Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trong hệ thống tài chính Việt Nam .Từ khi các quỹ đầu tư ra đời đến nay , các doanh nghiệp có thêm kênh huy động vốn trung và dài hạn, lợi ích này thu được do sự kết hợp các công cụ huy động vốn của Quỹ. Đó là các loại chứng khoán do Quỹ phát hành, cùng với hoạt động của thị trường chứng khoán cho phép trao đổi, mua bán các loại chứng khoán đó. Sự kết hợp này khuyến khích các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có khả năng đầu tư dài hạn, cung cấp nguồn tài chính vô cùng cần thiết cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Ở Việt Nam số lượng quỹ đầu tư hiện đã lên đến hàng chục với nhiều phạm vi, chiến lược đầu tư khác nhau. Vì thế, doanh nghiệp trước khi tiếp cận cần biết nhà đầu tư là ai; chiến lược đầu tư của quỹ là gì; quy mô và mục tiêu đầu tư như thế nào; mức hỗ trợ sau đầu tư ra sao Để tiếp cận các quỹ đầu tư thành công, doanh nghiệp phải có báo cáo tài chính ba năm gần nhất, cung cấp các thông tin chính xác và có kế hoạch kinh doanh ấn tượng. Theo đó, bản kế hoạch kinh doanh phải giải đáp đầy đủ các câu hỏi sau: Mục tiêu của doanh nghiệp là gì? Vì sao có mục tiêu đó? Kế hoạch này sẽ được triển khai trong bao lâu? Ai sẽ thực hiện kế hoạch này? Thị trường của doanh nghiệp ở đâu? Doanh nghiệp sẽ tiến hành kinh doanh như thế nào? Mặc dù có tầm quan trọng lớn đối với nền kinh tế nhưng hiện nay các quỹ đầu tư vẫn chưa thục sự phát triển xứng với tiềm năng của nó .
20 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2550 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu về Quỹ đầu tư tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán tập hợp rất nhiều hàng hoá (cổ phiếu), vì thế cho dù chỉ tập trung vào một lĩnh vực thì nhà đầu tư cũng không làm sao nắm bắt hết các chiều hướng chuyển biến của nó. Đa số các nhà đầu tư lại là những người không chuyên nghiệp, nhiều nhà đầu tư lớn đã phải thuê các cố vấn riêng. Những nhà đầu tư khác vì lý do nào đó không thể tự quản lý việc mua bán trong các danh mục đầu tư của mình có thể mở các trương mục uỷ thác phân quyền (advisory account) hoặc những trương mục uỷ thác toàn quyền (discretionary account) tại các trung tâm môi giới. Và cùng với thời gian, thị trường đã hình thành một định chế giúp các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nhỏ, thực hiện đầu tư tốt nhất vào thị trường chứng khoán được gọi là các quỹ đầu tư. Sau thời gian thành lập, bên cạnh những kết quả đạt được các quỹ đầu tư cũng bộc rất nhiều vướng mắc trong hoạt động cần xem xét sửa đổi bổ sung để Quỹ đầu tư hoạt động hiệu quả hơn.
PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUỸ ĐẦU TƯ
1.Khái niệm quỹ đầu tư
Quỹ đầu tư là phương tiện đầu tư tập thể , là một tập hợp tiền của các nhà đầu tư và được ủy thác cho các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp tiến hành đầu tư để mang lại mức lợi nhuận hợp lý phù hợp với mức độ chịu đựng rủi ro và yêu cầu thanh khoản của nhà đầu tư .
Theo luật đầu tư chứng khoán , quỹ đầu tư được định nghĩa là quỹ hình thành từ vốn góp của các nhà đầu tư với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác , trong đó các nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của Quỹ .
2.Lợi ích cơ bản của nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư thông qua Quỹ đầu tư.
Trước hết và quan trọng hơn cả là khả năng đa dạng hóa danh mục đầu tư .Một cá nhân bình thường với số vốn hạn chế rất khóa có thể đa dạng hóa tối ưu danh mục đầu tư của mình . Nhưng bằng phương thức kết hợp vốn cùng nhiều người khác trong qũy đầu tư , cá nhân có điều kiện chia phần lợi trong một tập hợp các chứng khoán được đa dạng tối đa .
Một lợi ích khác do quỹ đầu tư mang lại là trình độ quản lý đầu tư chuyên nghiệp .Một số nhà đầu tư hạn chế về mặt quản lý đầu tư của mình một cách khôn ngoan nhất, và không có khả năng hoặc nhận thấy nếu “mua” sự quản lý chuyên nghiệp cho mình thì họ không còn lợi nhuận .Nhưng khi tham gia các quỹ đầu tư , tiền đầu tư của họ sẽ được quản lý bởi các chuyên gia có kỹ năng và giàu kinh nghiệm người mà được lựa chọn định kỳ căn cứ vào tổng lợi nhuận họ làm ra .
Mặt khác, do các quỹ đầu tư là các danh mục đầu tư được quản lý chuyên nghiệp cho nên chúng chỉ gánh một mức hoa hồng giao dịch thấp hơn so với các cá nhân .Do đó , các nhà đầu tư cá nhân có thể tiết kiệm được chi phí giao dịch.
Một lợi ích nổi bật nữa của quỹ đầu tư là các cổ phần góp vốn vào quỹ này có tính thanh khoản. Điều này có nghĩa là nếu nhà đầu tư muốn rút lui khỏi tổ chức đầu tư này, họ có thể bán lại phần tài sản của họ với một giá phải chăng để chuyển thành tiền mặt trong một thời gian ngắn. Do các chứng khoán mà các quỹ đầu tư mua bán thường thuộc những loại đầu tư có điều kiện bán nhanh nhất, nên những người mua cổ phần quỹ đầu tư không phải lo bị chôn vốn. Họ có thể thực hiện thanh lý việc nắm giữ cổ phần của họ vào bất cứ ngày nào có giao dịch, ở mức giá được công bố hiện hành và nhận tiền sau một khoảng thời gian qui định, thường là một tuần. Việc tính toán giá cổ phần của quỹ đầu tư rất đơn giản, vì tổng tài sản của quỹ đầu tư hầu hết là các chứng khoán có độ linh hoạt cao, giá của nó được cập nhật vào sau mỗi phiên giao dịch và dựa vào thị trường chứng khoán.
3. Vai trò của quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán
Quỹ đầu tư là một định chế trung gian tài chính phi ngân hàng,có nhiều điểm nổi bật so với các trung gian tài chính khác với những vai trò chủ yếu như :
Góp phần huy động vốn cho sự phát triển nền kinh tế nói chung và góp phần vào sự phát triển của thị trường sơ cấp .
Góp phần ổn định thị trường thứ cấp thông qua hoạt động đầu tư chuyên nghiệp với phương pháp khoa học .
Tạo ra các phương thức huy động vốn đa dạng thông qua thị trường chứng khoán
Quỹ đầu tư tạo một phương thức đầu tư được các nhà đầu tư nhỏ , ít có sự hiểu biết vè chứng khoán ưu thích .Vì vậy các quỹ đầu tư còn làm tăng thêm tính xã hội hóa trong hoạt động đầu tư chứng khoán.
Với vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nên kể từ khi quỹ đầu tư thiết lập vào cuối thế kỷ 19 đến nay , quỹ đầu tư ngày càng phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới .
4.Các loại hình quỹ đầu tư
4.1.Dựa vào nguồn vốn huy động :
Quỹ đầu tư tập thể : Quỹ huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi ra công chúng . Nhà đầu tư là thể nhân hoặc các tổ chức kinh tế , nhưng đa phần là nhà đầu tư riêng lẻ ít am hiểu về thị trường .
Quỹ đầu tư tư nhân : Huy động vốn bằng phương thức phát hành riêng lẻ cho một nhóm nhỏ các nhà đầu tư , có thể được lựa chọn trước .Các nhà đầu tư thường đầu tư lượng vốn lớn nên họ đòi hỏi các yêu cầu về quản lý quỹ rất cao .
4.2.Căn cứ vào cấu trúc vận động của vốn
Dựa trên cấu trúc vận động của vốn , quỹ đầu tư được chia ra làm ba loại chủ yếu :
Quỹ đầu tư dạng đóng (closed-end fund) : Điểm đặc biệt dễ nhận thấy ở quỹ đầu tư dạng đóng là quỹ chỉ phát hành cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ ra công chúng một lần và không thực hiện việc mua lại chứng chỉ qũy / cổ phiếu theo yêu cầu của nhà đầu tư .Khi có nhu cầu , các nhà đầu tư có thể chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác trong quỹ hoặc giao dịch thông qua sàn chứng khoán .Chứng chỉ quỹ có thể được niêm yết và giá của nó có thể thoát ly NAV( net asset value )
Quỹ đầu tư dạng mở (open-end fund) : Khác với quỹ đầu tư dạng đóng , quỹ dạng mở lại liên tục phát hành cổ phiếu /chứng chỉ quỹ ra công chúng và thực hiện mua lại khi nhà đầu tư yêu cầu thu hồi vốn. Đặc điểm quan trọng đối với qũy dạng mở là giá của cổ phiếu / chứng chỉ quỹ luôn gắn liền với giá trị tài sản thuần của quỹ .Một điểm nữa mà ta có thể phân biệt giữa cổ phiểu / chứng chỉ quỹ mở và cổ phiếu/ chứng chỉ quỹ đóng là cổ phiếu / chứng chỉ quỹ mở không được niêm yết .
4.3. Căn cứ theo mô hình tổ chức và hoạt động của quỹ
Quỹ đầu tư dạng công ty(corporate): Trong mô hình này, quỹ đầu tư là một pháp nhân, tức là một công ty được hình thành theo quy định của pháp luật từng nước. Cơ quan điều hành cao nhất của quỹ là hội đồng quản trị do các cổ đông (nhà đầu tư) bầu ra, có nhiệm vụ chính là quản lý toàn bộ hoạt động của quỹ, lựa chọn công ty quản lý quỹ và giám sát hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ và có quyền thay đổi công ty quản lý quỹ. Trong mô hình này, công ty quản lý quỹ hoạt động như một nhà tư vấn đầu tư, chịu trách nhiệm tiến hành phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và thực hiện các công việc quản trị kinh doanh khác. Mô hình này chưa xuất hiện ở Việt Nam bởi theo quy định của UBCKNN, quỹ đầu tư không có tư cách pháp nhân.
Quỹ đầu tư dạng hợp đồng: Đây là mô hình quỹ tín thác đầu tư. Khác với mô hình quỹ đầu tư dạng công ty, mô hình này quỹ đầu tư không phải là pháp nhân. Công ty quản lý quỹ đứng ra thành lập quỹ, tiến hành việc huy động vốn, thực hiện việc đầu tư theo những mục tiêu đã đề ra trong điều lệ quỹ. Bên cạnh đó, ngân hàng giám sát có vai trò bảo quản vốn và các tài sản của quỹ, quan hệ giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát được thể hiện bằng hợp đồng giám sát trong đó quy định quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong việc thực hiện và giám sát việc đầu tư để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Nhà đầu tư là những người góp vốn vào quỹ (nhưng không phải là cổ đông như mô hình quỹ đầu tư dạng công ty) và ủy thác việc đầu tư cho công ty quản lý quỹ để bảo đảm khả năng sinh lợi cao nhất từ khoản vốn đóng góp của họ.
PHẦN II: HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ
Huy động vốn
1.1.Phương thức hình thành vốn
Phương thức phát hành
Đối với các quỹ khác nhau thì phương thức phát hành sẽ khác nhau. Đối với quỹ đầu tư dạng công ty quỹ phát hành cổ phần để hình thành nên quỹ. Đối với quỹ đầu tư dạng họp đồng quỹ sẽ phát hành chứng chỉ quỹ dưới hình thức ghi danh hoặc vô danh và có thể được chuyển nhượng như cổ phiếu.
Định giá ban đầu
Việc định giá cổ phiếu (CP) hay chứng chỉ quỹ (CCQ) do tổ chức thành lập quỹ phát hành lần đầu.Đối với quỹ theo mô hình công ty việc định giá do các tổ chức bảo đảm (fund sponser) . Đối với quỹ đầu tư dạng hợp đồng do công ty quản lý quỹ định giá .
Phương thức chào bán
Về cơ bản có hai phương thức chào bán là chào bán qua tổ chức bảo lãnh và chào bán trực tiếp từ các quỹ hoặc công ty quản lý quỹ .
Các chi phí liên quan tới phát hành
Chi phí chào bán ( có đăng báo, quảng cáo, roadshow…), chi phí in cáo bạch, chi phí trả cho các đại lý phân phối CP/CCQ.
1.2.Nội dung cơ bản của bản cáo bạch
Một bản báo cáo bạch phát hành bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
Giải thích mục tiêu đầu tư.
Mô tả các chính sách đầu tư.
Giới hạn đầu tư hay những hoạt động dầu tư mà quỹ không được tiến hành.
Các chi phí giao dịch của quỹ.
Lịch sử hoạt động kinh doanh của quỹ ( chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa hoạt động, thay đổi vốn điều lệ…).
Phân tích chi tiết rủi ro đối với người đầu tư (rủi ro môi trường đầu tư, rủi ro danh muc đầu tư.
Các thông tin liên quan đến ngân hàng giám sát, đaị lý chuyển nhượng hoặc đại lý phân phối thu nhập, Cách thức phân phối và thông báo về các khoản thuế cho nhà đầu tư, các dịch vụ cung cấp thêm.
Các quỹ đầu tư do cùng một công ty quản lý quỹ thành lập và quản lý.
1.3. Giao dịch CCQ/ CP khi đã hình thành khi quỹ đã thành lập – định giá và chi phí phát hành.
Khái niệm giá trị tài sản ròng NAV ( Net Asset Value) là một chỉ tiêu quan đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ
Giao dịch CCQ/CP của quỹ sau khi phát hành :
Sự khác biệt về cấu trúc vận động của vốn đã đề cập ở trển dẫn đến hai cách thức giao dịch các CCQ/CP.
Đối với quỹ đầu tư dạng đóng : Giá của CCQ/CP do cung cầu trên thị trường điều tiết và có khuynh hướng xa rời giá trị tài sản ròng .Giá của chứng chỉ quỹ đóng có thể giao dịch trên mức giá trị tài sản ròng và có thể giao dịch tại mức giá chiết khấu .Giá CCQ/CP của chứng chỉ quỹ mở luôn gắn vowus giá trị tài sản ròng của quỹ .
Cơ chế vay và cho vay vốn
Trong các hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán thì hoạt động tín dụng là lĩnh vực bị hạn chế .Luật pháp các nước thường chỉ cho phép quỹ vay tiền từ các ngân hàng. Nhưng không được vay để tài trowjc ho hoạt động đầu tư của Quỹ .Do vậy , các danh mục đầu tư đòn bẩy chỉ có thể đáp ứng nhu cầu về vốn ngắn hạn .Các quỹ này cũng bị giới hạn về số lượng vay nợ tức là phải khống chế hệ số đòn bẩy.Đồng thời , Quỹ không được sử dụng vốn và tài sản của Quỹ để cho vay hoặc bảo lãnh cho vay .
2.Mục tiêu đầu tư –xác định danh mục đầu tư của Quỹ
Đây là hoạt động quan trọng nhất đối với một quỹ đầu tư. Các quỹ thường đàu tư rất rộng như chứng khoán, bất động sản, các công trình cơ sở hạ tầng...
Quỹ đầu tư thường phải phân tích, đánh giá tình hình, năng động trong đa dạng hoá danh mục tuỳ theo thị trường.
Thông thường, quy trình đầu tư của quỹ như sau:
Nghiên cứu -> Phân tích rủi ro/ lợi nhuận -> Mục tiêu đầu tư -> Phân bổ tài sản -> Lựa chọn chứng khoán -> Xây dựng danh mục đầu tư.
- Nghiên cứu: Các công ty quản lý quỹ luôn có những bộ phận và chuyên gia để nghiên cứu và phân tích tình hình, từ đó đưa ra các dự đoán. Thông thường công việc này tập trung vào việc nghiên cứu và dự đoán các yếu tố kinh tế vĩ mô như tỷ giá, lãi suất..., dự đoán xu hướng phát tiển của thị trường nói chung, phân tích và dự đoán tương lai của các ngành kinh tế.
- Phân tích rủi ro lợi nhuận liên quan đến phân tích lập phương án lập quỹ, dự đoán thu nhập và đánh gía rủi ro.
- Lựa chọn mục tiêu của quỹ: Mục tiêu này phải cụ thể hoá được tỷ lệ sinh lời kỳ vọng và rủi ro chấp nhận đối với sản phẩm đầu tư. Có thể đó là một trong các mục tiêu ban đầu như: thu nhập, lãi vốn, thu nhập và lãi vốn.
- Phân bổ tài sản và lựa chọn chứng khoán:
Phân bổ tài sản là sự phân chia tiền của quỹ vào các rổ đầu tư theo các mục tiêu cụ thể phù hợp với quan điểm và phán đoán đầu tư của người quản lý quỹ. Đây là một việc quan trọng của quỹ. Việc lựa chọn chứng khoán cho danh mục đầu tư là việc quyết định đầu tư vào từng loại chứng khoán đã được phân bổ cân đối với tỷ trọng vốn của quỹ.
3.Chi phí liên quan hoạt động của quỹ
Hiện nay, lợi nhuận đa phần các quỹ đầu tư vào Việt Nam thu được xuất phát từ 2 nguồn chính: chi phí quản lý quỹ đầu tư và tiền thưởng từ quá trình hoạt động thành công của quỹ.Do đó , các quỹ đầu tư rất quan tâm đến các chi phí liên quan đến hoạt động bao gồm:
Chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư ( Phí giao dịch , môi giới trả cho công ty chứng khoán; phí tư vấn đầu tư , phí lưu ký , giám sát;Lãi vay, thuế, phí trả cho các tổ chức định giá các khoản đầu tư của Quỹ
Chi phí quản lý và điều hành Quỹ :Phí trả cho công ty quản lý quỹ, phí thưởng hoạt động trong trường hợp công ty quả lý quỹ hoàn thành vượt mức sinh lời kỳ vọng .Phí này giao động từ 0.4%-1%
Các chi phí quản lý hành chính khác : Phí lập báo cáo, phí kiểm toán , phí thuê dịch vụ tư vấn pháp lý, phí tổ chức đại hội nhà đầu tư thường niên hoặc bất thường.
4.Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ
Để đánh giá hiệu quả vận hành của Quỹ đầu tư ta dựa trên một số các tiêu chí: tổng thu nhập, tỷ lệ chi phí, tỷ lệ doanh thu, tỷ lệ thu nhập, chất lượng của hoạt động quản lý quỹ.
4.1 Tổng thu nhập,
Tổng thu nhập của một quỹ đầu tư chứng khoán được cấu thành bởi các yếu tố là cổ tức, lãi vốn, thu nhập bằng tiền khác và sự thay đổi giá trị tài sản ròng NAV ( lợi nhuận hoặc lỗ chưa thực hiện).Chúng ta sử dụng công thức sau để tính toán tổng thu nhập của một quỹ từ đó đưa ra đánh giá kết quả hoạt động của quỹ là tốt hay xấu:
Thu nhập được chia +Thay đổi NAV trong kỳ
Tỷ số thu nhập/NAV= –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
NAV đầu kỳ
4.2. Tỷ lệ chi phí .
Tổng chi phí
Tỷ lệ chi phí = –––––––––––––––––––
NAV bình quân thời kỳ
Các quỹ đầu tư chỉ số thường có tỷ lệ chi phí thấp .Tỷ lệ chi phí dưới 1% đều được coi là thấp .Các quỹ nhỏ có xu hướng chịu tỷ lệ chi phí cao hơn các quỹ quy mô lớn .Các quỹ đầu tư trên thi trường quốc tế có xu hướng chịu tỷ lệ chi phí cao hơn quỹ nội địa ;Quỹ đầu tư cổ phiếu thường có tỷ lệ chi phí cao hơn quỹ đầu tư lãi suất cố định.
4.3.Tỷ lệ thu nhập
Tỷ lệ thu nhập là chỉ tiêu được tính bằng giá trị thu nhập đầu tư ròng chia cho giá trị tài sản ròng trung bình .Con số này không có tầm quan trọng như tổng lợi nhuận .Chỉ tiêu này phản ánh một cách không trọn vẹn hiệu quả đầu tư vì nó chỉ tập trung vào thu nhập .
4.4.Tỷ lệ doanh thu
Tỷ lệ doanh số đo tổng giá trị giao dịch (mua , bán )do công ty quản lý quỹ tiến hành đối với quỹ. Doanh thu luôn biến đổi tùy từng loại quỹ và cách đầu tư của các nhà quản lý quỹ.
4.5.Chất lượng hoạt động quản lý quỹ
Nhà quản lý quỹ hiệu quả có thể quản lý tốt rủi ro , tối thiểu hóa chi phí và đảm bảo tăng trưởng NAV .Hơn nữa, họ có một chiến lược đầu tư dài hạn các nhà quản lý phải xác định danh mục đầu tư phù hợp (SAA,TAA) và sản phẩm đầu tư đa dạng .Các quỹ đã đạt được kết quả hoạt động dài hạn xuất sắc thường được điều hành bởi một nhóm các nhà quản lý chứ không phải được điều hành bởi một vài cá nhân. Do đó , danh tiếng của đội ngũ nhân sự quản lý rất quan trọng
5.Công bố thông tin
Việc công bố thông tin cho người đầu tư là nhằm giúp họ đánh giá đúng thực trạng các khoản đầu tư, khả năng chuyên môn của những người quản lý quỹ, từ đó mà đánh giá rủi ro và lợi nhuận. Việc cung cấp thông tin phải tuân thủ theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước quy định và do Hội đồng quản trị (trong mô hình công ty) hoặc công ty quản lý quỹ (trong mô hình quỹ dạng hợp đồng) thực hiện.
Nội dung công bố thông tin: về các báo cáo tài chính, tình hình tài chính, các báo cáo của công ty quản lý quỹ...
Hình thức công bố thông tin thường là sử dụng các báo cáo của công ty quản lý quỹ hoặc hội đồng quản trị của quỹ gửi cho người hưởng lợi hoặc cổ đông của quỹ. Ngoài ra, thông tin còn được công bố tại trụ sở các công ty quản lý quỹ hoặc tại các đại lý của công ty. Tại các nước có ngành quỹ đầu tư phát triển thì thông tin được công bố trên các tạp chí tài chính hoặc các phương tiện thông tin đại chúng.
6. Hoạt động của quỹ đầu tư ở Việt Nam
Từ năm 1990-2006, tổng tài sản do các quỹ đầu tư sở hữu trên toàn thế giới tăng từ 2.281 tỷ USD lên 19.110 tỷ USD. Số lượng quỹ đầu tư trên toàn thế giới tăng thêm 6.597 quỹ (năm 1998-2005) (Nguồn: Mutual Fund Factbook, ICI), phát triển mạnh ở các nước mới nổi ở châu Âu, châu Á, châu Mỹ latinh.
Tại Việt Nam, trước năm 1997 có 7 quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập với tổng số vốn huy động được khoảng 400 triệu USD, nhưng chưa đầu tư vào chứng khoán. Sau năm 2002 có 10 quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập ở Việt Nam với tổng số vốn đầu tư lên đến khoảng 900 triệu USD. Tính đến cuối 3/2006 có 8 công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư nước ngoài đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam, khoảng 15 tổ chức đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam và chưa đặt Văn phòng đại diện (Nguồn : Tạp chí chứng khoán số tháng 5/2006).
Tính đến tháng 6/2008 có 34 công ty quản lý quỹ trong nước được thành lập (công ty quản lý quỹ Prudential Việt Nam, công ty quản lý quỹ Manulife Việt Nam, công ty quản lý quỹ Bảo Việt, công ty liên doanh quản lý quỹ Vietcombank, công ty liên doanh quản lý quỹ BIDV- Vietnam Parners...)
Thực chất hoạt động của công ty quản lý quỹ là thực hiện chức năng về quản lý vốn tài sản thông qua việc đầu tư theo danh mục đầu tư hiệu quả nhất nhằm gia tăng giá trị của quỹ đầu tư.
Theo đó, công ty quản lý quỹ có các chức năng hoạt động và cung cấp các sản phẩm sau:
Quản lý quỹ đầu tư (Asset management)
- Huy động và quản lý vốn và tài sản
- Tập trung đầu tư theo danh mục đầu tư
- Quản lý đầu tư chuyên nghiệp
Tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính
- Thực hiện việc tư vấn đầu tư và tư vấn về quản trị cho các khách hàng
- Hỗ trợ khách hàng tối ưu hóa các khoản đầu tư thông qua các công cụ tài chính
- Tối ưu hóa các nguồn vốn cho các nhà đầu tư
Nghiên cứu
- Thông qua việc phân tích đánh giá về thị trường, phân tích giá trị tài chính, giá trị đầu tư và hỗ trợ cho các hoạt động quản lý đầu tư và các tư vấn như đã nêu trên. Cơ chế giám sát của quỹ, công ty quản lý quỹ và các cơ quan chức năng.
- Cơ quan quản lý chủ quan của công ty quản lý quỹ là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam giám sát toàn bộ các hoạt động của công ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư và các ngân hàng giám sát về mặt vĩ mô.
- Ngân hàng giám sát thực hiện việc bảo quản, lưu ký tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán và giám sát công ty quản lý quỹ nhằm bảo vệ lợi ích của người đầu tư.
- Công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý quỹ việc đầu tư theo danh mục đầu tư được nêu trong cáo bạch của quỹ.
Về quỹ đầu tư trong nước:
- Quỹ đầu tư cân bằng Prudential (PRUBF1) thành lập vào 19/7/2006 là quỹ công chúng và chính thức chào bán ra công chúng ngày 24/7/2006 để đạt vốn huy động 500 tỷ đồng thông qua công ty chứng khoán ACB, công ty chứng khoán Ngân hàng ngoại thương Việt Nam và công ty chứng khoán Sài gòn.
- Quỹ đầu tư chứng khoán BVF1 của Tập đoàn tài chính- bảo hiểm Bảo Việt là quỹ thành viên được ra mắt ngày 21/7/2006 với 500 tỷ đồng với sự góp vốn của 6 tổ chức bảo hiểm.
- Quỹ Vietcombank 2 do công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Vietcombank (VCBF) sáng lập với 60 triệu USD ở dạng quỹ đóng, sẽ ra mắt trong năm nay.
- VFM thành lập quỹ VF1 và đã đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán ở TTGDCK TP.HCM.
- Quỹ thứ năm dự kiến thành lập bởi công ty quản lý quỹ của Ngân hàng quân đội, dự kiến là quỹ thành viên chuyên đầu tư chứng khoán có quy mô khoảng 200 tỷ đồng.
- Quỹ thứ sáu dự kiến thành lập bởi Công ty quản lý quỹ của Ngân hàng TMCP An Bình vào cuối năm 2006.
……
Lĩnh vực đầu tư của các quỹ đầu tư trong nước ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là:
+ Cổ phiếu, trái phiếu niêm yết tại TTGDCK TP. Hồ Chí Minh;
+ Các cổ phiếu chưa niêm yết;
+ Và cũng có thể sẽ cung cấp sản phẩm liên kết giữa bảo hiểm và đầu tư;
+ Đầu tư vào các doanh nghiệp chưa niêm yết thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, dầu khí.
Tuy vậy, số lượng các quỹ đầu tư chưa nhiều là một trở ngại cho việc mở rộng hình thức đầu tư cho công chúng. Hoạt động của Quỹ đầu tư giờ đây đã phát triển mạnh mẽ, thể hiện ở việc mỗi khi các loại tài sản khác như cổ phiếu, trái phiếu mất giá thì chứng chỉ quỹ đầu tư vẫn tỏ ra hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Mặc dù loại hình quỹ này đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, ó, cả chất lượng đầu tư lẫn việc quản lý rủi ro đang tiến bộ một cách nhanh chóng. nhưng cơ hội cho sự ra đời và phát triển của các quỹ mới vẫn được đánh giá là rất lớn. Theo con số thống kê, chỉ có khoảng 20% số người có vốn nhàn rỗi lớn đầu tư vào các quỹ đầu tư, bao gồm quỹ đầu tư mạo hiểm và quỹ đầu tư phòng hộ.Trong thời gian vừa qua, sự tồn tại của Quỹ đầu tư cho thấy khả năng hấp dẫn và thuyết phục mà công cụ này có thể đem lại, đặc biệt cho những nhà đầu tư trung bình và nhỏ hoặc những người chọn đầu tư theo thế thủ. Trong chừng mực nào đó, ta có thể hiểu những nhà đầu tư vào các quỹ đầu tư khác với những nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán, đồng thời cũng không giống hoạt động tiết kiệm hoặc mua trái phiếu. Xét về mặt thuận tiện, độ tin cậy và sự hấp dẫn của chúng, nhất là để thu hút những nguồn tiết kiệm nhỏ, ta thấy khó có một hình thức đầu tư thay thế nào tốt hơn. Ngoài ra các quỹ đầu tư còn là định chế có thể giúp gia tăng giao dịch trên thị trường chứng khoán. Song song với tín hiệu lạc quan, cũng còn rất nhiều vấn đề cần xem xét như khó có thể giám sát được hoạt động của các quỹ đầu tư và rất dễ xảy ra gian lận tại các quỹ này. Với một mức phí quản lý dành cho các nhà quản lý lên tới 20% mức tăng giá trị hàng năm của quỹ, rất có thể đây là động cơ thúc đẩy các nhà quản lý quỹ chấp nhận mạo hiểm một cách thái quá. Hơn nữa, hầu như không bao giờ nhà quản lý quỹ phải chịu bất cứ một hình thức phạt nào vì việc đã làm cho giá trị của quỹ bị giảm và nhà quản lý hoàn toàn có thể thu hẹp quy mô của quỹ để làm lại từ đầu. Khi tiền đổ vào các quỹ đầu tư càng nhiều thì việc kiếm được các nhà quản lý quỹ có tài năng thực sự càng khó khăn và khả năng để kiếm được một cơ hội đầu tư tốt lại càng ít hơn.
KẾT LUẬN
Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trong hệ thống tài chính Việt Nam .Từ khi các quỹ đầu tư ra đời đến nay , các doanh nghiệp có thêm kênh huy động vốn trung và dài hạn, lợi ích này thu được do sự kết hợp các công cụ huy động vốn của Quỹ. Đó là các loại chứng khoán do Quỹ phát hành, cùng với hoạt động của thị trường chứng khoán cho phép trao đổi, mua bán các loại chứng khoán đó. Sự kết hợp này khuyến khích các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có khả năng đầu tư dài hạn, cung cấp nguồn tài chính vô cùng cần thiết cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Ở Việt Nam số lượng quỹ đầu tư hiện đã lên đến hàng chục với nhiều phạm vi, chiến lược đầu tư khác nhau. Vì thế, doanh nghiệp trước khi tiếp cận cần biết nhà đầu tư là ai; chiến lược đầu tư của quỹ là gì; quy mô và mục tiêu đầu tư như thế nào; mức hỗ trợ sau đầu tư ra sao…Để tiếp cận các quỹ đầu tư thành công, doanh nghiệp phải có báo cáo tài chính ba năm gần nhất, cung cấp các thông tin chính xác và có kế hoạch kinh doanh ấn tượng. Theo đó, bản kế hoạch kinh doanh phải giải đáp đầy đủ các câu hỏi sau: Mục tiêu của doanh nghiệp là gì? Vì sao có mục tiêu đó? Kế hoạch này sẽ được triển khai trong bao lâu? Ai sẽ thực hiện kế hoạch này? Thị trường của doanh nghiệp ở đâu? Doanh nghiệp sẽ tiến hành kinh doanh như thế nào? Mặc dù có tầm quan trọng lớn đối với nền kinh tế nhưng hiện nay các quỹ đầu tư vẫn chưa thục sự phát triển xứng với tiềm năng của nó .
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37256.doc