- Phát triển các ngành nghề có liên quan đến phát triển Biogas như chăn nuôi, trồng trọt, chế biến nông sản.
Vì đầu vào của Biogas là chất thải của ngành chăn nuôi, đầu vào của ngành chăn nuôi là sản phẩm của ngành trồng trọt, đầu vào của ngành chế biến nông sản là sản phẩm của ngành trồng trọt và chăn nuôi, đầu ra của Biogas là đầu vào của ngành trồng trọt. Như vậy muốn phát triển Biogas
78 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về và giải pháp phát triển bền vững biogas trong quan hệ với phát triển các ngành sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn ở huyện Chương Mỹ-Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tốt ở xã Thuỵ Hương là 95,24% còn ở xã Trung Hoà thì tỷ lệ này thấp hơn với 93,75%. ở xã Thuỵ Hương do có quản lý HTX trực tiếp chỉ đạo thành lập đội thợ xây nên kỹ thuật xây hầm tốt hơn, đến nay không có hầm nào bị trục trặc chỉ có 1 hầm không sử dụng là do hộ gia đình đó không chăn nuôi lợn nữa mà chuyển sang làm dịch vụ. Còn ở xã Trung Hoà, do đội thợ xây hầm Biogas tự học hỏi tự mày mò, không được chỉ đạo, hướng dẫn nên đã xuất hiện 1 hầm bị trục trặc (chiếm 3,13% tổng số hầm của cả xã) và 1 hầm không sử dụng do hộ chuyển sang làm kinh doanh. Như vậy, tình hình phát triển Biogas ở hai xã trên có bước tiến triển tốt bởi nông dân ở đây rất hài lòng, phấn khởi với hiệu quả của mô hình Biogas, những gia đình chăn nuôi nhiều đều rất mong muốn sớm xây được hầm Biogas nhưng vốn đầu tư chưa cho phép, họ mong nhận được sự hỗ trợ của Chính Phủ, còn 1 số ít thợ chưa hiểu biết nhiều về Biogas nên họ còn e ngại. Qua kết quả điều tra các hộ có chăn nuôi nhiều nhưng chưa xây hầm ở cả 2 xã ta được kết quả.
Biểu 10: Dự kiến khả năng xây hầm qua điều tra hộ chăn nuôi nhiều
Chỉ tiêu
Thuỵ Hương
Trung Hoà
1. Lý do chưa có hầm Biogas
80
80
- Chưa có đủ vốn
5
10
- e ngại về độ bền vững
5
5
- Không muốn thay đổi tập quán sinh hoạt
0
5
2. Dự kiến khả năng xây hầm Biogas
- sẽ xây hầm nếu được tài trợ 100% vốn
100
100
- sẽ xây hầm nếu được tài trợ 50%
70
80
- sẽ xây hầm nếu được tài trợ 0,5-1triêu/hầm
60
70
- sẽ xây hầm do mình bỏ tiền
30
50
Như vậy, qua thực tế điều tra hộ ta thấy đa số những hộ có chăn nuôi nhiều mà chưa xây hầm là chủ yếu do chưa có vốn đầu tư ban đầu. Nếu được hỗ trợ 100% vốn thì 100% hộ sẽ xây hầm (kể cả những hộ còn e ngại về độ bền vững hay những hộ không muốn thay đổi tập quán sinh hoạt, những hộ chưa biết nhiều thông tin về Biogas). Còn nếu được tài trợ 50% vốn thì khoảng 70% số hộ ở Thuỵ Hương và 80% số hộ ở Trung Hoà sẽ xây hầm; nếu được hỗ trợ từ 500.000 đồng-1.000.000 đồng/hầm thì có 60% hộ ở Thuỵ Hương và 70% hộ ở Trung Hoà sẽ xây hầm. Nhưng nếu không được hỗ trợ thì ở xã Thuỵ Hương chỉ có 30% và ở xã Trung Hoà có 50% số hộ đồng ý xây hầm. Vậy để thúc đẩy phát triển Biogas ở xã Thuỵ Hương và xã Trung Hoà cũng như trong toàn huyện Chương Mỹ thì Nhà nước cần sớm có chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với bà con nông dân, tăng cường tuyên truyền, phổ biến về tác dụng của việc xây hầm Biogas.
4.1.2.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế .
Xét về mặt kinh tế : Chi phí xây dựng hầm Biogas khá lớn so với thu nhập của hộ nông dân, xong hầm Biogas đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Sử dụng Biogas đã tiết kiệm được thời gian lao động dùng vào đun nấu và vệ sinh chuồng trại; tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể do không còn phải mua chất đốt; tiết kiệm được khoản tiền do giảm lượng phân bón hoá học. Bên cạnh đó sử dụng Biogas đã làm tăng thêm một số chi phí như bơm thêm nước vào hầm ủ, tăng thêm công vận chuyển nước phân ra đồng.
Biểu 11: Đầu tư xây dựng và hiệu quả sử dụng hầm Biogas (loại hầm 8-10 m2)
Diễn giải
Thuỵ Hương
Trung
Hoà
So
Sánh
1
2
3
3/2
I. Đầu tư xây dựng hầm
3.247.000
3.347.000
1,03
1. Chi phí xây hầm
2.842.000
2.950.000
1,04
2. Mua sắm trang thiết bị sử dụng
405.000
397.000
0,98
II. Hiệu quả sử dụng hầm Biogas
1.Tiết kiệm chất đốt
1.290.000
1.600.000
1,24
- Nấu thức ăn, nước uống, sinh hoạt
840.000
950.000
1,13
- Nấu thức ăn chăn nuôi
450.000
100.000
0,22
- Chế biến nông sản
550.000
2.Tiết kiệm phân hoá học
380.000
3. Tiết kiệm thời gian vệ sinh chuồng
220.000
335.000
1,52
4. Tiết kiêm thời gian kiếm chất đốt và thời gian đun nấu
230.000
350.000
1,52
5.Tăng chi phí cho bơm nước vệ sinh chuồng trại
28.500
47.000
1,65
6. Tăng chi phí vận chuyển nước phân ra đồng ruộng
150.000
Nguồn: điều tra hộ
Chi phí xây hầm cố định ở xã Trung Hoà cao hơn và bằng 1,04 lần chi phí xây hầm ở xã Thụy Hương nhưng chi phí mua sắm trang thiết bị của hộ ở xã Trung Hoà thấp hơn ở xã Thụy Hương vì tiền công thợ xây hầm ở xã Trung Hoà cao hơn, còn về trang thiết bị thì các hộ ở xã Trung Hoà thường dùng bếp thủ công nên rẻ hơn so với bếp ga công nghiệp. Nếu tính tổng chi phí cho một hầm Biogas mà có thể sử dụng thì mất khoảng hơn 3 triệu đồng( 3.247.000đ/hầm ở xã Thụy Hương; 3.347.000đ/hầm ở xã Trung Hoà ). Tuy nhiên hơn 3 triệu đồng mới chỉ là số tiền để hoàn chỉnh hầm Biogas còn kinh phí để xây dựng công trình phụ đi kèm như bếp, nhà xí, chuồng trại hết khoảng 3-4 triệu đồng nữa vì đất ở bình quân/ hộ thấp nên người ta thường xây lại chuồng trại ngay trên diện tích xây hầm Biogas. Như vậy tổng chi phí cho việc xây hầm và sửa sang hoặc xây mới lại công trình phụ hết khoảng 6-7 triệu đồng để hoàn tất công trình xây dựng hầm và chuồng trại cho một hộ gia đình là cao so với mức kinh tế của hộ nông dân. Tuy mức đầu tư ban đầu cao xong tuổi thọ của hầm cũng cao( khoảng 15-20 năm) nên nếu như tính khấu hao thì mức chi phí cho một năm là nhỏ không đáng kể.
Hầm Biogas mang lại hiệu quả kinh tế khả quan. Khi sử dụng Biogas, hộ nông dân đã tiết kiệm tiền, tiết kiệm thời gian nên đã tăng thu nhập và tăng tích luỹ cho hộ. Số tiền mà hộ đã tiết kiệm được do tiết kiệm chất đốt là 1.290.000đ/năm/hộ ở xã Thuỵ Hương và 1.600.000đ/năm/hộ ở xã Trung Hoà .Các hộ nông dân ở xã Thuỵ Hương đã sử dụng nước phân sau khi ủ để bón cho lúa và tưới cây rau, màu cho năng suất cao, đồng thời tiết kiệm được 380.000đ/năm/hộ do tiết kiệm phân hoá học. Ngoài phần tiết kiệm được do không phải chi tiêu cho chất đốt và phân hoá học thì các hộ có hầm còn tăng thêm thu nhập do tiết kiệm được thời gian vệ sinh chuồng nuôi, thời gian nấu bếp làm tăng thời gian lao động dẫn đến tăng thu nhập. Bên cạnh việc tăng thu nhập cho hộ nông dân thì khi sử dụng hầm Biogas cũng làm tăng thêm chi tiêu như tăng chi phí do bơm thêm nước vào hầm ủ, chi thêm cho tiền công vận chuyển nước phân ra đồng ruộng, nhưng chi phí này là rất thấp do với phần tăng thu nhập của hộ. Như vậy nếu tính tổng giá trị thu được từ một hầm Biogas trong một năm là vào khoảng hơn 2 triệu nên chỉ cần 2-3 năm đầu sử dụng Biogas thì hộ sẽ tiết kiệm được đủ số vốn đầu tư ban đầu.
Nhìn chung, hầm Biogas bước đầu đã có hiệu quả tốt đối với hộ nông dân, bà con nông dân rất hài lòng khi sử dụng Biogas. Trong quá trình sử dụng Biogas, hộ nông dân vẫn chưa phát huy hết hiệu quả kinh tế của nó như: xả ga khi thừa ga; không dùng nước phân để tưới lúa, tưới cây. Vởy hộ nông dân cần khai thác triệt để và sử dụng Biogas đạt hiệu quả kinh tế cao nhất với khả năng có thể có của hộ và của hầm.
4.1.2.3. Đánh giá hiệu quả về xã hội.
Xây dựng hệ thống Biogas đã góp phần thúc đẩy công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, nâng cao nếp sống sinh hoạt văn minh cho bà con nông dân. Khi sử dụng Biogas bà con nông dân đã được trực tiếp tham gia sử dụng công nghệ hiện đại, từ đó bà con nông dân đã có cách nhìn nhận công việc khoa học hơn và mở ra nhiều hướng phát triển mới. Đời sống của bà con nông dân đã thực sự đổi mới và thực sự được nâng cao.
Phát triển Biogas đã thu hút được một số lao động cho công việc đào đất, xây hầm, sửa sang công trình phụ với tiền công lao động khá cao (25.000-35.000đ/công) hơn nữa còn tận dụng được nguồn nhân lực trong thời gian nông nhàn. Để hoàn thành một hầm Biogas thì phải mất từ 25-30 công vừa đào đất, vừa xây hầm chưa tính đến công xây dựng công trình phụ. Qua quá trình xây dựng hầm, đội ngũ thợ xây đã phát huy khả năng tay nghề của mình, đồng thời nâng cao tính sáng tạo của người thợ xây.
Phát triển Biogas kéo theo ngành xây dựng phát triển, đặc biệt là ngành sản xuất và buôn bán vật liệu xây dựng phát triển như sản xuất gạch,xi măng, cát, thép.
Như vậy phát triển Biogas đã góp phần tích cực trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, tạo nên việc làm và nâng cao đời sống sinh hoạt cho bà con nông dân.
4.1.2.4. Đánh giá hiệu quả về môi trường.
Vì Biogas chỉ mới được xây dựng trong mấy năm nay, hơn nữa mới chỉ là bước đầu chưa phát triển mạnh nên chưa đánh giá chính xác cụ thể được hiệu quả môi trường. Tuy nhiên xét trên phạm vi hẹp, ta vẫn thấy rõ hiệu quả môi trường của Biogas trong gia đình xây hầm và các gia đình lân cận. Từ khi xây hầm Biogas đã xử lý được toàn bộ chất thải của gia súc ở hộ gia đình, nước phân sau khi xử lý không còn mùi hôi như trước, không khí trong nhà thoáng hơn và sức khoẻ của con người được tốt hơn, giảm được một phần các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hoá. Đối với xã Trung Hoà, nhờ xây dựng hầm Biogas đã giảm bớt được một lượng phân khá lớn thải ra cống ránh, giảm ô nhiễm môi trường công cộng. Đối với xã Thuỵ Hương, phân đã được xử lý qua hầm Biogas được bón ra đồng ruộng là nguồn phân sạch không gây mùi hôi thối, giảm sâu bệnh, tránh được ô nhiễm nguồn nước. Phát triển Biogas đã đáp ứng được nhu cầu về chất đốt của hộ nông dân, giảm bớt tiêu hao củi than. Trước đây, các gia đình ở xã Trung Hoà thường dùng than để đun nấu, từ khi có hầm Biogas đã giảm được một lượng than lớn đồng thời giảm khí độc cacbonnic do đun than sinh ra. Còn trước đây các gia đình ở xã Thụy Hương thường đun nấu bằng rơm rác bằng củi nên có nhiều khói và bụi, từ khi có hầm Biogas họ không còn phải dùng đến rơm củi nữa do vậy đã giảm được lượng khói tránh được bệnh về mắt.
Vậy Biogas đã góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên (than, gỗ), bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống sức khẻo cho con người
4.1.3. Đánh giá kết quả kinh tế và cơ cấu kinh tế .
4.1.3.1. Kết quả kinh tế và cơ cấu kinh tế .
Thuỵ Hương và Trung Hoà là hai xã có nền kinh tế khá, phát triển kinh tế đa dạng, đa ngành nghề.
Biểu 12: Kết quả sản xuất và cơ cấu kinh tế của 2 xã điều tra năm 2002
Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước, cơ cấu kinh tế của hai xã Thuỵ Hương và Trung Hoà đã có nhiều thay đổi và rất đáng khích lệ.
Nhìn vào biểu 11 ta thấy giá trị của ngành Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và ngành thương mại dịch vụ đang chiếm tỷ lệ khá cao và có xu hướng tăng trong những năm tới. Đối với xã Thuỵ Hương, ngành nông nghiệp giữ vị trí chủ đạo với giá trị sản lượng ngành nông nghiệp đạt 42% tổng giá trị sản lượng, cạnh đó ngành Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và ngành thương mại dịch vụ cũng chiếm tỷ lệ khá cao với 30% tổng giá sản lượng là ngành CN-TTCN và 28% tổng giá trị sản lượng là ngành thương mại và dịch vụ. Như vậy, tỷ trọng của 3 ngành gần như là cân đối. Trong khi đó ở xã Trung Hoà thì ngành CN-TTCN giữ vai trò chủ đạo với giá trị sản lượng chiếm 47,48% tổng giá trị sản lượng, ngành nông nghiệp đạt 40,72% còn lại ngành thương mại dịch vụ là ngành kém phát triển nhất chỉ với 11,79%. Mặc dù xã Thuỵ Hương có diện tích đất 398ha nhỏ hơn diện tích đất nông nghiệp của xã Trung Hoà (401 ha) nhưng giá trị sản xuất ngành trồng trọt của xã Thuỵ Hương đạt 6.418 triệu (chiếm 54,77% trong ngành nông nghiệp) nhưng giá trị sản xuất ngành trồng trọt của xã Trung Hoà chỉ đạt 4.632 triệu (chiếm 42,59% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của xã). có điều này là do đất nông nghiệp của xã Thuỵ Hương là loại đất bãi, đất phù sa của sông Hồng, sông Đáy nên có giá trị dinh dưỡng cao, hơn nữa ngành trồng trọt của xã Thuỵ Hương đạt trình độ thâm canh cao, hệ số sử dụng ruộng đất cao (2,4lần), bà con nông dân gắn bó với ruộng đất. ở xã Trung Hoà có nghề nấu rượu chăn nuôi phát triển nên giá trị sản lượng ngành chăn nuôi đạt 6.244 triệu chiếm (57,41% giá trị ngành nông nghiệp), hơn nữa xã có nghề TTCN mây tre đan truyền thống phát triển nên họ không chú trọng tới phát triển ngành trồng trọt mà thực tế diện tích đất nông nghiệp của xã rất phức tạp: chỗ cao, chỗ trũng và thuộc diện đất xấu nên không có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành trồng trọt.
Như vậy, hướng phát triển kinh tế của 2 xã Trung Hoà và Thuỵ Hương là tương đối phù hợp, biết tận dụng được điều kiện tự nhiên, lợi thế so sánh để phát triển nền kinh tế của xã mình. Cơ cấu kinh tế của 2 xã như trên là khá phù hợp cần được phát huy và tăng tốc độ phát triển của từng ngành, riêng đối với xã Trung Hoà, giá trị sản lượng ngành thương mại dịch vụ còn thấp chưa tương xứng với nền kinh tế của xã nên cần chú ý đến việc tăng tỷ trọng giá trị sản lượng của ngành thương mại dịch vụ lên khoảng 20%.
4.1.3.2 Tình hình phát triển kinh tế của từng nhóm hộ điều tra
Hộ điều tra là các hộ có hầm Biogas và các hộ chăn nuôi nhiều mà chưa xây hầm Biogas nên đa số các hộ này đều là hộ có kinh tế trung bình khá và giàu. Để đánh giá tình hình phát triển kinh tế của hộ trước hết ta đánh giá điều kiện sản xuất.
Nhìn chung, hai nhóm hộ điều tra đều có điều kiện sản xuất tương đương nhau, tuy nhiên tính trung bình cho mỗi nhóm thì nhóm hộ có hầm có điều kiện tốt hơn nhóm hộ chưa có hầm và mỗi nhóm hộ ở mỗi xã có điều kiện đất đai: đất ở của các hộ thuộc xã Thuỵ Hương khá rộng so với các xã khác trong huyện với 429,01m2/hộ (những hộ có hầm). Trong khi đó đất ở của các hộ thuộc xã Trung Hoà thì hẹp hơn so với xã Thuỵ Hương và chỉ đạt 311,46m2/hộ có hầm và 311,24m2/hộ không có hầm. Diện tích đất canh tác bình quân cho mỗi nhóm hộ ở xã Thuỵ Hương đều cao hơn diện tích đất canh tác bình quân ở mỗi nhóm hộ ở xã Trung Hoà bởi vì: diện tích đất canh tác bình quân/ khẩu ở xã Thuỵ Hương là 432m2/khẩu, trong khi đó ở xã Trung Hoà chỉ có 384m2/khẩu, các hộ ở xã Thuỵ Hương thường đấu thầu thêm diện tích đất canh tác của hợp tác xã để tăng quy mô sản xuất của gia đình.
* Điều kiện sản xuất của các hộ điều tra
Biểu 13: Điều kiện sản xuất của các hộ điều tra.
Chỉ tiêu
ĐVT
Thụy Hương
Trung Hoà
So sanh
Hộ có hầm
Hộ không có hầm
ắ
Hộ có hầm
Hộ không có hầm
6/7
6/3
7/4
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
I. Đất đai
m2/hộ
1. Đất ở/hộ
m2/hộ
429,01
415,26
1,03
311,4
311,24
1,00
0,73
0,75
2. Đất canh tác/hộ
m2/hộ
2964,8
2433,30
1,22
2018,91
2139,32
0,94
0,68
0,88
- Đất lúa
m2/hộ
1778,88
1459,98
1,22
1758,47
1863,35
0,94
0,99
1,28
- Đất màu
m2/hộ
1185,92
973,32
1,27
260,44
275,97
0,95
0,22
0,28
3. Diện tích thả cá
m2/hộ
437,21
396,15
1,10
507,90
423,76
1,19
1,16
1,07
4. Diện tích chuồng nuôi
m2/hộ
41,5
3,92
1,06
45,6
40,3
1,13
1,09
1,03
II. Nguồn nhân lực
Người/hộ
1. Số khẩu/ hộ
Người/hộ
4,7
4,9
0,96
4,8
4,9
0,98
0,98
1,00
2. Số lao động/hộ
LĐ/hộ
2,4
2,3
1,04
2,2
2,6
0,85
1,09
1,13
III. Phương tiện sản xuất
Cái/hộ
1. Máy bơn nước
Cái/hộ
1
1
1,00
1
1
1,00
1,00
1,00
2. Máy say sát
Cái/hộ
0,1
0,05
2,00
0,15
0,1
1,5
0,67
2
3. Xe máy
Cái/hộ
0,8
0,4
2,00
0,9
0,5
1,8
0,89
1,25
4. Xe đạp
Cái/hộ
2,1
2,5
0,84
1,8
2,2
0,9
1,17
0,88
5. Xe cải tiến
Cái/hộ
1
1
1,00
0
0
Diện tích ao thả cá bình quân cho mỗi hộ thuộc cả 2 nhóm hộ ở xã Trung Hoà (507,90m2/hộ có hầm và 423,76m2/hộ không có hầm) cao hơn ở xã Thuỵ Hương (437,21m2/hộ có hầm và 396,15m2/hộ không có hầm) và có tỷ lệ là 1,16 (đối với hộ có hầm); 1,07 đối với hộ không có hầm.
Về diện tích chuồng nuôi: các hộ có hầm có diện tích chuồng nuôi lớn hơn hộ không có hầm; diên tích chuồng nuôi của các hộ ở xã Trung Hoà lớn hơn diện tích chuồng nuôi ở xã Thuỵ Hương nhưng chuồng nuôi của các hộ ở xã Thuỵ Hương thường thoáng hơn và mát hơn.
Về nguồn nhân lực: các hộ có hầm thường có số khẩu ít hơn hộ không có hầm (4,7khẩu/hộ có hầm ở xã Thuỵ Hương và 4,9 khẩu/1 hộ không có hầm ở xã Thuỵ Hương) nhưng nguồn lao động ở ở các hộ có hầm thì lại dồi dào hơn và bằng 1,04 lần hộ không có hầm (ở xã Thuỵ Hương) còn ở xã Trung Hoà thì lao động bình quân/1 hộ là (2,2 lao động/hộ) thấp hơn ở hộ không có hầm (với 2,6 lao động/ hộ không có hầm).
Về cơ sở vật chất: tuy còn có khó khăn xong nhìn chung đã một phần cơ giới hoá được các phương tiện sản xuất: 100% hộ điều tra đều có máy bơm nước tạo điều kiện thuận tiện cho sinh hoạt và chăn nuôi. Xe máy vừa là phương tiện giao thông, vừa là phương tiện phục vụ sản xuất rất linh hoạt. Ngày nay, xe máy đa xuất hiện rất nhiều ở các gia đình nông thôn. Các hộ gia đình đã xây hầm thường có tỷ lệ hộ có xe máy cao hơn với 0,8 cái/ hộ chưa xây hầm ở xã Thuỵ Hương và 0,5 cái/hộ chưa xây hầm ở xã Trung Hoà.
Với những điều kiện sản xuất như vậy, các hộ gia đình đã phát triển sản xuất theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, tăng tỷ trọng sản phẩm hàng hoá và các hộ đã đạt được kết quả sản xuất như sau:
* Ngành chăn nuôi.
Biểu 14: tình hình chăn nuôi của các hộ điều tra.
Do đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của từng xã cùng với điều kiện sản xuất khác nhau nên các hộ ở các xã khác nhau có tập quán chăn nuôi khác nhau và ngay cả các nhóm hộ khác nhau ở trong cùng 1 xã cũng có quy mô và kết quả sản xuất chăn nuôi khác nhau.
Số trâu bò bình quân trên một hộ ở xã Trung Hoà rất thấp (0,1 con/hộ có hầm; 0,3 con/ hộ không hầm) trong khi đó số trâu bò bình quân trên hộ ở xã Thuỵ Hương khá cao (1,1 con/hộ có hầm; 0,9 con/hộ không có hầm). Như vậy nhìn chung xã Trung Hoà nhóm hộ không có hầm chăn nuôi trâu bò nhiều hơn những hộ có hầm còn ở xã Thuỵ Hương thì nhóm hộ có hầm chăn nuôi nhiều trâu bò hơn nhóm hộ không có hầm.
Diện tích chuồng nuôi của các nhóm hộ ở các xã tương đương nhau nhưng mức độ chăn nuôi thì chênh lệch nhau rất nhiều giữa các xã còn giữa các nhóm hộ thì chênh lệch không đáng kể. Trong ngành chăn nuôi của các hộ thì chăn nuôi lợn vẫn là chủ yếu. Số lợn bình quân/hộ ở xã Trung Hoà (10,5 con lợn thịt và 1,2 con lợn nái/hộ có hầm; 6,5 con lợn thịt và 0,9 con lợn nái/ hộ không có hầm) cao hơn nhiều so với số lợn bình quân/hộ ở xã Thuỵ Hương (5,5 con lợn thịt và 0,7 con lợn nái/hộ có hầm; 4,8 con lợn thịt và 0,8 con lợn nái/hộ không có hầm).
Nếu xét về điều kiện chuồng nuôi thì các hộ ở xã Thuỵ Hương có chuồng trại nuôi tốt hơn vì đất ở của các hộ rộng hơn, có đất vườn nên chuồng trại thoáng mát hơn, còn ở xã Trung Hoà do diện tích đất ở hẹp, không còn đất vườn nên chuồng trại thường làm xát với nhà ở và rất bí. Nhưng nếu xét về nguồn thức ăn thì các hộ ở xã Trung Hoà có điều kiện tốt hơn vì họ có nghề nấu rượu, lấy bỗng rượu cho lơn ăn, còn các hộ ở Thuỵ Hương thì chủ yếu cho ăn bằng bột ngô, cám mì và cả cám tăng trọng nên mức đầu tư thường cao hơn. Do đó, mất độ chăn nuôi ở xã Trung Hoà cao hơn nhiều so với mật độ chăn lợn của xã Thuỵ Hương. Mặc dù diện tích chuồng chật hẹp không được thông thoáng nhưng các hộ ở xã Trung Hoà vẫn nuôi nhiều lợn nái và có kinh nghiệm trong việc nuôi lợn nái.
Biểu 15: Tình hình trồng trọt của các hộ điều tra:
Cùng với việc chú trọng phát triển ngành chăn nuôi, các nhóm hộ điều tra còn chú trọng đến phát triển ngành trồng trọt.Nếu trong chăn nuôi, các hộ ở xã Trung Hoà phát triển tốt hơn thì trong trồng trọt các hộ ở xã Thuỵ Hương lại có điều kiện hơn và phát triển tốt hơn. Đất canh tác của xã Thuỵ Hương là đất bãi, đất phù sa, với 40% diện tích đất canh tác là đất màu, hệ số sử dụng ruộng đất của các hộ ở xã Thuỵ Hương là cao(với 2,45 lần ở nhóm hộ có hầm và 2,4 lần ở nhóm hộ không có hầm). Mặc dù diện tích đất canh tác bình quân cao và hệ số sử dụng ruộng đất cao nhưng năng suất cây trồng của các hộ ở xã Thuỵ Hương vẫn cao hơn năng suất cây trồng của các hộ thuộc xã Trung Hoà. Hộ nông dân ở xã Thuỵ Hương đã biết kết hợp tốt giữa ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi: Lấy hoa màu, lương thực từ ngành trồng trọt làm thức ăn cho chăn nuôi; lấy phân, nước thải từ chăn nuôi bón cho cây trồng và kết quả là hai ngành này đã hỗ trợ nhau để cùng phát triển. Đa số nhóm hộ có hầm là những hộ phát triển trồng trọt tốt hơn, có trình độ thâm canh cao hơn do đó đạt năng suất cao hơn và có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Đối với các nhóm hộ ở xã Trung Hoà, do điều kiện đất canh tác không thuận tiện cho phát triển trồng trọt, đất kém màu mỡ, chỗ trũng, chỗ cao, dễ úng lụt, dễ hạn hán,hệ số sử dụng ruộng đất thấp đạt 1,9 lần. Hơn nưã xã Trung Hoà có nhiều nghề phụ cho thu nhập cao nên các hộ đều tập trung vào làm ngành nghề phụ còn việc cấy cày đồng ruộng thì họ thuê người làm. Do vậy mà kết quả ngành trồng trọt của các nhóm hộ ở xã Trung Hoà đạt được còn thấp.Như vậy, chưa cân xứng giữa trồng trọt và chăn nuôi, chưa có sự kết hợp tốt giữa trồng trọt và chăn nuôi, lượng phân thải ra từ chăn nuôi là quá lớn so với lượng phân cần cho cây trồng dẫn đến chất thải gia súc dư thừa và được thải ra cống rãnh. Còn các hộ đã xây hầm Biogas thì không dùng đến nước phân sau khi ủ mà họ dùng phân gia súc tươi của hàng xóm- những hộ chưa xây hầm để bón ruộng,như vậy là chưa tận dụng được nguồn phân sạch từ hầm ủ Biogas.
Ngoài hai ngành chăn nuôi và trồng trọt, các nhóm hộ còn chú trọng đến phát triển ngành nghề phụ để tăng gia sản xuất, nâng cao thu nhập. Do vậy, cơ cấu giá trị sản xuất các ngành của các hộ rất đa dạng và mang đặc trưng của hai xã nghiên cứu.
Biểu 16: Mức độ đa dạng hoá và thu nhập của hộ điểu tra, xã Thụy Hương.
Chỉ tiêu
Hộ có hầm
Hộ không có hầm
So sanh Hộ có hầm/hộ không hầm
Giá trị
cơ cấu
Giá trị
Cơ cấu
1. Hệ số đa dạng
3,76
3,58
105,03
2. Tổng thu nhập
7790
100,00
5240
100,00
148,66
- Thu nhập từ trồng trọt
2350
30,17
1890
36,07
124,34
- Thu từ ngành chăn nuôi
2630
33,76
2010
38,36
130,85
- Thu từ CN-TTCN
1580
20,28
950
18,13
166,63
Thu từ dịch vụ
1230
15,79
390
7,44
315,38
Hệ số đa dạng hoá ở các hộ còn thấp, trong đó hộ có hầm có hệ số đa dạng hoá cao hơn hộ khồn có hầm. Tổng thu nhập của hai nhóm hộ là khác nhau, nhóm hộ có hầm có tổng thu nhập cao hơn nhóm hộ khong có hầm. Tổng thu nhập / hộ có hầm /năm là 7.790 nghìn đồng , trong đó thu nhập từ trồng trọt chiếm 30,17%; thu nhập từ chăn nuôi chiếm 33,76%; thu nhập từ công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 20,28%; thu nhập từ thương mại dịch vụ chiếm 15,79%. Tổng thu nhập / hộ không có hầm/ năm là 5.240 nghìn đồng , trong đó thu từ trồng trọt chiếm 36,07%; thu từ chăn nuôi chiếm 38,36%; thu từ CN-TTCN là 18,13%; thu nhập từ thương mại dịch vụ 7,44%. Như vậy, đối với cả hai nhóm hộ thì có thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi là chính. Tuy nhiên, đối với nhóm hộ có hầm thì thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi chiếm tỷ trọng nhỏ hơn thu từ trồng trọt và chăn nuôi của nhóm hộ không có hầm, nhưng lại có thu nhập từ CN-TTCN và dich vụ cao hơn nhóm hộ không có hầm. Thu nhập từ chăn nuôi ở cả hai nhóm hộ điều tra đều có giá trị và cơ cấu cao hơn thu từ nghành trồng trọt. Điều này cho thấy nghành chăn nuôi đang phát triển và cho thu nhập cao. Nhìn vào kết quả đạt được trên ta thấy nhóm hộ có hầm có cơ cấu kinh tế hợp lý hơn nhóm hộ không có hầm. Vậy đối với cả hai nhóm hộ cần nâng cao hệ số đa dạng hoá hơn nữa, riêng nhóm hộ không có hầm cần chú trọng vào phát triển nghành CN-TTCN và dịch vụ để nâng cao thu nhập.
Biểu 16: cả hai nhóm hộ ở xã Trung Hoà đều có hệ số đa dạng hoá cao hơn so với xã Thuỵ Hương. Thu nhập bình quân / hộ cao hơn nhóm hộ tương ứng của xã Thuỵ Hương. Cơ cấu thu nhập của xã Trung Hoà có nhiều điểm khác so với cơ cấu thu nhập của xã Thuỵ Hương. Vì Trung Hoà là xã có làng nghề hơn nữa đất canh tác xấu nên nông nghiệp trồng trọt ít được quan tâm, họ thường thuê lao động trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất trồng trọt, do đó thu nhập từ nghành trồng trọt là rất thấp với 8,43% tổng thu nhập. Nhưng thu nhập từ nghành chăn nuôi lại chiếm tỷ trọng lớn (với hơn 40%), vì xã Trung Hoà có nghề nấu rượu kết hợp tốt với nghành chăn nuôi lợn. Thu nhập từ nghành CN-TTCN cao với hơn 30% tổng thu nhập và nhóm hộ không hầm có tỷ trọng thu nhập nghành CN-TTCN cao hơn nhóm hộ không có hầm.
Biểu 17: Mức độ đa dạng hoá và thu nhập của hộ điều tra ở xã Trung Hoà.
Chỉ tiêu
Hộ có hầm
Hộ không hầm
Hộcóhầm/hộ khônghầm(%)
Giá trị(1000đ)
Cơcấu
Giá trị
Cơ cấu
1.Hệ số đa dạng hoá
4,05
3,91
103,58
2.Tổng thu nhập hộ/năm
8.900
100,00
6.500
100,00
136,92
-Thu nhập từ nghành trồng trọt
750
8,43
840
12,92
89,29
-Thu nhập từ nghành chăn nuôi
3800
43,69
2570
39,54
147,86
-Thu nhập từ nghành CN-TTCN
2870
32,25
2320
35,69
123,71
-Thu nhập từ nghành TM-DV
1480
16,63
770
11,85
192,21
Như vậy, đối với xã khác nhau, có điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội khác nhau thì thu nhập của hộ cũng khác nhau và mức đọ đa dạng hoá khác nhau. Đối với xã Trung Hoà cần phát huy làng nghề đồng thời cần có biện pháp thâm canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng ruộng đất để phát triển câhăn nuôi đối giữa chăn nuôi và trồng trọt. Đối với xã Thuỵ Hương cần phát triển TTCN và dịch vụ để nâng cao thu nhập cho hộ. Những hộ chưa xây hầm Biogas có thể phát triển khinh tế theo hướng của nhóm hộ đã xây hầm Biogas vì những hộ đã xây hầm Biogá có cơ cấu kinh tế hợp lý hơn và hiệu quả hơn.
4.1.4. Đánh giá tác động giữa phát triển các nghành sản xuất với phát triển Biogas
Biogas và các ngành sản xuất nông nghiệp nông thôn tạo thành một hệ thống nhất. Biogas chỉ có thể phát triển được khi ngành chăn nuôi và ngành trồng trọt phát triển. Và ngược lại khi trồng trọt và chăn nuôi phát triển mạnh thì cần thiết phải phát triển Biogas.
4.1.4.1. Chăn nuôi với phát triển Biogas.
Chất thải từ gia súc trong chăn nuôi là nguồn nguyên liệu chính tạo nên khí sinh học. Chăn nuôi càng phát triển thì càng tạo điều kiện cho phát triển Biogas. Mặt khác khi đã xây dựng hệ thống hầm Biogas thì phải duy trì thường xuyên đàn lợn trong chuồng. Càng nuôi nhiều gia súc thì lượng gas sinh ra càng nhiều , lượng gas nhiều có thể có thể dùng để nấu thức ăn chăn nuôi gia súc. Như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí cho chất đốt , làm tăng lợi nhuận của nghành chăn nuôi. Khi chăn nuôi phát triển mà không xây dựng hệ thống Biogas thì lượng chất thải từ chăn nuôi sẽ gây ra ô nhiễm môi trường. Để nâng cao thu nhập hộ gia đình đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống thì phải đẩy mạnh phát triển chăn nuôi cùng với xây dựng mô hình Biogas.
Qua thực tế nghiên cứu ta thấy xã có nhiều hầm Biogas là những xã có ngành chăn nuôi phát triển ở mức tập trung cao. Những hộ gia đình đã xây hầm Biogas thì thường xuyên duy trì và mở rộng quy mô chăn nuôi vì khi sử dụng Biogas hộ nông dân tiết kiệm được một khoản tiền đồng thời tăng thêm thời gian rảnh rỗi, do đó người ta tiếp tục đầu tư vào chăn nuôi để tăng thu nhập đồng thời tăng lượng ga sử dụng.
4.1.4.2. Trồng trọt vơí phát triển Biogas.
Sản phẩm phụ của nghành trồng trọt cũng là nguồn nguyên liệu cho hầm Biogas. Nghành trồng trọt phát triển tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển đồng thời hệ thống Biogas cũng được phát triển . Khi có hệ thống Biogas, nước phân sau khi đã qua hầm ủ tưới cho lúa, cây rau màu sẽ tốt hơn, sạch hơn khi chưa qua hầm , cho năng suất cao hơn.
Huyện Chương Mỹ với điều kiện đất đai phức tạp, gồm nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây trồng, do đó cơ cấu cây trồng của huyện rất đa dạng: đất bãi phát triển Ngô, đỗ tương, lạc... đất đồi trồng khoai lang, sắn... đất trũng thả bèo, cấy rau muống. Đây là nguồn thức ăn dồi dào cho chăn nuôi, do đó ngành chăn nuôi của huyện cũng phát triển mạnh, tạo điều kiện để phát triển Biogas. Khi Biogas phát triển sẽ tạo nguồn phân bón sạch và giàu chất dinh dưỡng cho cây trồng làm tăng năng suất cây trồng. Trong thực tế điều tra ở huyện Chương Mỹ thì nguồn phân sau hầm ủ vẫn chưa được sử dụng có hiệu quả, một số hộ không dùng phân đó để bón cho cây trồng, cụ thể như các hộ ở xã Trung Hoà họ không dùng nước phân để bón ruộng vì nó là nước nên khó vận chuyển, hơn nưa người ta nghĩ rằng phân tươi đưa vào hầm đã bị phân huỷ thành ga hêtd và không còn chất dinh dưỡng. Tuy nhiên đa số các hộ sử dụng Biogas đã biết dùng phân sau hầm ủ để bon cho cây trồng và kết quả là năng suất cây trồng tăng lên. Điều đáng quan tâm ở đây là bà con nông dân chưa có phương tiên thích hợp để vận chuyển và đưa nước phân ra đồng ruộng, để đưa được phân ra đồng ruộng người ta phải trộn rơm,trấu vào nước phân để trở thành phân đặc dễ vận chuyển. Nếu có phương tiện vận chuyển được nước phân ra ruộng bón cho cây trồng thì sẽ tốt hơn, năng suất cây trồng sẽ cao hơn và đây cũng là điều mong muốn của bà con nông dân. Nguồn phăntf hầm ủ Biogas không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn là nguồn phân sạch, từ khi bón phân này đã giảm được một số bệnh hại cây trồng, do đó giảm được chi phí bảo vệ thực vật đồng thời tăng năng suất cây trồng.
Như vậy ngành trồng trọt tác động đến phát triển Biogas thông qua việc cuung cấp thức ăn cho chăn nuôi còn phát triển Biogas đã tác động trực tiếp đến ngành trồng trọt bằng việc cung cấp phân bón sạch, giàu dinh dưỡng cho cây trồng.
4.1.4.3. Các nghành nghề khác trong nông thôn.
Trong nông thôn , ngoài hai nghành chính là trồng trọt và chăn nuôi còn có nhiều nghành nghề khác có liên quan đến phát triển Biogas.
*Nghành nghề phụ
Xã Trung Hoà là xã có nhiều nghề phụ có thu nhạp cao đó chính là nghành tiểu thủ công nghiệp mây tre giang và nghành nấu rượu.
Người dân nấu rượu chủ yếu là để lấy bỗng chăn nuôi lợn, lợn ăn bỗng rượu chóng lớn và chất lượngthịt thơm ngon.Thôn Chi Nê thuộc xã Trung Hoà có truyền thống nấu rượu, hầu như gia đình nào cũng nấu rượu và nuôi lợn, do đó chăn nuôi ở đây rất phát triển. Lượng chất thải từ các hộ gia đình được thải trực tiếp ra cống rãnh ven đường. Vào đến đầu làng ta có thể ngửi thấy mùi phân hôi thối bốc lên nồng nặc. Xuất phát từ thực tế chăn nuôi và ô nhiễm môi trường nhiều gia đình đã xây dựng hầm Biogas và sẽ xây nhiều hơn nữa trong những năm tới. Một số gia đình đã dùng gas để nấu cơm rượu đã tiết kiệm nguồn chi phí mà trước đây dùng để mua than nấu rượu. như vậy, nghề nấu rượu đã thúc đẩy chăn nuôi phát triển đồng thời tạo điều kiện mở rộng mô hình Biogas.
Cùng với nghề nấu rượu, Chương Mỹ còn có nhiều nghề khác như nghề làm đậu phụ, nghề làm bún, nghề làm mì cũng góp phần không nhỏ vào phát triển chăn nuôi. Đa số những nghề này có lãi thấp nhưng chủ yếu là để lấy sản phẩm phụ làm thức ăn cho chăn nuôi.
Ngoài ra trên địa bàn huyện Chương Mỹ còn có một số cơ sở chế biến thức ăn gia súc, công ty giống gia cầm như công ty CP, công ty giống gia cầm Lương Mỹ. Đây là các cơ sở cung cấp nguồn giống gia cầm và nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm, cho các gia đình chăn lợn, chăn gà gia công tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi của huyện phát triển, đặc biệt là có một số trang trại chăn nuôi lợn với quy mô lớn ( 200-300 con/lứa), thậm chí có trang trại đã nuôi hàng nghìn con lợn/lứa, có thể phát triển Biogas với công suất lớn.
4.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển Biogas.
4.1.5.1. Yếu tố kinh tế :
Để phát triển Biogas thì trước hết phải phát triển chăn nuôi. Ngoài quy mô chăn nuôi ra thì kinh tế chính là yếu tố quyết định vì vốn đầu tư ban đầu cho xây hầm Biogas tương đối lớn (khoảng 2-4 triệu đồng/ hầm) và nếu tính cả chi phí cho xây dựng công trình phụ thì hết khoảng 6-7 triệu đồng. Qua điều tra thực tế, một số gia đình tuy có quy mô chăn nuôi đủ để xây hầm Biogas, xong họ vẫn chưa xây chỉ vì lý do chưa có đủ tiền.
4.1.5.2. Yếu tố kỹ thuật:
Biogas là công nghệ từ nước ngoài chuyển giao vào Việt Nam mà đặc biệt đối tượng tiếp nhận công nghệ lại là bà con nông dân, do đó quá trình ứng dụng Biogas còn chậm và gặp nhiều khó khăn.Huyện Chương Mỹ không phải là điểm đầu tư của các dự án công nghệ sinh học nên mọi vấn đề về kỹ thuật đều do cán bộ địa phương đi tham quan các huyện bạn rồi về tự mày mò, nghiên cứu sách hướng dẫn, rồi đào tạo đội ngũ thợ xây tại cơ sở. Phong trào xây dựng hầm Biogas ở huyện là hoàn toàn tự phát, do đó vấn đề kỹ thuật là vấn đề đáng quan tâm. Hiện nay, một số hầm đang bị trục trặc mà vẫn chưa sửa chữa khắc phục được dẫn đến các hộ gia đình khác lo lắng, e ngại không dám xây hầm Biogas.
4.1.5.3. Yếu tố xã hội:
Bà con nông dân đã quen với việc đun nấu bằng rơm rác. Tuy nhiên ngày nay do chăn nuôi phát triển, điều kiện sống cũng được nâng lên, nhiều gia đình ở nông thôn đã dùng bếp ga công nghiệp, dùng củi, than. Nói chung, càng ngày người ta càng quan tâm đến “cái bếp” nhà mình hơn, do đó đây là yếu tố thuận lợi để phát triển hệ thống Biogas.
4.2. Định hướng và giải pháp phát triển Biogas.
4.2.1 Căn cứ chung để đưa ra định hướng và giải pháp phát triển Biogas .
-Căn cứ vào định hướng phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đến năm 2010 đã được đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII xác định “Xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng nhanh và bền vững theo hướng nền nông nghiệp sinh thái, thực hiện đa canh, đa dạng hoá sản phẩm, kết hợp nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghệ chế biến, từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng nhanh nông sản hàng hoá, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và xuất khẩu đạt hiệu quả caeo, nâng cao nhanh đời sống nông dân, xây dựng nông thôn mới”.
- Căn cứ vào thực trạng phát triển ngành chăn nuôi trên địa ban huyện cùng với việc phân tích, đánh giá những thuận lợi và khó khăn của việc phát triển ngành chăn nuôi ở huyện trong thời gian vừa qua để tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm nhằm sử dụng và khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh của mỗi vùng trong huyện.
- Căn cứ vào thực trạng phát triển Biogas của huyện và các ngành sản xuất có liên quan.
Căn cứ vào xu hướng phát triển chung của nền nông nghiệp cũng như toàn nền kinh tế : Để phát triển ngành nông nghiệp, đảm bảo được vấn đề lương thực, thực phẩm mà vẫn giữ được môi trường trong sạch, đảm bảo được nguồn tài nguyên cho tương lai thì xu hướng cho việc phát triển ngành nông nghiệp hiện nay là phát triển ngành nông nghiệp theo hướng cân đối tỷ trọng giữa trồng trọt và chăn nuôi, đưa nền nông nghiệp phát triển theo hướng phát triển bền vững. Do đó, phát triển mạnh chăn nuôi là phù hợp với xu thế phát triển chung của ngành nông nghiệp cũng như của toàn nền kinh tế. Chăn nuôi phát triển mạnh thì nhất thiết phải phát triển Biogas thì mới đảm bảo vệ sinh môi trường đồng thời tiết kiệm nguồn tài nguyên cho xã hội.
4.2.2. Định hướng phát triển Biogas ở huyện Chương Mỹ.
4.2.2.1. Định hướng chung:
- Phát huy thế mạnh, sử dụng và khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của huyện để mở rộng mô hình Biogas tới từng địa phương trong huyện mà đặc biệt phải phát triển Biogas ở các xã có chăn nuôi tập trung nhiều và các xã có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
- Tập trung mọi khả năng về nguồn lực sản xuất, phát triển ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, dda dạng hoá sản phẩm chăn nuôi, đưa ngành chăn nuôi thành ngành sản xuất chính cân đối với ngành trồng trọt. Tiến tới phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
4.2.2.2 Định hướng cụ thể:
- Khai thác triệt để tiềm năng của huyện để mở rộng mô hình Biogas. Phấn đấu đến năm 2005, hầu hết các hộ có mức độ chăn nuôi tập trung cao sẽ xây hầm Biogas.
- Phát triển mạnh ngành chăn nuôi: tăng tổng số đàn trâu bò, đặc biệt là mở rộng mô hình nuôi bò sữa; phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hoá; tăng quy mô và năng suất đàn gia cầm; đầu tư khai thác tốt diiện tích mặt nước để đưa vào nuôi thả cá, chuyển phần diện tích ruộng trũng sang kết hợp với thả cá vụ.
- Phát triển ngành trồng trọt theo hướng đa dạng hoá cây trồng và nâng cao tỷ suất hàng hoá của ngành trồng trọt. Nâng cao giá trị sản xuất trên một ha đất canh tác bằng các công thức luân canh có hiệu quả.
- Phát triển các ngành nghề phụ nâng cao thu nhập cho hộ nông dân.
4.2.3 Giải pháp phát triển Biogas
4.2.3.1 Giải pháp chung:
Mô hình Biogas đem lại lợi ích trực tiếp cho hộ nông dân đồng thời nó cũng đem lại lợi ích cho cả cộng đồng đó là môi trường trong sạch, đó là sự bảo tồn nguồn tài nguyên. Vì vậy, để phát triển mô hình Biogas thì cần phải có sự quan tâm của toàn thể cộng đồng. Do đó, giải pháp chung để phát triển Biogas là: có sự chỉ đạp của các tổ chức, các cơ quan cấp trên về chương trình Biogas. Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho chương trình phát triển Biogas. Phổ biến rộng rãi tới từng hộ nông dân về tác dụng của việc xây hầm Biogas và đặc biệt là giúp về tinh thần, vốn và kỹ thuật.
4.2.3.2 Giảp pháp cụ thể
* Giải pháp kinh tế : Hỗ trợ vốn cho xây dựng Biogas đồng thời tăng cường đầu tư vốn cho ngành sản xuất chăn nuôi :
Vốn đầu tư ban đầu cho một hầm Biogas là lớn so với thu nhập
của hộ gia đình nên nhiều gia đình mặc dù chăn nuôi nhiều xong vẫn chưa có đủ kinh phí để xây dựng hầm. Do vậy, cần hỗ trợ một phần để động viên, khuyến khích bà con nông dân xây hầm hoặc thành lập quỹ cho vay không lấy lãi đối với các hộ vay vốn để xây hầm Biogas.
Tăng cường đầu tư vốn cho sản xuất ngành chăn nuôi. Để phát
triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, mở rộng quy mô của chăn nuôi, rút ngắn thời gian trong một lứa, nâng cao năng suất, chất lượng vật nuôi thì cần phải có vốn đầu tư thức ăn cho vật nuôi. Thay thế phương pháp chăn nuôi truyền thống ( tận dụng thức ăn thừa, sản phẩm phụ của ngành trồng trọt) bằng phương pháp kết hợp giữa thức dư thừa với thức công nghiệp nên cần phải có một số vốn nhất định mà hộ nông dân thì thường thiếu vốn. Do vậy, huyện cần có chính sách đầu tư cho vay vốn ưu đãi đối với các hộ nông dân muốn mở rộng và phát triển ngành chăn nuôi
* Giải pháp kỹ thuật :
Phổ biến kỹ thuật cho bà con nông dân bằng việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật xây hầm cho đội ngũ thợ xây ngay chính tại từng cơ sở địa phương. Vì Biogas là công nghệ được chuyển giao từ nước ngoài nên có còn rất lạ lẫm đối với bà con nông dân, hơn nữa kỹ thuật xây hầm tương đối khó so với trình độ của nhân dân địa phương. Huên nên mời chuyên gia kỹ thuật phụ trách Biogas về tập huấn kỹ thuật cho cán bộ lãnh đạo các xã và đội ngũ thợ xây địa phương.
Nhà nước cần tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu về thiết kế, ứng dụng mô hình Biogas để tìm ra loại hầm Biogas thích hợp hơn và có hiệu quả hơn.
* Các giải pháp khác :
- Tuyên truyền, phổ biến mô hình Biogas tới từng hộ nông dân. Hầu như mô hình Biogas còn rất xa lạ với đa số bà con nông dân huyện Chương Mỹ, người dân chưa hiểu hết về vai trò và tác dụng của Biogas cũng như chưa thấy hết trách nhiệm của mình đối với cộng đồng. Do vậy, Nhà Nước phải có kế hoạch, chương trình phổ biến mô hình Biogas tới từng gia đình thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài, sách, báo, truyền hình; qua các cuộc hội thảo, các buổi tập huấn. Các tổ chức, cơ quan của huyện như hội nông dân, trạm khuyến nông, phòng kế hoạch tài chính phòng NN & PTNN ... cần có sự phối hợp chặt chẽ để tạo điều kiện thúc đẩy phong trào phát triển Biogas bằng việc mở các lớp tập huấn, đưa lãnh đạo địa phương và một số nông dân điển hình đi tham quan những nơi có phong trào Biogas phát triển.
Qua đó, vận động nông dân tự nguyện xây dựng hầm Biogas và để làm được điều đó thì các đồng chí cán bộ xã, thôn, xóm phải là những người gương mẫu đi đầu trong việc ứng dụng mô hình Biogas. Khi đó, bà con nông dân mới tận mắt trông thấy được những tác dụng tốt của Biogas và họ sẽ tin tưởng rồi sẽ làm theo
- Phát triển các ngành nghề có liên quan đến phát triển Biogas như chăn nuôi, trồng trọt, chế biến nông sản.
Vì đầu vào của Biogas là chất thải của ngành chăn nuôi, đầu vào của ngành chăn nuôi là sản phẩm của ngành trồng trọt, đầu vào của ngành chế biến nông sản là sản phẩm của ngành trồng trọt và chăn nuôi, đầu ra của Biogas là đầu vào của ngành trồng trọt. Như vậy muốn phát triển Biogas thì trước hết phải chăn nuôi và trồng trọt bằng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế vào sản xuất
Chỉ tiêu
ĐVT
2000
2001
2002
So sánh
Số lượng
Cơ cấu
Số lượng
Cơ cấu
Số lượng
Cơ cấu
01/00
02/01
BQ
1. tổng đàn trâu
4437
100
4.300
100
3.565
100
96,91
82,91
89,91
- Trâu cái
2563
57,76
2.560
59,53
2.556
71,69
99,88
99,84
99,,86
- Trâu cày kéo
3673
82,78
3.490
81,16
2.542
71,30
95,02
72,84
83,93
- Trọng lượng xuất chuồng
76
83,52
215,4
109,89
257,90
183,89
2. Tổng đàn bò
14283
100
13.573
100
13.209
100
95,03
97,32
96,18
- Bò cái
8.788
61,53
8.359
61,59
8.197
62,06
95,12
98,06
96,59
- Bò cày kéo
10.283
76,81
10.218
75,28
7.755
58,71
93,14
75,89
84,54
- Trọng lượng xuất chuồng
135
162,5
306
120,37
188,31
154,34
3. Tổng đàn lợn
99.121
100
101.748
100
106.725
100
102,65
104,89
103,77
- lợn nái
9.632
9,72
10.241
10,07
10.363
9,71
106,32
101,19
103,76
- lợn thịt
89.343
90,13
91.343
89,77
96.202
90,14
102,24
105,32
103,78
- lợn đực giống
146
0,15
164
0,16
160
0,15
142,33
97,56
104,95
- trọng lượng xuất chuồng
7.159
9408,7
10.401
151,,42
110,55
120,99
4. Tổng đàn gia cầm
942.563
1.061.889
1.462.380
112,66
137,71
125,19
5. Diện tích ao thả cá
ha
447,91
447,04
446,73
99,81
99,93
99,87
6. Sản lượng cá
Tấn
1320
1449
1480
109,97
102,14
105,89
Biểu 6: Quy mô ngành chăn nuôi của huyện.
Chỉ tiêu
Thụy Hương
Trung Hoà
So sanh
Giá trị (trđ)
Cơ cấu
Gía trị
Cơ cấu
Trung Hoà /Thụy Hương (lần)
Tổng giá trị sản lượng
27.900
100,00
26706
100,00
0,96
1. Giá trị sản lượng ngành nông nghiệp
11.718
42,00
10876
40,72
0,93
- Trồng trọt
6.418
54,77
4632
42,59
0,72
- Chăn nuôi
5.300
45,23
6244
57,41
1,18
2. Giá trị sản lượng ngành công nghiệp
8.370
30,00
12681
47,48
1,52
- Công nghiệp
389
4,65
1942
15,31
4,99
- Tiểu thủ công nghiệp
7.981
95,35
10739
84,69
1,35
3. Giá trị sản lượng ngành thương mại dịch vụ
7.812
28,00
3149
11,79
0,40
Biểu 12: Kết quả sản xuất và cơ cấu kinh tế của hai xã Thuỵ Hương và Trung Hoà năm 2002:
Biểu 7: Quy mô và kết quả cây trồng hàng năm của huyện.
Cây trồng
2001
2002
so sánh
Diện tích
Cơ cấu
Năng suất
Diện tích
Cơ cấu
Năng suất
DT1/DT2
NS1/NS2
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm
25.605
100
27.120
100,00
105,92
1. cây lương thực
22.034
86,05
23.008
84,84
144,42
- Lúa
19.062
86,51
49,6
19.436
84,47
58,9
101,96
125,59
- Ngô
1.217
5,52
40,2
1.419
6,17
38,3
116,59
95,27
- Khoai lang
1.360
6,17
58,2
1.780
7,74
58,8
130,88
101,03
- Sắn
309
1,40
69,5
304
1,32
69
98,38
99,28
- Dong riềng
67
0,30
103
54
0,23
99,6
80,59
99,69
- Cây lương thực khác
23
0,10
100
15
0,07
88
65,22
88,00
2. Cây công nghiệp
1.957
7,64
2.269
8,37
115,94
- Lạc
584
29,84
15,4
627
27,63
16,7
107,36
108,44
- Đậu tằm
1.125
57,49
9,5
1.490
65,67
10,2
132,44
107,37
- Mýa
24
1,23
87,6
20
0,88
88,2
83,33
100,68
-Dâu tằm
2
0,10
3,7
2
0,09
3,5
100
94,59
- Đỗ các loại
222
11,34
12,1
130
5,73
12,8
58,56
105,79
3. Cây thực phẩm và cây KT khác
1.614
6,30
1.843
6,79
114,19
- Rau các Loại
1.169
72,43
96,6
1.576
85,51
94,4
134,82
97,72
- Khoai tây
270
16,73
61,2
143
7,76
57
52,96
93,14
- Dưa chuột
82
5,08
112
74
4,01
107,7
90,24
96,16
- Đậu thực phẩm
48
2,97
79,3
25
1,36
76,4
52,08
96,34
- Cây kinh tế khác
45
2,79
25
1,36
55,56
Biểu 1: tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của huyện qua 3 năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
So sánh(%)
Diện tích
(Ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích
(Ha)
Cơ cấu(%)
Diện tích
(Ha)
Cơ cấu (%)
2001/2000
2002/2001
BQ
A. Tổng diện tích tự nhiên
23294,15
100,00
23294,15
100,00
23294,15
100,00
100,00
100,00
100,00
1. Đất nông nghiệp
14431,26
61,95
14391,95
61,78
14378,67
61,73
99,73
99,9
99,81
2. Đất lâm nghiệp
585,60
2,51
585,60
2,51
585,60
2,51
100,00
100,00
100,00
3. Đất chuyên dùng
4911,80
21,09
4942,90
21,22
4956,89
21,28
100,63
100,28
100,45
4. Đất thổ cư
1164,14
5,00
1176,42
5,05
1177,58
5,06
101,05
100,10
100,57
5. Đất chưa sử dụng
2201,35
9,45
2197,28
9,43
2195,41
9,42
99,81
99,81
99,86
B. Một số chỉ tiêu
1. Đất nông nghiệp/khẩu nông nghiệp
0,069
0,068
0,068
98,55
100,00
99,27
2. Đất nông nghiệp/LĐ nông nghiệp
0,132
0,131
0,129
99,24
98,47
98,85
3. Đất nông nghiệp/hộ nông nghiệp
0,309
0,308
0,308
99,68
100,00
99,84
4. Đất thổ cư/hộ
0,021
0,021
0,020
100,00
95,24
97,59
Biểu 2: Tình hình phân bổ và sử dụng đất nông nghiệp của huyện:
Chỉ tiêu
2000
20001
2002
So sánh(%)
Diện tích
(Ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích
(Ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích
(Ha)
Cơ cấu (%)
2001/2000
2002/2001
BQ
I. Tổng diện tích đất nông nghiệp
14431,26
100,00
14391,95
100,00
14378,67
100,00
99,73
99,91
99,82
1. Đất trồng cây hàng năm
11943,32
82,76
11925,92
82,64
11912,95
82,85
99,85
99,89
99,87
- Đất cấy lúa + màu
10786,38
90,31
10770,21
90,31
1761,37
90,33
99,85
99,92
99,88
- Đất trồng cây hàng năm khác
1156,94
9,69
1155,71
9,69
1151,58
9,67
99,85
99,64
99,74
2. Đất trồng cây lâu năm
622,97
4,32
610,97
4,23
610,97
4,25
98,07
100,00
99,03
- Đất trồng cây công nghiệp
287,63
46,27
277,63
45,44
277,63
45,44
96,52
100,00
98,24
- Đất trồng cây ăn quả
335,34
53,83
333,34
54,56
333,34
54,56
99,40
100,00
99,70
3. Đất vườn
1395,06
9,67
1386,02
9,60
1386,02
9,64
99,35
100,00
99,67
4. Diện tích ao hồ thả cá
447,91
3,10
447,04
3,11
446,73
3,12
99,81
99,93
99,87
5. Diện tích đồng cỏ chăn thả gia súc
22,00
0,15
22
0,15
22
0,15
100,00
100,00
100,00
B. Một số chỉ tiêu
1. Đất trồng cây hàng năm/ khẩu NN
0,057
0,056
0,056
98,25
100,00
99,12
2. Đất trồng cây hàng năm/LĐ NN
0,109
0,108
0,107
99,08
99,07
99,07
3. Đất trồng cây hàng năm/ hộ NN
0,257
0,256
0,255
99,61
99,61
99,61
4. Đất vườn/ hộ
0,025
0,024
0,024
96,00
100,00
97,98
Biểu 3: Tình hình dân số của huyện trong 3 năm (2000-2002)
Chỉ tiêu
ĐVT
2000
2001
2002
Tốc độ phát triển (%)
Số lợng
cơ cấu
Số lợng
cơ cấu
Số lợng
cơ cấu
2001/200
2002/2001
BQ
I. Tổng số hộ
Hộ
56200
100.00
56843
100.00
57482
100
101.14
101.12
101.13
1. Hộ nông nghiệp
Hộ
46554
82.84
46615
82.01
46673
81.2
100.13
100.12
100.13
2. Hộ phi nông nghiệp
Hộ
9646
17.16
10228
17.99
10809
18.8
106.03
105.68
105.86
II. Tổng số nhân khẩu
Ngời
253182
100.00
256056
100.00
258945
100
101.14
101.13
101.13
1. Khẩu nông nghiệp
Ngời
210657
83.20
210698
82.29
210728
81.38
100.02
100.01
100.02
2. Khẩu phi nông nghiệp
Ngời
42525
16.80
45358
17.71
48217
18.62
106.66
106.30
106.48
III. Tổng số lao động
Lao động
131586
100.00
133878
100.00
136365
100
101.74
101.86
101.80
1. Lao động nông nghiệp
Lao động
109170
82.96
110245
82.35
110851
81.29
100.98
100.55
100.77
2. Lao động phi nông nghiệp
Lao động
22416
17.04
23633
17.65
25514
18.71
105.43
107.96
106.69
IV. Một số chir tiêu
1. Số nhân khẩu/hộ
Ngời/hộ
4.51
4.05
4.50
89.80
111.11
99.89
2. Số nhân khẩu NN/hộ NN
Ngời/hộ
4.53
4.52
4.51
99.78
99.78
99.78
3. Số lao động/hộ
Lao động/hộ
2.34
2.36
2.37
100.85
100.42
100.64
4. Số lao động NN/hộ NN
Lao động/hộ
2.35
2.37
2.38
100.85
100.42
100.64
5. Tỷ lệ tăng dân số t nhiên
%
1.16
1.13
1.10
97.41
97.35
97.38
Biểu 4: Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm.
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Tốc độ phát triển
Số lợng (triệu)
Cơ cấu(%)
Số lợng (triệu)
Cơ cấu(%)
Số lợng (triệu)
Cơ cấu(%)
2001/2000
2001/2001
BQ
Tổng giá trị sản xuất (GO)
1490000
100
1598600
100
1877000
100
107.29
117.42
112.24
I. Ngành Nông-Lâm-Ng nghiệp
456000
30.6
477000
29.84
552000
29.41
104.61
115.72
110.02
1. Ngành nông nghiệp
428000
93.86
446800
93.67
519500
94.11
104.39
116.27
110.17
Trồng trọt
283000
66.12
268800
60.16
294500
56.69
94.98
109.56
102.01
Chăn nuôi
145000
33.88
178000
39.84
225000
43.31
122.76
126.40
124.57
2. Lâm nghiệp
12500
2.74
13600
2.85
14000
2.54
108.80
102.94
105.83
3. Ng nghiệp
15500
3.4
16600
3.48
18500
3.35
107.10
111.45
109.25
II. Ngành công nghiệp-TTCN
640000
42.95
688000
43.04
826000
44.01
107.50
120.06
113.61
1. TTCN
133501
20.86
161900
23.53
191000
23.12
121.27
117.97
119.61
2.Công nghiệp
506499
79.14
526100
76.47
635000
76.88
103.87
120.70
111.97
III. Ngành Xây dựng cơ bản
95000
6.38
110000
6.88
130000
6.92
115.79
118.18
116.98
IV. Ngành thơng mại-dịch vụ
299000
20.07
323600
20.24
369000
19.66
108.23
114.03
111.09
V.Chỉ tiêu bình quân
1. GTSX NN/ha đất NN
31.598
33.144
38.39
104.89
115.83
110.22
2. GTSXNN/lao động NN
4.177
4.327
4.979
103.59
115.07
109.18
3.GTSXNN/hộ NN
9.795
10.233
11.827
104.47
115.58
109.88
4. GTSX/hộ
26.512
28.123
32.654
106.08
116.11
110.98
Biểu 14: Tình hình chăn nuôi của các hộ điều tra
Chỉ tiêu
ĐVT
Thụy Hương
Trung Hoà
So sánh
Hộ có hầm
Hộ khôngcó hầm
4/3
Hộ có hầm
Hộ không có hầm
7/6
6/3
7/4
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
I. Quy mô sản xuất
- Trâu, Bò BQ/hộ
Con/hộ
1,1
0,9
0,82
0,1
0,3
3
0,09
0,33
- Lợn thịt/lứa/hộ
Con/hộ
5,5
4,8
0,87
10,5
6,5
0,62
1,91
1,35
- lợn nái/hộ
Con/hộ
0,7
0,8
1,14
1,2
0,9
0,75
1,71
1,13
- Diện tích thả cá/hộ
m2
437,21
396,15
0,91
507,90
423,76
0,83
1,16
1,07
- Số lượng gia cầm/hộ
Con/hộ
46
97
2,11
12
21
1,76
0,26
0,22
II. Kết quả
- Trọng lượng lợn thịt xuất chuồngBQ/hộ
Kg(hơi)
69,5
67,1
0,97
70,5
68,9
0,98
1,01
1,03
- Số lứa lợn thịt/năm
Lứa
3,5
3,1
0,86
3,2
2,8
0,88
0,91
0,91
- Số lứa đẻ BQ/nái/năm
Lứa
2,2
2,1
0,95
2,0
1,85
0,93
0,91
0,88
- Số con đẻ ra và nuôi sống BQ/lứa/nái
Con
8,5
7,6
0,89
9,3
8,7
0,94
1,09
1,14
- Trọng lượng BQ lợn con hai tháng tuổi
Kg
14,3
13,9
0,97
15,5
14,2
0,92
1,07
1,02
- Năng suất cá
Tạ/sào
2,6
2,3
0,88
2,1
1,9
0,90
0,81
0,83
- Trọng lượng gia cầm
Kg
47,9
80,5
1,68
19
26
2
0,39
0,32
-
Biểu 15: Tình hình trồng trọt của các hộ điều tra
Chỉ tiêu
ĐVT
Thụy Hương
Trung Hoà
So sánh
Hộ có hầm
Hộ không có hầm
3/4
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1. Diện tích đất canh tác BQ/hộ
m2/hộ
296,80
2433,30
1,22
2018,91
2139,32
0,94
0,68
0,88
- Đất lúa
m2/hộ
1778,88
1459,98
1,22
1758,47
1863,35
0,94
0,99
1,28
- Đất màu
m2/hộ
1185,92
973,32
1,27
260,44
275,07
0,95
0,22
0,28
* Hệ số sử dụng ruộng đấ
lần
2,45
2,40
1,02
1,9
1,9
1,00
0,78
0,79
2. Diện tích đất trồng cây kinh tế khác
sào/hộ
125
130
0,96
70,5
75,0
,94
0,56
0,58
3. Năng suất cây
1,03
- Năng suất lúa
Kg/sào
210,0
200,0
1,05
195,5
190,0
0,93
0,95
- Năng suất ngô
Kg/sào
190,5
180,3
1,06
1,10
- Năng suất lạc
Kg/sào
60,1
55,5
1,08
50,0
45,5
0,83
0,82
- Năng suất đậu tương
Kg/sào
40,8
39,5
1,03
35,0
30,5
1,15
0,86
0,77
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- G0023.doc