Đề tài Tín dụng đối với học sinh sinh viên

Trong quá trình hiện đại hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Chính sách “ Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực” là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Bởi lẽ “ Nguồn nhân lực” chính là yếu tố nội lực quan trọng của mỗi quốc gia góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Chính sách “ tín dụng đối với HSSV” là một trong những chính sách góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng tốt trong tương lai, tạo điều kiện không những về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có thể tiếp tục đến trường. Tuy còn vứng mắc trong quá trình thực hiện nhưng chính sách đã thực sự đi vào cuộc sống đã thể hiện được tính ưu việt không nhưng từ phía Nhà nước, Nhà trường mà đặc biệt từ phía gia đình HSSV nghèo. Bên cạnh đó chính sách góp phần đảm bảo được tính công bằng xã hội, thể hiện tính nhân văn, tính nhân đạo sâu sắc.

doc22 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1792 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tín dụng đối với học sinh sinh viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC TÓM TẮT Chính sách “ tín dụng đối với HSSV” được đề ra trên tình hình thực tế của HSSV có hoàn cảnh khó khăn và dựa trên lý thuyết về phân phối lại thu nhập của Kinh tế công cộng. Điều này được thể hiện rất cụ thể qua cách quyết định và chỉ thị của Thủ tướng chính phủ. Với mục tiêu tạo điều kiện HSSV hoàn cảnh khó khăn có thể tiếp tục và yên tâm học tập, nên đối tượng của chính sách chủ yếu là con em các gia đình nghèo và hoàn cảnh khó khăn. Trong quá trình thực hiện, chính sách đã đạt được mục tiêu đề với mức vay ưu đãi và hình thức vay đơn giản, giúp cho HSSV và gia đình có thể tiếp cận dễ dàng. Tuy có nhiều ưu điểm nhưng chính sách cũng gặp phải không ít vứng mắc. Vì vậy, để chính sách hoàn thiện hơn cần đưa ra những giải pháp để khắc phục những hạn chế mà chính sách đang gặp phải. LUẬN GIẢI CƠ SỞ KHÁCH QUAN ĐỀ RA CHÍNH SÁCH “TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN” Trong những năm qua với đường lối và chiến lược phát triển nền kinh tế , Đảng và nhà nước ta đã khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực, nhân tố quyết định sự tăng trưởng của nền kinh tế và phát triển xã hội. Chính vì lẽ đó, nền giáo dục nước nhà đã được Đảng và Nhà nước và toàn bộ xã hội đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển. Để hỗ trợ những sinh viên học sinh có hoàn cảnh khó khăn, không đủ khả năng tài chính trang trải chi phí học tập, đặc biệt là HSSV thuộc diện chính sách xã hội, thuộc diện hộ nghèo và vùng sâu, vùng xa. Từ đó, Đảng ta đã đề ra chính sách hỗ trợ tín dụng đối với đối tượng này là một chủ trương cần thiết vì sự phát triển chung của toàn xã hội. Mặt khác một trong cơ sở để chính phủ đề ra chính sách đó chính là sự thất bại của thị trường khi không thể sản xuất ra hàng hoá dịch vụ ở mức xã hội mong muốn. Chính sách hỗ trợ tín dụng cho HSSV là một loại trợ cấp của chính phủ nhằm khắc phục sự thất bại của thị trường dẫn tới kết cục sự thiếu công bằng tạo sự phân phối bất bình đẳng mà đối tượng chính là HSSV. Chính sách “tin dụng đối với HSSV” không những vì mục tiêu sự nghiệp giáo dục nước nhà mà mục tiêu của chính sách nhằm phân phối lại thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội. Xét về phương diện lý thuyết một câu hỏi đặt ra “tại sao chính sách tín dụng đối với HSSV lại có tác dụng nhằm phân phối lại thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội? Khi mà đối tượng cho vay của chính sách còn hạn chế “để có thể trả lời được câu hỏi trên thì việc vận dụng lý thuyết kinh tế công cộng để luận giải cơ sở khách quan cho chính sách này là rất cần thiết. Theo lý thuyết Kinh tế cộng cộng thì một trong những nguyên nhân dẫn tới bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đó chính là trình độ học vấn, nó quyết định khả năng và kỹ năng lao động của con người. Xu hương chung là những người có tri thức, được giáo dục và có được trình độ học vấn cao thì nhận được mức thu nhập cao hơn, người nghèo là nhưng người có trình độ học vấn thấp nên ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt ổn định. Học vấn thấp có ảnh hưởng tới các quyết định có liên quan đến đầu tu, kinh doanh, giáo dục, sinh đẻ, nuôi dương con cái… Như vậy, không những học vấn ảnh hưởng đến thế hệ hiện tại mà cả thế hệ tương lai. Để giảm bớt bất bình đẳng trong phân phối lại thu nhập về trình độ học vấn cần phải: Xây dựng nền giáo dục công bằng hơn, chú trong nâng cao chất lượng giáo dục cho người nghèo. Muốn vậy, cần: Tiếp tục hoàn thiện các thể chế chính sách nhằm tạo điều kiện công bằng hơn trong giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục cho người nghèo và các nhóm yếu thế trong xã hội là một trong những trọng tâm của quá trình phát triển và mang lại tính quyết định đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo. Đầu tư cho hệ thống giáo dục của những xã nghèo, vùng nghèo, xây dựng trường kiên cố cho các vùng thường xảy ra thiên tai. Duy trì và mở rộng hệ thông trường nội trú cho vùng sâu, vùng xa, vùng cao để tăng số lượng và chất lượng giáo viên, học sinh ở vùng nghèo. Miễn giảm hoặc hỗ trợ cho các trẻ em các hộ gia đình nghèo trong lĩnh vực giáo dục các khoản đóng góp mà người nghèo ít có khả năng đóng góp, như tiền học phí, tiền sách giáo khoa, tiền xây dựng trường, tiền ăn ở đi lại, để giảm bớt kho khăn cho các gia đình và hạn chế tình trạng con em ho bỏ học. Tăng cường nguồn tài chính cho giáo dục đào tạo. Một mặt tăng tỷ lệ chi Ngân sách Nhà nước cho giao dục đào tạo mặt khác mở rộng quỹ khuyến học, quỹ bảo trọ giáo dục. Khuyến khích các cá nhân và tập thể đầu tư cho giáo dục, phát triển các trung tâm giáo dục cộng đồng. Dựa trên cơ sở lý thuyết trên với tình hình thực tế của Việt Nam, thực hiện nhất quán chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện cho tất cả HSSV đã trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trong cả nước, nhưng có hoàn cảnh gia đình khó khăn, có thể học cho đến khi tốt nghiệp. Thủ tướng chính phủ đã đưa ra các quyết định, chỉ thị liên quan đến chính sách “ tín dụng đối với HSSV ”. Như: Quyết định Số: 107/2006/QĐ-TTg ban hành ngày 18/5/2006; Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ban hành ngày 27/9/2007; chỉ thị số 21/2007/CT-TTg ban hành ngày 4/9/2007… KHÁT QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH “TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HSSV” Mục tiêu ý nghĩa của chính sách. Chỉ thị số 21/2007/CT-TTg về thực hiện “chế độ cho vay ưu đãi để học Đại học, Cao đẳng và dạy nghề” được ban hành ngày mùng 4-9-12007 của Thủ tướng chính phủ. Hơn một năm thực hiện, chính sách tín dụng đối với HSSV. Chính sách đã thực sự góp phần hỗ trợ cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước, góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt cho quá trình học tại trường. Bên cạnh đó, đây là một chủ trương, chính sách lớn của nhà nước với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đào tạo đội ngũ công nhân có trình độ cho đất nước. Chính sách này tạo điều kiện cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn về cuộc sống có điều kiện tiếp tục đến trường. Đất nước không lãng phí nguồn nhân lực cho tương lai. Mặt khác chính sách nhằm mục tiêu giảm bớt áp lực lên Ngân sách nhà nước, mở rộng hệ thống Giáo dục- Đào tạo, đáp ứng nguồn lao động cho khu vực các ngành trong nền kinh tế. Giảm bớt khó khăn tài chính cho sinh viên đồng thời tăng cường trách nhiệm của họ (chính họ sẽ phải tự chịu trách nhiệm với số tiền được vay ưu đãi đó).Bên cạnh những mục đích cần đạt đuơc của chính sách tín dụng đối với HSSV thì chính sách còn có ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội. Chính sách còn là một trong các chính sách của nhà nước nhằm thực hiện công bằng xã hội, tạo công bằng cho HSSV tiếp cận với nền giáo dục có chất lượng cao hơn, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của sự nghiệp GD quốc gia. Cho sinh viên vay vốn về bản chất là để tăng thêm mức gánh chịu chi phí của sinh viên, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước theo cách chuyển sự gánh chịu của họ từ hiện tại sang tương lai khi sinh viên “đã có khả năng chi trả”. Như vậy, một măt sinh viên nghèo không phải bỏ học khác với việc viện trợ của nhà nước mới có công bằng hơn so với khi thực hiện chính sách học phí thấp. Đối tượng, phương thức cho vay và phạm vi tác động của chính sách tín dụng đối với HSSV. Đối tượng được vay vốn tín dụng HSSV. Tất cả HSSV có hoàn cảnh khó khăn học tại các trường đại học( hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm: HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, hssv là thành viên của hộ gia đình thuộc hộ nghèo, hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo. Ngoài ra đối với những HSSV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh có xác nhận của uỷ ban nhân dân xã phường, thị trấn nơi cư trú thì cũng được ngân hàng chính sách xã hội cho vay vốn để tiếp tục học tập. Đối tượng HSSV được vay vốn lần này không có sự phân biệt công lập hay ngoài công lập, không phân biệt thời gian đào tạo trên 1 năm hay dưới 1 năm.Việc mở rộng đối tượng cho vay nhằm tạo nhiều cơ hội học tập cho các em HSSV. Phương thức cho vay và điều kiện cho vay. Theo quyết định số 157/2007/QĐ-TTg, phương thức cho vay được thực hiện thông qua Hộ gia đình là người trực tiếp giao dịch tín dụng với Ngân hàng Chính sách xã hội và có trách nhiệm, quyền lợi theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, có thêm phương thức cho vay trực tiếp đối với HSSV bị mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội nơi nhà trường đóng trụ sở. Điều này giúp cho HSSV tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi được dễ dàng thuận lợi hơn. Điều kiện cho vay cũng đã được đơn giản hóa, chỉ cần HSSV đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương. HSSV năm thứ nhất có giấy báo trúng tuyển hoặc xác nhận được vào học của nhà trường, đối với HSSV năm thứ hai trở đi sẽ phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính về các hành vi: cờ bạc, trộm cắp, nghiện hút, buôn lậu trong quá trình học tập. Mức vốn và lãi suất cho vay HSSV. Theo quyết định số 157/2007/QĐ-TTg, mức vốn cho vay HSSV vay đã được nâng từ 300.000đ/tháng/HSSV lên mức cho vay tối đa là 800.000đ/tháng/HSSV cho phù hợp với tình hình hiện nay, giúp HSSV có thể trang trải các chi phí trong quá trình học tập. Ngân hàng chính sách xã hội sẽ hướng dẫn cụ thể mức vốn cho vay đối với HSSV phù hợp với mức thu học phí của từng trường và tiền sinh hoạt phí theo từng vùng như (khu vực thành phố lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh; các tỉnh miền núi vùng khó khăn và các địa phương còn lại) để đảm bảo tính công bằng giữa các vùng miền. Đối với các em HSSV đã và đang vay vốn theo Quyết định 107/2006/QĐ-TTg cũng sẽ được vay vốn theo mức trần tối đa 800.000đ/tháng kể từ năm học 2007-2008. Mức vay này sẽ được điều chỉnh khi có chính sách thu học phí mới và có biến động về giá cả sinh hoạt. Khác với trước đây, lãi suất cho vay là 0,65%/tháng, nay được điều chỉnh từ năm học 2007-2008 chỉ ở mức 0,5%/tháng hay là 6%/năm. Việc Thủ tướng chính phủ quyết định nâng mức vốn vay và giảm lãi suất cho vay đối với HSSV để hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoc sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trong quá trình học tập thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển giáo dục và thế hệ trẻ của đất nước. Thời hạn cho vay, thu hồi nợ. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày đối tượng được vay vốn bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi ) được ghi trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian được tính từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên cho đến ngày HSSV kết thúc khóa học, kể cả thời gian HSSV được nhà trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập. Ngân hàng chính sách xã hội sẽ quy định hoặc thỏa thuận với đối tượng được vay vốn về thời hạn phát tiền vay theo các kỳ học của từng năm học.Thời hạn trả nợ cũng được tính bằng thời hạn phát tiền vay. Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá 1 năm, thì thời gian trả nợ tối đa là 2 lần so với thời hạn phát tiền vay. Ngân hàng chính sách xã hội sẽ quyết định thời hạn trả nợ theo các kỳ hạn. Trong quá trình theo học, học sinh sinh vien chưa phải trả nợ gốc và lãi nhưng vẫn phải tính lãi suất tiền vay. Sau khi ra trường, học sinh sinh viên có việc là, có thu nhập thì mới trả nợ cho Ngân hàng, nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày HSSV kết thúc khóa học. Giả sử, một sinh viên có thời gian đào tạo trong trường là 4 năm thì trong 4 năm học sẽ được nhận tiền vay và không phải trả lãi, trong vòng 1 năm, sau khi ra trường có việc làm và có thu nhập thì sinh viên đó sẽ phải trả nợ lần đầu tiên, và thời gian trả nợ cũng được kéo dài trong 4 năm (bằng thời gian đi học). Như vậy, tổng thời gian cho vay và thu hồi nợ đối với một sinh viên trong trường hợp này là 9 năm. Nhà nước khuyến khích HSSV trả nợ sớm trước hạn để có vốn quay vòng cho các HSSV khác vay vốn. Trường hợp đối tượng vay vốn trả nợ trước hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng thì sẽ được giảm lãi, mức giảm lãi cụ thể sẽ phụ thuộc vào số tiền trả nợ trước hạn, thời gian trả nợ trước hạn dài hay ngắn. Ngân hàng chính sách xã hội sẽ có hướng dẫn cụ thể việc tính toán xác định số tiền ưu đãi lãi suất trong trường hợp HSSV trả nợ trước hạn. Phạm vi tác động của chính sách. Tín dụng đối với HSSV của Thủ tướng chính phủ là những chủ trương kịp thời, có ý nghĩa chính trị to lớn được đông đảo nhân dân quan tâm và ủng hộ nhằm hỗ trợ HSSV thuộc diện có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước trang trải chi phí cho việc học tập sinh hoạt trong quá trình theo học tại trường đồng thời thể hiện rõ tính công bằng xã hội của Nhà nước. Chủ trương, chính sách này sẽ đẩy mạnh việc đào tạo gắn liền với xóa đói giảm nghèo. Thực trạng hiện nay ở Việt Nam rất nhiều HSSV phải nghỉ học giữa chừng và không có đủ tiền lo các khoản chi phí cho việc đi học cho đến khi kết thúc khóa học, nhất là những sinh viên ở tỉnh lẻ, vùng sâu vùng xa lên thành phố học. Từ khi tín dụng sinh viên, học sinh đi vào thực tế như một nguồn động lực vô cùng lớn lao tạo cơ hội cho những sinh viên đang theo học có điều kiện học tập tốt hơn và hoàn thành được khóa học, thực hiện được ước mơ vượt nghèo của họ. Và những học sinh nghèo có niềm tin hơn vào cánh cửa đại học rộng mở chào đón họ. Họ sẽ có cơ hội được đem tài năng và trí tuệ của mình để góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng phát triển hơn. Những gia đình nghèo có con ham học, họ sẽ yên tâm hơn khi có quỹ tín dụng HSSV để lo trang trải một phần chi phí học hành của con mình. Ngoài ra, chính sách tín dụng HSSV còn góp phần ổn định xã hội đưa thanh thiếu niên vào trường học, giảm các vấn đề xã hội do thanh thiếu niên gây ra: trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút…Hơn nữa có một số gương điển hình sinh viên vượt khó đã vượt qua hoàn cảnh khó khăn để có tấm bằng đại học nhờ quỹ tín dụng này. Giờ đây họ đã trở thành những người có đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển của nước nhà. Như vậy, chính sách tín dụng cho sinh viên học sinh có tác dụng trong phạm vi to lớn cả về mặt kinh tế và xã hội; từ thành thị đến nông thôn; từ các bậc phụ huynh đến những HSSV nhất là các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn về tài chính. Đánh giá ưu điểm, nhược điểm của chính sách tín dụng đối với HSSV. Ưu điểm. Chính sách tín dụng đối với HSSV nhằm hỗ trợ các em HSSV thuộc diện có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước, góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt trong quá trình học tại trường. Những ưu đãi về lãi suất và thời hạn trả nợ do ngân hàng chính sách xã hội đề ra dựa trên tinh thần chỉ đạo của chỉ thị 21/2007/CT-TTg thực sự là cơ hội lớn cho sinh viên nghèo có điều kiện học tập, lãi suất chỉ bằng 60%- 65%, trong thời gian học tập thì chưa phải trả nợ gốc và lãi, vay không phải thế chấp. Nhờ đó số lượng HSSV tăng lên đáng kể. thông qua chinh sách cho vay ưu đãi của Nhà nước, đảm bảo cho tất cả các sinh viên, học sinh trúng tuyển và các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề không phải bỏ học vì không có khả năng đóng học phí và không có khả năng chi trả các chi phí tối thiểu như: ăn, ở, đi lại, mua tài liệu học tập... Chính sách tín dụng đối với HSSV là một trong các chính sách của Nhà nước nhằm thực hiện công bằng xã hội, tạo cơ hội cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn có thể tiếp cận với nền giáo dục ở cấp độ cao, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của sự nghiệp giáo dục Quốc gia. Trước khi chưa có chính sách trên thì những gia đình khó khăn không có khả năng cho con em mình đi học vào các trường đại học, cao đẳng, học nghề làm cho cuộc sống gặp phải những khó khăn triền miên từ thế hệ này sang thế hệ khác. Còn các gia đình khá giả thì con em họ con em họ lại được tiếp cận với những văn minh và khoa học mới…còn những con em gia đình khó khăn thì không có khả năng đi học thì dễ xa vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, ma túy… Bên cạch đó chính sách còn có tác động tích cực về phía nhà trường tạo nguồn thu kinh phí ổn định, tránh tình trạng nợ học phí của sinh viên. Măt khác chính sách này cũng tạo ra tâm lý yên tâm cho HSSV có hoàn cánh khó khăn có thể tiếp tục học tập, phấn đấu tạo chỗ đứng cho mình trong xã hội. Chính sách này ra đời giúp lấp dần khoảng cách giữa những người giàu và nghèo, giúp xã hội công bằng hơn, đất nước đào tạo được nhiều nhân tài hơn, giúp đấy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Nhược điểm. Bên cạnh những ưu điểm chính sách này còn rất nhiều bất cập, ngân sách Nhà nước và các ngân hàng chính sách xã hội có đủ yêu cầu về vốn hay không đó chính là một hạn chế của chính sách. Thủ tục không rõ ràng, rườm rà đã không xác định đúng đối tượng, còn cho thấy việc quản lý thiếu chặt chẽ trong công tác triển khai chính sách. Việc xác định đối tượng là con em của những hộ gia đình nghèo, những gia đình chính sách cũng không được minh bạch hoặc đúng đối tượng nhưng cũng không thể tiếp tới nguồn vốn ưu đãi này do chính sách không đến được với tận nơi họ sinh sống, kèm theo đó là chính quyền địa phương cũng không nắm bắt được kịp thời chính sách này. Những đối tượng không thuộc diện ưu đãi của chính sách này, vẫn dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn này với mục đính khác, ảnh hưởng đến lượng cung vốn không đủ để đáp ứng kịp thời nhu cầu cho những học sinh sinh viên thuộc diện ưu đãi. Chính sách còn hạn chế trong việc chưa đưa ra một chế tài cụ thể cho việc thu hồi vốn. Khả năng trả nợ khi mới ra trường, với mức lương thấp của sinh viên, học sinh là rất khó nên nợ quá hạn khó đòi là rất cao. NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH “TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HSSV” Có thể nói chính sách ưu đãi đối với học sinh sinh viên là tin vui, là niềm hi vọng lớn, tạo cơ hội thực sự cho gia đình và học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có thể tiếp tục con đường học tập của mình. Cùng với những ưu nhược điểm của chính sách. Xét trên bình diện chung, chính sách ưu đãi cho học sinh sinh viên đã đạt được mục tiêu đề ra: “ Sẽ không để sinh viên nghèo nghỉ học”, “cứu cánh cho sinh viên nghèo”. Theo báo cáo của bộ tài chính và ngân hàng chính sách xã hội cho biết ngay sau khi có quyết định đã chuyển ngay cho ngân hang chính sách 500 tỷ đồng để có nguồn cho sinh viên vay. Sau ba tháng triển khai kể từ ngày ra quyết định nguồn vốn cấp lên đến 2500 tỷ. về phía người cho vay tính đến cuối năm 2007 dư nợ cho vay hoc sinh sinh viên đạt 2803 tỷ với 630.159 sinh viên đang vay. Trong đó doanh số cho vay từ ngày mùng 1 tháng 10 năm 2007 đạt 2504,6 tỷ với 596.354 học sinh sinh viên đang vay. Cơ cấu cụ thể:đại học và cao đẳng 1930 tỷ với 425.313 học sinh sinh viên vay, trung cấp chuyên nghiệp 680 tỷ với 157.447 học sinh sinh viên được vay, học nghề(thời hạn học trên một năm) 1689 tỷ với 37.773 học sinh sinh viên được vay, học nghề dưới một năm 43 tỷ với 9629 học sinh sinh viên được vay với mức vay bình quân được nâng lên từ 300.000 / tháng lên 800.000/tháng ở hiện tại, đang dự định 1,2 triệu/ tháng. Có thể nói chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên đã thực sự đi vào cuộc sống, nguồn vốn vay của nhà nước đã giúp hàng ngàn học sinh sinh viên có đủ kinh phí trang trải học phí và sinh hoạt phí để theo học, giúp hàng trăm ngàn họ gia đình có điều kiện cho con em đi học. Theo khảo sát của bộ tài chính cho biết đa số nguồn vốn sử dụng đúng mục đích vào học tập và sinh hoạt phục vụ học tập. Sai phạm về sử dụng nguồn vốn vay sai đối tượng rất thấp chỉ ở mức dưới 1%. Với kết quả đạt được bước đầu khẳng định chính sách đã được thực hiện hiệu quả và thể hiện nhiều ý nghĩa to lớn. Song song với các kết quả đạt được thì chính sách vẫn tồn tại nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến các mục tiêu đề ra. Vì là chính sách cho vay ưu đãi lên nguồn vốn chỉ có một tỷ lệ nhỏ là thu nợ để tái cho vay tiếp còn chủ yếu phải được cân đối từ ngân sách nhà nước, hàng năm cấp cho ngân hàng chính sách để cho vay. Tuy nhiên đến hết tháng 7 năm 2007 đã đạt gần 70% kế hoạch cả năm trong khi đó số lượng học sinh sinh viên trúng tuyển vào các trường đại học cao đẳng trong cả nước tăng mạnh nên nhu cầu vay rất lớn. Tính bình quân 20% số học sinh sinh viên trúng tuyển vào các trường ĐHCĐ có hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu vay vốn. Tổng nhu cầu vốn cần cho vay năm học 2007-2008 lên 4000 tỷ trong khi đó nhu cầu trước mắt cho vay ngay đầu năm học mới tính đén 31-12-2007 là 500 tỷ trong khi kế hoạch còn lại naw2007 chỉ hơn 140 tỷ nên thiếu hụt nguồn vốn cho vay đang đặt ra cấp bách. Mặt khác trên thực tế hiện nay khi chính sách đưa vào thực tế có hiện tượng: “ Sinh viên ồ ạt vay tiền ưu đãi” theo “ phong trào” có nhiều sinh viên không bỏ lỡ cơ hội “ ngàn vàng” này. Hiện tượng đua nhau vay vốn diễn ra ồ ạt “ nhà nhà đi vay, người người đi vay”. Theo số liệu phòng đại học Bách khoa hà nội cho biết ngày cao điểm nhà trường phải xác nhận hơn 200 trường hợp cần vay vốn. Tình trang “ của trời cho” khó đòi diễn ra khá phổ biến. Chương trình cho sinh viên vay vốn bắt đầu thực hiện từ năm 2003, đến tháng 7/2007 đã có 144.335 người vay vố, nhưng đến nay mới có 47.191 người trả được nợ và tổng số dư nọ là 297 tỷ đồng. Thực tế cho thấy những năm qua với cơ chế cho vay trực tiếp trước đây nhiều sinh viên ra trường không có ý thức trả nợ. Khi không “đòi” được tiền từ sinh viên ngân hàng chính sách xã hội đã lien hệ với tận gia đình theo địa chỉ mà sinh viên cung cấp nhưng rất nhiều địa chỉ dã thay đổi hoặc có địa chỉ gia đình nhưng họ từ chối trách nhiệm thanh toán khoản nợ vay.Thực trạng nhiều cử nhân ra trường nhiều năm vẫn thất nghiệp hoặc lương thấp là khá phổ biến. Vì vậy nếu sinh viên vay trong suốt 5 năm học thì khoản nợ này sẽ lên tới 40 triệu đồng. Khoản nợ khổng lồ này sẽ trở thành gánh nặng với bất kỳ học sinh sinh viên nào ra trường. Có thể nói chính sách ưu đãi cho sinh viên là một chính sách mà Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Đảm bảo được công bằng xã hội hướng tới một xã hội có nguồn nhân lực chất lượng tốt. Góp phần phát triển sự nghiệp phát triển đất nước. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH Chính sách đưa ra được sự đồng tình của nhiều phụ huynh học sinh và ngay cả chính bản thân sinh viên cũng hứng khởi vì có cơ hội được tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến. Ngay từ khi chính sách đi vào đời sống đã thể hiện được tính ưu việt của nó, bên cạnh đó sự lạm dụng chính sách và trình độ quản lý chưa chặt chẽ đã gây ra quá sức cung cấp vốn của Nhà nước. Để có thể khắc phục được những hạn chế của chính sách khi đi vào thực tiễn trước hết cần có chế tài xử lý nghiêm minh các sai phạm trong quá trình triển khai; xử lý tình trạng HSSV sử dụng vốn vay sai mục đích để mua sắm tài sản không phục vụ mục đích học tập. Bên cạnh đó cần xác định đúng đối tượng vốn vay ưu đãi của Ủy ban nhân dân cấp xã và phường tránh tình trạng xác định sai đối tượng. Ngân hàng chính sách xã hội nên thông báo số tiền HSSV vay cho nhà trường được biết, cần xây dựng phần mềm quản lý đối tượng vay vốn ưu đãi. Mặt khác có thể trừ luôn số tiền cho vay vào tiền học phí của sinh viên tại nhà trường nơi sinh viên theo học tránh tình trạng sử dụng sai mục đích vốn. Cần có sự liên hệ giữa nhà trường- gia đình- ngân hàng chính sách xã hội để thu hồi được khoản vay khi hết hạn; tạo ra cơ hội việc làm cho sinh viên khi ra trường để tránh tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp không xin được việc làm dẫn đến tình trạng không trả được khoản vay KẾT LUẬN Trong quá trình hiện đại hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Chính sách “ Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực” là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Bởi lẽ “ Nguồn nhân lực” chính là yếu tố nội lực quan trọng của mỗi quốc gia góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Chính sách “ tín dụng đối với HSSV” là một trong những chính sách góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng tốt trong tương lai, tạo điều kiện không những về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có thể tiếp tục đến trường. Tuy còn vứng mắc trong quá trình thực hiện nhưng chính sách đã thực sự đi vào cuộc sống đã thể hiện được tính ưu việt không nhưng từ phía Nhà nước, Nhà trường mà đặc biệt từ phía gia đình HSSV nghèo. Bên cạnh đó chính sách góp phần đảm bảo được tính công bằng xã hội, thể hiện tính nhân văn, tính nhân đạo sâu sắc. Hi vọng rằng chính sách sẽ gặt hái được nhiều thành quả trong quá trình thực hiện tiếp theo! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Kinh tế công cộng; chủ biên PGS.TS. Phạm Văn Vận; khoa Kế hoạch phát triển, trường Đại học Kinh tế Quốc Dân; NXB Thống kê. Các website: PHỤ LỤC 1 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 107/2006/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2006 QUYẾT ĐỊNH VỀ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, QUYẾT ĐỊNH : Điều 1. Đối tượng được vay vốn: Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề quy định tại Điều 2 của Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ. Điều 2. Mục đích cho vay: Mục đích cho vay là để trang trải một phần chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền nộp học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, nghiên cứu; chi phí khác. Điều 3. Đối tượng được vay vốn quy định tại Điều 1 Quyết định này phải có các điều kiện sau: 1. Học sinh, sinh viên đang sinh sống trong Hộ gia đình có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay. 2. Học sinh, sinh viên được theo học và đang theo học hệ chính quy tập trung tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề có thời gian đào tạo từ 01 năm trở lên. Điều 4. Phương thức cho vay: Việc cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua Hộ gia đình của học sinh, sinh viên. Hộ gia đình là người đại diện cho học sinh, sinh viên trực tiếp vay vốn, trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội và có trách nhiệm, quyền lợi theo quy định của pháp luật. Điều 5. Mức vốn cho vay: Mức vốn cho vay đối với học sinh, sinh viên do Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định phù hợp với khả năng tài chính của ngân hàng và nhu cầu vay vốn của đối tượng được vay vốn. Mức vốn cho vay được xác định theo tháng, theo năm học và theo khoá học do Ngân hàng Chính sách xã hội công bố. Điều 6. Thời hạn cho vay: 1. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày đối tượng được vay vốn bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi) được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ. 2. Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên cho đến ngày học sinh, sinh viên kết thúc khoá học, kể cả thời gian học sinh, sinh viên được các trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có). Thời hạn phát tiền vay được chia thành các kỳ hạn phát tiền vay do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định. 3. Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định. Điều 7. Lãi suất cho vay: 1. Lãi suất cho vay được áp dụng theo lãi suất cho vay hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quyết định. 2. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay. Điều 8. Hồ sơ xin vay vốn: 1. Đối tượng được vay vốn phải hoàn tất đầy đủ hồ sơ xin vay theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội như đối với cho hộ nghèo vay vốn. 2. Đối tượng được vay vốn phải có giấy xác nhận của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề về việc học sinh, sinh viên được theo học hoặc đang theo học tại các trường. Điều 9. Trình tự và thủ tục cho vay do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định bảo đảm đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện. Điều 10. Trả nợ gốc và lãi tiền vay: 1. Trong thời hạn phát tiền vay đối tượng được vay vốn chưa phải trả nợ gốc và lãi; lãi tiền vay được tính kể từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc. Đối với số lãi tiền vay phát sinh trong thời hạn phát tiền vay, Ngân hàng Chính sách xã hội thoả thuận với đối tượng được vay vốn để xác định kỳ hạn trả nợ trong thời hạn trả nợ. 2. Đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày học sinh, sinh viên kết thúc khoá học. Điều 11. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn. 1. Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc và nợ lãi đã ghi trong hợp đồng tín dụng, đối tượng được vay vốn chưa có khả năng trả nợ và có văn bản đề nghị thì Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. 2. Khi đến ngày phải trả hết nợ (gốc và lãi) đã ghi trong hợp đồng tín dụng, đối tượng được vay vốn chưa có khả năng trả nợ một phần hoặc toàn bộ số nợ (cả gốc và lãi) và có văn bản đề nghị thì Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét gia hạn trả nợ. Thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ quy định tại khoản 3 Điều 6 Quyết định này. 3. Trường hợp đối tượng được vay vốn không trả nợ đúng hạn theo kỳ hạn trả nợ cuối cùng và không được phép gia hạn nợ thì Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển nợ quá hạn. Ngân hàng Chính sách xã hội kết hợp với chính quyền sở tại, các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp thu hồi nợ. 4. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định cụ thể việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn. Điều 12. Xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan: Việc xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan được thực hiện theo quy định về Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan: 1. Bộ Tài chính a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan quy định tiêu chí học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; đồng thời, hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định này. b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch tín dụng bổ sung hàng năm và kế hoạch cấp bù chênh lệch lãi suất để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện nhiệm vụ được giao. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính lập kế hoạch tín dụng cho vay học sinh sinh viên trong tổng vốn cho vay bổ sung hàng năm cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách và kế hoạch cấp bù chênh lệch lãi suất cho Ngân hàng Chính sách xã hội, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trong cả nước xác nhận cho học sinh, sinh viên được theo học và đang theo học tại các trường với thủ tục đơn giản, nhanh chóng, thuận lợi để thúc đẩy quá trình xét duyệt cho vay. 4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội xây dựng quy trình, thủ tục cho vay; thực hiện kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội. 5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chỉ đạo các cơ quan chức năng và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo đúng quy định của pháp luật và Quyết định này. Điều 14. Tổ chức thực hiện: 1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về lập Quỹ tín dụng đào tạo. 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Học viện Hành chính quốc gia; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - VPCP: BTCN, TBNC, các PCN, BNC, Website Chính phủ, Ban Điều hành 112, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, KTTH (5b). A. THỦ TƯỚNG Phan Văn Khải PHỤ LỤC 2 QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 157/2007/QĐ-TTg NGÀY 27 THÁNG 9 NĂM 2007 VỀ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, QUYẾT ĐỊNH : Điều 1. Phạm vi áp dụng: Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên được áp dụng để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại. Điều 2. Đối tượng được vay vốn: Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm: 1. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động. 2. Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: - Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật. - Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật. 3. Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú. Điều 3. Phương thức cho vay: 1. Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi nhà trường đóng trụ sở. 2. Giao Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên. Điều 4. Điều kiện vay vốn: 1. Học sinh, sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 Quyết định này. 2. Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của nhà trường. 3. Đối với học sinh, sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu. Điều 5. Mức vốn cho vay: 1. Mức vốn cho vay tối đa là 800.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên. 2. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định mức cho vay cụ thể đối với học sinh, sinh viên căn cứ vào mức thu học phí của từng trường và sinh hoạt phí theo vùng nhưng không vượt quá mức cho vay quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Khi chính sách học phí của Nhà nước có thay đổi và giá cả sinh hoạt có biến động, Ngân hàng Chính sách xã hội thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh mức vốn cho vay. Điều 6. Thời hạn cho vay: 1. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày đối tượng được vay vốn bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi) được ghi trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ. 2. Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên cho đến ngày học sinh, sinh viên kết thúc khoá học, kể cả thời gian học sinh, sinh viên được các trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có). Thời hạn phát tiền vay được chia thành các kỳ hạn phát tiền vay do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định hoặc thoả thuận với đối tượng được vay vốn. 3. Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay, đối với các chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định. Điều 7. Lãi suất cho vay: 1. Lãi suất cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên là 0,5%/tháng. 2. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay. Điều 8. Hồ sơ vay vốn, trình tự và thủ tục cho vay, trả nợ: Ngân hàng Chính sách xã hội quy định hồ sơ vay vốn, trình tự và thủ tục cho vay, trả nợ bảo đảm đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện. Điều 9. Trả nợ gốc và lãi tiền vay: 1. Trong thời hạn phát tiền vay đối tượng được vay vốn chưa phải trả nợ gốc và lãi; lãi tiền vay được tính kể từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc. 2. Đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi học sinh, sinh viên có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày học sinh, sinh viên kết thúc khoá học. 3. Mức trả nợ mỗi lần do Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn và được thống nhất trong hợp đồng tín dụng. Điều 10. Ưu đãi lãi suất trong trường hợp trả nợ trước hạn: Trường hợp đối tượng vay vốn trả nợ trước hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng lãi suất phải trả sẽ được giảm lãi vay. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định cụ thể mức ưu đãi lãi suất trong trường hợp trả nợ trước hạn. Điều 11. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn: 1. Đến kỳ trả nợ cuối cùng, người vay có khó khăn chưa trả được nợ, phải có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì được Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét cho gia hạn nợ cho đối tượng vay vốn; thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ. 2. Trường hợp đối tượng được vay vốn không trả nợ đúng hạn theo kỳ hạn trả nợ cuối cùng và không được phép gia hạn nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển thành nợ quá hạn. Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp thu hồi nợ. 3. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định cụ thể việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn. Điều 12. Xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan: Việc xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan được thực hiện theo quy định về quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan: 1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí nguồn vốn nhà nước để cho học sinh, sinh viên vay và kinh phí cấp bù chênh lệch lãi suất, phí quản lý để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện tốt việc cho học sinh, sinh viên vay vốn. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành: a) Chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề thuộc quyền quản lý phối hợp với Ủy ban nhân dân địa phương và Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức thực hiện chính sách tín dụng học sinh, sinh viên. b) Chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề thực hiện xác nhận việc học sinh, sinh viên đang theo học tại trường có đủ điều kiện vay vốn quy định tại các khoản 2, 3 Điều 4 Quyết định này. 3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: chỉ đạo các cơ quan chức năng và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo đúng quy định của pháp luật và Quyết định này. 4. Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn hồ sơ xin vay vốn, trình tự và thủ tục cho vay, kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ, gia hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với học sinh, sinh viên theo quy định. Tổ chức huy động vốn để bổ sung nguồn vốn cho vay đối với học sinh, sinh viên. Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề trong quá trình cho vay để vốn vay được sử dụng đúng mục đích, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên trong việc nhận tiền vay và đóng học phí. 5. Tổ chức, cá nhân sử dụng lao động là học sinh, sinh viên đã được vay vốn nhà nước theo quy định tại Quyết định này có trách nhiệm đôn đốc học sinh, sinh viên chuyển tiền về gia đình để trả nợ hoặc trực tiếp trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội. Điều 14. Xử lý vi phạm: Các tổ chức, cá nhân thực hiện không đúng quy định về tín dụng đối với học sinh, sinh viên quy định tại Quyết định này, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ xử lý theo quy định của pháp luật. Điều 15. Điều khoản thi hành: 1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2007 và thay thế Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Các đối tượng đã được vay vốn theo Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2006 được tiếp tục vay vốn theo quy định tại Quyết định này. 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Nguyễn Sinh Hùng PHỤ LỤC 3 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ _________ Số: 21/2007/CT-TTg CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________________________________ Hà Nội, ngày 04 tháng 9 năm 2007                                                                      CHỈ THỊ Về thực hiện chế độ cho vay ưu đãi để học đại học, cao đẳng và dạy nghề _______ Giáo dục - Đào tạo, trước hết là đào tạo bậc đại học và cao đẳng và đào tạo nghề nghiệp với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội có ý nghĩa rất quyết định đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Để thực hiện nhất quán chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện cho tất cả học sinh, sinh viên đã trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trong cả nước, nhưng có hoàn cảnh gia đình khó khăn, có thể học cho đến khi tốt nghiệp, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: 1. Thực hiện tốt chính sách tín dụng đối với sinh viên học đại học và cao đẳng có hoàn cảnh khó khăn, đã trúng tuyển vào đại học, cao đẳng năm học 2007-2008 hoặc đang học đại học, cao đẳng, như quy định tại Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên; bảo đảm cho các sinh viên này không phải bỏ học vì lý do không có khả năng đóng học phí và trang trải các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu (ăn, ở, đi lại, tài liệu học tập). 2. Giao Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội xây dựng phương án về mức cho mỗi sinh viên vay, điều kiện và phương thức cho vay, phương thức thanh toán sau khi đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, cần công bố trước ngày 30 tháng 9 năm 2007. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng trong cả nước rà soát, lập danh sách các sinh viên thuộc diện gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu vay vốn, làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện cho vay ưu đãi theo quy định; Hiệu trưởng các trường đại học và cao đẳng phải tạo mọi điều kiện cần thiết để tất cả học sinh đã trúng tuyển vào trường mình học tập năm thứ nhất một cách thuận lợi, không yêu cầu phải đóng học phí ngay trong ít nhất hai tháng đầu tiên nếu học sinh thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn, để có thời gian làm thủ tục theo quy định để đăng ký sẽ đóng học phí từ việc vay Ngân hàng Chính sách xã hội. 3. Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp rà soát danh sách các sinh viên đã trúng tuyển đại học, cao đẳng năm học 2007-2008 hoặc đang học đại học, cao đẳng mà gia đình khó khăn, có biện pháp hỗ trợ kịp thời, không để một học sinh nào đã trúng tuyển mà phải bỏ học vì không đủ tiền tầu xe đến trường và ăn, ở trong hai tháng đầu tiên của năm học thứ nhất. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Ban, ngành và chính quyền các cấp trong tỉnh, thành phố thực hiện khẩn trương việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn của sinh viên theo các quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội liên quan đến việc cho sinh viên là người của địa phương vay để học. 4. Ngân hàng Chính sách xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện chính sách tín dụng đối với sinh viên, học sinh theo Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ. 5. Trên cơ sở chính sách cho vay để học quy định tại Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ nói trên, giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ngân hàng Chính sách xã hội, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xây dựng đề án ch vay để đào tạo nghề (bao gồm cả trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề) theo nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội, trình Chính phủ trước ngày 31 tháng 11 năm 2007. 6. Khi chính sách học phí của Nhà nước thay đổi, giao Bộ Tài chính chủ trì cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngân hàng Chính sách xã hội và các Bộ, ngành liên quan kịp thời đề xuất các thay đổi cần thiết về chế độ tín dụng đối với học sinh, sinh viên để không một học sinh, sinh viên nào đã trúng tuyển phải bỏ học vì không đủ tiền đóng học phí và bảo đảm cuộc sống tối thiểu. 7, Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí đủ vốn để Ngân hàng Chính sách thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên năm học 2007-2008. 8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện cho vay để học đại học và cao đẳng năm học 2007-2008 trước ngày 30/11/2007. 9, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác phổ biến kịp thời Chỉ thị này đến nhân trong cả nước và hỗ trợ việc triển khai thực hiện chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên một cách hiệu quả. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Chỉ thị này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó thủ tướng Chính phủ; -Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; -Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; -HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; -Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; -Văn phòng Chủ tịch nước; -Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; -Văn phòng Quốc hội; -Tòa án nhân dân tối cao; -Viện kiểm sát nhân dân tối cao; -Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; -Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các Phó Chủ nhiệm, Website Chính phủ, Ban điều hành 112,  Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,  các Vụ,  Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, KG (10b),  Hòa 310 bản. THỦ TƯỚNG   (Đã ký) Nguyễn Tấn Dũng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24892.doc
Tài liệu liên quan