Đề tài Tình hình hoạt động Du lịch Hạ Long

Ngày nay, nhu cầu đi du lịch với mục đích hưởng thụ những giá trị của môi trường là một xu thế của thời đại. Nó không chỉ thuần tuý là phục hồi tái tạo sức khoẻ mà còn muốn chiêm ngưỡng những cái đẹp, cái mới lạ và muốn hoà mình vào thiên nhiên cội nguồn của con người thời cổ sơ khai. Nhìn từ góc độ kinh tế và văn hoá, việc sử dụng tiềm năng tài nguyên du lịch đáp ứng nhu cầu, động cơ đi du lịch đem lại những lợi ích thiết thực cho mỗi quốc gia và vùng có tài nguyên du lịch biển. Vùng biển Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, một trọng điểm du lịch của miền Bắc đã đang và sẽ có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch. Trong những năm qua nhiều hoạt động du lịch đã diễn ra giúp cho du lịch Hạ Long có nhiều khởi sắc. Để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch ngày càng cao và để du lịch Hạ Long có thể phát triển bền vững trong tương lai, nhiều dự án mới đầu tư cho du lịch, các sản phẩm mới đặc thù, độc đáo đã được thiết lập và triển khai.

doc41 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 739 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình hoạt động Du lịch Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bình, Điện Biên Phủ, Sơn La + Miền trung: Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Quy Nhơn, Kom Tum, Pleiku, Buôn Mê Thuật, Đà Lạt + Miền Nam: Mỹ Tho, Vĩnh Long, Rạch Giá, Hà Tiên, Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu + Chương trình Du lịch Outbound: Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan Trên thực tế hoạt động của Công ty đã tổ chức nhiều chuyến tour cho các nhóm du lịch và em đã được tiếp xúc thực tế chuyến tour: Hà Nội - Hạ Long (2 ngày/1 đêm) Trước khi bắt đầu chương trình Du lịch hướng dẫn viên cần phải đọc chương trình Du lịch một cách chi tiết cụ thể: Vận chuyển, ăn uống thăm vịnh, khách sạn, tên khách hàng Hầu hết những nội dung lý thuyết đã học đều gắn liền với thực tế. Một hướng dẫn viên phải nắm chắc các kĩ năng đã học và nhanh nhậy nắm bắt được các vấn đề nảy sinh trong chuyến Du lịch và không ngừng học hỏi vươn lên thì sẽ thành công trong công việc. 2.3. Hoạt động Marketing, thị trường khách Du lịch và xu hướng mới trong Du lịch, ưu tiên nghiên cứu những cơ hội và thách thức trong kinh doanh Du lịch ở các thị trường mục tiêu. Marketing là một thuật ngữ được dùng một cách phổ biến trong các ngành kinh tế. Nó có một vai trò to lớn đối với cả người sản xuất, cả người tiêu dùng theo nghĩa rộng của nó. Vì người sản xuất muốn tạo lợi nhuận, người tiêu dùng muốn tạo ra lợi ích. Để thực hiện marketing mục tiêu người ta cần phải phân đoạn những vùng mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, trong đó người ta cần phải quan tâm tới 4 khía cạnh sau: + Khả năng bán + Cạnh tranh + Chi phí + Lợi nhuận Sự lựa chọn mục tiêu thay thế mà một vùng chọn lựa bao gồm từ thị trường không có sự phân đoạn đến thị trường có rất nhiều phân đoạn. Thị trường không phân đoạn Thị trường nhiều phân đoạn Marketing có tính chất lựa chọn Phân đoạn đơn lẻ Những bạn chế trong việc lựa chọn thị trường mục tiêu: Có rất nhiều đến yếu tố có thể hạn chế sự lựa chọn các phân đoạn thị trường. Bao gồm: + Nếu vùng có nguồn lực hạn chế + Thị trường có nhiều nhu cầu Khi xác định mục tiêu Du lịch của vùng chung ta lên cân nhắc một vấn đề sau: kinh tế, môi trường, dân số, khách. Ví dụ: Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam (1995 - 2010) xác định 5 mục tiêu: Mục tiêu kinh tế: Tối ưu hoá sự đóng góp của ngành Du lịch vào thu nhập quốc dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, việc làm và cán cân thanh toán bằng cách tạo ra một môi trường kinh tế thuận lợi cho sự phát triển của ngành, sao cho vào thập kỷ 21 Du lịch trở thành một ngành công nghiệp tương xứng với tiềm năng Du lịch to lớn của đất nước (Nghị quyết trung ương VII). Mục tiêu an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội: Nhằm thu hút ngày càng cao lượng khách Du lịch quốc tế đến Việt Nam, nhưng không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Mục tiêu về môi trường: Gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo, khai thác và bảo vệ các di sản thiên nhiên, cảnh quan, môi trường. Mục tiêu văn hoá xã hội: Gắn liền với việc giữ gìn truyền thống văn hoá đồng thời khai thác các di sản văn hoá nghệ thuật có giá trị cao, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, các di tích lịch sử, công trình văn hoá nổi tiếng, nâng cao các tiêu chuẩn ngành, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm phát triển Du lịch và văn hoá có chất lượng cao của cả nước để đa dạng hoá các sản phẩm Du lịch Việt Nam. Song song với nó là việc đẩy mạnh phát triển Du lịch, trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại thăm thân, thăm quan của nhân dân. Mục tiêu hỗ trợ phát triển: Cung cấp thông tin tư liệu, những định hướng chiến lược cơ bản để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch, xúc tiến, phát triển, sự phối hợp, nghiên cứu, thống kê Giúp cho sự phát triển của ngành ở trung ương cũng như ở địa phương. 3. Đánh giá những lợi thế, thuận lợi, những khó khăn trong thực tập 3.1. Lợi thế, thuận lợi Trong thời gian thực tập vừa qua, mặc dù với thời gian không nhiều nhưng em đã thu nhận được rất nhiều kinh nghiệm trong thực tế, có cơ hội tiếp xúc được với các khó khăn cũng như thuận lợi trong công việc. Trong 3 năm học qua với sự cố gắng của bản thân và sự tận tình giúp đỡ dạy bảo của các thầy cô giáo trong khoa Du lịch, em đã lĩnh hội được rất nhiều kiến thức lý thuyết bổ ích. Lại thêm 4 tuần thực tập tại cơ sở để thực tập các kiến thức của mình đã tạo cho em rất nhiều thuận lợi: Em được tiếp cận với công việc Marketing, một công việc được đánh giá là phức tạp và khó khăn nhất, đòi hỏi phải có lòng kiên trì, giao tiếp tốt, nhanh nhẹn để đạt được sản phẩm ra thị trường và làm thế nào để khách hàng có thể tiếp cận được. Và điều đặc biệt hơn là rèn luyện được cách đối diện với khách hàng tự tin và trả lời được các câu hỏi mà khách hàng đặt ra. Hồng Gai Tourism là một Công ty lớn, bao gồm đầy đủ các phòng ban. Chính vì vậy, em có cơ hội áp dụng các kiến thức đã học trên lớp với thực tế thuận lợi. 3.2. Những khó khăn Công ty Du lịch Hồng Gai là một Công ty lớn và họ rất mạnh về đón khách quốc tế là Trung Quốc do vậy rất khó khăn cho chúng em trong việc giao tiếp. 4. Kiến nghị và kết luận 4.1. Các kiến nghị Với khoa: Hiện nay người Việt Nam có xu hướng đi Du lịch sang các nước Đông Nam á là rất phổ biến. Do vậy, chúng em cần có nhiều hơn nữa các nghiệp vụ quốc tế và một số luật lệ quốc tế. Với cơ sở thực tập: Với khả năng và trình độ của sinh viên Trường Đại học Dân lập Đông Đô thực tập tại Công ty, sau thời gian này em mong muốn Công ty sẽ tạo điều kiện giúp đỡ những sinh viên khoá sau của trường đến thực tập. 4.2. Kết luận Với khoảng thời gian thực tập tuy không dài nhưng em đã thu nhận được rất nhiều điều bổ ích, em cảm thấy tự tin hơn trong công việc. Qua đợt thực tập này em muốn bày tỏ lòng biết ơn đến ban giám đốc và điều hành của Công ty đã tạo điều kiện cho chúng em thực tập trong thời gian qua. Qua đây em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong khoa Du lịch - Trường Đại học Dân lập Đông Đô đã truyền đạt cho chúng em nhiều kiến thức bổ ích. Phần hai: tiềm năng du lịch hạ long lời mở đầu Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế, mức sống con người trong xã hội tăng lên, con người không chỉ sống vì mục đích sinh tồn mà họ bắt đầu chú ý đến việc thoả mãn nhu cầu cá nhân của chính bản thân họ. Sự gia tăng về mức sống (thu nhập, học vấn) đã làm cho con người có thể đi Du lịch. Mặc dù có rất nhiều lý do để đi Du lịch song lý do thông thường nhất vẫn là: giải trí, tìm hiểu phong tục tập quán, lối sống của dân cư tại điểm Du lịch, tìm kiếm cơ hội đầu tư và cũng là để thoát khỏi bốn bức tường nhà với những lo toan cuộc sống hàng ngày. Du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống mỗi con người, nó không chỉ giành riêng cho giới quý tộc mà đến cả với quần chúng lao động. Về phương diện kinh tế, Du lịch có khả năng giải quyết một số lượng lớn công ăn việc làm, đem lại thu nhập ngoại tệ, điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế, đặc biệt với các nước đang phát triển. Về mặt xã hội, nó đem lại sự thoả mãn cho người đi Du lịch, góp phần tăng cường mở rộng giao lưu văn hoá xã hội giữa các vùng trong nước và các quốc gia trên thế giới tạo điều kiện tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Hoạt động Du lịch diễn ra trên khắp thế giới ở những nơi có nguồn tài nguyên Du lịch, từ miền biển đến miền núi, từ vùng nóng đến vùng lạnh Theo một số tài liệu thống kê của tổ chức Du lịch quốc tế (WTO) điều tra về sở thích của khách Du lịch quốc tế cho thấy 45% khách Du lịch thích nghỉ ở vùng biển hoặc hồ, 24% số khách thích đi tham quan ở nhiều nơi trong chuyến đi, 14% số khách thích nghỉ ở vùng núi, 7% số khách thích kết hợp vừa tham quan vừa chữa bệnh bằng nước khoáng, 10% số khách có sở thích khác. Việt Nam với trên 3260km bờ biển chạy dọc chiều dài đất nước, có diện tích biển hơn 1 triệukm2, chiếm 1/6 diện tích, là địa bàn kinh tế gắn liền với cuộc sống của 1/5 dân số cả nước, với trên 2000 đảo ven bờ, 2 quần đảo vùng khơi, là căn cứ hậu cần kinh tế kỹ thuật cho công cuộc phát triển kinh tế biển. Du lịch ở Việt Nam nói chung và Du lịch biển nói riêng đóng một vai trò quan trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển Du lịch cả nước góp phần phát triển kinh tế biển, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới nền kinh tế đất nước. Tiềm năng các nguồn tài nguyên Du lịch biển đa dạng phong phú cả về tự nhiên và nhân văn: các bãi biển, hang động, nguồn nước khoáng nóng, rừng và động vật quý hiếm, nghệ thuật kiến trúc và làng nghề, những phong tục tập quán và truyền thống văn hoá nổi tiếng đã được công nhận là di sản văn hoá, thiên nhiên của thế giới là cố đô Huế và Vịnh Hạ Long. Hơn nữa, vùng biển nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển nhiều loại hình Du lịch. Vì thế suốt dọc vùng duyên hải và hải đảo của 40 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, tập trung hơn 70% các điểm Du lịch của cả nước, thu hút khoảng 70 - 80% số lượng khách Du lịch . Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu Đông Bắc của tổ quốc, có hơn 250km bờ biển, hơn 6000km2 mặt nước và là một trong những tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế biển đa dạng. Quảng Ninh là một trong ba trọng điểm phát triển kinh tế và Du lịch ở miền bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. So với các vùng khác trong cả nước, Quảng Ninh có thuận lợi hơn trong việc phát triển Du lịch do những điều kiện về tài nguyên Du lịch. Chính vì vậy, trong thời gian qua lượng khách Du lịch vào Việt Nam tuy có giảm nhưng lượng khách đến Quảng Ninh vẫn tăng đáng kể. Một trong những trung tâm Du lịch lớn và quan trọng của Quảng Ninh là Thành phố Hạ Long. Hạ Long là thành phố có nhiều thế mạnh rất thuận lợi cho phát triển Du lịch (trong đó có vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới tại kỳ họp lần thứ 18 ngày 17/12/1994). Điều này đã mang đến cho Hạ Long lợi thế không thể phủ nhận được về Du lịch biển và hải đảo. Tài nguyên Du lịch biển của Hạ Long hết sức đa dạng phong phú: các hang động với những mặng đá và nhũ đá hấp dẫn, tạo sự tưởng tượng đối với người xem, hàng ngàn đảo đá tạo nhiều cảnh quan tự nhiên độc đáo, các bãi cát với cảnh đẹp hấp dẫn, nước trong, mịn, là điều kiện cho Du lịch tham quan và tắm biển. Tuy nhiên, hiện ngành Du lịch Hạ Long cũng chưa khai thác hết tiềm năng Du lịch biển. Các hoạt động Du lịch còn hết sức đơn sơ, chưa tạo được sản phẩm đặc thù, chưa tương xứng với tiềm năng to lớn đó. 1. Phạm vi, đối tượng, mục đích nghiên cứu Trong bài báo cáo, người viết chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động khai thác Du lịch bề mặt vịnh Hạ Long, nhằm mục đích cho việc phát triển Du lịch bền vững ở Hạ Long. 2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin trên cơ sở nguồn tài liệu tham khảo được cung cấp. Người viết phải tiến hành thu thập, phân tích, xử lý thông tin để đưa đến những kết luận cần thiết cho đề tài. - Phương pháp nghiên cứu thực tế: Khảo sát thực tế hiện trạng phát triển du lịch tại Hạ Long như về: cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng để nắm được tình hình cụ thể và có được những thông tin chính xác. - Phương pháp cân đối kinh tế: phương pháp này dùng để tính toán, cân đối giữa cơ cấu nhu cầu Du lịch với khả năng về tài nguyên, cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện giao thông vận tải để phục vụ Du lịch. Từ đó đưa ra những định hướng, kế hoạch cụ thể cho việc phát triển trong tương lai, nhằm khai thác hợp lý tài nguyên Du lịch và tổ chức kinh doanh Du lịch có hiệu quả. 3. Đóng góp của báo cáo Sau khi hoàn thành báo cáo sẽ có một số đóng góp sau: - Tổng quan được tiềm năng Du lịch Hạ Long và hiện trạng phát triển Du lịch thời gian qua. - Các hoạt động Du lịch có thể khai thác trên bề mặt vịnh Hạ Long và định hướng phát triển. - Đưa ra các khuyến nghị có tính chất thiết thực đối với Du lịch ở Hạ Long. 4. Bố cục của báo cáo Phần một: Mô tả quá trình thực tập Phần hai: Tiềm năng du lịch Hạ Long Chương I: Tiềm năng Du lịch của Hạ Long Chương II: Tình hình phát triển Du lịch Hạ Long trong giai đoạn 1999-2003. Chương III: Tình hình đầu tư cho Du lịch chương i: tiềm năng Du lịch của Hạ Long Sự phát triển của Du lịch phụ thuộc vào tài nguyên Du lịch. Người ta không muốn đi Du lịch đến các nơi không có tài nguyên Du lịch. Tài nguyên Du lịch là yếu tố cơ sở để tạo nên vùng Du lịch. Quy mô hoạt động của một vùng Du lịch dựa trên cơ sở khối lượng nguồn tài nguyên Du lịch quyết định tính mùa vụ của Du lịch, tính nhịp điệu của dòng khách đi Du lịch. Số lượng, chất lượng của tài nguyên Du lịch có vai trò quan trọng trong việc phát triển Du lịch của một quốc gia hay một vùng. 1. Tiềm năng về tài nguyên Du lịch tự nhiên 1.1. Vị trí địa lý và địa hình 1.1.1. Vị trí địa lý Thành phố Hạ Long nằm tại tỉnh phía Tây Bắc vịnh Bắc Bộ, ở 200 vĩ Bắc và 103 độ kinh Đông, với diện tích tự nhiên là 12.286ha. Thành phố được thành lập vào tháng 4/1994 sau khi sát nhập 2 thị xã Bãi Cháy và Hòn Gai của tỉnh Quảng Ninh. Đường quốc lộ 18 là con đường bộ chính của tỉnh cũng như của Hạ Long. Ngoài ra tuyến đường sắt Yên Viên - Hạ Long cũng là một đầu mối giao thông quan trọng trong phát triển kinh tế. Hạ Long có các hải cảng quan trọng như Hòn Gai, Cái Lân và các tuyến hải cảng quốc tế từ Đông Bắc á tới Đông Nam á - là một cửa khẩu lớn về hàng hải nối với thế giới bên ngoài trong thời kỳ chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường. Tóm lại, với vị trí địa lý thuận lợi, Hạ Long là một trung tâm kinh tế lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh, là đầu mối giao thông quan trọng về đường biển, đường bộ, là một vùng công nghiệp than lớn của tỉnh với những hải cảng quan trọng trong sự giao lưu với các nước trong khu vực. Hạ Long được xác định là nơi có nhiều điều kiện thích hợp để tiến hành hoạt động kinh doanh Du lịch. Đó là những điều kiện thuận lợi để Hạ Long phát triển kinh tế. 1.1.2. Địa hình Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng, gồm cả núi, biển, đảo và rừng. Hai thị xã Hòn Gai và Bãi Cháy về mặt địa hình bị chia cắt bởi eo biển Cửa Lục. Các khu vực trong Thành phố có đặc trưng rất khác nhau. Bờ biển phía Nam của Bãi Cháy là trung tâm Du lịch, còn bờ biển phía Bắc bị chắn bởi một dãy núi nên đang phát triển hệ thống cảng biển nước sâu Cái Lân và khu công nghiệp Hòn Gai là trung tâm thương mại, nơi khai thác và xuất than trong vùng. * Những dạng địa hình có ý nghĩa Du lịch - Dạng địa hình đá vôi trên Vịnh Hạ Long: Về mặt địa chất các đảo đá trên Vịnh Hạ Long được hình thành cách đây 250 triệu năm đến 280 triệu năm, qua một quá trình vận động tạo sơn của vỏ trái đất. Đây là một phần rìa của đại lục châu á bị xuống biển, nơi sâu nhất không quá200m. Mặt vịnh rộng khoảng 1500km2 có hàng ngàn đảo đá và hang động được bàn tay kỳ diệu của thiên nhiên bày đặt trên mặt vịnh. Các đảo lớn như: Đảo Cái Chiên, Vĩnh Phúc, Cái Bầu che kín bờ biển tạo nên nhiều vùng vịnh nổi tiếng như Hạ Long, Bái Tử Long. Một phần diện tích đáng kể của các đảo là núi. Các đảo nhỏ ngoài khơi cũng có ngọn núi cao khoảng 150 - 200m, thường là những đảo núi dài và hẹp, thường được cấu tạo bằng đá phiến tựa những chiếc mộc bản chạy song song với các rặng núi và đất liền. Du ngoạn trên vịnh này là một điều lý thú bởi ngoài hệ thống các đảo và quần đảo một phần được cấu tạo bằng phiến đá và một phần mang đặc trưng của núi đá vôi cổ vốn phát sinh trên đất liền Cacbon - Pecmi (C - P) sau bị nước biển dâng lên làm chìm ngập. Ta có thể thấy điều ấy qua các bồn nước tròn được bao bọc xung quanh bởi các vách núi đá vôi thẳng đứng. Các bồn nước đó có tên khoa học là Kasts (lỗ hổng) như hang Trinh Nữ, hang Trống, hang Luồn, hàng Bồ Nâu, hang Sửng Sốt, Đầu Gỗ nằm ở vĩ độ cao khác nhau và đã làm chứng cho thời kỳ xa xưa về sự xâm thực của nước biển ở mức cao hơn bây giờ. Với sức hấp dẫn cuốn hút của các quần thể các đảo và hang động Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào ngày 17/12/1994 bởi những hình thù kỳ dị, những thành tạo độc đáo mà không nơi nào giống nơi nào, mỗi nơi có một sắc thái riêng, một vẻ đẹp rất nhẹ nhàng. Đây chính là nguồn tài nguyên đã đang và sẽ cuốn hút khách Du lịch, phục vụ đắc lực cho hoạt động Du lịch. - Địa hình bờ, bãi biển: Nét đặc trưng chính của bãi biển vùng này là sườn thoải, cát trắng, nước biển trong xanh rất thuận lợi cho Du lịch biển. Đó là các bãi biển: Bãi Cháy, Ti Tốp có nhiệt độ của nước biển hết sức lý tưởng là 250C. 1.2. Khí hậu Thành phố Hạ Long thuộc phân vùng khí hậu vùng ven biển, có hai mùa chính là mùa hạ và mùa đông. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C, độ ẩm trung bình 82%. Nhìn chung khu vực thành phố Hạ Long có điều kiện khí hậu khá phù hợp cho hoạt động Du lịch. Thời kỳ có khí hậu thích hợp nhất là từ tháng 4 - tháng 11 vào mùa hè điều kiện khí hậu có nhiều thuận lợi hơn. Đây là mùa gió nồm nam - ngọn gió từ đại dương mang vào đất liền cái mát lành của biển cả cộng với nắng khiến cho mùa hè luôn gắn liền với các loại hình Du lịch biển. Mùa này ở Hạ Long hay có mưa. Tuy nhiên những cơn mưa thường ít kéo dài nên không ảnh hưởng lớn đến hoạt động Du lịch. Thời kỳ khí hậu xấu nhất là từ tháng 1 - tháng 3 vào thời điểm này mưa phùn gió bấc trời đầy mây và lạnh, bầu không khí ẩm ướt là những nguyên nhân chủ yếu cản trở cho tham quan Du lịch. Nhiệt độ trung bình từ 15 - 170C. Địa điểm Mùa nóng Mùa lạnh Ngày bắt đầu Ngày kết thúc Độ dài ngày Ngày bắt đầu Ngày kết thúc Độ dài ngày Hòn Gai 5 - 5 8 - 10 161 25 - 11 23- 3 121 1.3. Tài nguyên nước Quanh vùng vịnh, lượng nước sông với phù sa đổ vào biển hầu như không có. Đây là nước mặn biển khơi, trong và độ mặn cao, đáy cát mịn. Thành phố Hạ Long chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều. Mực triều lớn nhất 4,5m, nhỏ nhất 0,2m, trung bình 2m. Đặc biệt vùng vịnh cửa lục khá sâu 20m rất thuận lợi cho các tàu có tải trọng lớn. Dao động thuỷ triều làm cho khả năng trao đổi nước với biển tốt. Nước ngầm đáp ứng một phần cho nhu cầu khai thác Du lịch và sinh hoạt hàng ngày. Điều kiện khí tượng thuỷ văn ở Hạ Long rất lý tưởng để triển khai các loại hình Du lịch biển như: Du thuyền, lướt ván, lặn biển, thăm quan biển 1.4. Tài nguyên động thực vật Thành phố Hạ Long có nguồn tài nguyên động thực vật phong phú, quý hiếm. Vùng biển Hạ Long là nơi tập trung nhiều hệ sinh thái đặc thù ở ven biển nhiệt đới, có nguồn gen phong phú và tính đa dạng sinh học cao. Theo tài liệu điều tra chưa đầy đủ vùng biển có trên 3.500 loài động thực vật. Trong đó có 130 loài thân mềm, 140 loài rong biển, 4 loài cỏ biển, 34 loài thực vật nghập mặn và thực vật thuỷ sản bậc cao, 45loài thú, 400 loài cá biển, 160 loài san hô, 500 loài động vật đáy, 355 loài động vật phù du. Ngoài ra còn có các loài bò sát biển (rắn, đồi mồi, ếch), chim biển, thú chim (rái cá, cá voi, cá leo). Hệ động vật gồm 26 loài thú, 7 loài chim, 21 loài bò sát. Có nhiều loài đáng chú ý như khỉ vàng, khỉ đuôi lợn, sơn dương, nhím, mèo rừng trong đó có những loài quý hiếm có thể trở thành biểu tượng của sinh thái biển Việt Nam. Hệ sinh thái rạng san hô là đối tượng chính của Du lịch ngầm dưới đáy biển. Ngoài nguồn cá biển, tôm, mực vô cùng dồi dào vùng biển Hạ Long còn có dịch vụ cung cấp tại chỗ cho du khách những loại đặc sản cao cấp mà các vùng biển khác không có như: sá sùng, hầu hà, tu hài, cù kì, ngọc trai Với nguồn tài nguyên sinh vật biển đa dạng và phong phú như vậy, Hạ Long có thừa kinh nghiệm đảm bảo cung cấp thực phẩm cho phát triển Du lịch với những đặc sản biển. Các vạn san hô ở vịnh Hạ Long với nhiều hệ sinh thái biển đặc thù, phong phú tạo ra ở nơi đây một "công viên biển" kỳ thú, có sức hấp dẫn đặc biệt và là những tiền đề vững chắc để phát triển loại hình Du lịch lặn biển vốn đang là mối quan tâm của nhiều du khách. 2. Tiềm năng về tài nguyên Du lịch nhân văn 2.1. Đặc điểm dân cư Thành phố Hạ Long chủ yếu là người Kinh. Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hoá- xã hội qua nhiều năm, nơi đây đã và đang tập trung dân cư đông đúc. Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá các ngành sản xuất và xu thế đô thị hoá ở trung tâm kinh tế Hạ Long sẽ kéo theo sự tập trung dân cư ở mọi tầng lớp. Quần cư đông đúc tập trung nhiều trí tuệ sẽ giúp cho kinh tế xã hội ở Hạ Long phát triển mạnh mẽ trong tương lai trong đó hoạt động Du lịch đóng vai trò khảo cổ. 2.2. Di tích khảo cổ Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nhiều di tích khảo cổ có giá trị đặc biệt về lịch sử văn hoá tại Soi Nhụ, các hang động ở ven bờ Cửa Lục, Bồ Nâu, Tiên Ông, Mê Cung chứng tỏ Hạ Long là một trong những cái nôi của người Việt cổ. Nền văn hoá này đã ghi vào sử sách với cái tên văn hoá Hạ Long. Đây là một trong ba nền văn hoá tiền sử (Soi Nhụ, Cái Bèo, Hạ Long), kế tiếp nhau phát triển ở vùng danh thắng này từ hậu kỳ đá cũ đến sơ kỳ kim khí, cách ngày nau từ 17.000 đến 25.000 năm. Một số di chỉ ở Bãi Cháy, Cái Dầu, Tuần Châu, cọc 8 thuộc đời đại đồ đá mới cách đây 6.000 năm. Vùng đất này đã chứng kiến bao chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm mà nổi bật là chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, phá tan giặc Nguyên Mông thế kỷ 13. 2.3. Di tích lịch sử văn hoá và lễ hội - Tại thành phố Hạ Long có cụm di tích Núi Bài Thơ với lễ hội đền Đức Ông. Hội đền Đức Ông hàng năm tổ chức tại chùa Long Tiên dưới chân núi Bài Thơ thành phố Hạ Long vào ngày 24 tháng 3 (Âm lịch). Nơi đây thờ Trần Quốc Tuấn và một số tướng lĩnh nhà Trần. Mở đầu ngày hội là lễ rước bài vị Đức ông từ đền đến chùa Long Tiên làm lễ, sau đó rước về. Trong ngày hội có đấu cờ tướng, đấu vật, hát chầu văn, diễn chèo. - Đền Cửa Ông và lễ hội đền Cửa Ông: Đền nằm trên một ngọn đồi đẹp nhìn xuống Vịnh Bái Tử Long, ở phường Cửa Ông thị xã Cẩm Phả. Đền thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng là con thứ của Trần Hưng Đạo. Ông có công lập đồn điền biên phòng ở đây và góp phần quan trọng và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông (1283). Lễ hội này được tổ chức vào ngày 3/2 (âm lịch). Hiện nay trong đền còn khá nhiều pho tượng các tướng lĩnh nhà Trần có công trong cuộc kháng chiến chống quân Mông 1288. Đến dự hội lễ, du khách có thể tham quan cảnh đền, xem các tượng thờ cổ và thưởng thức các thắng cảnh lịch sử và thiên nhiên vùng biển Đông Bắc. - Đình Quan Lạn và lễ hội: Đình ở trên đảo Quan Lạn thuộc quần đảo Vàm Thư - Cẩm Phả, cách Hòn Gai 55km. Đình xây dựng vào cuối thời Lê thờ thành hoàng làng là Trần Khánh Dư lễ hội còn có trò chơi như kéo co, đánh đu, cờ người, diễn tuồng chèo. Ngày cuối của lễ hội có lễ cầu yên ở tại đình, đốt thuyền giấy, rước bài vị thành hoàng về nghè. 3. Đánh giá của UNESCO Vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên thế giới 12/1994 trong kỳ họp lần thứ 18 tại khách sạn LeMeridien thành phố Phú Kiệt - Thái Lan, tổ chức UNESCO đã quyết định công nhận Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới. Trong tấm bằng công nhận, UNESCO đã xác định: "Việc công nhận vào danh mục này khẳng định giá ngoại hạng và giá trị toàn cầu của di sản văn hoá và thiên nhiên cần thiết phải được bảo vệ vì lợi ích của toàn nhân loại". Vịnh Hạ Long rộng 1553km2 với 1969 hòn đảo trong đó vùng bảo vệ tuyệt đối rộng 434km2 và 775 hòn đảo. Nằm ở trung tâm vùng ven biển Quảng Ninh, cách Hà Nội 165km. Đây là một phần rìa của đại lục Châu á bị chìm xuống biển, nơi sâu nhất không quá 200m. Đảo Hạ Long hầu hết là đảo đá vôi và đảo phiến thạch cao từ 150m trở lên so với mực nước biển. Xét về giá trị thẩm mỹ Vịnh hạ Long là tác phẩm nghệ thuật tạo hình của tạo hoá, kết hợp tinh tế giữa điêu khắc và hội hoạ, giữa tính hoành tráng khoẻ khoắn với sự duyên dáng, thơ mộng. Hạ Long không phải là tác phẩm nghệ thuật tĩnh mà luôn biến đổi về tạo dáng màu sắc theo thời gian và góc nhìn tạo nên cảnh sắc khác thường khiến cho du khách ngỡ ngàng. Cảnh quan thiên nhiên Vịnh Hạ Long rất độc đáo. Trên một diện tích không rộng mọc lên hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ vô số hình dáng kì dị khác nhau. Đảo thì giống ông già ngồi câu cá (Hòn ông Lã Vọng), đảo thì giống nàng tiên (Đảo Cô Tiên), đảo thì giống đầu người (Đảo đầu người) đảo tựa đôi gà chọi (Hòn gà chọi) có thật nhiều những hình ảnh như thế rất thơ mộng, li kỳ và hấp dẫn. Giữa thế giới kỳ vĩ của Hạ Long, du khách sẽ không gặp bất kỳ một sự trùng lặp nào, cảnh vật luôn biến đổi. Các đảo đá không chỉ là những tác phẩm điêu khắc, những bức chạm nổi thiên nhiên sinh động mà còn là các khối kiến trúc độc đáo. Có đảo cũng giống chiếc ngà voi, thon nhỏ và nhọn sắc. Có đảo hình tứ trụ, bề thế, bốn mặt phẳng lỳ, đen bóng như được ghép bằng các tấm ván lim bào nhẵn Nhìn những ngọn núi đá, người ta tưởng tượng tới cuộc sống như được hoá thân vào đây: Hòn Oản, Quả Chuối, Hòn Đũa, Hòn Cái Bút Vẻ đẹp ngồ ngộ kỳ lạ của dáng núi sẽ khiến du khách không tránh khỏi trầm trồ, thán phục. Nhưng tuyệt vời hơn là vẻ đẹp kỳ diệu và bí ẩn của hệ thống hang động. Trong mỗi hang đều có màng đá và nhũ đã. Chúng không những làm tăng thêm vẻ đẹp, sức hấp dẫn của các hang động mà còn gợi trí tò mò, sự tưởng tượng phong phú đối với người xem, người ta có thể hình dung chúng giống Quan âm, La hán, cô gái, voi, ngựa Ngay bản thân tên gọi cũng gắn với những truyền thuyết chứa đựng nhiều bí ẩn đối với du khách. Hang Trinh Nữ với truyền thuyết về người con gái quyết giữ trinh tiết để đợi người yêu. Du khách sẽ ngậm ngùi khi chứng kiến mối tình không thành giữa chàng trai nơi hang trống và cô gái nơi hang Con Gái. Du khách sẽ lạc vào chốn thượng giới khi đến động Thiên Cung, thăm "Động các kỳ quan, hang Đầu Gỗ, chiêm ngưỡng vẻ đẹp khoẻ khoắn và hiện đại của hang Sửng Sốt. Du khách sẽ ngỡ ngàng khi chèo thuyền luồn lách dưới vòm không khí mát lạnh của Hồ Ba Hầm, động hang Hanh Càng đi sâu tìm tòi khám phá du khách sẽ càng cảm thấy bất ngờ và thú vị về cảnh quan thiên nhiên vịnh Hạ Long. Với những giá trị nổi bật Hạ Long thật xứng đáng là một di sản thiên nhiên thế giới. 4. Du lịch Hạ Long trong mối quan hệ với du lịch Trà Cổ, Cát Bà và Hà Nội. Với nguồn tài nguyên du lịch biển vô cùng phong phú và độc đáo, Hạ Long trở thành một điểm du lịch nổi tiếng ở Bắc Bộ. Cùng với Trà Cổ, Cát Bà đã tạo nên một trung tâm du lịch độc đáo, hấp dẫn khách trong nước và quốc tế. Trà Cổ cách Hòn Gai 132km đi bằng đường biển. Đây là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam với bãi biển rộng và bằng phẳng, nền cát trắng mịn, chắc chạy dài tới 15km. Trà Cổ có lợi thế là gần với thị xã Móng Cái- một thị xã cổ kính khá sầm uất ở sát biên giới với Trung Quốc. Khí hậu mát mẻ, không khí trong lành, không gian tĩnh mịch, nhiệt độ trung bình năm là 230C. Trà Cổ vẫn còn rất sơ khai, khá đặc trưng cho một vùng Đông Bắc Việt Nam. Đây là nơi thích hợp với những loại hình nghỉ mát, an dưỡng, tắm biển, tham quan kết hợp vui chơi giải trí và mua sắm. Cát Bà là một quần đảo có tới 366 đảo lớn nhỏ. Đảo chính là đảo Cát Bà, rộng khoảng 100km2, tiếp nối với vịnh Hạ Long tạo nên một quần thể đảo và hang động làm mê hồn du khách. Địa hình đa dạng, chủ yếu là dãy núi đá vôi có nhiều hang động đẹp với những chùm nhũ đá kỳ vĩ, lấp lánh hoa cương đầy huyền ảo như động Trung Trang, Hà SenDi chỉ Cái Bèo được phát hiện năm 1938 cho thấy người Việt cổ đã có mặt ở đây 6.000 năm trước thuộc văn hoá Hạ Long. Đây là nơi còn duy trì các hệ sinh thái phát triển trên các vùng đá vôi nhiệt đới. Vườn quốc gia Cát Bà, nơi có những cánh rừng nguyên sinh nhiệt đới lớn của Việt Nam với hệ thống động thực vật phong phú, đặc biệt là voọc đầu trắng đã được ghi vào sách đỏ bảo vệ. Điều kiện khí hậu mát mẻ, môi trường thiên nhiên tương đối trong sạch. Đảo Cát Bà có ưu thế là một khu vực biển còn giữ được vẻ nguyên sơ của thiên nhiên và có môi trường trong lành. Vì thế nơi đây có nhiều điều kiện thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, thám hiểm hang động, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái Thủ đô Hà Nội nằm ở giữa khu vực Đông Nam A - một khu vực đang diễn ra những hoạt động du lịch sôi động và có điều kiện để hòa nhập vào sự phát triển du lịch của khu vực và thế giới. Với vị trí là trung tâm chính trị kinh tế văn hoá và khoa học kỹ thuật của cả nước, Hà Nội có tầm quan trọng đặc biệt. Phát triển du lịch Hà Nội là phương tiện cần thiết để mở rộng quan hệ hữu nghị, sự hiểu biết của thế giới với chúng ta; đồng thời là hạt nhân thúc đẩy sự phát triển du lịch của các tỉnh xung quanh. Ngành du lịch Hà Nội đang ngày một khởi sắc. Nhiều khách sạn có tầm cỡ quốc tế đã gây ấn trượng với du khách: Sofitel Metropole, Daewoo, Lake SideNăm 2010, Hà Nội kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Đây sẽ là cơ hội thuận lợi cho sự phát triển du lịch của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Hà Nội – Hải Phòng - Quảng Ninh nằm trong tam giác phát triển du lịch của miền Bắc nước ta. Với những lợi thế của mình, quần thể du lịch này đã tạo ra những sản phẩm du lịch đặc sắc và có sức cạnh tranh. Đặc biệt hiện nay với xu thế quốc tế hoá, quần thể du lịch này càng có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch nước ta và khu vực. Trong chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam đến năm 2010 khẳng định Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng là khu du lịch trọng điểm của miền Bắc nước ta, là khu vực được ưu tiên đầu tư phát triển du lịch của cả nước. Ngày nay, giao thông đi lại rất thuận lợi cho vệc xây dựng các tuyến du lịch Hạ Long – Cát Bà - Hà Nội. Du lịch Hà Nội, Hạ Long, Hải Phòng sẽ hỗ trợ cùng nhau phát triển. chương II: Tình hình phát triển Du lịch Hạ Long trong giai đoạn 1999-2003 Du lịch Hạ Long là nòng cốt của Du lịch Quảng Ninh, đã và đang có những thay đổi phát triển mạnh mẽ để phù hợp với xu hướng chung của thời đại. Đặc biệt với tiềm năng Du lịch tự nhiên và nhân văn giàu bản sắc đã có một sức hấp dẫn rất lớn, thu hút mạnh mẽ khách Du lịch đến với Hạ Long. Đồng thời đã tạo cho hoạt động Du lịch nhất là Du lịch biển ở Hạ Long có những bước tiến nhất định trong suốt mấy năm qua. 1. Lượng khách Du lịch Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển chung của ngành Du lịch cả nước, Du lịch Hạ Long cũng đã đạt được những kết quả đáng mừng trong hoạt động kinh doanh. Lượng khách quốc tế đến Hạ Long nhìn chung là ổn định và có xu hướng gia tăng. Lượng khách nội địa không ổn định song cũng có xu hướng gia tăng. Điều này thể hiện qua bảng tổng kết lượng khách lưu trú. Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng số khách (Lượt khách) 361.580 382.452 401.003 423.231 435.512 Khách quốc tế 177.174 181.264 192.013 201.134 207.254 Khách nội địa 184.406 201.188 208.990 222.097 228.258 So sánh với năm trước tăng (%) 17 5,7 4,8 4,9 2,9 (Nguồn: Sở Du lịch Quảng Ninh) Qua số liệu thống kê ta thấy lượng khách Du lịch đến Hạ Long từ 2000 -2003 tăng 18,3% cơ cấu ngày một thay đổi. Trước đây khách Du lịch quốc tế chủ yếu đến từ Châu Âu, Đài Loan, Hàn Quốc thì mấy năm gần đây sthị trường khách Du lịch Trung Quốc phát triển mạnh và chiếm tỷ trọng lớn. Tốc độ tăng của thị trường Trung Quốc trung bình đạt 80%/năm. Thị trường truyền thống, Pháp, Hàn Quốc, Đài Loan có dấu hiệu chững lại. Thống kê nguồn khách Du lịch Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng số khách (Lượt khách) 620 652 698 723 760 So sánh với năm trước tăng % 44 5 7 3 5 (Nguồn: Sở Du lịch Quảng Ninh) Cơ cấu khách theo quốc tịch của khách sạn và nhà hàng Quốc tịch Lượt khách Tỷ trọng (%) Liên Xô 23 0,08 Đài Loan 43 0,15 PHáp 269 0,95 Trung Quốc 27523 97,2 Singapore 0 0 Mỹ 47 0,17 Nhật 51 0,18 Thái Lan 65 0,23 (Nguồn: Sở Du lịch Quảng Ninh) Tổng 28027 100 2. Doanh thu từ hoạt động Du lịch Để nhận định được hiệu quả kinh doanh Du lịch giữa các năm mà ngành đạt được, không chỉ dựa vào sự tăng trưởng của lượng khách mà còn dựa vào nhiều yếu tố khác, trong đó yếu tố doanh thu và nộp ngân sách đóng vai trò quan trọng. (Bảng: Chỉ tiêu doanh thu và nộp ngân sách từ Du lịch ) Năm Doanh thu Nộp ngân sách 1999 2000 2001 2002 20003 77.512,503 79.157,218 79.910,33 119.996,82 150.030,5 10.302,285 8.895,6 8.338 9.927,9 10.680 (Nguồn: Sở Du lịch Quảng Ninh) 3. Lực lượng tham gia vào hoạt động du lịch Đội ngũ những người làm du lịch ở Hạ Long được đào tạo chuyên sâu chưa nhiều, phần lớn là trưởng thành qua các quá trình công tác và tích luỹ kinh nghiệm thực tế. Đội ngũ cán bộ công nhân viên lao động trực tiếp có tay nghề cao còn hạn chế. Đặc biệt là trình độ ngoại ngữ của những người làm du lịch tại Hạ Long còn ở mức trung bình. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp được đào tạo cơ bản chưa nhiều. Lao động có trình độ đại học 12%, trình độ cao đẳng và trung cấp là 20%, trình độ ngoại ngữ A trở lên là 33%. Đối với doanh nghiệp nhà nước có 847 cán bộ công nhân viên, trong đó 76 người tốt nghiệp đại học, chiếm 9%, cao đẳng và trung cấp có 98 người, chiếm 11%, 155 người có trình độ ngoại ngữ A trở lên, chiếm 18%. Các công ty liên doanh thì có trình độ cao hơn, có sự tuyển chọn cán bộ nhân viên theo tiêu chuẩn chất lượng công việc. Lao động trong các doanh nghiệp tư nhân có khoảng 250 người, trong đó số lao động có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ rất ít. Những năm gần đây ngành du lịch Hạ Long đã có nhiều cố gắng để đưa một số cán bộ chủ chốt đi học tập, nghiên cứu, tham quan du lịch ở nước ngoài. Ngoài ra còn tổ chức các lớp học ngắn ngày để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. chương III: Tình hình đầu tư cho Du lịch Trong những năm gần đây trung bình mỗi năm Du lịch Quảng Ninh được đầu tư thêm từ 50 đến 70 tỉ đồng, có năm lên đến 100 tỉ đồng từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên so với nhu cầu đòi hỏi của thị trường Du lịch, dường như vẫn còn thiếu rất nhiều. 1. Cơ sở vật chất kỹ thuật 1.1. Cơ sở lưu trú Nhiều nơi trên toàn quốc đã đủ phòng thậm chí có những nơi thừa phòng. Tuy nhiên, khách sạn ở Hạ Long hiện tượng thiếu phòng vẫn thường xuyên xảy ra nhất là vào những dịp Tết, lễ hội và cuối tuần. Hiện tại khu vực bãi Cháy có tới 1.600 phòng khách sạn các loại, trong đó có 1300 phòng đủ tiêu chuẩn để đón khách quốc tế. Do đó nếu khai thác hết công suất thì năng lực lưu trú của khu vực có thể phục vụ là 3000 lượt khách/ngày. Vào những ngày hè hay lễ tết có thể lên đến 4000 - 5000 lượt khách. Về chất lượng tập trung chủ yếu ở 7 khách sạn lớn (Plaza, Heritage, Vườn Đào, Hạ Long, Vân Hải, Công Đoàn, Bạch Đằng) với 800 phòng đón khách. Còn lại dàn trải ra hơn 80 khách sạn quy mô vừa và nhỏ. Những khách sạn này số lượng phòng khá lớn nhưng hiệu quả không cao, thường xuyên xuất hiện tình trạng thừa thiếu phòng giả tạo và xé lẻ các đoàn khách. Từ tháng 4 đến tháng 9 ở những khách sạn quy mô vừa và nhỏ có lượng khách khá đông, thường hết phòng. Ngược lại, từ tháng 11 đến tháng 4 những khách sạn được xếp hạng lượt khách đông hơn, chủ yếu là khách quốc tế và khách công vụ nội địa. Trong những năm qua, trên địa bàn Hạ Long ngành Du lịch phát triển khá nhanh. Đồng thời với những sự phát triển của khách sạn Nhà nước và liên doanh nước ngoài thì khách sạn tư nhân cũng được ra đời nhanh chóng. Bảng thống kê khách sạn Tên khách sạn Tiêu chuẩn Số phòng Địa chỉ Điện thoại (033) Hạ Long Plaza **** 105 Bãi Cháy, Thành phố Hạ Long ĐT: 845810 Fax: 846867 Hạ Long 1 *** 23 Đường Hạ Long - Bãi Cháy ĐT: 846321 Fax: 846318 Bạch Đằng *** 80 Số 2 Đường Hạ Long, Bãi Cháy ĐT: 846330 Fax: 845892 Vân Hải ** 100 Bãi Cháy - Thành phố Hạ Long ĐT: 846403 Fax: 846115 Vườn Đào ** 87 Đường Hạ Long, Bãi Cháy TP Hạ Long ĐT: 846427 Fax: 846287 (Nguồn: http// www Viet NamTourism. com) + Cơ sở ăn uống Hạ Long hệ thống nhà hàng hiện có 150 cơ sở, các nhà hàng của các khách sạn lớn như Hạ Long, Vân Hải, Công Đoàn có khách sạn đáp ứng được thực đơn của khách Du lịch, chủ yếu là các món ăn Việt Nam. Các cơ sở ăn uống ngoài khách sạn chủ yếu là các nhà hàng của tư nhân đã phát triển nhanh chóng. Những nhà hàng lớn như Biển Mơ, Hoa Biển, Vân Long, Hương Lancó khu phục vụ những đặc sản mang đậm nét Hạ Long. Ngoài ra dọc các bãi tắm và một số đảo lớn có các quán nhỏ chuyên bán đồ uống giải khát nhưng hiệu quả và quy mô hoạt động còn nhỏ. Các nhà hàng còn thiếu đầu bếp có tay nghề cao, hoạt động chủ yếu dựa trên cơ sở thực tế và kinh nghiệm. 1.3. Phương tiện vận chuyển Với nhu cầu cấp thiết của hoạt động Du lịch ngoài cơ sở lưu trú thì phương tiện vận chuyển đóng vai trò không nhỏ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu của khách một cách tối đa. Hiện nay trong mỗi khách sạn hoặc nhà nghỉ đều có những phương tiện vận chuyển phục vụ mọi yêu cầu của khách Du lịch như ô tô, thuyền tính đến nay Hạ Long có gần 200 phương tiện tàu thuyền và các loại với sức chuyên chở 6000 khách/lượt. Trong đó có khoảng gần 30 thuyền buồm, đặc biệt tàu ESCO có kích thước lớn, có 4 phòng ngủ trang bị hiện đại như một khách sạn nổi. Tuy nhiên tình trạng thiếu phương tiện vẫn thường xuyên xảy ra, nhất là vào những ngày cao điểm. Mặt khác các phương tiện ô tô Du lịch của các đơn vị kinh doanh Du lịch sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách đi đến điểm thăm quan. Đặc biệt hệ thống ôtô khách đi đến Hạ Long và ngược lại khá nhanh chóng, thuận tiện đảm bảo tối đa nhu cầu của khách Du lịch. + Tiện nghi vui chơi giải trí Trong vui chơi giải trí công viên nước Quốc tế Hoàng Gia với 10 triệu USD được coi là dự án đầu tư lớn nhất và có vị trí đẹp nhất dọc bờ biển Bãi Cháy. Công viên này rộng 8ha bao gồm: Khu mĩ thuật, khu Phong lan, khu biểu diễn có sân khấu trong nhà và ngoài trời, khu vui chơi cho thiếu nhi, khu vui chơi dưới nước với hoạt động máy bay, mô tô .. Tuy nhiên, do nội dung chưa thật phong phú, mức giá quá cao nên khả năng thu hút khách vẫn còn khiêm tốn, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Gần với khu vui chơi giải trí này còn có khu công viên đảo rều của công ty Mĩ Lai dành để nuôi chim, cá mập, cây cảnh, bãi tắm trong một tổng thể Du lịch sinh thái hài hoà và hiện đại. Thành phố có 5 vũ trường quy mô khá lớn của Công ty Du lịch Quảng Ninh, khách sạn Nữ Hoàng, khách sạn Hồng Ngọc, khách sạn Heritage Hạ Long chủ yếu phục vụ khách quốc tế. Dịch vụ karaoke được tổ chức kinh doanh ở Top karaoke và nhiều khách sạn song khu thu hút khách còn ở mức hạn chế. Nhìn chung hoạt động vui chơi giải trí ở Hạ Long còn đơn điệu, chưa hấp dẫn khách Du lịch. Do đó thời gian lưu lại của du khách ở Hạ Long còn ngắn. Đa phần khách Du lịch vẫn chưa tìm được nơi tiêu tiền phù hợp. Hạ Long còn thiếu rất nhiều loại hình Du lịch và dịch vụ vui chơi giải trí. 1.5. Các dịch vụ bổ sung khác Các dịch vụ bổ sung như dịch vụ Massage và dịch vụ bán hàng lưu niệm đã góp phần vào việc đáp ứng nhu cầu của khách Du lịch cũng như tăng nguồn thu, giải quyết công ăn việc làm. Các hàng lưu niệm: các sản phẩm làm bằng ngọc trai, các tác phẩm tranh ảnh sơn mài bằng san hô, than đá, vỏ ốc rất thu hút khách nhưng giá cả lại cao. Các chợ ở Hạ Long chưa thu hút được du khách đến mua sắm các đặc sản của địa phương. Các dịch vụ khác như chụp ảnh, cắt tóc, giặt là còn rất nhỏ, lẻ, phân tán và ít hiệu quả. Như vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật còn chưa tương xứng với tiềm năng thực tế và chưa đáp ứng được đòi hỏi phát triển Du lịch ở Hạ Long trong tương lai. 2. Cơ sở hạ tầng Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng làm nền tảng để phát triển Du lịch. Trong mấy năm qua hoạt động này ở Du lịch rất được chú trọng. 2.1. Mạng lưới giao thông - Đường bộ: Từ Hà Nội đi Hạ Long có 4 tuyến đường chính Tuyến 1: Từ Hà Nội đi quốc lộ 5 tới Hải Phòng, qua phà Bính, phà Rừng, thị trấn Quảng Yên - Bãi Cháy. Tuyến 2: Từ Hà Nội theo quốc lộ 5 qua cầu Phú Lương - Nam Sơn - Cầu Bình, đến Sao Đỏ gặp đường 18A tại Chí Linh - Bãi Cháy. Tuyến 3: Từ Hà Nội theo quốc lộ 5 - Lai Khê - Kinh Môn (Hải Dương), phà Mây - phà Triều - Đông Triều - Uông Bí - Bãi cháy. Tuyến 4: Từ Hà Nội theo quốc lộ 1 đến thị xã Bắc Ninh rẽ sàng đường 18A qua Phả Lại - Đông Triều - Uông Bí - Bãi Cháy. Trong những tuyến đường thì tuyến 2 là thuận tiện và thông dụng nhất. Tuyến đường này không phải qua phà và đường tốt, chủ yếu là đường cao tốc. Đường quốc lộ 18, từ Chí Linh đến Bãi Cháy (dài 82km) đã được nâng cấp thành đường cao tốc với sự đầu tư của chính phủ Hàn Quốc. Tổng chiều dài đường đô thị ở Thành phố Hạ Long là 480km, trong đó 153km là đường nhựa còn lại là đường đá năm. Những con đường này tương đối bằng phẳng nhưng nhỏ hẹp, trục đường cho hai làn se để ít. - Đường thuỷ: Hiện nay tuyến đường thuỷ thông dụng nhất là tuyến Hòn Gai - Hải Phòng. Các tuyến Hòn Gai - Trung Quốc, Hòn Gai - các nước Đông Nam á đã tạo điều kiện cho giao lưu với nước ngoài. Tuyến phà Bãi Cháy - Hòn Gai được coi là tuyến đường huyết mạch của Thành phố Hạ Long cũng như của tỉnh Quảng Ninh. Phà hoạt động 24/24 giờ với 4 phà tự hành vào giờ cao điểm. Bến phà làm mất thời gian đi lại và có thể gây cản trở cho sự phát triển kinh tế trong tương lai. Vì thế việc xây dựng cầu là cần thiết, cần được triển khai nhanh chóng. Hệ thống cảng biển Hạ Long có hệ thống cảng biển liên hoàn, có khả năng tiếp nhận tàu bè vài vạn tấn ra vào, chuyên vận chuyển hàng hoá chủ yếu là than và dầu. Hạ Long có khả năng là đầu mối giao lưu trong nước và quốc tế bằng đường thuỷ vào loại lớn nhất của quốc gia và khu vực. -Đường sắt: Hiện nay tuyến đường sắt từ Hà Nội đến Bãi Cháy dừng ở km 4 phía Tây cảng Cái Lân. Tuyến đường sắt duy nhất từ Hạ Long - Yên Viên dài khoảng 200km. Cho đến nay tuyến đường sắt này chưa đi thẳng đến Hà Nội nên chưa thu hút được nhiều khách, hiệu quả chưa cao, chưa phát huy được giá trị phục vụ Du lịch. 2.2. Thông tin liên lạc Hệ thống thông tin liên lạc của Hạ Long đã có nhiều bước phát triển và ngày càng được hiện đại hoá. Các cơ sở lưu trú dịch vụ Du lịch có trang bị điện thoại. Ngoài ra cũng được trang bị máy thu thanh, hệ thống ăngten thu các chương trình quốc tế qua vệ tinh (truyền hình cáp). 2.3. Mạng lưới điện Thành phố Hạ Long được cung cấp điện từ 2 trạm 110kv ở Giáp Khẩu và Giếng Đáy với tổng công suất là 66.000 KVA. Mạng lưới cung cấp điện tại Thành phố dài 280km. Trong những năm qua về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu về điện của các ngành kinh tế và phục vụ sinh hoạt. Nhưng do tốc độ phát triển khá nhanh, kinh doanh nhiều nên nhu cầu tiêu thụ điện rất lớn. Trong khi đó điện lưới hạ thế phát triển chậm, không đồng bộ. Vì vậy không khai thác kịp thời nguồn điện tại chỗ, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng. ở các đảo lớn chưa có mạng lưới điện quốc gia, đặc biệt là đảo Tuần Châu, nên đã gây bất lợi cho hoạt động Du lịch. 2.4. Cấp thoát nước Khu vực Bãi Cháy được cung cấp nước từ hai nguồn chủ yếu: chạm bơm giếng số 3 vườn Đào và nhà máy xử lý nước Đồng Ho. Các nhà máy này có công suất sử dụng từ 10.000 - 60.000m3/ngày, chất lượng nước khá tốt, lưu lượng tương đối phong phú. Tuy nhiên ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đã làm cho chất lượng nước suy giảm, nhất là khu vực Hòn Gai. Các đường ống dẫn nước không đủ do đó chất lượng nước này cần được cải thiện. Hệ thống thoát nước, cống rãnh cũng đã được đầu tư cải tạo ngày càng hoàn thiện. Hiện ở hạ Long đã xây dựng nhà máy xử lý chất thải và 3 trạm bơm nước cống. 3. Môi trường Du lịch Sự phát triển bền vững của bất kỳ một ngành kinh tế nào cũng gắn liền với vấn đề môi trường. Điều này càng có ý nghĩa đối với việc phát triển của ngành Du lịch vì môi trường được xem là yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại của hoạt động Du lịch. Môi trường Du lịch đã và đang là vấn đề nhức nhối cần được quan tâm đối với ngành Du lịch Hạ Long trong quá trình phát triển Du lịch. 3.1. Môi trường vệ sinh Hiện nay chưa có các hướng dẫn bảo vệ môi trường cho vùng vịnh Hạ Long mới chỉ có các quy chế chung về bảo vệ nguồn sinh thái, bảo tồn và bảo vệ đa sinh học. Các hoạt động khai thác than, giao thông vận tải biển, khai thác thuỷ sản đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Môi trường vùng ven biển gần bờ, ngoài khơi kể cả môi trường trầm tích ở đáy biển bị ô nhiễm và huỷ hoại một cách trầm trọng. Núi đá vôi, đảo san hô, đầm lầy, rừng đước, sú vẹt, các nguồn sinh thái biển bị ảnh hưởng do ô nhiễm của môi trường nước biển. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan Du lịch. Nguồn nước thải sinh hoạt và công nghiệp từ đô thị phần lớn đều được thải trực tiếp ra biển đã làm tăng thêm sự ô nhiễm môi trường nước ven bờ biển. Một yếu tố gây ô nhiễm môi trường phải kể đến là ý thức vệ sinh môi trường của nhiều người (dân địa phương, khách Du lịch). Nhiều hành vi gây mất vệ sinh chung, xả rác bừa bãi, khai thác không đúng thảm thực vật Nhận thức được sự ảnh hưởng xấu từ môi trường vệ sinh, ban quản lý vịnh Hạ Long cũng đã có những hoạt động nhằm bảo vệ môi trường trong Du lịch, trong khu vực di sản thế giới: đặt thùng rác và nhà vệ sinh tại các hang động và bãi tắm, dùng tàu thuyền để thu gom rác, treo các biển bảng tại các địa điểm Du lịch để yêu cầu khách không vứt rác bừa bãi 3.2. Môi trường an ninh Tình hình an ninh trong Du lịch có nhiều phức tạp. Hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến xô sát xảy ra nhiều lần. Hiện tượng trộm cắp tài sản của khách Du lịch thường xuyên xảy ra. Nhiều tư nhân tổ chức đón đường, cò mồi, bắt chẹt khách Du lịch. Các chức năng của thành phố đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu tình hình mất trật tự an ninh như: Tăng cường hoạt động của lực lượng chuyên trách, xây dựng phong trào tự quản trong các nhà hàng khách sạn, xử lý nghiêm bọn cò mồi, hay gây rối, trộm cắp, làm phiền khách Du lịch. Bảo vệ môi trường Du lịch là một trong những điều kiện thúc đẩy ngành kinh tế Du lịch phát triển. Môi trường và Du lịch có quan hệ mật thiết không thể tách rời nhau. Vì vậy trong khi phát triển Du lịch vừa phải đảm bảo các mục tiêu kinh tế vừa phải đảm bảo được sự phát triển bền vững của môi trường. 4. Các tuyến, điểm Du lịch chính Hoạt động Du lịch ở Hạ Long chủ yếu là tham quan vịnh, tắm biển Các điểm Du lịch chính là - Các hang động trên vịnh Hạ Long: Với hơn 20 hang động lớn nhỏ có giá trị thẩm mỹ, khả năng thu hút khách khác nhau. Một số hang động đã được đầu tư sửa chữa với sự giúp đỡ của các chuyên gia Trung Quốc góp phần tạo ra sức hấp dẫn mới cho vịnh Hạ Long. - Các bãi tắm: Ngoài bãi tắm Bãi Cháy, vịnh Hạ Long còn có hàng chục bãi tắm lớn nhỏ có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách Du lịch, đặc biệt là khách quốc tế: Ti Tốp, Ba Trái Đào - Các đảo: Trên một diện tích không rộng mọc lên hàng nghìn hòn đảo với vô số hình dạng kỳ dị khác nhau, khiến cho người ta liên tưởng đến thế giới của sự sống Đặc biệt đảo Tuần Châu nơi có thể lưu trú qua đêm đã được coi như một địa điểm Du lịch có giá trị. Một con đường bê tông khoảng khu nối đảo Tuần Châu với đất liền, diện tích đảo khoảng 3km2. Đảo có tên như vậy là do ghép 2 cụm từ "Linh Tuần và Tri Châu" mà thành. Đảo Tuần Châu hiện nay là một trọng tâm Du lịch - dịch vụ hiện đại và hấp dẫn nhất ở Thành phố Hạ Long. - Núi Bài Thơ, chùa Long Tiên: Núi cao 106 m đứng bên Hòn Gai, một nửa chân núi gắn với đất liền, nửa kia ngâm trong nước biển. Đi thuyền trên vịnh, cách bờ vịnh Hạ Long 300m đã có thể nhìn thấy bài thơ khắc trên vách núi trong một khung hình vuông. Leo núi bài thơ là một trò chơi đầy hấp dẫn. Đây là điểm Du lịch thắng cảnh kết hợp với Du lịch văn hoá nên vừa có khả năng thu hút khách Du lịch với mục đích tôn giáo lại vừa có khả năng thu hút khách đến tham quan ngắm cảnh. Các tuyến Du lịch Thăm quan danh lam thắng cảnh, hang động trên vịnh Hạ Long với thời gian ngắn là chủ yếu. Khu vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới với giá trị có giá về cảnh quan thiên nhiên và các điều kiện tự nhiên xã hội thuận lợi khách. Du lịch thăm vịnh chủ yếu bằng các loại tàu máy, tàu buồm lớn nhỏ khác nhau. Du lịch bằng tàu buồm là đặc trưng của Hạ Long. Các tour Du lịch thăm quan vịnh như: - Bãi cháy - Động Tiên Cung - Đỉnh Hương - Gà chọi (4h) - Bãi Cháy - Đỉnh Hương - Mê Cung - Hang Luồn - Bồ Nâu - Sửng Sốt (7h ) - Bãi Cháy - Trà Cổ (5h) - Bãi Cháy - Cát Bà (2h) Đánh giá về hoạt động Du lịch Hạ Long Hạ Long – một thành phố có tiềm năng du lịch lớn. Trong 5 năm qua lượng khách du lịch tăng 85%, doanh thu tăng 94%. Nhiều hoạt động du lịch diễn ra sôi động như: Tổ chức lễ hội du lịch, chợ phiên du lịchđã mang lại hiệu quả và sinh khí cho du lịch. Chất lượng phục vụ khách về ăn, ở, đi lại đều được nâng lên. Đặc biệt du lịch Hạ Long đã duy trì tốt và mở rộng quan hệ hợp tác với ngành du lịch Quảng Tây (Trung Quốc) đặt mối quan hệ với vùng Brittany(Pháp). Điều này sẽ mở ra cho du lịch Hạ Long khả năng hoà nhập và cộng tác về du lịch với nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên hoạt động du lịch ở Hạ Long còn rất nhiều vấn đề trăn trở, chưa tương xứng với tiềm năng. Các hoạt động du lịch mới chỉ dừng lại ở việc tham quan các hang động, đảo đá ở vịnh Hạ Long, tắm biển. Các dịch vụ vui chơi giải trí còn quá nghèo nàn. Do đó thời gian lưu trú của khách ngắn, mức chi tiêu của khách còn khiêm tốn. Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, những đIều kiện đầu tư chưa thật hấp dẫn và còn nhiều thủ tục rườm rà đặc biệt thị trường Hạ Long chưa đủ mạnh để thuyết phục, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hiệu quả kinh tế xã hội chưa thực sự nổi bật. Thành phố Hạ Long – với vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới - được đánh giá là trung tâm du lịch lớn cuả cả nước. Vì thế việc tạo ra những sản phẩm mang tính đặc thù, phong phú là điều rất cần thiết để thu hút khách du lịch. Kết luận Ngày nay, nhu cầu đi du lịch với mục đích hưởng thụ những giá trị của môi trường là một xu thế của thời đại. Nó không chỉ thuần tuý là phục hồi tái tạo sức khoẻ mà còn muốn chiêm ngưỡng những cái đẹp, cái mới lạ và muốn hoà mình vào thiên nhiên cội nguồn của con người thời cổ sơ khai. Nhìn từ góc độ kinh tế và văn hoá, việc sử dụng tiềm năng tài nguyên du lịch đáp ứng nhu cầu, động cơ đi du lịch đem lại những lợi ích thiết thực cho mỗi quốc gia và vùng có tài nguyên du lịch biển. Vùng biển Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, một trọng điểm du lịch của miền Bắc đã đang và sẽ có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch. Trong những năm qua nhiều hoạt động du lịch đã diễn ra giúp cho du lịch Hạ Long có nhiều khởi sắc. Để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch ngày càng cao và để du lịch Hạ Long có thể phát triển bền vững trong tương lai, nhiều dự án mới đầu tư cho du lịch, các sản phẩm mới đặc thù, độc đáo đã được thiết lập và triển khai. Du lịch đựơc coi là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của Hạ Long. Việc phát triển ngành kinh tế du lịch trong đó có du lịch biển không chỉ là nhiệm vụ của ngành du lịch của Hạ Long mà là trách nhiệm chung của các ngành các cấp hữu quan và của mọi người dân nhằm bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp và phát triển bền vững lâu dài.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT1402.doc
Tài liệu liên quan