Đề tài Tình hình chính trị - kinh tế - xã hội của Balilong, ở nửa đầu thế kỉ XVIII trước công nguyên

MỤC LỤC PHẦN 1: DẪN NHẬP 1 PHẦN 2: 2 BỘ LUẬT HAMMURABI 2 PHẦN 3: 4 TÌNH HÌNH, KINH TẾ, CHÍNTRỊ XÃ HỘI,QUA BỘ LUẬT HAMURABI 4 PHẦN 4: KẾT LUẬN 10 PHẦN 1: DẪN NHẬP Loài người ra đời cách đây hàng triệu năm và từ đó con người đã sáng tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần. Nhưng mãi đến thế kỉ IV TCN, khi xã hội nguyên thuỷ bắt đầu tan rã ở Ai Cập, nhà nước bắt đầu ra đời. Đây chính là cột mốc đánh giấu xã hội bước vào thời kì văn minh . Trong thời cổ đại (cuối thiên kỉ IV, đến những thế kỉ trước sau công nguyên), ở phương đông suất hiện bốn trung tâm văn minh lớn.Và nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại là một trong bốn cái nôi của nền văn minh của loài người. Lưỡng Hà theo tiến Hi Lạp “mêđốt và pôtamốt” nghĩa là miền giữa hai con sông, hai con sông đó là sông Tigrơ ở phía đông và sông Ơphrát ở phía tây. Cả hai con sông đó đều bắt nguồn từ miền rừng núi Acmênia chảy qua lãnh thổ nước Irắc ngày nay rồi đổ qua vịnh Ba Tư. Lưỡng Hà được hai con sông này bồi đắp phù sa nên đất đai rất phì nhiêu, màu mỡ, vì vậy cũng như Ai Cập, khi công cụ còn thô sơ thì nền kinh tế ở đây vẫn có điều kiện phát triển, do đó đã sớm bước vào xã hội văn minh. Những thành tựu mà người Lưỡng Hà cổ đại đạt được trong thời gian này có trong tất cả các mặt như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, luật pháp .được thể hiện dưới các triều đại nối tiếp nhau trong giai đoạn này. Trong đó, giai đoạn cổ Babilon, dưới thời vua Hammurabi(1792-1750 TCN), được đánh dấu là cột mốc chói lọi trong lịch sử văn minh của Lưỡng Hà cổ đại . Những thành tựu về vật chất, tinh thần, đã thúc đẩy kinh tế,xã hội, chính trị .phát triển nhanh chóng biến Babilon, trở thành quốc gia hùng mạnh nổi tiếng trong lịch sử Lưỡng Hà cổ đại. Có thể thấy rõ điều đó khi nghiên cứu một trong những thành tựu đó, và trong phạm vi đề tài, bài tiểu luận này tập trung nghiên cứu về thành tựu của Luật pháp mà đỉnh cao là Bộ luật Hammurabi, dưới thời vua Hammurabi. Thông qua bộ luật này sẽ phần nào khái quát được những nét cơ bản về tình hình kinh tế,xã hội, chính trị dưới thời cổ Babilon.

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1956 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tình hình chính trị - kinh tế - xã hội của Balilong, ở nửa đầu thế kỉ XVIII trước công nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: Qua bộ luật HAMMURABI hãy nhận xét về tình hình chính trị - kinh tế - xã hội của BABILONG, ở nửa đầu thế kỉ XVIII TCN PHẦN 1: DẪN NHẬP Loài người ra đời cách đây hàng triệu năm và từ đó con người đã sáng tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần. Nhưng mãi đến thế kỉ IV TCN, khi xã hội nguyên thuỷ bắt đầu tan rã ở Ai Cập, nhà nước bắt đầu ra đời. Đây chính là cột mốc đánh giấu xã hội bước vào thời kì văn minh . Trong thời cổ đại (cuối thiên kỉ IV, đến những thế kỉ trước sau công nguyên), ở phương đông suất hiện bốn trung tâm văn minh lớn.Và nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại là một trong bốn cái nôi của nền văn minh của loài người. Lưỡng Hà theo tiến Hi Lạp “mêđốt và pôtamốt” nghĩa là miền giữa hai con sông, hai con sông đó là sông Tigrơ ở phía đông và sông Ơphrát ở phía tây. Cả hai con sông đó đều bắt nguồn từ miền rừng núi Acmênia chảy qua lãnh thổ nước Irắc ngày nay rồi đổ qua vịnh Ba Tư. Lưỡng Hà được hai con sông này bồi đắp phù sa nên đất đai rất phì nhiêu, màu mỡ, vì vậy cũng như Ai Cập, khi công cụ còn thô sơ thì nền kinh tế ở đây vẫn có điều kiện phát triển, do đó đã sớm bước vào xã hội văn minh. Những thành tựu mà người Lưỡng Hà cổ đại đạt được trong thời gian này có trong tất cả các mặt như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, luật pháp...được thể hiện dưới các triều đại nối tiếp nhau trong giai đoạn này. Trong đó, giai đoạn cổ Babilon, dưới thời vua Hammurabi(1792-1750 TCN), được đánh dấu là cột mốc chói lọi trong lịch sử văn minh của Lưỡng Hà cổ đại . Những thành tựu về vật chất, tinh thần, đã thúc đẩy kinh tế,xã hội, chính trị...phát triển nhanh chóng biến Babilon, trở thành quốc gia hùng mạnh nổi tiếng trong lịch sử Lưỡng Hà cổ đại. Có thể thấy rõ điều đó khi nghiên cứu một trong những thành tựu đó, và trong phạm vi đề tài, bài tiểu luận này tập trung nghiên cứu về thành tựu của Luật pháp mà đỉnh cao là Bộ luật Hammurabi, dưới thời vua Hammurabi. Thông qua bộ luật này sẽ phần nào khái quát được những nét cơ bản về tình hình kinh tế,xã hội, chính trị dưới thời cổ Babilon. PHẦN 2: BỘ LUẬT HAMMURABI Babilon, là một thành phố do người Amôrit thành lập ở trung tâm Lưỡng Hà. Trong thời kì đầu, Babilon còn tương đối yếu, đến nửa đầu thế kỉ XVIII TCN, Hammurabi đã lần lượt đánh bại các thành bang sung quanh, thống nhất hầu hết vùng Lưỡng Hà. Trên cơ sở đó, ông đã xây dựng bộ máy nhà chuyên chế tập quyền trung ương . Sư suất hiện của nhà nước đánh dấu cơ sở ra đời của luật pháp – cơ quan thể hiện quyền lực của nhà nước với nhân dân. Đáp ứng nhu cầu đó, với tư cách là vua của Babilon, ông đã ban hành bộ luật mang tên của mình: bộ luật Hammurabi. Kế thừa những bộ luật ra đời trước đó như: bộ luật ra đời sớm nhất của thành bang UA và bộ luật của nước ETNUNA ở đông bắc Babilon có nội dung nói về kế thừa tài sản, địa tô, vay nợ lãi, quan hệ nô lệ...thì bộ luật Hammurabi được gói gọn trong 282 điều luật với các nội dung phong phú hơn mà thông qua đó có thể thấy được rõ nét về tình hình kinh tế, xã hội, chính trị của Babilon trong giai đoạn này.Và nó trở thành bộ luật quan trọng nhất của Lưỡng Hà cổ đại, là đỉnh cao rực rỡ của thành tựu về luật pháp. Bộ luật được chia làm ba phần : mở đầu, nội dung điều luật, kết luận. Phần đầu là nói về sứ mạng thiêng liêng và uy quyền của Hammurabi cũng như mục đích khi ban hành ra bộ luật: “vì hạnh phúc của loài người, thầnh Anu và thần Enlin đã ra lệnh cho trẫm - một vị vua quang minh chính trực, phát huy chính nghĩa ở đời, diệt trừ những gian ác không tôn theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp kẻ yếu, làm cho trẫm giông thần Samat soi đến dân đen, tỏ ánh sáng đến nơi nơi ”. Phần kết luận một lần nữa nhấn mạnh lại uy quyền, công đức của vua cũng như tính hiệu lực của bộ luật:“ đây là pháp luật do vua Hammurabi bách thắng đặt ra để đem lai hạnh phúc chân chính và nền thống trị nhân từ. Để người mạnh không hà hiếp kẻ yếu và để cho những người cô quả có chỗ nương tựa ở thành Babilon...để cho toà án tiện việc xét sử, để cho kẻ thiệt thòi được trình bày chính nghĩa, trẫm khắc những lời vàng ngọc lên cột đá tr̃ước bước tượng của trẫm tức là bức tượng của một vị vua công bằng. Từ nay cho đến nghàn đời sau các vua trong nước phải theo những lời chính nghĩa của trẫm, không được thay đổi việc xét sử tư pháp do trẫm quyết định và thẩm tra do trẫm xác lập, không được phá hoại những chế độ do trẫm đặt ra ”. Phần nội dung gồm 282 điều luật đề cập đến những vấn đề như: thủ tục kiện tụng các tội hình sự, và vấn đề dân sự...thông qua đó có thể khái quát được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong giai đoạn vua Hammurabi. PHẦN 3. TÌNH HÌNH, KINH TẾ, CHÍNTRỊ XÃ HỘI,QUA BỘ LUẬT HAMURABI - TÌNH HÌNH KINH TẾ: Đến thời Babilon, nền kinh tế Lưỡng Hà có bước tiến bộ đáng kể đặc biệt là về nông nghiệp. Điều đó thể hiện qua các điều luật về ruộng đất được đề cập tương đối lớn trong bộ luật Hammurabi . Do được hai con sông lớn bồi đắp phù sa nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Babilon phát triển nông nghiệp và nó chiếm vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển . Cũng chính vì điều đó mà nông nghiệp rất được quan tâm trong bộ luật của đất nước . Nền nông nghiệp phát triển phát triển đặt ra yêu cầu sự suất hiện của tư liệu xản suất và thời kì này đã suất hiện công cụ đồng thau. Đặc biệt nguời Babilon còn biết chế tác ra lưỡi cày bằng đồng thau do bò kéo nên nhờ vậy mà năng suất không ngừng tăng lên. Sự phát triển của nông nghiệp cũng đồng nghĩa với sự có mặt ngày càng đông đúc của tầng lớp nông dân . Đây là tầng lớp không có ruộng đất mà phải thuê ruộng của dân tự do hoặc của tam ca. Chính vì điều đó và để tạo điều kiện cho người nông dân xản suất có hiệu quả nên trong bộ luật Hammurabi ban hành rất nhiều điều luật qui định rõ ràng về mối quan hệ về ruộng đất và tới quyền lợi của tầng lớp nông dân. Để tạo điều kiện cho nguời nông dân có tư liệu sản xuất trong bộ luật Hammurabi ở một số điều luật quy định người nông dân được thuê ruộng đất để cày cấy. Và để cho người nông dân đảm bảo năng suất lao động bộ luật có quy định những điều luật có tính ràng buộc với người nông dân, như trong những điều luật 42 : “dân tự do thuê ruộng để cày, nếu không có thoc thì coi như người này chưa hết lòng chăm bón vì vậy phải lấy người bên cạnh làm tiêu chuẩn để nộp thóc cho chủ ruộng”. hoặc trong điều 43 “nếu không cày cấy mà để ruộng bỏ hoang thì phải căn cứ theo người bên cạnh để nộp thóc cho chủ ruộng và phải cày bừa ruộng lại cho bằng phẳngđể trả lại cho chủ ruộng ”. Bên cạnh những điều luật có tính chất ràng buộc đó thì bộ luật cũng quy định những điều luật quan tâm đén quyền lợi của người nông dân, như trong điều 48 “nếu dân tự do mắc nợ có lợi tức mà thần Adát làm lụt hay hạn hán làm hoa màu không mọc được thì năm đó người nông dân không phải trả thóc cho chủ ruộng và lợi tức năm đó cũng không phải trả”. Ngoài ra bộ luật cũng đề những điều luật quy định trách nhiệm của nông đân với hành vi của mình . Có nghiã là nông đân phải có trách nhiệm với ruộng đất cũng như thành quả lao động của mình . Mặt khác họ phải có trách nhiệm với ruộng đất của người khác nếu họ làm ảnh hưởng tài sản của nong đân khác thi họ phải đền bù thiệt hai như bộ luật quy định . Có thể thấy điều đó qua một số điều luật, điều 53 quy định : “ nếu dân tự do lười biếng không chịu củng cố đê đập bên ruộng của mình, do đó đê bị vỡ làm ngập nước sang ruộng ccủa người khác thì người đó phải đền bù thiệt hại” Hoặc điều 59 quy định “ nếu dân tự do chặt cây cối trong vườn của người khác mà không báo cho chủ vườn biết thì phải đền ½ mina bạc” Qua những điều luật này cho ta thấy một điều , luật Hămmurabi đã dựa rên cơ sở quyền lợi của tầng lớp nông dân đề ra những điều luật tương đối dân chủ và nghiêm khắc mang tính ràng buộc , tạo ý thức tự giác của đông đảo tầng lớp nông dân trong lao động . Vì vậy , nó góp phần tạo điều kiện thúc đẩy cho nền nông nghiệp ngày càng phát triển . Bên cạnh sự phát triển của nông nghiệp , trong thời gian này Babilon cũng có điều kiện phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp . Đặc biệt cư dân Lưỡng Hà đã sáng chế ra loại cày có lắp bộ phận gieo hạt – đây là sự kiện đánh dấu sự phát triển nhanh chóng của nền nông nghiệp và biến nó thành động lực thúc đẩy nền kinh tế của Babilon phát triển hùng mạnh . - TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ Sau khi Hămmurabi lên làm vua thống nhất hầu hết vùng lưỡng Hà , ông đã xây dựng một nhà nước chuyên chế tập quyền trung ương , mọi quyền hành tập trung vào đức vua –người đứng đầu đất nước . Để thể hiện sức mạnh của mình cũng như của bộ máy nhà nước , đồng thời giúp bộ máy này điều hành đất nước ổn định , phồn vinh , ông đã có nhiều chính sách thay đổi về mọi mặt. Đặc biệt là về luật pháp , ông đã ban hành bộ luật Hămmurabi với mục đích “ đem lại hạnh phúc chân chính và đặt nền thống trịn nhân từ ”. Qua bộ luật này thể hiện uy lực và chính sách cai trị của Hămmurabi với đất nước “ Trẫm , nhận mệnh lệnh của cả thần linh vĩ đại mà làm một kẻ chăn dắt nhân từ ... để cho người mkạnh không hà hiếp kẻ yếu , để cho những người cô quả có chốn nương tựa ở thành Babilon , để cho toà án tiện việc xét xử và tuyên án , để cho những kẻ bị thiệt thòi được trình bày chính nghĩa , Trẫm khắc nhhững lời vàng ngọc của trẫm lên cột đá trước bức tượng của trẫm ... Trẫm vị vua ngự trị của các vua , lời nói của Trẫm là siêu quần xuất chúng , uy lực của trẫm không ai có thể địch nổi . Theo mệnh lệnh của vị quan toà vĩ đại của trời đất , chế độ do trẫm đặt ra không ai có thể thay đổi được ... Từ nay cho đến ngàn vạn đời sau , các vua trong nước phải tuân theo những lời chính nghĩa của trẫm , không được xét xử tư pháp và việc thẩm tra tư pháp do trẫm xá lập , không được phá hoại chế độn do trẫm đặt ra” Nhờ bộ luật này, Hămmurabi đã thể hiện được quyền đứng đầu của mình đồng thời điều hành được bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương theo những điều luật mà ông đặt ra. Có như vậy thì một cường quốc hùng mạnh như Babilon mới có thể phát triển ổn định dưới sự trị vì của ông. Bộ luật được gói gọn trong 282 điều bao gồm các thủ tục kiện tụng , các tội hình sự như trộm cắp , gây thương tích và các vấn đề dân sự như hôn nhân , quyền sở hữu tài sản , tô thuế ,... đã trở thành hệ thống nguyên tắc định hướng trong hành vi cũng như nhận thức của nhân dân . Điều đó cũng có nghĩa đường lối quản lý và điều hành bộ máy nhà nước do ông đề ra phù hợp vói điều kiện khách quan cũng như nguyện vọng của nhân dân . Chính vì thống nhất được bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương mà trong thời gian trị vì của mình Hămmurabi đã làm cho Babilon trở thành một quốc gia hùng mạnh nhất vùng Lưỡng Hà. - TÌNH HÌNH XÃ HỘI Luật pháp ra đời đại diện cho sức mạnh của bộ máy nhà nước trong việc điều hành xã hội, chính vì vậy, luật pháp là tấm gương phản chiếu hình ảnh xã hội của quốc gia đó . Cũng như kinh tế và chính trị , qua bộ luật Hammurabi chúng ta có thể khái quát được tình hình xã hội của Babilon dưới thời trị vì của vua Hammurabi. Dưới triều đại của minh ,vua Hammurabi đã xây dựng Babilon thành chế độ nhà nước chuyên chế tập quyền trung ương sau khi thống nhất được hầu hết vùng Lưỡng Hà.Thực chất, những quốc gia xuất hiện trước thành cổ Babilon, tình hình xã hội rất phức tạp. Do lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo làm cho nhiều nhà nước thành bang ra đời. Gữa các thành bang ấy luôn sảy ra các cuộc đấu tranh để tranh giành đất đai và nguồn nước. Nhận thức được tình hình phức tạp trong mối quan hệ giữa người với người, nên ngay khi lên trị vì, Hammurabi đã ban hành luật pháp để đi đến thống nhất xã hội làm nó nhanh chóng đi tới ổn định. Sự ổn định của xã hội Babilon trong thời gian này thể hiện ở sự phát triển kinh tế và ổn định chính trị trong nội dung bộ luật Hammurabi. Từ hình thức tổ chức xã hội phức tạp bởi các nước thành bang đến thời vua Hammurabi thống nhất lại thành một nhà nước chuyên chế tập quyền trung ương , do nhà vua đứng đầu . Qua nội dung bộ luật có thể thấy xã hội Babilon chia làm các tầng lớp : Quý tộc(đứng đầu là vua, tiếp đến là các đại thần, quan lại ...) ,dân tự do (nông dân, binh lính,ngưới buôn bán...), sau cùng là nô lệ. Tuy tập trung nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội nhưng qua bộ luật Hammurabi , dưới triều vua Hammurabi không có sự phân hóa giàu nghèo gay gắt: “ Trẫm tức vua Hammurabi chưa hề khinh miệt dân đen, chưa hề lơ là trách nhiệm chăn dắt dân đen , Trẫm đã lo tìm kiếm đất cư trú an toàn cho dân đen ...để cho người mạnh không hà hiếp kẻ yếu, cho những người cô quả có chỗ nương tựa ở thành Babilon, để cho tiện việc sét sử và tuyên án tư pháp được quyết định, để cho những kẻ yếu hèn được trình bày chính nghĩa, Trẫm khắc những lời vàng ngọc lên bia đá trước bức tường của trẫm như bức tường của vị vua công bằng”. Qua bộ luật Hammurabi các tầng lớp nhân dân đều chịu sự điều hành của hệ thống pháp luật, ví dụ các điều luật về hình sự quy định : tội phạm ăn trộm bị phát hiện sẽ bị phạt tội sử tử. Bên cạnh đó, nhân dân có quyền tố cáo tội phạm nhưng trong điều kiện có bằng chứng rõ ràng nếu không sẽ mắc tội vu cáo, và hình phạt cũng bị sử tử. Nội dung này được nói rõ trong điều luật : 1, 3, 4, 21, 22...Đây là những điều luật rất tiến bộ, công bằng và dân chủ xác lập mọi thần dân đều có quyền và trách nhiệm cũng bị những hình phạt giống nhau nếu vi phạm. Điều đó sẽ hình thành trong quần chúng nhân dân ý thức kỉ luật trong hành vi và nhận thức của mình để giữ ổn định và trật tự xã hội. Đối với luật dân sự, tính chất công bằng và dân chủ thể hiện rõ đặc biệt trong những điều luật về ruộng đất và luật hôn nhân. Về luật ruộng đất quy định người nông dân được mướn ruộng và ngoài thành quả đạt được họ phải trả thuế cho chủ ruộng đã thoả thuận như giao kèo. Bên cạnh đó các điều luật này cũng đảm bảo quyền lợi của tầng lớp quý tộc và nông dân rất công bằng. Ví dụ : trong điều luật 42, 43 quy định “ nếu nông dân thuê ruộng mà không có năng suất vì lí do để đất bỏ hoang hoặc không hết sức chăm sóc thì người này phải căn cứ theo người bên cạnh làm tiêu chuẩn để trả cho chủ ruộng”. Còn điều luật 52 thi quy định “nếu thần Adát làm ngập ruộng của người này, hoặc nước lụt hoa màu, thì năm đó người đó không phải trả thuế và lợi tức”. Về luật hôn nhân thì các điều luật trong bộ luật Hammurabi quy định rất rõ ràng và bình đẳng trong quan hệ gia đình. Có nghĩa là, trong các mối quan hệ hôn nhân, cha con...không có tình trạng phân biệt , đối sử mà rất bình đẳng và tiến bộ. Ví dụ: điều 128 quy định rất rõ và tiến bộ trong việc xác lập cơ sở pháp lí giữa chồng và vợ “nếu dân tự do cưới vợ mà không làm giấy tờ thi người đó không phải là vợ của y”. Hoặc trong điều 129, 153 quy định “người vợ ngoại tình hay không có trách nhiệm xây dựng gia đình thì sẽ bị ném xuống sông”. Bên cạnh đó, trong điều 137, 138, 139 quy định “người chồng không được tự ý bỏ vợ, nếu người vợ không có con thì khi bỏ, người chồng phải trả lại của hồi môn và chia cho người vợ một phần thà kế”. Đối với quan hệ cha con thì những điều luật trong bộ luật này mang rất nhiều tính nhân văn, đặc biệt thể hiện ở điều 170 quy định không phân biệt đối sử tầng lớp khác nhau trong quan hệ cha con “ nếu người vợ chính thức sinh cho y một đứa con và người nô lệ cũng sinh cho y một đứa con thi hai người con này đều được hưởng quyền thừa kế như nhau”. Qua một số điều luật trên có thể thấy cách tổ chức và điều hành xã hội của vương triều Hammurabi tiến bộ và dân chủ hơn rất nhiều các vương triều trước đó . Nó giúp ông trong việc làm cho xã hội đi đến ổn định và phồn vinh, ghi lên bức tường lịch sử văn minh nhân loại mốc son chói lọi của nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại: BABILON. Bên cạnh những điều luật tiến bộ thúc đẩy xã hội ,kinh tế và chíh trị của Babilon đi đến ổn đinh thi cũng có những điều luật còn thiếu tính nhân văn : điều đó thể hiện rõ nét qua điều 196: “ nếu dân tự do làm hỏng mắt của con của người dân tự do khác thì cũng phải làm hỏng mắt của y”. Đồng thời còn một số điều còn ảnh hưởng tư tưởng phân biệt tầng lớp khác nhau trong xã hội . Ví dụ: ở điều 197 quy định “nếu y làm gãy sương của dân tự do thì cũng phải làm gãy sương của y” nhưng ở điều 198 thì lại quy định “nếu y làm gãy sương của người Muxkenu thì phải bồi thường 1 Mina bạc”. Phần 4 : Kết Luận Mặc dù còn một số hạn chế nhưng bộ luật Hammurabi vẫn thể hiện sự tiến bộ, công bằng và dân chủ của nó. Và chính những ưu điểm đó mà bộ luật này góp phần vào thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, chính trị,xã hội của Babilon trong thời gian này. Và nó trở thành bộ luật quan trọng nhất ở Lưỡng Hà, mà khi nghiên cứu bộ luật này ,chúng ta không chỉ thấy được những thành tựu rực rỡ về luật pháp mà còn thấy được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Babilon dưới triều vua Hammurabi trị vì. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLSDOCS (95).doc