Lời mở đầu
Thừa Thiên-Huế giáp tỉnh Quảng Trị về phía bắc, biển Đông về phía đông, thành phố Đà Nẵng về phía đông nam, tỉnh Quảng Nam về phía nam, Trường Sơn và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về phía tây. Thừa Thiên-Huế cách Hà Nội 654 km, Nha Trang 627 km và Thành phố Hồ Chí Minh 1.071 km.
Phần lớn núi rừng nằm ở phía tây. Những ngọn núi đáng kể là: Động Ngai 1.774m, Động Truồi 1.154m, Co A Nong 1.228m, Bol Droui 1.438m, Tro Linh 1.207m, Hói 1.166m (nằm giữa ranh giới tỉnh Quảng Nam), Cóc Bai 787m, Bạch Mã 1.444m, Mang 1.708m, Động Chúc Mao 514m, Động A Tây 919m.
Sông ngòi thường ngắn nhưng lại lớn về phía hạ lưu. Những sông chính là Ô Lâu, Rào Trang, Rào Lau, Rào Mai, Tả Trạch, Hữu Trạch, An Cựu, Nước Ngọt, Lăng Cô, Bồ, Rau Bình Điền, Đá Bạc, Vân Xá, Truồi Hai cửa biển quan trọng là cửa Thuận An và cửa Tư Hiền.
Mục Lục
I.Đặt Vấn Đề
1. Mục đích
2. Đối tượng
3. Phạm vi
II. Nội Dung
1. Vài nét về tỉnh Thừa Thiên Huế
1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội
1.2. Khó khăn, thuận lợi
2.Tổng quát tăng trưởng kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1. Tăng trưởng toàn nền kinh tế
2.2 Tăng trưởng và đóng góp của các khu vực kinh tế trong GDP
3. Thực trạng tăng trưởng,chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006-2010
3.1. Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế
3.2. Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế
3.2.1. Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp
3.2.2. Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ
3.2.3. Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu nông – lâm - ngư nghiệp
3.2.4. Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu trong nông thôn-nông nghiệp-nông dân
III. Đánh giá chung và kết luận
1. Những kết quả đạt được
2. Những mặt hạn chế, tồn tại và yếu kém
IV. Các giải pháp, phương hướng đề ra về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1933 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu về tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục
I.Đặt Vấn Đề
1. Mục đích
2. Đối tượng
3. Phạm vi
II. Nội Dung
1. Vài nét về tỉnh Thừa Thiên Huế
1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội
1.2. Khó khăn, thuận lợi
2.Tổng quát tăng trưởng kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1. Tăng trưởng toàn nền kinh tế
2.2 Tăng trưởng và đóng góp của các khu vực kinh tế trong GDP
3. Thực trạng tăng trưởng,chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006-2010
3.1. Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế
3.2. Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế
3.2.1. Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp
3.2.2. Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ
3.2.3. Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu nông – lâm - ngư nghiệp
3.2.4. Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu trong nông thôn-nông nghiệp-nông dân
III. Đánh giá chung và kết luận
Những kết quả đạt được
Những mặt hạn chế, tồn tại và yếu kém
IV. Các giải pháp, phương hướng đề ra về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
I. Đặt Vấn Đề
- Mục Đích: tìm hiểu về tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-2010
- Đối Tượng: chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế
- Phạm Vi: tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2006-2010
II.Nội Dung
1. Vài nét về tỉnh Thừa Thiên Huế
1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội
Thừa Thiên - Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam có tọa độ ở 16-16,8 Bắc và 107,8-108,2 Đông.
Diện tích của tỉnh là 5.053,990 km², dân số theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009 là 1.087.579 người.
Địa Lý:
Thừa Thiên-Huế giáp tỉnh Quảng Trị về phía bắc, biển Đông về phía đông, thành phố Đà Nẵng về phía đông nam, tỉnh Quảng Nam về phía nam, Trường Sơn và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về phía tây. Thừa Thiên-Huế cách Hà Nội 654 km, Nha Trang 627 km và Thành phố Hồ Chí Minh 1.071 km.
Phần lớn núi rừng nằm ở phía tây. Những ngọn núi đáng kể là: Động Ngai 1.774m, Động Truồi 1.154m, Co A Nong 1.228m, Bol Droui 1.438m, Tro Linh 1.207m, Hói 1.166m (nằm giữa ranh giới tỉnh Quảng Nam), Cóc Bai 787m, Bạch Mã 1.444m, Mang 1.708m, Động Chúc Mao 514m, Động A Tây 919m.
Sông ngòi thường ngắn nhưng lại lớn về phía hạ lưu. Những sông chính là Ô Lâu, Rào Trang, Rào Lau, Rào Mai, Tả Trạch, Hữu Trạch, An Cựu, Nước Ngọt, Lăng Cô, Bồ, Rau Bình Điền, Đá Bạc, Vân Xá, Truồi....Hai cửa biển quan trọng là cửa Thuận An và cửa Tư Hiền.
Khí hậu
Khí hậu Thừa Thiên-Huế là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Những tháng đầu năm có nắng ấm. Thỉnh thoảng lụt vào tháng 5. Các tháng 6, 7, 8 có gió mạnh. Mưa lũ và có gió đông vào tháng 9, 10. Tháng 11 thường có lụt. Cuối năm mưa kéo dài.
Giao thông
Quốc lộ 1, 14 và đường sắt Bắc-Nam nối Thừa Thiên-Huế với các tỉnh khác. Phía tây có cửa khẩu Hồng Vân-A Đớt nằm ở huyện A Lưới. Thành phố Huế cách sân bay quốc tế Phú Bài - Thị xã Hương Thuỷ khoảng 15 km, cảng Thuận An 12 km và cảng nước sâu Chân Mây 50km.
Hành chính
Thừa Thiên-Huế có 07 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố, với 151 xã, phường, thị trấn.
1.2 Thuận lợi và khó khăn
Thuận Lợi:
Hệ thống giao thông trên địa bàn tương đối thuận lợi với quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 49,...( đường bộ ), cảng hàng không Phú Bài, cảng biển nước sâu Chân Mây, đường sắt Bắc – Nam,...
Mạng lưới sông suối phân bố tương đối đồng đều, với hệ thống sông Hương, sông Bồ, các sông Mỹ Chánh, Ô Lâu,...thuận lợi cho việc phát triển đường sông.
Đường bờ biển dài thuận lợi phát triển du lịch biển và thủy sản.
Vị trí thuận lợi, nguồn lao động dồi dào.
Có truyền thống lịch sử lâu đời.
Hệ thống lăng tẩm, đền đài,.... thuận lợi phát triển du lịch.
Khó Khăn:
- Chịu tác động diễn biến bất lợi của thời tiết( lũ lụt, khô hạn, bão,..)
- Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả cạnh tranh còn thấp.
- Đổi mới kinh tế còn thiếu đồng bộ, chưa tạo ra những đột phá mới.
- Công nghệ còn lạc hậu.
- Cơ cấu chuyển dịch còn chậm.
- Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
2.Tổng quát tăng trưởng kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1. Tăng trưởng toàn nền kinh tế
Trong 5 năm 2006-2010, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đã được duy trì ở mức cao. Hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu về tăng trưởng của toàn nền kinh tế và từng ngành đều đạt kết quả khả quan. Đặc biệt những năm 2006 và 2007 tốc độ tăng trường GDP đạt cao. Tuy nhiên khi bước vào năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nên tốc độ tăng trưởng có chậm lại, đạt 10.05%, năm 2009 nền kinh tế đã dần hồi phục và lấy lại đà tăng trưởng, đạt 11.19%. Với những thành tích đạt được của năm 2009, theo ước tính sơ bộ, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2010 theo giá thực tế đạt 20.114 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 12.5%; trong đó khu vực nông lâm thủy sản tăng 3.1%; khu vực công nghiệp-xây dựng đạt 16.5%; khu vực dịch vụ tăng 11.5%
Trong thời kỳ 2006-2010, nền kinh tế của tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng tương đối cao hơn so với các kỳ kế hoach 5 năm trước, mức tăng trưởng liên tục và ổn định hơn, vì thế nền kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế tiến lên một tầm cao mới. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2006-2010 đạt 12.06%
Trong chiến lược 10 năm 2001-2010, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đều đạt mức tăng khá qua các năm, năm 2000 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 11.2%, năm 2005 đạt 11.3%, năm 2010 đạt 12.5%. Bình quân thời kỳ 2001-2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP đạt 10.8%/năm. Điều này cho thấy, đến năm 2010, GDP tăng 280.5% so với năm 2000, tức là sau 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, GDP năm 2010 tăng gấp 2.8 lần so với năm 2000
Trong các kỳ kế hoạch 5 năm, mức tăng trưởng kinh tế ( GDP) bình quân của tỉnh thời kỳ 2006-2010 đạt mức tăng khá cao (12.06%), hơn 5.6% so với mức tăng trưởng bình quân của thời kỳ 5 năm 1996-2000; hơn 2.5% so với thời kỳ 2001-2005; đặc biệt tăng trưởng của thời kỳ 2006-2010 còn tăng hơn cả thời kỳ 10 năm 2001-2010 (10.8%)
Như vậy thời kỳ 2006-2010 là thời kỳ có mức tăng trưởng đạt cao nhất và đạt được giá trị GDP lớn nhất, kể từ khi Đảng ta bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới từ năm 1986. Đây là thời kỳ mà mức tăng trưởng GDP của nền kinh tế được tạo ra tương đối ổn định và có tính bền vững hơn, tiềm lực được tích lũy lớn hơn nhiều so với thời kỳ trước.
2.2 Tăng trưởng và đóng góp của các khu vực kinh tế trong GDP
Đây cũng là thời kỳ nền kinh tế của tỉnh được tập trung đầu tư, huy động cao nhất mọi nguồn lực, từng bước thực hiên quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở đầu tư, đổi mới thiết bị máy móc, phát triển cơ sở hạ tầng trên tất cả các vùng kinh tế, chú trọng phát triển vùng gò đồi, đầm phá ven biển, vùng núi, tập trung trên các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch dịch vụ và văn hóa
Việc huy động các nguồn lực, công nghệ, lao động đã có tác động trực tiếp đến các ngành và thành phần kinh tế. Trong các khu vự kinh tế đã có chuyển biến theo hướng tích cực, công nghiệp-xây dựng luôn đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao, cụ thể:
Công nghiệp-xây dựng và dịch vụ là 2 khu vực có mức đóng góp cao vào tăng trưởng kinh tế qua các thời kỳ; trong 5 năm 2006-2010, để có mức tăng bình quân 12.06%/năm, khu vực công nghiệp xây dựng đóng góp 6.35%, dịch vụ đóng góp 5.38%.
Tốc độ tăng GDP bình quân
Mức đóng góp chia theo khu vực kinh tế
Công nghiệp xây dựng
Dịch vụ
Nông lâm ngư nghiệp
Mức đóng góp của cáckhu vực kinh tế bình quân qua các thời kỳ
- Trong 5 năm 1996-2000 6.3 2.6 3.2 0.5
- Trong 5 năm 2001-2005 9.5 4.8 3.8 0.9
- Trong 5 năm 2006-1010 12.06 6.35 5.38 0.33
Nguồn: Cục thống kê Thừa Thiên Huế niên giám 2010
Tăng trưởng kinh tế của các khu vực(%)
Tăng trưởng GDP
Công nghiệp-xây dựng
Dịch vụ
Nông lâm ngư nghiệp
Bình quân 1996-200
6.4
8.9
7.4
1.7
Bình quân 2001-2005
9.6
14.7
7.8
3.9
Bình quân 2006-2010
12.06
15.6
12.3
2.6
Bình quân 2001-2010
10.8
15.6
10.1
3.2
Năm 2010
12.5
16.5
11.5
3.1
Nguồn: Cục thống kê Thừa Thiên Huế niên giám 2010
3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006-2010
3.1. Chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế
Cơ cấu các thành phần kinh tế đã có xu hướng chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng khu vực nhà nước từ 36.4% năm 2005 xuống còn 30% năm 2010; tăng dần ở khu vực có vồn đầu tư nước ngoài từ 8.8% năm 2005 lên 12% năm 2010 và khu vực ngoài nhà nước từ 54.8% năm 2005 lên 58.0% năm 2010. Đây là xu thế chuyển dịch đúng hướng cơ cấu các thành phần kinh tế theo hướng tiếp tục sắp xế, đổi mới thành phân kinh tế nhà nước phù hợp với tình hình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo kết quả tổng điều tra các cơ sở kinh tế-hành chính sự nghiệp cho thấy: tại thời điểm 1-7-2007 tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc doanh nghiệp nhà nước có 441 cơ sở giảm 37.7% so với thời điểm tổng điều tra 1-7-2002; trong khi đó số cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngoài nhà nước là 1461 cơ sở, tăng 3.02 lần và khu vự có vốn đầu tư nước ngoài là 21 cơ sở, tăng 90.9%, đã khẳng định việc chuyển đổi loại hình sở hữu doanh nghiệp nhà nước để phát triển kinh tế trong giai đoạn mới.
Quá trình chuyển đổi cơ cấu các thành phần kinh tế cũng cho thấy tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh dựa trên kết quả tổng điều tra các cơ sở kinh tế-hành chính sự nghiệp 1-7-2007 và điều tra doanh nghiệp hằng năm: giá trị tài sản cố định bình quân của 1 lao động thuộc doanh nghiệp nhà nước là 140.05 triệu đồng cao gấp 2.07 lần so với doanh nghiệp ngoài nhà nước; trong khi lao động doanh nghiệp nhà nước chỉ bằng 55.4% tổng số lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp ngoài nhà nước với số tài sản chỉ bằng 86% doanh nghiệp nhà nước song đã tạo ra việc làm cho người lao động gần gấp 2 lần
Khu vực đầu tư nước ngoài thời kỳ 2006-2010 đã có sự phát triển nhanh, tạo thêm 1 số mặt hàng mới, ngày càng có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Giá trị tài sản cố định bình quân của 1 lao động thuộc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 417.09 triệu đồng, cao gấp 3 lần doanh nghiệp nhà nước và cao gấp 6.2 lần so với doanh nghiệp ngoài nhà nước; trong khi lao động chỉ bằng 25.3% doanh nghiệp nhà nước và chỉ bằng 14% tổng số lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước
Một số chỉ tiêu của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
Loạidoanh nghiệp
Tài sản cố định(%)
Lao động(%)
Tài sản cố định/lao động (triệu đồng)
Doanh thu thuần/tài sản cố định (đồng)
DN nhà nước
38.12
35.69
140.05
1.8
DN ngoài nhà nước
33.11
59.02
67.38
4.1
DN có vốn đầu tư nước ngoài
28.77
5.29
417.09
0.9
Toàn nền kinh tế
100.0
100.0
120.11
2.3
Nguồn: Cục thống kê Thừa Thiên Huế niên giám 2010
Đến nay đã có sự hình thành rõ nét cơ cấu kinh tế vùng, bao gồm: vùng đầm phá ven biển, vùng gò đồi, miền núi; xây dựng một số vùng cây công nghiệp: cà phê, cao su, sắn, lạc,...; tiếp tục xây dựng và mở rộng các khu công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề: KCN Phú Bài, KCN Hương Sơ, Thủy phương, Tứ Hạ; hoàn thành cơ sở hạ tầng thiết yếu và kêu gọi đầu tư vào khu khuyến khích phát triển kinh tế thương mại dịch vụ Chân Mây.
Cơ cấu ngành nghề trong nông thôn nông nghiệp có những thay đổi cơ bản, lao động được sắp xếp hợi lý hơn, giảm lao động trồng trọt, tăng lao động ngành nghề, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế trong nông thôn nông nghiệp. Hạ tầng giao thông nông thôn được đầu tư nâng cấp, mở rộng.
Hoạt động thương mại dịch vụ trong khu vực nông thôn ngày càng phát triển năng động, nhiều loại hình, ngành nghề, cơ sở kinh doanh trải rộng khắp mọi nơi, cung ứng đầy đủ các nhu cầu tiêu dùng cả về vật chất và tinh thần cho nhân dân.
3.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế
Những năm vừa qua, cơ cấu kinh tế chuyển dịch khá mạnh, nhất là cơ cấu ngành kinh tế. Tỷ trọng giá trị tăng thêm đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản; trong khi vẫn duyu trì tốc độ tăng của tất cả các khu vực và các ngành kinh tế. Đó là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh CNH_HĐH.
Năm 2005, khu vực công nghiệp xây dựng chiếm 34,5% tổng sản phẩm trong tỉnh(GDP), đã tăng lên 38,2% trong năm 2010, khu vực dịch vụ từ 43,7% tăng lên 45,6%, nông lâm thủy sản giảm từ 21,8% cuống còn 16,2%. Điều này cho thấy trong thời kỳ 2006-2010 khu vực công nghiệp xây dựng đã có sự chuyển dịch nhanh hơn khu vực dịch vụ và là động lực của tăng trưởng kinh tế chung, đóng gớp gần một nửa cho tăng trưởng GDP toàn nền kinh tế.
Cơ cấu kinh tế phân theo 3 khu vực kinh tế (%)
Năm
Tổng số
Chia ra
Nông lâm thủy sản
Công nghiệp xây dựng
Dịch vụ
1995
100,0
30,5
26,5
43,0
2000
100,0
22,0
30,5
47,5
2005
100,0
21,8
34,5
43,7
2010
100,0
16,2
38,2
45,6
Nguồn: Cục thống kê Thừa Thiên Huế niên giám 2010
3.2.1 Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp
Giai đoạn 5 năm 2006-2010, công nghiệp Thừa Thiên Huế đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức, nhất là từ năm 2008 đến nủa đầu năm 2009 sản xuất công nghiệp là lĩnh vực chịu tác động lớn nhất của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá nguyên nhiên vật liệu dầu vào tăng mạnh, nhiều đơn vị giảm sút cả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thị trường thu hẹp, nguồn vốn cho mở rộng, nâng cấp trang thiết bị gặp khó khăn, người lao động bị giảm việc làm, thất nghiệp tăng cao. Tuy nhiên từ cuối quý 2/2009 với sự hỗ trợ tích cực với nhiều chính sách và giải pháp từ các gói kích cầu của Chính phủ nhằm kích thích sản xuất và tiêu dùng, sự chỉ đạo có hiệu quả của tỉnh cùng với sự nỗ lực cố gắng của các thành phần kinh tế nên công nghiệp đã dần được ổn định ,nhiều sản phẩm chủ lực được sản xuất và tiêu thụ với khối lượng lớn, một số sản phẩm tăng thêm do tăng năng lực sản xuất và đầu tư mở rộng như sợi, điện. Tốc độ tăng trưởng của giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 tiếp tục duy trì và giữ được nhịp độ tăng trưởng ổn định, là lĩnh vực có đóng góp cao nhất trong tăng trưởng GDP hằng năm cũng như từng thời kỳ phất triển. Trong công nghiệp, đã tập trung đầu tư cho các ngành công nghiệp chủ lực, tăng sức cạnh tranh các sản phẩm công nghiệp, mở rộng thị trường nội địa và xuất khẩu, huy động cao nhất công suất của các nhà máy, nâng cấp mở rộng mới.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh có đóng góp tích cực của lĩnh vực công nghiệp. Trong cơ cấu kinh tế, khu vực công nghiệp đã tạo được sự chuyển dịch đáng kể, từ 30,5% năm 2005 và đến năm 2010 đạt 38,2% trong GDP.
Thời kỳ 2006-2010, giá trị sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm 19,2%, trong đó khu vực DNNN tăng 13,7%, khu vực ngoài nhà nước tăng 16,9%, khu vực đầu tư nước ngoài tăng 23,4%. Quy mô sản xuất công nghiệp đến năm 2010 đạt 6.823,5 tỷ đồng(theo giá so sánh năm 1994), tăng gấp 2,1 lần so với năm 2005; trong đó kinh tế Nhà nước đạt 1.254,5 tỷ đồng, tăng 1,7 lần, khu vực ngoài Nhà nước đạt 2.127,7 tỷ đồng, gấp 1,8 lần; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 3.441,3 tỷ đồng, tăng 3,1 lần.
Tốc độ tăng GTSX bình quân mỗi năm thời kỳ 2006-2010 (%)
Thời kỳ
Tổng giá trị sản xuất
Chia ra
Khu vực DNNN
Khu vực ngoài NN
Khu vực có VĐT NN
Tốc độ tăng bình quân mỗi năm trong 10 năm 2001-2010
17,5
14,15
16,32
20,38
Trong 5 năm 1996-2000
19,1
14,4
9,5
33,3
Trong 5 năm 2001-2005
15,9
16,6
17,0
16,4
Trong 5 năm 2006-2010
19,2
13,7
16,9
23,4
Nguồn: Cục thống kê Thừa Thiên Huế năm 2010
Thời kỳ 2006-2010 là thời kỳ phất triển năng động nhất của công nghiệp. Khu vực Nhà nước đã từng bước được sắp xếp, cổ phần hóa. Giá trị sản xuất tăng bình quân 13,7% và chiếm 18,4% giá trị sản xuất của toàn bộ ngành công nghiệp.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong 5 năm qua đã khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp của tỉnh; đến năm 2010 chiếm 50,4% trong giá trị sản xuất toàn bộ ngành công nghiệp(năm 2005 đạt 39,4%). Đây cũng là khu vực đóng góp lớn vào ngân sách địa phương.
Khu vực công nghiệp ngoài Nhà nước trong thời kỳ 2006-2010 phát triển nhanh các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Giá trị sản xuất khu vực ngoài Nhà nước chiếm 31,2% trong giá trị sản xuất toàn ngành.
Tổng vốn đầu tư cho ngành công nghiệp qua các năm không ngừng tăng lên. Thời kỳ 1996-2000 vốn đầu tư cho ngành công nghiệp đạt 1570,8 tỷ đồng ; thời kỳ 2001-2005 đạt 2000 tỷ đồng; đến thời kỳ 2006-2010 đạt 9512,7 tỷ đồng, cao gấp 4,7 lần so với thời kỳ 2001-2005; gấp 2,7 lần so với cả thời kỳ 10 năm 2001-2010; chiếm tỷ trọng gần 30% so với tổng nguồn vốn đầu tư toàn nền kinh tế trong 5 năm 2006-2010.
Trong cơ cấu công nghiệp, ngành công nghiệp khai khoáng thời kỳ 2001-2005 tăng nhanh, nhưng đến thời kỳ 2006-2010 đã có sự điều chỉnh về quy hoạch vùng nhiên liệu, ảnh hưởng môi trường và xuất phát từ chủ trương tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên nên đã có sự dịch chuyển về cơ cấu. Ngành khai thác quặng kim loại có xu hướng tăng chậm lại, tốc độ tăng trưởng ngành khai thác mỏ đạt bình quân 32,7%/năm và tỷ trọng từ 5,3% năm 2005 đã giảm dần còn 2,2% đến năm 2010. Ngành khai thác đá tăng bình quân hàng năm 11,9% và tỷ trọng từ 4,6% năm 2005 giảm dần còn 3,1% năm 2010.
Công nghiệp chế biến tiếp tục khai thác các lợi thế nề nguồn nguyên liệu trong nước, trong tỉnh và có tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm 2006-2010 đạt khá cao là: Sản xuất thực phẩm và đồ uống tăng 20,7%/năm, sản xuất sản phẩm dệt tăng 12,5%, sản xuất trang phục tăng 23,4%/năm, sản xuất sản phẩm gỗ và lâm nghiệp tăng 22,5%/năm , sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại tăng 21,5%/năm, sản xuất giấy tăng 22%/năm, sản xuất sản phẩm bằng kim loại tăng 17,3%/năm, sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 18,8%/năm, sản xuất nước tăng 11,2%/năm.
Tuy vậy hiệu quả và khả năng cạnh tranh của một số ngành công nghiệp còn thấp, tỷ suất lợi nhuận nhiều ngành công nghiệp rất thấp, các sản phẩm chế biến chưa đa dạng, chất lượng sản phẩm còn thấp, việc áp dụng công nghệ mới còn thiếu và yếu,chưa theo kịp áp lực trong cạch tranh.
3.2.2 Chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ
Là một trong 3 khu vực có vị trí rất quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, khu vực dịch vụ thời kỳ 2006–2010 đã có những chuyển biến rất cơ bản , chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế và ngày càng phát huy xu thế tích cực, góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo của nền kinh tế tỉnh. Trong 5 năm 2006–2010 khu vực dịch vụ có bước phát triển nhanh, tăng tỷ trọng cơ cấu kinh tế; đã tập trung đầu tư phát triển nhanh một số ngành dịch vụ đạt giá trị và chất lượng cao, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh , nỗi bật là các hoạt động thương mại, du lịch, vận tải, công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, giáo dục, y tế, kinh doanh tài sản và các dịch vụ tư vấn.
Trong khu vực dịch vụ các thành phần kinh tế cũng đã có những chuyển biến đáng kể : kinh tế tư nhân cá thể và kinh tế nước ngoài có sự thay đổi lớn về cơ cấu , kinh tế nước ngoài có sự thay đổi lớn về cơ cấu, kinh tế nước ngoài từ 0,6% năm 2006 đã tăng lên chiếm tỷ trọng 2,2% năm 2010; kinh tế tư nhân cá thể từ 70,5% năm 2005 tăng lên 88%; trong đó kinh tế rư nhân tăng nhanh nhất với 20,8% năm 2005 lên 42,5% năm 2010. Ngược lại kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể giảm nhanh, từ 28,9% năm 2005 giảm xuống còn 9,8% năm 2010; tuy nhiên trong kinh tế tập thể loại hình siêu thị đang có những chuyển biến tích cực phù hợp với xu thế phát triển của thị trường hàng hóa nên tỷ trọng cũng có sự chuyển dịch từ 2,4% năm 2005 tăng lên 3,6% năm 2010. Sự thay đổi về cơ cấu các thành phần kint tế trong khu vực dịch vụ trong 5 năm 2006-2010 đã cho thấy những thay đổi quan trọng cả về lượng và chất, thể hiện sự đóng góp tích cực của loại hình kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài , nhưng cũng đặt ra một số vấn đề về thói quen mua bán ở các chợ , cửa hàng nhỏ, thu nhập và sức mua cuả người tiêu dùng còn thấp, mua những mặt hàng thiết yếu và giá trị không cao, mua nhiều lần , nhiều tháng.
Phân theo ngành hoạt động trong khu vực dịch vụ cũng cho thấy sự phát triển của các ngành dịch vụ vẫn chủ yếu hướng vào ngành thương nghiệp hàng hoa thuần túy; các dịch vụ khác vẫn đang chiếm tỷ trọng nhỏ và khiêm tốn so với số tiền tăng và thế mạng của tỉnh. Tuy vậy, một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực dịch vụ vẫn đạt mức tăng trưởng khá; bình quân 5 năm 2006–2010: ngành vận tải- bưu chính viễn thong tăng 22,4% tài chính, ngân hàng tăng 12,3%, các hoạt động dịch vụ tư vấn tăng 5,1%, giáo dục tăng 14,8%, y té tăng 17,4%. Riêng du lịch đã được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, có vị trí quan trọng và là động lực quan trọng thúc đẩy các ngành kinh tế trong nền kinh tế nói chung và khu vực dịch vụ nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, hoạt động du lịch trong khu vực dịch vụ còn chiếm tỷ trọng thấp, năm 2010 cũng chỉ đạt 11,2%. Nếu so với tỷ trọng trong toàn nền kinh tế thì tỷ lệ này còn thấp hơn nhiều(5,1%).
Hoạt động du lịch:
Trong giai đoạn 2006-2010, kinh doanh du lịch, khách sạn nhà hàng được xác định là thế mạnh của tỉnh nên được tập trung đầu tư phát triển. Cơ sở vật chất tăng nhanh về số lượng lẫn chất lượng, từ 149 cơ sở lưu trú năm 2006 tăng lên 304 cơ sở năm 2010. Bình quân thời kì 2006-2010 số cơ sở tăng 23,8%, số lượng phòng tăng 17,9% và số lượng giường tăng 16,6%. Chất lượng cơ sở lưu trú cũng không ngừng được củng cố và phát triển, trước năm 2005 chỉ có một khách sạn 5 sao, 3 khách sạn 4 sao, 3 khách sạn 3 sao, đến năm 2009 đã có 4 khách sạn 5 sao, 7 khách sạn 4 sao và 6 khách 3 sao đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng cao cấp của du khách.
Tổng số vốn đầu tư trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng 5 năm 2006-2010 đạt 4.525 tỷ đồng, bình quân 905 tỷ đồng/năm, bình quân mỗi năm tăng 31,2%.
Tổng lượt khách đến Huế từ 1.172,2 nghìn lượt khách năm 2006 tăng lên 1.500 nghìn lượt khách năm 2010, tốc độ tăng bình quân 6,4%/năm. Đặc biệt khách quốc tế tăng từ 456,3 nghìn lượt khách năm 2006 lên 680 nghìn lượt khách năm 2010, tốc độ tăng bình quân 10,5%/năm.
Tổng doanh thu lưu trú năm 2010 đạt 790 tỷ đồng, bình quân thời kì 2006-2010 tăng 14,7%/năm.
Hoạt động du lịch lữ hành được chú trọng đầu tư và phát triển, nhiều tour, tuyến du lịch mới được đưa vào khai thác như du lịch sinh thái, du lịch nhà vườn, làng cổ…làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch. Doanh thu hoạt động du lịch lữ hành tăng nhanh từ 28,7 tỷ đồng năm 2006 tăng lên 80 tỷ đồng năm 2010, tốc độ tăng bình quân 29,2%/năm.
Đi đôi với những thành tựu đã đạt được trong giai đoạn 2006-2010, kinh doanh du lịch khách sạn bộc lộ một số vấn đề tồn tại cần sớm được điều chỉnh, khắc phục, đó là:
Nhiều dự án trong lĩnh vực du lịch khách sạn, du lịch triển khai chậm làm ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. Cho đến nay đã có 41 dự án đầu tư, với số vốn đăng kí khoảng 40.000 tỷ đồng, nhưng chỉ có 14 dự án được khởi công với số vốn đăng kí khoảng 16.000 tỷ đồng.
Chưa tạo và phát triển các sản phẩm du lịch cao; sản phẩm mỹ nghệ còn nghèo và chưa đáp ứng thị hiếu của khách du lịch; sản phẩm nghệ thuật văn hoá chưa phát triển mạnh đôi lúc còn biến tướng (ca uHuế trên sông Hương), tính nghệ thuật chưa cao, chưa hấp dẫn được khách du lịch. Chính vì vậy, thời gian lưu lại của khách quốc tế chưa cao (dưới 2 ngày/lượt khách)
Mức chi tiêu của khách du lịch tai Thừa Thiên HhHHGHHhhhhHhHuế vẫn còn thấp, do chưa có sản phẩm du lịch, dịch vụ xứng tầm. Mức chi tiêu của khách du lịch vẫn còn thấp so với nhiều tỉnh thành phố lớn trong cả nước, đặc biệt là chỉ tiêu của khách quốc tế chỉ đạt 92,8USD/khách/ngày thấp hơn Đà Nẵng (123,3USD), Lâm Đồng(101,9USD), Thành phố Hồ Chí Minh(124,8USD), Hà Nội (95 USD).
3.2.3. Tăng trưởng,chuyển dịch cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp
Sản xuất nông- lâm – nghư nghiệp đã có những chuyển biến tích cực và đạt nhiều thành tựu đáng kể trong thời kì 2006-2010; tưng bước thực hiện chính sách “nông nghiệp – nông thôn –nông dân”; tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng tương đối cao và ổn định, bình quân lương thực đầu người tăng lên, cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm có chất lượng cao do nhu cầu tiêu dùng của dân cư, cho công nghiệp chế biến và đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh nhà.
Giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2010 theo giá so sánh năm 1994 ước đạt 1.773,4 tỷ đồng, bình quân hằng năm giai đoạn 5 năm 2006-2010 tăng 4,16% ( kế hoạch 4 – 4,5 %/năm); trong đó nông nghiệp đạt 1.025 tỷ đồng,tăng 18,2% so với năm 2005, bình quân 3,4% (trồng trọt tăng 3,6%, chăn nuôi tăng 3%, dịch vụ nông nghiệp tăng 3,2%). Lâm nghiệp đạt 124,5 tỷ đồng, tăng 5,7% so với năm 2005,bình quân mổi năm tăng 1,1%. Thuỷ sản đạt 623,9 tỷ đồng, tăng 16,9% so với năm 2005, bình quân mỗi năm tăng 6,2%.
Tuy tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông – lâm- ngư nghiệp thời kì 2006 -2010 đạt thấp hơn 2001-2005 là 6,91%, nhưng do liên tục trong nhiều năm giá trị sản xuất đạt mức tăng khá, gốc so sánh ngày càng tăng lên, nên đạt được 1% tăng trưởng của thời kì sau khó hơn thời kì trước đó.
Trong mức tăng 4,16% về giá trị sản xuất của khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, ngành nông nghiệp đóng góp 2,01%, ngành lâm nghiệp đóng góp 0,08% và thuỷ sản 2,07%.
Nông nghiệp
Về ngành trồng trọt
Sản lượng lương thực có hạt năm 2010 ước đạt 293,7 nghìn tấn, tăng 22,3% so với năm 2005, vượt gần 15% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra hàng năm (250 -260 nghìn tấn); trong đó sản lượng lúa cả năm đạt 287,6 nghìn tấn, tăng 22,4%. Bình quân mổi năm giai đoạn 2006 -2010 sản lượng có hạt tăng 10,7 nghìn tấn, tăng 4,1%; sản lượng lúa tăng 10,5 nghìn tấn, tăng 4,1%. Điều này cho thấy sản lượng lương thực có hạt trong những năm qua tăng lên chủ yếu là do tăng sản lượng lúa. Đạt mức tăng bình quân cao hơn giai đoạn 2001-2005, các chỉ tiêu bình quân tương ứng của giai đoạn này là 3,8% và 3,6%.
Sản lượng lúa tăng chủ yếu do yếu tố năng suất. Năng suất lúa 2009 đạt 53,3 tạ/ha, tăng 6,7 tạ/ha so với năm 2005, bình quân hằng năm tăng 3,4%. Tỷ lệ giống lúa xác nhận tăng lên hằng năm, năm 2010 đạt gần 90% diện tích lúa, tăng 10% so với năm 2005. Các địa phương đã chủ động đổi mới cơ cấu giống lúa theo hướng tăng tỉ trọng diện tích các giống lúa có chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Về diện tích lúa, trong năm qua diện tích gieo trồng không những giữ mức ổn định mà còn tiếp tục tăng; năm 2010 đạt 52,9 nghìn ha, tăng 2.483 ha, tăng gần 5% so với năm 2005, bình quân mổi năm tăng lên 1%, góp phần làm tăng sản lượng lúa.Thời kì 2006-2010, hệ số sử dụng đất trồng lúa đạt trên 1,7 lần.
Các loại cây trồng khác:
Diện tích cây chất bột có củ bình quân mỗi năm trong 5 năm qua đạt 12.246 ha, năm 2010 ước đạt 12.000 ha, giảm 97 ha so với năm 2005. Trong nhóm cây này, chiếm tỷ trọng cao nhất là diện tích cây sắn 58,2%, bình quân hằng năm đạt 7.139 ha, tăng 472 ha so với năm 2005.
Diện tích cây rau màu các loại năm 2010 đạt 6.850 ha, bình quân hàng năn tăng gần 1%; cây công nghiệp hằng năm 4.750 ha, giảm 4%/năm, chủ yếu giảm nhiều nhất là diện tích cây mía, cây lạc.
Cây lâu năm có diện tích bình quân hằng năm trong thời kì 5 năm 2006-2010 đạt 13.789 ha, năm 2010 là 14.400 ha, tăng 27,7% so với năm 2005, bình quân mổi năm tăng 5%. Trong đó cây công nghiệp lâu năm đạt diện tích 7.757 ha vào năm 2005, đã tăng lên 10.050 ha trong năm 2010. Năm 2010, diện tích cây cao su chiếm 84,6% diện tích cây công nghiệp lâu năm.
Diện tích cây ăn quả năm 2005 đạt 3.359 ha; đến năm 2010 đạt 4.020 ha, tăng thêm 661 ha, tăng 19,7%, bình quân mổi năm tăng 3,7% .
Về ngành chăn nuôi
Trong chăn nuôi nét nổi bật nhất trong giai đoạn này là chăn nuôi đạt mức tăng bình quân hàng năm trên 3% và duy trì tỷ trọng 29.4% trong ngành nông nghiệp; từng bước phục hồi tổng đàn gia súc, gia cầm, chất lượng đàn ngày càng được nâng cao, đã vượt qua những khó khăn về dịch bệnh và thiên tai
Năm 2010, tổng đàn trâu 29.000 con, so với năm 2005 giảm 10%, bình quân mỗi năm giảm hơn 2%; tổng đàn bò 26.700 con, tăng 16,3%, bình quân mỗi năm tăng 3,1%.
b. Lâm nghiệp
Hoạt động lâm nghiệp thời kỳ 2006- 2010 đã thể hiện xu hướng tiến bộ trong quy hoạch phát triển ngành lâm nghiệp, bảo đảm xây dựng và bảo vệ vốn rừng, nâng cao độ che phủ rừng,góp phần tích cực bảo vệ môi trường sinh thái. Thực hiện chủ trương của nhà nước về việc đóng cửa rừng, trong 5 năm 2006- 2010 ngành lâm nghiệp đã chuyển hướng tập trung xây dựng vốn rừng và và đầu tư theo các chương trình, dự án giao đất lâm nghiệp ổn định lâu dài cho hộ gia đình. Nhờ vậy vốn rừng đã được phát triển và độ che phủ rừng tăng lên. Diện tích rừng hiện có năm 2010 đạt 297,8 nghìn ha tăng 49 ha so với năm 2005, nâng độ che phủ của rừng từ 48,1% năm 2005 lên 53,5% năm 2006; 54,4% năm 2007; 55,04% năm 2008; 55,73% năm 2009 và ước đạt 56,1% năm 2010.
Diện tích rừng trồng tập trung có xu hướng tăng trong 5 năm qua. Diện tích rừng trồng mới bình quân thời kỳ 2006- 2010 đạt 4882 ha/năm.
Khai thác gỗ những năm gần đây đã chuyển từ khai thác rừng tự nhiên sang khai thác rừng trồng là chính,trong đó chủ yếu là rừng nguyên liệu.Sản lượng gỗ khai thác 5 năm qua đạt bình quân 61,6 nghìn m3/năm, bình quân mỗi năm tăng 2,8%, trong đó tăng chủ yếu là khai thác rừng trồng đạt 56,7 nghìn m3/năm, chiếm tỷ trọng 92% tổng sản lượng gỗ khai thác. Năm 2010 sản lượng khai thác rừng trồng 59,1 nghìn m3, tăng 4,1%/năm. Sản lượng khai thác rừng tự nhiên giảm so với các thời kỳ trước, do thực hiện chủ trương đóng cửa rừng, 5 năm qua bình quân mỗi năm giảm 12,9%.
Công tác bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng những năm qua đạt hiệu quả khá cao, giảm cả số vụ cháy và diện tích rừng thiệt hại qua các năm, diện tích rừng cháy chủ yếu là rừng trồng. Trong 4 năm 2006-2009, diện tích rừng bị cháy bình quân 33,4 ha/năm. Năm 2009, số vụ cháy 14 vụ, diện tích rừng bị thiệt hại 15,5 ha, so với năm 2008 giảm 4 vụ, diện tích rừng bị cháy giảm 42,5 ha.
c. Về thủy sản
Nuôi trồng thủy sản: Sản lượng nuôi trồng năm 2010 ước đạt 10,4 nghìn tấn, Đáng chú ý là nuôi trồng thủy sản những năm 2006-2010 có sự chuyển đổi về cơ cấu thủy sản nuôi trồng theo xu hướng chuyển diện tích nuôi tôm sang nuôi trồng hỗn hợp và thủy sản khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Năm 2010, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 5707 ha, Trong đó chủ yếu là tăng diện tích nuôi cá nước ngọt năm 2010 đạt 1839,9 ha, tăng bình quân mỗi năm 6,6%; riêng nuôi nước mặn, lợ 3867,6 ha, đạt xấp xỉ năm 2005; diện tích nuôi tôm sú giảm khá nhanh, một phần diện tích chuyển sang nuôi tôm chân trắng và nuôi hỗn hợp thủy sản khác.
Khai thác thủy sản trong 5 năm qua có mức tăng ổn định, do tăng đầu tư cho phương tiện đánh bắt, xây dựng các cơ sở hạ tầng thủy sản. Sự hỗ trợ kịp thời của nhà nước trong việc trợ giá xăng dầu cho ngư dân đánh bắt thủy sản. Năm 2010, sản lượng khai thác đạt 29,1 nghìn tấn, tăng 6,9 nghìn tấn, tăng 31,4 %, bình quân mỗi năm tăng 5,6%. Trong đó khai thác thủy sản nội địa năm 2010 ước đạt 3320 tấn, giữ mức ổn qua các năm và xu hướng giảm. Mức tăng sản lượng khai thác chủ yếu là tăng khai thác biển, năm 2010 ước đạt 25,8 nghìn tấn, tăng hơn 7 nghìn tấn so với năm 2005, tăng 37,6%, bình quân mỗi năm tăng 6,6%. Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ năm 2009 có 177 chiếc, so với năm 2005 tăng thêm 71 chiếc; tổn công suất 17,6 nghìn CV, gần 2300 lao động, sản lượng đánh bắt gần 12,2 nghìn tấn.
Sản xuất thủy sản thời kỳ 2006-2010 tuy tốc độ phát triển có chậm lại so với thời kỳ trước, song vẫn đạt được những kết quả khá trên các lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt hải sản biển. Sản lượng thủy sản bình quân hằng năm thời kỳ 2006-2010 đạt 35,8 nghìn tấn/năm, trong đó sản lượng khai thác 26,7 nghìn tấn/ năm, sản lượng nuôi trồng 9,1 nghìn tấn/năm.
Giá trị sản xuất thủy sản tăng bình quân mỗi năm trong 5 năm 2006- 2010 đạt 6,2%, tuy thấp hơn thời kỳ 2001-2005(18,6%), song ngành thủy sản vẫn đạt tốc độ cao nhất trong khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản những năm vùa qua. Trong đó lĩnh vực khai thác đạt mức tăng bình quân 5,5%/năm, nuôi tồng thủy sản đạt 7,9%/năm, dây là hai lĩnh vực chủ yếu đóng góp vào mức tăng trưởng của ngành thủy sản.
3.2.4 Chuyển dịch cơ cấu trong nông thôn- nông nghiệp - nông dân
Cơ cấu trong khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chuyển dịch theo hướng ổn định và bền vững, ưu tiên đảm bảo an ninh lương thực, bước đầu gắn sản xuất với thị trường; kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái, giải quyết việc làm với nhiều ngành nghề, dịch vụ phát triển phù hợp diều kiện của mỗi địa phương.
Năm 2010, giá trị sản xuất theo thực tế đạt 4568,333 tỷ đồng, trong đó nông nghiệp chiếm tỷ trọng 68,3%, thỷu sản26,1%, lâm nghiệp 5,6%. Ccá chỉ tiêu tương ứng năm 2005 là 61,6%; 29,5%; 8,9%. Nông nghiệp đangchiếm tỷ trọng cao, ưu tiên đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời lĩnh vực chăn nuôi phục hồi nhanh và phát triển khá nhanh. Trong đó thủy sản phát triển tốc độ chậm lại, để đảm bảo thực hiện thành côngchương trình sắp xếp nò sáo ở vùng đầm phá, bảo vệ nguồn lợi thủy sản gắn với việc chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng đầm phá ven biển, song ngành thủy sản vẫn giữ vai trò quan trọng trong duy trì tốc đọtăng trưởng của khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản.
Năng suất lao động tính theo giá trị sản xuất trong khu vực nông lâm ghiệp và thủy sản năm 2010 theo giá thực tế đạt 26,3 triệu đồng/người/năm,so với năm 2005 tăng lên gần 14 triệu đồng, tính theo giá so sánh đạt mức tăng 35,5% so với năm 2005, bình quân mỗi năm tăng 7,9%. Hiệu một số cây trồng vật nuôi chủ yếu đạt khá, làm tăng giá trị sản phẩm thu được trên 1 đơn vị diện tích, góp phần thúc đẩy mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp, nông thôn tiến bộ.
Cùng với những thành tựuphát triển về sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và các hoạt động dịch vụ ở khu vực nông thôn đang được khôi phục và phát triển, thu hút ngày càng nhiều hộ, nhiều lao động tham gia. Trong những năm qua, quy mô, tốc độ và hình thức chuyển đổi cơ cấu nghành nghề của hộ và lao động nông thôn ở các vùng, các địa phương rất đa dạng nhưng đều có xu hướng tích cực: Giảm tỷ trọng nhóm hộ nông, lâm nghiệp,thủy sản: tăng tỷ trọng trong nhóm hộ công ngiệp xây dựng và dịch vụ, thực hiện từng bước phân công lại lao động nông thôn theo hướng đa ngành, nhằm tăng thu thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Năm 2009, tỷ trọng lao động nông lâm ngư nghiệp 51,6%, giảm 11,8% so với năm 2005. Tỷ trọng lao động công nghiệp xây dựng đạt 20,9%, tăng 5,1%; tỷ trọng lao động trong các ngành dịch vụ đạt 25,1% tăng 6,8% so với năm 2005. Tỷ lệ hộ có nguồn thu nhập lớn nhất từ nông lâm ngư nghiệp giảm từ 64,3% năm 2005 xuống còn 50,7% năm 2009; tỷ lệ hộ có nguồn thu nhập lớn nhất từ công nghiệp xây dựng tăng từ 12,4% năm 2005 lên 19,2% năm 2009; hoạt động dịch vụ tăng từ 19,6% năm 2005 lên 24,5% năm 2009.
Quá trình công ngiệp hóa, hiện đại hóa khu vực nông nghiệp, nông thôn tiếp tục phát triển khá toàn diện, ơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông nông được đầu tư và nâng cấp khang trang, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.
III. Đánh giá chung và kết luận
Trong 5 năm 2006-2010, cùng với cả nước, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đi thêm một chặn đường phát triển mới, quá trình đô thị hóa được đẩy nhanh một bước, tiềm lực của nền kinh tế đã đạt được những kết quả quan trọng. Diễn biến kinh tế xã hội trong năm năm qua, nhất là những năm 2008 và 2009 khá phức tạp và chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố trong nước và thế giới.Tuy nhiên tình hình kinh tế xã hội của tỉnh đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, thách nhất , tạo được nhiều chuyển biến quan trọng, ổn đinh và phát triển theo chiều hướng tích cực vươn lên.
Có thể khẳng dịnh: sau 5 năm năm thực hiện nghị quyết Đại Hội Đảng Bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIII, kinh tế xã hội của tỉnh đã tạo được những chuyển biến rất quan trong và có tính toàn diện trên cả hai mặt là phát triên cả chiều rộng và chiều sâu, đồng thời cả về chất và lượng trên tất cả các lĩnh vực; nâng lên một bước quy mô và tiềm lực của nền kinh tế.Thực tế phát triển 5 năm qua cũng cho thấy những bài học kinh nghiệm bổ ích thiết thực cả về thành tựu và hạn chế.
1.Những kết quả đạt được
Một là, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân thời ki 2006-2010 duy trì ở mức 12.06%, cao hơn so với thời ki 2010-2005, trong đó 2 năm đầu 2006-2007 đạt tốc độ tăng trưởng cao trên 13%, mức cao nhất trong suốt 15 năm qua, mức tăng dân số đã được kiềm chế và đạt đến sự ổn định tích cực làm cho GDP bình quân đầu người của tỉnh đến năm 2010 đã vượt qua ngưỡng 1000 USD, thoát khỏi tình trạng tỉnh kém phát triển và là tiêu chí quan trọng để trở thành Thành phố trực thuộc TW.
Hai là, cơ cấu nền kinh tế có bước chuyển dịch tích cực, phù hợp cơ cấu đã được đề ra theo nghị quyết Đại Hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII; công nghiệp tiếp tục được đầu tư, tạo đòn bẩy cho các nền kinh tến phát triển; dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nền kinh tế, một số nghành dịch vụ đã được xác định là mũi nhọn như thương mại, xuất nhập khẩu, giáo dục, y tế tài chính, khoa học công nghệv.v...; nông lâm thủy sản ngày càng được tập trung phát triển theo chiều sâu, theo hướng hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và nông dân. Cơ cấu vùng kinh tế ngày càng được thể hiện rõ nét hơn và được tập trung cho các vùng kinh tế trọng điểm như khu Kinh Tế Chân Mây Lang Cô, Khu Công nghiệp Phú Bài và các cụm công nghiêp vừa và nhỏ.
Ba là, tập trung huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, tổng vốn đầu tư xã hội 5 năm 2006-2010 đạt 48.6% GDP, chú trọng vào các ngành kết cấu hạ tầng, nâng cao tiềm lực kinh tế và xã hội; các công trình quan trọng về công nghiệp, giao thông, thủy lợi, du lịch đẩy mạnh quá trinh đô thị hóa.
Bốn là, tăng nghuồn thu nghân sách từ nội lực , bồi dưỡng và tăng các nguồn thu cho nghân sách; chú trọng các nguồn chi cho kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh xa hội, giáo dục , y tế, sự nghiệp kinh tế.
Năm là, triển khai linh hoặt và đòng bộ, tăng cường giám sát việc triển khai thực hiện các chủ trương và chính sách, biện pháp của Chính Phủ của tỉnh trong tình hình kinh tế có những biến động khó lường; nắm bắt thông tin và dự báo kịp thời, đặt độ tin cậy cao để đề ra những quyết sách đúng đắn đáp ứng yêu cầu và hiệu quả cao.
Sáu là, lĩnh vực xã hội có những chuyển biến tích cự, nhất là tập trung cho các hoặt động giáo dục các cập học phổ thông, đào tạo nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe trẻ em, khám chữ bệnh , phòng chống các dịch bệnh, văn hóa thể dục thể thao, bảo tồn các giá trị văn hóa, di tích lịch sử.
Bảy là, ổn định và phát triển đời sống của các tầng lớp dân cư, nâng cao một bước về chất lượng cuộc sống vật chất tinh thần của nhân dân; đời sống văn hóa và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, thu nhập của các tầng lớp dân cư được nâg lên, tỷ lệ đói nghèo tiếp tục giảm nhanh, các dịch vụ công cộng thiết yếu như điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế, nước sạch, định cư và tái định cư, hỗ trợ đất ở, nhà ở, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, bình đẳng giới, công tác quản lý môi trường đã được đầu tư đáng kể, bộ mặt đô thị và nông thôn ngày càng phát triển.
Tám là, công tác cải cách hành chính đạt được những thay đổi quan trọng, tạo chuyển biến tích cực trong tư duy nhận thức và hành động. Tính minh bạch phân cấp trong trách nhiệm quản lý nhà nước và sự tham gia của toàn xã hội đã được cải thiện đáng kể. Thủ tục hành chính tiếp tục được rà soát, đơn giản hóa tạo điều kiện thuận lợi trong sả xuất kinh doanh và hoặt động của nhân dân .
Nguyên nhân của những thành tựu.
Một trong những nguyên nhânn quan trọng nhất dẫn đến những thành tựu trên là sự chỉ đạo điều hành linh hoặt và quyết liệt với quyết tâm rất cao của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh, sự đồng thuận của toàn xã hội. Bên cạnh đó là quyết tâm của đảng, chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược để đưa Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Các nguồn lực đã được huy động từ mọi nghuồn để hỗ trợ cho việc thực thi các nhiệm vụ và mục tiêu xác định cụ thể trong các nghị quyết thường kỳ.
hiều chủ trương chính sách đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng cao cả về nhận thức và giá trị thực tiễn.
Mặt khác cũng không kém phần quan trọng là sự nỗ lực và cố gắng rất cao, năng động, linh hoặt, và sáng tạo của các doanh nghiệp trong và ngoài nước; sự hỗ trợ to lớn có hiệu quả của trung ươn trong quá trình tiếp tục công cuộc và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo và công bằng xã hội.
2.Những mặt hạn chế, tồn tại và yếu kém
2.1. tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh thừa thiên huế khá cao, nhưng chất lượng và hiệu quả của tăng trưởng còn thấp, tăng trưởng chủ yếu dựa vào đầu tư trong khi hiệu quả đầu tư nhất là đầu tư từ ngân sách nhà nước còn chưa cao. Sự đóng góp tăng trưởng của các ngành kinh tế trong khu vực dịch vụ còn thấp. Trong tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ, các nghành thương nghiệp vận tải thông tin liên lạc có mức đóng góp dưới 1.3%; các ngành khách sạn-nhà hàn, giáo dục đào tạo, y tế tài chính ngân hàng, tư vấn chỉ đóng góp dưới 0.3% .
Điều đáng quan tâm là khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế những nghành có tỷ trọng lớn nhất trong khu vực dịch vụ lại không phải là dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh như công nghệ thông tin, tài chính nghân hàng, khoa học công nghệ, tài chính nghân hàng ma là các dịch vụ có tay nghề thấp, chủ yếu phục vụ cho cầu của dân cư và tạo việc làm cho lao đọng phổ thông.
2.2 cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006-2010 chuyển dịch chậm, nhất là cơ cấu nghành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế. Qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn khép kính, chưa phát huy những tiềm năng và lợi thế của tỉnh so với vùng và cả nước. Công nghiệp chế biến vẫn đang trong tình trạng gia công và lắp rắp, giá trị gia tăng thấp; trong khu vực dịch vụ và dịch vụ hỗ trợ sản xuất với giá trị gia tăng cao vẫn còn yếu và phát triển chậm,.Một số nghành quan trọng và tiềm năng của tỉnh như du lịch, thủy sản vẫn phát triển chậm và còn hạn chế, chư tạo được cú hích cho sự dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế.
2.3 quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm hơn rất nhiều so với chuyển dịch cơ cấu GDP, trong đó chủ yếu do trình độ tay nghề và trình độ chuyên môn kĩ thuật của lực lượng lao động trong khu vực nông lâm thủy sản thấp chưa đáp ứng yêu cầu của khu vực công nghiệp và dịch vụ; trong khi hệ thống giáo dục đào tạo là một lĩnh vực nằm trong thế mạnh của tỉnh thừa thiên Huế.
2.4. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xã hội chưa cao. Tình trạng dàn trải vốn đầu tư chưa được khắc phục. Công tác quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản còn nhiều hạn chế, châm về thủ tục so với yêu cầu và vãn còn gặp nhiều khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng.
2.5. Khoa học công nghệ của tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế, các nghành có hàm lượng kỹ thuật cao còn ít.
2.6. Xuất khẩu chưa tận dụng hết các cơ hội do hội nhập kinh tế đã và đang phát triển nhanh mạnh mẽ; vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng nguyên liệu thô và hàng chế biến với giá trị thấp và rất thấp, hầu hết các doanh nghiệp suất khẩu còn quá hạn chế về công nghệ, năng lực quản lý , tiếp thị, thị trường, quy mô hoặt động còn nhỏ lẻ.
2.7. Du lịch mới phát triển theo chiều rộng, các doanh nghiêp chỉ tập trung vào việc phát triển khách sạn, nhà hành chưa tập trung phát triển dịch vụ để phục vụ du lịch dẫn đến: mặc dù lượng khách đến hàng năm tăng (trừ năm 2009 giảm ) nhưng số ngày lưu trú còn thấp (bình quân trên dưới 2 ngày/khách); chư thu hút khách nhiều ở thị trường cao cấp Nhật Bản, Uc, Mỹ, Hàn Quốc (hàng năm chỉ chiếm dưới 20%); thị trường khách
IV. Các giải pháp, phương hướng đề ra về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong cơ cấukinh tế, khu vực dịch vụ cần tập trung đẩy nhanh cả về quy mô, năng lực, tạo ra sản phẩm dịch vụ có hàm lượng chất xám cao, có giá trị tăng thêm cao; trong đó có những lĩnh vực quan trọng như: tài chính- ngân hàng, viễn thông, công nghệ thông tin, giáo dục, y tế, khoa học, dịch vụ tư vấn,…
Cần đẩy nhanh quá trình phát triển các thế mạnh của tỉnh như du lịch, thuỷ sản. Xây dựng và ban hành những chính sách và biện pháp, cơ chế, tạo động lực nhằm mục đích chuyển đổi cơ cấu trong từng khu vực kinh tế, nhất là trong khu vực nông lâm ngư nghiệp và khu vực dịch vụ, tăng dần tỷ trọng của thuỷ sản và du lịch trong khu vực kinh tế nói riêng và trong cơ cấu kinh tế nói chung theo hướng cơ cấu lại nền kinh tế nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế cạnh tranh.
Huy động tối đa các nguồn lực nhằm đẩy nhanh tiến độ các công trình và chương trình trọng điểm. Tiếp tục sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn vốn ưu đãi từ các gói kích cầu của Chính phủ. Quan tâm đến việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nhằm nâng cao tính ổn định và bền vững của tăng trưởng kinh tế.
Đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, đầu tư xây dựng, mở rộng nâng cấp các thành phần kinh tế trong công nghiệp. Phát triển nhiều sản phẩm có thương hiệu trong nước và quốc tế. Đẩy mạnh công tác khuyến công thương qua cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển làng nghề, cụm công nghiệp vừa và nhỏ.
Tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài, bền vững. Quan tâm công tác quy hoạch tổng thể phát triển đô thị gắn với môi trường, kiến trúc đặc trưng của Thừa Thiên Huế.
Tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp Nhà nước địa phương đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Có các biện pháp giải quyết số doanh nghiệp ngưng sản xuất, thua lỗ kéo dài, năng lực quản lý yếu kém,…
Tăng cường hoat động quảng bá, xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm bao gồm cả sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xuất khẩu cả về đầu tư quy mô, tăng năng lực, thị trường và sản phẩm.
Tập trung phát triển du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, sản phẩm du lịch và môi trường dịch vụ du lịch.
Phát triển nông lâm nghiệp và thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá, hiện đại, chất lượng, hiệu quả và có khả năng cạnh tranh cao. Phát triển nhanh việc nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ, khoa học, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hoá nông nghiệp, công nghiệp hoá nông thôn.
Tập trung xây dựng nông thôn mới theo bộ tiêu chí quốc gia; đa dạng hoá các loại hình kinh tế, phát triển các loại hình doanh nghiệp ở nông thôn; phát triển các ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn; đào tạo nghề và tạo việc làm cho một bộ phận lao động nông thôn chuyển sang các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ; hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã khó khăn, các xã vùng sâu, vùng xa.
Đảm bảo an ninh xã hội, nâng cao mức sống cho các tầng lớp nhân dân. Chú trọng công tác đào tạo nghề và việc làm cho người lao động. Tập trung phát triển các nguồn lực có chất lưọng, vừa đáp ứng yêu cầu thu hút các dự án đầu tư có công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, vừa đảm bảo nâng cao thu nhập cho người lao động.
Nguồn tài liệu:
- Tổng cục thống kê Thừa Thiên Huế niên giám 2010
- Tạp chí Khoa Học, đại học huế, số 60,2010
- www. tailieu.vn,...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kinh_te_phat_trien_0169.doc