Đổi mới gần đây nhất của công ty là chuyển từ một ngày làm hai ca sang mỗi ngày làm một ca. Sự thay đổi này không làm thay đổi về số lượng cũng như cơ cấu lao động của doanh nghiệp nhưng làm thay đổi về máy móc thiết bị. Do làm ngày một ca nên công ty phải đầu tư thêm máy móc thiết bị. Điều này làm tăng khấu hao. Đồng thời công ty cũng phải chịu chi phí do sự phát triển của khoa học công nghệ theo thời gian. Nhưng cái lớn mà công ty đạt được là sự đỡ căng thẳng và vất vả hơn của người lao động do không phải đi làm ca đêm nữa.
Ngày 1/1/2000 Nhà nước quyết định cổ phần hoá cơ sở Lê Trực. Điều này bước đầu cũng gây khó khăn cho công ty do vốn kinh doanh giảm.
29 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình đặc điểm và quá trình hình thành phát triển của công ty May Chiến Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Công ty may Chiến thắng là một doanh nghiệp nhà nước, chịu sự quản lý của tổng công ty Dệt mayViệt Nam, tên viết tắt là CHIGAMEX, tên giao dịch quốc tế là CHIEN THANG GARMENT COMPANY. Ra đời cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (2/3/1968), xí nghiệp May Chiến Thắng trước kia và công ty May Chiến Thắng nay đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Từ chỗ nhà xưởng dột nát, đơn sơ, phân tán, các cơ sở cách nhau hàng chục cây số, thiết bị cũ kỹ lạc hậu, số lượng công nhân không nhiều, ngày nay công ty May Chiến Thắng đã trở thành một công ty may lớn có bề dày truyền thống, được trang bị nhiều máy móc, trang thiết bị chuyên dùng hiện đại, nhà xưởng khang trang sạch sẽ. Ngành nghề kinh doanh của công ty là: hàng may mặc, găng tay, thảm len. Các sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang các thị trường có uy tín như: EU, Bắc Mỹ, Nhật Bản...
Trải qua nhiều bước thăng trầm khó khăn do hậu quả của cuộc chiến tranh tàn khốc, dù trong hoàn cảnh nào CBCNV công ty vẫn cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do Nhà nước giao phó, đồng thời chú ý chăm sóc đến đời sống của người lao động. Từ những nỗ lực đó công ty đã được Nhà nước tặng thưởng huân chương và nhiều bằng khen, cờ thưởng. Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập công ty May Chiến Thắng đã được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng nhì. Bài học rút ra từ thành công của công ty là ý chí kiên định vững vàng của mỗi CBCNV trong công ty; là sự đoàn kết nội bộ thống nhất từ Đảng uỷ, ban giám đốc đến người công nhân, là sự chuyển hướng đầu phù hợp với hoàn cảnh trong từng giai đoạn
Sau thời gian học tập tích luỹ kiến thức ở nhà trường và được liên hệ với thực tế sản xuất kinh doanh giúp em từng bước giải đáp được những thắc mắc khi còn ngồi trên ghế nhà trường và thấy được sự đa dạng của một vấn đề lý thuyết được áp dụng trong thực tế. Do hạn chế về thời gian và trình độ nên bản báo cáo tổng hợp này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em hứa sẽ tiếp tục nghiên cứu để ban báo cáo lần sau được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn TS - Vũ Kim Dũng đã giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này!
I.Tình hình đặc điểm và quá trình hình thành phát triển của công ty May Chiến Thắng.
1. Tình hình đặc điểm và quá trình hình thành phát triển của công ty May Chiến Thắng.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta ngày càng quyết liệt. Bị thua đau ở miền Nam đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh leo thang đánh phá miền Bắc bằng cả lực lượng Hải quân và Không quân. Từ ngày 5/8/1964, hầu hết các tỉnh phía Bắc đã phải chịu bom Mỹ, một số thành phố lớn như Hà nội, Hải phòng, mặc dù chưa bị bom Mỹ đánh phá, nhưng hoạt động của các cơ sở sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân luôn đặt trong tình trạng vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu. Thực hiện chủ trương của cấp trên sơ tán để bảo toàn lực lượng và tiếp tục sản xuất, cũng như các cơ sở sản xuất công nghiệp ở Hà nội, xí nghiệp May cấp I Hà nội ( bộ nội thương) khi đó đang hoạt động phân tán tại các khu vực của Hà nội như: cơ sở ở Lê Trực, Hàng Trống, Hàng Bồ, Hàng Đào... và một cơ sở ở Đức Giang - Gia Lâm đã phải sơ tán khỏi Hà nội. Toàn bộ xí nghiệp phân tán thành hai bộ phận. Một bộ phận sơ tán lên thôn Tập lục, xã Tiên kiên, huyện Lâm thao tỉnh Phú thọ, bộ phận còn lại sơ tán về thôn Đồng Nhân, xã Hoàng Văn Thụ, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây.
Đầu năm 1968 bị thua đua ở cả hai chiến trường Nam và Bắc trước sự phản đối quyết liệt của nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới, đế quốc Mỹ buộc phải tuyên bố hạn chế ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 ( Thanh hoá) và ngồi vào bàn đàm phán với Chính phủ ta về việc chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam. Thực hiện chủ trương của Nhà nước hầu hết các cơ sở phân tán đã trở về địa điểm cũ để ổn định sản xuất tiếp tục làm nhiệm vụ xây dựng CNXH ở miền Bắc và chi viện đắc lực cho miền Nam.
Ngày 2/3/1968 trên cơ sở máy móc thiết bị và nhân lực của trạm may Lê Trực ( Thuộc công ty Gia công dệt kim vải sợi cấp I Hà Nội) và xưởng may cấp I Hà Tây, bộ nội thương quyết định thành lập xí nghiệp May Chiến Thắng có trụ sở tại số 8B Lê Trực, quận Ba đình, Hà nội và giao cho cục vải sợi may mặc quản lý, xí nghiệp có nghĩa vụ sản xuất các loại quần áo, mũ vải, găng tay, áo dạ, áo dệt kim theo kế hoạch của cục vải sợi may mặc cho các lực lượng vũ trang và trẻ em.
Bộ máy quản lý được hình thành, đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên, công tác tại phòng kế toán công ty được cử về làm quyền giám đốc. Xí nghiệp gồm ngành cắt và hai phân xưởng may.
Cơ sở ở số 8 phố Lê Trực rộng trên 3000 m2 với các dãy nhà cấp 4 được dọn dẹp, tu bổ để đủ chỗ lắp 250 máy may, hầu hết các nhà xưởng ở đây đều cũ và dột nát. Nhưng với quyết tâm sớm khắc phục khó khăn và đưa cơ sở vào hoạt động, và rồi khó khăn dần dần được đẩy lùi.
Ngày 15/6/19968 được coi là ngày ra mắt của xí nghiệp May Chiến Thắng. Tổng số công nhân của xí nghiệp ờ cả Hà nội và Hà tây là 325 người ( bao gồm cả lao động trực tiếp và gián tiếp) trong đó có 147 là nữ.
Giưã năm 1969 đồng chí Hoàng Thị Cúc được cử về làm giám đốc xí nghiệp. Vào thời kỳ này xí nghiệp vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, sản xuất vẫn phân tán. Bộ phận sơ tán ở Phú Thọ đã giao cho công ty bông vải sợi cấp I Phú thọ quản lý nhưng xí nghiệp vẫn còn một cơ sở ở Hoài Đức - HàTây cách xa văn phòng xí nghiệp gần 20 km. Việc điều hành gặp rất nhiều khó khăn. Trước những đòi hỏi chính đáng của công nhân, cấp trên cho bổ xung cho xí nghiệp May Chiến Thắng một cơ sở II ở Đức Giang, Gia Lâm để đón các bộ phận nơi sơ tán Vũ.
Năm 1970 đồng chí Thử được bổ nhiệm làm quản đốc phân xưởng may II. Phòng kế hoạch-kỹ thuật được tách làm đôi, số CBCNV của xí nghiệp đã tăng lên tới 500 người. Xí nghiệp được bổ xung thêm một số máy móc chuyên dùng. Nhờ đó năng xuất lao dộng được nâng lên rõ rệt xí nghiệp đã có thể sản xuất được nhiều sản phẩm phức tạp và phục vụ cho cả quốc phòng.
Năm 1972 do bế tắc trong chiến tranh xâm lược miền Nam, đế quôc Mỹ mở rộng chiến tranh ném bom miền Bắc16/2/1972 Mỹ ném bom vào khu vực Đức giang làm thiệt hại nhiều tài sản và thiệt hại về người cho xí nghiệp.
Ngày 27/1/1973 hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt nam được ký kết. Từ nay đế quốc Mỹ hoàn toàn rút khỏi miền Nam Việt nam. Cuộc chiến tranh Việt nam phải do người Việt nam tự giải quyết. Nhờ sự giúp vốn của cấp trên, xí nghiệp đã mua thêm được phần diện tích của công ty may thương binh Nguyễn Đình Chiểu ( bên cạnh cơ sở 8B Lê Trực) do đó tổng diện tích ở đây đã lên tới 4000 m2 .
Bắt đầu từ năm 1973 sau một thời gian tập dượt cả về thiếi bị và lao động, xí nghiệp bắt đầu làm hàng xuất khẩu. Theo sự phân công của ngành, sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp là các loại quần áo bảo hộ làm theo phương thức gia công từ bông cho khách hàng Liên xô ( cũ). Lúc này để đáp ứng nhu cầu mới, thiết bị của xí nghiệp liên tục được bổ xung, các máy đạp chân dần được thay thế bằng các máy chạy điện, nhiều thiết bị chuyên dùng được bổ xung để nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm.
Mùa xuân năm 1975 trong khí thế thắng lợi của cả nước được thống nhất,CBCNV xí nghiệp May Chiến Thắng thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Cuối năm 1975 đồng chí Trương Thị Xin được cử về làm giám đốc.
Bước sang năm 1977 việc gia công hàng xuất khẩu đã đi vào nề nếp và có nhiều tiến bộ. Bên cạnh đó tuy máy móc chuyên dụng của xí nghiệp chưa có đủ nhưng lực lượng kỹ thuật của xí nghiệp luôn tìm cách cải tiến các bộ phận gá lắp, làm cho các thao tác của công nhân được thuận tiện, chính xác hơn nên sản phẩm làm ra có chất lượng cao và ổn định, năng xuất tăng rõ rệt. Nhờ vậy mức thu nhập của người lao động xí nghiệp so với các xí nghiệp trong ngành luôn ở mức khá.
Năm 1978 đánh dấu 10 năm xây dựng và phát triển của xí nghiệp May Chiến Thắng. Sau 10 tổng sản lượng đã tăng 11 lần trong khi số CBCNV chỉ tăng 3 lần. Sản phẩm của công ty ngày càng đa dạng, từ chỗ chỉ sản xuất quần áo trẻ em và quân trang phục vụ trong quân đội, xí nghiệp đa vươn lên sản xuất một số mặt hàng xuất khẩu có yêu cầu kỹ thuật cao. Kể từ khi hoà bình xí nghiệp đã xây dựng được thêm 3000 m2 nhà xưởng, kho tàng để các tổ phân tán về tập trung, tạo điều kiện cho quản lý và tổ chức sản xuất. Cũng sau 10 năm, xí nghiệp đã bồi dưỡng và đề bạt được 38 đồng chí cán bộ các cấp, trong đó 2 phó giám đốc, 17 trưởng phó phòng ban, 19 chánh phó quản đốc phân xưởng.
Bước vào đầu năm 1980 nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn. Các thế lực phản động đã tiến hành bao vây kinh tế cấm vận với Việt nam, thêm vào đó là những trì trệ bất cập trong quản lý hành chính quan liêu bao cấp. Điều đó gây khó khăn cho hầu hết các cơ sở sản xuất trong đó có xí nghiệp May Chiến Thắng. Trong tổ chức đã bộc lộ những yếu kém cần khắc phục, đó là tổ chức ở các đơn vị chưa phù hợp với tình hình mới, phục vụ sản xuất chưa đồng bộ. Chỉ đạo sản xuất chưa nhạy bén, một số khó khăn chưa được khắc phục kịp thời. Khi chuyển đổi mặt hàng năng xuất lao động còn thấp. Trong cả cán bộ và công nhân viên vẫn còn thái độ trông chờ vào cấp trên, công tác quản lý lao động , quản lý năng xuất và chất lượng còn nhiều yếu kém, phong trào thi đua không đều khắp.
Bước sang năm 1981 những khó khăn về đời sống kinh tế- xã hội và sản xuất của xí nghiệp vẫn còn tồn tại. Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của cấp trên, Đảng uỷ, ban giám đốc xí nghiệp quyết tâm động viên quần chúng khắc phục vượt qua khó khăn. Xí nghiệp chú trọng vào công tác cải tiến quản lý, cải tiến công tác tiền lương, xây dựng lại định mức tiền lương trên cơ sở tăng năng xuất lao động. Phong trào thực hành tiết kiệm hợp lý hoá sản xuất được phát động rộng khắp. Nổi bật nhất là phông trào hạch toán bàn cắt. ờ các bộ phận trải vải, giấc sơ đồ cán bộ kỹ thuật cùng với công nhân suy nghĩ tìm tòi ra các phương án cắt hợp lý nhất, tiết kiệm nhất. Do đó lượng vải tiết kiệm được khá lớn.
Năm 1982 vẫn là năm có nhiều khó khăn chung cho cả nền kinh tế nước ta. ở xí nghiệp May Chiến Thắng tuy đã có nhiều cố gắng trong công tác đổi mới và tổ chức sản xuất nhưng khó khăn khách quan vẫn tiếp tục ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Nguyên liệu thiếu trầm trọng, do không đủ nguyên liệu gối đầu từ năm trước nên ngay từ đầu năm sản xuất đã phải cầm chừng. Khi nguyên liệu về lại không đồng bộ nên dây chuyền sản xuất phải thay đổi mặt hàng liên tục có tháng phải thay đổi mặt hàng 3-4 lần nên năng xuất lao động không cao. Thêm vào đó là sự thiếu hụt về điện lưới sản xuất. Nhưng rất may là trong giai đoạn này xí nghiệp đã đầu tư thêm một số máy móc chuyên dùng gồm 44 máy 2 kim và 4 máy cuốn ống. Nhờ có máy móc chuyên dùng mà năng xuất lao động của từng công nhân tăng vọt, cá biệt có người tăng tới 200%.
Năm 1983 khó khăn về nguyên liệu vẫn còn gay gắt, nên quý 4 xí nghiệp đã phải tổ chức “90 ngày đêm” sản xuất liên tục nên cuối năm cũng hoàn thành được kế hoạch.
Năm 1984 rút kinh nghiệm của năm 1983, chỉ đạo sát sao ngay từ đầu nên xí nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch.
Giữa năm 1985 đồng chí Nguyễn Thị Oanh được giao quyền giám đốc xí nghiệp thay đồng chí Trương Thị Xin về nghĩ hưu. Trong năm này xí nghiệp nhận được huân chương cao quý của Nhà nước: huân chương lao động hạng ba.
Năm 1986 được coi là năm được đánh dấu là có bước chuyển căn bản trong cơ chế quản lý của nước ta. Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 8 ( khoá 6) chỉ rõ ” Năm 1986 phải là năm cải cách nhăm xoá bỏ lề lối quản lý hành chính bao cấp, chuyển sang hạch toán kinh doanh có lãi”. Nghị quyết 306 của Bộ chính trị và quyết định 217/ HĐBT của Hội đồng bộ trưởng đã thí điểm việc giao quyền tự chủ cho xí nghiệp trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh các xí nghiệp được chủ động trong việc bố trí kế hoạch sản xuất, các chỉ tiêu pháp lệnh được giảm bớt. Ngoài phần kế hoặch nhà nước giao, các xí nghiệp nghiệp được tổ chức sản xuất thêm để đảm bảo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Nhờ chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, bộ máy lao động đã năng động hơn. Xí nghiệp đã chủ động khai thác các nguồn nguyên vật liệu và từng bước tiếp cận với thị trường nước ngoài để mở rộng xuất khẩu.
Đại hội toàn quốc lần thứ VI (1986) đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước trong thơì kỳ mới đồng thời chỉ ra ba chương trình phát triển kinh tế lớn của đất nước đó là: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Sản phẩm của xí nghiệp được xếp vào một trong những sản phẩm được ưu tiên phát triển. Hiệp định được ký kết ngày 19/5/1987 giữa Chính phủ Việt nam với Liên xô( cũ) đã mở ta cho ngành Dệt may, Da Giầy nói chung và xí nghiệp May Chiến Thắng nói riêng một thị trường rộng lớn là Liên xô và các nước Đông âu. Năm1987 cũng là năm luật đầu tư nước ngoài của Việt nam được ban hành.
Sản xuất phục vụ ngày càng phát triển đòi hỏi phải có các máy móc hiện đại và chuyên dùng. Trong hai năm 1987, 1988 xí nghiệp đã đầu tư hơn 500 Triệu đồng để bỗ xung thêm gần 150 thiết bị các loại chủ yếu là các máy thùa, máy vắt sổ, kim năm chỉ, máy đánh chun áo, vắt gấu để làm tăng chất lượng sản phẩm và năng suất lao động. Tuy nhiên việc sản xuất theo Hiệp định 19/5 và việc thực hiện quyền tự chủ trong sản xuất và xây dựng của xí nghiệp qua một thời gian thực hiện cũng đã bộ lộ những điểm còn non yếu, năng lực của cán bộ quản lý các cấp và lực lượng lao động còn hạn chế. Trong số 1244 lao động của xí nghiệp năm 1988 chỉ có 24 người trình độ đại học, 42 người trình độ trung học trong số hơn 1000 lao động trực tiếp chỉ có 95 người giỏi nghề. Tuy khó khăn là vậy nhưng để hoà nhịp với công cuộc đổi mới của đất nước, xí nghiệp cần nâng cấp cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị, xí nghiệp đầu tư trên 100 triệu đồng cho việc xây dựng lại nhà xưởng cho phân xưởng May I và gần 700 triệu đồng cho việc đổi mới 300 thiết bị các loại căn bản hoàn thành thanh toán số máy móc cũ bằng máy mới hiện đại bao gồm máy máy may một kim và nhiều máy chuyên dụng khác gần 1/3 số máy chuyên dùng cũ của Liên xô được thay thế bằng số máy của Nhật. Nhờ đổi mới thiết bị sản lượng xuất khẩu năm 1989 tăng vọt.
Bước vào năm 1990 sự nghiệp đổi mới do ĐCSVN khởi xướng và lãnh đạo sau 4 năm tiến hành đã thu được một số thành tựu bước đầu về phát triển kinh tế xã hội. ở xí nghiệp May Chiến Thắng công tác cải tiến quản lý tổ chức lại sản xuất đã đi vào nề nếp xong sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên Xô cũ và Đông âu, có ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu nói chung và thị trường xuất khẩu hàng dệt may nói riêng. Từ đây một thị trường rộng lớn và ổn định không còn nữa. Phải đối mặt với cơ chế thị trường, hầu hết các doanh nghiệp trong ngành đều lúng túng, việc làm thiếu hụt, đời sống CBCNV giảm sút. Xí nghiệp May Chiến Thắng không tránh khỏi khó khăn đó. Không thể bó tay chỉ trông chờ vào sự giúp đỡ của cấp trên. Ban lãnh đạo xí nghiệp một mặt tìm kiến thêm việc làm từ thị trường nội địa, từng bước mở rộng thị trường sang các nước ở khu vực hai: Cộng hoà liên bang Đức, Hà lan, Thuỵ điển, Hàn quốc... Những ý tưởng đột phá trong đầu tư xây dựng đã được đưa ra bàn bạc để xác định mục tiêu chủ đạo. Phải đổi mới, đầu tư đa dạng hoá sản phẩm, quyết tâm đó thôi thúc ban lãnh đạo xí nghiệp tìm hướng đi mới. Công tác đầu tư hiện đại hoá được tiếp tục triển khai. Chỉ riêng năm 1990 xí nghiệp đã đầu tư 558.636.169 đồng cho việc nâng cấp cơ sở hạn tầng như: Xây dựng nhà giác mẫu cho phân xưởng may I, nhà điều hành sản xuất cho xí nghiệp phân xưỡng cơ điện và nhiều công trình hạ tầng khác như: nâng cấp đường nội bộ, cải tạo hệ thống điện, hệ thống ánh sáng, hệ thống cấp nước. Ngoài ra xí nghiệp đầu tư 250 triệu để mua lại xưởng bánh kẹo tăng diện tích sản xuất được 2000 m2. Cũng trong năm nây, nhờ đón bắt được xu hướng phát triển của thị trường ngoài nước, xí nghiệp đã đầu tư tổ hợp máy thêu điều khiển tự động của Nhật 12 đầu x 9 kim trị giá 125000 USD...
Để phát triển sản xuất có hiệu quả, ngoầi việc đầu tư về thiết bị, nhà xưởng, xí nghiệp đã chú trọng nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân, bảo đảm sử dụng thành thạo và phát huy cao nhất năng lực của thiết bị. Do đó từ vài ba sản phẩm đơn điệu bây giờ sản phẩm của xí nghiệp đã mở rộng ra hàng trăm mã hàng với hàng chục mẫu mốt.
Năm 1992 quyết tâm mở rộng được thực hiện từ giai đoạn trước đã bắt đầu trở thành hiện thực. Tại cơ sở 10 Thành Công một phần của đơn nguyên I mới xây dựng xong được đưa vào sử dụng kịp thời. Tại đây một dây chuyền may được trang bị toàn bộ bằng các thiết bị đồng bộ được đưa vào sản xuất thu hút thêm 300 lao động. Công tác cải tiến tổ chức lại sản xuất được tiếp tục đẩy mạnh. Việc tổ chức lại dây chuyền sản xuất theo mô hình khép kín được thực hiện thí điểm ở Phân xưởng May3. Thay vì một phân xưởng trước kia chỉ làm riêng rẽ một công đoạn cắt hoặc may hoặc đóng gói thì bây giờ tổ chức lại, hoàn chỉnh từ khâu đầu là cắt đến khâu cuối là đóng gói sản phẩm.
Hiệu quả hoạt động của hệ thống máy thêu giảm dần do tính độc quền đã mất. Tuy nhiên, do biết đón đầu sự phát triển của thị trường lên ngay từ lúc đó xí nghiệp đã mạnh dạn đầu tư đồng bộ hóa hệ thống máy thêu tự động hiện đại bao gồm các khâu từ lập chương trình, thiết kế mẫu đến giàn máy thêu.
Năm 1993 tiến độ xây dựng cơ sở Thành Công bị chững lại do nguồn vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản bị cắt giảm. Trong khi yêu cầu đầu tư cần 30 tỉ đồng thì vốn ngân sách chỉ đáp ứng được khoảng 10%. Nhưng với quyết tâm cao của những người đứng đầu, toàn bộ cán bộ công nhân viên may Chiến Thắng quyết tâm nhất chí thực hiện bằng được những mục tiêu cơ bản của mình. Thế là lại bắt đầu một thời kì vừa sản xuất vữa xây dựng. Uy tín của các sản phẩm trên thị trường xuất khẩu các sản phẩm may mặc. Và bây giờ chính uy tín đó đã trở thành cầu nối giữa công ty và các bạn hàng. Nhiều khách hàng đã sẵn sàng cung ứng vốn cho công ty để xây dựng và sau đó nhận lại bằng sản phẩm hoặc trừ dần bằng tiền gia công. Một số khách hàng đầu tư thiết bị với yêu cầu xí nghiệp May Chiến Thắng ưu tiên đặc biệt cho sản xuất nô hàng của họ. Bên cạnh đó, công ty tích cực huy động các nguồn vốn vay tín dụng và vay của cán bộ công nhân viên. Do đó tốc độ thi công và lắp đặt thiết bị ở số 10 Thành Công được tiếp tục đẩy mạnh.
Năm 1993 công ty đã liên kết với hãng GENNIE’S FASHION của đài Loan để sản xuất áo váy cho phụ nữ có thai. Bằng sự liên kết này khách hàng đã chuyển dao cho công ty công nghệ, công ty độc quyền trong việc sản xuất sản phẩm này ở Việt Nam.
Tiếp tục hình thức đầu tư này năm 1994 công ty đã hợp tác với công ty Hadong- Hàn quốc xây dựng cơ sở sản xuất găng tay da ở cơ sờ số 10 Thành công. Thế là công ty lại có thêm một công nghệ mới.
Ngày 25/3/1994 xí nghiệp thảm len Đống Đa thuộc tổng công ty dệt Việt nam được sát nhập vào công ty may Chiến Thắng theo quyết định số 290/QĐ-TCLĐ của bộ công nghiệp nhẹ. Xí nghiệp thảm len Đống Đa có trụ sở chính tại 114 Nguyễn Lương Bằng- Đống đa - Hà nội vốn là một cơ sở chuyên sản xuất thảm len dệt bằng tay cho thị trường các nước XHCN cũ. Song khi thị trường Liên xô và các nước Đông âu tan vỡ, xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Do không có đủ việc làm cho người lao động , nội bộ lại thiếu đoàn kết nên thua lỗ trong nhiều năm. Trước khi sát nhập cơ sở vật chât của cơ sở này rất thấp kém. Nhưng với sự hỗ trợ của toàn công ty, cơ sở vật chất của xí nghiệp nhanh chóng được phục hồi, sản xuất được tổ chức lại, lao động được chọn lọc, số có sức khoẻ tốt và có tay nghề cao được bố trí vào công nghệ chủ đạo là dệt thảm. Số có sức khoẻ tốt nhưng có tay nghề yếu được đào tạo lại để chuyển sang ngành may. Một số nghỉ theo chế độ. Thế là tạiđây có thêm phân xưởng may. Sản xuất dần đi vào ổn định, công tác quản lý cũng được cải thiện theo thời gian nên hiệu quả sản xuất dần được tăng lên.
Như vậy trong hai năm 1993, 1994 ngoài việc tiếp tục đầu tư đổi mới thiết bị, hoàn thiện công nghệ sẵn có công ty còn đầu tư theo hướng đa dạng hoá công nghệ, mở thêm được công nghệ may da và công nghệ dệt thảm len mỹ thuật. Cũng trong giai đoạn này công ty tiếp tục đầu tư mở rộng thêm mạng lưới các cửa hàng kinh doanh và giới thiệu sản phẩm ở Hà nội và một số địa phương nhằm từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Năm 1995 sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành nghề ngày càng gay gắt. Do đó với số lượng lao động trên 2200 người ban lãnh đạo công ty xác định, nếu không tổ chức tốt sản xuất, giảm chi phí để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thì công ty không thể phát triển được. Mô hình sản xuất khép kín trong công ty ngày càng được hoàn thiện. Trong giai đoạn 1991-1995 lực lượng sản xuất đã được đổi mới một cách căn bản. Công ty đã đầu tư 12.960 triệu đồng cho xây dựng cơ bản và 13998 triệu đồng cho mua sắm thiết bị.
Năm 1996 sự nghiệp đổi mới của Đảng ta đã thu được những kết quả đáng kể về kinh tế xã hội. Cũng như nhiều doanh nghiệp Nhà nước khác, công ty May Chiến Thắng bước vào kế hoạch sản xuất năm 1996 theo tinh thần đẩy tới một bước sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà đại hội Đảng lần thứ VIII đã đề ra. Nghị quyết của đại hội chỉ rõ” Phát triển mạnh công nghiệp nhẹ, nhất là công nghiệp may, da giầy, giấy, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Đầu tư hiện đại hoá dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Chuyển dần việc nhận gia công dệt may, đồ da sang mua nguyên liệu, vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, coi trọng nâng cao năng lực tiếp thị để mở rộng thị trường ...”
Để thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới kinh tế của Đảng, công ty đã cụ thể hoá và đặt mục tiêu phấn đấu là tiến tới phải kinh doanh bằng các sản phẩm may chứ không phải chỉ dừng lại ở sản phẩm gia công. Chính vì thế mà công tác nghiên cứu mẫu mốt được coi trọng.
Trong giai đoạn này công ty áp dụng phương pháp sản xuất theo cụm thí điềm thay cho dây chuyền dọc trước đây. Dây chuyền cụm bước đầu đã khắc phục được tình trạng đứt chuyền khi trong dây chuyền có tình trạng lao động vắng mặt. Do đó năng suất lao động đã tăng 20% so với trước khi áp dụng phương pháp sản xuất theo cụm.
Năm 1997 công trình đầu tư ở cơ sở số 10 thành công được cơ bản hoàn thành, bao gồm ba nguyên đơn, mỗi nguyên đơn gồm 5 tầng với diện tích tới 13000 m2 , đủ mặt bằng sản xuất cho 6 phân xưởng may, một phân xưỡng da và một phân xưởng thêu in. 50% khu vực sản xuất đã được trang bị điều hoà không khí, bảo đảm môi trường tốt cho người lao động . Cũng từ nay công ty có điều kiện tập trung các bộ phận quản lý tại một địa điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch kinh doanh.
2Công nghệ sản xuât
Không đạt
Sản xuất mẫu đối
Giao nhận nguyên phụ liệu
Xác định quy trình công nghệ và giác mẫu sơ đồ
Cắt bán thành phẩm:
+ Cắt tinh
+Cát thô
Phối mẫu
May theo dây chuyền:
+ May chi tiết
+ May lắp ráp
Công việc phụ
Thu hoá sản phẩm
KCS
Giặt
Tốy
Là
KCS
Nhập kho
Đóng gói
Xuất xưởng
Không đạt
II. Quy mô doanh nghiệp tính đến năm 1999; những thuận lợi và khó khăn
1. Quy mô của doanh nghiệp tính đến năm 1999
Tính đến năm 1999 công ty May Chiến Thắng có ba cơ sở:
+ Cơ sở số 10 Thành Công, gồm 3 nguyên đơn, mỗi nguyên đơn gồm 5 tầng với diện tích gần 13000 m2. Trong đó có 6 phân xưởng may, 1 phân xưởng da và một phân xưởng thêu in. Trong đó có 50% diện tích sản xuất được trang bị máy điều hoà không khí để đảm bảo môi trường làm việc cho người lao động .
+ Cơ sở số 8B Lê Trực trước kia là trụ sở chính của công ty với diện tích gần 6000 m2 gồm 2 phân xường may.
+ Cơ sở 114 Nguyển Lương Bằng với diện tích 12000 m2 chuyên về công nghệ dệt thảm và kết hợp với may khăn xuất khẩu.
Như vậy tổng diện tích của công ty May Chiến Thắng là 31000 m2 trong đó có 24836 m2 nhà xưởng và 1530 thiết bị các loại.
Tổng lao động của toàn công ty tính đến ngày 31/12/1999 là 2658 người. Trong đó:
+ Lao động ngành công nghiệp là: 2434
+ Lao động nữ 2263
+ Lao động hợp đồng 2654
+ Lao động làm công tác quản lý 160
+ Lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên 83
Ta có thể hiểu lao động công nghiệp là lao động ở các phân xưởng, bao gồm cả lao động trực tiếp sản xuất và lao động làm công tác quản lý. Do đó ta có thể tính số lao động trực tiếp bằng cách lấy tổng lao động trừ đi số lao động làm công tác quản lý. Do vậy số lao động trực tiếp năm 1999 là 2658-160=2498 người. Và trong số 18 người lao động tăng lên có 15 người đạt trình độ từ cao đẳng trở lên, 6 người làm công tác quản lý. Như vậy bộ máy quản lý của công ty đã được tăng cường.
Về trang thiết bị của công ty nếu so với các công ty ở miền Bắc được đánh giá là hiện đại vì đa số máy móc thiết bị của công ty là của Nhật bản và số còn lại là của Đức.
Tổng TSCĐ tính đến tháng 12/1999 là:
+ Nguyên giá: 46.681.811.116 đồng
+ Hao mòn luỹ kế: 21.092.762.258 đồng
Những lợi thế và bất lợi
2.1 Lợi thế
công ty May Chiến Thắng là một công ty có bề dày lịch sử với hơn 30 năm hình thành và phát triển nếu nói đến lợi thế của công ty May Chiến Thắng trước hết là:
Công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, năng động sáng tạo.
Công ty may Chiến thắng là một công ty Nhà nước nên được hưởng nhiều chính sách ưu tiên của Nhà nước. Ví như được đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị máy móc bằng một phần vốn ngân sách Nhà nước..
Ngoài ra công ty còn có một đội ngũ cán bộ giỏi nghề và yêu nghề, tiêu biểu là chị:
Phạm Thị Hương là công nhân phân xưởng may I khi đó đã về trước kế hoạch năm 1976 5 tháng 15 ngày và nay là quản đốc xí nghiệp may I
Chị Trần Thị Đông đã về trước kế hoạch năm 1979 là 5 tháng 16 ngày
Thứ đến may chiến Thắng có sự đoàn kết nhất trí cao từ cấp uỷ Đảng, ban lãnh đạo đến từng công nhân.
Các phong trào thi đua lao động sản xuất, giành năng xuất cao trong công ty thường xuyên được phát động. Nổi bật là:
Phong trào hạch toán bàn cắt, với phong trào này công ty hàng năm tiết kiệm được từ 60000-70000 m vải, cá biệt có năm xí nghiệp tiết kiệm được 100000 m vải.
Phong trào thi đua hoàn thành kế hoạch năm 1982 vượt trước thời gian được đẩy mạnh hơn bao giờ hết, nhiều anh chị em phấn đấu thi đua về trước thời gian. Dẫn đầu là tổ may I phân xưởng may II, đã lập kỷ lục mới của xí nghiệp. Hoàn thành kế hoạch năm 1982, vượt trước 61 ngày.
Sản xuất và kinh doanh ở Hà Nội, một trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của cả nước. May Chiến Thắng có điều kiện để phát triển thị trường nội địa, có một nguồn thông tin phong phú, đầy đủ cho quá trình ra quyết định. ở ngay đất thủ đô Chiến Thắng có điều kiện tiếp thu nhanh chóng những mẫu mốt mới, nhạy bén hơn trong việc thiết kế may. Với ba nguyên đơn năm tầng cộng với việc sử dụng hai cầu thang máy. May Chiến Thắng đã tiết kiệm được mặt bằng do đó đã giảm được vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng.
Ngoài ra May Chiến Thắng có quy trình công nghệ hiện đại tuy chưa thật là đầy đủ nhưng năng suất lao động của công ty vẫn đạt ở mức cao trong toàn ngành.
Một điều quan trọng là công ty có các thị trường rộng như: EU, Bắc Mỹ, Nhật bản và những khách hàng trung thành với công ty. Đồng thời công ty cũng có được các nhà cung cấp nguyên phụ liệu đầu vào ổn định với chất lượng cao.
2.2 Hạn chế
Bên cạnh những thuận lợi kể trên công ty cũng gặp những khó khăn nhất định. Trước hết là khó khăn về lao động. Do kinh tế thị trường tạo ra những yêu cầu đòi hỏi công việc phải phù hợp với bản thân người lao động. Chẳng hạn như: gần nhà, thu nhập tương xứng với lao động bỏ ta, vừa làm được công việc ở cơ quan vừa làm được việc ở nhà. ảnh hưởng lớn nhất là xu hướng giảm giờ làm việc căng thẳng, tăng thời gian vui chơi giải trí. Vì những lý do ấy mà người lao động sẵn sàng bỏ công việc ở công ty và chuyển sang làm việc cho công ty khác phù hợp với mình hơn. Trong thực tế hầu hết các công nhân xin thôi việc đều là người thợ có tay nghề cao. Sự bỏ việc của người lao động dẫn đến sự mất ổn định trong bộ máy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Làm thay đổi cơ cấu của lao động và chất lượng lao động của công ty nói chung bị giảm sút. Để giảm thiệt hại và nhanh chóng ổn định sản xuất công ty có một lớp dạy may. Nhưng những lao động được bổ xung mới vào nghề chưa bắt kịp được nhịp độ lao động nên năng xuât lao động còn thấp. Ngoài ra để duy trì một lớp dạy may công ty cũng phải nuôi một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy và đầu tư về cơ sờ hạ tầng.
Về công tác nghiên cứu thị trường: công ty không có bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường nên việc tìm kiếm khách hàng, việc phân đoạn thị trường để có các chính sách thích hợp với từng đoạn thị trường là rất khó khăn.
Về vốn: công ty chưa có đủ vốn để đầu tư mở rộng sản xuất. Khi muốn đầu tư công ty thường phải vay một lượng vốn rất lớn do đó lãi phải trả cho vốn vay là rất nhiều dẫn đến chi phí kinh doanh là cao và tất yếu là hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao. Ví dụ như công trình đầu tư ở số 10 Thành công cần khoảng 30 tỉ đồng thì vốn ngân sách Nhà nước chỉ đáp ứng được 10%. Trước tình hình này ban lãnh đạo phải tìm kiếm nguồn vốn đầu tư ở cả trong nước và nước ngoài. Do đó Nhà nước cần có những chính sách đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh như: cho vay vốn dài hạn với lãi suât thấp.
Về nguyên phụ liệu: hầu hết các nguyên phụ liệu của công ty phải nhập từ nước ngoài. Do đó giá cả cao và chi phí giao dịch lớn.
Về sản xuất: máy móc chuyên dùng và một số chuyền còn thiếu.
Ví dụ: máy móc sản xuất hàng áo sơ mi còn thiếu mặc dù hướng phát triển của công ty trong năm tới là đầu tư phát triển mặt hàng này.
Một điểm nữa là do công ty nằm ở trong nội thành nên ban ngày xe container không vào được, do đó việc nhận nguyên phụ liệu chỉ được tiến hành vào ban đêm.
III. Bộ máyquản lý và chế điều hành của công ty
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
1 Phòng xuất nhập khẩu
Tham mưu cho tổng giám đốc ký kết các hợp đồng với đối tác là người nước ngoài
Trực tiếp theo dõi, điều tiết kế hoạch sản xuất , kế hoạch tiến độ sản xuất và giao hàng
Thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu như: các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, thủ tục thanh toán, tiền hàng, cac giao dịch đối ngoại, giao dịch ngân hàng, thuế...
Thực hiện tổng hợp thống kê báo cáo kế hoạch, thực hiện tổng hợp báo cáo các mặt toàn công ty
Cân đối và đảm bảo nguyên phụ liệu cho sản xuất , quyết toán tiền hàng với các khách hàng, Hải quan...
2.Phòng tổ chức la động
Tổ chức quản lý sắp xếp nhân lực phù hợp với cơ cấu quản lý, tổ chức trong toàn công ty
Thực hiện kế hoạch lao động , kế hoạch tiền lương và tuyển dụng
Thực hiện các chế độ chính sách với lao động
Xây dựng định mức lao động , xác định đơn giá tiền lương với sản phẩm
3.Phòng kế toán tài vụ
Tham mưu cho tổng giám đốc trong lĩnh vực tài chính, thu chi, vay và đảm bảo các nguồn thu chi
Trực tiếp quản lý vốn, nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh
Theo dõi chi phí sản xuất , các hoạt động tiếp thị, hạch toán kết quả các hoạt động sản xuất kinh doanh
4. Phòng kinh doanh tiếp thị
Thực hiện các công tác tiếp thị:
+ Giao dịch và nhận đặt hàng của khách hàng nội địa
+ Giao dịch với khách hàng theo phương thức mua nguyên liệu bán thành phẩm
+ Theo dõi và quản lý các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm
+ Thực hiện việc tham gia các hội chợ triển lãm trong nước
Quản lý các kho thành phẩm, đầu tấm phục vụ cho công tác tiếp thị
5.Phòng phục vụ sản xuất
Theo dõi và bảo quản hàng hoá vật tư, thực hiện cấp phát vật tư nguyên liệu phục vụ cho sản xuất theo định mức của phòng xuất nhập khẩu.
Vận tải, thuê kho bãi, mua sắm máy móc phục vụ cho sản xuất
Quản lý đội xe, điều tiết công tác vận chuyển
Nhận hàng hoá vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh
6Phòng kỹ thuật công nghệ
Quản lý và xây dựng các quy trình công nghệ, quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm , xác định các định mức kỹ thuật và chất lượng sản phẩm
Quản lý và điều tiết m áy móc thiết bị
Sản xuất mẫu chào hàng
7.Phòng hành chính tổng hợp
Tiếp nhận quản lý công văn, thực hiện các nghiệp vụ văn thư, lưu trữ tiếp đón khách
Tổ chức công tác phục vụ các hội nghị, hội thảo và công tác về sinh công nghiệp
Lập kế hoạch và thực hiện việc nâng cấp các công trình, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
8.Phòng bảo vệ
Xây dựng các nội quy và quy định an toàn trong công ty
Bảo về và quản lý tài sản của công ty
Hướng dẫn, tiếp đón khách ra vào công ty
9.Phòng y tế
Thực hiện các nghiệp vụ khám chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ cho người lao động
Tuyên truyền và thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh
Trung tâm may đo thời trang
Bán và giới thiệu sản phẩm thời trang
Tiếp nhận và thực hiện các đơn hàng thời trang
11. Các phòng phục vụ sản xuất
Tổ chức quản lý sản xuất đảm bảo tính hiệu quả của quá trình sản xuất
Cửa hàng Đội cấn
Cửa hàng Ng~ Thái Học
Cửa hàng Bà Triệu
Cửa hàng Kim Mã
Cửa hàng Tiếp thị
Cửa hàng thành phẩm
Kho đầu tấm
Đội xe
Kho nguyên vật liệu
Kho cơ khí
Kho thảm
Lớp học may
XN thêu
XN cắt da
XN da
XN thảm len
PX thảm
PX khăn
6 XN may
P. kinh doanh tiếp thị
P. Phục vụ sản xuất
P. Y tế
Trung tâm may đo thời trang
P. Hành chính tổng hợp
P. Kế toán tài vụ
P.Tổ chức lao động
P. Xuất nhập khẩu
P. Bảo vệ quân sự
P. Kỹ thuật công nghệ
Phó tồng giám đốc kinh tế
Tỗng giám đốc
Phó tổng giám đốc sản xuât kỹ thuật
IV.Những đổi mơí về quản trị và sản xuất kinh doanh ở công ty
đổi mới gần đây nhất của công ty là chuyển từ một ngày làm hai ca sang mỗi ngày làm một ca. Sự thay đổi này không làm thay đổi về số lượng cũng như cơ cấu lao động của doanh nghiệp nhưng làm thay đổi về máy móc thiết bị. Do làm ngày một ca nên công ty phải đầu tư thêm máy móc thiết bị. Điều này làm tăng khấu hao. Đồng thời công ty cũng phải chịu chi phí do sự phát triển của khoa học công nghệ theo thời gian. Nhưng cái lớn mà công ty đạt được là sự đỡ căng thẳng và vất vả hơn của người lao động do không phải đi làm ca đêm nữa.
Ngày 1/1/2000 Nhà nước quyết định cổ phần hoá cơ sở Lê Trực. Điều này bước đầu cũng gây khó khăn cho công ty do vốn kinh doanh giảm.
V. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Do không đủ số liệu từ khi thành lập công ty nên em xim tóm tắt kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong bảng sau:
Năm
T.GTSL
( triệu đồng)
TSL
(sản phẩm)
Xuất khẩu
Lợi nhuận
( đồng)
Tổng doanh thu
(triệu đồng)
1972
997.788
1973
958.832
1975
1.969.343
1977
7 triệu đồng
1982
1.500.001
1983
15,678.00
12,892 triệu đồng
1984
930.638 sản phẩm
1985
1,999.62
2.023.961
1730.529 triệu đồng
1987
186,847.32
1.141.005 sản phẩm
30.658.642
1989
1.857.001
1990
1.285
6.234
1992
2.928
22.118
1994
5.075
32.508
1995
33.768
36.353
1996
38.445
Và em xin trình bày chi tiết về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong hai năm 1998, 1999 trong các bảng số liệu sau:
Theo bảng so sánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 1999 tổng doanh thu của công ty tăng 8.125 triêu triệu đồng, trong đó doanh thu hàng xuất khẩu tăng 3.000.575.848 đồng, lãi gộp tăng 1.078385.223 đồng, trong khi chi phí bán hàng giảm 1.516.704.066 đồng, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 2.552.803.368 đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 6.011.632.531 đồng.
bảng báo cáo kết quả kinh doanh hai năm 1998 và 1999
Chỉ tiêu
Mã số
Năm 1998
Năm 1999
1
2
3
4
Tổng doanh thu
Trong đó: doanh thu hàng xuất khẩu
Các khoản giảm trừ (04+05-06+07)
+Chiết khấu
+Giảm giá
+Giá trị hàng bán bị trả lại
+Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu phải nộp
Doanh thu thuần (01-03)
Giá vốn hàng bán
Lãi gộp(10-11)
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh (20-21+22)
-Thu nhập thuần từ hoạt động tài chính
-Chi phí hoạt động Tài chính
7. Lợi nhuận hoạt động Tài chính (31-32)
-Các khoản thu nhập bất thường
-Chi phí bất thường
Lợi nhuận bất thường (41-42)
Tổng nhuận trước thuế (30+40+50)
Thuế thu nhập
11. Lợi nhuận sau thuế (60-70)
01
02
03
04
05
06
07
10
11
20
21
22
30
31
32
40
41
42
50
60
70
80
57859000000
52286684308
176898425
176898425
57682101575
41331615957
16350485618
5796645471
9531740992
1022099155
1022099155
280000000
742099155
65984000000
55287260156
65984000000
48555129159
17428870841
4279905405
9574062713
3574902723
8000000
8000000
3582902723
473000000
3109902723
bảng so sánh kết quả kinh doanh giữa 2 năm 1998 và 1999
chỉ tiêu
Má số
So sánh
1
2
3
Tổng doanh thu
Trong đó: doanh thu hàng xuất khẩu
Các khoản giảm trừ (04+05-06+07)
+Chiết khấu
+Giảm giá
+Giá trị hàng bán bị trả lại
+Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu phải nộp
Doanh thu thuần (01-03)
Giá vốn hàng bán
Lãi gộp(10-11)
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh (20-21+22)
-Thu nhập thuần từ hoạt động tài chính
-Chi phí hoạt động Tài chính
7. Lợi nhuận hoạt động Tài chính (31-32)
-Các khoản thu nhập bất thường
-Chi phí bất thường
Lợi nhuận bất thường (41-42)
Tổng nhuận trước thuế (30+40+50)
Thuế thu nhập
11. Lợi nhuận sau thuế (60-70)
01
02
03
04
05
06
07
10
11
20
21
22
30
31
32
40
41
42
50
60
70
80
8125000000
3000575848
-176898425
-176898425
8301898425
7223513202
1078385223
-1516740066
42321721
2552803568
8000000
8000000
2552803568
193000000
2367803568
Báo cáo chính thức thực hiện chỉ tiêu lao động
tiền lương năm 1998 và 1999
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Thực hiện
năm1998
Thực hiện
năm 1999
So sánh
I
Kết quả sản xuất kinh doanh
Triệu đồng
1
Tổng doanh thu
Triệu đồng
57859
65984
8125
Trong đó: - Doanh thu SXKD ( doanh thu tính lương)
Triệu đồng
49477
56024
13445
- Doanh thu khác
Triệu đồng
8382
9960
1578
2
Lợi nhuận
Triệu đồng
742
3110
2368
3
Nộp ngân sách (đã nộp)
Triệu đồng
720
1040
320
II
Lao động
1
Lao động có ở đầu kỳ báo cáo
Người
2535
2640
105
-Lao động tăng trong kỳ
Người
252
241
-11
-Lao động giảm trong kỳ
Người
247
223
-24
-Lao động nghỉ chờ việc
Người
0
0
0
2
Lao động có ở cuối kỳ báo cáo
Người
2640
2658
18
TRong đó: -Lao động nữ
Người
2245
2263
18
-Lao động hợp đồng
Người
2635
2654
19
3
Lao động bình quân trong kỳB/C
Người
2516
2562
46
III
Thu nhập
1
Quỹ lương được phép chi
Triệu đồng
23513
24726
1213
Quỹ lương thực tế chi
Triệu đồng
23513
-23513
2
Tổng quỹ thu nhập
Triệu đồng
23870
26573
2703
Trong đó: -Tiền lương và các khoản có
tính chất lương
Triệu đồng
23513
24726
1213
-BHXH trả thay lương
Triệu đồng
311
312
1
-Các khoản chi khác (ngoài QTL)
Triệu đồng
46
1535
1489
3
QTL trích vào giá thành sản phẩm
Triệu đồng
23513
24726
1213
4
Tiền lương bình quân
1000 đ/ng/th
779
804
25
5
Thu nhập bình quân
1000 đ/ng/th
790
864
74
6
Hệ số lương CBCVBQ
Hệ số
2,38
2,41
IV
Năng suất lao động bình quân ( tính theo doanh thu không tính doanh thu vệ tinh gia công ngoài)
đ/ng/năm
1638745
1822267
183522
Từ bảng báo cáo chính thức thực hiện chỉ tiêu lao động tiền lương ta thấy năm 1999 so với năm 1998: số lao động thực hiện bình quân tăng là 46 người, tiền lương bình quân của 1 người trong một tháng tăng 25.000 đồng, thu nhập bình quân của một người trong một tháng tăng 74.000 , năng suất lao động bình quân tăng 183.522 đồng/ người / tháng.
bảng cân đối kế toán quý 4 năm 1999
tài sản
Mã số
Số đầu năm
Số cuối kỳ
A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
I. Tiền
Tiền mặt tại quỹ ( gồm cả ngân phiếu)
Tiền gửi ngân hàng
Tiền đang chuyển
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Đầu tư ngắn hạn khác
Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
III. Các khoản phải thu
Phải thu của khách hàng
Trả trước cho người bán
Thuế giá trị gia tăng được khất trừ
Phải thu nội bộ
Vốn kinh doanh ở các đơn vị phụ thuộc
Phải thu nội bộ khác
Các khoản phải thu khác
Dự phòng khoản phải thu khó đòi
Hàng tồn kho
Hàng mua đang đi trên đường
Nguyên vật liệu tồn kho
Công cụ, dụng cụ trong kho
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Thành phẩm tồn kho
Hàng hoá tồn kho
Hàng gửi đi bán
Dự phòng giảm giá đầu tư
100
110
111
112
113
120
121
128
129
130
131
132
133
134
135
136
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
149
17.878.589.350
2.786.754.441
554.391.222
2.232.363.219
7.809.350.671
3.920.626.489
1.448.295.972
1.182.075.117
1.258.353.093
7.033.074.001
1.477.570.731
21.315.491
1.546.217.147
3.382.637.940
605.332.692
15.139.746.51
1.118.838.069
53.594.419
1.065.243.650
11.023.346.289
6.629.608.115
1.341.782.519
330.416.859
1.315.847.117
1.405.691.639
2.977.031.476
831.426.064
16.902.824
67.248.729
1.588.160.714
473.293.145
tài sản
Mã số
Số đầu năm
Số cuối kỳ
V. Tài sản lưu động khác
Tạm ứng
Chi phí trả trước
Chi phí chờ kết chuyển
Tài sản thiếu chờ xử lý
Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn
VI. Chi sự nghiệp
Chi sự nghiệp năm trước
Chi sự nghiệp năm nay
B. Tài sản cố định, đầu tư dài hạn
I. Tài sản cố định
1. Tài sản cố định hữu hình
Nguyên giá
Giá trị hao mòn luỹ kế
Tài sản cố định thuê tài chính
Nguyên giá
Giá trị hao mòn luỹ kế
Tài sản cố định vô hình
Nguyên giá
Giá trị hao mòn luỹ kế
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
Đầu tư chứng khoán dài hạn
Góp vốn liên doanh
Đầu tư dài hạn khác
Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
Chi phí xây dựng cơ bản
Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn
150
151
152
153
154
155
160
161
162
200
210
211
212
213
214
215
216
217
218
219
220
221
222
228
229
230
240
249.410.237
249.410.237
27.823.695.290
27.823.695.290
45.789.714.275
17.966.018.985
20.530.682
229.479.703
-208.949.021
25.715.430.858
25.589.138.858
46.681.811.116
21.092.672.258
126.292.000
Tổng cộng tài sản
250
45.702.284.640
40.855.177.374
Nguồn vốn
Mã số
Số đầu năm
Số cuối kỳ
A. Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
Vay ngắn hạn
Nợ huy động CBCNV
Phải trả người bán
Người mua trả tiền trước
Thuế và các khoản phải nôp Nhà nước
Phải trả cho CNV
Phải trả các đơn vị nội bộ
Các khoản phải trả, phải nộp khác
II. Nợ dài hạn
Vay dài hạn
Nợ dài hạn khác
III. Nợ khác
Chi phí phải trả
Tài sản thừa chờ xử lý
Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
I. Nguồn vốn, quỹ
Nguồn vốn kinh doanh
Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Chênh lệch tỷ giá
Quỹ đầu tư phát triển
Quỹ dự phòng tài chính
quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc
Lợi nhuận chưa phân phối
Quỹ khen thưởng và phúc lợi
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
II. Nguồn kinh phí
Quỹ quản lý của cấp trên
Nguồn kinh phí sự nghiệp
Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước
Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
300
310
311
312
313
314
315
316
317
318
320
321
322
330
331
332
333
400
410
411
412
413
414
415
416
417
418
419
420
421
422
423
424
425
33.836.308.404.
26.806.860.111
9.609.848.175
9.305.017.062
2.307.015.084
1.487.859.597
239.560.678
3.579.512.681
278046834
6.824.575.121
6.280.933.841
543.641.280
204.873.172
204.873.172
11.865.976..236
11985.951.661
70.947.969
7.094.797
14.189.594
-212.207.785
28.476.014.549
28.218.663.142
8.506.409.111
12.122.561.802
1.501.878.340
577.080.115
146.743.532
4.721.295.743
642.694.459
37.590.458
33.061.291
4.529.167
219.760.949
219.760.949
12.379.162.825
11.985.951.661
-22.734.840
70.947.969
7.094.797
14.189.594
454.017.729
-130.304.085
Tổng cộng nguồn vốn
430
45.702.284.640
40.855.177.374
Kết luận
30 năm công ty may Chiến Thắng đã phát triển từ một xí nghiệp quy mô nhỏ, sản xuất đơn giản theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước trở thành công ty may Chiến Thắng như ngày nay, lớn mạnh cả về quy mô, năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty đã trụ vững và ngày càng phát triển trong cơ chế thị trường.
Cơ sở vật chất của công ty được đổi mới và hoàn thiện dần theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quy mô, năng lực sản xuất ngày càng phát triển theo hướng đa dạng hoá công nghệ, tự chủ trong sản xuât kinh doanh.
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức thành 20 bộ phận và đơnvị thành viên, bao gồm:
Khối quản lý phục vụ cho sản xuất kinh doanh có 9 phòng.
Khối sản xuât có bốn công nghệ
đảng bộ công ty có 14 chi bộ với 140 đảng viên
Công đoàn công ty có 14 công đoàn bộ phận với2.275 đoàn viên
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có 9 chi đoàn với hàng trăm đoàn viên
Trong tương lai may Chiến Thắng sẽ phát triển để hướng tới mô hình một trung tâm sản xuât kinh doanh thương mại tổng hợp. Hiện tại ban quản lý công ty đang xây dựng mô hình tổ chức quản lý gọn nhẹ, hiệu quả cao theo phương thức giảm dần doanh thu từ phía hàng gia công và tăng dần phương thức kinh doanh mua nguyên liệu bán thành phẩm. Phương thức đó được thể hiện bằng các hướng đi chiến lược sau:
Tinh giảm và nâng cao đội ngũ quản lý, đội ngũ lao động, đồng thời đầu tư cho các cơ sở chính của công ty đạt tới trình độ hiện đại, tiên tiến và đa dạng về công nghệ. Lựa chọn và sản xuất các sản phẩm kỹ xảo, có hàm lượng chất xám cao, nâng cao chất lượng và sực cạnh tranh của sản phẩm.
Phát triển mạnh và vững chắc hệ thống các công ty vệ tinh, chuyển dần việc sản xuất gia công cho các công ty này.
Thường xuyên hoàn thiện các công nghệ may mặc, may da, thêu in, dệt thảm len. Theo sát xu hướng phát triển của thế giới và mở thêm nghề thủ công khác khi có thời cơ. Mũi nhọn của công ty là sản phẩm may mặc cao cấp với nhiều mã hàng để tạo nên sản lượng lớn.
Duy trì và phát triển những thị trường đã có, từng bước mở thêm thi trường mới ở cả trong và ngoài nước thông qua công tác sáng tạo mẫu mốt, tìm kiếm nguồn nguyên liệu đặc chủng.
Với sự lãnh đạo của Đảng uỷ, ban giám đốc và sự nỗ lực của cả tập thể cán bộ công nhân viên cùng với sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ của các cấp trên công ty may Chiến Thắng góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC387.doc