Nghèo đói là hiện tượng lịch sử có tính tự nhiên và phổ biến với mọi quốc gia trên thế giới. Vào thời điểm chuyển giao của một thiên niên kỷ, hành tinh của chúng ta vẫn còn hơn 1,5 tỷ người sống trong tình trạng nghèo đói. Đó là một trong những trở ngại trầm trọng nhất. Một thách thức gay gắt đối với phát triển của thế giới hiện đại. Giải quyết vấn đề này đang là một mối lo toan thường xuyên của các quốc gia trên toàn cầu. Vấn đề đói nghèo không chỉ còn là vấn đề của xã hội trong một quốc gia nữa mà nó đã vượt ra khỏi biên giới mà các nước phát triển cũng như các tổ chức quốc tế cũng tham gia vào việc xoá đói giảm nghèo trung cho toàn cầu. Chính vì vậy, nó đòi hỏi cộng đồng quốc tế nâng cao hơn nữa nỗ lực trung của các chính phủ trong việc thúc đẩy những hoạt động hợp tác phối hợp trên mọi lĩnh vực, Trước hết là lĩnh vực kinh tế-xã hội để cùng nhau giải quyết có hiệu quả vấn đề có tính toàn cầu này.
46 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1054 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình đói nghèo ở Việt Nam và vận dụng các phương pháp phân tích thống kê vào việc phân tích tình hình đói ngèo ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h phố hàng năm và giá cả thực tế cảu năm báo cáo.
b/ Quá trình xác định mức chuẩn nghèo:
Xác định cơ cấu mặt hàng (rổ hàng hóa) và định lượng mặt hàng lương thực phẩm chính .
Xác định đơn giá bình quan mặt hàng từ số liệu thống kê giá tiêu dùng.
Sử dụng các mặt hàng lương thực, thực phẩm theo đơn giá từng mặt hàng đã được xác để làm căn cứ tính mức chi lương thực, thực phẩm bảo đảm khẩu phần ăn duy trì với nhiệt lượng 2100Calo/người/ngày.
Cách xác định mức nghèo như sau:
Bước 1 Lập bảng lượng tiêu dùng, tính múc chi và tổng nhiệt lượng 12 mặt hàng lương thực, thực phẩm chính.
Lương thực phẩm
T.thị1
N.thôn 2
Đơn vị tính lượng
Lượng tiêu dùng 12 tháng
Giá B năm ....(1000đ)
Thành tiền (100 đ)
Nhiệt lượng (Calo kg)
Tổng nhiệt lượng (Calo kg)
A
B
C
1
2
3
4
5=1*4
1.Gạo các loại
1
2
kg
3530
3530
2.Củ, quả tươi
1
2
Kg
1560
1560
3. Đỗ các loại
1
2
Kg
5445
5445
4. .Lạc, vừng
1
2
Kg
5790
5790
5. Rau các loại
1
2
Kg
370
370
6. Quả chín
1
2
Kg
430
430
7. Mỡ, dầu ăn
1
2
Kg
9270
9270
8. Thịt các loại
1
2
Kg
3596
3596
9. Tôm, cá thuỷ sản
1
2
Kg
2409
2409
10. Trứng (10quả=0,6kg)
1
2
Kg
1800
1800
11.Đuờng
1
2
Kg
3767
3767
12.Mắm,nước chấm
1
2
lít
332
332
Tổng cộng
Nguồn số liệu:
Cột 1: Lượng tiêu dùng mặt hàng bình quân đầu người một năm, lấy số liệu khối lượng tiêu dùng một số sản phẩm chủ yếu của các hộ điều tra năm 1999 thuộc nhóm III (20% số hộ có thu nhập trung bình )
Cột 2: Lờy số liệu đơn giá bình quân từng mặt hàng tiêu biểu “ Giá bán lẻ hàng hoá dịch vụ tiêu dùng “ của thống kê giá năm 1999.
Cột 3: Số tiền chi tiêu cho từng mặt hàng ( nâưm báo cáo ) bằng lượng tiêu dùng cá nhân (x) với đơn giá từng mặt hàng (cột 3 = cột 1* cột 2).
Cột 4 : Nhiệt lượng tính cho 1 kg của mặt hàng chính(số liệu chẵn). Vi dụ đỗ các loại tính theo nhiệt lượng của đỗ xanh; lạc, vừng tính theo nhiệt lượng của lạc nhân; thịtk các loại tính theo thịt lơn..
Cột 5 : Tổng lượng nhiệt ; lấy lượng tiêu dùng (số liệu cột 1) nhân với lượng tính cho 1kg thức ăn (số liệu cột 4).
Bước 2 : Lập bẳng tính mức chi lương thực, thực phẩm thiết yếu và nhiệt lượng tiêu dùng bình quân đầu ngươì (dựa vào bước 1)
1. Tính mức chi lương thực, thực phẩm chính và nhiệt lượng tiêu dùng bình quân.
Khu vực
Mức tính bình quân một người một tháng(1000đ)
Nhiết lượng tiêu dùng B.Q 1người / 1 ngày(Calo)
A
B
1
2
Các mặt hàng lương thực phẩm
-Thành thị
- Nông thôn
Cách tính:
- Cột 1: Mức chi bình quân 1người/ 1thángvề các mặt hàng lương thực thực phẩm (tính cho từng khu vực thành thị , nông thôn )lấy số liệu tổng cột 3, bảng 1 chia cho 12 tháng.
- Cột 2: Nhiệt lượng tiêu dùng bình quân 1 người/1ngày (tính cho từng khu vực thành thị nông thôn) lấy số liệu dòng tổng cột 5 bảng 1 chia cho 365 ngày.
2. Tính mức chi lương thực thực phẩm thiết yếu bình quân 1người/ tháng :
Dựa vào tỷ trọng mức chi về lương thực thực phẩm chính so với mức chi lương thực thực phẩm thiết yếu phổ biến trong chi tiêu đối với thành phố là 84,4%, nông thôn là 89,4% tính ra mức chi lương thực, thực phẩm thiết yếu (số liệu Đa mục tiêu năm1996).
Mức chi lương thực, thực phẩm thiết yếu bằng mức chi lương thực thực phẩm chính cộng thêm 15,6% cho khu vực nông thôn, các loại lương thực thực phẩm không thiết yếu, công thức tính sau :
Mức chi LTTP chính B.Q 1
1người 1 tháng từng khu vực
Mức chi LTTP = ------------------------------------
thiết yếu Tỷ trọng chi LTTP chính trong chi LTTP thiết yếucủa từng khu vực tỉnh thành phố
Trường hợp nhiệt lượng tiêu dùng bình quân đầu người tính được từ 12 mặt hàng cao cấp hơn 2100 Calo thì phải điều chỉnh lượng tiêu dùng 12 mặt hàng theo tỷ lệ 2100 Calo chuẩn chia cho lượng Calo thực tế được tính cho 12 mặt hàng để đạt xấp xỉ hoặc bằng 2100 Calo cho một người/ một ngày, tương ứng với 2100 Calo là mức chi lương thực phẩm chính bình quân đầu người một tháng.
3.2 Xác định mức nghèo lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm.
Dựa vào tỷ trọng mức chi lương thực, thực phẩm thiết yếu phổ biến trong chi tiêu đối với thành phố là 65%, nông thôn là 70% để tính ra mức chi tối thiểu về lưong thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm theo công thức.
Mức chi lương thực , Mức chi LTPP thiết yếu
Tức phẩm và phi b/q 1 người 1tháng khu vực
LTTP B.Q = ---------------------------------------
1người 1tháng Tỷ trọng chi LTTP thiết yếu
từng khu vưc thuộc trong chi tiêu của từng khu vực
tỉnh hành phố(1000đ) thuộc tỉnh thành phố
3.3 Xác định sự thay đổi về mức nghèo trong các năm.
a/ Mức nghèo lương thực, thực phẩm:
Tính được bằng cách lấy mức nghèo lương thực, thực phẩm của năm trước nhân với chỉ số giá lương thực, phẩm phẩm của năm báo cáo.
b/ Mức nghèo LTTP và phi LTTP
Tính được bằng cách lấy mức nghèo LTTP và phi LTTP của năm trước nhân với chỉ số giá LTTP và phi LTTP của năm báo cáo.
3.4 Công thức tính tỷ lệ nghèo.
a./ Nghèo lương thực, thực phẩm
Tổng số hộ nghèo ở nông thôn
( Hộ có thu nhập dưới ngưỡng nghèo)
Tỷ lệ nghèo khu vực = -------------------------------------------- *100
Nông thôn(%) Tổng số điều tra ở khu vực nông thôn
Tổng số hộ nghèo ở thành thị
( Hộ có thu nhập dưới ngưỡng nghèo)
Tỷ lệ nghèo khu vực = -------------------------------------------- *100
Thành thị(%) Tổng số điều tra ở khu vực thành thị
Tổng số hộ nghèo ở hai khu vực
( Hộ có thu nhập dưới ngưỡng nghèo)
Tỷ lệ nghèo chung = -------------------------------------------- *100
(%) Tổng số điều tra ở hai khu vực
b / Nghèo lương thực, thực phẩm và phi lương thực thực phẩm.
Dưới đây là cách tính cụ thể.
Bảng tính mức chi tiêu lương thực , thực phẩm chính năm 1996
Vùng Đồng bằng Sông Hồng
( Tổng số liệu điềi tra : 8699 trong đó : thành thị 1605, nông thôn 7094 hộ)??
Bước 1: Mức chi đúng các mặt hàng lương thực, thực phẩm chính bình quân đầu người 1 tháng:
Thành thị : 114,14 nghìn đồng, nông thôn : 97,3 nghìn đồng
Bước 2 : Nhiệt lượng tiêu dùng bình quân đầu người / ngày : thành thị 2183 Calo ; nông thôn : 2271Calo
Bước 3 : Tính tỷ lệ giữa 2100 Calo tiêu chuẩn với mức tiêu dùng thực tế
Thành thị : 2100 Calo / 2183 Calo = 96,1%
Nông thôn : 2210calo/ 2271 Calo = 92,48%
Bước 4 : Tính mức tính tiêu dùng 12 mặt hàng chính sau khi đã điều chỉnh theo tỷ lệ để bảo đảm đúng nhiệt lưọng tiêu dùng 2100Calo :
Thành thị 109,79 = (114,14*0,9619)
Nông thôn 89,99 = (97,3*0,9248)
Bước 5 : Tính mức chi lương thực thực phẩm thiết yếu bình quân 1 người/tháng
Thành thị : 109,79/ 0,844 = 130,08 Nghìn đồng
Nông thôn : 89,99/ 0,894 = 100,65 Nghìn đồng
Như vậy chuẩn mức nghèo ở thành thị là 130 nghìn đồng và ở nông thôn là 100 nghìn đồng , những hộ có mức thu nhập dưới chuẩn nói trên tương đương với mỗi khu vực nghèo và tỷ lệ hộ nghèo được tính như sau :
Thành thị : 5,11% = (83 hộ/1605 hộ)
Nông thôn : 11.03% = ( 783 hộ /7094 hộ)
Chung cả nước : 9,96% = (866Hộ/8699Hộ )
Bước 6 : Tính mức chi lương thực, thực phẩm thiết yếu và phi lương thực,
thực phẩm bình quân 1 người/ tháng:
Thành thị : 130,08/0,65 = 200,1 nghìn đồng
Nông thôn : 100,65/0.70 = 143,8 nghìn đồng
Như vậy, chuẩn mức nghèo lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm ở thành thị là 200 nghìn đồng và nông thôn 143 nghìn đồng, những hộ có thu nhập dưới chuẩn nói trên tương ứng với mỗi khu vực là hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo tính được như sau:
Thành thị : .. . % = (.. .Hộ / 1605Hộ )
Nông thôn : .. . % = (.. .Hộ / 7047Hộ )
Chung cả nước : .. . % = (.. .Hộ / 8699Hộ )
Bước 7 : Xác định sự thay đổi về mức nghèo qua các năm ( năm 1999 so viới năm 1996 theo phương pháp cố định lượng tiêu dùng năm trước nhân với chỉ số goía của năm điều tra)
VD: Chỉ số giá lương thực, thực phẩm 1999/1996 : 101,6%vá phi lương thực, thực phẩm : 104,4, chung lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm : 102,2%.
* Chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm:
- Chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm khuvực thành thị năm 1999 là:
130,08 * 101,6 = 132,12 nghìn đồng
- Chuẩn mức nghèo khu vực nông thôn 1999 là :
100,65* 101.6 = 102,2 Nghìn đồng
* Chuẩn mức nghèo lương thực, thực phẩm và phi v lương thực, thực phẩm
Chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm khu vực thành thị năm 1999 là :
200,1*102,2 = 204,5 nghìn đồng
- Chuẩn mức nghèo lương thực, thực phẩm khu vực nông thôn năm 1999 là:
143,8*102,2 = 147 Nghìn đồng.
4.Các thước đo xác định mức nghèo đói.
4.1 Các bước đo xác định mức độ nghèo đói .
Gồm chỉ số đếm đầu người ( Xác định tỷ lệ nghèo đói ), khoảng cách nghèo đói (xác định mức độ sâu của nghèo đói ) và bình phương khoảng cách nghèo (Xác định tính nghiêm trọng của nghèo ), cả ba thước đo xác định mức độ nghèo đói có thể tính bằng công thức sau :
Trong đó Yi là đại lượng xác định phúc lợi cho người thứ i , Z là ngưỡng nghèo, N số người có trong mẫu dân cư , M là số người nghèo và có thể được diễn đạt như là đại lượng đo mức độ quan tâm đến sự bất bình đẳng giữa những người nghèo.
+ Khi = 0 đẳng thức trên tương đương với M/N gọi là tỷ số đếm đầu hay chỉ số đếm đầu.
+ Khi =1 ta có thie số khoảng cách nghèo đói, chỉ số này cho biết sự thiếu hụt trong chi tiêu của các hộ nghèo so với ngưỡng nghèo.
+ Khi =2 ta có chỉ số khoảng cách nghèo đói bình phương, chỉ số này thể hiện số nghiêm trọng.
4.2 Thước đo xác định mức bình đẳng .
Hệ số GINI thước đo xác định sự bất bình đẳng nhận giá trị trong khoảng từ 0 đến 1 . Hệ số GINI càng tiến gần tới 1 thì sự bất bình đẳng trong phân phối càng lớn.
Ta có công thức :
Trong đó :
Pi - Tỷ trọng số người có mức thu nhập i
Q - Thu nhập cộng dồn đến nhóm tính toán
Q1 - Thu nhập tính cộng dồn đến nhóm trên của nhóm tính toán .
II. Phân tích sự nghèo đói của Việt Nam
1.Tổng quan và phân tích tình hình giảm tỷ lệ nghèo từ năm 1998 so với năm 1993
a.Tổng quan:
Tỷ lệ nghèo của Việt Nam đã giảm đi trong thời gian từ năm 1993 đến 1998, kết quả đó được thể hiện về mặt định lượng bằng chỉ tiêu bình quân đầu người cao hơn. Tăng trưởng kinh tế nhanh, chính là yếu tố trung tâm của thành tựu này.
* Nghèo đói diễn ra chủ yếu ở nông thôn với 90% người nghèo sống ở nông thôn và 45% dân nông thôn sống dưới nghèo đói, dưới ngưỡng nghèo.
- Miền núi phía Bắc : Tây Nguyên và vùng Bắc trung bộ là những vùng nghèo nhất, tình trạng nghèo đói ở miền núi là nghiêm trọng hơn cả.
- Có gần 70% dân nghèo cả nước tập trung tại ba vùng : Miền núi phía Bắc (28%); Đồng bằng sông cửu long (21%) và vùng Bắc trung bộ (18%) .
* Phân tích tình hình giảm tỷ lệ nghèo từ năm 1998 so với năm 1993.
Một số bẳng dưới đây sẽ đưa ra các con số về tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm và tỷ lệ nghèo bao gồm chi phí cho lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm, và chỉ số khoảng cách nghèo, chỉ số khoảng cách nghèo bình phương chỉ số GINI theo chỉ tiêu vùng, khu vực thành thị, nông thôn.
Một số quy ước :
Miền núi phía Bắc : Vùng 1
Đồng bằng sông hồng : Vùng 2
Bắc trung bộ : Vùng 3
Duyên hải miền trung : Vùng 4
Tây nguyên : Vùng 5
Đông nam bộ : Vùng 6
Đồng bằng Sông cửu long : Vùng 7
Bảng 1:
Tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm chia theo vùng
Khu vực thành thị, nông thôn.
Năm
1992
Năm
1998
Tỷ lệ
1998
Giảm
So với
Năm
1992
Chung
Thành thị
Nông thôn
Chung
Thành thị
Nông thôn
Chung
Thành thị
Nông thôn
Cả nước
24,85
7,86
29,07
14,98
2,33
18,32
9,87
9,87
10,75
1
37,58
14,16
41,65
29,15
1,01
32,83
8,43
13,15
8,82
2
25,8
1,79
30,09
7,45
0,97
8,95
18,35
0,82
21,14
3
35,51
17,8
37,19
19,02
1,11
21,3
16,49
16,69
15,89
4
21,98
11,6
26,52
17,41
6,64
21,49
4,57
4,96
5,03
5
32,02
32,02
31,48
31,48
0,54
0,54
6
10,29
4,14
15,17
1,77
0,5
3,11
8,52
3,64
3,64
7
17,66
8,17
1974
11,25
4,53
12,81
6,41
3,64
6,93
(Ghi chú: tỷ lệ nghèo tính theo đường nghèo chỉ bao gồm chi cho lươngthực, thực phẩm. Tỷ lệ nghèo của cả 6000 hộ điều tra năm 1998).
Nhìn vào bảng trên ta thấy tỷ lệ nghèo chỉ bao gồm chi cho lươngthực, thực phẩm toàn quốc năm 98 đã giảm một cách đáng kể so với năm 92, từ 24,85% xuống còn 14,98%. Còn khu vực thành thị và nông thôn cũng giảm xuống tương ứng là từ 7,86% xuống còn 2,33,% và 29,07% xuống còn 18,32% điều này cho thấy chính phủ Việt nam rất quan tâm đến vấn đề nghèo đói và đã cải thiện một cách đáng kể, đặc biệt là khu vực nông thôn do cuộc sống còn khó khăn và được Chính phủ và một số tổ chức quốc tế giúp đỡ trong công cuộc xoá đói giảm nghèo vì vậy ở nông thôn đã giảm hơn một nửa so với năm 92. Còn vùng Miền núi phía Bắc được đánh giá là nghèo nhất với 37,58%. Tuy nhiên quan tâm vì là vùng có tỷ lệ nghèo nhất nhưng đến năm 98 mới giảm xuống còn 9,87%, lý do là người dân không có khả năng được học hỏi và tiếp cận với những thông tin mới và về mặt địa lý cũng không thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, điều này đã hạn chế rất nhiều công cuộc xoá đói giảm nghèo. Những vùng như vùng Đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ có tỷ lệ nghèo đói thấp nhất thường là những vùng có thuận lợi về mặt địa lý và có khả năng tiếp cận nhanh với những thông tin mới và có nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường. Con người được thuận lợi trong việc phát triển về trí tuệ. Những vùng này năm 98 tỷ lệ nghèo chỉ còn 7,45% và 1,77% Tây Nguyên.
Bảng 2:
Năm
1992
Năm
1998
Tỷ lệ
1992
Giảm
So với
Năm
1998
Chung
Thành thị
Nông thôn
Chung
Thành thị
Nông thôn
Chung
Thành thị
Nông thôn
Cả nước
58,15
25,08
66,36
37,37
9,04
44,85
20,78
16,04
21,51
1
78.60
46,28
84,22
58,59
8,33
65,18
21,01
37,95
19,04
2
62,90
13,85
71,76
28,66
4,77
34,16
34,24
9,08
37,51
3
74,54
49,62
76,91
48,09
14,85
52,31
26,45
34,77
24,59
4
49,58
27,83
59,15
35,21
17,74
41,84
14,37
10,09
17,31
5
60,96
69,96
52,40
52,40
17,56
17,56
6
32,73
16,25
45,82
7,62
2,52
13,05
25,11
13,73
32,77
7
47,10
25,03
51,92
36,92
15,26
41,95
10,18
9,77
9,97
Ghi chú: Tỷ lệ nghèo được tính theo đường nghèo bao gồm chi phí cho lương thực, thực phẩm và cả cho phi lương thực, thực phẩm. Tỷ lệ nghèo chung được tính cho cả 6000 hộ năm 1998.
Nhận xét:
ở bảng 3, tỷ lệ ngèo được tính theo đường nghèo bao gồm chi phí cho lương thực, thực phẩm và cả phi lương thực, thực phẩm, có nghĩa là, không chỉ tính mức chuẩn Nghèo đói ở 2100 calo mà còn tính cả mức sống về các chi phí như dịch vụ nhà ở, mặc và một ssố nhu cầu cần thiết nữa, nếu tính theo chỉ tiêu này thì tỷ lệ nghèo của nước ta năm 92 cũng như năm 98 rất cao so với bảng 1 điều này chứng tỏ cho thấy cuộc sống của nhân dân ta còn rất nghèo.
Bảng 3:
Chỉ số khoảng cách nghèo chia theo vùng
Khu vực thành thị nông
Năm
1992
Năm
1998
Tỷ lệ
1998
Giảm
So với
Năm
1992
Chung
Thành thị
Nông thôn
Chung
Thành thị
Nông thôn
Chung
Thành thị
Nông thôn
Cả nước
17,10
5,66
19,94
8,20
1,26
10,03
8,9
4,4
9,91
1
25,03
9,83
27,66
15,16
1,02
17,02
9,87
8,81
10,64
2
17,84
9,83
20,75
5,09
0,6
6,11
12,75
0,92
14,64
3
23,26
14,52
24,09
9,94
1,6
10,99
13,32
12,89
13,10
4
15,16
7,07
18,58
8,74
2.05
10,95
6,32
4,16
7,63
5
24,23
24,23
16,59
16,59
7,64
7,64
6
8,33
3,14
12,45
1,23
1,2
2,23
7,10
2,85
10,22
7
12,34
6,39
13,64
6,56
2,19
7,75
5,78
4,2
6,07
Nhận xét :
Nhìn vào bảng ta thấy ngay rằng vùng miền núi phía Bắc chỉ số khoảng cách nghèo là cao nhất vào năm 1993 là 25.03% nhưng điến năm 1998 lại giảm nhanh hơn vùng Tây Nguyên. Điều này cho thấy trong giai đoạn 1993 điến năm 998 hai vùng này có có tỷ lệ dân sống dưới mức nghèo khổ là khá cao, tuy nhiên cùng với chương trình xoá đói giảm nghèo ở các vùng sâu vùng xa nên một số vùng đã giảm được đáng kể chỉ số khoảng cách nghèo, còn những khu vực thành thị Đồng bằng Sông Hồng,Đông Nam Bộ là khu vực tiên phong trong chương trình xoá đói giảm nghèo trong cả nước với chỉ số khoảng cách nghèo năm 1993 là 1,55% và 3,14%, năm 1998 là 0,63% và 0,29%. Để làm giảm chỉ số khoảng cách nghèo trong cả nước trong các năm tới thì chính phủ cần có các chính sách trợ giúp người nghèo, tạo cơ hội cho họ tiếp cận với khoa học hiện đại, cũng như nâng cao trình đội dân trí.
Bảng 4:
Hệ số GiNi theo chi tiêu theo vùng. Khu vực thành, nông thôn
Năm
1992
Năm
1998
Chung
Thành thị
Nông thôn
Chung
Thành thị
Nông thôn
Cả nớc
0,330
0,340
0,278
0,354
0,348
O,275
1
0,244
0,237
0,224
0,274
0,202
0,249
2
0,310
0,304
0,235
0,320
0,373
0,253
3
0,224
0,294
0,231
0,234
0,335
0,255
4
0,336
0,304
0,293
0,333
0,336
0,294
5
0,311
0,311
0,309
0,309
6
0,357
0,331
0,312
0,340
0,312
0,280
7
0,314
0,336
0,285
0,298
0,352
0,234
Nhận xét:
Trong giai đoạn từ 1992 đến1998, kết cấu tăng trưởng chi tiêu đã dẫn đến sự bất bình đẳng tăng lên ở Việt Nam. Hệ số Gini và chi tiêu bình quân đầu người đã tăng từ 0,33 lên 0,35. Đường cong Lorenz đã dịch chuyển một chút trong thời gian này, cho thấy sự bình đẳng tăng lên một chút. Một điều hết sức nghịch lý ở những nơi mà có mức sống cao hơn thì sự bình đẳng lại cao, khu vực thành thị trong giai đoạn 92-98 điều cao hơn ở khu vực nông thôn.Vùng miền Núi phía Bắc tuy mức sống thấp nhưng sự bất bình đẳng lại thấp nhưng ngược lại ở những vùng như Đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long có mức sống tương đối cao nhưng sự bất bình đẳng lại cao. Để giảm bớt sự bất bình đẳng trong những khu vực thành thị thì chính phủ cần phải có các chính sách như thuế thu nhập luỹ tiến đánh vào các tầng lớp có thu nhập cao và một số chính sách khác. Nếu để sự bất bình đẳng cao quá gây ra sự phân hoá kẻ giầu người nghèo và gây ra sự bất công bằng xã hội.
2/ Những xu hướng và loại hình của công cuộc giảm Nghèo đói.
a. Những xu hướng của sự Nghèo đói.
* Tỷ lệ nghèo ở Việt nam đã giảm đi rất nhiều trong thời gian từ 1993 đến 1998.
Tỷ lệ người dân có mức chi tiêu bình quân đầu người ở dưới ngưỡng nghèo chung đã giảm mạnh từ 58% năm 93 xuống còn 37% vào năm 98 (hình 1.1). Số người dân thuộc vào dưới ngữơng nghèo về lương thực, thực phẩm, là ngưỡng nghèo thấp hơn ngưỡng nghèo chung, đã giảm từ 25%xuống còn 15%. Tuytỷ lệ nghèo đói của Việt Nam vẫn còn rất cao nhưng việc đạt được các mức nghèo đói như vậy chỉ trong vòng 5 năm vừa qua rất là ấn tượng, đã giảm đị trong nghèo đói, đã giảm đi trong thời gian từ năm 1993 - 1998 ở Việt Nam.
60
50
40
30
20
10
0
1993
1998
Ngưỡng nghèo
Ngưỡng nghèo lương thực, thực phẩm
Hình 1.1: Tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam, 1993 - 1998
- Các chỉ số định lượng về nghèo đói được tính toán dựa vào các số liệu của cục thống kê thu thập trong hai cuộc diều tra mức sống dân cư tiến hành năm
1993 - 1998
- Các con số về tỷ lệ nghèo đói trong hình 1.1 được tính theo phương pháp định nghĩa nghèo đói được sử dụng rộng rãi trên trường quốc tế.
Bảng 1.1 Ngưỡng nghèo ở Việt Nam trong các năm 1993 - 1998
Chỉ tiêu bình quân đầu người hàng năm
1993
( nghìn đồng, tính từ thời điểm tháng 1-1993)
1998
(nghìn đồng, tính vào thời điểm tháng 1-1998)
Ngưỡng nghèo về lương thực thực phẩm
750
1287(92USD
Ngưỡng nghèo chung
1160
1788(128USD)
- Các ngưỡng nghèo đói trong bảng 1.1 là cơ sở để phân tích các hộ nghèo và không nghèo.
- Các hộ gia đình nằm đúng vào hay trên ngưỡng nghèo chúng sẽ có mức chi tiêu bình quân đầu người đủ để đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng và một số nhu cầu cơ bản khác ngoài lương thực thực phẩm, ngưỡng nghèo chung này tăng từ 1,2 triệu VND (83USD) vào năm 1993 lên 1,8 triệu VND(128USD),vào năm 1998.
*/ Các chi tiêu về xã hội cải thiện trong thời gian từ năm 1993 đến năm 1998
- Trong các giai đoạn từ năm 1993-1998 , mức sống của dân cư đã đuợc cải thiện điều này đã khẳng định mức sống được đo bằng và chỉ tiêu của hộ gia đình. Bên cạnh đó các chỉ tiêu về xã hội cũng có sự cải thiện đáng kể về các dịch vụ y tế và giáo dục đến người dân.
+ Tỷ lệ trẻ em đi học cấp tiểu học tăng lên : từ 87% lên đến 91% đối với nữ và 86% lên đến92% đối với nam;
+Tỷ lệ cấp phổ thông cơ sở tăng gấp đôi và hiện ở mức 61% cho nữ và 62% cho nam só trẻ em đi học phổ thông cơ sở đã lên tới 5 triệu em. lên tới 5 triệu em.
+ Tỷ lệ trẻ em trai dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng đã giảm từ mức một nửa xuống còn 1/3 tổng số trẻ em;
+ Tình trạng dinh dưỡng của người lớn đã được cải thiện, tình trạng dinh dưỡng của nam đang được cải thiện nhanh hơn so với nữ;
+ Cơ sở hạ tầng như các trung tâm y tế công cộng, nước sạch và điện nuớc, đã tăng lên;
+ Người dân ngày càng có thêm nhiều các đồ dùng lâu bền như đài, tivi và xe đạp.
Bảng 2 : Các chỉ tiêu về xã hội 1993-1998
Chỉ tiêu
1992/93
1998
Phát triển con người
- Giáo dục
Tỷ lệ trẻ em đi học đúng tuổi ở cấp tiểu học
Học sinh nữ
Học sinh nam
Tỷ lệ trẻ em đi học đúng tuổi ở cấp phổ thông cơ sở
Học sinh nữ
Học sinh nam
Tỷ lệ trẻ em đi học đúng tuổi ở cấp phổ thông trung học
Học sinh nữ
Học sinh nam
87,1
86,3
29
31,2
6,1
8,4
90,7
92,1
62,1
61,3
27,4
30
Dinh dưỡng trẻ em
Tỷ lệ trẻ em còi trong độ tuổi từ 0 đến 59 tháng
Em trai
Em gái
51
51
50
34
33
35
Dinh dưỡng người lớn
Tỷ lệ suy dinh dưỡng tương đối nặng của người lớn (chỉ số cơ thể nhỏ hơn 18,5)
Nữ (chưa có thai)
Nam
32
32
32
28
30
25
Khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng
% dân số nông thôn có trung tâm y tế công cộng trong xã
% dân số nông thôn có nước sạch
% dân số thành thị có nước sạch
% dân số dùng điện làm nguồn thắp sáng chính
93
17
60
48
97
29
75
77
Tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền
% số hộ có đài
% số hộ có TV
% số hộ có xe đạp
40
25
67
47
58
76
Chú ý : Sự tăng nhanh của tỷ lệ đi học phổ thông cơ sở và trung học đã đảo ngược tình trạng đi học giảm dần trong giai đoạn 1987 - 1992.
b/ Các loại hình của công tác giảm nghèo đói
Trong giai đoạn từ năm 1993 đến 1998, tình trạng nghèo đói ở cả nông thôn và thành thị đã giảm đi nhiều( hình 1.2). Tỷ lệ dân sống dưới ngưỡng nghèo khổ ở nông thôn đã giảm từ 66% xuống còn 45% và ở thành phố giảm từ 25% xuống còn 9% .
70
60
50
40
30
20
10
0
Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị
1993
1998
Tình trạng nghèo đói đã giảm cả ở nông thôn và ở thành thị trong những năm qua
Hình 1.2 Tỷ lệ nghèo đói ở nông thôn và thành thị của Việt Nam
Mặc dù nghèo đói đã giảm mạnh trong năm qua những vẫn có một khoảng một phần năm dân nông thôn bị nghèo về LTTP và gần một nửa còn phải sống trong cảnh nghèo chung. Kể cả sau khi đã tính đến một cách đầy đủ nghèo đói ở đô thị thì số dân nghèo của nông thôn vẫn chiếm tới hơn 90% tổng số dân nghèo cả nước.Tuy nhiên mức độ sâu sắc của nghèo đói đã giảm ở cả nông thôn và thành thị trong giai đoạn 1993 - 1998.
Mức độ trầm trọng của nghèo đói đã giảm cả ở nông thôn và thành thị.
25.00
20.00
15.00
10.00
5.00
0
Việt Nam Thành thị Nông thôn
1993
1998
Hình 1.3 Chỉ số khoảng cách nghèo theo khu vực thành thị - nông thôn
Theo các số liệu này thì trong tương lai mọi nỗ lực giảm nghèo đói ở Việt Nam cần phải tập trung vào khu vực nông thôn bởi vì nó là nơi mà những người nghèo còn tiếp tục sinh sống. Tuy nhiên chúng ta cần phải có sự thận trọng khi xem xét kết quả của cuộc điều tra mức sống dân cư chỉ ra tỷ lệ nghèo đói thành thị trong các năm 1998 chỉ có 9%. Do mẫu được chọn của cuộc điều tra có lẽ không bao gồm những người nhập cư không có hộ khẩu ở trong các địa bàn này. Những người nhập cư lại thuộc những người nghèo nhất trong các đô thị bởi họ không thuộc diện điều tra cho nên có lẽ là nghèo đói ở thành thị đã không được đánh giá đúng mức.
*/ Việc xác định các nguồn lực trong công cuộc giảm nghèo đói đòi xét tỷ lệ nghèo đói, mức độ nghèo đói và số lượng nghèo đói.
Nghèo đói đã giảm ở cả 7 vùng của Việt Nam nhưng với mức độ khác nhau - tại Đồng Bằng Sông Hồng, tỷ lệ nghèo đói giảm bớt 34% ( từ 63% xuống 29%) nhưng đồng bằng Sông Cửu Long tỷ lệ nghèo đói chỉ giảm 10% (Từ 47% xuống còn 37%) (Hình 1.4). Hiện nay tỷ lệ dân số sống ở dưới ngưỡng nghèo đói rất khác nhau tuỳ theo từng vùng, từ 8% ở miền Đông Nam Bộ cho đến 59% ở vùng núi phía Bắc. 3 vùng có tỷ lệ dân nghèo cao nhất nước trong năm 1993 là miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Và cho tới nay, đó vẫn là 3 vùng có tỷ lệ nghèo cao nhất với 59% ở miền núi phía Bắc, 52% ở Tây Nguyên và 48% ở Bắc Trung Bộ.
Tỷ lệ nghèo theo vùng, 1993 - 1998.
Khu vực
Chỉ số đầu người
Năm 93
Năm 1998
Miền núi phía Bắc
Đồng Bằng Sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Duyên Hải Miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng Bằng Sông Cửu Long
79
63
75
50
70
33
47
59
29
48
35
52
8
37
ở Tây Nguyên tình trạng đói nghèo trầm trọng hơn. Các chỉ số đói nghèo cho thấy so với các vùng khác của Việt Nam, tình trạng đói nghèo ở Miền Núi trầm trọng hơn nhiều. Mức dộ đói nghèo đã giảm đi trong những năm gần đây ở tất cả các vùng (bảng 1.4).
Bảng 1.4: Mức độ đói nghèo theo vùng trong các năm 1993 và 1998.
Vùng
Chỉ số khoảng cách đói nghèo
(Đo mức độ trầm trọng của sự đói nghèo)
1993
1998
Miền núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ
Đồng Bằng Sông Hồng
Duyên Hải Miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng Bằng Sông Cửu Long
Việt Nam
26.8
18.8
24.7
16.8
23.6
9.2
13.8
18.5
16.8
5.7
11.8
10.6
19.1
1.3
8.1
9.5
Từ số liệu Bảng 1.5 cho ta thấy sự phân bổ toàn dân nghèo giữa 7 vùng Việt Nam. Cũng từ bảng 1.5 có thể thấy 70% người nghèo của Viẹt Nam sống tập trung tại khu vực: Miền Núi phía Bắc (28%), Đồng Bằng Sông Cửu Long (21%) và Bắc Trung Bộ (18%).
Vùng
Tỷ lệ chiếm trong tổng số người nghèo
Tỷ lệ dân cư
(%)
Dân Số
1993
1998
1998
1998
Miền núi phía Bắc
Đồng Bằng Sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Duyên Hải Miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng Bằng Sông Cửu Long
Việt Nam
21
23
16
10
4
7
18
100.0
28
15
18
10
5
3
21
100.0
18
20
14
11
4
13
21
100.0
13.5
14.9
10.5
8.1
2.8
9.7
16.3
75.8
*/ Những kết quả nổi bật của công cuộc giảm nghèo ở Việt Nam trong 5 năm qua vẫn còn rất mong manh.
Những bằng chúng được đưa ra trong chuơng này từ chi tiêu hộ gia đình, những chỉ tiêu định lượng về phúc lợi, và tình hình đời sống theo đánh giá của chính người dân nghèo đều đưa ra môt thông điệp chung là trong những năm qua mức nghèo đói đã giảm đi đáng kể cho dù có định nghĩa hay đo lường sự nghèo đói như thế nào. Một thông điệp khác cũng được đưa ra là tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao với gần 40% dân số Việt Nam còn đang sống ở dưới mức nghèo đói.
Tuy xu hướng chung là rõ ràng, chúng ta cũng cần cẩn thận khi sử dụng những con số cụ thể về số hộ đã thoát khỏi nghèo đói và những hộ còn nằm trong diện này. Cần phải nói rằng những nước tính định lượng về nghèo đói được trình bày trong chương này cũng như toàn bộ đề tài rất nhạy cảm với ngưỡng nghèo được sử dụng. Nếu tăng ngưỡng nghèo thêm 10% thì tỷ lệ dân nằm dưới ngưỡng nghèo tăng lên tới 45%; và nếu giảm ngưỡng nghèo đi 10% thì tỷ lệ nghèo đói chỉ còn 29%. Nguyên nhân sự nhạy cảm của sự nghèo đói đối với việc thay đổi vị trí của đường nghèo là do trong cả năm 1993 - 1998 có một phần dân số Việt Nam nằm rất gần dường nghèo. Do vậy có lẽ không nên nói rằng tỷ lệ nghèo ở Việt Nam là đúng 37% mà tốt hơn hết là ở trong khoảng 30 - 40%.
3/ Đặc điểm của các hộ nghèo
a/ Nghề nghiệp, tình trạng việc làm và trình độ học vấn.
*/ Người nghèo chủ yếu là những người nông dân.
Mức nghèo ở Việt Nam giảm chủ yếu do tỷ lệ người nghèo trong từng nhóm nghề nghiệp giảm đi chứ không phải do có sự chuyển dịch trong cơ cấu nghề nghiệp. Nghèo đói là một hiện tượng mang tính đặc thù của nông thôn, các tính toán về tỷ lệ nghèo theo nghề nghiệp và theo loại lao động cũng chỉ ra rằng những người sống dưới ngưỡng nghèo thường là thành viên của những hộ có chủ hộ là nông dân tự do (xem bảng 2.1). Trong những năm 1998, gần 80% người nghèo làm việc trong nông nghiệp và là những người lao động tự do. (Người nghèo chủ yếu là những nông dân).
Bảng 2.1 : Tình trạng nghề nghiệp và việc làm của người nghèo,1998
Đặc điểm
Tỷ lệ nghèo
Tỷ lệ trong tổng số người nghèo
Tỷ lệ trong tổng số dân cư(%)
Nghề nghiệp chính
Nông nghiệp
48
79
61
Chế lạo
26
9
13
Dịch vụ bán hàng
13
3
9
Nhân viên văn phòng
10
2
7
Nghề khác
6
0
1
Nghỉ hưu
26
4
6
Những người khác không làn việc
30
3
4
Tổng số
37
100
100
*/ Người nghèo thường có trình độ học vấn tương đối thấp, thiếu kỹ năng làm việc và thông tin.
Tỷ lệ nghèo giảm xuống khi trình độ họ vấn tăng lên, và gần 90% số người nghèo là những người chỉ có trình độ phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn, những người thậm chí còn chưa hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học có tỷ lệ cao nhất (57%). Ngược lại, rất hiếm có trường hợp đã tốt nghiệp đại học lại thuộc diện đói nghèo(chỉ chiếm có 4%)
Bảng 2.2.Trìnhđộ học vấn của người nghèo
Đặc điểm
Tỷ lệ nghèo
Tỷ lệ trong tổng số người nghèo
Tỷ lệ trong tổng số dân cư(%)
Trình độ học vấn cao nhất
Không được đi học
57
12
8
Tiểu học
42
39
35
Phổ thông cơ sở
38
37
36
Phổ thông trung học
25
8
12
Dậy nghề
19
3
6
Đại học
4
0
3
Tổng cộng
37
100
100
Các hộ nghèo cũng hiểu được rằng trình độ học vấn là chìa khoá quan trọng để thoát khỏi nghèo đói. Tuy nhiên, vấn đề lớn hơn liên quan điến việc tiếp thu các kỹ năng, các kiến thức chung và ứng dụng và việc có được những thông tin là đặc biệt quan trọng.
b/ Các đặc điểm về nhân khẩu học.
Các hộ có nhiều trẻ em thường thuộc vào nhóm các hộ nghèo.
Các hộ mới tách ra khỏi gia đình bố mẹ và trở thành những hộ mới thường được xếp vào những hộ nghèo. Nhóm này có thể trùng với nhóm trên.
Các hộ bị mất lao động trưởng thành chính trong gia đình do bị chết hay bỏ việc cũng thường được coi là nghèo. Đây thường là những hộ có phụ nữ làm chủ hộ.
*/ Các hộ nghèo thường có nhiều trẻ em.
Các hộ nghèo có nhiều trẻ em nhỏ thường được các hộ khác coi là nghèo. Những hộ này không chỉ có ít lao động hơn so với số miệng ăn trong gia đình mà còn phải trải các chi phí giáo dục lớn hơn cũng như phải chịu thêm các chi phí khám chữa bệnh gây bất ổn định cho kinh tế gia đình.
Nhóm chỉ tiêu
I(nghèo nhất)
II
III
IV
V( giàu nhất)
Việt Nam
2.8
2.2
1.7
1.4
1.2
Nông thôn
2.8
2.2
1.8
1.4
1.3
Thành thị
2.7
2.9
1.6
1.3
1.1
*/ Các hộ mới tách ra trong giai đoạn đầu thường trải qua nghèo đói do thiếu đất.
Các hộ mới tách ra ở nông thôn thường là những hộ nghèo. Cũng giống như các hộ có nhiều trẻ em , các hộ mới lập này ngày càng bị bó hẹp vì họ chỉ được phân bố cho những mảnh đất nhỏ hơn với chất lượng thấp hơn. Các hộ này thường phải nhờ vả rất nhiều vào gia đình hai bên để được sử dụng đất nông nghiệp. Liệu việc tăng năng suất thu hoạch từ các diện tích đất nông nghiệp nhỏ hơn với chất lượng kém có cho phép các hộ có một cuộc sống ổn định hay không hiện đang bàn cãi.
*/ Sự quan trọng của một thành viên đối với gia đình.
Những hộ bị mất lao động trưởng thành do bị chết, bỏ gia đình đi hoặctách ra khỏi gia đình thường được cộng đồng xếp vào những hộ nghèo đói nhất. Đây thường là những hộ do phụ nữ sống độc thân phần lớn là người nghèo hơn so với nam giới sống độc thân
c/ Khả năng có được các nguồn lực.
*/ Tình trạng thiếu đất đang gia tăng và các hộ nghèo thường có ít đất hơn.
Những hộ nằm trong diện nghèo thường là những hộ có ít đất sản xuất nông nghiệp, các hộ nghèo có thể có đủ đất đai song đất này thường lại nằm quá cách xa, hoặc tỷ lệ đất đồi núi chiếm nhiều hơn đất nông nghiệp. Điều này đã làm cho các hộ gặp khó khăn trong sản xuất. Còn ở Vinh, việc không có đất đai hoặc hầu như không có đất đai đồng nghĩa với sự nghèo đói.
Trong những năm1998, 10% các hộ nông thôn được đánh giá là không có đất. Việc không có đất phổ biến hơn ở phía nam: Hơn 1/5 hộ nông thôn ở đồng bằng Sông Cửu Long và 29% hộ nông thôn ở vùng Đông Nam bộ không có đất canh tác.
Tình trạng không có đất đã tăng lên ở tất cả các vùng ngoại trừ Tây nguyên và vùng Duyên hải miền Trung.
Vùng
1993
1998
Diện tích trung bình (m2) năm 1998
Miền núi phía Bắc
2.0
3.7
8890
Đồng bằng sông hồng
3.2
4.5
6491
Bắc trung bộ
3.8
7.7
5001
Duyên hải miền trung
10.7
5.1
5180
Tây nguyên
3.9
2.6
13746
Đông nam bộ
21.3
28.7
13712
Đồng bằng sông cửu long
16.9
21.3
10650
Cả nước
8.2
10.1
8148
Ghi chú: Đây là các ước tính cho những hộ gia đình không có đất trồng cây lâu năm hoặc cây hàng năm, không có ao hồ, đầm rừng, nương dẫy hay các loại đất khác. Đất đi mượn và đât đi thuê không tính vào.
*/ Các hộ nghèo đói thường bị rơi vài vòng nợ lẩn quẩn.
Qua điều tra nghèo đói có sự tham gia của người dân cho chúng ta thấy rằng hầu hết các hộ nghèo đói thường rơi vào tình trạng nợ nần do phải đi vay để trang trải các khoản chi tiêu khẩn cấp như chi phí cho y tế, hoặc là phải đi vay để đầu tư vào một vụ kinh doanh bị thất bại.
Tại hai điểm cụ thể là Trà Vinh và TP Hồ chí Minh, qua điều tra cho thấy rất nhiều hộ rơi vào vòng nợ nần mà không có thể thanh toán được. Mức nợ này gây một áp lực kinh tế nặng nề lên các hộ và nó đã làm cho cuộc sống của người dân nghèo nay lại nghèo đi.
d/ Nguy cơ dễ bị tổn thương và sự cô lập
*/ Người nghèo, đặc biết là trẻ em nghèo cảm thấy dễ bị tổn thương.
Nguy cơ dễ bị tổn thương bởi những khó khăn thời vụ, bởi những đột biến xảy ra với hộ gia đình và cuộc sống khủng hoảng xẩy ra với cộng đồng là một khía cạnh của nghèo đói .
Nhận thức của trẻ em về những nguy cơ đe doạ sự an toàn ở Thành phố Hồ Chí Minh
- Nhà cửa : Nhà cửa bị "giải toả", bị đổ và bị ngập lụt; cháy nhà hàng xóm lan sang nhà khác; bị ép ra khỏi nhà thuê vì bố mẹ không trả được tiêng thuê nhà, mạng cáp điện thấp gây tai nạn.
- Giáo dục: phải bỏ học vì bố mẹ không đủ tiền đóng học, trường học đóng cửa, giáo viên đánh và lăng mạ học sinh.
- Trong gia đình : Bố mẹ uống rượu, cãi nhau trong gia đình.
- Ngoài xã hội : Hàng xóm láng giềng đánh nhau; tệ nạn nghiện hút .
-Lòng tự trọng: Bị các gia đình giàu coi thường, bị trẻ em nhà giàu đánh.
- Kinh tế: Thu nhập không ổn định; bị bỏ đói, quân áo rách rưới.
- Sức khoẻ: Lo lắng về tình hình sức khoẻ của mẹ và không có khả năng thanh toán tiền chăm sóc y tế đầy đủ cho bố mẹ.
*/ Các hộ nghèo đói có cảm giác bị cô lập về xã hội
ở các vùng đồng bằng, hay trung du thì người nghèo luôn trong tình trạng cảm thấy mình xa vời với xã hội chung quanh.
Một số hộ nghèo đã cho biết họ cảm giác bị cách biệt về xã hội với thế giới rộng lớn bên ngoài với các tổ chức đại diện cho họ và phục vụ họ. Một số lý do bị cô lập liên quan đế dân tộc: Những khác biệt và ngôn ngữ và văn hoá cùng với những khó khăn lớn về khả năng tiếp cận về địa lý làm những người dân tộc thiểu số có quan hệ giao lưu rất hạn chế với thế giới bên ngoài và hầu như không có điều kiện tiếp xúc với những sáng kiến hay những thông tin mới. ở thành thị tình trạng tương tự cũng xảy ra với những người nhập cư ở những vùng như thành phố Hồ Chí Minh.
*/ Các hộ nghèo nằm ở vị trí địa lý cách biệt và bên lề xã hội.
Trong điều kiện mức sống dân cư cho thấy hầu hết dân số sống trong các làng có điều kiện đi lại được. Chỉ có 4% sống ở các làng xa đường giao thông (hơn 5km) hoặc có đường giao thông nhưng việc đi lại khó khăn và không có đường thuỷ thay thế. Hơn 12% người dân sống trong các làng không có điều kiện sử dụng được giao thông cơ giới (kể cả giao thông công cộng và xe cộ thuê ngoài). Giữa mức sống và khả năng được sử dụng các dịch vụ giao thông vận tải chỉ ra rằng có quan hệ tỷ lệ nghịch rõ rệt. ở các làng không có giao thông cơ giới, tỷ lệ nghèo nhiều hơn 1,5 lần so với các làng có hệ thống giao thông. Những kết quả điều tra này cho thấy cần tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ giao thông vận tải và điều này quan trọng hơn so với việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở các vùng nghèo, các hộ nằm ở vị trí địa lý sâu xa và cách biệt với xã hội.
Bảng 2.6
Nhóm chỉ tiêu
I(nghèo nhất)
II
III
IV
V(giàu nhất)
Tổng số
Tỷ Lệ người nghèo
Không được sử dụng giáo thông cơ giới công cộnghoặc tư nhân(%)
37,5
21,3
19,1
14,5
7,5
100
e/ Các nhóm rất nghèo và dễ bị tổng thương.
Các số liệu của khảo sát mức sống dân cư của Việt Nam hoặc đánh giá, nghèo đói có sự tham gia của người dân cho thấy có một nhóm dân cư rất nghèo và sống biệt lập vơí xã hội.
*/ Sự nghèo đói ở các nhóm dân tộc ít người đã giảm xuống nhưng vẫn ở mức cao.
Các dân tộc ít người Việt Nam nghèo hơn nhiều so với đa số người kinh (Hình 2.1). Trong thời kỳ 1993 và 1998, tỷ lệ nghèo đói ở các dân tộc ít người giảm xuống từ 86% xuống còn75% nhưng vẫn còn rất cao. Trong cùng thời gian đó, tỷ lệ nghèo đói của người kinh giảm từ 54%xuống còn 31%. Do vậy mặc dù tình hình của các dân tộc ít người thực sự đang được cải thiện nhưng tốc độ còn chậm hơn so với người kinh và bắt đầu có dấu hiệu tụt lại. Năm 1993, các nhóm dân tộc ít người tuy chỉ chiếm 13% tổng số nhưng lại chiếm tới 29% số người nghèo, nhưng hiện nay họ lại chiếm tới 29% số hộ nghèo ở Việt Nam.
Hình 2.1: Tỷ lệ nghèo đói tính theo các dân tộc
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
Người kinh Dân tộc ít người
1993
1998
Có nhiều yếu tố liên quan đến tỷ lệ nghèo đói cao triền miên trong các nhóm dân tộc ít người. Đánh giá nghèo đói có sự tham gia của người dân ở Lào Cai đã xác định 4 vấn đề chủ yếu gây khó khăn cho các hộ nghèo của tỉnh, các hộ nghèo này nhìn chung là thuộc nhóm dân tộc ít người ở Lào Cai.
+/ Những khó khăn trong việc sử dụng đất, nó liên quan đến việc có đất, chất lượng đất.
+/ Các vấn đề đặc biệt của phụ nữ dân tộc ít người : Công việc quá bận rộn, quyền quyết định trong gia đình hạn chế tình trạng bạo lực trong gia đình cao, ít được tiếp xúc với giáo dục và kiến thức.
+/ Sức khoẻ yếu và những khó khăn trong trang trải các chi phí điều trị.
+/Giáo dục và kiến thức hạn chế, bao gồm khả năng nói và viết hạn chế. Chính những hạn chế về ngôn ngữ và giáo dục cản trở khả năng Người dân tộc tham gia vào chính quyền địa phương và giảm khả năng tiếp xúc các dịch vụ cộng đồng. Sự xa xôi, cách trở , thiếu hạ tầng cơ sở, sự cô lập cả về địa lý và xã hội là những chủ đề được nhắc đến thường xuyên như là những yếu tố chính làm trầm trọng thêm các vấn đề vừa nêu.
*/ Những người nhập cư vào các vùng đô thị và không có hộ khẩu thường trú thường không được sử dụng đầy đủ các dịch vụ công cộng và bị cách biệt khỏi xã hội.
Đánh giá nghèo đói có sự tham gia của người dân ở thành phố HCM lại xác định rằng iệc in được giâý phép đăng ký tạm trú quả là một vấn đề khó khăn khi sử dụng các dịch vụ y tế giáo dục, khi xin việc và được chính phủ hỗ trợ theo chương trình xoá đói giảm nghèo nếu không có hộ khẩu thường trú. Tình trạng đăng ký cư trú của những hộ nghèo khiến cho họ phải chịu nhiều thiệt thòi.
Những mô tả về công đồng dân cư sinh sống tại thành phố HCM cho thấy trong cùng một chừng mực nào đó, họ đang bị tách khỏi xã hội, những người nhập cư được phỏng vấn tự cảm thấy là họ giống như ”Những người khách-ăn nhờ ở đậu chỗ của người khác”.
Vấn đề có nên để cho người nhập cư phải tiếp tục chịu những bất lợi do tình trạng đăng ký cư trú của họ không đã gây ra nhiều tranh cãi. Các cơ quan chính quyền sợ rằng sẽ có sự di chuyển ồ ạt không thể kiểm soát được vào thành thị nếu các vấn đề về đăng ký hộ khẩu được nới lỏng. Có một số cách tương đối đơn giản có thể cho đời sống của những họ gia đình nghèo trở nên an toàn hơn.
Trong một cuộc hội thảo mới đây tại thành phố HCM do quỹ cứu trợ nhi đồng (Anh) tổ chức để thảo luận về đánh giá đói nghèo có sự tham gia của người dân, người ta đã đưa ra hai nguyên tắc quan trọng trong chính sách phát triển đô thị.
+/ Những người nghèo cần được hỏi ý kiến và được tham gia vào quá trình xây dựng quyết định.
+/ Phát triển đo thị phải góp phần cải thiện cuộc sống sinh hoạt của những người dân nghèo hay ít ra cũng không được làm cho nó tồi tệ hơn.
Những kiến nghị cụ thể nhằm cải thiện đời sống của người nghèo đô thị, đặc biệt là những người nhập cư bao gồm:
+/ Mở rộng phạm vi của chương trình xoá đói giảm nghèo áp dụng cho các đối tượng gia đình nghèo mà không phân biệt theo tình trạng hộ khẩu cư trú của họ.
+/ Giảm nhẹ quy định trẻ em phải có giấy khai sinh mới được đi học, hoặc cấp giấy khai sinh cho những trẻ em phải có giấy khai sinh.
+/ Xem xét lại cách tiếp cận phát triển đo thị hiện nay, ưu tiên nâng cấp các xóm bụi hơn là xoá bỏ các khu vực này.
+/ Tạo điều kiện cho người nghèo tham gia toàn diện hơn vào những quyết định có ảnh hưởng đến đời sống của họ.
*/ Tỷ lệ nghèo đói của trẻ em đã giảm nhưng vẫn còn cao hơn các nhóm tuổi khác.
Tỷ lệ nghèo đói của trẻ em dưới 15 tuổi đã giảm từ 66% xuống còn 47% trong năm 1998. Mặc dù đã giảm xuống nhưng tỷ lệ nghèo của trẻ em vẫn còn cao hơn so với các nhóm tuổi khác và cao hơn mức trung bình của dân số (hình 2.2). Trong năm 1998 trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 32% tổng dân số nhưng chiếm tới 41% số dân nghèo về lương thực thực phẩm.
Các đánh giá nghèo đói có sự tham gia của người dân đã cho thấy rằng, chi phí giáo dục và gắng nặng đối với hộ nghèo và trẻ em nghèo hiện vẫn đang bỏ học. Do thiếu cái ăn nên nhiều trẻ phải lao động đẻ đáp ứng nhu cầu lượng thực thực
phẩm thiết yếu cuả gia đình.
Đánh giá nghèo đói coá sự tham gia của người dân ở thành phố Hồ Chi Minh nên lên " Nguyên nhân chính kiến trẻ em bỏ học đó là cái nghèo".
Những trường hợp bỏ học ở Lào Cai: Năm 1998, những người dân ở một bản cùng cao đã gửi con em của họ( 18 trai và 1 gái) tới lớp 2 của trường tiểu học nội trú ở một xã cách đó 20 (km). Tuy nhiên, 18 em đã bị buộc bị thôi học sau một thời gian ngắn do gia đình không ó đủ lương thực thực phẩm để cung cấp cho chúng học hành. Một số học sinh nói chung cảm thấy hết sức ngại ngùng vì chúng thậm chí không có cả gạo và ngô thay cơm.
Các đánh giá nghèo đói có sự tham gia của người dân cũng cho thấy trẻ em đang phải chịu những áp lực về tình cảm và tâm lý do cái nghèo và là do là thành viên của một cộng đồng nghèo. Các cuộc phỏng vấn với trẻ em đã cho thấy chúng thường gặp phải tình trạng bạo lực, lo lắng cao độ về sự thiếu an toàn về nhà ở, lo ngại về tình hình sức khoẻ của gia đình, mệt mỏi vì công viẹc, cảm giác tội nghiệp vì bị tước đoạt. phẫn uất thiếu tự tin.
III/ Khuân khổ để giải quyết nghèo đói.
Kể từ khi thực hiện đổi mới kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, có sự quản lý vĩ mô của nhà nước, phát triển kinh tế hàng hoá nhièu thành phần, nước ta đã đạt được những thành tựu kinh tế đáng khả quan :
- Chính sách đổi mới được khởi xướng vào cuối những năm 1980 đã dẫn đén tốc độ tăng trưởng mạnh của GDP. Trong những năm 1992 đến 1998, thu nhập nhập quốc nội của nhành công nghiệp đã tăng 4,5%, ngành công nghiệp tăng 13% và nghành dịch vụ là 8,3. Các cơ hội tăng công ăn việc làm và tạo thu nhập do tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế mang lại là điều cốt yếu để Việt Nam giành được thắng lợi trong công cuộc giảm đói nghèo.
- Trong khi lao động trong nông nghiệp tăng không đáng kể thì thu nhập từ nông nghiệp lại tăng lên (61%), chủ yếu là nhờ đa dạng hoá các hoạt động nông nghiệp. Sự gia tăng này chủ yếu là do tự động hoá nông nghiệp và đa dạng hoá các hoạt động phi nông nghiệp.
- Lao động phi nông nghiệp của hộ gia đình tăng hơn 5% năm có ý nghĩa cựu kỳ quan trọng với nông thôn thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp đã tăng lên 39% trong vòng giai đoạn 1993 - 1998.
- Việc làm công ăn lương là hình thức việc làm chính chiếm khoảng 20% lực lượng lao dộng Việt Nam kể từ năm 1993. Lao động làm công ăn lương đã tăng 3,5%/năm với 1,6 triệu việc làm mới tạo ra trong thời gian từ 1993 đén 1998 chủ yếu là trong công nghiệp và dịch vụ.
- Trong giai đoạn hiện nay 1993 - 1998 nguồn giảm nghèo đói chủ yếu chính là đa dạng hoá nông nghiệp. Nhưng có lẽ trong tương lai nông nghiệp sẽ không tăng trưởng nhanh như vậy nữa. trong tương lai, tăng trưởng việc làm phi nông nghiệp và việc làm ở thành thị cần phải đóng vai trò tương đối quan trọng trong công việc giảm đói nghèo.
- Thúc đẩy sự tăng trưởng việclàm phi nông nghiệp và việc làm ở thành thị là thách thức chính đối với Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này cần phải có nhiều cải cách bao gồm cải việc tạo lập một sân chơi bình đẳng với khu vực nhà nước, dỡ bỏ các cản trở đối với việc tiếp cận vốn, xây dựng một khuân khổ pháp luật vững vàng và cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết.
Tóm lại trong tương lai khu vực phi nông nghiệp có thể trở thành nơi hấp thụ rất nhiều lao động dư dôi từ nông nghiệp, các nhà hoạch định chính sách cần phải rất quan tâm đến sự thiết năng động của khu vực này. Cần quan tâm đến khu vực này ở nông thôn dể lực lượng lao động đang tăng lên của Việt Nam không làm cho tình trạng thất nghiệp ở nông thôn trở lên qua cao, dẫn đến sự di cư hàng loạt ra thành phố. Thật ra, tiếp tục phát triển khu vực này đang là thách thức lớn nhất cho sự phát triển của Việt Nam và chiến lược giảm nghèo đói. Cần phải tăng cường phạm vi và khả năng định hướng mục tiêu của hương trình Xoá đói giảm nghèo của chính phủ, và mở rộng nó từ việc cung cấp tín dụng. Các cơ quan và các bộ có trách nhiệm trong các chính sách giảm nghèo và chương trình giảm nghèo khác cần phải phối hợp với nhau tốt hơn nữa, những cố gắp hơn nữa để tăng cường theo dõi nghèo đói ngắn hạn để các biên pháp giúp người nghèo có thể diễn ra nhanh hơn trong những thời kỳ khó khăn.
Kiến nghị
Xoá đói giảm nghèo là mục tiêu chủ chốt của chính sách phát triển tại Việt Nam. Sau đây là một số kiến nghị rút ra từ phân tích đề án này:
- Cần có sự trợ giúp xây dựng cơ sở hạ tầng để giảm sự cách biệt của vùng nghèo, nơi có tỷ lệ đồi núi cao và sự đi lại khó khăn.
- Cần chú ý tới việc cung cấp nước sạch và vệ sinh tốt hơn. Đây là một vấn đề sức khoẻ công cộng tương đối quan trọng có nhu cầu rõ ràng về các dịch vụ này như được chứng minh bởi tỷ lệ cao các hộ khá hơn được sử dụng trong khi ít hộ nghèo được cung cấp đầy đủ các loại dịch vụ này. Chứng minh nước sạch nông thôn là cần thiết.
- Trợ giúp cần phải nhằm vào mục tiêu là người cực nghèo, những người không có khả năng tự cải thiện tình trạng của họ. Những nhóm này gồm những nạn nhân ch iến tranh, người ốm và người tàn tật. Cần bảo đảm thế hệ mới hoàn toàn biết chữ vì mù chữ là một nguyên nhân quan trọng gây ra nghèo đói. Tại một số vùng xa xôi, đặc biệt là nơi dân tộc thiểu số sinh sống, một tỷ lệ đáng kể trẻ em vẫn được đi học.
- Thúc đẩy sự đa dạng hoá nông nghiệp, tăng năng suất trong nông nghiệp. Chính phủ đề ra các chính sách về gạo và đóng vai trò gì trong tăng trưởng và chiến lượng giảm nghèo của Việt Nam trong tương lai.
- Thúc đẩy sự phát triển phi nông nghiệp ở nông thôn nhằm tạo thêm nhiều cơ hội việc làm và tạo thu nhập-điều mà người dân nông thôn đang ngày càng khao khát.
- Trợ giúp đô thị có lợi hơn cho người nghèo, đồng thời giúp các thành phố đang phát triển tốt hơn, và những người dân nhập cư có thể đóng góp nhiều hơn cho sự thịnh vượng của thành phố, bảo vệ tốt hơn nhu cầu của họ.
- Tăng trưởng có ưu tiên và tăng trưởng trong diện rộng để trợ giúp trong chiến lược xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam và cân đối giữa hai loại tăng trưởng này về mặt phân phối nguồn lực cũng như nhấn mạnh trong chính sách.
- Cần trợ giúp khu vực miền núi và người dân thiểu số ở đó theo kịp với các vùng khác của đất nước và làm cho những tác động của giảm nghèo đói được giàn trải đều hơn.
- Chính phủ cần những sự trợ giúp để thực hiện nghị định dân chủ cơ sở nhằm giíup quá trình ra quyết định ở địa phương lôi cuốn được người dân tham gia nhiều hơn và minh bạch hơn đồng thời tăng tính trách nhiệm của chính quyền địa phương.
kết Thúc
Nghèo đói là hiện tượng lịch sử có tính tự nhiên và phổ biến với mọi quốc gia trên thế giới. Vào thời điểm chuyển giao của một thiên niên kỷ, hành tinh của chúng ta vẫn còn hơn 1,5 tỷ người sống trong tình trạng nghèo đói. Đó là một trong những trở ngại trầm trọng nhất. Một thách thức gay gắt đối với phát triển của thế giới hiện đại. Giải quyết vấn đề này đang là một mối lo toan thường xuyên của các quốc gia trên toàn cầu. Vấn đề đói nghèo không chỉ còn là vấn đề của xã hội trong một quốc gia nữa mà nó đã vượt ra khỏi biên giới mà các nước phát triển cũng như các tổ chức quốc tế cũng tham gia vào việc xoá đói giảm nghèo trung cho toàn cầu. Chính vì vậy, nó đòi hỏi cộng đồng quốc tế nâng cao hơn nữa nỗ lực trung của các chính phủ trong việc thúc đẩy những hoạt động hợp tác phối hợp trên mọi lĩnh vực, Trước hết là lĩnh vực kinh tế-xã hội để cùng nhau giải quyết có hiệu quả vấn đề có tính toàn cầu này.
Đối với nước ta, xoá đói, giảm nghèo, tiến đến một xã hội công bằng văn minh cùng với một nền kinh tế hùng mạnh. Một xã hội mà ở đó mọi người sống bình đẳng, không có áp bức bót lột theo đúng bản chất mạng tính ưu việt của Chủ Nghĩa Xã Hội. Để thực hiện được mục tiêu trên, thì phải biết kết hợp giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế với công bằng xã hội, từng bước thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo trong phạm vi cả nước, đặc biệt là các vùng nông thôn và các vùng sâu, vùng xa, các vùng nghèo là tiền đề tối cần thiết để giữ vững ổn định chính trị và ổn định xã hội. Có như vậy mới đảm bảo cho công cuộc đổi mới theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa tiếp tục được thực hiện và phát triển. Mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh, tự nó đã nói lên tính tất yếu của xoá đói giảm nghèo. ở nước ta, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và liên tục, thì hiện tượng nghèo đói, phân hoá giàu nghèo và phân tầng xã hội cũng đã và đang diễn ra có quan hệ trực tiếp và sâu xa tới chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và chiến lược con người. Có thể nói không giải quyết thành công các nhiệm vụ yêu cầu xoá đói giảm nghèo thì sẽ không chủ động giải quyết được xu hướng gia tăng phân hoá giàu nghèo có nguy cơ đẩy tới phân hoá giai cấp, với hậu quả là sự bần cùng hoá. Và do vậy sẽ đe doạ sự ổn định chính trị xã hội, làm chệch định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa của sự phát triển kinh tế-xã hội. Không giải quyết thành công trương trình xoá đói giảm nghèo sẽ không thể thực hiện được công bằng xã hội và sự lành mạnh của xã hội nói chung, sẽ không tạo được tiền đề khai thác và phát triển nguồn lực con người phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm đưa nước ta tới trình độ phát triển tương xứng với quốc tế và khu vực thoát khỏi nguy cơ lạc hậu.
Đói nghèo là vấn đề có tính chất xã hội, do đó, trong giai đoạn 2000-2010 việc thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa chương trình xáo đói giảm nghèo xẽ có tác dụng ảnh hưởng rất lớn, sâu sắc đối với sự phát triển có tính chất bước ngoặt của đất nước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0280.doc