Đề tài Tình hình hoạt động tín dụng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương An Giang

Rủi ro luôn tiềm ẩn trong mọi hoạt động của cuộc sống hàng ngày của con người; nó là những tình huống bất trắc xảy ra màngười ta không lường hết được dẫn đến tổn thất. Và trong hoạt động tín dụng thì nguy cơkhông thu được nợ, xác suất khách hàng không trảnợ gốc và lãi vay khi đến hạn là luôn tồn tại. Tuy nhiên,con người không thểkhuất phục, nhúng nhường trước những rủi ro đó màphải luôn đối mặt và có những giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơxảy ra rủi ro, nhằm giảm thiểu tổn thất. Qua đềtài này, tôi xin được kết luận một vài vấn đềsau: ŠHoạt động tín dụng phải luôn bảo đảm thực hiện nguyên tắc thịtrường, đi vay đểcho vay, lãi suất cho vay bảo đảm bù đắp được chi phí và kinh doanh có lãi. ŠTín dụng thì phải luôn bảo đảm hai nguyên tắc: sửdụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trảnợgốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoảthuận trong hợp đồng tín dụng. ŠCần phát triển thêm các sản phẩmphi tín dụng, nâng cao dần chất lượng của các sản phẩmnày đểcó thểgiảm bớt áp lực đang đè nặng lên công tác tín dụng. Š Đểcó thểphòng ngừa và giảm thiểu nguy cơxảy rarủi ro tín dụng cho ngân hàng thì, mỗi cán bộtín dụng cần phải quán triệt và thực hiện đúng những chủtrương, chính sách tín dụng của mỗi ngân hàng; thực hiện đúng và đầy đủquy trình nghiệp vụtín dụng; thường xuyên nâng cao trình độnghiệp vụ, đạo đức, cán bộtín dụng phải thực sựcó “cái tâm” trong công tác phục vụkhách hàng. Muốn cómột khoản tín dụng tốt cần phải xây dựng một đội ngũcán bộtín dụng vững vềkỹthuật và có trực giác nhạy bén. Bởi vì, thông qua việc lựa chọn và đào tạo có chú trọng đến nghệthuật cho vay cho cán bộtín dụng có năng lực, các ngân hàng cóthể dần dần cải thiện danh mục các khoản đầu tưvà lấy lại uy tín của mìnhlà một người bảo vệ tiền gửi cho công chúng, vững mạnh vềtài chính và an toàn trong hoạt động. Đểcó thểgiải thích sựvật hiện tượng trong tựnhiên, trong xã hội thì cần phải hiểu được nguyên nhân của nó đểtừ đó có những giải pháp, biện pháp giải quyết thích hợp. Đó là mong muốn lớn nhất của con người và tôi cũng thế. Tuy nhiên, mặc dù đã hết sức cố gắng đểhoàn thành được đềtài, nhưng vì trình độhiểu biết còn nhiều hạn chếnên không thểtránh khỏi những sai sót và khiếmkhuyết. Rất mong được sựquan tâmvà góp ý của quí thầy cô cùng các bạn đọc. Xin trân trọng kính chào!

pdf71 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình hoạt động tín dụng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, là sự tăng dần của tỷ trọng dư nợ trung hạn; tỷ trọng dư nợ trung hạn tăng nhiều hơn so với với tốc độ giảm của tỷ trọng nợ ngắn và dài hạn. Cụ thể, ở năm 2001, tỷ trọng dư nợ trung hạn là 11,28% thì đến năm 2003 là 20,87%. - Trong khi đó tỷ trọng dư nợ dài hạn giảm từ 2,46% ở năm 2001 xuống còn 1,06% ở năm 2003, phù hợp với việc không phát sinh cho vay dài hạn ở hai năm 2001,2002. Qua việc phân tích trên cho thấy cơ cấu cho vay ở Ngân hàng Ngoại thương An Giang đang chiếm ưu thế ở cho vay ngắn hạn tài trợ vốn lưu động cho doanh nghiệp thu mua nguyên liệu chế biến nông sản, thủy sản như lúa , gạo, cá,..... đặc biệt là lúc vào vụ; tài trợ vốn ngắn hạn cho cá thể chủ yếu đầu tư vào chăn nuôi các bè, phục vụ sản xuất nông nghiệp,..... Trong giai đoạn sau này, ngân hàng cần cần đẩy mạnh hơn nữa về việc chuyển dịch cơ cấu cho vay sang tăng dần tỷ trọng cho vay dài hạn đầu tư các công trình, dự án lớn; đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân .... tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài khi khu công nghiệp Bình Hòa phát triển. # Dư nợ phân theo thành phần kinh tế Bảng 2B.3.7: Bảng tổng hợp dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch ½ Chênh lệch 02/03 2001 2002 2003 Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%) - DNNN 303.582 399.611 441.683 96.029 31,63 42.072 10,53 - DN ngoài QD 57.978 124.886 285.454 66.908 115,40 160.568 128,57 - Cá thể 45.878 105.606 223.742 59.759 130,19 118.136 111,86 Tổng 407.438 630.103 950.879 222.665 54,65 320.776 50,91 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – tín dụng) Tổng dư nợ cho vay các DNNN đã tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cá thể. Cụ thể, năm 2001, tổng dư nợ cho vay các DNNN là 303.582 triệu đồng thì sang năm 2002 là 399.611 triệu đồng, tăng 96.029 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 31,63%; đến năm 2003 thì dư nợ cho vay các DNNN là 441.683 triệu đồng, tăng 10,53% so với năm 2002. SVTH: Lê Thị Huyền Trân Trang 47 Tình hình hoaït ñoäng tín duïng &moät soá giaûi phaùp naâng cao chaát löôïng tín duïng . GVHD: Trần T Thanh Phương Trong khi đó, dư nợ cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cá thể lại tăng nhanh hơn do ngân hàng đã mở rộng đối tượng cho vay, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ cá thể có thể tiếp cận được nguồn vốn để mở rộng sản xuất; mặt khác các đối tượng này chủ động, linh hoạt hơn trong hoạt động kinh doanh và làm ăn có hiệu quả. Đây là một chủ trương đúng của Ngân hàng Ngoại thương nhằm tăng cường phòng ngừa, quản lý rủi ro. Sau đây chúng ta xem xét tỷ trọng dư nợ của từng thành phần kinh tế: Bảng 2B.3.8: Bảng cơ cấu tỷ trọng dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: Triệu đồng 2001 2002 2003 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) - DNNN 303.582 74,51 399.611 63,42 441.683 46,45 - DN ngoài QD 57.978 14,23 124.886 19,82 285.454 30,02 - Cá thể 45.878 11,26 105.606 16,76 223.742 23,53 Tổng 407.438 100,00 630.103 100,00 950.879 100,00 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tín dụng) - Tỷ trọng dư nợ cho vay cho các DNNN đã giảm dần qua các năm; tỷ trọng dư nợ cho vay cho các DNNN năm 2001là 74,51%, sang năm 2002 là 63,42% và năm 2003, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chỉ còn là 46,45% chiếm trong tổng dư nợ. - Tương ứng với sự giảm dần của tỷ trọng dư nợ cho vay các DNNN, là sự tăng dần của tỷ trọng dư nợ cho vay cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ các thể. Với những bất cập của tình hình hoạt động kinh doanh của các DNNN hiện nay thì sự chuyển dịch cơ cấu cho vay này sẽ góp phần hạn chế rủi ro cho ngân hàng. SVTH: Lê Thị Huyền Trân Trang 48 Tình hình hoaït ñoäng tín duïng &moät soá giaûi phaùp naâng cao chaát löôïng tín duïng . GVHD: Trần T Thanh Phương Biểu đồ 2B.3.2: Biểu đồ về dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế DÖ NÔÏ CHO VAY THEO THAØNH PHAÀN KINH TEÁ 630.103 407.438 950.879 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 2001 2002 2003Naêm Tr ie äu ño àng DNNN DN ngoaøi QD Caùtheå Toång 2B.3.3. Tình hình nợ quá hạn: # Nợ quá hạn phân theo thời hạn cho vay: Bảng 2B.3.9: Bảng tổng hợp nợ quá hạn phân theo thời hạn cho vay Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch ½ Chênh lệch 02/03 2001 2002 2003 Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%) - Ngắn hạn 430 93.910 2.893 93.480 21.739,50 -91.017 -96,92 - Trung hạn 103 700 2.007 597 579,61 1.307 186,71 - Dài hạn - - - - - - - Tổng 533 94.610 4.900 94.077 17.650,47 -89.710 -94,82 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – tín dụng) Tương ứng với sự gia tăng của doanh số cho vay và dư nợ, nợ quá hạn ở Ngân hàng Ngoại thương An Giang trong giai đoạn 2001-2003 cũng đã có những biến động lớn. Tổng dư nợ quá hạn ở năm 2001 là 533 triệu đồng, sang năm 2002 là 94.610 triệu đồng, tăng ở mức 94.077 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 17.650,47%. Đây là một năm mà Vietcombank An Giang phải đứng trước những thách thức hết sức to lớn; tuy nhiên đến năm 2003, tổng dư nợ quá hạn chỉ còn là 4.900 triệu đồng, giảm 94,82% so với năm 2002. Phân tích nợ quá hạn ra từng loại cho vay cụ thể ta có thể thấy như sau: - Nợ quá hạn ngắn hạn ở năm 2002 đã tăng quá nhanh, nhanh đến mức báo động so với năm 2001. Nợ quá hạn ngắn hạn năm 2002 là 93.910 triệu đồng, tăng 21.739,50% so SVTH: Lê Thị Huyền Trân Trang 49 Tình hình hoaït ñoäng tín duïng &moät soá giaûi phaùp naâng cao chaát löôïng tín duïng . GVHD: Trần T Thanh Phương với năm 2001, nhưng đến năm 2003, nợ quá hạn ngắn hạn chỉ còn là 2.893 triệu đồng, giảm 96,92% so với năm 2002. - Trong khi đó, nợ quá hạn trung hạn năm 2001 là 103 triệu đồng, sang năm 2002 là 700 triệu đồng, tăng ở mức 597 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 579,61%; đến năm 2003, nợ quá hạn trung hạn là 2.007 triệu đồng, tăng 1.307 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 186,71% so với năm 2002. Bảng 2B.3.10: Bảng cơ cấu tỷ trọng nợ quá hạn theo thời hạn cho vay Đơn vị tính: Triệu đồng 2001 2002 2003 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) - Ngắn hạn 430 80,61 93.910 99,26 2.893 59,05 - Trung hạn 103 19,39 700 0,74 2.007 40,95 - Dài hạn - - - - - - Tổng 533 100,00 94.610 100,00 4.900 100,00 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tín dụng) Nợ quá hạn ngắn hạn chiếm trong tổng dư nợ quá hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Tuy nhiên, dần qua các năm từ 2002-2003, tỷ trọng này có xu hướng giảm xuống. - Tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn trong năm 2001 là 80,61%, sang năm 2002 tăng đột biến 99,26% nhưng đến năm 2003 chỉ còn là 59,05% trong tổng dư nợ quá hạn. Đây là kết quả của việc cho vay tập trung quá nhiều vào thể loại cho vay ngắn hạn. - Tương ứng với sự biến đổi của tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn thì tỷ trọng nợ quá hạn trung hạn trong tổng dư nợ quá hạn cũng biến đối theo; cụ thể tỷ trọng nợ quá hạn trung hạn ở năm 2001 là 19,39, đến năm 2002 là 0,74 nhưng đến năm 2003 thì tỷ lệ này đã là 40,95%. Xem biểu đồ về tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2001-2003 SVTH: Lê Thị Huyền Trân Trang 50 Tình hình hoaït ñoäng tín duïng &moät soá giaûi phaùp naâng cao chaát löôïng tín duïng . GVHD: Trần T Thanh Phương Biểu đồ 2B.3.3: Biểu đồ về tình hình nợ quá hạn phân theo thời hạn cho vay NÔÏ QUAÙ HAÏN THEO THÔØI HAÏN CHO VAY 94.610 4.900533 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 2001 2002 2003Naêm Tr ie äu ño àng Ngaén haïn Trung haïn Daøi haïn Toång # Nợ quá hạn phân theo ngành kinh tế: Bảng 2B.3.11: Bảng tổng hợp dư nợ quá hạn theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 01/02 Chênh lệch 02/03 2001 2002 2003 Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%) - DNNN 401 92.814 3.487 92.413 23.045,60 -89.336 -96,25 - DN ngoài QD 110 1.448 823 1.228 1.216,36 -616 -42,54 - Cá thể 22 348 590 326 1.481,82 242 69,54 Tổng 533 94.610 4.900 94.077 17.560,47 -89.710 -94,82 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – tín dụng) - Nợ quá hạn đối với các khoản cho vay DNNN ở năm 2001 là 401 triệu đồng, sang năm 2002 là 92.814 triệu đồng, tăng ở số tuyệt đối là 92.413 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 23.045,60%, nhưng đến năm 2003, nợ quá hạn đối với các DNNN chỉ còn là 3.478 triệu đồng, giảm 89.336 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 96,25% so với năm 2002. - Tương tự, dư nợ quá hạn đối các khoản cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở năm 2001 là 110 triệu đồng, đến năm 2002 là 1.448 triệu đồng, tăng ở mức 1.338 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ gia tăng là 1.216,36%; nhưng đến năm 2003 con số này chỉ còn là 832 triệu đồng, giảm 42,54% tương ứng giảm ở số tuyệt đối là 616 triệu đồng so với năm 2002. - Dư nợ quá hạn đối với các khoản cho vay hộ cá thể lại có xu hướng tăng qua các năm chủ yếu do cho vay các hộ chăn nuôi cá bè không bán được cá do vụ kiện cá ba sa với Mỹ. Cụ thể, dư nợ quá hạn đối với các khoản cho vay hộ cá thể ở năm 2001 là 22 triệu SVTH: Lê Thị Huyền Trân Trang 51 Tình hình hoaït ñoäng tín duïng &moät soá giaûi phaùp naâng cao chaát löôïng tín duïng . GVHD: Trần T Thanh Phương đồng, sang năm 2002 là 348 triệu đồng, tăng 1.481,82% tương ứng với mức tăng là 326 triệu đồng; đến năm 2003 dư nợ quá hạn đối với các khoản cho vay hộ cá thể là 590 triệu đồng, tăng 69,54% so với năm 2002. Biểu đồ 2B.3.4: Biểu đồ nợ quá hạn phân theo ngành kinh tế: NÔÏ QUAÙ HAÏN THEO THAØNH PHAÀN KINH TEÁ 94.610 4.900533 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 2001 2002 2003Naêm Tr ie äu ño àng DNNN DN ngoaøi QD Caùtheå Toång Sau đây ta hãy xem xét cơ cấu nợ quá hạn hạn theo thành phần kinh tế. Bảng 2B.3.12: Bảng cơ cấu tỷ trọng dư nợ quá hạn theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: Triệu đồng 2001 2002 2003 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) - DNNN 401 75,23 92.814 98,10 3.487 70,98 - DN ngoài QD 110 20,64 1.448 1,53 823 16,48 - Cá thể 22 4,13 348 0,37 590 12,54 Tổng 533 100,00 94.610 100,00 4.900 100,00 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tín dụng) Ở năm 2001, nợ quá hạn đối với các khoản vay cho DNNN chiếm tỷ trọng là 75,23%, sang năm 2002 tỷ lệ này là 98,10%, nhưng đến năm 2003 tỷ lệ này chỉ còn là 70,98%. Nợ quá hạn của các khoản cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ cá thể chiếm tỷ trọng thấp hơn so với nợ quá hạn đối với các khoản vay cho DNNN. Năm 2001 tỷ lệ này là 24,77%, năm 2002 giảm còn 1,90%, nhưng đến năm 2003 tỷ trọng của nợ quá hạn của các khoản cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ cá thể đã tăng lên đến 28,52% trong tổng nợ quá hạn. SVTH: Lê Thị Huyền Trân Trang 52 Tình hình hoaït ñoäng tín duïng &moät soá giaûi phaùp naâng cao chaát löôïng tín duïng . GVHD: Trần T Thanh Phương Biểu đồ 2B.3.5: Biểu đồ cơ cấu nợ quá hạn theo thành phần kinh tế CÔ CAÁU NÔÏ QUAÙ HAÏN THEO THAØNH PHAÀN KINH TEÁ NAÊM 2003 71% 17% 12% DNNN DN ngoaøi QD Caù theå # Phân loại nợ quá hạn: Bảng 2B.3.13: Bảng tốc độ tăng nợ quá hạn Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 01/02 Chênh lệch 02/03 2001 2002 2003 Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%) - Nợ quá hạn có khả năng thu hồi 136 2.318 2.940 2.182 1.604,41 622 26,83 - Nợ quá hạn khó đòi 307 92.202 1.870 91.895 29.933,20 -90.332 -97,97 - Dư nợ đang chờ xử lý 90 90 90 0 0,00 0 0,00 Tổng nợ quá hạn 533 94.610 4.900 94.077 17.650,47 -89,710 -94,82 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – tín dụng) - Nợ quá hạn có khả năng thu hồi ở năm 2001 là 136 triệu đồng, sang năm 2002 là 2.318 triệu đồng tăng 1.604,41% tương ứng ở mức tăng là 2.128 triệu đồng, nhưng đến năm 2003 nợ quá hạn có khả năng thu hồi là 2.940 triệu đồng tăng 26,83% so với năm 2002. - Trong khi đó nợ quá hạn không có khả năng thu hồi (nợ khó đòi) ở năm 2001 là 307 triệu đồng, sang năm 2002 là 92.202 triệu đồng, tăng 29.933,2% so với năm 2001; nhưng đến năm 2003, nợ khó đòi là 1.870 triệu đồng, giảm ở số tuyệt đối là 90.332 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 97,97% so với năm 2002. Để hiểu sâu hơn về thực trạng nợ quá hạn tại Vietcombank An Giang ta hãy xem tỷ trọng cơ cấu của từng loại nợ quá hạn qua bảng sau: SVTH: Lê Thị Huyền Trân Trang 53 Tình hình hoaït ñoäng tín duïng &moät soá giaûi phaùp naâng cao chaát löôïng tín duïng . GVHD: Trần T Thanh Phương Bảng 2B.3.14: Bảng cơ cấu tỷ trọng nợ quá hạn Đơn vị tính: Triệu đồng 2001 2002 2003 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) -Nợ quá hạn có khả năng thu hồi 136 25,51 2.318 2,45 2.940 60,00 - Nợ quá hạn khó đòi 307 57,60 92.202 97,47 1.870 38,16 - Dư nợ đang chờ xử lý 90 16,89 90 0,08 90 1,84 Tổng nợ quá hạn 533 100,00 94.610 100,00 4900 100,00 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – tín dụng) Ở hai năm 2001, 2002 nợ khó đòi chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nợ quá hạn, nhưng đến năm 2003 thì tỷ trọng này đã giảm xuống, thay vào đó là tỷ trọng nợ quá hạn có khả năng thu hồi lại tăng lên. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho Ngân hàng Ngoại thương An Giang. Nợ quá hạn có khả năng thu hồi ở năm 2001 chiếm tỷ trọng 25, 51%, sang năm 2002 chỉ là 2,45%, nhưng đến năm 2003 tỷ lệ này đã tăng lên tới 60,00% so với năm 2002. Đây là kết quả của việc Vietcombank An Giang thực hiện tốt quy trình cho vay, từng bước cải thiện về hiệu quả cho vay khách hàng. Biểu đồ 2B.3.6: Biểu đồ cơ cấu nợ quá hạn năm 2003 CÔ CAÁU NÔÏ QUAÙ HAÏN NAÊM 2003 60% 38% 2% Nôï quaù haïn coù khaû naêng thu hoài Nôï quaù haïn khoù ñoøi Nôï ñang chôø xöû lyù SVTH: Lê Thị Huyền Trân Trang 54 Tình hình hoaït ñoäng tín duïng &moät soá giaûi phaùp naâng cao chaát löôïng tín duïng . GVHD: Trần T Thanh Phương 2B.3.4. Đánh giá về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương An Giang: Bảng 2B.3.15: Bảng tổng hợp đánh giá về rủi ro tín dụng tại Vietcombank AG Đơn vị tính: Triệu đồng 2001 2002 2003 Tổng dư nợ 470.438 630.103 950.879 Tổng nợ quá hạn 533 94.610 4.900 Tổng tài sản có 536.916 931.977 1.389.947 Hệ số NQH = NQH/Tổng dư nợ x 100% 0,13% 15,02% 0,52% Hệ số rủi ro = Tổng DN/Tổng TS có x 100% 75,88% 67,61% 68,41% (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tín dụng) Qua phân tích về tình hình cho vay tại Ngân hàng Ngoại thương An Giang trong giai đoạn 2001-2003 ta có thể nhận thấy được một số vấn đề sau: # Ưu điểm: - Cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, doanh số cho vay của Ngân hàng Ngoại thương An Giang đã tăng đều qua các năm, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của thị trường. Doanh số cho vay ở năm sau luôn tăng cao gần gấp đôi so với năm trước. - Song hành cùng với tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay là sự tăng trưởng của tổng dư nợ tín dụng. Tổng dư nợ tín dụng tăng trung bình hằng năm trên 50%, tuy nhiên vẫn được kiểm soát chặt chẽ để đây không phải là mức tăng trưởng tín dụng nóng. - Có tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay thấp. Ngân hàng đã luôn duy trì một khoản dự phòng để bù đắp rủi ro. - Có chính sách cho vay hợp lý, bảo đảm tính linh hoạt trong hoạt động thực tế; tôn trọng quyền tự quyết của Ban Giám đốc, đảm bảo mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng. - Có quy trình tín dụng khá chi tiết, rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch giữa khách hàng và nhân viên tín dụng. - Ngân hàng Ngoại thương An Giang đã dần chuyển dịch cơ cấu danh mục cho vay: tăng dần tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cá thể, giảm tỷ trọng cho vay đối với các DNNN; tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn tài trợ đầu tư, giảm tỷ trọng cho vay ngắn hạn. SVTH: Lê Thị Huyền Trân Trang 55 Tình hình hoaït ñoäng tín duïng &moät soá giaûi phaùp naâng cao chaát löôïng tín duïng . GVHD: Trần T Thanh Phương # Những tồn tại: Bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác tín dụng nêu trên, Ngân hàng Ngoại thương An Giang còn gặp phải một số vướng mắc sau: - Tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh nhưng kèm theo nó là tốc độ gia tăng nợ quá hạn cũng nhanh, nhanh nhiều hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng; điều này dễ làm tăng rủi ro tín dụng cho ngân hàng nếu không có giải pháp phòng ngừa hợp lý. - Tỷ trọng cho vay đối với các DNNN và cho vay ngắn hạn còn khá cao, kèm theo đó là tỷ lệ nợ quá hạn đối với các khoản cho vay ngắn hạn và cho vay đối với các DNNN chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn. - Tỷ lệ nợ khó đòi trong tổng nợ quá hạn còn khá cao. SVTH: Lê Thị Huyền Trân Trang 56 Tình hình hoaït ñoäng tín duïng &moät soá giaûi phaùp naâng cao chaát löôïng tín duïng . GVHD: Trần T Thanh Phương Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO 3.1. Hậu quả của rủi ro tín dụng gây ra: Hệ thống ngân hàng nước ta đã có hơn 10 năm đổi mới, đã có những bước phát triển lớn lao về loại hình sở hữu, mô hình tổ chức, công nghệ và nghiệp vụ, qui mô kinh doanh,.... Song đến nay rủi ro đang gặp phải và dồn tích lại không phải là nhỏ. Và những hậu quả do chất lượng tín dụng kém dẫn đến rủi ro tín dụng ảnh hưởng quyết định quan trọng đến hoạt động ngành ngân hàng nói riêng và ảnh hưởng toàn bộ nền kinh tế. Có thể nêu ra đây những thiệt hại chủ yếu do rủi ro tín dụng gây ra như sau: 3.1.1. Đối với nền kinh tế - xã hội: Hoạt động của ngân hàng có liên quan đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội, đến tất cả các doanh nghiệp, đến toàn bộ các tầng lớp dân cư. Nó có ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh và lưu thông tiền tệ trong xã hội. Do đó rủi ro tín dụng xảy ra ở mức độ cao sẽ dẫn đến sự phá sản hàng loạt của các ngân hàng và lây lan sang các ngân hàng khác; từ đó có thể gây xáo trộn việc lưu thông tiền tệ trên thị trường. Điều này tác động xấu đến nền kinh tế như giá cả hàng hóa tăng vọt, lạm phát, thất nghiệp, v.v..... 3.1.2. Đối với bản thân ngân hàng: - Rủi ro tín dụng sẽ làm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi trong các ngân hàng thương mại gia tăng cao, đây là biểu hiện tập trung nhất, chủ yếu nhất nhưng không phải là toàn bộ. - Chi phí tăng cao ngoài dự kiến do phải trích lập quỹ dự phòng cao, chi phí tăng cao cho công tác thu hồi nợ,.....; điều này thậm chí làm cho ngân hàng bị thua lỗ mặc dù khoản vay đó không rơi vào nợ khê đọng. - Lợi nhuận thu được nằm ngoài dự kiến, tức là khoản vay đó vẫn thu đủ gốc, chi phí không tăng, nhưng lãi thu được thấp hơn nhiều theo tính toán khi kí kết hợp đồng tín dụng. - Uy tín trong nước và uy tín quốc tế của ngân hàng bị giảm sút: thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu quá cao, gấp 2 - 4 lần giới hạn của quốc tế; hàng loạt vụ án lớn xảy ra phải bị khởi tố do doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. - Thu nhập giảm sút, giảm phần nộp ngân sách, hạn chế tích lũy đầu tư hiện đại hóa công nghệ và đầu tư đào tạo lại cán bộ, nâng cao trình độ. Ngân hàng mất vốn, phải SVTH: Lê Thị Huyền Trân Trang 57 Tình hình hoaït ñoäng tín duïng &moät soá giaûi phaùp naâng cao chaát löôïng tín duïng . GVHD: Trần T Thanh Phương khoanh nợ, giãn nợ, thậm chí là xóa nợ, ngoài một phần ngân sách Nhà nước cấp bù thì phần chủ yếu do các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro, giảm thu nhập. - Mất cán bộ, tạo tâm lý hoang mang, co cụm của cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng. Các vụ án đưa ra xét xử, cán bộ bị xử phạt theo khung hình phạt của pháp luật làm các cán bộ khác bị ảnh hưởng nặng nề về tâm lý tư tưởng. - Hạn chế sức mạnh cạnh tranh do năng lực tài chính kém, công nghệ và trình độ hạn chế, uy tín với khách hàng suy giảm. 3.2. Nguyên nhân chung của rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng: Nợ quá hạn và nợ khó đòi luôn tồn tại ở bất cứ một đơn vị cho vay, một tổ chức tín dụng nào. Vấn đề ở đây là làm sao nhận biết được các nguyên nhân của nó để có các giải pháp, biện pháp cụ thể nhằm ngăn ngừa xảy ra rủi ro tín dụng? Sau đây tôi xin nêu ra một số nguyên nhân chung gây ra tình trạng nợ quá hạn và nợ khó đòi trong hoạt động tín dụng ngân hàng. 3.2.1. Những nguyên nhân khách quan về môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý: - Môi trường kinh doanh không ổn định do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, các cơ chế chính sách thay đổi thường xuyên làm ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, làm đảo lộn chính sách của ngân hàng. - Môi trường pháp lý không ổn định. Đặc điểm nổi bật đó là các văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng ngân hàng vừa thiếu, vừa thừa, vừa chồng chéo, vừa sơ hở, vừa bất cập. - Chưa phù hợp với thông lệ hoạt động ngân hàng trên thế giới cũng như cơ chế kinh tế thị trường mà Việt Nam đang chuyển đổi. - Hiệu lực pháp lý thấp, chậm sửa đổi những bất hợp lý. - Thiên tai, địch họa, những điều kiện bất thường của thiên nhiên làm ảnh hưởng không thuận lợi cho người kinh doanh. 3.2.2. Các nguyên nhân thuộc về phía khách hàng: Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, nên có tác động rất lớn đến hoạt động ngân hàng. Bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, SVTH: Lê Thị Huyền Trân Trang 58 Tình hình hoaït ñoäng tín duïng &moät soá giaûi phaùp naâng cao chaát löôïng tín duïng . GVHD: Trần T Thanh Phương có thể cạnh tranh được với thị trường khi lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam đã gần kề thì vẫn còn tồn tại ở đa số các doanh nghiệp những bất cập sau: - Năng lực tài chính của các doanh nghiệp còn yếu, nguồn vốn tự có - tập trung là DNNN- thấp, hầu hết vốn kinh doanh phải đi vay ngân hàng, bình quân chiếm tới 85 - 90%. - Năng lực quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp còn hạn chế, máy móc thiết bị cũ kỹ, công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới, năng suất thấp, sản phẩm đơn điệu, hình thức kém hấp dẫn, sản phẩm kém sức cạnh tranh trên thị trường. - Mô hình tổ chức và cơ chế quản lý điều hành của các doanh nghiệp còn cồng kềnh, hoạt động chưa đạt hiệu quả cao. Số lượng công nhân, lao động phân bổ chưa hợp lý, trình độ tay nghề còn nhiều hạn chế. Những tồn tại trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được nêu trên đây là nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp làm ăn chưa đạt hiệu quả, và không trả được nợ cho ngân hàng. Và An Giang cũng chưa thể tách mình ra khỏi dòng chảy chung của nền kinh tế. Khách hàng của Ngân hàng Ngoại thương An Giang chủ yếu là các doanh nghiệp (quốc doanh và ngoài quốc doanh), chiếm trên 70% tỷ trọng tổng dư nợ của khách hàng và trên 80% tỷ trọng dư nợ quá hạn trong tổng nợ quá hạn của ngân hàng (tính đến cuối 2003); còn các hộ cá thể chiếm tỷ lệ nhỏ, tuy nhiên có thể nêu ra một số nguyên nhân để khách hàng không trả được nợ như khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, sử dụng vốn vay chưa đạt hiệu quả,...... 3.2.3. Những nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng: # Một khoản nợ xấu, nợ khó đòi phát sinh có thể do liên quan đến quá trình thực hiện quy trình tín dụng. Tùy theo đối tượng khách hàng, qui mô của khoản cho vay và đặc điểm của tổ chức tín dụng, những người làm công tác cho vay, làm tín dụng được phân công chi tiết cụ thể từng công việc khác nhau theo quy trình tín dụng; nhưng nhìn chung cán bộ tín dụng là người trực tiếp phải thực hiện toàn bộ công việc về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, quy định bảo đảm tiền vay, quy trình cho vay cụ thể của từng tổ chức tín dụng. SVTH: Lê Thị Huyền Trân Trang 59 Tình hình hoaït ñoäng tín duïng &moät soá giaûi phaùp naâng cao chaát löôïng tín duïng . GVHD: Trần T Thanh Phương Tại Ngân hàng Ngoại thương An Giang, cán bộ tín dụng phải trực tiếp thực hiện những công việc sau: Do đó, một khi thực hiện xong các khâu của công việc đó, thu đủ gốc và lãi thì được coi như đã cơ bản hoàn thành một khoản cho vay. Trường hợp khách hàng không trả nợ gốc và lãi đúng hạn thì tiến hành các thủ tục chuyển nợ quá hạn, xử lý tài sản bảo đảm. Tùy theo đặc điểm của từng NHTM và tổ chức tín dụng mà tính chất làm việc của cán bộ tín dụng cũng không giống nhau. Tại Ngân hàng Ngoại thương An Giang khách hàng phần đông là các doanh nghiệp lớn của Nhà nước; các dự án đầu tư, các doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế, các đối tượng khách hàng khác ở đô thị, nên địa bàn tập trung, món vay lớn, đi lại thuận tiện, thì khối lượng công việc, mức độ vất vả và áp lực quá tải của cán bộ tín dụng không đến nỗi nặng nề đáng quan tâm. Tuy vậy, cán bộ tín dụng ở đây cũng đã gặp phải những áp lực mang tính chất khác. Tại Ngân hàng Ngoại thương An Giang, ngoài việc phân công cán bộ tín dụng phụ trách khách hàng vay vốn là DNNN, thì còn phân công cán bộ trực tiếp phụ trách khách hàng vay vốn là các Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh. Đối tượng vay này rất phức tạp, phần lớn là kinh doanh thương mại, làm dịch vụ, tài sản thế chấp đa dạng, mức vay lớn, từ hàng chục triệu đồng đến hàng tỷ đồng, hàng chục tỷ đồng. Do đó, tính chất vất vả của cán bộ tín dụng ở đây là cường độ làm việc lớn, thường xuyên phải bám sát khách hàng, nhất là trong khâu kiểm tra sử dụng vốn và quản lý tài sản thế chấp. Chính những điều này có thể gây áp lực cho mỗi nhân viên tín dụng, từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác thực hiện quy trình tín dụng. # Nguyên nhân kế tiếp có thể gây ra nợ quá hạn là có thể liên quan đến chính sách tín dụng của ngân hàng, việc này có thể là: - Việc cho vay tập trung quá nhiều vào một ngành hàng, một khách hàng; hoặc một nhóm khách hàng, ngành hàng có liên hệ với nhau. - Việc quản lý tín dụng vẫn theo lối cổ truyền. Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ ngân hàng còn chiếm tỷ trọng thấp do chưa đa dạng hóa hoạt động đầu tư, dư nợ cho vay khách hàng vẫn còn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản có của ngân hàng. SVTH: Lê Thị Huyền Trân Trang 60 Tình hình hoaït ñoäng tín duïng &moät soá giaûi phaùp naâng cao chaát löôïng tín duïng . GVHD: Trần T Thanh Phương - Tập trung, quá chú trọng vào tài sản bảo đảm. Trong thời gian qua, một số nhân viên tín dụng đặt vai trò của bảo đảm tín dụng không đúng chỗ, coi bảo đảm là cơ sở để quyết định cho vay, còn các yếu tố khác không chú trọng đúng mức. Đây chính là nguyên nhân làm giảm chất lượng tín dụng gây rủi ro cho hoạt động tín dụng. - Các ngân hàng, các tổ chức tín dụng cạnh tranh trong hoạt động tín dụng. Với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường, mở rộng thị phần, các tổ chức tín dụng, ngân hàng đã sử dụng các chính sách thu hút khách hàng như đua nhau hạ thấp lãi suất cho vay trong khi tăng lãi suất huy động; nhiều NHTM đã bỏ qua các quy trình tín dụng, hạ thấp tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, lẫn tránh các hàng rào kiểm soát, thông tin sai lệch,..... Và để tăng trưởng tổng dư nợ, nhiều ngân hàng còn cho vay cả những khách hàng hay dự án có độ tín nhiệm thấp, kém hiệu quả; và nếu không kiềm chế, kiểm soát được tốc độ tăng tổng dư nợ tín dụng thì sẽ gặp nhiều rủi ro nếu tốc độ tăng trưởng ở mức “nóng”. # Một nguyên nhân nữa gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng mà theo tôi nó là một điều nên nhìn nhận lại - liên quan đến trình độ, năng lực, đạo đức của cán bộ tín dụng - đó là, hiện nay vẫn còn nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng tổ chức nhân sự, quản lý điều hành theo kiểu gia đình châu Á. Điều này biểu hiện là nhận nhân viên vào làm việc không qua tuyển chọn, mà nhận con em, cháu chắt họ hàng, bạn bè, người thân, con cháu của người có quyền lực, hay các tiêu cực khác...... Do đó nhân viên có trình độ, năng lực chuyên môn thấp, làm việc tùy tiện, thiếu tôn trọng các quy trình nghiệp vụ và quy định của pháp luật. Một biểu hiện của vấn đề này nữa là cách làm việc độc đoán, gia trưởng, bè cánh, mất đoàn kết, bỏ qua các quy trình tín dụng, vô hiệu hóa bộ phận kiểm soát hay quản lý rủi ro, bao che lẫn nhau, sai phạm kéo dài, hay người vi phạm ỷ lại, tiếp tục cố tình làm trái...... 3.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nhằm phòng ngừa rủi ro: Qua thực tế về phân tích chất lượng tín dụng, rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương An Giang, trong ba năm qua, nợ quá hạn vẫn phát sinh và tăng qua các năm. Đây là một điều hiển nhiên vì bất cứ một khoản cho vay nào cũng có một xác suất nhất định là sẽ không thu hồi được nợ. Tuy nhiên, tại Ngân hàng Ngoại thương An Giang, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ vẫn chiếm một tỷ lệ thấp (ở năm 2003 tỷ lệ này là 0,52%). Đây là kết quả của việc Vietcombank An Giang đã thực hiện tốt công tác cho vay; chính sách tín dụng thay đổi phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế và những thay đổi của các văn bản pháp luật; thực hiện tốt và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu trong quy trình cho SVTH: Lê Thị Huyền Trân Trang 61 Tình hình hoaït ñoäng tín duïng &moät soá giaûi phaùp naâng cao chaát löôïng tín duïng . GVHD: Trần T Thanh Phương vay; đội ngũ cán bộ đã từng bước tự hoàn thiện, học hỏi nâng cao trình độ học vấn và hiểu biết xã hội, v.v...... Nhưng thực trạng nợ quá hạn vẫn phát sinh và tồn tại ở bất cứ đơn vị cho vay nào. Do đó làm thế nào để có thể phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro một cách thấp nhất? Như đã trình bày ở phần một số nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng thì chúng ta đều nhận thấy rằng chất lượng của một khoản tín dụng kém là một trong những nguyên nhân chính để gây ra rủi ro tín dụng và hậu quả của nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động an toàn và vững mạnh của một ngân hàng. Trong bối cảnh nhu cầu về vốn phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng, để nâng cao được chất lượng, đạt hiệu quả trong hoạt động tín dụng thì cần phải có nhiều giải pháp được thực hiện đồng bộ. Sau đây, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm bảo đảm nâng cao chất lượng tín dụng, phòng ngừa rủi ro. 3.3.1. Xây dựng chính sách cho vay có hiệu quả. Xây dựng một chính sách cho vay nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của ngân hàng, đồng thời hình thành cơ chế để bảo đảm nâng cao lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Một chính sách cho vay cần phải có những quy định rõ ràng và phải được truyền đạt đến tất cả các bộ phận liên quan tại ngân hàng dưới hình thức văn bản cụ thể. Chính sách cho vay có thể bao gồm các yếu tố sau: - Mục tiêu và chiến lược về hoạt động tín dụng ngân hàng, xác định mức cho vay tối đa đối với các loại khách hàng, các ngành nghề kinh tế và có thể đưa ra xem xét những loại cho vay, những tài sản bảo đảm và loại khách hàng đi vay mà ngân hàng không muốn thực hiện. - Hướng dẫn chính sách và thủ tục liên quan đến việc tính lãi suất, phí và thời hạn cho vay. Chính sách tín dụng phải xác định được nguyên tắc định lãi suất áp dụng đối với từng loại khách hàng, phù hợp với quy mô của món vay, khoản vay và phương pháp tính lãi tương ứng,... - Xác định rõ mức tăng của các khoản mục cho vay năm nay so với năm trước? Tỷ trọng cho vay so với tài sản Có của ngân hàng. - Nêu rõ các dấu hiệu mà một khoản vay có thể không được hoàn trả đúng hạn và các biện pháp giải quyết cụ thể. SVTH: Lê Thị Huyền Trân Trang 62 Tình hình hoaït ñoäng tín duïng &moät soá giaûi phaùp naâng cao chaát löôïng tín duïng . GVHD: Trần T Thanh Phương - Ngoài ra, chính sách tín dụng có thể phải phân định rõ quyền hạn cho vay đối với các nhân viên tín dụng và hội đồng tín dụng. Chính sách cho vay phải xác định trách nhiệm của nhân viên tín dụng về việc giải quyết một hồ sơ xin vay, mức phán quyết và trách nhiệm đối với những hồ sơ vượt quá giới hạn phán quyết của mình; tương tự như vậy cũng xác định trách nhiệm của hội đồng tín dụng và cách thức quyết định một hồ sơ xin vay. - Một yếu tố nữa mà chính sách tín dụng nên có là xác định khu vực kinh doanh của mình để tập trung cho vay, đầu tư có hiệu quả và an toàn. 3.3.2. Thực hiện đầy đủ quy trình tín dụng. Thực hiện đầy đủ quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế sai sót, hạn chế khả năng rủi ro và nâng cao chất lượng của từng khoản vay. Tại các NHTM trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam, các quy trình tín dụng đã được ban hành tương đối chặt chẽ và cụ thể hoá theo từng loại tín dụng. Tuy nhiên cần phải chi tiết hơn với từng loại cho vay, từng loại khách hàng, cần có các văn bản hướng dẫn chi tiết về hướng dẫn lập tờ trình, hướng dẫn phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ, v.v.... đồng thời phải ngăn chặn việc làm sai, làm không đầy đủ,... gây hậu quả xấu. Trong quá trình thực hiện quy trình tính dụng nên chú ý các vấn đề sau: - Bám sát các cơ chế về tín dụng và những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng của Nhà nước, nên thường xuyên có sự kiểm tra lẫn nhau trong việc thực hiện quy trình tín dụng. - Nên có những quy định rõ nội dung của từng khâu công việc, trách nhiệm cụ thể của các cán bộ liên quan trong những khâu thẩm định, kiểm soát và xét duyệt cho vay. Tùy theo tình hình, đặc điểm hoạt động của mỗi ngân hàng mà việc phân cấp này phải bảo đảm tính hợp lý, linh hoạt trên cơ sở: Phù hợp với mạng lưới hoạt động, trình độ quản lý, quy mô và chất lượng tín dụng của mỗi ngân hàng; đặc điểm, tính chất phức tạp của từng loại khách hàng; bảo đảm cho vay nhanh, chính xác, phát huy tính chủ động cho mỗi cán bộ tín dụng. - Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, làm sai quy trình; nên tránh xu hướng buông lỏng các điều kiện tín dụng trong cạnh tranh để nhằm lôi kéo, thu hút khách hàng có thể dẫn tới không bảo đảm chất lượng tín dụng, tăng nguy cơ rủi ro. 3.3.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định. SVTH: Lê Thị Huyền Trân Trang 63 Tình hình hoaït ñoäng tín duïng &moät soá giaûi phaùp naâng cao chaát löôïng tín duïng . GVHD: Trần T Thanh Phương - Nâng cao chất lượng thẩm định trên cơ sở đổi mới đồng bộ mô hình tổ chức, hoàn thiện qui chế, quy trình và cách thức tổ chức việc thẩm định. - Thẩm định là khâu quan trọng để giúp ngân hàng đưa ra các quyết định đầu tư một cách chuẩn xác, từ đó nâng cao được chất lượng của các khoản vay, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, bảo đảm hiệu quả tín dụng vững chắc. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế ở địa bàn, từng loại khách hàng và dự án, phương án mà khi thẩm định các dự án, phương án cụ thể, cán bộ tín dụng cần vận dụng, xem xét linh hoạt các quy định trong quy trình thẩm định nhưng phải tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ các vấn đề thuộc về nguyên tắc; tránh thẩm định tuỳ tiện, sơ sài hoặc không chính xác, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thẩm định, tái thẩm định. - Thường xuyên cập nhật các thông tin về kinh tế - kỹ thuật, các thông tin dự báo phát triển của các ngành, giá cả trên thị trường, tỷ suất lợi nhuận bình quân của một ngành, của các loại sản phẩm, v.v.... để phục vụ cho công tác thẩm định và ra quyết định cho vay. - Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật thêm về nghiệp vụ và kinh nghiệm thẩm định, cho vay cho cán bộ tín dụng. - Nên có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng và hợp lý hơn: nên tách biệt bộ phận quan hệ, cho vay khách hàng với bộ phận quản lý rủi to tín dụng để phần nào hạn chế của việc quá tải của cán bộ, đồng thời cũng tạo điều kiện khách quan hơn trong công tác thẩm định - quyết định cho vay - thu hồi nợ.. - Quyết định cho vay theo hướng ngày càng mang tính chuyên nghiệp hóa cao. Tại Vietcombank An Giang đã xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng để xếp hạng đối với khách hàng (chủ yếu là doanh nghiệp). Kết quả xếp hạng sẽ được sử dụng để xác định giới hạn tín dụng cho cho khách hàng, xác định mức độ rủi ro để có mức trích lập dự phòng hợp lý. Ngoài ra, đối với các dự án lớn, phức tạp thì Ngân hàng Ngoại thương An Giang đã xem xét tập trung thông qua một hội đồng thẩm định (hội đồng tín dụng) có đủ số lượng các cán bộ có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm thực tế để bảo đảm năng lực xem xét đánh giá tương đối chuẩn xác về các mặt nội dung của các dự án. Trong công tác thẩm định cần chú trọng hơn nữa công tác thẩm định phi tài chính. - Chúng ta nên biết rằng, ngay cả những bản nghiên cứu dự án được lập hoàn hảo nhất cũng không thể bảo đảm sự thành công cho dự án nếu không có được khả năng quản lý thành thạo của người chủ dự án. Sự khác biệt, một cách cơ bản, giữa thất bại và thành công của một dự án chính là kỹ năng quản lý của người chủ dự án trong việc hoạch SVTH: Lê Thị Huyền Trân Trang 64 Tình hình hoaït ñoäng tín duïng &moät soá giaûi phaùp naâng cao chaát löôïng tín duïng . GVHD: Trần T Thanh Phương định, thực hiện, kiểm soát và theo dõi mọi mặt của dự án. Do đó, chúng ta cần phải đánh giá một cách thích đáng và đưa ra nhận xét về khả năng quản lý, uy tín, tư cách, tính trung thực và ý thức trả nợ của bên vay, của người chủ dự án. - Thực trạng hiện nay đa số nhân viên tín dụng chỉ chú trọng thực hiện đúng qui trình tín dụng, thẩm định kỹ và có những nhận xét thích đáng về các báo cáo tài chính, tài sản bảo đảm rồi quyết định cho vay hay không cho vay. Điều này là cần thiết nhưng chưa đủ vì nếu chỉ như thế thì nhân viên tín dụng chỉ mới bảo vệ được con người khi có rủi ro xảy ra chứ chưa bảo vệ được tài sản cho ngân hàng. Do đó, thiết nghĩ vấn đề đánh giá, thẩm định về uy tín, năng lực quản lý của chủ dự án, thiện chí trả nợ của người vay là việc mà mỗi tổ chức tín dụng, mỗi ngân hàng, mỗi nhân viên tín dụng cần phải quan tâm nhiều hơn nữa. 3.3.4. Thực hiện đầy đủ các quy định về bảo đảm tiền vay. - Bảo đảm tiền vay là cần thiết trong một hợp đồng tín dụng. Bảo đảm tiền vay sẽ làm giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng vì lý do nào đó không thanh toán được nợ cho ngân hàng, nó là động lực thúc đẩy khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên cán bộ tín dụng cần nên nhớ là bảo đảm tiền vay không thể thay thế cho khả năng hoàn trả nợ của khách hàng. Do đó đừng bao giờ chấp thuận một khoản vay mà lại mong đợi nguồn trả nợ cuối cùng là việc thanh lý bắt buộc một tài sản nào đó hay là trái quyền (quyền đòi tiền) đối với một bảo lãnh mà đã chấp nhận như một việc bảo đảm cho món vay. - Để thực hiện tốt vấn đề bảo đảm tiền vay, ngân hàng nên lựa chọn để áp dụng các hình thức bảo đảm thích hợp đối với từng loại cho vay, từng loại khách hàng và phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình dựa vào các văn bản pháp qui của ngân hàng cấp trên, của NHNN qui định. Có thể chú ý một số vấn đề sau: + Phân loại kỹ về khách hàng và loại tài sản bảo đảm để quy định mức bảo đảm, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng, vừa bảo đảm an toàn. Đối với khách hàng có tín nhiệm mới có thể xem xét cho vay không có bảo đảm, hoặc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Đối với tài sản, cần xem xét khả năng phát mại, xử lý, mức độ rủi ro,... để quy định mức cho vay tối đa. + Về thủ tục trong bảo đảm tiền vay: nên lập hợp đồng rõ ràng, đầy đủ, đồng thời phải xác định rõ về việc xử lý tài sản. Trong điều kiện nước ta hiện nay, khi ký kết hợp đồng bảo đảm, cần có sự tham gia đầy đủ, chính xác của các chủ sở hữu tài sản và những người thừa kế, đồng sở hữu tài sản. SVTH: Lê Thị Huyền Trân Trang 65 Tình hình hoaït ñoäng tín duïng &moät soá giaûi phaùp naâng cao chaát löôïng tín duïng . GVHD: Trần T Thanh Phương 3.3.5. Công tác quản lý và xử lý nợ: - Định kỳ hạn thu nợ và lãi tiền vay phù hợp sẽ giúp khách hàng trả nợ thuận lợi hơn, hạn chế trường hợp không có đủ tiền trả nợ đến hạn hoặc có nguồn thu nhưng chưa đến hạn trả, khách hàng có thể sử dụng vào việc khác. + Để định kỳ hạn trả nợ phù hợp, ngân hàng dựa vào bốn căn cứ cơ bản: Š Chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng. Š Thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư. Š Khả năng trả nợ và thu nhập của khách hàng. Š Nguồn vốn cho vay của chính ngân hàng. + Để thực hiện tốt việc đôn đốc thu hồi nợ và lãi đến hạn, cần làm tốt công tác quản lý hồ sơ, lập sổ sách theo dõi khách hàng một cách chặt chẽ, có hệ thống. Đồng thời kết hợp chặt chẽ với bộ phận kế toán cho vay thông qua việc cung cấp danh sách các khoản nợ đến hạn để phục vụ thu hồi hoặc xử lý tín dụng. + Ngân hàng thường xuyên phân loại các khoản nợ để đề ra biện pháp thu hồi, xử lý phù hợp với tình hình thực tế của từng khách hàng, từng khoản vay. + Công tác đôn đốc, thu hồi nợ gắn liền với công tác đối chiếu, kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động tín dụng. - Thực hiện các biện pháp thu hồi nợ phù hợp với từng khoản nợ quá hạn. Đôn đốc, thu hồi nợ kết hợp với việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn, tình hình tài chính, tài sản bảo đảm,... để có những biện pháp thích hợp, kịp thời giúp đỡ khách hàng giải quyết khó khăn về tài chính, trả nợ cho ngân hàng. - Thực hiện các biện pháp xử lý nợ thích hợp đối với từng khoản vay. Các biện pháp xử lý nợ theo quy định hiện nay có thể thực hiện bao gồm: + Gia hạn nợ. + Điều chỉnh kỳ hạn nợ. + Miễn giảm tiền lãi vay đối với khách hàng bị tổn thất tài sản hình thành từ vốn vay do các nguyên nhân khách quan, nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính cho khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng trả được nợ gốc và phần lãi còn lại, có điều kiện lập lại quan hệ tín dụng bình thường. SVTH: Lê Thị Huyền Trân Trang 66 Tình hình hoaït ñoäng tín duïng &moät soá giaûi phaùp naâng cao chaát löôïng tín duïng . GVHD: Trần T Thanh Phương + Đối với khách hàng có nợ quá hạn do nguyên nhân bất khả kháng, có khả năng trả nợ và cần vốn để khôi phục sản xuất kinh doanh, ngân hàng có thể xem xét tạm khoanh nợ cũ, cho vay thêm để khách hàng vượt qua khó khăn, có điều kiện trả nợ ngân hàng. + Đối với khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, tuỳ mức độ vi phạm, có thể xử lý tạm ngừng cho vay, chấm dứt cho vay hoặc khởi kiện trước pháp luật. - Khai thác các tài sản bảo đảm nợ vay. + Tiến hành các bước và biện pháp xử lý tài sản phù hợp với thực trạng từng trường hợp cụ thể, trên cơ sở là các quy định tại Nghị định 178 và các văn bản hướng dẫn có liên quan. + Để giảm bớt chi phí nhưng vẫn bảo đảm hiệu quả, nên đặc biệt quan tâm xử lý tài sản bảo đảm theo các phương thức đã thoả thuận ghi trong hợp đồng bảo đảm tiền vay. + Việc xử lý tài sản bảo đảm cần tiến hành khẩn trương, kiên quyết nhằm nhanh chóng giải quyết vốn vay bị ứ đọng. Trong thời gian chưa xử lý được tài sản, ngân hàng có thể có biện pháp thích hợp để thu giữ, khai thác, sử dụng các tài sản đó nhằm tạo nguồn thu nợ. 3.3.6. Yếu tố con người trong hoạt động tín dụng. Cần phải nhận thức rằng cho vay thương mại là một nghệ thuật hơn là một ngành khoa học và tự mình phải thu hút, thuê, giữ lại những cán bộ cho vay vừa có kỹ năng vừa có năng lực về kỹ thuật. Do đó, nên có chính sách tuyển dụng cán bộ một cách công bằng và hợp lý để có thể thu hút được những người thực sự giỏi về làm việc cho ngân hàng. Ngoài ra cần có các chính sách về đãi ngộ hấp dẫn, thưởng phạt nghiêm minh để giữ cán bộ. Trên đây là một số giải pháp để có thể nâng cao chất lượng tín dụng nhằm phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, để thực hiện được các giải pháp đó thì cần phải có sự hỗ trợ, thực hiện từ nhiều phía, đặc biệt là từ Nhà nước và chính bản thân mỗi ngân hàng. Sau đây, tôi xin mạnh dạng đưa ra một vài kiến nghị. 3.4. Một vài kiến nghị: 3.4.1 Với ngân hàng: SVTH: Lê Thị Huyền Trân Trang 67 Tình hình hoaït ñoäng tín duïng &moät soá giaûi phaùp naâng cao chaát löôïng tín duïng . GVHD: Trần T Thanh Phương Qua hai tháng ngắn ngủi thực tập tại Ngân hàng Ngoại thương An Giang, tôi luôn nhận thấy sự tất bật làm việc nhiệt tình, tận tụy trong công việc của toàn thể nhân viên ngân hàng. Trong thời gian tới, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chính, là nghiệp vụ chủ yếu mang lại thu nhập cho hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng Ngoại thương An Giang nói riêng. Do đó công tác nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro càng phải được thắt chặt hơn nữa trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để thực hiện được điều này tôi xin được đề xuất một vài kiến nghị với Ngân hàng Ngoại thương An Giang như sau: - Thống nhất nhận thức và nhất quán trong thực hiện chính sách tín dụng với tầm nhìn dài hạn. - Chủ động xây dựng một hệ thống các chỉ số và giới hạn có tính cảnh báo trước về các cạm bẫy và nguy cơ rủi ro cao cần phòng tránh như những lĩnh vực ngân hàng không được cho vay thêm vì rủi ro cao hoặc đã đến ngưỡng (giới hạn cho vay đối với một ngành, một vùng cụ thể để phân tán rủi ro). - Quan tâm đúng mức đến đa dạng hóa, hiện đại hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác; tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ phi tín dụng. Đây là điều kiện tăng thu nhập từ dịch vụ, giảm áp lực tăng trưởng tín dụng đơn thuần, phòng ngừa rủi ro. - Đa dạng hóa danh mục đầu tư, đa dạng hóa khách hàng. Không tập trung cho vay một loại khách hàng, một ngành hàng mà cần mở rộng đối tượng khách hàng, mở rộng đối tượng cho vay, mở rộng cho vay tiêu dùng, đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay phát triển kinh tế tư nhân, cho vay nông nghiệp, nông thôn.... - Hợp tác và cạnh tranh hợp pháp là một điều khoản quan trọng trong luật các tổ chức tín dụng mà các NHTM phải quan tâm, phối hợp thực hiện với các hình thức đồng tài trợ nhằm tăng năng lực thẩm định, tăng khả năng cung ứng vốn, tăng khả năng giám sát vốn vay và có thể phân tán được rủi ro khi có mất mát xảy ra. - Ngân hàng nên tổ chức, củng cố lại bộ phận phòng tín dụng theo hướng dần dần chuyên môn hóa bộ phận tiếp xúc khách hàng và bộ phận quản lý khoản vay, nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong khi phải phát triển tín dụng; thực hiện việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ tín dụng. - Tổ chức xét phân loại khách hàng; xác định giới hạn tín dụng cho từng khách hàng; chọn lựa giao dịch với khách hàng có uy tín, kinh doanh có hiệu quả. SVTH: Lê Thị Huyền Trân Trang 68 Tình hình hoaït ñoäng tín duïng &moät soá giaûi phaùp naâng cao chaát löôïng tín duïng . GVHD: Trần T Thanh Phương - Tích cực thu hồi nợ tồn đọng làm giảm bớt áp lực tăng thu, bù chi. - Tăng thu dịch vụ: nâng cao trình độ, năng lực nhận thức của cán bộ về nghiệp vụ, công nghệ và kỹ năng chăm sóc khách hàng. 3.4.2. Đối với nhà nước: - NHNN cần rà soát lại các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tế để hệ thống các văn bản của ngành mang tính pháp lý cao. - Tiếp tục lộ trình sắp xếp, cải cách mạnh mẽ lại các DNNN để có thể phân loại, đánh giá chính xác về năng lực quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp. - Tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển thị trường mua bán nợ, thị trường bảo hiểm tín dụng để có thể giảm thiểu phòng ngừa và phân tán rủi ro tín dụng; cần có các chính sách thích hợp để thị trường chứng khoán nước ta phát triển mạnh và sôi động hơn nữa nhằm làm giảm sức ép lên ngân hàng trong việc cấp vốn hoạt động cho doanh nghiệp. - Cơ chế, chính sách của Nhà nước phải được đổi mới theo hướng cho phép các tổ chức tín dụng áp dụng các thông lệ quốc tế trong việc xác định trước và trích lập dự phòng rủi ro. Quỹ dự phòng rủi ro hiện được trích theo nợ “trong hạn” và “quá hạn” là không hợp lý mà cần phải được tính toán theo mức độ rủi ro của khoản vay. - Cần tổ chức thiết lập hệ thống các tiêu chuẩn để đánh giá về hiệu quả kinh tế của các ngành kinh tế, tạo cơ sở thuận lợi cho ngân hàng thẩm định, đáng giá khách hàng, chu trình đầu tư,.... một cách thích đáng. - Các ngành chức năng cần tạo điều kiện hỗ trợ ngân hàng thu hồi nợ, nếu có xảy ra tranh chấp thì sử dụng luật dân sự, không nên hình sự hoá các quan hệ tín dụng. Luật các tổ chức tín dụng là hành lang pháp lý cao nhất buộc các tổ chức tín dụng phải tuân thủ, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của các tổ chức tín dụng theo đúng pháp luật. SVTH: Lê Thị Huyền Trân Trang 69 Tình hình hoaït ñoäng tín duïng &moät soá giaûi phaùp naâng cao chaát löôïng tín duïng . GVHD: Trần T Thanh Phương PHẦN KẾT LUẬN Rủi ro luôn tiềm ẩn trong mọi hoạt động của cuộc sống hàng ngày của con người; nó là những tình huống bất trắc xảy ra mà người ta không lường hết được dẫn đến tổn thất. Và trong hoạt động tín dụng thì nguy cơ không thu được nợ, xác suất khách hàng không trả nợ gốc và lãi vay khi đến hạn là luôn tồn tại. Tuy nhiên, con người không thể khuất phục, nhúng nhường trước những rủi ro đó mà phải luôn đối mặt và có những giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ xảy ra rủi ro, nhằm giảm thiểu tổn thất. Qua đề tài này, tôi xin được kết luận một vài vấn đề sau: Š Hoạt động tín dụng phải luôn bảo đảm thực hiện nguyên tắc thị trường, đi vay để cho vay, lãi suất cho vay bảo đảm bù đắp được chi phí và kinh doanh có lãi. ŠTín dụng thì phải luôn bảo đảm hai nguyên tắc: sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Š Cần phát triển thêm các sản phẩm phi tín dụng, nâng cao dần chất lượng của các sản phẩm này để có thể giảm bớt áp lực đang đè nặng lên công tác tín dụng. Š Để có thể phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng thì, mỗi cán bộ tín dụng cần phải quán triệt và thực hiện đúng những chủ trương, chính sách tín dụng của mỗi ngân hàng; thực hiện đúng và đầy đủ quy trình nghiệp vụ tín dụng; thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạo đức, cán bộ tín dụng phải thực sự có “cái tâm” trong công tác phục vụ khách hàng. Muốn có một khoản tín dụng tốt cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ tín dụng vững về kỹ thuật và có trực giác nhạy bén. Bởi vì, thông qua việc lựa chọn và đào tạo có chú trọng đến nghệ thuật cho vay cho cán bộ tín dụng có năng lực, các ngân hàng có thể dần dần cải thiện danh mục các khoản đầu tư và lấy lại uy tín của mình là một người bảo vệ tiền gửi cho công chúng, vững mạnh về tài chính và an toàn trong hoạt động. Để có thể giải thích sự vật hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội thì cần phải hiểu được nguyên nhân của nó để từ đó có những giải pháp, biện pháp giải quyết thích hợp. Đó là mong muốn lớn nhất của con người và tôi cũng thế. Tuy nhiên, mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thành được đề tài, nhưng vì trình độ hiểu biết còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Rất mong được sự quan tâm và góp ý của quí thầy cô cùng các bạn đọc. Xin trân trọng kính chào! SVTH: Lê Thị Huyền Trân Trang 70 Tình hình hoaït ñoäng tín duïng &moät soá giaûi phaùp naâng cao chaát löôïng tín duïng . GVHD: Trần T Thanh Phương SVTH: Lê Thị Huyền Trân Trang 71

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluanvan_tin_dung.pdf
Tài liệu liên quan