Trong giai đoạn phát triển 5 năm, các lĩnh vực đầu tư của PVFC đã định hình và ngày càng đa dạng. Hoạt động đầu tư dần đi vào bài bản và được thực hiện theo quy trình, quy chế đối với từng lĩnh vực đầu tư. Tính đến thời điểm hiện tại, hoạt động đầu tư của PVFC bao gồm:
Đầu tư dự án:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Thành lập Công ty cổ phần
Đầu tư Chứng từ có giá:
- Trái phiếu chính phủ
- Trái phiếu Doanh nghiệp và CTCG khác
Đầu tư cổ phần:
- Đầu tư cổ phần với tư cách nhà đầu tư chiến lược
- Mua cổ phần trên thị trường OTC
- Mua qua đấu giá
71 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình đầu tư của công ty Tài Chính Dầu Khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếm một tỷ trọng cao. Còn tỷ trọng dành cho đầu tư cổ phần là rât nhỏ không đáng kể. Đến 2004 và một năm sau đó 2005 tỷ trọng vốn cao nhất thuộc về đầu tư các chứng từ có giá có thể giải thích bằng việc trong năm 2005 rất nhiều loại trái phiếu được chào bán và là một đối tác mà PVFC có thể hoàn toàn tin tưởng để đầu tư vào các Trái phiếu này chính vì vậy năm 2005 tỷ trọng vốn dành cho đầu tư CTCG là rất lớn và cũng từ năm 2004 thì tỷ trọng vốn dành cho các dự án của PVFC nhỏ dần qua các năm (nhỏ một cách tương đối). Sang 2006 tỷ lệ vốn dành cho dự án còn rất nhỏ so với vốn dành cho đầu tư trái phiếu hay cô phiếu. Năm 2006 tỷ trọng vốn dành cho đầu tư cổ phiếu là 82,77% và đầu tư CTCG giảm xuống là 16,07%.
3. Đánh giá hoạt động đầu tư tại công ty Tài Chính Dầu Khí.
3.1. Những thế mạnh mà PVFC có được trong thời gian qua:
- Công ty PVFC luôn là một công ty Tài Chính có số vốn điều lệ được cấp phép hoạt động cao nhất tại Việt Nam
Sự quan tâm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cùng sự giúp đỡ nhiều mặt của Tổng công ty ngay từ thời gian đầu cũng như hiện nay không dừng lại ở mức đơn vị chủ quản PVFC cũng được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo ngành ngân hàng tài chính.
Công ty có đội ngũ nhân viên, chuyên viên, chuyên gia được đào tạo tại các trường đại học trong và ngoài nước. Có nhiều người là các chuyên gia cao cấp làm trong ngành tài chính ngân hàng. trong số nhân viên làm việc tại công ty có trên 90% trình độ từ đại học trở lên. trong đó có nhiều tiến sỹ đây là một vốn rât quý đối với các doanh nghiệp.
Là đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nên các công trình đề án lớn từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác,chế biến, kinh doanh đều được giành ưu tiên cho PVFC đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho PVFC cung cấp dịch vụ. Với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có rất nhiều đơn vị lớn trực thuộc nên dĩ nhiên các mối quan hệ của PVFC trong Tập đoàn cũng dễ dàng hơn rất nhiều
Trong những năm vừa qua PVFC đã là đơn vị mạnh và là địa chỉ đáng tin cậy cho các nhà đầu tư cũng như hoạt động đối tác tài chính của công ty
Thương hiệu của PVFC luôn gắn liền với Tập đoàn Dầu khí nên uy tín trên thị trường ngay từ đầu đã có
3.2. Những kết quả và hiệu quả đạt được.
Nếu xét trên quan điểm là một doanh nghiệp thì trước tiên chúng ta sẽ xem xét Kết quả kinh doanh kinh doanh của doanh nghiệp:
3.2.1.Kết quả kinh doanh
Giai đoạn 2001-2005 kết quả kinh doanh là rất khả quan. Giai đoạn này tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận trước thuế đều rất tốt.
Bảng 9: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2001 - 2005
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
1
Tổng tài sản, Tỷ VNĐ
360
1.231
2.900
4.291
6.877
2
Doanh thu, Tỷ VNĐ
16,8
64
105
214
421
3
Lợi nhuận trước thuế, Tỷ VNĐ
2,02
5,1
6
8,3
29,4
4
Nộp ngân sách, Tỷ VNĐ
0,97
2,36
2,91
2,3
8,7
5
Nộp Tổng công ty, Triệu VNĐ
168
300
501
755
2.300
Nguồn: www.PVFC.com.vn
Dựa vào bảng kết quả kinh doanh trên ta thấy giai đoạn 2001 -2005 các chỉ tiêu kinh doanh đều rất tốt. Năm 2005 tổng tài sản lên tới 6.877 tỷ đồng, doanh thu năm 2005 là 421 tỷ đồng. Và đặc biệt 1016 tỷ là doanh thu đạt được năm 2006 một kết quả tuyệt vời cho một công ty tài chính mới như Tài Chính Dầu Khí các chỉ tiêu về lợi nhuận cũng như các chỉ tiêu về nộp ngân sách đều vượt so với kế hoạch. Giai đoạn 2001 - 2003 là giai đoạn bắt đầu bước vào thị trường kết hợp với thời điểm 2001 -2003 người dân không mặn mà lắm với các hoạt động tài chính trên thị trường phi ngân hàng. Các chỉ tiêu đầu tư hay tổng tài sản của công ty cũng không cao là những khó khăn nhất định cho việc co được môt doanh thu và lợi nhuận đáng kể. Tuy vậy với những cố gắng của mình giai đoạn đầu tiên PVFC cũng đã gặt hái được khá nhiều thành công nếu đưa ra so sánh với các công ty tài chính tại cùng thời điểm. Tốc độ tăng của các kết quả kinh doanh trong giai đoạn sẽ là những chỉ tiêu phản ảnh tốt nhất và cho ta nhìn nhận mọt cách dễ hiểu hơn về tốc độ tăng tương tương quan giưa là chỉ số trong kết quả kinh doanh.
Bảng 10: Tốc độ tăng của các kết quả kinh doanh giai đoạn 2001-2005
Đơn vị: %
TT
Chỉ tiêu
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
1
Tổng tài sản
Tăng định gốc
0
241,9
705,6
1091,9
1810,3
Tăng Liên Hoàn
100
241,94
135,58
47,97
60,27
2
Doanh thu
Tăng định gốc
0
280,95
525
1173,81
2405,95
Tăng liên Hoàn
100
280,95
64,06
103,81
96,73
3
Lợi nhuận
trước thuế
Tăng định gốc
0
152,48
197,03
310,89
1355,45
Tăng liên Hoàn
100
152,48
17,65
38,33
254,22
4
Nộp ngân sách
Tăng định gốc
0
143,30
200
137,11
796,91
Tăng liên hoàn
100
143,30
23,31
-20,96
278,26
5
Nộp Tổng công ty
Tăng định gốc
0
78,57
198,21
349,40
1269,05
Tăng liên hoàn
100
78,57
67
50,70
204,64
Nguồn: Tổng hợp
Từ Bảng kết quả kinh doanh tổng hợp từ năm 2001 đến năm 2005 cho ta thấy được sự tăng trưởng mạnh của công ty trong những năm qua từ Tổng tài sản, Doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, Thu nhập bình quân. sự tăng trưởng mạnh mẽ của công ty trong giai đoạn vừa qua cho thấy còn đường đúng đắn đã lựa chọn của công ty. Các chỉ tiêu tăng trưởng tốt từ thị trường và thương hiệu PVFC càng ngày càng tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường tài chính là một minh chứng cho thấy được sức mạnh của Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam trong lĩnh vực tài chính được thể hiện qua PVFC. Từ năm2001 đến năm 2005 số vốn tổng tài sản của PVFC tăng lên 6.517 tỷ đồng tăng hơn 18,1 lần so với năm 2001. đặc biệt trong chỉ số tăng liên hoàn năm 2005 tăng hơn so với năm 2004 tăng 60,27%. So với tốc độ tăng liên hoàn của các năm trước thì đây không phải là một chỉ số cao nhưng nếu so sánh con số tài sản 4291 tỷ thì đó là một con số đáng kể cũng như so với năm 2004 con số này chỉ dừng lại ở con số 47,97%. Sự cải cách phù hợp với chiến lược thị trường, sự nhanh nhạy với thị trường tài chính của PVFC. Năm 2005 đánh dấu bằng việc các sản phẩm của PVFC trên thị trường tài chính được thị trường đánh giá cao và coi là một đối tác tin cậy cho các chương trình và dự án của các công ty.
Kết quả kinh doanh trong những năm vừa qua cho thấy một chỉ số tăng trưởng mạnh vào thời điểm 2005 và các chỉ số tăng đều của các năm trước đó doanh thu năm 2005 tăng 404 tỷ so với năm 2001 và tăng 207 tỷ năm 2004. Lợi nhuận trước thuế tăng trong giai đoạn này cũng rất lớn tăng 21.4 tỷ so với năm 2004.
Sẽ có rất nhiều nguyên nhân để giải thích cho việc các chỉ số năm 2005 đều tăng vọt so với năm 2004 và các năm trước đó nhưng một sản phẩm mà năm 2005 đã bắt đầu có sự nóng lên từ ngay năm 2005 là đầu tư cố phiếu. để sau đó các chỉ số của công ty còn tăng lên rất nhiều vào thời điểm năm 2006 ( thời điểm các cơn sốt trên thị trường chứng khoán thực sự diễn ra). Năm 2006 cũng đánh dấu một mốc mới của PVFC khi doanh thu năm 2006 vượt 1000 tỷ đồng .
Trên quan điểm là nhà đầu tư chúng ta sẽ xem xét kết quả của hoạt động đầu tư của PVFC xét trên 3 lĩnh vực:
3.2.2. Kết quả của hoạt động đầu tư dự án:
Trong giai đoạn 2001-2006 lợi nhuận của vốn dành cho đầu tư luôn luôn ở mức khả quan tuy nhiên phải nói rằng 3 năm đầu tư 2001 -2003 vốn đầu tư chỉ vỏn vẹn 27,152 tỷ đến năm 2004 thỉ số này cũng rất bé chỉ 3,6 tỷ tuy vậy lợi nhuận trong cả 3 năm 2001-2003 chỉ vào khoảng 0.8 tỷ trong lúc năm 2004 là 3,333 tỷ. tất nhiên chúng ta luôn có tính đến độ trễ thời gian của dự án. Năm 2005 mức lợi nhuận lại giảm nhưng đến năm 2006 lợi nhuận lại tăng thêm 4,688 tỷ. Trong lúc đó khâu hao thu về trong 3 năm 2004,2005,2006 gần 3,7 tỷ.
Bảng 11: Kết qủa của hoạt động đầu tư Dự án.
Đơn vị: Tỷ đồng
Stt
Chỉ tiêu
2001-2003
2004
2005
2006
1
Vốn đầu tư (đã giải ngân)
27,152
3,6
12,440
19,489
2
Doanh thu
21,993
18,826
18,931
22,499
3
Chi phí
19,554
15,492
16,532
17,914
4
Lợi nhuận
2,379
3,333
2,398
4,584
5
Khấu hao thu về
4,290
3,686
3,688
3,688
6
Lợi nhuận Tăng thêm/ Vốn đầu tư
0.087
0.265
-0.075
0.112
Nguồn: Báo cáo đầu tư
Như vậy kết quả đầu tư xét về mặt tài chính trong giai đoạn 2001-2006 là tương đối khả quan. Số vốn đầu tư được rải ngân là khá tốt với mức vốn đầu tư của công ty thì tỷ lệ số vốn đầu tư cho dự án ngày càng giảm (bảng 9) do cơ hội đồng vốn dành cho đầu tư dự án là thấp hơn so với các lĩnh vực đầu tư ở thời kỳ sau Tuy nhiên xét trên con số tuyệt đối thì luôn có sự tăng trưởng mạnh. Chỉ tiêu lợi nhuận tăng qua các năm, riêng 2005 có giảm sút tuy nhiên sang năm 2006 lại có một sự tăng tiến đáng kể tuy nhiên các kết quả trên chỉ phản ánh một cách tương đối vì hầu hết các kết quả đầu tư dự án lớn đều có độ trễ rất lớn nên khó có thể xem xét chính xác mức lợi nhuận năm nào cao nhất trên vốn đầu tư. Nếu ta giả sử vốn đầu tư phát huy hết tác dụng trong năm đó thì ta có đánh giá nhờ vào dòng kết quả cuối cùng của bảng trên. Ta thấy rằng hiệu suất đầu tư năm 2006 là cao nhất và hiệu suất thấp nhất thuộc về năm 2005
Đối với chính phủ và các công ty, tổng công ty khác PVFC là một trong những đối tác, kênh huy động vốn tốt thực hiện các đầu tư các dự án của mình. Các dự án mà PVFC đã tham gia dàn xếp vốn cũng là một thành công lớn của PVFC thời gian gần đây. Tuy nhiên ở đây PVFC đóng vai trò trung gian nên không coi là nhà đầu tư trong trường hợp này.
3.2.3. Kết quả của hoạt động đầu tư chứng từ có giá
Kết quả từ bảng sau giúp ta hiểu rõ hơn về doanh thu lợi nhuận của đầu tư vào lĩnh vực chứng từ có giá:
Bảng 12: Doanh thu và lợi nhuận của đầu tư CTCG qua các năm
Năm
Doanh thu
Lợi nhuận
Tổng GT
Tỷ lệ tăng
Tổng GT
Tỷ lệ tăng
2001
56,691,250
8,589,583
2002
272,267,188
380.26%
41,252,604
380.26%
2003
2,397,285,576
780.49%
158,409,795
284.00%
2004
8,019,931,000
234.54%
373,754,821
135.94%
2005
19,072,486,556
137.81%
647,264,607
73.18%
2006
24,532,430,132
28.63%
704,764,433
8.88%
Xét trên quan điểm kinh doanh lấy lợi nhuận hàng năm ra làm chuẩn thì những năm 2002 và 2003 là những năm có tỷ lệ tăng trưởng về lợi nhuận là cao nhất. và đến năm 2006 thì tỷ lệ tăng trưởng là rất thấp 8,88%. Tuy nhiên với một số vốn đầu tư cho dự án năm 2006 tăng hơn hẳn so với các năm trước mà kết quả của các đầu tư Chứng từ có giá cũng phải có một thời gian khá dài mới khẳng định được hiệu quả (Độ trễ về thời gian) do vậy doanh thu của năm 2006 là thấp tương đối so với mức chi cho đầu tư Chứng từ có giá năm 2006 chính vì vậy có một tỷ lệ tăng trưởng dưới một con số khác hẳn với các năm trước là 2 thậm chí là 3 con số.
Những đóng góp của PVFC trong việc tham gia vào mua các CTCG đã thúc đẩy thị trường này phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn và là một trong những đơn vị chiến lược trong việc thúc đẩy thị trường trái phiếu Việt Nam thêm sôi động góp phần tích cực vào việc giúp các đơn vị có đủ lượng vốn để thực hiện các công trình đầu tư của mình.
3. 2.4. Kết quả của hoạt động Đầu tư cổ phần:
Có 2 cách tham gia vào thị trường đầu tư cổ phần của PVFC
- Tham gia đầu tư kinh doanh cô phiếu niêm yết
- Tham gia hoạt động đầu tư OTC
Bảng 13: Kết quả hoạt động kinh doanh cổ phiếu niêm yết
Đơn vị tính: Triệu VND
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
03 quý 2006
Doanh thu
342.709
306.077
6.659.177
Tỷ suất LN
16.14 %
14 %
33.53%
Nguồn : Phòng đầu tư PVFC
Việc kinh doanh cô phiếu niêm yết chỉ được coi là chính thức tại thời điểm 2004 trước đó là không đáng kể. tuy vậy tỷ lệ lợi nhuận vẫn đạt rất cao hơn 16% và cùng với cơn sốt của thị trường chứng khoán 2006 tỷ suất lợi nhuận đã là 33,53%. Các năm 2004, 2005 tỷ lệ lợi nhuận cũng khá cao tuy vậy lĩnh vực kinh doanh cô phiếu rất ít được quan tâm một phần là do tâm lý lo ngại về thị trường cô phiếu ở Việt Nam và thói quen đầu tư của Các công ty Tài chính là vẫn dành nhiều cho đầu tư dự án. Một lý do nữa là nhân sự cho việc đầu tư cô phần cũng cần được đào tạo và trải nghiệm qua thị trường nên đến tận những năm sau hoạt động đầu tư này mới càng được chú trọng
Hoạt động đầu tư OTC cũng chỉ mới được bắt đầu vào năm 2005 nhưng cũng gặt hái được nhiều thành công nhất định. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận không phải là quá cao nhưng dựa vào một số vốn lớn hoạt động OTC cũng đã đem lại một nguồn thu rất lơn trong năm qua. Hoạt động OTC xét trên một phương diện nào đó nếu trong năm 2005, 2006 có một sự tích cực nhất định hơn và chủ động hơn thì lợi nhuận thu được từ hoạt động này hoàn toàn không nhỏ. Với diễn biến năm 2006 cũng cho thấy rằng PVFC chưa thật chú trọng các hoạt động OTC ngay từ đầu nên kết quả chưa được như mong muốn
3. 2.5. Các hiệu quả chung đạt được:
Ngoài những kết quả cụ thể cho từng lĩnh vựcđầu tư cụ thể thì việc đầu tư của công ty trong những năm qua đã đưa lại những kết quả và hiệu quả cũng như những ngoại ứng tích cực của nó. Từ các chỉ tiêu tài chính đến các chỉ tiêu về kinh tế xã hội mà nó đạt được
- Doanh thu tăng thêm : Doanh thu tăng thêm trong những năm qua có một sự tăng trưởng nhất định trong thời điểm 2001 -2004 và tăng lên mạnh mẽ năm 2005 với doanh thu 421 tỷ và Năm 2006 là hơn 1013 tỷ đồng. Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong doanh thu cũng như các chỉ tiểu khác khi đánh giá sự thành công của PVFC đã cho thấy sự thành công nhất định trên thị trường tài chính của PVFC càng ngày càng được khẳng định vai trò chỗ đứng của mình trên thị trường. Năm 2001 đến năm 2004 các tỷ lệ tăng định gốc ở mức trung bình và đến năm 2005 và theo kết qua mới đây năm 2006 thì mức tăng là ở mức cao so với quy mô vốn và các quy mô tăng trưởng khác.
- Lợi nhuận tăng thêm: Đến thời điểm 2005 lợi nhuận của công ty ở mức 29,4 tỷ tăng 27,38 tỷ so với khởi điểm năm 2001 và tăng 21,1 tỷ so với năm 2004. Lợi nhuận trước thuế có phần tăng đều trong gia đoạn 2001-2002, 2003-2004. riêng năm 2002 có phần chững lại và tăng mạnh vào thời điểm 2005, 2006. So vơi quy mô tài sản cố định thì lợi nhuận trước thuế của công ty trong giai đoạn 2001-2004 trên thị trường tài chính là ở mức trung bình và năm 2005,2006 so với mức của thị trường tài chính là ở mức cao và hấp dẫn
- Doanh thu tăng thêm/ Vốn đầu tư:
Các hoạt động đầu tư thường có những độ trễ nhất định do vậy khó có thể tính chỉ tiêu hiệu quả doanh thu của vốn đầu tư nếu xét trên tổng thể một năm. Chính vì vậy nếu giả sử toàn bộ vốn đầu tư phát huy hết tác dụng trong vòng 1 năm thì ta sẽ có một bảng tính tương đối sau:
Bảng 14: Bảng tính Doanh thu tăng thêm/ Vốn đầu tư:
2001
2002
2003
2004
2005
Doanh thu
16.8
64
105
214
421
DTTăng thêm
16.8
47.2
41
109
207
Vốn đầu tư
9
14.01
16
16.10
136.2536
DT tăng thêm/ Vốn đầu tư
1.87
3.37
2.58
6.77
1.519
Chỉ tiêu này cho ta biết cứ một đơn vị đồng vốn tăng lên thì sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận được tạo ra. Theo chỉ tiêu này thì năm 2004 sẽ đạt mức cao nhất với 6.77 tỷ và thấp nhất là năm 2005 với 1.5 tỷ điều này cũng dễ hiểu khi năm 2005 số vốn đầu tư tăng lên hẳn so với các năm khác trước đó. Và các chỉ tiêu đầu tư của năm 2005 sẽ được phản ánh sau năm 2005 chứ không phải là tại thời điểm năm 2005 được nhưng với tỷ lệ 1.5 thời điểm năm 2005 là mức cao của thị trường tài chính Việt Nam hiện nay
- Lợi nhuận tưng thêm/ Vốn đầu tư
Tương tự với doanh thu lợi nhuận của Hoạt động đầu tư cũng chịu ảnh hưởng độ trễ của thời gian tuy vậy ta đặt giả sử phận lợi nhuận tăng thêm trong năm là do hoạt động đầu tư mang lại thì ta có bảng kết quả nói lên tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư nhứ sau:
Bảng 15: Bảng tính lợi nhuận/ Vốn đầu tư
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
Lợi nhuận
2,02
5,1
6
8,3
29,4
LN tăng thêm
2,02
3,08
0,9
2,3
21,1
Vốn đầu tư
9
14,01
16
16,10
136,25
Vốn PVFC
9
14,01
16
16,01
56,04
LN tăng thêm/ Vốn đầu tư
0,23
0,22
0.056
0,14
0,15
LN tăng thêm / Vốn chủ sở hữu
0,23
0,22
0,056
0,14
0.52
Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đơn vị đồng vốn tăng thêm thì tạo ra bao nhiêu lợi nhuận như vậy nó cho ta thấy được hiệu quả sử dụng đồng vốn xét trên quan điểm lợi nhuận. Tỷ lệ này rõ ràng cho thấy năm 2001 lại đạt cao nhất. và năm thấp nhất là 2003. Chứng tỏ việc sữ dụng đồng vốn của PVFC trong thời gian 2004 và 2005 không tốt bằng các năm trước. Tất nhiên cũng có một lý do khách quan giải thích cho nguyên nhân này đó là trong giai đoạn 2004- 2005 là giai đoạn PVFC có nhiều dự án được đầu tư và rõ ràng là các dự án luôn có độ trễ nhất định của nó. Chính vì thế chỉ tiêu này sẽ thấp hơn so với các năm trước. Tuy nhiên đến năm 2006 thì tỷ lệ này cao hơn năm 2005 và các năm trước đó do các sản phẩm về thị trường chứng khoán có thời gian thu hồi vốn và sinh lời nhanh nên chỉ số này đã cao hẳn lên.
Để đánh giá thêm ta xem xét tỷ suất sinh lời của nguồn vốn tự có ta có thêm chỉ tiêu lợi nhuận tăng thêm/ vốn chủ sở hữu chỉ tiêu này cho thấy về khả năng sinh lợi nhuận thuần từng năm tính trên 1 đơn vị vốn tự có bình quân của năm đó, tuy nhiên trong lợi nhuận do năm đó tạo ra có cả phần vốn không phải chủ sở hữu nên có những hạn chế nhất định. từ năm 2005 thì mới có thêm nguồn ủy thác chính vì vậy từ năm 2005 ta sẽ tính được chỉ tiêu này và theo bảng tính thì năm 2005 là 0.52 (52%) một tỷ lệ rất cao
- Số lao động tăng thêm: Với một cơ cấu khá gọn nhẹ, Các bộ phận được kết hợp chặt chẽ và sử dụng các công cụ tin học, và các phần mềm một cách hiệu quả. PVFC năm 2001 chỉ có 130 người và đến năm 2005 cũng chỉ 380 người. Số lượng nhân viên như vậy so với một cơ quan như PVFC là một cải tiến đáng kể trong việc sử dụng lao động so với các cơ quan nhà nước vì thông thường các cơ quan nhà nước với tầm tài sản trên 1000 tỷ đều có một lượng nhân công phục vụ cho sản xuất kinhdoanh rất lớn Một lý do nữa đó là PVFC Là một cơ quan tài chính vì vậy việc sử dụng máy móc và các ứng dụng công nghệ thông tin sẽ rất lớn chính lý do đó cũng sẽ giảm thiểu được về mặt con người cho công ty.
Các dự án của PVFC không những tạo ra việc làm cho cán bộ công nhân viên PVFC mà những dư án đầu tư mà PVFC tham gia còn là cơ hội làm việc của hàng ngàn người khác. Những lao động trực tiếp tham gia vào các dự án được PVFC trực tiếp đầu tư cũng như gián tiếp tham gia thông sự góp vốn của PVFC.
- Số lao động tăng thêm/ Vốn đầu tư:
Bảng 16: Bảng tính số lao động tăng thêm/ Vốn đầu tư
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
Số lao động
120
175
259
285
380
SLĐTăng thêm
120
55
84
26
95
Vốn đầu tư
9
14.01
16
16.10
136.2536
SLĐ tăng thêm/ Vốn đầu tư
13.3
3.93
5.25
1.61
0.70
Chỉ tiêu này phản ảnh cứ 1 đồng vốn đầu tư tăng thêm thì cần bao nhiêu lao động tăng thêm cho việc sản xuất kinh doanh như vậy với chỉ số này thì ta sẽ thấy được mức độ sử dụng vốn có hiệu suất cao hơn nếu cần một số lượng lực lượng lao động thấp hơn mà vẫn đảm nhận được hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra. Năm 2001 hiệu suất sử dụng đồng vốn xét trên chỉ tiêu này ro ràng là không cao vì cứ 1tỷ vốn đầu tư tăng thêm lại cân có 13.3 nhân lực đảm nhận tất nhiên điều này dễ hiểu vì trong giai đoạn mới thành lập bao giờ cũng có những khó khăn nhất định và chỗ đứng chưa tạo lập được trên thị trường. Các năm sau tỷ lệ này có giảm và đến năm 2005 tỷ lệ này chỉ còn ở mức 0.7
- Nộp ngân sách và nộp tổng công ty: nếu như năm 2001 Nộp ngân sách cho nhà nước là 0.97 tỷ thì năm 2002 đã tăng lên mức 2.36 tỷ và đến năm 2005 thì tăng lên 8.7 tỷ. Nộp cho tổng công ty là một con số hết sức đáng kể. Năm 2005 ở mức 168 tỷ và gần như 3 năm sau đó tăng đều đặn ở mức 150, 200, 250 tỷnhưng riêng đến năm 2005 con số nay nộp lên cho tổng công ty đạt 2300 tỷ tăng gần 13.67 lần so với năm 2001 và tăng hơn 3 lần so với năm 2004. Với những con số trên chứng tỏ PVFC là một thành phần hết sức quan trọng trong gia đình lớn mạnh Dầu Khí ( Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam)
- Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội mà PVFC đã tạo ra: do không thể có được các số liệu chính xác để đánh giá các chỉ tiêu này song nhìn vào các dự án mà PVFC đã tham gia và đã đóng góp không nhỏ cho xã hội.
+ Thứ nhất: Các dự án mà PVFC tham gia là các dự án trọng điểm của quốc gia với số lượng vốn lớn và lượng nhân lực tham gia rất lớn. Các dự án này đóng trên rất nhiều địa bàn khác nhau từ vùng đồng bằng đến thành phố nó đã giúp hàng ngàn lao động tham gia vào các dự án. Và cũng một phần gián tiếp tác động đến phân bố thu nhập giữa các vùng. Với việc mua trái phiếu xây dựng tổ quốc một phần PVFC đã gián tiếp công hiến sức mình cho phát triển xã hội.
+ Thứ hai: PVFC là một cơ quan tài chính nên sẽ có một nghiệp vụ chính đó là phân bổ nguồn vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu. Việc đầu tiên đó là PVFC huy động nguồn vốn từ nguồn thu của tổng công ty Dầu Khí Việt Nam và các nguồn ủy thác, tín dụng từ các tổ chức cá nhân khác có nhu cầu đầu tư.
Sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa tổ quốc yêu cầu có một một lượng vốn lớn từ trong và ngoài nước huy động để thực hiện với vai trò của mình PVFC bằng các kênh huy động của mình thu lại nguồn vốn để đem đi đầu tư có hiệu quả các dự án như vậy PVFC đã góp phần xây dựng phát triển nền kinh tế xã hội
+ Thứ ba: PVFC đã tham gia vào thị trường tài chính một cách mạnh mẽ và chuyên nghiệp góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam lành mạnh hơn và hoạt động có hiệu quả hơn. Góp phần xây dựng định chế tài chính mạnh ở Việt Nam giảm thiểu nguy cơ thị trường tài chính vốn khá nhạy cảm của Việt Nam để các công ty nước ngoài nắm giữ. Ngoài ra PVFC còn là đơn vị lấy nguồn vốn từ chính việc bán nhiên liệu của đất nước ra ngoài nên một yêu cầu là phải sử dụng tốt các nguồn vốn đó.
3.3. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân
3.3.1. Vấn đề về Hạn mức đầu tư:
Theo quy định của PVFC Tổng vốn góp của PVFC vào các dự án, công ty không vượt quá 40% VĐL, hạn mức đầu tư của PVFC vào một doanh nghiệp không vượt quá 11% vốn ĐL của dự án, DN đó. Do vậy hạn mức này làm cho số vốn góp của PVFC vào các dự án, cổ phần trong các doanh nghiệp khác cũng hạn chế rất nhiều. Có khá nhiều dự án PVFC hoàn toàn có thể chắc chắn phần lợi nhuận trong tay nhưng do quy định về vốn làm cho PVFC không thể thực hiện đầu tư lớn như mong muốn để có một mức lợi nhuận tốt hơn, tuy công ty đã có giải pháp nhận ủy thác để thực hiện đầu tư góp vốn, mua cổ phiếu với so lượng lớn nhưng nếu có một hạn mức cao hơn chắc chắn sẽ tạo ra được một khả năng thu lợi nhiều hơn từ hoạt động đầu tư. Phòng Đầu tư làm hai nhiệm vụ phải đi đầu tư cho công ty và cho khách hàng UTĐT nên khối lượng đầu tư vượt quá hạn mức quy định. Vì thế PVFC phải thực hiện uỷ thác đầu tư thông qua một số tổ chức nên dẫn đến phát sinh các thủ tục ngoài dự tính trong quá trình thực hiện nghiệp vụ.
3.3.2.Vấn đề về nguồn nhân lực thực hiện công tác đầu tư
Hiện nay PVFC có một đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, năng động và đầy nhiệt huyết nhưng cũng do đội ngũ quá trẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư chưa nhiều, số lượng cán bộ thực hiện công tác đầu tư chưa đáp ứng đủ nhu cầu về nhân sự của công tác đầu tư tại công ty, chuyên môn trong thực hiện công tác đầu tư chưa thật được tốt. Các dự án mà PVFC thực hiện trải rộng trên nhiều lĩnh vực và như vậy đồng nghĩa với việc cán bộ công nhân viên làm công tác đầu tư phải đáp ứng nhiều khả năng hơn của dự án. Sự điều chuyển công tác đối với những người tham gia công tác đầu tư lâu năm cũng làm cho sự thiếu vắng các cán bộ có kinh nghiệm trong đầu tư.
Khó khăn tiếp theo đến từ nhân sự của PVFC được đạo tạo tại Việt Nam sau khi tốt nghiệp các ngành nghề khác nhau trên các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam. Những bất cập trong giáo dục trong những năm vừa qua là một thách thức không nhỏ cho việc đào tạo và bồi dưỡng của các công ty nói chung và của PVFC nói riêng. Lĩnh vực tài chính là lĩnh vực nhạy cảm, nhanh chóng thay đổi ở Việt Nam hiện nay gần như đào tạo ở các trường đại học kinh tế và kể cả là chuyên ngành tài chính cũng gần như chưa đáp ứng được những yêu cầu này. chính vì thế yêu cầu nguồn nhân lực trẻ được đào tạo sát thực và phải hiểu biết đa số nhân sự của PVFC đều phải đạo tạo lại.
3.3.3. Các Vấn đề của thị trường tài chính
Là một công ty tài chính nên các vấn đề về Lãi suất liên ngân hàng, tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động kinh doanh của công ty đặc biệt với thị trường tài chính của Việt Nam trong những năm vừa qua thì tỷ lệ lạm phát khá lớn và việc lãi suất liên ngân hàng có những thay đổi liên tục cũng là một khó khăn cho hoạt động tài chính của các công ty tài chính nói chung và PVFC nói riêng cụ thể là Tình hình biến động lãi suất thị trường và mặt bằng lãi suất Ngân hàng năm 2005-2006 tăng cao và lãi suất trái phiếu cao hơn lãi suất vốn nội bộ khiến đầu tư trái phiếu không mang lại lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh thấp. Một số danh mục đầu tư hạch toán doanh thu bằng chi phí và hiệu quả đầu tư không có
Công tác dự phòng lâu dài cho các rủi ro trong đầu tư như rủi ro về lãi suất và thị trường chưa triệt để nên một số danh mục đầu tư không đảm bảo hiệu quả lâu dài theo biến động thị trường lãi suất và các yếu tố khác
3.4. Về lĩnh vực đầu tư: xuất thân là thành viên của tổng công ty Dầu khí nên Các lĩnh vực được phép đầu tư thường ưu tiên thương là cho ngành dầu khí và các dự án thuộc các công ty nhà nước lớn.
3.5. Kế hoạch đầu tư: mặc dù các kế hoạch đâu tư đã được lên khá chi tiết cụ thể song do những khó khăn nhất định về dự đoán lãi suất và các dự đoán về sản phẩm đầu tư sinh lời cao nên kế hoạch đầu tư rất dễ bị phá vỡ. Ví dụ Trong kế hoạch 5 năm hoàn toàn không dành nhiều tài chính cho đầu tư cổ phần như thế nhưng theo diễn biến của thị trường năm 2005,2006 số vốn đầu tư dành cho cổ phần là rất lớn. Nói về trước mắt đó là cái lợi nhuận rất lớn nhưng nói về lâu dài đầu tư cô phần là một nghiệp vụ đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng và lợi nhuận chắc chắn sẽ không dẽ dàng kiếm được như những năm vừa qua.
3.6. Đầu tư còn theo cảm tính: Là một cơ quan tài chính phi ngân hàng hiện đại PVFC có những bộ phận riêng biệt làm các công việc liên quan đến nhau một cách khá độc lập và chuyên nghiệp với các công cụ phần mềm chuyên dụng song qua năm 2006 với sự bùng nổ đầu tư vào chứng khoán nhiều cổ phiếu đã được mua rât cảm tính. Cái lợi nhuận mà PVFC có được chủ yếu vẫn là nhờ quy mô về vốn và được mua trực tiếp qua đấu giá hoặc nhận ủy thác của các công ty, tổng công ty lớn.
3.7. Đào tạo nghiệp vụ chưa thường xuyên và nhiều: là một cơ quan tài chính rất mạnh PVFC có những nguồn quỹ khác nhau cho các hoạt động đạo tạo, đào tạo lại nhân sự của mình. Hằng năm các đợt hội thảo, hội nghị, vẫn được diễn ra nhưng còn chưa nhiều và kết quả chưa được phổ biến sâu rộng đối với tất cả các nhân viên. Các cơ quan tài chính của Việt Nam khó mà có thể học hỏi được kinh nghiệm trên thị trường Việt Nam chính vì vậy cần phải có những hội thảo thường xuyên trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ quan của PVFC với các đối tác nước ngoài, Phải cắt cử các cán bộ sang học hỏi nhiều hơn ở các nước có nền kinh doanh Tài chính tiến tiến nhằm đạo tạo sâu hơn và bổ sung kịp thời các khả năng về mặt trình độ cho nhân viên
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ
1. Chiến lược phát triển chung
1.1.Định hướng chung
1.1.1.Chiến lược phát triển ngành Dầu khí đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025:
Xác định phải nhanh chóng xây dựng PetroVietnam trở thành một Tập đoàn Công nghiệp - Thương mại - Tài chính Dầu khí quan trọng, hoàn chỉnh, hoạt động trong và ngoài nước.
Tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp Dầu khí từ nay đến năm 2025 dự kiến 41 tỷ USD, giai đoạn từ nay đến năm 2015 khoảng 20 tỷ USD, giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015 là 21 tỷ USD.
Để đạt được mục tiêu trên, chiến lược của PetroVietnam trong hoạt động tài chính là:
- Đầu tư tài chính vào các lĩnh vực, dự án dầu khí đảm bảo nền tài chính của PetroVietnam được cân đối, ổn định. Đối với các dự án thăm dò dầu khí cần tranh thủ tối đa nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Ưu tiên một tỷ lệ thích hợp vốn chủ sở hữu của PetroVietnam cho công tác tự thăm dò, khai thác trong và ngoài nước, chế biến dầu khí.
- Phát huy tối đa thu xếp vốn theo phương thức tài trợ dự án với sự tham gia vốn của chủ sở hữu tối thiểu đạt 30% đối với các dự án phát triển mỏ dầu, khí. Tận dụng tối đa nguồn vốn tài trợ phát triển để xây dựng hạ tầng cơ sở cho vận chuyển và phân phối khí. Cổ phần hóa các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ hiện có và huy động mọi nguồn vốn của các thành phần kinh tế đầu tư vào các dự án dịch vụ dầu khí.
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn trên thị trường tài chính, tiền tệ trong nước và quốc tế, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển, đặc biệt chú trọng phát hành trái phiếu quốc tế.
- Duy trì tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu của PetroVietnam ở mức 50-70% vào giai đoạn 2005 - 2015 và ở mức 40 - 50% giai đoạn 2015 - 2025. Xác lập cơ chế điều hành hoạt động tài chính đảm bảo quản lý tập trung thống nhất các nguồn tài chính tiền tệ của PetroVietnam và vận hành theo nguyên tắc sinh lời.
Với vai trò là định chế tài chính và công cụ tài chính để phát triển Tập đoàn, quy mô tài chính, nhiệm vụ thu xếp vốn, quản trị vốn của Tập đoàn Dầu khí là căn cứ để xác lập nhiệm vụ và quy mô hoạt động của PVFC.
1.1.2. Nội dung chiến lược phát triển PVFC giai đoạn 2005-2015 và định hướng đến năm 2025
Quan điểm chủ đạo
Chiến lược phát triển của PVFC phải dựa trên cơ sở vị thế tài chính của ngành Dầu khí và phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển tập đoàn Dầu khí.
Xây dựng và phát triển PVFC dựa trên nền tảng tài chính của Tập đoàn Dầu khí Việt nam; Định chế tài chính của PV phải thực hiện được nhiệm vụ hòa trộn dòng tiền tệ của PV với dòng tiền tệ quốc gia từ đó tạo ra vị thế tài chính mới của PV trong việc thu xếp vốn cho đầu tư phát triển Tập đoàn Dầu khí
Từng bước xây dựng PVFC thành trung tâm tài chính của Tập đoàn Dầu khí (hoạt động như một ngân hàng đầu tư phát triển dầu khí) với nhiệm vụ chính sau:
Thứ nhất, Tạo lập và quản trị vốn đầu tư phát triển của Tập đoàn Dầu khí; là công cụ để thực hiện chức năng đầu tư tài chính của Tập đoàn Dầu khí.
Thứ hai, Là công cụ tài chính để hỗ trợ chính sách nhân viên của Tập đoàn
Thứ ba, Thực hiện chức năng kinh doanh trên thị trường tài chính, thị trường vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt nam.
2. Các định hướng cụ thể các lĩnh vực trong giai đoạn 2006-2010
Quan điểm chủ đạo và mục tiêu phấn đấu của PVFC là đến 2010 là “Đưa hoạt động đầu tư trở thành hoạt động mũi nhọn mang tính chiến lược của Công ty”.
Đầu tư mang lại hiệu quả cao; nâng cao giá trị đầu tư trong ngành.
Dự kiến phân bổ tỷ trọng đầu tư như sau:
Stt
Hoạt động
Tỷ trọng
Giá trị đầu tư
1
Đầu tư dự án
½ tổng hạn mức đầu tư
600.000.000
2
Đầu tư cổ phần
½ tổng hạn mức đầu tư
600.000.000
3
Đầu tư trái phiếu
5% - 8% tổng tài sản
1.000.000.000
Xây dựng bộ quy trình, quy chế chuẩn làm cơ sở cho việc thực hiện hoạt động đầu tư thống nhất trong toàn hệ thống.
Nâng cao công tác đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ đầu tư
Giảm thiểu rủi ro trong đầu tư.
Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý sau đầu tư.
2.1. Kế hoạch đầu tư dự án:
Công tác tìm kiếm cơ hội đầu tư: Phát huy tối đa hạn mức được phép đầu tư; tăng cường tìm kiếm đối tác và phát triển một số quan hệ đối tác chiến lược; quy hoạch và đưa ra các hạn mức cụ thể đối với các lĩnh vực đầu tư (năng lượng, các dự án trong ngành và các dự án trong lĩnh vực du lịch cao cấp); xây dựng cơ sở dữ liệu theo lĩnh vực cho hoạt động đầu tư.
Công tác đầu tư dự án: Hoàn thiện và chuẩn hóa quy trình đầu tư dự án nhằm giảm thiểu thời gian tiến hành các thủ tục đầu tư dự án; nâng cao hiệu quả công tác phân tích hiệu quả tài chính dự án nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động đầu tư và thiết lập được cơ sở tính toán tài chính chuẩn cho dự án. Có kế hoạch phối hợp với các phòng ban trong công ty để giải quyết từng công việc liên quan trong quá trình một cách hiệu quả nhất.
Công tác quản lý sau đầu tư: Xây dựng chuẩn mực cho việc quản lý các dự án sau đầu tư theo lĩnh vực đầu tư, tiến độ giải ngân dự án, hiệu quả tài chính đối với các khoản đầu tư đã giải ngân. Xây dựng cơ chế giám sát hoạt động dự án nhằm đảm bảo dự án đúng tiến độ và hiệu quả về mặt tài chính. Nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ tham gia quản lý dự án. Do phần lớn các dự án PVFC đầu tư là các dự án dài hạn (ví dụ các dự án thuỷ điện thường có thời gian xây dựng ít nhất là 2 năm) nên việc giám sát quá trình thực hiện dự án của chủ đầu tư là một công tác đóng vai trò quan trọng.
Công tác luân chuyển cán bộ: Các cán bộ đầu tư của Phòng Đầu tư thường phải đảm nhiệm công tác quản lý sau đầu tư và tham gia quản lý vốn đầu tư vào các dự án, công ty cổ phần mà PVFC tham gia đầu tư. Việc luân chuyển cán bộ như hiện nay đã làm ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý sau đầu tư, các cán bộ chuyển đi xao nhãng và không thực hiện hết trách nhiệm của mình trong việc quản lý dự án, chế độ báo cáo thất thường gây ra tình trạng khó quản lý và nắm bắt được tiến độ của các dự án PVFC tham gia. Do đó, Phòng Đầu tư đề nghị Phòng TCNS&TL khi có ý định luân chuyển cán bộ của Phòng Đầu tư cần tham khảo trước ý kiến của Trưởng Phòng Đầu tư hoặc không luân chuyển các cán bộ đầu trong thời gian cán bộ đó đang đảm nhiệm việc tham gia quản lý vốn đầu tư vào các dự án.
Công tác chuyển nhượng cơ hội đầu tư dự án: Nhanh chóng hoàn thiện quy chế và quy trình chuyển nhượng để tiến hành chuyển nhượng bớt phần nắm giữ giúp PVFC không vi phạm việc đầu tư vượt mức 11%. Chúng ta sẽ có tham khảo trong bảng sau của PVFC đưa ra trong những năm tới như sau:
Bảng 17: Kế hoạch về dự án của PVFC tham gia đầu tư đến 2010
TT
CÁC DỰ ÁN
Vốn điều lệ
Vốn tham gia của PVFC
VNĐ
Vốn tham gia
Tỷ lệ
Tiến độ góp vốn năm 2006
Dự tính góp vốn từ 2007 – 2010
1
Dự án tàu FPSO
237,326,924,207
23,732,692,421
10%
23,732,692,421
2
Dự án CTCP Dầu khí Sông Hồng
3,000,000,000
600,000,000
20%
600,000,000
3
Dự án CTCP CAVICO VN
60,000,000,000
3,600,000,000
6%
3,600,000,000
4
Dự án CTCP Khoáng sản và Luyện kim VN
30,000,000,000
6,500,000,000
22%
6,500,000,000
5
Dự án CTCP Năng lượng Sông Hồng
25,500,000,000
9,945,000,000
39%
1,989,000,000
7,956,000,000
6
Dự án CTCP Thuỷ điện Việt Lào
5,247,000,000,000
577,170,000,000
11%
577,170,000,000
7
Dự án CTCP Xi măng Hạ Long
600,000,000,000
60,000,000,000
10%
18,485,000,000
41,515,000,000
8
Dự án CTCP Xi măng Long Thọ
87,640,942,510
28,526,520,000
33%
5,200,000,000
23,326,520,000
9
Dự án CTCP Thuỷ điện Nậm Chiến
550,000,000,000
27,500,000,000
5%
27,500,000,000
10
Dự án Thuỷ điện Trạm Tấu
135,000,000,000
13,500,000,000
10%
13,500,000,000
11
Dự án Thuỷ điện Hủa Na
600,000,000,000
60,000,000,000
10%
12
Dự án Khu du lịch sinh thái Hồ Đồng Thái
270,000,000,000
27,000,000,000
10%
13
Dự án khu du lịch sân golf 36 lỗ Yên Thắng
180,000,000,000
18,000,000,000
10%
14
Dự án nhà máy xi măng Sơn Dương (Tuyên Quang)
80,000,000,000
20,000,000,000
25%
20,000,000,000
15
Dự án Thuỷ điện Dakring
112,000,000,000
11,200,000,000
10%
11,200,000,000
16
Dự án kho LPG Đình Vũ
388,903,870,000
38,890,387,000
10%
38,890,387,000
17
Dự án CTCP Thuỷ điện An Điềm
112,000,000,000
31,360,000,000
28%
16,150,546,359
15,209,453,641
Nguồn: kế hoạch đầu tư 2007-2010_ Phòng đầu tư
2.2.Kế hoạch đầu tư cổ phần và CTCG:
Với tham vọng trở thành một công ty mạnh trên thị trường tài chính của Việt Nam. PVFC đã có những kế hoạch rất chi tiết cho kế hoạch 2006-2010 của mình. Ta có thể thấy được mong muốn của PVFC đầu tư Vào CTCG và Đầu tư cô phần là rất lớn khoảng 4.500 tỷ Vnd trên tổng số 5.000 tỷ vốn điều lệ dự kiến của công ty ở thời điểm 2010. như vậy hoạt động này chiếm một tỷ lệ rất lơn chiếm đến 90% Vốn điều lệ.
Bảng18: Kế hoạch đầu tư cô phần của PVFC
Đơn vị: tỷVNĐ
Năm
Đầu tư CTCG
Đầu tư cổ phần
Vốn Điều lệ
Tổng GTĐT
Tỷ lệ
Tổng GTĐT
Tỷ lệ
2006
500
50%
450
45%
1.000
2007
1.000
50%
1.000
33%
3.000
2008
1.500
50%
1.200
40%
3.000
2009
2.000
50%
1.600
37,5%
4.000
2010
2.500
50%
2.000
40%
5.000
Nguồn: Kế hoạch đầu tư cổ phần_ PVFC
Với kế hoạch kinh doanh OTC:
Bảng 19: Kế hoạch kinh doanh OTC giai đoạn 2007 -2010
Đơn vị: triệu VNĐ.
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
2010
Vốn kinh doanh
200.000
250.000
320.000
420.000
550.000
Doanh thu
2.000
20.000
25.000
32.000
41.000
Giá trị GD
200.000
300.000
400.000
520.000
680.000
Lợi nhuận
600
3.000
4.5
6.0
8.000
Nguồn: Chỉ tiêu đầu tư OTC giai đoạn 2007-2010
Với kinh doanh cổ phiếu niêm yết:
Bảng 20: Kế hoạch kinh doanh cổ phiếu niêm yết
Đơn vị: triệu VNĐ.
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
2010
Vốn kinh doanh
40.000
50.000
65.000
85.000
110.000
Doanh thu
2.000
20.000
25.000
32.000
41.000
Giá trị GD
80.000
200.000
250.000
340.000
450.000
Lợi nhuận
1.500
2.000
2.500
3.500
4.500
Nguồn: Chỉ tiêu đầu tư cổ phiếu niêm yết
3. Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư ở công ty tài chính Dầu Khí
3.1. Các giải pháp khắc phục hạn mức đầu tư:
Theo Quy định hiện nay số vốn góp vào các dự án không vượt quá 40% Vốn điều lệ và hạn mức đầu tư vào một doanh nghiệp không được vượt quá 11% vốn điều lệ của dự án đây là một quy định nhằm giảm thiểu rủi ro trong đầu tư cũng như là giải pháp nhằm tăng khả năng kiểm soát đồng vốn. Với việc đầu tư vào các doanh nghiệp không vượt quá 11% ngoài nhiệm vụ hạn chế rủi ro và sự tiêu cực nếu có đối với việc lãnh đạo công ty đối với viêc sữ dụng đồng vốn một tác dụng nữa là nó tránh được hiện tuợng có ý định thốn tính một vài doanh nghiệp, tuy nhiên nó gây ra không ít hạn chế cho việc đầu tư. Chúng ta có thể đưa ra một giải pháp cho vấn đề này là nên có một quy chế về tỷ lệ linh hoạt hơn và trong trường hợp nào thì công ty phải trình lên cấp trên quyết định. Ví dụ giao động của số vốn góp vào các dự án không vượt quá 40% Cho phép công ty quyết định nếu vượt quá sẽ được đưa lên Tổng công ty quết định có dùng số vốn của Tổng công ty hay huy động vốn vốn của các đơn vị trực thuộc Tổng công ty đầu tư hay không. Điều này giải quyết được một vấn đề là nếu có những dự án rất rõ được lợi nhuận thì Tổng Công ty sẽ được lợi vì trước tiên là ưu tiên nguồn vốn của Tổng công ty hoặc nguồn vốn của các đơn vị trực thuộc tổng công ty tránh để lợi nhuận bị lọt ra ngoài.
Còn riêng với hạn mức 11% đối với một dự án là khá nhỏ nếu dự án là nhỏ nhưng tỷ suất sinh lời cao. Tỷ lệ này nên quy định mức lớn hơn là 15% kèm với đó là các quy chế chặt chẽ hơn trong việc đầu tư.
Một thuận lợi là vào đầu 2007 Công ty Tài Chính Dầu Khí đã được chấp nhận tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ nhưng thiết nghĩ những giải pháp
Trên vẫn rất cần thiết vì ứng với mỗi năm thì nhu cầu và mức đâu tư nó lại tăng lên.
3.2. Giải pháp cho nguồn nhân lực:
Với đội ngũ trẻ và năng động, nhiều người có trình độ cao PVFC hoàn toàn có thể chủ động trong công tác đào tạo của mình tuy nhiên việc luân chuyển cán bộ có kinh nghiệm cộng với sự phát triển nhanh chóng của các công cụ đánh gía chỉ tiêu tài chính PVFC phải có những bước đi mạnh mẽ hơn nữa.
- Đó là việc tuyển các cán bộ có kinh nghiệm phải được chú trọng và có thể là tuyển các chuyên gia hoặc cán bộ nước ngoài vì bản thân hoạt động tài chính của Việt Nam làm cho các cán bộ Tài Chính Việt Nam chưa thực sự trưởng thành, ở các nước tiên tiến có nhân lực hoạt động trong ngành tài chính khá tốt PVFC có thể thuê , ký hợp đồng dài hạn với các nhân sự là các chuyên gia hoặc các cán bộ có kinh nghiệm trong ngành tài chính cũng như trong quan lý trên lĩnh vực này
- Cắt cử cán bộ thường xuyên học tập trao đổi kinh nghiệm kể cả trong nước và ngoài nước
- Có chính sách đãi ngộ phù hợp với người tài. Có điều tra tuyển chọn có chọn lọc ngay từ đầu và tránh tiêu cực trong thi tuyển
3.3. Các giải pháp về các vấn đề về thị trường tài chính:
Thị trường tài chính Việt Nam mới chính thức đi vào hoạt động mạnh mẽ trong những năm gần đây do đó những vấn đề về thị trường đang đặt ra nhiều khó khăn cho những người quản lý. Tỷ lệ lạm phát hàng năm và tỷ lệ lãi suất liên ngân hàng ngay ở các nước phát triển cũng rất khó dự đoán được điều này. Với thị trường tiền tệ ở Việt Nam sự trượt giá của đồng tiền thường xuyên diễn ra lại càng làm cho công tác dự báo càng trở nên phức tạp. Đây là một nhân tố khách quan tác động đến hoạt động đầu tư nên ta chỉ còn một cách duy nhất là dự đoán và tìm cách phòng ngừa:
- Phải coi trong công tác dự báo tỷ lệ lạm phát trong bất kỳ dự án nào đặc biệt là trong tình trạng của thị trường tài chính Việt Nam hiện nay và sự nóng lên của các chỉ số giá chứng khoán ( có một vài đặc điểm chung với dấu hiệu khung hoảng kinh tế châu Á thái bình dương)
- Có thể sử dụng các đồng tiền mạnh làm căn cứ tính toán để tránh được các kết quả sai do các diễn tiến của thị trường tài chính.
- Có mối quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác để có sự tham khảo chỉnh lý kịp thời cho việc tính toán đầu tư
- Quản lý con người trong thực hiện đầu tư chặt chẽ và có giám sát
- Sự dụng các phần mềm chuyên dụng vào công tác phân tích và dự báo
3.4. Các giải pháp nhằm tăng hiệu quả của việc sử dụng kế hoạch đầu tư
Phải nói rằng kế hoạch là một cách để diễn đạt rõ ràng nhất những bước đi và những mục tiêu cần đạt tới. Chính vì vậy phải coi trọng công tác làm kế hoạch và sử dụng kế hoạch cho hành động
- Cần nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư khi làm kế hoạch, các vấn đề vĩ mô như môi trường kinh tế xã hội hay các vấn đề vi mô như lãi suất, hạn mức..V..v đây là một bước rất quan trọng đề đưa ra đựoc một kế hoạch đúng và sát thực. Vì là một cơ quan tài chính thực hiện các công tác đầu tư nên để lên được kế hoạch chi tiết cho tưng bộ phận PVFC cần phải dựa vào kế của rất nhiều công ty, dự án mà PVFC có thể hướng tới.
- Công tác lập kế hoạch phải được dựa vào những cơ sở có sẵn và kế hoạch chung tổng thể của Tổng công ty. Nếu không có cở sở để lập kế hoạch thì dễ dẫn đến lập kế hoạch một cách chủ quan
- Cần coi trong dự báo trong lập kế hoạch và có nhiều phương án khác nhau để thay đổi và đối phó với những tình huống khó khăn mắc phải. Có rất nhiều kế hoạch bị phá vỡ vì người lập kế hoạch đưa ra quá ít tình huống và cách xử lý các tình huồng đó.
- Coi trong nhân sự cho công tác lập kế hoạch. Chúng ta luôn xác định rằng nhân sự là cốt lõi của mọi vấn đề do đó coi trọng đội ngũ nhân sự này mà đứng đầu chính là các thủ trưởng các trưởng phòng phải trực tiếp tham gia vào quá trình lập kế hoạch
- Kế hoạch phải thể hiện được cái chung nhất tránh quá chi tiết vì trong hoạt động kinh doanh hay đầu tư có nhiều yếu tố thay đổi nên rất khó chi tiết chỉ tốn công mà hiệu quả chưa chắc đã đạt được
- Có sự thay đổi kịp thời kế hoạch khi có các biến cố không có trong dự đoán
3.5. Giải pháp cho việc xem xét, đánh giá các dự án đầu tư và đầu tư cổ phần
Các dự án mà PVFC hiện đang tham gia và sẽ tham gia là rất nhiều Tuy nhiên tuy theo cán bộ làm công tác đầu tư chứ chưa có một bộ quy chuẩn đưa ra để đánh gía các dự đầu tư một cách độc lập mà còn dựa nhiều vào cảm tính của người đánh giá. Như vậy sắp tới điều cần làm cho việc đầu tư các dự án là sẽ có một bộ quy chuẩn hoặc phần mềm để đánh gía chung nhất cho tất cả các dự án, tuy vậy nhiều dự án của PVFC tham gia ngoài mục tiêu là kinh tế thì còn nhiều mục đích liên quan đến chính trị xã hội nhưng nếu lượng hoá được các chỉ tiêu này thì càng làm cho PVFC dễ đánh giá các dự án của mình.
Việc học hỏi kinh nghiệm và thường xuyên trau dồi kiến thức là những điều rất quan trọng trong việc đánh giá đúng các dự án đầu tư.
Trong năm 2006 đầu tư cổ phần trở nên sôi động và một lượng vốn lớn của PVFC trong đó có cả thêm nguồn ủy thác tham gia đã đầu tư cho cô phần. Năm 2006 là năm thành công về tài chính cho các công ty mạnh dạn đầu tư cổ phần vì một phần do tâm lý và thói quen của người Việt là hay theo số đông và sự thiếu hiểu biết trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán dẫn đến nhiều cổ phiếu có giá không đúng với gía trị thật của mình, Sang những năm tiếp theo chắc chắn hoạt động đầu tư chứng khoán sẽ quy cũ hơn và chuyên nghiệp hơn chính vì vậy việc đầu tư theo cảm tính gần như là rất khó thành công. Chính vì vậy cần có các biện pháp ngăn ngừa rủi ro này:
- Có một phương pháp đánh giá hiệu quả và thông nhất: Để có được điều này chắc chắn đòi hỏi cần có thời gian và sự kiểm định nhất định cũng như kinh nghiệm của người quan lý nhưng một phương pháp hiệu quả có thể nghĩ tới đó là học hỏi và dựa vào các kỹ năng phân tích của các nước tiên tiến. Phải khẳng định rằng trên lĩnh vực tài chính là một lĩnh vực mà Việt Nam đi sau thế giới rất nhiều nên cần có sự học hỏi từ bên ngoài
- Có các cán bộ phụ trách chuyên sâu và chuyên môn: đầu tư cổ phần là một hoạt đồng yêu cầu chuyên môn và nghiệp vụ rât cao nếu muốn trở thành một nhà đầu tư chuyên nghiệp.
- Bám sát thị trường: Thị trường chứng khoán là một thị trường có nhiều biến động khó lượng trước. Không ai có thể lên kế hoạch hay phương hướng cho cổ phần của mình chính vì vậy đầu tư vào cổ phần ngoài hình thức đầu tư cổ phần với tư cách là nhà đầu tư chiến lược thì trên thị trường kinh doanh niêm yết và thị trường OTC cần sự bám sát thị trường và giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng nhất.
3.6. Các biện pháp khác:
- Sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban liên quan: Với nghiệp vụ đầu tư sẽ rất liên quan đến nhiều phòng ban như phòng đầu tư, phòng thẩm định, . Chính vì vậy sự phối hợp chặt chẽ là vô cùng cần thiết để thống nhất cao trong công tác đầu tư.
- Có mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan tổ chức kinh tế khác
- Hình thành các quỹ tham gia đầu tư cho các dự án hỗ trợ các địa phương, các dự án nhỏ, các dự án đầu tư mạo hiểm để đa dạng hóa hình thức đầu tư tránh rủi ro lớn và nếu quản lý tốt chắc chắn đây sẽ là một nguồn lợi không nhỏ cũng như hiệu quả kinh tế xã hội mà nó mang lại là rất lớn.
KẾT LUẬN
ơ
Cùng với sự phát triển của kinh tế. Nhiệm vụ công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nền kinh tế đất nước và mục tiêu cơ bảntrở thành một nước công nghiệp năm 2020 Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức trong đó có một thách thức đó là nguồn vốn. Bằng chứng cho thấy một thị trường tài chính mạnh sẽ là một tiền đề cho các công ty mở rộng sản xuất kinh doanh và chiếm lĩnh thị trường mạnh mẽ, Những đất nước có thị trường tài chính lành mạnh luôn dễ dàng huy động các nguồn vốn của xã hội vào xây dựng các công trình, thực hiện các dự án phát triển. Việt Nam trong những năm vừa qua đã có nhiều sự biến đổi nhất định cả về diện mạo bề ngoài lẫn trong đời sống nhân dân. Nhiều công ty lớn ra đời và mục tiêu xây dựng các tập đoàn kinh tế, So với các nước trên thế giới các kênh huy động tài chính của chúng ta chưa được tốt, tâm lý tiết kiệm vẫn là đa số do đó để hoạt động trên lĩnh vực tài chính phi ngân hàng là một thị trường không dễ dàng.
Công ty Tài Chính Dầu Khí là một công ty hoạt đông trong lĩnh vực tài chính phi ngân hàng Trực thuộc Tổng Công ty Dầu Khí Việt Nam ( Nay là tập Đoàn Dầu Khí) đã hoạt động hiệu quả trong thời gian qua, các sản phẩm dịch vụ của công ty đã thu hút được rất nhiều nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài cũng như dùng nguồn vốn của Tổng công ty đầu tư một cách có hiệu quả. Đặc biệt 2 năm gần đây 2005,2006 Tài Chính Dầu Khí đã khẳng định được vai trò của mình trên thị trường Việt Nam. Với đà phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính và sự quyết tâm mạnh mẽ của tập thể cán bộ nhân viên công ty Chắc chắn công ty Tài Chính Dầu Khí còn gặt hái thêm nhiều thành công nữa trong thời gian sắp tới.
Trong thời gian thực tập tại công ty Tài Chính Dầu khí giúp Tôi hiểu thêm rất nhiều điều. Tôi đã học tập được rât nhiều điều bổ ích từ công ty Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (Giáo viên hướng dẫn thực tập), Các Anh, Chị trong công ty và đặc biệt là Phòng Đầu Tư cùng các bạn đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề nay. Xin chân thành cảm ơn và mong được sự đóng góp ý kiến.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Lập Dự án đầu tư – PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt
Giáo trình Kinh Tế Đầu tư – PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt -TS. Từ Quang Phương
Báo cáo đầu tư giai đoạn 2001-2006 – Phòng đầu tư PVFC
Phấn đấu trở thành một đơn vị có thế cao trong lĩnh vực hoạt động tài chính- irv.moi.org.vn/News – Ngày9/8/2005
Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) đã được chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ lên 3.000 tỷ đồng trong năm tài chính 2007. – Thông tấn xã Việt Nam –www.vnagency.com.vn
Các Luận văn tốt nghiệp các khóa. K41, K42, K43, K44
Các trang tìm kiếm Google.com.vn; yahoo.com
Vnexpress.net; Vietnamnet.com.vn; Vietwork.com.vn
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. PVFC : Công ty Tài Chính Dầu Khí
2. PV : Petro Việt Nam ( Tổng công ty Dầu Khí Việt Nam)
3. CTCG : Chứng từ có giá
4. CBNV : Cán bộ Nhân viên
5. UTĐT : Ủy thác Đầu tư
6. DT : Doanh thu
7. LN : Lợi nhuận
8. ĐT : Đầu tư
9. NHNN : Ngân Hàng nhà nước
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2001-2006 9
Biểu đồ: Nguồn vốn qua các năm 10
Bảng 2: Tốc độ tăng của các nguồn vốn PVFC giai đoạn 2001-2006 11
Biểu đồ: Cơ cấu vốn đầu tư năm 2001, 2006 12
Bảng 3: Tình hình thực hiện vốn đầu tư của Công ty giai đoạn 2001-2006 17
Biểu đồ: Vốn đầu tư thực hiện của PVFC giai đoạn 2001-2006 17
Bảng 4: Tỷ lệ vốn đầu tư của PVFC so với tổng vốn và nguồn vốn chủ sở hữu 19
Bảng 5: Tỷ lệ vốn đầu tư chung trên tổng mức vốn giai đoạn 2001-2006 21
Biểu đồ: Mức đầu tư PVFC giai đoạn 2001-2006 21
Bảng 6: Tình hình thực hiện vốn đầu tư phân theo lĩnh vực 23
Biểu đồ: Vốn đầu tư dự án giai đoạn 2001-2006 25
Biểu đồ: Vốn đầu tư cho cổ phần giai đoạn 2001-2006 30
Biểu đồ: Vốn đầu tư dành cho đầu tư CTCG giai đoạn 2001-2006 32
Bảng 7: Tốc độ tăng của nguồn vốn phân theo lĩnh vực đầu tư 33
Bảng 8: Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện phân theo lĩnh vực đầu tư qua các năm 34
Biểu đồ: Vốn đầu tư theo từng lĩnh vực giai đoạn 2001-2006 35
Bảng 9: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2001-2005 37
Bảng 10: Tốc độ tăng của các kết quả kinh doanh giai đoạn 2001-2005 38
Bảng 11: Kết quả của hoạt động đầu tư dự án 40
Bảng 12: Doanh thu và lợi nhuận của đầu tư CTCG qua các năm 41
Bảng 13: Kết quả hoạt động kinh doanh cổ phiếu niêm yết 42
Bảng 14: Doanh thu tăng thêm trên vốn đầu tư 44
Bảng 15: Bảng tính lợi nhuận trên vốn đầu tư 45
Bảng 16: Bảng tính số lao động tăng thêm trên vốn đầu tư 46
Bảng 17: Kế hoạch về dự án của PVFC tham gia đầu tư đến 2010 57
Bảng 18: Kế hoạch đầu tư cổ phần của PVFC 58
Bảng 19: Kế hoạch kinh doanh OTC giai đoạn 2007-2010 58
Bảng 20: Kế hoạch kinh doanh cổ phiếu niêm yết 59
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3035.doc