MỤC LỤC
Lời nói đầu
I, Tạo vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn- một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của DNNN trong nền kinh tế thị trường
1. Khái niệm về vốn
2. Đặc trưng cơ bản của vốn
3. Phân loại vốn
4. Vai trò của vốn đối với DNNN trong nền KTTT
a. Tính pháp lý
b. Tính kinh tế
5. Những vấn đề liên quan hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
5.1 Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong sản xuất kinh doanh
5.2 Vai trò của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
6.1 Chỉ tiêu đánh giá tổng hợp
6.2 Chỉ tiêu đánh giá vốn cố định
6.3 Chỉ tiêu đánh giá vốn lưu động
6.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tàI chính của hoạt động đầu tư khác
II, Khái quát tình hình hoạt động và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong các DNNN ở Việt Nam hiện nay
1. Vai trò DNNN trong nền KTTT
2. Thực trạng về vốn đầu tư và sử dụng vốn trong các DNNN
2.1 Đánh giá chung
2.1.1 Tình hình các DNNN trước thời kỳ đổi mới
2.1.2 Tình hình các DNNN sau thời kỳ đổi mới
2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của các DNNN
2.3 Thực tế tình hình sử dụng vốn đầu tư trong một số DNNN ở nước ta
2.4 Một số nhận xét về hiệu quả kinh tế năm 2001 thông qua chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp
2.5 Những kết quả đạt được và những tồn tại trong DNNN
2.5.1 Những kết quả đạt được
2.5.2 Những tồn tại cần khắc phục
III, Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các DNNN
1. Một số giải pháp tổng quát
2. Cổ phần hoá DNNN, góp phần giải quyết khó khăn về vốn
3. Giảm phí tổn về vốn
4. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
5. Tăng cường đầu tư, đổi mới tài sản cố định, đặc biệt là đổi mới hiện đại hoá máy móc thiết bị, phục vụ trực tiếp cho sản xuất.
6. Kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định của DN.
Kết luận
45 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1750 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước và một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược vốn, tình trạnh thua lỗ xảy ra trong nhiều doanh nghiệp. Năm 1995 tài sản cố định trong các DNNN chiếm 70-80% nhưng chỉ cung cấp 44% Tổng sản phẩm trong nước. Năm 1998, số DNNN thực sự có hiệu quả chỉ chiếm khoảng 40%, số bị thua lỗ liên tục chiếm tớI 20%( nếu tính đủ khấu hao TSCĐ thì tỷ lệ này còn cao hơn), còn lại 40% là các doanh nghiệp trong tình trạng bấp bênh, nói chung là chưa có hiệu quả. Chỉ xét riêng các DNNN thuộc Thành phố Hà Nội từ 1995 dến 1998 ta thấy nhiều doanh nghiệp thuộc thành phố quản trị làm ăn có lãi, trong đó có một số doanh nghiệp đạt doanh thu lớn, đóng góp ngân sách cao. Tuy nhiên số doanh nghiệp bị lỗ có chiều hướng gia tăng, tỷ trọng donah nghiệp bị lỗ của Thành phố vẫn còn nhiều. Điều đó được thể hiện ở bản sau:
Tình hình hoạt động của DNNN thuộc Thành phố Hà nội:
Loại doanh nghiệp
1997
1998
1999
2000
TW
TP
TW
TP
TW
TP
TW
TP
DN có lãi
468
273
465
251
481
258
241
DN hoà vốn
18
15
15
28
36
38
13
DN bị lỗ
48
36
52
47
35
32
43
(Nguồn : Tạp chí kinh tế và phát triển số 38/2000)
Qua bảng trên cho ta thấy các DNNN do trung ương quản lý có hiệu quả kinh doanh cao hơn các DNNN do Thành phố quản lý. Các DNNN làm ăn thua lỗ có xu hướng giảm đối với các DNNN do TW quản lý, nhưng lại có xu hướng tăng đối với các DNNN do Thành phố quản lý trong một số năm gần đây, hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung, hiệu quả sử dụng vốn nói riêng có xu hướng giảm xuống. Năm 1995, một đồng vốn Nhà nước tạo ra được 3.46 đồng doanh thu và 0.19 đồng lợi nhuận. Năm 1998, các chỉ tiêu tương ứng chỉ dạt 2.9 đồng và 0.14 đồng. Thậm chí trong ngành công ngiệp, một đồng vốn chỉ tạo ra được 0.024 đồng lợi nhuận.
Hiệu quả sử dụng vốn giảm xuống đi kèm với nó là tốc độ tăng trưởng của các DNNN cũng giảm dần.
STT
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1
Tốc độ tăng trưởng GDP nền kinh tế
9034
8.15
5.8
2
Tốc độ tăng trưởng GDP của DNNN
11.28
9.67
5.48
3
Tỷ trọng nộp ngân sách của DNNN
64
56
-
4
Tỷ trọng GDP của DNNN trong toàn bộ nền kinh tế
-
40.48
40.07
5
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn của DNNN
0.19
0.11
0.14
6
Tỷ suất nộp ngân sách trên vốn
0.32
0.21
0.35
Đơn vị ( %)
(Nguồn tạp chí Tài chính doanh nghiệp Tháng 2/2000)
Qua bảng số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng của DNNN năm 1996 và 1997 cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế, nhưng đến năm 1998 thì ngược lại, thấp hơn. Cũng qua bảng số liệu trên cho thấy mặc dù năm 1998 tỷ suất lợi nhuận trên vốn của DNNN có giảm so với năm 1996, nhưng lại tăng so với năm 1997.
Nhìn chung, tình hình huy động và sử dụng vốn trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định, song bên cạnh đó , nó đang gặp phải những khó khăn cần phải được giải quyết.
Gần đây, khi vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta có xu hướng giảm, chững lại và giảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế giảm, việc huy động vốn trong nước để đáp ứng các nhu cầu đầu tư gặp không ít khó khăn thì yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư sao cho để với số vốn huy động được có thể duy trì nhịp độ tăng trưởng ở mức 5-6% như Nghị quyết của Quốc hội đề ra là vấn đề hết sức thiết thực và cấp bách.. Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở nước ta cho thấy, để đảm bảo nhịp độ tăng trưởng cao,, bền vững, cần tăng cương đầu tư. Tuy nhiên , trong những điều kiện như nhau, để đạt được cùng một mức tăng trưởng nhất định, có thể phải đầu tư các khối lượng vốn khác nhau, tuỳ thuộc vào chất lượng đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Nếu vốn được sử dụng có hiệu quả cao, sẽ cần ít vốn hơn, hiệu quả thấp sẽ đòi hỏi nhiều vốn hơn.
Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, bên cạnh sự cố gắng tăng vốn cho đầu tư phát triển, thời gian qua ở nước ta đã có sự quan tâm hơn đối với vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên trên thực tế một số thiếu sót đã tồn tại trong nhiều năm trong lĩnh vực đầu tư vẫn chưa được xử lý dứtdieemr. Vốn từ ngân sách nhà nước vẫn còn bị phân tán, dàn mỏng; việc cấp phát thường thiếu kịp thời và vẫn còn nặng về cơ chế xin-cho; Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và của kinh tế ngoài quốc doanh chưa được quản lý chặt chẽ; vốn vay trong và ngoài nước ở nhiều đơn vị, doanh nghiệp được sử dụng kém hiệu quả, dẫn đến hạn chế khả năng trả nợ và tăng nợ quá hạn..Do vậy, việc tìm kiếm các giải pháp xử lý một cách tương đối có hệ thống triệt để và hữu hiệu hơn các thiếu sót, tồn tại trên nhằm giảm bớt lãng phí, thất thoát và nâng cao hơn nữa hiệu quả vốn đầu tư vẫn còn mang tính thời sự nóng hổi.
2.3. Thực tế tình hình sử dụng vốn đầu tư trong một số DNNN của nước ta:
Ví dụ sau đây giúp chúng ta có thể thấy rõ hiệu quả sử dụng vốn của một số DNNN trong những năm gần đây, điển hình tại Tcty 90 thuộc Bộ Thương Mại. Đó là tình hình đầu tư sản xuất xe máy Wave@ đang rất sôi động trong thị trường của ta hiện nay. Hoạt động sản xuất xe máy này đã đem lại cho công ty một khoản lãi rất lớn do dự án sản xuất này có tính khả thi cao cả về mặt kinh tế lẫn hiệu quả xã hội. HIện nay, số xe máy này còn không đủ số lượng để bán cho một lực lượng tiêu dùng đông đảo như hiện nay. Ngoài chất lượng của xe ra, xe lại bán với giá rất khiêm tốn nên không một người tiêu dùng nào lại không muốn có được một sản phẩm như vậy. Hiện nay, số xe này đã được xuất sang các nước lân cận như Philippin với hơn 7.000 chiếc. Và đang chiếm lĩnh thị trường rất lớn. Qua dự án này, công ty Machino đã liên kết liên doanh với các bạn hàng cùng nhau góp vốn và nhập các thiết bị mà nếu sản xuất trong nước sẽ có giá thành cao hơn v..v . Tổng nguồn vốn của dự án sản xuất và lắp ráp xe này là 18 477 436. 00 $ Mỹ. Trong dó vốn pháp định của công ty là 6 000 000 $ . và sẽ được các bên đóng góp như sau: Bên A góp 1 800 000$ chiếm 30% tổng vốn, bên B là 3000 000$ chiếm 50%, bên C góp 600 000$ chiếm 10%, bên D góp 600 000 $ chiếm 1%. Tổng vốn vay của công ty la 5000 000 $. Công ty đã có kế hoạch tái đầu tư 7 477 436 $ từ lợi nhuận của công ty ở giai đoạn 2 ( 2000 – 2003).
Như vậy, từ khi thành lập và hoạt động sản xuất kinh doanh ( 1997), công ty đã sản xuất rất có hiệu quả dựa trên nguồn vốn có được. Thông qua bản báo cáo này, chúng ta có thể biết thêm chi tiết về lãi lỗ của công ty.
Báo cáo lãi lỗ.
Doanh thu 401 971 846 nghìn đồng
Giá vốn hàng năm 303 220 056
Lãi gộp 98 751 790
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh 63 098 494
Lãi trong năm trước thuế 88 255 425
Lãi trong năm sau thuế 82 078 895
Lãi luỹ kế để phân chia 147 104 510
Lãi luỹ kế chuyển sang năm sau 146 786 200 nghìn đồng.
Qua bảng báo cáo trên, ta có thể thấy được một phần hoạt động của công ty tính đến ngày 31/12/2001 vừa qua. Rõ ràng công ty đã làm ăn rất hiệu quả chỉ sau 6 năm, từ năm 1997. NPV của công ty hàng năm luôn tăng và kết quả là sau 5 năm đã thu hôì được số vốn bỏ ra và hoạt động có lãi, hàng năm đạt mức tăng trưởng do lợi nhuận thu về luôn cao hơn năm trước 20%.
Cũng có một ví dụ khác, đó là hoạt động xây dựng nhà máy đường mới ở Lam Sơn – Thanh Hoá, nhằm cảI tiến kỹ thuật và nâng cao năng suất nhằm phục vụ không chỉ nhu cầu trong nước mà còn phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyêt tại Quyết đinh số 775/TTg ngày 21 tháng 10 năm 1996.
Mục tiêu dự án- đầu tư xây dựng cơ sở II- công suất 4.000 tấn mía/ ngày. Với tổng mức đầu tư là 451 098 000 000 đồng.
Sau 368 ngày đêm xây dựng, ngày 27/3/1999 công tình phân xưởng đường II- Công ty đường Lam Sơn đã hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy ngay hiệu quả. Thiết bị luôn đạt thông số kỹ thuật và an toàn thiết bị. Sau hai vụ sản xuất chính thức, nhà máy đều vận hành vượt công suất, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng . Ngay từ vụ ép đầu tiên nhà máy mới đưa vào chạy thử và sản xuất trong thời gian 2 tháng dã ép được 150. 000 tấn mía. Kể từ vụ ép thứ hai trở đi, nhà máy đều đạt và vượt công suất cụ thể. Điển hình là vụ ép năm1999-2000 nhà máy ép được 633.000 tấn mía, nhập kho 66850 tấn đường trong đó có 41 000 tấn đường đạt và vựot công suất cụ thể. Năm 2000-2001, nhà máy ép được 671 140 tấn mía, nhập kho 78 769 tấn đường các loại.. Các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước năm sau đều cao hơn năm trước là 5,66%. Và số đường nhập kho và chuẩn bị cho xuất khẩu tăng 15,1 % Đặc biệt là do đạt công suất cho nên công ty đã thực hiện vịêc trích đủ khấu hao theo quy định của Nhà nước có nguồn trả nợ vay của Ngân hàng. Và còn rất nhiều các DNNN khác đã cảI tiến không chỉ bộ máy, cơ cấu quản lý mà các cảI tiến kỹ thuật lại được nâng cao rất nhiều. Do vậy, hiệu quả sử dụng vốn của các công ty cảI thiện đáng kể. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn khá nhiều các DNNN khác đang đứng trước bờ phá sản. Vì vậy, cần xác định hướng kinh doanh và nắm chắc môi trường đầu, cơ hội đầu tư không đến cho tất cả mọi người mà chỉ đến với những ai nắm chắc môi trường đầu tư.
2.4 Một số nhận xét về hiệu quả kinh tế năm 2001 thông qua chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp:
Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp Nhà nước cũng đã được thể hiện qua hiệu quả kinh tế của nước ta. Vấn đề sử dụng vốn có hiệu quả hay không giữa các thành phần kinh tế cũng được thể hiện thông qua sự phát triển kinh tế của đất nước. Thông qua chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp, đây cũng là một chỉ tiêu giúp ta có thể đánh giá tình hình kinh tế của nước ta như thế nào thông qua năm vừa qua.
Sự tăng trưởng kinh tế thường được phản ánh qua chỉ tiêu tổng hợp. Tổng sản phẩm quốc nội GDP. Sự tăng trưởng GDP là do đóng góp của sự tăng về vốn, lao động, sự tiến bộ của khoa học công nghệ, quản lý.. Có một số cách để đánh giá hiệu quả của nền kinh tế. Trong phần này, chúng ta sẽ đánh giá hiệu quả kinh tế của 3 khu vực thông qua chỉ số năng suất nhân tố tổng hợp. Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP)là phương pháp ước lượng dựa trên cơ sở nghiên cứu bản vào ra:
DGDP= DA + aDK + b DL
Ở đây:
DGDP thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP
DA tốc độ tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp
DK tốc độ tăng trưởng của vốn sản xuất
DL tốc độ tăng trưởng của lao động
a tỷ trọng của thặng dư sản xuất và khấu hao tài sản cố định trong tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế
b tỷ trọng của thù lao lao động trong tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế.
Điểm phần trăm đóng góp của TFP càng cao, chứng tỏ nền kinh tế hoặc khu vực kinh tể càng hiệu quả và ngược lại.
Theo ước tính sơ bộ, vốn đầu tư sơ bộ năm 2001 tăng 8.01% so với năm 2000. Trong đó khu vực I tăng 6.83% khu vực II tăng 9.07%. và khu vực III tăng 7.58. Lao động xã hội năm 2001 tăng 2.66% so với năm 2000 trong đó khu vực I tăng 0.81%, khu vực II tăng 3.86% và khu vực III ăng 8.33%. Với tăng tưởng GDP năm 2001 là 6.84% thì đóng góp của RFP vốn và lao động của cả nền kinh tế và chia ra 3 khu vực được thể hiện trong bảng sau :
2000
2001
I. Đóng góp của TFP
1.86041
2.6824
Chia ra: Khu v ực I
2.47471
1.42623
Khu v ực II
3.54752
4.17912
Khu v ực III
-1.97779
-1.98747
II Đóng góp của vốn
3.47683
2.24352
Chia ra Khu vực I
1.22849
0.62604
Khu vực II
4.62673
3.96662
Khu vực III
3.91055
2.11971
III Đóng góp của lao động
1.45276
1.91404
Chia ra Khu vực I
0.9268
0.73772
Khu vực II
1.89575
2.17426
Khu vực III
3.38724
5.99776
Mặc dù tốc độ tăng trưởng của năm 2001 tăng hơn so với tốc độ tăng trưởng của năm 2000 chỉ là 0.79%, nhưng xét trên góc độ hiệu quả thông qua chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp thì năm 2001 toàn nền kinh tế có hiệu quả hơn hẳn năm 2000 (44.1%).
Năm 2001, tăng trưởng GDP là 6.84% thì đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp là 2.68% ( chiếm tỷ ệ 39.22% trong tăng trưởng GDP trong khi đó với tăng trưởng GDP 6.79% của năm 2000 thì TFP đóng góp là 1.86%( chiếm tỷ lệ 27.4%trong tăng trưởng GDP) . Đóng góp của yếu tố vốn đầu tư năm 2001 là 2.24%( chiếm tỷ lệ 32.8% trong tăng trưởng GDP). Đóng góp của yếu tố lao động năm 2001 là 1.91%( chiếm tỷ lệ 27.98% tăng trưởng GDP)
2.5 Những kết quả đạt được và những tồn tại trong các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay:
2.5.1 Những kết quả đạt được
Từ khi đổi mới nền kinh tế đến nay, hệ thống DNNN đã đạt được một số kết quả như sau:
Một là , giảm 68% số DNNN từ 12080 DNNN vào đầu năm 1990 xuống còn 5280 DNNN hiện nay. Số doanh nghiệp NN ngày càng giảm đi chủ yếu là do sát nhập giải thể. Trong đó, giải thể hầu hết các DNNN cấp huyện, quy mô quá nhỏ bé, không có điều kiện tồn tại trong cơ chế thị trường. Điều này góp phần tăng sự tích tụ tập trung vốn, tăng quy mô doanh nghiệp. Chỉ còn có 17 tổng công ty 91 và 70 tổng công ty 90.
Hai là, nâng cao rõ rệt trình độ tích tụ và tập trung , tăng quy mô vốn của DNNN , Số DNNN có vốn dướI 1 tỷ đồng đã giảm từ 50% ( năm 1994) xuống còn 26% ( 1998). Số DNNN có số vốn trên 10 tỷ đồng đã tăng tương ứng từ 10% lên gần 20%. Đến năm 1999 số DNNN có vốn trên 10 tỷ đồng đã tăng lên gần 21%. Vốn bình quân của một DNNN tăng từ 3,3 tỷ đồng năm 1994 lên gần 22 tỷ đồng hiện nay. Đã hình thành các DNNN dướI dạng các tổng công ty 90,91. Tính đến cuèi tháng 2/2000, cả nước đã có 76 tổng công ty 90 và 17 tổng công ty 91, đã chiếm tớI 56% tỏng số vốn kinh doanh, bình quân số vốn của một tổng công ty 91 hiện nay lên đến gần 3900 tỷ đồng ( tương đương 280 triệu USD).
Ba là, tổng số lượng DNNN giảm gần 70%, song hệ thống DNNN vẫn phát triển ổn định thích nghi dần với cơ chế thị trường, góp phần quan trọng trong việc phát huy vai trò chủ đạo của kinh té nhà nước.. Tỷ trọng trong tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) do các DNNN tạo ra tăng từ 36,5%( năm 1991) lên 40,2%( năm 1999).Tỷ lệ nộp ngân sách trên vốn Nhà nước tăng từ 14,7% năm 1991 lên gần 35% năm 1998.
Bốn là đã cổ phần hoá được hơn 400 DNNN. Hầu hết các DNNN sau khi cổ phần hoá , đều hoạt động có hiệu quả. Tính đến năm 1999, đã có 370 DNNN cỏ phần hoá đã thu hút thêm từ trong xã hội gần 1432nghìn tỷ đồng, bằng 111% tổng số vốn có tại thời điểm cổ phần hoá của các DNNN này đẻ mở rộng sản xuất kinh doanh.
Năm là, hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung, hiệu quả sử dụng vốn nói riêng tăng lên rõ rệt. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước năm 1993 là 6,8% đã tăng lên 14% năm 1998.
Tuy nhiên các DNNN vẫn có những tồn tại nhất định.
2.5.2 Những tồn tại trong các DNNN hiện nay :
Theo đánh giá chung của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp trung ương, năm 1998, số DNNN thực sự có hiệu quả chỉ chiếm khoảng 40%, số DN làm ăn không có hiệu quả bị lỗ liên tục chiếm 20%( nếu tính đủ khấu hao tài sản cố đinh thì tỷ lệ này còn lớn hơn) còn lại 40% là các DN kinh doanh khi lãI khi lỗ, có lãI cũng chỉ là tượng trưng. HIệu quả sử dụng vốn trong các DNNN đạt rất thấp và giảm sút. Nếu năm 1995 một đồng vốn Nhà nước tạo ra 3.46 đồng doanh thu và 0.19 đồng lợi nhuận, thì đến năm 1998 chỉ còn tạo ra 2.9 đồng doanh thu và 0.14 đồng lợi nhuận, thậm chí trong ngành công nghiệp, một đòng vốn chỉ làm ra 0.024 đồng lợi nhuận.
Thứ nhất, quy mô cña các DNNN còn bé và dàn trảI, trùng chéo vÒ ngành nghề. Đến nay, vốn bình quân trong các DNNN chỉ khoảng 22 tỷ đồng ( tương đương 1.5 triệu USD). Đây là số vốn quá nhỏ bé so với vai trò của DNNN và so với các DNNN của các nước trong khu vực. Số DNNN có vốn 5 tỷ đồng trở xuống chiếm tớI 65,45% số DNNN có vốn trên 10 tỷ đồng chỉ chiếm gần 21%. Các DNNN dàn trảI trên tất cả các ngành nghề từ sản xuất đến thương mạI, dịch vụ gây tình trạng phân tán manh mún về vốn, trong khi vốn đầu tư nhà nước rất hạn chế, không tập trung được vào những ngành , lĩnh vực chủ yếu, then chốt.
Thứ hai, trình độ kỹ thuật ,công nghệ các DNNN lạc hậu, năng lực cạnh tranh kém, rất hạn chế và thua thiệt trong hội nhập thị trường quốc tế. Hầu hết, các DNNN được trang bị máy móc , thiết bị từ nhiều nước khác nhau và thuộc nhiều thế hệ, chủng loại. Theo kết quả khảo sát của bộ Khoa học, công nghệ và môi trường tại nhiều DNNN thuộc 7 ngành thì dây truyền sản xuất máy móc thiết bị của ta lạc hậu so với thế giới từ 10 đến 20 năm, mức độ hao mòn hữu hình từ 30-50%, có tớI 38% ở dạng phải thanh lý. Thời hạn khấu hao tài sản cố định kéo dài bình quân từ 10 đến 12 năm, trong khi mức khấu hao bình quân của khu vực và Thế giới chỉ từ 7 đến 8 năm. Báo cáo điều tra ở Hà Nội và TP HCM cho biết số máy móc có tuổI trung bình trên 10 năm, chiếm tớI 40% và chỉ có 30% dướI 5 năm. Thiết bị cũ kỹ, lạc hậu đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng, giá cả và hạn chế năng lực cạnh tranh của sản phẩm được tạo ra. Điều này đòi hỏi phải có lượng vốn đủ lớn để đầu tư đổi mới trang thiết bị, hiện Đại hoá công nghệ nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các DNNN trên thị trường. Chính sự kém cỏI trong công nghệ cùng với một độI ngũ cán bộ không được đào tạo lại liên tục dẫn đến tình trạng không áp dụng được công nghệ tiên tiến cũng như các biện pháp quản lý khoa học làm cho hiệu quả sử dụng vốn trong các năm gần đây không cao. Mặc dù nước ta đã khắc phục nhược điểm này một cách từ từ rồI tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập.
Thứ ba, nợ của các DNNN là quá lớn. Năm 1996 là 174,797 tỷ đồng, năm 1999 là 199.060 tỷ đồng. So với tổng số vốn DNNN, nợ phải trả bằng 109% tương đương 126.366 tỷ đồng, nợ phải thu bằng 62% tương đương 72644 tỷ đồng, trong khi khả năng thanh toán của các DNNN rất thấp. Nợ quá hạn hoặc khó đòi chiếm tỷ lệ không nhỏ đang là gánh nặng đối với các DNNN. Ngoài phần vốn đầu tư ban đầu khi thành lập, hàng năm DNNN còn phải vay tớI 85% vốn từ nhà nước với lãi suất ưu đãi. Trong khi ngân sách luôn thiếu hụt nhưng Nhà nước vẫn dành một tỷ lê đáng kể để hỗ trợ cho một số DNNN.Trong ba năm 1997-1999, ngân sách Nhà nươc đã đầu tư trực tiếp cho các DNNN gần 8000 tỷ đồng Trong đó 6482 tỷ đồng cấp bổ sung vốn 1 464.4 tỷ đồng bù lỗ, hỗ trợ cho các DNNN để giảm bớt khó khăn về tài chính. Ngoài ra từ năm 1996 đến nay, Nhà nước còn miễn giảm thuế 2288 tỷ đồng, xoá nợ 1088.5 tỷ đồng, cho vay tín dụng ưu đãI 8685 tỷ đồng. Thực tế, số nộp vào ngân sách của các DNNN này ít hơn phần mà Nhà nước đã hỗ trợ. Đó đang là gánh nặng của ngân sách Nhà nước.
Thứ tư, hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung , hiệu quả sử dụng vốn nói riêng giảm . Năm 1995, một đồng vốn NN tạo ra 3.46 đồng doanh thu và 0.19 đồng lợi nhuận. Năm 1998, các chỉ tiêu tương ứng chỉ đạt 2.9 đồng và 0.14 đồng. Thậm chí, trong ngành công nghiệp, một đồng vốn chỉ tạo ra được 0.024 đồng lợi nhuận. Năm 1998 số DNNN thực sự có hiệu quả chỉ chiếm khoảng 40%, số doanh nghiệp bị lỗ liên tục chiếm tới 20%, còn lại 40% là những DNNN trong tình trạnh bấp bênh khi l? khi lãi.
Hiện nay, cả nước có khoảng 5280 doanh nghịệp nhà nước với tổng vốn gần 116 ngàn tỷ đồng. Hàng năm DNNN đóng góp một phần đáng kể trong tỷ trọng GDP của cả nước, nắm giữ rên 98% tổng số dự án liên doanh với nước ngoài; tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm vào khoảng 20%..Chính vì thế, trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, DNNN có vị trí quan trọng góp phần làm cho kinh tế Nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo .
Có thể nói trong 10 năm tổ chức sắp xếp lại các DNNN vẫn phát triển ổn định. Trong 5 năm ( 1991-1995), tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của kinh tế quốc donah là 11,7%. Gần gấp rưỡi tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn bộ nền kinh tế, gần gấp đôI kinh tế ngoài quốc doanh. Tỷ trọng của DNNN trong tổng sản phẩm trong nước ( GDP) đã tăng từ 36.5% lên 40.07% năm 1998. Tỷ lệ nộp ngân sách trên vốn Nhà nước tăng tương ứng từ 14.7% lên 27.89%; tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước năm 1993 là 6.8% thì đến năm 1998 đã là 12,31%. Riêng năm 1999 các DNNN đã làm ra 40.2% GDP, trên 50% giá trị xuất khẩu, đóng góp 39,25% trong tổng nộp ngân sách Nhà nước.
2.5.3 Những tồn tại kể trên là do những nguyên nhân cơ bản sau:
Có thể dẫn ra nhiều nguyên nhân dẫn tới tình hình trên như: trong các DN, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước còn khá nặng nề, còn nhỏ về quy mô, chồng chéo về cấp quản lý, lạc hậu về kỹ thuật và công nghệ v.v. Một nguyên nhân hết sức quan trọng không thể không đề cập đến : Cơ chế, chính sách hiện hành , đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính đối với DNNN, mặc dù đã qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi, nhưng vẫn chưa tạo được động lực mạnh mẽ cho DNNN phát triển .
Những kết quả đạt được của các DNNN tuy có ý nghĩa quan trọng nhưng chưa tương xứng với yêu cầu và năng lực. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN chưa cao và đang giảm dần. Tốc độ tăng trưởng bình quân của DNNN sau liên tục đạt 13% . Đến năm 1999 đã giảm xuống còn khoảng 8-9%. Hiệu quả sử dụng vốn giảm. Năm 1995 một đồng vốn tạo ra được 3.46 đồng doanh thu và 0.19 đồng lợi nhuận, đến năm 1998 chỉ tạo ra được 2.9 đồng doanh thu và 0.14 đồng lợi nhuận. Số doanh nghiệp làm ăn thực sự có hiệu quả chỉ chiếm khoảng 40% là những doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả bị lỗ liên tục chiếm 20%, còn lại 40% là những doanh nghiệp nằm trong tình trạng khi lỗ khi lãi. Công nợ trong doanh nghiệp quá lớn. Năm 1996 tổng số nợ của DNNN là 174 797 tỷ đồng, năm 1999 đã lên tới 199 060, trong đó nợ phải trả bằng 109% vốn Nhà nước trong donah nghiệp và khả năng thanh toán nợ của các doanh nghiệp lại rất thấp. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng luôn phải dành một tỷ lệ nhất định trong ngân sách để hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Trong 3 năm 1997- 1999, ngân sách nhà nước đã đầu tư cho doanh nghiệp gần 8 ngàn tỷ đồng; miễn giảm thuế 2288 tỷ đồng, xoá nợ 1088.5 tỷ đồng; khách nợ 3392 tỷ đồng, giãn nợ 540 tỷ đồng, cho vay tín dụng ưu đãI 8685 tỷ đồng.. Ngoài ra, theo số liệu của Bộ Lao động Thương binh Xã hội, số lao động không có việc trong DNNN là khoảng 6% ở một số địa phương tỷ lệ này còn cao hơn như HảI Dương, Nam Định, Hà Tĩnh v..v. Để năng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế xã hội và sức cạnh tranh của các DNNN, đề án sắp xếp DNNN đã được xây dựng. Theo đó, dự kiến đến năm 2003 cả nước sẽ còn khoảng 3000 DNNN. Năm 2005 còn 2000 DNNN. Như vậy , trong 3 năm từ 2000-2002 số DNNN phải sắp xếp là 2280 DN ( trong đó DNNN có vốn trên 10 tỷ đồng là 216 DN, chiếm 9.5% từ 1 đến 10 tỷ đồng là 1233 DN, chiếm 54% vàdưới 1 tỷ đồng là 831 DN chiếm 36,5% theo các hình thức cổ phần hoá, đa dạng sở hữu ( 65,3%) sáp nhập, hợp nhất vào các doanh nghiệp khác ( 16,7%)giải thể, phá sản ( 16%) chuyển thành đơn vị sự nghiệp ( 2%). Số lượng lao động làm việc trong các DNNN thuộc diện sắp xếp là 429 095 người; tổng số nợ phải trả xử lý là 21 165 tỷ đồng trong đó nợ ngân hàng 7260 tỷ đồng.
Nguyên nhân:
Một là, vai trò tích cực của động lực đổi mới theo nguyên tắc dỡ bỏ cản trở , xoá bao cấp, khuyến khích tự hạch toán lỗ lãi… cạn dần, nhưng sự tiếp sức cho động lực mới ở DNNN vẫn chưa hình thành đồng bộ. Cơ chế quản trị tài chính của DNNN còn quá cứng nhắc, sửa đổi chắp vá một cách bị động, thiếu quan điểm hệ thống, chính sách đối với kết quả tự tích luỹ của DNNN quá bất hợp lý đã hạn chế khả năng mở rộng quy mô của DNNN.
Hai là, Nhà nước cần tập trung vốn cho yêu cầu phát ttiển cư sở hạ tằng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, còn doanh nghiệp cần nhiều vốn cho yêu cầu đổi mới công nghệ và mở rộng sản xuất nhưng các kênh huy động vốn của DNNN thiếu các điều kiện thế chấp an toàn, các doanh nghiệp không có sự đảm bảo và tài sản thế chấp. Các DNNN thiếu vốn vay trung hạn và dàI hạn, còn Ngân hàng thừa chủ yếu là vốn cho vay ngắn hạn. Trong khi đó các quy định về thủ tục xác nhận tài sản thế chấp, cầm cỗ đối với DNNN không sát thực tế. Khỗng chế mức tiền vay bằng 70% giá trị tài sản thế chấp và tổng mức huy động vốn không vượt quá vốn điêù lệ của doanh nghiệp tại thời điểm công bố gần nhất đã gây ách tắc lưu thông tín dụng. Thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp, cầm có, bảo lãnh vay vốn ngân hàng rườm rà, phức tạp, xét thấy không cần thiết trong mỗi lần vay vốn. Mặt khác, tổ chức triển khai đăng ký tài sản thế chấp ở các cơ quan chuyên ngành có liên quan như cơ quan ddịa chính, cơ quan xây dựng chưa đồng bộ cũng góp phần làm ách tắc lưu thông tín dụng.
Ba là, về phía các DNNN, hiệu quả sử dụng vốn còn kém, vốn sử dụng không được quản trị chặt chẽ, điều đó một phần làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm sút, gây ra tình trạng lỗ vốn kéo dài. ĐIều đó đã hạn chế khả năng vay vốn từ bên ngoài.
Bốn là, hầu hết các DNNN khi chuyển sang cơ chế kinh tế mới, vẫn còn bị ảnh hưởng của cơ chế cũ, chậm thay đổi so với sự biến động của thị trường. Một số DNNN còn dựa dẫm, trông chờ vào vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
Năm là, hiện nay một số cơ quan sáng lập DNNN với tư cách là chủ sở hữu nhưng lại không đảm bảo đủ vốn toói thiểu ban đầu cho DNNN gây khó khăn cả cho việc huy động thêm vốn từ bên ngoài cho các doanh nghiệp. Bởi hầu hết những người góp vốn và các tổ chức tín dụng trước khi cho vay đều xem xét tình hình tài chính nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp.
Ngoài ra còn rất nhiều các nguyên nhân khác. Nhưng nhìn chung nguyên nhân chủ yếu vẫn là từ chính bản thân doanh nghiệp.
III Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong cho các DNNN:
1 Một số giải pháp tổng quát nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong các DNNN:
Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ,hiêu quả phục vụ hội của các DNNN phải giải quyết đồng bộ các vấn đề vi mô, vĩ mô, có sự cảI tiến mạnh mẽ trong điều hành của Nhà nứơc, các cơ quan công quyền và các DN.
Về quản lý vĩ mô, trước hết phải tạo lập đầy đủ các yếu tố của các loại thị trường như: thị trường tư liệu sản xuất, thị trường hàng tiêu dùng và dịch vụ, thị trường sức lao động, thị trường vốn, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ…Nhưng quan trọng hơn phải đồng thời tạo ra môI trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế để buộc và tạo điều kiện giúp các DNNN năng động hơn trong ivệc tiếp cận các loại thị trường kể trên và tích cực chủ động hơn nữa hội nhập vào thị trường thế giới.
* Nhận thức trong phân bổ và sử dụng vốn đầu tư:
Trước hết, kháI niệm đầu tư cần được hiểu theo nghĩa rộng, là quá trình bỏ ra các chi phí cần thếp để hoàn thiện và nâng cao chất lượng, năng lực cuả các yếu tố nhằm đẩy mạnh phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo vệ môI trường, duy trì quá trình táI sản xuất mở rộng đảm bảo phát triển kinh tế- xã hội với nhịp độ cao , bền vững. Do vậy, khi tiến hành đầu tư, không nên chỉ tính riêng các chi phí và hiệu quả trực tiếp cuả mỗi yếu tố mà cần tính đến các chi phí và hiệu quả gián tiếp của từng yếu tố được đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với các yếu tố khác để đảm bảo tính khả thi và lựa chọn phương án đầu tư với hiệu quả tổng thể cao nhất.
+ Cần nhận thức rõ việc tăng cường đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư để đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững, làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh, đời sống nhân dân được cảI thiện. Do vậy, mỗi tổ chức cá nhân cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tài năng, sáng kiến để các nguồn vốn dành cho đầu tư đem lại hiệu quả cao nhất
+ Cần hiểu đầy đủ vốn đầu tư theo nghĩa rộng: Vốn đầu tư không nên hiểu chỉ là vốn bằng tiền mà còn gồm cả nguồn lao động, tài nguyên, đất đai, công nghệ, tri thức… Bên cạnh đó, cần nhận thức rằng các nguồn vốn dành cho đầu tư là rất khan hiếm. Do vậy, cần đặt ra yêu cầu và thực hiện sử dụng hợp lý, có hiệu quả đối với tất cả các nguồn vốn này trong quá trình đầu tư và sử dụng kết quả đầu tư.
+ Cần nâng cao ý thức tiét kiệm có sự thay đổi mạnh trong nhận thức về việc sử dụng các nguồn vốn đầu tư theo hướng nâng cao trách nhiệm và quyền hạn của từng cơ quan tham gia vào quá trình đầu tư, tiếp tục xoá bỏ triệt để hơn tàn dư của cách thức xin- cho theo cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp trong đầu tư, chuyển từ cố gắng xin được cấp phát, được vay càng nhiều càng tốt sang cố gắng đạt mục đích đầu tư đề ra với số vốn càng ít càng tốt.
* Đổi mới cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư:
Cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo môI trường pháp lý rõ ràng, thuận lợi cho việc tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, giảm thiểu các sơ hở, thiếu sót, tăng trách nhiệm cá nhân, tạo điều kiệm để thực hiện tốt hơn cơ chế dân biết, dân bàn , dân tham gia kiểm tra việc sử dụng các nguồn vốn đầu tư.
Cần tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng của những khâu và giai đoạn trọng yếu của quá tình đầu tư: Quá tình đầu tư gồm nhiều giai đoạn trong đó ra quyết định đầu tư là giai đoạn rất quan trọng. Quyết định đúng đắn, hợp lý trong đầu tư có vai trò quyết định đối với hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ( một số công tình nghiên cứu đã cho thấy , trong đầu tư xây dựng cơ bản, sai sót trong quyết định đầu tư nhiều khi chiếm tới 80% các lãng phí, tổn thất….) Do vậy, cần năng cao tính khoa học, thực tiễn để đảm bảo các quyết định đầu tư có các luận cứ vững chắc, đảm bảo hiệu quả không chỉ trong thời gian ngắn, trước mắt mà còn cố gắng đạt hiệu quả lâu dàI, tránh được sự lãng phí do thiếu sự nhìn xa, trông rộng Tránh ra quyết định thiếu căn cứ, nóng vội, chủ quan, tuỳ tiện…
Tăng cường quản lý không chỉ đối với các công trình lớn được thực hiện bằng nguồn vốn của Nhà Nước mà còn phải quản lý chặt chẽ việc sử dụng đối với tất cả các nguồn vốn đầu tư của xã hội, kể cả của tư nhân, của nước ngoài tại Việt Nam và ở mọi cấp độ Trung ương, địa phương, doanh nghiệp, cá nhân. Thời gian qua việc quản lý việc sử dụng vốn đầu tư ở một số địa phương và doanh nghiệp đã bị buông lỏng nhất là đối với các công trình thuộc hạng mục B, C. Nhiều địa phương tuy biết Ngân sách Nhà nước không cấp hoặc chưa thể cấp vốn, nhưng họ vẫn cố “ khởi công”, đặt nền móng để tạo ra sự đã rồi, sau đó tìm mọi cách xin Ngân sách Nhà nước cấp phát để hoàn tất những việc đã rồi.
Cần chú trọng nâng cao chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình đầu tư lớn của Nhà nước như chương trình trồng rừng, chương tình tạo việc làm… Một số lĩnh vực đầu tư quan trọng, sử dụng nhiều vốn đầu tư như đầu tư XDCB, đầu tư cho khu vực kinh tế quốc doanh cũng cần được chú trọng hơn, trong đó cần hoàn thiện hệ thống các định mức chi phí đầu tư, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo tính khả thi, đồng bộ trong đầu tư, nâng cao tình độ kỹ thuật, công nghệ của máy móc, thiết bị, dây chuyền đưa vào sản xuấtm, rút ngắn thời tian và nâng cao chất lượng các công tình xây dựng.
Đối với co chế quản lý vốn đầu tư bằng vốn vay ODA: Việc đầu tư bằng vốn này cần hạch toán riêng biệt, rõ ràng và có sự theo dõi chặt chẽ quá tình vận động của nguồn vốn này, bao gồm tất cả các khâu: cho vay, thu nợ, trả nợ. Trên cơ sở đó, định kỳ có sự tính toán hiệu quả sử dụng nguồn vốn này và báo cáo cho các cơ quan có trách nhiệm và công bố trên các phương tiện thông tin Đại chúng để mọi người cùng biết và có chính sách, cơ chế khuyến khích phù hợp, thí dụ, những đơn vị đã sử dụng nguồn vốn này có hiệu quả, khi có nhu cầu sẽ được ưu tiên xem xét cho vay tiếp.
* Đổi mới tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư:
Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý vốn đầu tư ở mỗi ngành và địa phương. Hiện nay, ở mỗi ngành, mỗi địa phương, mỗi doanh nghiệp đều thực hiện việc đầu tư cho rất nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng cũng như ở Trung ương, ở các ngành và địa phương hầu như chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm theo dõi tổng hợp về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cuả tất cả các lĩnh vực, ngành nghề. Trong thời gian tới, cần phân công cho một cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi tổng hợp tình hình và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, định kỳ có sự đánh giá về vấn đề này và có báo cáo cho các cấp uỷ và chính quyền kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, đồng thời thông qua các phương tiện thông tin Đại chúng, kịp thời công bố cho cán bộ, nhân dân biết để cùng tham gia vào quá trình quản lý.
Đối với các ban quản lý chương trình, công trình: Bên cạnh các cơ quan quản lý tổng hợp, cũng cần tiếp tục đổi mói phương thức hoạt động của các đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý việc sử dụng các nguồn vốn đầu tư như ban quản lý các chương tình, công trình sao cho mỗi khoản mục đầu tư đều có người Đại diện chủ sở hữu và người quản lý cụ thể với quyện hạn, trách nhiệm rõ ràng, đúng đắn. Ngoài việc cần chấp hành nghiêm chỉnh hơn chế độ báo cáo, cần có quy định buộc các đơn vị quản lý trực tiếp đi sâu phân tích, đánh giá và định kỳ có báo cáo về kết quả và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của chương trình, công trình do mình phụ trách. Đối với các chương trình, công trình có giá trị lớn, trọng điểm, ngoài việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, hàng năm cần có báo cáo tài chính và được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập. Báo cáo kiểm toán này càn phải gửi cho các cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan chức năng của Nhà nước, trong đó có cơ quan theo dõi tổng hợp hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cuả Nhà nước. Trừ các thông tin được quản lý theo quy định bảo mật của Nhà nước , mọi thông tin về số vốn đã thực hiện, kết quả và hiệu quả sử dụng số vốn của từng chương tình ở mỗi địa phương nên được công bố trên các phương tiện thông tin Đại chúng và lưu trữ công khai, thuận tiện cho bất cứ ai quan tâm tìm hiểu , theo dõi , đối chiếu với thực tế để có cơ sở tham gia quản lý, giám sát một cách có hiệu quả hơn.
Một là: Tiếp tục sắp xếp lại DNNN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường. Cần xác định chủ sở hữu đích thực đối với những tài sản thuộc DNNN, để việc sử dụng chúng có hiệu quả và tránh lãng phí. Cần tiếp tục đẩy nhanh việc chuyển đổi một số DNNN không thiết yếu sang hình thức đa sở hữu hoặc sang các hình thức kinh tế khác như:
Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,…Nhà nước cần tạo môI trường pháp luật và thể chế thuận lợi cho cổ phần hoá DNNN và coi đây là một trong những giải pháp cơ bản để tạo vốn trong các doanh nghiệp.
Hai là: thực hiện liên doanh liên kết giưã DNNN với các thành phần kinh tế khác. Nhờ đó có thể thu hút nguồn vốn, trình độ quản trị, công nghệ của những đối tác này. Song nhà nước cần quan tâm hơn đến quyền lợi của DNNN trong liên doanh. HIện tại, hình thức liên doanh mới được triển khai với các đối tác nước ngoài, nhưng quyền lợi phía bên Việt Nam vẫn còn nhỏ, luôn bị đối tác liên doanh chèn ép. Hình thức liên donah, liên kết giữa DNNN với các thành phần kinh tế khác trong nước chưa phát triển. Đây là vấn đề cần phải được chú trọng trong thời gian tới.
Bên cạnh những giải pháp trên Nhà nước cần phải có chính sách tạo thuận lợi cho việc huy động vốn của các DNNN. Trước hết, Nhà nước cần đưa ra giải pháp tháo gỡ những vướng mắc về tài sản thế chấp của DNNN nhỏ hơn nhiều so với nhu cầu vay vốn, dẫn đến doanh nghiệp thiếu vốn, ngân hàng thừa vốn không cho vay được. Một mặt, nhà nước cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo đều kiện cho ngân hàng hoạt động. Mặt khác, ngân hàng nên xem xét đến những yếu tố như năng lực quản trị của donah nghiệp, khả năng sinh lời cũng như khả năng đối phó với những bất lợi của doanh nghiệp, cuối cùng mới xem xét đến tài sản thế chấp của doanh nghiệp.
Nhà nước nên kiểm kê, đánh giá lại tài sản của các DNNN để thấy được thực trạng tài sản hiện nay tại các doanh nghiệp. Đồng thời nhà nước nên dành một tỷ lệ vốn ngân sách để đầu tư thêm vốn điều lệ cho các DNNN tương xứng với quy mô và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được giao. Nhà nước cần cảI tiến, đơn giản hoá thủ tục cho vay, bãI bỏ chế độ xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền và xác nhận cuả cơ quan quản trị vốn khi đưa tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vay vốn ngân hàng. Nhà nước cũng nên bãI bỏ chế độ công chứng Nhà nước trong mỗi lần vay vốn mà chỉ thực hiện một làan công chứng, chỉ công chứng lại khi doanh nghiệp thay đổi tài sản thế chấp.
Cổ phần hoá DNNN góp phần giải quyết những khó khăn về vốn:
Các DN luôn trong tình trạng đói vốn, tình trạng DN phải ngừng sản xuất do đói vốn đã xuất hiện và có nhiều hướng tăng.. Trong khi đó, hiệu quả sử dụng đồng vốn thấp, nguy cơ thất thoát vốn gia tăng, DNNN làm ăn thua lỗ tăng nhanh trong vàI năm lại gần đây. Hệ quả của nó là công nghệ lạc hậu thấp xa so với các nước trên thế giới thường từ hai đến ba thế hệ, cá biệt có công nghệ lạc hậu đến năm sáu thế hệ.
Thiếu vốn đang là khó khăn lớn nhất cho hoạt động hiên tại và cho phát triển trong tương lai của các DN Việt nam. Số vốn thực tế cho hoạt động sản xuất kinh doanh của một DN hiện nay chỉ mới đạt 70% mức yêu cầu về vốn cố định, 50% mức yêu cầu về vốn lưu động. Thêm vào đó , với cơ cấu tài sản cũ lạc hậu thì rõ ràng nhu cầu về vốn hiện nay của các DN là rất đảm bảo cho sự tồn tại của chính bản thân DN và cho sự phát triển của nền kinh tế.
Bên cạnh đó tiềm lực vốn trong dân và trong các tổ chức trong xã hội là rất lớn lại chưa được tận dụng khai thác và sử dụng có hiệu quả cho sản xuất. Thị trưòng vốn của Việt Nam còn phát triển chậm nên nguồn vốn duy nhất mà các DN có thể khai thác hiện nay là nguồn vốn tín dụng. Song nguồn vốn tín dụng chỉ có thể đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn lại rất han chế. Hơn nữa, ngay cả các DN ngân hàng cũng đang gặp khó khăn bất cập về quản lý, về hoạt động kinh doanh.
Việc cổ phần hoá các DNNN tạo điều kiện bán cổ phần thu hút vốn đầu tư của nhiều thành phần kinh tế, mở cửa cho việc đa dạng hoá sở hữu, không riêng gì các nhà DNNN được cổ phần hoá, mà còn góp phần đa dạng hoá sở hữu cuả cả nền kinh tế. Việc chuyển các DNNN thành công ty cổ phần chính là dể tận dụng ưu điểm vốn có của nó trong công ty cổ phần về huy động vốn, đó là:
Các công ty cổ phần có thể thu hút được các nguồn vốn ở quy mô rất lớn đến các ngân hàng ( các ngân hàng tham gia với tư cách là các cổ đông) đến các khoản vốn vô cùng nhỏ bé của các tầng lớp dân cư, đầu tư dàI hạn, gắn trách nhiệm của người sở hữu vốn với kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần ở trình độ xã hội hoá rất cao so với huy động vốn của các ngân hàng.
Với sự nhìn nhận của công chúng sẽ càng được nhân lên khi thị trường trao đổi cổ phiếu được hình thành trên thị trường này, có những công ty cổ phần mới thực sự là đối tượng để các nhà đầu tư rót vốn. Xong điều cốt lõi của bàI toán về vốn là hiệu quả sản suất kinh doanh của các DN sau khi cổ phần hoá có đựơc nâng lên hay không. Hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần các DN hoàn toàn tự chủ trong hoạt động kết quả hoạt động gắn liền với tiền vốn của bản thân người lãnh đạo và những người lao động trong DN, sản xuất kinh doanh thực sự gắn kết vói thị trường lấy thị trường là thước đo đánh giá kết quả hoạt động của DN.
Với việc huy động một lượng vốn lớn , hiệu quả hoạt động kinh doanh không ngừng được nâng cao thì việc đổi mới những công nghệ lạc hậu là việc làm đương nhiên để không ngừng phát triển mở rộng DN.
3 Giảm phí tổn về vốn
Để giảm bớt phí tổn về vốn cần lựa chọn các nguồn vốn có phí tổn thấp nhất và tối thiểu hoá lượng vốn sử dụng cho việc sản xuất ra một đơn vị sản lượng, hoặc thực hiện một khối lượng dịch vụ nhất định. Do đó, cần khai thác các nguồn vốn khác nhau, đặc biệt nguồn vốn nợ, vì đó là một nguồn vốn đòi hỏi tưong đối thấp đối với các DN và tạo khả năng mang lại thu nhập cao hơn.
Trong các nguồn vốn được sử dụng hiện nay, có nguồn vốn viện trợ chính thức của chính phủ ( ODA) thường được sử dụng trong các dự án phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, cũng cần chú ý đặc thù của loại vốn này là điều kiện ràng buộc tương đối, đôI khi dẫn đến phí tổn cao và sử dụng kém hiệu quả, đặc biệt xem xét trên phương diện kinh tế vĩ mô. Vì vậy, cần có biện pháp phân bổ và kiểm tra việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nói trên, nhằm tránh tình trạng thêm gánh nợ.
Ngoài ra, cần tìm các biện pháp giảm bớt nhu cầu về vốn, như giảm nhu cầu về vốn dự trữ, giải quyết tốt khâu thanh toán, rút ngắn chu kì sản xuất trong phạm vi công nghệ cho phép.
4 Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ
Đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định
Trong thời Đại khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, tài sản cố định thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ hao mòn vô hình. Do đó, để có cơ sở cho viẹc tính toán khấu hao thu hồi vốn đầy đủ, doanh nghiệp cầc phải giảm thiểu sự chênh lệch giữa giá trị thực tế và giá trị trên sổ sách của tài sản. Muốn vậy, doanh nghiệp phaỉ có kế hoạch và biện pháp đánh giá và đánh giá lại tài sản một cách thường xuyên, chính xác. Nhờ vậy mà doanh nghiệp xác định được giá trị thực của tài sản cố định, từ đó xác định mức khấu hao hợp lý để thu hồi vốn hoặc kịp thời xử lý những tài sản cố định bị mất giá để chống lại sự thất thoát vốn.
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Các doanh nghiệp cần tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị, giảm thời gian tác nghiệp, hợp lý hoá dây chuyền công nghệ, đảm bảo nghiêm ngặt chế độ duy tu bảo dưỡng máy móc thiết bị, áp dụng chế độ khuyến khích vật chất và trách nhiệm đối với quản trị và sử dụng tài sản cố định. Đồng thời doanh nghiệp cần tổ chức tốt quá trình sản xuất theo nguyên tắc cân đối, nhịp nhàng và liên tục.
Xuất phát từ sử dụng tài sản cố định của DNNN là hiệu quả sử dung tài sản cố định còn thấp, chưa khai thác tối đa công suất của máy móc thiết bị. Mặc dù có sự tăng lên nguyên giá tài sản cố định nhưng tốc độ tăng hiệu suất sử dụng lại thấp hơn tốc độ tăng quy mô tài sản cố định, chứng tỏ DN chưa sử dụng tối đa hiệu quả nguồn vốn đầu tư và tài sản cố định.
Một trong các yếu tố có thể đảm bảo cho DN thu hồi đủ vốn đầu tư là phát huy năng lực hiện có về đầu tư mà cụ thể là khai thác tối đa công suất thiết bị. Muốn vậy, các DN phaỉ đẩy mạnh hơn nữa công tác tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm những khách hàng mới. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua hoạt động sản xuất của các DNNN diễn ra không đều, ít ổn định, tình trạng sản xuất khi thì thong thả, cầm chừng, khi thì vội vã khẩn trương gây nên những lãng phí về sức người, sức của. Nhất là các DN thuộc ngành giày, ngành dệt may, bảo hành sản xuất thực phẩm, đồ uống. Sản phẩm do ngành da giày sản xuất ra hiện nay trên thị trường có nhiều chủng loại do nhiều hãng, nhiều DN khác nhau sản xuất. Thị trường trong nước thì hạn hẹp, trong khi đó thị trường nước ngoài rất rộng lớn nhưng lại cạch tranh gay gắt. Do vậy, để thu hút được một khách hàng nào đó cho DN đã khó mà giữ lại thành khách hàng truyền thống lại càng khó. Chẳng hạn các sản phẩm tiêu dùng khác. Thông thường sản phẩm này nhu cầu tiêu dùng của xã hội vào mùa đông thường cao hơn mùa hè và trong những tháng này các DN sản xuất liên tục thậm chí ba ca/ 1 ngày. Nhưng sang mùa hè, do thời tiết nóng nực nhu cầu mặt hàng này giảm xuống rất nhiều, nhất là trong nước, khiến cho thị trường tiêu thụ vốn đã nhỏ bé lại càng trở nên eo hẹp hơn. Tốc độ tiêu thụ hàng hoá bị giảm sút, không có đơn giản , tốc độ sản xuất chậm lại thậm chí có tháng không có việc làm máy móc thiết bị lúc đó để không hoặc sử dụng không hết công suất, giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thị trường không ổn định làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất sử dụng TSCĐ. Để khắc phục tình trạng này một mặt các DN cần nâng cao chất lượng sản phẩm, cảI tiến mẫu mã, đẩy mạnh công tác Marketing ( khâu này hiện nay rất yếu trong các DNNN ), mặt khác tích cực tìm kiếm thị trường, vươn ra thị trường xuất khẩu để ổn định sản xuất kinh doanh do htị trương nước ngaòi nhu cầu lớn. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu luôn đòi hỏi sản phẩm chất lượng với mẫu mã đẹp đồng thời mức độ cạnh tranh lại cao hơn.
Đồng thời với việc mở rộng hơn nữa thị trường sản phẩm của DN, các DN cần cân đối không để cấc chế độ khuyến vật chất đối với người quản lý và sử dụng tài sản cố định.
5 .Tăng cường đầu tư đổi mới tài sản cố định đặc biệt là đổi mới, hiện Đại hoá máy móc thiết bị phục vụ trực tiếp cho sản xuất.
Hầu hết các DN hiện nay đều có trang thiết bị máy móc cũ kỹ lạc hậu do không chú trọng đầu tư mới, hiện Đại hoá táI sản cố định. Do vậy, sản phẩm mà DN sản xuất có chất lượng kém, khả năng cạnh tranh thấp, chưa tạo được vị trí trên thương trường. Những năm qua, ngân sách nhà nứơc đang dần cắt giảm để tăng cường tính năng động tự chủ cho các DN. Nhu cầu về vốn rất lớn, nhưng việc vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng rát khó khăn, mà khó khăn lớn nhất là DN gặp phaỉ là lãI suất cao. Vì vậy các DN chỉ có thể vay những khoản nhỏ, đủ để cảI thiện chút ít tình hình sản xuất và đủ để bổ sung thiết bị.
Nhu cầu vốn cho đổi mới máy móc thiết bị thì nhiều nhưng các DN lại không xây dựng được những phương án sản xuát kinh doanh, những dự án có tính khả thi.
Như vậy, các DN cần cố gắng hơn nữa trong việc tìm tòi nghiên cứu , xây dựng được những phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả để thu hét được vốn đầu tư của nhà nước và các tổ chức tín dụng. Đồng thời, tích cực tìm kiếm đối tác kinh doanh nhằm huy động nguồn vốn và thông qua việc liên doanh liên kết các DN. Có cơ hội được tiếp xúc với các trang thiết bị, công nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý.
6 Kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp
Sau mỗi kỳ kế hoạch, nhà quản trị phải tiến hành phân tích, đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định thông qua các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn. Từ đó , doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định đầu tư, điều chỉnh lại quy mô, cơ cấu sản xuất cho phù hợp, khai thác đựơc những tiềm năng sẵn có và khắc phục những tồn tại trong quản trị
Ngoài các biện pháp trên, doanh nghiệp có thể sử dụng một số biện pháp khác như sử dụng quỹ khấu hao hợp lý, kịp thời xử lý những máy móc thiết bị lạc hậu, mất giá, giải phóng những máy móc thiết bị không cần dùng, mua bảo hiểm tài sản để đề phòng rủi ro….
7. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, VLĐ luôn thay đổi giá trị và vận động theo chu kỳ sản xuất từ cung ứng đến sản xuất và lưu thông. Cứ như vậy VLĐ được tiếp tục tuần hoàn và chu chuyển theo chu kỳ sản xuất. Do phương thức vận động có tính chu kỳ như trên, nên để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, các doanh nghiệp cần phải áp dụng các biện pháp sau:
Xác định chính xác VLĐ ở từng khâu luân chuyển
Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản trị VLĐ nhằm:
Tiết kiệm VLĐ sử dụng trong sản xuất kinh doanh.
Thông qua việc xác định VLĐ ở từng khâu để nắm được lượng VLĐ cần phải đi vay, tránh ứ đọng. Đảm bảo đủ VLĐ cần thiết cho sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, thúc đẩy tốc đọ luân chuyển VLĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Tổ chức khai thác tốt nguồn VLĐ phục vụ cho sản xuất kinh doanh
Trước hết, doanh nghiệp cần phỉa khai thác triệt để các nguồn vốn nội bộ và các nguồn vốn có thể chiếm dụng một cách thường xuyên( nợ định mức), sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nhất nguòon vốn này. Nếu còn thiếu doanh nghiệp phải tìm đến các nguồn vốn từ bên ngoài như vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dungj, vốn liên doanh liên kết, vốn phát hành cổ phiếu, tráI phiếu.. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần cân nhắc , tính toán lựa chon phương thức huy động sao cho chi phí là thấp nhất.
Thường xuyên phân tích tình hình sử dụng VLĐ
Tăng cường việc kiểm tra tài chính đối với việc sử dụng VLĐ, thực hiện công việc naỳu thông qua phân tích một số chỉ tiêu như: Vòng quay VLĐ, sức sinh lợi của VLĐ.. Trên cơ sở đó biết được rõ tình hình sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp, phát hiện những vướng mắc và sửa đổi kịp thời, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.
Ngoài các biện pháp nêu trên , doanh nghiệp cần áp dụng một số biện pháp tổng hợp như: đẩy mạnh khâu tiêu thụ hàng hoá, xử lý kịp thời những vật tư, hàng hoá chậm luân chuyển để giải phóng vốn. Thường xuyên xác định phần chênh lệch giữa giá mua ban đầu với giá thị trường tại thời điểm kiểm tra tài sản cố định tồn kho để có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả. Thực hiện nghiêm túc, triệt để công tác thanh toán công nợ, chủ động phòng ngừa rủi ro, hạn chế tình trạng chiếm dụgn vốn mà từ đó làm phát sinh nhu cầu VLĐ dẫn đến doanh nghiệp phải đi vay ngoài kế hoạch, tăng chi phí vốn mà đáng ra không có. Vốn bị chiếm dụng ngày càng trở thành gánh nặng cho donah nghiệp khi trở thành nợ khó đòi, gay thất thoát vốn của doanh nghiệp. Bởi vậy, để chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp nên lập các quỹ dự phòng tài chính để có thể bù đắp khi vốn bị thiếu hụt.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
I, Tạo vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn- một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của DNNN trong nền kinh tế thị trường
Khái niệm về vốn
Đặc trưng cơ bản của vốn
Phân loại vốn
Vai trò của vốn đối với DNNN trong nền KTTT
Tính pháp lý
Tính kinh tế
Những vấn đề liên quan hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
5.1 Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong sản xuất kinh doanh
5.2 Vai trò của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
6.1 Chỉ tiêu đánh giá tổng hợp
6.2 Chỉ tiêu đánh giá vốn cố định
6.3 Chỉ tiêu đánh giá vốn lưu động
6.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tàI chính của hoạt động đầu tư khác
II, Khái quát tình hình hoạt động và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong các DNNN ở Việt Nam hiện nay
Vai trò DNNN trong nền KTTT
Thực trạng về vốn đầu tư và sử dụng vốn trong các DNNN
Đánh giá chung
Tình hình các DNNN trước thời kỳ đổi mới
Tình hình các DNNN sau thời kỳ đổi mới
Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của các DNNN
Thực tế tình hình sử dụng vốn đầu tư trong một số DNNN ở nước ta
Một số nhận xét về hiệu quả kinh tế năm 2001 thông qua chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp
Những kết quả đạt được và những tồn tại trong DNNN
Những kết quả đạt được
Những tồn tại cần khắc phục
III, Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các DNNN
Một số giải pháp tổng quát
Cổ phần hoá DNNN, góp phần giải quyết khó khăn về vốn
Giảm phí tổn về vốn
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
Tăng cường đầu tư, đổi mới tài sản cố định, đặc biệt là đổi mới hiện đại hoá máy móc thiết bị, phục vụ trực tiếp cho sản xuất.
Kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định của DN.
Kết luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp ( sách mới)
Kinh tế xã hội Việt Nam- thực trạng , xu thế và giải pháp
PTS Lê Mạnh Hùng
Tạp chí Kinh tế phát triển số 21/97, 22/98,38/2000, 40/2000
Kinh tế và dự báo số 1/96, 9/97, 4/2000, 4/2001 ,5/2002.
Phát triển kinh tế số 89,97,108/99,
Con số và sự kiện số 2/97, 6/2000
Thương mại số 3,4/99, 6/2001
Quản lý thị trường 5/2000
Lý luận chính trị số 6/2001
Tạp chí ngân hàng và thông tin khoa học ngân hàng số 7,10/97,9,98, 6/99
Tài chính 6/2000
Kết quả điều tra thực trạng DNNN, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngaòi hoạt động Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, du lịch và dịch vụ.
Nghị định 338/HDBT, Quyết định 315/ HĐBT, chỉ thị 500/ TTg, nghị định 59/CP của Chính phủ.
Luật doanh nghiệp nhà nước.
Một số tạp chí và báo khác.
Một số tài liệu, số liệu thực tế trong một số cơ quan nhà nước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 62542.DOC