Đề tài Tình hình huy động và cho vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình

Với đề tài: “Tình hình huy động và cho vay vốn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Bình”, Hy vọng rằng đề tài đã lý giãi được những vấn đề cơ bản về huy động và cho vay vốn tính dụng ngân hàng, từ cơ sở số liệu và tình hình thực tế đề tài đã đưa ra một số giãi pháp khắc phục. Tuy nhiên do kiến thức lý luận củng như am hiểu thực tế còn hạn chế và thời gian thực tập có hạn nên bản luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót , em kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các cán bộ ngân hàng để bài luận văn được hoàn thành tốt hơn

doc47 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình huy động và cho vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trả, quy mô hoạt động của Ngân hàng Ngân hàng gồm có các nguồn vốn như: a) Vốn tự có. Nguồn vốn tự có là nguồn vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng nó bao gồm vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn tự có bổ sung, vốn liên doanh, và vốn tự có khác. Trong đó: - Vốn điều lệ là mức vốn bắt buộc mỗi Ngân hàng đều phải có nó được ghi trong điêu lệ hoạt động của Ngân hàng. - Vốn tự có bổ sung là vốn do Ngân hàng Thương Mại trích lợi nhuận hàng năm để lập quỹ nhằm bổ sung vốn tự có, bảo toàn vốn kinh doanh và bù đắp rủi ro khoảng 10%. - Vốn tự có khác là giá trị TSCĐ tăng thêm do đánh giá lại, lợi nhuận chưa chi của Ngân hàng các loại vốn quỹ khác chưa sử dụng đến có thể dùng vào kinh doanh như vốn Nhà nước cấp để cho vay dài hạn. b, Nguồn vốn huy đông: Là nguồn vốn chính cho Ngân hàng xoay vòng bởi nguồn vốn này do Ngân hàng huy động được bằng các nghiệp vụ của mình như nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ thanh toán và các nghiệp vụ khác. Nguồn vốn này chủ yếu là dựa vào các khoản tiền có hay không có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức kinh tế và cấ nhân. Một số loại hình tiền gửi: + Tiền gửi có kỳ hạn: Là khoản tiền mà khách hàng gửi vào Ngân hàng (hay uỷ thác cho Ngân hàng ) nhưng có thoả thuận về thời gian rút tiền giữa Ngân hàng và khách hàng gửi tiền. + Tiền gửi không có kỳ hạn: Là tiền khách hàng gửi vào Ngân hàng nhưng họ có quyền tự do rút tiền của mình một phần hay toàn bộ số tiền gửi theo nhu cầu của họ bất cứ lúc nào. +Tiền gửi tiết kiệm: Khoản tiền này chủ yếu là của các khách hàng thuộc thành phần nhân dân lao động, công nhân viên chức, học sinh, sinh viên, người buôn bán … tại thời điểm nào đó họ có số tiền nhàn rỗi khi đó họ gửi vào Ngân hàng nhằm trang trải chi tiêu có mục đích hay dự phòng cho tương lai. Với đối tượng trung gian này cũng tồn tại dưới 2 hình thức là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. * Bên cạnh các loại tiền gửi Ngân hàng còn có một số nguồn huy động khác: Ngân hàng có thể được phát hành các lọai kỳ phiếu, trái phiếu: + Kỳ phiếu hay còn được gọi là thương phiếu: thương phiếu là chứng từ chỉ có giá trị ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hay cam kết thanh toán không điều kiện cho người thụ hưởng một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc thanh toán vào một thời gian nhất định trong tương lai. +Thương phiếu gồm 2 loại: Lệnh phiếu và Hối phiếu. + Trái phiếu: là loại giấy nợ trung và dài hạn thường có thời hạn trên một năm nhằm thu hút từ các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội. Trái phiếu có nhiều hình thức: Trái phiếu trả lãi định kỳ, trái phiếu lãi suất điều chỉnh định kỳ, trái phiếu chiết khấu, trái phiếu có thể chuyển thành cổ phiếu. c)Nguồn vốn đi vay: Các Ngân hàng Thương Mại đi vay vốn nhằm bổ sung vốn thiếu hụt trong kinh doanh của mình. Nguồn vốn này vay từ Ngân hàng Trung ương, các tổ chức tín dụng là chủ yếu. d)Nghiệp vụ tạo vốn khác (nguôn vốn khác): Thông thường qua các hoạt động Ngân hàng làm đại lý hay uỷ thác. Một số chỉ tiêu định giá. - Mức vốn huy động trong tổng nguồn: về Cơ cấu huy động là khác nhau trong từng thời gian, ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn. chúng ta có ưu, nhược điểm khác nhau về kỳ hạn, Lãi suất, và mức độ đảm bảo an toàn trong kỳ chi trả - Doanh số cho vay: Nói lên được khả năng đáp ứng đầu tư cho mở rộng sản xuất hay đầu tư tạm thời cho các đối tượng sản xuất khi thiếu vốn. - Doanh số thu nợ: Nói lên mức độ hoàn trả vốn của khách hàng đối với Ngân hàng. - Doanh số dư nợ: Cho biết khả năng mở rộng tín dụng của Ngân hàng đối với từng đối tượng theo thời gian. - Doanh số dư nợ qua hạn trên tổng dư nợ: Cho biết chất lượng tài chính tín dụng và sự hoàn trả vốn của khách hàng. - Hiệu quả của hoạt động tín dụng của Ngân hàng: được phản ánh thông qua tổng doanh số lãi tiền vay trên tổng thu nhập của Ngân hàng. Phần II. kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quảng bình. Tình hình cơ bản của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn quảng bình. 1.1. Quá trình hình thành. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Quảng Bình được ra đời từ 1/1/1991 tại địa bàn thị xã Đồng Hới vì Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Bình mới được tách ra khỏi Ngân hàng Nhà nước tỉnh. Với nguồn vốn ít ỏi của Nhà nước cấp, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Bình gần như đi lên từ 2 bàn tay trắng. Tới nay huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Bình khá lớn tương đương với nó là doanh số cho vay. Với những đóng góp của mình Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có những công cuộc xây dựng tỉnh mới, đặc biệt là phát triển kinh tế Nông nghiệp của tỉnh Quảng Bình 1.2. Mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Quảng Bình. Cũng như tất cả các ngành nghề khác Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Bình cũng mang đồng vốn của mình ra để kinh doanh nhằm thu hồi lại một khoản lợi nhuận nào đó có thể. Với hình thức kinh doanh của một Ngân hàng Thương Mại nghĩa là hoạt động kinh doanh tự chủ theo phương châm “đi vay để cho vay” Ngân hàng đã tích cực huy động nguồn vốn mở rộng các hình thức kinh doanh để làm sao cho vay đúng hướng, đúng mục đích và có hiệu quả. Ngân hàng cho vay các đối tượng như doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhưng đặc biệt Ngân hàng vẫn chú trọng tới việc cho vay hộ sản xuất; tập trung vào phát triển các làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề dịch vụ, nông nghiệp cho vay hộ nông dân và chú trọng tới phát triển kinh tế trang trại, trồng cây lâu năm, nuôi tròng thuỷ sản,chăn nuôi từ nguồn vốn vay này người sử dụng đồng vốn đã biết đầu tư khoa học kỹ thuật vào các ngành nghề của mình. Vốn vay đã tạo công ăn việc làm cho người dân, xoá đói giảm nghèo, từ đó cũng xoá bỏ được nạn cho vay nặng lãi trong nông thôn, đẩy mạnh phát triển sản xuất toàn diện. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Bình đã đặt ra các mục tiêu cụ thể là: - Mở rộng mạng lưới kinh doanh đến từng địa bàn dân cư. Huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế, các tổ chức tín dụng với mức lãi suất khác nhau, vận dụng trả lãi trước. - Với quy mô mạng lưới rộng khắp Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Bình đã củng cố và phát triển thị trường tín dụng nông thôn theo phương thức cho vay trực tiếp tới hộ sản xuất, khuyến khích vay theo hộ và vay dưới 10triệu một khoản vay không cần tài sản thế chấp. Bên cạnh đó tăng cường vốn vay trung và dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp và nông thôn, lấy hiệu quả kinh tế xã hội, phát triển nông nghiệp nông thôn làm gốc. - Đơn giản hoá các thủ tục vay tiền, hiện đại hoá, công tác thanh toán, nhằm giữ vững được khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới. 1.3. Bộ máy tổ chức. Với mục tiêu đã đề ra Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Bình đã không ngừng xây dựng mạng lưới hoạt động rộng khắp. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Bình có 14 chi nhánh cấp III ở các huyện và thị xã: thị xã Đồng Hới; các huyện lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá, Minh Hoá...và bao gồm 23 chi nhánh liên xã và các chi nhánh lưu động khác. Các phòng giao dịch được đặt ở những nơi đông dân cư, có nhiêu cơ sở kinh tế đang hoạt động. Mỗi chi nhánh Ngân hàng đều hạch toán cân đối riêng nhưng vẫn chịu sự chỉ đạo của Ngân hàng tỉnh. Trụ sở gồm 120 cán bộ nhân viên được bố chí hợp lý qua các phòng sau. Giám đốc Phòng tín dụng Phòng hành chính Phòng kinh tế Phòng ngân quỹ Phòng kiểm soát Phòng tổ chức Bộ phận Kế toán giao dịch Phòng tin học Bộ phận Kế toán tổng hợp Mỗi phòng ban đều có phó Giám đốc riêng. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Ngân hàng không ngừng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn như Ngân hàng mở các lớp tập huấn về văn bản pháp quy Nhà nước, quy trình thẩm định dự án, quy chế cho vay, bảo đảm tiền vay, tin học kinh tế. Hợp đồng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Quảng Bình. 2.1 Tình hình và thực trạng huy động vốn của Ngân hàng. Nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Quảng Bình có xu hướng tích cực, chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn làm cơ sở cho việc đầu tư tới các đơn vị, cá nhân có nhu cầu về vốn. Tổ chức tín dụng và Ngân hàng đã biết tổ chức thức hiện tốt các dịch vụ rút tiền thanh toán cũng như gửi tiền vào của khách hàng được nhanh chóng, thuận tiện và chính xác với đội ngũ cán bộ tín dụng năng động và Ngân hàng đã đầu tư đổi mới trang thiết bị hiện đại (máy đếm tiền, máy tính máy vi tính) và mở rộng địa bàn huy động vốn ở những nơi có mất độ dân cư cao và có nhiều các tổ chức kinh tế hoạt động. Phương thức huy động vốn: Để có được khoản tiền nhàn rỗi của dân cư của các tổ chức kinh tế Ngân hàng cần phải có những phương thức huy động thích hợp, hai bên cùng có lợi vì như một số phương pháp huy động, như huy động không thời hạn: 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, tiền gửi không kỳ hạn, kỳ phiếu. Bên cạnh đó Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Quảng Bình thực hiện thanh toán và rút tiền của khách hàng trong mọi điều kiện thuận lợi nhất. Lãi suất huy động vốn: -Lãi suất là công cụ hữu hiệu cho việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi và Lãi suất cũng là điều kiện cần thiết để cho mỗi dân cư hay mỗi tổ chức kinh tế quan tâm khi họ có khoản tiền nhà rỗi muốn gửi vào Ngân hàng. Nếu lãi suất cao Ngân hàng sẽ thu hút được nguồn vố nhàn rỗi lớn và ngược lại nguồn vốn thấp sẽ hạn chế việc gửi tiền của các nơi thừa vốn. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Quảng Bình đã căn cứ trên cơ sở khung lãi suất của Ngân hàng Nhà nước để điều chỉnh mức lãi suất hợp lý cho chính Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Quảng Bình. Đến 6/12/99 lãi suất công bố ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Bình đối với tổ chức kinh tế loại 3 tháng 0,3%; 6 tháng 0,35% loại 12 tháng 0,4%; tiền gửi dân cư 3 tháng 0,35%; 6 tháng 0,4%. Lãi suất tiền gửi của các tổ chức kinh tế và của dân cư vào Ngân hàng là thấp bởi còn phụ thuộc vào sự thoả thuận chung trong việc điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước nên các chi nhánh bắt buộc phải thực hiện theo sự điều hành này. Lãi suất huy động thấp cũng là một phần do hoạt động của một số chi nhánh Ngân hàng xoay vòng vốn của Ngân hàng là khá tốt bởi nhu cầu sử dụng vốn của các nganh nghề của các đơn vị kinh tế, các tổ chức kinh tế là tăng lên. Tuy nhiên, khi xét trên từng khía cạnh từng phạm vi vốn huy động còn không ít hạn chế. Ngân hàng chưa tận dụng hết nguồn vốn trung và dài hạn trong khi với kinh doanh kinh tế thị trường như hiện nay thì nhu cầu về nguồn vốn này là rất lớn bởi nó là nguồn vốn chủ yếu đầu tư cho khoa học kỹ thuật, máy móc thiết bị mà nguồn vốn ngắn hạn khó đáp ứng được. Tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Quảng Bình nguồn vốn tài trợ vào Ngân hàng còn rất thấp vì thế ngoài việc huy động nguồn vốn trung và dài hạn Ngân hàng cần phải tìm nguồn vốn tài trợ nhiều hơn. Về những thông tin tuyên truyền của Ngân hàng tới khách hàng là còn thấp, nhiều người còn nghi ngờ vì thiếu hiểu biết về việc huy động vốn của Ngân hàng. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết Ngân hàng chỉ niêm yết lãi suất Ngân hàng ở các bàn tiết kiệm nên không phổ biến tới toàn bộ dân cư. Đây chính là thiếu sót của Ngân hàng bởi những thông tin về những ưu thế tiền gửi của mỗi khách hàng sẽ có khi họ gửi tiền vào Ngân hàng hơn là để nhàn rỗi. Vì vậy Ngân hàng cần thiết phải tổ chức tốt hơn về công tác thông tin tuyên truyền để thu hút vốn nhàn rỗi đặc biệt là vốn trung và dài hạn trong dân cư và các tổ chức kinh tế. 2.2. Thực trạng cho vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Quảng Bình. 2.2.1. Nguyên tắc và điều kiện cho vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Quảng Bình. Theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định số 324/1998/QĐ - Ngân hàng Nhà nước ngày 30/9/1998 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Cho vay là một hình thức của cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Nguyên tắc vay vốn: Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo các nguyên tắc sau: -Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. - Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiên vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. - Việc bảo đảm tiền vay phải thực hiện quy định của chính phủ và của thống đốc Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Ngân hàng Nông nghiệp về bảo đảm tiền vay đối với khách hàng. Điều kiện vay vốn: Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng co đủ các kinh doanh sau: * Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu tách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật cụ thể là: Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự - Cá nhân và chủ doanh nghiệp từ người phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. - Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. * Có khả năng tổ chức đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; phải có nhu cầu tham gia sản xuất kinh doanh; * Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. * Có dự án đầu tư hay phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả. * Thực hiện các quy đinh về bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. Hiện nay, với mục tiêu xoá đói giảm nghèo của Đảng và chính phủ nên có rất nhiều ưu đãi đối với khách hàng vay vốn như khuyến khích vay hộ sản xuất không cần bảo đảm tiền vay với số lượng là 10 triệu đồng trở xuống chỉ cần có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để góp phần đẩy mạnh Nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ CNH- HĐH, với hệ thống tổ chức rộng khắp, sau một thời gian trao đổi bàn bạc, hội nông dân Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp phát triển Nông thôn Việt Nam đã thống nhất ra nghị quyết liên tịch (tổ chức, thực hiện chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn ) liên tịch Trung ương hội nông dân Việt Nam. NHN0& PTNT Việt Nam số 2038/NQLT/2001. Nghị quyết ra đời với mục đích: - Hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho 100% hộ nông dân có nhu cầu vốn phát triển sản xuất, kinh doanh và cải thiệ đời sống được vay vốn tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn trên phạm vi toàn quốc. - Nêu cao tinh thần hợp tác, tương trợ, hợp tác giữa các hội viên trong tổ vay vốn, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống và hoàn trả vốn vay cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn có cơ sở để không ngừng mở rộng đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, nâng cao an toàn vốn vay, năng lực tài chính, hội nông dân tăng cường sinh hoạt, xây dựng và củng cố cộng đồng dân cư lành mạnh, xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng nông thôn giầu đẹp, hội viên nông thôn ngày càng gắn bó với tổ chức hội. Để thực hiện, trong năm 2001 mới chỉ là thí điểm và sang đến năm 2002 mới được Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Quảng Bình phổ biến rộng rãi hơn. Phương thức cho vay và cách thức cho vay (theo điều 24 NQ 180 HĐQT ..) Ngân hàng Nông nghiệp nơi cho vay thỏa thuận với khách hàng về phương thức cho vay phù hợp với nhu cầu sử dụng vôNgân sách vay và khả năng kiểm tra, giám sát việc khách hàng sử dụng vốn vay theo một trong các phương thức cho vay như sau: Cho vay từng lần: - Phương thức cho vay từng lần áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu và đề nghị vay vốn từng lần, khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên, mỗi lần vay vốn, khách hàng và Ngân hàng Nông nghiệp làm thủ tục vay vốn cần thiết và kỳ hợp đồng tín dụng. * Cho vay theo hạn mức tín dụng: áp dụng cho các khách hàng vay ốn thường xuyên sản xuất kinh doanh ổn định và có quan hệ uy tín với Ngân hàng, đặc biệt ưu tiên đối với doanh nghiệp Nhà nước như: Doanh nghiệp kinh doanh lương thực, vật tư Nông nghiệp, các công ty kinh doanh thưong mại xuất nhập khẩu.. Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đời sống. Phương thức cho vay này áp dụng cho các trường hợp cho vay trung và dài hạn. Cho vay hợ vốn: Được thực hiện khi Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn và các tổ chức tín dụng khác cùng cho vay đôí với một dự án, phương án của khách hàng. Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy chế đồng tài trợ của tổ chức tín dụng số 154/1998/QĐ - NHNN/4 ngày 29/4/98 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước và văn bản hưóng dẫn số 1127/1998/NHN0- 05 ngày 01/6/1998 của tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. * Cho vay trả góp: Khi vay vốn, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn nơi cho vay và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay, tài sản hình thành bằng vốn vay chỉ thuộc sở hữu của bên vay khi trả đủ nợ gốc và lãi. * Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Căn cứ nhu cầu vau của khách hàng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn và khách hàng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng: hạn mức tín dụng dự phòng, thời hạn, hiệu lực của hạn mức dự phòng, Ngân hàng Nông nghiệp cam kết đáp ứng nguồn vốn cho khách hàng bằng Việt Nam Đồng hay ngoại tệ, trong thời gian hiệu lực của hợp đồng nên khách hàng không sử dụng hay sử dụng không hết hạn mức tín dụng dự phòng, khách hàng phải trả phí cam kết. Mức phí cam kết phải được thoả thuận giữa khách hàng à Ngân hàng Nông nghiệp. Khi khách hàng vay chính thức phần vốn vay được tính theo Lãi suất tiền vay hiện hành. * Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn nơi cho vay chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự sử dụng thẻ tín dụng, Ngân hàng Nông nghiệp nơi cho vay và khách hàng phải tuân theo các quy định của chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. * Phương thức cho vay khác: Các phưong thức cho vay khác do Ngân hàng Nông nghiệp quy định và phương thức cho vay trên là những phương thức mà tất cả các Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam để phải sử dụng, vì thế Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Bình cũng cần phải sử dụng một trong 8 phương thức cho vay sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của khách hàng. - Cách thức cho vay vốn: Dưới đây là một vài cách thức cho vay vốn đã được Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Bình áp dụng: + Cho vay trực tiếp tới khách hàng + Cho vay thông qua Ngân hàng cấp IV + Cho vay thông qua các tổ chức xã hội như: Hội phụ nữ, hội nông dân, + Cho vay thông qua các tổ chức trung gian như: Quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã tín dụng. + Cho vay qua các doanh nghiệp cung cấp vật tư Nông nghiệp tới hộ sản xuất. Ngày nay với phương thức, cáh thức cho vay phong phú, đa dạng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đến gần với người nông dân có vốn để mua đầu vào cho sản xuất như thuốc trừ sâu, phân bón. Với phương châm này Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã gián tiếp giúp cho chính phủ xoá đi được nạn cho vay nặng lãi thường xảy ra ở các vùng dân cư dân trí thấp. Không chỉ cho vay không mà Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thường xuyên kiểm tra, giám sát định kỳ các hộ về số vốn cho vay có được sử dụng đúng mục đích hay không. Nhờ đó mà đã thúc đẩy cho quá trình sản xuất có hiệu quả, tăng thu nhập cho người dân, góp phần vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông nghiệp của vùng cũng như kinh tế của đất nước. 2.3. Tình hình cho vay vốn theo thời hạn với đối tượng khách hàng. Với hoạt động của Ngân hàng là “đi vay để cho vay” khi huy động nguồn vốn Ngân hàng đã tìm mọi cách để huy động được nhiều vốn nhàn rỗi, vậy không thể huy động về để vào kho rồi trả lãi mà nguồn vốn đó phải được cho vay để lấy một khoản lãi lớn hơn lãi của vốn huy động, mà Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn không phải là ngoại lệ. Mặc dù vậy Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Bình vẫ làm đúng với nguyên tắc của thống đốc Ngân hàng từ khi làm hồ sơ thẩm định và cho vay. - Đối với hộ sản xuất: là đối tượng hiện nay đang được Đảng và chính phủ quan tâm trực tiếp bằng cách có những quy định những chính sách ưu tiên ưu đãi và gián tiếp thông qua Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn hay Ngân hàng Nhà nước để họ có những đồng vốn cần thiết như cho vay tiêu dùng, sản xuất kinh doanh và phát triển nông - lâm - ngư nghiệp hay tạo điều kiện cho đối tượng này có phương tiện đi lại hay cơ sở vật chất cần thiết tối thiều thông qua vay đời sống. Doanh số cho vay tới hộ sản xuất cao hơn so với doanh số doanh nghiệp Nhà nước, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ lớn hơn so với vốn trung và dàì hạn. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất cần quan tâm chú trọng hơn tới cho vay trung và dài hạn bởi loại hình này cần có thời gian dài cho sản xuất phát triển mới nhằm thu được kết quả mà trong số hiệu quả thu được này Ngân hàng đã nắm một khoản lớn của họ chỉ được vay ngắn hạn thì cho dù đầu óc có nghĩ đến phần lợi nhuận có thể đạt được nếu như có vốn họ cũng không chắc đã giám mạo hiểm để vay, bởi vì như trồng rừng cây chưa, bán được đã phải lo đến trả lãi rồi trả gốc cho Ngân hàng và nếu cứ thế họ chỉ nằm trong một vòng luẩn quẩn rất khó thoát ra khỏi cảnh đói nghèo, từ đó sẽ kéo theo sự giảm sút về phát triển kinh tế cho tỉnh Quảng Bình và cũng như giảm sút phát triển kinh tế của cả nước. 2.4. Cho vay theo các ngành kinh tế. Mỗi quốc gia, mỗi khu vực đều có một thế mạnh riêng trong phát triển các thành phần kinh tế, một điều mà mọi quốc gia đểm mong muốn là phát triển cân đối các thành phần kinh tế trong mỗi khu vực, mỗi quốc gia của mình. Trên thực tế khó tránh khỏi đó Quảng Bình cũng biết dựa vào lợi thế của địa hình tỉnh là miền núi, giáp biển sẽ rất thuận tiện cho phát triển nông lâm nghiệp, phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi Trâu, Bò, nuôi trồng thuỷ sản. Để góp phần vào phát triển kinh tế của tỉnh, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Bình đã tạo mọi điều kiện cho dân cư và các ngành dịch vụ kinh tế có được nguồn vốn đúng thời cơ Ngân hàng đã cho vay tới các ngành kinh tế nông nghiệp làm tiền đề vững chắc tạo ra nguyên liệu cho công nghiệp các ngành kinh tế khác phát triển. Ngoài cho vay các ngành chính trên Ngân hàng còn tiến hành cho vay tiêu dùng, cầm cố. Dạng cho vay tiêu dùng nhằm kích cầu tiêu dùng trong dân cư, nhằm tạo đà chô sản xuất hàng hoá phát triển. Đây là khoản cho vay tuy không lớn nhưng nó có tác dụng nhằm giải quyết khó khăn về vốn cho các đơn vị sản xuất. Khách hàng vay vốn có thể dùng tài sản cầm cố hay có thể trả bằng lương, bằng thu nhập khác. do vậy Ngân hàng cần tăng số vốn cho vay tới các hình thức này để đảm bảo đồng vốn của Ngân hàng, đồng thời thu nhập của Ngân hàng được ổn định. 2.5. Lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay là vấn đề đau đầu của Ngân hàng nói chung và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Bình nói riêng. Mức Lãi suất làm sao phải phù hợp với phần lợi nhuận mà đơn vị sản xuất kinh doanh có thể thu được khi họ dùng nguồn vốn đi vay của Ngân hàng để đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình, đó là về phía khách hàng còn đối với Ngân hàng Lãi suất chính là lợi nhuận mà Ngân hàng thu được khi bỏ ra một khoản vốn để cho vay. 3. kết quả kinh doanh của ngno&ptnt quảng bình. Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chính cho ngân hàng xoay vòng bởi nguồn vốn này do ngân hàng huy động được bằng các nghiệp vụ tính dụng, nghiệp vụ thanh toán và các nghiệp vụ khác. Nguồn vốn này chủ yếu dựa vào các khoản tiền có hay không có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức kinh tế và cá nhân. +Một số loại hình tiền gửi: - Tiền gửi có kỳ hạn - Tiền gửi không có kỳ hạn. - Tiền gửi tiết kiệm. - Tính dụng ngắn hạn. - Tính dụng trung hạn. - Tính dụng dài hạn. Biểu 1: Tình hình huy động vốn của NHNO&PTNT Quảng Bình. Đơn vị : triệu đồng STT Chỉ tiêu 2001 2002 Số tiền % Số tiền % Tổng nguồn vốn huy động 294.868 100 324.320 100 1 Phân theo nghành: -Tiền gửi của doanh nghiệp -Tiền gửi của dân cư 125.937 168.931 42,71 57,29 182.235 142.085 56,19 43,81 2 Phân theo thời hạn: -Không kỳ hạn -Kỳ hạn Ê 12 tháng -Kỳ hạn > 12 tháng 83.300 86.012 125.436 28,25 29,21 42,54 79.848 116.788 127.684 42,62 36,01 39,37 3 Phân theo đơn vị tiền tệ: -Bằng VNĐ -Bằng USD(VNĐ tương đương) 175.032 119.836 59,35 40,65 .202.732 121.590 62,51 37,49 Qua biểu đồ 1 ta thấy: Đến ngày 30/12/2001 nguồn vốn huy động là: 294.868 triệu đồng. Nguồn vốn trên bao gồm: Nguồn vốn không kì hạn là: 83.300 triệu chiếm 28,25% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn không kì hạn dưới 12 tháng là: 86.012 triệu đồng chiếm 29,21% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn kì hạn trên 12 tháng là: 125.436 triệu đồng chiếm 42,54% tổng nguồn vốn Nguồn vốn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm nội tệ đạt: 175.032 triệu đồng chiếm 59,35%. Tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ là: 119.836 chiếm 40,65%. Nguồn vốn nội tệ đạt: 118.578 triệu đồng chiếm 75,82% tổng nguồn vốn ngoại tệ đạt: 378.16 triệu đồng chiếm 24,18%, tổng nguồn vốn. * Năm 2002. Tổng nguồn vốn huy động đến ngay 30/12/2002 đạt 324.320 triệu đồng. Nguồn vốn trên bao gồm: Nguồn vốn không kì hạn là 79.848 triệu đồng chiếm 42,62% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn không kì hạn dưới 12 tháng là 116.788 triệu đồng chiếm 36,01%, tổng nguồn vốn. Nguồn vốn kì hạn trên 12 tháng là: 127.684 triệu đồng chiếm 39,37%, tổng nguồn vốn Nguồn vốn trên 12 tháng đạt: 134.634 triệu đồng chiếm 41,51%, tổng nguồn vốn ngoại tệ là: 189.686 triệu đồng chiếm 58,49%, tổng nguồn vốn. Biểu 02. Tổng dư nợ cho vay: Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu 2001 2002 Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ cho vay 156.394 100 196.544 100 1 Theo thời hạn Ngắn hạn Trung và dài hạn 70.972 85.422 45,38 54,62 67.982 128.562 34,59 65,41 2 Theo thành phần kinh tế: -Doanh nghiệp quốc doanh -Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 149.216 7.718 95,41 4,59 139.785 16.609 89,39 10,62 3 Theo loại tiền : - Bằng VNĐ - Bằng USD 118.578 37.816 75,82 24,18 142.848 53.696 72,68 27,32 Tổng dư nợ đến ngày 31/12/2001 là: 156.394 triệu đồng, trong đó dư nợ nội tệ là: 118.578 triệu đồng chiếm tỷ trọng 75,82%, tổng dư nợ. Trong đó bao gồm: Dư nợ vay ngắn hạn là: 70.972 triệu đồng chiếm 45,38% tổng dư nợ. Dư nợ trung hạn là: 85.422 triệu đồng,chiếm 54,62% tổng dư nợ. Doanh nghiệp quốc doanhlà: 149.216 triệu đồng, chiếm 95,41%. Doanh nghiêp ngoài quốc doanh là: 7.718 triệu đồng, chiếm 4,59%. ** Năm 2002 Tổng dư nợ đến ngày 31/12/2002 đạt 196.544 triệu đồng. Dư nợ nội tệ là 142.848 triệu đông chiếm 72,68%, tổng dư nợ Nợ vay trung hạn là 128.562 triệu đồng chiếm 65,41%, tổng dư nợ Nợ vay ngắn hạn là 67.982 triệu đồng chiếm 34,59%, tổng dư nợ Doanh nghiệp quốc doanh có tổng dư nợ 139.785 triệu đồng chiếm 89,38%. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tổng dư nợ 16.609 triệu đồng chiếm 10,62%,tổng dư nợ Thực trạng dư nợ hàng năm đánh giá được tình hình hoạt động và quy mô hoạt động của năm với mực dư nợ lớn chứng tỏ nghân hàng hoạt động có hiệu quả quy mô lớn và ngược lại.Từ đó Ngân hàng sẽ rút kinh nghiệm và tìm cho mình một hướng đi đúng đắn hơn.Theo thời gian từ 2001-2002 dư nợ ngắn hạn đang có chiều hướng tăng. Biểu 03: Kết quả kinh doanh năm 2001-2002 của sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình Đơn vị:Triệu đồng STT Chỉ tiêu 2001 2002 Số tiền % Số tiền % I Tổng thu nhập 87.571 100 93.723 100 1 Thu lãi tiền vay 23.614 26,96 24.904 26,57 2 Thu lãi tiền gửi 37.952 43,33 45.324 48,36 3 Thu dịch vụ thanh toán 3.739 4,27 5.848 6,24 4 Thu kinh doanh ngoại tệ 2.285 2,61 4.807 5,13 5 Thu khác 19.981 22,83 12.840 13,70 II Tổng chi 68.702 100 74.953 100 1 Chi huy động vốn 46.476 67,65 48.569 64,80 2 Chi nộp thuế 171 0,25 217 0,29 3 Chi cho nhân viên 707 1,03 1.281 1,71 4 Chi cho quản lý 1.319 1,92 1.529 2,04 5 Trích dự phòng rủi ro 19.473 28,34 21.393 29,34 6 Chi về tài sản 556 0,81 1.364 1,82 III Lãi 18.869 18.770 Biểu 04: Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng số dư nợ của NHNN & PTNT Quảng Bình. Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu 2001 2002 Nợ quá hạn 35.583 17.548 Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế 156.394 196.544 % nợ quá hạn/tổng dư nợ 27,75 8,92 Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ năm 2001 chiếm 27,75%, nhưng đến năm 2002 giảm xuống còn 8,92% . Qua đó cho ta thấy các doanh nghiệp có cơ sở kinh tế làm ăn đạt hiệu quả. Nợ quá hạn ảnh hưởng trực tiếp đến việc xoay vần nguồn vốn của ngân hàng. Khi phân tích tính cân đối , nếu chỉ quan tâm đến dư nợ huy động vốn và dư nợ cho vay thì có thể các chỉ tieu đó đều đạt yêu cầu song ngân hàng vẫn phải đối mặt với rủi ro ,điều này mâu thuẩn với mục tiêu của công tác cân đối (mục tiêu an toàn ). Bởi vì , nếu ngân hang cho vay được nhiều và đảm bảo nguồn vốn ngắn hạn để cho vay ngắn hạn , nguồn vốn dài hạn để cho vay có thể dẫn tới nguy cơ ngân hàng thua lỗ hoặc vỡ nợ . Vì thế, song song với công tác cân đối vốn thì việc tăng cường chất lượng tín dụng , đảm bảo dư nợ quá hạn ở mức hợp lý có thể chấp nhận được luôn là một yêu cầu cấp thiết chấp nhận được luôn là một yêu cầu cấp thiết với mọi ngân hàng . Biểu 5: Nợ quá hạn của thành phần kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 Số tiền % Số tiền % Tổng số nợ quá hạn 35.583 100 17.548 100 Nợ quá hạn kinh tế quốc doanh 32.261 90,66 16.452 93,75 Nợ quá hạn kinh tế ngoài quốc doanh 3.323 9,34 1.096 6,25 Qua biểu đồ 5 ta thấy tỷ trọng nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế thì khu vực kinhtế quốc doanh chiếm 90.66% vào năm 2001 và 93.75% vào năm 2002 . Tỷ trọng nợ quá hạn kinh tế ngoài quốc doan chiếm 9.34% trong năm 2001 và trong năm 2002 là 6.25%. Ta thấy rằng nợ quá hạn kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng quá lớn so với kinh tế ngoài quốc doanh . Tổng số nợ quá hạn phát sinh tập trung chủ yếu vào những năm 1998 trở về trước chưa thu hồi được do các đơn vị sản xuất kinh doanh làm ăn thua lỗ dẫn đến không có khả năng thanh toán theo kỳ hạn đã cam kết như công ty vật tư xăng dầu , công ty nhôm kính , công ty gốm sứ... Đối với NHNO&PTNT Quảng Bình do tính chất hoạt động chủ yếu là các hộ sản xuất kinh doanh nên dư nợ quá hạn của ngân hàng tập trung phần lớn vào thành phần này . NHìn chung hoạt đoọng cho vay của ngân hàng được đánh giá là hiệu quả, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng nguồn vốn cho vay thấp. Biểu 6: Tình trạng nợ quá hạn theo thời hạn tính dụng và theo loại tiền vay. Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu 2001 2002 Số tiền % Số tiền % I Theo thời hạn 35.583 100 17.548 100 1 Nợ quá cho vay ngắn hạn 9.624 27,05 3.271 18,64 2 Nợ quá hạn cho vay TH&DH 25.959 72,95 14.277 81.36 II Theo loại tiền vay 35.583 100 17.548 100 1 Bằng VNĐ 32.078 90,15 15.356 78,51 2 Bằng USD(VNĐ tương đương) 3.505 9,85 2.192 21,49 Ta thấy : Nợ quá hạn cho vay ngắn hạn vào năm 2001 là 9.624 triệu đồng chiếm 27.05% nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng và theo loại tiền vay . Nợ quá cho vay trung hạn và dài hạn năm 999 là 25.959 triệu dồng chiếm 72.95% Khách hàng chủ yếu của ngân hàng là vay trung hạn và dài hạn do vậy mà con số quá hạn này chiéem tỷ trọng khá lớn . Nợ quá hạn cho vay bằng VNĐ năm 2001 là 32.078 triệu đồng chiếm 90.15% . Nợ quá hạn cho vay bằng ngoại tệ năm 2001 là 3.502 triệu đồng chiếm 9.85%. Từ năm 2001 đến năm 2002 nợquá hạn cho vay ngắn hạn giảm 8.41% Nợ quá hạn cho vay trung hạn và dài hạn năm 2002 tăng so với năm trước là 8.41 Từ đó ta thấy rằng vấn đề nợ quá hạn cho vay trung hạn và dài hạn ngân hàng không những không khắc phục đựoc mà còn tăng lên dáng kể Vấn đề chiếm dụng vốn nợ huy động dây dưa vẫn là một thực trạng nan giải mà hậu quả của nó kéo daì tư nhiều năm . Đoói với hoạt động bgân hàng không phải bao giờ ngân hàng cũng thu được tiền vay đúng thời hạn mà đôi khi còn phải chịu sự chiếm dụng của các thành phân kinh tê do nhiều nguyên nhân khác nhau , từ đó nảy sinh vấn đề nợ quá hạn . Biểu 7: Nợ quá hạn theo thời gian và khả năng thu hồi. Đơn vị: triệu đồng. STT Chỉ tiêu 2001 2002 Số tiền % Số tiền % I Nợ quá hạn theo thời gian 35.583 100 17.548 100 1 Nợ quá hạn Ê 6 tháng 3.258 9,16 1.472 8,39 2 Nợ quá hạn Ê 12 tháng 14.846 41,72 8.531 48,64 3 Nợ quá hạn > 12 tháng 17.479 49,12 7.545 42,97 II Theo khả năng thu hồi 35.583 100 17.548 100 1 Nợ quá hạn bình thường 21.454 60,29 9.412 53,63 2 Nợ quá hạn khó đòi 14.130 39,71 8.136 46,37 Nợ quá hạn chủ yếu là do tồn động nợ của những năm trước, thời gian sau này Ngân hàng đã từng bước rút kinh nghiệm nên tỷ lệ này giảm xuống rỏ rệt. Tuy nhiên nợ quá hạn thời hạn trên 12 tháng như vậy là quá cao nó ảnh hưởngđến khả năng quay vòng đồng vốn của ngân hàng. Biểu 8 : Hiệu quả sử dụng vốn Đơn vị : triệu đồng. Chỉ tiêu 2001 2002 Tổng nguồn vốn huy động 294.868 324.320 Tổng dư nợ tín dụng 156.394 196.544 Hiệu quả sử dụng vốn (%) 53,03 60,60 Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng như trên là cao,với chỉ số này chứng tỏ Ngân hàng kinh doanh có hiệu quả, sử dụng tôt nguồn vốn huy động. Biểu 9: Dư nợ quá hạn theo nguyên nhân. Đơn vị:triệu đồng. STT Chỉ tiêu 2001 2002 Số tiền % Số tiền % Tổng số nợ quá hạn 35.583 100 17.548 100 1 Nguyên nhân chủ quan : -Về phía ngân hàng -Về phía khách hàng vay Trong đó: +Do kinh doanh thua lỗ +Hàng hóa tiêu thụ chậm +Do sử dụng sai mục đích +Do cố ý lừa đảo +Công nợ chưa thu được +Các nguyên nhân khác 35.490 3.168 32.416 12.283 12.977 1.042 3 9.086 99 99,74 8,90 91,10 34,52 36,47 2,93 0,01 25,79 0,28 17.512 1.374 16.138 5.703 6.215 848 5 4.628 110 99,79 7,83 92,17 32,57 35,49 4,84 0,03 26,44 0,63 2 Nguyên nhân khách quan -Do bất khả kháng -Do cơ chế chính sách 93 93 0,26 0,26 36 36 0,21 0,21 4. Một số khó khăn còn tồn tại trong việc huy động vốn và cho vay vốn của NHN0& PTNT Quảng bình. Thuận lợi và khó khăn luôn đi song song bên nhau. Trong hoạt động kinh doanh càng rủi ro lớn thì lợi nhuận càng cao, tuy nhiên để có được lợi nhuận thì phải biết khắc phục và vượt qua khó khăn. NHN0& PTNT Quảng Bình cũng đã có rất nhiều cố gắng trong việc huy động và cho vay vốn nhằm góp phần vào việc phát triển kinh tế của tỉnh và của cả nước. Kết quả đã không phụ lòng những con người nhiệt tình, hăng say với công việc. Một số khó khăn chủ yếu mà NHN0& PTNT đã gặp trong việc huy động vốn và cho vay vốn. Huy động vốn: Trước hết là khó khăn về địa hình của tỉnh, Quảng Bình là tỉnh miền núi, vùng cao địa hình chủ yếu là đồi núi dẫn tời giao thông đi lại gặp không ít những khó khăn do đó cản trở tới việc huy động vốn của cán bộ tín dụng. Hiện nay mạng lưới của NHN0& PTNT Quảng Bình đã mở rộng, nhưng nguồn vốn huy động được vẫn chỉ ở những nơi đông dân cư và các tổ chức kinh tế, Ngân hàng chưa có điều kiện để mở rộng mạng lưới huy động vốn đến các vùng nông thôn. Do tính chất hoạt động của Ngân hàng là “đi vay để cho vay”, khi kinh doanh là phải nghĩ ngay tới lợi nhuận mà mình sẽ thu được vậy Ngân hàng không thể đi vay với lãi suất lớn hơn lãi suất cho vay, nhưng lãi suất đi vay của NHN0& PTNT phải tuỳ thuộc vào khung lãi suất NHNN quy định, điều này cũng góp phần làm giảm nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Người gửi luôn hy vọng là mình sẽ thu được phần lợi nhuận cao nghĩa là lãi suất phải cao, nhưng thực tế NHN0& PTNT không thể đáp ứng, do mô hình hoạt động của NHN0& PTNT không cho phép bởi họ cần đảm bảo kinh doanh phải có lãi. Huy động vốn từ tài trợ, uỷ thác, vay vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài để giảm lãi suất đầu vào là một biện pháp tốt. Tuy nhiên việc này rất khó đối với NHN0& PTNT Quảng Bình vì nguồn này còn rất hạn chế do ưu thế Ngân hàng khó có khả năng cạnh tranh. Cho vay vốn ở NHN0& PTNT Quảng Bình. Như trên đã đề cập đến NHN0& PTNT là doanh nghiệp của Nhà nước kinh doanh tiền tệ với phương châm “đi vay để cho vay”, nên mong muốn của Ngân hàng cho vay được nhiều và cho vay đúng đối tượng. Thực tế thì mong muốn đó chỉ là mong muốn bởi nhiều DNNN, DNNQD hay hố sản xuất khi lập dự án là rất có khả thi nhưng trong quá trình hoạt động kinh doanh họ đã gặp nhiều khó khăn, nhiều thiên tại lũ lụt, cũng có thể do họ còn thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh nên lãi chẳng thấy mà còn hụt vào vốn vay, mặc dù họ rất muốn trả nợ nhưng không có khả năng. Trong khi muốn vay tiếp phải trả được nợ cũ hoặc phải có một tài sản đảm bảo để đảm bảo cho cả phần vay cũ và vay mới điều này là rất khó đối với người đi vay. Đối với một số hộ sản xuất biết rằng chính phủ có khuyến khích vay dưới 10tr.đ chỉ cần giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng họ không được bên sở nhà đất cấp giấy vì thế NHN0& PTNT cũng không thể đáp được nhu cầu vốn cho đối tượng này. Lãi suất cũng là hàng rào cản trở việc cho vay vốn của Ngân hàng đối với khách hàng, vì thế NHN0& PTNT phải xem xét điều chỉnh lãi suất cho phù hợp hơn đông thời việc da hạn nợ cho vay Ngân hàng phải xem xét vào khả năng trả nợ của khách hàng. Ngoài ra còn một yếu tố cũng ảnh hưởng không ít đến việc cho vay vốn của Ngân hàng là địa hình khó khăn hiểm trở của Quảng Bình. Phần iii. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc huy động vốn và cho vay vốn của NHN0& PTNT Quảng Bình Qua những mặt tồn tại về việc huy động vốn và cho vay vốn như đã trình bày ở trên chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn trong công tác này của NHN0& PTNT Quảng Bình. 1. Giải pháp về huy động vốn. Huy động vốn là vấn đề không thể thiếu trong hoạt động của Ngân hàng. Trước tiên là nhằm giải thoát những khó khăn mà Ngân hàng đã gặp trong việc huy động vốn như củng cố và phát triển mạng lưới huy động vốn rộng khắp trên toàn tỉnh tới các thôn bản, mở rộng mạng lưới tuyên truyền các thông tin quảng cáo tới các thành phần dân cư trong tỉnh, đẩy mạnh dịch vụ Ngân hàng tăng cường tiếp thị khách hàng, mở rộng thị phần huy động vốn tới mọi thành phần kinh tế, các tổ chức đoàn thể, mở thêm các khách hàng mới, đặc biệt chú trọng tới các khách hàng truyền thống, nâng cao tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức kinh tế, mở rộng dịch vụ thu tiền đối với các đơn vị có thu tiền thường xuyên và lớn. Ngân hàng cần tăng cường huy động tiền gửi dân cư theo các thời hạn khác nhau, tuỳ theo nhu cầu và mục đích sử dụng vốn để phát hành trái phiếu và kỳ phiếu. Khuyến khích tiền gửi hợp lý hơn cũng là khuyền khích những đồng tiền nhàn rỗi của dân cư. Chú trọng đổi mới công nghê Ngân hàng trong việc thu chi nhanh gọn, thanh toán kịp thời, chính xác, an toàn. Luôn đầu tư cho việc đào tạo các cán bộ tín dụng có nghiệp vụ ngày một tốt hơn và phong cách thái độ giao dịch của cán bộ tín dụng đối với khách hàng. Nghiên cứu xây dựng cơ chế huy động vốn nhằm thu hút vốn vay ưu đãi, viện trợ của các tổ chức Quốc Tế và Chính phủ các nước. Tăng cường hơn nữa vốn trung và dài hạn bằng việc phát hành các loại trái phiếu kỳ hạn 3 đến 5 năm theo kế hoạch hàng năm. Ngân hàng cần mở rộng mạng lưới quỹ tiết kiệm tới các vùng dân cư, đặc biệt là phát triển mạng lưới TDND đồng thời cần thiết lập quỹ để bù đắp rủi ro. 2. Giải pháp về cho vay vốn. A Đối với các đối tượng sản xuất. Ngoài những ưu đãi của Chính phủ đối với các đối tưọng sản xuất như vay dưới 10 tr.đ không cần phải thế chấp, Ngân hàng cần nên có một số các giải pháp như: Phân ra các đối tượng khách hàng để tiến hành cho vay có khuyến khích đối với những đối tượng khách hàng vay nhiều và trả lãi sớm hơn hay đúng thời hạn quy định. NHN0& PTNT quan tâm hơn tới các doanh nghiệp quốc doanh bởi hiện nay, tại Quảng Bình có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân, các công ty TNHH muốn vay vốn để hoạt động nhưng họ lại thiếu về tài sản thế chấp. Chúng tôi thiết nghĩ Ngân hàng có thể cho vay khi mà doanh nghiệp có dự án khả thi có thế chấp tài sản bởi bên trung gian. NHN0& PTNT không nên đợi khách hàng tìm đến mình mà nên năng động hơn nghĩa là Ngân hàng nông nghiệp sẽ tìm đến khách hàng. Các cán bộ tín dụng không những giỏi về chuyên môn mà cần có cả nghiệp vụ về tư vấn về kỹ thuật. Vì như một số hộ có khả năng vay vốn sản xuất nhưng thiếu về kỹ thuật, muốn chăn nuôi nhưng kinh nghiệm của họ còn kém. Các hộ sản xuất Quảng Bình có ưu thế về kinh tế nuôi trồng thuỷ sản do đó Ngân hàng nên phát huy đồng vốn trung và dài hạn đối với đối tưọng này. b.Lãi suất. Lãi suất là vấn đề gây nhiều tranh cải trong xã hội hiện nay. Nhưng nhìn chung có thể hợp thành 2 ý kiến nổi bật: - ý kiến 1: Để giúp đỡ người sản xuất xoá đói giảm nghèo nên có mức Lãi suất giảm hơn, càng thấp càng tốt, coi như khoản trợ cấp. - ý kiến 2: Chủ yếu nhằm đáp ứng đúng nhu cầu kịp thời, nhanh chóng cho khách hàng và lãi suất đồng đều giữa thành thị và Nông thôn. Nhưng khi dưa ra ý kiến mỗi người đều bảo vệ ý kiến của mình cho nên chúng đề có ưu và nhược điểm. Giáo Sư YUNUS – người sáng lập và hiện nay là chủ tịch HĐQT Gramen Bank cho rằng “ Sự cứu tế cái tên tín dụng sẽ làm hại họ chứ không phải là giúp họ”. Theo tôi ý kiến này là rất đúng bởi không mất gì mà tự dưng vẫn được một khoản tiền trợ cấp. Nhìn vào thực tế dân nông thông miền núi, vùng sâu, vùng xa hầu đa là dân trí thấp nghèo, những đương nhiên có khoản trợ cấp, họ mặc nhiên như mình đã có một khoản thu nhập và cứ vậy ngồi hưởng thụ. Nên theo ý kiến thứ 2. Lãi suất cũng là nguồn thu của tất cả các cán bộ công nhân viên chức của Ngân hàng trông chờ vào đó sau bao công sức họ bỏ ra, nhưng họ đâu đã được thu toàn bộ phần lãi này mà còn phải trừ đi các loại chi phí khác rồi mới đến phần lợi nhuận nhỏ nhoi cho mỗi con người trong bộ máy. Do đó nếu Lãi suất không đủ bù đắp chi phí và mức sinh lợi tối thiều thì Ngân hàng sẽ dẫn đến phải đóng cửa. Mặt khác nếu như lao động giảm quá có thể gây ra thói xấu cho một số thành phần xã hội, chúng coi như đây là một phần cấp hay có thể chúng vay NHN0& PTNT để đi gửi tiết kiệm ở Ngân hàng khác ăn chênh lệch. Đồng thời Ngân hàng cần có khoản trích bù để làm cân bằng giữa lãi suất thành thị và nông thôn. C Đơn giản hoá hơn nữa thủ tục cho vay: Ngân hàng nên nghiên cứu hướng dẫn các cơ sở khoản vay tới các doanh nghiệp chỉ cần lập bảng kê chứng từ hàng tháng, tuỳ theo số lượng chứng từ phát sinh, có xác nhận của Kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị là có sở pháp lý để Ngân hàng giải quyết cho vay vốn. Giảm các giấy tờ không cần thiết để phù hợp với trình độ dân trí, chỉ nên giữ giấy tờ bảo đảm có sở pháp lý như; khế ước vay tiền, đơn xin vay tiền và tài sản thế chấp. Đối với hộ vay vốn món nhỏ, có thể thực hiện cấp số vốn vay để hộ vay có thể trả nhiều lần thông qua bảo lãnh của chính quyền địa phương nơi họ cư trú, lấy thu nhập của họ làm căn cứ cho vay. Cần có cơ chế cho vay theo hình thức tín chấp và khống chế mức vay. d.Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng: Là bước không ngừng của Ngân hàng, tuyên truyền, thông tin quảng cáo tới khách hàng nhiều hơn. cán bộ tín dụng nên tìm đến khách hàng và gần gủi hơn với họ. Cán bộ tín dụng đều phải nắm được những khoa học kỹ thuật mới để nâng cao hiệu quả công việc, luôn nắm vững các biện pháp tối thiểu để tránh rủi ro. Luôn có mức khen chê đúng kịp thời. Luôn quan tâm nắm vững khả năng phát huy của đồng vốn cho vay, qua kiểm tra, thẩm định theo định kỳ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. e.Hoàn thiện và cải tiến phương pháp thu nợ và sử lý nợ quá hạn. Cán bộ tín dụng nên đến các cơ sở thu lãi hàng tháng kết hợp với việc kiểm tra sử dụng vốn vay, để không làm mất khách hàng. Ngoài việc cán bộ tín dụng đi thu nợ trực tiếp tới khách hàng, có thể thanh toán thông qua tài khoản tiền gửi của các doanh nghiệp mở tại Ngân hàng. Có thể xem xét với những trường hợp có thể giãn nợ thay cho việc chuyển thành nợ quá hạn. Cán bộ tín dụng cần nghiêm túc đối với đối tượng khách hàng nợ quá hạn do cố tình không trả nợ đúng hạn hay doanh số vốn vay sai mục đích dẫn doanh nghiệp tới làm ăn thua lỗ. Có thể mua lại một số tài sản thế chấp do phải mất nhiều thủ tục quá nhiều khâu, Ngân hàng có thể mua lại một số tài sản thế chấp như nhà cửa có vị trí thuận tiện để làm trụ sở giao dịch. Biện pháp này giứp Ngân hàng vừa thu hồi được vốn, vừa tạo điều kiện thuận lợi mở rộng mạng lưới giao dịc, doanh nghiệp không bị ép giá, giảm được chi phí phát mại. f. Giải pháp về cơ chế, chính sách Nhà nước. Phát triển Nông nghiệp Nông thôn là mục tiêu hàng đầu của Chính phủ quan tâm. Nhà nước cần có những chính sách thiết thực như: chính sách thuế cho hộ sản xuất, doanh nghiệp quốc doanh, giảm nhẹ các khoản chi phí cho người dân, đồng thời hỗ trợ các loại đất nông nghiệp. Chính sách đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn: tăng cường thêm vốn cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo cán bộ khuyến nông, khuyến ngư cho các vùng sản xuất ở nông thôn, đặc biệt ở vùng miền núi giao thông còn rất nhiều khó khăn. Chính sách tạo vốn sản xuất cho người dân: tăng nguồn vốn cho vay dài hạn và trung hạn của NHN0& PTNT bằng việc tập trung các nguồn vay của công trình 327. Khuyến khích vay phát triển công nghiệp chế biến tại nông thôn. Chính sách phát triển thị trường cho kinh tế Nông thôn mở rộng khả năng lưu thông hàng hoá nguồn nông sản và tư liệu sản xuất trên địa bàn nông thôn, bảo trợ một số mặt hàng nông sản quan trọng theo vùng. Đặc biệt Nhà nước cần có ngân sách thoả đáng đầu tư cho giáo dục, y tế, thuỷ lợi, mạng lưới điện. Tóm lại: Quảng Bình là tỉnh ven biển, sản xuất mang tính thủ công do đó sản xuất phát triển chậm vì vậy, cái cần ở đây là các công nghệ sản xuất tạo thêm việc làm cho người dân, xoá bỏ du canh du cư của các đồng bào dân tộc. Từ đó, dân có cuộc soóng ổn định và đầu tư vào sản xuất sẽ có hiệu quả tốt hơn. Đặc biệt quan trọng là Ngân hàng nên kéo dài hơn về thời hạn cho vay, nghĩa là chú tâm hơn vào cho vay trung và dài hạn để dân có thể ổn định đồng vốn sản xuất. 3. Kiến nghị Để giúp Ngân hàng thực hiện tốt vai trò của mình, tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: - Phải xác định rõ NHN0& PTNT là gắn chặt với sự phát triển nông nghiệp nông thôn. Cần thực hiện phương châm “nhiều người lo, hơn một người lo”, vì vậy phải mở rộng mạng lưới Ngân hàng Nông nghiệp đủ mạnh ở cả thị xã, huyện, lị, thôn, bản và giao quyền tự chủ cho các chi nhánh để hoạt động, tránh tạo sức ỳ dựa dẫm, tránh xa vào cơ chế “xin, cho”. - Cần đặc biệt quan tâm hơn nữa công cuộc Marketing nghiên cứu kỹ lưỡng hơn đặc tính của mỗi đối tượng khách hàng “cần gì, thích gì và cả sợ gì” để dễ tiếp cận về tiếp thị. - Cần xây dựng quy chế điều hành thống nhất từ Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh đến Ngân hàng Nông nghiệp các cấp. - Có chiến lược đào tạo con người một cách bài bản thei hướng “chuyên” nhiều hơn,, tạo ra đội ngũ cán bộ giỏi thực sự, tránh hình thức nặng về bằng cấp. Chiếlược đào tạo gắn với chiến lược quy hoạch cán bộ. - Cần quan tâm đến hiện đại hoã Ngân hàng Nông nghiệp nhưng nên tránh làm theo “phong trào” tốn kém. - Thắt chặt mối quan hệ của Ngân hàng Nông nghiệp với cấp uỷ, chính quyền, các ngành pháp luật và báo chí. Nếu làm tốt đó chính là một trong biện pháp thực hiện chiến lược kinh doanh an toàn và hiệu quả. Kết luận Vị trí, vai trò của nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã được khẳng định trong các giai đoạn của đất nước, gần đây là trong các thành tựu to lớn những tích luỹ từ nội bộ còn rất thấp so với yêu cầu đầu tư phát triển. Do vậy, thu hút vốn đầu tư các khu vực thành phần kinh tế rất phong phú đa dạng, trong đó tín dụng Ngân hàng, đặc biệt là tín dụng NHN0& PTNT là một kênh có nhiều ưu thế và khả năng mở rộng. Nhìn chung, tăng trưởng của NHN0& PTNT là khá cao, góp phần thúc đẩy phát triển Nông nghiệp và kinh tế Nông thôn. tuy nhiên tỷ trọg tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Nông nghiệp Quảng Bình đầu tư vào các dự án lớn hiệu quả rõ nét. Từ giác độ con số tổng quan cũng phản ánh những bất cập, hạn chế của tín dụng (đầu tư vốn) Ngân hàng Nông nghiệp trong trong đáp ứng nhu cầu của đơn vị kinh tế, ngành kinh tế. Với đề tài: “Tình hình huy động và cho vay vốn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Bình”, Hy vọng rằng đề tài đã lý giãi được những vấn đề cơ bản về huy động và cho vay vốn tính dụng ngân hàng, từ cơ sở số liệu và tình hình thực tế đề tài đã đưa ra một số giãi pháp khắc phục. Tuy nhiên do kiến thức lý luận củng như am hiểu thực tế còn hạn chế và thời gian thực tập có hạn nên bản luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót , em kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các cán bộ ngân hàng để bài luận văn được hoàn thành tốt hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS-Nguyễn Võ Ngoạn , các thầy cô giáo trong khoa tài chính kế toán cùng tập thể ban lảnh đạo , cán bộ tín dụng NHNO&PTNT Quảng Bình đã giúp em hoàn thành bài luận văn này. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình thanh toán qua hệ thống Ngân hàng trường ĐHQLKD – Hà Nội- 2002. 2. Quy chế cho vay đối với khách hàng- NHN0& PTNT Việt Nam – tháng 12-98. Lê Hữu ảnh: TCNông nghiệp – NXB Nông nghiệp – Hà Nội –1997. NHN0& PTNT Việt Nam: “nghị quyết TW IV (khoá VIII) và vấn đề tín dụng Nông nghiệp, Nông thôn ”- NXB chính trị QG- Hà Nội –1998. GS.TS. Lê Văn Tư “Tiền tệ, TDNH”-NXB thống kê- Hà Nội- 1996. PTS Nguyễn Đình Tài – Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW: “sử dụng công cụ tài chính tiền tệ” để huy động vốn cho đầu tư phát triển – Hà Nội – 97. GS. Bùi Huy Đáp – GS. Nguyễn Điền: Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ 21-Hà Nội-1998. PTS. Lê Hữu ảnh, kỹ sư Nguyễn Đăng Hợp- Đa dạng hoá mô hình cho vay vốn đến HSX để phát triển kinh tế Nông nghiệp (kết quả nghiên cứu khoa học kinh tế Nông nghiệp 95-96) 9.Đỗ Xuân Trường “tín dụng Ngân hàng với doanh nghiệp khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ”- thị trường tài chính tiền tệ – số 14, tháng 12/99. Một số báo, tạp chí về Nông nghiệp, tín dụng, kinh tế, Ngân hàng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0234.doc
Tài liệu liên quan