MỞ ĐẦU
Thực hiện chiến tranh xâm lược, đế quốc nào cũng phải lấy việc đầu độc về tư tưởng và văn học để bổ sung cho sự xâm lược về quân sự và nô dịch về chính trị. Trong cuộc chiến mà Mỹ tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam (1954 - 1975), Mỹ đã thực hiện điều này một cách tích cực và đặc biệt quán triệt. Bởi vì, một mặt đó là một bộ phận của chiến lược Mỹ. Mặt khác, vì Mỹ đứng trước một nhân dân đã được thức tỉnh mạnh mẽ về ý thức giải phóng dân tộc theo lập trường vô sản, không chấp nhận chế độ “thực dân mới” của Mỹ, nên bên cạnh việc huỷ diệt đồng bào miền Nam bằngbom đạn, Mỹ càng ngày càng phải đưa “chiêu bài văn học, tư tưởng” để xoá mờ ý thức dân tộc và giai cấp, gieo rắc mơ hồ giữa ta và địch, làm tê liệt ý chí chống Mỹ.
Mỹ tiến hành cuộc “xâm lăng văn học” một cách kiên trì và công phu. Một mặt, Mỹ cho du nhập vào miền Nam Việt Nam tất cả các trào lưu văn học, các vật chất hiện đại phương Tây. Mặt khác, Mỹ cũng có một chính sách “chinh phục tinh thần” theo cách riêng của Mỹ để mà tác động đến đông đảo quần chúng, mục đích nhằm mua chuộc quần chúng, đầu độc họ biến họ thành thứ “nô lệ tự nguyện” của “văn học Mỹ” lối sống Mỹ, đồng thời tạo bàn đạp cho mặt trận quân sự tiến đến xâm lược hoàn toàn Việt Nam.
Quá trình du nhập “lối sống Mỹ”, “văn học Mỹ” vào miền nam Việt Nam gây nên sự “xáo trộn” mạnh mẽ về văn hoá. Những tệ nạn cùng với một vài yếu tố tích cực đã làm khung cảnh xã hội miền Nam Việt Nam có những biến đổi nhất định.
Mục đích của bài viết này nhằm tìm hiểu sâu hơn về thứ “lối sống Mỹ”, “văn học Mỹ” mà Mỹ đã du nhập vào Việt Nam trong chiến tranh, phân tích tác động và đưa ra những đánh giá khách quan nhất về “công” và “tội” của Mỹ trong “vấn đề văn học” mà Mỹ và chính quyền Việt Nam cộng hoà đã thực hiện ở miền Nam Việt Nam.
Do mặt nhận thức còn hạn chết, bài viết này còn nhiều thiếu sót. Mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và bạn đọc.
* Cấu trúc bài gồm 3 phần:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung
Phần 3: Kết luận.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 4
1. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA “LỐI SỐNG MỸ” NHỮNG NĂM 1954-1975 4
2. CON ĐƯỜNG DU NHẬP “LỐI SỐNG MỸ” VÀO MIỀN NAM VIỆT NAM 1954 - 1975 8
2.1. “Lối sống Mỹ” vào Việt Nam một cách tự nhiên chủ yếu qua lính Mĩ và trí thức du học 8
2.2. “Lối sống Mỹ” vào Việt Nam với ý đồlà công cụ nô dịch trong chế độ thực dân mới 10
3. PHƯƠNG TIỆN DU NHẬP “LỐI SỐNG MỸ” 11
2.1. Viện trợ Mỹ 14
2.2. Sách báo và phim ảnh 15
2.2.1. Sách báo 16
2.1.2. Phim ảnh 17
2.3. Giáo dục 19
4. TÁC ĐỘNG CỦA “LỐI SỐNG MỸ” ĐẾN MIỀN NAM (1954 - 1975) 22
4.1. Đối tượng tác động 22
4.2. Những tác động tiêu cực 30
4.2. Tác động tích cực 34
KẾT LUẬN 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
40 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2264 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về thứ lối sống Mỹ, văn học Mỹ mà Mỹ đã du nhập vào Việt Nam trong chiến tranh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ut; Lê monde, Lexpress… chính quyền Mỹ - Diệm tiến hành cấp giấy phép, cung cấp vốn, chỉ đạo cho đám bồi bút ra hàng loạt sách báo đủ loại, vì thế “có những thời điểm miền Nam Việt Nam có tới 200 loại báo với vài ngàn ký giả, trong đó ó khi có hàng chục báo hàng ngày, hàng chục tờ nguyệt san khác. Riêng Sài Gòn có hơn 100 nhà xuất bản lớn nhỏ in sách cảu ngót một ngàn tác giả miền Nam và 200 tác giả nước ngoài dịch ra tiếng Việt” Theo Trần Độ cùng nhiều tác giả “Văn học, văn nghệ miền Nam dưới thời Mỹ- Nguỵ” T2, Nxb Văn học Hà Nội, 1979, tr 82.
. Một số tờ báo thu hút lượng công chúng lớn như: Tờ cách mạng quốc gia ; Sài Gòn - Mai (1961); Tiếng Đàn (1961), Đồng Nai (1961) v.v… Những tờ báo này tập trung tuyên truyền tư tưởng chống cộng, các học thuyết quân sự của Mỹ - Nguỵ và một sốt yếu tố không thể bỏ qua là tuyên truyền “văn học Mỹ”, “lối sống Mỹ”.
Song song với việc mở rộng hệ thống tuyên truyền bằng báo chí, Mỹ - Nguỵ cũng mở rộng hệ thống tuyên truyền bằng sách vở. Để khống chế hoạt động xuất bản và lái thị trường xuất bản vào quỹ đạo phục vụ mục đích xâm lược, Mỹ- Nguỵ đã sử dụng hai biện pháp. Một là kiểm duyệt phát xít để nắm chặt nội dung từng cuốn sách. Hai là lập ra một số nhà xuất bản dưới danh nghĩa tư nhân hoặc hội đoàn văn học. Chính sách này làm thị trường sách vở Sài Gòn nhộn nhịp và xô bồ hơn. Sách Sài Gòn lúc này đầy dãy truyện, tiểu thuyết, kịch mang nội dung thiếu lành mạnh, thậm chí đưa con người đến chố sa đọa như tác phẩm “Giã từ”, “Thương hoài ngàn năm”, “lẽ sống” (Võ Phiến); “mái tóc dĩ vãng”, “khi mùa mưa tới”, “Hết một tuần trắng” (mai Thảo); Tiểu thuyết Chưởng (Kim Dung)…
Những thứ mà sách báo Mỹ - Nguỵ lưu hành ở miền Nam Việt Nam, thực chất là gì? Một nhà văn ở Sài Gòn đã viét: “Trên danh nghĩa tiếp thu văn hoá nước ngoài, người ta đã nhập cảng mọi đồ phế thải, rác rưởi của nền văn học ngoại lai mà không có chọn lọc phê phán (vũ điệu khiêu dâm, phim dâm loạn, nhạc kích động, sách hiện sinh… Đưa xã hội từ cảnh bẽn lẽn đến sỗ sàng, từ cái áo dài khoét cổ đến mini, maxi, từ cá nhân hưởng thụ đến hội thiên nhiên khuyến khích trần truồng tập thể, từ sự cưỡng hiếp đến “bè hội đồng”. Đó là một bước tiến dài trên con đường sa đoạ mà hoạt động văn học tiếp tay đắc lực Tạp chí “Bách khoa toàn thư” Sài Gòn, số 385 ngày 19/1/1974, tr.10.
.
2.1.2. Phim ảnh
Phim ảnh là một trong những công cụ hàng đầu của quá trình “xâm lược văn học”. Có 2 tổ chức chuyên đưa phim ảnh, sách báo của Mỹ và nước ngoài vào Sài Gòn. Một làcủa Mỹ như: Phu luân hội, Thanh thương hội, cơ quan viện trợ văn hoá Á châu v.v… một loại của người Việt do Mỹ tài trợ v.v… Ngoài ra có 37 hãng nhập cảng phim cho các rạp chiếu bóng. Mỗi năm có khoảng 300 đến 400 bộ phim nước ngoài được chiếu ở Sài Gòn, chủ yếu là phim của Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Anh, Pháp, ý… Ngoài ra còn một số phim sản xuất tại Sài Gòn Phong Hiền , “Chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ ở miền Nam Việt Nam”, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1984, tr192.
. Phim nhập cảng hầu như độc chiếm phần lớn các rạp chiếu bóng, làm lũng đoạn sinh hoạt tinh thần ở các đô thị miền nam.
Lượng phim nước ngoài đưa vào miền Nam Việt Nam đã gây nên sự và chạm văn học. Một mặt, tạo cơ hội cho nhân dân tiếp cận nhiều nền văn học mới, tiếp thu được phần nào yếu tố tiến bộ. Một mặt phải thừa nhận rằng, cái mà nhân dân miền Nam Việt Nam nhận được không đáng kể gì so với những tác động làm biến đổi bản thể được mang lại từ những thước phim đó.
Phim Mỹ : “Ba ngày hoà bình, âm nhạc và tình thương” quay ba ngày họp mặt (Từ ngày 15 đến 17 tháng 8 năm 1969) của 40 vạn Hippi Mỹ tại mộtlàng hẻo lánh ởtiểu bang Nưu Oóc, với những cách ăn nghủ, nghe nhạc và làm tình tập thể ở ngoài trời, đã góp phần không nhỏ truyền bá phong trào Hippi ở miền Nam Việt Nam .
Hỗ trợ cho các loại phim găng-stơ, cao bồi kiểuMỹ nói trên, với lý tưởng “tình”, “tiền”, với phương châm “mạnh được yếu thua” và sự thoả mãn tối đa tính hiếu sát là các phim kiếm hiệp của Hồng Kông, Đài Loan. Những phim này được đưa vào và thịnh hành ở Sài Gòn từ năm 1970 với các thần tượng: Lý Tiểu Long; Vương Vũ v.v…, có năm số phim này được nhập tới 300 bộ.
Trào lưu phim ảnh thế giới đã tác động trực tiếp đến nền điện ảnh Sài Gòn, tạo ra một xu hướng phát triển “hỗn độn” và có ảnh hưởng sâu sắc cả về nội dung lẫn hình thức. Phim sản xuất tại Sài Gòn mang nặng tính chất khiêu dâm đồi trụy. Phim “Hè 72” “Men tình mùa hè”, “Loạn mắt nhung”, v.v…đều có những cảnh khiêu gợi tình dục. Tính chát đồi truỵ ấy gắn liền với những quan niệm sống rất sa đoạ. Bên cạnh tính đồi trụy là tính chất lai căng thể hiện tỏng nhữn nhân vật mà từ lẽ sống đến tâm hồn, trang phục… đều xa rời thực tế.
Nước Mỹ những năm 1954 - 1975 được cả thế giới biết đến, bởi đó là quốc gia văn minh nhất, một trong số nước có nền kinh tế - khoa học kỹ thuật phát triển nhất của thế giới. Thế nhưng, khi “giải phẫu” cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam (1954 - 1975) thế giới mới nhận diện được một cách hoàn chỉnh, toàn diện về một nước Mỹ, ở đó chứa đựng mặt bê bối về lối sống; những hiện tượng; những trào lưu xã hội tiêu cực - đi ngược lại với những yếu tố văn minh của xã hội con người. Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ đã “xuất cảng” toàn bộ mặt tiêu cực nhất, hạn chế nhất để đầu độc về mặt tâm hồn và lối sống của con người Việt Nam.
2.3. Giáo dục
Có thể nói rằng cả Pháp và Mỹ, cả chủ nghĩa thực dân cũ cũng như chủ nghĩa thực dân mới đều có một mục tiêu chung là biến giáo dục thành một công cụ nô dịch sâu sắc và lâu bền, đồng thời đào tạo một lớp người giúp việc có khả năng chuyên môn nhất định, sẵn sàng hy sinh quyền lợi của mình để phục vụ chế độ dung dưỡng chúng. Nhưng Mỹ khác với Pháp về hình thức và quy mô thực hiện. Pháp đào tạo số quan lại, thông ngôn, tay sai, bác sĩ v.v… Rất hạn chế để làm trung gian trong bộ máy cai trị, phục vụ bước đầu cho việc khai thác thuộc địa; còn Mỹ đào tạo bộ máy tay sai lớn và “đào tạo văn hoá Mỹ” nhằm thực hiện cuộc “xâm lăng văn hoá” của mình.
Cơ quan “phát triển quốc tế Hoa Kỳ” ở Việt Nam đã lập ra một văn phòng riêng, do một trưởng phân bộ giáo dục phụ trách, để Mỹ hoá nền giáo dục Sài Gòn. Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ cũng ký hợp đồng với một số trường Đại học Mỹ, mời phải đấm của các trường đại học này đến miền Nam Việt Nam, góp phần xd một hệ thống giáo dục theo những mục tiêu mà Mỹ mong muốn “Mục tiêu của nền giáo dục này là trực tiếp phục vụ cho công tác bình đình nông thôn, tình báo gián điệp, đào tạo những người lính tương lai cho Mỹ - Nguỵ v.v…”Phong Hiền , “Chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ ở miền Nam Việt Nam”, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1984, tr210.
.
Mỹ dùng tiền (USD) nuôi dưỡng hệ thống giáo dục Việt Nam cộng hoà, tài trợ các dự án nghiên cứu giáo dục, cấp học tổng du học hoặc tu nghiệp sinh cho giáo viên thuộc các cấp khác nhau (du học ngắn hạn ở Mỹ theo chương trình của USAID) USAID. Dự án phát triển giáo dục, tại Việt Nam Cộng hoà.
. “Tính từ năm 1964 đến năm 1973, Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam 34 dự án giáo dục với số chi phí là 64.220.000 USD” Phong Hiền , “Chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ ở miền Nam Việt Nam”, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1984, tr214.
.
Thực hiện mục tiêu “Mỹ hoá nền giáo dục gs” phải qua nhiều giai đoạn:
Nhóm Đại học Misigơn (M.S.U - Michigan state university) mời đến Việt Nam năm 1954 để xây dựng, lãnh đạo giảng dạy tại học viện Quốc gia hành chính. Với khoản ngân sách 25 tr USD, nhóm này đã xây dựng học viện về mọi phương diện; từ trường lớp, đồ dùng dạy học; thư viện đến đội ngũ giảng viên, biến nó trở thành một trung tâm đào tạo hành chính tối tân, phục vụ mục đích xâm lược chính trị và văn hoá lâu dài của Mỹ.
Phái đoàn của trường Đại học Nam I-li-noi (S.I.U - Southern IILinois university) đến Sài Gòn công tác năm 1961, đề ra việc xây dựng trường “Tiểu học cộng đồng” tại các ấp chiến lược, để ràg buộc người dân với chính quyền Sài Gòn.
Phái đoàn của trường đại học OHai - Ô (O.U- Ohio University) được mời sang trong thời hạn 10 năm (từ năm 1962) để cải tổ cấp trung học. Mục đích là đào tạo ra đội ngũ tay sai phục vụ đắc lực cho Mỹ và chính quyền thân Mỹ.
Mục tiêu “Mỹ hoá nền giáo dục” không chỉ thể hiện ở một tổ chức hệ thống giáo dục mà đưa vào cả một nội dung giáo dục nữa. Nội dung đó nhằm nhồi nhét ý thức hệ chống cộng sản vào người học. Tuy nhiên ta không bàn đến vấn đề này. Nội dung “thâm hiểm” hơn của Mỹ là truyền bà “Lối sống Mỹ”, “Văn hoá Mỹ”. Mỹ đưa vào chương trình học của hệ thống trường phổ thông trung học, trường trung học tổng hợp phần gọi là “giáo dục thực nghiệm” để giúp học sinh có một nghề; có kỹ năng tìm kiếm việc làm phù hợp. Một số nghề được dạy trong trường học chủ yéu phục vụ cho nữ sinh: nấu ăn, cắt may, chăm sóc người bệnh v.v… Một số chương trình học tập trung tìm hiểu xã hội Mỹ, văn hoá người Mỹ. Có chương trình học giới thiệu các sản phẩm Mỹ có mặt trên thị trường miền Nam Việt Nam: Bếp ga, tủ lạnh, vô tuyến truyền hình màu, máy nghe nhạc… sản phẩm tiêu dùng như: lò hấp, lò nướng bánh… và tiến hành dạy cách sử dụng những vật dụng đó.
Cùng với qúa trình tuyên truyền, quảng bá vật chất của xã hội tiêu dùng Mỹ, chính quyền Mỹ đã du nhập tư tưởng thực dân mới kiểu Mỹ; trào lưu mới trong xã hội Mỹ… Nhằm lôi kéo, mua chuộc người dân Việt Nam theo “Lối sống Mỹ” hoặ dẫn dắt họ suy thoái về tình thần.
Những loại hình nghệ thuật tồn tại ở miền Nam Việt Nam được Mỹ khai thác triệt để trong cuộc chiến “xâm lược văn hoá” miền Nam Việt Nam. Cùng với sách báo, pim ảnh… loại hình âm nhạc, sân khấu, múa, điêu khắc, hội hoạ, cũng trở thành những phương tiện hỗ trợ đắc lực cho việc chuyển tải “Lối sống Mỹ” vào Việt Nam. Những loại hình nghệ thuật này bị ảnh hưởng của Mỹ nên thể hiện những nét rất Mỹ. Âm nhạc chịu ảnh hưởng của trào lưu nhạc kích động, nhạc nhảy. Loại hình múa : “Chịu sự chi phối của những điệu nhảy hiện đại: Va-tu-si, Tuýt, Rốc v.v… với những cách nhún nhảy, xê dịch, với đủ kiểu lắc mông, rung vai, ưỡn ngực, nghẹo đầu… Ngoài ra, còn cả những cảnh múa Sex của vũ nữ, y phcụ trên người chỉ có hai mảnh xilíp và coócxê để trình diễn dưới ánh đèn soi thẳng, những động tác ưỡn ngực, lắc mông, giọng háng làm ta liên tưởng đến hành gi giao tính, cuối cùng thoát y hoàn toàn, gây sự kích dâm tại chỗ” Phong Hiền , “Chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ ở miền Nam Việt Nam”, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1984, tr206.
.
Lĩnh Mỹ, hơn ai hết là lực lượng trực tiếp du nhập “Lối sống Mỹ”, “Văn hoá Mỹ” vào miền Nam Việt Nam. Thói quen, tập quán, cách sinh hoạt… của họ dần dần được du nhập vào lối sống người Việt Nam một cách rất tự nhiên. Hàng triệu lính Mỹ có mặt trên chiến trường Việt Nam trong 20 năm là hiện thân sống động nhất của “Văn hoá Mỹ” trên đất nước này.
4. TÁC ĐỘNG CỦA “LỐI SỐNG MỸ” ĐẾN MIỀN NAM (1954 - 1975)
4.1. Đối tượng tác động
Lối sống tiêu dùng Mỹ đã tràn vào Việt Nam và có ảnh hưởng đến tất cả các đối tượng là nhân dân miền Nam Việt Nam, len lỏi vào từng gia đình, xóm làng từ nông thôn đên thành thị, tác động đến tất cả các thành phần xã hội: trẻ em, phụ nữ, thanh niên, người già, công nhân, nông dân, trí thức, tư sản; Nhưng mức độ tác động không giống nhau giữa những thành phần này.
Có thể nói đế quốc Mỹ hoạt động ở miền Nam Việt Nam khác với đế quốc Pháp là những kẻ chỉ nhằm tạo ra một thiểu số trí thức bản xứ, Mỹ tranh thủ trực tiếp đa số quần chúng. Mỹ cho rằng con người được xác định bởi những điều kiện vật chất vốn bó chặt lấy cuộc sống của anh ta; bởi các mục tiêu văn hoá chi phối sự suy nghĩ của anh ta; bởi cái thói quen làm nền cho đời sống hàng ngày của anh ta cho nên có thể nhào nặn con người theo hướng cần thiết, không phải chỉ bằng cách nhồi nhét cho họ những tư tưởng và văn hoá thống trị mà là tạo cho họ những điều kiện sống khác hẳn, qua đó mà thay đổi ý thức, ý thức hiện có được thay đổi bằng một ý thức phù hợp với ý muốn của Mỹ và lối sống Mĩ chính là công cụ thích hợp nhất để thực hiện ý đồ này.
“Theo một tài liệu chính thức của chế độ Sài Gòn 1973 có 19582000 người sống trong vùng do nó kiểm soát thì 43% số người ấy (tức 8.420.000 người) sống tại các đô thị; 1.100.000 ngụy quân, 300.000 ngụy quyền; 110.000 cảnh sát cùng gia đình họ nằm trong khu do Mĩ nuôi dưỡng và trực tiếp chịu ảnh hưởng của “Lối sống Mỹ”. Tầng lớp quan liêu, quân phiệt và tư sản (43.432 hộ) nằm trong tây gần như toàn bộ ngoại thương và nội thương, đã đóng vai trò nhất định trong cuộc du nhập “Lối sống Mỹ”. Khoảng 400.000 người làm việc trong khu vực dịch vụ, có lợi tức cao, cũng là những người tích cực chạy theo lối sống hưởng thụ và tiện nghi của Mĩ” Lữ Phương, cuộc xâm lăng về văn háo và tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam - Nxb Văn hoá - tr. 165.
Những kẻ hươ’ngr ứng tán dương và chạy theo lối sống Mĩ là những kẻ hưởng lợi trực tiếp từ Mĩ, làm việc cho Mĩ, nằm trong quân đội dịch vụ Mĩ. Trong đó có thể nói bộ phận tư sản làm nghề thầu cho Mĩ là những kẻ được hưởng lợi nhiều, làm giàu nhanh và cũng là những kẻ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ, tán dương mạnh mẽ cái lối sống Mĩ. Những nhà thầu hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực: xây dựng cho quân đội đồng mình, cung cấp sản phẩm dịch vụ cho họ. Người lính đồng minh thường có nếp sống cao và quen hưởng nhiều tiện nghi cho nên việc cung ứng dịch vụ cho họ đã là một món lời rất lớn cho các nhả thầu người Việt. Rất khó có thể xác định số lượng các nhà thầu này, vì ngoài một số nhỏ có môn bài hẳn hoi, còn đa số không có môn bài nhất là những gia đình thầu rác Hoa Kì, thầu đồ giặt, thầu chuyên chở vận tải… mỗi nhà thầu đó lại thuê mướn một số công nhân trực tiếp hạơc hàng trăm gia đình tái thầu lại công tác đã lãnh của mình. Tính chất mại bản, bóc lột của những nhà thầu này rất gần gũi với bọn tướng ta đầu sỏ chiến tranh, bọn thối nát trong guồng máy nguỵ quyền. Đây là một giai cấp xã hội hoàn toàn do cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ đẻ ra và hoàn toàn phục chụ cho cuộc chiến tranh ấy.
Tầng lớp tư sản, quan lại trong chính quyền địch, đội quân dịch vụ hay tầng lớp thị dân, những người hưởng lời từ Mĩ, ảnh hưởng nhiều ở lối sống Mĩ, quen với sự hưởng thụ Mĩ, thần tượng lối sống Mĩ. Nhưng cũng có nhiều thành phần không chỉ bị cuốn vào lối sống tiêu cực Mĩ bởi cái hào nhoáng bề ngoài mà còn là nạn nhân của lối sống ấy, đặc biệt nông dân, phụ nữ, trẻ em, thanh niên…
*Nông dân:
Các nhà chiến lược Mĩ hiểu rõ vai trò xã hội của người nông dân ở miền Nam Việt Nam, cho nên chúng đặc biệt quan tâm đến việc tranh thủ những người nông dân này. Mĩ đã dùng kĩ thuật hiện đại: bom, đạn, pháo, máy ủi, chất độc, hoá học, thuốc khai hoang… đuổi người nông dân ra khỏi môi trường tự nhiên của họ là ruộng đồng, làng mạng, gốc rễ cụ thể của lòng yêu nước đậm dà của họ, dứt bỏ khỏi những quan hệ gia tộc và tinh thần cộng đồng nghìn đời ràng buộc họ lại với nhau, dồn họ về các trại tạm cư hoặc các đô thị nghẹt ứ người. Sự tàn phá nông thông này không phải là một sản phẩm ngẫu nhiên của chiến tranh mà là một nội dung của chiến lược Mĩ, một chiến lược “tạo khoảng trống” ở nơi mà mỗi người nông dân có thể trở thành một chiến sĩ, mỗi làng mạc có thể trở thành một pháo đài.
Người nông dân đã bị “đô thị hoá cưỡng bách” bằng cách ấy sau đó, tại nơi ở mới, họ bị bộ máy cảnh sát đông đảo canh chừng và bị miếng mồi tiêu dùng của lối sống Mĩ cuốn hút, “điều kiện hoá” hàng triệu con người, dồn họ từ địa ngục của bom đạn sang địa ngục của sự khốn cùng và tuyệt vọng rồi mang lại cho họ một hy vọng sóng theo bản năng, dồn họ vào con đường mà Mỹ đã vạch sẵn và có thể chế ngự họ được, đó là nội dung của cái mà ngôn ngữ của bọn thực dân mới gọi là “bình định cấp tốc” bằng bom đạn và hàng hoá Mĩ. Mĩ đã dùng sự tác động của những cơn xoáy vừa quyến rũ vừa mãnh liệt của “Lối sống Mỹ” để đưa đẩy họ đến chỗ mất mát cả tâm hồn. Một nhà văn ở Sài Gòn đã lột tả được tình trạng tha hoá ấy qua câu chuyện về một gia đình nông dân phải bỏ làng vì bom đạn Mĩ và vào làm trong một sở Mĩ. Người chồng mộc mạc, trung hậu xưa kia bây giờ thành một con người to lớn, đẫy đà hẳn ra, bộ mặt phì nộn với đôi má xệ xuống, cổ tròn đầy, nung núc như cái nọng heo béo nục, bụng phệ, lối cử động chậm chạp, nặng nề, hơi thở, dáng dấp toát ra một vẻ mệt mỏi, uể oải, từng lời ăn tiếng nói, giọng nói lối cười đến lối ngồi và điệu bộ cử chỉ đều biểu lộ cái phách lối cao ngạo, khinh bạc của hạng người thị của, chỉ biết có đồng tiền là đáng kể ở trên đời mà thôi”. Còn người vợ, cô thôn nữ hiền dịu, nết na, chất phác thuở nào bây giờ biến thành “Một phụ nữ mập mạp, trắng trẻo, bóng bẩy như một con búp bê lồng kính õng ẹo, lẳng lơ trong chiếc áo chữn màu vàng sẫm và chiếc quân Jean mau boocđô, với mái tcs rừng đêm, bộ ngực nguyên tử và lối trang sức đĩ thoã, diêm dúa” và cuối cùng tác giả đã kết luận như một tiếng thở dài “có một nấm mồ vừa khép lại” Lữ Phương, cuộc xâm lăng về văn háo và tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam - Nxb Văn hoá - tr. 165.
.
Những người nông dân còn được mô tả như những kẻ ăn phải bả của lối sống Mĩ “số độc giả mới (những người trước đây ở nông thôn) rất đông đảo này có một tâm tình khác hẳn số thị dân cũ và số công chức, học sinh. Họ dễ dàng tin theo những lời quảng cáo mê chuộng thời thượng, lo lắng sợ bị chê bai là quê mùa. Họ dễ dàng nhiễm cái thói xấu của kẻ mất gốc - chạy đi tìm những hình thức mà họ tưởng là những kiểu mẫu mới, liều lĩnh, nhẹ dạ, đua đòi học làm sang”.
*Phụ nữ:
Một nạn nhân của “Lối sống Mỹ” đó là phụ nữ, luôn là mục tiêu bị đe doạ bởi cái lối sống sa đoạ, bẩn thỉu. Những người phụ nữ thường bị quấy nhiếu một cách vô lí. Ở các căn cứ quân sự, bọn lính Mĩ thường giở trò sàm sỡ với những người phụ nữ đi làm thuê cho chúgn và khi không được thoả mãn, chúng đã sẵn sàng đuổi theo để trả thù. “Trong căn cứ Tân Sơn Nhất những người đàn bà, có chồng con kể lại mỗi buổi sáng, trưa họ vào làm việc tại các phòng tắm rửa giặt giũ của binh lính Mĩ, họ phải cúi gằm mặt xuống chậu quần áo, liền tay vò sát vì binh lính mỗi khi tắm là cứ trần truồng đi đi lại lại trước mặt họ hoặc chúng gọi nhau đùa giỡn. Đôi khi chúng đùa dai gọi người đàn bà nào đó đang ngồi làm việc để nhìn lên trong khi chúng cười nhăn nhở” Lữ Phương, cuộc xâm lăng về văn háo và tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam - Nxb Văn hoá - tr. 165.
.
Ngay trên đường phố Sài Gòn, chúng say người ngả nghiêng, gặp bất cứ phụ nữ nào cũng đưa tay trả giá và giở những trò tồi tệ khác. 1966, một phụ nữ ở Khánh Hội đã bị binh lính Mĩ bắt cóc giữa ban ngày bằng xe Jeep. Mỗi khi đi hành quân lục soát chúng không quên giở trò khả ố với phụ nữ: “Công khai rờ rẫm những nữ hành khách, cởi áo lót các thiếu nữ trẻ tuổi rồi vừa hò hét vừa cười với nhau hô hố”à gây nhiều phẫn nộ.
Nhưng cũng có không ít những người phụ nữ vì đồng đô la làm loá mắt mà tự nguyện đưa chân tiếp tay cho lối sống Mĩ. Trong số những “nghề nghiệp” xoay quanh đồng đô la Mĩ thì nghề mãi dâm cho Mĩ dưới nhiều hình thức khác nhau và trong các hình thức ấy thì nghề làm “chiêu đãi viên” là khá ồn ào và được coi là hợp pháp. “Con số Snack-bar đăng ký với nguỵ quyền 1969 là 219 cái và gái bán bar có giấy phép hành nghề là 4.980 người, nhưng theo những người biết chuyện thì con số ấy hoàn toàn xa rời sự thực. Sự thật là trên toàn miền Nam 1969, số snack bar có vào khoảng 1.400 cái, còn gái bán bar là khoảng 200.000 người, rải rác khắp những khu có Mĩ đóng quân, quan trọng nhất là các khu Sài Gòn, Biên Hoà, Phú Lợi (Thủ Dầu Một), Vũng Tàu, Cam Ranh, Đà Nẵng. Vũng Tàu có khoảng 50.000 dân thì đã có khoảng 3.000 chiêu đãi viên, 300 snack bar, 50 khách sạn. Vào năm 1967. Còn Sài Gòn cũng vào 1967 có gần 200 Snacbar, con số chiêu đãi viên vào 1969 là khoảng 20.000 người. Trung bình mỗi chiêu đãi viên có thể kiếm đến 40.000 đồng một tháng (tiền cũ theo giá trị 1967). Còn những chủ chứa thì số tiền kiếm được tất phải cao hơn nhiều lần. Mỗi tháng ít nhất cũng vào khoảng 200.000 đ Lữ Phương, cuộc xâm lăng về văn háo và tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam - Nxb Văn hoá - tr. 160.
.
Thành phần những cô gái đi làm chiêu đãi viên cũng có nhiều loại khác nhau, có những cô gái quê ra tỉnh không muốn làm nghề chân tay, có những cô gái bụi đời lao vào truỵ lạc, nhưng có cả những phụ nữ coi nghề bán bar như là phương tiện sinh kế nuôi gia đình, trong loại này không hiếm gì những nữ sinh viên, dù khác nhau thế nào thì gốc rễ của vấn đề vẫn là sự lôi cuốn của những tiện nghi vật chất do Mĩ mang lại.
Bán thân cho Mĩ là một “nghề” khá náo động, không phải chỉ giới hạn tỏng các vùng snacbar. Để phục vụ cho bọn lính Mĩ, bọn thầu đã dùng cả máy bay và hàng đoàn xe cam nhông chở gái điếm đến các vùng đang đánh nhau hoặc có căn cứ quân sự nữa. Đây cũng là một khu vực hoạt động có nhiều biến thái phức tạp: có khi lén lút kiểu lâu lâu “nhảy dù” một lần, làm vợ hờ cho Mĩ, làm sở Mỹ hoặc công khai như các khách sạn, các nhà tắm hơi, các vũ trường hay các tổ chức trình diễn thoát y vũ.
Những cô gái dùng thân xác để kiếm tiền, chỉ như là một thứ công cụ thoả mãn mà thôi vì đa số lính Mĩ quan niệm làm tình với những cô gái Việt Nam tương đương với việc hắn vứt tiền qua cửa sổ. Hâu hết lính Mĩ tỏ ra khinh thường những cô gái Việt Nam. Một lính Mĩ đã đặt câu hỏi “có nơi nào mà khi một người lính Mĩ bước ra đường là y như ràng có kẻ đến hỏi “you like gizl?”, “you like shozt time” Có nước nào mà trẻ con cúng mời mọc thiên hạ như thế không? Nếu các bạn cho rằng chỉ vì có Mĩ mới có hiện tượng đó thì các bạn đã lầm. Một khi đã có đôi chút đạo đức, dù là đạo đức nào đi nữa thì không ai đi làm những việc như thế. Và nghề mãi dâm là một trong những việc đó”.
*Trẻ em:
Không chỉ phụ nữ mà trẻ em cũng bị đầu độc và trở thành nạn nhân của lối sống Mĩ. “Trong khi đàn ông bị đẩy đi làm lính đánh thuê, đàn bà bị dụ dỗ đi làm gái điếm thì trẻ con nếu khong đi đánh giầy, đi dắt mối thì cũng thất thểu ở những đống rác của Mĩ để kiếm sống”. Những tâm hồn non nớt, mới lớn chưa hiểu hết mọi viẹc đã vấp ngay phải lối sống sa đoạ, nhơ nhớp thì không tránh khỏi không bị vẩn đục. Trái lớn lên thành lưu manh và lính ngụy, gái lớn lên thành chiêu đãi viên, đĩ, me Mĩ, tình trạng đó làm cho các bậc phụ huy vô cùng lo lắng. Mọi người đều nói lên nỗi lo âu của giới cha mẹ khi nghĩ đến hình ảnh người nước ngoài dắt tay những em gái Việt Nam 13, 14 tuổi đi ngoài đường phố.
Sự quyến rũ, sa đoạ của các em nhiều đến nỗi, cho đến những năm 1965 - 1966, trên báo hàng ngày ở Sài Gòn có những dòng tìm người thân như “Má sẽ tha lỗi cho con, hãy về với má, muốn gì cũng được”. Ở Sài Gòn số trểm du đãng và phạm tội cứ ngày một tăng lên. “Thanh thiếu niên lưu manh thành lập cả những tổ chức côn đồ đủ các loại. Có cả những thiếu nữ 13, 14 tuổi mà báo chí Sài Gòn gọi là “nemphit” ăn mặc lố lăng khêu gợi đi trên các hè phố nằm trong số 70.000 “gái trên các phố” lui tới cá snackbar ở Sài Gòn”.
Hậu quả của cuộc chiến tranh xâm lược Mĩ, hậu quả của lối sống nhơ nhớ, bẩn thỉu là hàng ngàn con lai do các gái điếm đi với Mĩ hoặc kết quả của những vụ cưỡng hiếp sản sinh, Phần lớn các em bị bỏ rơi. Một mình đơn độc, vậy các em sẽ làm thế nào trong cái xã hội mà giá trị đạo đức đảo lộn hết cả. Xã hội mà những kẻ cờ bạc, rượu chè, đánh đập cả bố mẹ, có tất cả các hành vi côn đồ trác táng lại được công nhận là người “Quốc gia chân chính”. Những bọn giết người không gớm tay là “công dân tốt” hay “công dân tốt” là những kẻ có con trai nghiện ngập, hư hỏng, có con gái làm dĩ, càng ác ôn thì càng là công dân loại một”. Khi những chuẩn mực của con người như tình yêu, lòng chung thuỷ, tính lương thiện, lòng kính trọng cha mẹ… lại được nêu ra là những dấu hiệu “thân cộng” đáng bị trừ bỏ, và ngược lại độc ác, ton hót, dò la, phản bội, con làm nhục bố, chồng làm nhục vợ, nghiện hút, cờ bạc… lại là dấu hiệu của một công dân “đáng tin cậy” Theo Vin - Phơ-zet Bớc set - Ba tháng sống với những người du kích - Nxb Văn hoá, Hà Nội, 1964, tr 85-86
.
Mồ côi các em phải tự bươn trải để kiếm sống mà ngay cả với người lớn cũng đã quá khó khăn. Từ đó đẩy các em tới bất cứ nghề gì để sống. Một bộ phận lớn trẻ em lang thang gia nhập vào đội quân dịch vụ phục vụ cho Mĩ ngụy. Hay các em buộc phải ăn trộm, ăn cắp để tồn tại. Bà Mônica Vacneuxca phóng viên chiến trường người BaLanđã ghi lại như sau “bọn nhóc hay làm phiền những cái túi tiến lắm. Tôi đã tận mắt được chứng kiến một bé gái tầm 5, 6 tuổi theo sát từng bước một lính da đenvà rất khôn khéo cuỗm luôn cái ví tiền ở túi sau của hắn” Mônica Voc neuxca, Trên đất miền Nam, Nxb Văn nghệ giải phóng, tr 170
.
Ảnh hưởng của lối sống Mĩ đến mọi thành phần của xã hội nhưng có thể nói ảnh hưởng của lối sống tiêu cực ấy tại hại nhất là trẻ em. Rồi một thế hệ người lớn lên từ những đứa trẻ ấy sẽ ra sao và rồi liệu cái thê hệ ấy sẽ ảnh hưởng đến thế hệ tiếp theo ra sao đây.
*Thanh niên:
Một bộ phận rất dễ đón nhận và chịu tác động tiêu cực của lối sống Mĩ lại không ngoài ai khác chính là bộ phận thanh niên. Có thể nói với thanh niên niềm Nam nói chung, là những người mà tâm hồn và mạng sống luôn bị đe doạ. Trước hết đối với họ lối sống Mĩ chính là thứ ma tuý đang lôi họ vào vũng bùn sa đoạ để quên cái thân phận dân tộc bị nô dịch dưới gót giày bọn thực dân mới. Họ quen với văn hoá Mĩ qua phim ảnh, vì vậy mà những thần tượng mà họ tôn thờ là “mấy tên ca sĩ mắt gà mái” “mấy cô đào đú đởn”. Có người đã viết “Họ là tấm gương phản chiếu bộ mặt trung thực của thượng tầng xã hội Sài Gòn, và thành thực hơn cha chú của họ là dám phơi bày. Người ta thấy tại các thành thị lớn miền Nam đã xuất hiện những tổ chức bí mặt du đãng như Ngôi sao đêm; Ó đen; Bàn tay máu; Trái tim bạc, Hổ xám, áo rằn, Sọ người, Hội “Xy ty oai”. (C.T.Y) nghĩa là cần, cho, cào, cấu, cắn, cướp tình yêu… Du đãng thì thừa thãi “đầy đường thanh niên mất dạy vừa đi vừa huýt gió, vừa ném tiến cho ăn mày cũng đầy đường, đầy công viên là những tay chợ đen, gặp ai cũng khều tay hỏi nhỏ “Cần bán gì không”, “cần mua gì không”.
Đặc biệt chịu tác động mạnh mẽ là lớp thanh niên con cháu cảu những gia đình giàu có, khá giả, những kẻ đấu thầu cuộc chiến, là những người dễ ngập sâu hơn cả vào sự đồi truỵ này. Những người trẻ tuổi đó không phải làm ăn, không lo học hành, không sợ bị bắt lính, là con đẻ của một thượng tầng xã hội vốn tôn thờ Mĩ, những thanh niên này cố gắng bắt chước lối sống của “thanh niên vàng” Mĩ, coi mục đích sống của mình là chạy theo những khoái cảm, thoả mãn tất cả những mong muốn xác định đồi bại nhất. điều mà họ quan tâm là làm sao sơn móng tay cho đẹp, kẻ lông mày cho khéo, ăn mặc cho đúng mốt, lái xe sao cho ngoạn mục, nhảy nhót sao cho hay…
Và người ta cũng thấy không ít những nữ siue chưa tới tuổi thanh niên thường xuyên nói dối cha mẹ để đi với “kép”, những đứa con gái 17, 18 cặp một lượt 3, 4 tên “bồ” những đứa học chưa hết cấp phổ thông mà đá biết đem thân xéc để rủ rê những lão già đáng tuổi cha, chú, để “bắt địa” làm tiền. Còn là con trai thì nếu không lêu lổng ở các hè phố để chọc gái thì lại rủ nhau vào các ổ điếm, lén lút tổ chức “ban” gia đình, ở đó thế nào rồi cũng có những pha đánh ghen - đam chém, nhiều khi đưa đến án mạng, chết chóc.
Đối với số thanh niên bị dồn vào con đường đi lính cho chế độ Thiệu thì ma tuý cũng đôi lúc làm họ quên đi sự sợ hãi cái chết, đem lại cho họ cảm giác ngắn ngủi về sự dồn lén cho mối hiểm nguy do chiến tranh và cột chặthọ vào bộ máy xâm lược thực dân mới.
4.2. Những tác động tiêu cực
Có thể nói lối sống Mĩ không tách rời sự bổ sung thường xuyên cho nó bằng hàng hoá tiêu dùng tạo nên sự phồn vinh giả tạo. Viện trợ của Mĩ ngoài trò dùng để nuôi dưỡng cái phần “xương máu chống cộng” như Thiệu đã thừa nhận còn có hậu quả là cho phép đưa vào miền Nam một khối lượng hàng hoá khổng lồ và lối tiêu dùng mà các hàng hoá ấy mang theo. Sự có mặt của nửa triệu quân đội Mĩ, của cừa hàng đặc biệt cung cấp cho quân đội này và những sự ăn cắp, buôn lậu bắt nguồn từ đầy, càng làm tràn ngập thị trường niềm Nam một khối lượng hàng hoá to lớn nữa và khiến cho giá cả của những hàng hoá ấy rẻ hơn những nơi khác. riêng sự tràn ngập này tự nó nói lên sự nô dịch như có người đã viết “Không trá hình chút nào vì nền kinh tế của chế độ miền Nam là một nền kinh tế không sản xuất được gì hết, mà tiêu thụ hàng hoá xa xỉ thuộc loại mới nhất”. Chỉ cần “cơn hồng thuỷ” đô la viện trợ ấy giảm đi một chút là cái chế độ phồn vinh giả tạo đó trở nên đói rách rất nhanh chóng.
Thêm nữa, mức độ tiêu dùng, tiện nghi vật chất được coi là dấu hiệu của sự thành công của cá nhân. Không những con người tự tha háo trong những tiện nghi vật chất mà họ có và lấy cái “có” bề ngoài ấy làm thước đo giá trị con người. Như vậy giá trị đã được thay bằng giá tiền. Tiền biến thành giá trị tuyệt đối, gạt bỏ mọi giá trị khác. Chính điều này đã làm đảo lộn tất cả các quan niệm đạo đức. Không những lớp nhà giàu mới ở Sài Gòn. Trước đây chỉ nhiễm phải các tiêu chuẩn đánh giá thực dụng Mĩ, mà họ còn nhiếm phải cái tâm lí học phó Mĩ, có đô la là vạn năng, đô la có thể mua được cả lương tâm và nhân phẩm con người lẫn chủ quyền của các dân tộc. Họ cũng nhiễm luôn phải cái tâm lý hãnh tiễn Mĩ, lấy sự tiêu dùng vật chất, lấy số lượng ôtô và vô tuyến truyền hình chứ không phải quan hệ giữa người với người trong cuộc sống và sản xuất, truyền thống đạo đức và các giá trị tinh thần làm thước đo cho tính ưu việt của một chế độ. Sự đảo lộn về đạo đức này biện hộ cho sự đảo lộn về bậc thang địa vị xã hội, bởi vì người có nhiều tiền ở Sài Gòn trước đây, ngoài những kẻ thống trị trong bộ máy ngụy quyền còn là những người bị dư luận xã hội lên án nhưng được dạ dày khuyến khích như buôn ma tuý, lấy Mỹ…
Lối sống Mĩ đã huỷ diệt ý thức và nhiệm vụ đối với Tổ quốc, đối với nhân dân, lòng nhân ái, sự thuỷ chung với vợ chồng, quan hệ thày trò, cha con, anh em, bạn bè. Sài Gòn biến thành một xã hội trong đó lòng tin con người là ngờ nghệch, trong ạch tội lỗi, còn lừa bịp gian ngoan, thú tính là chuẩn mực bình thường. Những kẻ chống cộng thống trị trong chế độ ấy lộ bộ mặt thật là những con buôn: buôn từ vàng bạc, ma tuý đến là phiếu biểu quyền tài nguyên đất nước, mồ mả cha ông và xương máu tuổi trẻ. Đây là miễng đất thuận lợi cho nhân phẩm xuống dốc, tội ác leo thang, cho dâm ô, đồi truỵ lan tràn.
Như vậy lối sống tiêu dùng Mĩ, thông qua viện trợ Mĩ, ngoài chỗ là cái giá để cho sự nô dịch của Mĩ đối với chế độ Sài Gòn, là miếng mồi vật chất để hủ hoá hàng triệu con người trong kế hoạch “đô thị hoạ” cưỡng bách, còn là công cụ để phá hoại ý thức dân tộc, đạo đức xã hội và nhân phẩm của đồng bào miền Nam Việt Nam, nhằm “hoà nhập” họ vào chế độ thực dân mới. Tất cả đều phục vụ cho viẹc đạt mục đích này. Điều này hoàn toàn nằm trong quĩ đạo của cuộc “chiến tranh chống nổi dậy”, “chiến tranh không có súng đạn” mà Mĩ đã đề ra đầu những năm 60.
Sự nô dịch tinh thần đối với người dân miền Nam không chỉ thực hiện bằng việc nhồi nhét lối sống và văn hoá tiêu dùng. Để bóp nghẹt đến cùng nhân tính ở họ, người ta kêu gọi họ chỉ “lo phần dưới của thân thể mình và hãy quên đi phần trên” để khiến cho tuổi trẻ bỏ những nhiệm vụ dân tộc, khước từ các lí tưởng cao đẹp, không có già dễ hơn và công hiệu cho bằng sự đề cao “cái giống”, sự cổ vũ cho dâm ô, đồi truỵ. Như có người Sài Gòn lúc ấy đã viết “Cái gì chứ ăn chơi phóng đãng thì ta đi kịp phương Tây lắm. Hồi 1955 - 1960, bên Tây hiện sinh từ Sài Gòn cũng hiện sinh. Tới vài năm nay Mĩ hippi thì ta cũng hippi không kém”. Sự dâm ô, đồi truỵ là những thành phần quan trọng của lối sống Mĩ. Đằng sau những chữ này là cái thế giới đặc biệt của hàng ngàn tiệm nhảy, phòng trà, nhà tắm hơi, động trác táng của một Sài Gòn ma tuý và đĩ điếm. Đó là miễng đất thịnh hành của vũ thoát y, nhạc kích động, phim ảnh khiêu dâm, lịch tạp chí, sách in loã thể đầy rẫy trên các hè phố Sài Gòn. Chính cái lối sống ấy góp phần làm mục nát con người và xã hội, đe doạ cả học đường và tuổi thơ. Báo chí ở Sài Gòn đã liệt kê hậu quả của những năm thả lỏng tính dục đó: hàng vạn đĩ điếm, hàng vạn thanh niên du đãng hoặc hippi, hàng ngàn trẻ em lai mỗi năm; nhưng những con số ấy không phản ánh hết những tai hại sâu sắc và lâu dài mà hiện tượng đó đã gây ra cho dân tộc Việt Nam.
Phải nhận rằng lói sống và văn hoá ấy đã tàn phá nặng nề con người và xã hội ở miền Nam. Đó là một bước tiến dài trên con đường sa đoạ mà hoạt động văn hoá tiếp tay đắc lực”. Một chứng nhân cho rằng nó làm mục nát xã hội tạm chiếm và biến nó thành “một xã hội đồi truỵ và bất công, một kỹ nghệ làm điếm và ma cô, làm culi và tay sai, con nít đi O.K. Salem, con gái lớn đi làm diếm, con trai đi lính đánh thuê, người đứng tuổi trở thành hủ hoá và sự mất mát tâm hồn của toàn dân tộc”. Cái sức cuốn hút của đồng đô la trong những năm chiến tranh xâm lược của Mĩ lên cao, thật là dữ đội như mấy câu vè:
“Cơn lốc đôla xoáy tít mù
Từ con đĩ lậu đến thầy tu
Từ anh trí thức, thằng lao động
Dều bị hôn mê té ngã cù” Theo Lữ Phương, cuộc xâm lăng về văn háo và tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam - Nxb Văn hoá - tr. 164.
Đồng thời cần nhấn mạnh rằng sự du nhập lối sống Mĩ đã đẻ ra sự phản kháng xã hội mạnh mẽ. Sự phản kháng này bắt nguồn từ trth văn hoá tươi đẹp nhiều thế kỉ qua của dân tộc Việt Nam. Sự phản kháng đó dần chín muồi trong ý thức của chính các nạn nhân của lối sống Mĩ. Trước hết điều này liên quan tới hàng chục nghìn phụ nữ, những người mà thân xác biến thành hàng hoá trên thị trường tuỵ lạc, thành phương tiện thoả mãn nhục dục cho bọn lính viễn chinh Mĩ cũng như cho các khách làng chơi, những người mà nhân phẩm bị làm nhục.
Những người lính cho Mĩ, những người tham gia vào đội quân ngụy quyền, những người mà đem thân chịu trận thay cho Mĩ trong khi không biết sống chết ra sao thì ở quê nhà con cái bơ vơ, vợ làm đĩ, điếm, me Mĩ. Thậm chí lính Mĩ còn giết vợ con, cả gia đình họ. Không ít người lính ngụy đã nổi dậy, chống lại cái lối sống đã huỷ hoại gia đình, bản thân và đưa họ vào con đường cùng.
Có một bộ phận không dễ dàng bị cái lối sống giả tạo lừa phỉnh là tầng lớp trí thức. Trong suốt cuộc kháng chiến chống bọn Mĩ - nguỵ đồng bào miền Nam nói chúng, trí thức cấp tiến Việt Nam nói riêng đã kiên quyết chống lại thứ “cách mạng tính dục” kiểu Mĩ, kiên trì chống lại thứ “văn hoá” đó của chế độ thực dân mới Mĩ không phải chỉ với ý nghĩa thiết thân là bảo vệ bản thân, bảo vệ gia đình và con cái mình mà còn có ý nghĩa là bảo vệ nền văn hoá Việt Nam - bảo vệ danh dự và phẩm giá của dân tộc Việt Nam. Có rất nhiều trí thức ở Sài Gòn trước đây, kể cả một số người đi du học ở Mĩ mà vẫn chống Mĩ như trường hợp “Nguyễn Thái Bình” là một điển hình.
Những cuộc xuống đường liên tiếp của đồng bào chống Mĩ - Thiệu ở ngay giữa Sài Gòn sau đó chứng tỏ các giới ở đây khong hề muốn lại biến thành một thữ “Mĩ da vàng”, không thấy dân tộc, không thấy chiến tranh, không thấy gì hết, chỉ thấy Đôla và sự tiêu dùng hưởng thụ do Đôla Mĩ mang lại.
Ác liệt hơn hết chính là cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt và gian khổ, hi sinh bao xương máu ủa chiến sĩ ta trên mặt trận quân sự cũng là lời cảnh báo với Mĩ rằng nước Việt Nam, dân Việt Nam không thể trở thành thân trâu ngựa, tôi tớ, không thể để lối sống nhơ nhớp bẩn thỉu nhen nhói vào bất cứ nơi đâu trên quê hương tươi đẹp
4.2. Tác động tích cực
Mỹ đưa “Văn hoá Mỹ”, “lối sống Mĩ” vào cuộc chiến tại Việt Nam, suy cho cùng là nhằm “tàn phá văn hoá Việt Nam”. Thế nhưng, bên cạnh mặt tiêu cực, Mỹ đã mang đến một số tác động có thể nói là “tích cực” với xã hội miền Nam Việt Nam khi đó. Tất nhiên, yếu tố “tích cực” này nằm ngoài “mong muốn” của Mỹ và nó cũng quá nhỏ bé so với những tác hại mà “những ấn phẩm” của “Văn hoá Mỹ” gây ra.
Tầng lớp thượng lưu Sài Gòn (quan chức, thương nhân, trí thức, tư sản, lính Mỹ…) là đối tượng chủ yếu chịu những ảnh hưởng mới này.
Người Mỹ và ấn phẩm Mỹ vào miền Nam Việt Nam đã mang đến cho người dân thành thị lối sống, lối sinh hoạt khá văn minh. Những lời “cảm ơn”, “xin lõi” trở nên phổ biến trong giao tiếp của người Sài Gòn, trong thành phố bấy giờ đã xuất hiện những trang phục: váy ngắn, đầm, quần Jeans, áo sơ mi, giầy dép thời trang… đến loại mỹ phẩm ngoại quốc, những kiểu tóc rất phương tây và rất Mỹ.
Hàng hoá Mỹ tràn ngập trên thị trường Sài Gòn và một số đô thị “có thể trông thấy rõ tại miền Nam Việt Nam sự trần ngập của phim ảnh, báo chí, ti vi Mỹ, sản phẩm Mỹ” Phong Hiền , “Chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ ở miền Nam Việt Nam”, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1984, tr171.
.
Theo một tài liệu của Thượng nghị viện Nguỵ, từ năm 1965 đến 1971, liên vụ thông tin Hoa Kỳ đã trực tiếp viện trợ cho ngành thông tin của Nguỵ quyền Sài Gòn về máy móc trị giá 5.400.000 USD. Riêng cho vô tuyến truỳen thanh, vô tuyến truyền hình và điện ảnh là khoảng 20 triệu USD. Về vô tuyến truyền thanh, ngoài hệ thống 4 đài mạnh (có công suất trên 50 KW) là đài: Sài Gòn 5 đến 10KW) là các đài Huế, Quảng Ngãi, Cần Thơ, Đà Lạt, Buôn Mê Thuột. Hàng trăm nghìn máy thu thanh được bán rẻ hoặc phân phát cho từng gia đình để có thể nghe được tiếng nói của ác đài này ở vùng xa xôi, hẻo lánh nhất. Mặt khác theo tờ Chính luận “thì riêng ở quận Cao Lãnh, số lượng máy vô tuyến truyền hình đã nhiều bằng số lượng của đèn dầu cách đây 20 năm. Đĩa nhạc, băng đĩa cũng đầy rẫy” Trích Phong Hiền , “Chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ ở miền Nam Việt Nam”, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1984, tr175.
.
Trong gia đình những quan chức Mỹ tài Sài Gòn, gia đình của một số tướng ta Việt Nam Cộng hoà, gia đình thương nhân v.v… có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt Mỹ. Từ bàn là, lò nướng bánh, tủ lạnh, đồ uống Mỹ, thực phẩm đóng hộp đến phòng tắm, phòng vệ sinh được lắp đặt bồn tắm, vòi hoa sen, bồn vệ sinh hệt Mỹ. Lượng hàng phong phú mang đến cơ hội sử dụng vật chất cho người dân, những thứ mà trước đay họ chưa được dùng và cũng không nhiều trên thị trường Việt Nam.
Đáp ứng nhu cầu giải trí của binh lĩnh Mỹ, các loại hình dịch vụ ở Sài Gòn trở nên đa dạng, đủ loại hình phục vụ. Sự xuất hiện các vũ trường, phòng trà, tiệm nước, cà phê, nhà tắm hơi, rạp chiếu phim hoạt động dưới sự kiểm soát và nuôi dưỡng của Mỹ - Nguỵ. Những loại hình giải trí ngoài trời ở nơi có phong cảnh đẹp cũng được xây dựng: bãi tắm, khu lướt ván ở Nhà Trang, vũng tàu; khu du lịch Đà Lạt… Lính Mỹ rất thích những nơi này và họ thường đến nghỉ ngơi vào dịp cuối tuần.
Qúa trình tiếp xúc lâu dài qua các “sản phẩm” của nền văn minh công nghiệp hiện đại; Sự đòi hỏi phải đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, giải trí của lượng đông đảo lính Mỹ và người dân đã trở thành nguyên nhân hình thành bản tính năng động, quyết đoán, nhanh nhạy trong kinh doanh của lớp thương nhân Sài Gòn.
Trong từng lĩnh vực nghệ thuật có bước biến đổi mới.
Thị trường báo chí Sài Gòn diễn ra hết sức sôi động, hàng trăm tờ báo, tạp chí ra đời. Hoạt động của các nhà xuất bản tư nhân ngày càng phát triển. Chất lượng của các loại sách báo tuy bị giới hạn ở mức độ nhất định, nhưng nó vẫn mang được nét độc đáo riêng, và trong chừng mực nào đó đã góp phần mở rộng tầm nhận thức của người dân. Theo chân lính Mỹ vào miền Nam Việt Nam không phải chỉ có hàng hoá, sách báo đồi truỵ phản động mà còn là những máy móc, thiết bị của ngành in: Những máy Offset in nhiều màu, máy Rotativo in báo, có thể sản xuất một giờ trên 20.000 số. Những thiết bị hiện đại này được nhập cảng ồ ạt vào miền Nam trong khoảng 1965 - 1970, ngành in tại Sài Gòn vì vậy đã phát triển một bước nhảy vọt. Những dịch vụ làm ăn, buôn bán với lĩnh mỹ cũng đã khiến cho một bộ phận trong số đồng bào sống trong các thành thị bị địch chiếm đóng có một cuộc sống tương đối khá giả. Số lượng người đọc báo, vì thế gia tăng. Ngành báo chí (nhất là nhật báo) bước vào giai đoạn sản xuất mang tính chất bước đầu của Báo chí công nghiệp. Số vốn bỏ ra kd một tờ báo đã trở nên rất lớn Theo Trần Độ cùng nhiều tác giả “Văn hoá văn nghệ miền Nam dưới chế độ Mỹ-Nguỵ”, T2, Nxb Văn hoá - hn, 1979, tr 253.
.
Nền điện ảnh miền Nam Việt Nam ảnh hưởng của lối sản xuất phương tây cũng dần đi vào hoàn chỉnh. Năm 1959 phòng Điện ánh Quân đội và Trung tâm Quốc Gia điện ảnh - thuộc nha điện ảnh bộ thông tin của chính quyền Sài Gòn được thành lập, đánh dấu sự ra đời của nền điện ảnh Sài Gòn (năm 1971 có 18 bộ phim được sản xuất tại Sài Gòn). Trung tâm này vừa sản xuất một số phim truyện) phim tài liệu vừa hỗ trợ kỹ thuật cho các hãng phim sản xuất tư nhân. chính quyền Sài Gòn tổ chức ngày điện ảnh hàng năm, đạt “giải thưởng điện ảnh”, gửi phim tham dự một số đại hội điện ảnh quốc tế ở cá nước tư bản, gửi chuyên viên ra nước ngoài tham quan; hợp tác làm phim… Để khuyến khích phát triển nền điện ảnh Sài Gòn.
Tháng 1/1972, miền Nam có 48 hãng và 3 nhóm làm phim, các hãng này phụ thuộc vào trung tâm quốc gia điện ảnh và giới tư sản mại bản kinh doanh ngành điện ảnh để vay vốn, thuê phương tiện, thuê máy in, máy tráng phim và thuê rạp chiếu phim v.v… Tuy nhiên, quy mô hãng phim này còn rất nhỏ “Mỗi hãng có khoảng 20.000 USD tiền vốn, vừa đủ để trả các khoản chi tiêu làm một bộ phim đen trắng đạo diễn, diễn viên (khoảng 200 người), bao gồm số diễn viên ca nhạc, kịch nói, cải lương.
Trong 2 năm, từ 1955 - 1975, cả khu vực sản xuất tư nhân và nhà nước, ngành điện ảnh Sài Gòn đã sản xuất trên dưới 200 phim thời sự, tài liệu và khoảng 170 phim truyện Phong Hiền , “Chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ ở miền Nam Việt Nam”, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1984, tr 194.
. Lượng phim này được công chiếu tại các rạp chiếu phim tại Sài Gòn, chủ yếu phục vụ cho bộ máy quan chức Việt Nam cộng hoà, sau đó mới phổ biến xuống làng, xã qua hoạt động kinh doanh của những đoàn chiếu bóng tư nhân.
Hệ thống giáo dục miền Nam Việt Nam mở rộng nhanh chóng về số lượng phục vụ chiêu bài “Mỹ hoá nền giáo dục” của Mỹ - Nguỵ. Giáo dục miền Nam Việt Nam gồm 3 loại trường: Trường công, trường bán công (tức là trường một khoản trợ cấp ít ỏi của chính quyền Sài Gòn) và trường tư. “Theo số liệu năm học 1970 - 1971, chế độ Sài Gòn có 7.978 trường tiểu học với 2.718.036 học sinh chiếm 90% dân số, thuộc lứa tuổi có đến 10 tuổi gồm 2.920.000 người, và có 886 trường trung học với 7112240 học sinh, chiếm 20% dân số thuộc lứa tuổi 11 đến 17 gồm 3524000 người” Phong Hiền , “Chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ ở miền Nam Việt Nam”, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1984, tr221
. Số học sinh được đào tạo chủ yếu thuộc lứa tuổi 6 à 10, chiếm 90%; cấp cao hơn chỉ chiếm 20%, số lượng này chủ yếu là con em những gia đình quyền thế và giàu có.
Thực chất nền giáo dục này là mua chuộc, bình định, tuyên truyền “lối sống Mĩ” và xoa dịu công luận, nhưng phần nào cũng truyền bá những kỹ thuật mới cho người dân. Kỹ thuật và kiến thức trồng trọt, chăn nuôi mới cho nông dân được phổ biến, Họ được dạy kỹ thuật trồng lúa thần nông IR8, trồng mía; trồng đu đủ, trồng cà, kỹ thuật bón phân chồng, phân hoá học, nuôi lợn, nuôi gà vịt, nuôi cá v.v…. các trường trung học còn tiến hành dạy nghề để học sinh có một nghề: dạy cắt may, nấu nướng chăm sóc trẻ em, người bệnh, dạy các công việc như giao hàng, đứng bán hàng, làm thư ký đánh máy. Môn kỹ nghệ dạy một số nghề trong 9 ngành như: Gỗ, ấn bạt, điện và điện tử, kim loại nóng, kim loại nguội, uốn rút kim loại, cơ khí v.v… Nhà trường cũng dạy cho người học cách tìm kiếm việc làm, cách xin việc, tìm hiểu những điều mà ông chủ mong muốn và có thái độ đúng đắn trong công việc để khỏi mất việc v.v… Phong Hiền , “Chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ ở miền Nam Việt Nam”, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1984, tr238
.
Hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam cộng hoà, dưới sự đài thọ của Mỹ được tổ chức thành những đơn vị tự trị mang tên “Viện đại học”. Mỗi viện đại học bao gồm một số khoa, Đây là hệ thống tổ chức theo kiểu Mỹ. Toàn miền Nam Việt Nam, năm học 1974 - 1975 có 7 viện đại học công lập.
Viện Đại học Sài Gòn (trước đây là Đại học Đông Dương thời Pháp, thành lập năm 1917, đến năm 1955 đổi tên là Viện Đại học Sài Gòn). Đây là viện Đại học lớn nhất miền Nam Việt Nam gồm các khoa luật, văn, sư phạm, y dược, nha, kiến trúc và một số viện hoặc trường trực thuộc: Trường sinh ngữ, Cao đẳng Mỹ thuật, trường quốc gia âm nhạc, viện địa lý…, Tất cả có hàng vạn sinh viên.
Viện Đại học Bách Khoa Thủ Đức có 3 khoa: Nông nghiệp, kỹ thuật và sư phạm kỹ thuật với 2.800 sinh viên.
Viện Đại học Cần Thơ, thành lập năm 1966 có 5 khoa: Luật, văn, khoa học, nông nghiệp, sư phạm với 8500 sinh viên.
Ngoài ra có 3 viện đại học cộng đồng ở Đà nẵng (1500 sinh viên): Nha Trang (650 sinh viên) Mỹ tho (500 sinh viên).
Bên cạnh đại học công còn 12 viện Đại học tư, trong số này, đáng kể là các viện Đại học Đà Lạt và Minh Đức (Sài Gòn) của công giáo, Viện Đại học Vạn Hạnh (Sài Gòn) của phật giáo, Đại học Hoà Hảo v.v…
Các viện Đại học này chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Pháp, Mỹ - về bản chất nó phản ánh va phục vụ cho chế độ thực dân mới, thế nhưng một lớp người được trang bị kiến thức hoàn cảnh, có trình độ khá cao đã được đào tạo từ đây. Một số người được chính quyền Mỹ đào tạo dài hạn và tu nghiệp ngắn hạn ở Mỹ. Sau khi về nước họ trở thành “nguồn” để đào tạo kiến thức cho con em Sài Gòn Phong Hiền , “Chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ ở miền Nam Việt Nam”, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1984, tr226
.
Sau chiến tranh Mỹ - Việt Nam (1954 - 1975), khoảng 15000 người toàn Đông Dương được Mỹ dung dưỡng đã rút chạy theo Mỹ Phim “Việt Nam hình ảnh chiến tranh chưa được biết đến” P3 “Bí mật con người”
. Tại miền Nam Việt Nam, một số trí thức được Mỹ đào tạo bị rớt lại trong cuộc rút chạy đó, sau này đem kiến thức học được bắt tay vào hoạt động kinh tế. Hơn nữa hệ thống trường lớp xây dựng thời gian này đã trở thành cơ sở vật chất quan trọng trong công việc xây dựng kinh tế của chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Đánh giá một cách khách quan, những yếu tố tích cực mà Mỹ đem vào miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến Mỹ - Việt Nam 1954 - 1975 là có thực; Tuy nhiên không nhiều và phần lớn không nằm “mong muốn” của Mỹ. Sự xuất hiện hàng hoá Mỹ trên thị trường, sự ra đời hàng loạt những sàn nhảy, quán bar, tiệm nước, các tụ điểm du lịch, sự hiện hành của “lối sống Mĩ” trong các đô thi miền Nam Việt Nam … Tất cả đã tạo nên một “Sài Gòn phồn thịnh”, một trung tâm kinh tế, văn hoá sôi động bậc nhất ở viễn Đông, một mơ ước được đặt chân đến cảu chính khách các nước Đông Nam Á. Thế nhưng về thực chất, đó là một sự “phồn thịnh giả tạo” được xây dựng nên qua nguồn viện trợ của Mỹ. Sự “giàu có” mà miền Nam Việt Nam không thể sản xuất được dựa trên nền tảng kinh tế, kỹ thuật của mình.
KẾT LUẬN
Trong những năm 1954 - 1975, giới công luận thường nhắc đến một khái niệm “Lối sống Mĩ”. Hơn ai hết, chính người dân miền Nam Việt Nam là đối tượng đầu tiên thực nghiệm thứ văn hoá đó.
“Lối sống Mĩ” biểu hiện của “Văn hoá Mỹ”, nền văn hoá đặc trưng cho xã hội thực dân mới, xã hội Tư bản chủ nghĩa. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 - 9175), Mỹ đưa “Văn hoá Mỹ”, “Lối sống Mĩ” vào Việt Nam; nó du nhập vào nhân dân miền Nam Việt Nam qua hai con đường chính: Tự nhiên (thói quen, lối sinh hoạt của binh lính Mỹ mang sang Việt Nam) và cưỡng chế văn hoá (thông qua tuyên truyền, áp đặt lối sống Mĩ của chính quyền Mỹ). Đưa “Văn hoá Mỹ”, “lối sống Mĩ” vào miền Nam Việt Nam, mục đích cuối cùng của Mỹ là thực hiện thành công cuộc “xâm lăng văn hoá”, mua chuộc con người, biến họ thành những người không có lập trường chính trị, không có tinh thần phản kháng Mỹ, Mỹ lấy thắng lợi trên “mặt trận văn hoá”, hỗ trợ đắc lực cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
“Lối sống Mĩ” không tác động đến toàn bộ nhân dân miền Nam Việt Nam. Đối tượng đầu tiên và chịu ảnh hưởng nặng nề nhát là số người được Mỹ dung dưỡng: Quan chức chính phủ Việt Nam cộng hoà và gia đình của họ; vợ con của lính Mỹ tại Việt Nam; Tiểu tư sản thành thị, thương nhân… sống trong các thành thị phồn hoa. Tiếp đến là hàng triệu người sống trong các “trại tập trung” nạn nhân của chính sách “đô thị hoá cưỡng bức”. Sự du nhập này được tiến hành bằng nhiều phương tiện, dưới nhiều hình thức khác nhau.
“Lối sống Mĩ” có những mặt rất tiến bộ, thế nhưng chính quyền Mỹ khi du nhập nó vào Việt Nam lại chỉ “xuất cảng” những thứ xuất xa nhất, những mặt tiêu cực nhất để tàn phá con người và văn hoá truyền thống bản địa. 20 năm viện trợ kinh tế của Mỹ đã để lại ở một số người thói quen tiêu dùng, tiện nghi, ngại chịu khổ. Lối sống ấy cũng để lại nhiều thị hiếu bệnh hoạn về văn hoá, văn học, giáo dục, mê tín dị đoan, không để khắc phục được; những tệ nạn xã hội: mại dâm, ma tuý, văn hoá phẩm đồi truỵ gây hậu quả lâu dài, thậm chí tồn tại đến tận ngày nay khi mà cuộc chiến tranh kết thúc đã hơn 30 năm.
Trong cuộc “xâm lược văn hoá” của Mỹ trên đất nước Việt Nam, cũng có những yếu tố tích cực phải thừa nhận. Tất nhiên, những yếu tố đó nằm ngoài âm mưu của Mỹ. Người dân thành thị miền Nam có cơ hội tiếp xúc với nền văn minh phương Tây; có cơ hội sử dụng vật dụng hiện đại mà trước đó không hề có: Dưới viện trợ của Mỹ, hàng loạt ngành dịch vụ mới ra đời; Hoạt động kinh tế, văn hoá Sài Gòn diễn ra hết sức dôi động; Một số ngành có bước phát triển nhảy vọt (Báo chí, điện ảnh); Hệ thống cơ sở vật chất lớn…
Bàn về công, tội của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam 1954 - 1975, có lẽ không thể nói hết những tội ác mà Mỹ đã gây ra cho nhân dân Việt Nam và thực sự thì những tội ác đó thật không dễ tha thứ. Thế nhưng đánh giá một cách thật khách quan thì cũng phải thừa nhận những yếu tố tích cực về văn hoá và vật chất mà Mỹ và chính quyền tay sai xây dựng ở miền Nam Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, những yếu tố này đã được khai thác, phục vụ cho công cuộc hàn gắn sau chiến tranh và công cuộc xây dựng kinh tế để tạo nên một miền Nam, một Sài Gòn mới năng động, hiện đại ngày nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phong Hiền , “Chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ ở miền Nam Việt Nam”, (Góc độ văn hoá tư tưởng 1954-1975), Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1984.
Trần Độ cùng nhiều tác giả “văn hoá, văn nghệ miền Nam dưới chế độ Mỹ- Nguỵ” T1, T2, Nxb văn hoá - Hà Nội, 1979.
Tạp chí “Bách khoa toàn thư Sài Gòn”, số 385, ra ngày 19.01.1974.
“Những tên biệt kích trên mặt trận văn hoá tư tưởng”.
Phim tài liệu: “Việt Nam, những hình ảnh chưa được biết đến”, phần 3: “Bí mật con người”.
Lữ Phương, “Cuộc xâm lăng về văn hoá và tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam”, Nxb Văn hoá - Hà Nội, 1985.
Vin-phơ-ret-bơc-set “Ba tháng sống với những người du kích” Nxb Văn học, Hà Nội, 1964.
“Văn hoá văn nghệ miền Nam dưới thời Mỹ - Nguỵ” - Nxb Văn hoá.
Mônica-vanenxca - Trên in đất miền Nam, Nxb Văn nghệ giải phóng, tr.170.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LSU43t.doc