Xét về mặt tiềm năng - Tài nguyên Hương Sơn đã, đang và sẽ còn là nơi khách du lịch tìm đến với lễ hội lớn nhất Việt Nam. Hương Sơn được coi là đất Phật với bao huyền tích kỳ ảo, là nơi du khách gửi gắm tâm linh với những ước vọng tốt đẹp. Nhưng còn một Hương Sơn khác, một Hương Sơn của du lịch sinh thái nhân văn, một Hương Sơn giàu tiềm năng mà trong đó có tiềm năng con người.
Du lịch sinh thái - nhân văn ở Hương Sơn dù còn manh nha song đây chính là một hướng đi lâu dài và cơ bản để vừa phát huy tiềm năng tự nhiên với cảnh quan tuyệt vời của Hương Sơn, với núi sông, hồ, thung lũng, đồng quê với các di tích nổi danh. Đồng thời cũng phát huy được tiềm năng nhân văn với những nét văn hoá bản địa và với cộng đồng dân cư địa phương có truyền thống yêu quê hương, đất nước. Chỉ có phát triển du lịch sinh thái - nhân văn, Hương Sơn mới bảo vệ được lâu dài các nguồn tài nguyên và môi trường của mình, mới hướng tới sự phát triển bền vững.
56 trang |
Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 672 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình hoạt động của Honggai tourist company, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ song song với suối Yến giúp du khách có thể hoàn toàn đi bộ vào đến động Hương Tích và nhiều điểm khác trên cùng một tuyến đường. Hương Sơn có nhiều thung, quèn và nhiều loại cây có thể sinh sống được trên đó, vì thế có thể tổ chức các hoạt động thư giãn có ích với môi trường du lịch như trồng cây với các loại câynhư: trồng trúc, những khóm trúc sẽ lan thành một vạt rất đẹp tạo cảm giác thích lạ cho du khách, trồng dâu ở gần cầu Hội để chăn tằm và làm đẹp cảnh quan. Trồng rau sắng, mơ, mận là những loại cây đặc sản của Hương Sơn ở các tuyến như: tuyến suối Tuyết đi Tuyết Sơn, tuyến suối Yến đi động Hương Tích và Long Vân. Tại các thung quèn và dọc đường đi đến các điểm du lịch có thể trồng các loại cây như: khoai, sắn, mít, táo, ổi, đu đủ, hoa đại, hoa ban Tây Bắc, cây dậy hoa tròn trắng như bông, thơm ngát, cây "lý leng" lá sắc hoa có cuống và đài xoè từng chùm màu vàng hoa lý vừa mang lại giá trị kinh tế, vừa thêm phần hấp dẫn du khách với những chương trình du lịch sinh thái ngoài vụ lễ hội.
Hương Sơn không những giàu tiềm năng du lịch tự nhiên mà còn phong phú bởi tiềm năng du lịch nhân văn. Con người ngày càng có xu hướng trở về với thiên nhiên, với cội nguồn văn hoá dân tộc, vì thế ngoài lễ hội lớn hấp dẫn và các đền, chùa, hang động nổi tiếng, các tập quán văn hoá truyền thống của vùng đất Hương Sơn đều có thể khai thác cho hoạt động du lịch sinh thái nhân văn.
Con người và mảnh đất Hương Sơn đã gắn bó với nhau từ bao đời nay, các tập quán văn hoá truyền thống cũng dần hình thành từ đó. Và dựa trên các tập quán đó có thể tổ chức vãn cảnh, thăm viếng những nơi mà Bà Chúa Ba dừng chân để tu hành đắc đạo, tổ chức các dịch vụ ăn nghỉ với tập quán lễ hội xưa ở Hương Sơn như: ăn cơm nắm, muối vừng, nước tương, uống nước lão mai
Tập quán văn hoá truyền thống còn thể hiện ở các sinh hoạt văn hoá dân gian độc đáo như: ngày hội bơi thuyền cũng là thú vui ngồi vãn cảnh lạc vào cõi tiên, cõi Phật. Cả ba tuyến du lịch của Hương Sơn đều có thể lợi dụng các dòng nước để tổ chức hội đua. Ngày hội tấp nập ra vào hàng trăm thuyền, dòng suối Yến lúc nào cũng nhộn nhịp tiếng chèo khoả nước, thắm thiết tiếng chào hỏi nhau, tạo ra sắc thái riêng của Hương Sơn. Ngày hội leo núi mang lại không khí nhộn nhịp, tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn tới đỉnh cao của cái đẹp. Và sự kỳ vọng cái đẹp sẽ làm cho con người thêm phần tin yêu cuộc sống. Ngoài ra còn có ngày hội của các chiều hát chèo, hát văn
Một trong những tiềm năng khác cho hoạt động du lịch sinh thái nhân văn tại Hương Sơn đó chính là lực lượng lao động dồi dào, phù hợp với những yêu cầu mà du lịch sinh thái nhân văn đặt ra.
Đối với việc phát triển du lịch sinh thái nhân văn, yếu tố cộng đồng đóng vai trò quan trong hướng tới sự bền vững. Để trở thành điểm du lịch sinh thái thu hút du khách trong và ngoài mùa vụ du lịch đặc biệt là ngoài vụ du lịch. Hương Sơn cần nhìn nhận lại thực trạng kinh doanh, xác định hoạt động du lịch nói chung và du lịch sinh thái nhân văn nói riêng phải gắn với bảo vệ môi trường du lịch trong lành. Vì vậy nhất thiết phải khai thác các tiềm năng cho hoạt động du lịch sinh thái nhân văn sao cho hiệu quả, và bảo vệ lâu dài các nguồn tài nguyên du lịch. Trong đó cần xem xét đến vai trò của cộng đồng dân cư địa phương nhằm phát triển tương xứng với tiềm năng du lịch sinh thái nhân văn vốn có của mảnh đất Hương Sơn anh hùng.
2.3. Hiện trạng hoạt động du lịch ở Hương Sơn
2.3.1. Hiện trạng tổ chức quản lý
Hiện nay khách du lịch chủ yếu đến đây với hai mục đích chính là hành hương về đất Phật và tham quan, hưởng thụ những giá trị cảnh quan thiên nhiên. Hoạt động du lịch nơi đây mang tính mùa vụ rõ nét: mùa xuân là mùa trẩy hội, còn mùa hạ, mùa thu, mùa đông là thời gian dành cho khách tham qua kết hợp với hành hương. Cũng chính vì tính mùa vụ cao như vậy do đó vào mùa lễ hội xảy ra nhiều tình trạng lộn xộn, vô tổ chức như: tắc đường, rác rưởi, tranh giành khách ngay tại chốn linh thiêng, trong khi đó không có một cơ chế, mô hình tổ chức quản lý điều hành thống nhất, hoạt động quản lý bị chia cắt, mỗi cấp chỉ chịu trách nhiệm một mảng dẫn đến nhiều cấp tham gia, chỉ huy, việc quản lý thì không đủ mạnh, không đủ quyền lực và sức thuyết phục, các tổ chức kinh tế, nhà nước, tập thể, tư nhân tất cả vì quyền lợi và lợi nhuận đã khai thác bừa bãi, vô tổ chức làm tổn hại môi trường và nếp sống văn hoá.
Hiện nay Sở du lịch Hà Tây quản lý nhà nước về du lịch, không chịu trách nhiệm về an ninh, an toàn, trật tự xã hội trong khu du lịch. Ban quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn (ra đời năm 1998) trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Mỹ Đức, là đơn vị sự nghiệp có chức năng quản lý, bảo vệ khu di tích thắng cảnh, quản lý bán vé cho khách hành hương, tham uan, ngoài lễ hội thì tham mưu lập kế hoạch tổ chức quản lý lễ hội hàng năm xã và huyện cũng tham gia quản lý an ninh và khu thắng cảnh, song trên thực tế trong quá trình tổ chức quản lý còn nhiều hạn chế, đặc biệt chưa gắn chặt với cộng đồng dân cư địa phương. Cũng phải kể đến những năm gần đây nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch như an ninh, vệ sinh, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực. Nhưng bên cạnh đó hoạt động khai thác kinh doanh du lịch nơi đây chỉ là hoạt động du lịch thuần tuý, cạnh tranh không có trách nhiệm và không có nghĩa vụ đầu tư, từ đó dẫn tới môi trường du lịch ngột ngạt, kém hấp dẫn và lượng khách giảm dần.
2.3.2. Hiện trạng khách du lịch
Trong hoạt động kinh doanh du lịch, yếu tố khách du lịch đóng vai trò quan trọng và là tác nhân để dẫn tới sự thành công của tour du lịch. Vấn đề đưa sản phẩm du lịch tới tay người tiêu dùng và được họ chấp nhận là cả một vấn đề đối với các hãng lữ hành, và du khách sẵn sàng chi trả cao cho tour du lịch nếu họ cảm thấy xứng đáng.
Khách đến Hương Sơn gồm cả khách nội địa và quốc tế, thuộc nhiều tầng lớp, địa vị xã hội, lứa tuổi từ khắp mọi miền của tổ quốc. Qua khảo sát thực tế thấy rằng có tới 60% số du khách được hỏi đều trả lời trong 5 năm gần đây, năm nào họ cũng trẩy hội Hương Sơn. Tại khu thắng cảnh này, khách du lịch đến đông nhất vào những ngày cuối tuần, đây là thời gian các cơ quan, tổ chức, trường học, bệnh viện được nghỉ và nhu cầu trong những ngày đó tăng cao, hàng năm vào trung tuần tháng 2 âm lịch đoạn đường từ chùa Giải Oan đến động Hương Tích luôn luôn xảy ra tình trạng tắc đường do lượng khách đông mà con đường lên xuống động còn nhỏ hẹp so với lượng khách. Do đó để giải quyết tình trạng tắc đường đã có dự án xây dựng cáp treo, song hiện nay dự án đó đang được triển khai và hy vọng trong tương lai gần du khách sẽ được sử dụng.
Vấn đề du khách hành hương tới Hương Sơn còn nhiều bất cập đối với ban quản lý cũng như đối với cộng đồng dân cư địa phương tham gia kinh doanh du lịch, ở đây có sự chênh lệch về giá cả và chất lượng dịch vụ ăn uống. Thức ăn, đồ uống không đảm bảo vệ sinh, không phù hợp với đối tượng khách, nhưng giá tiền tương đối cao so với mức giá thông thường của hàng hoá đó, tình trạng khách tự mang theo đồ ăn theo không phải là xa lạ ở khu vực này. Thông thường việc chi tiêu cho ăn uống chiếm 40-50% trong tổng số chi tiêu của khách. Các dịch vụ lưu trú không đảm bảo vệ sinh, an toàn, thiếu vắng hoạt động vui chơi, giải trí trong khi đối tượng khách thanh niên chiếm tỉ lệ cao. Và như vậy lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh là không cao và làm hạn chế nhu cầu lưu giữ khách qua đêm, các dịch vụ mua sắm cũng không thuyết phục được du khách bởi những mặt hàng đó không đáp ứng được nhu cầu của du khách. Vấn đề an ninh cũng là điều quan tâm của khách, khi xảy ra va chạm giữa khách và các hộ kinh doanh, quyền lợi củakhách không được bảo đảm vì người địa phương bênh vực lẫn nhau.
Năm
Tổng số (nghìn lượt)
Trong đó số khách
Tỉ lệ tăng giảm (%)
Nội địa
Quốc tế
1998
98.370
82.370
16.000
1999
395.000
376.000
19.000
301
2000
402.985
380.985
22.000
2
2001
340.000
316.000
24.000
-15
2002
375.506
329.506
28.000
5
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh du lịch. Sở du lịch HàTây - 2002)
Qua bảng trên thấy rằng lượng khách qua các năm không đồng đều, lượng khách đông nhất từ năm 1998-2002 là năm 2000 với tổng số khách 402.985 lượt và đến năm 2001 giảm 15% so với năm trước, thực tế này nói lên rằng khách du lịch đến Hương Sơn có xu hướng giảm dần do nhiều nơi cũng tổ chức lễ hội và khách du lịch tính đến yếu tố an toàn giao thông nên họ ít có nhu cầu đi ra ngoài.
2.3.3. Hiện trạng lực lượng lao động
Do hoạt động kinh doanh du lịch lễ hội tại Hương Sơn mang tính thời vụ rõ rệt nên lực lượng lao động sẵn sàng phục vụ du khách không thường xuyên, không đồng đều hàng năm mà tập trung vào 3 tháng lễ hội đồng thời hầu hết không có nghiệp vụ. Cả xã Hương Sơn có khoảng 4200 hộ thì vào mùa du lịch lễ hội có tới 3000-3500 hộ tham gia kinh doanh, các lĩnh vực mà họ tham gia như: vận chuyển khách du lịch trên suối Yến, dịch vụ ăn uống, nhà trọ, bán hàng và các dịch vụ khác. Như vậy có khoảng 1,2 vạn người tham gia, ngoài ra còn có một số lượng nhỏ lao động làm dịch vụ vệ sinh, chụp ảnh đến từ nơi khác.
Do nhiều thành phần và chủ yếu là nông dân tham gia việc kinh doanh cho nên họ làm du lịch mà chưa được đào tạo cơ bản, năng lực và thái độ phục vụ trong nhiều khâu còn hạn chế, họ không hoặc chưa được đào tạo để chuyên môn hoá công việc: Lực lượng lao động trong khối nhà nước thuộc 4 công ty:
Công ty du lịch tỉnh Hà Tây (DNNN tỉnh)
Công ty thắng cảnh Mỹ Đức (DNNN huyện)
Công ty du lịch công đoàn (DNND đoàn thể)
Công ty thuỷ sản dịch vụ Mỹ Đức (DNNN huyện).
Ngoài ra còn có nhân viên của các khách sạn nhà nước, khách sạn tư nhân với số lượng khoảng hơn 200 người, số lượng này còn hạn chế. Họ cũng chưa qua đào tạo hoặc do các công ty tổ chức các khoá học ngắn ngày nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, thu nhập của họ thấp khoảng 300.000đ/tháng/người, điều này làm hạn chế năng lực cũng như sự nhiệt tình của họ trong công việc. Số cán bộ - nhân viên có trình độ ngoại ngữ có thể giao tiếp với người nước ngoài rất ít thậm chí không có. Đây là những hạn chế trong hoạt động phục vụ khách của khu thắng cảnh Hương Sơn, một trong những nguyên nhân chính là chất lượng cuộc sống của người lao động không cao, chỉ tính riêng trong 3 tháng lễ hội, thu nhập bình quân của một lao động làm dịch vụ chở đò chỉ từ 1.000.000 - 1.200.000 đồng/tháng, trong đó phải đóng thuế thuyền là 300.000 đồng, từ đó sinh ra hiện tượng chèo kéo, xin thêm tiền của du khách.
2.3.4. Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm nhiều thành phần như cơ sở lưu trú, ăn uống, cơ sở mạng lưới thương nghiệp, dịch vụ, các công trình phục vụ thể thao văn hoá, tất cả những yếu tố này đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn các yêu cầu của khách du lịch. Chính vì có vai trò quan trọng như vậy nên sự phát triển của ngành du lịch luôn luôn gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật [87,12].
Để đánh giá khả năng cung ứng các dịch vụ du lịch cho những đòi hỏi của du khách phải kể đến khâu lưu trú. Đây là việc cung cấp phòng trọ, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, trạm dừng chân, yếu tố này được chú trọng vì khả năng sinh lời của một đồng vốn rất lớn mà thời gian quay vòng của đồng vốn lại rất ngắn.
Theo khảo sát tại khu vực từ suối Yến vào đến động Hương Tích có khoảng 40 nhà nghỉ chủ yếu tập trung ở phía dưới chùa Thiên Trù, mỗi nhà nghỉ có từ 25-30 giường với sức chứa 3-4 người/giường, mức giá dao động từ 7000-8000đồng/người/đêm và nghỉ trưa là 5000đồng/người. Từ suối Yến trở ra có khoảng 70 nhà nghỉ tư nhân. 12 khách sạn tư nhân và 3 khách sạn của các công ty kinh doanh du lịch. Giá phòng của các khách sạn thường biến động, phòng ở đây được tính theo 3 loại giá:
Phòng loại 1 (có ti vi, điều hoà) : 200.000 - 250.000đ/phòng
Phòng loại 2 : 150.000 - 200.000đ/phòng
Phòng loại 3 : 80.000 - 100.000đ/phòng
Tuy nhiên chất lượng và số lượng các khách sạn, nhà nghỉ kém, tiện nghi sinh hoạt nghèo nàn, trang thiết bị không đồng bộ, hoặc nếu có thì không tương xứng với số tiền mà khách phải trả, chưa có khách sạn đạt tiêu chuẩn một sao trở lên, cơ sở lưu trú xây dựng trong khu dân cư. Những điều này dẫn tới doanh thu từ thuê phòng không cao và không hấp dẫn du khách ở dài ngày.
Hầu hết các cơ sở lưu trú ít phục vụ khâu ăn uống cho khách do thói quen chuẩn bị sẵn đồ ăn của khách và tài nấu nướng hạn chế của các cơ sở lưu trú, nên hiệu quả kinh doanh rất chậm, bỏ qua một nguồn lợi đáng kể từ dịch vụ ăn uống.
Mạng lưới các cửa hàng thương nghiệp phục vụ các mặt hàng du lịch đặc trưng và nhiều đồ tiêu dùng khác hầu như không có, nếu có thì quy mô nhỏ và mặt hàng không phong phú, trong khi đó hàng loạt các hàng quán bán quà vặt và đồ lưu niệm của các nơi khác, cư dân địa phương ngồi la liệt bên đường. Họ lôi kéo, mời chào du khách khiến du khách cảm thấy ức chế khó chịu khi đang trên đường về chốn linh thiêng và làm mất trật tự, mỹ quan phong cảnh. Các lều quán đó tập trung tương đối nhiều, chủ yếu ở hai khu vực cách suối Yến khoảng 1km ra phía ngoài, khu vực Đền Trình và từ bến đò lên động Hương Tích, theo khảo sát thực tế năm 2003 có khoảng 800 lều quán tập trung tại những khu vực đó. Các cửa hàng thương nghiệp trong khu vực chủ yếu bán các yếu phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày mà không bán hàng lưu niệm hay các hàng hoá phục vụ khách du lịch.
Một trong những yếu điểm của Hương Sơn là việc không có máy đàm thoại công cộng.
Nhìn chung cơ sở thể thao và vui chơi giải trí hầu như vắng bóng, các cơ sở lưu trú cũng không đáp ứng được các nhu cầu vui chơi giải trí ban ngày cũng như ban đêm phục vụ khách nghỉ lại. Các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hoá phục vụ du lịch cũng chưa thấy có ở Hương Sơn. Tại khu vực này dịch vụ chụp và rửa tráng phim tương đối nhiều nhưng không gây được thiện cảm cho du khách vì chất lượng không tốt.
Cơ sở vật chất kỹ thuật giúp cho khách du lịch sử dụng thời gian rỗi một cách hợp lý, làm cho họ cảm thấy thoải mái trong kỳ nghỉ của mình. Trong những năm gần đây cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách du lịch của khu vực Hương Sơn đang từng bước được hoàn thiện, song so với yêu cầu thực tế thì Hương Sơn đang từng bước được hoàn thiện, song so với yêu cầu thực tế thì Hương Sơn cần chuyển những hạn chế còn tồn tại thành thế mạnh, tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch trong và ngoài mùa vụ du lịch.
2.3.5. Hiện trạng doanh thu và nộp ngân sách
Doanh thu từ du lịch thường tỉ lệ thuận với khối lượng du khách, tăng trưởng doanh thu của du lịch Hương Sơn trong những năm qua được thể hiện trong bảng số liệu dưới dây.
Năm
Doanh thu (tỷ đồng)
Nộp ngân sách (tỷ đồng)
Tổng số
Tỉ lệ tăng giảm (%)
Tổng số
Tỉ lệ tăng giảm (%)
1998
72
2.3
1999
82
13
3.3
43
2000
83.723
2
4.7
42
2001
70.420
-15
4.2
-10
2002
84.317
19
5
19
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh du lịch. Sở du lịch Hà Tây - 2002)
Khách đến du lịch Hương Sơn đông nhất trong cả nước với mục đích hành hương lễ hội là chính, bên cạnh đó khách còn có nhu cầu tham quan và việc đi du lịch như vậy phụ thuộc vào yếu tố như: thời tiết, kinh tế, công việcHoạt động kinh doanh cũng phải tính đến các yếu tố tác động như: chính sách đầu tư, lượng kháchVì vậy nhìn chung doanh thu qua các năm không đồng đều, trong 2 năm 2000 và 2001 tốc độ doanh thu tăng rất chậm thậm chí còn giảm. Năm 2000 tốc độ tăng chỉ đạt 2% so với năm 1999, đến năm 2001 tốc độ tăng lại giảm chỉ còn - 15% so với năm 2000, doanh thu hàng năm tăng trung bình 3,4%. Tuy nhiên đây là 2 năm bản lề của thiên niên kỉ mới với nhiều biến động thế giới về kinh tế, chính trị, bối cảnh đó đã trực tiếp ảnh hưởng đến du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hương Sơn nói riêng. Song đến năm 2002 mức tăng trưởng lại tương đối cao so với những năm trước, và nếu so sánh với doanh thu của những khu du lịch khác trong tỉnh thì doanh thu từ du lịch Hương Sơn là thấp so với tiềm năng sẵn có. Hy vọng cùng với việc đổi mới về cơ chế quản lý, về cơ sở vật chất kỹ thuật, hoạt động kinh doanh du lịch nơi đây sẽ tăng trưởng nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng GDP của tỉnh.
2.3.6. Hiện trạng các tuyến, điểm và chương trình du lịch.
Sự nổi tiếng của khu thắng cảnh Hương Sơn với tài nguyên du lịch dồi dào bao gồm một quần thể các đền chùa, hang động, núi sôngcó sức lan toả rộng, vì thế việc tổ chức các tuyến, các chương trình du lịch hợp lý là yêu cầu bức xúc đòi hỏi ngày càng được hoàn thiện để tạo ra sức hấp dẫn du khách và tăng khả năng khai thác kinh doanh du lịch. Hiện nay đã có một số tuyến để đưa khách du lịch đến với khu di tích danh thắng Hương Sơn.
Từ Hà Nội du khách qua Hà Đông, Vân Đình, Tế Tiêu, theo cầu Bến Đục qua sông Đáy là vào vùng Hương Sơn, theo tuyến này hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng được chú ý đầu tư.
Từ Tế Tiêu du khách theo rặng nhãn, qua cầu Hội Xá là vào khu vực Bến Yến, con đường này chưa rộng nhưng 2 bên đường có những rặng nhãn tạo bóng mát và có cảm giác trở lại vùng hoang sơ, rất lôi cuốn du khách.
Từ phía Nam khách du lịch từ Phủ Lý - Hà Nam và vùng phụ cận sẽ đi bằng đường thuỷ hoặc đường bộ, khách sẽ ngược sông Đáy đi lên và ngắm xóm làng ven sông, thêm nhiều ấn tượng khi về đất Phật.
Phía Bắc khách từ Hoà Bình và vùng phụ cận đi đường bộ dọc theo hồ Quan Sơn, đến Tế Tiêu, qua cầu Hội Xá là vào Bến Yến.
Tại khu vực Hương Sơn hiện nay có 3 tuyến du lịch: tuyến động Hương Tích, tuyến Long Vân, tuyến chùa Tuyết Sơen giúp du khách có nhiều cơ hội lựa chọn. Nhưng qua khảo sát thực tế thì thấy rằng 100% du khách đi tuyến động Hương Tích, 45% đi tuyến chùa Tuyết Sơn và 30 - 35% đi tuyến chùa Long Vân, tình trạng này gây ra hiện tượng quá tải cả đường thuỷ và đường bộ ở tuyến Hương Tích vào những ngày cao điểm.
Khi du khách đã tới Hương Sơn thì việc hình thành các tuyến nội vùng là rất cầnt hiết để thoả mãn nhu cầu của mọi đối tượng, khách đến với mục đích tham quan giải trí thì chương tuỳ thuộc vào thời gian, kinh tế và sở thích của khách, còn hầu hết du khách có thể chọn một trong hai chương trình du lịch với thời gian 2 ngày với mục đích hành hương.
Chương trình 1: nghỉ tại khu vực bến Yến
Ngày 1: Hành Hương đến khu vực chùa phía Bắc (khu vực Thiên Trù, động Hương Tích).
Tối: Nghỉ tại bến Yến
Ngày 2: sáng từ bến Yến khách đi sang chùa Long Vân, Hinh Bồng.
Chương trình 2: nghỉ tại khu vực Thiên Trù.
Ngày 2: Đi thuyền về Tuyết Sơn, Long Vân
Hương Sơn có thị trường khách rộng cho nên khách đến đây theo hình thức tự do, khách không mua tour của các Công ty với chương trình 2 ngày mà khách chỉ đi trong một ngày. Hiện nay các chương trình du lịch không phong phú, nội dung nghèo nàn không hấp dẫn. Tình trạng này phản ánh một thực tế khách du lịch chẳng những không tham quan được nhiều nơi mà nhà kinh doanh cũng không có điều kiện thu lợi nhuận từ các dịch vụ, đây chính là hạn chế của Hương Sơn. Hy vọng quy hoạch tổng thể Hương Sơn đến năm 2005 và 2010 sẽ mang tới cho du khách nhiều sự lựa chọn về tour, tuyến.
2.4. Cộng đồng dân cư ở Hương Sơn với hoạt động du lịch sinh thái nhân văn.
2.4.1. Vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng dân cư ở Hương Sơn với hoạt động du lịch sinh thái nhân văn.
Du lịch sinh thái không chỉ là loại hìnhh du lịch đang phát triển nhanh nhất mà nó còn được xem như một cách tiếp cận mới đầy triểnvọng trong việc duy trì những khu vực tự nhiên đang bị đe doạ, và đặc biẹt là tạo cơ hội phát triển cộng đồng. Phát triển cộng đồng ở đây còn có nghĩa là giao quyền hạn cho dân cư địa phương, để họ kiểm soát và quản lý các tài nguyên có giá trị, theo cách không chỉ sử dụng tài nguyên bền vững mà còn đáp ứng được các nhu cầu xã hội, văn hoá và kinh tế của họ. Cộng đồng dân cự địa phương là một trong những mục tiêu quan trọng của du lịch sinh thái, và du lịch sinh thái đã mang lại nhiều lợi ích cũng như quyền lợi cho cộng đồng địa phương như: Tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện cuộc sống, nâng cao phúc lợi xã hội.
Song du lịch sinh thái không đơn giản là mang lại hiệu quả về kinh té, văn hoá xã hội cho cộng đồng địa phương, mà nó còn đòi hỏi vai trò, nhiệm vụ của cộng đồng địa phương đối với việc bảo vệ cũng như phát triển du lịch sinh thái.
hương Sơn đang hướng tới phát triển du lịch sinh thái nhân văn, và yếu tố cộng đồng dân cư địa phương nơi đây là vấn đề cấp bách của các nhà quản lý. Việc quan trọng là xác định rõ ràng vai trò, quyền lợi và nhiệm vụ của cộng đồng nơi đây để từ đó cộng đồng dân cư và hoạt động du lịch sinh thái ở Hương Sơn hỗ trợ, bổ xung cho nhau, mang lại hiệu quả cho công tác bảo tồn các giá trị vốn có và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng nơi đây.
Vai trò của cộng đồng dân cư địa phương.
Một là: Cộng đồng phải tham gia tích cực và đông đảo vào hoạt động du lịch sinh thái nhân văn, và có sự kế tục hoạt động du lịch của các thế hệ.
Du lịch sinh thái nhân văn cần có sự kết hợp giữa cộng đồng địa phương với những bên tham gia một cách bình đẳng trong việc thực hiện. Sự tham gia tích cực và đông đảo của cộng đồng địa phương sẽ là lực lượng chủ chốt, cốt lõi của các dự án phát triển du lịch sinh thái cộng đồng. ở đây vai trò của người dân địa phwong vừa là người làm du lịch vừa là người sở hữu các tài nguyên du lịch. Không thể phủ nhận được rằng cộng đồng dân cư địa phong chính là những người hiểu rõ nhất về nơi sinh sống, do đó sự tham gia của họ sẽ là một lợi thế để phát triển du lịch sinh thái nhân văn ở nơi đó. Để lôi kéo cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái nhân văn, phải cùng họ chia xẻ lợi nhuận, cùng họ bảo tồn, phát triển các nguồn tài nguyên du lịch của vùng.
Mùa du lịch ở Hương Sơn được chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa lễ hội (tháng 1 âm lịch đến tháng 3 âm lich) và ngoài lễ hội (từ tháng 4 đến tháng 12 âm lịch). Trong 3 tháng lễ hội, hoạt động du lịch diễn ra sầm uất với sự tham gia đông đảo của du khách thập phương và khoảng trên 1,2 vạn người dân địa phương trong hoạt động kinh doanh du lịch. Như vậy có thể thấy rằng du lịch Hương Sơn có sức thu hút rất lớn đối với cộng đồng vì du lịch mang lại nhiều lợi nhuận cho họ. Song cộng đồng dân cư địa phương cần nhận thức rõ vai trò quan trọng của họ trong hoạt động du lịch sinh thái nhân văn, và họ phải đựoc giáo dục về bảo vệ môi trường, nếu không đây sẽ là lực lượng góp phần phá huỷ môi trường sinh thái nhân văn vì thiếu hiểu biết.
Phát triển du lịch sinh thái nhân văn là phát triển du lịch một cách bền vững nhất, như vậy việc đầu tư, bảo tồn và tôn tạo phải được duy trì từ năm này sang năm khác. Vì thế sự tham gia của cộng đồng địa phương cũng phải có sự tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự kế tục này một mặt mang lại lợi nhuận cho chính cư dân địa phương, mặt khác sẽ là lực lượng cần thiết cho việc phát triển du lịch sinh thái nhân văn ở địa phương, bởi càng những thế hệ sau nhận thức của họ về việc bảo vệ, tôn tạo và phát triển sẽ đầy đủ hơn.
Cộng đồng dân cư ở Hương Sơn có truyền thống lâu đời trong hoạt động du lịch. Những người cao tuổi ở đây còn nhớ rõ về những năm tháng phục vụ du khách với tinh thần nhân ái, hiếu khách, bản chất thật thà, hiền lành là truyền thống tốt đẹp của người dân Hương Sơn, mọi tầng lớp nơi đây cần học hỏi và kế tục những truyền thống đó. Làm được điều đó hoạt động du lịch nói chung và du lịch sinh thái nhân văn nói riêng sẽ ngày càng phát triển, tương xứng với tiềm năng vốn có của Hương Sơn.
Hai là: Bảo vệ và tôn tạo có hiệu quả, lâu dài với môi trường du lịch nói chung, với tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn nói riêng.
Hiện nay tại Hương Sơn, sự tham gia của lực lượng lao động địa phương mà không có sự kiểm soát, đã dẫn tới tình trạng khai thác tiềm năng tự nhiên và tiềm năng nhân văn phục vụ lợi ích kinh tế một cách bừa bãi. Đăch biệt là những hoạt động khai thác có liên quan đến vẫn đề phát triển dịch vụ du lịch trong mùa lễ hội. Các dịch vụ như: chèo đò, ăn uống, lưu trú là tất yếu, song hiện nay đã gây ra nhiều điều bất cập và làm mất đi vẻ đẹp cảnh quan Hương Sơn. Môi trường du lịch tại Hương Sơn trong những năm gần đây đã được cải thiện nhưng đến năm 2003 cũng không có gì khả quan. Nguồn rác thải trên đường lên động Hương Tích phần lớn là của chính những chủ hộ kinh doanh dịch vụ, hiện tượng bán và treo biển thịt rừng, những dò phong lan được bày bán, hàng quan la liệt với các loại thuốc quý mà người dân lấy trên rừng không phải là xa lạ đối với bất kỳ ai khi đến Hương Sơn. Những hiện tượng trên đã trực tiếp ảnh hưởng, xâm hại đến môi trường du lịch và tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn. Môi trường du lịch được trong sạch, tài nguyên du lịch được khai thác bền vững chính là những yếu tố hấp dẫn khách du lịch đến với Hương Sơn, đực biệt là ngoài vụ du lịch. Du lịch sinh thái nhân văn không thể phát triển nếu cộng đồng chỉ biết khai thác mà không có sự tôn tạo, do đó vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ và tôn tạo cho môi trường du lịch, tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn được trong sạch và đạt hiệu quả lâu dài là rất cần thiết.
Ba là: Góp phần sáng tạo các dịch vụ du lịch sao cho hấp dẫn du khách, đáp ứng trực tiếp các yêu cầu của khách du lịch.
Dịch vụ du lịch tham gia trực tiếp vào quá trình tham quan du lịch, nó đóng vai trò quyết định đến hành vi tiêu dùng của du khách, các dịch vụ du lịch bao gồm: ăn uống, lưu trú, vui chơi giải trí, mua sắm hoặc quan sát, tìm hiểu cảnh quan, dân cư gần cận Khu danh lam thắng cảnh Hương Sơn nổi danh không chỉ trong nước mà hàng năm thu hút một lượng lớn du khách quốc tế, nhìn chung dịch vụ du lịch nơi đây tương đối thuận lợi cho du khách từ dịch vụ ăn nghỉ, mua sắm, chụp hình, khuân vắc đến chèo đò
Hiện nay mức sống của người dân ngày được nâng cao một cách rõ rệt, khách du lịch thường là những người có khả năng chi trả tương đối cao, họ nghĩ rằng đã đi du lịch thì thời gian chủ yếu họ sẽ dành cho việc tham quan và vui chơi, nên việc du khách sử dụng ngày càng nhiều các dịch vụ du lịch đã trở nên rất phổ biến.
Tình hình kinh doanh dịch vụ du lịch Hương Sơn chỉ mang tính thời vụ, đặc biệt hệ thống dịch vụ này rất phát triển trong mùa lễ hội, nhưng rất hạn chế và không đa dạng ngoài vụ lễ hội. Trong khi đó nhu cầu của du khách luôn thay đổi, nếu hàng năm họ đến Hương Sơn cũng sử dụng lại những dịch vụ du lịch đó sẽ gây cảm giác nhàm chắn đối với họ. Hoạt động du lịch sinh thái nhân văn không chỉ là những dịch vụ đơn thuần đó mà khách du lịch sinh thái có xu hướng trở về với nhiên nhiên, vì thế các dịch vụ du lịch phục vụ loại hình du lịch này cần thiết phải phong phú và đa dạng như: câu cá, camping, bãi cắm trại
Như vậy để hoạt động du lịch sinh thái nhân văn trở thành thế mạnh của du lịch Hương Sơ, cộng đồng dân cư địa phương phải là những người góp phần vào việc sáng tạo các dịch vụ du lịch sao cho hấp dẫn du khách, đáp ứng trực tiếp các nhu cầu của du khách. Nếu làm được điều đó, ngoài mục đích kinh doanh thu lợi nhuận, cộng đồng dân cư địa phương sẽ tham gia vào việc tạo ấn tượng sâu sắc về một điểm du lịch đặc sắc của Hà Tây.
Bốn là: Cung cấp lực lượng lao động trong du lịch, đặc biệt là ngoài vụ du lịch.
Hiện nay lực lượng lao đọng tham gia vào hoạt động du lịch tương đối đông và thuộc nhiều tầng lớp. Đó là tiềm năng lớn cho hoạt động du lịch nói chung và du lịch sinh thái nhân văn nói riêng, nhưng số lao động đó kinh doanh theo kiểu "chụp giựt", vì lợi ích trước mắt họ đã bị thương mại hoá, họ chỉ tập trung vào 3 tháng lễ hội còn ngoài 3 tháng lễ hội họ chưa trở thành những nhà du lịch thực sự, trong các công ty du lịch không có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương, như vậy nguồn lao động bị lãng phí. Có thể khẳng định rằng cộng đồng dân cư địa phương là nguồn nhân lực chủ yếu và quan trọng đối với hoạt động du lịch sinh thái nhân văn tại Hương Sơn, cộng đồng dân cư địa phương giúp khách du lịch sinh thái nhớ đến nơi họ từng đi du lịch đó là cung cách phục vụ, các dịch vụ du lịch và những giá trị văn hoá bản địa. Du lịch lễ hội Hương Sơn sẽ không thể mang lại những giá trị văn hoá bản địa cũng như môi trường du lịch hấp dẫn cho khách du lịch, mà họ sẽ có điều kiện hưởng thụ tất cả những yếu tố đó ngoài vụ du lịch. Vì thế cộng đồng dân cư ở Hương Sơn cần nhận thức rõ vai trò quan trọng này, họ cần phải tham gia một cách tích cực và trở thành chủ nhân chính thức đối với tiềm năng du lịch sinh thái nhân văn. Ngoài vụ du lịch, lực lượng lao động có thể tham gia vào các hoạt động du lịch như: Bảo tồn thiên nhiên, môi trường, trồng cây gây rừng, phục hồi lại những giá trị văn hoá truyền thống đã bị mai một
Quyền lợi của cộng đồng dân cư địa phương trong hoạt động du lịch sinh thái nhân văn.
Cộng đồng dân cư địa phương chính là cầu nối giữa khách du lịch và tài nguyên du lịch. Khách du lịch hưởng thụ những giá trị thẩm mỹ, văn hoá, sức khoẻ, còn cộng đồng địa phương sẽ được hưởng những giá trị về kinh tế, văn hoá, xã hội do hoạt động du lịch mang lại, đặc biệt khi hoạt động du lịch sinh thái nhân văn đang được biết đến như một "hiện tượng du lịch" đối với Hà Tây nói chung và Hương Sơn nói riêng. Trên thực tế du lịch sinh thái nhân văn cũng phải chịu những hậu quả do sự thiếu hiểu biết của cộng đồng dân cư của địa phương, và cũng không thể phủ nhận một điều rằng du lịch sinh thái nhân văn mang lại cho cộng đồng những ảnh hưởng tích cực cho tiến trình phát triển nông thôn, điều này được thể hiện thống qua những quyền lợi về vật chất và tinh thần.
Một là: Du lịch sinh thái nhân văn mang lại thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương, nhằm phục vụ cuộc sống của mỗi cá nhân, mối gia đình và toàn thể cư dân bản địa.
Du lịch sinh thái nhân văn tạo thêm thu nhập qua các dịch vụ du lịch để giúp cộng đồng đầu tư cho chăn nuôi, cho nông nghiệp, tạo ra công việc làm gần nông trại, gắn với ruộng vườn. Cộng đồng có thể vừa làm người cung cấp dịch vụ, vừa làm những công việc của nghề nông và các nghề khác. Du lịch sinh thái nhăn văn còn giúp cộng đồng dân cư có nguồn thu nhập, có việc làm khi xảy ra thiên tai như: hạn hán, mất mùa Đặc biệt ở Hương Sơn do đặc điểm về địa hình là vùng chiêm trũng, ruộng ít chỉ cấy được một vụ lúa cho nên nghề nông khôn phát triển về chiều sâu, điều này trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống của cộng đồng dân cư nơi đây: Vì vậy du lịch sinh thái nhân văn sẽ giúp cá nhân, gia đình có điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hai là: Lao động và sức lao động địa phương được sử dụng hợp lý, có hiệu quả.
Một trong những hiệu quả mà hoạt động du lịch sinh thái nhân văn nhận được đó là từ lực lượng lao động địa phưong, họ không chỉ là yếu tố thu hút khách trong rất nhiều trường hợp mà còn là nguồn nội lực quan trọng cho các hoạt động phát triển du lịch. Hơn nữa họ sẽ giúp du khách hiểu biết tường tận tính chất, địa thế, những phong tục tập quán, cá tính, cách sinh hoạt của địa phương. Do đó nếu được đào tạo, huấn luyện thì chính họ là những người phục vụ du khách tốt nhất trong các vai trò: người bảo vệ, bảo tồn, người hướng dẫn trong cách dịch vụ đón tiếp, phục vụ ăn nghỉ, cung cấp các nhu cầu về thực phẩm, hàng lưu niệm, thậm chí cả vai trò người điều hành, nhà quản lý.
Một chuỗi các hoạt động du lịch này sẽ phù hợp với việc phân bổ đồng đều lực lượng lao động trong khu vực Hương Sơn, vì hiện nay lao động t rong du lịch nơi đây rơi vào tình trạng nhàn rỗi sau mùa lễ hội. Cộng đồng dân cư địa phương có thể đảm nhiệm được những công việc đó, nguồn lao động cũng không bị lãng phí. Nguồn lao động và sức lao động của cộng đồng sẽ được trả công xứng đáng do hoạt động du lịch sinh thái nhân văn mang lại.
Ba là: Cồng đồng địa phương được tiếp xúc, gặp gỡ, phục vụ khách từ đó năng cao nhận thức, mở rộng giao lưu, cơ hội làm ăn.
Du lịch sinh thái nhân văn mang lại cho cộng đồng không chỉ là hiệu quả tính bằng tiền thu nhập hoặc là công việc làm, mà còn mang lại cho cộng đồng những lợi ích lâu dài, thông qua việc tiếp xúc, gặp gỡ và phục vụ khách du lịch. Từ đó nhận thức của cộng đồng sẽ đựoc nâng cao, mở rộng giao lưu và đặc biệt tạo ra nhiều cơ hội làm ăn.
Khách du lịch đến với Hương Sơn thuộc nhiều tầng lớp và địa vị xã hội khác nhau, nếu như có thể họ cũng sẽ kết hợp việc đi trẩy hội, vãn cảnh chùa Hương cùng với việc tìm hiếm cơ hội trong kinh doanh. Tuy việc tiếp xúc, giao lưu giữa khách và cư dân nơi đây còn nhiều hạn chế từ hai phía, nhưng những năm gần đây du khách đến với Hương Sơn đều có cảm nhận rằng thái độ phục vụ của cộng đồng có biến chuyển. Chính người dân Hương Sơn đã nói rằng qua nhiều năm làm dịch vụ chở đò, họ có văn hoá và hiểu biết hơn về du lịch cũng như cách thức làm du lịch. Họ luôn mong muốn được tiếp xúc, trao đổi với du khách để hiểu biết kinh tế, văn hoá, xã hội ngoài nơi họ sinh sống.
Những lợi ích mà cộng đồng dân cư địa phương có thể thu được nhờ hoạt động du lịch sinh thái nhân văn mang lại như: nâng cao trình độ quản lý cộng đồng thông qua các hoạt động tổ chức du lịch, nâng cao kỹ năng do tiếp thu được kiến thức từ bên ngoài, mở rộng khả năng tiếp cận thị trường, tạo động lực đầu tư và phát triển ngành nghề nông nghiệp, công nghiệp, các ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống của địa phương, và những cơ hội khác.
Bốn là: Du lịch sinh thái nhân văn góp phần giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, giữ gìn và khai thác tài nguyên ở địa phương.
Hương Sơn là một trong 23 xã, thị trấn của huyện Mỹ Đức. Bên cạnh vẻ đẹp thiên tạo, Hương Sơn còn có vẻ đẹp của con người. Phẩm chất cao quý của người dân nơi đây mà trên hết là lòng yêu quê hương, đất nước nồng nàn, là truyền thống kiên cường cách mạng, được thể hiện một cách sinh động và rực rỡ qua những cống hiến, những hy sinh to lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp chống Mỹ vĩ đại của toàn dân tộc. Và hôm nay trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, những con người ấy và các thế hệ nối tiếp lại đang thầm lặng viết tiếp những trang sử mới cho mảnh đất yêu dấu của mình.
Khi đã nhận thức được vai trò quan trọng của mình đối với hoạt động du lịch sinh thái nhân văn, chắc hẳn cộng đồng ở Hương Sơn sẽ biết giữ gìn và khai thác tài nguyên ở địa phương một cách hiệu quả, không chỉ giữ gìn những cái đang có mà họ cần phải khai thác các yếu tố văn hoá bản địa nhằm đạt được mục đích của hoạt động du lịch sinh thái nhân văn. Điều đó mang lại cho cộng đồng quyền làm chủ các tài nguyên, những hoạt động giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo và ngày càng thêm yêu quê hương mình.
Nhiệm vụ của cộng đồng dân cư địa phương trong hoạt động du lịch sinh thái nhân văn.
Một là: Cộng đồng dân cư địa phương có trách nhiệm lớn và rất quan trọng trong việc tham gia đón, tiễn, phục vụ khách du lịch với vị thế chủ nhà.
Hoạt động du lịch sinh thái nhân văn có sự lựa chọn khách du lịch, không phải những người du lịch về với thiên nhiên đều được coi là khách du lịch sinh thái, mà du lịch sinh thái đòi hỏi những vị khách đó phải có sự hiểu biết về nơi họ đến. Sõngét cho cùng thì tại điểm đến cộng đồng dân cư địa phương sẽ là những người giúp họ hiểu biét và có cách ứng xử hợp lý với thiên nhiên. Đặc biệt du khách khi đã biết cộng đồng nơi họ đến thì họ sẽ rất tin tưởng vào các dịch vụ mà cộng đồng cung cấp.
Hiện nay các tổ chức đón, phục vụ và tiễn khách tại Hương Sơn gặp nhiều khó khăn cả trong và ngoài vụ du lịch. Từ bao đời nay người dân Hương Sơn đã lập ra những nguyên tắc mang tính cục bộ địa phương trong hoạt động du lịch, họ chưa nhận thức được rằng quần thể thẳng cảnh Hương Sơn là di sản quốc gia, và nếu như di sản đó không có sự đóng góp của cộng đồng dân cư địa phương một cách tích cực thì nó sẽ vĩnh viễn không còn. Vì thế cộng đồng dân cư sẽ phải có trách nhiệm là những người tham gia đón, tiễn và phục vụ khách du lịch với vị thế chủ nhà hiếu khách, có thái độ phục vụ thân tình, quan tâm và luôn chú ý đến nhu cầu du khách. Tất cả những công việc này phải có kỹ năng, có nghiệp vụ với những thao tác chuyên môn, giúp du khách muốn trở lại Hương Sơn nhiều hơn nữă. Cộng đồng dân cư cầnphối hợp cùng các tổ chức du lịch, các Công ty du lịch và chính quyền địa phương làm những công tác trên, để hoạt động du lịch sinh thái nhân văn đạt kết quả tốt.
Hai là: Cộng đồng dân cư địa phương có trách nhiệm bảo vệ, tôn tạo các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn ở địa phương.
Hương Sơn là khu danh lam thắng cảnh với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Nếu tài nguyên bị suy thoái trầm trọng, hoạt động du lịch gặp khó khăn và cộng đồng dân cư sẽ thiệt hại về nhiều mặt. Mặc dù cơ chế quản lý, các nguồn hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn tại Hương Sơn còn khó khăn, nhưng cộng đồng dân cư nơi đây cần ý thức rõ được trách nhiệm của mình là tham gia một cách tích cực bằng công lao, sức lực, trí tuệ để góp phần bảo vệ tôn tạo các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của địa phương.
Trách nhiệm về bảo vệ, tôn tạo không chỉ là nhiệm vụ của mỗi cá nhân mà của cả cộng đồng, và được cụ thể hoá bằng nhiều công việc trong đó cộng đồng dân cư địa phương đóng vai trò quan trọng hơn bất kỳ tổ chức nào khác, bởi đồng nghĩa với việc duy trì nguồn tài nguyên du lịch cũng có nghĩa là hoạt động du lịch sinh thái nhân văn có cơ hội phát triển.
Dòng suối Yến là nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn của quần thể thắng cảnh Hương Sơn, phải khởi đầu từ suối Yên du khách mới có thể tiếp tục tham gia vào các hoạt động du lịch. Lượng du khách khá đông và không có ý thức đã xa thải rác bừa bãi, gây khó khăn cho ban vệ sinh môi trường, nên chăng trách nhiệm của mỗi nhà thuyền cần phải nhắc nhở du khách giữ gìn vệ sinh chung. Những mặt hàng như phong lan, cây thuốc quýđược bày bán la liệt nhưng số lượng bán không được bao nhiêu, vì thế cộng đồng dân cư cần hạn chế việc kinh doanh các mặt hàng trên để bảo vệ đa dạng sinh học và cảnh quan môi trường.
Ba là: tham gia vào việc làm chủ các hoạt động du lịch sao cho đúng pháp luật, đúng thực tiễn và bảo đảm phát triển bền vững.
Việc thực hiện đúng pháp luật và đúng thực tiễn trong hoạt động du lịch mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương khi xảy ra bất kỳ sự cố nào, vì có sự can thiệp của pháp luật. Bên cạnh những việc làm tốt như hiện tượng chùa, động giả được xoá bỏ, các hộ hoạt động đều được cấp giấy phépthì hầu hết ý thức thực hiện, tham gia làm chủ các hoạt động du lịch đúng pháp luật, đúng thực tiễn của cộng đồng dân cư Hương Sơn pháp huy hết được vai trò. Mọi hoạt động kinh doanh dịch vụ đều thả nổi mà không có sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm, tình trạng ép giá khi du khách mua các sản phẩm tại địa phương thường xuyên xảy ra, các chủ kinh doanh dịch vụ cạnh tranh lẫn nhauDo đó cộng đồng địa phương cần có sự hiểu biết về pháp luật và nắm bắt được điều kiện thực tế của địa phương, để từ đó hướng các hoạt động kinh doanh du lịch như: tổ chức ăn nghỉ, đi lại, tham quan cho du khách, việc kinh doanh phải dựa trên những quy định cụ thể về mức giá chất lượng sản phẩm. Những việc làm này là tiền đề bảo đảm cho du lịch sinh thái nhân văn nơi đây phát triển bền vững.
Bốn là: Cộng đồng dân cư địa phương có trách nhiệm bảo đảm an ninh du lịch, an toàn du khách, trật tự kinh tế - xã hội địa phương.
Cùng với sự phát triển của du lịch thì các tệ nạn xã hội cũng xuất hiện theo và Hương Sơn không nằm ngoài quy luật đó. Cách đây ít năm các tệ nạn như: đánh bạc, uống rượu, móc túitương đối nhiều ở Hương Sơn đặc biệt là những hiện tượng đó cũng đã được các cấp chính quyền ở xã Hương Sơn quan tâm và dần dần xoá bỏ. Trong mùa lễ hội lực lượng đảm bảo an ninh du lịch, an toàn du khách đã được tăng cường, song chỉ phát huy trong mùa lễ hội và không đạt hiệu quả cao. Hơn nữa ngoài những người dân địa phương được bổ nhiệm vào các chức vụ trong ban an ninh, còn lại không thấy có sự tham gia của chính những cư dân nơi đây, trong khi đó số lao động này lại dư thừa ngoài vụ lễ hội. Do đó đã đến lúc cộng đồng dân cư địa phương cần góp tiếng nói của mình để làm cho môi trường du lịch trong sạch, du khách cảm thấy an toàn và thân thiện khi đến Hương Sơn, đồng thời cũng làm cho trật tự kinh tế - xã hội tại địa phương được ổn định và ngày càng phát triển. Đặc điểm việc làm này cần được duy trì vào những tháng sau lễ hội.
Cộng đồng dân cư địa phương phối hợp cùng các cơ quan chức năng tham gia vào việc tố cáo tội phạm, phòng chống các tệ nạn xã hội, mỗi một người dân phải tự làm trong sạch bản thân, sau là gia đình và xã hội.
Tại những khu vực đông người vấn đề an ninh trở nên quan trọng đối với du khách, vì thế cộng đồng dân cư địa phương cần tích cực chủ động tham gia vận động thành lập các đội thanh niên xung kích, các đội bảo vệ của xã, thôn, xóm và phát triển kịp thời những trường hợp vi phạm an ninh ở những điểm đông khách như: bến đò suối Yên, Đền Trình, động Hương TíchKhi xảy ra xô xát giữa khách và các hộ kinh doanh dịch vụ thì chính những người dân tham gia vào đội an ninh trật tự phải là những người giải quyết sao cho công bằng, hiểu biết và tránh tình trạng bênh vực người dân địa phương.
2.4.2. Hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái nhân văn ở Hương Sơn.
Hương Sơn là mảnh đất giàu tiềm năng về du lịch nhân văn, đó là một trong những lợi thế giúp Hương Sơn sẽ phát triển và đóng góp vào công cuộc đổi mới của tỉnh Hà Tây đến năm 2010. Song hiện nay hoạt động du lịch sinh thái nhân văn tại đây vẫn chưa khởi sắc, chưa trở thành một hoạt động du lịch đích thực mang tính bền vững. Thực trạng này thể hiện ở những vấn đề sau:
+ Chủ thể của du lịch sinh thái nhân văn - quần thể thắng cảnh Hương Sơn chưa chú ý đúng mức đến loại hình du lịch này, điều đó thuộc về trách nhiệm của toàn thể các ban ngành liên quan và cộng đồng dân cư địa phương.
Hàng năm các cơ quan ban ngành như: Ban quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn, uỷ ban nhân dân xã Hương Sơn, công an huyện, xãchỉ chú ý đến công tác tổ chức lễ hội chùa Hương mà chưa tập trung triển khai những công việc cần làm ngoài vụ du lịch lễ hội như: công tác bảo tồn, tôn tạo và khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái nhân văn. Ngoài những tháng lễ hội không ai nghĩ rằng sẽ đi du lịch Hương Sơn bởi cảnh quan bị suy thoái, dịch vụ du lịch không đáp ứng được yêu cầu của du khách, loại hình du lịch còn nghèo nàn, ngoài các chương trình du lịch sẵn có với 3 tuyến chủ yếu là tuyến động Hương Tích, tuyến Long Vân, tuyến Tuyết Sơn thì nơi đây chưa có các chương trình du lịch hấp dẫn và thực tế nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên vốn có ở Hương SơnVì thế theo thống kê của ban quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn ngoài vụ du lịch lễ hội, Hương Sơn chỉ đón khoảng 3.500 khách/ năm. Một con số quá ít ỏi.
+ Cộng đồng dân cư địa phương ngoài du lịch lễ hội, họ chưa thể hiện được vai trò của mình dù có lúc lực lượng lao động dồi dào, thời gian nhàn rỗi, trở thành lực lượng lao động dư thừa. Sau khi kết thúc lễ hội họ trở lại làm nghề nông, thủ công nghiệp, các ngành nghề khác, thời gian rỗi của họ tương đối nhiều do tính chất công việc, và họ trông đợi vào lễ hội năm sau. Trong khi đó hoạt động du lịch sinh thái nhân văn lại đòi hỏi công tác bảo tồn và sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư địa phương. Nhưng ý thức tự giác tham gia của người dân còn kém và rất mờ nhạt.
Mặt khác cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ chỉ phát huy vai trò vào những tháng lễ hội, còn ngoài vụ du lịch lễ hội các nhà hàng, nhà nghỉ không có khách sử dụng hoặc công suất sử dụng không cao, dẫn đến tình trạng lãng phí.
+ Hiện nay các doanh nghiệp du lịch hoạt động trên địa bàn xã Hương Sơn chưa thể hiện được thế mạnh của mình, công việc kinh doanh không đạt hiệu quả, khách du lịch đến Hương Sơn hầu hết không thông qua các doanh nghiệp này. Hơn nữa các doanh nghiệp du lịch chưa quan tâm tổ chức loại hình du lịch sinh thái nhân văn, họ chưa có sự đầu tư khai thác các tiềm năng vốn có của Hương Sơn để từ đó tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái nhân văn sao cho thu hút và hấp dẫn du khách.
+ Chính quyền địa phương cũng chưa chú ý đúng mức vai trò, quyền lợi và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư đối với hoạt động du lịch nói chung và hoạt động du lịch sinh thái nhân văn nói riêng.
Đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho hoạt động du lịch sinh thái nhân văn ở Hương Sơn chưa thể phát triển. Du lịch sinh thai nhân văn quan tâm đến việc chia sẻ lợi nhuận đối với cộng đồng, song trong hoạt động du lịch lễ hội nói chung và du lịch sinh thái nhân văn nói riêng, vấn đề này chưa được chú ý đúng mức. Những người chèo đò không thấy hợp lý khi ban quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn thu vé của mỗi khách là 25.000đ, trong đó nhà thuyền chỉ được hưởng 7.000đ/ chủ thuyền, người chèo đò cho rằng nên trả họ 10.000đ/ chủ thuyền đó sẽ đảm bảo cho cuộc sống của họ vì có khi cả ngày họ chỉ khi khách được 1 lần. Vứ gửi xe máy là 8000đ/ xe nhưng người dân chỉ được 4000đ. Họ cũng bất bình khi vé ô tô gửi vào nhà dân thì không được thanh toán.
Phó chủ tịch tỉnh Hà Tây và Sở du lịch Hà Tây đã ký kết quyết định thành lập bến xe Thanh Sang phía đền Trình thuộc thôn Yến Vĩ, nhưng hiện nay công việc này gặp khó khăn, do chính quyền địa phương không tạo điều kiện thuận lợi, bên cạnh đó lại xây một bến xe khác ở phía suối Tuyết không sử dụng đúng mục đích. Chính quyền địa phương nên giao cho cư dân thôn Yến Vĩ quản lý bên xe trong và ngoài vụ lễ hội sẽ hợp lý hơn và giúp họ cải thiện đời sống.
Bộ máy của Ban quản lý cồng kềnh với hơn 300 nhân viên gồm lực lượng công an, cán bộ ngành bảo tồn bảo tàngvà bỏ qua sự tham gia của cộng đồng địa phương vào những việc mà họ có thể làm được như: bảo vệ an ninh, làm vệ sinh môi trườngChính quyền địa phương chưa chú ý tới vai trò và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư địa phương. Họ không có những quyết định xử lý nghiêm khắc đối với những hiện tượng xả thải rác, kinh doanh theo kiểu "chắt chém", chưa chú ý đến việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng về du lịch nói chung và hoạt động du lịch sinh thái nhân văn nói chung.
Nhìn chung hiện trạng du lịch sinh thái nhân văn ở Hương Sơn chưa đi vào hoạt động. Chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư chỉ khai thác tiềm năng du lịch sinh thái nhân văn phục vụ cho du lịch lễ hội đơn thuần. Mọi thành phần tham gia vào du lịch thái thái nói chung chưa đáp ứng được những nhu cầu cũng như nhiệm vụ mà du lịch sinh thái nhân văn đặt ra sao cho: các dịch vụ du lịch, chương trình du lịch phong phú và đa dạng, có sự đóng góp tích cực cho công tác bảo tồn, khai thác tài nguyên một cách bền vững của cộng đồng dân cư địa phương. Vì vậy, cần thiết có những giải pháp nhằm đưa hoạt động du lịch sinh thái nhân văn sớm trở thành hiện thực và mang lại hoạt động xã hội cho du lịch Hương Sơn nói riêng và du lịch Hà Tây nói chung. Đặc biệt có sự kết hợp giữa vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, chính quyền cơ quan quản lý các cấp và của các nhà khoa học.
Kết luận
Xét về mặt tiềm năng - Tài nguyên Hương Sơn đã, đang và sẽ còn là nơi khách du lịch tìm đến với lễ hội lớn nhất Việt Nam. Hương Sơn được coi là đất Phật với bao huyền tích kỳ ảo, là nơi du khách gửi gắm tâm linh với những ước vọng tốt đẹp. Nhưng còn một Hương Sơn khác, một Hương Sơn của du lịch sinh thái nhân văn, một Hương Sơn giàu tiềm năng mà trong đó có tiềm năng con người.
Du lịch sinh thái - nhân văn ở Hương Sơn dù còn manh nha song đây chính là một hướng đi lâu dài và cơ bản để vừa phát huy tiềm năng tự nhiên với cảnh quan tuyệt vời của Hương Sơn, với núi sông, hồ, thung lũng, đồng quê với các di tích nổi danh. Đồng thời cũng phát huy được tiềm năng nhân văn với những nét văn hoá bản địa và với cộng đồng dân cư địa phương có truyền thống yêu quê hương, đất nước. Chỉ có phát triển du lịch sinh thái - nhân văn, Hương Sơn mới bảo vệ được lâu dài các nguồn tài nguyên và môi trường của mình, mới hướng tới sự phát triển bền vững.
Để thực hiện được hướng phát triển này, du lịch Hương Sơn cần được huy động tiềm năng vốn có của mình đó là cộng đồng dân cư địa phương, chủ nhân thực sự của hôm nay và mai sau. Vai trò, trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi người dân, của cả cộng đồng cần phải được thể hiện không chỉ trong du lịch lễ hội truyền thống mà còn tham gia tổ chức du lịch sinh thái - nhân văn. Chỉ có huy động sức mạnh cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch mới tạo ra những khả năng to lớn trong phát triển các dịch vụ và nhất là trong việc tôn tạo, giữ gìn môi trường cho du lịch sinh thái - nhân văn. Bởi lẽ du lịch sinh thái về bản chất là loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường cảnh quan, đem lại lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương. Và đó cũng là hướng đi đúng để đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn như đường lối của Đảng và Nhà nước ta xác định.
Những phân tích đánh giá về vai trò, nhiệm vụ, quyền lợi của cộng đồng cũng như thực trạng của việc cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái thái ở Hương Sơn cho thấy tương lai của hoạt động này. Cộng đồng dân cư ở Hương Sơn vốn có vai trò lớn trong du lịch lễ hội ở Hương Sơn vốn có vai trò lớn trong du lịch lễ hội ở Hương Sơn, chắc chắn sẽ có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch sinh thái - nhân văn. Chúng ta có cơ sở để tin tưởng và hy vọng.
Tài liệu tham khảo
1. Lê Trọng Cúc. Một số vấn đề sinh thái nhân văn ở Việt Nam. Nxb Nông nghiệp Hà Nội - 1995.
2. Cục Môi trường - Bộ khoa học, công nghệ và môi trường. Bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch các vườn quốc gia và khu bảo tồn. Tạp chí môi trường số 5 - 205.
3. Địa chí Hà Tây. Sở Văn hoá Thông tin Hà Tây. 1999.
4. Đặc san Hương Sơn sông núi anh hùng. Nxb Thanh niên, HN - 1998.
5. Trịnh Thị Hiền. Một số vấn đề về phát triển bền vững du lịch sinh thái ở Hương Sơn. Khoá luận tốt nghiệp 2001.
6. Hội thảo quốc gia về sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam. Thành phố HCM - 1997.
7. Định Trung Kiên. Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch. Nxb Quốc gia Hà Nội - 2002.
8. Phạm Trung Lương. Những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam. Nxb Giáo dục.
9. Thông tin môi trường và sức khoẻ. Đặc điểm chùa Hương - 2001.
10. Tuyển tập báo cáo. Hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam. HN - 1999.
11. Tạp chí Du lịch Việt Nam. Số 4 - 2003. Cơ quan của tổng cục du lịch.
12. Nguyễn Minh Tuệ. Địa lý du lịch. Nxb Thành phố HCM - 1999.
13. Viện nghiên cứu và phát triển du lịch. Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển khu du lịch thắng cảnh Hương Sơn. HN - 1996.
14. Trần Lê Văn. Thung mơ Hương Tích. Nxb Văn hoá HN - 1976.
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT1400.doc