn lậu ma tuý Nam Mỹ, về những tù binh Mỹ bị bỏ rơi ở Việt Nam, những vụ lính Mỹ tàn sát dân lành trong cuộc chiến Triều Tiên đều bị “chiếu tướng”. Năm 1998, April Oliver ( nữ nhà báo trẻ làm cho CNN) bắt đầu điều tra “chiến dịch Tailwind” của Mỹ ở Việt Nam và đưa ra bài báo gây chấn động dư luận. Tailwind là mật mã dùng để chỉ việc quân đội Mỹ sử dụng khí độc sarin để trừ khử lính đào ngũ Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam. Kết quả, bài viết của cô bị Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ William Cohen phủ nhận, cô bị sa thải. Mặc dù vậy, tiếng nói của sự thật cũng đã đến được với công chúng. 2. Sống trong sự kiện để phản ánh sự thật Tính xác thực trong thông tin đòi hỏi người viết phóng sự phải thực sự hiểu biết về vấn đề mình đề cập đến. Tác giả phải là người tận mắt chứng kiến sự việc hoặc tự mình tìm hiểu vấn đề thông qua những nhân chứng đáng tin cậy. Xét ví dụ 1: Phóng sự dài kỳ “Tây Đô lại đối mặt với…mại dâm công khai” đăng tải trên Thanhnien online. Tây Đô lại đối mặt với... mại dâm công khai 16:32:00, 14/08/2007 Hậu trường của một quán nhậu trên đường Trần Phú, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ Rượu bia, thức ăn thừa mứa; sự mặc cả và "đi khách" nhiều khi được thực hiện ngay trong toa-lét phòng nhậu; gái mại dâm công khai nhóm họp ở các quán cà phê… Những cảnh ấy chẳng lạ lẫm gì, ngay giữa trung tâm TP Cần Thơ, ẩn khuất sau những tấm bảng mang những cái tên mỹ miều. Thâm nhập vào những ngõ ngách ấy, chúng tôi đã chứng kiến… Kỳ 1: "Hương, phấn" bày bán khắp nơi Khoảng những năm 90, nhắc đến Cần Thơ, giới ăn chơi thường nghĩ ngay đến những màn chấn lột, "cắt cổ" khách làng chơi của các quán bia ôm trá hình ở chốn Tây đô. Thế rồi, lực lượng chức năng tổ chức thu gom, triệt phá khá mạnh mẽ nên tệ nạn mại dâm bắt đầu rút lui vào “bóng tối”, hoạt động kín đáo hơn trong các khu nhà trọ, nhà thuê, quán cà phê, nhà hàng,… Nhưng thời gian gần đây, nhất là từ khi chia tách tỉnh Cần Thơ thành TP Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, tệ nạn mại dâm đã công khai... "quay về". Vòng quanh "chợ người"... H. - thổ địa dẫn đường bỏ nhỏ với chúng tôi rằng “không khó để nhận ra đâu là con nhà đàng hoàng, đâu là “gà”, bởi nói như H.: “Chẳng có con gái nhà lành nào mà ăn mặc sexy, ngồi tụm năm tụm ba phì phèo thuốc lá ở quán cà phê đến 12 giờ đêm với những cái mút chuột, búng tay lách chách mời gọi khách…". H. dẫn tôi ghé quán cà phê B.C (trên đường Trần Phú, phường Cái Khế). Tại đây đã có một nhóm 5 cô gái ngồi chiếm lĩnh 1 chiếc bàn và rủ rê khách công khai. Các cô đều mặc trang phục mát mẻ, thậm chí có cô còn diện chiếc áo rộng cổ để dễ tiếp thị bộ ngực thuộc hạng quá khổ của mình. Chúng tôi vừa ngồi xuống, chưa kịp gọi nước uống, một cô gái trong nhóm buông lời: "Mấy anh ngồi có ba người chắc buồn? Cho em ngồi ké nghen!". Nói là làm, cô tự ý kéo ghế xuống ngồi như là đã quen từ bao giờ. Qua mấy lời tán tỉnh, cô nàng cho biết tên Hồng, nhà ở Kiên Giang, lên Cần Thơ học nghề uốn tóc. Nhưng rồi cái bản lý lịch (không biết thật đến bao nhiêu phần trăm) cũng bị chính Hồng tự lật tẩy khi cô gợi ý rủ: "Mấy anh đi chơi  hông ?". Người bạn đi cùng hỏi thẳng: "Đi chơi là đi làm sao?" - "Mấy anh giả bộ hoài. Thì “ăn nhanh” hay bao “bàn”, tuỳ mấy anh chọn. Em còn mấy đứa bạn ngồi bàn kế bên đó!". Chài hoài mà cá vẫn không cắn câu, Hồng ngoe ngoẩy trở về bàn cũ, nhưng vẫn không quên vớt vát: "Có gì chút xíu mấy anh gọi lại cho em nghen". Ngồi thêm chưa đầy nửa giờ, chúng tôi chứng kiến một chiếc xe gắn máy dừng trước cửa quán, người đàn ông ngồi sau búng tay, thế là người đàn bà mà các cô gái gọi là “má” chạy ra. Hai người to nhỏ một lúc rồi hai người đàn ông rồ máy chạy thẳng về hướng bến xe mới, còn “má” thì chạy vội vào bàn điều ngay 1 em có thân hình bồ tượng và Hồng lên chiếc xe ôm chở ba chạy theo… Sau hai đêm liên tiếp chờ trực ở quán cà phê B.C, chúng tôi nắm rành rẽ mọi quy luật hoạt động của “chợ người” di động này.  Ở đây có hẳn một "má mì" điều hành và cắt đặt chuyện đi khách. Trên đường Cách Mạng Tháng Tám, quán cà phê T.L có một nhóm 4 cô đang ngồi tán dóc, miệng phì phèo thuốc lá…H. bỏ nhỏ với chúng tôi: "Tụi nó làm vậy “chèo” (công an) khó vịn vì đâu có cớ để "hốt" theo kiểu đứng đường. Ngồi quán cà phê thì mắc gì mà bắt giữ"… Giá cả ở đây thì vô chừng, từ 100 – 150 ngàn đồng cho 1 suất "tàu nhanh", cho đến 200 – 300 ngàn đồng cho nguyên đêm vui vẻ. Riêng với lực lượng gái đứng đường đón khách tại các khu vực như cầu Đầu Sấu, công viên Mẹ Bồng Con, khu vực đường Cách Mạng Tháng Tám,… chỉ mới nhá nhem tối đã có một nhóm khoảng vài ba cô ngồi ngả ngớn trên vỉa hè, trên xe lôi, xe gắn máy đợi khách… Cứ chốc chốc lại một hai cô lên xe honda vọt thẳng sau những màn trả giá nhanh như chớp. Và tất nhiên, điểm đến là 1 căn phòng trọ nào đó trong số hàng ngàn phòng trọ trên địa bàn quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng. ... Đi vào tâm điểm Theo H: “Bức tranh” mại dâm ở Cần Thơ không chỉ là những màn công khai đón khách kiểu trên mà tâm điểm chính là một số quán karaoke, quán nhậu. Để tường tận, điểm đầu tiên H. đưa chúng tôi vào là quán Đ., trên đường Trần Phú, quận Ninh Kiều. Một thanh niên ẻo lả ăn mặc khá lịch sự với sơ mi trắng đóng thùng dẫn chúng tôi lên lầu 1. Ở đây có 2 phòng karaoke trên lầu và ở dưới trệt cũng có, nhưng khi khách yêu cầu thì tủ đựng máy móc mới được đẩy vào. Ngồi chưa ấm chỗ, cửa phòng bật mở, 3 cô gái trẻ với váy áo cũn cỡn ào vào và chia nhau ngồi cạnh chúng tôi. Khăn, bia Tiger ướp lạnh nổ giòn như bắp rang… Khi 3 cô tiếp viên vừa lau mặt cho khách xong, H. sành điệu búng ngón tay: "Mấy đứa làm thủ tục chào bàn coi". Cả ba cô riu ríu sắp hàng trước màn hình ti vi và lần lượt bước lên chiếc bàn dùng để đựng thức ăn và thản nhiên thoát y như chuẩn bị đi tắm. Sau màn chào khách đầy “ấn tượng”, các cô chỉ khoác hờ chiếc váy ngắn cũn cỡ (còn nội y thì đã được cất vào một góc)… Bia lại chảy tràn ly, nhạc karaoke kích động và mỗi cô ôm một khách dìu nhau theo những bước nhảy không ra điệu nào cả nhưng rất khiêu khích bởi các động tác vuốt ve,  kích thích... Trần trụi và nhơ nhớp hết chỗ nói! Kết thúc cuộc chơi với 2 két bia, gần 2 tiếng karaoke, dĩa trái cây, tổng cộng chưa tới 1 triệu bạc và “bo” mỗi em 50 ngàn đồng. Một cái giá khá rẻ để bày một cuộc “mây mưa”! Tại Nhà hàng H.B (đường 3/2, quận Ninh Kiều) lại có cách bố trí lạ lùng. Tiếng là nhà hàng, nhưng lại ngăn phòng để nhậu và hát karaoke. Phòng ốc chật hẹp, bài trí sơ sài, nhưng em út thì chịu chơi hết cỡ.  Các cô chủ động vào ngồi với khách và luôn sử dụng chiêu thủ thỉ: "Tụi em chiều anh từ A đến Y". Khi anh bạn giả đò đòi hỏi cái khoản Z, thì cô ta ẻo lả: "Mấy anh uống ủng hộ tụi em 1 két rồi ông chủ mới cho đi chơi. Ở đây hổng được, lát nữa qua khách sạn T. kế bên thì tha hồ…". Biến tướng mại dâm ở nhà hàng, quán karaoke là thế, còn “những chiếc vòi đen” của những dãy quán cà phê biến tướng ở đường Cách Mạng Tháng Tám mà cơ quan chức năng nhiều lần tổ chức triệt phá giờ đây bắt đầu tái xuất với nhiều hình thức tinh vi hơn. Người dân ở đây cho biết, mỗi lần có đợt truy quét của lực lượng chức năng thì tình hình tạm lắng, nhưng sau đó đâu lại vào đấy. Và sau mỗi đợt như thế các đối tượng tệ nạn xã hội lại có những thủ đoạn đối phó mới, tinh vi hơn.  Một đại diện của Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TP Cần Thơ cũng đã từng thừa nhận: “Tình hình tệ nạn mại dâm  tuy có giảm, nhưng chưa dứt mà có những biến tướng tinh vi. Ngoài việc gái mại dâm và chủ chứa dạt về vùng nông thôn, vùng giáp ranh tổ chức bán dâm dưới hình thức quán nhậu, quán cà phê thì gần đây tình trạng gái mại dâm công khai đứng đường đón khách trở thành một thách thức đối với cơ quan chức năng". Đỗ Thông Tác giả Đỗ Thông đã phải cải trang làm dân chơi, chờ trực suốt hai ngày đêm để nắm bắt mọi quy luật hoạt động của “chợ người di động”, thâm nhập vào các quán cà phê, quán karaoke để khám phá sự thật của các nhà hàng trá hình này. Ví dụ 2: Phóng sự ảnh : Chùm ảnh : Thót tim ở “mắt lũ” Nậm Giải. Các tác giả Nguyên Nghĩa, Nguyễn Duy đã không quản khó khăn, liều mình xông vào “mắt lũ” để đem đến cho công chúng những hình ảnh chân thực nhất của “một chiều vùng biên thấm đẫm nước mắt lẫn trong bùn đất của nước sông và núi rừng Nậm Giải”. Chùm ảnh: Thót tim ở “mắt lũ” Nậm Giải (Dân trí) - Bản Pục và bản Méo, xã Nậm Giải cách thị trấn Quế Phong chưa đầy 20 cây số nhưng để đặt dấu chân đầu tiên tới bản sau cơn lũ quét kinh hoàng thì chúng tôi đã mất hết 4 tiếng đồng hồ. Khi biết chúng tôi quyết đi, nhiều người can: “Đừng có liều. Chết như chơi!” Thế nhưng cánh phóng viên chúng tôi vẫn quyết định xông vào. Đến nơi rồi mới thót tim, hú vía vì không ngờ mình còn sống sót khi đặt chân đến Nậm Giải (Quế Phong - Nghệ An) - địa phương chịu nhiều mất mát, tang tóc nhất cả nước trong đỉnh lũ vừa qua... Sau cơn lũ định mệnh, Nậm Giải bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài, nên tin tức báo đài ban đầu đều đưa tin trận lũ kinh hoàng đã cuốn theo 14 người dân bản Pục và bản Méo khi đang ngủ. Khi có mặt tại Nậm Giải, chúng tôi mới hay, hiện đã xác định là 13 người chết và mất tích; còn một nạn nhân là Ngân Văn Kiên, 30 tuổi đã thoát chết trở về. Nạn nhân này đã bị lũ cuốn trôi gần 6 cây số nhưng may mắn bám được một cành cây và sống sót trở về. Trước mặt là bản Pục và bản Méo với khung cảnh hoang tàn, không thể nào diễn tả nổi. Chỉ biết trong đời chúng tôi, chưa thấy nơi nào tang thương như thế: Những ngôi nhà xiêu vẹo, tả tơi, trống hoang trống hoác, trơ xương chìm sâu trong bùn đất... Những mặt người thẫn thờ, đôi mắt hoang dại dáo dác như chưa hết bàng hoàng sau trận lũ... Những tiếng khóc nỉ non lẫn trong tiếng kêu khản giọng của người mẹ, người con, người cha mất người thân... ...Tất cả cộng hưởng với nhau tạo nên một chiều vùng biên thấm đẫm nước mắt lẫn trong bùn đất của nước sông và núi rừng Nậm Giải. Con đường dưới núi Cà Tủn nhiều đoạn như dòng sông bùn. Xe máy muốn đi qua chỉ có cách là đem hết sức bình sinh “bồng bế” nó qua. Phải 3 đến 4 người mới có thể lội bùn đưa nổi chiếc xe máy qua đoạn đường chừng 50 mét. Mà để vào được Nậm Giải, có đến hàng chục điểm như thế này... Dọc đường vào Nậm Giải, những chiếc cột điện ngả nghiêng như thế này không hiếm. Thậm chí không có gì là lạ, bởi hàng chục thân cây có bán kính gần 1m đổ xuống còn kinh khủng gấp nhiều lần! Sau lũ, Trường tiểu học Nậm Giải chỉ còn sót lại như thế này. Nhiều ngôi nhà ở xã này thậm chí không còn dấu vết... Chị Ngân Thị Thảo, vợ nạn nhân Ngân Văn Huyên bồng đứa con út Ngân Văn Lợi (5 tháng tuổi) mà lòng quặn thắt. Vợ chồng chị Thảo có 5 người con, đứa lớn chỉ mới 14, đứa út mới 5 tháng tuổi, không biết rồi đây sẽ sống ra sao khi chỗ dựa vững chắc là người chồng đã ra đi. Được Bí thư tỉnh uỷ Nghệ An, ông Nguyễn Thế Trung trực tiếp vào bản Pục để động viên, chị đã vơi được phần nào. Nhưng khi chúng tôi ra khỏi nhà vẫn nghe tiếng chị khóc: “Vả ải ơi... Sao anh lại bỏ con bỏ vợ mà đi…” Bà Vi Thị Hoà, 53 tuổi, mẹ của nạn nhân Lô Văn Lâm không còn đủ sức để khóc con. Con trai bà là Lô Văn Lâm và con dâu Lô Thị Tâm đều thiệt mạng vì lũ quét. Hai ba ngày nay bà không biết ngủ là gì, sức cùng lực kiệt tiếc thương cho hai vợ chồng trẻ. Khi nhận được thi thể của con trai và con dâu, bà cứ nhào ra đòi ôm lấy xác con miệng thều thào: “Hai cháu sẽ sống răng đây, Lâm - Tâm ơi”.  Trạm Biên phòng 517 Quế Phong chỉ còn như thế này. Cơn lũ đã cuốn trôi hơn nửa ngôi nhà, nhiều người bảo may mà bộ đội biên phòng chạy kịp, không thì chưa biết hậu quả thế nào. Đoạn đường này vốn là con đường nhựa thì nay đã trở thành bãi lầy dài chừng 50m. Đây là “vật cản” đáng sợ nhất đe doạ chúng tôi khi vào Nậm Giải, nhiều người phải vứt vội xe bên đường để đi bộ hoặc quay trở lại. Xa xa là bản Pục, trước mắt là cánh đồng lúa đang vụ chuẩn bị gặt của bản này. Tất cả đã bị chôn vùi dưới lớp bùn sâu... Nguyên Nghĩa - Nguyễn Duy 3.Thông qua phản ánh sự thật, gợi mở vấn đề có ý nghĩa chính trị xã hội nhất định Đặc điểm phản ánh trong phóng sự ở chỗ nó không chỉ dừng lại trong việc phản ánh một hiện tượng, một sự kiện đơn lẻ mà còn trình bày một chuỗi các sự kiện. Các sự kiện, sự việc được đặt ra trong tiến trình lịch sử, quá trình phát sinh phát triển khiến người đọc dễ dàng theo dõi và nắm bắt được vấn đề. Người viết trình bày một cách khách quan diễn biến của câu chuyện, sự việc, đồng thời cũng nhằm chứng minh cho một kết luận của mình hoặc từ đó gợi mở những vấn đề có ý nghĩa xã hội nhất định. Phóng sự rất xác thực trong sự việc, sự kiện và chi tiết nhưng có khuynh hướng rõ rệt. Trong phóng sự “ Tây Đô lại đối mặt với…mại dâm công khai”, tác giả phản ánh một chuỗi các sự kiện : từ nạn chài khách ở các xóm “chợ người” tới việc hình thức biến tướng mại dâm tại các quán karaoke, những “vòi đen” của các cà phê,…Tất cả để khẳng định nạn mại dâm công khai bắt đầu tái xuất với những hình thức tinh vi hơn, thách thức các cơ quan chức năng. Qua đó, tác giả lên án một vấn đề nhức nhối trong xã hội, một tệ nạn cần được dẹp bỏ sớm. Qua chùm phóng sự ảnh “Thót tim ở mắt lũ Nậm Giải”, các tác giả Nguyên Nghĩa, Nguyễn Duy thể hiện lòng cảm thông sâu sắc đối với đồng bào nơi đây, tác động tới lòng trắc ẩn của công chúng. 4. Sự thật là con dao hai lưỡi Sự thật có tác dụng đem đến cho công chúng cái nhìn khái quát nhất, chân thực nhất, đúng đắn nhất về sự kiện, vấn đề. Nhưng sự thật cũng là con dao hai lưỡi, nó có thể làm tổn thương tới con người, ảnh hưởng tới danh dự và uy tín của họ. Bởi vậy, có trường hợp nhà báo được quyền công bố sự thật, nhưng vẫn phải cân nhắc xem có nên công bố hay không hoặc công bố dưới hình thức nào, công bố toàn bộ hay một phần. Sự đồng ý của người cung cấp tin tức có thể do họ không biết trước được hậu quả tiêu cực của nó. Vì thế, nhà báo cũng cần phải cẩn thận để tránh hậu quả ngoài ý muốn. Tôi xin dẫn chứng một vài trường hợp đã xảy ra và có thể còn xảy ra nếu nhà báo thiếu tỉnh táo và còn tiếp tục “lao” theo kiểu “chụp giật” thông tin, chưa có sự kiểm chứng, hoặc không cần kiểm chứng, miễn rằng mình có được thông tin sớm, báo có được sự kiện “tươi rói” để thu hút người đọc và thể hiện tính “vượt trội” của bản báo mình. Kiểu đó không ít nhiều đã gây tai hại cho nhiều phía: Phía người đọc, vì đã nhận nhầm thông tin; Phía toà báo vì cung cấp thông tin thiếu chính xác; Phía cơ quan điều tra mất công thẩm định, kiểm chứng làm rõ; Phía người được báo đề cập thì chịu thất thiệt về uy tín và dĩ nhiên là phản ứng, kêu kiện. Chung quy là nhà báo và toà báo bị suy giảm lòng tin và sự mến mộ của nhân dân và người đọc. Đó là, những trường hợp đã “xảy ra” tại “vụ án PMU 18” sôi động và đang trong quá trình điều tra phá án. Như trường hợp Bộ Công an phải ra thông báo để khẳng định thông tin mà báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh, trong các số báo ra ngày 12 và 13/4/2006 đưa tin có 3 chiếc xe ô tô nghi vấn do Bùi Tiến Dũng mua tặng, trong đó có một chiếc cho con trai một đồng chí lãnh đạo Bộ Công an sử dụng là không chính xác, không có trường hợp nào như vậy và yêu cầu 2 toà báo phải cải chính kịp thời. Lại nữa, cũng có một vài tờ báo ra ngày 16/4/2006 đưa tin: “Cơ quan điều tra đang làm rõ một tin nhắn cho “Dũng Huế” biết sẽ bị bắt sau khi xuống sân bay”. Và Dũng tặng cho một cô bạn gái 1 điện thoại di động và 4 sim”. Các nguồn tin thiếu cơ sở này đã bị thiếu tướng Cục trưởng C14, Phạm Xuân Quắc, Trưởng ban chuyên án 420 B bác bỏ vì thông tin hoàn toàn sai sự thật. Lại một trường hợp nữa, một tờ báo đưa thông tin hoàn toàn không có thật và không có một căn cứ nào về việc Phạm Tiến Dũng – nguyên Trưởng phòng kinh tế – kế hoạch PMU 18 đã nhờ Vũ Việt Dũng (tức Dũng “tôn”). Giám đốc Công ty Bắc Nam đem 50.000 USD đến nhờ tướng Quắc giúp đỡ. Tuy nhiên ông Quắc đã đuổi Vũ Tiến Dũng về. Thông tin “nghe đâu” ấy đã phải khiến tướng Quắc báo cáo với Bộ trưởng Bộ Công an để chứng minh sự thật (tức không thể có chuyện ấy xảy ra đối với một vị tướng nổi tiếng cương trực, thẳng thắn và cương quyết trấn áp tội phạm xưa nay của ông). Và…. không ít trường hợp khác nữa mà báo chí đã “ăn xổi” “ăn non” thông tin mới khai thác, tìm kiếm chưa được xử lý đến nơi đến chốn rõ ràng đối với diễn biến phức tạp của quá trình “Ban chuyên án 420B” đang nỗ lực điều tra, khám phá, phanh phui về PMU 18 để đưa ra ánh sáng “toàn cảnh” của vụ án. Một suy nghĩ nữa, mà tôi cũng muốn được bày tỏ là, một số bài báo hiện nay khi đưa tin đều có câu đề dẫn đầy lấp lửng là “Dẫn theo nguồn tin đáng tin cậy”, không rõ nguồn tin nào do đâu cung cấp và đáng tin cậy chưa? Chỉ cần “trưng” ra thế là lôi cuốn được người đọc và người đọc có thể tin là thật rồi chăng? Và nếu có điều gì xảy ra thì “úm ba la! Chúng ta cùng chịu!”. Thật oái oăm thay cho sự gây “nhiễu” thông tin kiểu “câu khách” thiếu trung thực này! Mới đây, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập,Tổng biên tập một tờ báo lớn tại TP.HCM đã thẳng thắn nhìn nhận: “Đôi lúc báo chí đã dễ dãi, chạy theo thị hiếu rẻ tiền, lá cải để thu hút bạn đọc…”. Đó chính là sự “dễ dãi” khó có thể chấp nhận được và thể hiện “cái tầm” hạn chế của nhiều tờ báo hiện nay. Gần đây, một tờ báo cuối tuần viết về sự “gắn bó” của các ngôi sao sân cỏ với các ngôi sao trên lĩnh vực thời trang, điện ảnh, phóng viên đã đưa ra một nhận định mang tính nghi vấn: “Có rất nhiều đồn thổi rằng sau khi chia tay với thần tượng một thời của bóng đá Việt nam, V.T - một diễn viên điện ảnh - đã thành gái bao cho các đại gia giàu có”. Rõ ràng với cách lập luận này bạn đọc không khó đoán ra nhân vật mà tác giả muốn đề cập là ai mà nguy hiểm hơn, cách viết mập mờ bởi cái sự “nghe nói”, “hình như” hay “có nhiều đồn thổi”… sẽ làm tổn hại đến đến đời sống tinh thần của nhân vật rất nghiêm trọng. Nếu thông tin chưa chính xác, xin đừng mượn các cụm từ trên để đưa ra một nhận định mà chẳng đem lại giá trị thông tin nào, nếu không muốn nói đó là những thông tin ác ý!  Có những trường hợp, do thiếu thận trọng, muốn đảm bảo tính nhanh nhạy của thông tin báo chí, một số nhà báo đã không lường trước được hâu quả tai hại của việc công bố tin tức. Ví dụ như câu chuyện về cháu bé 8 tháng tuổi bị hãm hiếp, được một số tờ báo đưa tin tỉ mỉ và đăng cả ảnh lên báo trong năm 2000. Sự vụ này làm cho dư luận hết sức bất bình. Có tác giả đã gọi nhà báo đó là nhẫn tâm, là con người vô cảm, không hiểu được nỗi đau mà cháu bé đang phải chịu, lại còn vô tình bắt cháu phải chịu nỗi đau này trong suốt cả cuộc đời. Từ những vấn đề mà tôi đã đề cập trên đây về tính trung thực mà mỗi một người làm báo không thể không “vun đắp”, “tu nghiệp” để xây dựng sự nghiệp làm báo của mình, để thực sự có được danh thơm đúng nghĩa của nó. Chứ không thể dựa vào uy tín cả làng “để ăn theo” trong khi bản thân mình không chịu rèn luyện, tu dưỡng. Nếu vậy, sẽ dẫn đến tình trạng “con sâu bỏ rầu nồi canh” cho làng báo chí mà thôi. Báo chí hướng dẫn nhận thức và dư luận xã hội, vì vậy trước hết báo chí phải có “tâm” và thật sự có “tầm” mới làm tốt chức năng của mình. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTBC 86.doc