Trên đây là những nét sơ lược nhất về lịch sử hình thành phát triển cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam .
Trong suốt 40 năm hình thành và phát triển , với những nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của toàn thể cán bộ nhân viên , Ngân hàng Ngoại thương đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh , góp phần tích cực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước . Chặng đường đi tuy chưa dài so với bề dày lịch sử của đất nước , song NHNT VN đã trải qua những giai đoạn gắn bó với những trang sử hào hùng của dân tộc. Từ cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ , trải qua thời kì kế hoạch hoá tập trung đến thời kì đổi mới , NHNT VN đã từng bước thay đổi để thích nghi với cơ chế mới – cơ chế thị trường và đã có những đóng góp to lớn cho quá trình phát triển nền kinh tế .Cùng với những thành tích đạt được , NHNT còn thể hiện được vai trò của mình là một ngân hàng thương mại quốc doanh đầu đàn trong lĩnh vực đối ngoại , phục vụ ngày càng đắc lực hơn cho công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước.
Bước sang năm 2003 , trong tiến trình hội nhập của khu vực và quốc tế , hi vọng Ngân hàng Ngoại thương , với tuổi 40 chín chắn về kinh nghiệm , giàu tiềm năng về phát triển , sẽ luôn phát huy được truyền thống tốt đẹp , vượt qua khó khăn thách thức để vươn lên xây dựng hệ thống ngày càng vững chắc hơn , thịnh vượng hơn , xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng và Nhà nước.
28 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2473 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Thời gian thực tập là quãng thời gian hết sức cần thiết đối với mỗi sinh viên . Bởi lẽ , khi học ở trường , các bạn sinh viên mới chỉ được trang bị những lý thuyết cơ bản , tổng hợp , chung nhất về các vấn đề nghiên cứu. Muốn trở thành một cử nhân có kiến thức toàn diện , có hiểu biết sâu sấc để có thể áp dụng vào cuộc sống đòi hỏi người sinh viên phải gắn kết “ học với hành” , “lý thuyết với thực tiễn”.
Cũng giống như bao bạn sinh viên năm cuối trong trường , được sự đồng ý và giúp đỡ của Ban Giám đốc , cán bộ nhân viên Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ( Hội sở chính - 198 Trần Quang Khải) ; được sự tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt của Ban Chủ nhiệm Khoa Ngân hàng – Tài chính ĐH Kinh tế quốc dân , và sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của PGS-TS Lê Đức Lữ , em đã thực tập tại Ngân hàng Ngoại thương và hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp này . Bằng phương pháp quan sát , thu thập tài liệu , thống kê và phân tích , đánh giá , bản báo cáo thực tập tổng hợp của em trình bày một cách khái quát về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam từ lịch sử hình thành , phát triển đến tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm qua.
Về kết cấu , báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 phần :
Chương I : Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Chương II : Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank trong những năm qua
Chương III : Mục tiêu , phương hướng hoạt động trong những năm tới ( 2003 – 2005 )
Phần i
Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng ngoại thương việt nam ( Vietcombank )
1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Ngoại thương Việt nam
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ( NHNTVN ) có tên giao dịch là Bank for Foreign Trade of Vietnam , viết tắt là Vietcombank , được chính thức thành lập vào ngày 1/4/1963 theo Nghị Định 115/CP của Hội Đồng Bộ trưởng và được thành lập lại theo mô hình Tổng công ty 90 theo Quyết định số 286/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam . Đây là ngân hàng thương mại đầu tiên ở Việt Nam hoạt động kinh doanh đối ngoại và là ngân hàng độc quyền về quản lý hoạt động đối ngoại của nước Việt Nam . Từ tổ chức tiền thân là Cục Quản lý Ngoại hối của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam , NHNT ra đời đã đánh dấu một bước phát triển rất quan trọng trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Ngay từ khi ra đời , NHNT đã phải đối mặt với bao thử thách to lớn của công cuộc xây dựng miền Bắc XHCN và cuộc đấu tranh gian khổ của đồng bào miền Nam để thống nhất nước nhà. Là một ngân hàng chuyên doanh đối ngoại duy nhất thời bấy giờ của Việt Nam , NHNT đã có những bước tiến thần kì , góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phục vụ cho việc mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại , làm thất bại âm mưu phong toả kinh tế của các thế lực thù địch , trực tiếp tham gia chi viện một số lượng lớn ngoại tệ , thiết bị vật tư kĩ thuật cho chiến trường . Năm 1975 , Miền Nam được giải phóng đã mở ra một trang sử mới cho dân tộc. Trong bao nhiêu bộn bề của thời kiến thiết đất nước , NHNT vẫn giữ được vai trò quan trọng của một ngân hàng chuyên doanh đối ngoại , phục vụ cho việc tăng cường quan hệ kinh tế quốc tế , thực hiện nhiệm vụ khôi phục và xây dựng lại nền kinh tế đất nước theo con đường CNXH (1975 - 1986). Và có thể nói , chính những thành công và thất bại trong thời cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp
đã trở thành những bài học kinh nghiệm quí báu cho NHNT khi bước vào thời kì đổi mới.
Việc Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường vào cuối thập kỉ 80 và những năm đầu thập kỉ 90 cùng với hai Pháp lệnh ngân hàng đã được ban hành ( Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 và Chỉ thị số 403/CT ngày 14/11/1990) đã khiến cho NHNT không còn giữ được vị trí độc tôn trong quan hệ quốc tế , tín dụng và thanh toán xuất nhập khẩu ( XNK ).Hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phần , ngân hàng liên doanh với nước ngoài , chi nhánh ngân hàng nước ngoài , công ty tài chính ra đời đã đặt NHNT trước sự cạnh tranh quyết liệt. Ngày 21/09/1996 , NHNN Việt Nam ra Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc “ Thành lập lại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam , trên cơ sở Quyết định số 68/QĐ-NH5 ngày 27/03/1993 của Thống đốc NHNN Việt Nam đã kí , hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước quy định tại Quyết định số 90/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính Phủ ”. Lúc này , NHNT Việt Nam chính thức có tên giao dịch quốc tế là Bank for Foreign Trade of Vietnam ( Vietcombank- VCB ). Với uy tín lâu năm , cùng với bề dày kinh nghiệm trong công tác thanh toán XNK cũng như có mối quan hệ rộng rãi và mở rộng quan hệ đại lý kịp thời với ngân hàng tại các nước có tham gia thương mại với Việt Nam , VCB luôn có tốc độ phát triển nhất định và luôn dẫn đầu trong việc giới thiệu các sản phẩm mới và tiên tiến , đi đầu trong các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc ứng dụng công nghệ mới , vi tính hoá các nghiệp vụ ngân hàng trong toàn hệ thống .
Có thể nói , trong suốt chặng đường gần 40 năm xây dựng và trưởng thành , VCB đã tạo được một nền tảng khá vững chắc. Những con số tăng trưởng liên tục trong các năm qua trong mọi hoạt động của VCB đã minh chứng hùng hồn cho luận điểm này .Từ một cơ sở ở Hà Nội , tính đến cuối năm 2001, VCB đã phát triển thành một hệ thống vững mạnh với 23 chi nhánh cấp I và 6 chi nhánh cấp II ở trong nước , một công ty tài chính , một công ty chứng khoán và 3 văn phòng đại diện ở nước ngoài , góp vốn cổ phần vào 5 doanh nghiệp ( 2 công ty bảo hiểm , 3 công ty kinh doanh bất động sản) và 7 ngân hàng , tham gia 3 liên doanh với nước ngoài . NHNT hiện có quan hệ đại lý với hơn 1000 ngân hàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới , đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng trên phạm vi toàn cầu.Ngoài vai trò là ngân hàng đi đầu trong trong lĩnh vực tự động hoá thanh toán sử dụng mạng SWIFT , Vietcombank còn được coi là ngân hàng có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại nhất Việt Nam . Quan trọng hơn cả , Ngân hàng Ngoại thương đã xây dựng và đào tạo được một đội ngũ cán bộ năng động nhiệt tình và tinh thông nghiệp vụ.
Với những thành tựu đã đạt được , VCB là ngân hàng thương mại của Việt Nam có uy tín nhất được Nhà nước xếp vào một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt , được tạp chí Asean Money – tạp chí tiền tệ uy tín ở Châu A- Thái Bình Dương chọn là ngân hàng hạng nhất Việt Nam năm 1995 . Liên tiếp trong 5 năm , từ 1996 đến 2000 , VCB được Chase Manhattan Bank – New York công nhận là ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất về thanh toán SWIFT theo tiêu chuẩn quốc tế . Bên cạnh việc nhận giải thưởng “ Ngân hàng dẫn đầu của Việt Nam – Visa Pacesetter Award 1999 ” của Visa khu vực Châu A- Thái Bình Dương vào năm 1999 , cuối năm 2002 , lần thứ 3 liên tiếp , NNNT VN được tạp chí The Bankers – một tạp chí ngân hàng có tiếng trong giới tài chính quốc tế của Anh - thuộc tập đoàn Financial Times trao tặng danh hiệu Ngân hàng tốt nhất của năm .
Những thành tích đó , có thể nói , là sự cố gắng nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của toàn bộ Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viên Ngân hàng Ngoại thương trong suốt 40 năm qua – 40 năm của đổi mới và tự hoàn thiện , 40 năm của học hỏi và tìm một lối đi cho riêng mình , 40 năm chín chắn về kinh nghiệm và giàu tiềm năng phát triển .Với phương châm “ Uy tín , hiệu quả - Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt ” , Ngân hàng Ngoại thương đã , đang và sẽ vững bước đi lên , mãi xứng đáng là ngân hàng thương mại chủ lực , góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế nước nhà.
2.Cơ cấu tổ chức
2.1 Sơ đồ tổ chức các phòng ban
Sơ đồ tổ chức các phòng ban của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được coi là khá hoàn chỉnh và được thể hiện qua sơ đồ cấu trúc như sau :
(Sơ đồ trang bên)
2.2 Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy tổ chức quản lý
Hội đồng quản trị : gồm 5 thành viên , trực tiếp quản lý mọi hoạt động của ngân hnàg , có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của ngân hàng trên cơ sở luật định của Ngân hàng Nhà nước.
Ban Tổng Giám đốc : gồm 1 Tổng giám đốc và 5 Phó Tổng giám đốc, tổ chức chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh của ngân hàng ; phê duyệt và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động kinh doanh của ngân hàng ; trực tiếp kí kết và quản lý các hợp đồng kinh tế ; chỉ đạo các phòng ban thông qua 5 Phó Tổng giám đốc.
Tại trụ sở chính gồm các phòng ban :
Phòng kiểm tra nội bộ : trực tiếp giám sát và kiểm tra các hoạt động của từng phòng ban trên cơ sở các điều lệ của NHNN và NHNT VN.
Phòng tổng hợp thanh toán : quản lý các hoạt động giao dịch thanh toán ở các phòng giao dịch . Cuối mỗi quí , mỗi năm , phòng có nhiệm vụ báo cáo và tổng hợp thanh toán lên cấp trên .
Phòng quản lý tín dụng : trực tiếp quản lý các hoạt động tín dụng của ngân hàng
Phòng thẩm định đầu tư và chứng khoán : trên cơ sở thẩm định các dự án đầu tư , phòng trực tiếp quản lý việc đầu tư các dự án vá chứng khoán của Ngân hàng.
Phòng vốn : tổng hợp và quản lý nguồn vốn của ngân hàng
Phòng quan hệ quốc tế : quản lý các nghiệp vụ thanh toán quốc tế như hối đoái và kinh doanh tiền tệ của ngân hàng
Phòng quản lý kế toán tài chính : quản lý công tác tài chính kế toán , kế toán của cá phòng giao dịch trong ngân hàng .
Phòng quản lý thẻ : quản lý các hoạt đông phát hành và thanh toán thẻ tại ngân hàng thông qua phòng thanh toán thẻ .
Trung tâm thanh toán : là đầu mối nhận chuyển tiếp điện đi và đến thông qua hệ thống mạng SWIFT , Telex, Nas, Fax; hạc toán các lệnh chuyển tiền đi và đến giữa các chi nhánh và ngân hàng nước ngoài ; tổ chức bảo quản và sử dụng khoá mã , khoá SWIFT giữa Trung Ương với ngân hàng đại lý trong và ngoài nước .
Phần II
Tình hình hoạt động kinh doanh của vietcombank trong những năm gần đây
1.Các dịch vụ Vietcombank cung ứng
Theo quy định của pháp luật hiện hành , hiện nay , NHNT đang thực hiện các nghiệp vụ chính sau :
Nhận tiền gửi tiết kiệm , bán kỳ phiếu bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
Cho vay ngắn hạn , trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
Thanh toán XNK hàng hoá và dịch vụ
Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh
Thực hiện nghiệp vụ hối đoái
Chuyển tiền nhanh trong và ngoài nước
Làm đại lý thanh toán các loại thẻ quốc tế: VISA , Mastercard , American Express (AMEX) , Dinner Club; phát hành thẻ điện tử Vietcombank Card để sử dụng trong nước và thẻ điện tử VCB- Mastercard, thẻ VCB- VISA để sử dụng trong và ngoài nước.
Nhận mua bán có kỳ hạn các loại ngoại tệ mạnh
Tham gia hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT , Moneygram
Thực hiện nghiệp vụ thuê mua
Cung ứng dịch vụ E-banking , Home Banking
Thực hiện dịch vụ bảo hiểm và kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
Thực hiện kinh doanh chứng khoán , làm dại lý môi giới , phát hành chứng khoán
Như vậy , có thể nói , hoạt động kinh doanh của NHNT ngày càng được mở rộng kết hợp với sự đa dạng hoá các loại hình dịch vụ nhằm củng cố vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Nhiều sản phẩm mới được ứng dụng , trong đó phải kể đến dịch vụ ngân hàng điện tử E-banking .
Dịch vụ này hình thành và phát triển từ những năm 80 của thế kỉ XX ở các quốc gia có nền kinh tế cũng như khoa học kĩ thuật phát triển cao ví dụ như Mỹ . Du nhập vào Việt Nam từ 1994 , Ebanking chỉ mới thực sự khởi sắc từ đầu thế kỉ này với sự quan tâm , chú ý đầu tư thích đáng từ phía các ngân hàng thương mại , trong đó nổi bật là NHNT.
Hiểu một cách đơn giản thì E-banking chính là một phương thức phân phối các sản phẩm dịch vụ và thanh toán thông qua các phương tiện điện tử và kĩ thuật số.
Có thể nói , đây là một khái niệm khá mới mẻ khi công nghệ thông tin được đưa vào áp dụng trong hệ thống ngân hàng. Dịch vụ này, trong thời gian qua, nổi lên như là chất xúc tác đối với hoạt động hướng tới khách hàng của ngân hàng Ngoại thương , làm chuyển đổi diện mạo các nghiệp vụ cơ bản cũng như môi trường cung cấp các dịch vụ của ngân hàng. Không chỉ đơn thuần là kênh phân phối sản phẩm dịch vụ mới, E-banking chính là một phương thức kinh doanh mới trong nền kinh tế tri thức, kinh tế điện tử. Đây là một công nghệ mang tính chuyển đổi, giúp thiết lập lại một cơ sở hạn tầng mới phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ tới khách hàng.
Dịch vụ E-banking gồm các kênh phân phối chính là : hệ thống máy rút tiền tự động ATM ( Automated Teller Machines ), nghiệp vụ ngân hàng viễn thông (Telebanking ), nghiệp vụ ngân hàng máy tính cá nhân(Processor Banking ), nghiệp vụ ngân hàng qua Internet (Internet Banking ).
Khi khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, họ sẽ nắm giữ được nhanh chóng, kịp thời những thông tin về số dư tài khoản, thông tin sao kê tài khoản, thông tin
về tỷ giá, lãi suất, những thông tin chi tiết cho một số các giao dịch đặc thù, thông tin mang tính chất tư vấn đầu tư cho khách hàng và cả những thông tin thương mại. E-banking cũng cung cấp cho khách hàng dịch vụ thanh toán như uỷ nhiệm chi, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, nhờ thu, trả tiền nợ vay, thanh toán Billing ( cá nhân, công ty): mở, điều chỉnh, thanh toán LC cũng như các yêu cầu xin vay và phát hành thẻ. “Truy cập bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào” chính là khẩu hiệu của dịch vụ ngân hàng điện tử. Chỉ với một chiếc máy điện thoại (cố định hoặc di động), chỉ với một chiếc máy tính cá nhân đượcnối mạng , khách hàng có thể giao dịch với ngân hàng mà không cần đến trụ sở ngân hàng, có thể biết mọi thông tin mà không cần tốn thời gian tìm kiếm, nghiên cứu.Chi phí tiết kiệm hơn nhưng vẫn được phục vụ tốt nhất. Điều đó các dịch vụ ngân hàng truyền thống khó có thể đạt được như dịch vụ ngân hàng điện tử.
Từ tháng 7/2001, VCB đã xây dựng và đưa vào sử dụng dịch vụ NHĐT E-bank dựa trên công nghệ hoàn toàn mới. Tuy nhiên, các khách hàng muốn sử dụng dịch vụ này phải đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật nhất định như: máy tính cá nhân (PC) có cấu hình tương ứng; hệ điều hành Window 95/98 hoặc NT; modem tốc độ tối thiểu là 38,8 Kpx; đường điện thoại trực tiếp hoặc qua tổng đài nội bộ. Khi đã đáp ứng những yêu cầu nói trên, VCB sẽ cài đặt những chương trình ứng dụng NHĐT trên máy PC và kết nối modem của khách hàng với ngân hàng; cung cấp các khoá bảo mật (private keys), xác định mã và mật khẩu truy nhập cho từng khách hàng. Khách hàng có thể đề xuất chỉnh sửa theo chuẩn của mình và được đăng kí chữ kí điện tử.
Cũng chính trong tháng 7/2001, NHĐT của VCB đã triển khai dịch vụ tới một số ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam như Citibank và HSBC. Ngày 21/3/2002, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 44 cho phép các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn.
Quyết định này nhìn chung tạo sự thuận lợi cho sự phát triển của E-bank Vietcombank nói riêng và của cả hệ thống NHVN nói chung.
Trong thời gian tới, VCB sẽ áp dụng thí điểm dịch vụ NHĐT với khách hàng là các Tổng công ty và các doanh nghiệp lớn trong cả nước.
Đặc biệt, một số dịch vụ VCB đang cung ứng được coi là những điểm sáng chói trong tổng thể bức tranh phác hoạ về hoạt động NHĐT còn rất non trẻ của Việt Nam hiện nay:
* “ Vietcombank Vision 2010”- Giao dịch ngân hàng đa năng:
VCB đã triển khai đồng loạt hệ thống dịch vụ ngân hàng bán lẻ có tên gọi là “VCB Vision 2010” tới từng chi nhánh, hệ thống này là sản phẩm công nghệ của Mỹ được phát triển và điều chỉnh cho phù hợp điều kiện của Việt Nam. áp dụng công nghệ này, nhiều yêu cầu của khách hàng được đáp ứng tại một quầy duy nhất “one-stop services” như vừa đổi tiền, nhận tiền và thanh toán séc. Tính năng chuyển tiền tự động từ tài khoản này sang tài khoản khác với mục đích: trả tiền điện thoại, thanh toán hoá đơn tiền nước, chi trả tiền điện, trả công nợ... được VCB thực hiện rất thuận tiện và nhanh chóng thông qua hệ thống dịch vụ chuyển tiền tự động. Chỉ cần khách hàng yêu cầu một lần và hệ thống tự lặp lại việc thanh toán đều đặn hàng tháng. Mặt khác, khách hàng còn có thể cập nhật các thông tin về mọi hoạt động trên tài khoản của họ tại ngân hàng.
* Vấn tin qua điện thoại (Phone banking):
Đầu năm 2001, VCB chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh đã đưa vào vận hành hệ thống vấn tin qua điện thoại phục vụ khách hàng24/34 giờ. Đây chính là hình thức trả lời số dư tài khoản, tỷ giá mua bán ngoại tệ, lãi suất tiền gửi ,tiền vay và các số liệu cập nhật thường xuyên của ngân hàng qua điện thoại của khách hàng. Người sử dụng dịch vụ này chỉ việc đăng kí với ngân hàng và nhận mật khẩu (password). Khi khách hàng gọi đến, nếu đăng nhập đúng mã tài khoản và mật khẩu thì sẽ có giọng nói người được cài đặt sẵn trong hệ thống, trả lời tự động những thông tin theo yêu cầu của khách hàng.
Không chỉ riêng chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh mà khi toàn bộ hệ thống VCB cùng hoạt động trực tuyến thì VCB sẽ tiếp tục triển khai một loạt các ứng dụng công nghệ tiên tiến khác, đặc biệt là ngân hàng trên Internet.
* Ngân hàng bán lẻ Silverlake – VCB (Retail banking):
Đầu tháng 2/2002, đề án ngân hàng bán lẻ “ VCB- SVL” được ứng dụng thành công trong toàn hệ thống VCB & được đánh giá cao về tính ổn định, sự bảo mật và đặc biệt là những lợi ích nổi bật của nó theo định hướng khách hàng đối với các nghiệp vụ bán lẻ. Đây là lần đầu tiên một ngân hàng thương mại Việt Nam có thể cung cấp một loạt các dịch vụ bán lẻ ngân hàng trực tuyến (online) đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Có thể nói , với kinh phí đầu tư cho CNTT vào khoảng 12 triệu USD vào năm 2002, hệ thống công nghệ của ngân hàng từng bước phát triển ở tầm cao mới. Từ ngày 2/5/2002 , toàn bộ hệ thống của VCB hoạt động trực tuyến ( online), tạo nền tảng để triển khai ứng dụng những sản phẩm ngân hàng hiện đại như: Phone banking, Internet banking, ứng dụng những công nghệ tài chính như Hệ thống thông tin quản lý MIS ( Management information System); mở rộng hệ thống máy rút tiền tự động ATM gồm 70 máy trên toàn quốc. Hệ thống dịch vụ VCB –Online về thực chất là một hệ sản phẩm có tính tích hợp với chuẩn mực cao , có khả năng cung cấp nhiều tiện ích cho khách hàng là pháp nhân hay thể nhân. Nó có cơ sở mạng hoạt động trực tuyến và quản lý dữ liệu tập trung , giúp khách hàng có thể mở tài khoản ở một nơi nhưng được thực hiện ở tất cả các chi nhánh. Theo ông Vũ Viết Ngoạn , Tổng giám đốc VCB nhận xét thì VCB – Online chính là “một chiến lược quan trọng có tính quyết định thành công hay thất bại trong cuộc cạnh tranh trên thị trường tiền tệ đang có rất nhiều định chế tài chính trong và ngoài nước đang hoạt động với môi trường ngày càng thông thoáng hơn ”.
2.Tình hình hoạt động kinh doanh
Trong những năm gần đây , nền kinh tế thế giới có nhiều biến động lớn ( cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 , sự ra đời của đồng tiền chung Châu Âu , sự suy
thoái của các nền kinh tế chủ chốt như Mỹ , Nhật kéo theo sự suy giảm kinh tế của các nước trong khu vực Châu á …). Đặc biẹtt trong năm 2001, Cục dự trữ Liên bang Mỹ đã cắt giảm lãi suất chủ đạo cho vay qua đêm giữa các ngân hàng tới 11 lần từ 6,5% xuống còn 1,75%/năm . Trong nước , nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng với mức tăng trưởng GDP là 6,8% năm 2001 và 7,4% năm 2002 . Tuy nhiên , thực trạng nền kinh tế nước ta vẫn còn ẩn chứa nhiều mặt yếu kém : hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp , môi trường đầu tư kinh doanh tuy đã được cải thiện nhưng chưa thực sự lành mạnh , chương trình cải cách và sắep xếp lại doanh nghiệp nhà nước triển khai còn chậm , tình trạng nợ nần dây dưa giữa các doanh nghiệp , giữa doanh nghiệp với ngân hàng chưa được cải thiện đáng kể . Tình hình rên tác động không nhỏ tới hoạt động của ngân hàng từ hoạt động cân đối vốn đến hoạt động cho vay và các hoạt động dịch vụ khác của ngân hàng.
Đối với ngân hàng Ngoại thương , do đặc điểm có nguồn vốn ngoại tệ chiếm tới 3/ 4 tổng nguồn vốn , và thế mạnh chủ yếu là hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đối ngoại nên tác động của suy thoái kinh tế thế giới và khu vực là rất lớn , nhất là sự biến động khôn lường của lãi suất trên thị trường quốc tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng.
Nhìn chung , hoà vào thành tích chung của toàn ngành , trong các năm gần đây , Vietcombank đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trên các mặt công tác . Cụ thể :
2.1 Nguồn vốn
2.1.1 Tổng quan về nguồn vốn
Do áp dụng cơ chế lãi suất phù hợp và dịch vụ đa dạng nên NHNT đã đạt được mức tăng trưởng cao về vốn huy động Trong năm 2000 , tổng nguồn vốn của NHNT tăng trưởng mạnh và liên tục . Tính đến thời điểm 31/12/2000 , quy về VND , VCB đạt 65.633 tỷ , tăng 44,98% so với cuối năm 1999. Nếu loạI trừ yếu tố tỷ giá tăng thì tổng nguồn vốn tăng 41,7% , vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra là 25%.
Kết thúc năm tài chính 2001 , tổng tích sản của NHNT đạt 76.681.819 triệu VND , tăng 16,8% so với cuối năm 2000( loại trừ yếu tố tỷ giá thì nguồn vốn chỉ tăng được
13,2% ) – thấp xa so với mức tăng 45,3% của năm ngoái và chỉ đạt 97,7% kế hoạch đề ra .
Tính đến tháng 6 năm 2002 , do những biến động của thị trường bất động sản , sau nhiều tháng suy giảm liên tục , tổng nguồn vốn của NHNT đạt gần 77000 tỷ VND , tăng 6,1% so với cùng kì năm ngoái và tăng nhẹ so với thời điểm cuối năm 2001. Đến cuối 12/2002 , tổng nguồn vốn NHNT xấp xỉ 82 000 tỷ quy đồng.
Nguồn vốn ngoại tệ cuối năm 2001 đạt 3771 triệu USD , tăng 11% so với năm 2000 , chiếm 73,7% trong tổng nguồn vốn .Tuy nhiên , trong 6 tháng đầu năm 2002 , vốn ngoại tệ tuy vẫn chiến tỷ trọng lớn (72%) nhưng đã giảm nhẹ 2,4% so với cùng kì năm trước và tăng 9.5% so với mức cuối năm 2001. Vốn tiền đồng chiếm 28% trong tổng nguồn vốn , giảm 7,8% so với cùng kì năm trước và giảm nhẹ 2,4% so với thời điểm cuối năm 2001.
Nội dung
VND
Ngoại tệ ( USD )
Quy VND
12/2000
17.389
3.395
65.633
Tỷ trọng
26.1%
73.9%
100%
12/2001
20.716
3.771
76.681
Tỷ trọng
20.7%
73.3%
100%
6/2002
18.314
3704
77.000
Đơn vị : tỷ VND , triệu USD
2.1.2 Cơ cấu nguồn vốn
Vốn điều lệ và các quỹ
Tính dến cuối năm 2001 , Vốn điều lệ và các Quỹ đạt 1906 tỷ quy đồng , tăng 3,6% so với cuối năm 2000 , chiếm 2.5% tổng tài sản ; trong đó vốn điều lệ và bổ sung điều lệ chỉ có gần 1100 tỷ.
Vốn huy động
Đến cuối tháng 12/2001 nguồn vốn huy động của NHNT đạt 71.110 tỷ qui đồng , chiếm 91,6% trong tổng nguồn vốn , tăng 18,1% so với cuối năm 2000.
Nguồn vốn huy động từ thị trường 1
Nguồn vốn huy động trực tiếp từ nền kinh tế đến cuối năm 2001 đạt 58.576 tỷ quy đồng , chiếm tỷ trọng 82,4% vốn huy động từ hai thị trường . Nguồn vốn này trong năm tăng 20,3% - thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành ngân hàng (24% )
Theo cơ cấu khách hàng , vốn huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 33.499 tỷ quy đồng , chiếm 57,2% vốn huy động từ thị trường 1 và tăng 21,1% . So với năm 2000 , tốc độ tăng trưởng giảm nhiều do xuất khẩu của các doanh nghiệp sang các nước bị suy thoái kinh tế như Mỹ , Nhật và các nước khu vực Châu á gặp khó khăn .Bên cạnh đó , khách hàng của NHNT phần nào bị chia sẻ do các ngân hàng khác cạnh tranh gay gắt bằng chính sách khách hàng linh hoạt và ưu đãi hơn.
Vốn huy động từ dân cư đến cuối năm 2001 đạt 25.078 tỷ quy đồng , tăng 19,1% ; trong đó , vốn huy động ngoại tệ từ dân cư chiếm tới 89% , tăng 14,1%, vốn tiết kiệm tiền đồng tăng 22,4% . Trong 3 quý đầu năm 2001 , mặc dù lãi suất ngoại tệ giảm xuống , huy động tiết kiệm ngoại tệ từ dân cư vẫn đạt mức tăng trưởng dương, tuy tốc độ có chậnm lại .Song trong quý IV/2001 , huy động tiết kiệm ngoại tệ bị giảm tới 5% , đồng thời huy động tiết kiệm tiền đồng lạităng mạnh so với các quý trước. Nguyên nhân là do sự kiện ngày 11/9 đã làm giảm lòng tin vào đồng USD của một bộ phận dân chúng. Hơn nữa , lãi suất USD trên thị trường quốc tế bị cắt giảm liên tiếp chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn sau đó đã đẩy mức lãi suất huy động ngoại tệ trong nước xuống rất thấp , trong khi lãi suất tiết kiệm tiền đồng gần như ổn định . Chính những yếu tố này đã làm cho dân chúng chuyển một phần tiết kiệm USD sang tiết kiệm tiền đồng, đàu tư vào bất động sản, tích trữ vàng hoặc đầu tư sang lĩnh vực khác.
Đến cuối năm 2001 , tổng vốn huy động có kỳ hạn từ thị trường 1 đạt 33.514 tỷ quy đồng , chiếm 57,2% vốn huy động từ thị trường 1 , giảm so với tỷ lệ 59,5% vào cuối năm 2000.
Nguồn vốn có kỳ hạn từ một năm trở lên đạt 16.192 tỷ quy đồng , chiếm 48,3 vốn có kỳ hạn của thị trường 1 , tăng so với tỷ lệ 45,2% vào cuối năm 2000 . Để tăng cường vốn đầu tư cho các dự án trung và dài hạn , NHNT đã phát hành trái phiếu ngoại tệ kỳ hạn 5 năm với tổng mệnh giá khoảng 42 triệu USD trong quý IV/2001
Nguồn vốn huy động từ thị trường 2
Nguồn vốn huy động từ NHNN , Ngân sách Nhà nước và các tổ chức tín dụng là 12.533 tỷ quy đồng , tăng 8,9% so với năm 2000 . Nguồn vốn này chiếm khoảng 17,6% vốn huy động từ hai thị truowngf . Vốn ngoại tệ đạt 704 triệu USD , giảm 0,3% so với năm 2000 . Vốn tiền đồng đạt 1913 tỷ đồng , tăng 49,8% .Nguồn tiền vay từ NNNN ( bằng tiền đồng ) là 1452 tỷ. Nguồn tiền gửi các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương tăng mạnh về tiền đồng ( tăng 419 tỷ ) và giảm về ngoại tệ ( giảm 65 triệu USD).
Trong tháng 7/2001 , khi thị trường khan hiếm tiền đồng , NHNT đã vay được tái chiết khấu NHNN 299 tỷ đồng với lãi suất 4,5% năm bằng việc thế chấp 500 tỷ giấy tờ có giá ( tại thời điểm đó , mức lãi suất tại thị trường Liên Ngân hàng lên tới 12%/năm và lãi suất thực hiện giao dịch SWAP với NHNN là 45%/năm ).
Dưới đây là bảng số liệu cụ thể về cơ cấu nguồn vốn tại NHNT trong hai năm 2000 và 2001.
Nguồn : Bảng cân đối kế toán NHNT 31/12/2000
Bảng cân đối kế toán NHNT 31/12/2001
Tỷ giá T12/2000 : 14.501 ; T12/2001 : 15.085 Đơn vị : Tỷ VND , Triệu USD
Nội dung
VND
Ngoại tệ
Quy VND
12/00
12/01
+/- % so với 12/00
12/00
12/01
+/- % so với 12/00
12/00
12/01
+/- % so với 12/00
Tổng nguồn vốn
17389
20716
19,1%
3395
3771
11,1%
66618
77594
16,5%
Vốn điều lệ & quỹ
1778
1844
3,7%
4
4
-1,6%
1839
1906
3,6%
Huy động từ 2 TT
14253
16772
17,7%
3170
3602
13,6%
60223
71110
18,1%
Huy động từ TT 1
12977
14859
14,5%
2494
2898
17,6%
48709
58576
20,3%
Tiền gửi của các TC
10718
12094
12,8%
1168
1419
21,5%
27651
33499
21,1%
Tiết kiệm KB & TP
2259
2764
22,4%
1269
1479
14,1%
21058
25078
19,1%
Huy động từ TT 2
1277
1913
49,8%
706
704
-0,3%
11513
12533
8,9%
Tiền gửi
42
461
985%
706
704
-0,3%
10274
11076
7,8%
Tiền gửi của TCTD
42
461
985%
385
320
-16,7%
5625
5296
-5,9%
Tiền vay
1234
1452
17,6%
0
0.3
0,3%
1239
1457
17,6%
Vốn khác
1358
2100
54,7%
221
164
-25,5%
4556
4578
0,5%
2.2 Tín dụng , đầu tư , bảo lãnh
Với mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng , lành mạnh hoá tình hình tài chính và giảm nợ quá hạn , NHNT đã áp dụng phương châm an toàn hiệu quả cho các hoạt động sử dụng vốn của mình.
6 tháng đầu năm 2002 ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động tín dụng của NHNT. Sau một thời gian dài bị đóng băng, đến 31/5/2002 , tổng dư nợ của NHNT đạt trên 21000 tỷ đồng , tăng 31% so với mức cuối năm 2001 và tăng 26% so với cùng kì năm ngoái . Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ chiếm 29% tổng dư nợ , chủ yếu tập trung vào các dự án lớn . Công tác thẩm định , quản trị rủi ro đuợc đặc biệt quan tâm nên mặc dù dư nợ tăng mạnh nhưng tỉ lệ nợ quá hạn đượckhống chế ở mức 1,82% ( thấp hơn mức kế hoạch dự kiến 2,5% ).
Bảng Cơ cấu tín dụng theo thòi hạn của NHNT
Đơn vị tính : Tỷ đồng Việt Nam
( Nguồn : Phòng quản lý tín dụng NHNT VN)
Với tinh thần phát huy tối đa nội lực , huy động vốn trong nước để đầu tư trở lại nền kinh tế , tích cực tìm những dự án tốt để đầu tư , NHNT đã tiếp cận và tài trợ cho các dự án trọng điểm của Chính Phủ , những dự án lớn của các Tổng công ty Nhà nước. Đồng vốn NHNT đã có mặt ở Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn , đường Trường Sơn và mới đay , NHNT vừa kí kết hợp đồng Tín dụng lớn nhất từ trước tới nay trị giá 250 triệu USD tài trợ cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất . NHNT cam kết sát cánh cùng các Tổng công ty mũi nhọn của Việt Nam như dầu khí , bưu chính viễn thông , điện lực đã có những đóng góp nhất định vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Bên cạnh việc đầu tư vào các dự án lớn , NHNT cũng mở rộng hoạt động tín dụng tới các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ( SMEs ) . Tính đến nay , dư nợ cho các đối tượng SME vay đã lên tới gần 3000 tỷ , góp phần tích cực thực hiện chủ trương phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chính phủ trong Nghị định 90/CP. Riêng trong năm 2002 , NHNT đã thực hiện thành công chương trình 500 tỷ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ , mang lại ý nghĩa kinh tế xã hội tích cực cũng như gây được tiếng vang lớn trong giới doanh nghiệp.
Bảng Cơ cấu tín dụng theo ngoại tệ của NHNT
Đơn vị tính : Tỷ đồng Việt Nam , Triệu USD
( Nguồn : Phòng quản lý tín dụng NHNT VN)
Là một ngân hàng có kinh nghiệm tài trợ cho hoạt dộng XNK , NHNT tiếp tục cung ứng vốn cho các đơn vị thu mua hàng xuất khẩu cũng như nhập khẩu .Tính đến 31/5/2002 , Vietcombank đã cho vay 1300 tỷ đồng phục vụ cho thu mua gạo XK , 500 tỷ cho thu mua cà phê , 1400 tỷ cho thu mua hải sản.
2.3 Thanh toán quốc tế
2.3.1 Thanh toán xuất nhập khẩu
Ngân hàng Ngoại thương thực hiện các nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu thông qua việc mở thư tín dụng L/C cho các doanh nghiệp Việt nam nhập khẩu hàng hoá của nước ngoài và thanh toán cho nước ngoài theo điều kiện của L/C , thanh toán xuất khẩu thông qua việc gửi chứng từ hàng xuất đòi tiền ngân hàng nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Năm 2001 , hoạt động kinh doanh XNK của Việt Nam có phần khởi sắchơn ,chủ yếu do đóng góp của mặt hàng gạo . Ngân hàng đã phát huy được thế mạnh truyền thống trong lĩnh vực này như thực hiện miễn giảm kí quỹ cho khachs hàng lớn có uy tín, khi mở L/C , chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu , cho vay XNK với lãi suất thích hợp … Vietcombank đã đạt được kim ngạch thanh toán XNK tương đối cao , cụ thể như sau :
Bảng kim ngạch thanh toán XNK qua NHNT
Đơn vị tính : Triệu USD
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Tăng /Giảm
Cả nước
Qua VCB
Tỷ trọng
Cả nước
Qua VCB
Tỷ trọng
XK
9356
2532
27%
11500
3263
28%
29%
NK
22390
3465
30%
11540
3317
29%
-4%
XNK
20746
5997
29%
23040
6580
28%
10%
(Nguồn : Phòng tổng hợp thống kê NHNT VN)
Tính đến tháng 6/2002 , NHNT tiếp tục duy trì được thị phần thanh toán XNK ở mức 30% tổng kim ngạch XNK của cả nước với doanh số thanh toán XK là đạt gần 2 tỷ USD , NK là khoảng 2,7 tỷ USD
2.3.2 Thanh toán phi mậu dịch
Doanh số thanh toán phi mậu dịch qua NHNT năm 2001 ước đạt 2727 triệu USD , tăn g10% so với năm 2000 . Doanh số thu tăng tới 224 triệu USD tương đương với tỷ lệ tăng là 12,5%. Doanh số chi tăn g23 triệu USD hay tăng 3,3%. Thu và chi phi mậu dịch từ một số ngành dịch vụ như hàng không , bảo hiểm , hàng hải … tăn g nhiều , đặc biệt là ngành hàng không .
Nguồn thu từ kiều hối cũng tăn g đáng kể , tăng tới 61 triệu USD (tăng 22,6%) , do NHNT đã có chính sách giảm phí chuyển tiền từ nước ngoài về và chính phủ cho phép Việt Nam và khuyến khích đầu tư nước ngoài.
2.3.3 Phát hành và thanh toán thẻ
Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của VCB trong năm 2002 , trên nền tảng cơ sở của năm 2001, đã phát triển với tốc độ đáng kể. Năm 2002 , số thẻ phát hành cho 2 loại thẻ Visa và Mastercard là 7710 thẻ (tăng 152%) , đưa tổng số thẻ của NHNT đến hết năm 2002 lên đến 17000 thẻ , vượt xa so với dự tính ban đầu là 14000 thẻ , với khoản 5500 đơn vị chấp nhận thẻ , riêng Vietcombank quản lý 3500 đơn vị .Hai thị trường lớn nhất vẫn tập trung tại Hà Nội và thành phố HCM.
Ngân hàng Ngoại thương VN là ngân hàng duy nhất tại Việt nam thanh toán cả năm loại thẻ ín dụng quốc tế thông dụng nhất trên thế giới : Visa , Mastercard , Dinner Club , AMEX , JCB với giá trị thnah toán lên đến hơn 100 triệu USD/năm. Chỉ tính hai loại Visa , Mastercard , VCB đã phát hành trên 17000 thẻ , chiếm tới hơn 45 % thị phần với doanh số sử dụng năm 2002 là hơn 254 tỷ đồng , tăng trưởng 100% so với năm 2001. Sở giao dịch là nơi có tốc độ tăng trưởng về phát hành thẻ lớn nhất hệ thống .Doanh số thanh toán thẻ của NHNT vẫn tăn g đều chứng tỏ sự cố gắng rất lớn của NHNT.
Thẻ Connect 24
Điểm nổi bật của NHNT trong năm qua đó là ngày 15/5/2002 , hệ thống giao dịch tự động Connect 24 được chính thức khai trương dựa trên nền tảng của hệ thống ngân hàng trực tuyến VCB – Online. Chỉ hơn 6 tháng đưa sản phẩm thẻ Connect 24 và hệ thống giao dịch tự động ATM vào thị trường , số lượng thẻ phát hành đã đạt tới 30000 thẻ với doanh số rút tiền mặt đạt 411 tỷ đồng .
2.3.4 Thanh toán qua mạng SWIFT
Trung tâm thanh toán của NHNT bảo quản và sử dụng hơn 1400 khoá SWIFT và 772 bộ mã khóa điện với các ngân hàng đại lý trong và ngoài nước . Năm 2001 , bình quân mỗi ngày , TTTT giải phóng 3000 điện , cả năm xử lý hơn 170000 điện đi và 450000 điện đếnbao gồm điện SWIFT và Telẽ trong đó điện SWIFT chiếm tới hơn 95%. Tới năm 2002 , chỉ riêng 6 tháng đầu năm , số điện phải thanh toán tăng lên đột biến ; trong đó , điện đến là 246.074 và điện đi là 95.640 .Nhờ sự nõ lực cố gắng , cộng thêm sự phát triển của toàn hệ thống , liên tiếp 6 năm liền từ 1995-2001 , Vietcombank được Ngân hàng JP Moogan Chase công nhận là ngân hàng có chất lượng dịch vụ thnah toán tốt nhất.
2.4 Kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động kin doanh ngoại tệ là loại hình dịch vụ mang tính đặc trưng của một ngân hàngđối ngoại có khả năng sinh lời cao nhưng cũng có rất nhiều rủi ro.Do tổ chức tốt mạng lưới kinh doanh ngoại tệ và chuẩn bị tốt cho cán bộ chuyên môn nên vcb có kết quả kinh doanh rất khả quan .
Năm 2001 , doanh số bán ngoại tệ trong nước đạt 8000 triệu USD , tăn g 35% so với năm 2000. Doanh số mua bán ngoại tệ chủ yếu là các doanh nghiệp XNK , các tổ chức không cư trú , các cá nhân xuất nhập cảnh … Đồng thời , luợng ngoại tệ bán trên thị trường liên ngân hàng cũng rất lớn , đạt 1900 triệu USD , gấp 2 lần so với năm 2000.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ nước ngoài đạt được tốc độ tăn g trưởng cao ở mức 45% , sau khi tụt dốc mạnh năm 98-99 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực.
2.5 Hoạt dộng kinh doanh chứng khoán
Với phương châm đa dạng hoá các hoạt động của ngân hàng , năm 2001, hoạt động đầu tư chứng khoán của NHNT đã chuyển biến tích cực , đạt 4.728.304 triệu VND , gấp 2 lần so với năm 2000 . Đầu tư chứng khoán nứoc ngoài tăng gấp 7 lần do đây là một hoạt động có khả năng tạo lợi nhuận cho ngân hàng trong tương lai.
Đáng chú ý là ngày 18/6/2002 NHNT đã khai trương đưa vào hoạt động Công ty Chứng khoán VCBS sau một thời gian dài chuẩn bị kĩ lưỡng , chu đáo.Đây có thể coi là một bước tiến khá vững chắc của NHNT trong hoạt động kinh doanh chứng khoán nói riêng và trong quá trình hội nhập quốc tế nói chung.
2.6 Thu nhập , chi phí , kết quả kinh doanh
Thu nhập năm 2001 của VCB đạt 5604 tỷ đồng , tăng 66,7% . Chi phí là 5098 tỷ đồng , tăng 61,8% so với năm 2000.
Thu lãi tiền gửi và tiền vay là 5068 tỷ đồng , tăng 70,2%. Chi trả lãi tiền gửi , tiền vay là 3804 tỷ đồng, tăng74,6% so với năm 2000. Hai khoản này tăng nhanh ngoài nguyên nhân do vốn huy động bình quân và tài sản sinh lời bình quân tăng mạnh trong năm(khoảng 31% ) , còn có nguyên nhân quan trọng khác là bắt đầu áp dụng phương pháp dự thu , dự chi từ năm 2001.
Một điểm đáng lưu ý nữa là thu dịch vụ ngân hàng ước khoảng 235 tỷ , chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ là 4,2% trong tổng thu nhập .
Năm 2001 , VCB dã ghi vào chi phí một khoản lớn cho mục đích dự phòng tín dụng rủi ro , đáp ứng được yêu cầu xử lý nợ tồn đọng trong năm . Ngoài ra , được phép của Bộ Tài chính , VCB đã hạch toán vào chi phí khoản nợ của ngân sách thời bao cấp số tiền 66,5 tỷ đồng .
Lãi trước thuế năm 2001 ước đạt 300 tỷ , tăng 41,5% so với năm 2000 , vượt 34,5% so với mức lợi nhuận được giao.
3. Đánh giá chung
Qua phần trình bày , phân tích về hoạt động kinh doanh của NHNT trong thời gian qua , bức tranh toàn cảnh về NHNT đã hiện ra với những mảng sáng và rất đậm nét.
Những thành tựu đạt được
Nhìn chung , trong khoảng thời gian gần 40 năm hình thành và phát triển , điều thành công nhất mà NHNT đã đạt được là xây dựng và phát triển được uy tín của mình sâu rộng và vững chắc trong nước và các bạn hàng trên thế giới thể hiện qua chất lượng dịch vụ cung ứng và luôn đi đầu trong việc áp dụng các công nghệ mới để năng cao chất lượng sản phẩm.
Từ những năm còn đầy khó khăn , gian khổ khi cả nước kiên cường chống lại hai tên đế quốc xâm lược , đến sự cạnh tranh quyết liệt để tồn tại trong cơ chế thị trường đầy khắc nghiệt , NHNT dần vượt qua với kinh nghiệm bề dày truyền thống , chủ động khắc phục tìm ra những biện pháp tốt nhất ( với phương châm “an toàn – hiệu quả - ổn định và phát triển” ) và đã khẳng định được vị thế của mình . Những con số tăng trưởng liên tục về vốn , dư nợ tín dụng , thanh toán XNK , thanh toán thẻ , kinh doanh ngoại tệ ; những phần thưởng cao quý mà NHNT nhận được chính là những minh chứng hùng hồn cho luận điểm trên .
Với tầm nhìn chiến lược , NHNT đã nhanh chóng xúc tiến việc triển khai Đề án tái cơ cấu ngân hàng đã được Chính phủ , NHNN chấp thuận và là ngân hàng đi đầu trong việc thực hiện đề án. Đề án tái cơ cấu NHNT Việt Nam giai đoạn 2001-2005 đi vào thực hiện đã tạo ra nhiều chuyển biến tốt đẹp cho quá trình xử lý nợ tồn đọng , lành mạnh hoá tài chính , cơ cấu lại bộ máy tổ chức , mở rộng mạng lưới và đa dạng hoá các sản phẩm ngân hàng.
Công nghệ ngân hàng phát triển không ngừng . Đề án Ngân hàng bán lẻ Vietcombank-Silverlake sau hơn 5 năm thực hiện đã triển khai thành công tới tất cả các chi nhánh .Mạng luới thnah toán thẻ cũng được mở rộng hơn bằng việc NHNT kí hợp đồng đại lý chấp nhận thanh toán thẻ với Diners Club International đầu tháng 4/202 và trở thành ngân hàng duy nhất tại Việt Nam thực hiện thanh toán đối với cả năm loại thẻ thông dụng trên thế giới . Trang Web của VCB đi vào hoạt động cũng đã giúp khách hàng có thêm nhiều tiện ích về thông tin ngân hàng . Hai dịch vụ mới đa tiện ích ( VCB –Online & ATM Connect 24 ) chính là những bước khởi đầu thành công tiến tới việc cung ưéng dịch vụ ngân hàng qua Internet để có thể mở được những chi nhánh không người , hgoạt động 24/24 giờ thông qua việc kết nối mạng diện rộng toàn hệ thống , thực hiện được tất cả các giao dịch trên làn sóng của máy điện toán trong xu thế quốc tế hoá nền kinh tế toàn cầu .
Với tinh thần phấn đấu thi đua , cho đến nay , NHNT VN đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng II , hai Huân chương lao động hạng III , 7 bằng khen của Chính phủ cho 3 tập thể và 4 cá nhân , gần 100 bằng khen của Thông đốc NHNN tặng cho cá nhân và tập thể , 9 danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp ngành Ngân hàng , 348 danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở ,13 tập thể lao động xuất sắc , 7 bằng khen của Tổng liên đoàn lao động , 1 bằng khen của Bộ Văn hoá.
Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đạt được , NHNT VN vẫn còn có những vấn đề hạn chế , đòi hỏi NHNT phải nỗ lực khắc phục bằng những biện pháp linh hoạt để hoạt động kinh doanh của mình ngày càng phát triển hơn. Cụ thể :
Thứ nhất , NHNT hiện đang hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90 .Tuy nhiên , với tư cách là một doanh nghiệp đặc biệt thì việc phát triển theo mô hình này trong cơ chế thị trường dần tỏ ra không thực sự thích hợp . Việc tổ chức theo mô hình trên khiến việc phân chia các phòng ban , cũng như các bộ phận kinh doanh không hợp lý và khoa học , gây cản trở đến hiệu quả chung của toàn hệ thống. Nhiều khi , việc các phòng ban tách bạch , hoạt động quá độc lập như vậy dẫn đến thiếu sự phối hợp , kết hợp nghiệp vụ giữa các phòng ban để trao đổi thông tin , đa dạng hoá dịch vụ phục vụ khách hàng.
Thứ hai , công tác quảng cáo , Marketing chưa thực sự tới được người dân . Nhìn chung , hoạt động này còn hạn chế , chưa thực sự mạnh dạn trong việc đầu tư kinh phí để tiếp thị sản phẩm , nghiên cứu , tìm ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước. Hay nói cách khác , NHNT chưa có một chiến lược Marketing tổng hợp trong toàn bộ hệ thống của mình.
Thứ ba , mặc dù có nhiều nỗ lực đầu tư trong công nghệ nhưng so với các ngân hàng khác ( chi nhánh ngân hàng nước ngoài ) , sự đầu tư này còn nhỏ .Do đó , vẫn còn một số trục trặc trong hệ thống máy móc , gây tổn hại về thời gian và tiền bạc cho cả ngân hàng và khách hàng. Điều đó không chỉ dẫn đến tổn thất mà còn dẫn đến suy giảm uy tín của ngân hàng , làm giảm niềm tin của khách hàng vào ngân hàng.
Thứ tư , tuy đội ngũ cán bộ của NHNT về cơ bản có trình độ , nhiệt tình nhưng nhận thức và ý thức chấp hành chế độ thể lệ ở một số nơi , một số cán bộ chưa nghiêm túc và đầy đủ . Một số cán bộ trình độ nghiệp vụ còn yếu và sa sút về phẩm chất.
phần III
Mục tiêu, Phương hướng hoạtđộng của NHNT trong thời gian tới
(2003-2005)
3.1. Mục tiêu.
Thời gian tới sẽ là giai đoạn NHNT kết hợp vừa phát triển theo chiều sâu trên cơ sở áp dụng và hoàn thiện các mô thức quản lý ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế vừa phát triển theo chiều rộng trên cơ sở gia tăng tốc độ phát triển và mở rộng thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ mới. Mục tiêu của NHNT đến hết năm 2005 là phấn đấu đạt trình độ trung bình tiên tiến ở khu vực trên cả hai phương diện: quy mô và chất lượng. Cụ thể những chỉ số cơ bản cần phải đạt được là:
Vốn điều lệ: 9000-10.000 tỷ VNĐ
Lợi nhuận trên vốn (sau khi trừ thuế và trích lập dự phòng): 10%.
3.2. Phương hướng
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, để tiếp tục phát triển và vững bước đi lên trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, NHNT đã xác định phương hướng trong thời gian tới như sau:
-Thúc đẩy nhanh tiến trình áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào quá trình quản lý và cung ứng dịch vụ. Hệ thống quản lý bao gồm quản lý khách hàng, quản lý nguồn vốn, quản lý tín dụng, quản lý tài chính…sẽ được hoàn thiện và nâng cao chất lượng theo chuẩn mực quốc tế, trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác quản trị rủi ro. Kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ cũng sẽ được cấu trúc lại theo chuẩn mực quốc tế. Các quy trình nghiệp vụ, quy trình giao tiếp khách hàng sẽ được chuẩn hoá trong toàn hệ thống.
- Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng huy động vốn và tín dụng trên cơ sở mở rộng mạng lưới theo hướng ưu tiên các địa bàn có tiềm lực công nghiệp, có điều kiện phát triển ngoại thương, du lịch. Đồng thời, Ngân hàng cũng sẽ chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng và đặc biệt quan tâm đến đối tượng khách hàng có tiềm năng phát triển, có độ an toàn. Cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn sẽ tiếp tục được chuyển dịch nhằm tạo thế vững chắc cho phát triển bền vững.
- Phát triển các dịch vụ ngân hàng mới, đặc biệt là các sản phẩm công nghệ cao nhằm tạo ra nhiều tiện ích mới cho khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng.
- Mở rộng hoạt động sang lĩnh vực bảo hiểm ( thành lập Công ty bảo hiểm Nhân thọ), đa dạng hoá loại hình đầu tư, mở rộng mạng lưới chi nhánh, công ty trực thuộc ở nước ngoài. Hướng phát triển này phù hợp với xu thế vận động của hệ thống ngân hàng thế giới là chuyển hướng thành các tập đoàn tài chính đa năng. Mở rộng đầu tư trực tiếp vào các định chế tài chính và một số ngành mà NHNT có thế mạnh hoặc có lợi thế, nhằm tăng nhanh quy mô và đa dạng hoá hoạt động, đồng thời tăng vị thế của NHNT trên thị trường.
- áp dụng các biện pháp có thể để tăng vốn điều lệ, trong đó tập trung chủ yếu vào 2 giải pháp; phát hành cổ phiếu ưu đãi và sử dụng lợi nhuận để lại.
Kết luận
Trên đây là những nét sơ lược nhất về lịch sử hình thành phát triển cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam .
Trong suốt 40 năm hình thành và phát triển , với những nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của toàn thể cán bộ nhân viên , Ngân hàng Ngoại thương đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh , góp phần tích cực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước . Chặng đường đi tuy chưa dài so với bề dày lịch sử của đất nước , song NHNT VN đã trải qua những giai đoạn gắn bó với những trang sử hào hùng của dân tộc. Từ cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ , trải qua thời kì kế hoạch hoá tập trung đến thời kì đổi mới , NHNT VN đã từng bước thay đổi để thích nghi với cơ chế mới – cơ chế thị trường và đã có những đóng góp to lớn cho quá trình phát triển nền kinh tế .Cùng với những thành tích đạt được , NHNT còn thể hiện được vai trò của mình là một ngân hàng thương mại quốc doanh đầu đàn trong lĩnh vực đối ngoại , phục vụ ngày càng đắc lực hơn cho công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước.
Bước sang năm 2003 , trong tiến trình hội nhập của khu vực và quốc tế , hi vọng Ngân hàng Ngoại thương , với tuổi 40 chín chắn về kinh nghiệm , giàu tiềm năng về phát triển , sẽ luôn phát huy được truyền thống tốt đẹp , vượt qua khó khăn thách thức để vươn lên xây dựng hệ thống ngày càng vững chắc hơn , thịnh vượng hơn , xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng và Nhà nước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC877.doc