Đề tài Tình hình hoạt động ở công ty Xây dựng số 8 Thăng Long

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế rất phức tạp, do đó còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về phạm trù này vì điều kiện lịch sử và góc độ nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi doanh nghiệp thì có thể khẳng định rằng: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để từ đó nâng cao sức cạnh tranh, tăng lợi nhuận là mục tiêu theo đuổi tối cao của các doanh nghiệp, là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Qua thời gian thực tập tại Công ty Xây dựng số 8 Thăng Long, tôi thấy việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty khá được chú trọng, song vẫn không thể tránh khỏi những khó khăn trong thực tế. Do vậy, trong thời gian tới, Công ty cần tiến hành thực hiện một số biện pháp cần thiết nhằm phát huy lợi thế và hạn chế khó khăn để nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.

doc36 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 945 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình hoạt động ở công ty Xây dựng số 8 Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Xây dựng nhà ở theo quy hoạch, kế hoạch giao thầu trực tiếp của ngành và Tổng công ty Xây dựng Thăng Long - Nhận thầu xây dựng, cải tạo, sửa chữa (kể cả trang trí nội thất) lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, điện hạ thế trong và ngoài nhà đối với các công trình công nghiệp dân dụng và nhà ở đến quy mô do cấp tỉnh, thành phố trực thuộc hội đồng bộ trưởng, các bộ và các cơ quan ngang bộ - xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật và thẩm kế. - Được liên doanh với các tổ chức kinh tế khác, có tư cách pháp nhân và chuyên môn phù hợp với ngành nghề xây dựng cơ bản để làm tổng thầu các công trình lớn cho cấp Nhà nước xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật và thẩm kế. - Được tổ chức sản xuất và gia công các cấu kiện kết cấu thép, bê tông cốt thép và kết cấu gỗ phục vụ yêu cầu công tác xây lắp phù hợp với chuyên nghành. - Liên doanh liên kết với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, có tư cách pháp nhân để nhận thầu các công trình xây dựng, thực hiện các dự án đầu tư với mọi thành phần kinh tế theo quy hoạch được duyệt trong khuôn khổ luật pháp quy định. - Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng, công trình giao thông đường bộ, công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ. - Lập, quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản để phát triển các đô thị, khu phố mới và các công trình đô thị khác. - Được liên doanh, liên kết với các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước để phát triển sản xuất và thực hiện các đề án đầu tư của Công ty. - Được phép tham gia dự thầu các công trình xây dựng, dân dụng, thuỷ lợi trong và ngoài nước. II. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến hiệu qủa sản xuất kinh doanh của công ty 1. Đặc điểm thị trường của Công ty Xây dựng là một lĩnh vực có thị trường rất rộng lớn, có tiềm nhiều năng để phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng khá cao. Trong thời gian vừa qua, nhờ các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài cũng như trong nước, ngành Xây dựng đã thực hiện khối lượng xây dựng cơ bản rất lớn, đó là những tác nhân góp phần cho lĩnh vực xây dựng nói chung được nâng cao cả về chất lượng và số lượng. Sự chuyển đổi từ cơ chế quản lý bao cấp sang cơ chế thị trường hiện nay đã đặt ra thách thức không nhỏ cho Công ty Xây dựng số 8 Thăng Long trong việc duy trì và tìm kiềm và chiếm lĩnh thị trường. Chính vì lẽ đó mà đòi hỏi và đặt ra yêu cầu rất lớn cho Công ty làm sao đứng vững và phát triển trên thị trường trong bối cảnh có sự cạnh tranh với nhau quyết liệt nhằm chiếm lĩnh thị trường. Với bề dày kinh nghiệm và uy tín trong nghành xây dựng của thủ đô đã nhiều năm, Công ty Xây dựng số 8 thăng Long đã nắm bắt được lợi thế này để tạo dựng cũng như nâng cao tầm hoạt động trên thị trường sẵn có này. Không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước, trong những năm gần đây, Công ty đã tranh thủ mở rộng thị trường sang các nước khác trong khu vực như: CHNCNN Lào, Campuchia, Trung Quốc, Đài Loan,... Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, Công ty không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Nhưng trong nhiều năm qua Công ty chỉ mới thi công những công trình của số đông khách hàng không đòi hỏi yêu cầu khắt khe về kỹ thuật và chất lượng. Chỉ vài năm trở lại đây khi yêu cầu xây dựng thủ đô hiện đại phải có những công trình đòi hỏi kỹ thuật và chất lượng rất cao cũng như quy mô lớn thì Công ty bắt đầu chú trọng phát triển sang khu vực thị trường này. Thêm vào đó, như trên đã nói, Công ty cũng không xem nhẹ việc mở rộng và xâm nhập sang thị trường của các nước trong khu vực. 2. Đặc điểm về công nghệ và máy móc thiết bị Đặc điểm về công nghệ, máy móc thiết bị trong xây dựng là một trong những yếu tố quan trọng nói lên năng lực sản xuất cuả xí nghiệp. Muốn tăng hiệu quả cũng như chất lượng các công trình thì phải có hệ thống máy móc thiết bị thi công hiện đại và máy móc thiết bị đó phải phù hợp với năng lực tài chính cũng như trình độ sử dụng của cán bộ, công nhân kỹ thuật thì máy móc thiết bị đó mới thực sự có hiệu quả. Nắm bắt được tầm quan trọng của máy móc thiết bị xây dựng trong việc bảo đảm tiến độ thi công các công trình, Công ty xây dựng số 8 Thăng Long đã trang bị cho mình một số máy móc thiết bị tiên tiến nhằm đáp ứng được yêu cầu trong tình hình kinh doanh mới của Công ty. Theo số liệu thống kê sơ bộ, hàng năm vốn đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị của Công ty là khá lớn: Năm 1999 là 459 tỷ đồng; năm 2000 là 1.279 tỷ đồng; năm 2001 là 817 tỷ đồng. Khoảng 60% thiết bị thi công là loại tốt, được đầu tư trang bị từ sau năm 1998, trong đó có nhiều thiết bị thi công hiện đại của các nước phương Tây. Chiến lược của Công ty trong những năm tới là sẽ đổi mới một số thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất thi công công trình như: Máy phun vữa, máy nghiến đá, máy luồn cáp,... để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường như hiện nay. 3. Đặc điểm về lao động Trong bất cứ một nghành nghề nào thì yếu tố lao động cũng là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng bậc nhất. Lao động là nguồn gốc sáng tạo ra sản phẩm, là nhân tố quyết định nhất của lực lượng sản xuất. Nhờ có lao động và thông qua các phương tiện sản xuất mà các yếu tố đầu vào là nguyên vật liệu có thể kết hợp với nhau tạo ra thực thể sản phẩm. Như vậy, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng rất lớn vào yếu tố lao động và chất lượng lao động. Dưới đây là các thống kê sơ bộ: Biểu 2: Chất lượng cán bộ chuyên môn Số TT Cán bộ chuyên môn Số lượng Theo thâm niên công tác (năm) <5 >5 >10 >15 I Đại học và trên Đại học 106 Kỹ sư Xây dựng 66 13 1 2 50 Kiến trúc sư 7 4 1 0 2 Kỹ sư Giao Thông 1 0 0 0 1 Kỹ sư cơ khí 3 0 0 0 3 Cử nhân kinh tế-tài chính 14 1 1 2 10 Kỹ sư khác 15 3 8 0 4 II Cao Đẳng và Trung cấp 74 CĐ Kỹ thuật 1 1 0 0 0 CĐ Ngân hàng -Kế toán 2 2 0 0 0 TC Xây dựng 45 2 0 2 41 TC Tài chính-Tiền lương 9 2 0 1 6 TC Điện Cơ khí 5 0 0 0 5 TC Khác 12 2 5 2 3 Tổng cộng 180 Qua bảng trên ta thấy số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý, làm công tác khoa học - kỹ thuật là 180 người, trong đó có 106 người có trình độ Đại học chiếm 58,89%, 3 người có trình độ cao đẳng chiếm 1,67% và 71 gnười có trình độ trung cấp chiếm 39,44%. Đây là một tỷ lệ cao, thể hiện số cán bộ quản lý có trình độ cao trong công ty là rất lớn. Điều này tạo điều kiện tốt cho công ty trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công ty thực hiện chiến lược đa dạng hoá ngành nghề sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 4. Đặc điểm về chế độ tiền lương Trong sản xuất, tiền lương là một yếu tố chi phí, là một bộ phận của kế hoạch lao động nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động. Đối với người lao động, tiền lương cải thiện đời sống, khuyến khích nâng cao tay nghề chuyên môn. Tiền lương mang ý nghĩa đòn bẩy, thúc đẩy kích thích sản xuất phát triển. Hiện nay, Công ty đang áp dụng 2 hình thức trả lương gắn với kết quả lao động của từng người lao động, từng bộ phận: - Hình thức trả lương theo thời gian: Được áp dụng cho bộ máy quản lý của các xí nghiệp và Công ty, cho các đối tượng công nhân không thể thực hiện trả lương theo sản phẩm hoặc lương khoán như:công nhân tiếp liệu, bảo vệ. Với hình thức trả lương này, tiền lương căn cứ vào bậc lương và thời gian thực tế làm việc không xét đến thái độ lao động và kết quả công việc. Tuy nhiên, người lao động sẽ được nhận một khoản tiền nếu trong quá trình làm việc người lao động tăng được năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu hay hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao. Đối với bộ máy quản lý ở các xí nghiệp thì tiền lương gắn liền với hiệu quả công việc công trình thi công còn đối với bộ máy quản lý của Công ty thì tiền lương được gắn với giá trị sản lượng của toàn Công ty hoàn thành trong tháng. Mặc dù vậy hình thức này làm suy yếu vai trò đòn bẩy kinh tế của tiền lương và duy trì chủ nghĩa bình quân trong tiền lương bởi thời gian làm việc của mọi người được phân bổ bằng nhau tức là người làm không đủ thời gian quy định cũng sẽ nhận được một khoản tiền lương bằng người làm vượt mức thời gian quy định. - Hình thức trả lương theo sản phẩm: Được trả căn cứ vào đơn giá tiền lương, số lượng sản phẩm hoàn thành.Với hình thức này sẽ kích thích mạnh mẽ người lao động làm việc bởi tiền lương của người lao động nhiều hay ít phụ thuộc vào kết quả hoàn thành công việc, do vậy mỗi người trong công ty đều cố gắng hoàn thành vượt mức để có tiền lương cao. 5. Đặc điểm nguyên vật liệu và sản phẩm Nguyên vật liệu là yếu tố cấu thành sản phẩm và quyết định đến chất lượng sản phẩm. Trong lĩnh vực xây dựng, nguyên vật liệu có tính chất quyết định đối với chất lượng của công trình. Hay nói cách khác là chất lượng của công trình được quyết định phần lớn bởi chất lượng nguyên vật liệu. Công ty xây dựng số 8 Thăng Long với đặc thù về sản phẩm là đơn chiếc do vậy mà nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu là những nguyên vật liệu phục vụ cho ngành xây dựng như: xi măng, sắt, thép, đá, sỏi, cát,... Mặc dù Công ty luôn đặt chất lượng công trình lên hàng đầu nhưng không có nghĩa là phải sử dụng nguyên vật liệu đắt tiền để thi công mà còn phải xét đến yêu cầu, tính chất công trình như thế nào để từ đó sử dụng nguyên vật liệu nào cho phù hợp vừa đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật, vừa đảm bảo chất lượng và chi phí sản phẩm thấp làm tăng hiệu quả kinh tế cho Công ty. Do trên thị trường hiện nay có vật liệu xây dựng với chủng loại rất phong phú và đa dạng, vì thế đối với mỗi một công trình Công ty phải lựa chọn sử dụng các loại nguyên vật liệu với các thông số, chỉ tiêu kỹ thuật, số lượng khác nhau sao cho phù hợp. Để có được các loại nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng, Công ty luôn có mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng như: Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, công ty TNHH Hưng Thịnh,... Bên cạnh đó Công ty cũng thực hiện công tác quản lý, giám sát nguyên vật liệu từ khâu chuẩn bị cho đến thi công công trình nhằm tránh hao hụt, mất mát hay giảm chất lượng nguyên vật liệu nhờ đó hạn chế tối đa những nguyên vật liệu kém chất lượng đưa vào quá trình sản xuất làm cho sản phẩm của Công ty chất lượng thấp dẫn đến năng lực cạnh tranh thấp ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. III. Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu qủa sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng số 8 thăng long 1. Kết qủa sản xuất kinh doanh của Công ty 1.1. Doanh thu của Công ty Doanh thu của doanh nghiệp xây dựng bao gồm: - Doanh thu từ hoạt động xây lắp: Là toàn bộ số tiền thu được từ bên chủ đầu tư giao cho bên nhận thầu khi bàn giao công trình. - Doanh thu từ hoạt động tài chính: Là toàn bộ số tiền thu được từ hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ, nó bao gồm: Thu nhập từ hoạt động góp vốn kinh doanh, thu nhập tù hoạt động mua bán chứng khoán, thu nhập từ hoạt động cho thuê tài sản,... - Doanh thu hoạt động bất thường: Là toàn bộ các khoản thu nhập bất thường đã trừ đi các khoản giảm trừ, nó bao gồm: Thu nhập do thanh lý nhượng bán tài sản, tiền thu được do phạt vi phạm hợp đồng,... - Tuy nhiên đối với Công ty xây dựng số 8 Thăng Long, do đang thực hiện chiến lược đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh vì vậy doanh thu của Công ty bao gồm cả doanh thu từ khối dịch vụ khác. Vậy ta có công thức tính toán sau: Doanh thu = D.thu xây lắp + D.thu tài chính + D.thu bất thường + D.thu dịch vụ Biểu 5: Bảng doanh thu của công ty xây dựng số 8 Thăng Long Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1. Doanh thu xây lắp 20.857.303.718 21.970.061.472 24.472.902.465 2. Doanh thu dịch vụ 6.324.595.000 4.894.430.000 5.569.835.000 3. Doanh thu HĐTC 45.107.630 49.327.989 4. Doanh thu HĐBT 475.874.964 328.548.181 459.560.945 Tổng doanh thu 27.657.773.682 27.238.147.283 30.551.626.399 Qua biểu số 5 ở trên, ta có thể thấy rằng: Tổng doanh thu của Công ty qua các năm từ 2000 đến 2002 nhìn chung đều tăng đáng kể. Riêng Tổng doanh thu năm 2001 lại giảm so với năm 2000 một lượng là 419,6 triệu đồng tương đương với 1,52%. Nguyên nhân của sự giảm Tổng doanh thu năm 2001 so với năm 2000 có thể được giải thích như sau: - Do sự tăng giảm của doanh thu từ hoạt động xây lắp - Do sự tăng giảm của doanh thu từ hoạt động tài chính - Do sự tăng giảm của doanh thu từ hoạt động bất thường - Do sự tăng giảm của doanh thu từ các khối dịch vụ khác Tuy Tổng doanh thu năm 2001 có giảm đi chút ít ( chỉ có 1,52%) so với năm 2000, song đến năm 2002 thì Tổng doanh thu lại có dấu hiệu phục hồi và đã tăng một lượng 3.313,5 triệu đồng tương đương tăng 12,17% so với năm 2001. Đây là dấu hiệu tốt và đáng mừng, chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty phát triển tốt và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cũng được nâng cao. 1.2. Lợi nhuận và nộp ngân sách 1.2.1. Lợi nhuận của Công ty Sau quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thường hay quan tâm cái gì thu được và thu được bao nhiêu. Do đó mà chỉ tiêu lợi nhuận được các chủ doanh nghiệp đặc biệt quan tâm và đặt nó vào mục tiêu quan trọng bậc nhất của doanh nghiệp. Còn đối với các nhà quản trị thì lợi nhuận vừa coi là mục tiêu cần đạt được vừa được coi là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả của doanh nghiệp. Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Do vậy, lợi nhuận được xác định bởi công thức sau: P = TR - TC Trong đó: P: là lợi nhuận (trước thuế lợi tức) TR: là tổng doanh thu TC: là tổng chi phí Đối với thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty Xây dựng số 8 Thăng Long, ta có các biểu sau: Biểu 6: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tổng doanh thu 23.633.588.130 27.657.773.682 27.238147.283 30.551.626.399 Các khoản giảm trừ 1.407.813.690 1.555.551.967 1.912.252.239 1.614.773.82i7 Doanh thu thuần 22.225.774.440 26.102.221.715 25.325.895.044 28.936.852.572 Giá vốn hàng bán 18.510.832.662 23.022.935.351 22.148.936.386 24.986.540.320 Lợi tức gộp 3.714.941.778 3.079.286.364 3.176.958.658 3.950.312.252 Chi phí bán hàng 0 0 0 0 Chi phí QLDN 3.171.650.838 1.908.870.836 1.886.450.888 2.361.450.888 Lợi tức thuần từ HĐKD 561.863.940 1.170.415.528 1.290.507.770 1.588.861.364 Thu nhập từ HĐKD 0 0 45.107.630 49.327.989 Chi phí từ HĐTC 0 0 216.966.500 220.107.912 Lợi tức từ HĐTC 0 0 -171.858.870 -170.779.923 Thu nhập bất thường 297.556.094 475.874.964 328.548.181 459.560.945 Chi phí bất thường 138.735.380 185.148.835 243.621.544 260.472.709 Lợi tức bất thường 158.820.714 290.726.079 84.926.637 199.088.236 Tổng lợi nhuận trước thuế 720.684.654 1.461.141.607 1.203.575.537 1.617.169.677 Thuế lợi tức phải nộp 324.308.094 388.438.403 385.148.858 384.697.840 Lợi nhuận sau thuế 396.376.560 1.072.703.204 818.426.679 1.232.471.837 Biểu 7: Sự tăng, giảm các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Đơn vị: Đồng / % Chỉ tiêu Năm 2000 /1999 Năm 2001/2000 Năm 2002/2001 Chênh lệch Tỷ trọng Chênh lệch Tỷ trọng Chênh lệch Tỷ trọng Tổng doanh thu 4.024.185.552 117 - 419.626.399 98.5 3.313.479.116 112.2 Các khoản giảm trừ 147.738.277 110.5 356.700.272 122.9 - 297.478.412 84.4 Doanh thu thuần 3.876.447.275 117.4 - 776.326.671 97 3.610.957.528 114.3 Giá vốn hàng bán 4.512..102..689 124.4 - 873.998.965 96.2 2.837.603.934 112.8 Lợi tức gộp - 635.655.414 82.9 97.672.294 103.2 773.353.594 124.3 Chi phí bán hàng 0 0 0 0 0 0 Chi phí QLDN -1.262.780.002 60.2 - 22.419.948 98.8 475.000.000 125.2 L.tức thuần từ HĐKD 608.551.588 208.3 120.092.242 110.3 298.353.594 123.1 Thu nhập từ HĐKD 0 0 45.107.630 0 4.220.359 109.4 Chi phí từ HĐTC 0 0 216.966.500 0 3.141.412 101.4 Lợi tức từ HĐTC 0 0 - 171.858.870 0 1.078.947 99.4 Thu nhập bất thường 178.318.870 159.9 - 147.326.783 69 131.012.764 139.9 Chi phí bất thường 46.413.455 133.5 58.472.709 131.6 16.851.165 106.9 Lợi tức bất thường 131.905.365 183.1 - 205.799.442 29.2 114.161.599 234.4 Lợi nhuận trước thuế 740.456.953 202.7 - 257.566.070 82.4 4135.94.140 134.4 Thuế lợi tức phải nộp 64.130.309 119.8 -3.289.545 99.2 - 451.018 99.9 Lợi nhuận sau thuế 676.326.644 270.6 - 254.276.525 76.3 414.045.158 150.6 Qua bảng số liệu trên ta thấy: doanh thu thuần năm 2000 tăng 17,4% hay 3.876 triệu đồng so với năm 1999 thể hiện kết quả của Công ty đạt được trong năm, tuy nhiên giá vốn hàng bán tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần (24,4%) làm lợi tức gộp giảm 17,1%, đây là xu hướng không tốt ảnh hưởng đến lợi nhuận. Nguyên nhân là do: - Vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản từ Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long bị cắt giảm đáng kể. - Bộ máy tổ chức quản lý hoạt động chưa thực sự hiệu quả. - Một số tai nạn khá nghiêm trọng trong sản xuất kinh doanh mà Công ty phải khắc phục giải quyết,... Sau năm 1999, với những khó khăn, thách thức trên, Công ty đã tiến hành thay đổi, cải tổ cơ cấu bộ máy tổ chức. Cụ thể là, thay đổi giám đốc Công ty và thay đổi kế toán trưởng Công ty, sắp xếp lại cơ cấu, phân công lại trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của các phòng ban, bổ sung thêm phó giám đốc,... Do vậy, sang năm 2000 tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã có sự thay đổi, doanh thu thuần tăng 3.876 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.072 triệu đồng tăng 676 triệu đồng so với năm 1999, đây là năm Công ty đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nếu xét theo các chỉ tiêu định lượng. Trong năm 2001 doanh thu thuần bị giảm 776 triệu đồng giảm 3% so với năm 2000 là kết quả xấu trong việc đạt mục tiêu tăng doanh thu và tăng lợi nhuận. Sang năm 2002, do doanh thu thuần tăng 3610 triệu đồng hay tăng 14,3% và giá vốn hàng bán tăng 2.837 triệu đồng tương ứng tăng 12,8% đã làm cho lợi tức gộp năm 2002 là cao nhất trong 4 năm và tăng 14,3% so với năm 2001. Tuy nhiên, các khoản chi phí cũng tăng nhưng tăng với tốc độ chậm và ở mức thấp do đó đã làm lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng mạnh, tăng 4.140 triệu đồng hay tăng 50,6% so với năm 2001. Nguyên nhân chính là do: - Được sự quan tâm thích đáng của Tổng Công ty - Năm 2002 vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh tăng 1.2.2. Nộp ngân sách Nhà nước Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng Công ty xây dựng số 8 Thăng Long luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước. Biểu 8: Tình hình thực hiện nộp nhân sách Nhà nước của Công ty Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm2000 Năm 2001 Năm 2002 1. Thuế d.thu (VAT) 1.017.036.090 1.230.566.720 1.096.645.372 1.370.899.568 2. Thuế lợi tức (TNDN) 324.308.094 335.610.479 388.438.403 392.727.656 3. Thu trên vốn 109.770.530 109.552.787 109.063.530 109.675.879 4. Tiền thuê đất 141.387.000 141.387.000 143.172.000 177.249.051 5. Bảo hiểm xã hội 447.705.044 358.809.799 375.680.991 499.156.260 6. Bảo hiểm Y tế 91.836.000 89.752.002 80.696.500 103.323.250 7. Kinh phí công đoàn 45.105.000 48.405.918 49792.286 53.635.306 Tổng 2.177.147.758 2.314.084.705 2.243.489.082 2.884.342.849 Các doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực xây dựng hiện nay thường nộp ngân sách thông qua thuế doanh thu với tỷ lệ 6% doanh thu và 2,5% phần lợi tức còn lại sau khi đã trừ đi chi phí, thuế doanh thu và các thuế khác do đó khi doanh thu tăng, lợi nhuận tăng thì nộp ngân sách sẽ tăng . Mức nộp ngân sách của Công ty biến động qua từng năm. Năm 1999, do doanh thu chỉ đạt 23.633 triệu đồng nên mức nộp ngân sách Nhà nước của Công ty chỉ đạt 2.177 triệu đồng. Năm 2000, tổng doanh thu tăng, lợi nhuận sau thuế tăng đã làm cho thuế doanh thu tăng 20,99% và làm tổng nộp ngân sách tăng 6,28%. Sang năm 2001, tổng doanh thu giảm nên thuế doanh thu giảm nhưng do năm 2000 Công ty áp dụng thuế VAT 10% thay cho thuế doanh thu 6% nên Công ty phải đóng thuế với tỷ lệ lớn hơn các năm trước mặc dù giảm 70.595.623 đồng những vẫn phải nộp 2.240 triệu đồng. Tuy nhiên, đến năm 2002 thì tổng doanh thu tăng 12,16% so với năm 2001 đã làm thuế doanh thu tăng 25% so với năm 2001 do đó tổng thuế nộp ngân sách tăng 28,5%. Như vậy, trong những năm qua Công ty Xây dựng số 8 Thăng Long đã hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước về nộp thuế góp phần cùng cả nước thực hiện quá trình CNH-HĐH đất nước. 1.3. Nguồn vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu động, là hình thái giá trị của mọi tài sản máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Để phân tích và đánh giá vốn kinh doanh của Công ty, ta sử dụng bảng sau: Biểu 9: Phân tích nguồn vốn kinh doanh Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 A. Vốn lưu động 14.173.103.544 14.525.823.639 14.115.928.196 14.453.488.558 1. Tiền mặt 609.252.207 934.792.939 920.638.728 1.805.813.391 2. Phải thu 7.309.016.689 8.933.629.254 7.066.307.445 7.540.685.479 3. Hàng tồn kho 5.058.010.342 3.654.023.353 5.010.937.979 3.780.456.742 4. TSLĐ khác 1.196.824.306 1.003.378.093 1.118.044.044 1.326.532.976 B. Vốn cố định 10.505.317.959 8.549.506.233 9.888.870.366 10.217.407.999 1. TSCĐ 10.505.317.959 8.549.506.233 9.888.870.366 10.217.407.999 Tổng nguồn vốn 24.678.421.503 23.075.329.872 24.004.798.562 24.670.896.557 Theo bảng trên ta thấy năm 1999 vốn kinh doanh của Công ty là 24.678 triệu đồng đến năm 2000 nguồn vốn kinh doanh đã bị giảm 6,49% trong đó vốn cố định giảm 18,61% và vốn lưu động tăng 2,48%. Năm 2001, lượng vốn cố định tăng 15,66% và vốn lưu động giảm 2,82% do đó tổng vốn tăng 929 triệu đồng tương ứng tăng 4,02%. Sang năm 2002, tổng vốn kinh doanh tăng 666 triệu đồng hay tăng 2,77% trong đó vốn cố định tăng 328 triệu đồng hay 3,3% và vốn lưu động tăng 2,39%. Sự tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh của Công ty được thể hiện qua các bảng so sánh sau: Biểu 10: Tốc độ tăng, giảm nguồn vốn qua các năm Đơn vị: triệu đồng / % Năm Tốc độ tăng giảm vốn lưu động Tốc độ tăng giảm vốn cố định Chênh lệch % Chênh lệch % 2000/1999 352 102,5 -1.955 81,38 2001/2000 -409 97,17 1.339 115,66 2002/2001 337 102,39 328 103,3 Biểu 11: Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Vốn lưu động/Tổng vốn(%) 57,4 62,94 58,8 58,58 Vốn cố định/Tổng vốn(%) 42,6 37,06 41,2 41,42 Như vậy, vốn cố định năm 1999 là 14.143 triệu (chiếm 57,4% vốn kinh doanh) đã tăng 352 triệu đồng lên thành 14.525 triệu đồng (chiếm 62,94% vốn kinh doanh) vào năm 2000 và năm 2001 thì vốn lưu động bị giảm 409 triệu đồng hay giảm 2,3% (chiếm 58,8% vốn kinh doanh) so với năm 2000, nhưng đến năm 2002 thì vốn kưu động tăng 337 triệu đồng hay tăng 2,39% so với năm 2001 và chiếm 58,58% vốn kinh doanh. Tỷ lệ vốn lưu động/tổng vốn từ năm 2000 đến năm 2002 đã ngày càng giảm và vốn cố định ngày càng tăng, điều đó là do: Tỷ lệ vốn lưu động ngày càng giảm do các khoản phải thu năm 2001 đã giảm mạnh so với năm 2000 tức là số vốn của công ty đã bị chiếm dụng ít hơn nhưng năm 2002 các khoản phải thu đã tăng lên chứng tỏ trong năm 2002 số vốn của công ty đã bị chiếm dụng nhiều hơn. Tuy nhiên do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty thì việc bị chiếm dụng vốn là không tránh khỏi. Năm 1999 TSCĐ của Công ty chủ yếu là các máy móc thiết bị, nhà xưởng cũ kỹ do đó năm 2000 Công ty đã thanh lý bớt các thiết bị máy móc đã khấu hao hết hoặc còn khấu hao ít nên vốn cố định bị giảm mạnh. Năm 2001 do nhu cầu cấp thiết và sự đòi hỏi của thị trường, Công ty đã mua thêm một số TSCĐ phục vụ cho thi công công trình và đến năm 2002 thì Công ty lại mua thêm một số thiết bị máy móc chuyên dụng phục vụ thi công do đó vốn cố định tăng. Do có thiết bị máy móc mới, Công ty đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường về chất lượng và tiến độ thi công công trình do đó cả doanh thu xây lắp và doanh thu từ khối dịch vụ khác đều tăng dẫn đến tổng doanh thu năm 2002 tăng 3.313 triệu đồng hay tăng 12,1%. 1.4. Chi phí của Công ty Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tiêu hao các loại vật tư, nguyên vật liệu, hao mòn máy móc thiết bị, trả lương,... đó là các khoản chi phí mà Công ty phải bỏ ra để đạt được mục tiêu kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận. Do vậy, có thể nói chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về vật chất, về lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Tư đó cho thấy, chi phí là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Biểu 12: Chi phí của công ty xây dựng số 8 Thăng Long Năm Tổng chi phí Mức thay đổi Chênh lệch Tỷ lệ % so với năm trước 1999 23.237.211.570 2000 26.585.070.478 3.347.858.908 114,4 % 2001 26.419.720.604 -165.349.874 99,3 % 2002 29.319.154.562 2.889.433.959 110,9 % - Năm 1999 có tổng chi là nhỏ nhất mặc dù đây là năm có tổng nguồn vốn khá lớn nhưng lợi nhuận thấp. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á đã làm cho đầu tư trong nước bị giảm đồng thời bộ máy quản trị cồng kềnh, kém hiệu quả làm cho các công trình trúng thầu của Công ty ít dẫn đến vốn sản xuất kinh doanh nhiều nhưng sử dụng vốn không có hiệu quả. - Năm 2000 tổng chi phí tăng 3.347 triệu đồng đạt 114,4% so với năm 1999 và tổng doanh thu tăng 4.024 triệu đồng hay tăng 17,02%. Như vậy năm 2000 tỷ lệ tăng doanh thu lớn hơn tỷ lệ tăng chi phí thể hiện sản xuất kinh doanh của công ty năm 2000 có hiệu quả hơn năm 1999. - Đến năm 2001, mặc dù tổng chi phí giảm 165 triệu đồng hay giảm 0,7% nhưng tổng doanh thu cũng giảm 1,5% so với năm 2000, mức giảm của doanh thu lớn hơn mức giảm của chi phí do đó hiệu quả kinh doanh năm 2001 thấp hơn năm 2000. - Sang năm 2002, tổng chi phí tăng 10,9% và tổng doanh thu tăng 12,1%,như vậy mức tăng doanh thu lớn hơn mức tăng chi phí đã làm lợi nhuận của công ty đạt 1.073 triệu đồng và đây cũng là năm cho lợi nhuận cao nhất trong 4 năm gần đây của công ty. IV. Nhận xét và đánh giá tổng hợp Qua việc nghiên cứu và phân tích khá tỉ mỉ và chi tiết về thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Xây dựng số 8 Thăng Long ở mục II và III. Đến đây, chúng ta có thể đưa ra những nhận xét và đánh giá tổng hợp (khái quát) về những thành tựu đạt được, những vấn đề còn tồn tại cùng những nguyên nhân của chúng. 1. Những thành tựu đạt được (ưu điểm) Trong những năm gần đây, bên cạnh những thuận lợi cơ bản do đổi mới đem lại, còn có nhiều khó khăn thử thách do hậu quả của thiên tai và những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, đặc biệt việc cắt giảm mạnh vốn cho đầu tư XDCB, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt nhất là thị trường Xây dựng ở Hà nội. Với truyền thống đoàn kết, phát huy nội lực và được sự chỉ đạo sâu sát của Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long cùng Bộ Giao thông vận tải, cán bộ công nhân viên Công ty xây dựng số 8 Thăng Long đã phấn đấu đạt được những thành tựu đáng ghi nhận sau: - Chỉ trong vòng hai năm 2000 và 2001, Công ty đã tham gia đấu thầu, chọn thầu trên 40 công trình lớn nhỏ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau ở Hà nội và các tỉnh phía Bắc. - Đổi mới công tác đấu thầu, chọn thầu: Một số công trình Công ty đã chủ động tham gia xây dựng dự án với chủ đầu tư ngay từ đầu giúp cho chủ đầu tư giải quyết nhanh các thủ tục, rút ngắn giai đoạn chuẩn bị đầu tư. - Trong thời điểm hiện nay trong khi vốn đầu tư xây dựng giảm, thị trường xây dựng cạnh tranh gay gắt thì việc lo tương đối đầy đủ việc làm cho công nhân là việc làm rất đáng hoan nghênh. - Đời sống cán bộ công nhân viên của công ty ngày càng được cải thiện, thu nhập trong những năm qua ngày một tăng. Năm 1998, lương bình quân của cán bộ công nhân viên toàn Công ty là: 512.000đ/người/tháng. Năm 1999 lương bình quân là: 541.000đ/người/tháng. Năm 2000, mức lương bình quân của CBCNV là 601.000đ/người/tháng. Đến năm 2001, mức lương bình quân đã tăng lên 720.200đ/người/tháng. 2. Những vấn đề còn tồn tại (nhược điểm) Mặc dù Công ty Xây dựng số 8 Thăng Long đã đạt được những thành tựu đáng khả quan đáng ghi nhận trong những năm gần đây, song vẫn còn không ít những những tồn tại và vướng mắc mà Công ty cần phân tích rõ nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục. Cụ thể là: - Tham gia đấu thầu, dự thầu nhiều nhưng tỷ lệ trúng thầu không cao do công tác thông tin kinh tế chậm và không chính xác. - Một số công trình thi công ở các tỉnh phía Bắc và các tỉnh khác hiệu quả kinh tế kém, chưa đem lại lợi nhuận cao cho Công ty. - Công tác tổ chức lao động còn chưa đi kịp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. - Máy móc và trang thiết bị còn lạc hậu và chưa đồng bộ, vẫn còn nhiều công đoạn thủ công gây khó khăn cho sự phát triển và đánh giá hiệu quả quản lý. - Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành sản xuất của Công ty còn chưa hợp lý. Vì thế khả năng phân tích tổng hợp các thông tin về Công ty và thị trường chưa cao, khiến Công ty chưa có khả năng đưa ra các quyết định lớn có lợi ích lâu dài, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong tương lai. 3. Nguyên nhân của những thành tựu và những tồn tại 3.1. Nguyên nhân của những thành tựu đạt được Những thành tựu đạt được kể trên của Công ty là do: - Do tác động của cơ chế thị trường, buộc công ty muốn tồn tại và phát triển phải chủ động củng cố hoàn thiện các công tác tổ chức quản lý. - Do thực hiện kiểm tra sát hạch chặt chẽ trước khi tuyển dụng nhân viên đã phần nào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. - Do Công ty đã tranh thủ được sự hỗ trợ của Tổng Công ty, tăng cường quan hệ với các ban quản lý dự án của các Sở, ban ngành Thành phố,... - Công ty đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc thẩm định các dự án công trình xây dựng đồng thời Công ty đẫ đầu tư mua mới một số máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất thi công. 3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, vướng mắc Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản của những tồn tại kể trên: - Công tác đào tạo nâng cao trình độ quản lý và tay nghề cán bộ công nhân kỹ thuật của Công ty chưa thực sự được coi trọng, hiệu quả đào tạo còn thấp, chưa có kế hoạch tốt để đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động, đồng thời Công ty còn nhiều lao động dư thừa. - Do tác phong làm việc của người lao động trong công ty còn chậm, đồng thời việc xây dựng hệ thống các quy chế làm việc chưa được quan tâm thích đáng. - Do hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, tỷ trọng vốn vay trong tổng vốn kinh doanh còn quá lớn nên trả lãi vay lớn. Chương 3 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng số 8 thăng long i. mục tiêu và định hướng sản xuất kinh doanh trong những năm tới Kể từ ngày thành lập (ngày 23 tháng 4 năm 1996) đến nay, Công ty Xây dựng số 8 Thăng Long đã trải qua 7 năm hoạt động sản xuất kinh doanh độc lập dưới sự quản lý ở tầm vĩ mô của Nhà nước và Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long. Trong khoảng thời gian 7 năm đó Công ty đã có nhiều cố gắng trong hạch toán tài chính, điều hành sản xuất kinh doanh, quản lý thi công công trình, tham gia dự thầu nhiều công trình trong và ngoài nước và gặt hái được một số thành công đáng ghi nhận. Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, Công ty đã phải đề ra cho mình những mục tiêu chiến lược và định hướng sản xuất kinh doanh trong thời gian sắp tới. Về sản phẩm và dịch vụ: Công ty thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ. Công ty sẽ tham gia dự thầu và nhận thầu thi công những công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng, thuỷ lợi, giao thông.... và cả những công trình ngầm dưới nước và trong lòng đất. Thêm vào đó, Công ty còn tham gia các hoạt động tài chính như mua bán chứng khoán và mua bán, cho thuê cao ốc và nhà ở dân dụng. Ngoài ra, Công ty cũng chú trọng đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ, chất lượng các công trình và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo uy tín với khách hàng. Về thị trường: một mặt Công ty củng cố và chiếm lĩnh thị trường trong nước (đặc biệt là Hà Nội và các tỉnh phía Bắc), mặt khác Công ty không ngừng tiếp cận và dần dần chiếm lĩnh thị trường nước ngoài như: Lào, Campuchia, và một số nước khác trong khu vực Đông Nam á. Một số mục tiêu cơ bản khác về doanh thu, lợi nhuận và: Công ty cố gắng tăng mức doanh thu và lợi nhuận hàng năm, cố gắng duy trì mức tăng trưởng ổn định của doanh thu và lợi nhuận đạt từ 12% đến 15% một năm. Phấn đấu đến năm 2003, giá trị tổng sản lượng đạt 42 tỷ đồng, giá trị xây lắp đạt 35,5 tỷ đồng, giá trị kinh doanh khác đạt 6,5 tỷ đồng, thu nhập bình quân (lương) của cán bộ công nhân viên Công ty đạt từ 850 đến 900 nghìn đồng / người / tháng. II. một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng số 8 Thăng long Xuất phát từ thực trạng hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng số 8 Thăng Long đã phân tích ở Chương 2, qua nghiên cứu thực tế tại Công ty kết hợp với những kiến thức đã được tiếp thu trong quá trình học tập ở trường, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. 1. Nâng cao hiệu qủa đấu thầu 1.1. Khái quát về đấu thầu Đấu thầu xây dựng là một trong những hình thức cạnh tranh trong xây dựng nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu kinh tế - kỹ thuật đặt ra cho việc xây dựng công trình của chủ đầu tư. Đối với doanh nghiệp xây dựng, thắng thầu đồng nghĩa với việc nâng cao được uy tín, thu được lợi nhuận, tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm trong thi công và quản lý, đào tạo được đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật vững về tay nghề, máy móc thiết bị thi công được tăng cường. 1.2. Một số phương pháp nâng cao hiệu quả đấu thầu 1.1.2. Phương pháp lý thuyết xác suất áp dụng phương pháp này để quyết định có nên tham gia tranh thầu hay không trên cơ sở phân tích ích lợi và rủi ro theo sơ đồ hình cây sau: Không dự thầu Không được gì, Không mất gì Cho A đồng lợi nhuận Xác suất thắng thầu là P% Quyết định Có dự thầu Mất B đồng chi phí Xác suất không thắng thầu là (100%-P%) Nếu Công ty không vì lý do giải quyết viêc làm hay vì chiến lược kinh doanh mà chỉ vì lợi ích kinh tế thì việc quyết định có hay không tham gia tranh thầu có thể dựa vào kết quả E của hai quyết định sau: - Khi có dự thầu: EC = (A x P%) + [-B x ( 100% - P%)] - Khi không dự thầu: E0 = 0 Tuy nhiên trong thực tế khi Công ty không tham gia dự thầu, do không tạo được việc làm cho công nhân, do phải duy trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị Công ty có thể bị thua thiệt một lượng tiền E0 > 0. So sánh: Nếu EC > E0 (E0 > 0) thì nên chọn phương án tham gia dự thầu và ngược lại. 1.1.3. Phương pháp sử dụng chỉ tiêu tổng hợp Nội dung của phương pháp này bao gồm các vấn đề sau: Aa) Xác định danh mục các chỉ tiêu ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu b) Xây dựng thang điểm: c) Xác định tầm quan trọng (trọng số) của từng chỉ tiêu d) Tính toán chỉ tiêu tổng hợp cho gói thầu cụ thể e) Đánh giá khả năng thắng thầu và ra quyết định 1.1.4. Các phương pháp bổ sung Có được phương pháp tính thầu để có thể đấu thầu có hiệu quả, Công ty cũng cần lựa chọn các chuyên gia vào bộ máy đấu thầu đảm bảo các yêu cầu: có trình độ chuyên môn cao đồng thời biết nhiều lĩnh vực khác để có thể hoạch định chính xác các bước của gói thầu. Việc bố trí sắp xếp các chuyên gia trong bộ máy đấu thầu của Công ty nên chia theo sơ đồ sau: Phòng dự án đấu thầu Chuyên gia về thí nghiệm Chuyên gia về thiết bị thi công Chuyên gia về kinh tế Chuyên gia về thị trường Chuyên gia công nghệ kỹ thuật thi công Một yếu tố quan trọng quyết định hoạt động đấu thầu có hiệu quả đó là giá dự thầu hợp lý. Để có giá bỏ thầu hợp lý, Công ty phải tính toán so sánh kỹ lưỡng giữa lợi nhuận thu được với chi phí bỏ ra, điều này phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu và cán bộ chỉ đạo thi công, họ phải biết ứng phó một cách linh hoạt, có thể lấy lợi nhuận ở khu vực này bù đắp cho khu vực khác, ở hợp đồng này bù dắp cho hợp đồng khác... Ngoài ra, giá bỏ thầu còn phụ thuộc rất lớn vào phương án tổ chức thi công, máy móc thiết bị, trình độ cán bộ kỹ thuật,... trong đó thiết bị thi công là yếu tố rất quan trọng đối với việc thi công các công trình, đặc biệt là đối với các công trình thủy lợi, ảnh hưởng của thiết bị thi công có thể nâng cao năng suất lao động, giảm thời gian thi công tác động tới giá thành công trình. Chi phí máy móc thường chiếm từ 15% dến 20% giá thành xây dựng công trình. Do vậy, trong thời gian tới, Công ty cần tiếp tục củng cố máy móc thiết bị để có được phương án thi công công trình khả thi hơn, có hiệu quả hơn, như vậy hiệu quả của công tác dự thầu sẽ được nâng cao hơn. Tóm lại, việc thực hiện giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu của Công ty sẽ có ý nghĩa làm tăng doanh thu, tạo công ăn việc làm cho người lao động đồng thời đảm bảo việc thi công các công trình có lợi nhuận cao. Hơn nữa, thực hiện giải pháp này sẽ tạo cho công ty có đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu có bản lĩnh, năng động, nâng cao uy tín,... có tác dụng tích cực đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. 2. Huy động và sử dụng vốn có hiệu qủa Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả sẽ đảm bảo cho Công ty có một cơ cấu vốn hợp lý tối ưu, đạt được sự cân bằng tối đa giữa rủi ro và chi phí vốn, nhờ đó đáp ứng được nhu cầu vốn thường xuyên biến động của doanh nghiệp, mức sinh lời vốn cao. Muốn vậy, Công ty cần phải có các biện pháp huy động và sử dụng vốn hợp lý và hiệu quả. Cụ thể là: 2.1. Các biên pháp huy động vốn - Để có vốn đổi mới máy móc thiết bị, Công ty có thể khai thác hình thức tín dụng thuê mua thiết bị, kể cả thuê vận hành và thuê tài chính. Đây là một hình thức trong thực tế Công ty gần như không sử dụng. Hình thức này có ưu điểm là Công ty sẽ sử dụng vốn đúng mục đích; được sự tư vấn, đào tạo hướng dẫn kỹ thuật từ cơ quan cho thuê; tránh được tổn thất do mua máy móc thiết bị nhầm, không đúng yêu cầu; có thể thoả thuận tái thuê và có được máy móc thiết bị mà không cần đầu tư một lần số vốn lớn. - Công ty cũng có thể huy động vốn vay dài hạn hoặc vay vốn với từng công trình thực hiện bằng cách vay vốn từ cán bộ công nhân viên. Công ty cần có các biện pháp khuyến khích và khen thưởng đối với những những người tích cực cho Công ty vay vốn. Đồng thời phải đảm bảo nguyên tắc lãi suất vay vốn từ người lao động lớn hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng và nhỏ hơn lãi suất tiền vay ngân hàng. Khi đó chi phí vay vốn của Công ty từ người lao động có thể mới có thể nhỏ hơn chi phí vay vốn ngân hàng đồng thời cũng đảm bảo lợi ích cho người lao động. - Một hình thức huy động vốn có hiệu quả nữa đó là Công ty nên tiến hành cổ phần hoá và bán cổ phiếu cho người lao động. Bằng cách này Công ty có thể huy động được một khối lượng vốn lớn, không có thời hạn trả, tăng nguồn vốn chủ sở hữu và kích thích người lao động hoạt động có hiệu quả hơn nhờ gắn quyền lợi và trách nhiệm chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, hình thức này có nhược điểm là khi Công ty thừa vốn không trả lại được, phải có nghĩa vụ công khai tài chính. 2.2. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động được - Để sử dụng vốn có hiệu qủa, Công ty phải quản lý chặt chẽ các khoản phải thu và tăng cường thu hồi các khoản phải thu quá hạn. Trong thực tế các khoản phải thu chiếm 63,5% vốn lưu động, phải thu quá hạn chiếm 25,6% các khoản phải thu, vì vậy việc quản lý chặt chẽ các khoản phải thu và tăng cường thu hồi các khoản phải thu quá hạn có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tăng số vòng quay vốn lưu động nói riêng và số vòng quay tổng vốn kinh doanh nói chung. - Đối với các khoản phải thu quá hạn, khó đòi, Công ty có thể bán nợ cho một số ngân hàng hay một Công ty mua nợ nào đó nhằm tránh tình trạng tồn đọng vốn, làm chậm tốc độ luân chuyển vốn lưu động, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Trong quá trình luân chuyển vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì việc tồn tại vật tư tồn kho là bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường. Nếu dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn gây ra hàng loạt các hậu quả tiếp theo, ngược lại nếu dự trữ quá lớn sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn. Tóm lại, thực hiện giải pháp huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, Công ty sẽ có một cơ cấu vốn tối ưu đảm bảo cân bằng giữa rủi ro và chi phí, làm tăng số vòng luân chuyển tổng vốn kinh doanh của mình. Tuy nhiên, giải pháp này thực hiện được còn phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của thị trường vốn, sự ổn định của nền kinh tế, uy tín của Công ty và khả năng thích ứng trong các tình huống cụ thể của người quản lý. 3. Giải pháp về lao động Lao động là nhân tố có tính chất quyết định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, tạo động lực cho tập thể, cá nhân người lao động phải được xem là nội dung không thể thiếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. 3.1. Phát triển và nâng cao chất lương lao động Thực tế cho thấy, chất lượng đội ngũ lao động của Công ty chưa phải là đã cao, số lao động phổ thông là 119 lao động chiếm 19,13% tổng số lao động, các chuyên gia có kinh nghiệm nhất chủ yếu được đào tạo trước những năm 90 theo các quy trình cũ. Số kỹ sư, chuyên gia mới ra trường tuy được đào tạo chính quy nhưng chưa có thực tiễn, đồng thời việc đào tạo kiến thức của nhà trường chưa theo kịp với thực tế của quá trình cạnh tranh gay gắt. Vì vậy cần phải đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động của Công ty. Để có được một đội ngũ lao động lành nghề có kiến thức, có kinh nghiệm, ham học hỏi, có nỗ lực, có nhiệt tình cao trong công việc thì Công ty phải thường xuyên tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ,đưa ra những ý kiến đóng góp, kích thích tinh thần sáng tạo và tinh thần tích cực trong công việc bằng các hình thức khuyến khích vật chất và tinh thần nhằm làm cho người lao động thoả mãn gắn bó với doanh nghiệp, thực hiện quyền làm chủ của người lao động. Đặc biệt, đối với đội ngũ cán bộ quản trị, cán bộ làm công tác đấu thầu và cán bộ điều hành dự án cần phải trang bị và trang bị lại những kiến thức kinh doanh hiện đại, tạo điều kiện cho các cán bộ này tham gia vào các khoá đào tạo bồi dưỡng, học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển. Việc có được kiến thức, kinh nghiệm tiên tiến là cơ sở để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực như vốn, nhân sự, công nghệ,...cũng như làm chủ được các yếu tố bên ngoài như thị trường, hạn chế những lãng phí, tổn thất do không hiểu biết gây ra. 3.2. Nâng cao hiệu quả quản lý và tổ chức lao động Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý doanh nghiệp nói chung cũng như nâng cao hiệu quả quản lý lao động nói riêng có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Do vậy, về công tác quản lý lao động, Công ty phải hình thành nên cơ cấu lao động tối ưu, phải bảo đảm đủ việc làm trên cơ sở phân công và bố trí lao động hợp lý sao cho phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng của mỗi người. Trước khi phân công bố trí hoặc đề bạt cán bộ đều phải qua kiểm tra trình độ tay nghề. Khi giao việc cần phải xác định rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm. Khi tuyển chọn lao động cần phải thận trọng do nhu cầu sản xuất của Công ty không ổn định nhằm tiết kiệm chi phí lao động, tăng năng suất lao động, số lượng và chất lượng lao động phù hợp với nhu cầu về lao động, đáp ứng sản xuất, bảo đảm chất lượng sản phẩm để tăng khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường của Công ty. Yêu cầu người được tuyển chọn phải là người có trình độ chuyên môn cần thiết, có sức khoẻ, có thể làm việc đạt năng suất lao động cao, hiệu suất công tác tốt, có kỷ luật, trung thực, gắn bó với công việc, với Công ty. Bên cạnh việc xây dựng một cơ cấu lao động tối ưu, Công ty cón cần phải xác định định mức lao động cụ thể cho từng công việc, từng cấp, bậc thợ, vừa có căn cứ kỹ thuật, vừa phù hợp với những điều kiện lao động cụ thể của Công ty. 3.3. Tạo động lực cho người lao động Trên cơ sở định mức lao động, Công ty có thể thấy từng lao động có hiệu quả hay không để có được hình thức khuyến khích những lao động hoàn thành và vượt định mức, hạn chế những lao động không đạt định mức nhằm nâng cao năng suất lao động. Chính vì vậy, việc tạo động lực cho tập thể và cá nhân người lao động sẽ kích thích cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Cần phân phối lợi nhuận thoả đáng, đảm bảo công bằng, hợp lý, chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Đặc biệt, cần có chế độ đãi ngộ thoả đáng đối với những nhân viên giỏi, có trình độ tay nghề cao hoặc có thành tích, sáng kiến trong công việc,... khi đó sẽ tạo ra được một tinh thần làm việc tích cực và có trách nhiệm trong Công ty. Cần phải thiết lập một hệ thống thông tin nội bộ trong Công ty nhằm thu thập những ý kiến đóng góp, phê bình của người lao động, để qua đó, ban lãnh đạo Công ty có thể thấy dược những mâu thuẫn phát sinh và sẽ có những biện pháp giải quyết kịp thời, tránh tình trạng xảy ra những việc không có lợi cho Công ty. Việc thực hiện tốt giải pháp này sẽ tạo điều kiện cho Công ty có một tập thể đội ngũ những người lao động đoàn kết, có năng lực, nhiệt tình và có tinh thần trách nhịêm cao trong công việc, qua đó mới thực hiện được các giải pháp khác thành công. Tuy nhiên, thực tiễn đã cho thấy, việc thực hiện giải pháp này không phải là dễ dàng, trước hết đòi hỏi các cán bộ quản lý, lãnh đạo và điều hành sản xuất của Công ty phải có phẩm chất đạo đức tốt và có năng lực thì mới có thể xây dựng một tập thể đoàn kết, làm việc có hiệu quả nhằm hoàn thành các mục tiêu chiến lược của Công ty và giúp phát triển một cách vững trắc và ổn định. 4. Vận dụng mối quan hệ Chi phí - Chất lượng -Thời gian Mối quan hệ Chi phí - Chất lượng - Thời gian là mối quan hệ khá phức tạp mà Công ty cần phải hiểu rõ và vận dụng nó một cách hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng, giảm thiểu chi phí và đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng. - Chi phí được hiểu là toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu cho việc xây dựng công trình và chi phí khai thác vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa công trình trong giai đoạn sử dụng. - Chất lượng hay giá trị sử dụng được thể hiện bằng các chỉ tiêu như: các chỉ tiêu về công năng, độ bền chắc, trình độ kỹ thuật, mức tiện nghi, tuổi thọ, độ an toàn, mỹ quan, bảo về môi trường,... Vậy chất lượng sản phẩm theo quan điểm này là tổng hợp các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế kỹ thuật thoả mãn nhu cầu và phù hợp với công dụng sản phẩm của người tiêu dùng. - Thời gian xây dựng công trình là tổng toàn bộ thời gian xây dựng để hoàn thành một công trình tính từ giai đoạn chuẩn bị: mua nguyên vật liệu, huy động máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình thi công...đến khi hoàn thiện công trình đưa vào bàn giao. Vậy, vấn đề đặt ra là: làm sao nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ thi công ứng với chi phí và thời gian bỏ ra. III. Một số kiến nghị đối với Nhà nước Hiện nay, các doanh nghiệp đang hoạt động trong cơ chế thị trường, dưới sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Quản lý vĩ mô của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, để thực hiện tốt những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và Công ty Xây dưng số 8 nói riêng thì Nhà nước cần có các chủ trương chính sách sau: + Nhà nước cần hỗ trợ can thiệp để Công ty thu hồi nhanh các khoản thu quá hạn vì thực tế các khoản thu quá hạn của Công ty là 11.650 triệu đồng, đây là con số lớn gây nên tình trạng ứ đọng vốn, chi phí vốn của Công ty cao ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng gây thất thu cho Nhà nước. + Nhà nước nên có một hệ thống văn bản dưới luật đầy đủ, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong công tác đầu thầu cũng như trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà nước cần tăng cường quản lý chặt chẽ đối với lĩnh vực xây dựng, tránh những hiện tượng tiêu cực lợi dụng kẽ hở luật pháp để làm ăn phi pháp ảnh hưởng đến hiệu qủa của ngành xây dựng cũng như môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp Xây dựng. + Nhà nước cần có các chính sách và biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nước để các doanh nghiệp này thực sự giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân: * Nhà nước nên có chính sách ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp trong nước, khuyến khích sản xuất để có thể cạnh tranh được với hàng nhập ngoại, tránh tình trạng như những năm qua các doanh nghiệp nước ta thường nhập về những loại máy móc cũ kỹ, lạc hậu, không giúp được nhiều cho các doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và cạnh tranh với các sản phẩm của nước ngoài. * Thực hiện các dịch vụ thanh toán nợ của các doanh nghiệp. * Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích khả năng tự chủ, năng động của các doanh nghiệp trong công tác huy động và sử dụng vốn. Kết luận Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế rất phức tạp, do đó còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về phạm trù này vì điều kiện lịch sử và góc độ nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi doanh nghiệp thì có thể khẳng định rằng: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để từ đó nâng cao sức cạnh tranh, tăng lợi nhuận là mục tiêu theo đuổi tối cao của các doanh nghiệp, là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Qua thời gian thực tập tại Công ty Xây dựng số 8 Thăng Long, tôi thấy việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty khá được chú trọng, song vẫn không thể tránh khỏi những khó khăn trong thực tế. Do vậy, trong thời gian tới, Công ty cần tiến hành thực hiện một số biện pháp cần thiết nhằm phát huy lợi thế và hạn chế khó khăn để nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Tuy còn nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện, song một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Xây dựng số 8 Thăng Long được đưa ra trong bài viết này theo tôi là phù hợp với khả năng và điều kiện có thể của Công ty. Với thời gian có hạn và kiến thức còn nhiều hạn chế, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi mong được sự góp ý của các thầy cô giáo cùng bạn đọc để bài viết sau được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà nội, tháng 11 năm 2003

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9496.doc
Tài liệu liên quan