Đề tài Tình hình huy động sử dụng, quản lý vốn có định ở Công ty công trình giao thông 208

Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, của doanh nghiệp nói riêng. Đó là một yếu tố không thể thiếu đối với sự tồn tại của bất kỳ một quốc gia, một doanh nghiệp nào. Đó là những tư liệu lao động được ví như “ hệ thống xương cốt, bắp thịt của quá trình sản xuất kinh doanh”. Tài sản cố định là khí quản để con người thông qua nó tác động vào đối tượng lao động, biến đổi nó, bắt nó phục vụ con người. Theo luật doanh nghiệp Việt Nam, một trong những doanh nghiệp để thành lập doanh nghiệp phải có trụ sở, có tài sản riêng. Như vậy, có thể nói rằng, tài sản cố định là tiền đề cần thiết để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Xét trên bất cứ góc độ nào thì tài sản cố định vẫn là yếu tố hàng đầu để đánh giá sự phát triển của một đất nước, một doanh nghiệp. - Trình độ trang bị tài sản cố định quyết định năng lực sản xuất,chi phí, giá thành,chất lượng sản phẩm cũng như khả năng của một doanh nghiệp trên thương trường. Bởi vì, nếu doanh nghiệp nào trang bị máy móc thiết bị, áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến, sẽ giảm được mức tiêu hao nhiên, nguyên vật liệu,hạn chế tỷ lệ sản phẩm hỏng, rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm tức là làm cho chi phí sản xuất cá biệt của mình thấp hơn mức trung bình của xã hội. Do đó, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ cao hơn, doanh nghiệp có lợi thế và chắc chắn sẽ thành công hơn, phát triển bền vững hơ

doc45 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình huy động sử dụng, quản lý vốn có định ở Công ty công trình giao thông 208, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản lại tổ chức sản xuất theo các xí nghiệp, tài sản cố định ở Công ty công trình giao thông 208 được phân loại theo nguồn hình thành kết hợp với đặc trưng kỹ thuật. Cách phân loại này khá phù hợp với đặc điểm vận động, tính chất và yêu cầu quản lý tài sản cố định cũng như giúp cho việc hạch toán chi tiết, cụ thể từng loại, nhóm tài sản cố định. Từ đó, Công ty lựa chọn tỷ lệ khấu hao thích hợp với từng loại, nhóm tài sản cố định và có kế hoạch sử dụng quỹ khấu hao theo nguồn vốn đã hình thành nên tài sản cố định theo chế độ quy định. (Cơ cấu tài sản cố định của Công ty công trình giao thông 208 –bảng 5) Như vậy, tổng nguyên giá tài sản cố định của Công ty năm 2002 đã tăng 7,4% so với năm 2001 tương ứng với số tiền là 0,8 tỷ đồng . Tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn ngân sách giảm 3,4%; trong đó máy móc thiết bị tăng 6,7%, thiết bị dụng cụ quản lý giảm 4%, nhà cửa vật kiến trúc không có gì thay đổi và vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn ngân sách ( 31% năm 2001 và 32,1% năm 2002) Tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn tự bổ sung tăng 23,2%, chủ yếu tăng ở loại thiết bị dụng cụ quản lý (112,5%), trong khi đó máy móc thiết bị nguồn vốn này chỉ tăng 12,2%. Nhà cửa vật kiến trúc vẫn giữ nguyên giá như năm 2001, phương tiện vận tải giảm 16,7% là do năm 2002 Công ty đã thanh lý một xe ô tô KAMAZ. Nếu xem xét kết cấu tài sản cố định theo đặc trưng kỹ thuật thì thấy rằng tỷ trọng máy móc thiếy bị của Công ty trong tổng tài sản cố định chưa nhiều lắm. 1,5 + 4,1 + 1,1 chiếm 62,03% ( = .......................... x 100 ) năm 2001 và 58,26% năm 2002 10,8 1,6 + 4,6 +0,9 ( = .......................... x 100) .Hơn nữa, máy móc thiết bị tăng chỉ chiếm 11,6 0,1 + 0,5 -0,2 50% ( = .......................... x 100 ) trong tổng giá trị tài sản cố định tăng năm 0,8 2002 Với chức năng, nhiệm vụ sản xuất là chủ yếu, việc Công ty đầu tư vào máy móc thiết bị chưa thoả đáng sẽ hạn chế năng lực của Công ty, nhất là trong điều kiện hiện nay vấn đề cơ giới hoá, hiện đại hoá trong nghành xây dựngđược đặt ra rất cần thiết và trở thành một trong những yếu tố để tăng sức cạnh tranh không chỉ với các Công ty xây dựng trong nước mà với cả những tập đoàn xây dựng lớn của nước ngoài. Phương tiện vận tải của Công ty chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản cố định hiện có 5,56% năm 2001( = x 100 ) và 4,31% năm 2002 ( = x 100) Thêm vào đó, trong năm 2002 Công ty không đầu tư vào loại tài sản cố địnhnày. Do địa bàn hoạt động rộng, công trình thi công xa và nằm rải rác nhiều nơi, cùng lúc Công ty có thể thi công nhiều công trình khác nhau nên phương tiện vận tải rất cần thiết để di chuyển máy móc thiết bị. Thiếu phương tiện vận tải sẽ gây ra khó khăn như di chuyển máy móc không kịp thời làm gián đoạn tiến độ thi công, ảnh hưởng tới thời gian hoàn thành công trình. Năm 2002, thiết bị dụng cụ quản lý giảm đáng kể : 4% từ nguồn vốn ngân sách tăng 112,5% từ nguồn vốn tự bổ sung. Điều đáng chú ý ở đây là năm 2002 Công ty chủ yếu đổi mới thiết bị dụng cụ quản lý nhằm tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho các phòng ban chức năng. Cụ thể, Công ty đã mua 6 máy vi tính, 2 máy in, 1 máy photo, 4 máy điều hoà và 6 bộ bàn ghế ... Ngày nay, phương tiện làm việc hiện đại là cần thiết để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin kịp thời phục vụ các cấp lãnh đạo trong việc ra quyết định. Trong thời gian qua, việc Công ty đầu tư nhều vào thiết bị dụng cụ quản lý cũng không nằm ngoài mục đích đó. Nhưng với lượng vốn đầu tư cho tài sản cố định trong năm 2002 không nhiều, chỉ có 0,8 tỷ đồng ;Vả lại, Công ty hoạt động sản xuất là chính, đặc biệt là hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản thì cơ cấu đầu tư tài sản cố định như vậy là chưa hợp lý . Bảng 5 : Cơ cấu tài sản cố định của công ty công trình giao thông 208 Đơn vị tính : tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch(±) Tỷ trọng(%) Số tuyệt đối % 2001 2002 ± Tổng nguyên giá TSCĐ. 10,8 11,6 + 0,8 + 7,4 100 100 - I.Nguồn vốn NS 2,9 2,8 - 0,1 - 3,4 26,9 24,1 -2,8 1.Nhà cửa và vật kiến trúc. 0,9 0,9 0 0 31,0 32,1 +1,1 2.Máy móc thiết bị. 1,5 1,6 +0,1 +6,7 51,7 57,1 +5,4 3.Thiết bị dụng cụ quản lý. 0,5 0,3 - 0,2 -4,0 17,2 10,7 -6,5 II.Nguồn vốn tự bổ sung. 5,6 6,9 +1,3 23,2 51,9 59,5 +7,6 1.Nhà cửa và vật kiến trúc. 0,1 0,1 0 0 1,8 1,4 -0,4 2.Máy móc thiết bị. 4,1 4,6 + 0,5 +12,2 73,2 66,7 - 6,5 3.Phương tiện vận tải. 0,6 0,5 - 0,1 -16,7 10,7 7,2 - 3,5 4.Thiết bị dụng cụ quản lý. 0,8 1,7 +0,9 112,5 14,3 24,6 +10,3 III.Nguồn vốn khác. 1,95 1,55 - 0,4 -20,5 18,0 13,4 - 4,6 1.Máy móc thiết bị. 1,1 0,9 - 0,2 -18,2 56,4 58,1 +1,7 2.Thiết bị dụng cụ quản lý. 0,85 0,65 - 0,2 -23,5 43,6 41,9 -1,7 IV.Nguồn vốn từ quỹ. 0,35 0,35 0 0 3,2 3,0 - 0,2 1.Thiết bị dụng cụ quản lý. 0,35 0,35 0 0 100 100 - 4. Tình hình huy động năng lực sản xuất của tài sản cố định. Trong quá trình hoạt động, toàn bộ tài sản cố định của Công ty đã được huy động hết phục vụ sản xuất kinh doanh, số tài sản chưa cần dùng hay không cần dùng chờ thanh lý là hoàn toàn không có. Điều này có ý nghĩa kinh tế to lớn vì khi tất cả tài sản cố định được trang bị hay mua sắm mới đều tham gia vào sản xuất sẽ giúp Công ty tiết kiệm được chi phí bảo quản, bảo dưỡng. Bởi vì việc bảo quản máy móc thiết bị do bản thân quá trình lao động thực hiện là một cống hiến tự nhiên, không mất tiền của, lao động sống.Ngoài ra, những tài sản không cần đã được Công ty kịp thời thanh lý để thu hồi vốn tái tài sản cố định. Mặt khác, việc huy động toàn bộ tài sản cố định vào sản xuất cũng chứng tỏ định hướng đúng đắn của Công ty ngay từ khâu lập kế hoạch mua sắm tài sản cố định để tránh tình trạng tài sản cố định mua về mà chưa có nhu cầu sử dụng, gây ứ đọng vốn, lãng phí vốn. Để có thể huy động tối đa năng lực sản xuất của tài sản cố định nhất là máy móc thiết bị, kế hoạch thi công của từng công trình được lập và theo dõi chặt chẽ, đảm bảo điều động kịp thời máy móc thiết bị phục vụ thi công xây lắp, không làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công và hạn chế thời gian ngừng hoạt động của máy. Đối với một số máy móc thiêt bị có giá trị đầu tư ban đầu lớn nhưng số lần sử dụng trong năm không nhiều, Công ty đã sử dụng phương thức thuê tài sản có hiệu quả hơn là tự đầu tư. 5. Tình hình thực hiện khấu hao tài sản cố định và quản lý quỹ khấu hao. Công ty công trình giao thông 208 áp dụng chế độ trích khấu hao theo quyết định 1062 / TC/QĐ/BTC có hiệu lực từ ngày1/1/1997. Công ty đã căn cứ vào tuổi thọ kỷ thuật của tài sản cố định theo thiết kế, hiện trạng tài sản cố định và tuổi thọ kinh tế của tài sản cố định để xác định thời gian sử dụng tài sản cố định. Đồng thời, Công ty đã đăng ký với Nhà nước về thời gian sử dụng của từng loại tài sản cố định. Bảng 6: Thời gian sử dụng của tài sản cố định ( Đã đăng ký với Nhà nước.) Loại tài sản cố định Năm sử dụng 1. Nhà cửa,vật kiến trúc. 20 2.Máy móc thiết bị. 5 3.Thiết bị dụng cụ quản lý. 4 4.Phương tiện vận tải. 6 Hiện nay, Công ty trích khấu hao theo phương pháp tuyến tính . Do vậy, tỷ lệ khấu và mức khấu hao của từng tài sản cố định hàng năm là không đổi, chi phí khấu hao phân bổ vào giá thành sản xuất tương đối ổn định. Việc tính toán đơn giản, dễ làm, giúp tổng hợp số liệu hao mòn luỹ kế, tính toán giá trị còn lại của tài sản cố định được kịp thời, chính xác, hỗ trợ cho công tác lập kế hoạch đổi mới tài sản cố định. Mức khấu hao tài sản cố định được xác định theo từng tháng, sau đó trên cơ sở số ca máy thi công để định ra mức khấu hao phân bổ cho từng công trình. Nhìn chung, công tác khấu hao tài sản cố định ở Công ty đã đảm bảo đúng các quy định về chế độ quản lýtài chính hiện hànhcủa Nhà nước và quy chế tài chính của Tổng Công ty. Việc xác định một cách chính xác số khấu hao luỹ kế và giá rị còn lại cảu tài sản cố định là căn cứ quan trọng, từ đó Công ty biết được tình kỹ thuật của tài sản cố định để điều chỉnh cơ cấu của tài sản cố định cũng như cơ cấu đầu tư ở từng thời điểm cho hợp lý. Vì vậy, quản lý tốt công tác khấu hao tài sản cố địnhcũng là một yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ốn cố định. Bảng 7: Bảng kiểm kê tài sản cố định của công ty công trình giao thông 208. (Tính đến 0 giờ ngày 31/12/2002) Đơn vị tính : tỷ đồng Nhóm tài sản cố định. Nguyên giá TSCĐ Khấu hao luỹ kế Giá trị còn lại Số tiền %NG Số tiền %NG 1.Nhà cửa, vật kiến trúc 1 0,4 40 0,6 60 2.Máy móc thiết bị 7,1 4,3 60,6 2,8 39,4 3.Phương tiện vận tải 0,5 0,45 90 0,05 10 4.Thiết bị dụng cụ quản lý 3 1,5 50 1,5 50 Cộng 11,6 6,65 57,3 4,95 42,7 Tính đến cuối năm 2002, số khấu hao luỹ kế đã lên tới 6,65 tỷ đồng, chiếm 57,5% nguyên giá tài sản cố định; giá trị còn lại là 4,95 tỷ đồng chiếm 42,7% nguyên giá tài sản cố định. Nhìn chung, tài sản cố định của Công ty có hệ số hao mòn khá cao. Hầu hết tài sản cố định đều đã được khấu hao được trên 50%. Đặc biệt là phương tiện vận tải đã khấu hao gần hết (90%). Phương tiện vận tải chủ yếu dùng để di chuyển máy móc thiết bị, thường xuyên hoạt động nhưng lại có tỷ trọng thấp và khá cũ kỹ, lạc hậu. Tỷ lệ khấu hao máy móc thiết bị đã lên tới 60,6% nguyên giá, nhất là những máy móc thiết bị đã khấu hao hết nhưng vẫn được sử dụng, chưa đưa vào thanh lý và kế hoạch đầu tư mua sắm. Điều này không những ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ thi công mà còn đe doạ an toàn lao động, đòi hỏi phải tăng cường công tác bảo quản, sữa chữa để duy trì năng lực sản xuất của tài sản cố định. Tình hình sử dụng, quản lý quỹ khấu hao tài sản cố định ở Công ty công trình giao thông 208 được thể hiện trong bảng sau: Bảng 8: tình hình tăng giảm quỹ khấu hao cơ bản. Chỉ tiêu Số tiền (tỷ đồng) Vốn ngân sách Vốn tự bổ sung Cộng 1.Số dư đầu năm 2000 2,8 6,9 9.7 2.Số tăng trong năm 0,09 1,55 1,64 3.Số giảm trong năm do mua sắm tài sản cố định 2,08 3,25 5,33 4.Số dư cuối năm 0,81 5,2 6,01 Một thuận lợi cho Công ty là toàn bộ tài sản cố định đều hình thành từ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn tự bổ sung và các quỹ của Công ty. Tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn vay là hoàn toàn không có. Theo điều 22 Quyết định 1062/QĐ/BTC thì doanh nghiệp Nhà nước được sử dụng toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn ngân sách mà không phải nộp lại cho Nhà nước. Đây là giải pháp tích cực nhằm tháo gỡ tình trạng thiếu vốn hiện nay của các doanh nghiệp Nhà nước đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Như vậy, Công ty được chủ động sử dụng toàn bộ số tiền khấu hao thu được cùng với vốn tự bổ sung của mình để mua sắm tài sản cố định.Thực tế, Công ty công trình giao thông 208 đã khai thác triệt để quỹ khấu hao. Trong năm 2002, Công ty mua sắm tài sản cố định với tổng trị giá 5,33 tỷ đồng. Tòan bộ số tiền này được lấy từ quỹ khấu hao mà không phải huy động thêm từ nguồn khác. Hàng tháng, căn cứ vào kế hoạch mua sắm tài sản cố định và khả năng đáp ứng từ quỹ khấu hao, Công ty sẽ tiến hành mua sắm tài sản cố định. Việc Công ty chỉ khai thác nguồn vốn cố định từ quỹ khấu hao để đầu tư vào tài sản cố định đã giúp Công ty tiết kiệm được chi phí nếu phải sử dụng vốn vay bên ngoài, chính điều này đã khẳng định phần nào năng lực tiềm tàng của Công ty . Đó là lý do vì sao trong năm 2002 Công ty đã đầu tư vào những loại tài sản cố định hiện đại có giá trị công nghệ cao đáp ứng mọi nhu cầu thi công các công trình . 6. Tình hình quản lý tài sản cố định, bảo toàn cố định. Công ty công trình giao thông 208 có hệ thống chứng từ, sổ sách theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định, tình hình trích khấu hao tài sản cố định được tổ chức khá chặt chẽ; Đặc biệt là việc hạch toán chi tiết tài sản cố định theo từng xí nghiệp sử dụng và nguồn hình thành cũng như việc xây dựng quy chế sử dụng, xác định rõ ràng trách nhiệm vật chất. Từ đó giúp Công ty theo dõi được tình hình huy động năng lực sản xuất của tài sản cố định vào quá trình sản xuất kinh doanh cũng như công suất làm việc của từng loại sản phẩm cố định để xác định và phân bổ mức khấu hao phù hợp . Thẻ tài sản cố định được lưu và theo dõi trên máy vi tính trong suốt thời gian sử dụng và mỗi loại tài sản cố định theo đặc trưng kỹ thuật được mở một sổ riêng. Qua đó, Công ty thấy được những chỉ tiêu quan trọng về cơ cấu tài sản cố định, tình hình phân bố tài sản cố định cho các xí nghiệp trực thuộc, số lượng, tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định cũng như trách nhiệm vật chất trong quá trình sử dụng, bảo quản tài sản cố định. Đây là căn cứ để Công ty cải tiến, đổi mới tài sản cố định, phân bổ chính xác số khấu hao tài sản cố định cho các đơn vị sử dụng, nâng cao trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo quản tài sản cố định . Công ty công trình giao thông 208 đã thực hiện giao tài sản cố định cho các xí nghiệp sử dụng và quản lý để tạo điều kiện cho các xí nghiệp chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh. Trong quá trình hoạt động, Công ty luôn đảm bảo thực hiện đúng quy chế sử dụng, định kỳ bảo dưỡng máy móc thiết bị, theo dõi chặt chẽ không làm mất mát tài sản cố định, không để tài sản cố định bị hư hỏng trước thời hạn nhằm duy trì năng lực sản xuất của tài sản cố định. Ngoài ra, Công ty cũng rất cố gắng trong việc đổi mới tài sản cố định mặc dù vẫn chưa đáp ứng được so với quy mô hoạt động hiện nay. Bên cạnh đó, Công ty đã kịp thời thanh lý những tài sản cố định không cần dùng, không giữ các tài sản cố định chưa cần dùng, tận dụng triệt để thời gian và công suất làm vệc của máy móc bằng cách tổ chức quá trình thi công và sản xuất hơp lý, cung ứng nguyên vật liệu kịp thời. Tuy nhiên, hiện nay Công ty vẫn chưa thực hiện việc đánh giá tài sản cố định để bảo toàn vốn cố định dù rằng hàng năm có tổ chức kiểm kê tài sản cố định. Hơn nữa, Công ty vẫn chưa chú trọng phân tích tình hình huy động, sử dụng tài sản cố định. 7. Hiệu quả sử dụng vốn cố định ở công ty công trình giao thông 208. ở Công ty công trình giao thông 208, vốn cố định chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổn vốn kinh doanh. Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh không chỉ cần nâng cao riêng hiệu quả sử dụng vốn cố định. Tuy nhiên, để thấy được những cố gắng của Công ty trong việc sử dụng vốn cố định vào hoạt động sản xuất kinh doanh, chúng ta hãy xem xét hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty qua 2 năm 2001 – 2002 (Bảng 9) . Như vậy, vốn cố định bình quân năm 2002 đã giảm 1,6% so với năm 2001 nhưng hiệu suất sử dụng vốn cố định lại tăng 79,4%. Nếu năm 2001 để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần cần 0,148 đồng vốn cố định thì trong năm 2002 con số này chỉ là 0,082, Để đạt doanh thunhư năm 2002 ở mức hiệu suất sử dụng vốn cố định của năm 2001 thì số vốn cố định bình quân cần thiết là : 75,2 _______ = 11,12 tỷ đồng 6,76 So với năm 2001 Công ty đã tiết kiệm được một lượng vốn cố định là 11,12- 6,2 = 4,92 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận vốn cố định trước thuế năm 2002 tăng 0,8%, tỷ suất lợi nhuận vốn cố định sau thuế tăng 7,8% so với năm 2001. Nguyên nhân của tình hình trên là do các công trình được đầu tư bằng vốn ngân sách mà Công ty nhận thầu tăng, các chủ đầu tư là cơ quan Nhà nước thanh toán đối với những công trình này, hầu như Công ty phải ứng trước vốn mà chủ yếu bằng vốn tự bổ sung. Thêm vào đó, tình hình kinh tế nước ta ổn định và tốc độ phát triển ngày càng cao . Về chủ quan, trong tình cạnh tranh ngày càng gay gắt, khi tham gia đấu thầu một số công trình, Công ty đã buộc phải giảm giá bỏ thầu để trúng thầu nhằm giải quyết vấn đề trước mắt là bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động, duy trì hoạt động của Công ty. Chính vì vậy, một số công trình thi công đã bị lỗ làm ảnh hưởng tới kết quả chung. Bù lại, Công ty đã phấn đấu quản lý chặt chẽ những chi phí gián tiếp như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp để hạn chế bớt phần lợi nhuận bị giảm sút. Xét trong bối cảnh đó thì việc Công ty đứng vững và vẫn làm ăn có lãi là một điều tốt. Năm 2002, hệ số trang bị tài sản cố định cho một công nhân trực tiếp sản xuất tăng 4,5% so với năm 2001. Năm 2002, nguyên giá tài sản cố định bình quân tăng 8,74% nhưng số công nhân trực tiếp sản xuất tăng 3,2%. Nếu năm 2002số công nhân trực tiếp sản suất vẫn giữ nguyên như năm 2001 thì hệ số trang bị tài sản cố định cho một công nhân trực tiếp sản xuất còn tăng với tốc độ lớn hơn(16,2%). Điều đó chứng tỏ Công ty đã hết sức cố gắng trong việc đổi mới, trang bị phương tiện làm việc nhằm nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượngcông trình, tăng tốc độ thi công . Bảng 9: hiệu quả sử dụng vốn cố định ở công ty công trình giao thông 208. Chỉ tiêu Năm2001 Năm2002 Chênh lệch (±) Số tuyệt đối % 1. Doanh thu thuần 42,6 75,2 +32,6 +76,53 2.Lợi nhuận trước thuế 3,15 5,56 +2,41 +76,51 3.Lợi nhuận sau thuế 2,56 4,52 +1,96 +76,6 4.Cố định bình quân 6,3 6,2 - 0,1 -1,6 5.Nguyên giá TSCĐ bình quân 10,3 11,2 +0,9 +8,74 6.Nguyên giá TSCĐ 10,8 11,6 +0,8 +7,4 7.Số khấu hao luỹ kế 5,2 6,65 +1,45 +27,9 8.Số công nhân trực tiếp sản xuất 465 480 +15 +3,2 9.Hiệu suất sử dụng vốn cố định (9) = (1) :(4) 6,76 12,13 +5,37 +79,4 10.Hàm lượng vốn cố định (10) = (4) :(1) 0,148 0,082 - 0,066 - 44,6 11.Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định - Lợi nhuận trước thuế (2) :(4) - Lợi nhuận sau thuế (3) : (4) 0,5 0,41 0,9 0,73 + 0,4 + 0,32 + 0,8 +7,8 12.Hệ số hao mòn TSCĐ (12) = (7) : (6) 0,48 0,57 + 0,09 +18,8 13.Hiệu suất sử dụng TSCD (13) =(1) :(5) 4,14 6,71 +2,57 +62,1 14.Hệ số trang bị TSCĐ (14) = (5) : (8) 0,022 0,023 +0,001 +4,5 Năm 2002, hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng 62,1% so với năm 2001. Nếu năm 2001 đầu tư thêm1đồng nguyên giá tài sản cố định tạo ra 4,14 đồng doanh thu thuần thì năm 2002 tạo ra được 6,71 đồng. Với hiệu suất sử dụng tài sản cố định như năm 2001 lẽ ra Công ty sẽ có doanh thu thuần là 4,14 x 11,2 ~ 46 tỷ đồng nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà Công ty đã không thực hiện được điều này. 8. Nhận xét, đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng tài sản cố định, vốn cố định ở công ty công trình giao thông 208. Có thể nói cho đến nay, Công ty công trình giao thông 208 – Tổng công ty công trình giao thông 4 Hà Nội đã khẳng định được vị trí vững vàng trong nghành giao thông . Trải qua nhiều năm trưởng thành và phát triển, Cônh ty đã không ngừng lớn mạnh. Từ chỗ có những lúc Công ty rơi vào tình hình hết sức khó khăn, chao đảo chật vật trong những năm đầu đổi mới; đến nay Công ty đã tìm ra được hướng đi đúng, tạo được uy tín trên thương trường và làm ăn có lãi. Sự lớn mạnh của Công ty được thể hiện qua cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng tốt hơn, trình độ quản lý, nghiệp vụ từng bước được nâng cao hoàn thiện. Trong nền kinh tế thị trường, Công ty công trình giao thông 208 đã và đang khẳng được tính độc lập, tự chủ trong kinh doanh, khai thác và sử dụng có hiệu quả nội lực, tiềm năng sẵn có của mình mà trong đó tài sản cố định, vốn cố định là yếu tố rất quan trọng. Nhận thức được điều này, ban lãnh đạo của Công ty đã có những biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả sử dụng, quản lý tài sản cố định, vốn cố định. Qua thời gian thực tập tại Công ty, với những điều ghi nhận được cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ phòng tài chính kế toán, em nhận thấy công tác quản lý, sử dụng tài sản cố định, vốn cố định ở Công ty có những ưu diểm sau: Đảm bảo thực hiện đúng các quy định về chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước và quy chế tài chính của Tổng công ty. Theo dõi chặt chẽ tình hình biến động tài sản cố định, tình hình sử dụng tài sản cố định, tình hình trích khấu hao cũng như quản lý, sử dụng quỹ khấu hao với hệ thống chứng từ, sổ sách đầy đủ. Việc mua sắm tài sản cố định bám sát nhu cầu thực tế, không để xảy ra tình trạng tài sản cố định mua về mà chưa có nhu cầu sử dụng. Đồng thời, Công ty cũng đã kịp thời thanh lý những tài sản cố định không cần dùng hoặc đã hư hỏng để thu vốn . Lựa chọn tiêu thức phân loại tài sản cố định phù hợp với loại hình doanh nghiệp, tính chất nghành nghề và đặc điểm sản xuất cũng như yêu cầu quản lý nên dễ theo dõi, đánh giá . - Huy động trịêt để năng lực sản xuất tài sản cố định vào quá trình sản xuất kinh doanh. Khai thác triệt để nguồn vốn bên trong để đầu tư tài sản cố định nên đã giảm được đáng kể chi phí sử dụng vốn vay bên ngoài, đồng thời đảm bảo nguồn tài trợ ổn định, vững vàng cho tài sản cố định. Công ty đã thực hiện phân cấp quản lý tài sản cố định đến từng xí nghiệp để tạo điều kiện cho các xí nghiệp trực thuộc được chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh. - Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa dự phòng, không để xảy ra tình trạng tài sản cố định hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất thường gây thiệt hại ngừng sản xuất. Bên cạnh những ưu điêm trên, công tác quản lý, sử dụng tài sản cố định, vốn cố định của Công ty còn có một số tồn tại cần sớm được khắc phục: -Về cơ cấu tài sản cố định: Là doanh nghiệp sản xuất nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản,thông thường tỷ trọng máy móc thiết bị lớn trong tổng tài sản cố định và định hướng đầu tư thường ưu tiên cho loại tài sản cố định này nhưng ở Công ty công trình giao thông 208, máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng không nhiều trong cơ cấu tài sản cố định. Đặc biệt, trong năm 2002 Công ty lại đổi mới chủ yếu thiết bị dụng cụ quản lý (phục vụ gián tiếp cho sản xuất). Rõ ràng là cơ cấu đầu tư tài sản cố định chưa thật hợp lý, cần điều chỉnh lại để đáp ứng yêu cầu cơ giới hoá, hiện đại hoá trong nghành xây dựng. -Về việc đầu tư đổi mới tài sản cố định: Công ty chậm thực hiện đổi mới tài sản cố định nhất là những tài sản cố định trực tiếp tham gia thi công xây lắp. Như trên đã phân tích, hầu hết tài sản cố định của Công ty đều có hệ số hao mòn khá cao. Thậm chí có những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn được tiếp sử dụng như máy phay, máy trộn bê tông 2500 lít của Liên Xô, máy vận thăng, cần trục tháp được trang bị từ trước năm 1986 đến nay vẫn còn sử dụng mà Công ty chưa đưa vào kế hoạch đầu tư đổi mới. Dẫu rằng để làm được điều này cần một lượng vốn đầu tư rất lớn, vượt quá khả năng của Công ty nhưng nếu không tiến hành ngay, đến một lúc nào đó, hàng loạt tài sản cố định cùng một lúc không sử dụng được nữa, khi đó Công ty đầu tư sẽ không kịp, vả lại đầu tư dồn vào một lúc sẽ rất khó khăn về vốn. Hơn nữa, tài sản cố định cũ kỹ, lạc hậu cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng trước mắt, tác động trực tiếp tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như năng lực sản xuất của tài sản cố định bị giảm sút làm giảm năng suất lao động, giảm hiệu suất sử dụng vốn cố định. -Về việc lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định: Hàng năm, Công ty vẫn thực hiệc lập kế hoạch mua sắm tài sản cố định nhưng lại không tiến hành lập kê hoạch khấu hao tài sản cố định. Do đó, Công ty không thấy được nhu cầu tăng giảm vốn cố định trong năm kế hoạch, khả năng nguồn tài chính để đáp ứng các nhu cầu đó. Chỉ khi nào tài sản cố định mua về đưa vào sử dụng thì mới bắt đầu tính và trích khấu hao. Như vậy, quỹ khấu hao tăng do tăng nguyên giá tài sản cố định dự kiến trong năm kế hoạch là bao nhiêu không cần được biết dẫn đến khả năng đáp ứng nhu cầu tăng giảm vốn cố định chưa rõ ràng. -Về vấn đề bảo toàn vốn cố định: Trong quá trình sử dụng, những biến động về giá cả, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho sức mua của vốn cố định ở thời điểm hiện tại và thời điểm bỏ vốn đầu tư ban đầu có sự chênh lệch. Cho đến nay, Công ty công trình giao thông 208 chưa thực hiện việc đánh giá tài sản cố định nhằm bảo toàn vốn, tránh để mất vốn, hạn chế những tối đa những bất lợi của hao mòn vô hình . -Về phương pháp khấu hao tài sản cố định: Hiện nay, Công ty trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp tuyến tính như quy định của nhà nước. Do vậy chưa phản ánh được hao mòn vô hình và chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới nhanh máy móc thiết bị để tránh tụt hậu. -Ngyên nhân của những tồn tại trên: Việc phân tích tình hình sử dụng, quản lý tài sản cố định, vốn cố định phần nào đã nêu rõ nguyên nhân của từng mặt nhưng ở đây có thể nêu một cách tổng hợp như sau: - Việc nắm bắt yêu cầu của thời đại mới – thời đại khoa học, công nghệ phát triển cao, nhân loại đang tiến tới một nền kinh tế tri thức- chưa cập nhật được. Do đó, Công ty chậm đổi mới tài sản cố định, nhất là máy móc thiết bị thi công. Công ty chưa tận dụng nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn để đầu tư đổi mới tài sản cố định do đã vay ngắn hạn nhiều để bổ sung vào vốn lưu động. - Công tác phân tích tình hình quản lý tài chính chưa được đặt ra đúng yêu cầu cần có của nó. Biểu hiện cụ thể là : công tác kế toán được quan tâm, ghi chép nhưng việc chăm lo tạo dựng nguồn vốn, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, quản lý tài chính chưa thật rõ ràng. chương iii : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở công ty công trình giao thông 208. I. Hướng phát triển Công ty công trình giao thông 208 Trong những năm vừa qua, hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty không nhừng được nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Cong ty đã có nhiều cố gắng và đạt được nhưbgx thành tích. Song bên cạnh đó thì công tác quản lý vầ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty cũng còn gặp phải một số hạn chế, thiếu sót như đã phân tích, đánh giá Từ thực tế bước sang năm 2002 – 2003, để quản lý và sử dụng tốt tài sản cố định, tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Công ty đã coa các phương hướng sau: 1. Tiếp tục tăng cường đầu tư chiều sâu, mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới dây chuyền công nghệ dựa trên nhu cầu sản lượng, sản phẩm của Công ty và trên cơ sở phát huy có hiệu quả năng lực của cán bộ của công nhân viên trong toàn bộ Công ty. Quá trình đầu tư có trọng điểm bảo đảm yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 2. Hoàn thiện việc phân cấp, phân cấp quản lý tài sản có định, quản lý chi phí sửa chữa, chi phí sử dụng tài sản cố định, tiếp tục thực hiện sửa chữa bảo dường tài sản cố định một cách kịp thời, cố gắng khắc phịc những tồn tại trong công tác sửa chửa tài sản cố định, để hoàn thiện cong tác như: lập kế hoạch về chi phí cho việc sửa chửa trong năm để đánh giá phân tích. 3. Tận dụng triệt để hơn công suất tài sản cố định hiện có, có biện pháp tổ chức thích hợp nhằm huy động tài sản cố định vào sản xuất với công suất tối đa. 4. Tận dụng triệt để quỹ khấu haođể tái đầu tư tài sản cố định. Toàn bộ quỹ khấu hao cùng một phần quỹ đầu tư phát triển của Công ty để mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất. Đồng thời tiến hành vay thêm vốn để đảm bảo có đủ vốn để đầu tư đổi mới tài sản cố định II. Một số biện pháp nhằm nâng cao sử dụng hiệu quảvốn cố định của Công ty. Xem xét qua tình hình sử dụng cũng như hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty công tẻình giao thông 208 trong những năm vừa qua cho thấy. Mặc dù hoạt đọng trong đièu kiện gặp nhiều khó khăn, nhưng dù cố gắng của cả tập thể cán bộ cônh nhân viên trong công ty trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh nên Công ty dã đạt được nhưng thành tích đáng khích lệ. Hoạt động sản xuất kinh doanhngày càng có lãi và càng được mở rộng, đã đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước đồng thời đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được Công ty còn bộc lộ một số vấn đề còn tồn tại trong quá trình kinh doanh, đặc biệt là quá trính sử dụng vốn có định. Để phần giải quyết một số tồn tạ Công ty nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vón cố định của Công ty, em xin đề suất một số giải pháp sau: Tăng cường công tác mở rộng thị trường là giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Cải tiến phương pháp khấu hao tài sản cố định Lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định Tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn cố định Tăng cường việc đầu tư đổi mới, bổ sung và tìm nguồn tài trợ cho tài sản có định Coi trọng công tác bòi dưỡng, đào tạo đội nhũ cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao trình độ sử dụng và quản lý tài sản cố định. Giải pháp 1 Tăng cường công tác mở rộng thị trường là giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Nước ta mới hơn chục năm phát triển cơ chế thi trường nhưng công tác tiếp cận, mở rộng thị trường đã trở thành công cụ đắc lực cho các nhà kinh doanh. Hiện nay, ở doanh nghiệp dù ít hay nhiều cũng đã chú ý đến công tác tiếp cận, mở rộng tị trường tạo ra chất luợng, hiệu quả, giá cả và sự phục vụ phù hợp với yêu cầu của thỉtường. Công ty công trình giao thông 208 có thị trường là xây dựng cơ bản các công trình giao thông. Công ty muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định thì phải: tiếp cận và mở rộng thị trường. Do đó, công ty phải gây được uy tín đối với khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh. Qua đó tạo được lợi thế cho mình trong công tác đấu thầu xây dựng các công trình, có công trình để thi công, tài sản máy móc thiết bị được sử dụng triệt để, tăng cường hiệu quả sử dụng thực ra cho đến nayvẫn chưa định hình một cách cụ thể. Cá doanh nghiệp thường tuỳ theo nhận thức của mình mà tổ chức hoạt đọng tiếp cận, mở rộng thị trường. Theo em để tiếp cận và mở rộng thị trường một cách có hiệu quảvà phù hợp với yêu cầu tình hình thực tế hoạt động của Công tythì phải tiến hành như sau: Thứ nhất, mở rọng các chi nhánh, văn phòng đại diện ở các địa bàn quan trong, vì thị trường các công trình giao thông ngày một tăng, Công t có thể mở thêm các chi nhánh ở các tỉnh phía Nam, việc này được thực hiện sẽ tạo điều kiện cho Công ty tiếp cận, nắm bắt thông tin về các công trình xây dựng ở các tỉnh thành phố. Thứ hai, phòng phát triển kinh doanhcần được bổ sung thêm nhân viên để tiến hành tìm kiếm thong tin về thị trường, tìm kiếm các nguồn tinvề công trình đấu thầu. Phòng phát triển kinh doanh còn có nhiệm vụ thu thập thông tin về khả năng và hạn chế của đối thủ cạnh tranh, nắm dược khả năng và hạn chế của đói thủ cạnh tranh, nắm được khả năng và hạn chế của họ trên phương diện trình độ chuyên môn của cán bộ kỹ thuật, tiềm lực về vốn, về máy móc thiết bị ... Từ đó có kế hoạch cho phát triển kinh doanh. Việc thu thập và nắm bắt thông tin về các đối thủ cạnh tranh của Công t được tiến hành trên các phương diện: -Xem xét khả năng trình đọ chuyên môn của nhân viên kỹ thuật. -Xem xét về khả năng về máy móc thiết bị của họ ta sao -Cách tổ chức lập dự toán, thi công, hoàn thiệncủa họ thế nào để từ đó xác định chất lượng, giá cầm họ thực hiện -Tiếp cận và mở rọng thị trường liên tục, có hiệu quả và qua đó nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn cố định của Cong ty. Giải pháp 2 Tăng cuờng việc đầu tư đổi mới, bổ sung và tìm nguồn tài trợ cho tài sản cố định Trong các doanh nghiệp sự nhạy cảm trong việc đầu tư đổi mới, bổ sung tài sản cố định là nhân tố quan trọng để nâng caohiệu quả sử dụng vốn cố định thong qua giảm chi phí sửa chửa, tăng nưng suất lao động ... Mặt khác, nó cũng giải phóng lao động thủ công đảm bảo an toàn cho người lao động. Do đó Công ty thường xuyên đổi mới thay thế các tài sản cố định đã quá cũ, hư hỏng, đặc biệt là phần máy móc thiết bị phương tiện, bởi vì chúng cóa độ hao mòn cao. Việc thay thế phần đổi mới máy móc thiết bị, các phương tiện vận tải, thiết bị văn phòng có thể tiến hànhcho mỗi kloại máy móc thiét bị khi chúng được khấu hao hết giá trị, phải đánh giá tốc độ phát triển của các công trình xây dựng qua đó xác định mức khấu hao. Để đáp ứng yêu cầu lập dự toán, thi, công, hoàn thiện, trong thời gian tới Công ty tăng cường cho đầu tư máy móc thiết bị mới có tính năng, tác dụng cao đáp ứng đòi hỏi cao về chất lượng, đúng về tiến độ thi công. Đặc biệt máy móc thiết bị dùng để thi công, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giắ trị của tài sản của Công ty. Về công tác tìm kiếm nguồn tài trợ cho đầu tư, đổi mới tài sản cố định: để có thể đầu tư mua sắmthay thế tài snr cố địnhmáy móc thiết bị cần phải có nguồn tài trợ cho hoạt dộng này. Hiện nay, vốn tài trợ cho tài snr cố định của Công ty gồm: vốn ngân sách và vốn khác, trong khi đó vón ngân sách chỉ chiếm một lượng rất nhỏ theo quy định của Bộ Tài chính, kể từ năm1996, phần vốn ngân sách cấp đầu tư vào nhà cửa vật kiến trúc thì Công ty không được phép tính khấu hao phần tài sản này, thực chất đay là số tài sản không trực tiếp ham gia vào sử dụng kinh doanh. Để đáp ứng yêu cầu đầu tư cho tài sản cố định, máy móc thiết bị, trong thời gian tới Cong ty cần thực hiện các việc sau: - Hàng năm, ngoài số vốn Cong ty tự bổ sung hàng năm, Công ty cần tích cực huy động như; vốn vay tín dụng, dù phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định, nhưng đây là một biện pháp duy nhất đáp ứng được nhu cầu trang bị tài sản cố định, máy móc thiết bị cho Công ty, trong khi hiện nay Công ty huy đọng còn hạn chế. Công ty còn có thể đi thuê tài chính, hình thức này rất phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển. ở Vịêt nam hiện nay, các công ty thuê tài chính đã -Đố với phần tài sản cố định là nhà cửa, vật kiến trúc khong trực tiếp vào sản xuất kinh doanh, Công ty cần phân định riêng phần giá trị tài sản cố định này. Công việc vay vốn trung và dài hạn hiện nay rất khó tại các ngân hàng, đển làm được điều này một mặy việc đầu tư vào tài sản cố định phải đạt được dự án khả thi, bên cạnh đóviệc tăng uy tín của Công ty với các nhà đầu tư, tạo chữ “ tín” cũng chính là một hình thức huy động vốn như: doanh nghiệp nên có thể trả bớt các khoản nợ ngắn hạn, hay nợ cán bộ, nộơp thuế cho Nhà nước, hoạt động sản xuát kinh doanh đạt chất lượng ... Trong kinh doanh, vốn không chỉ là tiềnmà còn là lòng tin, yạo được chữ tín trong quan hệ bạn hàng, với đối tác là một biện pháp tạo vốn rất quan tronghj bơẻi trong nhiều trường hợp, chữ tín còn mạnh hơn cả thế chấp. Bằng sự làm ăn trung thực, giữ được chữ tín với đối tác, Công ty có thể huy động được vốn thậm chí có thể vay vốn với lãi suất trả chậm hoặc ưu đãi. Tạo chữ tín cũng chính là cơ sở cho sự phát triển lâu dài của Công ty. Song song với việc tạo lập vón nêu trên, việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả cũng chính làmột phương thức tạo vốn đối với Công ty, và đây cũng chính là nhiệm vụ hàng đầumà Công ty đặt ra trong quá trình sử dụng vốn đầu tư của mình . Giải pháp 3 Cải tiến phương pháp khấu hao tài sản cố định Như ta đã biết, khấu hao cơ bản là một trong những nội dung quan trọng của quản lý và sử dụng vốn cố định. Việc trích khấu hao hợp lý sẽ đảm bảo cho việc thuạc hiện tái đầu tư tài sản cố định được thông suốt. Trong những năm qua, Công ty đã thực hiện trích khấu hao cơ bản theo tỷ lệ quy định của Nhà nước vớie tỷ lệ khấu hao ở bảng 08, Công ty sẽ gặp khó khăn trong việc trích khấu hao cơ bản ở nhưbgx năm cuối, điều này là do năng lực sản xuất tài sản cố định giảm dàntheo quá trình hoạt động. Việc này cũng làm giảm tốc độ thu hồi vốn để đầu tư, đổi mới tài savr cố định. Điều này không thích hợp, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà khoa học ktx thuật phát triển mạnh, có nhiều loại máy móc thiết bị văn phòngmới ra đời làm giá cả biến động mạnh, tài sản cố định dễ bị hao mòn vô hình. Do đó, có thể đảm bảo được quỹ khấu hao thực hiện tái đầu tư tài sản cố định nhanh chóng đổi mới máy móc thiết bị tin học, đưa kỹ thuật mới vào sản xuất thì trong cong tác khấu hao tài sản cố dịnh cần tính đến các yếu tố như sau: Sự phát triển khoa học kỹ thuật, giá cả biến động. Trong phần này em xin đưa ra hai phương áấu hao mới cho Công ty. 1. Phương pháp khấu hao nhanh theo tỷ lệ giảm dần. * Cơ sở của phương pháp: phương pháp dựa trên cơ sở khấu hao kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, tài sản có định dễ bị hao mòn vô hình. Để hạn ché hao mòn vô hình. Do vậy, hạn chế của sự biến động giá catreen thị trường tới rài sản cố định Công ty đang sử dụng, cần tiến hành khấu hao nhanhđể baot toàn vốn, đồng thời phù hợp với thực tế năng suất làm việc của các thiết bị tin học giảm dần theo thời gian sử dụng. áp dụng phương pháp khấu hao này, trong những năm đầu,giá trị khấu hao sẽ cao hơn có thể làm cho lợinhuận Công ty bị suy giảm. Song bởi sự linh động của mình, Công ty có thể sử dụng quỹ khấu hao vào các mục đích trong hoạt độngtái đầu tư đổi mới tài sản cố định, hạn chế sự tổn thấtdo hao mòn vô hình gây ra, tiết kiệm chi phí tiền vay, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. * Nội dung phương pháp: Theo phương phắp này, việc tính khấu hao hàng nămdựa vào tỷ lệ khấu hao luỹ tiến giảm dần với nguyên giá tài sản cố định. Tỷ lệ khấu haogiảm dần được xác định theo công thức sau: TKt = Error ! Trong đóTKt: là tỷ lệ khấu hao năm thứ t. T: Tổng thời gian hoạt động của máy móc thiết bị; t: là năm tính khấu hao. Trên cơ sở đáp ứng yêu cầu vừa đảm bảo lợi ích của Công ty, vừa đảm bảo lợi ích của Nhà nước, tỷ lệ khấu hao luỹ thoái hàng năm cần tuân thủ các nguyên tắc sau: Phải được cấp cs thẩm quyền cho phép Phải tương ứng với khả năng bù đắp của doanh thu( sản xuất khinh doamh không được lỗ ) Thời gian sử dụng vẫn phải được đảm bảo theo quy định hiện hành Trong phạm vi bài này, em xin áp dụng phương pháp trên để trích khấu hao cho tài sản cố định và thiết bị khác tại Công ty. Các thiết bị này đưa vào sử dụng năm 2002,có thời gian sử dụng là 4 năm, nguyên giá là 270 triệu đồng, ta tính tỷ lệ trích và mức trích sau: Năm trích 1 2 3 4 Tổng Tỷ lệ khấu hao 4/10 3/10 2/10 1/10 10/10 Mức trích 180 81 54 27 270 Nếu theo cách tính khấu hao của Công ty được áp dụng, với tỷ lệ quy định là 20% thì mức trích hàng năm là 54 triệu và phải sau 5 năm mới thu hồi đủ vốn đầu tư ban đầu. Với phương pgáp tính mới, chỉ sau 4 năm sử dụng Công ty có thể thu hồi vốn đầu tư ban đầu. Điều này hạnchế được hao mòn vô hình và sự tác động của giá cả biến động tới vốn cố định. Chênh lệch và mức tính khấu hao lên tới: 108 – 54 = 54 triệu. Mức chênh lệch này lamg tăng chi phí kháu hảôtng giá thành, song Công ty sẽ có điều kiện đổi mới, cải thiện thiét bbị công nghệ, vả lại chi phí cao chỉ trong những năm đầu, sau đó sẽ tạo được lợi nhuận rất lớn cho đầu tư vì chi phí khấu hao giảm rất nhanh. Tính khấu hao cho từng tháng : Như đã đề cập, có những tài sản cố định mua về vào cuối tháng 11, 12 của năm 2002 như kamac 33h -5511 mua về cuối tháng 11, Công ty đã tính khấu hao cho cả năm 2002. Như vậy, mức trích khấu hao trung bình hàng năm của tài sản cố địnhđược tính bằng cách lấy nguyên giá chia cho thời gian sử dụng của tài sản cố định tính theo năm, theo quý. Song Công ty mới tính số trích khấu hao tài sản cố định theo quỹ mà chưa tính cho tháng. Cônh ty nên tiến hành tính số khấu theo từng tháng cụ thể, đặc biệt những tài sản cố định mua về trong năm. Khi trong năm có tài sản cố định mua về, đưa vào sử dụng sản xất ra sản phẩm, Công ty nên trích khấu hao theo nguyên tắc tròn tháng, sau đó nên tính số tiền khấu hao cho từng tháng bằng cách lấy khấu hao trung bình năm chia số tháng tính khấu hao, chẳng hạn tài sản cố định mua về trong tháng 3, được tính khấu hao từ tháng 4, số khấu hao Cônh ty tính là 9 tháng. Việc trích khấu hao tài sản cố định cho từng tháng sẽ đảm bảo tính ổn định hơn về số tiền trích khấu hao ở các khoảng thời gian trong năm, tránh hiện tượng quý 4 phải “ khoá đuôi” với số tiền khấu hao quý 4 phải gánh hoặc quá nặng hoặc quá nhẹ. Điều nàylà một trong những nguyên dolàm cho tốc độ tăng lợi nhuận thấp hơn tốc độ tăng của vốn. giải pháp 4 Lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định Công ty cần sớm thực hiện việc lập kế hoach khấu hao tài sản cố định. Đây là một biện pháp giúp Công ty thấy rõ được nhu cầu tăng giảm vốn cố định trong năm kế hoạch và khả năng nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu đó. Từ đó, Công ty xem xét lựa chọn các dự án đầu tư tài sản cố định trong tương lai. Để lập được kế hoạch tài sản cố định, Công ty thực hiện các bước sau: -xác định các tài sản cần trích khấu hao và nguyên giá tàu sản cố định phải trích khấu hao trong năm kế hoạch . -Dự kiến tăng giảm tài sản cố định trong năm kês hoạch. -Căn cứ vào phương pháp khấu hao được áp dụng, để tính mức khấu hao, tỷ lệ khấu hao. - Trên cơ sở nguồn vốn hình thành nên tài sản cố định để có kế hoạch phân phối, sử dụng tiền khấu hao. giải pháp 5 tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn cố định và đánh giá lại tài sản cố định Trong quá trình sử dụng, những biến đọng về giá cả, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm cho sức mua của vốn cố định ở thời điểm hiện tại và thời điểm bỏ vốn đầu tư ban đầu có sự chênh lệch, đặc biệt có những tài sản cố định mà khi đánh giá thì có giá trị nhỏ hơn quy định cho phép. Do đó, để bảo toàn cho nguồn vốn của mình, Cônh ty công trình giao thông 208 cần thực hiện việc đánh giá lại tài sản cố định, tránh để mất vốn, hạn chế tối đa những bất lợi hao mòn vô hình. Trong những năm tới Công ty nên tiến hành phân tích tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của mình tạo cơ sở cho vuệc lập kế hoạch, phưong án sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Việc đánh giá phân tích tuy chưa đầy đủ các chỉ tiêu, nhưng nó cũng đáp ứng được một cái nhìn tổng quát về tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định của Công ty. giải pháp 6: coi trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao trình độ sử dụng và quản lý tài sản cố định . Lao động là nhân tố cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng vốn cố định nói riêng và toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doang nghiệp nói chung. Trong thực tế khi tài sản cố định máy móc thiết bị càng tiên tiến thì người lao động cũng phải được lao động cẩn thận, họ cũng phải qua trường lớp để có thể sử dụng và quản lý chúng có hiệu quả. Các doanh nghiệp cũng cần có biện pháp nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động và triệt để khai thác nguồn lực này. Được đào tại, bồi dưõng trình độ, người lao động sẽ nâng cao nhận thức về lý thuyết cũng như thực tế ứng dụng trong viẹc sử dụng tài sản cố định máy móc trong thiết bị. Đồng thời giúp họ có ý thức nghiêm túc trong lao động. Chấp hành tốt các quy định nội quy của doanh nghiệp và thực hiện nghiêm chỉnh các quy phạm trong sản xuất Để nâng cao lao động thì: + Lao động phải qua sử dụng và có tiêu chuẩn chặt chẽ + Học nghề nào làm nghề đó + Hàng năm doanh nghiệp phải tạo điều kiện cho người lao động được bổ túc, đào tào thêm chuyên môn, tay nghề đáp ứng yêu cầu công việc. Thời gian qua, trình độ công nhân viên trong Công ty là cao song chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng công việc. Để phát triển kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong thời gian tới, Công ty cần thực hiện như sau: -Trong công tác tuyển dụng bổ sung cán bộ, nhân viên mới, Công ty cần có chính sách tuyển dụng hợp lý. Theo đó chỉ tuyển dụng những người đã được đào tạo đúng chuyên môn kinh tế kỹ thuật vào làm việc, tuyệt đối không tiếp nhận những đối tượng không đúng chuyên môn nghiệp vụ. - Công ty cần tăng cường việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên, qua đó nâng cao trình độ quản lý, sử dụng vốn cố định, tài sản, máy móc thiết bị cũng như chất lượng công trình. + Với đội ngũ quản lý: Công ty có thể tổ chức những khoá học ngắn hạn, hoặc cử người đi học bằng mọi hình thức để họ có thể tiếp cận với trình độ quản lý mới, có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty, đáp ứng sự đổi mới ngày càng cao của nền kinh tế thị trường. + Với đội ngũ chuyên môn kỹ thuật: Những người trực tiếp làm việc với máy móc, thiết bị văn phòng... trước yêu cầu mở rộng kinh doanh trong những năm tới, Công ty cần tuyển hoặc cử đi học thêm ở các trường kỹ thuật. Công ty cũng nên có kiến thức cập nhật về kỹ thuật để tổ chức các buổi giới thiệu về kỹ thuật mới trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông, huấn luyện sử dụng máy móc thiết bị đúng quy trình kỹ thuật cho đội ngũ chuyên môn kỹ thuật, Công ty cần bố trí những người lao động giỏi kèm cặp lao đoọng còn non kém, mới tuyển dụng dê họ có thể thích nghi nhanh với máy móc thiết bị và sử dụng chúng có hiệu qủa cao nhất, kinh phí này có thể lấy từ quỹ khuyến khích phát triển kinh doanh. Bên cạnh đó việc tạo điều kiện, khuyến khích cán bộ công nhân viên tự học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nhất là trình độ sử lý vốn cố định, tài sản máy móc thiết bị, Công ty cũng nên có chính sách nâng lương cho cán bộ, nhân viên chịu khó học hỏi, nâng cao trình độ cũng như khen thưởng xứng đáng những người có ý thức trong việc bảo quản, có sáng kiến tiết kiệm trong việc sử dụng tài sản máy móc thiết bị làm lợi cho tập thể, đồng thời sử phạt nghiêm minh những nguời nào thiếu ý thức trách nhiệm làm hỏng, mất tài sản, máy móc của Công ty. Với những khó khăn và hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn cố định tại công ty không phải là không khắc phục được. Với đội ngũ cán bộ đầy nhiệt tình kết hợp với năng lực vốn có, Công ty công trình giao thông 208 sẽ vượt qua mọi thử thách, vững vàng trong sản xuất kinh doanh và sẽ có vị trí xứng đáng trên thương trường, xứng đáng là một đơn vị kinh doanh chuyên nghành về giao thông vận tải. Thực hiện lời Bác dạy: “ Giao thông vận tải đi trước một bước”. kết luận TSCĐ giữ vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanhcủa Công ty công trình giao thông 208 nói riêng và các doanh nghiệp nói chung. Tài sản cố định là cơ sở vật chất trực tiếp sử dụng cho hoạt động sản xuát kinh doanhcủa doanh nghiệp, nó trực tiếp tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp nó có mặt trong công tác quản lý, trong bán hàng ... nó có mặt trong tất cả hoạt động của Công ty, TSCĐ có giá trị lớn thời gian sử dụng lâu dài nên việc quản lý sử dụng tổ chức hoạch toán chúng một cách phù hợp có ảnh hưởng rất lớn tới công việc sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Qua thời gian thực tập tại Công ty công trình giao thông đã trang bị cho em kiến thức thực tiễn về công tác quản lý tài sản tại một đơn vị đồng thời giúp em củng cố vốn kiến thức đã học được trong nhà trường và tạo cơ hội cho em hiểu biết thêm về thực tế . Trên cơ sở những điều đã được học và nhìn thấy tại Công ty công trình giao thông 208 em đã chọn đề tài về giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, những kiến nghị nhằm bổ sung cho công tác quản lý TSCĐ ngày càng hoàn thiện hơn nữa để có thể phục vụ tốt cho công việc sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên do có sự hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên trong phạm vi bài này không tránh khỏi những sai sót vì vậy em rất mong nhận được sự chỉ bảo của và hướng dẫn của các Thầy cô cũng như các Anh, Chị tại Công ty công trình giao thông 208. Cuối cùng một lần nữa em xin cảm ơn sự nhiệt tình hướng dẫn của thầy giáo Trần Công Bảy, các Thầy cô giáo trong khoa tài chính – Kế toán trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội cùng các Anh, Chị trong Công ty công trình giao thông 208 đã giúp em hoàn thiện bài này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2003 danh sách tài liệu tham khảo Tài chính học. (Tác giả : Trương Mộc Lâm) 2. Quản trị tài chính doanh nghiệp (Tác giả : Nguyễn Đình Kiệm & Nguyễn Đăng Nam) 3. Kinh tế chính trị Mác- Lênin. (Nhà xuất bản giáo khoa Mác- Lênin) 4. Tài liễu bồi dưỡng kế toán (Nhà xuất bant Tài chính – 1998) 5. Giáo trình tài chính Doanh nghiệp ( Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội) 6. Giáo trình kế toán doanh nghiệp sản xuất (Trường Đại học Kế Toán Tài Chính Hà Nội) 7. C.Mác- tư bản tập mộI trang 250 , NXB sự thật Hà Nội1990 mục lục Lời nói đầu Chương I: Vốn cố định phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong các doanh nghiệp 1 I. Tài sản cố định và vốn cố định của doanh nghiệp 1 1. Khái niệm 1 2. Vai trò của TSCĐ 3 II. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong các doanh nghiệp 4 III. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và các biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụngvốn cố định 6 1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp 6 2. Yêu cầu quản lý và các biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp 8 Chương II: Tình hình huy động sử dụng, quản lý vốn cố định ở Công ty công trình giao thông 208 11 I. Đặc điểm tình hình chung của Công ty công trình giao thông 208 11 1. Quá trình hình thành và phát triển 11 2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất 11 * Đặc điểm tổ chức sản xuất 11 * Quy trình sản xuất 12 3. Cơ cấu bộ máy quản lý 13 4. Đặc điểm tổ chức công tác tài chính kế toán 13 II. Tình hình huy động sử dụng, quản lý vốn cố định ở Công ty công trình giao thông 208 13 1. Tình hình vốn và nguồn vốn kinh doanh 13 * Tình hình vốn kinh doanh 13 * Tình hình nguồn vốn kinh doanh 14 2. Kết cấu nguồn vốn cố định 15 3. Cơ cấu tài sản cố định 18 4. Tình hình huy động năng lực sản xuất của TSCĐ 21 5. Tình hình thực hiện khấu hao TSCĐ và quản lý quỹ khấu hao 21 6. Tình hình quản lý TSCĐ, bảo toàn vốn cố định 24 7. Hiệu quả sử dụng TSCĐ ở Công ty công trình giao thông 208 25 8. Nhận xét, đánh giá chung 28 Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở Công ty công trình giao thông 208 31 I. Hướng phát triển Công ty công trình giao thông 208 31 II. Một số biện pháp nhằm nâng cao sử dụng hiệu quả vốn cố định của Công ty 31 Giải pháp I: Tăng cường công tác mở rộng thị trường là giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 32 Giải pháp II: Tăng cường việc đầu tư đổi mới, bổ sung và tìm nguồn tài trợ cho TSCĐ. 33 Giải pháp III: Cải tiến phương pháp khấu hao TSCĐ 34 Giải pháp IV: Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ 37 Giải pháp V: Tiến hành phân tích TSCĐ và đánh giá lại TSCĐ 37 Giải pháp VI: Coi trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ CBCNV nhằm nâng cao trình độ sử dụng và quản lý TSCĐ. 39 Kết luận Tài liệu tham khảo. Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý công ty công trình giao thông 208 Giám đốc PGĐ Kinh doanh PGĐ Kỹ thuật PGĐ Nội chính Phòng Kế toán tài chính Phòng Kế hoạch Phòng tổ chức đội lao động Phòng Kỹ thuật thi công Đội 283 Đội 282 Đội 281 XN thi công cơ giới XN công trình giao thông III XN công trình giao thông II XN công trình giao thông I Phòng Vật tư thiết bị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3283.doc
Tài liệu liên quan