Đề tài Tình hình hoạt động của công ty may Hồ Gươm qua các năm 2000-2004

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều có một mục tiêu là lợi nhuận và ngày càng muốn tăng lợi nhuận cao hơn nữa. Với xu thế hội nhập nền kinh tế toàn cầu thì tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt, do đó, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển hơn nữa thì doanh nghiệp, nhất là những nhà lãnh đạo làm chủ doanh nghiệp phải đưa ra được những mục tiêu hoạt động kinh doanh của mình phù hợp với những đường lối hoạt dộng và các phương pháp tổ chức quản lý doanh nghiệp. Trong đó, việc hạch toán kế toán là một trong những biện pháp mà các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Bởi trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá và đất nước kế toán là một công cụ quan trọng phục vụ cho việc quản lý nền kinh tế cả về mặt vĩ mô và vi mô. Ở Việt Nam, gần đây, các doanh nghiệp được hình thành và phát triển ngày một nhiều hơn để đáp ứng cho những nhu cầu của con người trong nền kinh tế mở cửa. Việc hình thành và phát triển của mỗi doanh nghiệp theo những xu hưỡng khác nhau với những nhiệm vụ và chức năng đề ra khác nhau để đạt được những mục tiêu khác nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời tuỳ theo từng hoạt động của từng doanh nghiệp cơ cấu quản lý doanh nghiệp cũng khác nhau, việc bố trí sắp xếp lượng cán bộ công nhân viên và bộ máy kế toán khác nhau. Mỗi một phòng ban, mỗi một công nhân viên có những chức năng và nhiệm vụ khác nhau làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả đạt lợi nhuận cao nhất. Từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện, cuộc sống của người dân ấm no, hạnh phúc.

doc31 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình hoạt động của công ty may Hồ Gươm qua các năm 2000-2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều có một mục tiêu là lợi nhuận và ngày càng muốn tăng lợi nhuận cao hơn nữa. Với xu thế hội nhập nền kinh tế toàn cầu thì tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt, do đó, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển hơn nữa thì doanh nghiệp, nhất là những nhà lãnh đạo làm chủ doanh nghiệp phải đưa ra được những mục tiêu hoạt động kinh doanh của mình phù hợp với những đường lối hoạt dộng và các phương pháp tổ chức quản lý doanh nghiệp. Trong đó, việc hạch toán kế toán là một trong những biện pháp mà các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Bởi trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá và đất nước kế toán là một công cụ quan trọng phục vụ cho việc quản lý nền kinh tế cả về mặt vĩ mô và vi mô. ở Việt Nam, gần đây, các doanh nghiệp được hình thành và phát triển ngày một nhiều hơn để đáp ứng cho những nhu cầu của con người trong nền kinh tế mở cửa. Việc hình thành và phát triển của mỗi doanh nghiệp theo những xu hưỡng khác nhau với những nhiệm vụ và chức năng đề ra khác nhau để đạt được những mục tiêu khác nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời tuỳ theo từng hoạt động của từng doanh nghiệp cơ cấu quản lý doanh nghiệp cũng khác nhau, việc bố trí sắp xếp lượng cán bộ công nhân viên và bộ máy kế toán khác nhau. Mỗi một phòng ban, mỗi một công nhân viên có những chức năng và nhiệm vụ khác nhau làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả đạt lợi nhuận cao nhất. Từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện, cuộc sống của người dân ấm no, hạnh phúc. Xuất phát từ rất nhiều mục tiêu đã đề ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp sự hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức,có những đặc điểm giống và khác nhau. Công ty Cổ phần may Hồ Gươm được thành lập và phát triển gần 10 năm với những dường lối đổi mới tiến bộ về nhiều mặt như: cơ cấu tổ chức, khoa học kĩ thuật,… Báo cáo sơ bộ về tình hình Công ty Cổ phần may Hồ Gươm gồm hai phần chính sau: Phần I: Đặc điểm chung của Công ty Cổ phần may Hồ Gươm Phần II: Tình hình hoạt động của công ty may Hồ Gươm qua các năm 2000-2004 Phần I: Đặc điểm chung của công ty cổ phần may hồ gươm Quá trình hình thành và phát triển 1.1 Đặc điểm hoạt động của công ty may Hồ Gươm - Tên đơn vị : Công ty Cổ phần may Hồ Gươm - Tên giao dịch : HOGUOM GARMENT STOCK COMPANY - Tên viết tắt : HOGARSCO - Trụ sở chính : 201 Trương Định - Hai Bà Trưng- Hà nội - Hình thức sở hữu vốn : Cổ phần - Hình thức hoạt động :Sản xuất kinh doanh - Lĩnh vực kinh doanh : Sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu Quá trình hình thành và phát triển của công ty may Hồ Gươm Công ty cổ phần may Hồ Gươm được thành lập theo quyết định số 147/ QĐ- TCLĐ ngày 25- 11- 1995 của Tổng công ty Dệt may Việt nam. Công ty Cổ phần may Hồ Gươm tiền thân là phân xưởng may số II của Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ may phía Bắc thuộc Tổng công ty sản xuất- xuất nhập khẩu may. Sau một thời gian hoạt động có hiệu quả và được sự cho pháp của Tổng công ty Dệt may Việt nam, xưởng may II được tách ra và trở thành một doanh nghiệp kinh doanh và hạch toán độc lập, chịu sự quản lý của Tổng công ty Dệt may Việt nam. Ban đầu khi mới thành lập công ty có tên là Xí nghiệp may thời trang Trương Định. Trong những ngày đầu mới thành lập xí nghiệp gặp không ít khó khăn với 264 cán bộ công nhân viên được phân thành 2 phân xưởng may và 4 phòng ban nghiệp vụ. Số cán bộ tốt nghiệp đại học và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn ít, số công nhân co tay nghề cao chưa nhiều. Do đó, trong quá trình hoạt động công ty đã phải cử người đi học nâng cao nghiệp vụ, đồng thời mở các lớp đào tạo tay nghề cho công nhân viên. Về cơ sở hạ tầng, lúc đầu hầu hết các thiết bị máy móc đều là cũ kỹ, lạc hậu. Với tổng diện tích sử dụng là 1280 m2 bao gồm cả nhà làm việc, nhà xưởng, kho hàng. Do đó, việc bố trí các phòng ban rất khó khăn, kho hàng thiếu thốn và chật chội. Với nỗ lực của tập thể công nhân viên và nhất là đường lối chỉ đạo đúng đắn của các cấp lãnh đạo công ty nên chỉ sau một thời gian ngắn công ty không những vượt qua khó khăn mà còn thu được những kết quả đáng kể. Tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng bình quân hơn 30%/ năm. Đồng thời, với những kết quả đó ban lãnh đạo công ty luôn quan tâm đến việc đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại, dây chuyền công nghệ cao; tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng để sản xuất các sản phẩm mới lạ, đẹp, giá cả phù hợp, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách kịp thời. Nhờ vậy công ty đã có những sản phẩm phong phú về chủng loại có chất lượng cao, uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Với những thành công đó ngày 10- 3- 1998 theo quyết định số 215 QĐ- TCLĐ của Tổng công ty Dệt may Việt namđã cho phép đổi tên xí nghiệp may thời trang Trương Định thành công ty may Hồ Gươm. Quyết định này của Tổng công ty Dệt may Việt nam đã thổi một luồng gió mới làm thay đổi bầu không khí cho mọi hoạt độngcủa đơn vị và tiếp thêm một sinh lực mới cho cán bộ công nhân viên Công ty may Hồ Gươm. Đến năm 1999, công ty may Hồ Gươm chuyển sang cổ phần hoá theo quyết định thành lập số 73/ 1999/ QĐ- BCN ngày 16 tháng 11 năm 1999. Sau khi cổ phần hoá Công ty cổ phần may Hồ Gươm đã mở rộng địa bàn sản xuất kinh doanh xuống thi trấn Bần- Hưng Yên, diện tích 26.644 m2 với 2 xí nghiệp sản xuất và 1 xưởng thêu. Doanh thu xuất khẩu năm sau tăng hơn năm trước. Đến tháng 8 năm 2003 Công ty lại thành lập thêm một xưởng may ở km 98 An Dương- An Hải- Hải Phòng và đã đi vào hoạt động tốt. Hiện nay, Công ty Cổ phần may Hồ Gươm đã có 5 xí nhiệp thành viên đặt tại Hà nội, Hưng Yên, Hải Phòng với hơn 2500 cán bộ công nhân viên, trên 2400 máy may công nghiệp, máy chuyên dùng hiện đại của Nhật, Đức, … chuyên sản xuất một số mặt hàng chu yếu như: áo sơmi, áo jacket, quần âu, Jean, quần trẻ em, áo váy. Cùng với sự mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế giữa Việt nam và các quốc gia trong khu vực cũng như trên toàn thế giới, công ty Cổ phần may Hồ Gươm cũng không ngừng tự hoàn thiện, đổi mới máy móc, trang thiết bị, mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm khai thác và mở rộng thị trường Quốc tế. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của cong ty hiện nay là Châu Âu, Nhật và một số nước Trung Mỹ. Hoạt động trong cơ chế thị trường vớu sự điều tiết vĩ mô của nhà nước cũng như sự nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên,…Công ty Cổ phần may Hồ Gươm đang ngày một phát triển và lớn mạnh không ngừng thể hiện qua bảng số liệu sau: Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu của công ty Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 2004 KKế hoạch 1. Tổng doanh thu Tr.đ 42392 77000 95973 2. Giá trị SXCN Tr.đ 31061 56542 75847 3. Tổng thu nhập Tr.đ 9608 14402 18266 4. Thu nhập bình quân đ/người 775844 815331 874000 II. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Chức năng Công ty may Cổ phần Hồ Gươm có chức năng quản lý, thực hiện nhiệm vụ tiến hành tổ chức kinh doanh sao cho có lợi nhuận. Công ty may Cổ phần Hồ Gươm còn thực hiện chức năng quản lý và phân phối nguyên liệu sao cho có hiệu quả nhất để đạt được chỉ tiêu kế hoạch mà nhà nước và Công ty đề ra. Nhiệm vụ của Công ty may Cổ phần Hồ Gươm Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là sản xuất kinh doanh, sản xuất hàng gia công may mặc xuất khẩu. Hàng năm, công ty đã sản xuất từ 2- 3.5 triệu sản phẩm/ năm. Trong đó, hàng may mặc xuất khẩu là chủ yếu chiếm tỷ trọng 98%, còn lại phục vụ nhu cầu nội địa. Công ty chủ yếu sản xuất đảm bảo khả năng đáp ứng các đơn đặt hàng trong nước và ngoài nước với các mặt hàng thời trangđa dạng, phong phú. Một phần sản xuất nhằm giữ ổn định trong các điều kiện biến động mạnh của các mặt hàng thời trang mang tính chất mùa vụ theo yêu cầu của khách hàng của thị trường mà công ty có khả năng tiêu thụ sản phẩm với tính chất đa dạng của từng mặt hàng thời trang. Mặt hàng chủ yếu của công ty may là: Jacket, Sơmi, complex, áo véc, váy các loại, quần áo cho người lớn và trẻ em. Chính nhờ sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty mà sản lượng của công ty đã đạt khá cao góp phần không nhỏ vào sản lượng dệt may trong toàn nghành dệt may Việt nam Sản phẩm của công ty xuất khẩu có uy tín không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài. Với chính sách thực hiện đổi mới công nghiệp, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, công ty đảm bảo cung ứng một cách đầy đủ kịp thời nhanh chóng cho mọi đối tượng khách hàng theo đúng chủng loại yêu cầu với chất lượng tốt, số lượng chính xác, giá cả hợp lý. Mặt khác, do quản lý chặt chẽ mạng lưới phân phối, công ty được sự tín nhiệm của khách hàng nên mấy năm gần đây công ty đã chiếm được một phần thị trường lớn cụ thể là: - Khu vực Châu á bao gồm: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapo. Khu vực Châu Âu bao gồm: Canada, Thuỵ Điển, Tây Ban Nha. - Ngoài ra, còn có các bạn hàng ở Mỹ và các nước Bắc Âu. Khách hàng là thế lực đầu tiên và quan trọng tác động đến sự tồn tại của công ty. Chính vì vậy, công ty luôn quan tâm đến các vấn đề như chất lượng hàng hoá, giá cả, dịch vụ sau bán hàng, điều kiện giao hàng và đặc biệt là thời gian giao hàng. Cho đến nay, có thể nói công ty Cổ phần may Hồ Gươm đã và đang khẳng định vị trí của mình trên thị trường. III .Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần may hồ gươm Công ty Cổ phần may Hồ Gươm là đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập trực thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam, được quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp mình. Để phù hợp với đặc điểm riêng của doanh nghiệp mình và hoạt động có hiệu quả nhất trong công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình quản lý tập trung. Theo mô hình này thì mọi hoạt động của toàn công ty đều chịu sự chỉ đạo thống nhất của ban giám đốc. Với cán bộ công nhân viên, công ty thường xuyên kiện toàn bộ máy tổ chức sản xuất. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Hội đồng quản trị Kế toán trưởng Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phòng KH- XNK Xí nghiệp I Phòng kỹ thuật Xí nghiệp II Phòng KTTV Xí nghiệp III Phòng kinh doanh Xí nghiệp IV Phòng tổ chức HC Xí nghiệp V Lượng cán bộ, công nhân viên được bố trí như sau: Hội đồng quản trị; Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc; Phó giám đốc; Phòng kế hoạch- Xuất nhập khẩu; Phòng kinh doanh; Phòng kế toán; Phòng kỹ thuật; Phòng tổ chức hành chính(Văn phòng công ty); Phòng quản lý xưởng; Phân xưởng sản xuất (gồm 5 phân xưởng sản xuất). Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Tổng giám đốc Tổng giám đốc là người đại diện pháp lý của công ty, là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao, là người chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định hiện hành. Tổng giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh theo chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộmáy quản lý của Công ty theo nguyên tắc tinh giảm, gọn nhẹ đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ban giám đốc Ban giám đốc bao gồm: 1 giám đốc và 1 phó giám đốc Giám đốc Công ty là đại diện pháp nhân của Công ty, là người chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định hiện hành. Giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh theo chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Công ty theo nguyên tắc tinh giảm, gọn nhẹ đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Phó giám đốc phụ trách kỹ thật và sản xuất. Các phòng ban Các phòng ban chức năng của Công ty bao gồm: Phòng kế toán tài chính Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc đồng thời quản lý, huy động và sử dụng các nguồn vốn của Công ty sao cho đúng mục đích và hiệu quả cao nhất, hạch toán bằng tiền mọi hoạt động của Công ty. Nhiệm vụ: Phòng kế toán có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tài chính, tổ chức huy động các nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh; theo dõi, giám sát việc thực hiện các hợp đồng kinh tế về mặt tài chính. Chịu trách nhiệm đòi nợ thu hồi vốn. Đồng thời, lập các báo cáo như: Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo tổng kết tài sản, … Ngoài ra, còn phải phân tích hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, nhằm mục đích cung cấp thông tin cho người quản lý để họ đưa ra những phương án có lợi nhất cho công ty. Phòng kỹ thuật Chức năng: Phòng kỹ thuật có chức năng xây dựng chiến lược sản phẩm của Công ty, quản lý các việc, các hoạt động của Công ty. Nhiệm vụ: Phòng có nhiệm vụ chủ yếu là tiếp nhận, phân tích các thông tin khoa học kỹ thuật mới nhất và xây dựng quản lý các quy trình, quy phạm tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng của sản phẩm. Tiến hành nghiên cứu, chế tạo thử nghiệm sản phẩm mới. Đồng thời, tổ chức, đánh giá, quản lý các sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong Công ty. Tổ chức các cuộc kiểm tra xác định trình độ tay nghề của công nhân viên, Phòng kế hoạch- xuất nhập khẩu Phòng kế hoạch- xuất nhập khẩu có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ kinh tế thương mại trong nước và nước ngoài; có trách nhiệm lập các hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu của Công ty; tổ chức tiêu thụ sản phẩm; quản lý việc cung ứng vật tư. Đồng thời, xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản, điều chỉnh hoạt động kế hoạch sản xuất kinh doanh, cân đối đảm bảo tiến độ sản xuất theo đơn đặt hàng, kiểm tra xác nhận mức hoàn thành kế hoạch, quyết toán vật tư cấp phát và sản phẩm nhập kho đối với các phân xưởng, tổ chức việc vận chuyển chuyên chở sản phẩm hàng hoá, vật tư đạt hiệu quả cao nhất. Phòng tổ chức hành chính(Văn phòng công ty) Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ quản lý nhân sự của toàn Công ty, tiếp nhận các công nhân mới giao xuống phân xưởng, tổ sản xuất và giải quyết các vấn đề chế độ hành chính. Đồng thời lập kế hoạch đào tạo tiếp nhận nhân sự và nâng cao tay nghề cho công nhân. Phụ trách các hạng mục đầu tư về cơ sở vật chất trong Công ty; Có trách nhiệm bảo vệ tài sản, giữ gìn an ninh trật tự trong Công ty. Phòng kinh doanh Phòng kinh doanh có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ kinh tế thương mại trong nước và quốc tế; Tổ chức tiêu thụ sản phẩm; Tổ chức việc vận chuyển chuyên chở sản phẩm hàng hoá, vật tư đạt hiệu quả cao nhất… Đồng thời, xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, điều chỉnh hoạt động kế hoạch sản xuất kinh doanh và cùng với các phòng chức năng thực hiện hợp đồng đã ký kết. Ngoài ra, phòng kinh doanh còn trưng bày, giới thiệu sản phẩm của Công ty cũng như tham gia các hội chợ triển lãm… Xí nghiệp I gồm: Phân xưởng 1: Tổ may 1, tổ may 3, tổ may 5, tổ may 7, tổ may 9 chuyên may các áo váy cho trẻ em, người lớn. Tổ thêu là, đóng gói thực hiện chức năng hoàn thiện sản phẩm Phân xưởng 2: Tổ may 2, tổ may 4, tổ may 6, tổ may 8, tổ may 10 chuyên may các loại quần, complex, jacket. Tổ cắt thực hiện công đoạn cắt vải theo đúng yêu cầu kĩ thuật mà phòng kĩ thuật đề ra. Xí nghiệp II (Hưng Yên) gồm: Phân xưởng 1: Tổ may 1, tổ may 3, tổ may 5, tổ may 7, tổ may 9 chuyên may các áo váy cho trẻ em người lớn. Phân xưởng 2: Tổ may 2, tổ may 4, tổ may 6, tổ may 8, tổ may 10, tổ may 12 chuyên may các áo váy cho trẻ em người lớn. Xí nghiệp III (Hưng Yên) gồm: a. Phân xưởng 1: Tổ may 1, tổ may 3, tổ may 5, tổ may 7, tổ may 9 chuyên may các áo váy cho trẻ em người lớn. b. Phân xưởng 2: Tổ may 2, tổ may 4, tổ may 6, tổ may 8, tổ may 10 chuyên may các áo váy cho trẻ em người lớn. Xí nghiệp IV (Hưng Yên): Xí nghiệp chuyên thêu các loại quần áo trên mọi chất liệu sau đó phân đi các xí nghiệp may. 3.4.10. Xí nghiệp V (Hải Phòng) gồm: Phân xưởng 1: Tổ may 1, tổ may 3, tổ may 5, tổ may 7, chuyên may các áo váy cho trẻ em người lớn. Phân xưởng 2: Tổ may 2, tổ may 4, tổ may 6, tổ may 8 chuyên may các loại áo váy cho trẻ em người lớn. Khi có đơn đặt hàng của khách hàng các phân xưởng có thể cùng kết hợp để sản xuất các loại sản phẩm mà khách hàng yêu cầu. Mỗi phòng ban của công ty có nhiệm vụ, chức năng khác nhau song đều có mối quan hệ mật thiết với nhau cùng phục vụ cho việc quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của công ty nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. IV. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở công ty cổ phần may Hồ gươm 4.1. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở công ty Cổ phần may Hồ Gươm. Công ty Cổ phần may Hồ Gươm có các xí nghiệp thành viên, xong các xí nghiệp thành viên này không có tư cách pháp nhân, không tổ chúc hạch toán. Xuất phát từ đặc điểm trên để phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý, Công ty cổ phần may Hồ gươm đã áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung toàn công ty. Theo hình thức này, toàn bộ công tác kế toán tài chính được thực hiện tại phòng tài chính kế toán của công ty từ khâu tập hợp số liệu ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, phân tích kiểm tra kế toán… Tại các xí nghiệp có các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫnvà thực hiện, hạch toán ban đầu, thu thập, kiểm tra, xử lý sơ bộ chứng từ. Cuối tháng chuyển chứng từ cùng các báo cáo về phòng kế toán tài chính của công ty để xử lý và tiến hành công tác kế toán. Hiện nay, Công ty đang sử dụng hình thức kế toán nhật kí chứng từ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Về mặt nhân sự bộ máy kế toán gồm có: kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp, phó phòng kế toán và các nhân viên kế toán thực hiện các phần hành kế toán khác như: kế toán nguyên vật liệu, kế toán tiền gửi ngân hàng, kế toán doanh thu. - Bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ sau: + Hướng dẫn, kiểm tra, thu thập đầy đủ, kịp thời các chứng từ kế toán + Giúp tổng giám đốc hướng dẫn các bộ phận trong Công ty ghi chép đầy đủ, phục vụ cho việc điều hành hàng ngày mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như mọi lĩnh vực tài chính kế toán toàn Công ty. + Tham gia công tác kiểm kê tài sản, tổ chức bảo quản, lưu giữ hồ sơ tài liệu kế toán theo quy định. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng Kế toán tiền mặt Kế toán tiền gửi ngân hàng, doanh thu bán hàng. Kế toán tiền lương kiêm thủ quỹ Kế toán vật tư, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Kiêm kế toán nguồn vốn, công nợ Bộ máy kế toán tổ chức theo mô hình tập trung dảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất đối với công tác kế toán. Hàng ngày hoặc định kỳ, các chứng từ được thu thập, kiểm tra, xử lý sơ bộ sau đó gửi về phòng kế toán của công ty. Việc ghi sổ được tiến hành theo hình thức Nhật kí chứng từ đảm bảo kết hợp ghi theo thời gian và ghi theo hệ thống, kết hợp giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Do đó, việc kiểm tra, xử lý các thông tin kế toán được tiến hành kịp thời, chặt chẽ, nâng cao hiệu quả của công tác kế toán. 1. Kế toán trưởng Là trực tiếp phụ trách phòng kế toán của công ty, chỉ đạo chung tất cả các bộ phận kế toán về mặt nghiệp vụ. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước cơ quan tài chính cấp trên và Tổng giám đốc công ty về các vấn đề có liên quan tới tình hình tài chính và công tác hạch toán kế toán của công ty. Ngoài ra kế toán trưởng kiểm tra nghĩa vụ đối với nhà nước. Kế toán trưởng là người lập các báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính. 2. Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và công nợ Có nhiệm vụ làm các thủ tục thu, chi tiền mặt các khoản tiền tạm ứng của công nhân viên công ty. Kế toán tiền gửi ngân hàng theo dõi các khoản tiền về và các khoản thanh toán. Kế toán công nợ có trách nhiệm theo dõi các khoản nợ phải thu, phải trả với các khách hàng. 3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành Lấy số liệu từ bảng kê, phân loại các khoản tài khoản do bộ phận khác cung cấp để vào các tài khoản 621, 622, 627, 154… Lập sổ tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp và tính giá thành sản phẩm. 4. Kế toán nguyên vật liệu và tài sản cố định Theo dõi tình hình tăng giảm của tài sản cố định và tính khấu hao tài sản cố định. Phối hợp với các phòng ban và các bộ phận có liên quan làm thủ thanh lý tài sản cố định đã khấu hao hết, quyết toán các trường hợp mua bán vật tư, thiết bị máy móc. Kế toán nguyên vật liệu theo dõi tình hình nhập xuất nguyên phụ liệu từ các nơi nhập về và xuất đi sản xuất. 5. Kế toán tiền lương kiêm thủ quỹ Là kế toán chịu trách nhiệm về tính lương theo thời gian và theo từng sản phẩm của từng công đoạn sản xuất sản phẩm, tính bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho từng đối tượng. Đồng thời theo dõi sự biến động của các loại quỹ công ty chịu trách nhiệm về quản lý tiền công của công ty trong két. Kế toán bộ phận này phụ trách TK334, TK338(TK3382, TK 3383, TK3384). Hàng tháng căn cứ vào sản lượng của công nhân viên theo báo cáo của các phân xưởng và đơn giá lương được hưởng để tính lương cho các bộ quản lý. Cuối mỗi tháng lập bảng thanh toán lương và bảng phân bổ số 1 với chức năng chính là 1 thủ quỹ phải chịu trách nhiệm quỹ tiền mặt với công ty. Thủ quỹ căn cứ vào phiếu thu chi hợp lệ để xuất hoặc nhập quỹ, ghi vào sổ vốn thu hoặc chi để làm căn cứ đối chiếu với sổ nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền của kế toán tiềm mặt. Nừu sự đối chiếu này không khớp nhau thì cả hai phải tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp xử lý thích hợp… Phần II Tình hình hoạt động của công ty may hồ gươm qua các năm 2000-2004 Nhiệm vụ: Cán bộ và công nhân viên Công ty Cổ phần may Hồ Gươm luôn đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ cho mỗi năm hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, đời sống của công nhân viên càng ngày càng cải thiện do đó, nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển Kết quả hoạt động (TSCĐ, KHTSCĐ, tiền lương 1CNV, tổng thu nhập, lãi, nộp ngân sách nhà nước… và mức tăng trưởng qua các năm) Tài sản cố định Năm 2000 Năm Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 10688478037 18578007717 30648461287 39926516144 45039262880 Khấu hao tài sản cố định Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 3992180130 7772070538 12189483579 18024608946 26281980077 Tiền lương một công nhân viên Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 811000 816268 826739 815331 874000 Doanh thu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 15396118704 20907920995 42392000000 77000000000 95973000000 Lãi Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 203361564 437594880 927175166 3158016720 3919992007 Phân tích kết quả, rút ra nhận xét Ưu điểm: Công ty Cổ phần may Hồ Gươm có cơ cấu quản lý gọn nhẹ, người kiêm nhiệm nhiều phân việc và nắm bắt được tình hình công việc cụ thể. Nhược điểm: Việc phân công công việc vào một người đôi khi công việc bị ùn tắc do không kham nổi quá nhiều công việc. Nguyên nhân: + Công ty Cổ phần may Hồ Gươm tiền thân từ Tổng công ty Dệt may Việt Nam, là doanh nghiệp nhà nước nên có những hạn chế vê cơ cấu quản lý, tay nghề của công nhân viên, + Do nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao nên các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc hình thành và phát triển nhiều hơn nên tính cạnh tranh cao. + Công ty chưa khai thác được thi trường trong nước mà chủ yếu là xuất khẩu ra nước ngoài. Như vậy thị trường tiêu thụ trong nước không tranh thu được trong khi yêu cầu của thi trường nước ngoài tính cạnh tranh cao và giá cả không được ổn định. Lời nói đầu Kế toán nảy sinh và phát triển cùng với nền sản xuất của xã hội loài người và trở thành công cụ quản lý kinh tế, tài chính thực sự quan trọng dưới mọi chế độ xã hội, chính trị khác nhau. Các-mác đã chỉ rõ: "Kế toán như là phương tiện kiểm soát, tổng kết quá trình sản xuất trên ý niệm, càng trở nên cần thiết chừng nào khi mà quá trình có quy mô xã hội, càng mất tính chất thuần túy cá thể...". Lê-nin đã khẳng định: "Nếu thiếu chế độ hạch toán và kiểm soát trong sản xuất và phân phối sản phẩm thì những mầm mống của CNXH sẽ bị tiêu diệt...". Trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, kế toán là công cụ quan trọng phục vụ cho việc quản lý nền kinh tế cả về mặt vĩ mô và vi mô. Cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất phải thường xuyên quan tâm đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Việc hiện đại hoá cơ sở hạ tầng thực tế đang diễn ra ở khắp mọi nơi, làm thay đổi bộ mặt đất nước từng ngày. Điều đó không chỉ có nghĩa là khối lượng công việc của ngành xây dựng cơ bản (XDCB) tăng lên mà cùng với nó là số vốn đầu tư cơ bản cũng gia tăng. Vấn đề đặt ra là làm sao để quản lý vốn một cách có hiệu quả, khắc phục được tình trạng lãng phí, thất thoát vốn trong điều kiện sản xuất kinh doanh xây lắp phải trải qua nhiều khâu (thiết kế, lập dự toán, thi công, nghiệm thu...). Chính vì vậy công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong các Xí nghiệp xây dựng luôn được coi là công tác trọng tâm của việc quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị xây lắp. Báo cáo về quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp xây dựng bao gồm hai phần sau: Phần I: Đặc điểm chung của Xí nghiệp xây lắp số 2- Công ty Lắp máy điện nước và xây dựng. Phần II: Tình hình hoạt động của Xí nghiệp xây lắp số 2- Công ty Lắp máy điện nước và xây dựng. Phần I Đặc điểm chung của Xí nghiệp xây lắp số 2 I. Đặc điểm chung của Xí nghiệp xây lắp số 2 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp Xí nghiệp xây dựng số 2 thuộc Công ty Lắp máy điện nước và xây dựng - thành viên của Tổng Công ty xây dựng Hà Nội - Bộ xây dựng, được thành lập theo quyết định số 151A/BXD - TCLĐ ngày 20/03/1993 của Bộ trưởng Bộ xây dựng. Xí nghiệp xây lắp số 2 có trụ sở tại 61E đường La Thành - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội. Tên giao dịch Quốc tế của Xí nghiệp xây lắp số 2 là: Mechanical electrical & construction enterprise N02. Xí nghiệp xây lắp số 2 có đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật lành nghề trong các lĩnh vực lắp máy, điện, nước, xây dựng. Xí nghiệp có thiết bị thi công hiện đại, đáp ứng đủ yêu cầu thi công các công trình lớn. Trong những năm qua, Xí nghiệp đã tham gia xây dựng nhiều công trình công nghiệp và dân dụng, những công trình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được các chủ đầu tư và các đối tác đánh giá cao như: Khách sạn Hà Nội INN, khách sạn HORISOL, khách sạn OPERA, nhà máy ô tô TOYOTA, nhà máy HONDA, nhà máy ô tô FORD, trung tâm điều hành bưu chính viễn thông - Bưu điện Bắc Ninh, chung cư cao tầng Linh Đàm, Đài tiếng nói Việt Nam 41 - 43 Bà Triệu, đài truyền hình Việt Nam, đại sứ quán Nhật, điện tử ASHIN, bệnh viện Bạch Mai, nhà máy cấp nước Kim Sơn - Ninh Bình, nhà máy cấp nước Hải Dương... Chức năng và nhiệm vụ chính của Xí nghiệp là : - Xây dựng, tư vấn thiết kế điện nước, kinh doanh nhà, sản xuất mua bán vật liệu xây dựng. - Thực hiện các công việc xây dựng gồm: Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp nhóm A, xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, xây dựng các công trình giao thông, xây dựng các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, lập dự án đầu tư và quản lý dự án đầu tư. Xí nghiệp xây lắp số 2 có 251 cán bộ công nhân viên trong đó 212 là lao động trực tiếp và 39 lao động gián tiếp. Với số vốn ban đầu được Công ty cấp rất ít, Xí nghiệp đã gặp khó khăn trong việc hoạt động kinh doanh của mình. Quá trình phát triển của Xí nghiệp được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau: (đơn vị: đồng) Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Doanh thu thuần 12.862.764.156 16.515.331.628 Lợi nhuận sau thuế 670.664.523 720.068.848 Thu nhập bình quân 595.000 620.000 1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của Xí nghiệp xây lắp số 2 1.2.1. Đặc điểm về tổ chức sản xuất Là một Xí nghiệp xây dựng nên hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Xí nghiệp là: thi công xây dựng mới , nâng cấp, cải tạo, hoàn thiện, lắp đặt hệ thống điện nước, trang trí nội ngoại thất ... các công trình dân dụng và công nghiệp. Hiện nay quy trình sản xuất của Xí nghiệp là quá trình liên tục khép kín từ quá trình chuẩn bị thi công đến quá trình tổ chức thi công công trình, công trình của Xí nghiệp được tiến hành tuần tự theo các bước sau : * Quá trình chuẩn bị thi công : Kết thúc thời kỳ chuẩn bị Hoàn chỉnh bộ máy thi công Kế hoạch - nhân lực - kỹ thuật Kế hoạch - máy XD - thiết bị XD Kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu Kế hoạch về vốn 7 6 5 4 3 2 1 Khảo sát thực tế Lập bộ máy thi công Lập hồ sơ thi công Hoàn chỉnh hồ sơ (nhận từ A) Hợp đồng được ký Hoàn chỉnh hồ sơ Ký duyệt lần thứ hai (phê chuẩn) Thể hiện bản vẽ - thuyết minh Trình duyệt lần thứ nhất Thiết kế thi công - công nghệ - tổ chức 6 7 *Quá trình tổ chức thi công : Giai đoạn 1: Mở hiện trường thi công Giai đoạn 2: Dọn mặt bằng nền móng Giai đoạn 3: Thi công nền móng Giai đoạn 4 : Thi công phần thô Giai đoạn 5: Hoàn thiện Giai đoạn 6: Nghiệm thu và bàn giao - Giai đoạn 1: Đơn vị tiến hành mở công trường thi công sau khi đã lựa chọn được phương án thi công phù hợp. - Giai đoạn 2: San lấp mặt bằng cho công trình và chuẩn bị thi công phần móng công trình. - Giai đoạn 3: Thi công phần móng theo đúng thiết kế đã được duyệt. - Giai đoạn 4: Thi công phần thô, đổ khung, sàn, xây tường ngăn... - Giai đoạn 5: Hoàn thiện công trình bao gồm lắp đặt điện, nước, sơn, vôi ve, bả ma tít, trang trí lắp đặt nội thất.... - Giai đoạn 6:Tổ chức nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào hoạt động, tổ chức hoàn công công trình, tổ chức thanh quyết toán công trình, tổ chức bảo hành công trình theo đúng yêu cầu thiết kế và yêu cầu của chủ đầu tư căn cứ vào những thoả thuận mang tính nghuyên tắc và quy phạm kỹ thuật. Để thực hiện tốt các giai đoạn này Xí nghiệp xây lắp số 2 có chia ra 4 đội xây dựng trực thuộc và trong mỗi đội lại chia ra các tổ : - Đội xây dựng số 1: Chủ yếu thi công các công trình về hạ tầng cơ sở, ống thoát nước, nền bãi. - Đội xây dựng số 2: Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp... - Đội xây dựng số 3: Xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp… - Đội xây dựng số 4: Tuỳ theo nhiệm vụ sản xuất và tuỳ theo thời điểm . Mỗi đội xây dựng có đội trưởng, đội phó, cán bộ kỹ thuật, nhân viên kế toán thống kê của đội và có thể có một hoặc nhiều người thực hiện chức năng trên. Mỗi đội xây dựng lại có các tổ sản xuất, tuỳ theo quy mô tổ chức sản xuất của mỗi đội, mà mỗi đội có từ 3 đến 6 tổ. 2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp Xí nghiệp xây lắp số 2 là đơn vị hạch toán kinh tế tương đối độc lập nằm trong Công ty Lắp máy điện nước và xây dựng. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, quy mô sản xuất mà Xí nghiệp đã tổ chức quản lý theo một cấp. Sơ đồ Tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất của xí nghiệp xây lắp số 2. Tổ nề 1 Giám đốc Phó Giám đốc Kế toán trưởng Phòng kinh tế kế hoạch Phòng kỹ thuật vật tư - xe máy Phòng kế toán thống kê Đội xây dựng số 1 Đội xây dựng số 2 Đội xây dựng số 4 Đội xây dựng số 3 Tổ nề 2 Tổ mộc Tổ nề 1 Tổ nề 2 Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 Tổ 1 Tổ 3 Tổ hàn Tổ 2 Đứng đầu là Giám đốc Xí nghiệp giữ vai trò lãnh đạo chung toàn Xí nghiệp, chỉ đạo trực tiếp đến từng đội sản xuất, chịu thực hiện trước Nhà nước và cấp trên về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Giúp việc cho Giám đốc là Phó Giám đốc và các Phòng ban chức năng : - Phòng Kinh tế kế hoạch: Có nhiệm vụ xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật nội bộ Xí nghiệp, lập dự toán thi công, phân bổ kế hoạch sản xuất, kiểm tra dự toán đầu vào, xây dựng tiến độ nội bộ cho phù hợp với tiến độ xây dựng của toàn công trình giao khoán và thanh quyết toán hợp đồng kinh tế nội bộ. - Phòng kỹ thuật vật tư - xe máy: Xây dựng định mức tiêu hao vật tư, định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở cho kế toán hạch toán, tính toán các chỉ tiêu có liên quan. - Phòng kế toán thống kê: Có nhiệm vụ tổ chức hạch toán kế toán, tổ chức ghi chép kiểm tra giám sát các nghiệp vụ hoạt động kế toán tài chính diễn ra trong Xí nghiệp, tình hình thanh toán thu chi đảm bảo tiền vốn cho Xí nghiệp... - Các đội xây dựng: Có nhiệm vụ quản lý đội và tổ chức thi công công trình theo yêu cầu nhiệm vụ được giao, tổ chức ký hợp đồng kinh tế nội bộ, thanh toán hợp đồng khoán của đội, tự lập và cân đối về lao động, quản lý lao động. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc là các đội trưởng của đội. 2.1.3. Tổ chức công tác kế toán ở Xí nghiệp xây lắp số 2 2.1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán của xí nghiệp Bộ máy kế toán của Xí nghiệp xây lắp số 2 có 4 người, được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, mà cụ thể là theo mô hình sau: Kế toán trưởng Kế toán vốn bằng tiền và đối chiếu công nợ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Kế toán vật tư, tài sản kiêm thủ quỹ Nhân viên kinh tế đội - Kế toán trưởng (trưởng phòng kế toán): Là người phụ trách chung chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cấp trên về công tác kế toán của Xí nghiệp. - Kế toán vốn bằng tiền và đối chiếu công nợ: Có nhiệm vụ phản ánh số hiện có tình hình tăng giảm các loại quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản vay nợ, tình hình thanh toán với khách hàng, đối chiếu xác nhận với cấp trên. - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Tính toán theo dõi tình hình thanh toán với cán bộ công nhân viên về tiền lương tạm ứng, BHXH, BHYT, KPCĐ... - Kế toán vật tư tài sản , kiêm thủ quỹ: Có nhiệm vụ phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm về số lượng, chất lượng, tình hình sử dụng tài sản cố định, phản ánh số lượng chất lượng vật tư hàng hoá… Đảm bảo nhận và bảo quản quỹ tiền mặt, thu chi tiền mặt… - Nhân viên kinh tế đội: Có nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu nhận, kiểm tra sơ bộ chứng từ, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở từng đội và gửi những chứng từ kế toán đó về phòng kế toán của Xí nghiệp. 2.1.3.2. Hình thức kế toán Xí nghiệp áp dụng : Hiện nay Xí nghiệp xây lắp số 2 áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung, và để hạch toán hàng tồn kho Xí nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Do đó mà hệ thống sổ sách kế toán hiện Xí nghiệp sử dụng là: Sổ Nhật ký chung, các sổ chi tiết, sổ cái… Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “ Nhật ký chung ” Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ Nhật ký chung Sổ Cái các TK Bảng cân đối tài khoản Báo cáo kế toán Sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp số liệu chi tiết Ghi chú: - Ghi hàng ngày - Ghi cuối tháng - Kiểm tra đối chiếu Phần II Tình hình hoạt động của Xí nghiệp xây lắp số 2 qua các năm 2000-2004 Nhiệm vụ: Cán bộ và công nhân viên Xí nghiệp xây lắp số 2 luôn đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ cho mỗi năm hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, đời sống của công nhân viên càng ngày càng cải thiện, nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển Kết quả hoạt động (TSCĐ, KHTSCĐ, tiền lương 1CNV, tổng thu nhập, lãi, nộp ngân sách nhà nước… và mức tăng trưởng qua các năm) Tài sản cố định Năm 2000 Năm Năm 2001 Năm 2002 106884780 185780077 306484612 Khấu hao tài sản cố định Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 39921830 77720738 121894879 Tiền lương một công nhân viên Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 495000 595000 620000 Doanh thu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 15396870421 12862764156 16515331628 Lãi Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 233615640 670664523 720068848 Phân tích kết quả, rút ra nhận xét Ưu điểm: có cơ cấu quản lý gọn nhẹ, người kiêm nhiệm nhiều phân việc và nắm bắt được tình hình công việc cụ thể. Nhược điểm: Việc phân công công việc vào một người đôi khi công việc bị ùn tắc do không kham nổi quá nhiều công việc… Các công trình xây dựng dở dang vào dịp cuối năm còn nhiều nên việc quyết toán có nhiều khó khăn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC555.doc
Tài liệu liên quan