Đề tài Tìm hiểu về thu nhập của các hộ gia đình vùng ven khu công nghiệp (Qua khảo sát thực tế tại địa bàn xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương)

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Dưới tác động của đổi mới, công nghiệp hoá- hiện đại hoá đang là một quá trình phát triển tất yếu của hầu hết các quốc gia hiện nay. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nó làm thay đổi và tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống trong xã hội cũng như cơ may cuộc đời của mỗi cá nhân, mỗi nhóm thu nhập mà trong đó chỉ báo quan trọng nhất đó chính là thu nhập.Vấn đề thu nhập hiện nay đang là vấn đề được rất nhiều nước trên thế giới quan tâm. Đặc biệt ở những nước đang phát triển thì việc nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống đang là mục tiêu phấn đấu được đặt lên hàng đầu. Trong văn kiện Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ X đã vạch ra nhiệm vụ, phương hướng, mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là “ Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả về tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị, an toàn xã hội. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới”[1] thì vấn đề về thu nhập, nâng cao mức sống trở thành nội dung và mục tiêu chính của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá Xã Ái Quốc là một xã đồng bằng nằm ở phía đông nam huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, Ái Quốc có diện tích đất tự nhiên là 818,9 hecta trong đó đất dành cho sản xuất nông nghiệp là 450 hecta, đất canh tác dành cho khu công nghiệp là 133,1 hecta. Trên địa bàn xã có một khu công nghiệp Nam Sách và một cụm công nghiệp Ba Hàng, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động trong và ngoài địa phương. Đây cũng là nơi có quốc lộ 5 tuyến Hà Nội - Hải Phòng đi qua và quốc lộ 183 đi Quảng Ninh. Địa bàn xã nằm giữa tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Phía đông bắc của xã giáp xã Lai Vu huyện Kim Thành, phía tây giáp xã Quyết Thắng huyện Thanh Hà, phía nam giáp thành phố Hải Dương và phía bắc giáp xã Đồng Lạc huyện Nam Sách. Tổng dân số của xã là 8585 nhân khẩu với gần 2235 hộ gia đình được chia làm 10 thôn. Có 2200 nhân khẩu giành ruộng sản xuất nông nghiệp cho khu công nghiệp tập trung vào 5 thôn là Vũ Xá, Vũ Thượng, Tiền Trung, Độc Lập và Tiến Đạt. Tình hình đó có tác động rất lớn đến thu nhập của các hộ gia đình ở xã Ái Quốc có thể được xem như ví dụ điển hình về thu nhập của những khu vực trước đây chỉ làm nông nghiệp ( thuần nông) nay trong điều kiện chịu tác động của công nghiệp hoá - hiện đại hoá nên ít nhiều gây nên sự biến đổi về thu nhập của các hộ gia đình. Quan tâm, chú ý tới vấn đề thu nhập của người dân nơi đây nên chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu này để có cơ hội được tiếp cận, tìm hiểu sâu hơn về vấn đề thu nhập của các hộ gia đình cũng như tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự thay đổi về nguồn thu nhập ấy. Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao thu nhập ở địa phương này cũng như giải quyết các khía cạnh xã hội nảy sinh do thu nhập mang lại. 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. 2.1. Ý nghĩa khoa học. Nghiên cứu về thu nhập của các hộ gia đình ở xã Ái Quốc sẽ làm sáng tỏ vấn đề về nghề nghiệp, độ tuổi, số người sống chung ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của các hộ gia đình nơi đây. Tìm hiểu thu nhập của các hộ gia đình ở xã Ái Quốc cho chúng ta thấy rõ hơn về ý nghĩa của đường lối đổi mới trong xây dựng Chủ nghĩa xã hội của Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây là hoàn toàn đúng đắn. Được thể hiện qua các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, công bằng xã hội 2.2 Ý nghĩa thực tiễn. Nghiên cứu sẽ cho chúng ta thấy được thực trạng về thu nhập của các hộ gia đình ở xã Ái Quốc trong điều kiện mới, nó đã phản ánh được phần nào đời sống vật chất của các hộ gia đình. Từ đó, chúng tôi phác hoạ được thực trạng về thu nhập và những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của các hộ gia đình ấy. Trên cơ sở đó chúng tôi đưa ra một số đề xuất có thể được xem như là giải pháp tham khảo đối với các nhà hoạch định chính sách, chính quyền địa phương có cơ sở để đưa ra những chính sách thích hợp nhằm từng bước cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình ở xã Ái Quốc nói riêng và các hộ gia đình trên cả nước nói chung. 3. Mục tiêu nghiên cứu. Từ những vấn đề đã nêu trên, do đây là một đề tài lớn nên trong phạm vi của một bài báo cáo thực tập, chúng tôi chỉ nhằm nghiên cứu những vấn đề sau. Tìm hiểu thực trạng về thu nhập của các hộ gia đình ở xã Ái Quốc. - Chỉ ra một số yếu tố làm ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của các hộ gia đình. Trên cơ sở phân tích chúng tôi đưa ra những khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình ở xã Ái Quốc. 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu, mẫu nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu. Thu nhập của các hộ gia đình ở xã Ái Quốc. 4.2. Khách thể nghiên cứu. Các hộ gia đình ở xã Ái Quốc. 4.3. Phạm vi nghiên cứu. Điều tra xã hội của chúng tôi được tiến hành trên địa bàn của 6 thôn của xã Ái Quốc được thực hiện vào tháng 5/2007. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp chọn mẫu. Được xử lý qua phần mềm SPSS. - Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân. Được thực hiện với những người có hiểu biết về vấn đề thu nhập của gia đình đang sống và làm việc tại xã Ái Quốc. - Phương pháp phân tích tài liệu. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này chúng tôi đã đọc và phân tích những tài liệu có liên quan nhằm thu thập những thông tin để trợ giúp cho đề tài nghiên cứu. Đồng thời chúng tôi cũng rất quan tâm tới những báo cáo của địa phương, những sách báo, những tạp chí cùng các số liệu đã được công bố để bổ sung những thông tin mà các phương pháp khác còn thiếu. 6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết. 6.1. Giả thuyết nghiên cứu. Trong giới hạn của một bài báo cáo thực tập chúng tôi đưa ra một số giả thuyết sau đây: Thu nhập của hộ gia đình được tạo nên từ nguồn thu và lượng thu Yếu tố nghề nghiệp, độ tuổi, ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của các hộ gia đình ở xã Ái Quốc. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài. 2.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. . Ý nghĩa khoa học. . Ý nghĩa thực tiễn. 3. Mục tiêu nghiên cứu. 4.Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu, mẫu nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu. 4.2. Khách thể nghiên cứu. 4.3. Phạm vi nghiên cứu. 5.Phương pháp nghiên cứu. 6.Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết. 6.1. Giả thuyết nghiên cứu. 6.1. Khung lý thuyết. PHẦN NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. 1.Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. 1.1. Cơ sở lý luận. 1.2. Lý thuyết áp dụng. 1.2.1. Lý thuyết về sự biến đổi xã hội. 1.2.2. Lý thuyết phân tầng xã hội. 2. Các khái niệm công cụ. 3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu. 3.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu. 3.1.1. Xã Ái Quốc 3.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. CHƯƠNG II : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 1.Thực trạng về thu nhập của các hộ gia đình xã Ái Quốc. 1.1. Thu nhập. 1.2. Nghề nghiệp chính đóng góp vào tổng thu nhập của xã Ái Quốc. 1.3. Số người sống chung ( Số khẩu ) trong hộ gia đình ở xã Ái Quốc. 1.3.1. Mối quan hệ giữa số người sống chung và tổng thu nhập của hộ gia đình ở xã Ái Quốc. 1.4. Phân loại tổng thu nhập theo loại hình gia đình và diện tích bình quân hộ ở xã Ái Quốc. 1.5. Thu nhập bình quân và diện tích bình quân của các hộ gia đình xã Ái Quốc. 2. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của các hộ gia đình xã Ái Quốc. Yếu tố nghề nghiệp. 2.1.1 Nghề nghiệp chính của các hộ gia đình xã Ái Quốc. 2.1.2 Mối tương quan giữa nghề nghiệp và tổng thu nhập của các hộ gia đình xã Ái Quốc. Yếu tố độ tuổi. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 1. Kết luận. 2. Khuyến nghị. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

doc48 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1758 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về thu nhập của các hộ gia đình vùng ven khu công nghiệp (Qua khảo sát thực tế tại địa bàn xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình có 6 khẩu trở lên. Có thể thấy được rằng, trong nhóm thu nhập này ( được coi là nhóm thu nhập thấp nhất ) thì chiếm số lượng nhiều nhất là những hộ gia đình có 4 ¸ 5 khẩu. Với số lượng này thì chiếm 1/2 số hộ gia đình trong tổng số, đồng thời nó gấp 7,1 lần số hộ gia đình có 6 khẩu trở lên - đây cũng là số hộ gia đình chiếm số lượng ít nhất trong nhóm thu nhập này. Còn trong nhóm thu nhập từ 17 ¸ 28 triệu đồng/hộ/năm với tổng số là 204 hộ gia đình thì chiếm số lượng lớn nhất trong tổng số là 138 hộ gia đình và chiếm tỷ lệ 67,6% thuộc về những hộ gia đình có 4 ¸ 5 khẩu. Đứng thứ 2 là những hộ gia đình có 2 ¸ 3 khẩu, chiếm tỷ lệ 16,7% chiếm số lượng lớn thứ 3, đồng thời cũng chiếm tỷ lệ là 9,3% là những hộ gia đình có 6 khẩu trở lên. Và chiếm số lượng cũng như tỷ lệ thấp nhất trong nhóm thu nhập này là những hộ gia đình độc thân, chiếm 6,7%. Như vậy là cũng giống như trong nhóm thu nhập bằng hoặc dưới 17 triệu đồng/hộ/năm thì ở trong nhóm thu nhập này, chiếm số lượng và tỷ lệ lớn nhất vẫn là những hộ gia đình có 4 ¸ 5 khẩu. Nó cũng chiếm hơn một nửa trong tổng số và gấp những hộ gia đình có từ 6 khẩu trở lên – nhóm chiếm tỷ lệ thấp nhất trong mức thu nhập này là 10,6 lần. Ở mức thu nhập từ 28 ¸ 45 triệu đồng/hộ/năm thì chiếm tỷ lệ lớn nhất: 66,7% là những hộ gia đình có 4 ¸ 5 khẩu. Đứng thứ 2, chiếm tỷ lệ 16,4% là những hộ gia đình có 2 ¸ 3 khẩu. Đứng thứ 3 là những hộ gia đình có 6 khẩu trở lên, chiếm tỷ lệ là 12,3%. Và đứng thứ 4, chiếm 4,6% là những hộ gia đình độc thân. Trong nhóm thu nhập này, mức độ chênh lệch giữa nhóm chiếm tỷ lệ nhiều nhất với nhóm chiếm tỷ lệ ít nhất là 14,4 lần. Mức độ chênh lệch trong nhóm thu nhập này cao hơn hẳn so với mức độ chênh lệch ở trong hai nhóm thu nhập trên. Ở đây có một điểm đáng lưu ý là nếu xét về trật tự số khẩu trong các nhóm thu nhập thì hai vị trí đầu gần như là không thay đổi. Trong cả 3 mức thu nhập thì chiếm số lượng nhiều nhất là những hộ gia đình có 4 ¸ 5 khẩu, đứng thứ 2 là những hộ gia đình có 2 ¸ 3 khẩu. Nhưng có sự hoán đổi về vị trí giữa, hộ gia đình độc thân và hộ gia đình có 6 khẩu trở lên cụ thể là. ở trong nhóm thu nhập bằng hoặc dưới 17 triệu/hộ/năm thì trật tự đó là: đứng thứ 3 là những hộ gia đình độc thân và đứng thứ 4 là những hộ gia đình có 6 khẩu trở lên. Còn ở hai nhóm thu nhập: từ 17 ¸ 28 triệu đồng và từ 28 ¸ 45 triệu đồng/hộ/năm thì đứng thứ 3 lại là những hộ gia đình có từ 6 khẩu trở lên và đứng thứ 4 là những hộ gia đình độc thân. Cuối cùng, ở mức thu nhập từ 45 triệu trở lên ( mức thu nhập cao nhất ở đây ) lại có một sự thay đổi rất đáng kể. Tuy vị trí đứng đầu thì vẫn là những hộ gia đình có số khẩu từ 4 ¸ 5 khẩu, chiếm 64,8%. Vị trí này vẫn không thay đổi ở trong 3 mức thu nhập trước. Nhưng ở vị trí thứ 2 lần này không phải là những gia đình có 2 ¸ 3 khẩu nữa mà là những hộ gia đình có từ 6 khẩu trở lên, chiếm 20%. Vị trí thứ 3 chính là những hộ gia đình có 2 ¸ 3 khẩu, chiếm 12,4%. Và đứng cuối cùng thì vẫn là những hộ gia đình độc thân, chiếm 2,9%. ở trong nhóm thu nhập này, vị trí đầu và vị trí cuối không thay đổi mà là sự thay đổi, hoán đổi vị trí thứ 2 và thứ 3. Ta có thể thấy được rằng, trong tất cả các nhóm thu nhập thì nhóm hộ gia đình có 4 ¸ 5 khẩu luôn là nhóm tỷ lệ cao nhất. Còn chiếm tỷ lệ thấp nhất thì luôn là những hộ gia đình độc thân. Qua đó chúng ta có thể thấy được rằng giữa thu nhập và số khẩu trong gia đình có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Những hộ gia đình độc thân luôn chiếm tỷ lệ thấp trong hầu hết các nhóm thu nhập, mà đặc biệt trong các nhóm thu nhập cao. Điều này có thể lý giải là do thiếu lao động nên không làm ra được nhiều của cải cho tích luỹ. Đồng thời, những hộ gia đình có số khẩu 4 ¸ 5 khẩu, đây được coi là vừa đủ cho một gia đình: vừa đủ cả về số lao động lẫn vừa đủ về chỉ tiêu và tích luỹ. Bởi thế mà những hộ gia đình có 4 ¸ 5 khẩu cũng là những hộ có thu nhập cao nhất. Mà cũng bởi thế mà trong chính sách phát triển dân số của Quốc Gia, cũng chỉ khuyến khích mỗi gia đình chỉ nên sinh 1 ¸ 2 con. 1.4. Phân loại tổng thu nhập theo nhóm loại hình gia đình và diện tích bình quân hộ. Ở phân tích trên ta thấy đước mối tương quan giữa số người sống chung với tổng thu nhập của hộ gia đình. Vậy thì để góp phần làm sáng tỏ hơn nữa về tổng thu nhập của các hộ gia đình ở đây bằng việc thông qua xem xét mối liên hệ giữa tổng thu nhập, số người sống chung và diện tích bình quan đất. Liệu chúng có mối liên hệ với nhau như thế nào, chặt chẽ hay lỏng lẻo? Chúng ta cùng xem xét bảng số liệu sau: Bảng 6: phân loại tổng thu nhập theo nhóm loại hình gia đình và diện tích bình quân hộ ở xã Ái Quốc Số khẩu Tổng Độc thân 2-3 khẩu 4-5 khẩu Từ 6 trở lên Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng thu nhập £ 17000 S đất BQ hộ £ 360 3 6,3 7 14,6 33 68,8 5 10,4 48 100 360¸1000 14 10 21 15,0 92 65,7 13 9,3 140 100 > 1000 10 52,6 6 31,6 3 15,8 6 12,8 19 100 17001¸28000 £ 360 2 4,3 8 17,0 31 66,0 6 12,8 47 100 360¸1000 5 3,6 17 12,3 103 74,6 13 9,4 138 100 >1000 6 35,3 7 41,2 4 23,5 17 100 28001¸45000 S đất BQ hộ £ 360 6 13,6 32 72,7 6 13,6 44 100 360¸1000 5 3,6 23 16,7 92 66,7 18 13,0 138 100 >1000 4 40,0 3 30,0 3 30,0 10 100 >45000 S đất BQ hộ £ 360 4 7,1 38 67,9 14 25,0 56 100 360 ¸1000 1 8 15 11,6 88 68,2 25 19,4 129 100 >1000 5 29,4 5 29,4 6 35,3 1 5,9 17 100 55 6,8 122 15,2 525 65,4 101 12,6 803 100 Nhìn vào bảng phân loại trên cho ta biết tương quan giữa tổng thu nhập đã được nhóm lại bao gồm: mức bằng hoặc dưới 17 triệu đồng/ hộ/ năm, từ 17 triệu ¸ 28 triệu đồng/hộ/năm, từ 28 triệu ¸ 45 triệu đồng/hộ/năm và từ 45 triệu đồng trở lên với diện tích đất bình quân hộ được nhóm lại gồm 3 nhóm: bằng hoặc ít hơn 360 mét, từ 360 ¸ 1000 mét và 1000 mét trở lên và số người sống chung được nhóm lại thành 4 nhóm đó là: hộ gia đình độc thân, hộ gia đình có 2 ¸ 3 khẩu, hộ gia đình có 4 ¸ 5 khẩu và hộ gia đình có từ 6 khẩu trở lên. Dựa vào đây ta có thể phân loại tổng thu nhập theo nhóm loại hình gia đình và diện tích bình quân hộ ở xã Ái Quốc được thể hiện như sau: + Trong nhóm tổng thu nhập của hộ gia đình đạt được ít hơn hoặc bằng 17 triệu đồng/hộ/năm tương ứng với diện tích đất bình quân hộ và số khẩu lần lượt: Với diện tích bình quân hộ ít hơn 360 mét thì chiếm tỷ lệ cao nhất là những hộ gia đình có 4 ¸ 5 khẩu, chiếm 68,8%. Tiếp theo, chiếm 14,6% là những hộ gia đình có 2 ¸ 3 khẩu. Chiếm tỷ lệ 10,4% và đứng thứ 3 là những hộ gia đình có 6 khẩu trở lên. Đứng thứ 4, chiếm 6,3% trong tổng số là những hộ gia đình độc thân. Có thể thấy rằng ở nhóm thu nhập thấp nhất và có diện tích bình quân hộ thấp nhất mà chiếm tỷ lệ nhiều nhất là những hộ gia đình có 4 ¸ 5 khẩu và thấp nhất là những hộ gia đình độc thân. Với diện tích bình quân hộ đạt từ 360 ¸ 1000 mét, trong tổng số 140 hộ thì chiếm số lượng 92 hộ tương đương tỷ lệ 65,7% là những hộ có 4 ¸ 5 khẩu, cũng là hộ chiếm tỷ lệ cao nhất ở trong nhóm diên tích bình quân này. Chiếm tỷ lệ 15% và đứng thứ 2 là những hộ có 2 ¸ 3 khẩu. Vị trí thứ 3 là của những hộ gia đình độc thân, chiếm 10%. Cuối cùng là những hộ gia đình có 6 khẩu trở lên, chiếm 9,3%. Có thể thấy rằng có sự chênh lệch rất lớn giữa nhóm gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất và những gia đình chiếm tỷ lệ thấp nhất, gấp 7,1 lần. Với diên tích bình quân hộ đạt được từ 1000 mét trở lên, chiếm tỷ lệ cao nhất 52,6% trong tổng số là những hộ độc thân. Đứng thứ 2 và chỉ chiếm có 31,6% là những hộ gia đình có 2 ¸ 3 khẩu. Cuối cùng, đứng thứ 3, chiếm 15,8% là những hộ gia đình có 4 ¸ 5 khẩu. ở đây, những hộ gia đình từ 6 khẩu trở lên không chiếm 1% nào. Điều đáng nói là tưởng như những hộ gia đình có số khẩu lớn phải tỷ lệ thuận với diện tích đất bình quân. Nhưng ở đây những hộ gia đình có số khẩu nhiều ( mà cụ thể ở đây là những gia đình có từ 6 khẩu trở lên ) không chiếm % nào trong khi những hộ gia đình độc thân lại là những hộ có diện tích bình quân chiếm nhiều nhất. + Tiếp theo, trong nhóm thu nhập từ 17001 ¸ 28000/hộ/năm thì với số diện tích đất bình quân và số khẩu tương đương là : Với diện tích đất bình quân đạt ít hơn 360 mét thì : chiếm tỷ lệ nhiều nhất, 66% là những hộ gia đình có 4 ¸ 5 khẩu, tiếp theo là những hộ gia đình có 2 ¸ 3 khẩu – chiếm 17%. Thứ 3 là những hộ gia đình có từ 6 khẩu trở lên, chiếm 12,8%. Đứng thứ 4 là những hộ gia đình độc thân, chiếm 4,3%. Với diện tích bình quân được coi là thấp này thì chiếm nhiều nhất vẫn là những hộ gia đình có 4 ¸ 5 khẩu và chiếm ít nhất là những hộ gia đình độc thân. Diện tích bình quân ở khoảng từ 360 ¸ 1000 mét, chiếm tỷ lệ cao nhất là những hộ gia đình có 4 ¸ 5 khẩu, chiếm 74,6%. Dường như ở đây có sự chênh lệch quá lớn trong nhóm thu nhập này về diện tích bình quân của từng số khẩu trong gia đình. Bởi lần lượt 3 vị trí còn lại thuộc về những hộ gia đình 2 ¸ 3 khẩu, hộ gia đình từ 6 khẩu trở lên và số những hộ gia đình độc thân với tỷ lệ % tương ứng là: 12,3%, 9,4% và 3,6%. Khoảng cách giữa những hộ gia đình chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 3 vị trí còn lại là rất lớn. Sự chênh lệch ấy lần lượt là: 6,1 lần, 7,9 lần và 20,5 lần. Diện tích bình quân từ 1000 mét trở lên thì trật tự lại có sự thay đổi như sau. Đứng đầu và chiếm tỷ lệ 41,2% là những hộ gia đình có 2 ¸ 3 khẩu, thứ 2 đó là những hộ gia đình độc thân, chiếm 35,3%. Và đứng cuối cùng, chiếm 23,5% là những hộ gia đình có 4 ¸ 5 khẩu. Tuy đứng ở vị trí đầu tiên, song sự chênh lệch về mức độ giữa nhóm dẫn đầu với 2 nhóm còn lại cũng không thật là quá lớn, sự chênh lệch ấy chỉ lần lượt gấp: 1,2 lần và 1,8 lần. + Nhóm thu nhập từ 28001 ¸ 45000 đồng/hộ/năm tương đương lần lượt với nhóm diện tích đất bình quân và số khẩu được thể hiện cụ thể như sau: Với diện tích bình quân từ 360 ¸ 1000 mét, chiếm 66,7% - đứng thứ nhất là những hộ gia đình có 4 ¸ 5 khẩu. Đứng thứ 2, chiếm 16,7% là những hộ gia đình có từ 2 ¸ 3 khẩu. Tiếp theo, đứng thứ 3 là những hộ gia đình có từ 6 khẩu trở lên, chiếm 13%. Và đứng thứ 4, chiếm tỷ lệ không đáng kể: 3,6% là những hộ gia đình độc thân. ở đây, sự chênh lệch giữa nhóm đứng đầu và 3 nhóm còn lại cũng là khá lớn khi nó gấp lần lượt là 4 lần, 5,1 lần và cuối cùng là 18,4 lần. Diện tích bình quân từ 1000 mét trở lên: chiếm tỷ lệ nhiều nhất 40% là những hộ gia đình độc thân. Còn lại cùng chiếm 30% là những hộ gia đình có từ 2 ¸ 3 khẩu và những hộ gia đình có từ 4 ¸ 5 khẩu. Sự chênh lệnh về mức độ giữa các nhóm ở đây là không đáng kể lắm. + Cuối cùng, ở mức tổng thu nhập từ 45 triệu đồng trở lên/hộ/năm được thể hiện tương đương với diện tích đất bình quân hộ và số khẩu diễn ra là: Với diện tích bình quân dưới 360 mét, chiếm tỷ lệ nhiều nhất 67,9% là những hộ gia đình có từ 4 ¸ 5 khẩu. Tiếp theo, chiếm 25% là những gia đình có 6 khẩu trở lên. Và cuối cùng, đứng thứ 3, chiếm 7,1% là những gia đình có từ 2 ¸ 3 khẩu. Diện tích bình quân từ 360 ¸ 1000 mét, chiếm tỷ lệ cao nhất, 68,2% là những hộ gia đình có từ 4 ¸ 5 khẩu, chiếm 19,4% là những gia đình có từ 6 khẩu trở lên. Đứng thứ 3, chiếm 11,6% là những hộ gia đình có từ 2 ¸ 3 khẩu. Đứng thứ 4, chiếm 8% là những hộ gia đình độc thân. Sự chênh lệch về mức độ giữa nhóm đứng đầu và 3 nhóm còn lại lần lượt gấp là: 3,5 lần, 5,9 lần và 8,5 lần. Và với diện tích bình quân từ 1000 mét trở lên thì chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là những hộ gia đình có từ 4 ¸ 5 khẩu, chiếm 65,4%. Cùng chiếm tỷ lệ 29,4% là những hộ gia đình độc thân và những gia đình có từ 2 ¸ 3 khẩu. Đứng vị trí cuối cùng, chiếm 5,9% là những hộ gia đình có từ 6 khẩu trở lên. ở trên qua phân tích bảng số liệu thấy nổi lên rất nhiều vấn đề cần quan tâm. Ta thấy rằng: ở các nhóm thu nhập dưới 17 triệu, từ 17 ¸ 28 triệu và từ 28 triệu ¸ 45 triệu thì trong đó ở những mức có diện tích bình quân được xem là thấp và trung bình ( dưới 360 mét và từ 360 ¸ 1000 mét ) thì chiếm tỷ lệ cao nhất hầu hết là những hộ gia đình có từ 4 ¸ 5 khẩu. Và chiếm tỷ lệ thấp nhất cũng luôn là những hộ gia đình độc thân. Còn nếu xem xét ở mức có diện tích bình quân cao ( từ 1000 mét trở lên ) thì những hộ gia đình độc thân luôn luôn là những hộ chiếm tỷ lệ cao nhất. Thấp nhất là những hộ gia đình có từ 6 khẩu trở lên, thậm chí còn không hề chiếm một đơn vị % nào trong tổng số. Nhưng ở mức thu nhập từ 45 triệu trở lên ( được xem là mức thu nhập cao nhất ở đây ) thì quy luật này không còn lặp lại như ở trong các nhóm thu nhập trước mà tôi vừa mới nêu ra. ở đây, chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm thu nhập cao nhất với diện tích cũng cao nhất không phải là những hộ gia đình có từ 4 ¸ 5 khẩu. Những hộ gia đình này chiếm tỷ lệ phần trăm rất lớn trong tổng số, thậm chí là lớn hơn rất nhiều lần so với nhóm khẩu còn lại. Và trong nhóm thu nhập cao với diện tích đất bình quân cao này cũng có sự xuất hiện trở lại của những hộ gia đình có từ 6 khẩu trở lên. Còn những hộ gia đình độc thân chỉ còn chiếm một phần trăm vừa phải chứ không quá lớn như trong các nhóm thu nhập khác nữa. Có sự ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau ở cả 3 yếu tố: tổng thu nhập, diện tích bình quân hộ và số khẩu. Như ta đã thấy ở trên thu nhập thay đổi kéo theo diện tích biến đổi và ngược lại. Cũng như số khẩu khác nhau cũng ảnh hưởng đến thu nhập sẽ khác nhau. Đồng thời số khẩu thay đổi cũng làm thay đổi theo về diện tích bình quân hộ. Chúng ta xem xét nhưng đồng thời phải dựa vào số khẩu và diện tích bình quân để phân loại được tổng thu nhập của các hộ gia đình. 1.5. Thu nhập bình quân và diện tích bình quân của các hộ gia đình xã Ái Quốc. Đây là yếu tố cuối cùng mà tôi muốn đề cập. Bởi vì thu nhập bình quân góp phần tạo nên tổng thu nhập và ngược lại, tổng thu nhập chia ra theo năm, hay theo tháng tạo ra thu nhập bình quân. Cho nên thu nhập bình quân và tổng thu nhập gần như được nhận định là có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau: thu nhập bình quân tăng thì tổng thu nhập cũng sẽ tăng và thu nhập bình quân giảm thì thì tổng thu nhập cũng lập tức giảm. Hoặc ngược lại, tổng thu nhập tăng thì chia ra thu nhập bình quân cũng sẽ tăng. Nên thu nhập bình quân phản ảnh một phần của tổng thu nhập. Nếu nhìn vào thu nhập bình quân của một hộ gia đình nào đó cao thì đương nhiên, không cần giải thích gì thêm mà ai cũng tự hiểu rằng chắc chắn tổng thu nhập của gia đình đó sẽ phải là rất cao. ở đây ta xét mối tương quan giữa thu nhập bình quân và diện tích đất bình quân để thấy hai biến này có sự ảnh hưởng phụ thuộc vào lẫn nhau hay không ? Mức độ phụ thuộc của chung đến đâu. Bởi nếu tổng thu nhập bình quân phụ thuộc và diện tích đất bình quân thì chắc chắn rằng tổng thu nhập cũng sẽ phải phụ thuộc vào yếu tố diện tích đất bình quân. Thu nhập bình quân với mức ý nghĩa = 2,70(0,49774) và diện tích bình quân với mức ý nghĩa = 1,83(0,54281), sau khi tiến hành kiểm định Khi bình phương thu được kết quả là Asymp.Sig(2-Side)=0,01 ta có bảng số liệu sau. Bảng 7 cung cấp thông tin về tương quan giữa thu nhập bình quân của hộ gia đình ở xã Ái Quốc. Bảng 6: Tương quan giữa thu nhập bình quân và diện tích bình quân của các hộ gia đình xã Ái Quốc. Diện tích bình quân hộ < 360 360 ¸ 1000 > 1000 Thu nhập bình quân < 250 7 7 1 3,6% 1,3% 1,6% 250 ¸ 1000 47 155 7 24,1% 28,4% 11,1% > 1000 141 383 55 72,3% 70,3% 87,3% Tổng 195 545 63 100% 100% 100% Trong thu nhập bình quân được chia khoảng ra làm 3 mức thu: dưới 250 nghìn đồng/hộ/tháng, từ 250 ¸ 1 triệu đồng/hộ/tháng và từ 1 triệu đồng trở lên /hộ/tháng. Với diện tích bình quân hộ cũng được chia ra làm 3 khoảng tương ứng là: dưới 360 mét/hộ, từ 360 ¸ 1000 mét/hộ, từ 1000 mét trở lên/hộ. Thì ở đây, trong nhóm thu nhập bình quân dưới 250 nghìn đồng/hộ/tháng, có tất cả 15 hộ gia đình. Trong đó có 7 hộ gia đình nằm trong nhóm những hộ gia đình có diện tích bình quân là dưới 360 mét. Cũng bằng với số lượng ấy là những hộ gia đình có diện tích bình quân từ 1000 mét trở lên. ở trong nhóm thu nhập này có thể thấy là những hộ gia đình có diện tích bình quân dưới 360 mét bằng với số lượng những hộ gia đình có diện tích bình quân từ 360 ¸ 1000 mét. Còn chỉ có duy nhất một hộ gia đình nằm trong nhóm có diện tích bình quân từ 1000 mét trở lên, chiếm tỷ lệ không đáng kể. Điều này có thể thấy ngay được rằng, những hộ trong nhóm thu nhập này phần lớn đều là những hộ gia đình có diện tích bình quân thấp và trung bình. Điều này hoàn toàn hợp lý. Bởi ở nông thôn chủ yếu thu nhập của các hộ gia đình được bắt nguồn từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Mà đất chính là tư liệu quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp. Bởi vậy, nếu diện tích đất nông nghiệp lớn đồng nghĩa với việc sẽ phải đầu tư rất lớn vật chất và công sức. Kết quả cũng sẽ thu được khoản thu nhập cao, đủ để lo cho cuộc sống hàng ngày của các hộ gia đình và đủ để đầu tư ngược trở lại cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Còn ngược lại, với một diện tích đất ít, lại không có quy hoạch lâu dài về cây trồng theo mùa vụ, với sản lượng và năng suất cao, không được đầu tư hợp lý cho sản xuất thì tất yếu thu nhập thu lại từ chính trên diện tích đất này là không cao. Thậm chí nhiều khi phải chi phí cho các khoản như giống, thuỷ lợi phí, thuế đất... có lẽ còn “ thất thu’’. Trong nhóm thu nhập bình quân 250 ¸ 1 triệu đồng/hộ/tháng thì chiếm số lượng cao nhất 155 hộ là những hộ có diện tích đất bình quân từ 360 ¸ 1000 mét. Chiếm số lượng 47 hộ và đứng thứ 2 là những hộ có diện tích đất bình quân 360 mét. Và chiếm số lượng 7 hộ là những hộ gia đình có diện tích đất bình quân từ trên 1000 mét trở lên. Có thể thấy là nhóm thu nhập bình quân đứng vào hàng trung bình như thế này thì tương ứng với nó cũng như là những hộ gia đình có thu nhập bình quân ở mức độ trung bình. Và đây cũng chính là nhóm chiếm số lượng nhiều nhất. Nhưng cũng thấy một điều rằng, có tới 47 hộ, số hộ có diện tích bình quân vào loại trung bình nhưng vẫn ở trong nhóm những hộ có thu nhập thấp nhất ở đây. Đó cũng không phải là một số liệu không đáng để chúng ta quan tâm. Và ngược lại, cũng có đến 7 hộ gia đình có thu nhập bình quân cao nhất ở đây song lại chỉ sở hữu về diện tích đất bình quân vào loại trung bình. Với những hộ gia đình này thì diện tích đất vừa phải nhưng nếu biết đầu tư, tính toán thì vần có thu nhập bình quân cao. Cuối cùng trong nhóm thu nhập bình quân từ 1 triệu đồng trở lên/hộ/tháng thì ta thấy rằng, đây được xem là nhóm có thu nhập bình quân cao nhất, chiếm số lượng cao nhất trong nhóm thu nhập này là những hộ gia đình có diện tích bình quân đạt 360 ¸ 1000 mét, với số lượng là 383 hộ gia đình. Chiếm số lượng 141 hộ, đứng thứ 2 là những gia đình có diện tích bình quân dưới 360 mét. Đứng cuối cùng là những hộ gia đình có diện tích bình quân trên 1000 mét. Tuy những hộ này chiếm tỷ lệ % là 87,3%. Nhưng đây chỉ là số liệu % được quy ra trong tổng 100% của những hộ có diện tích bình quân từ 1000 mét trở lên. Còn số liệu thực thì những hộ gia đình này chỉ có số lượng là 55 hộ mà thôi. Tính theo diện tích bình quân hộ thì: với nhóm diện tích bình quân hộ dưới 360 mét có 195 hộ gia đình. Trong đó, chiếm tỷ lệ lớn nhất là những hộ gia đình có thu nhập từ 1 triệu đồng trở lên/hộ/tháng. Và chiếm 3,6% là những hộ gia đình có thu nhập bình quân dưới 250 đồng/hộ/tháng. Còn trong nhóm diện tích bình quân hộ từ 360 ¸ 1000 mét có tổng cộng 545 hộ thì chiếm tỷ lệ cao nhất là 70,3% - những hộ có thu nhập bình quân đạt được từ 1 triệu đồng trở lên. Đứng thứ 2 là những hộ gia đình có thu nhập bình quân từ 250 ¸ 1 triệu, chiếm tỷ lệ là 28,4 %. Cuối cùng, chiếm 1,3% là những hộ gia đình có thu nhập bình quân dưới 250 nghìn đồng. Và với nhóm từ 1000 mét trở lên, có 63 hộ. Trong đó, chiếm tỷ lệ lớn nhất là những hộ gia đình có thu nhập bình quân 1 triệu đồng trở lên chiếm 87,3%. Chiếm gần 2/3 trong tổng số. Chiếm 11,1% là những hộ gia đình có thu nhập bình quân từ 250 ¸ 1 triệu đồng. Và chỉ chiếm 1,6% là những hộ gia đình có thu nhập bình quân dưới 250 nghìn đồng/hộ/tháng. Qua phân tích theo thu nhập bình quân hay diện tích bình quân thì cũng đưa ra một kết quả chung đó là giữa thu nhập bình quân và diện tích bình quân có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Bởi có thể thấy được rằng hầu hết các trường hợp nghiên cứu đều cho thấy với những hộ gia đình có thu nhập bình quân cao đồng nghĩa với việc họ có diện tích bình quân cao và ngược lại những hộ gia đình có diện tích bình quân thấp thì họ có thu nhập bình quân thấp. Cũng không loại trừ có một vài trường hợp: có diện tích bình quân cao trong khi thu nhập bình quân lại thấp và có diên tích bình quân thấp nhưng lại có thu thu nhập bình quân cao. Những trường hợp này vẫn có nhưng nó không nhiều và không mang tính đại diện cao. Nhìn chung, chúng ta thấy rằng thu nhập bình quân và diện tích bình quân có mối liên hệ chặt chẽ, có tác động qua lại thậm chí là tác động rất mạnh, tượng hộ lẫn nhau. Để nâng cao được thu nhập bình quân và tiến tới quân bình lại diện tích bình quân đang là những vấn đề cấp bách và lâu dài đặt ra. 2. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của các hộ gia đình xã Ái Quốc. Thu nhập như đã định nghĩa ở trên thì: đó là việc nhân được tiền bạc, của cải vật chất từ một hoạt động nào đó hay còn có các khoản thu nhập trong một khoảng thời gian nhất định tính theo tháng, năm. Thu nhập được tính từ rất nhiều nguồn thu khác nhau, bởi vậy mà các yếu tố được xem là có ảnh hưởng đến thu nhập là rất lớn. Có những yếu tố tác động trực tiếp và cũng có những yếu tố tác động gián tiếp, khác nhau. Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ xin đưa ra 3 yếu tố mà theo tôi đó là những yếu tố chính làm ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của các hộ gia đình ở xã Ái Quốc: nghề nghiệp, độ tuổi. 2.1. Yếu tố nghề nghiệp. 2.1.1. Nghề nghiệp chính của các hộ gia đình xã Ái Quốc. Bảng số liệu phản ánh về những nghề nghiệp chính hiện nay của các hộ gia đình ở xã Ái Quốc để xem đâu là nghề nghiệp có số lượng hộ gia đình tham gia nhiều nhất, đâu là những nghề nghiệp ít được làm nhất. Bảng 7. Nghề nghiệp chính của các hộ gia đình xã Ái Quốc. Nghề nghiệp chính Số lượng hộ gia đình Tỷ lệ ( % ) Thuần nông 150 18,3% Hỗn hợp 460 56,2% Phi nông 205 25,1% Không trả lời 3 0,4% Tổng 818 100% Bảng số lượng phản ánh về nghề nghiệp chính của các hộ gia đình ở địa phương này cho ta thấy được rằng: tại đây có 3 nghề nghiệp chính là thuần nông, phi nông và hỗn hợp. Trong đó, chiếm số lượng và tỷ lệ % lớn nhất chính là nghề hỗn hợp: 460 hộ, chiếm 56,2% - chiếm hơn hẳn số lượng trong tổng số 818 hộ được tiến hành điều tra. Tiếp theo, có 205 hộ và chiếm 25,1% là những hộ gia đình làm nghề phi nông. ít nhất là những hộ gia đình làm nghề nông nghiệp: 150 hộ và chiếm 18,3%. Có thể thấy, số lượng các hộ gia đình làm nghề hỗn hợp là nhiều nhất, nhiều gấp 2,2 lần các gia đình làm nghề phi nông và gấp 3,1 lần số lượng các hộ làm nghề thuần nông. Ngoài ra còn có 3 hộ gia đình và chiếm 0,4% là những người không trả lời nên không thể xếp họ vào nhóm thu nhập hỗn hợp hay phi nông. ở đây chúng ta thấy một điều là: cùng với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đang diễn ra, các khu công nghiệp được xây dựng nhiều hơn ở xung quanh địa phận của xã thì có thể thấy rõ rệt là nó đã tác động rất lớn đến nghề nghiệp của các hộ gia đình. Số lượng hộ gia đình làm nông nghiệp đã giảm và chiếm ít nhất. Bên cạnh đó thì những hộ gia đình làm nghề hỗn hợp và phi nông chiếm gần 81,3% trong tổng số. Với sự biến đổi trong nghề nghiệp thì liệu rằng nó có ảnh hưởng như thế nào đến tổng thu nhập của các hộ gia đình không ? Chúng ta sẽ làm sáng tỏ điều này ở phần 2.1.2: xem xét đến mối tương quan giữa yếu tố nghề nghiệp với tổng thu nhập của các hộ gia đình tại đây. 2.1.2. Tương quan giữa nghề nghiệp và tổng thu nhập. Bảng số liệu dưới đây sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin về mối tương quan giữa yếu tố nghề nghiệp đã tác động, làm ảnh hưởng đến tổng thu nhập như thế nào. Bảng 8: Tương quan giữa yếu tố nghề nghiệp với tổng thu nhập của các hộ gia đình xã Ái Quốc. Nghề nghiệp Tổng thu nhập ≤ 17000 17001¸28000 28001¸45000 > 45000 Thuần nông 70 36 26 18 33,5% 17,6% 13,3% 8,6% Hỗn hợp 98 116 123 123 46,9% 56,9% 63,1% 58,6% Phi nông 41 52 43 69 19,6% 25,5% 22,1% 32,9% Không trả lời 0 0 3 0 0% 0% 1,5% 0% Tổng 209 204 195 210 100% 100% 100% 100% Kết quả cho thấy: - Trong nhóm nghề nghiệp thuần nông có tất cả 70 hộ gia đình có tổng thu nhập dưới hoặc bằng 17 triệu đồng/hộ/năm. Có 36 hộ gia đình có tổng thu nhập từ trên 17 triệu ¸ 28 triệu, có 26 hộ ở mức tổng thu nhập từ trên 28 ¸ 45 triệu và có 18 hộ có tổng thu nhập trên 45 triệu đồng/hộ/năm . Trong nhóm nghề nghiệp hỗn hợp: tổng thu nhập ở mức bằng hoặc dưới 17 triệu đồng/hộ/năm có tổng số là 98 hộ gia đình. ở mức tổng thu nhập từ trên 17 ¸ 28 triệu đồng/hộ/năm có 116 hộ. Chiếm số lượng lớn nhất trong trong nhóm tổng thu nhập này là những hộ gia đình nằm ở 2 mức tổng thu nhập: từ trên 28 ¸ 45 và từ 45 triệu trở lên. Cả hai mức tổng thu nhập này đều có số lượng là 123 hộ gia đình. Với nhóm phi nông thì: chiếm số lượng thấp nhất, 41 hộ gia đình nằm trong nhóm tổng thu nhập dưới hoặc bằng 17 triệu đồng/hộ/năm . Chiếm số lượng cao nhất, 69 hộ gia đình trong nhóm nghề nghiệp này là hộ có tổng thu nhập trên 45 triệu đồng/hộ/năm. Đứng thứ 2 gồm 52 hộ gia đình trong nhóm tổng thu nhập từ trên 17 ¸ 28 triệu đồng/hộ/năm. Và đứng thứ ba là hộ có tổng thu nhập từ trên 28 ¸ 45 triệu đồng/hộ/năm bao gồm 43 hộ gia đình. Với số lượng: 3 hộ gia đình không trả lời và chiếm 1,5% đều nằm trong nhóm tổng thu nhập từ trên 28 ¸ 45 triệu đồng/hộ/năm . Xét theo nhóm tổng thu nhập thì : Trong nhóm tổng thu nhập bằng hoặc dưới 17 triệu đồng/hộ/năm, chiếm tỷ lệ cao nhất 46,9% là những hộ gia đình làm nghề hỗn hợp. Chiếm 33,9% là những hộ gia đình thuần nông. Những hộ gia đình làm nghề phi nông chiếm tỷ lệ thấp nhất: 19,6% trong tổng số. Có thể thấy là ở nhóm thu nhập thấp này thì chiếm tỷ lệ thấp nhất là những gia đình phi nông và cao nhất là những gia đình làm nghề hỗn hợp. Trong nhóm tổng thu nhập trên 17 ¸ 28 triệu đồng/hộ/năm, chiếm 56,9% chiếm hơn một nửa trong tổng số là hộ gia đình hỗn hợp. Chiếm 25,5% là những hộ gia đình phi nông. Và chiếm 17,6% là những gia đình thuần nông. Vậy cao nhất trong nhóm thu nhập này vẫn là những hộ gia đình làm nghề hỗn hợp. Và khác với nhóm thu nhập trên, ở đây nhóm chiếm tỷ lệ thấp nhất là gia đình thuần nông. Còn trong nhóm tổng thu nhập trên 28 ¸ 45 triệu đồng/hộ/năm, chiếm 1,5% là nhóm không trả lời; chiếm 13,3% là nhóm thuần nông. Phi nông chiếm tỷ lệ là 22,1% và cao nhất là nghề hỗn hợp chiếm 63,1%. Trong nhóm tổng thu nhập được coi là khá thì chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm nghề thuần nông và chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm nghề nghiệp phi nông. Cuối cùng trong nhóm tổng thu nhập trên 45 triệu đồng/hộ/năm thì hỗn hợp vẫn là nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất 58,6%. Chiếm 32,9% là nhóm nghề nghiệp phi nông. Chỉ chiếm 8,6%, chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm nghề nghiệp thuần nông. Qua phân tích trên ta nhận thấy rằng, chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các nhóm thu nhập từ thấp nhất đến cao nhất là nhóm nghề hỗn hợp. Nhưng đáng lưu ý một điều là: trong nhóm nghề hỗn hợp này thì những gia đình ở mức thu nhập dưới hoặc bằng 17 triệu đồng/hộ/năm chỉ chiếm 46,9% trong khi những gia đình ở mức thu nhập trên 45 triệu đồng/hộ/năm thì lại chiếm đến 58,6%. Điều đó chứng tỏ những hộ gia đình ở mức thu nhập cao nhất cũng chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với những hộ gia đình ở mức thu nhập thấp nhất: nhiều hơn 11,7%. Đứng thứ 2 là nhóm phi nông và đứng cuối cùng là nhóm thuần nông. Ta có thể tính được mức độ chênh lệch giữa những hộ có thu nhập thấp nhất so với những hộ có thu nhập cao nhất đối với 2 ngành nghề còn lại. Với thuần nông thì mức độ chênh lệch là 24,9%. Vậy ở trong nhóm nghề này, những hộ gia đình có thu nhập thấp chiếm tỷ lệ cao hơn so với các hộ gia đình ở những nhóm thu nhập khác. Trong nhóm nghề phi nông thì: chiều hướng diễn ra tưng tự như nhóm nghề hỗn hợp. Có nghĩa là ở đây những hộ gia đình có thu nhập cao nhất chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với những hộ gia đình có thu nhập thấp nhất. Tỷ lệ của nó là 13,3%. Có thể thấy rằng ở đây có sự phân hoá về thu nhập theo nghề nghiệp. Thu nhập cao ở hầu hết các nhóm nghề như phi nông và hỗn hợp. Còn thu nhập thấp thì gần như chỉ tập trung trong nhóm nghề thuần nông. Ta sẽ thấy rõ nhất ảnh hưởng của nghề nghiệp tới thu nhập của hộ gia đình qua 2 phỏng vấn sâu sau đây. “ Với 4 triệu thu từ trồng lúa thì không ăn thua gì đâu cháu ạ. Chi phí đầu tư cho nông nghiệp là tốn kém lắm…Cô tính 1 năm mà đầu tư cho nông nghiệp cũng phải từ 4 đến 4,5 triệu. Thuế nộp cho xã, cho thôn rồi thuế vườn nữa thì 1 năm phải nộp hơn 1 triệu đồng. Tiền mua đạm, lân, thuốc trừ sâu, thuỷ lợi, mua giống phải mất đến 2,8 triệu 1 năm. Có khi còn mất nhiều hơn nên nhiều khi là thất thu đấy”( PVS 6, nữ, 54 tuổi, nông nghiệp ). Điều này cũng đã lý giải được vì sao mà thu nhập từ nghề thuần nông là thấp nhất cũng như số lượng các gia đình làm nghề hỗn hợp và phi nông. Còn những hộ gia đình làm nghề hỗn hợp là do họ biết sử dụng tiền để đầu tư làm ăn: “ Tiền đền bù đất được 50 triệu thì đầu tiên chú xoay ra làm máy xay sát thóc gạo. Làm cái nghề đó cũng không chết đói đâu. Nhưng sau rồi chú quyết định chuyển sang làm nghề kinh doanh vận tải cho đến bây giờ... Chú mua 1 cái xe ô tô tải, cho chuyên chở hàng hoá, chạy tuyến đường bắc nam... cũng đựơc khoảng 5 triệu 1 tháng ( PVS 3, 54 tuổi, bộ đội về hưu) Ở đây ngành nghề hỗn hợp và phi nông đem lại thu nhập cao là bởi Ái Quốc là 1 xã có địa bàn với nhiều điều kiện thuận lợi, tiêu thụ hàng hoá nhanh, phát triển các ngành nghề phần lớn đạt giá trị cao. Trong xã có 493 hộ gia đình làm nghề kinh doanh dịch vụ ở trung tâm xã, trên các trục đường 5A và 183, trong 2 chợ là Tiền Trung và chợ Mét như: các ngành nghề thương nghiệp, giải khát, quán ăn, kinh doanh nhà trọ, vận tải ô tô, tàu thuỷ, công nông, xe ôm, bốc dỡ... ngoài ra còn các ngành nghề như xay sát, nấu rượu, bún bánh… đem lại nguồn thu về dịch vụ 19,9 tỷ đồng tăng 4,8 %, so với kế hoạch tăng so với năm 2005 là 21,4%. Hoạt động vay vốn ngân hàng, dư nợ tổng số tiền vay trong dân để tăng sản xuất là 12 tỷ đồng. Nhìn chung, ở hộ gia đình làm nghề hỗn hợp mà có thu nhập không cao do hầu hết họ đã làm những công việc như chạy xe ôm, bốc dỡ, hay nấu rượu... còn hầu hết phần lớn hộ làm nghề hỗn hợp đều có thu nhập cao hơn thuần nông. 2.2. Yếu tố độ tuổi. Tổng thu nhập của hộ gia đình nói riêng chịu ảnh hưởng và tác động từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Những yếu tố đó nếu là tích cực thì nó sẽ góp phần rất lớn làm cho thu nhập của hộ gia đình tăng lên. Nhưng nếu những yếu tố đó là tiêu cực thì nó cũng làm cho thu nhập giảm đi đáng kể. Trong phạm vi của bài viết này tôi chưa có điều kiện để xem xét đâu là những yếu tố ảnh hưởng tích cực và đâu là những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực mà chỉ tiếp cận vấn đề và chỉ ra được đâu là những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến thu nhập của hộ gia đình mà thôi. Cũng giống như là yếu tố nghề nghiệp và yếu tố số thế hệ trong gia đình đã có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của gia đình. Thì ở đây với yếu tố là độ tuổi tôi cũng xem xét những yếu tố này ảnh hưởng như thế nào tới thu nhập của hộ gia đình. Bảng 10: Tương quan giữa yếu tố độ tuổi với tổng thu nhập của gia đình ở xã Ái Quốc. Độ tuổi Tổng thu nhập ≤ 17000 17000 - 28000 28001- 45000 > 45000 <35 31 30 32 55 14,8% 14,7% 16,4% 26,2% 36 - 45 82 75 79 55 39,2% 36,8% 40,5% 26,2% 46 - 55 69 73 65 71 33,0% 35,8% 33,3% 33,81% > 55 27 26 19 29 12,9% 12,7% 9,7% 13,81% Tổng 209 204 195 210 100% 100% 100% 100% Tổng thu nhập vẫn được chia thành 4 nhóm chính và độ tuổi cũng được chia thành 4 nhóm. Cụ thể là ở đây cho thấy ở độ tuổi nào (từ dưới 35 ¸ 55 tuổi) cũng đều có sự ảnh hưởng tới tổng thu nhập của các hộ gia đình ở tất cả các nhóm thu nhập (từ dưới 17 triệu đồng ¸ trên 45 triệu đồng/hộ/năm). Mối liên hệ diễn ra như sau: Trong tổng số 818 hộ gia đình được tiến hành khảo sát, nghiên cứu thì chiếm số lượng lớn nhất là 291 hộ gia đình ở độ tuổi từ 36 ¸ 45. Đứng thứ 2 là 278 hộ gia đình nằm trong độ tuổi từ 46 ¸ 55. Tiếp theo là 148 hộ gia đình ở độ tuổi bằng hoặc dưới 35. Cuối cùng là 101 hộ gia đình nằm trong độ tuổi trên 55. Như vậy những hộ gia đình từ 36 ¸ 45 nhiều gấp 1 lần số lượng những hộ gia đình ở độ tuổi từ 46 ¸ 55, gấp 2 lần số lượng những hộ gia đình ở độ tuổi bằng hoặc dưới 35 tuổi, và gấp 2,9 lần số lượng những hộ gia đình nằm trong độ tuổi từ 55 tuổi trở lên. Trong độ tuổi ít hơn hoặc bằng 35 tuổi chiếm số lượng lớn nhất là 55 hộ gia đình có thu nhập từ 45 triệu trở lên/hộ/năm. Đứng thứ 2 là 32 hộ gia đình nằm trong mức thu nhập trên 28 ¸ 45 triệu đồng/hộ/năm. Đứng thứ 3 và chiếm số lượng là 31 hộ gia đình có mức thu nhập gằng hoặc ít hơn 17 triệu đồng. Và đứng thứ 4 là 30 hộ gia đình nằm trong mức thu nhập trên 17 ¸ 28 triệu đồng/hộ/năm. Như vậy là ở trong độ tuổi này chiếm số lượng nhiều nhất là những hộ gia đình có mức thu nhập cao nhất và chiếm số lượng ít nhất là những hộ gia đình nằm trong mức thu nhập trên 17- 28 triệu đồng. Mức độ chênh lệch giữa nhóm chiếm số lượng nhiều nhất và nhóm chiếm số lượng ít nhất là 1,8 lần. Nhưng nhóm chiếm số lượng ít nhất không phải là nhóm có thu nhập thấp nhất. Độ tuổi từ 36 ¸ 45 thì chiếm số lượng 82 là những hộ gia đình có thu nhập ít hơn hoặc bằng 17 triệu đồng/hộ/năm. Chiếm số lượng 79 hộ là những gia đình có thu nhập trên 28 ¸ 45 triệu đồng/hộ/năm. Tiếp tục, chiếm số lượng 75 là những hộ có thu nhập trên 17 ¸ 28 triệu đồng/hộ/năm. Và chiếm 55 hộ là những hộ gia đình có thu nhập trên 45 triệu đồng/hộ/năm. Vậy là trong độ tuổi này chiếm số lượng nhiều nhất là những gia đình có thu nhập ít hơn hoặc bằng 17 triệu đồng/hộ/năm. Và chiếm số lượng ít nhất là những hộ gia đình có thu nhập trên 4 triệu đồng/hộ/năm. Mức chênh lệch về số lượng giữa hộ cao nhất và hộ thất nhất là 1,5 lần. Còn trong độ tuổi từ 46 ¸ 55 tuổi thì chiếm số lượng nhiều nhất lại là những hộ gia đình nằm trong mức thu nhập trên 17 ¸ 28 triệu đồng/hộ/năm với 73 hộ. Chiếm số lượng 71 hộ- đứng thứ 2 là những hộ Gia đình nằm trong mức thu nhập trên 45 triệu đồng/hộ/năm. Đứng thứ 3 là 69 hộ gia đình nằm trong mức thu nhập ít hơn hoặc bằng 17 triệu đồng/hộ/năm. Và đứng cuối cùng là 65 hộ có mức thu nhập nằm ở trên 28 ¸ 45 triệu đồng/hộ/năm. Sự chênh lệch giữa nhóm chiếm số lượng nhiều nhất và nhóm chiếm số lượng ít nhất là 1,1 lần. Và ở đây nhóm có thu nhập cao nhất chiếm số lượng nhiều hơn nhóm có thu nhập thấp nhất là 1 lần. Điều đó nói lên là trong độ tuổi này thì số lượng hộ gia đình có thu nhập cao nhất nhiều hơn số gia đình có thu nhập thấp nhất. Và trong độ tuổi từ 55 trở lên thì chiếm số lượng nhiều nhất là 29 hộ gia đình có thu nhập nằm trong mức từ 45 trở lên triệu đồng/hộ/năm. Thứ 2 là 27 hộ gia đình có thu nhập nằm trong mức ít hơn hoặc bằng 17 triệu đồng/hộ/năm. Thứ 3 là 26 hộ gia đình có thu nhập nằm trong mức trên 17 ¸ 28 triệu đồng/hộ/năm. Và thứ 4 là 19 hộ gia đình có thu nhập nằm trong mức trên 28 ¸ 45 triệu đồng/hộ/năm. Trong độ tuổi này, những hộ chiếm số lượng nhiều nhất nhiều gấp 1,5 lần hộ chiếm số lượng ít nhất. Và những hộ có thu nhập cao nhất nhiều hơn gấp 1,1 lần số lượng hộ có thu nhập thấp nhất. Như vậy là trong độ tuổi này, những hộ có thu nhập cao nhất cũng nhiều hơn số hộ có thu nhập thấp nhất. Xét theo nhóm thu nhập thì trong nhóm thu nhập ít hơn hoặc bằng 17 triệu đồng/hộ/năm, chiếm tỷ lệ % nhiều nhất là những hộ gia đình trong độ tuổi 36 ¸ 45 tuổi, chiếm 39,2%. Tiếp theo là những hộ gia đình trong độ tuổi 46 ¸ 55 tuổi, chiếm 33%. Thứ 3, chiếm 14,8% là những hộ gia đình trong độ tuổi ít hơn hoặc bằng 35 tuổi. Và chiếm tỷ lệ ít nhất ở đây là 12,9% những hộ gia đình có độ tuổi từ 55 trở lên. Như vậy, chiếm tỷ lệ cao nhất ở đây là những hộ trong độ tuổi 36 ¸ 45, nhiều hơn lần lượt những nhóm tuổi còn lại là 6,2%; 24,4% và 26,3%. Trong nhóm thu nhập trên 17 ¸ 28 triệu đồng/hộ/năm thì chiếm tỷ lệ cao nhất: 36,8% là những hộ gia đình trong độ tuổi từ 36 ¸ 45 tuổi. Chiếm tỷ lệ 35,8% là những hộ trong độ tuổi 46 ¸ 55 tuổi. Tiếp tục, chiếm 14,7% là những hộ gia đình có độ tuổi ít hơn hoặc bằng 35 tuổi. Cuối cùng, chiếm 12,7% là những hộ gia đình trong độ tuổi từ 55 tuổi trở lên. Giống như trong nhóm thu nhập trước, ở nhóm thu nhập này, độ tuổi 36 ¸ 45 vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, cao hơn các nhóm tuổi còn lại là : 1%; 22,1%; 24,1% lần lượt tương ứng với các độ tuổi là 46 ¸ 55, ít hơn hoặc bằng 35 và độ tuổi lớn hơn 55. Với nhóm thu nhập trên 28 ¸ 45 triệu đồng/hộ/năm, độ tuổi 36 ¸ 45 vẫn là độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 40,5%. Thứ 2 vẫn là độ tuổi 46 ¸ 55, chiếm 33,3%. Thứ 3 cũng vẫn theo thứ tự là độ tuổi nhỏ hơn hoặc bằng 35: chiếm 16,4%. Và cuối cùng đương nhiên cũng vẫn là những hộ gia đình trong độ tuổi trên 55, chiếm tỷ lệ 9,7% lần lượt theo thứ tự từ cao xuống thấp, độ tuổi 36 ¸ 45 nhiều hơn là: 7,2%; 24,1% và 30,8%. Cuối cùng trong nhóm thu nhập trên 45 triệu đồng/hộ/năm trật tự đã có sự hoán đổi vị trí. Chiếm tỷ lệ cao nhất lúc này là những hộ gia đình trong độ tuổi 46 ¸ 55, chiếm 33,8%. Cùng chiếm 26,2% là những hộ gia đình trong độ tuổi nhỏ hơn hoặc bằng 35 và 36 ¸ 45 tuổi. Chiếm tỷ lệ thấp nhất 13,8% là những hộ gia đình có độ tuổi trên 55 tuổi. Lúc này, độ tuổi 46 ¸ 55 chiếm tỷ lệ cao nhất, nhiều hơn 7,6% so với độ tuổi nhỏ hơn hoặc bằng 35 và 36 ¸ 45 và nhiều hơn 20% so với nhóm trên 55 tuổi. Có thể thấy được rằng độ tuổi ít hơn hoặc bằng 35 và độ tuổi trên 55 là hai độ tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất ở tất cả các nhóm thu nhập: từ nhóm thu nhập thấp cho đến nhóm thu nhập cao. Điều này có thể hiểu ở hộ gia đình có độ tuổi nhỏ hơn hoặc bằng 35 thì hầu hết là những gia đình trẻ, những cặp vợ chồng trẻ. Vì vậy thu nhập của họ chưa thật cao và ổn định so với các nhóm gia đình ở các độ tuổi khác. Con cái của họ còn nhỏ nên việc đầu tư cho học hành, chi phí cho ăn, uống, vui chơi….là rất tốn kém. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề thu nhập của gia đình. Còn những hộ gia đình ở độ tuổi trên 55 thì theo quy định trong Luật lao động, họ là những người đã hết tuổi lao động. Hầu hết từ 55 tuổi trở đi họ không còn là lao động chính trong gia đình nữa vì yếu tố sức khoẻ không đáp ứng được yêu cầu. Lúc này họ chỉ làm những công việc lặt vặt trong gia đình, ở nhà được hưởng lương hưu theo chế độ của Nhà nước nếu là cán bộ công nhân viên hoặc sống nhờ vào con cái. Bởi vậy mà họ ít còn đóng góp cho thu nhập của gia đình hoặc thu nhập của họ mang lại thấp cũng là điều đương nhiên. Qua phỏng vấn sâu chúng tôi cũng thu thập được thông tin về yếu tố độ tuổi cũng ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình như sau. Khi được hỏi ai đang là thu nhập chính trong gia đình thì chúng tôi thu được câu trả lời: “Chỉ có nó (con trai bác, 36 tuổi) chứ bác thì thôi rồi”. Và chúng tôi có hỏi thêm người được phỏng vấn có làm gì để tăng thêm thu nhập không thì thì nghe trả lời : “ Không, bác già rồi, chẳng còn sức khoẻ mà làm. Cháu tính xem, 76 tuổi rồi, làm ăn gì được nữa” (PVS 2, nữ, 76 tuổi, ở nhà). ở từng độ tuổi khác nhau, mức độ đóng góp và có ảnh hưởng rất khác nhau đến thu nhập của gia đình. Phỏng vấn sâu dưới đây được tiến hành phỏng vấn với người có độ tuổi 54. Khi được hỏi trong nông nghiệp ai là lao động chính thì được trả lời là “ Cô là chính... trước đây ba đứa con dâu nhà cô vẫn làm cùngvới cô, nhưng giờ chúng nó đi làm công nhân hết rồi. Làm gì còn thời gian nữa... Nhà cô không trồng hoa màu. Mỗi mình cô ở nhà trông hai đứa trẻ con để mẹ nó đi làm nên cũng chẳng còn thời gian... Gia súc thì không nuôi nhưng gia cầm thì nuôi hai chục con gà thả ở vườn ấy. Nuôi đấy thôi chứ cũng không bán” (PVS 6, nữ, 54 tuổi, nông nghiệp). Một điều đáng lưu ý nữa là những gia đình ở độ tuổi 36 ¸ 45 đều chiếm tỷ lệ cao nhất ở các mức thu nhập: ít hơn hoặc bằng 17 triệu đồng/hộ/năm, trên 17 ¸ 28 triệu đồng/hộ/năm và trên 28 ¸ 45 triệu đồng/hộ/năm. Đây đều là mức thu nhập thấp và trung bình. Còn những hộ gia đình ở độ tuổi 46 ¸ 55 lại chiếm tỷ lệ cao nhất ở mức thu nhập cũng cao nhất: từ 45 triệu đồng/hộ/năm trở lên. Như vậy, về số lượng thì những hộ gia đình ở độ tuổi 46 ¸ 55 ít hơn hẳn so với những hộ gia đình ở độ tuổi 36 ¸ 45, nhưng về chất lượng, cụ thể ở đây là về thu nhập thì những hộ gia đình ở độ tuổi 46 ¸ 55 cao hơn hẳn. Một phỏng vấn sâu được tiến hành với một gia đình nằm trong độ tuổi 36 ¸ 45 và một phỏng vấn sâu được tiến hành với một gia đình nằm trong độ tuổi 46 ¸ 55 chỉ xét về vấn đề thu nhập sẽ cho thấy sự khác biệt và đồng thời khẳng định cho những nhận định trên là hoàn toàn chính xác và khách quan. Một hộ gia đình trong độ tuổi 36 ¸ 45 , trước đây làm nông nghiệp thì: “Trồng lúa và trồng thêm hoa màu nhưng cũng chẳng được bao nhiêu đâu. Nếu trồng mà chỉ để nhà ăn thì không tính được. Còn vừa để nhà ăn, còn thừa mang đi bán thì cả năm có khi cũng chỉ được 2 đến 3 triệu thôi”. Còn bây giờ khi đất ruộng đã chuyển giao vào để xây dựng khu công nghiệp, gia đình đã chuyển sang nghề trồng đậu thì: “...cái nghề này cũng vất cả lắm, quần quật cả ngày đấy. Cũng được khoảng 50 nghìn một ngày” (PVS 1, nữ, 36 tuổi, làm đậu). Còn phỏng vấn sâu với 1 hộ gia đình trong độ tuổi 46 ¸ 55 thì thu được kết quả như sau: Cũng là hộ gia đình bị chuyển giao đất canh tác để xây dựng khu công nghiệp nhưng với số tiền đền bù mà xã chi trả thì: “ Chú mua một cái xe ô tô tải, chuyển chở hàng hoá, chạy tuyến Bắc-Nam...cũng được khoảng 5 triệu một tháng....Chú còn nuôi một con lợn nái. Mỗi năm cũng thu được 3 triệu... Chú có 2 con, 1 trai, 1 gái. Chị lớn đi tu nghiệp ở Nhật do cơ quan cử đi. Về và lấy chồng Hà Nội rồi. Cậu út thì lái xe cho gia đình nên chú không phải thuê người lái, cũng đỡ được một khoản...Ô tô loại 8 tấn nên hàng tháng (con trai của chú) cũng đóng góp khoảng 2 triệu đồng cho gia đình”. (PVS 3 , nam, 54 tuổi, bộ đội về hưu). Sự chênh lệch nhau về độ tuổi đó cũng là quy luật tất yếu của loài người: quy luật: sinh, lão, bệnh, tử. Trong xã hội truyền thống, người cao tuổi họ có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp và lẽ sống ở đời. Trong xã hội hiện nay, mặc dù có sự đa dạng hoá về ngành nghề nhưng những người cao tuổi vẫn là tiền đề quan trọng của sự thăng tiến xã hội, bởi: “Khôn không tới trẻ, khoẻ không tới già” là vậy. Những người có tuổi thường chiếm vị thế cao trong xã hội hoặc là người biết tính toán làm ăn để làm giàu cho gia đình. Như vậy tuổi tác có mối quan hệ chặt chẽ với thu nhập bởi vì nếu so sánh nhóm tuổi 46 ¸ 55 (giai đoạn cuối của tuổi lao động) và nhóm tuổi dưới 35 (giai đoạn đầu ở tuổi lao động) thì sự chênh lệch về thu nhập này là 1,8 lần (tính chung ở mức thu nhập từ 45 triệu đồng trở lên/hộ/năm. Do đó yếu tố dộ tuổi quyết định mức thu nhập bởi vì những hộ gia đình trẻ khi mới bước vào cuộc sống gia đình họ còn bỡ ngỡ, gặp phải nhiều khó khăn, phải lo toan mọi bề từ công việc, chỗ ăn ở, sinh con; con cái còn nhỏ nên bị chi phối vào gia đình và việc chăm sóc nuôi dạy con cái. Còn những hộ có thu nhập cao hơn thì nhà cửa đã ổn định, con cái đã trưởng thành và cũng trở thành lực lượng phụ giúp gia đình góp phần làm tăng lên mức thu nhập chung của gia đình, tất yếu dẫn đến thu nhập độ tuổi của chủ hộ cao lên. Kết quả này làm sáng tỏ những luận điểm trong lý thuyết phân tầng xã hội và biến đổi xã hội. Kết luận và khuyến nghị 1. Kết luận. Thông qua những kết quả nghiên cứu như đã trình bày ở phần trên của bài báo cáo, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau. Với những kết quả thực nghiệm cụ thể cùng những đánh giá định lượng là cơ sở để chúng tôi đi đến khẳng định rằng thu nhập của các hộ gia đình ở xã Ái Quốc bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi yếu tố như diện tích đất, số người sống chung và bối cảnh kinh tế - xã hội, thị trường đang diễn ra xung quanh họ cũng như là các yếu tố về nghề nghiệp, độ tuổi và số người sống chung trong gia đình. Trên cơ sở áp dụng lý thuyết biến đổi xã hội và lý thuyết phân tầng xã hội chúng ta thấy được sự thay đổi về thu nhập là kết quả tất yếu của sự biến đổi xã hội mà đặc biệt ở đây là chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội. Về tổng thu nhập của xã Ái Quốc trong đó các hộ gia đình có thu nhập thấp nhất chiếm tỷ lệ nhiều nhất: 33,3% trong cơ cấu thu nhập của cả xã. Tuy nhiên, các hộ gia đình có thu nhập từ khá trở lên cũng chiếm một tỷ lệ % rất đáng kể ( chỉ đứng sau nhóm có thu nhập thấp nhất) trong cơ cấu thu nhập. Điều đó chứng tỏ rằng Đảng bộ, các cấp chính quyền ở địa phương và nhân dân cũng đang nỗ lực từng ngày cho công cuộc xoá đói giảm nghèo và “ tiến tới không còn hộ nghèo” như trong báo cáo của UBND xã đã nêu. Tiếp theo có thể thấy rằng trong nguồn thu của tổng thu nhập xã thì chiếm giá trị cao nhất là nhóm nghề phi nông. Đứng thứ 2 là nhóm nghề hỗn hợp và nhóm nghề thuần nông đứng ở vị trí cuối cùng. Điều đó có nghĩa là thuần nông đang dần dần mất đi ưu thế so với các nhóm ngành khác và đồng thời cũng mất đi vị trí đứng đầu nhiều năm trong cơ cấu ngành, cơ cấu thu nhập. Sự biến đổi này diễn ra là hoàn toàn hợp lý và dễ hiểu bởi nó tuân theo quy luật phát triển và biến đổi của kinh tế xã hội. Thêm nữa chúng ta có thể nhận thấy rằng thu nhập không chỉ đơn thuần được tạo nên bởi nguồn thu và lượng thu mà nó còn chịu sự tác động trực tiếp của hàng loạt các yếu tố như : nghề nghiệp, số người sống chung, độ tuổi… Những yếu tố này đã làm ảnh hưởng, chi phối đến thu nhập. ở đây mối tương quan giữa thu nhập với các yếu tố này là rất chặt, nó được thể hiên bằng hệ số Sig dưới từng bảng tương quan. Chưa thể khẳng định được ngay rằng yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất tới thu nhập mà chỉ nhận thấy ngay được rằng thu nhập chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố đó. Bởi vậy để nâng cao thu nhập thì cũng phải thay đổi hoặc điều chỉnh các yếu tố trên để các yếu tố ấy ảnh hưởng tới thu nhập một cách tích cực nhất. 2. Khuyến nghị. - Về phía chính quyền địa phương : + Cần có sự đầu tư thích đáng vào tất cả các nhóm ngành nghề trong toàn xã song vẫn phải trú trọng ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp. + Cần có những chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, đặc biệt với những hộ gia đình bị chuyển giao đất để xây dựng khu công nghiệp. + Đề xuất với lãnh đạo của các công ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn xã mở những lớp dạy nghề, hướng nghiệp và ưu tiên giải quyết việc làm cho lao động ngay tại địa phương. + Khôi phục các làng nghề truyền thống, cần có quỹ cho vay vốn ưu đãi và bao tiêu đầu ra nhằm mục đích vừa bảo tồn truyền thống văn hoá, vừa thu hút được nguồn lao động tại chỗ. + Các khoản thu phí trong nông nghệp còn quá cao so với mức thu nhập của các hộ gia đình như : thuỷ lợi phí, thuế đất, thuế ruộng… Nên chính quyền địa phương cần đề xuất với các cấp trên có thẩm quyền xem xét và giải quyết hợp lý vấn đề này. Về phía các hộ gia đình: + Các hộ gia đình cần mạnh dạn vay vốn đầu tư và nhanh nhạy nắm bắt thông tin kinh tế - thị trường, tham gia vào sản xuất kinh doanh tự làm phi nông nghiệp, hỗn hợp hay đầu tư thích đáng cho sản xuất nông nghiệp để nâng cao thu nhập của hộ gia đình. + Mọi người dân phải có ý thức hơn nữa để bảo vệ môi trường sống và tự cải thiện điều kiện vệ sinh trong sinh hoạt. + Quan tâm thích đáng và định hướng nghề nghiệp, học nghề hay học cao đẳng - đại học để con cái ra trường đáp ứng được yêu cầu ngành nghề xã hội đang cần. Để tránh tình trạng thất nghiệp, làm ảnh hưởng tới thu nhập của gia đình. + Kế hoạch hoá gia đình để góp phần làm ổn định dân số và kinh tế cho xã hội nói chung và cho hộ gia đình nói riêng. Danh mục tài liệu tham khảo [1] “ Báo cáo của ban chấp hành TW Đảng khoá IX tháng 4/ 2006 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010”. Báo điên tử Đảng cộng sản: www.CPV.org.vn. [2] Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng” Xã hội học”. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội- 2001,Tr 298 [3] Tương Lai - “Khảo sát Xã hội học về phân tầng xã hội”. NXB KHXH, Hà Nội , 1995. [4] Nguyễn Đình Tấn - “Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội”. NXB Chính trị, 1998, Tr76. [5] Tony Bilton - “Nhập môn Xã hội học”. NXB KHXH , Hà Nội 1993, Tr58. [6] Tony Bilton - “Nhập môn Xã hội học”. NXB KHXH , Hà Nội 1993, Tr66. [7] “ Từ điển Tiếng Việt” - 1994,Tr 925 [8] “ Toạ đàm chuyển đổi nông nghiệp ở Việt Nam”, Tr 24 [9] www.GSO.GOV.VN [10] Trích “ Báo cáo thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu chính quyền trong sạch vững mạnh 2006”, Tr 2 [11] Trích “ Báo cáo thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu chính quyền trong sạch vững mạnh”, Tr 2 - 3 [12] Trích “ Báo cáo thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu chính quyền trong sạch vững mạnh” , Tr 4 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài. 1 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. 2 . Ý nghĩa khoa học. 2 . Ý nghĩa thực tiễn. 3 3. Mục tiêu nghiên cứu. 3 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu, mẫu nghiên cứu. .. . 3 4.1. Đối tượng nghiên cứu. 3 4.2. Khách thể nghiên cứu. 3 4.3. Phạm vi nghiên cứu. 4 Phương pháp nghiên cứu. 4 Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết. 4 6.1. Giả thuyết nghiên cứu. 4 6.1. Khung lý thuyết. 5 PHẦN NỘI DUNG CHÍNH : 7 CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. 7 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. 7 1.1. Cơ sở lý luận. 7 1.2. Lý thuyết áp dụng. 7 1.2.1. Lý thuyết về sự biến đổi xã hội. 7 1.2.2. Lý thuyết phân tầng xã hội. 8 2. Các khái niệm công cụ. 9 3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu. 10 3.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu. 10 3.1.1. Xã Ái Quốc 11 3.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. 12 CHƯƠNG II : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 14 Thực trạng về thu nhập của các hộ gia đình xã Ái Quốc. 14 1.1. Thu nhập. 14 1.2. Nghề nghiệp chính đóng góp vào tổng thu nhập của xã Ái Quốc. 15 1.3. Số người sống chung ( Số khẩu ) trong hộ gia đình ở xã Ái Quốc. 27 1.3.1. Mối quan hệ giữa số người sống chung và tổng thu nhập của hộ gia đình ở xã Ái Quốc. 19 1.4. Phân loại tổng thu nhập theo loại hình gia đình và diện tích bình quân hộ ở xã Ái Quốc. 23 1.5. Thu nhập bình quân và diện tích bình quân của các hộ gia đình xã Ái Quốc. 29 Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của các hộ gia đình xã Ái Quốc. 33 Yếu tố nghề nghiệp. 33 Nghề nghiệp chính của các hộ gia đình xã Ái Quốc. 33 Mối tương quan giữa nghề nghiệp và tổng thu nhập của các hộ gia đình xã Ái Quốc. 35 Yếu tố độ tuổi. 39 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 46 Kết luận. 46 Khuyến nghị. 47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 60

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXHH01.doc
Tài liệu liên quan