Sau khoảng 400 năm dưới ách thuộc địa Bồ Đào Nha, 24 năm sáp nhập vào In-đô-nê-xi-a, là một quốc gia nhỏ, dân số ít, tuy đã tuyên bố độc lập, song Đông Ti-mo trong thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng và phát triển đất nước cả về kinh tế lẫn chính trị. Hiện này Đông Ti-mo trông mong vào nguồn tài trợ trị giá 360 triệu USD mà các nhà tài trợ Quốc tế cam kết viện trợ cho Đông Ti-mo để giải quyết khó khăn về kinh tế. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Đông Ti-mo có tiềm năng về kinh tế biển, dầu mỏ và khí thiên nhiên, đây sẽ là nguồn thu chủ yếu của Đông Ti-mo. Ngay sau khi tuyên bố độc lập, Đông Ti-mo được hàng chục nước thiết lập quan hệ ngoại giao rồi tiếp sau là sự gia nhập LHQ, đây cũng sẽ là một thuận lợi cho Đông Ti-mo trong tương lai, để phát triển đất nước. Tuy đã thiết lập quan hệ ngoại giao với In-đô-nê-xi-a, Đông Ti-mo và In-đô-nê-xi-a vẫn còn nhiều vấn đề gai góc làm cho tình hình hiện nay giữa hai nước căng thẳng.
Sự kiện nhà nước non trẻ Đông Ti-mo ra đời có ý nghĩa hết sức quan trong đối với các nước trong khu vực và trên thế giới. Sự kiện này sẽ thúc đẩy các nước hiện nay vẫn còn là thuộc địa đứng lên tranh giành độc lập.
Với sự ra đời của nhà nước Đông Ti-mo, hy vọng sẽ chấm dứt một điểm nóng kéo dài, mang lại môi trường hoà bình, ổn định và hợp tác cho cả khu vực.
35 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2243 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình Đông Ti-Mo “Quốc gia trẻ nhất thế giới” thông qua sự phản ánh của báo chí từ đầu năm 2002, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Có thể nói cuộc đời ông Gút-ma-ô gắn liền với số phận đấu tranh giành độc lập cho Đông Ti-mo kể từ khi vùng đất này trở thành một tỉnh của In-đô-nê-xi-a 17/06/1976. Trong khi đó ông A-man-ran dù đã có 9 ngày làm tổng thống Cộng hoà Dân chủ Đông Ti-mo song uy tín ảnh hưởng chính trị vẫn không thể so sánh với ông Gát-mao. Sự thất bại của ông A-man-ran có thể thấy trước khi trong cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến đầu tiên tháng 8/2001, đảng của ông chỉ giành được vẻn vẹn có 8% số phiếu bầu. Xuất hiện trước ống kính Ca-mê-ra truyền hình trong lễ khai mạc bầu cử, ông A-man-ran tuyên bố thực thà rằng ông tham gia ứng cử chẳng qua chỉ là để giành 440 nghìn cử tri Đông Ti-mo có cơ hội lựa chọn mà thôi.
Với tư cách là tổng thống của Gát-mao sẽ “chủ trì buổi lễ long trọng chính thức tuyên bố Đông Ti-mo trở thành quốc gia độc lập vào ngày 20/05/2002 với sự hiện diện của nhiền quan khách quốc tế, trong đó đáng chú ý là Tổng thống In-đô-nê-xi-a của Su-các-nô-pu-ti Mê-ga-oát-ti” (bài vừa dẫn).
Niềm phấn khích giành được độc lập của người dân Đông Ti-mo đường như đã lắng dịu trước những nỗi lo toan cuộc sống thường nhật. Là lãnh tụ của phong trào đấu tranh giành độc lập Đông Ti-mo, nhưng có rất nhiều người đặt ra câu hỏi liệu ông Gát-mao sẽ lãnh đạo đất nước như thế nào trong buổi sơ khai này. Tuy có nguồn tài nguyên dầu lửa đáng giá, song phần lớn dân số Đông Ti-mo mù chữ và sống dưới mức nghèo khổ. Không ít người dân Đông Ti-mo hồi hộp trông chờ ông Gát- mao đưa ra khẩu hiệu “tăng trưởng kinh tế là ưu tiên hàng đầu” mà ông cam kết khi tranh cử tổng thống. Cuộc đấu tranh giành độc lập kéo dài cũng gây ra những chia rẽ không ít ở Đông Ti-mo. Nhiều lực lượng phong trào đấu tranh đã hình thành và phát triển ở Đông Ti-mo trong những năm qua nay đã trở thành những lực lượng đảng phái chính trị ở Đông Ti-mo. Là một đất nước chỉ có khoảng 800 nghìn dân song Đông Ti-mo lại có tới 16 chính đảng tham gia bầu cử Quốc hội năm 2001. Các đảng phải chính trị theo xu hướng đa dạng là tín hiệu cho thấy sự sôi động của chính trường Đông Ti-mo trong tương lai.
Sau bao nhiêu năm thăng trầm và biến thiên, Đông Ti-mo cũng đã hoàn thành thủ tục cuối cùng để trở thành một quốc gia độc lập mới ở khu vực Đông Nam á. Không chỉ người dân Đông Ti-mo mà các nước Đông Nam á đang hy vọng, điều đó sẽ giúp chấm dứt một điểm nóng kéo dài, mang lại môi trường ổn định và hợp tác cho cả khu vực.
III. Đông Ti-mo – quốc gia trẻ nhất thế giới
Đông Ti-mo tuyên bố độc lập, nhà nước non trẻ Đông Ti-mo ra đời.
Rạng sáng ngày 20/05/2002 tại Di-li, Chủ tịch quốc hội Đông Ti-mo Ph.Gu-tê-ret đã tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Dân chủ Đông Ti-mo trước sự chứng kiến của hàng chục nghìn người dân Đông Ti-mo và các quan khách nước ngoài. Lá cờ ba màu đen-đỏ-vàng của Đông Ti-mo được kéo lên thay cờ của LHQ.
Tổng thư ký LHQ Cô-phi-an-na, khoảng 13 nguyên thủ quốc gia, trong đó có Tổng thống In-đô-nê-xi-a Su-các-nô-pu-ti Me-ga-oát-ti và hơn 600 đại biểu của 92 quốc gia đã tới Di-li chứng kiến lễ tuyên bố độc lập của quốc gia trẻ nhất thế giới “Thủ tướng Ma-ri-an-ca-ti-ri đã tuyên bố thành lập chính phủ gồm 24 thành viên. Quốc hội của Đông Ti-mo họp phiên đầu tiên phê chuẩn đơn xin gia nhập LHQ do Tổng thống Gút-ma-ô và thủ tướng Ma-ri-an-ca-ti-ri trình”(bài “Đông Ti-mo tuyên bố độc lập”, báo “Nhân Dân”, số ra ngày 21/01/2002).
Đông Ti-mo, thành viên thứ 190 của LHQ.
Ngày 23/03/2002 Hội đồng Bảo an LHQ “Chấp thuận đơn xin gia nhập LHQ của Đông Ti-mo đồng thời thông qua nghị quyết 1414 đề nghị Đại hội đồng LHQ (Gồm 189 thành viên) kết nạp Đông Ti-mo là thành viên thứ 190 của LHQ”(bài vừa dẫn).
3. Đôi nét về cuộc đời và hoạt động của Tổng thống Đông Ti-mo Xa-na-na Gát-mao.
Tổng thống Đông Ti-mo Xa-na-na Gát-mao sinh ngày 20/06/1946 tại Thị trấn Ma-na-tu-lô (Cách phía đông của Thủ phủ Di-li 50km) Xa-na-na Gát-mao là con thứ trong gia đình 9 anh em. ông theo học 4 năm tại Chủng viện dòng tên Công giáo ở Đa-rê nằm trên đỉnh đồi nhìn xuống thành phố Di-li. Năm 1962, ông thoát ly gia đình lên thủ phủ Dili theo học và trở thành nhà báo và trực tiếp chứng kiến cảnh quân đội Bồ Đào Nha rời khỏi Đông Ti-mo vào năm 1974 “Năm 1974 trở về Di-li, Thủ phủ Đông Ti-mo hợp tác cùng ông Ra-mô-sê Hốt-ta, người được giải thưởng Nobel để sáng lập tờ báo Nác-rô-ma. Tháng 8/1975 sau cuộc đảo chính dân sự xảy ra ở Lít-bon, Bồ Đào Nha buộc rút khỏi Đông Ti-mo. Từ đầy Đông Ti-mo trở thành tỉnh thứ 27 của In-đô-nê-xi-a và “Xa-na-na Gát-mao bắt đầu tham gia tích cực phong trào đấu tranh giành lại quyền độc lập cho Đông Ti-mo” (bài “Vài nét về Đông Ti-mo – quốc gia trẻ nhất thế giới hiện nay”, K.N, báo “Nhà báo và công luận”, số ra ngày 03/06/2002). Cuối năm 1992 Xa-na-na Gát-mao bị nhà trách chức Đông Ti-mo bắt giam và kết án 20 năm tù giam, đến năm 1999 vì có những biến động lớn trên chính trường In-đô-nê-xi-a ông được thả tự do và là một du kích hoạt động tích cực nhất cho phong trào giành quyền tự trị cho Đông Ti-mo”. Ngoài sự nghiệp hoạt động chính trị Tổng thống Xa-na-na Gát-mao còn được gọi là một chính khách có nhiều tài ba, là nhà ngoại giao thạo nhiều ngoại ngữ.
4.Tình hình kinh tế - chính trị Đông Ti-mo sau ngày độc lập.
4.1. Kinh tế
Ra đời trong bối cảnh nền kinh tế khởi đầu từ số 0, Đông Ti-mo đứng trước nhiều khó khăn: “Theo điều tra của LHQ có tới hơn 40% trong số 800 nghìn công dân Đông Ti-mo đang sống dưới mức nghèo khổ với thu nhập khoảng 0,55 USD/ngày” (bài “Quan hệ In-đô-nê-xi-a – Đông Ti-mo còn nhiều gia góc”, Anh Phương, báo “Sức khoẻ và đời sống”, số ra ngày 15/06/2002). Ngay sau khi đắc cử tổng thống Xa-na-na Gát-mao tuyên bố đặt ưu tiên hàng đầu xây dựng và kiện toàn bộ máy nhà nước để phát triển nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh. Sau thời điểm tách khỏi In-đô-nê-xi-a, tháng 8/1999, kinh tế Đông Ti-mo bị suy giảm tới 40%/. Báo cáo mới đây của chương tình phát triển LHQ (UNDP) cho thấy: “Đây là quốc gia nghèo nhất Châu á và là một trong 20 quốc gia nghèo nhất thế giới” (bài “Quốc gia nhỏ trước những vấn đề lớn”, Hồng Anh, báo “Nhân Dân”, số ra ngày 18/05/2002).
Mặc dù còn nhiều khó khăn về kinh tế nhưng Đông Ti-mo đang đứng trước nhiều vận họi và một trong những vận hội ấy là sự ủng hộ của cộng động Quốc tế: “Sự cứu giúp hầu như duy nhất đối với chính phủ của ông Gát-mao, là “bầu sữa” tài trợ trị giá 360 triệu USD mà các nhà tài trợ Quốc tế cam kết viện trợ cho Đông Ti-mo trong ba năm đầu tiên kể từ khi quốc gia độc lập” (bài “Đông Ti-mo quốc gia trẻ nhất thế giới”, Dương Hà, báo “Quốc tế”, số 21 ra ngày 23/05/2002). Hơn nữa tuy là quốc gia nghèo song Đông Ti-mo có tiềm năng kinh tế biển, dầu mỏ và khí thiên nhiên “Đông Ti-mo có thể thu nhập từ dầu mỏ ít nhất là 3,2 tỷ USD trong một năm trong thời gian 17 năm kể từ năm 2002, Đông Ti-mo còn có mỏ khí thiên nhiên Gờ-rít, Săn-rai có thể thu 36 tỷ USD từ năm 2009 đến năm 2050” (bài “Tranh giành lợi nhuận từ biển Đông Ti-mo”, Phương Bình, báo “Quốc tế”, số ra ngày 13/07/2002). Tuy nhiên theo cách ăn chia hiện nay Đông Ti-mo chỉ thu được 8 tỷ USD.
Sức hấp dẫn của “vàng Đen” trên biển Ti-mo từ lâu đã thu hút nhà cầm quyền In-đô-nê-xi-a và ốt-xtrây-li-a vào một cuộc tranh chấp quyết liệt. Công ty dầu mỏ Ti-mo (Petrotimov) nhận quyền chuyển nhượng vùng biển Ti-mo từ Bồ Đào Nha năm 1974. Vùng khai thác chung rộng 62.000 km2 là kết quả thoả thuận giữa hai chính phủ hai nước In-đô-nê-xi-a và ốt-xtrây-li-a năm 1979. Theo thoả thuận này hai bên cùng thăm dò, khai thác và sản phẩm được chia đôi. Sau khi In-đô-nê-xi-a rút khỏi Đông Ti-mo, với sự dàn xếp của LHQ, các bên liên quan đã đạt được một thoả thuận, theo đó nhà cầm quyền Di-li được hưởng 90% thu nhập từ mỏ dầu này. Đối với Gờ-rít Săn-rai nằm trong khu vực khai thác chung, theo thoả thuận Đông Ti-mo được 18% lợi nhuận. Việc khai thác mỏ dầu khổng lồ này và các mỏ dầu khác tại biển Ti-mo từ khi vùng lãnh thổ Đông Ti-mo tách khỏi In-đô-nê-xi-a từ tháng 10/1999 để trở thành một quốc gia riêng trở thành vấn đề gây tranh cãi nhiều hơn giữa các nước liên quan Đông Ti-mo và ốt-xtrây-li-a đều muốn giành phần lợi nhuận về mình. Các chuyên gia luật pháp cho rằng nếu tiến hành thương lượng phân định lãnh hải thật sự nghiêm túc thì hầu hết mỏ G.Săn-rai sẽ nằm trong lãnh hải Đông Ti-mo chứ không phải chỉ 20% như đã chia.
Trước những dư luận trên, dự lễ độc lập của Đông Ti-mo và tham dự lễ ký thoả thuận khai thác dầu mỏ ở biển Đông Ti-mo, Thứ trưởng ốt-xtrây-li-a G.Hô-oát cố gắng xoa dịu dư luận nước chủ nhà, trấn an rằng “Khoản phân chia lợi nhuận công bằng sẽ bảo đảm quyền lợi lâu gài của quốc gia Đông Ti-mo non trẻ” (bài vừa dẫn). “Theo thoả thuận ký ngày 20/05/2002 Đông Ti-mo và ốt-xtrây-li-a tạo ra một khu vực khai thác chung với 90% lợi nhuận thuộc về Đông Ti-mo, 10% thuộc về ốt-xtrây-li-a. Đông Ti-mo sẽ nhận được khoản lợi nhuận 6 tỷ đô la ốt-xtrây-li-a từ mỏ dầu và khí đốt Bay-u Un-dan trong liên doanh kéo dài 20 năm”. Tuy nhiên theo phụ lục của thoả thuận liên quan mỏ dầu G.Săn-rai có trữ lượng lớn hơn, thì Đông Ti-mo vẫn chỉ được 18% lợi nhuận. Bộ trưởng Ngoại giao Đông Ti-mo H.Ra-mo-se Hốt-ta hy vọng ốt-xtrây-li-a cuối cùng sẽ nhượng cho nước ông phần lợi nhuận lớn hơn từ mở dầu G.Săn-rai. Nhưng người dân Đông Ti-mo không nén nổi bất bình. Các quan chức ký hiệp định trong phòng họp thì bên ngoài trung tâm thương mại hàng trăm người Đông Ti-mo phản đối gay gắt, đòi ốt-xtrây-li-a “chấm dứt hành động ăn cắp dầu mỏ”. Báo “Thời đại” có viết ốt-xtrây-li-a lưu ý: “Chính phủ Đông Ti-mo đã cảnh cáo rằng nước này sẽ tiến hành cuộc chiến không khoan nhượng để đòi tăng thêm phần lợi nhuận dầu lửa và khí đốt tại vùng biển Ti-mo giầu có”.
4.2. Chính trị
Sau khi độc lập, Đông Ti-mo chọn Di-li làm thủ đô (Thủ phủ của Đông Ti-mo trước đây). Ngôn ngữ chính thức là tiếng Bồ Đào Nhà, In-đô-nê-xi-a, Anh và tiếng Te-tum. Tôn giáo gồm 92% dân sóo theo đạo Thiên chúa, 4% Tin lành, 2% Hồi giáo và một số tôn giáo nhỏ bé khác. Tiền tệ sử dụng là đồng đô la Mỹ (USD). Đơn vị hành chính của Đông Ti-mo gồm có 13 huyện, 62 xã và 442 làng. Về thể chế chính trị quốc gia này tuyên bố” “Thực hiện chế độ Cộng hoà nghị viện. Đứng đầu nhà nước là Tổng thống nhưng quyền lực lại tập trung chủ yếu vào Hội đồng lập pháp hay còn gọi là Quốc hội” (bài “Vài nét về Đông Ti-mo – quốc gia trẻ hiện nay”, K.N, báo “Nhà báo và công luận” cố ra ngày 03/06/2002). Mặc dù quốc gia nhỏ nhưng lại có rất nhiều đảng phải nhất là trong thời gian vừa qua: “Có ít nhất 15 đảng phải chính trị được ra đời trên cơ sở quan hệ dòng họ, lợi ích cục bộ, trong sóo này chỉ có đảng FRETILIN là đảng chính trị lớn nhưng lại không ủng hộ triệt để chiếc ghế của Tổng thống Xa-na-na Gát-mao (bài vừa dẫn). Vì vậy cuộc khủng hoảng chính trị trong tương lai ở Đông Ti-mo vẫn có thể xảy ra.
Do bối cảnh lịch sử phức tạp, mâu thuẫn nội bộ giữa các thế lực chính trị ở Đông Ti-mo còn hết sức sâu sắc. Lực lượng ủng hộ cho Đông Ti-mo sáp nhập và In-đô-nê-xi-a tuy bị thất bại nhưng nhiều người trong số họ vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận chính quyền mới. Hơn nữa hiện nay có khoảng 70 nghìn người tị nạn Đông Ti-mo vẫn còn tiếp tục sống trong các lán trại dọc khu vực biên giới Đông Ti-mo mà vẫn chưa chịu đưa ra quyết định sẽ trở về Đông Ti-mo hay trở thành công dân In-đô-nê-xi-a. “Trong khi dư luận ở Đông Ti-mo tỏ ra lo ngại chính những lực lượng tị nạ trên là mầm mống của mối đe doạ, gây mất ổn định trong tương lai ở Đông Ti-mo” (bài “Đông Ti-mo tuyên bố độc lập”, P.C.H, báo “Tin tức”, số 499 ngày 18/05/2002).
Ưu tiên trước mắt của chính phủ Đông Ti-mo là bằng mọi giá cố giữ ổn định chính trị, kêu gọi hoà giải, hoà hợp dân tộc. Tổng thống Xa-na-na Gát-mao đã công khai tuyên bố rằng ông sẽ không đem ra xét xử những quân nhân cùng những người có liên quan đến các vụ đập phá sau ngày 30/08/1999.
5. Căng thẳng trong quan hệ In-đô-nê-xi-a - Đông Ti-mo
Đúng như nhận định của các nhà phân tích tại thời điển Đông Ti-mo tuyên bố độc lập, mặc dù hai nhà lãnh đạo Mê-ga-oát-ti và Gát-mao đã có những cử chỉ hoà giải nhưng trong tương lai quan hệ giữa In-đô-nê-xi-a và nước láng giềng Đông Ti-mo vẫn phải đối đầu với nhiều vấn đề phức tạp “Căng thẳng đầu tiên bắt nguồn từ sự việc Ngoại trưởng In-đô-nê-xi-a M. Guy-ra-phu-da tuyên bố nước này phải lắng lại ác tài sản của họ bị kẹt lại tại Đông Ti-mo đồng thời tiếp tục trì hoãn chuyến thăm Gia-các-ta của tổng thống Xa-na-na Gát-mao, dự định vào ngày 06/06/2002” (bài “Quan hệ In-đô-nê-xi-a và Đông Ti-mo còn nhiều gai góc”, Anh Phương, báo “Sức khỏe và đời sống, ra ngày 15/06/2002). Đây là lần thứ hai phái In-đô-nê-xi-a đình hoãn chuyến thăm của ông X. Gát-mao với lý do chưa thích hợp. Theo lịch trình, tổng thống Xa-na-na Gát-mao đến thăm chính tứhc In-đô-nê-xi-a từ ngày 29 đến ngày 31/05/2002 nhưng phía In-đô-nê-xi-a đã thông báo tạm thời đình hoãn vì lý do lễ tân. Trong khi dư luận tại Gia-các-ta cho rằng việc hai lần đình hoãn chuyến thăm của Tổng thống Xa-na-na Gát-mao từ phía In-đô-nê-xi-a cho thấy lực lượng chính trị không muốn thừa nhận nhà nước Đông Ti-mo độc lập còn tồn tại.
Ngoài vấn đề tài sản “Việc hồi hương hàng chục ngàn người Đông Ti-mo khỏi các trại tị nạn ở Đông Nu-sa Ten-ga-ra, an ninh biên giới và kết quả quả phiên toà xét xử các quan chức In-đô-nê-xi-a bị các buộc nhân quyền tại Đông Ti-mo năm 1999 như những chiếc gai nhọn trong mối quan hệ hai nước” (bài “Căng thảng trên quan hệ Đông Ti-mo đang tăng lên”, L.T, báo “Tin tức”, số ra ngày 05/06/2002). Trong khi ngày 03/06/2002 tổ hợp truyền thông ốt-xtrây-li-a ABC phát đi bình luận cho rằng Tổng thống In-đô-nê-xi-a Mê-ga-oát-ti Su-các-nô Pu-ti được thế giới ca ngợi vì đã tham dự lễ độc lập của Đông Ti-mo. Mặc dù trong nước nhiều quan chức theo đường lối dân tộc chủ nghĩa cứng rấng trong quốc hội. In-đô-nê-xi-a đang yêu cầu bà Mê-ga-oát-ti điều trần trước cơ quan hành pháp để giải thích tại sao bà nhận lời đến Di-li bất chấp sự phản đối của Uỷ ban đối ngoại bà quốc phòng của quốc hội.
Một số nghị sĩ mang nặng tư tưởng dân tộc đã phản ứng rất tiêu cực trước quan điểm của ngoại trưởng Đông Ti-mo Giô-sê Ra-mốt Hốt-ta vho rằng Đông Ti-mo mất nhiều hơn số tài sản của In-đô-nê-xi-a để lại vì sự phá hoại có chủ tâm của In-đô-nê-xi-a trước, trong và sau sự kiện cuocọ bỏ phiếu về quy chế Đông Ti-mo ngày 30/08/1999 “Dấu hiệu mới nhất về sự căng thẳng giữa hai nước là hành động quân sự của quân đội In-đô-nê-xi-a đối với Đông Ti-mo trong chuyến thăm của bà Mê-ga-oát-ti khi quân đội In-đô-nê-xi-a đưa 6 chiếc tày chiến (4trong số 6 tàu đó không được mời đến) đến Dili với danh nghĩa hỗ trợ lực lượng In-đô-nê-xi-a ở khu vực biên giới Tây Ti-mo” (bài đã dẫn).
6. Chính sách đối ngoại của Đông Ti-mo
Về chính sách đối ngoại tổng thống X.Gát-mao cam kết “Xây dựng quan hệ tốt đẹp với các nưới láng giềng, chủ trương gác lại quá khứ vưới nướ láng giềng cận kề In-đô-nê-xi-a, coi quan hệ hai nước là “quan hệ đặc biệt”, lãnh thổ,lãnh hải, tranh chấp tài sản hợp tác văn hoá giáo dục, tranh thủ sự ủng hộ về tinh thần và vật chất của In-đô-nê-xi-a và ốt-xtrây-li-a để hội nhập các tổ chức khu vực và Quốc tế. Đông Ti-mo có kế học ghi nhập hiệp họi các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) và mở 6 đại sứ quán đầu tiên tại In-đô-nê-xi-a, ốt-xtrây-li-a, Bồ Đào Nha, Ma-lai-xi-a, Bỉ và Mỹ” (bài “Quốc gia nhỏ trước những vấn đề lớn”, Hồng Hạnh, báo “Nhân Dân”, số ra ngày 18/12/2002).
6.1 Quan hệ với In-đô-nê-xi-a
Do vị trí địa lý và quá trình lịch sử đặc biệt, đối với Đông Ti-mo. In-đô-nê-xi-a là nước láng giềng cần kề, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình nhiều mặt cảu Đông Ti-mo. “Đông Ti-mo coi quan hệ với In-đô-nê-xi-a là một ưu tiên chiến lược, mong muốn khép lại quá khứ, xây dựng quan hệ láng giềng hữu nghị vớo In-đô-nê-xi-a, trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi, cùng tồn tại hoà bình, sẵn sàng đối thoại để giải quyết bất đồng và tăng cường hợp tác giữa hai nước. Đông Ti-mo đã cam kết không can thiệp vào công việc nọi bổ của In-đô-nê-xi-a, không ủng hộ các lực lượng ly khai tại tỉnh A-ce và Pa-pua trong bối cảnh các nước đã từng ủng hộ Đông Ti-mo, đặc biệt là các nước phương Tây và NGOS đang chuyển chú ý sang vấn đề ly khai tại In-đô-nê-xi-a” (“TTXVN”, số ra ngày 21/06/2002). Bộ trưởng ngoại giao Đông Ti-mo Giô-sê Ra-mốt Hốt-ta đã nhiều lần kêu gọi chấm dứt “chính sách đàn áp” tại A-ce và Pa-pua, thậm chí phản đối Mỹ và ốt-xtrây-li-a phục hồi quan hệ quân sự với In-đô-nê-xi-a. Với tâm lý, người Đông Ti-mo vẫn hận thù In-đô-nê-xi-a khá sâu sắc, muốn thực sự độc lập và khác biệt với In-đô-nê-xi-a. Nhiều quan chức Đông Ti-mo khong tán thành chủ trương thúc đẩy quan hệ với In-đô-nê-xi-a. Lực lượng dân quân Đông Ti-mo thân In-đô-nê-xi-a tại Tây Ti-mo là nguy cơ tiềm tàng đe doạ an ninh của Đông Ti-mo. Ngoài ra còn 55 nghìn đến 70 nghìn người tị nạn Đông Ti-mo tại In-đô-nê-xi-a. Biên giới hai nước chưa phân định rõ ràng cũng là một nguy cơ gây mất ổn định chính trị cho Đông Ti-mo.
Đối với In-đô-nê-xi-a, quan hệ Đông Ti-mo là vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm về chính trị vì Đông Ti-mo là nỗi đau, là bài học chính trị của In-đô-nê-xi-a. Trái với quan điểm của chính phủ Mê-ga-oát-ti, phần lớn các chính đảng, cơ quan lập pháp, lực lượng quân đội, cảnh sát và một bộ phận công chúng vẫn bại hội chứng tâm lý của nước lớn “bại trận”, không chấp nhận nhà nước Đông Ti-mo độc lập, không thân thiện với Đông Ti-mo. Do sức ép nội bộ, vào phút chót, In-đô-nê-xi-a đã huỷ bỏ chuyễn thăm của Tổng thống Xa-na-na Gát-mao dự định vào ngày 29/05/2002. Một số Nghị sẽ vấn tiếp tục đòi bà Mê-ga-oát-ti ra điều trần về chuyến thăm Đông Ti-mo vưa qua. Có tin tổ chức “Phong trào A-cê tự do” (GAM) đã cử người sang Đông Ti-mo nghiên cứu phương pháp giành độc lập từ In-đô-nê-xi-a. Một số nhóm ly khai In-đô-nê-xi-a còn có ý đồ hợp nhất Tây Ti-mo với Đông Ti-mo thành nhà nước Đại Ti-mo “Ti-mo Rây-a”. ý đồ thành lập Đại Ti-mo là không thể coi thường và hoàn toàn bất lợi cho In-đô-nê-xi-a.
Chính phủ In-đô-nê-xi-a đã công nhận “Đông Ti-mo là nhà nước độc lập có chủ quyền. Về lâu dài In-đô-nê-xi-a sẽ theo đuổi chính sách xây dựng quan hệ láng giềng tốt với Đông Ti-mo, gắn liền với tăng cường quan hệ giữa các nước Tây và Tây Nam Thái Bình Dương, không để Đông Ti-mo nghiêng về phía Mỹ, ốt-xtrây-li-a và Phương Tây” (“TTXVN” số ra ngày 04/08/2002). Nhưng In-đô-nê-xi-a hiện gặp nhiều khó khăn về kinh tế, không thể viện trợ, đầu tư nhiều cho Đông Ti-mo. Quan hệ hai nước còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố Quốc tế và trong nước, trước hết là nội bộ hai nước. Chính phủ Đông Ti-mo hoàn toàn mới, chưa thể thực sự độc lập trong thi hành chính sách đối ngoại. Chính phủ Mê-ga-oát-ti không phải là chính quyền mạnh, tình hình chính trị In-đô-nê-xi-a chưa ổn định. Trước mắt hai nước còn nhiều bất đồng “Chỉ mới ký kết được hiệp định về quan hệ dịch vụ Bưu điện, càn hàng loạt vấn đề quan trọng khác chưa giải quyết như phân định lãnh hải, lãnh thổ tài sản của In-đô-nê-xi-a tại Đông Ti-mo, người tị nạn và sinh viên Đông Ti-mo tại In-đô-nê-xi-a, lập quỹ trả lương hưu cho viên chức, quân nhân In-đô-nê-xi-a đã làm việc tại Đông Ti-mo, quy tập hài cốt quân nhân In-đô-nê-xi-a tại Đông Ti-mo… Vấn đề tài sản của In-đô-nê-xi-a tại Đông Ti-mo đang trở thành vấn đề căng thẳng giữa hai bên” (bài “Chuyện về quốc gia trẻ nhất thế giới”, Đức Hà, báo “Tin tức” , số ra ngày 08/05/2002). Tổng thống Xa-na-na Gát-mao có thể thăm In-đô-nê-xi-a vào cuối tháng 6.
6.2 Quan hệ với ASEAN.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại gia ASEAN ở Phu-ket, Thái Lan, tháng 2/2002, ASEAN không đạt được thoả thuận về tiến trình Đông Ti-mo tham gia tổ chức này. Mi-an-ma phản đối đề nghị trao chó Đông Ti-mo quy chế quan sát viên ASEAN, vì cho rằng trước đây Đông Ti-mo đã ủng hộ lực lượng đối lập tại Mi-an-ma. Trong khi đó. Phi-lip-pin ủng hộ việc trao quy chế quan sát viên cho Đông Ti-mo. Thái Lan, Ma-lai-xi-a và Bờ-ru-nây đã quyết định lập quan hệ ngoại giao với Đông Ti-mo. In-đô-nê-xi-a cho rằng quan hệ của Đông Ti-mo với ASEAN phù hợp với tuyên ngôn của ASEAN và không chính thức phản đối việc trao cho Đông Ti-mo quy chế quan sát viên. In-đô-nê-xi-a sẽ có lợi khi cho Đông Ti-mo ra nhập ASEAN đặc biệt là việc giải quyết vấn đề lý khai tại tỉnh A-cê và Pa-pua và ngăn chặn Đông Ti-mo ngả theo ốt-xtrây-li-a và Phương Tây, điều gây ảnh hưởng bất lợi cho thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn của khu vực Đông Nam á.
Đối với Đông Ti-mo, gia nhập ASEAN chưa phải là vấn đề cấp thiết. ĐôNg Ti-mo cũng nhiều lần thay đổi quan điểm về quan hệ với ASEAN. Tháng 10/1999 Bộ trưởng ngoại giao Hốt-ta cho rằng Đông Ti-mo là một nước Nam Thái Bình Dương không thuộc ASEAN. Đông Ti-mo sẽ phát triển quan hệ với các nước Nam Thái Bình Dương và phản đối bất kỳ nỗ lực nào của ASEAN gây ảnh hưởng đối với Đông Ti-mo. “Năm 2000, Đông Ti-mo đã thay đổi chính sách đối với ASEAN. Nếu gia nhập ASEAN Đông Ti-mo có thể nhận được sự hỗ trợ để tái thiết và xây dựng hệ thống quan hệ trong khu vực, góp phần nâng cao uy tín Quốc tế” (bài đã dẫn). Nhưng Đông Ti-mo hiện rất khó khăn về tài chính và nhân sự, không thể tham gia các hoạt động bình thường của ASEAN. Sau 3 đến 5 năm nưa, Đông Ti-mo có thể làm đơn chính thức xin gia nhập ASEAN, nhưng mong muốn sớm được làm thành viên diễn đàn an ninh ASEAN (ARF). Tháng 7 này, Đông Ti-mo sẽ tham gia Hội Nghị Ngoại trưởng ASEAN với tư cách là khách mời của chính phủ Bru-nây.
Về địa lý và lịch sử, Đông Ti-mo thuộc ASEAN, vì vậy về lâu dài “các nước thành viên ASEAN khó có thể từ chối đề nghị gia nhập ASEAN của Đông Ti-mo. Về kinh tế, Đông Ti-mo chưa có ý nghĩa nhiều lắm đối với khu vực, việc gia nhập ASEAN mang ý nghĩa chính trị nhiều hơn. Nhưng về lâu dài, nếu ổn định và phát triển dất nước, Đông Ti-mo có thể tác đọng đến bối cảnh chính trị, kinh tế, và an ninh của Đông Nam á và Châu á- Thái Bình Dương” (bài đã dẫn).
6.3 Quan hệ với ốt-xtrây-li-a và Mỹ
Về nguyên tắc, Đông Ti-mo ưu tiên quan hệ với In-đô-nê-xi-a hơn với ốt-xtrây-li-a, nhưng trên thực tế ốt-xtrây-li-a có quan hệ chặt chẽ hơn, viện trợ nhiều hơn và có ảnh hưởng lớn hơn đối với Đông Ti-mo. Năm 2001-2002 ốt-xtrây-li-a viện trợ cho Đông Ti-mo 65 triệu USD. Đông Ti-mo vừa ký kết nhiều hợp đồng khai thác dầu khí với ốt-xtrây-li-a và một số công ty đa quốc gia khác. ốt-xtrây-li-a, Nhật Bản, Bồ Đào Nha hiện nay là nguồn viện trợ tìa chính và công nghệ chủ yếu cho Đông Ti-mo.
Theo nhiều nhà phân tích, Đông Ti-mo có thể trở thành thuộc địa của ốt-xtrây-li-a. ốt-xtrây-li-a có ý đồ chi phói, biến Đông Ti-mo thành một tiền đồn, căn cứ quân sự để bảo vệ an ninh cửa ngõ phía Bắc, làm vùng đệm để ngăn chặn tình trạng nhập cư bất hợp pháp vào ốt-xtrây-li-a. Trước mắt, Đông Ti-mo sẽ phụ thuộc chủ yếu vào ốt-xtrây-li-a, LHQ mà thực chất là phụ thuộc vào Mỹ và Phương Tây.
“Mỹ đã thiết lập quan hệ ngoại gia và mở sứ quán tại Đông Ti-mo sau ngày Đông Ti-mo tuyên bố độc lập. Bề ngoài Mỹ cũng chưa quan tâm nhiều đến tình hình Đông Ti-mo, nhưng có tin Mỹ định thuê hải cảng Bau-cau của Đông Ti-mo để làm căn cứ cho tàu ngầm. Theo các nhà phân tích, Mỹ đã và đang thông qua LHQ và dùng ốt-xtrây-li-a làm tay sai để từng bước chi phối tình hình Đông Ti-mo” (“TTXVN”).
Chương Hai
Hình thức chuyển tải thông tin về Tình hình Đông Ti-mo “Quốc gia trẻ nhất thế giới” qua sự phản ánh của báo “Nhân Dân”, “Quốc tế”, “Tin tức”, “Quân đội Nhân dân”, “Đại đoàn kết”, “Lao động” , “Sức khỏe và đời sống”, “Nhà báo và công luận”.
Nội dung và hình thức là một cặp phạm trù triết học “Trong quá trình tư duy, nội dung và hình thức của tư tưởng liên kết chặt chẽ với nhau”(1) Vương Tất Đạt: Lô gíc hình thức , Nxb ĐHSP HN, 1992,tr5
Nội dung và hình thức có mói quan hệ biên chứng, khong có nội dung thuần tuý tách khỏi hình thức, cũng không có hình thức nếu thiếu nội dung. Nội dung giữ vai trò quyết định nếu nội dung biến đổi buộc hình thức biến đổi theo cho phù hợp với nó. Song không phải lúc nào cũng có sự phù hợp tuyệt đối giữa nội dung và hình thức. Mặc dù hình thức do nội dung quyết định nhưng hình thức luôn có tính độc lập tương đối và tác động trở lại với nội dung “hình thức phù hợp với nội dung sẽ thúc đẩy sự phát triển của nội dung, ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển ấy”(2 ) Trung tâm bồi dưỡng cán bộ giảng dạy lý luận Mác-Lênin: Triết học Mác-Lênin Nxb Chính trj Quốc gia Hà Nội, 1998, Tr2
. Trong hoạt đông báo chí, mỗi hình thức tác phẩm báo chí có thể phản ánh nhiều nội dung và mỗi nội dung có thể có nhiều cách trình bày về hình thức. Một tác phẩm báo chí thu hút, háp dẫn nhiều người đọc cần có sự kết hợp chạt chẽ, hài hoà giữa nội dung và hình thức. Vì một tác phẩm báo chì dù nội dung thông tin có hay đến đâu, chất lượng thông tin cao đến thế nào cũng không có ý nghĩa gì nếu chúng không được chuyền tải đến công chúng trong các hình thức báo chí hoàn chỉnh. Nội dung phong phú cần phải có nhiều phương thức truyền tải thích hợp mới có thể tạo ra hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền.
Hình thức mà các nhà báo sử dụng để chuyển tải nội dung thông tin nói hung và thông tin đối ngoại nói riêng chủ yếu là các thể loại báo chí, ngôn nghữ báo chí, các chuyên trang mục, cách sử sụng hình ảnh báo chí… Bên cạnh đó việc tình bày hình thức tác phẩm báo chí phải tính đến đặc điểm đói tượng của tờ báo và nhất là phải xác định được mục đích tôn chỉ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và khuynh hướng của mỗi tờ báo. Tiểu luận khảo sát các tờ báo “Nhân Dân”, “Quốc tế”, “Tin tức”, “Quân đội Nhân dân”, “Đại đoàn kết”, “Lao động”, “Sức khỏe và đời sống”, chuyên san “Nhà báo và công luận” thì mỗi tờ có một phong cách riêng trong việc thể thiện hình thức báo chí.
Thể loại báo chí
Trong thông tin báo chí, không phải bất cứ tác phẩm nào cũng được coi là thể loại báo chí. Thể loại được hiểu “là khái niệm để chỉ một chỉnh thể của một hình thức ổn định, tương ứng với một nội dung tương đối ổn định nào đó”(3) Đức Dũng: Viết báo như thế nào? Nxb Văn hoá-Thông tin, 2000, Tr64
. Với ý nghĩa đó chỉ có những tác phẩm nào đáp ứng đựng những tiêu chỉ của thể loại với tư cách là một chỉnh thể mới được coi là thể loại.
Như vậy là báo chí ở các quốc gia khác nhau thì có những đặc điểm đặc thù ở hệ thống thể loại báo chí không hoàn toàn giống nhau. Vì thế lý thuyết về hệ thống thể loại thường chỉ phản ánh được thực tế của một nền báo chí cụ thể nào đó mà thôi. Thực tế cảu đòi sống báo chí nước ta cho thấy các loại báo chí đã tập hợp trong một hệ thống với những nhóm nhỏ. Tác giả Đức Dũng trong cuốn “Các thể ký báo chí”(4 ) Đức Dũng: Các thể ký báo chí, Nxb Văn hoá-Thông tin, 2000, Tr62
đã trình bày quan niệm báo chí về thể loại như sau: “Hệ thống các thể lại báo chí nước ta được hình thành trên cơ sở của 3 thể loại: Loại thể thông tấn báo chí, loại thể chính luận báo chí, loại thể ký báo chí”. Còn trong cuống sách “Tác phẩm báo chí” tập 1, Nxb Giáo dục năm 1995, các tác giả đưa cách phân chia thể loại như sau:
“Trong loại tác phẩm thông tấn có các thể loại: Tin, tường thuât, phỏng vấn báo chí, ghi nhanh, điều tra phóng sự. Loại tác phẩm chím luận bao gồm các thể laọi bình luận, xã luận, chuyên luận. Loại tác phẩm Thông tấn- Văn nghệ bao gồm các thể loại bút ký, ký sự, nhật ký phóng viên, tiểu phẩm”(5 ) Tạ Ngọc Tấn (chủ biên), Nguyễn Tiến Hài, Tác phẩm báo chí, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995, tập I, tr 32-37
. Nhìn chung các tác phẩm đều có quan điểm thống nhất là trong hệ thống thể loại báo chí Việt Nam đang tồn tại ba nhóm chủ yếu, dù mỗi tác giả có cách gọi tên khác nhau như nhóm Thông tấn báo chí hay nhóm Thông tấn, nhóm Thông tấn- Văn nghệ hay nhóm báo chí.
Đối với người làm báo chí thì việc nắm chắc chắn lý luận về thể loại là rất quan trong, bởi vì lý luận thể loại sẽ là công cụ giúp cho biết xây dựng những tư liệu cần thiết vừa và đủ để sử dụng một tác phẩm báo chí. Mặt khác, khi một tác phẩm được thực hienẹ dúng theo yêu cầu của thể loại thì sẽ tăng thêm tính hấp dẫn đối với người đọc và như vậy khả năng tác động của tác phẩm sẽ tăng lên, mang lại hiệu quả tốt hơn cho công tác tuyên truyền, cổ động và tổ chức. Ngoài ra khi xây dựng tác phẩm, thực hiện tốt những yêu cầu của lại sẽ “còn giúp cho người biên tập và ban biên tập nhận diện đúng các thể loại, tổ chức trang báo, tường trình phát thanh truyền hình một cách khoa học, phù hợp với quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước”(6 ) Trần Quang: Các thể loại chính luận báo chí, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr15
. Trên thực tế nếu cơ quan nào biết sử dụng một cách hợp lý các thể loại trong quá trình trình bày mỗi tờ báo thì sức hấp dẫn của tờ báo đó sẽ mạnh hơn, người đọc sẽ cảm thấy tiếp nhận thông tin dễ dàng hơn, đơn giản và nhanh chóng hơn.
Trên các báo các tác giả đã sử dụng nhiều thể loại báo chí khác nhau để đưa tin về “Đông Ti-mo – Quốc gia trẻ nhất thế giới”. Dưới đây là bảng thống kê một số thể loại tiêu biểu xuất hiện trên các báo.
Báo
Thể loại
ND
Qt
TT
SK&ĐS
LĐ
QĐND
ĐĐK
NB&CL
tổng
Tin
3
0
0
0
3
2
1
1
10
Bài phản ánh
2
3
3
3
2
0
1
1
15
Bình luận
1
1
1
1
1
1
0
0
6
Phỏng vấn
0
0
0
0
1
0
0
0
1
Tổng
6
4
4
4
7
3
2
2
32
Tiểu luận sẽ xem xét từng loại cụ thể của các báo trong phần dưới đây.
1. Tin: So với các thể loại báo chí khác, tin và thể loại xuất hiện sớm nhất, đồng thời với sự xuất hiện của báo chí Tin ra đời do nhu cầu tìm hiểu về các nước của con người cùng với sự ra đời của báo chí vào khoảng cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17 ở Châu Âu có thể nói “Sự xuất hiện của Tin gắn liền với nhu cầu nhận thức về cái mới của con người, giúp cho người hiểu biết về thế giới mà họ đang sống và thông qua đó giúp họ hành động phù hợp với những lợi ích và sự tồn tại của chính bản thân mình”(7 ) Đứng Dũng: Viết báo như thế nào? Nxb Văn hoá-Thông tin, 2000,Tr96
. Tin được coi là thể loại bậc nhất của nhóm thể loại thông tấn nói riêng và của báo chí nói chung “nó phản ánh nhanh những sự kiện thời sự có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội với ngôn nhữ cô đọng, ngắn gọn, trực tiếp và dễ hiểu”(8 ) Tạ Ngọc Tấn (chủ biên), Nguyễn Tiến Hài: Tác phẩm báo chí, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995 TậpI, Tr50
Tin còn là thể loạ xung kích cơ động nhất trong việc thông tin sự kiện, hiện tượng trên các lĩnh vực kinh tế, văn học, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế. Phạm vi phản ánh của Tin vô cùng rộng. Thông thường, Tin trên báo chí phản ánh các dòng sự kiện chủ lưu được trình bày ngắn gọn, hàm súc, chặt chẽ và dễ hiểu, mang lại cho người đọc những thông tin mà họ quan tâm. Nhìn tổng thể, Tin trả lời những câu hỏi cơ bản một cách đặc biệt, ngắn gòn. Trước hết, nó tập trung vào 4 câu hỏi đầu tiên là: Chuyện gì ? (What). Khi nào (When), ở đâu (Where), Ai (Who), trong tổng số 7 câu hỏi cơ bản của tác phẩm báo chí, gồm 4 câu hỏi trên và các câu hỏi: Cùng với ai (Which), chuyện xảy ra như thế nào (How). Tại sao chuyện đó xảy ra (Why). Những câu hỏi trên đây được gọi là công thức 6W+H. Đặc điểm cơ bản của Tin là phản ánh sự kiên ở những thời điểm tiêu biểu và trả lời những câu hỏi cơ bản một cách đặc biệt ngắn gọn với tính chất thông báo. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều cách phân dạng Tin khác nhau. ở đây, tiểu luận khảo sát một số dạng tin: Tin vắn, tin tường thuật, tin bình. Tin được phân chia thành rất nhiều loại, số lượng các loại tin được phân chia không chính xác tuyệt đối mà chỉ căn cứ và nội dung, mục đích, phương pháp sáng tạo tin hoặc hình thức ngắn dài của tin. Trong số các loại tin trên:
1.1 Tin vắn là loại tin ngắn gọn nhất(9 ) Tạ Ngọc Tấn (Chủ biên), Nguyến Tiến Hài: Tác phẩm báo chí, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995 TậpI, Tr50
, “Chuyển tải những loại tin ngắn gọn nhất những thông điệp ngắn gọn, cô động về một số chi tiết, lĩnh vực quan trọng nhất, có ý nghiã nhất của sự kiện thời sự”. Tin vắn thường đưa thông tin mới nhất, đơn giản nhất về sự kiện, chỉ mang tính chất thông báo chứ chưa tiếp cận nội dung, bản chất của sự kiện, tin vắn có dùng lượng khoảng 10 - 40 từ và khoảng 1 đến 3 câu. Dưới đây là hai ví dụ về thể lại tin vắn:
+ Quan hệ Đông Ti-mo – In-đô-nê-xi-a: “Ngày 02/07/2002 tại Thủ đô Gia-các-ta, Tổng thống Đông Ti-mo Gút-ma-ô hội đàm với Tổng thống In-đô-nê-xi-a Mê-ga-oát-ti về một số vấn đề liên quan hai nước láng giềng như người tị nạn, biên giới và quan hệ chính trị giữa hai nước.”
(“Nhân Dân”, số 17148, 03/07/2002)
+ In-đô-nê-xi-a và Đông Ti-mo lập quan hệ ngoại giao: “Ngày 12/07/2002 Bộ trưởng ngoại giao Đông Ti-mo Hô-sê Ra-mốt Hốt-ta đã ký thông cáo về việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nước”
(“Nhân Dân”, số 17149, 04/07/2002)
1.2 Tin ngắn: có dung lượng lớn hơn tin vắn. Nó có thể dao động từ 60 chữ đến gàn 100 chữ. So với tin vắn, tin ngắn “có thể thông táo tương đối chọn vẹn về một sự kiện”(10 ) Đức Dũng: Viết báo như thế nào? Nxb Văn hoá -Thông tin, 2000, Tr108
Tin “Đông Ti-mo tuyên bố độc lập” (báo “Tin tức” số 949, ngày 18/05/2002) là tin ngắn có tình thời sự cao được viết ngắn gọn, cô đọng. Kết cấu của tin viết thưo mô thức hình tháp lộn ngược, mở đầu thông tin đã đưa: “Sau khoảng 400 năm dưới ách thuộc địa của Bồ Đào Nha, 24 năm sáp nhập In-đô-nê-xi-a, ngày 20/05/2002 Đông Ti-mo đã chính thức làm lễ tuyên bố độc lập với tên gọi chính thức “Cộng hoà dân chủ Ti-mo Lô-rô-sác”’. Tin đã thông báo cho bạn đọc phần quan trọng nhất của tin ngay ở đầu, câu chốt của cả tin đã viết lên đầu tiên, làm phần mào đầu. Sau đó mới đưa ra kết quả để làm rõ hơn mục đích thông tin, tiêu đề mà tin đưa ra. Thông thường theo mô hình tháp lộn ngược, những ý ít quan trọng hơn thì trình bày ở cuối tin. Điểm này đã tạo điều kiện cho người đọc có thể tiếp cận với lưlợng thông tin dễ dàng hơn, nhanh hơn.
1.3 Tin tường thuật: Có dung lượng lớn hơn tin ngắn. Nó dao động tới gần200 chữ. Điểm nổi bật của dạng tin này là bám sát theo tiến trình diễn biến có thật của sự kiện này trong thông tin. Khác với tin vắn, tin ngắn, tin tường thuật thường được “dùng để phản ánh sự kiện lớn, nổi bật có thể thu hút sự quan tâm của công chúng”(11 ) Đức Dũng: Viết báo như thế nào? Nxb Văn hoá -Thông tin, 2000, Tr109
. Tin tường thuật xuất hiện trên báo “Nhân Dân” thường để thông tin trình tự các chuyến thăm hữu nghị giữa các phái đoàn cao cấp giưa các nước, ví dụ tin: “Tổng thống Đông Ti-mo Xa-na-na Gát-mao thăm chính thức In-đô-nê-xi-a” (báo “Nhân Dân”, số ra ngày 05/07/2002) đã thuật lại sự kiện Tổng thống Đông Ti-mo sang thăm In-đô-nê-xi-a theo quá trình diễn biến của sự kiện: “Từ ngày 1 đến ngày 04/07/2002 Tổng thống Đông Ti-mo đã thăm chính thức In-đô-nê-xi-a. Đây là chuyến thăm nước ngoài thứ hai kể từ khi ông Gát-mao được bầu làm Tổng thống Đông Ti-mo. Cùng đi với ông Gát-mao có phu nhân Ki-ti Xờ-uất, con trai A-lếch-xan-đờ-rê Xờ-uất Gút-ma-ô và 5 Bộ trưởng – Bộ trưởng ngoại giao Rô-sê Ra-mốt Hốt-ta, Bộ trưởng Ac-lin-đờ-rô Ret-gen, Bộ trưởng Y tế Roi Ma-ri-a A-rau-giô, Bộ trưởng giáo dục Ac-min-do Mây-a và Bộ trưởng Giao thông, Viên thông A-vi-di-o đờ Giê-si A-ma-ran. Trong thời gian dừng chân tại Ba-li, ông Xa-na-na đã có cuộc gặp không chính thức với Tư lệnh lực lượng quân sự địa phương, Tướng W. Cốt-ta thảo luận việc hợp tác đảm bảo an ninh, buôn bán tại khu vực biên giới hai nước và vấn đề người tị nạn”. Tin tường thuật có sự khác biệt với bài tường thuật, tin tường thuật chỉ có thể thuật lại một cách vắn tắt về sự kiện.
1.4 Tin bình (tin sâu): Nếu như tin ngắn là những thông điệp ngắn gọn về nội dung cơ bản nhất vấn đề của sự kiện thì tin bình có chiều saua, có sự phân tích của sự kiện: “Tin bình cung cấp cho những thông tin làm cho công chúng hiểu rõ được sự kiện không chỉ hình thức bên ngoài mà còn nắm được mối quan hệ bên trong của sự kiện”(12 ) Trích từ tập “Đề cương bài giảng môn Thể loại báo chí (nhóm I)” của thầy Đỗ Xuân Hà, 1999, Khoa QHQT-Trường ĐHDL Đông Đô.
Tin bình còn khám phá đánh giá tính chất, đặc điểm, nhận định về xu hướng vận động ý nghĩa và hiệu quả đối với xã hội. Ví dụ: “Lễ ký thông cáo chung thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đông Ti-mo” (“Nhân Dân” số ra ngày 24/05/2002) với tin “Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Dy Niên thay mặt Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và bộ trưởng Ngoại giao và hợp tác Đông Ti-mo Rô-sê Ra-mốt Hốt-ta thay mặt chính phủ nước CHDC Đông Ti-mo, đã ký thông cáo chung về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước ở cấp đại sứ”. Tin này không chỉ thông báo “Ký thông cáo chung về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước ở cấp đại sứ” mà còn đi sâu nhận định đặc điểm xu hướng vận động của lễ ký thông cáo chung thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước: “Việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước là sự kiện có ý nghĩa quan trong không chỉ với chính phủ và nhân dân hai nươc, mà còn thúc đẩy, góp phần tích cực đối với quan hệ hữu nghị và hợp tác trong khu vực” đưa ra xu hướng tiếp theo sự vận động của sự kiện là : “Với việc ký thông cáo chúng chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nước sẽ có điều kiện thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Đông Ti-mo phát triển tốt đẹp trên các lĩnh vực, cả trên cơ sở song phương cũng như tại các diễn đàn, tổ chức khu vực và Quốc tế, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước…” Ưu điểm của tin sâu là khai thác được chiều sâu của sự kiện, nó được tình bày tỉ mỉ hơn tin ngắn, trả lời được nhiều câu hỏi từ bạn đọc về sự kiện.
2. Bài phản ánh
Phản ánh là một loại tác phẩm báo chí ra đời sau tin, khác tin là thông tin sự kiện kỹ càng và có sự phân tích mở rộng vấn đề. Theo cuốn sách “Các thể loại chính luận báo chí” tác giả Trần Quang viết: “Nếu như tin ngắn chỉ thông báo về một sự kiện, hiện tượng thì bải phản ánh không chỉ thông báo mà còn phân tích và khái quát chúng”. Trên báo chí Việt Nam đương đại, bài phản ánh là một loại tác phẩm báo chí được sử dụng khá phổ biến và chiếm một diện tích tương đối lớn trên các trang báo. Thể loại bài phản ánh được tiểu luận nghiên cứu có số lượng nhiều hơn tin. Bài “Quốc gia nhỏ trước vấn đề lớn” (“Nhân Dân” số ra ngày 18/05/2002) tác giả Hồng Hạnh đã phản ánh những thách thức của nhà nước Đông Ti-mo non trẻ, nêu ra vấn đề bức xúc cần phản ánh là: “Ra đời trong bối cảnh nền kinh tế khởi đầu từ số 0, Đông Ti-mo đứng trước nhiều khó khăn. Ngay sau khi đắc cử Tổng thống X.Gát-mao tuyên bố đặt ưu tiên hàng đầu xây dựng và kiện toàn, bộ máy nhà nước để phát triển nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh… Về chính sách đối ngoại, Tổng thống X.Gát-mao cam kết xây dựng quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng… Còn bộn bề khó khăn nhưng nhiều người hy vọng bằng những chính sách đúng và biện pháp hiệu quả, đất nước tươi đẹp này có thể phát triển nhanh và từng bước hội nhập khu vực và Quốc tế”. Bài phản ánh này đã đi sâu vào phân tích các vấn đề, tạo ra nhận thức đầy đủ, rõ ràng cho người đọc khi tiếp cận thông tin. ý nghĩa của nó là nêu ra những vấn đề mà một quốc gia cần phải thực hiện nhằm thúc đẩy đưa đất nước đi lên.
Bình luận
Là thể loại thuộc nhóm chính luận báo chí. Bài bình luận là kiểu bài thông tin các sự kiện hiện tượng được trình bày một cách hệ thống, tư duy khoa học lô gíc “Bình luận là một hoạt động tự nhiên của lý tính. Con người có tri giác lành mạnh đứng trước một hiện tượng, đứng trước một sự kiện hoặc một vấn đề xảy ra trong cuộc sống bình thường đều có bình luận theo phạm vi, nội dung và hệ tư tưởng nhất định”(13 ) Trần Quang: Các thể loại chính luận báo chí, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 2000, Tr65
. Điều đó chứng tỏ bình luận đã xuất hiện trước khi xuất hiện tên gọi thể loại. Bình luận không dừng lại ở sự kiện bên ngoài mà đi sâu vào bên trong các sự kiện, lý giải, phân tích, đánh giá, nhận xét và đưa ra kết luận phù hợp với mục tiêu của Đảng và nhà nước, tôn chỉ của cơ quan báo và ý đồ của tác giả. Trên báo chí Việt Nam, thể loại bình luận xuất hiện ít hơn so với tin nhưng lại cung cấp cho độc giả cái nhình sâu sắc trên nhiều bình diệu của vấn đề. Số lượng bình luận có nhiều trên các báo “Nhân Dân”, “Quốc tế”, “Quân đội Nhân dân”. Con đường đi tới độc lập của nhà nước Đông Ti-mo non trẻ đã được các báo sử dụng thể loại bình luận để đánh giá, nhận xét, phân tích, dẫn dắt người đọc hiểu được đúng bản chất của sự kiện. Bài bình luận có nhan đề “Bầu cử Tổng thống Đông Ti-mo: Bước cuối cùng đi tới độc lập”” (“Quốc tế” số 16 ra ngày 24/04/2002) đưa ra vấn đề bình luận: “Cuộc bầu cử Tổng thống đầu tiên của Đông Ti-mo diễn ra trong bầu không khí khá bình lặng, trái ngược hẳn với sự huyên náo của “một ngày hội lớn dân tộc” như bao dự đoán trước đó. Sự trầm lắng ấy có thể là do kết quả thấy trước của cuộc bầu cử Tổng thống đầu tiên trong lịch sử…Bầu cử Tổng thống là cuộc bầu cử cuối cùng trong 3 cuộc bỏ phiếu quan trọng của người dân Đông Ti-mo hướng tới một nền độc lập hoàn toàn… chạy đua vào chiến ghế Tổng thống Đông Ti-mo chỉ có hai ứng cử viên là X. Gát-mao 56 tuổi, Thủ lĩnh phong trào đấu tranh giành độc lập cho Đông Ti-mo và ông F.Xa-vi-e đô A-ma-ran, 66 tuổi, từng là Tổng thống của CHDC Đông Ti-mo trong 9 ngày… sự thất bại của ông A-ma-ran có thể thấy trước khi trong cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến đầu tiên tháng 8/2001, đảng ông chỉ giành được vẻn vẹn 8% số phiếu bầu”.
4. Phỏng vấn
Phỏng vấn “là cuộc đối thoại giữa nhà báo (Người đi hỏi) với người có thẩm quyền về một vấn đề thời sự hoặc vâns đề náo đó mà công chúng quan tâm nhằm mục đích thông tin sự kiện, lý lẽ để thoả mãn nhu cầu tìm hiểu, hiểu biết của công chúng”(14 ) Trích từ tập “Đề cương bài giảng môn Thể loại báo chí (nhóm I)” của thầy Đỗ Xuân Hà, 1999, dành cho chuyên ngành Thông tin tư liệu quốc tế, Khoa QHQT – Trường ĐHDL Đông Đô.
. Phỏng vấn là thể loại báo chí thông tin sự kiện hiện tượng có tính thuyết phục cao đối với người tiếp nhận. Bài phỏng vấn Ngoại trưởng Đông Ti-mo Ra-mốt Hốt-ta có nhan đề “Các nước ASEAN rất ủng hộ Đông Ti-mo ” (“Lao động” số ra ngày 13/06/2002)
Hỏi: “Ông có nghĩ rằng In-đô-nê-xi-a muốn thấy quốc gia mới Đông Ti-mo thất bại để các vùng khác của In-đô-nê-xi-a không theo đuổi mong muốn độc lập”
Trả lời: “Tôi cho rằng một số người ở In-đô-nê-xi-a không vui mừng khi thấy Đông Ti-mo được tự do, họ muốn Đông Ti-mo thất bại, trở nên lạc hậu về kinh tế, không thể quản lý được vì bất ổn. Nhưng những vị lãnh đạo như Tổng thống, ngoại trưởng và nhiều người khác muốn Đông Ti-mo ổng định, In-đô-nê-xi-a đang ủng hộ cố gắng của chúng tôi về việc gia nhập ASEAN mà In-đô-nê-xi-a là một thành viên chủ chốt bởi vì một Đông Ti-mo ổn định và thịnh vượng có thể góp phần vào phát triển thương mại với nhiều khu vực lân cận của In-đô-nê-xi-a để những khu vực này cũng trở nên thịnh vượng và nếu In-đô-nê-xi-a cũng ổn định, thượng vượng, Đông Ti-mo sẽ rất có lợi bởi chúng tôi có quan hệ thương mại với In-đô-nê-xi-a nhiều hơn ốt-xtrây-li-a. Vì vậy Đông Ti-mo và In-đô-nê-xi-a ổn định sẽ có lợi cho cả đôi bên” .
Hỏi: “Kế hoạch của các ông để duy trì ổn định và tăng cường ki là gì nếu xét đến nguồn tài nguyên thiên nhiên và vốn tri thức ít ỏi của Đông Ti-mo ? Vai trò mà ASEAN có thể giúp đỡ cho Đông Ti-mo là thế nào?”
Trả lời: “Chúng tôi có nguồn lợi to lớn về nghề cá mà bây giờ vẫn chưa được khai thác hết. Chúng tôi có dầu lửa, khí tự nhiên. Nhưng quả thật chúng tôi rất nhiều nguồn vố con người và rất cần phát triển nhân lực. Vì lý do này mà chính phủ Đông Ti-mo chi nhiều tiền hơn bất kỳ nước nào trên thế giới cho lĩnh vực giáo dục khoảng 30% ngân sách của chúng tôi, và trong năm tới sẽ tăng hơn 40% hoặc hơn nữa. Nhưng tôi nhận tứhc rằng, nếu muốn phát triển một đất nước, chung tôi không thể chỉ rót tiền vào cầu đường, vào xây dựng mà không rót tiền vào ơt nguồn nhân lực vào giáo dục. Nhưng đồng thời, việc phát triển quan hệ nền tảng với khu vực có ý nghĩa đới với sự phát triển của Đông Ti-mo. Các nước ASEAN rất ủng hộ chúng tôi, Phi-lip-pin Thái Lan đã có binh lính gìn giữ hoà bình tại đây. Xin-ga-po có lực lượng gìn giữ hoà bình khiên tốn hơn, nhưng họ rất ủng hộ Ma-lai-xi-a. Ma-lai-xi-a cũng là một nước đi đầu trong việc giúp đỡ chúng tôi…”
Hỏi: “Các chính phủ nhận được nhiều viện trợ nước ngoài sau khi thoát khỏi nội chiến thường có xu hướng tham nhũng. Đông Ti-mo có chiến lược gì để giảm thiểu nguy cơ này”
Trả lời: “Chúng tôi nhận thức rất rõ nguy có này, nhân dân chúng tôi đã phải trả giá đắt cho độc lập. Chúng tôi không muốn trượt vào con đường của những giấc mơ và lời hứa bị tan vỡ như nhiều người khác. Nhiều gnười trong chính phủ và đất nước tôi chưa sợ điều này, vì vậy tôi tin rằng Đông Ti-mo sẽ không trở nên giống một vài nước khác trên thế giới đang cịu gánh nặng tham nhúng.”
Như vậy qua cuộng phỏng vấn ngoại trưởng Đông Ti-mo, người đọc tiếp thu những thông tin, sự kiện, hiện tượng có tính thuyết phục cao bởi vì người được phỏng vấn là người có thẩm quyền (Ngoại trưởng) người mà nắm toàn bộ và am hiểu các vấn đề trong nước và Quốc tế. Bài phỏng vấn trên không chỉ đem đến cho người đọc những sự kiện hiện tạ mà còn hướng người đọc nhìn nhận sâu xa của vấn đề được trả lời qua cuộc phỏng vấn
Kết luận
Sau khoảng 400 năm dưới ách thuộc địa Bồ Đào Nha, 24 năm sáp nhập vào In-đô-nê-xi-a, là một quốc gia nhỏ, dân số ít, tuy đã tuyên bố độc lập, song Đông Ti-mo trong thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng và phát triển đất nước cả về kinh tế lẫn chính trị. Hiện này Đông Ti-mo trông mong vào nguồn tài trợ trị giá 360 triệu USD mà các nhà tài trợ Quốc tế cam kết viện trợ cho Đông Ti-mo để giải quyết khó khăn về kinh tế. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Đông Ti-mo có tiềm năng về kinh tế biển, dầu mỏ và khí thiên nhiên, đây sẽ là nguồn thu chủ yếu của Đông Ti-mo. Ngay sau khi tuyên bố độc lập, Đông Ti-mo được hàng chục nước thiết lập quan hệ ngoại giao rồi tiếp sau là sự gia nhập LHQ, đây cũng sẽ là một thuận lợi cho Đông Ti-mo trong tương lai, để phát triển đất nước. Tuy đã thiết lập quan hệ ngoại giao với In-đô-nê-xi-a, Đông Ti-mo và In-đô-nê-xi-a vẫn còn nhiều vấn đề gai góc làm cho tình hình hiện nay giữa hai nước căng thẳng.
Sự kiện nhà nước non trẻ Đông Ti-mo ra đời có ý nghĩa hết sức quan trong đối với các nước trong khu vực và trên thế giới. Sự kiện này sẽ thúc đẩy các nước hiện nay vẫn còn là thuộc địa đứng lên tranh giành độc lập.
Với sự ra đời của nhà nước Đông Ti-mo, hy vọng sẽ chấm dứt một điểm nóng kéo dài, mang lại môi trường hoà bình, ổn định và hợp tác cho cả khu vực.
Tài liệu tham khảo
***
I. Sách:
1. - Đỗ Xuân Hà: Báo chí với thông tin quốc tế, Nxb ĐHQG, Hà Nội, 1997.
2. - Đức Dũng: Các thể loại báo chí, Nxb Văn hoá - Thông tin, 1998.
3. - Đức Dũng: Viết báo như thế nào, Nxb Văn hoá - Thông tin, 2000.
4. - Tạ Ngọc Tấn (Chủ biên), Nguyễn Tiến Hài: Tác phẩm báo chí, Nxb
Giáo dục, Hà Nội, 1995.
5. - Trần Quang: Các thể loại chính luận báo chí, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2000.
II. Báo và tạp chí:
Báo “Nhân Dân” từ cuối năm 2001 đến tháng 8 năm 2002.
Báo “Quốc tế” từ cuối năm 2001 đến tháng 8 năm 2002.
Báo “Tin tức” từ cuối năm 2001 đến tháng 8 năm 2002
Báo “Quân Đội Nhân dân” từ cuối năm2001 đến tháng 8 năm 2002.
Báo “Đại đoàn kết” từ cuối năm 2001 đến tháng 8 năm 2002.
Báo “Lao động”từ cuối năm 2001 đến tháng 8 năm 2002.
Báo “Sức khoẻ và đời sống” từ cuối năm 2001 đến tháng 8 năm 2002.
Báo “Nhà báo và công luận” từ cuối năm 2001 đến tháng 8 năm 2002.
Tạp chí “Nghiên cứu Quốc tế”, số4/2002
10. “Tài liệu tham khảo đặc biệt” của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) từ cuối năm 2001 đến tháng 8 năm 2002.
Phụ lục
Một số tin, bài tiêu biểu trên các báo “Nhân Dân”, “Quốc tế”, “Tin tức”, “Quân đội Nhân dân”, “Nhà báo và Công luận”, “Thanh Niên”, “Khoa học và Đời sống”, “Lao động”:
Bài “Thời điểm chính trị quan trọng ở Đông Ti-mo” của Mạnh Tường( báo “Quân đội Nhân dân”, số ra ngày 30-08-2002).
Bài “Tiến trình hình thành một nhà nước độc lập Đông Timor” của Tường Minh (báo “Thanh Niên”, số ra ngày 31-08-2001).
Bài “Chuyện về quốc gia trẻ nhất thế giới” của Đức Hà, (báo “Tin tức cuối tuần”, số ra ngày 01- 08/05/2002).
Tin “Đông Ti-mo. Con đường xây dựng nền độc lập còn gập ghềnh”,Tô Minh, (báo “Nhân Dân”, số ra ngày 20 - 03- 2002).
Bài “Vài nét về Đông Ti-mo—Quốc gia trẻ nhất hiện nay ”, K.N ( Chuyên san “Nhà báo và Công luận”, số ra ngày 03-06-2002).
Bài “Bầu cử tổng thống. Bước cuối cùng đi tới độc lập ”của Dương Hà (báo “Quốc tế”, số16, ra ngày 18/04-24/4/2002).
Bài “ Đông Timor—buổi bình minh độc lập” của Thi Châu (báo “Đại đoàn kết”, số ra ngày 26-05-2002).
Bài “ Các nước ASEAN rất ủng hộ Đông Timor”, MH dịch (báo “Lao động”, số ra ngày 13- 06- 2002).
Bài “Còn nhiều gai góc”của Anh Phương (báo “Sự kiện và Đời sống”, ra ngày 15- 06- 2002).
Bài “Đông Timor: những vấn đề trước mắt” Vũ Châu dịch (báo “Khoa học và Đời sống”, số ra ngày 03- 06- 2002).
Mục lục
Mở đầu 1
I. Tính cấp thiết của đề tài 1
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
IV. Phương pháp nghiên cứu đề tài 2
V. Bố cục tiểu luận 2
Chương một: Tình hình Đông - Ti - mo "Quốc gia trẻ nhất thế giới: qua sự phản ánh của các báo "Nhân Dân", "Quốc tế", "Tin tức", "Quân đội Nhân Dân", "Đại đoàn kết", "Lao động", "Sức khoẻ và Đời sống", "Nhà báo và Công luận" từ đầu năm 2002 đến tháng 8 năm 2002 4
I. Vài nét về lịch sử quốc gia trẻ Đông - Ti - mo 4
1. Đất nước và con người 4
2. Tình hình Đông Ti - mo sau khi áp nhập vào In - đô - nê - xi - a và chuẩn bị cho cuộc trưng cầu dân ý 5
3. Cuộc trưng cầu dân ý và khủng hoảng 6
II. Các bước đi trên con đường tiến tới độc lập 7
1. Bầu cử Quốc hội - bước đi đầu tiên trên con đường hướng tới một quốc gia độc lập 7
2. Bầu cử tổng thống Đông Ti - mo - bước cuối cùng đi tới độc lập 9
III. Đông Ti - mo - quốc gia trẻ nhất thế giới 11
1. Đông Ti - mo tuyên bố độc lập, nhà nước non trẻ Đông Ti - mo Xa - na - na Gut - mao 11
2. Đông Ti - mo thành viên thứ 190 LHQ 11
3. Đôi nét về cuộc đời hoạt động của tổng thống Đông Ti - mo Xa - na - na Gut mao 11
4. Tình hình kinh tế - chính trị Đông Ti - mo sau ngày độc lập 12
4.1. Kinh tế 12
4.2. Chính trị 14
5. Căng thẳng trong quan hệ Đông Ti - mo và In - đô - nê - xi - a 15
6. Chính sách đối ngoại của Đông Ti - mo 16
6.1. Quan hệ với In - đô - nê - xi - a 16
6.2. Quan hệ ASEAN 18
6.3. Quan hệ với ốt - xtrây - li - a và Mỹ 19
Chương hai: Hình thức chuyển tải nội dung thông tin về tình hình Đông Ti - mo "Quốc gia trẻ nhất thế giới" qua sự phản ánh của các báo "Nhân dân", "Quốc tế", "Tin tức", "Quân đội Nhân Dân", "Đại đoàn kết", "Lao động", "Sức khoẻ và Đời sống", "Nhà báo và Công luận", 21
Thể loại báo chí 22
1. Tin 23
2. Bài phản ánh 27
3. Bình luận 27
4. Phỏng vấn 28
Kết luận 31
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29529.doc