Đề tài Tình hình buôn bán qua biên giới Việt - Trung trước và sau khi trung quốc gia nhập WTO

Biên giới Việt Nam-Trung Quốc như thực tiễn những năm qua cho thấy là nơi giao lưu hàng hoá của mọi đối tượng, mọi địa phương, mọi ngành hàng trong cả nước. Nhưng do điều kiện địa lý và truyền thống giao thương nên các tỉnh biên giới phía có nhiều thuận lợi trong việc nắm bắt thông tin, chuyển dịch cơ cấu, mở rộng thị trường, tập kết nguồn hàng, tổ chức và vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu. Vì vậy, nhịp độ tăng trưởng của các tỉnh này về các chỉ tiêu kinh tế xã hội, cũng như buôn bán đối ngoại sẽ tăng nhanh, nhịp độ tăng trưởng trong buôn bán với Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng nhanh hơn nhịp độ chung của cả nước, góp phần nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của các tỉnh biên giới phía Bắc. Tuy nhiên, đây cũng là nơi gặp nhiều khó khăn lớn về kinh tế và an ninh mà ít nơi nào trong nước phải đối mặt, đặc biệt là nạn buôn lậu, trốn thuế, hối lộ và trộm cướp.

doc83 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 1002 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình buôn bán qua biên giới Việt - Trung trước và sau khi trung quốc gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h và kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 30 - 40%, thậm chí có nơi tăng 100 - 200% so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp trong tỉnh và ngoài tỉnh dồn về khu kinh tế cửa khầu ngày một gia tăng. Việc thành lập các khu kinh tế cửa khẩu là hợp với lòng dân địa phương và giới doanh nghiệp trong tỉnh. Thưc tế, vốn trong dân tự đầu tư xây dựng trên địa bàn trong thời gian qua là rất lớn, gấp nhiều lần so với vốn Nhà nước. Riêng tại khu cửa khẩu Móng Cái, vốn đầu tư xây dựng nhà cửa bình quân mỗi năm đạt 47,348 triệu đồng. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng thừa nhận rằng, do mô hình khu kinh tế cửa khẩu nước ta còn mới mẻ nên trong hoạt động của các kinh tế cửa khẩu không thể không còn nhiều bất cập. 2. Tại Lạng Sơn Tỉnh Lạng Sơn có 5 huyện biên giới, trong đó có hai cửa khẩu quốc tế, hai cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ đường biên; hàng năm thu hút 300 đến 400 doanh nghiệp và nhiều cá nhân tham gia hoạt động thương mại, XNK với kim ngạch XNK mỗi năm đạt hàng trăm triệu USD, do đó, nhu cầu thanh toán của khu vực biên mậu là rất lớn. Thực hiện Quyết định 140/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý tiền của nước có chung biên giới và khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam và các thông tư, kế hoạch của UBND tỉnh, của ngành Ngân hàng từ tháng 11/2001 các ngành hữu quan, các cơ quan chính quyền địa phương có đường biên giới và một số đối tượng là cư dân khu kinh tế cửa khẩu bắt đầu triển khai. Riêng đối với địa bàn thị xã Lạng Sơn, căn cứ vào thực tế hoạt động mua bán trao đổi đồng Nhân dân tệ (CNY) đã được Ngân hàng Nhà nước xem xét và cho phép mở rộng phạm vi đặt bàn đổi ngoại tệ cá nhân. Các thành phần trên đã nghiêm túc triển khai công tác quản lý ngoại hối mà chủ yếu là hoạt động thu đổi ngoại hối đồng CNY. Đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn Lạng Sơn trong sáu tháng đầu năm 2002, đã thực hiện doanh số mua, bán CNY đạt trên 158 triệu CNY và đã tăng hơn 35 triệu so với cùng thời gian của năm trước. Doanh số thanh toán biên mậu đạt gần 136 CNY, tương đương với trên 16 triệu USD, chiếm 12,6% kinh ngạch XNK hàng hóa qua địa bàn Lạng Sơn (Nếu doanh số thanh toán biên mậu của các ngân hàng chiếm tỷ lệ càng cao thì sẽ có tác dụng ngăn ngừa hiện tượng "rút ruột" ngân sách thông qua việc hoàn thuế GTGT). Trước năm 2001, hoạt động ngoại hối của đồng CNY tại các địa bàn biên giới và thị xã Lạng Sơn chưa có sự kiểm soát của Nhà nước, các chợ tiền tự phát hình thành mua bán CNY công khai, hoạt động này thu hút khoảng 200-250 cá nhân chuyên hoạt động thu đổi đồng CNY. Sau khi triển khai quy chế quản lý tiền của nước có chung biên giới, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 39 đơn xin cấp phép thành lập bàn đổi ngoại tệ. Qua xem xét có 30 bàn đổi ngoại tệ đủ điều kiện cấp giấy phép thành lập, trong đó địa bàn thị xã Lạng Sơn có tới 27 bàn và khu vực cửa khẩu Tân Thanh (Văn Lãng) có 3 bàn (các trường hợp không được cấp giấy phép là do đối tượng xin cấp không phải là cư dân biên giới, chưa có địa điểm kinh doanh cụ thể). Doanh thu của các bàn đổi tiền cá nhân trong 6 tháng đầu năm 2002 cũng đã thực hiện 70.740.000 CNY, bình quân mỗi hộ mua và bán là 786.000 CNY/tháng [30,2]. Thực hiện quy chế quản lý tiền của nước có chung biên giới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã bước đầu đáp ứng được mục đích và yêu cầu đặt ra; tăng cường được công tác quản lý Nhà nước về hoạt động ngoại hối đối với đồng CNY; tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tại khu vực biên giới thu đổi đồng CNY đúng quy định; không tạo ra các biến động, xáo trộn trong hoạt động XNK hàng hóa. Một dấu hiệu đáng mừng khác là tình hình buôn lậu và gian lận thương mại thời gian qua đã có chiều hướng giảm xuống. Luợng hàng lậu chỉ còn bằng 1/2, 1/3 và không còn chạy ào ào bất kể ngày đêm như truớc. Tại chợ Đông Kinh, lượng hàng Trung Quốc vẫn dồi dào, giá rẻ. Hầu hết hàng hóa bầy bán tại chợ đều là hàng nhập chính thức. Các mặt hàng có quy định đều được dán tem nghiêm chỉnh. Đánh giá chung của các cơ quan chức năng là lượng hàng lậu Trung Quốc nhập qua các cửa khẩu Lạng Sơn giảm mạnh nhờ có sự kiên quyết của Chính quyền địa phương, đây thực sự là một dấu hiệu đáng mừng. 3. Tại Hà Giang Hà Giang là tỉnh cực Bắc của Tổ quốc, thuộc vùng sâu vùng xa, có diện tích tự nhiên rộng 7.384,37 km2. Dân số năm 2001 là 612.000 người, có chung đường biên giới dài 274 km với Trung Quốc, có cửa khẩu quốc gia Thanh Thuỷ và 3 cửa khẩu tiểu ngạch là Phú Bảng, Xín Mần và Săm pun. Trong những năm qua, Hà Giang đã xây dựng được các trạm chợ ở 3 cửa khẩu Săm pun, Phú Bảng và Xín Mần để tổ chức lưu thông hàng hoá giữa các khu vực qua biên giới hai tỉnh Hà Giang-Việt Nam và Vân Nam-Trung Quốc. Bên cạnh đó, các chợ đường biên cũng đã và đang hoạt động có hiệu quả. Khu Trung tâm Thương mại dịch vụ cửa khẩu quốc gia Thanh Thuỷ đang đi vào hoàn chỉnh để trở thành mũi nhọn phát triển kinh tế mậu dịch đường biên. Tính từ đầu năm đến hết ngày 10/11/2001 kim ngạch xuất khẩu qua cửa khẩu Thanh Thuỷ đã tăng 670% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu nhiều là cao su, nguyên liệu, nông sản (hạt tiêu, điều...). Đây cũng là những mặt hàng đuợc hưởng nhiều ưu đãi về thuế quan nhất từ phía TQ, đuợc giảm thuế từ 30 đến 40%. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu, Hà Giang đã và đang có chính sách thu hút các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đến tham gia sản xuất kinh doanh làm dịch vụ. Ngoài những chính sách ưu đãi đối với tổ chức cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đã được quy định tại Nghị định số 20/CP ngày 31/3/1998 của Chính phủ đối với việc phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc, Hà Giang còn cấp đất cho các cá nhân là người có quốc tịnh Việt Nam trong và ngoài tỉnh có nhu cầu đến khu vực cửa khẩu xây dựng nhà xưởng sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ. Họ sẽ được miễn thuế sử dụng đất trong 3 năm đầu. Nếu thuê tại Trung tâm Thương mại Thanh Thuỷ sẽ được giảm tiền thuê đất so với giá mặt bằng quy định của nhà nước và được ổn định trong 5 năm đầu từ khi có hợp đồng thuê nhà. Ngoài ra, họ còn được xét giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập... theo từng thời điểm. Cùng với sự phát triển của khu kinh tế cửa khẩu, trong thời gian tới, khi mà đề án xin Chính phủ chuyển cửa khẩu Thanh Thuỷ thành cửa khẩu quốc tế được phê duyệt, cộng với mạng điện thoại di động được phủ sóng, đoạn đường quốc lộ 2 trên cửa khẩu hoàn thành thì kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới sẽ còn tăng hơn nữa. 4. Tại Lào Cai Năm 2001 là năm mà các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Lào Cai sôi động và thu được nhiều kết quả nhất từ trước tới nay. Sự phát triển giao thương qua kinh tế cửa khẩu đã làm cho thị xã Lào Cai ngày một thay da, đổi thịt, từng bước hình thành một khu đô thị, thương mại sầm uất. Tháng 5/2001, UBND tỉnh Lào Cai đã quyết định thành lập Ban QLKTCK thị xã Lào Cai, thay cho tổ chức quản lý liên ngành cửa khẩu trước đây. Con số thống kê cho thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn thị xã Lào Cai năm 2001 đạt161,92 triệu USD, tăng 42% so với năm 2000. Trong đó xuất khẩu đạt 70,1 triệu USD, tăng 166,71%, nhập khẩu đạt 90,82 triệu USD, tăng 4,65 so với năm trước. Kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp địa phương đạt 38,92 triệu USD, chiếm tỷ trọng 24% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai. Riêng trong 2 tháng đầu năm 2002, kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai đạt gần 11 triệu USD. Hoạt động ngoại thương giữa hai nước qua các cửa khẩu tại thị xã Lào Cai được thực hiện thông qua hai phương thức chính là: xuất nhập khẩu mậu dịch và buôn bán tiểu ngạch, trong đó phần lớn là kim ngạch xuất nhập khẩu mậu dịch. Kim ngạch buôn bán tiểu ngạch tuy có tăng nhưng song mới kiểm soát và tính thuế được khoảng 15 - 20% giá trị thực tế hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, xuất nhập khẩu tiểu ngạch đã đáp ứng được nhu cầu trao đổi, cải thiện và góp phần nâng cao đời sống của người dân khu vực biên giới. Các mặt hàng xuất nhập khẩu với Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai trong thời gian qua rất đa dạng về chủng loại. Hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc gồm: các nhóm hàng nguyên liệu như quặng các loại, các loại dầu, cao su nguyên liệu; nhóm hàng nông sản như lạc nhân, cà phê nhân, hàng rau quả nhiệt đới...nhóm hàng thuỷ sản như cá, mực; nhóm hàng tiêu dùng như dép các loại, hàng thủ công mỹ nghệ...Hàng nhập khẩu từ Trung Quốc bao gồm: phân bón, hoá chất các loại, kim loại thường, thạch cao, giống cây trồng, rau quả tươi, máy móc thiết bị, phụ tùng...Tuy nhiên theo đánh giá của lãnh đạo tỉnh, mặc kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu Lào Cai tăng mạnh trong những năm gần đây, nhưng còn chiếm tỷ trọng quá khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cụ thể năm 2001 kim ngạch hai chiều giữa hai nước đạt gần 3 tỷ USD thì kim ngạch qua cửa khẩu Lao Cai đạt gần 162 triệu USD cũng chỉ chiếm tỷ trọng 5,4% [35,3]. Sau khi Ban QLKTCK được thành lập, mọi vấn đề đã trở nên thông thoáng hơn. Từ chỗ có 9 ngành thực hiện chức năng quản lý tại cửa khẩu, đến nay chỉ còn có 5 ngành và dưới sự chỉ đạo điều hành của một đầu mối là Ban quản lý. Sau hơn 9 tháng đi vào hoạt động của Ban QLKTCK, công tác quản lý cửa khẩu, quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu đã được nâng lên một bước tạo điều kiện ngày một thông thoáng hơn, thủ tục đơn giản thuận tiện hơn. Tuy nhiên sẽ còn rất nhiều vấn đề cần phải điều chỉnh cải tiến trong công tác quản lý. Trong quan hệ đối ngoại cũng cần được tăng cường giữa hai tỉnh Lào Cai và Vân Nam, giữa các ngành các tổ chức kinh tế của hai bên để có thể biến cửa khẩu Lào Cai có sức hút và trở thành điểm đến quen thuộc của đông đảo các nhà doanh nghiệp. 5. Tại Quảng Ninh Quảng Ninh là tỉnh biên giới ở về phía Đông Bắc nước ta, có diện tích 5.938 km2, dân số 1,025 triệu người, đặc điểm địa hình khá đặc biệt, bao gồm cả đồng bằng, miền núi và hải đảo, nhiều dân tộc thiểu số. Quảng Ninh có vị trí địa lý rất quan trọng, có đường biên giới với Trung Quốc 225 km trên đất liền và 250 km đường biển. Quảng Ninh có 2 cửa khẩu quốc gia chính là Móng Cái và Hoành Mô (huyện Bình Liêu). Hai cửa khẩu phụ là Pò Hèn (huyện Hải Ninh) và Quảng Đức (huyện Quảng Hà). Huyện Hải Ninh của Quảng Ninh, đối diện với thị xã Đông Hưng thuộc tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc, từ ngày mở cửa biên giới đến nay đã hình thành một thị trường buôn bán hàng hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc rất phát triển, mở rộng sôi động. Hải Ninh bằng các nguồn lực đã đầu tư khoảng 500 tỷ đồng xây dựng đường giao thông, chợ trung tâm, kiốt bán hàng, nhà nghỉ, khách sạn, bưu điện, các văn phòng đại diện thương mại, ngân hàng...Hàng ngày, khu vực chợ Móng Cái thường có lưu lượng trên dưới 10.000 người đến giao dịch, trao đổi, mua bán hàng hoá. Chợ có 1.500 sạp hàng, trong đó có hơn 300 thương nhân Trung Quốc. Cạnh chợ là bến tầu, hàng hoá thông thương đi về tấp nập, nhộn nhịp suốt ngày [42,168]. Ngày 18/9/1996, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 675-TTg cho phép tỉnh Quảng Ninh được áp dụng thí điểm một số chính sách tại khu chợ Móng Cái. Quyết định này tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển và cũng là thí điểm cho một mô hình kinh tế, trước khi mở rộng áp dụng đối với các khu vực cửa khẩu biên giới khác ở nước ta. Khu vực này từ khi áp dụng một số chính sách theo hướng "Khu kinh tế mở" của Quyết định 675-TTg, hoạt động thương mại đã sôi động hẳn lên. Kim ngạch hàng hoá qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái đã tăng lên mạnh. Từ tháng 9/1997 đến 5/2001, kim ngạch đạt 1.251 triệu USD. Cũng từ năm 1997 đến nay, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng bình quân 27%, trong đó hàng xuất khẩu tăng 34%, hàng nhập khẩu tăng 12%, tạm nhập tái xuất kho ngoại quan tăng 129% [42,171]. Một thực tế không thể phủ nhận là Quyết định 675-TTg đã tạo tiền đề để thúc đẩy khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Theo thống kê, sau 5 năm được hưởng chính sách ưu đãi, mức thu nhập bình quân đầu người đã tăng từ 370 USD lên 450 USD, tỷ lệ đói nghèo giảm khá nhiều, bộ mặt đô thị và nông thôn đã có một bước chuyển mới. Đặc biệt quan hệ giữa Móng Cái - Đông Hưng và khu Phòng Thành tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) rất phát triển. Nhờ đó đã giải quyết được việc làm cho hàng vạn lao động các tỉnh đổ về. Thực hiện Quyết định 675-TTg, Quảng Ninh đang cải tạo và nâng cấp các khu chợ hiện có thành trung tâm thương mại lớn, cùng lúc xây dựng một siêu thị lớn ở Móng Cái. Ngoài việc tăng cường trang thiết bị cho 2 kho ngoại quan hiện có, sẽ xây thêm một số kho ngoại quan để bảo quản hàng hoá xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Những kho ngoại quan sẽ trở thành khu bảo thuế chỉ phải chịu thuế nhập khi hàng ra khỏi khu vực kinh tế ưu đãi. Các cửa hàng miễn thuế sẽ phát triển cùng với trung tâm hội chợ triển lãm, các chi nhánh, đại diện, đại lý của các công ty trong và ngoài nước./. Chương III Triển vọng và các biện pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển buôn bán qua biên giới hai nước I. Triển vọng buôn bán qua biên giới Việt-Trung 1. Những điều kiện thuận lợi đối với buôn bán qua biên giới Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian sắp tới Thứ nhất, Việt Nam và Trung Quốc núi liền núi, sông liền sông, có đường biên giới trên đất liền dài chừng 1350 km chạy qua 6 tỉnh (31 huyện) của Việt Nam và hai tỉnh gồm 6 thành phố địa khu, châu (14 huyện) của Trung Quốc. Trên biên giới chung của hai nước có 15 cửa khẩu (5 cửa khẩu quốc gia và 10 cửa khẩu cấp tỉnh). Số km biên giới chung của hai nước cũng như số cửa khẩu các cấp đều nhiều hơn so với các nước Đông nam á khác. Gần đây, nhiều cửa khẩu như Đông Hưng - Móng Cái, Bằng Tường - Đồng Đăng, Pò Chài - Tân Thanh, Hà Khẩu - Lào Cai đã có những ý tưởng xây dựng thành những khu vực buôn bán tự do, đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho buôn bán qua biên giới hai nước. Thứ hai, phát triển buôn bán qua biên giới Việt Nam và Trung Quốc không thể tách rời bối cảnh chung về quan hệ của hai nước, tháng 12-1999, Tổng bí thư hai nước đã xác lập khuôn khổ mới cho hai nước Việt Nam và Trung Quốc theo phương châm 16 chữ "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai".Phương châm này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ hợp tác kinh tế hai nước trong tương lai, trong đó buôn bán qua biên giới hai nước. Ngoài ra Việt Nam và Trung Quốc đã ký "Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa" ngày 29/12/2000 và nhiều văn kiện khác nhằm tạo cơ sở vững chắc cho quan hệ ngoại thương giữa hai nước phát triển trong thế kỷ XXI theo phương châm 16 chữ nêu trên. Thứ ba, Trung Quốc và Việt Nam đều có trên 50 thành phần dân tộc khác nhau, trong đó có hơn một chục dân tộc sống ở cả hai bờ biên giới, đáng lưu ý là gần một triệu người Hoa đang sinh sống ở Việt Nam sẽ là cầu nối tốt cho sự hợp tác kinh tế hai bên và sẽ góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩỵ phát triển buôn bán qua biên giới hai nước trong thời gian tới. Thứ tư, Đối với Việt Nam trong thời gian tới Trung Quốc là một thị trường đầy tiềm năng: Trung Quốc đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); Trung Quốc là thị trường có sức mua đa dạng, dễ tính với 1,3 tỷ người, có nơi có thu nhập rất cao (18.000 - 20.000 USD/năm/người), có nơi chỉ thu nhập từ 250 - 300USD/năm/người. Đây là thuân lợi rất cơ bản cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam vì hàng gì cũng có thể xuất khẩu sang Trung Quốc và nhập khẩu từ Trung Quốc về; Trung Quốc là một thị trường nội tệ ổn định trong 10 năm qua. Thứ năm, cả hai nước đều chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng ở vùng biên giới của hai bên, chú ý xây dựng môi trường phần cứng (đường, điện, nước...), rà phá mìn, xây dựng thành các cửa khẩu biên giới. Đồng thời chú ý xây dựng phần mềm, hai nước đã ký 19 Hiệp định hợp tác kinh tế thương mại (trong tổng số 30 Hiệp định và thoả thuận đã được ký kết), đáng lưu ý là Hiệp định kinh tế buôn bán; Hiệp định tạm thời về việc xử lý những sự việc ở biên giới hai nước; Hiệp định hợp tác về đảm bảo và chứng nhận lẫn nhau về hàng hoá xuất nhập khẩu; Ghi nhận hội đàm chống buôn lậu; Hiệp định về mua bán hàng hoá ở vùng biên giới giữa chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa (năm 1998); Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa hai nước (30/12/1999).Những hiệp định trên đây và cơ sở hạ tầng được nâng cấp sẽ góp phần tích cực vào việc thúc đẩy buôn bán qua biên giới hai nước. Thứ sáu, Theo dự đoán của một số nhà hoạch định chính sách, buôn bán hai chiều của Việt Nam-Trung Quốc dự kiến từ năm 2000 - 2010 sẽ đạt mức tăng từ 8 - 15% một năm. Ngày 13/5/2002, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Bộ trưởng bộ mậu dịch và hợp tác quốc tế, ông Thạch Quảng Sinh đã có những cuộc hội đàm với Bộ trưởng bộ thương mại Vũ Khoan nhằm tìm giải pháp thực hiên cam kết của Thủ tướng chính phủ hai nước là đưa kim ngạch buôn bán hai chiều lên 5 tỷ USD vào năm 2005. Các biện pháp được hai bên bàn thảo là: Đẩy mạnh mua bán hàng hoá mang tính bổ sung cho nhau; mở rộng buôn bán biên mậu; tăng cường hợp tác đầu tư sản xuất những mặt hàng Việt Nam có khả năng và Trung Quốc có nhu cầu; thực hiện tốt các chương trình viện trợ và tăng cường hợp tác khu vực. Thứ bẩy, Theo xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá ngày càng phát triển, với việc Việt Nam trở thành thành viên của khu vực buôn bán tự do ASEAN, AFTA, việc Trung Quốc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); cả Việt Nam và Trung Quốc hiện là thành viên của Tổ chức hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC). Việc các cảng của Việt Nam (đặc biệt là cảng Hải Phòng) trở thành cửa khẩu thông ra biển rất gần của khu vực Đại Tây Nam Trung Quốc, với việc khu mậu dịch tư do ( Đông Hưng- Móng Cái, Bằng Tường- Đồng Đăng...) thì mức buôn bán qua biên giới Việt-Trung có nhiều khả năng phát triển hơn nữa. Thứ tám. cùng với nhân loại, Việt Nam và Trung Quốc đã ở vào thế kỷ XXI - thế kỷ của nền kinh tế tri thức, của xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và Trung Quốc. Đó là các xu hướng hoà bình, đối thoại để cùng phát triển, hình thành một nền kinh tế có cơ sở công nghệ mới về chất. Những căng thăng về quân sự, chính trị, hệ tư tưởng giảm đi, nhường chỗ cho sự hợp tác phát triển kinh tế. Các nước đều quan tâm đến xử lý quan hệ quốc tế ra sao để mang lại lợi ích kinh tế tối đa cho đất nước. Trước thềm thế kỷ XXI, các cường quốc Mỹ, Nga, Nhật, Trung Quốc đều cam kết duy trì quan hệ hữu nghị hợp tác. Do đó việc phát triển buôn bán hai nước là một tất yếu phù hợp với nguyện vọng của hai nước và phù hợp với xu thế chung của nhân loại. Tóm lại, dù cho buôn bán qua biên giới hai nước còn những khó khăn trở ngại, nhưng những điều kiện thuận lợi là cơ bản, với sự cố gắng của hai bên thì trong thế kỷ mới - thế kỷ Châu á-Thái Bình Dương, tiềm năng buôn bán qua biên giới Việt-Trung còn phát triển hơn nữa. 2. Một vài dự đoán về tình hình buôn bán hai nước trong thời gian tới 2.1 Thương mại Việt-Trung sẽ sớm vượt mức 5 tỷ USD Theo tính toán của các chuyên gia thương mại, ngoại thương giữa hai nước có nhiều khả năng sẽ đạt khoảng từ 5,4 tỷ USD trở lên vào năm 2005. Cơ sở của dự báo này là Việt Nam và Trung Quốc đang có tốc độ tăng trưởng vào hàng nhất nhì Châu á. Trong 10 năm trở lại đây, kim ngạch buôn bán hai nước tăng rất nhanh về tỷ trọng. Nếu như năm 1991 kim ngạch hai chiều mới đạt 37,7 triệu USD thì năm 2001 là 2,9 tỷ USD tăng 76,9 lần. Với tỷ trọng như vậy hiện Trung Quốc đã thành nước đứng thứ hai về nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Chỉ tính riêng tỉnh Quảng Tây nằm sát một số tỉnh miền núi phía bắc, năm 2001, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều đã đạt tới 500 triệu USD, bằng 1/4 tổng giá trị xuất nhập khẩu cả năm của tỉnh này [12,34]. Sắp tới, sự hợp tác này còn sâu rộng hơn nữa bởi những quyết định của hai nước về xây dựng hành lang kinh tế Côn Minh-Hà Nội-Hải Phòng; mở tuyến bay Vân Nam-Hà Nội, sửa chữa đường sắt, đường bộ nhằm nâng cao năng lực vận chuyển hàng hoá hai chiều. Nắm bắt cơ hội này nhiều đoàn doanh nghiệp của Trung Quốc đã đến Việt Nam để tìm hiểu thị trường và khai thác cơ hội làm ăn. Trong chuyến thăm và toạ đàm kinh tế - thương mại ngày 24/4/2002 của đoàn doanh nghiệp tỉnh Vân Nam, các doanh nghiệp hai nước đã ký kết 5 bản thoả thuận và hợp tác đầu tư xây dựng nhà máy khai thác quặng Hà Giang trị giá 11 triệu USD. Một công ty Việt Nam hợp đồng mua phôi thép của công ty gang thép Côn Minh trị giá 9,2 triệu USD; hợp đồng vận chuyển quá cảnh Hà Nội-Vân Nam tổng khối lượng 1,17 triệu tấn và vận chuyển hàng quá cảnh nguyên liệu cao su từ Việt Nam vào Trung Quốc trị giá hợp đồng 2,4 triệu USD [12,34]. Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và đầu tư, Việt Nam hiện có trên 10 mặt hàng thuộc nhóm có khả năng cạnh tranh và nhóm cạnh tranh có điều kiện là: cà fê, điều, lúa gạo, hạt tiêu, thuỷ sản, dầy dép, rau quả, chè, cao su...lại chính là những mặt hàng Trung Quốc có nhu cầu. Chưa kể đến việc một số mặt hàng khác không nằm trong bảng đánh gía nhưng hiện cũng đang bán được nhiều cho Trung Quốc là dầu thô, than đá, máy công cụ, dầu thực vật. Riêng mặt hàng thuỷ sản, với mức tiêu thụ bình quân đầu người khá cao là 24kg/năm/người và số dân trên 1,2 tỷ người, Trung Quốc là một thị trường khổng lồ đầy tiềm năng. Thị trường Trung Quốc rất ưa chuộng cá mực, cá song, tôm, cua...của Việt Nam. Nhìn chung các doanh nghiệp xuất khẩu đã biết tận dụng nhiều "cửa" xuất nên kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản từ Việt Nam sang Trung Quốc rất khả quan. Mục tiêu sắp tới của Việt Nam là xuất khẩu hàng thuỷ sản theo phương pháp chính ngạch và thanh toán bằng L/C, đồng thời coi Trung Quốc là một thị trường thuỷ sản chiến lược như Mỹ, Nhật, EU. Vào cuối năm 2001, Trung Quốc đã chính thức ra nhập WTO. Với sụ kiện này, nhiều người lo ngại sức ép cạnh tranh Trung Quốc với các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ rất gay gắt. Bởi khi gia nhập WTO, Trung Quốc sẽ có nhiều lợi thế trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư, giá thành sản phẩm sẽ hạ, gây nên một sức ép đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam khi ta chưa vào WTO. Tuy nhiên nếu nhìn sự kiện này một cách tích cực hơn thì việc Trung Quốc gia nhập WTO sẽ làm cho quan hệ ngoại thương Việt-Trung có nhiều thuận lợi hơn là trở ngại. Theo cam kết giữa hai Chính phủ, tháng 3 năm 2002 Trung Quốc đã chính thức thông báo cho Bộ Thương mại Việt Nam về việc Trung Quốc giành cho Việt Nam những đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) đối với thuế suất hàng nhập khẩu vào Trung Quốc theo chuẩn mực của WTO. Đây là bước triển khai thực hiện thoả thuận tại điều 3 mục I của Biên bản cuộc họp lần thứ 3 của Uỷ ban hợp tác Kinh tế-Thương mại Việt-Trung. Như vậy, bắt đầu từ thời điểm này hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc sẽ được hưởng ưu đãi: thuế suất trung bình giảm 25% với rất nhiều nhóm hàng nông thuỷ sản, quặng...khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam với Trung Quốc ở khâu thanh toán sẽ chỉ là tạm thời vì trong một tương lai không xa, khi Trung Quốc và các nước ASEAN thành lập khu vực tụ do buôn bán thương mại, vấn đề này sẽ thuận lợi hơn. Trên cơ sở những tiềm năng và quyết tâm của hai nước, với điều kiện thuận lợi về pháp lý, sự cải thiện về hạ tầng và hiểu biết lẫn nhau về địa lý, tâm lý, chắc chắn quan hệ thương mại Việt-Trung sẽ vượt qua con số 5 tỷ USD trong một tương lai gần. 2.2 Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu hai nước sẽ có những thay đổi Các chuyên gia về thương mại của Việt Nam dự kiến tỷ trọng thị trường Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2010 sẽ chiếm khoảng 12- 15%, còn tỷ trọng của Việt Nam trong thị trường Trung Quốc cũng sẽ tăng nhưng không nhiều do ngoại thương Trung Quốc sắp tới phát triển mạnh hơn trên cơ số lớn. Các mặt hàng xuất nhập khẩu khẩu sẽ thay đổi theo hướng phát huy thế mạnh của mỗi bên và thu được hiệu quả cao trong việc bổ sung cho nhu cầu của mình và đối tác. Việt Nam có nhiều tiềm năng về khí hậu, tài nguyên đất đai và kỹ năng lao động của con người ngày càng được nâng cao sẽ thay đổi dần tình trang xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu các nguyên liệu thô hiện nay, sẽ tăng cường các mặt hàng xuất khẩu qua chế biến với trình độ công nghệ ngày càng hiện đại hơn và chất lượng ngày càng cao hơn. Khả năng đó thể hiện ở một số mặt hàng truyền thống như nông, lâm, hải sản, dầu thô, than đá...và các mặt hàng mới trỗi dậy như hàng may mặc, giầy dép, xà phòng, bánh kẹo... Theo dự đoán, cho đến năm 2010, hàng năm Việt Nam xuất chừng 2,5 triệu tấn gạo, trong đó khoảng 8% xuất vào thị trường Trung Quốc, tức là khoảng 200 nghìn tấn. Kim ngạch xuất khẩu rau quả và gia vị có thể đạt 400 triệu USD vào năm 2005 và 600 triệu USD vào năm 2010, trong đó thị trường Trung Quốc chỉ chiếm 20% tức là 80 triệu USD và 120 triệu USD vào các năm tương ứng. Sản phẩm cao su là mặt hàng chủ lực của Việt Nam, tổng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chỉ bằng 2/5 tổng nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc, cụ thể mỗi năm Trung Quốc cần đến 500 ngàn tấn cao su thiên nhiên, mà Việt Nam có thể xuất khẩu được 200 ngàn tấn, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm 50% tức là 100 ngàn tấn [10,304]. Điều này cho thấy tiềm năng cho ngành cao su là rất lớn, song điểm yếu mà ngành này cần vượt qua là khối lượng sản phẩm cao su qua chế biến còn thấp nên hiệu quả kém. Các mặt hàng đặc sản nhiệt đới khác như hạt điều, cà fê...cũng là thế mạnh của Việt Nam, cũng là những mặt hàng mà Trung Quốc có nhu cầu lớn. Với sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hạt điều lớn thứ ba thế giới chỉ sau ấn Độ và Braxin, dự đoán năm 2005, Việt Nam sẽ xuất khẩu 80 ngàn tấn với kim ngạch 400 triệu USD, năm 2010 đạt 120 ngàn tấn với kim ngạch 600 triệu USD. Trong đó sẽ xuất sang Trung Quốc các năm tương ứng là 30 ngàn tấn trị giá 150 triệu USD và 70 ngàn tấn trị giá 200 triệu USD. Về cà fê, theo một nghiên cứu gần đây dự báo, nhu cầu uống của người dân Trung Quốc có xu hướng chuyển sang dùng nhiều cà fê, do đó cà fê có thể là một mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc mạnh hơn, từ 65 ngàn tấn vào năm 2005 đến 80 ngàn tấn vào năm 2010, chiếm 10% tổng xuất khẩu cả nước về mặt hàng này. Việt Nam cũng xuất sang Trung Quốc sản lượng dầu và hoá dầu trị giá 10% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này, đạt 200 USD vào năm 2005 và 400 triệu USD vào năm 2010 [10,305]. Trung Quốc không phải là nước thiếu than đá song tập trung chủ yếu ở phía bắc, vận chuyển xuống phía nam rất khó khăn, đặc biệt trong mùa mưa. Vì vậy, Việt Nam với trữ lượng hàng tỷ tấn than gầy, hàng trăm triệu tấn than bùn là nguồn cung cấp quan trọng cho các nhà máy ở phía nam Trung Quốc. Dự kiến đến năm 2010, mỗi năm Việt Nam có thể xuất sang Trung Quốc 500 ngàn tấn than trị giá 20 triệu USD, xấp xỉ 17% tổng mức xuất khẩu ngành than. Về nhập khẩu, các cơ quan ngành thương mại Việt Nam đã hướng dẫn ưu tiên nhập có chọn lọc trang thiết bị, máy móc, các mặt hàng trong nước chưa sản xuất được, sản xuất chưa đủ cho nhu cầu hoặc nhập khẩu thì hiệu quả hơn, như vật liệu xây dựng, hoá chất, phôi thép, chất dẻo, linh kiện điện tử, dược liệu, vải vóc... II- Các biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển buôn bán qua biên giới hai nước Mặc dù, triển vọng buôn bán qua biên giới Việt-Trung là tốt đẹp, nhưng để biến nó thành hiện thực lại cần sự phối hợp, sự đồng tâm nhất trí, sự chỉ đạo chặt chẽ của các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương. 1. Đối với Chính phủ Việt Nam Chính phủ là cơ quan quản lý vĩ mô, đề ra những chính sách, hướng đi đúng đắn theo đường lối của Đảng để có thể tạo ra những động lực mới thúc đẩy buôn bán qua biên giới Việt-Trung phát triển cùng với xu thế phát triển của cả nước. Không để cho tình hình buôn bán qua biên giới phát triển một cách tự phát, mất cân đối, thay vào đó là sự quan tâm sát sao và định hướng phát triển, thông qua các biện pháp tích cực: Thứ nhất, cần phối hợp với phía Trung Quốc trong việc tăng cường quản lý hình thức mậu dịch biên giới theo các thông lệ quốc tế và phù hợp với tình hình đặc điểm mỗi nước, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá qua biên giới và quản lý được các hoạt động này. Điều này xuất phát từ thực tế là thói quen buôn bán ở khu vực biên giới vẫn mang tính tự nhiên, với quy mô nhỏ, thói quen này đã hình thành và có ảnh hưởng từ rất lâu. Để có thể mở rộng và phát triển buôn bán qua biên giới, hình thức buôn bán nhỏ không thể trở thành hình thức buôn bán mang tính chiến lược lâu dài mà phải là buôn bán chính ngạch với quy mô lớn hơn. Các thông lệ quốc tế là điều kiện cần thiết mà các doanh nghiệp kinh doanh phải tuân theo để có thể theo kịp xu thế phát triển của khu vực. Tuy nhiên không thể một sớm một chiều là có thể thay đổi được thói quen này, Chính phủ do đó phải hướng quản lý sao cho vừa phù hợp với thông lệ quốc tế vừa phù hợp với điều kiện đặc điểm nước ta, dần dần cho các doanh nghiệp làm quen và ý thức được tầm quan trọng của nó. Khi đã có được một hành lang pháp lý thuận lợi thì việc trao đổi hàng hoá qua biên giới sẽ có điều kiện phát triển mạnh và đồng thời việc quản lý của nhà nước, địa phương các tỉnh biên giới cũng trở lên dễ dàng và thống nhất hơn. Thứ hai, Tổ chức nghiên cứu thị trường Trung Quốc cũng như thị trường biên giới, cập nhật được các chủ trương, chính sách của Trung Quốc về xuất nhập khẩu nói chung và chính sách thị trường biên giới nói riêng để chỉ đạo thống nhất hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới. Đảm bảo sản xuất trong nước và hạn chế tác động xấu đến môi trường cũng như trang thiết thiết bị công nghệ của đất nước. Làm được điều này sẽ giúp cho các đối tác kinh doanh hiểu rõ nhau hơn, ta biết được nhu cầu thị trường cần gì nhất, khối lượng như thế nào và có thể dự đoán được nhu cầu trong tương lai. Có như vậy mới thực hiện được đường lối kinh doanh, chủ động trong nắm bắt thời cơ. Các doanh nghiệp cũng như các đối tác tham gia buôn bán với thị trường Trung Quốc không thể có một cái nhìn tổng thể và chính xác nếu không có việc trợ giúp từ phía Chính phủ trong việc cung cấp thông tin cần thiết, tư vấn hỗ trợ về mặt chiến lược định hướng. Qua đó, môi trường cạnh tranh trên thị trường này cũng lành mạnh hơn. Ví dụ như vấn đề nhập khẩu từ Trung Quốc. Hiện nay, mặc dù Trung Quốc đã phát triển nhanh sau cải cách mở cửa, tiềm lực khoa học-công nghệ của Trung Quốc khá mạnh nhưng Trung Quốc vẫn không phải là nước có công nghệ nguồn và nó đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu. Vì vậy, việc nhập thiết bị toàn bộ của Trung Quốc cần được tính toán chặt chẽ, kiểm tra kỹ lưỡng và chỉ nhập thiết bị toàn bộ qua các tập đoàn có tiềm lực lớn về vốn và công nghệ, không nhập khẩu thiết bị có công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ đã qua sử dụng, gây ảnh hưởng lâu dài cho các ngành sản xuất của ta như hiện nay. Hạn chế nhập các sản phẩm tiêu dùng mà ta đã có khả năng sản xuất với chất lượng không kém, thậm chí còn hơn sản phẩm của Trung Quốc như: xe đạp, quạt điện, máy khâu, đồ điện gia đình, khí cụ điện nhỏ, bóng đèn...các hàng tiêu dùng: vải thông thường, thực phẩm, đồ uống, đồ nhựa, giấy viết...Riêng việc nhập các giống cây trồng, giống gia súc và thuốc sâu phải được quản lý chặt chẽ theo quy định của ngành chức năng, không để các doanh nghiệp nhập khẩu một cách tuỳ tiện. Thứ ba, rà soát lại tất cả các Hiệp định, các văn bản điều chỉnh hoạt động ngoại thương và hoạt động buôn bán qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trên cơ sở đó loại bỏ những văn bản không còn phù hợp, bất cập, chỉ mang tính chất tạm thời, cản trở sự phát triển hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời ban hành những văn bản mới phù hợp hơn với tình hình hiện nay. Từ khi thực hiện bình thường hoá quan hệ cho đến nay, Chính phủ hai nước đã ký kết hơn 20 Hiệp định về kinh tế, hoặc có liên quan đến kinh tế. Chính phủ cũng ban hành rất nhiều các dự thảo và Nghị định liên quan đến hoạt động vùng biên. Thực sự đã có những văn bản không còn phù hợp, nhiều văn bản trồng chéo nhau. Việc xoá bỏ những văn bản đó là cần thiết, tránh tình trạng có quá nhiều văn bản cùng quy định về một loại đối tượng mà tính hiệu lực không rõ ràng, gây khó dễ cho các doanh nghiệp trong việc hiểu và áp dụng. Hơn nữa, hiện nay Trung Quốc đã tham gia vào WTO, có rất nhiều chính sách đã thay đổi cho phù hợp với tình hình mới đặc biệt là vấn đề thuế hạn ngạch và thanh toán. Chính phủ Việt Nam, do đó, cần phải điều chỉnh cho phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong bối cảnh mới này. Thứ tư, Tăng cường kiểm soát quản lý và ngăn chặn các hoạt động buôn lậu, trốn thuế , kinh doanh hàng giả, tiền giả...trong hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch và buôn bán qua biên giới. Đặc biệt để cho kinh doanh thương mại phát triển cần phải có một thị trường tiền tệ ổn định, phương thức thanh toán an toàn, nhanh, thuận tiện và điều quan trọng là Nhà nước phải thiết lập được sự quản lý trên lĩnh vực tiền tệ ở khu vực biên giới Việt-Trung. Đây cũng là vấn đề được đặt ra cho ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Luật Ngân hàng và các văn bản có liên quan khác đến lĩnh vực tiền tệ, đảm bảo cho hoạt động buôn bán trao đổi ở khu vực biên giới đi vào quy củ và lành mạnh. 2. Đối với UBND các tỉnh biên giới Thứ nhất, nâng cao vai trò quản lý của UBND tỉnh. Ta biết rằng các chính sách mà chính phủ ta đưa ra dù có sát thực hay thích hợp như thế nào nếu không có sự chỉ đạo đúng đắn, sự giám sát kiểm tra kịp thời thường xuyên của chính quyền địa phương thì các chính sách này cũng không thể nào phát huy hiệu quả được. Vai trò của chính quyền các tỉnh biên giới được thể hiện ở việc quản lý đối tượng xuất nhập khẩu cùng với việc chỉ đạo và tổ chức thu thuế. Về việc quản lý đối tượng xuất nhập khẩu, Nhà nước nên giao cho chính quyền các tỉnh biên giới cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu qua biên giới cho các đối tượng đủ tiêu chuẩn đóng trên địa bàn tỉnh chứ không chỉ giới hạn là cư dân hay doanh nghiệp của tỉnh. Đối với các mặt hàng nhà nước quản lý theo kế hoạch định hướng nên giao một số lượng nhất định cho các tỉnh có cửa khẩu với Trung Quốc. Sau 3 hoặc 6 tháng báo cáo, nếu đã thực hiện hết thì xin thêm, nếu không thực hiện được thì trả lại cho trung ương, tránh tình trạng phải chờ đợi giấy phép xuất nhập khẩu do các tỉnh biên giới ở quá xa phòng cấp giấy phép của Bộ thương mại, việc đi lại quá tốn kém và không kịp thời, nếu có xin được thì có thể đã mất đi cơ hội làm ăn. Còn đối với công việc chỉ đạo và tổ chức thu thuế, Nhà nước nếu muốn địa phương tích cực trong công tác này thì phải có chính sách phân bổ ngân sách từ nguồn thuế hợp lý. Thực tế cho thấy, nguồn thu ngân sách tỉnh từ các khoản thu thuế xuất nhập khẩu qua biên giới (chủ yếu là qua xuất nhập khẩu tiểu ngạch) không nhỏ (xem Phụ lục), nhờ nguồn thu này nhiều tỉnh đã có tiền để cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng, thực hiện chính sách y tế giáo dục,...nhằm nâng cao đời sống nhân dân. Nếu nhà nước không để lại một phần nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu qua biên giới cho các tỉnh một tỷ lệ thích hợp thì dù cố gắng đến đâu cũng không thể buộc chính quyền các địa phương biên giới "nhiệt tình" đôn đốc chỉ đạo cho công tác thu thuế. Như vậy nhà nước vừa thất thu thuế, đồng thời hàng hoá buôn lậu sẽ ngày càng nhiều hơn, tình trạng buôn lậu khó được kiểm soát một cách chặt chẽ. Thứ hai, cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ dưới sự chỉ đạo của Chính quyền địa phương của các lực lượng Hải quan, Biên phòng, Công an, Kiểm dịch...Những quyền hạn và trách nhiệm của mỗi lực lượng phải được phân định rạch ròi, tránh tình trạng chồng chéo, không những làm giảm hiệu quả mà còn có tác động tiêu cực. Biên phòng phải là lực lượng nòng cốt chịu trách nhiệm quản lý việc xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu, quản lý đường biên mốc giới và mọi hoạt động của con người và các phương tiện qua biên giới ngoài cửa khẩu xác định Hải quan là lực lượng chịu trách nhiệm về việc quản lý mọi hoạt động của phương tiện xuất nhập cảnh trên các cửa khẩu. Công an là lực lượng chịu trách nhiệm chính về hoạt động giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội, an ninh kinh tế ... Cấp uỷ Chính quyền phường xã chịu trách nhiệm toàn diện về quản lý lãnh thổ trên địa bàn địa phương. Để thực hiện được những biện pháp này, một mặt phải nâng cao điều kiện vật chất cơ sở làm việc cho các lực lượng quản lý như việc xây dựng các trạm kiểm soát cửa khẩu, máy móc kiểm tra chất lượng, cân đo đong đếm hiện đại, phương tiện đi lại, thông tin liên lạc...( trên thực tế nhiều khi bọn buôn lậu sử dụng những phương tiện hiện đại hơn rất nhiều) theo tiêu chuẩn của khu vực và của thế giới. Kết hợp với đó là việc có các chính sách khen thưởng kịp thời đối với những đơn vị, cán bộ làm tốt nhiệm vụ, đồng thời xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Thứ ba, xây dựng một chính sách thị trường và mặt hàng thích hợp. Trước hết phải tổ chức nghiên cứu tổng hợp về quản lý và khai thác kinh tế đối với toàn bộ vùng biên giới của nước ta với Trung Quốc để xác định tiềm năng của khu vực này. Đồng thời phải nghiên cứu một cách có hệ thống thị trường Trung Quốc nói chung và thị trường Vân Nam, Quảng Tây nói riêng( theo số liệu cho biết thì chỉ riêng ở cửa khẩu Hà Khẩu đã có 37 đại diện của tỉnh và trung ương của Trung Quốc nghiên cứu thị trường Lào Cai và Vân Nam). Các công ty lớn của Trung ương có mặt ở biên giới, cùng các địa phương kết thành sức mạnh để đi sâu vào thị trường Trung Quốc, tăng nhanh khối lượng hàng xuất của ta sang Trung Quốc. Ngoài ra cần tạo lập mọi liên kết giữa các tỉnh biên giới và các tỉnh phía sau nhằm phát triển nguồn hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm tạo sức mạnh và khả năng mới cho doanh nghiệp nhất là ở các tỉnh biên giới muốn xâm nhập sâu, mở rộng thị trường bán hàng vào các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Quế Châu, Tứ Xuyên và vùng Hoa Nam. Nếu thực hiện được theo hướng này ta còn có thể tránh được nguy cơ nhập siêu trong buôn bán với Trung Quốc. 3. Trung ương kết hợp với các địa phương Để thúc đẩy buôn bán biên giới ngoài những biện pháp về cơ chế tổ chức quản lý, về chính sách như trên Trung ương có thể cùng kết hợp với các địa phương thực hiện một số biện pháp để tạo ra một số điều kiện có tác dụng tích cực tới buôn bán biên giới như: Thứ nhất, chú trọng đầu tư thích đáng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các trung tâm kinh tế - thương mại - dịch vụ, tạo các tiềm lực mới ở các tỉnh biên giới để từng bước thúc đẩy hợp tác không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn cả trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật tại khu vực biên giới, đồng thời hấp dẫn các nhà đầu tư nhờ đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực biên giới Việt-Trung. Thứ hai, kết hợp hài hoà các phương thức: xuất nhập khẩu chính ngạch, tiểu ngạch, trao đổi của dư dân biên giới, các hình thức tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hoá...Đồng thời nên tận dụng một số hình thức khác chẳng hạn như đẩy mạnh hoạt động du lịch nhằm tăng thu ngân sách cho tỉnh. Để thực hiện được điều này Tổng cục du lịch cần có những chương trình đưa khách du lịch từ Việt Nam sang Trung Quốc, từ Trung Quốc sang Việt Nam sau đó đi sâu vào một số tỉnh trong nội địa như Hà Nội - Hải Phòng...mà không cần hộ chiếu chỉ cần giấy thông hành. Thứ ba, về các thủ tục hành chính cần được đơn giản hoá, xoá bỏ phiền hà, tạo thuận lợi cho đối tượng bị quản lý nhằm tạo môi trường thông thoáng. Bộ giao thông vận tải cần cân nhắc việc cho phép các phương tiện vận tải đủ yêu cầu cũng có thể tham gia chuyên chở ở các tỉnh biên giới, khắc phục tình trạng phải qua các khâu trung gian như hiện nay vừa tạo ra sự tiêu cực kém hiệu quả, gây nên bất bình cho các doanh nghiệp trong nội địa. Trên thực tế, chính sách biên mậu của chúng ta không thông thoáng so với Trung Quốc. Hiện có tới 90% khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam đều đi bằng giấy thông hành, mà giấy thông hành chỉ cho phép đến các địa phương Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh nên nhiều người chỉ đi một lần. Các thương nhân Trung Quốc thì không mặn mà do những nơi họ đến không phải là thị trường họ quan tâm. Trong khi đó về phía Trung Quốc, người Việt Nam có giấy thông hành là có thể đi khắp Trung Quốc. 4. Đối với các doanh nghiệp Một hình thức gián tiếp nhằm thúc đẩy buôn bán qua biên giới Việt-Trung mà Bộ thương mại không thể bỏ qua đó là việc chỉ đạo các cơ quan chức năng cần phải đề ra biện pháp tổ chức và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam tham dự các hội chợ triển lãm quốc tế một cách có hiệu quả nhất là các hội chợ triển lãm do ta hoặc Trung Quốc tổ chức ở các tỉnh biên giới. Tiếp tục tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam tham quan, khảo sát, tìm bạn hàng Trung Quốc và tìm cách đưa hàng Việt Nam sang bán cho Trung Quốc. Các doanh nghiệp Việt Nam phải khắc phục tâm lý tự ti cho rằng hàng Việt Nam đặc biệt là hàng công nghệ, tiêu dùng không thể cạnh tranh nổi hàng Trung Quốc về phẩm chất và giá cả (trên thực tế một số mặt hàng của ta có chất lượng tốt hơn và giá rẻ hơn so với hàng hoá Trung Quốc cùng loại). Để có thể làm tốt được điều này các doanh nghiệp của ta cần có những giải pháp nhất định: Thứ nhất, cần có chính sách đầu tư đủ mạnh, có tính đột phá để đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và quảnlý cán bộ, cải tiến mẫu mã và đặc biệt là nâng cao chất lượng hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc. Thứ hai, áp dụng công nghệ tiếp thị và quảng cáo mạnh hơn nữa cho những mặt hàng tuy mới nhưng đang được khách hàng Trung Quốc ưa thích. Xây dựng kế hoạch và chiến lược xuất khẩu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho từng mặt hàng và từng khu vực thị trường cụ thể của Trung Quốc. Thứ ba, chuẩn bị để trong thời gian không xa, xuất khẩu sang Trung Quốc một số mặt hàng mới như các sản phẩm của công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, các dịc vụ tư vấn có hàm lượng trí tuệ cao. Và cuối cùng, các doanh nghiệp Việt Nam hết sức thận trọng khi ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu với những khách hàng Trung Quốc mà mình chưa có quan hệ làm ăn lâu dài (phải kiểm tra tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, của người đại diện, kiểm tra xem xét kỹ từng điều khoản của hợp đồng...), tránh đối đầu cạnh tranh cùng mặt hàng với các doanh nghiệp Trung Quốc. Tóm lại, quan hệ Việt-Trung hiện nay đã thuận lợi hơn trước, chúng ta cần tranh thủ cơ hội này từ phía Trung Quốc. Trong rất nhiều những nhân tố tác động, phía Việt Nam ta phải biết khai thác những lợi thế và hạn chế những tác động tiêu cực của việc trở thành thành viên WTO của Trung Quốc. Việt Nam đang và sẽ chịu rất nhiều áp lực cạnh tranh từ phía Trung Quốc. Nhưng nếu nhìn về lâu dài, trong một điều kiện thế và lực được cải thiện đáng kể, chúng ta hoàn toàn có điều kiện khai thác những cơ hội mới đang mở ra, góp phần rút ngắn khoảng cách kinh tế giữa nước ta và các nước trong khu vực./. Kết luận Biên giới Việt Nam-Trung Quốc như thực tiễn những năm qua cho thấy là nơi giao lưu hàng hoá của mọi đối tượng, mọi địa phương, mọi ngành hàng trong cả nước. Nhưng do điều kiện địa lý và truyền thống giao thương nên các tỉnh biên giới phía có nhiều thuận lợi trong việc nắm bắt thông tin, chuyển dịch cơ cấu, mở rộng thị trường, tập kết nguồn hàng, tổ chức và vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu. Vì vậy, nhịp độ tăng trưởng của các tỉnh này về các chỉ tiêu kinh tế xã hội, cũng như buôn bán đối ngoại sẽ tăng nhanh, nhịp độ tăng trưởng trong buôn bán với Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng nhanh hơn nhịp độ chung của cả nước, góp phần nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của các tỉnh biên giới phía Bắc. Tuy nhiên, đây cũng là nơi gặp nhiều khó khăn lớn về kinh tế và an ninh mà ít nơi nào trong nước phải đối mặt, đặc biệt là nạn buôn lậu, trốn thuế, hối lộ và trộm cướp... Kể từ ngày 11/12/2001, Trung Quốc đã chính thức trở thành thành viên thứ 143 của WTO. Sự kiện nước Trung Quốc gia nhập WTO đã tác động tới toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Gia nhập WTO, dòng vốn FDI đổ vào Trung Quốc nhiều hơn, nhu cầu về nguyên liệu khoáng sản và các mặt hàng chế biến tại Việt Nam tăng lên như dầu thô, quặng sắt, hạt nhựa...Các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc được giảm thuế trung bình 25%. Hiện nay, việc buôn bán giữa các doanh nghiệp hai nước vẫn chủ yếu ở dạng quy mô nhỏ, hàng hoá chỉ tiêu thụ ở khu vực giáp biên giới mà không đi sâu vào thị trường nội địa Trung Quốc. Buôn bán tiểu ngạch trong tương lai sẽ không thể là kênh buôn bán chiến lược trong quan hệ thương mại Việt-Trung vì nó sẽ dẫn đến tình trạng cấp giá, ép giá mà sẽ nhường chỗ cho buôn bán chính ngạch. Tỷ trọng buôn bán chính ngạch có xu hướng ngày càng tăng lên. Điều này, tự thân các doanh nghiệp không thực hiện được mà phải có bàn tay hợp tác của chính phủ hai nước, tạo ra cơ chế thanh toán mạnh hơn, thông qua ngân hàng làm kênh thanh toán chủ yếu. Thực tế cho thấy, việc Trung Quốc gia nhập WTO làm cho quan hệ ngoại thương Việt-Trung có nhiều thuận lợi hơn là trở ngại. Những hạn chế khó khăn của tình hình buôn bán qua biên giới Việt-Trung dần được tháo gỡ và có chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Bước vào thế kỷ mới với những bối cảnh quốc tế mới, nhiều cơ hội và thách thức đang đặt ra trước quan hệ buôn bán hai nước Việt-Trung. Với chủ trương thực sự muốn phát triển kinh tế vùng biên nhằm phát huy những tiềm năng, thế mạnh của mình và bạn hàng, góp phần xây dựng công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của mỗi đất nước, chắc chắn những thuận lợi của mối thông thương giữa hai dân tộc láng giềng sẽ được khai thác và phát huy hơn nữa. Xu hướng hợp tác đi đôi với cạnh tranh sẽ là động lực thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa hai nước Việt-Trung, vừa trước mắt, vừa lâu dài và sẽ nổi bật trong mậu dịch biên giới của hai nước./. Danh mục tài liệu tham khảo Lan Chi- Đánh giá tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO - Thông tin Tài chính 14/7/2001 Chỉ thị số 174-TTg ngày 16/9/1992 về những biện pháp cấp bách thực hiện Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới Việt-Trung Phạm Hoàng Chương "Tăng cường thúc đẩy sự phát triển quan hệ thương mại Việt-Trung" - Tham luận tại tại hội thảo kinh tế thương mại Việt-Trung lần thứ 2, Hà Nội, 18-20/1/1999 Cao Cường - Thủ đoạn mới của bọn buôn lậu trên biên giới Lào Cai - Báo Lào Cai - 22/11/2002 Nguyễn Thị Doan- Tăng cường quan hệ thương mại Việt-Trung, -Kinh tế và phát triển, số 60-6/2002 Văn Dũng - Buôn bán qua phụ nữ qua biên giới, Những tội ác mới - Báo Sài Gòn giải Phóng - 7/6/2002 Trần Hải- Những thách thức và cơ hội đối với Châu á khi Trung Quốc gia nhập WTO - Ngoại thương- 2/10/2000 Trần Hải- Kinh tế Trung Quốc sau khi là thành viên của WTO - Ngoại thương, số 20- 7/2002 Bắc Hải- Đầu tư và xuất khẩu-bất lợi lớn. Những tác động khi Trung Quốc gia nhập WTO - Thời báo kinh tế Việt Nam, 23/5/2001 Nguyễn Minh Hằng - Buôn bán qua biên giới Việt-Trung _lịch sử, hiện tại và triển vọng-NXB Thống kê-2001 Hiệp định về mua bán hàng hoá ở vùng biên giới (tháng 10/1998) Phí Trọng Hiếu-Thương mại Việt-Trung sẽ sớm vượt mức 5 tỷ USD - Tài chính doanh nghiệp-6/2002 Huy Hùng - Công an Lai Châu chặn đứng nhiều vụ buôn lậu ma tuý - Báo Điện Biên Phủ - 26/8/202 Đức Huy- Nhức nhối Hang Dơi, trách nhiệm thuộc về ai - Báo Tiền phong - 4/7/2002 Ngọc Hưng - Buôn lậu, những thủ đoạn mới - Báo Lạng Sơn - 15/10/2002 Trương Mai Hương- Trung Quốc gia nhập WTO và ảnh hưởng đến các nước ASEAN - Kinh doanh và kinh doanh quốc tế, số chuyên đề-2001 Kinh tế thế giới 2000-2001 đặc điểm và triển vọng - NXBT -2001 Nguyễn Trọng Liên- Hoạt động mậu dịch biên giới Việt Nam-Trung Quốc - Tạp chí thương mại, số 8/2000 Trường Lưu- Quan hệ hữu nghị Việt-Trung hướng tới tầm cao mới -Nghiên cứu Trung Quốc - số 2(42)/1999 Mark.L.Clifford -Trung Quốc và WTO (Trung Quốc đang thay đổi, thương mại thế giới đang thay đổi) - NXBTG -2002 Nguyễn Thị Mơ - Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trên lĩnh vực ngoại thương nhìn lại 10 năm và triển vọng - Nghiên cứu Trung Quốc, số 6 (40)/2001 Mười cuộc điều tra quy mô lớn 1998-2000 -Vụ Tổng hợp thống kê - NXB Thống kê 2001 Phạm Kim Nga - Trung Quốc gia nhập WTO. Những ảnh hưởng và gợi mở đối với Việt Nam và các thành viên ASEAN - Nghiên cứu Trung Quốc, số 3(40)/2001 Hồng Nga - Bắt giữ 109 vụ buôn bán hàng lậu - Báo Cao Bằng - số 39 tháng 10/2002 Nghị định 33/CP của Chính phủ ngày 19/4/1994 về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu Nghị định 115/HĐBT ngày 9/4/1992 về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tiểu ngạch biên giới Trần Kinh Nghị -"Vài suy nghĩ về quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam sau khi Trung Quốc gia nhập WTO"- Vụ hợp tác kinh tế đa phương, Bộ ngoại giao-2002. Phạm Cao Phong - Quan hệ thương mại Việt-Trung từ 1991 đến nay - Nghiên cứu Trung Quốc, số 1(29)/2000 Vũ Phương - Nhìn lại tình hình đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam mười năm qua (11/1991-11/2001) - Nghiên cứu Trung Quốc, số 2(42)/2002 Vĩnh Phương - Hoạt động của hệ thống Ngân hàng trên địa bàn Lạng Sơn 6 tháng đầu năm - Báo Lạng Sơn - 15/7/2002 Nguyễn Huy Quý- Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) - Nghiên cứu Trung Quốc, số 6(40)/2001 Đỗ Tiến Sâm, Lê Văn Sang - Trung Quốc gia nhập WTO và tác động tới các nước Đông nam á, 2002 Đỗ Tiến Sâm - Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc từ khi bình thường hoá năm 1991 đến nay và triển vọng - Nghiên cứu Trung Quốc, số 5(45)/2002 Thái Sinh - Tăng cường kiểm dịch thực vật xuất nhập khẩu qua biên giới Lào Cai - Báo Lào Cai - 15/11/2002 Thái Sinh - Mô hình quản lý cửa khẩu, Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Lào Cai tăng nhanh - Thời báo Kinh tế Việt Nam - 18/3/2002 Nguyễn Thế Tăng - Triển vọng buôn bán qua biên giới Việt Nam và Trung Quốc - Nghiên cứu Trung Quốc, số 1(29)/2000 Vũ Minh Tân - Chống buôn lậu và gian lận thương mại, cuộc chiến còn nhiều cam go - Tạp chí Thương Mại, số 12/2000 Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam 10 năm 1991-2000 - NXB Thống kê-2001 Đặng Trần - Trung Quốc gia nhập WTO con đường tơ lụa đã mở - Con số và sự kiện-3/2002 Lưu Ngọc Trinh - Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với các nước Châu á - Nghiên cứu Trung Quốc, số 4/2000 Phí Trịnh - Ngăn chặn nạn nghiện hút và mại dâm - Báo Nhân dân - 19/5/2000 Tuyên bố chung thoả thuận xây dựng quan hệ Việt Nam-Trung Quốc (25/2-2/3/1999) Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới (29/12/2000) Hoàng Thị Tuyết - Những cơ hội và thách thức khi Trung Quốc gia nhập WTO - Nghiên cứu Trung Quốc, số 1(29)/2000 Phương Nguyễn út - Đêm Sóc Giang - Báo Cao Bằng - 22/11/2002 Việt Nam hướng tới 2010 - tập 1,Tuyển tập báo cáo phối hợp nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các chuyên gia quốc tế và Việt Nam -NXBCTQG - 2001./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT669.doc
  • docBIA NINH.doc
  • docPhuLuc.doc
Tài liệu liên quan