Đề tài Tìm hiểu về thị trường vàng ở Việt Nam

PHẦN I –SƠ LƯỢC VỀ VÀNG – THỊ TRƯỜNG VÀNG I.TÌM HIỂU CHUNG VỀ VÀNG Vàng cùng với bạc, đồng là 3 kim loại đầu tiên được tìm thấy đầu tiên trên thế giới, năm 5000 trước công nguyên. Vàng được xem là kim loại quý, biểu tượng của quyền lực và sự giàu có. Vàng có sức chịu đựng oxi hóa cao, lâu bị hư hao. Vàng có thể kết hợp với nhiều chất khác để cho những sản phẩm phục vụ cho công nghiệp. Một năm thế giới tiêu thụ khoảng 450 tấn vàng trong ngành công nghiệp chiếm 11% nhu cầu thế giới. Nhu cầu trang sức chiếm 70% và 13% còn lại là nhu cầu đầu tư. Mỏ vàng nằm rải rác ở 60 quốc gia. Vì vàng trong thiên nhiên có kết hợp với một ít kim loại khác, nên không tinh khiết, cần phải qua quá trình tinh lọc. Nam Phi là nước có nhiều mỏ vàng nhất thế giới khoảng 40.000 tấn. Cả thế giới ước tính có khoảng 145.000 tấn vàng. Vàng có dưới dạng vàng hạt hoặc vàng thỏi (Úc, Hongkong, Thụy sĩ). Ấn Độ là nước tiêu thụ vàng nguyên liệu nhiều nhất thế giới, với nhu cầu hàng năm lên đến 800 tấn, chiếm ¼ nhu cầu vàng vật chất của thế giới. Do đó nếu tính luôn vàng nữ trang thì Ấn Độ là nước có nhiều vàng nhất thế giới. Các hộ gia đình ở nước có nền kinh tế lớn thứ 3 Châu Á này tích lũy 20,000 tấn vàng qua nhiều thế hệ. Ở Ấn Độ, vàng là món quà thông dụng nhất trong các kỳ lễ hội và là một phần không thể thiếu trong của hồi môn. Do đó nhu cầu vàng trang sức sẽ tăng mạnh trong mùa lễ hội và mùa kết hôn bắt đầu tư tháng 11 đến tháng 3. Nước Mỹ là nước có dự trữ ngoại hối bằng vàng lớn nhất thế giới, tiếp theo là Đức và quỹ tiền tệ IMF. - Vàng cũng như ngoại tệ được giao dịch trên toàn thế giới, và gần như 24/24. - Ký hiệu vàng giao dịch trên thị trường là XAU. - Đơn vị tính thông thường USD/ounce. - Mỗi ngày thị trường thế giới giao dịch khoảng 2.500 - 3.000 tấn vàng. Ở Mỹ có khoảng 20 - 30 quỹ đầu tư vàng. Khi muốn giá vàng tăng 1 USD thì phải giao dịch khoảng 50 tấn vàng.

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1898 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về thị trường vàng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đều là những công cụ chống lạm phát hữu hiệu. Tuy vậy, vàng là một loại hàng hóa đặc biệt hơn cả, có giá trị cao, luôn duy trì được giá trị trao đổi cao trên thị trường và đặc biệt là khả năng thanh khoản trên thị trường. Tất cả những yếu tố trên đã biến vàng thành công cụ để chống lạm phát hữu hiệu. 1.4. Vàng là công cụ đầu tư thay thế đồng USD: Vàng thường được sử dụng như một công cụ đầu tư hiệu quả thay thế đồng USD – đồng tiền được giao dịch nhiều nhất thế giới. Nếu đồng USD tăng giá, thì vàng sẽ giảm. Ngược lại USD giảm giá thì vàng sẽ tăng. Do đó vàng là cách đầu tư hiệu quả nhất trong việc phòng chống rủi ro giảm giá của đồng USD. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và Việt Nam như hiện nay thì đồng Đô la đã rớt giá quá nhiều, mọi người không có còn đảm bảo về sự ổn định đầu tư tài chính của mình dựa vào đồng đô la nữa. Giờ đây với nhiều kênh đầu tư mà đồng đô la không thể đảm bảo sự ổn định cho danh mục đầu tư đó với sự lên xuống tỷ giá liên tục như hiện nay thì mọi người sẽ chuyển sang một loại tiền tệ mà họ có thể yên tâm, đó là vàng. 1.5. Vàng giúp kiểm soát rủi ro: Nhìn chung, vàng ít biến động hơn hầu hết các loại hàng hóa khác cũng như thị trường chứng khoán. Với việc sở hữu tài sản ít biến động trong danh mục đầu tư, rủi ro của nhà đầu tư sẽ giảm. Vàng đã từng được gọi là "hàng hóa khủng" bởi vì nó có xu hướng an toàn hơn các công cụ đầu tư khác trong các thời kì khó khăn. Những nhân tố gây cản trở các công cụ đầu tư khác lại giúp làm cho giá vàng tăng lên. Nền kinh tế trì trệ sẽ dẫn đến việc một số ngân hàng hoạt động kém phải đóng cửa. Đến lượt nó, hệ thống ngân hàng gặp khó khăn sẽ gây ra tác động xấu cho nền kinh tế. Và trong một nền kinh tế toàn cầu ngày nay, ai cũng hiểu rằng những thất bại kinh tế và của hệ thống ngân hàng có thể phá hủy tất cả. Khi ngân hàng gặp khủng hoảng, công chúng bắt đầu mất lòng tin vào các tài sản bằng "giấy" và do tính chất, đặc tính bền vững của vàng mà người dân chuyển sang vàng cho an toàn. 1.6. Dự trữ ngoại hối. Khi mà đồng ngoại tệ bất ổn như hiện nay, sự phụ thuộc nền kinh tế ( trong linh vực xuất nhập khẩu) thì ngày càng có nguy cơ rủi ro cao, do chính sách thay đổi của các nước, nền kinh tế các nước bất ổn, khủng hoảng tài chính thì vàng vẫn đảm bảo được giá trị nguyên bản của nó, vẫn là một công cụ có thể kích thích mọi hoạt động của nền kinh tế, khi mà các giao dịch không được đảm bảo bằng ngoại tệ (giao thương quốc tế) thì vàng vẫn có chức băng quan trọng trong giao dịch quốc tế. Mặc dù giá vàng có thể dao động, nhưng về dài hạn vàng sẽ vẫn lấy lại được sức mua tương đương lịch sử của nó so với các hàng hóa và sản phẩm trung gian khác. Trong lịch sử, vàng đã được chứng minh là một loại của cải dùng để dự trữ rất hiệu quả. Vàng cũng đã chứng minh là thiên đàng an toàn trong những quãng thời gian bất ổn về kinh tế và xã hội. Những lúc thị trường chứng khoán tăng giá, tỉ lệ lạm phát thấp, thị trường ngoại hối tương đối ổn định, nhà đầu tư có xu hướng kì vọng mức thu hồi cao ở các khoản đầu tư. Nhưng khi giá chứng khoán giảm và thị trường bất ổn là lúc nhà đầu tư nên nhận ra tầm quan trọng của việc chú ý dành một phần danh mục đầu tư vào loại tài sản có giá trị bền vững. 1.7. Huy động vàng trong dân để đầu tư phát triển kinh tế Thứ nhất, dù không được trả lãi, thậm chí phải trả phí (nếu phí thấp), người dân có vàng, nhất là khi sở hữu một số lượng lớn, người dân vẫn sẽ gửi ở ngân hàng để đảm bảo an toàn. Tùy theo điều kiện của nền kinh tế và mục tiêu của chính sách tiền tệ từng thời kỳ, ngân hàng trung ương có thể thực hiện nghiệp vụ hoán đổi giữa vàng (vàng “có tính chất tiền tệ”) với VND đối với các ngân hàng thương mại. Theo đó, ngân hàng trung ương sẽ tăng dự trữ quốc gia và ngân hàng thương mại sẽ tăng nguồn vốn tín dụng để cho vay. Thứ hai, nếu cho phép các ngân hàng thương mại trả lãi cao để huy động vàng và ngân hàng thương mại cho vay vàng để đầu tư phát triển kinh tế thì lợi ích có thể không bù nổi những thiệt hại từ những tác động tiêu cực cả ở tầm vi mô và tầm vĩ mô. Cụ thể: ***Với kỳ vọng “lãi kép”- lãi được trả về tiền gửi bằng vàng và kỳ vọng lãi từ chênh lệch giá, người dân có động lực lớn để tích trữ tài sản bằng vàng hoặc đầu cơ vào vàng, gây khó khăn cho điều hành kinh tế vĩ mô, nhất là khi có những biến động lớn về giá vàng; nguồn vốn tiết kiệm của dân cư sẽ đổ dồn để tích trữ vàng; tác động tiêu cực của hiện tượng “vàng hóa” cũng là rất lớn, tương tự như hậu quả của “đô la hóa” trong nền kinh tế. Ngoài ra, việc chống “đô la hóa” trong nền kinh tế cũng chỉ thành công khi đồng thời chống được “vàng hóa”. ***Phát sinh rủi ro về thanh khoản vàng và rủi ro về giá vàng cho các ngân hàng thương mại, cho các doanh nghiệp/người dân vay vốn bằng vàng và gây bất ổn, biến động không lường trước được về giá vàng, tỷ giá USD/VND. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, hậu quả xã hội sẽ rất lớn, khi các khoản tiền gửi hoặc các khoản thanh toán bằng vàng đến hạn/đáo hạn, nhưng khi đó giá vàng trên thị trường tăng cao, và người vay hoặc người phải thanh toán trả vàng sẽ phá sản hoặc chịu lỗ lớn. Thứ ba, giới hạn đầu tư tín dụng cho nền kinh tế được quyết định bởi những yếu tố nào? Nguồn vốn đầu tư (tiết kiệm trong nước, nguồn vốn vay nước ngoài); hiệu quả của các dự án đầu tư... Trong đó, hiệu quả của các dự án đầu tư là một yếu tố quyết định. Nếu nền kinh tế có nhiều dự án đầu tư có hiệu quả, ngân hàng trung ương có thể tăng vốn cho nền kinh tế bằng cách “bơm vốn” cho các ngân hàng thương mại. Trong chế độ tiền giấy, trong giới hạn nhất định, ngân hàng trung ương có khả năng mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển kinh tế thông qua mở rộng khả năng tạo tiền của hệ thống các tổ chức tín dụng. 2. Rủi ro của vàng Rủi ro tín dụng bằng vàng. Với các hợp đồng tín dụng bằng vàng đã được giải ngân, nếu giá vàng biến động mạnh theo xu hướng tăng, rủi ro đối với các ngân hàng là tài sản đảm bảo của người đi vay sẽ không đủ bù đắp, còn rủi ro đối với người đi vay là tổng chi phí vay tăng lên do bù lỗ giá vàng. Khi mà tình hình thế giới chuyển biến, giá dầu hỏa tăng cao và lương thực cũng không thể khắc phục nhanh. Các nhà đầu tư trên thế giới đều nắm vàng, dẫn đến thao túng vàng. Mà các nhà đầu tư của Việt Nam là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, dẫn đến sự phụ thuộc bất khả kháng. Khi có sự biến động về thị trường đó thì các nhà đầu tư không thể đưa ra lối đi riêng mà sẽ lung túng dẫn đến sự thất bại nhanh chóng. Trong khi đó các nhà đầu tư trên thế giới kinh doanh đều có chiến lược, chiến thuật và tầm nhìn trung dài hạn hẳn hoi. Tóm lại về vai trò của vàng và của tiền đồng (VND): Mặc dù hiện nay thị trường vàng có nhiều biến động, việc sử dụng vàng làm một loại hàng hóa lưu thông trong nền kinh tế đã có rất nhiều tác dụng trong việc điều tiết của nền kinh tế, giữ cho thị trường đầu tư, thị trường tài chính có một sự ổn định nhất định. Cùng với những ưu việt của vàng như vậy, những yếu tố mà VND khó có thể giữ được sự ổn định của thị trường. Và những yếu tố đó đã giúp cho VND luôn giữ được vị trí chung tâm của sự phát triển kinh tế. Đồng Việt Nam luôn là đồng tiền chính yếu trong việc lưu thông trao đổi, buôn bán hàng hóa với nhau, là đồng tiền chủ đạo mà không có đồng tiền nào thay thế được trong nền kinh tế nước nhà. Cũng chính nhờ vàng mà VND luôn giữ được vai trò của mình, không bị tình trạng đô la hóa trong lưu thong, trong các giao dịch mua bán trong nước, và tác động rất lớn lên sự ổn định của VND – tình trạng lạm phát được giảm lùi. 3. Mối quan hệ giữa thị trường vàng và các thị trường đầu tư khác 3.1. Thị trường chứng khoán Chứng khoán và vàng là hai kênh đầu tư có tính chất thay thế cho nhau, nghĩa là khi có tiền, nhà đầu tư có thể chọn đầu tư vào chứng khoán, hoặc vàng hoặc cả hai để sinh lời. Về lý thuyết, luồng vốn đầu tư sẽ dịch chuyển từ kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời thấp sang kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời cao hơn. Trên phương diện này, khi chứng khoán lên, sẽ tạo nhiều cơ hội cho mọi người kiếm lợi nhuận từ thị trường chứng khoán và giảm đầu tư vào vàng. Tuy nhiên, khi nhận định như trên cần lưu ý 2 điều: Không bao giờ chứng khoán và vàng là vật thay thế hoàn toàn cho nhau, nghĩa là dù chứng khoán có hấp dẫn như thế nào thì vẫn có nhiều nhà đầu tư quan tâm tới đầu tư vàng, đơn giản vì họ quen với hoạt động kinh doanh này hơn. Vàng và chứng khoán đều là những cấu phần của một thị trường tài chính. Hoạt động nhộn nhịp đầu tư trong một cấu phần, có thể tạo cho nhà đầu tư sự phấn khích cần thiết để đầu tư vào cả cấu phần kia. Bên cạnh đó, đầu tư vào chứng khoán là rất rủi ro, vì khi doanh nghiệp phá sản, số chứng khoán đang nắm giữ có thể mất giá trị. Đầu tư vào vàng có thể lãi, có thể lỗ, nhưng không bao giờ mất trắng vì vàng có giá trị nội tại của nó. Một nhà đầu tư khôn ngoan luôn chia sẻ rủi ro bằng cách trong khi đầu tư chứng khoán thì vẫn đầu tư vàng. Tóm lại, khi chứng khoán lên, có thể một số nhà đầu tư sẽ dồn vốn đầu tư sang kênh này, nhưng điều này không hẳn dẫn tới sự trầm lắng của thị trường vàng. 3.2. Thị trường tiền tệ và dầu mỏ. Dầu là nguồn đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất. Bất cứ sự biến động của giá dầu mỏ cũng tác động dây chuyền lên toàn bộ nền kinh tế thế giới. Vì thế để giữ vứng nền kinh tế phát triển ổn định, các nước có nền kinh tế lớn như Nga, Mỹ... có xu hướng xây dựng các kho dự trữ dầu mỏ và tăng cường dự trữ vàng. Bởi lẽ đây là hai loại hàng hóa không bị mất giá trị. Tuy nhiên, dầu mỏ dưới vai trò lớn hơn hàng hóa tích trữ, khi giá dầu mỏ tăng tất yếu dẫn đến hệ quả tiền USD giảm giá trị, và các nước càng có xu hướng nhập vàng về tích trữ, do đó nhu cầu vàng trên thế giới sẽ tăng và kéo theo sự tăng giá của vàng. Năm 2006 cũng là năm đánh dấu mức kỷ lục của giá vàng, giá dầu và một lần nữa minh chứng cho thấy sự đồng hành của giá vàng và giá dầu. Giá dầu đạt mức kỷ lục 78,40 USD/thùng vào ngày 13/7/2006. Mức kỷ lục này cao hơn 39% so với mức giá cao nhất trong năm 2004 là 56,37 USD/thùng (ngày 26/10/2004) và trên 10% so với mức cao nhất năm 2005 là 70,85 USD/thùng vào ngày 27/8/2005. Các kỷ lục về giá dầu tại thời điểm đó và những nguyên nhân của nó cũng không nằm ngoài những nguyên nhân cố hữu như cầu tăng, nguồn cung hạn chế do những xung đột về chính trị ở các nước sản xuất dầu mỏ, dự trữ năng lượng tại Mỹ… Vào đầu năm 2006, giá vàng thế giới từ mức 517 USD/ounce đã tăng liên tục và đến ngày 12/5 đã đạt mức kỷ lục là 732 USD/ounce, để rồi giảm liền một mạch xuống còn 543 USD/ounce chỉ trong vòng 1 tháng. Nhưng ngay sau đó, giá vàng lại tăng lại gần 140 USD/ounce lên mức 675 USD/ounce vào nửa cuối tháng 7 - 2006. Một biến động chưa từng có trong lịch sử giá vàng khoảng 1/4 thế kỷ trở lại đây. Giá vàng thế giới trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2006 ở mức 635 USD/ounce, tăng gần 23% so với thời điểm đầu năm. Nguyên nhân diễn biến thất thường của giá vàng và đạt được kỷ lục cao chủ yếu là do xu hướng mất giá của đồng USD. Trong năm 2008, thị trường tài chính thế giới bước vào khủng hoảng. Sự đổ vỡ của gần 70 Ngân hàng của Mỹ kéo theo sự u ám của nền kinh tế thế giới. Vậy là chính phủ các nước phát triển mà đứng đầu là Mỹ, EU, Nhật,.. liên tiếp tung các gói hỗ trợ kinh tế nhằm hà hơi” thổi ngạt nền kinh tế. 4.Giá vàng quốc tế ảnh hưởng bởi nhân tố sau: Đồng USD. Giá dầu. Các nhân tố kinh tế, chính trị khác. 4.1 Đồng USD: Thông thường đồng USD và giá vàng biến động ngược chiều nhau. Do đó nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến đồng tiền này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc dự báo vàng. Các chỉ số ảnh hưởng đến đồng USD bao gồm: GDP, Lãi suất, lạm phát, thặng dư thương mại, doanh số bán lẻ, thị trường nhà đất, đơn đặt hàng lâu bền, chỉ số PMI, niềm tin tiêu dùng. 4.1.1 GDP: Đây là một trong những chỉ số chính do lường “sức khoẻ” của nền kinh tế, được tính bằng cách cộng tất cả thu nhập của người dân hoặc công tất cả chi tiêu của mọi thành phần. Do đó chỉ số này tốt hay xấu ảnh hưởng rất lớn đến đồng tiền và thị trường chứng khoán của quốc gia đó. 4.1.2 Lãi suất: Các nguồn vốn ngắn hạn quốc tế có xu hướng chảy vào các quốc gia có lãi suất cao. Do đó quốc gia nào tăng lãi suất thì nhu cầu đồng tiền đó trên thị trường sẽ tăng dẫn đến đồng tiền quốc gia đó sẽ tăng. 4.1.3 Lạm phát (chỉ số giá tiêu dùng CPI): Thông thường khi lạm phát tăng, NHTW các nước sẽ xem xét tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Do đó xét về ngắn hạn, khi lạm phát tăng nhà đầu tư thường mua vào đồng tiền đó. 4.1.4 Cán cân thương mại: Là chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia. Khi mức chênh lệch dương thì cán cân thương mại có thặng dự. Khi mức chênh lệch âm thì cán cân thương mại bị thâm hụt. Cán cân thương mại tăng thì đồng tiền quốc gia đó tăng và ngược lại. Sản lượng công nghiệp: Đo lường sự thay đổi trong khu vực công nghiệp của nền kinh tế. Chỉ số này rất nhạy với lãi suất và nhu cầu tiêu dùng, đây cũng là cơ sở được NHTW sử dụng đế đánh giá lạm phát vì sản lượng công nghiệp tăng lạm phát và tiêu dùng tăng. Sản lượng công nghiệp tăng thì đồng tiền của quốc gia đó sẽ tăng. 4.1.6 Doanh số bán lẻ: Đánh giá mức tiêu dùng của người dân, được tính toán dựa trên các lĩnh vực ôtô, vật liệu xây dựng, doanh số của các cửa hàng tạp hoá, nhà hàng, nhà thuốc… Doanh số bán lẻ cao cho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng do đó đồng tiền nước đó sẽ tăng giá trị. 4.1.7.Thị trường nhà đất Mỹ: Các số liệu về giấy phép xây dựng, doanh số mua bán nhà mới, mua bán nhà hiện có ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định lãi suất của các NHTW do đó nếu thị trường nhà đất khả quan thì nhu cầu đồng tiền của quốc gia đó sẽ tăng. 4.1.8. Bản lương khu vực phi nông nghiệp: Là số liệu tổng hợp số việc làm trong các ngành nghề của nền kinh tế ngoài trừ ngành nông nghiệp. Số liệu này khả quan sẽ dẫn tỷ lệ thất nghiệp khả quan và khi đó đồng tiền nước đó sẽ tăng giá. 4.1.9.Đơn đặt hàng lâu bền: Là số liệu cho thấy hoạt động sản xuất của một quốc gia. Hàng hoá lâu bền là những hàng hoá có thời hạn sử dụng trên 1 năm. Nếu số lượng đơn đặt hàng lâu bền tăng thì nền kinh tế đang phát triển và đứng trước nguy cơ lạm phát tăng. 4.1.10 Các chỉ số khác như: Niềm tin tiêu dùng, chỉ số PMI, chỉ số dự báo nền kinh tế, dòng vốn đầu tư quốc tế. v.v… 4.2 Giá dầu: Mỗi khi giá dầu tăng, thị trường lại dấy lên nỗi lo về lạm phát do đó nhu cầu vàng sẽ tăng. Thông thường giá dầu và vàng biến động cùng chiều nhau. Sau đây là các thông tin chính ảnh hưởng đến giá dầu thế giới. + Dự trữ dầu thô của Mỹ. + Các thông tin liên quan đến tổ chức OPEC. + Các thông tin liên quan đến sản lượng cũng như nhu cầu về dầu thô của thế giới. 4.3 Chính trị: Bao gồm các thông tin liên quan đến tình hình chính trị thế giới. Khi tình hình thế giới căng thẳng, nhu cầu mua vàng sẽ tăng. II. THỊ TRƯỜNG VÀNG A. VÀI NÉT CHUNG 1. Loại vàng giao dịch: SJC, AAA là những loại vàng được giao dịch chủ yếu trên thị trường. Bên cạnh đó thị trường Việt Nam cũng có giao dịch vàng nguyên liệu nhưng không nhiều. 2. Chủ thể tham gia: Bao gồm các NHTMCP, DN kinh doanh vàng (những chủ thể đóng vai trò tạo lập giá trên thị trường), nhà đầu tư, cá nhân v.v.. 4. Giờ giao dịch: Các giao dịch diễn ra chủ yếu từ 8h sáng đến 5h chiều. Giao dịch buổi tối rất ít, giá không cạnh tranh. 5. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng trong nước 5.1 Giá vàng quốc tế: Giá vàng quốc tế ảnh hưởng rất lớn đến giá vàng trong nước. Giá vàng quốc tế tăng sẽ kéo theo giá vàng trong nước tăng và ngược lại. 5.2 Cung cầu trong nước: Bên cạnh giá quốc tế, giá trong nước còn bị ảnh hưởng bởi cung cầu trong nước, thông thường nhà đầu tư trong nước mua nhiều khi giá giảm và bán nhiều khi giá tăng. 5.3 Tâm lý: Nhà đầu tư thường chịu tâm lý bầy đàn, có thể sẽ đổ xô mua hoặc đổ xô bán vì tin đồn. Do đó ảnh hưởng đến cung cầu trong nước. Các yếu tố khác: Chính sách NHNN, lãi suất tiền đồng v.v…. 6. Các đơn vị tính toán: + 1 kg = 32.148 ounce. + 1 ouce = 0.8294 lượng. + 1 kg = 26.66 lượng Cách quy đổi giá quốc tế ra giá trong nước và những điều cần lưu ý. Giá vốn nhập về = (Giá quốc tế * tỷ giá USD/VND)/0.8294 + 140,000(bao gồm chi phí gia công , thuế, chi phí bảo hiểm) Các chi phí liên quan đến việc nhập khẩu vàng nguyên liệu về gia công + Phí vận chuyển, bảo hiểm: $1/ounce. + Thuế nhập khẩu: 0.5% giá trị nhập khẩu. + Chi phí gia công từ vàng nguyên liệu sang vàng miếng SJC: 30.000/lượng B- CÁC HÌNH THỨC KINH DOANH VÀNG 1.Kinh doanh vàng trên tài khoản Đây là nghiệp vụ mua bán vàng ghi sổ chứ không thực hiện việc giao nhận vàng. Hình thức kinh doanh này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu đầu cơ và thường giao dịch qua mạng internet hoặc hệ thống giao dịch chuyên dụng. 1.1 Những thuật ngữ thường dùng: + SL order (stop loss): lệnh dừng lỗ. + PT order (Profit taking): lệnh chốt lời. + Limit order: lệnh giới hạn, được sử dụng trong trường hợp đặt mua thấp hơn giá thị trường, hoặc đặt bán cao hơn thị trường. + Market order: lệnh thị trường, được sử dụng khi muốn giao dịch liền với giá thị trường. + Lot: là đơn vị giao dịch. 1 lot = 100 ounce. + Day order: lệnh cho hiệu lực trong ngày. + GTC (Good till cancel): lệnh có hiệu lực đến khi hủy lệnh. + Margin call: thông báo nộp thêm tiền ký quỹ. + Swap: là chi phí lãi phải trả cho việc duy trì trạng thái mua hoặc bán qua đêm. + Close position: tất toán trạng thái mua hoặc bán. + Spread: mức chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra. + Pips: điểm. + Cancel order: hủy lệnh. + Modify order: chỉnh sửa lệnh. + Quote: yết giá mua bán. 1.2 Ưu điểm: Chỉ phụ thuộc vào nhu cầu quốc tế; Hình thức đặt lệnh phong phú đa đạng giúp hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư; Thời gian giao dịch linh hoạt hơn. 1.3 Nhược điểm: Chưa được NHNN cho phép, thủ tục mở tài khoản phức tạp, không rõ đối tác quốc tế và phải biết tiếng Anh. 2. Kinh doanh vật chất Đây là nghiệp vụ mua bán vàng SJC, AAA và là hình thức kinh phổ biến nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay. Phục vụ nhu cầu thanh toán, nhu cầu đầu tư và nhu cầu tích trữ của người dân. 2.1 Các hình thức giao dịch: - Giao dịch mua bán với số vốn tự có. - Giao dịch mua bán với vốn vay, ký quỹ với một tỷ lệ nhất định. Trường hợp này thường giao dịch thông qua các ngân hàng dưới dạng cho vay, giao dịch kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn. - Kinh doanh vàng giao ngay (spot): thông thường trường hợp này ngân hàng sẽ cho nhà đầu tư vay 93% giá trị, nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ 7%. - Kinh doanh kỳ hạn (forward): nhà đầu tư ký hợp đồng mua hoặc bán vàng, với tỷ giá được xác định tại thời điểm hiện tại nhưng thời hạn thanh toán là 1 ngày trong tương lai (1 tuần, 2 tuần, 1 tháng …). - Bằng cách sử dụng hợp đồng ký hạn, nhà đầu tư không cần phải vay mà lãi vay đã được tính sẵn vào giá. Nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ 5% - 10% giá trị giao dịch. Nếu giá biến động thuận lợi, nhà đầu tư có thể tất toán hợp đồng kỳ hạn và thu phần chênh lệch. - Cách tính tỷ giá kỳ hạn = Tỷ giá spot + tỷ gia spot*(lãi vay VND – lãi vay USD)*số ngày/360 Hợp đồng quyền chọn (option): nếu nhà đầu tư mua quyền chọn mua/bán vàng thì nhà đầu tư có quyền mua/bán hoặc không mua/bán vàng tùy ý trong khoảng thời gian hợp đồng còn hiệu lực. Khách hàng chỉ cần trả 1 khoảng phí ban đầu. Tuy nhiên khoảng phí hơi cao do đó nhà đầu tư chỉ nên mua hợp đồng quyền chọn khi dự đoán thị trường sẽ biến động trong thời gian tới. 2.2 Ưu điểm: hình thức kinh doanh quen thuộc với nhà đầu tư, thủ tục đơn giản. 2.3 Nhược điểm: phụ thuộc vào cung cầu quốc tế và cung cầu trong nước. Giờ giao dịch ngắn, mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán không cạnh tranh và không thống nhất ở mỗi nơi. Ngoài ra việc không thể đặt lệnh chốt lời, chốt lỗ cũng là 1 bất lợi. 3. Kinh doanh vàng nguyên liệu Đây là hình thức kinh doanh vàng hạt và chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các NH, doanh nghiệp kinh doanh vàng, nữ trang. Giao dịch sôi động khi nguồn cung SJC trên thị trường không đáp ứng nhu cầu trong nước, do đó nhà đầu tư chuyển sang nắm giữ vàng nguyên liệu. Sau đó nhà đầu tư có thể đem đến Công ty SJC nhờ gia công hoặc bán lại nếu được giá. 3.1 Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian gia công và giúp cho doanh nghiệp kinh doanh nữ trang có nguồn nguyên liệu để gia công. Tận dụng cơ hội kinh doanh trong trường hợp vàng SJC đang khan. 3.2 Nhược điểm: là hình thức giao dịch ít phổ biến, cần có các phương tiện kỹ thuật để kiểm chứng vàng. 4. Kinh doanh vàng qua sàn ACB Đây là hình thức kinh doanh qua Trung tâm giao dịch vàng Sài Gòn của NH Á Châu. 4.1 Cách thức giao dịch: Khách hàng đến các chi nhánh của NH Á Châu để ký Hợp đồng giao dịch vàng. Khi có nhu cầu mua bán, hoặc hủy lệnh, KH phải điền vào phiếu lệnh rồi gửi cho GDV tại quầy - Cơ chế khớp lệnh: liên tục và tự động. - Khối lượng giao dịch tối thiểu là 50 lượng. Bước nhảy về khối lượng là 50 lượng. Bước nhảy về giá là 1,000 đồng/lượng. - Phí giao dịch: 2,000 đồng/lượng - Tỷ lệ ký quỹ: 7% giá trị giao dịch. - Tỷ lệ cảnh báo: 5% có nghĩa là khi giá trị ký quỹ giảm xuống 5% so với giá trị vay, NH sẽ thông báo cho KH ký quỹ thêm. - Tỷ lệ xử lý: 4% có nghĩa là khi giá trị ký quỹ giảm xuống 4% so với giá trị vay, NH sẽ tự động tất toán trạng thái mua bán của KH. 4.2 Ưu điểm: Nhà đầu tư có thể cập nhật các thông tin về giá cả, nhu cầu của thị trường một cách tương đối chính xác, phí giao dịch thấp, mức độ tin cậy cao. 4.3 Nhược điểm: Nhập lệnh chậm, thường nghẽn mạng vào giờ cao điểm. Giờ giao dịch ngắn sáng từ 8h đến 11h, chiều từ 13h đến 16h. Không thể đặt lệnh dừng lỗ, chốt lời 1 cách tự động. Không giao dịch qua điện thoại nên tốn nhiều thời gian. 4.4 Những điều cần lưu ý: + Kinh doanh qua sàn chỉ thích hợp cho những nhà đầu tư có ý định đầu tư dài hạn. Còn nhà đầu tư lướt sóng cơ hội chốt lời sẽ khó hơn vì thông thường giờ giao dịch của sàn vàng thì giá vàng quốc tế ít biến động. + Trước giờ nghỉ trưa, cần phải hủy hết các lệnh mua bán chưa khớp - Sử dụng số tiền có thể thua lỗ để đầu tư. Bạn không nên dùng số tiền mà bạn dự định để sửa nhà, chữa bệnh, học phí… để đầu tư. Vì khi đó tinh thần của bạn sẽ bị chi phối, dẫn đến quyết định đầu tư không chính xác. - Bạn cần phải kiểm soát được trạng thái mua bán của mình, tránh giao dịch đến mất ăn, mất ngủ. Nên khởi đầu với số lượng nhỏ. - Một nguyên tắc quan trọng khác là số tiền trong tài khoản của bạn nên duy trì ở mức cao hơn số ký quỹ giao dịch cần thiết 3 lần. - Đừng kỳ vọng quá nhiều vào giao dịch mà phải nhìn vào thực tế thị trường. - Trước khi giao dịch, bạn nên có nhận định trước và tránh thay đổi trong giờ giao dịch nếu không cần thiết. - Việc giao dịch thường xuyên, liên tục, hàng ngày sẽ khiến cho bạn quyết định thiếu chính xác. Bạn cần phải nghỉ ngơi nếu cảm thấy mệt mỏi và cần có thời gian để nhận định xu hướng sắp tới của thị trường. - Tự tin với nhận định của mình, tránh bị ảnh hưởng bởi nhận định của người khác. -Tránh sử dụng lệnh thị trường, đặt lệnh mua hay bán bằng lệnh này cho thấy bạn thiếu tính kỷ lục. Tuy nhiên bạn có thể sử dụng lệnh này để tất toán trạng thái hoặc chốt lỗ ngay lập tức. Tóm lại nên hạn chế sử dụng lệnh này. -Tránh giao dịch quá nhiều thị trường cùng lúc vì mỗi trường có những thông tin khác nhau mà bạn không có thời gian tìm hiểu. - Mua vào khi giá vượt qua mức biên độ dao động của ngày giao dịch trước đó; bán ra khi giá giảm xuống dưới mức biên độ dao động của ngày giao dịch trước đó. - Tương tự đối với tháng, năm - Không nên mở trạng thái mua hay bán tại 1 mức giá. Khi mua vào, hay bán ra nên thực hiện theo hình kim tự tháp. - Cắt lỗ ngay lập tức và tránh mua thêm hay bán thêm khi đang lỗ. - Hãy để lợi nhuận tăng. Để biết được khi nào nên chốt lời có thể sử dụng đồ thị để quyết định. -Tránh để các khoản lỗ ảnh hưởng đến bạn. Vì đó là một phần của công việc kinh doanh. -Tránh suy đoán đỉnh, đáy: nghĩa là tránh việc bán ra khi giá đang ở mức cao vì nghĩ rằng giá đã cao qua và ngược lại. -Tìm kiếm những cơ hội đầu tư mà rủi ro thấp, lợi nhuận cao. -Nắm bắt xu hướng thị trường. -Tìm kiếm những đợt phá vỡ xu hướng. -Tìm kiếm những đợt điều chỉnh giảm 50% trong xu hướng tăng và những đợt điều chỉnh tăng 50% trong xu hướng giảm. -Mua khi giá đang giao dịch gần vùng hỗ trợ và bán khi giá đang giao dịch gần vùng kháng cự. -Tìm kiếm các mô hình sau: song đỉnh, song đáy, đỉnh đầu vai, tam giác, v.v… PHẦN II-THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ngày nay, không một quốc gia nào trên thế giới còn áp dụng bản vị vàng. Thay vào đó, tiền luật định được áp dụng, có nghĩa là Nhà nước áp đặt sử dụng đồng tiền do họ phát hành, yêu cầu nộp thuế, nhận trợ cấp, thanh toán của Chính phủ bằng đồng tiền đó. Ở một số định chế tài chính tư nhân, bản vị vàng vẫn được áp dụng. Ngày nay tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, người dân có nhu cầu sở hữu, nắm giữ vàng do tập quán, thói quen sử dụng vàng làm phương tiện cất trữ giá trị và nhu cầu sử dụng vàng làm đồ trang sức. Riêng nhu cầu sử dụng vàng làm phương tiện cất giữ tài sản của người dân phụ thuộc chủ yếu vào những lợi ích họ thu được so với các phương tiện cất trữ tài sản hoặc đầu tư khác và do đó phần nào phụ thuộc vào sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó sản xuất và kinh doanh đồ trang sức mỹ nghệ bằng vàng là một nghề truyền thống đã có từ lâu đời và vẫn được duy trì, phát triển trong đời sống xã hội hiện đại. Tại Việt Nam, có hàng nghìn doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vàng trong cả nước, riêng thành phố Hồ Chí Minh có hơn 1.000 doanh nghiệp. 1. Thực trạng 1.1 Thị trường vàng trong những năm gần đây. Kinh tế thế giới đã thoát khỏi khủng hoảng, nhưng giá vàng liên tục tăng mạnh do kinh tế phục hồi chậm chạp và không vững chắc, trong đó số liệu kinh tế Mỹ không mấy khả quan và đồng USD suy yếu, lãi suất tại Mỹ tiếp tục duy trì ở mức thấp là những động lực chính. Như vậy, giá vàng tăng chủ yếu do kinh tế Mỹ còn yếu. Trên thực tế, đồng USD mất giá từ sau ngày 11/9/2001, điều này liên quan đến cuộc chiến của Mỹ tại Trung Đông, nhất là tại Afganistan, trong khi cuộc chiến này còn rất cam go. Vì thế, giá vàng có thể sẽ tăng vững trong dài hạn, nó sẽ chững lại và bắt đầu xu hướng giảm khi cuộc chiến tại Afganistan có dấu hiệu kết thúc. Vì lý do đó, những nỗ lực của nhiều nước trong việc chặn đà suy giảm USD như đã làm trong thời gian qua, thậm chí một thỏa thuận nào đó giữa các nền kinh tế chủ chốt cũng không thể cải thiện được tình hình. Tại những thời điểm nhất định, Fed có thể điều chỉnh các biện pháp chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế, góp phần kìm hãm tốc độ tăng giá vàng. Qua theo dõi cho thấy, giá vàng tăng lên theo chu kỳ kinh doanh thông thường: củng cố, điều chỉnh và tăng trở lại. Tại Việt Nam, vàng được đưa vào lưu thông rất đa dạng về chủng loại và mẫu mã, nhưng thị trường vàng trong nước phụ thuộc vào vàng nhập khẩu, cả về khối lượng và giá cả. Hàng năm, nước ta nhập khoảng trên 60 tấn vàng, đáp ứng trên 90% nhu cầu trong nước, nhưng vàng không ảnh hưởng đến mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ. Mặc dù một bộ phận người dân vẫn sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán mua bán nhà đất, cất trữ vàng làm tài sản hộ thân. Trên thực tế, tỷ trọng vàng sử dụng trong thanh toán cũng như giao dịch gửi và vay tại các ngân hàng là rất nhỏ, tổng vốn huy động và cho vay tại các tổ chức tín dụng. Trước những diễn biến của thị trường vàng trong nước (giá vàng trong nước cao hơn giá vàng trên thị trường thế giới trên 6%). Ngày 11/11/2009, Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời cấp phép nhập khẩu vàng cho các đơn vị kinh doanh vàng nhằm tạo nguồn cung ổn định cho thị trường, góp phần ổn định giá vàng trong nước. Sự tăng giá của vàng tạo cơ hội kinh doanh với mức sinh lợi kỳ vọng cho các những nhà đầu tư trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, giá vàng tăng mạnh cũng có thể để lại những tác động cho nền kinh tế ở một số khía cạnh như sau: Giá vàng tăng nhanh và mạnh làm cho thị trường vàng trở nên kém sôi động hoặc thậm chí đóng băng. Không có nhiều giao dịch mua bán phát sinh và thiếu tính thanh khoản. Sức tiêu thụ các sản phẩm vàng bạc đá quý sẽ bị suy giảm, không thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường vàng và các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành vàng bạc đá quý. Ngân hàng khó cho vay vàng. Theo số liệu thống kê, vốn huy động tiết kiệm bằng vàng của các ngân hàng thương mại đạt ở mức khoảng 95.000 tỷ đồng (khoảng 115 tấn vàng hoặc 4,8 tỷ USD). Nếu giá vàng tăng, người dân và doanh nghiệp sẽ không dám vay vàng, vì lo ngại bị “thiệt hại kép” khi đến ngày đáo hạn trả nợ vay (vừa trả lãi suất vay vàng, vừa bù lỗ mức chênh lệch giá vàng). Nếu các ngân hàng huy động vàng mà không cho vay được, kênh tín dụng bằng vàng sẽ bị tắc nghẽn, gây lãng phí cho nguồn vốn vàng to lớn không sử dụng được. Tâm lý đầu cơ, tích trữ vàng cũng sẽ xuất hiện: Với xu hướng giá tăng mạnh, người dân sẽ rút tiền đồng mua vàng tích trữ để kỳ vọng kiếm lời chênh lệch giá, thay vì gửi tiền đồng vào các ngân hàng hoặc mua hàng hóa, dịch vụ để kích thích sức tăng trưởng kinh tế. Ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI): Theo phương pháp tính chỉ số CPI của Tổng cục thống kê cho giai đoạn 5 năm 2009-2014 trên toàn quốc, hiện tại vàng không được tính trong 572 nhóm hàng và dịch vụ để tính CPI. Tuy vậy, vàng tăng giá cũng sẽ tác động gián tiếp đến chỉ số CPI. Ví dụ, khi giá vàng tăng các nguyên liệu đầu vào phục vụ cho việc sản xuất, chế tác các dòng sản phẩm có liên quan đến vàng hoặc ngành vàng bạc đá quý sẽ tăng theo, dẫn đến giá bán tăng đối với nhóm hàng hóa này. Khi giá bán các sản phẩm kim loại quý tăng, các sản phẩm này sẽ tác động gián tiếp đến 572 nhóm hàng và dịch vụ chính thức nói trên. Ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ. Khi giá vàng tăng gây ảnh hưởng gián tiếp đến chỉ số CPI tăng, những dấu hiệu về lạm phát sẽ xuất hiện. Nếu tỷ lệ lạm phát không dao động trong vùng kiểm soát theo kỳ vọng chung của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải xem xét thực thi một số giải pháp như điều chỉnh lãi suất cơ bản, điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc, và điều tiết tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế để kiềm chế lạm phát. Ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán vốn được xem là mặt hàng để xem xét biểu của nền kinh tế. Khi giá vàng tăng với mức sinh lợi kỳ vọng hấp dẫn, các công ty chứng khoán một mặt vừa chú tâm theo dõi diễn biến của thị trường vàng, mặt khác vừa lo ngại một số nhà đầu tư chứng khoán sẽ dịch chuyển danh mục đầu tư sang vàng. Nếu nhiều nhà đầu tư chuyển hướng đầu tư sang vàng, thị trường chứng khoán sẽ thiếu tính thanh khoản, và điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sự phục hồi và sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán và nền kinh tế. Ảnh hưởng đến thị trường bất động sản. Theo tập quán truyền thống từ lâu đời, người dân Việt Nam có thói quen sử dụng vàng để định giá nhà đất hoặc bất động sản. Nhà đất là tài sản có giá trị rất lớn có khi phải tích lũy vài chục năm mới sở hữu được, vì vậy việc người dân “neo” giá bán nhà đất vào vàng cũng là điều dễ hiểu. Dù hiện nay, việc rao bán nhà đất bằng tiền đồng thay cho vàng có tăng lên, nhưng đó chỉ là hình thức. Bởi xét về bản chất, người bán nhà hay bất động sản thường quy đổi ra tiền đồng theo giá vàng hiện hành. Giá vàng tăng, dẫn đến giá trị nhà đất, bất động sản tăng theo, khiến các nhà đầu tư ngại mua bán nhà đất/bất động sản do sợ rủi ro giá vàng đảo chiều. Điều này có thể sẽ làm cho thị trường bất động sản kém sôi động hoặc thậm chí tắc nghẽn. 1.2. Phạm vi kinh doanh vàng ở Việt Nam hiện nay khá rộng, khó kiểm soát Tại Việt Nam, theo các quy định của pháp luật hiện hành (Nghị định 174/1999/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 64/2003/NĐ-CP), phạm vi hoạt động kinh doanh vàng khá rộng rãi. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước chỉ quản lý một số hoạt động về vàng có liên quan tới điều hành chính sách tiền tệ như: Xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu Sản xuất vàng miếng Các hoạt động kinh doanh vàng khác như mua bán vàng trang sức mỹ nghệ, vàng miếng được coi là hoạt động kinh doanh bình thường giống như các loại hàng hoá khác. Theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, hoạt động mua bán, sản xuất gia công vàng trang sức mỹ nghệ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng không cần cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Tổ chức, cá nhân muốn tham gia chỉ cần đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch Đầu tư trên địa bàn và hoạt động trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hoạt động kinh doanh này thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại và Luật Doanh nghiệp. Ngay cả hoạt động xuất, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ cũng không hề có bất kỳ một quy định nào để điều phối và kiểm soát. Không có các quy định cụ thể để xác định: Thế nào được xem là vàng gia công chế tác; vàng trang sức, mỹ nghệ. Trong khi đó, việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức mỹ nghệ thực hiện theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không cần có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước. Như vậy, khả năng lạm dụng để xuất khẩu vàng có chất lượng cao (ví dụ, từ 90% trở lên) dưới hình thức vàng trang sức mỹ nghệ nhưng với khối lượng lớn là rất dễ xẩy ra. Do vậy, Bộ Tài chính đã sửa đổi mức thuế suất xuất khẩu vàng. Theo Thông tư số 184/2010/TT-BTC, từ ngày 01/01/2011, các loại vàng nguyên liệu, vàng trang sức có hàm lượng cao sẽ chịu thuế xuất khẩu là 10% thay cho mức cũ là 0%. Do phạm vi hoạt động kinh doanh vàng khá rộng rãi, lượng vàng và USD trôi nổi ngoài thị trường nhiều (các chuyên gia kinh tế gọi là tình trạng “vàng hóa”, “đô la hóa”) nên ngay cả các cơ quan quản lý cũng không thể nắm rõ được số liệu thật là bao nhiêu. 1.3.Biến động của thị trường vàng 1.3.1.Tác động của thị trường vàng năm 2010 đến chính sách tiền tệ Trong những năm gần đây, giá vàng có xu hướng tăng nhanh. Năm 2010 thị trường vàng biến động bất thường với những mức giá kỷ lục liên tiếp được thiết lập. Tháng 11/2010 người dân đã chứng kiến giá vàng trong nước đạt mức giá 38 triệu đồng/lượng. Từ cuối năm 2009 đến ngày 21/12/2010 giá vàng quốc tế tăng 26%, giá vàng trong nước tăng 46%. Sự biến động của thị trường vàng đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng. Bài toán vàng, lạm phát lại một lần nữa thách thức các nhà điều hành chính sách tiền tệ. Vậy những nguyên nhân nào khiến giá vàng trong nước tăng đột biến ? Thứ nhất: Giá vàng Việt Nam chịu tác động của giá vàng thế giới Giá vàng thế giới đã có những bước ngảy vọt chưa từng có, lần đầu tiên trong vòng 10 năm qua, đạt cao nhất vào năm 2010, tăng gấp 5 lần. Vào trung tuần tháng 10/2010, giá vàng thế giới đã lập kỷ lục 1.379,1 $/oune, tăng 22% so với đầu năm. Vàng đã trở thành tài sản đặc biệt, không chỉ các Ngân hàng trung ương mà các quỹ đầu tư nhỏ lẻ rất quan tâm. Giá vàng thế giới tăng do 3 nguyên nhân chính: Khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến nhà đầu tư tìm đến vàng như một chỗ trú ẩn an toàn: Nhân tố chính kích động giá vàng là lạm phát hoành hành các nền kinh tế. Trong hai năm qua, cùng với các chiến dịch kích thích tăng trưởng kinh tế, các NHTW của Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước khác đã tìm cách tăng chi tiêu đồng thời in thêm tiền mặt. Hàng nghìn tỷ USD được bơm vào nền kinh tế toàn cầu, khiến lạm phát gia tăng. Mặt khác, các yếu tố quốc tế đầy rủi ro sau khủng hoảng khiến vàng trở thành tài sản được ưa chuộng để tích trữ. Chiến dịch nới lỏng chính sách tiền tệ đã không thể thúc đẩy nền kinh tế và giảm thất nghiệp ở các nước như mong muốn. Thay vào đó, luồng "tiền nóng" chảy sang các nền kinh tế đang nổi, nơi chúng được đổ vào các mặt hàng giữ giá như vàng. Tại Mỹ, sự mất lòng tin vào đồng USD khiến giá trái phiếu chính phủ Mỹ giảm mạnh và lãi suất tăng vọt. Cứ 18 ngày, Mỹ lại phát hành các loại giấy tờ ghi nợ tương đương giá trị sản lượng vàng khai thác 1 năm và mỗi năm nước Mỹ vay nợ tương tương 1/3 tổng số lượng vàng hiện có trên thế giới. Tại Châu Âu, nợ xấu tại một số quốc gia có biểu hiện ngày một trầm trọng hơn, thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến kênh đầu tư vàng… Cung yếu: Bất chấp giá vàng đang ở mức cao kỷ lục, các Công ty khai thác vàng không thể đáp ứng đủ mức cầu. Dưới góc độ kinh tế, mỗi khi cầu tăng thì cung sẽ tăng theo, qua đó giữ giá ổn định. Tuy nhiên điều này không xảy ra với vàng, đơn giản vì không có nguồn quặng mới đủ để tăng sản lượng khai thác và thay thế lượng vàng đi vào tiêu dùng. Trong năm qua, sản lượng vàng thế giới chỉ tăng được 3%, trong khi giá vàng tăng hơn 20%. Cầu bùng nổ: Bên cạnh các yếu tố cơ bản khiến giá vàng luôn theo xu thế đi lên như: nhu cầu vàng trang sức và vàng công nghiệp ngày càng tăng; tâm lý ưa chuộng vàng của một số quốc gia (điển hình là Trung Quốc và Ấn Độ), thì động thái găm giữ vàng của các nhà đầu tư, các chính phủ đã khiến nhu cầu vàng năm 2010 tăng vọt. Theo Hội đồng vàng toàn cầu, tổng giá trị đầu tư vào vàng trong quý 3/2010 tăng lên mức kỷ lục 9,6 tỷ USD, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2009. Đồng thời, các nhà đầu tư và một số Ngân hang trung ương, chủ yếu ở Trung Đông và châu Á, cũng chuyển sang dự trữ vàng. Thứ hai: Tâm lý giữ vàng Vàng là một công cụ đầu tư, cất trữ truyền thống của người Việt Nam. Việc quy đổi tài sản theo giá trị của vàng đã trở thành thói quen lâu đời và đã được người Việt Nam lựa chọn là phương tiện đo lường, trao đổi từ thế kỷ này sang thế kỷ khác. Trước những đợt biến động giá vàng trong thời gian gần đây, nhiều tổ chức và cá nhân đã đổ xô đi mua vàng. Có thể thấy vàng đã len lỏi vào định giá hàng hoá, dự trữ và dẫn đến “vàng hoá”. Trên thực tế, Việt Nam cũng nằm trong những nước nhập khẩu vàng lớn trên thế giới (Năm 2006, nhập 91 tấn vàng, năm  2007 nhập 51 tấn vàng, năm 2008 nhập 90,5 tấn vàng). Mặt khác, cùng với khủng hoảng kinh tế, lạm phát, năm 2010 việc đầu tư vào các chứng khoán và bất động sản đều hạn chế, thậm chí thua lỗ đã khiến các nhà đầu tư Việt Nam tập trung vào vàng. Theo tính toán sơ bộ, lượng vàng dự trữ (chủ yếu trong dân cư) của Việt Nam đã tăng liên tục trong nhiều năm qua và đạt mức cao nhất 1.000 tấn vào cuối năm 2009 với tổng trị giá lên tới 45 tỉ USD, bằng 50% GDP của Việt Nam cùng thời điểm và sang năm 2010 lượng vàng trong dân cũng tăng cao. Do đó, việc nhìn nhận vai trò của vàng đối với hệ thống tài chính là hết sức quan trọng. Thứ ba: Cung vàng trong nước được kiểm soát chặt chẽ Trong khi cầu vàng trong nước tăng đột biến thì cung lại rất hạn chế. Khoảng 95% lượng vàng tiêu thụ tại Việt Nam được nhập khẩu, tuy nhiên hoạt động nhập khẩu vàng được quản lý rất chặt chẽ, các doanh nghiệp kinh doanh vàng muốn nhập khẩu phải xin hạn ngạch từ Ngân hang Nhà nước. Tháng 5/2008, để làm dịu áp lực lạm phát và bình ổn nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước ngừng cấp phép nhập khẩu vàng. Điều này hạn chế lượng ngoại hối dùng để nhập vàng, nhưng lại tạo ra ít nhất là ý niệm khan hiếm vàng. Khi chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới tăng cao, không được phép nhập khẩu qua đường chính thức, nhà đầu cơ đẩy mạnh mua USD để nhập lậu vàng, tạo áp lực khan hiếm đồng USD và đẩy giá USD lên cao. Thứ tư: tỷ giá hối đoái tăng cao Giá vàng hiện chủ yếu được yết bằng USD, do vậy khi USD bị đẩy lên cao, đến lượt nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng. Theo đó, khi giá USD tăng, giá vàng sẽ tăng tương ứng. Giá vàng tăng trong khi cầu về vàng vượt quá cung khiến nhu cầu mua USD để nhập khẩu vàng tăng, lúc này, giá vàng đã tác động ngược trở lại giá USD, tạo vòng xoáy giữa vàng, USD. 1.3.2.Tác động của giá vàng đến các yếu tố kinh tế vĩ mô và hoạt động của các ngân hàng thương mại Theo báo cáo của Hội đồng Vàng thế giới, lượng vàng hiện có tại Việt Nam (lấy lượng vàng nhập khẩu trừ đi số đã xuất khẩu) khoảng 1.000 tấn, tương đương với 45 tỷ USD. Tuy con số này chưa được công nhận, nhưng chắc chắn một lượng vàng rất lớn đang được người dân nắm giữ, đang trở thành luồng vốn hoạt động không chính thức, gây sức ép không nhỏ đến chính sách tiền tệ, tăng trưởng kinh tế nói chung và hoạt động của các ngân hàng thương mại nói riêng. Mặt khác, giá vàng tăng cao gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của chính sách tiền tệ và ổn định kinh tế vĩ mô trong trung hạn. Xét từ quan hệ ảnh hưởng từ trực tiếp đến gián tiếp có thể thấy tác động của giá vàng tăng như sau: Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động nguồn vốn của khu vực tài chính: Khi giá vàng tăng người dân rút tiết kiệm để đầu tư vàng thay vì gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Đồng thời vốn rút ra lại loanh quanh ở thị trường vàng và ngoại tệ dẫn đến khả năng huy động vốn của các ngân hàng thương mại bị giảm sút, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Thị trường ngoại tệ tự do bành trướng: Tình trạng đô la hóa ở Việt Nam không chỉ biểu hiện bằng tỉ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng mà còn là khối lượng ngoại tệ lưu hành ngoài hệ thống tài chính. Khi giá vàng tăng làm cho nhu cầu mua USD trên thị trường tự do để nhập khẩu vàng lậu lớn dẫn đến tỷ giá USD tăng, khó kiểm soát. Nguy cơ lạm phát: Tuy chưa thống kê được quy luật cụ thể cho mối liên quan chặt chẽ giữa vàng và lạm phát. Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế dẫn đến hiện tượng dùng vàng để định giá các tài sản lớn, điển hình là giá bất động sản. Khi vàng trở thành thước đo giá trị, việc vàng tăng giá kéo giá bất động sản và các loại hàng hóa khác tăng theo, gây nguy cơ lạm phát. Thâm hụt cán cân thương mại: Khi giá vàng tăng thì nhập khẩu vàng tăng và nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu càng lớn. Với khối lượng vàng cất trữ rất lớn và gia tăng nhanh chóng những năm gần đây giải thích vì sao thâm hụt cán cân thương mại.  Ảnh hưởng đến điều hành chính sách tiền tệ: Với số liệu trên cho thấy tỉ trọng vàng trên GDP ở Việt Nam rất lớn. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến điều hành chính sách tiền tệ. Đơn cử, với tổng phương tiện thanh toán không kể vàng (M2) thì hệ số nhân tiền theo tính toán của các chuyên gia khoảng 4,8. Nhưng nếu tính gộp M2 + vàng thì hệ số này chỉ còn 2,0. Rõ ràng rằng có rất nhiều vấn đề đối với hệ thống tiền tệ đang bị chi phối bởi khối lượng vàng và thị trường vàng đang bành trướng hiện nay. Như vậy, vàng không còn là vấn đề nhỏ của các nhà kinh doanh, mà đang thực sự trở thành một lực lượng thị trường có khả năng chi phối cả tiết kiệm, đầu tư, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại tệ và hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế. Vì vậy, việc quản lý thị trường vàng, vấn đề vàng hóa và đô la hóa cần phải được nghiên cứu toàn diện hơn để có chiến lược và chính sách hợp lý. Bảng 1: Quy mô vàng thuộc Dữ trữ quốc tế của các nước từ 2001 - 2010 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nghìn tấn 33.06 32.78 32.41 31.86 31.34 30.74 30.38 29.87 29.73 30.19 Tỷ USD 291.7 291.4 361.8 426.4 438.9 507.0 617.3 800.8 831.3 1,005.4 % so với tổng dự trữ ngoại hối 11.5 10.8 11.4 10.8 9.2 9.6 9.7 9.9 9.8 9.9 Nguồn: World Gold Council-WGC Bảng 2: Lượng vàng nắm giữ và tỷ lệ so với tổng dự trữ của một số nước cuối năm 2010 Quốc gia Tổng lượng vàng (tấn) Tỷ lệ so với tổng dự trữ (%) Mỹ 8.133,5 77,4 Một số nước Châu Âu Đức 3.406,8 69,2 Ý 2.451,8 66,6 Pháp 2.435,4 70,6 Eurozone ( bao gồm ECB) 10.797,9 59,7 Anh 310,3 17,6 Một số nước Bắc Á Trung Quốc 1.054,1 1,9 Hàn Quốc 14,4 0,2 Nhật 765,2 2,3 Một số nước Đông Nam Á Thái Lan 84 2,1 Malaysia 36,4 1,2 Indonesia 73,1 3,9 Singapore 127,4 2,2 Nguồn: World Gold Council-WGC 2.Một số giải pháp và đề xuất đối với việc quản lý thị trường vàng 2.1. Một số giải pháp chủ yếu để quản lý hoạt động kinh doanh vàng Thứ nhất: Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành điều tiết trực tiếp hoặc có liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh vàng để thống nhất vai trò quản lý hoạt động kinh doanh vàng của ngân hàng nhà nước theo đúng quy định tại khoản 17 Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12, ngân hàng nhà nước có nhiệm vụ “Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng”. Thứ hai: Xây dựng tiêu chí cụ thể để phân biệt vàng “có tính chất tiền tệ”; vàng có hàm lượng cao; vàng trang sức mỹ nghệ. - Vàng “có tính chất tiền tệ” là vàng được coi là ngoại hối theo điểm (d) khoản 2 Điều 6 Luật NHNN số 46/2010/QH12. - Vàng hàm lượng cao là vàng có hàm lượng > 90%. Vàng hàm lượng cao bao gồm vàng “có tính chất tiền tệ” và một bộ phận vàng trang sức mỹ nghệ. - Vàng trang sức mỹ nghệ là sản phẩm chế tác bằng vàng có hàm lượng vàng thấp (dưới 90%) hoặc sản phẩm vàng có hàm lượng cao nhưng chi phí để chế tác ra sản phẩm vàng đó từ vàng nguyên liệu phải chiếm tỷ lệ đáng kể trong giá bán sản phẩm. Thứ ba: Phân biệt mức thuế suất xuất khẩu hoặc nhập khác nhau đối với vàng “có tính chất tiền tệ” hoặc vàng có hàm lượng cao; đối với vàng trang sức mỹ nghệ hoặc vàng có hàm lượng thấp. Giữ nguyên mức thuế suất 10% đối với vàng hàm lượng cao theo Thông tư số 184/2010/TT-BTC, nên hạ mức thuế suất xuống mức 5% áp dụng đối với vàng trang sức mỹ nghệ; Thứ tư: Khi đã có mức thuế xuất hợp lý để điều tiết xuất/nhập khẩu vàng, nới lỏng dần và tiến tới xóa bỏ việc cấp quota xuất/nhập khẩu vàng để việc liên thông thị trường vàng trong nước với thị trường vàng thế giới được linh hoạt, theo cơ chế thị trường; Thứ năm: Thu hẹp phạm vi số lượng các tổ chức được phép mua, bán vàng “có tính chất tiền tệ” - vàng miếng so với hiện nay. Thứ sáu: Ngân hàng nhà nước thực hiện nghiệp vụ hoán đổi giữa vàng tiền tệ với VND đối với các ngân hàng thương mại. Quy mô hoán đổi, tỷ giá giao ngay, tỷ giá kỳ hạn áp dụng trong nghiệp vụ hoán đổi tùy thuộc vào mục tiêu chính sách tiền tệ từng thời kỳ; Thứ bảy: Nghiên cứu, cho thành lập và hoạt động 1 hoặc 2 sở giao dịch vàng sau khi ngân hàng nhà nước đã xây dựng, ban hành đầy đủ cơ chế quản lý chặt chẽ; phân tích rõ những tác động về kinh tế xã hội cả ở tầm vi mô và tầm vĩ mô. Thứ tám: Trong thành phần dự trữ ngoại hối quốc gia, ngân hàng nhà nước cần có phương án dự trữ vàng ở tỷ lệ nhất định so với tổng dự trữ ngoại hối. Đồng thời ngân hàng nhà nước có phương án tham gia mua/bán trên Sở giao dịch vàng trong nước; kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài; cho vay vàng đối với ngân hàng thương mại... Thực hiện đa dạng các nghiệp vụ về vàng, một mặt tạo cho ngân hàng nhà nước chủ động can thiệp, điều tiết thị trường vàng trong nước; mặt khác, nâng cao hiệu quả của đầu tư vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước. 2.2. Một số đề xuất Trên cơ sở xem xét vấn đề vàng trong mối quan hệ biện chứng với tỷ giá và lạm phát; coi vàng là phương tiện cất trữ, lưu thông tiền tệ chứ không chỉ là hàng hóa thông thường, từ đó có giải pháp tiếp cận và xử lý vấn đề trên cơ sở dài hơi, tôn trọng quy luật khách quan của kinh tế thị trường, tập quán giữ vàng của người dân, kể cả việc xem xét thực tiễn khó khăn trong việc ngăn chặn vàng nhập lậu từ biên giới, dưới góc độ nghiên cứu, người viết có một số đề xuất sau: Thứ nhất, căn nguyên cơ bản của cơn sốt vàng là lạm phát, do đó muốn giải quyết vấn đề của vàng thì phải có biện pháp giảm lạm phát để tăng niềm tin vào đồng nội tệ, bớt đổ xô vào gom giữ vàng, ngoại tệ. Thứ hai, không nên thực hiện các biện pháp có tính chất hành chính, cắt giảm đột ngột, ngăn cấm mua bán  vàng… Bởi như vậy sẽ càng làm vàng ra khỏi kênh chính thức. Thay vào đó, cần có bước trung gian để chu chuyển vàng (hút vàng vào ngân hàng). Thứ ba, cần có cơ chế để chu chuyển vàng thành VND, cần có giải pháp để huy động số vàng hiện có trong dân để không lãng phí nguồn tài chính quan trọng. ngân hàng nhà nước nên cho phép các ngân hàng thương mại tái chiết khấu vàng để lấy VND. Khi đó, nhà nước sẽ thu hút được vàng trong dân, đưa lượng vàng lớn trong dân vào lưu thông, giúp chu chuyển nguồn vốn bằng vàng. Thứ tư, Nhà nước cần có chính sách quản lý thị trường vàng theo hướng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động sản xuất kinh doanh, trên tinh thần tôn trọng quy luật thị trường. Sau khi hoàn thiện các cơ chế, biện pháp phòng ngừa rủi ro thì nên tiếp tục cho phép kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài để khơi thông dòng vốn kinh doanh trong và ngoài nước và cân bằng được rủi ro của việc huy động vàng trong nước. Thứ năm, cần thành lập mô hình quản lý thị trường vàng tập trung do Nhà nước quản lý. Khi đó, Nhà nước có thể quản lý thị trường vàng hiệu quả, tránh những tác động tiêu cực, còn người dân và nhà đầu tư có thêm những kênh lựa chọn để đầu tư hay trao đổi loại hàng hóa đặc biệt này, tạo lập một thị trường giao dịch vàng tập trung giống thị trường chứng khoán hiện nay, tăng cường tính minh bạch, thông suốt của thị trường vàng; giảm tình trạng lũng đoạn và thao túng, góp phần tạo trật tự khách quan cho thị trường vàng; giảm nhu cầu nhập vàng và hạn chế xuất nhập lậu vàng./. Kết luận: Trong xã hội hiện nay, vàng không còn nguyên vai trò “tiền tệ” nhưng tính chất “tiền tệ” của vàng không hoàn toàn mất đi. Hoạt động của thị trường vàng trong nước ảnh hưởng đến thực thi chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá. Đối với Việt Nam, Nhà nước chưa tự do hóa các giao dịch vốn, dự trữ ngoại hối không cao, nguồn cung vàng chủ yếu từ nhập khẩu... Do vậy, về cơ bản những biện pháp quản lý trong năm 2010 vừa qua là đúng hướng. Trong thời gian tới, ngân hàng nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ thể chế quản lý đối với hoạt động kinh doanh vàng, sao cho vừa có cơ chế quản lý chặt chẽ, kiểm soát, điều tiết được hoạt động kinh doanh vàng phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ, vừa tạo được sự thông thoáng, linh hoạt, ổn định về chính sách để thị trường vàng phát triển, nhất là hoạt động kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ. Thông qua hệ thống các giải pháp đồng bộ theo các quan điểm và định hướng nêu trên, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam sẽ được nâng cao. Tài liệu tham khảo: - Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11; - Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11; - Pháp lệnh ngoại hối năm 2005; Nghị định 174/1999/NĐ-CP và Nghị định 64/2003/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 174; Các VBQPPL khác của Nhà nước có liên quan về hoạt động kinh doanh vàng; - - Tổng hợp thông tin đăng trên các tạp chí; báo điện tử; báo giấy.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctim_hieu_thi_truong_vang_tai_vn_4846.doc
Tài liệu liên quan