Mục Lục
Phần 1: Tổng Quan
1.1 Dinh dưỡng căn bản
1.1.1 Dinh dưỡng glucid
1.1.2 Dinh dưỡng lipid
1.1.3 Dinh dưỡng protein
1.1.4 Dinh dưỡng Vitamin
1.1.5 Nước và các chất vô cơ
1.1.6 Năng lượng trong dinh dưỡng
1.2 Phân biệt các thuật ngữ
1.2.1 Thực phẩm
1.2.2 Thực phẩm chức năng
1.2.3 Thuốc
1.2.4 Thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt
1.3 Những quy định chung về thực phẩm chức năng
Phần 2: Những bệnh về dinh dưỡng
2.1 Khái niệm về những bệnh dinh dưỡng
2.2 Những bệnh dinh dưỡng thường gặp
2.2.1 Bệnh suy dinh dưỡng
2.2.2 Bệnh mất cân bằng đạm và năng lượng
2.2.3 Những bệnh dinh dưỡng do thiếu vitamin
2.2.4 Những bệnh dinh dưỡng liên quan đến chất khoáng
2.3 Những bệnh dinh dưỡng đặc biệt
2.3.1 Bệnh tiểu đường và kích thích tố insulin
2.3.2 Vai trò của cholesterol và chất béo với những bệnh tim mạch
2.3.3 Bệnh tăng chất béo trong máu
2.3.4 Bệnh xơ vữa động mạch
2.3.5 Bệnh cao huyêt áp
2.3.6 Bệnh béo phì và bệnh ốm còi
Phần 3: Sự dinh dưỡng đặc biệt
3.1 Dinh dưỡng phụ nữ mang thai
3.1.1 Những biến đổi của cơ thề phụ nữ khi mang thai
3.1.2 Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai
3.2 Dinh dưỡng cho phụ nữ nuôi con
3.2.1 Đại cương
3.2.2 Nhu cầu dinh dưỡng
3.3 Dinh dưỡng cho vận động viên
3.3.1 Đặc điểm dinh dưỡng cho vận động viên
3.3.2 Nhu cầu năng lượng cho vận động viên
3.4 Dinh dưỡng trẻ em từ 3 đến 4 tuổi
3.4.1 Đặc điểm dinh dưỡng của trẻ
3.4.2 Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ
3.5 Dinh dưỡng cho người già
3.5.1 Những biến đổi sinh lý hóa của người già
3.5.2 Nhu cầu dinh dưỡng của người già
3.6 Dinh dưỡng cho người béo phì
3.6.1 Nguyên nhân và cơ chế dẫn đến béo phì
3.6.2 Tác hại của béo phì
3.6.2 Chế độ dinh dưỡng cho người béo phì
3.7 Dinh dưỡng dành cho người bệnh tiểu đường
3.7.1 Sơ lược về bệnh tiểu đường
3.7.2 Triệu chứng
3.7.3 Chế độ khi bị tiểu đường
Phần 4: Các sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt
4.1 Đối tượng phụ nữ mang thai và cho con bú
4.1.1 Tổng quan
4.1.2 Các sản phẩm
4.2 Đối tượng là bệnh nhân bệnh tiểu đường
4.2.1 Khái niệm chỉ số đường huyết
4.2.2 Các dạng sản phẩm
4.3 Đối tượng bệnh nhân cần hồi phục sức khỏe
4.3.1 Khái quát về MCT
4.3.2 Các dạng sản phẩm
4.4 Đối tượng trẻ nhỏ
4.5 Các nhóm thực phẩm khác
(94 trang)
129 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2328 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cảm giác bức bối khó chịu về mùa hè, do lớp mỡ dày đã trở thành hệ thống cách nhiệt. Người béo phì cũng thường cảm thấy mệt mỏi chung toàn thân, hay nhức đầu tê buốt ở hai chân làm cho cuốc sống thiếu thoải mái.
Giảm hiếu suất lao động: người béo phì làm việc chóng mệt nhất là ở môi trường nóng. Mặt khác do khối lượng cơ thể quá nặng nề nên để hoàn thành một động tác, một công việc trong lao động, người béo phì phải mất nhiều thời gian hơn và mất nhiều công sức hơn. Hậu quả là hiệu suất lao động giảm rõ rệt so với người bình thường.
Kém lanh lợi: người béo phì thường phản ứng chậm chạp hơn người bình thường trong sinh hoạt cũng như trong lao động. Hậu quả là rất dễ bị tai nạn xe cộ cũng như tai nạn lao động.
Nguy cơ bệnh tật cao hơn người bình thường:
Rối loạn lipid máu: tăng chlesteroltrong máu, giảm HDL (high density lipoprotein), tăng tỷ lệ LDL (low density lipoprotein), tăng tỷ lệ LDL/HDL gây tăng tỷ lệ bệnh tim mạch.
Huyết áp tâm thu và tâm trương đều tăng khi chỉ số BMI tăng, người béo phì có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn người bình thường 1,5 lần, nguy cơ này càng cao khi tuổi càng trẻ và thời gian kéo dài. Tăng cân nhanh là một yếu tố liên quan đến tăng huyết áp và giảm trọng lượng sẽ có hiệu quả giảm huyết áp.
Bệnh tiểu đường: có mối liên quan chặt chẽ giữa bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin và béo phì. Nguy cơ tiểu đưởng không phụ thuộc vào insulin tăng lên liên tục khi BMI tăng và giảm đi khi cân nặng giảm. Những người béo có tỷ lệ tiểu đường tăng lên gấp 3,5 lần tỉ lệ chung.
Bệnh sỏi mật: bệnh béo phì làm tăng nguy cơ bị sỏi mật ở mọi lứa tuổi và gấp 3-4 lần. Nguy cơ này càng cao khi mỡ tập trung quanh bụng. Ở người bệnh béo phì, cứ 1 kg mỡ thừa làm tăng tổng hợp 20mg cholesterol/ngày. Tình trạng đó làm tăng bài tiết mật, tăng mức bão hòa cholesterol trong mật, cũng với mức cơ động của túi mật tăng dần bệnh sỏi mật.
Ở phụ nữ mãn kinh, các nguy cơ ung thư túi mật, ung thư vú và tử cung tăng lên ở những người béo phì, còn ở nam giới béo phì, bệnh ung thư thận và tuyến tiền liệt hay gặp hơn.
3.6.3 Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị bệnh béo phì:
Chế độ ăn kiêng dành cho người béo phì: Chúng ta giảm năng lượng của khẩu phần ăn từng bước một, mỗi tuần giảm khoảng 300kcal so với khẩu phần ăn của bệnh nhân cho đến khi đạt năng lượng tương ứng với BMI:
BMI<25 thì năng lượng vào một ngày là 1800kcal.
BMI từ 25-29,9 thì năng lượng đưa vào một ngày là 1500kcal.
BMI từ 30-34,9 thì năng lượng đưa vào một ngày là 1200kcal.
BMI từ 35-39,9 thì năng lượng đưa vào một ngày là 1000kcal.
BMI >40 thì năng lượng đưa vào một ngày là 8000kcal.
Trong đó, tỷ lệ năng lượng giữa các chất 15-16% Protein (P), 12-13% lipid (L), 71-72% glucid(G):
- Ăn ít chất béo chất đường.
- Đủ chất đạm, vitamin, muối khoáng. Cần bổ sung viên đa vitamin và vi lượng tổng hợp.
- Tăng cường rau và hoa quả.
- Muối 6g/ngày. Nếu có tăng huyết áp thì chỉ nên dùng 2-4 ngày.
- Tạo thói quen ăn uống theo đúng chế độ.
Chú ý: chúng ta không nên tự điều trị bệnh béo phì một cách bừa bãi mà phải tuân theo những chỉ định của bác sĩ để tránh những biến chứng đáng tiếc và để đạt hiệu quả tốt nhất.
10 nguyên tắc ăn uống cho người có dư thừa cân năng:
- Tuyệt đối không được nhịn ăn, nhịn uống. Bạn khát, bạn nên uống. Nếu bạn nhịn uống, cơ thể bạn sẽ bị thiếu nước, dẫn đến rối loại nước và điện giải trong cơ thể. Nếu bạn nhịn ăn để giảm cân, cân nặng có thể giảm nhanh song có thể dẫn đến nhiều rối loạn chuyển hóa nguy hiểm, giảm sức lao động, khả năng làm việc, khối cơ giảm, hoạt động thể dẫn đến nhiều rối loạn chuyển hóa nguy hiểm, giảm sức lao động, khả năng làm việc, khối cơ giảm, hoạt động thể lực giảm theo và bạn rất dễ lên cân trở lại và mập nhiều hơn sau các đợt nhịn ăn đó.
- Hãy ăn ít hơn trước bằng cách trước bữa ăn bạn có thể uống một ly nước, ăn một chén canh, hay đĩa rau luộc, trái dưa leo, để tạo cảm giác no nhằm giảm lượng thức ăn ăn vào, và nên ngừng ăn trước khi có cảm giác no. Tăng lượng rau, trái trong bữa ăn để thay thế các thức ăn giàu năng lượng.
- Giảm bớt những thức ăn giàu năng lượng trong bữa ăn như: cơm, mì, dầu, mỡ, bơ, bánh ngọt, kẹo, chè ngọt, chocolate. Hạn chế uống nước ngọt, rượu, bia… nên uống nước chín, nước trà, sữa tươi không đường…
- Nên ăn các loại thức ăn thịt nạc, cá , tôm, cua, tàu hủ, uống sữa đậu nành, sữa chua nhằm đảm bảo đủ lượng đạm quý cho cơ thể. Hạn chế ăn óc, thận, tim, gan, cật, lòng đỏ trứng vì những thức ăn này chứa nhiều chất béo và cholesterol.
- Hạn chế các món chiên, quay, xào. Nên chế biến thức ăn dưới dạng luộc, hấp, để giảm lượng dầu mỡ.
- Tăng cường những thức ăn giàu chất xơ như gạo lứt, khoai, bắp, rau xanh và các loại trái cây tươi ít ngọt (như mận, củ sắn, thanh long, bưởi, táo ta, đu đủ, cam, quýt…) để vừa giảm cung cấp năng lượng, vừa bổ sung thêm lượng vitamin, muối khoáng vừa dễ tiêu hóa hấp thụ và ngừa táo bón, tăng thải cholesterolvà các chất độc ra khỏi cơ thể.
- Nên ăn nhiều vào buổi sáng, giảm về chiều và hạn chế ăn tối. Nên ăn đều đặn, tránh bỏ bữa. Các bữa ăn nhỏ đều đặn tránh bỏ bữa. Các bữa ăn đều đặn chống cảm giác đói giúp bạn dễ thực hiện các nguyên tắc ăn uống hơn. Hơn nữa ăn quá nhiều vào một bữa dẫn đến tích lũy mỡ nhiều hơn là chia làm nhiều bữa với cùng số lượng thức ăn.
- Ăn chậm nhai kỹ thường giúp giảm số lượng thức ăn bạn ăn vào. Khi ta ăn quá nhanh, thực phẩm vào dạ dày rất nhanh cơ thể chưa kịp báo nên ta đã ăn quá mức của mình.
3.7 DINH DƯỠNG DÀNH CHO NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG:
3.7.1 Sơ lược về bệnh tiểu đường
Các khái niệm:
Bệnh tiểu đường: là một loại bệnh mà cơ thể không thể sử dụng glucose trong máu để chuyển hóa thành năng lượng. Glucose được cung cấp từ thức ăn. Bình thường mức đường trong máu được kiểm soát bởi insulin, một kích thích tố tiết ra từ tụy. Có thể người bệnh tiểu đường không sản xuất đủ insulin hoặc insulin được sản xuất nhưng cơ thể không sử dụng được, do đó mức đường trong máu và trong nước tiểu tăng cao hơn bình thường.
Đây là một bệnh có liên quan đến sự rối loạn về hấp thụ của cơ thể đối với các chất glucid biểu hiện ra bởi sự dư thừa của đường trong máu (gọi là tăng đường huyết), chỗ dư thừa này sẽ được thải ra trong nước tiểu, vì thế mà trong nước tiểu có vị ngọt.
Insulin: là chất cần thiết để biến glucose ra năng lượng. Lượng insulin cần thiết lại do lượng đường trong máu quyết định. Nếu hàm lượng đường trong máu đạt mức bình quân nhất định thì chất insulin được phóng thích ra. Chất này làm công việc “mở cửa” các tế bào gan, bắp thịt và các chất beó để glucose lọt vào các tế bào này và trong tình trạng bình thường, chỉ trong vòng 2 giờ thì lượng glucose dư trong máu có thể xâm nhập vào các tế bào chứ không còn sống sót lại trong máu nữa. Nhưng nếu cơ thể một cá nhân không sinh sản đủ chất insulin hay chất insulin của đương sự không hoạt động bình thường thì tế bào vốn đóng kín không cách nào mở ra nên đường glucose tồn đọng trong máu và đương sự sẽ mắc bệnh tiểu đường.
Lượng đường huyết: đối với người bình thường không bị tiểu đường thì lượng đường trong máu ở tĩnh mạch có nồng độ từ 3-10mmol/lít. Mức này không phải không thay đổi, khi đói nó xuống thấp và khi no nó lên cao.
Đường trong nước tiểu: đối với trường hợp, đường trong máu thấp hơn bình thường là 10mmol/lít thì không thấy đường xuất hiện trong nước tiểu. Nhưng có một số người ngay khi đường trong máu ở mức trung thường vẫn bị tình trạng đường glucose xâm nhập vào nước tiểu. Điều này có thể giải thích bộ phận thận của họ do di truyền có mức gạn lọc rất thấp. Đối với những người mà bộ phận có mức gạn lọc cao, lượng đường glucose trong máu họ phải vượt quá 10mmol/lít thì nước tiểu mới xuất hiện đường.
Các loại bệnh tiểu đường: có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loại hệ thống điều chỉnh đường huyết, làm tăng đường huyết gây tiểu đường. Hệ thống điều chỉnh có thể bị rối loạn theo 2 cách sau đây:
- Loại hình 1: tức là loại hình hoàn toàn phụ thuộc vào insulin do tế bào tuyến tụy không tiết ra insulin nên việc điều trị là bắc buộc là phải chích insulin.
- Loại hình 2: tức là loại hình không phụ thuộc vào insulin. Nguyên nhân là các tế bào tuyến tụy không tạo ra đủ lượng insulin và cơ thể không phản ứng hài hòa với lượng insulin sẳn có.
3.7.2 Triệu chứng:
Loại 1: Có thể thấy ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng thường xảy ra ở một người trẻ tuổi, triệu chứng là hay đi tiểu và mỗi lần tiểu rất nhiều, cảm thấy khát nước một cách không bình thường, gây sút, dù vẫn bình thường, thậm chí còn có thể ăn nhiều hơn trước nữa. Cảm thấy mệt mỏi nhiều, nhìn không rõ, chậm lành những vết trầy sướt hay tổn thương ở chân và hay bị tê chân.
Loại 2: cũng có thể thấy ở bất cứ tuổi nào, nhưng thường thấy hơn ở người trên 40 tuổi. Triệu chứng bệnh cũng khát nước, tiểu nhiều, nhưng lại không gầy, mà có khi lại lên cân, các vết nhiễm trùng hay đau, sưng, lâu lành. Xét nghiệm đường trong máu cao hơn so với mức trung bình. Trong nước tiểu cũng thấy có đường nhưng không có các chất cetonique. Như vậy sự thiếu insulin không phải là hoàn toàn, người này vẫn còn sản xuất ra được insulin để có thể sống được, nhưng không đủ để có một tỉ lệ đường trong máu bình thường.
3.7.3 Chế độ khi bị tiểu đường:
Bạn cần:
Ăn đủ năng lượng vì năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể.
Ăn đủ chất dinh dưỡng để khỏe mạnh.
Ăn làm sao để ổn định đường huyết.
Ăn để tránh cholesterol, huyết áp, tổn thương thận,
Vậy ăn đủ năng lượng:
- Nếu lao động, vận động nhẹ nhàng cần 30kcal/kg cân nặng/ngày.
Nếu lao động, vận động vừa phải cần 35kcal/kg cân nặng/ngày.
- Nếu lao động, vận động cường độ cao cần 40kcal/kg cân nặng/ngày.
Số năng lượng ăn vào nên cân đối giữa protein (10-20%), chất béo (20-25%) và chất bột đường (55-65%).
Ăn đủ dinh dưỡng: bạn cần ăn đủ din dưỡng để khỏe mạnh, đề phòng bệnh tật. các cách ăn sau đây sẽ giúp bạn:
- Ăn đa dạng: bạn cần ăn hơn 20 loại thực phẩm mỗi ngày để cung cấp 40 chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể)
- Ăn chừng mực:
+ Không ăn quá no, không để quá đói.
+ Không ăn quá nhiều một loại thực phẩm.
+ Ăn thức ăn gần với thiên nhiên để giử chất dinh dưỡng.
Cánh ăn để giữ ổn định dường huyết:
- Tránh bữa ăn lớn, chia thành nhiều bữa nhỏ gồm bữa chính và 1-3 bữa phụ để tránh tăng đường huyết quá mức sau ăn và hạ đường huyết sau bữa ăn.
- Nên ăn đều đặn các bữa, không bỏ bữa kể cả khi bệnh hay khi bạn mệt mỏi và không muốn ăn.
- Nên giữ ổn định lượng bột đường phù hợp với bạn bằng cách biết thay thế thức ăn giàu bột đường.
- Dùng thức ăn có chi số đường huyết thấp (ví dụ: gạo lức, đậu đỏ, trái cây ít ngọt, rau xanh, thức ăn chế biến thô) và ăn châm, nhai kỹ giúp đường huyết tăng chậm sau ăn.
- Nếu bạn dùng các loại thuốc hạ đường huyết, bạn sẽ cùng bác sĩ dinh dưỡng phối hợp với thuốc về liều lượng và thời gian.
- Nếu vận động với cường độ cao thì ăn thêm 10-20 g bột đường cho mỗi 30 phút.
Cách ăn để tránh tăng cholesterol, huyết áp, tổn thương thận:
- Ăn ít mỡ động vật (trừ mỡ cá) thay bằng dầu thực vật, uống sữa gầy thay sữa béo… để tránh tăng cholesterol máu cao.
- Không ăn mặn. Nêm nếm lạt và tránh các món ăn như các loại mắm, thức ăn chế biến sẳn như mì tôm, giò chả…
- Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây ít ngọt, các loại đậu đỗ, bớt ăn các loại thực phẩm giàu cholesterol như mỡ động vât, da, đồ lòng…
- Ăn chất đạm vừa đủ. Chất đạm không quá cao thúc đẩy tổn thương thận và cũng không quá thấp làm tổn thương đến sức khỏe.
- Uống nước đủ 6-8 ly mỗi ngày.
Phần 4: CÁC SẢN PHẨM DINH DƯỠNG ĐẶC BIỆT
4.1 ĐỐI TƯỢNG PHỤ NỮ MANG THAI VÀ CHO CON BÚ:
4.1.1 Tổng quan:
Đa số các phụ nữ khi mang thai đều khó bổ sung đủ các chất do khó ăn uống vì vậy việc uống thêm 1-2 ly sữa mỗi ngày cũng là một điều cần thiết. Khi chọn, các bà mẹ nên chú ý đến những thành phần dinh dưỡng thuộc nhóm chính còn những chất khác chỉ có tính chất hỗ trợ thêm. Bên cạnh sữa, cũng cần cố gắng dùng nhiều thực phẩm tươi sống vì nguồn dinh dưỡng từ các thực phẩm tươi sống vẫn đóng vai trò chính yếu và tốt nhất.
Chế độ dinh dưỡng tốt rất quan trọng đối với người mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú sau này. Vì vậy việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất để đảm bảo sức khỏe cho thai phụ và đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của thai nhi, đặc biệt là sự phát triển não bộ thai nhi cực kỳ quan trọng trong thời kỳ này.
Những phụ nữ trong thời kỳ cho con bú sẽ cần một khoảng năng lượng gia tăng so với bình thường khoảng 500-640 kilo calori (2.680kJ) mỗi ngày, cũng như hầu hết những dưỡng chất quan trọng khác trong 6 tháng đầu sau khi sinh. Bởi vì số lượng và chất lượng của những dưỡng chất trong sữa mẹ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của người mẹ.
Sữa dành cho bà mẹ trong thởi kỳ mang thai và cho con bú, thành phần chính của các sản phẩm sữa này cần thiết bổ sung các chất sau:
Đạm: chất dinh dưỡng thúc đẩy sự phát triển của thai nhi.
Canxi: giúp phát triển xương của trẻ một cách cứng cáp.
Sắt: tạo hồng cầu, phòng bệnh thiếu máu cho bà mẹ trong thời kỳ mang thai.
Acid folic: chất cần thiết để sinh ra tế bào máu và chống mắc phải các khuyết tật thần kinh của thai nhi.
Chất béo: không thể thiếu cho sự phát triển của tế bào não.
Iod và Kẽm: tăng cường hoạt động của tuyến giáp, loại trừ nguy cơ trẻ chậm phát triển sau khi sinh.
DHA (docosahexaenoic acid ) : là một axít béo rất quan trọng trong việc phát triển não bộ, võng mạc mắt của trẻ.
Oligofructose : cung cấp chất xơ thực phẩm chống táo bón cho bà mẹ trong thời kỳ mang thai.
4.1.1.1 Nhiệm vụ của Axít Folic :
Axit Folic là một trong vài yếu tố quan trọng ngăn cản sự thiếu máu trầm trọng.
Đóng vai trò là một Coenzyme trong sự tổng hợp histidin nhờ cấu tạo của 2 nhóm hoạt động N10 và N5 trong cấu tạo.
Tác dụng với acit đạm serine để biến đổi ra glycine cần cho sự tổng hợp chất đạm trong cơ thể.
Là coenzyme xúc tác trong các phản ứng tổng hợp những hợp chất như purines adenine, pyrimidine và thymine, là những cấu tử của DNA trong lĩnh vực di truyển. Chính vì vậy axit folic ảnh hưởng đến một vài dị tật bẩm sinh của đứa bé nếu người mẹ trong thời gian mang thai thiếu axit folic.
Đóng vai trò xúc tác trong các phản ứng biến đổi cystine, uracil thành thymine, phenylalanime thành serine.
Một nghiên cứu trong tháng 2-2005 cho thấy 63% phụ nữ ở Indonesia và 84% phụ nữ Malaysia trong độ tuổi sinh sản có hàm lượng Folate thấp hơn ngưỡng cần thiết (960 nmol/L) để giảm thiểu nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Tại Việt Nam, theo thống kê của bệnh viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh Hà Nội (1995-1998), tỷ lệ trẻ sinh ra bị dị tật ống thần kinh là 2,5‰, trong đó tỷ lệ tử vong trong 24giờ là trên 94%( 4-5‰). Vì vậy việc cung cấp Folate là rất quan trọng và cần phải thực hiện ngay từ đầu khi họ dự định có con và trong suốt thời gian mang thai.
4.1.1.2 Lợi ích của DNA:
DHA là một acid béo không no cần thiết cho sự hoàn thiện hệ thần kinh, đặc biệt là thị giác. Ở người lớn, nó có tác dụng giảm triglyceride máu và cholesterol xấu, giúp dự phòng xơ vữa động mạnh, nhồi máu cơ tim.
DHA có tên gọi đầy đủ là Docosa Hexaenoic Aacid, một acid béo thuộc nhóm omega-3. Đây là một chất rất quan trọng nhưng cơ thể không tự tổng hợp được mà phải đưa vào từ nguồn thực phẩm.
DHA rất cần thiết cho phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt, sự phát triển hoàn hảo hệ thần kinh. Nghiên cứu trên động vật thí nghiệm thấy DHA có nồng độ cao trong tổ chức thần kinh như võng mạc mắt, tổ chức não. Ở người trưởng thành, DHA có tác dụng giảm cholesterol toàn phần, và triglyceride máu, LDL-cholesterol (cholesterol xấu), giúp dự phòng các bệnh tim mạch.
Nếu thiếu DHA trong quá trình phát triển, trẻ sẽ có chỉ số thông minh (IQ) thấp. Một nghiên cứu theo dõi trẻ từ lúc mới sinh tới khi trẻ 8-9 tuổi cho thấy trẻ được bú sữa mẹ và ăn đủ DHA có chỉ số IQ cao hơn 8,3 điểm so với những trẻ ít hoặc không được bú sữa mẹ và không được cung cấp đầy đủ DHA.
Cách bổ sung DNA:
Chế độ ăn trước và trong khi có thai rất quan trọng đối với tình trạng dự trữ các acid béo không no cần thiết (EFAs) cho thai nhi. Đặc biệt trong 3 tháng cuối, trung bình một ngày thai nhi cần 2,2 g EFAs cho sự phát triển hệ thần kinh và mạch máu.
Các trẻ đẻ non và sơ sinh bình thường cũng cần được cung cấp đủ DHA bởi chúng không có khả năng chuyển tiền tố DHA (từ dầu thực vật hay các thức ăn thay thế sữa mẹ khác) sang DHA. Sữa mẹ cung cấp đủ EFAs cho trẻ. Vì vậy, việc cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho bú tới 24 tháng là rất quan trọng. Trong những trường hợp đặc biệt trẻ không được bú mẹ, phải lựa chọn các thức ăn thay thế có bổ sung các acid béo nói trên.
DHA có nhiều trong dầu cá, cá và thủy sản. Nhóm acid béo omega-3 trong những thực phẩm này còn bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh tim mạch, đột quỵ và giảm viêm khớp.
4.1.1.3 Vai trò của Oligofructose:
Fructose Oligosaccharide (FOS) là một trong những chất thuộc đường chức năng với đặc điểm có mạch ngắn. Nó là một “prebiotic” tự nhiên.
Cấu tạo gồm một gốc fructose liên kết với sucrose ở vị trí b-1,2.
FOS hay inulin không được tiêu hoá bởi các động vật có vú và nó được vận chuyển nguyên vẹn trong đường tiêu hoá. Khi đến ruột già hay ruột kết nó có tác dụng là nguồn thức ăn cho các vi khuẩn có lợi ở đây. Điều này rất quan trọng bởi vì các động vật cần giữ sự cân bằng giữa các vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh cần nhiều vi khuẩn có lợi hơn.
Các vi khuẩn có lợi trong ruột là Bifidobacteria và Lactobacillus, các vi khuẩn này giúp cải thiện đường tiêu hoá, tạo ra vitamin B thiết yếu, giúp hấp thụ khoáng (Ca, Mg) và vitamin.
Phân biệt giữa Prebiotic và Probiotic:
Prebiotic là thức ăn mà chúng dung để nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong hệ thống tiêu hoá.
Probiotic được hiểu là việc nuôi các vi khuẩn trước sau đó mới bổ sung vào thực phẩm.
Tác dụng có lợi chủ yếu của FOS là:
Tạo ra các hợp chất kháng sinh, giúp kìm hãm vi khuẩn gây hại.
Hạn chế và loại trừ vi khuẩn có hại trong ruột già và phân. Nếu số lượng các vi khuẩn Bifidobacteria cao có thể đủ khả năng cạnh tranh với vi khuẩn gây hại.
Hộ trợ cho sự tái hình thành các vi khuẩn có lợi sau khi bị tẩy sạch.
Tăng hấp thụ Ca, Mg, Cu, Zn, Fe và Vitamin.
4.1.2 Các dạng sản phẩm:
4.1.2.1 Enfamama A+:
Thành phần:
Bột sữa gầy, đường mật bắp, sữa toàn phần; các khoáng chất (cacbonat canxi, sunphat đồng, sunphat sắt, photphat ma-nhê, citrat kali), hương vị tự nhiên và nhân tạo, axi docosahexaenoic (DHA) và axit arachidonic (ARA) , các vitamin (vitamin E, biotin, canxi pantothenat, vitamin D, Vitamin B12, folic acid, vitamin PP, vitamin B6, vitamin B2, vitamin C, vitamin B1 và vitamin A).
Sữa bột dinh dưỡng EnfaMama A+ cung cấp 1613kJ/100g bột sữa và những dưỡng chất sau:
Mỗi 100g bột sữa
Năng lượng, kcal
384
Ðạm, g
26
Chất béo, g
5
Axit Arachidonic (ARA), mg
6
Axit Docosahexaenoic (DHA), mg
65
Chất bột đường, g
59
Khoáng chất (tro), g
7
Nước, g
3
Vitamin A, IU
760
Vitamin D. IU
23
Vitamin E, IU
1.62
Vitamin B1, mcg
188
Vitamin B2, mcg
870
Vitamin B6, mcg
270
Vitamin B 12, mcg
1.51
Vitamin PP,mcg
1400
Axit Folic, mcg
600
Axit Pantothenic, mcg
2300
Inositol, mg
44
Biotin, mcg
29
Vitamin C, mg
30
Canxi,mg
1200
Photpho, mg
630
Ma-nhê, mg
92
Natri, mg
300
Kali, mg
1230
Clorua, mg
650
I-ốt, mcg
80
Sắt, mg
8
Kẽm, mg
2.4
Ðồng, mcg
174
Axit Sialic ( SA ), mg
100
EnfaMama A+* có hàm lượng đạm cao, chất béo ít (chỉ bằng 24% so với lượng chất béo trong sữa tươi hoặc sữa bột nguyên kem) và dồi dào các vitamin thiết yếu như vitamin C, vitamin nhóm B.
4.1.2.2 Sữa Dielac Mama:
Thành phần:
Sữa bột Dielac Mamma được đặc chế để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao của phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú.
Đặc biệt sữa bột Dielac Mamma được bổ sung thêm :• Axít Folic: chống dị tật ở ống thần kinh của bé.
• DHA (docosahexaenoic acid ): là một axít béo rất quan trọng trong việc phát triển não bộ, võng mạc mắt của trẻ.
• Oligofructose: cung cấp chất xơ thực phẩm chống táo bón cho bà mẹ trong thời kỳ mang thai.
• Sắt: Tạo hồng cầu, chống thiếu máu.
4.1.2.3 Nuti Mum:
Thành phần chính:
Sắt và Axit Folic giúp hạn chế các tai biến sản khoa như: sinh non, trẻ nhẹ cân, và trẻ bị dị tật ống thần kinh bẩm sinh.
DHA (Docosahexaenoic acid) giúp hoàn thiện cấu trúc não, phát triển tốt chức năng hệ thần kinh của trẻ ngay trong giai đoạn bào thai và giai đoạn sơ sinh.
FOS giúp bảo vệ đường tiêu hóa và phòng chống táo bón là tình trạng rất hay gặp ở phụ nữ mang thai.
1 Ly sữa cung cấp 181Kcal, 10,6g Protein, 384mg canxi.
Thành phần dinh dưỡng trong 1000ml sữa đã pha:
Năng lượng
Kcal
756
Protein
g
44
Fat
g
20
Carbohydrate
g
100
Oligofructose (FOS)
g
12,5
DHA
mg
101
Vitamin A
IU
2400
Vitamin D3
IU
264
Vitamin E
IU
1,0
Vitamin K
mg
4,2
Vitamin C
mg
7,8
Vitamin B1
mg
120
Vitamin B2
mg
1064
Vitamin B6
mg
160
Vitamin B12
mg
2,0
Biotin
mg
21,6
Pantothenic acid
mg
2064
Folic axit
mg
486
Na
mg
204
K
mg
944
Ca
mg
1600
P
mg
600
Mg
mg
63
Fe
mg
9,2
Cl
mg
555
Zn
mg
2560
Mn
mg
30
Cu
mg
186
I
mg
60
4.1.2.4 ANMUM:
Thành phần:
Folat giúp giảm nguy cơ khiếm khuyết não ở trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ khi não của trẻ bắt đầu hình thành.
EFA đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển màng tế bào não và mắt của trẻ.
Canxi: rất quan trọng cho sự hình thành xương của thai nhi.
Sắt: cần cho sự vận chuyển Oxi và năng lượng tới não và tế bào.
Acid Sialic: là một thành phần của não đóng vai trỏ quan trọng trong việc dẫn truyền thông tin.
Anmum là sữa dinh dưỡng đặt biệt có hàm lượng folat cao và được bổ sung các axít béo thiết yếu (EFA), giúp não của trẻ phát triển hoàn thiện ngay từ trong bụng mẹ. Folat và EFA là hai trong số những dưỡng chất quan trọng mà người mẹ cần trong suốt thời kỳ mang thai. Ðây cũng là những dưỡng chất mà chế độ ăn uống bình thường của người mẹ khó có thể đảm bảo cung cấp đầy đủ.
Thông tin dinh dưỡng:
Trên 100g bột sữa
Trên 1 ly pha chuẩn (37,5g)
Năng lượng
420 Kcal
160 Kcal
Chất đạm
32.8g
12.3g
Carbonhydrate
45.1g
16.9g
Lactose
<22g
<8.3g
Chất béo
12.3g
4.6g
Chất xơ
6.7g
2.5g
Axit sialic
176 mg
66 mg
Axit Linolec (EFA)
0.8g
0.3g
Axit a Linoleic
0.2g
0.08g
Folate (DFE)
900mg
340 mg
Sắt
20mg
7.5mg
Iốt
94mg
35 mg
Cholin
98mg
37mg
Vitamin A
640mg
240 mg
Vitamin C
80mg
30mg
Kẽm
3.6mg
1.4mg
Vitamin D3
6.7mg
2.5 mg
Canxi
1330mg
500mg
Photpho
860mg
320mg
Magie
110mg
41mg
Vitamin B1
180mg
68 mg
Vitamin B2
1.7mg
0.6 mg
Vitamin B12
3.2mg
1.2 mg
Vitamin B6
230mg
86 mg
Axit Pantothenic
3mg
1.1mg
Biotin
32mg
12 mg
Natri
410mg
150mg
Kali
1350mg
510mg
Clo
1060mg
400mg
4.1.2.5 DielacSure:
DielacSURE là sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt chứa hàm lượng đạm, béo cao giúp:
Bổ sung năng lượng và bồi bổ cho cơ thể trong quá trình hoạt động và phát triển.
Phục hồi nhanh sức khỏe cho các bệnh nhân, có thể dùng DielacSURE để nuôi ăn qua ống thông (sử dụng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng).
Cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng.
Thích hợp cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
DielacSURE không chứa đường lactose, không chứa cholesterol nên thích hợp với người lớn tuổi và những người dị ứng với đường lactose.Đặc biệt, DielacSURE được bổ sung thêm OLIGOFRUCTOSE (F.O.S) là chất xơ hòa tan, được chiết xuất từ thực vật, có tác dụng đặc biệt làm tăng khả năng hấp thụ canxi, hỗ trợ hệ thống tiêu hóa, tăng vi khuẩn có lợi cho đường ruột và có tác dụng nhuận tràng. DielacSURE được nghiên cứu bởi Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng và phát triển sản phẩm và Trung tâm tư vấn dinh dưỡng Vimamilk. Sản phẩm được chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm (HACCP) theo tiêu chuẩn RVA của Hà Lan.
Thành phần
Trong 100g bột
Trong 1 ly đã pha
(6 muỗng gạt ngang)
Năng lượng (Kcal)
447
228
Đạm (g)
17
8.67
Béo (g)
17
8.67
Carbonhydrate (g)
55
28.1
Khoáng (g)
3.5
1.79
Độ ẩm (g)
4
Kali (mg)
656
335
Na (mg)
360
184
Ca (mg)
263
134
P (mg)
230
117
Clo (mg)
162
82.6
Mg (mg)
11
5.61
Fe (mg)
5
2.35
Zn (mcg)
500
255
Iot (mcg)
67
34.2
Vitamin C (mg)
50
25.5
Vitamin PP (mg)
10
5.1
Vitamin E (mg)
7.2
3.67
Axit pantothenic(mg)
1.3
0.66
Vitamin B6(mg)
1
0.51
Vitamin B1 (mcg)
900
459
Vitamin B2 (mcg)
800
408
Vitamin A (IU)
1200
612
Axit Folic (mcg)
200
102
Vitamin D3 (mcg)
5
2.55
Vitamin B12 (mcg)
1.5
0.77
4.1.2.6 Bánh dinh dưỡng Mumsure:
3 bánh đảm bảo 30% nhu cầu năng lượng hằng ngày về axit Folic, DHA, FOS, Vitamin và khoáng chất cần thiết cho bà mẹ chuẩn bị mang thai, đang mang thai và trong giai đoạn cho con bú. Ngoài ra nó còn giúp cho sự phát triển hoàn thiện của bé.
Mumsure được bổ sung các dưỡng chất: - DHA: là acid béo không no cần thiết, rất quan trọng trong việc hình thành, phát triển não bộ, võng mạc mắt và hệ thần kinh của trẻ. - ACID FOLIC: chống dị tật ống thần kinh trong quá trình hình thành thai nhi. - SẮT: tạo hồng cầu, phòng ngừa bệnh thiếu máu của các bà mẹ trong thời kỳ mang thai. - KẼM: tham gia vào rất nhiều chuyển hóa quan trọng trong cơ thể, phòng ngừa sẩy thai, sinh non. - CANXI: giúp phòng chống loãng xương cho phụ nữ mang thai và cho con bú. - FOS: là chất xơ hòa tan, có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng và có tác dụng nhuận tràng, chăm sóc sức khõe cho bà mẹ tron gthời kỳ mang thai.
Thành phần dinh dưỡng:
Thành phần dinh dưỡng trong 100gr
Thành phần dinh dưỡng
trong 1 gói (33gr)
Năng lượng (Kcal)
450
149
Protein (g)
12
4
Fat (g)
14
5
Carbonhydrate (g)
66
22
FOS (mg)
2500
825
DHA (mg)
50
16.5
Vitamin A (mcg)
667
220
Vitamin D (IU)
550
182
Vitamin C (mg)
90
30
Vitamin B1 (mg)
0.2
0.07
Acid Folic (mcg)
500
170
Fe (mg)
65
21
Zn (mg)
22
7.6
Ca (mg)
300
99
4.2 ĐỐI TƯỢNG LÀ BỆNH NHÂN BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
4.2.1 Khái niệm chỉ số đường huyết (GI):
GI do Gs David Jenkin, Canada nêu ra đầu tiên vào những năm 80.
Chỉ số đường huyết là vận tốc chuyển hóa của 1 carbohydrate trong món ăn ra thành glucose để được hấp thụ vào máu, tức là tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn một thức ăn nào đấy.
Một thức ăn có GI càng cao thì đường huyết càng tăng nhanh. Vì vậy các nhà dinh dưỡng khuyên ta nên dùng những thức ăn nào có GI thấp để ngăn ngừa béo phì, bị bệnh tim mạch và tiểu đường. Trong thực tế, chúng ta thường pha trộn lẫn lộn các loại thức ăn có GI khác nhau trong các bữa ăn hằng ngày.
Nhìn chung các loại đường phức tạp như ngũ cốc, cơm gạo, bánh mì, mì ống, và các loại rau cải xanh là những thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất và chất xơ. Đối với những loại carbohydrate này, đường huyết tăng chậm hơn các loại đường đơn giản quá tinh khiết như đường cát trắng chẳng hạn.
Tuy vậy, cũng có một vài ngoại lệ, một số chất đường phức tạp như gạo trắng, bắp, khoai tây lại có GI cao hơn một số đường đơn giản. GI cũng có thể thay đổi tùy theo nhiều yếu tố khác nhau như: kích thước các phân tử tạo nên sản phẩm, chẳng hạn như ngũ cốc càng nhuyễn, càng tinh khiết thì có GI càng cao, tùy theo cơ cấu sinh hóa (thí dụ gạo Basmati chứa nhiều đường amylose nên có GI thấp hơn gạo trắng hạt dài, là thứ gạo chúng ta ăn hằng ngày), tùy theo cách biến chế nấu nướng, như khoai tây nấu chín trong nồi có GI thấp hơn khoai tây đút lò, bột khoai tây (purée) có GI cao hơn GI khoai tây nguyên củ, cà-rốt tươi có GI thấp hơn GI cà-rốt nấu chín,…
Chỉ số GI độc lập với lượng thực phẩm ăn vào, và không phụ thuộc vào tình trạng dung nạp glucose của người ăn (ví dụ, nó như nhau ở người bị tiểu đường hoặc không bị tiểu đường).
Trong lĩnh vực thể thao, ý niệm GI rất đáng được các vận động viên quan tâm đến. Trước hôm ngày tranh tài, nên ăn những loại thực phẩm có GI thấp và trung bình, như mì tươi, mì ống, chuối, yogurt để dự trữ năng lượng,… Ngày tranh tài thì dùng những thức ăn dễ tiêu, có GI cao như các thỏi bánh kẹo ngọt có nhiều đường và vitamins. Ngay sau khi kết thúc cuộc thi đấu nên ăn những món có GI cao để bù đắp lại nhanh chóng năng lượng tiêu hao.
Thức ăn chuẩn là Glucose có GI = 100
Thức ăn có GI thấp hơn 55: Đậu nành, đậu phọng (15), đậu xanh (30), đậu trắng (38), đậu đỏ (40), sữa (30), yogurt (35), cam (40), táo pomme (39), biscuit khô (55), bột lúa mạch (50), bún (35), gạo Basmati có nhiều amylose (50), cà-rốt tươi (35), fructose hay đường trái cây (20) , ngũ cốc nguyên cám (51), gạo lức, khoai lang (45), rau cải xanh, tomate, cà tím, ớt xanh, hành, tỏi, nấm rơm (10), bưởi (22), cam (43), trái đào (36), xoài (55, nước trái táo pomme (48), nho tươi (43).
Thức ăn có GI trung bình 56-69: Kem (59), nước cam lon (65), chuối (62), đu đủ (60), bánh mì (69), trái kiwi (58), khoai mỡ (51), nho khô (64), đường cát (65), khóm/dứa/thơm (66).
Thức ăn có GI cao trên 70: cà-rốt chín (85), cơm trắng gạo hạt dài (72), các loại ngũ cốc dạng vảy (80), mật ong (90), Pepsi Coca (70), cháo ăn liền (90), bia (110), khoai tây chiên, khoai đút lò (95), khoai tây nấu chín (70), dưa hấu (72), bí rợ (75), bắp nổ (72), bánh biscuit khô -cracker (78), bánh mì baguette (95).
4.2.2 Các dạng sản phẩm:
4.2.2.1 DiabetCare:
Diabet Care là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, có thể dùng làm bữa ăn chính hay bữa ăn phụ cho người tiểu đường, còn người bệnh về thận nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đối tượng sử dụng:
Người bệnh tiểu đường loại 1 hay loại 2
Người bị rối loạn dung nạp glucose
Người có bệnh lý về thận nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đặc điểm – lợi ích sản phẩm:
DiabetCare là nguồn dinh dưỡng thích hợp cho người bệnh tiểu đường với các đặc điểm:
Chỉ số đường huyết thấp nhờ thành phần đường bột chứa isomalt, fructose hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết quá nhanh. Chỉ số đường huyết của DiabetCare là 31,59.
Năng lượng được bổ sung từ axít béo chưa no có lợi cho hệ tim mạch, 1ml sữa DiabetCare cung cấp 1 Kcal.
Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như đạm, vitamin, khoáng chất giúp cơ thể khỏe mạnh.
Bổ sung FOS giúp bảo vệ đường tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu canxi của cơ thể.
Cách dùng:
Dùng làm bữa ăn sáng, bữa ăn phụ hoặc thay thế các bữa ăn khác trong ngày.
1 ly 200ml cung cấp 200Kcal & các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Thành phần dinh dưỡng trong 1000ml bột đã pha:
Năng lượng
Kcal
1000
Protein
g
53.9
Fat
* Polyunsaturated
* Monounsaturated
g
g
g
44.9
5,5
16,5
Carbohydrate
* Isomalt
* Fructose
g
g
g
95.7
22.0
8.8
FOS
g
11.0
Taurine
mg
77.0
Vitamin A
IU
5236
Vitamin D
IU
847
Vitamin C
mg
13.9
Vitamin B2
mg
1971
Vitamin B6
mg
1076
Vitamin B12
mg
6.0
Pantothenic acid
mg
4.6
Folic axit
mg
107.8
Na
mg
847
K
mg
2156
Ca
mg
1848
Fe
mg
14.2
P
mg
1386
I-ốt
mg
169.4
4.2.2.2 Quasure light Hương Vani sữa:
Mô tả: Sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt, phù hợp cho những người ăn kiêng và bệnh nhân tiểu đường.
Thành phần: Đường, Malto, Đạm sữa, Đạm đậu nành, chất béo thực vật, chất sơ hòa tan, khoáng chất, Vitamine, muối, vanilla, Choline, Hương sữa
Mô tả thêm:
Quasure light cung cấp 8 acid amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp được như : Leucine, Isoleucine, Lysine, Methionine, Phenylalanine, Threonine, Tryptophan và Valine.
Quasure light với thành phần chất béo thực vật : có lợi cho tim mạch và không làm tăng mỡ máu.
Quasure light đặt biệt thích hợp cho bệnh nhân cần hồi phục nhanh, người ăn uống kém nhằm tăng cường sức khỏe, và cho những người vận động nhiều. Thích hợp cho người bệnh tiểu đường
Quasure light cung cấp dưỡng chất đầy đủ và cân đối, do Viện Dinh Dưỡng Việt Nam tư vấn, dùng để bổ sung khẩu phần ăn khi cần tăng sự cung cấp năng lượng, chất đạm, nhiều vitamine và khoáng chất cần thiết
4.2.2.3 Sữa chua Kefir:
Kefir là một loại men vi sinh rất có lợi cho cơ thể: - Ức chế vi khuẩn gây bệnh đường ruột.- Kích thích hệ thống miễn dịch, sản xuất ra kháng thể.- Giảm stress, bớt căng thẳng do có độ rượu nhẹ.- Giảm cholesterol trong máu.
Kefir là sản phẩm sữa chua không đường nên rất thích hợp với những người bị bệnh tiểu đường.Có thể dùng sữa chua Kefir với trái cây xay nhuyễn như sinh tố sẽ tạo nên một thức uống ngon tuyệt.
4.2.2.4 Kẹo dành cho người ăn kiêng:
Sản phẩm của Bibica có: kẹo Yelo không đường bạc hà, café, dưa gan, cam, gừng.
Kẹo không đường bạc hà Yelo không đường cafê
Yelo không đường dưa gan Yelo không đường cam
Yelo không đường gừng
Thành phần sản phẩm: đường isomalt, muối ăn, acesulfam K, menthol, vani, hương bạc hà, cafê, dưa gan, cam, gừng…, màu thực phẩm (103, 133) tổng hợp,
Mô tả sản phẩm: sản phẩm được sản xuất từ những sản phẩm cao cấp thay thế đường thông thường bằng đường isomal kết hợp với các hương vị thiên nhiên như cam, bạc hà, cafê, dưa gan, gừng… mang đến cảm giác sản khoái, thơm mát, đáp ứng được sở thích thưởng thưởng các hương vị kẹo ưa thích của bạn. Với kẹo cứng không đường Yelo bạn hoàn toàn yên tâm có thể sử dụng đường thoải mái. Bởi vì:
- Không gây sâu răng khi sử dụng.
- Không còn bận tâm đến vấn đề đường huyết tăng cao và năng lượng dư thừa khi dùng kẹo.
- Sản phẩm phù hợp với người ăn kiêng, bệnh tiểu đường, béo phì, tim mạch…
- Mang đến cảm giác sản khoái, tự tin thơm mát suốt cả ngày.
4.2.2.5 Bột ngũ cốc dành cho người ăn kiêng:
Sản phẩm bột ngũ cốc Netsure Light hương sữa và chocola
Netsure Light hương sữa Netsure Light hương chocola
Thành phần: bột ngũ cốc ( lúa mạch, gạo, ngô, muối), đường isomalt, đạm đậu nành, chiết xuất mạch nha, hương sữa, vani, hổn hợp vitamin (A, E, C, B6, acid folic) và khoáng chất.
Cách sử dụng: hòa một gói dinh dưỡng ngũ cốc dinh dưỡng Netsure Light với khoảng 150-180ml nước nóng, khuấy đều, bạn sẽ có ngay một ly bột ngũ cốc dinh dưỡng thơm ngon.
Mô tả sản phẩm:
- Isomalt: đường chuyên dùng cho người ăn kiêng, phòng ngừa thừa cân, béo phì, đường huyết cao.
- FOS: tăng cường hấp thu và hỗ trợ tiêu hóa, giảm Cholesterol, phòng bệnh mỡ máu cao và bệnh tim mạch.
- Acid Folic: bổ máu và phòng ngừa bệnh tim mạch.
- Vitamin A, B6, E, C: cung cấp vi chất dinh dưỡng.
4.2.2.6 Bánh bông lan dành cho người ăn kiêng:
Sản phẩm Hura Light hương dâu, hương cốm và hương gấc:
Hura Light hương dâu Hura Light hương cốm
Hura Light hương gấc
Thành phần: bột mì, đường isomalt, chất béo thực vật, sữa bột, trứng, mạch nha, muối, glycerin, chất tạo nhũ (E475), chất tạo xốp (500, 503), chất bảo quản (202), chất xơ hòa tan (FOS), vitamin (A, E, C, B6, acid folic), ß-carotene, hương tổng hợp, màu thực phẩm (E133, E102).
Mô tả thêm: 2 bánh Hura (40g) cung cấp 156kcal tương đương một bữa ăn phụ trong đó năng lượng được cung cấp từ đạm chiếm 6,2%, từ carbonhydrate chiếm 61,5%, từ chất béo chỉ chiếm 32,3%. Thêm vào đó là:
- Isomalt: đường chuyên dùng cho người ăn kiêng, phòng ngừa thừa cân, béo phì, đường huyết cao.
- FOS: tăng cường hấp thu và hỗ trợ tiêu hóa, giảm Cholesterol, phòng bệnh mỡ máu cao và bệnh tim mạch.
- Acid Folic: bổ máu và phòng ngừa bệnh tim mạch.
- Vitamin A, B6, E, C: cung cấp vi chất dinh dưỡng
4.2.2.7 Sữa Glucerna dành cho người bệnh tiểu đường:
Glucerna là công thức lý tưởng cho người bệnh tiểu đường. Là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối và cung cấp năng lượng hợp lý được dùng thay thế hoặc bổ sung cho bữa ăn. Cùng với chế độ ăn hợp lý. Glucerna giúp bình ổn lượng đường trong máu nhờ công thức đặc biệt với:
- Cơ chế cung cấp năng lượng từ từ giúp bình ổn đường huyết.
- Thành phần acid beó không no một nối đôi (MUFA) là dưỡng chất rất tốt cho hệ tim mạch.
- Ngoài ra Glucerna còn chứa chất xơ đặc biệt FOS tốt cho hệ tiêu hóa
- Không có gluten, không có lactose, không chứa đường hóa học.
Chỉ định sử dụng:
- Dùng cho người bị bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2
- Không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.
- Không dùng cho người bệnh Galactosema.
Thành phần chính: tinh bột bắp dextrin hóa tiêu hóa chậm, canxi, dầu thực vật, fructose, maltitol, polysaccharides đậu nành, fructose-olgosaccharide (FOS), hương liệu, m-inositol, natri ascorbat, taurin…
Thành phần trong 100g sữa:
Thành phần
Hàm lượng
Đơn vị
Protein
Lipid
MUFA
Glucid
Chất xơ
FOS
Ẩm
Taurin
Isositol
21,16
15,38
11,67
55,83
3,46
1,91
2 g
38,2
382,2
g
g
g
g
g
g
g
mg
mg
Vitamin
Vitamin A (palmitat)
Vitamin A (- caroten)
Vitamin D3
Vitamin E
Vitamin K1
Vitamin C
Niacin
Pantothenic
Biotin
Cholin
1061
1365
200
14,2
38,2
41,1
5,46
3,64
17,3
191,1
IU
IU
IU
IU
Mcg
Mg
mgNE
mg
mcg
mg
Khoáng chất
Natri
Kali
Clo
Canxi
Photpho
Magie
Sắt
Kẽm
Mangan
Đồng
Iốt
Selen
Chrom
Molybden
405
710
601
323
323
113,7
5,91
4,55
1,46 mg
955 mcg
72,8 mcg
20,5 mcg
31,9 mcg
44,1 mcg
Mg
Mg
Mg
Mg
Mg
Mg
Mg
Mg
Mg
Mcg
Mcg
Mcg
Mcg
Mcg
4.2.3 Phân biệt với thực phẩm chức năng:
Spirulina Blubio
Spirulina Blubio - Thực phẩm tốt nhất dành cho người bệnh tiểu đường
- Spirulina Blubio do việc nó chứa một nguồn dinh dưỡng với tỉ lệ cân đối đến mức hoàn hảo giữa Protein ( trên 60 % ), Đường bột ( < 18 % ) và chất Béo 6 % nên nó rất phù hợp với chế độ ăn kiêng của người bệnh tiểu đường do nó đảm bảo cho người bênh có đầy đủ dinh dưỡng cần thiết mà không làm tăng độ đường huyết sau khi ăn.- Tính ưu việt nữa của loại thực phẩm Spirulina Blubio này là có đầy đủ các loại vitamin đặc biệt là các vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, vitamin B12, vitamin E. Nó cũng chứa một phổ rất rộng với hàm lượng cao các khoáng chất: magie, mangan, chrom, v.v.v. Chính các vitamin và các khoáng chất này là những dưỡng chất cần thiết cho người bị tiểu đường tuýp 2 do nó có tác dụng giúp cơ thể sử dụng có hiệu quả hơn insulin của chính cơ thể người bệnh sản sinh ra , giảm bớt lượng insulin phải đưa từ ngoài vào. Đặc biệt Spirulina Blubio rất giàu beta- carotene , chlorophyll, phycocyanin, polysaccharides là những hoạt chất không những có tác dụng chống các gốc oxy hoá tự do, phòng chống lão hoá, ngừa ung thư, tẩy độc cho cơ thể mà còn có tác dụng rất tốt cho người bệnh đái tháo đường do chúng tăng cường thúc đẩy việc chuyển hoá đường thành năng lượng của cơ thể. Phenyalanine có trong Spirulina Blubio có tác dụng lên trung tâm thèm ăn ở bộ não làm giảm các cơn đói của bệnh nhân tiểu đường giúp người bệnh không còn cảm thấy thèm đường nữa. Một ưu việt vượt trội của Spirulina Blubio là một nguồn dinh dưỡng rất giàu acid béo Omega 3 ( DHA ) và acid béo Gamma Linolenic GLA , loại acid béo đặc biệt quý giá có trong sữa mẹ, có tác dụng điều hoà, kiểm soát độ đường trong máu, chống viêm nhiễm, làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp hay bệnh gout. Bạn có thể sử dụng ngày 3 lần mỗi lần 4 viên loại 400mg Spirulina BluBio trong vòng 12 tuần đầu tiên sau đó giảm liều sử dụng còn một nửa để duy trì.- Ở CHLB Đức, Alpha lipoic acid được các bác sỹ chỉ định điều trị bệnh tiểu đường typ 2 và các biến chứng của nó. Acid này làm thúc đẩy chức năng của insulin và làm giảm tính kháng insulin. Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa việc thiếu khoáng chất chứa Magnesium (Mg) với các bênh xơ vữa động mạch xuất hiện sớm, tổn thương võng mạc tiến triển, suy giảm chức năng thận và loét bàn chân, đây thường là các bệnh biến chứng từ bệnh đái tháo đường. Do đó, người bệnh tiểu đường nên sử dụng Spirulina Blubio là loại thực ph ẩm chứa rất nhiều Magnesium.
4.3 ĐỐI TƯỢNG BỆNH NHÂN CẦN HỒI PHỤC SỨC KHOẺ
4.3.1 Khái quát về MCT:
Medium-chain-triglyceride, viết tắt là MCT hay MCTs, là ester của glycerol với acid béo mạch trung bình, tức là acid béo chứa từ 6 đến 12 Carbon. Những acid béo này là thành phần của dầu nhân cọ và dầu dừa, ngoài ra còn tìm thấy trong quả hạch của cây long não.
Dầu cọ và dầu dừa còn được gọi là dầu lauric vì nó chứa nhiều acid béo 12C như acid lauric hay acid dodecanoic. Người ta thu nhận MCTs bằng cách thủy phân dầu lauric để tạo ra glycerol và acid béo mạch trung bình. Glycerol được lấy ra, còn acid béo mạch trung bình được chưng cất phân đoạn.
Khác với các Long-chain-triglycerides, MCTs được hấp thu trực tiếp qua ruột, không cần đến tuyến tuỵ hoặc muối mật chuyển hóa chúng. Ngoài ra, MCT giúp hấp thu dễ dàng Vitamin E, A, D, K, carotenoid; các chất khoáng Ca, Mg…
Nhờ được chuyển hóa dễ dàng nên MCT thích hợp cho các bệnh nhân hoặc trẻ em sau phẩu thuật, bị thương và những người thiếu chất khoáng.
4.3.2 Các dạng sản phẩm:
4.3.2.1 Isocal:
SẢN PHẨM
ISOCAL
Đóng gói
Lon 425g.
Đối tượng sử dụng
Sữa để phục hồi sức khoẻ người bệnh, bổ dưỡng cho người già, suy dinh dưỡng, kém ăn. Trẻ từ 1 tuổi bị suy dinh dưỡng. Người bận rộn nhiều công việc hoặc học tập căng thẳng.
Đặc điểm và lợi điểm
1. Có đầu đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như một bữa ăn --> dùng sữa thay cho bữa ăn vẫn có đầy đủ sức khỏe làm việc hoặc hồi phục bịnh.
2. Chất béo thực vật có MCT --> tiêu hóa dễ dàng, không bị đầy bụng nhất là ở người già, người bệnh, trẻ em.
3. Không có đường lactose --> tránh tiêu chảy do uống sữa có đường lactose.
4. Nguồn đạm động, thực vật đa dạng cung cấp đầy đủ các acid amin thiết yếu.
Cách pha
Pha 3 muỗng gạt pha với 1 ly 210ml nước sẽ được 1 ly 250ml cung cấp 250kcal (hoặc 1 muỗng gạt pha với 70ml nước).
4.3.2.2 MakeSure Hương vani :
Thành phần: Đường, Malto, Đạm sữa, Đạm đậu nành, chất béo thực vật, chất sơ hòa tan, khoáng chất, Vitamine, muối, vanilla, Choline, Hương sữa
Mô tả thêm:
Makesure cung cấp 8 acid amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp được như : Leucine, Isoleucine, Lysine, Methionine, Phenylalanine, Threonine, Tryptophan và Valine.
Makesure với thành phần chất béo thực vật : có lợi cho tim mạch và không làm tăng mỡ máu.
Makesure đặt biệt thích hợp cho bệnh nhân cần hồi phục nhanh, người ăn uống kém nhằm tăng cường sức khỏe, và cho những người vận động nhiều.
Makesure cung cấp dưỡng chất đầy đủ và cân đối, do Viện Dinh Dưỡng Việt Nam tư vấn, dùng để bổ sung khẩu phần ăn khi cần tăng sự cung cấp năng lượng, chất đạm, nhiều vitamine và khoáng chất cần thiết.
4.4 ĐỐI TƯỢNG TRẺ NHỎ:
4.4.1 OLAC
SẢN PHẨM
OLAC
Đóng gói
Trọng lượng mỗi lon 400g.
Đối tượng sử dụng
Sữa cho trẻ nhũ nhi, cung cấp chất dinh dưỡng cho bé khi đang bị tiêu chảy, giúp bé không bị mất sức.Sữa cho bé khóc đêm hoặc quấy khóc vô cớ ở những tháng đầu sau sanh.
Đặc điểm và lợi điểm
1. Không có đường Lactose --> không bị tiêu chảy kéo dài do bất dung nạp lactose, không quấy khóc, bức rức vào ban đêm do chướng bụng.
2. Áp lực thẩm thấu thấp --> Dễ cầm tiêu chảy được thuận lợi.
3. Mùi vị thơm ngon --> bé thích ứng mau khi uống Olac.
4. Có Omega 3-6-9 --> giúp bé phát triển tốt trí thông minh và thị giác.
5. Thành phần dinh dưỡng tuân thủ theo bộ luật về thành phần sữa sơ sinh của Hoa Kỳ, viện Hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ và tổ chức lương nông/ Y tế thế giới -->Giúp con bạn đạt những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về dinh dưỡng trên thế giới để tăng trưởng và phát triển tốt.
Cách pha
Pha 1 muỗng gạt pha 30ml nước.
4.4.2 Prosobee:
SẢN PHẨM
PROSOBEE
Đóng gói
Lon 400g.
Đối tượng sử dụng
Sữa dinh dưỡng cho trẻ nhũ nhi bị dị ứng với protein sữa bò (tiêu chảy, nổi mề đay, lác sữa, hen suyễn,...) hoặc tiêu chảy nặng phân đàm máu.
Đặc điểm và lợi điểm
1. Protein lấy từ đậu nành --> Sữa cho bé bị dị ứng với protein sữa bò.
2. Áp lực thẩm thấu thấp --> Dễ cầm tiêu chảy hơn.
3. Có Omega 3-6-9 --> Giúp bé phát triển tốt trí thông minh và thị giác.
4. Thành phần dinh dưỡng tuân thủ theo bộ luật về thành phần sữa sơ sinh của Hoa Kỳ, viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ, tổ chức lương nông/ Y tế thế giới --> Giúp con bạn đạt những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về dinh dưỡng trên thế giới để tăng trưởng và phát triển tốt.
Cách pha
Pha 1 muỗng gạt pha 30ml nước.
4.4.3 Pregestimil
SẢN PHẨM
PREGESTIMIL
Đóng gói
Lon 450g.
Đối tượng sử dụng
Dinh dưỡng cho trẻ từ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa ăn uống bất cứ loại gì cũng tiêu chảy, không dung nạp được thức ăn do tiêu chảy nặng kéo dài, bịnh mổ cắt ruột nhiều, suy dinh dưỡng dạng teo đét hay dạng béo phì.
Đặc điểm và lợi điểm
Thành phần dinh dưỡng đã được phân hủy thành các phân tử nhỏ. Đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết --> Dễ tiêu hóa và hấp thu dù bị bất kỳ bịnh đường ruột nào.
Cách pha
Pha trung bình mỗi muỗng gạt với 30ml nước. Đậy nắp lại lắc mạnh trong 30 giây, để yên trong 30 giây, lắc lại lần nữa trong 30 giây rồi cho bé uống. Khi cần thiết mở rộng lỗ núm vú cho sữa dễ chảy.
4.4.4 Pediasure
Thành phần:
Tinh bột thủy phân, sucrose, natri caseinat, dầu hướng dương giàu oleic, dầu đậu nành, dầu MTC, khoáng chất : (canxi phosphat tribasic, magiê chlorid, kali xitrat, kali phosphat dibasic, kali chlorid, natri xitrat, sắt sulfat, kẽm sulfat, mangan sulfat, đồng sulfat, chrom chlorid, kali iodid, natri molybdat, natri selenit), whey protein cô đặc, hương liệu, sinh tố : (cholin chlorid, ascorbic acid, niacinamid, a-tocopheryl acetat, canxi pantothenat, pyridoxin hydrochlorid, thiamin hydrochlorid, riboflavin, vitamin A palmitat, folic acid, biotin, vitamin D3, phylloquinon, cyanocobalamin), inositol, taurin, ascorbyl palmitat, L-carnitin và b-caroten.
Phân tích thành phần
Bột (100 g)
PediaSure pha chuẩn (100 ml)
Năng lượng
kcal
496
100
KJ
2076
418
Phân bố năng lượng
Chất đạm (%)
12
12
Chất béo (%)
44,2
44,2
Bột đường (%)
43,8
43,8
Thành phần dinh dưỡng
Chất đạm (g)
14,9
3,0
Chất béo (g)
24,7
4,98
Linoleic Acid (g)
5,0
1,0
Bột đường (g)
54,3
10,95
Nước (g)
2,5
85,29
Inositol (mg)
40
8,0
Taurin (mg)
36
7,2
Carnitin (mg)
8,4
1,7
Khoáng chất (g)
3,6
0,72
Canxi (mg)
486
98
Phốt pho (mg)
397
80
Magiê (mg)
99,2
20
Natri (mg)
228
46
Kali (mg)
645
130
Clo (mg)
496
100
Kẽm (mg)
6
1,2
Sắt (mg)
7
1,4
Đồng (mg)
0,50
0,10
Mangan (mg)
1,2
0,25
Iốt (mg)
48
9,6
Selen (mg)
11,4
2,3
Chrom (mg)
15
3,0
Molybden (mg)
18
3,6
Sinh tố
Vitamin A (I.U.)
1280
258
Vitamin D (I.U.)
253
51
Vitamin E (I.U.)
11,4
2,3
Vitamin K1 (mg)
19,0
3,8
Vitamin C (mg)
50
10
Vitamin B1 (mg)
1,3
0,27
Vitamin B2 (mg)
1,0
0,21
Vitamin B6 (mg)
1,3
0,26
Vitamin B12 (mg)
3,0
0,6
Niacinamid (mg)
9,9
2,0
Pantothenic Acid (mg)
5,0
1,0
Folic Acid (mg)
184
37
Biotin (mg)
159
32
Cholin (mg)
149
30
Chỉ định:
Bột PediaSure - khi pha với nước, cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi. Có thể dùng PediaSure như nguồn dinh dưỡng thay thế bữa ăn hay để bổ sung dưỡng chất giúp trẻ ăn đầy đủ hơn.
Thành phần ưu việt của PediaSure với ít lactose* thích hợp cho :
- Trẻ hiếu động.
- Trẻ trong thời kỳ tăng trưởng.
- Giai đoạn phục hồi sau khi ốm.
- Ăn dặm giữa các bữa ăn chính.
- Trẻ không dung nạp lactose.
* Không nên dùng cho trẻ bị bệnh galactosemia.
Liều lượng và cách dùng:
Không dùng qua đường tĩnh mạch.
Không chứa gluten.
PediaSure chứa 100% hay hơn theo chuẩn RDA (Bản khuyến cáo nhu cầu dinh dưỡng của Viện Hàn Lâm Khoa Học Hoa Kỳ) về hàm lượng đạm, vitamin và khoáng chất trong 1.000 ml cho trẻ từ 1-6 tuổi và trong 1.300 ml cho trẻ từ 7-10 tuổi. Với trẻ dưới 1 tuổi, chỉ dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Hướng dẫn sử dụng :
Để có 225 ml PediaSure : cho 190 ml nước chín để nguội vào ly. Vừa từ từ cho vào ly 5 muỗng gạt ngang (hay 45,4 g) bột PediaSure (muỗng có sẵn trong hộp), vừa khuấy cho tan đều. Khi pha đúng theo hướng dẫn, 1 ml PediaSure cung cấp khoảng 1 kcal. Một hộp PediaSure 400 g pha được khoảng 9 ly, mỗi ly 225 ml.
PediaSure dùng qua ống thông :
Theo hướng dẫn của bác sĩ / nhân viên dinh dưỡng. Khi bắt đầu nuôi ăn qua ống thông, lưu lượng, thể tích và độ pha loãng tùy thuộc vào tình trạng và sự dung nạp của người bệnh. Phải cẩn thận nhằm tránh sự nhiễm khuẩn trong quá trình chuẩn bị và nuôi ăn.
4.5 CÁC NHÓM THỰC PHẨM KHÁC:
4.5.1 SURE GOLD
Đối tượng sử dụng: Ensure Gold thích hợp cho người lớn và trẻ em trên 4 tuổi, đặc biệt cho bệnh nhân cần hồi phục nhanh và những người ăn uống kém.
Ensure Gold cung cấp dưỡng chất đầy đủ và cân đối, dùng để bổ sung khẩu phần ăn khi cần tăng sự cung cấp năng lượng và dưỡng chất hoặc duy trì tốt tình trạng dinh dưỡng. Ensure Gold còn dùng để thay thế hoàn toàn hay một phần bữa ăn để duy trì hoặc tăng cường sức khỏe.
Ensure Gold: không chứa gluten và lactose, không dùng qua đường tĩnh mạch, không dùng cho người bệnh galactosema.
Dùng nuôi ăn qua ống thông theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Khi bắt đầu nuôi qua ống thông lưu lượng, thể tích, và độ pha loãng tùy thộc vào tình trạng dung nạp của người bệnh.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g sữa:
Thành phần trong 100 g sữa
Đơn vị
-Chất đạm
-Chất béo
Linoleic acid
-Chất bột đường
FOS
-Độ ẩm
15,9
14
2,7
58,5
3,6
5
g
g
g
g
g
g
Khoáng chất
Ca
P
Mg
Na
K
Cl
Zn
Sắt
Cu
Mn
Iốt
Selen
Cr
Molypden
280
230
90
360
670
610
5,4
4,4
0,52
1,2
34
19
20
38
Mg
Mg
Mg
Mg
Mg
Mg
Mg
Mg
Mg
Mg
Mcg
Mcg
Mcg
mcg
Vitamin
VitaminA
Vitamin D3
Vitamin E
Vitamin K1
Vitamin C
Vitamin B1
Vitamin B2
Vitamin B6
Vitamin B12
Niacin
Acid pantothenic
Acid Folic
Biotin
Cholin
1170
95
11
18
68
0,72
0,8
1
3,1
10
5
200
150
136
IU
IU
IU
Mcg
Mg
Mg
Mg
Mg
Mcg
Mg NE
Mg
Mcg
Mcg
Mcg
4.5.2 SNACK FOOD - Thức ăn nhẹ
Dr Russell Keast, chuyên gia diễn thuyết nhiều kinh nghiệm thuộc Khoa học dinh dưỡng và rèn luyện thể chất ở Đại học Deakin nước Úc, đã triển khai một loại thức ăn nhẹ kiểu mới với phó mát giòn, với khoai tây được trồng theo phương pháp sạch nghiền nhỏ và bổ sung các chất dinh dưỡng đặc biệt mà chúng thường có nguồn gốc tự nhiên như:
Chất kháng viêm, acid béo omega 3 và kẽm: cải thiện chức năng não bộ và tim mạch, tính tráng dương và nâng cao khả năng miễn dịch.
Đây là lần đầu tiên chất kháng viêm oleocanthal được dùng trong sản xuất, chế biến thực phẩm và đang trong quá trình nghiên cứu tiếp nhằm tăng cường các tính chất mùi vị và dinh dưỡng.
Thực phẩm ăn nhẹ được bổ sung một chất tự nhiên gia tăng sự ham thích sản phẩm và khiến người dùng cảm thấy no lâu, ngăn cản sự thèm ăn bộc phát sau khi ăn Þ rất thích hợp cho những bệnh nhân bị bệnh béo phì và tăng cân.
Ở xưởng sản xuất của Đại Học Deakin, mẫu thức ăn nhẹ thử nghiệm đang được trưng bày giới thiệu cho lĩnh vực công nghiệp thực phẩm, trong tương lai sẽ mở ra một chân trời mới cho loại thực phẩm ăn nhẹ dinh dưỡng.