Đề tài Tình hình quản lý và sử dụng vốn tại Công ty xây dựng Công trình giao thông I

Các khoản nợ phải thu của Tổng công ty khá lớn năm1997 là 422.448 triệu đồng; năm 1998 là 663.217 triệu đồng; năm1999 là 610.000 triệu đồng; năm 2000 là 620.000 triệu đồng. Do vậy mà dẫn đến Tổng công ty không tận dụng được hết các nguồn vốn và đang bị chiếm dụng vốn. Mặt khác ta thấy nguồn vốn ngân sách cấp hàng năm là khá lớn, đồng thời vốn vay cũng rất lớn nhưng hiệu quả lại chưa cao. Điều này đặt ra một vấn đề lớn đối với Tổng công ty trong việc quản lý vốn ( vốn ngân sách năm 1997 là 51.784 triệu đồng; năm 1998 là 55.032 triệu đồng; năm 1999 là 56.032 triệu đồng; năm 2000 là 60.032 triệu đồng và vốn vay năm1997 là 64.894 triệu đồng; năm 1998 87.094 triệu đồng;năm 1999 là 75.000 triệu đồng; năm 2000 là 99.500 triệu đồng ) + Việc xác định phương pháp và tỷ lệ khấu hao chưa hợp lý, bởi lẽ đối với ngành xây dựng công trình giao thông chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều yếu tố làm máy móc thiết bị hư hỏng nhanh. Do đó số tiền khấu hao chưa thể bù đắp để tái sản xuất giản đơn TSCĐ chứ chưa nói đến tái đầu tư mở rộng TSCĐ. Trong thời gian tới Tổng công ty cần nhanh chóng phân loại TSCĐ thành từng nhóm và xác định thời hạn thây thế máy móc thiết bị chính xác để làm căn cứ cho việc tính khấu hao nói chung và hoàn thiện chính sách khấu hao nói chung. Một số doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty đac dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư mua sắm thiết bị dài hạn gây nên mất cân đối tài chính trong vay trả ngân hàng.

doc59 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình quản lý và sử dụng vốn tại Công ty xây dựng Công trình giao thông I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồm 8 xí nghiệp lớn nhỏ và các chi nhánh trực thuộc tại Đà Nẵng, Bình Định, Vũng Tàu, và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra các công ty cầu của Tổng công ty cũng tham gia xây dựng các Cảng lớn của Việt Nam. Trong các năm qua Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 đã xây dựng phần lớn các Cảng biển, Cảng sông, Cảng chuyên dùng cho các ngành công nghiệp quốc phòng, năng lượng, và các cảng lớn trên toàn quốc. - Xây dựng công trình đường sắt: Giao thông vận tải bằng đường sắt là một ngành giao thông chiếm phần quan trọng không nhỏ trong việc giao lưu phát triển kinh tế của các miền, làm giảm cước phí vận tải, tăng được số lượng hàng hoá. Do vậy sẽ góp phần tăng nhanh lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Với vai trò rất quan trọng của đường sắt trong ngành giao thông vận tải, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 có công ty chuyên lắp đặt mới và đại tu, nâng cấp đường sắt,xây dựng nền và mặt hầu hết các tuyến đường sắt quan trọng như: Bắc- Nam, Hà Nội – Lạng Sơn,Lào Cai... - Xây dựng sân bay: Ngay từ đầu thập kỷ 60, các lực lượng của Tổng công ty đã tham gia xây dựng các công trình sân bay quân sự và sân bay dân dụng góp phần bảo vệ đất nước. Và liên tục từ đó tơí nay Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 đã xây dựng tới 7 sân bay trong nước như: Sân bay Kép Hà Bắc, sân bay Yên Bái, sân bay Nội Bài, sân bay Sao Vàng Thanh Hoá, sân bay Đà Nẵng, sân bay Phú Bài, sân bay Điện Biên, và mới đây nhất là thi công đường lăn đầu Đông, đầu Tây, nhà ga T1 sân bay Nội Bài và tham gia đấu thầu các dự án xây dựng sân bay Tân Sơn Nhất. - Xây dựng nhà máy, khu công nghiệp và các công trình dân dụng: Từ đầu thập kỷ 70 đến nay, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 đã góp phần xây dựng các nhà máy, đóng mới và sửa chữa tầu biển. Đồng thời xây dựng các công trình giao thông phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện, giấy, xi măng, khu công nghiệp... góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Đào tạo công nhân kỹ thuật, nghiệp vụ: Sự nghiệp đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên và từng bước trẻ hoá lực lượng đã được Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 quan tâm đúng mức. Để cán bộ quản lý có đủ trình độ quản lý các dự án bằng vốn nước ngoài, có trình độ điều hành sản xuất và chỉ đạo thi công đạt chất lượng và hiệu quả những công trình có quy mô lớn, đòi hỏi kỹ thuật cao, có đôị ngũ công nhân lành nghề, làm chủ và sử dụng thành thạo những trang thiết bị hiện đại, nhiều chức năng mới được đầu tư. Ngoài việc Tổng công ty đã mạnh dạn đưa các cán bộ quản lý, các cán bộ kỹ thuật đi học, bồi dưỡng, đào tạo thêm Tổng công ty còn mở các lớp học ngoại ngữ, tin học nhằm nâng cao hiệu qua công tác. Tổng công ty có 01 trường kỹ thuật nghiệp vụ công trình giao thông. Những năm qua Tổng công ty đã phát huy khả năng đào tạo của trường để đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho lực lượng công nhân thuật. Trường lấy mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo công nhân bậc 3 cho các ngành nghề: sắt hàn, kích kéo, bê tông, sửa chữa cơ khí... ngoài ra trường còn đào tạo bậc trung học và nghiệp vụ tổ trưởng sản xuất với số lượng 300 - 400 học viên mỗi năm. Ngoài các ngành nghề kể trên Tổng Cty còn có các hoạt động như: Sữa chửa phương tiện, thiết bị thi công và gia công dầm cầu thép, cấu kiện thép, sản phẩm cơ khí, cung ứng, xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư, thiết bị GTVT, tư vấn đầu tư xây dựng giao thông, thí nghiệm vật liệu xây dựng, khảo sát thiết kế, sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn… b - Đặc điểm về sản phẩm. Do sản phẩm của Tổng công ty là các công trình đường bộ, đường sắt, cầu, cảng, sân bay... nên nó có những đặc điểm chung về sản phẩm của ngành xây dựng. Sản phẩm xây dựng với tư cách là một công trình xây dựng hoàn chỉnh thường có các đặc điểm sau: - Sản phẩm xây dựng là các công trình được xây dựng tại chỗ, đứng cố định tại địa điễm và phân bố tản mạn ở nhiều nơi. Đặc điểm này làm cho sản xuất xây dựng có tính chất lưu động cao và thiếu ổn định dẫn tới chi phí cho khâu vận chuyển máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, điều động nhân công cao, từ đó nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng từng đồng vốn của doanh nghiệp . - Sản phẩm xây dựng thường có kích thước lớn, giá trị rất cao, thời gian thi công lâu và sử dụng lâu dài. Do đó những sai lầm về xây dựng có thể gây ra sự lãng phí lớn, tồn tại lâu dài và khó sửa chữa. Điều này đẫn tới việc chi ra một khoản để bảo hành các công trình đã hoàn thành (thường là 5% giá trị thanh lý hợp đồng) gây ra tình trạng ứ đọng lãng phí vốn. Do vậy, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cả Tổng công ty. - Sản phẩm xây dựng phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện khí hậu, địa hình của địa phương và mang nhiều tính đa dạng, cá biệt cao về công dụng, cách cấu tạo và phương pháp sản xuất. Do đặc điểm này mà chi phí cho việc khảo sát, thiết kế, tìm kiếm nguồn nguyên liệu, thí nghiệm vật liệu, giao dịch với khách hàng (các chủ đầu tư) là rất lớn. Do đó làm tốt công tác này sẽ tiết kiệm được chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. - Sản phẩm xây dựng liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung ứng nguyên vật liệu và cả về phương diện sử dụng sản phẩm của xây dựng làm ra. Đặc điểm này yêu cầu Tổng công ty phải có sự hợp tác với các ngành có liên quan thì mới đảm bảo được yêu cầu của chủ đầu tư, nâng cao uy tín của Tổng công ty trên thị trường. c. Đặc điểm về sản xuất trong xây dựng . Không giống như các ngành sản xuất hàng hoá bình thường khác, doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông có các đặc điểm sau: - Sản xuất xây dựng các công trình giao thông được tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh hưởng của điêù kiện thời tiết. Đặc điểm này đòi hỏi Tổng công ty phải chỉ đạo các đơn vị lập tiến độ thi công hợp lý để tránh thời tiết xấu, phấn đấu tìm cách hoạt động tròn năm, áp dụng kết cấu lắp ghép làm sẵn trong xưởng một cách hợp lý để giảm bớt thời gian thi công trên hiện trường, áp dụng cơ giới hoá hợp lý, chú ý sự bền chắc của máy móc thiết bị . Đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, chú ý tới các nhân tố rủi ro về thời tiết khi tính toán đấu thầu. Sản xuất xây dựng phải tiến hành theo từng gói thầu cụ thể vì sản xuất xây dựng có tính cá biệt cao và chi phi lớn. Đặc điểm này đẫn đến yêu cầu là phải xác định giá cả sản phẩm trước khi sản phẩm được làm ra và hình thức giao nhận thầu cho từng công trình cụ thể trở lên phổ biến trong sản xuất xây dựng. -Tình hình và điều kiện sản xuất trong xây dựng thiếu tính ổn định, luôn biến đổi theo địa diểm xây dựng và giai đoạn xây dựng. Đặc điểm này gây ra khó khăn cho việc tổ chưc sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, làm nảy sinh chi phí cho khâu di chuyển lực lượng sản xuất. Do vậy làm tốt công tác quản trị sản xuất sẽ dẫn tới việc tiết kiệm chi phi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Chu kỳ sản xuất kinh doanh trong xây dựng thường kéo dài, đặc điểm này làm cho vốn đầu tư công trình và vốn sản xuất của Tổng công ty bị ứ đọng lâu dài tại các công trình còn đang thi công dở dang, ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty. Ngoài ra các công trình thi công xong dễ bị hao mòn vô hình do tiến bộ của khoa học kỹ thuật nếu thời gian xây dựng quá dài. Do đó phải chú ý đến yếu tố thời gian khi lựa chọn phương án, phải lựa chọn phương án có thời gian thích hợp, để tránh thất thoát vốn trong sản xuất kinh doanh. d. Tình hình lao động của Tổng công ty Nhìn vào biểu 2 ta thấy tổng số lao động trong toàn Tổng công ty liên tục tăng qua các năm cụ thể: năm 1998 tăng cao hơn so với năm 1997 là 565 người (hay 6,35% ); năm 1999 tăng cao hơn so với năm 1998 là 571 người (hay tăng 6% ); năm 2000 tăng so với năm 1999 là 506 người ( hay 65 ). Nhìn vào chỉ tiêu này ta có thể thấy được số lao động của Tổng công ty đang tăng. Tuy nhiên nhìn vào chỉ tiêu này ta không thể đánh giá được mức độ tiết kiệm hay lãng phí chi phí về lao động. Ta tiếp tục xét tới chỉ tiêu tỷ lệ lao động gián tiếp trên tổng số lao động, năm 1997 tỷ số này là 21%; năm 1998 là 17,9%; năm 1999 là 22,9% năm 2000 là 23%. Qua tính toán cho thấy tỷ lệ lao động gián tiếp trên tổng số lao động là quá lớn, thông thường tỷ số này là phù hợp khi nó ở khoảng 12% (theo giáo trình kinh tế tổ chức sản xuất). Điều này cho thấy hàng năm Tổng công ty lãng phí một khoản chi phí rất lớn cho công tác quản lý doanh nghiệp. Về thu nhập bình quân hàng tháng của công nhân viên liên tục tăng: Năm 1998 tăng cao hơn so với năm 1997 là 38.370 đồng (hay tăng 4,8%) năm 1999 tăng cao hơn 1998 là 95.333 đồng (hay tăng 11,4%); năm 2000 so với năm 1999 tăng 99.773 đồng (hay tăng 10,7%). Điều này nói lên rằng trong các năm qua đời sống cán bộ côn nhân viên chức trong Tổng công ty được cải thiiện đáng kể. 3. Hệ thống cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp. Hội đồng Quản trị Tổng Giám Đốc P.Tổng Giam Đốc Kinh doanh P.Tổng Giám Đốc Vật tư - Thiết bị Công nghệ P.Tổng Giám Đốc Kỹ thuật - Công nghệ thi công P.Tổng Giám Đốc Quản lý thi công P.Tổng Giám Đốc Nội chính Phòng kế hoạch thống kê Phòng tài chính kế toán Phòng quản lý thiết bị vật tư Phòng thông tin thị trường Phòng quản lý dự án Phòng tổ chức cán bộ lao động Văn phòng Ban ĐH các dự án trong nước Ban ĐH các dự án ngoài nước Khối xây dựng cầu, cảng Khối xây dựng đường sân bay Khối xây dựng hỗn hợp Khối dịch vụ, phục vụ Ban kiểm soát Quan hệ chức năng Quan hệ trực tuyến 1 - Hội đồng Quản trị: Bao gồm Chủ tịch Hội đồng Quản trị và các uỷ viên. Hội đồng Quản trị thực hiện chức năng quản lý các hoat động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo quyền hạn, trách nhiệm Nhà nước giao. 2 - Ban kiểm soát: Hội đồng Quản trị thành lập ban kiểm soát để giúp Hội đồng Quản trị thực hiện việc kiểm tra, giám sát Tổng Giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viển trong hoạt động điều hành,hoạt động tài chính, chấp hành điều lệ của Tổng công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng Quản trị và luật pháp. 3- Tổng Giám đốc và bộ máy giúp việc. Tổng Giám đốc: Là người do Bộ trưởng bộ Giao thông Vận tải bổ nhiệm, miễm nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo điều lệ của Hội đồng Quản trị. Tổng Giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị, trước Bộ trưởng và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng công ty. Tổng Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty. Bộ máy giúp việc: -Các phó tổng Giám đốc: Là người giúp tổng Giám đốc điều hành một số lĩnh vực như: Kinh doanh, vật tư, thiết bị, công nghệ, kỹ thuật thi công, quản lý thi công và nội chính. Các phó tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được Tổng Giám đốc giao phó. Các phòng ban: + Phòng kế hoạch- thống kê: Làm chức năng tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức giám sát thực hiện các kế hoạch. + Phòng tài chính- kế toán: Có nhiệm vụ phản ánh, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác. Thu thập, phân loại, tổng hợp và xử lý các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nhằm cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết cho công tác quản trị doanh nghiệp. Kiểm tra tình hình sử dụng vốn, lập kế hoạch huy động vốn, phân phối các nguồn vốn cho các đơn vị thành viên. + Phòng quản lý thiết bị vật tư: Có các nhiệm vụ sau: Tổ chức quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất về mặt kỹ thuật thi công, áp dụng công nghệ mới, đưa ra các giải pháp kỹ thuật mới đảm bảo tiến độ thi công các công trình đạt hiệu quả cao. Chuyển giao công nghệ, mua máy móc thiết bị vật tư. + Phòng thông tin thị trường: Có các chức năng sau: Tìm kiếm các gói thầu, chuẩn bị các thông tin cần thiết cho đấu thầu, lập hồ sơ dự thầu các công trình. Tìm kiếm các nguồn cung ứng, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị với giá rẻ hơn. + Phòng quản lý các dự án: Giúp Tổng Giám đốc quản lý các dự án đã thắng thầu. + Phòng tổ chức cán bộ lao động: Có các chức năng nhiệm vụ sau Quản lý lao động, thực hiện chế độ đối với người lao động: chế độ tiền lương, thưởng, phạt, hưu trí, bảo hiểm và công tác an toàn trog lao động. + Văn phòng : Giúp cho Tổng Giám đốc và các phòng ban chức năng trong việc sau: Tổ chức quản trị, xây dựng và giải quyết văn bản. Công tác hành chính: Lập kế hoạch tổ chức, chuẩn bị các cuộc họp, hội nghị cho Tổng công ty, tổ chức các chuyến đi công tác cho lãnh đạo. + Các ban điều hành các dự án trong và ngoài nước: Các ban này được thành lập theo đòi hỏi của các dự án. Khi thắng thầu một dự án nào đó thì các ban này được thành lập nhằm giúp Tổng Giám đốc điều hành các hoạt động khi tiến hành các dự án. II - Đánh giá hiệu quả về mặt quản lý và sử dụng vốn của tổng công ty 1 - Đánh giá khái quát tình hình tài chính: a .Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty những năm qua. Theo tính toán từ bảng 1, ta thấy chỉ tiêu tổng doanh thu của Tổng công ty liên tục tăng qua các năm: + Năm 1998 tăng cao hơn năm 1997 206.599 triệu đồng (28,7%) đây cũng là năm mà tổng doanh thu của Tổng công ty tăng nhanh nhất. + Năm1999 tăng cao hơn năm 1998 là23.740 triệu đồng ( 2,6% ) +Năm 2000 tổng doanh thu tăng cao hơn năm 1999 là 200.000 triệu đồng(21%) Về chỉ tiêu tổng chi phí ta thấy: + Năm 1998 tổng chi phí tăng cao hơn năm 1997 là 205.348 triệu đồng (29,1%) + Năm 1999 chi phí giảm so với năm 1998 là 27.167 triệu đồng ( hay giảm 2,98% ). +Năm 2000 so với năm 1999 tổng chi phí tăng 145.000 triệu đồng (hay 16.4% ). Nhìn chung các năm qua Tổng công ty đã cố gắng trong việc tiết kiệm chi phí Xét về chỉ tiêu lãi trước thuế ta thấy:+ Năm 1998 lãi trước thuế tăng cao hơn so năm 1997 là 1.251 triệu đồng ( hay 8,4% ). + Năm 1999 lãi trước thuế tăng cao hơn năm 1998 là 1.907 triệu đồng (hay 11,8% ). + Năm 2000 lãi trước thuế tăng cao hơn năm 1999 là 4000 triệu đồng (hay 22,8% ). Như vậy qua các năm lãi trước thuế liên tục tăng, điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty rất khả quan. Cũng từ bảng 1 ta thấy: +Năm 1998 số thuế mà Tổng công ty nộp cho Nhà nước tăng cao hơn so năm 1997 là 662 triệu đồng ( hay 19,1% ) + Năm1999 so với năm 1998 số thuế nộp tăng 379 triệu đồng ( hay 9,2% ) + Năm 2000 so với năm 1999 số thuế nộp tăng tuyệt đối 1000 triệu đồng (hay 22.2% ). Vậy qua các năm Tổng công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước Bảng 4: Cơ cấu vốn Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 1.TSCĐ/Tổng tài sản 67,7 70 81,6 85 2.TSLĐ/Tổng tài sản 32,3 30 18,4 15 Đơn vị: % (Nguồn:Báo cáo quyết toán 1997,1998,1999,2000) Từ bảng 4 ta thấy tỷ trọng TSCĐ trên tổng tài sản liên tục tăng qua các năm: Năm 1997 là 67,7 %; năm 1998 là 70%; năm 1999 là 81,6%; năm 2000 là 85% Điều này cho thấy những năm qua Tổng công ty đã chú trọng đầu tư vào TSCĐ. Bảng 5: Báo cáo kiểm kê vốn cố định của Tổng công ty Chỉ tiêu Năm Nguyên giá TSCĐ Khấu hao Giá trị còn lại 1997 453.546 187.991 265.555 1998 547.640 241.694 305.946 1999 613.140 309.694 321.446. 2000 698.140 333.194 364.946 Nhìn vào bảng ta thấy vốn cố định tăng dần qua các năm: Năm 1997 là 453.564 triệu đồng, năm 1998 là 547.640 triệu đồng, năm 1999 là 613.140 triệu đồng, năm 2000 là 698.140 triệu đồng. Khấu hao TSCĐ là sự tích luỹ về mặt giá trị bù đắp giá trị hao mòn của chính TSCĐ bằng cách chuyển dần giá trị vào giá thành sản phẩm một cách có kế hoạch theo định mức quy định. Mỗi loại tài sản được áp dụng một loại tỷ lệ khấu hao nhất định, trong kỳ Tổng công ty xây dựng công trình giao thông1 đã trích đủ khấu hao 4% với nhà xưởng, 10% với máy móc thiết bị văn phòng và máy móc thiết bị thi công. Việc tính khấu hao thấp như vậy đã làm cho giá các dự án đấu thầu trong nước thấp, đảm bảo tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên, việc tinh khấu hao với tỷ lệ và phương pháp trên đã khấu hao không bù đắp đủ nguyên giá TSCĐ, làm cho việc tái sản xuất giản đơn TSCĐ khấu hao không thể thực hiện được. Bảng 6: Báo cáo kiểm kê vốn lưu động.- Năm Vốn lưu động 1997 216.065 1998 229.623 1999 138.454 2000 119.454 (Nguồn :Báo cáo quyết toán năm 1997,1998,1999,2000) Bảng 6 cho thấy qua các năm tình vốn lưu động của Tổng công ty liên tục giảm:năm 1999 giảm so với năm 1998 là 91.169 triệu đồng; năm 2000 giảm so với năm 1999 là 19.000 triệu đồng. 2. Tình hình sử dụng vốn của Tổng công ty . a. Đánh giá sử dụng vốn cố định. Chúng ta sẽ dựa vào bảng 10 để xem xét các chỉ tiêu: + Mức doanh lợi vốn cố định + Hiệu suất sử dụng vốn cố định Các chỉ tiêu được trình bay theo hai phần: - Khái niệm - Phân tích - Mức doanh lợi vốn cố định: cho biết một đồng vốn cố định mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. + Năm 1997: 1 đồng vốn cố định đem lại 0,025 đồng lợi nhuận sau thuế. + Năm 1998: 1 đồng vốn cố định đem lại 0,022 đồng lợi nhuận sau thuế. + Năm 1999: 1 đồng vốn cố định đem lại 0,022 đồng lợi nhuận sau thuế. + Năm 2000: 1 đồng vốn cố định đem lại 0,024 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy có thể thấy năm 1998 và năm 1999 mức doanh lợi giảm và không tăng là do tốc độ tăng vốn cố định nhanh hơn tốc độ tăng lợi nhuận, do những năm này Tổng công ty đầu tư nhiều cho máy móc thiết bị. Tới năm 2000 tỷ lệ này đã tăng lên 0,002. _Hiệu suất sử dụng vốn cố định: cho biết một đồng vốn cố định đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. + Năm 1997:1 đồng vốn cố định đem lại 1,58 đồng doanh thu + Năm 1998: 1 đồng vốn cố định mang lại 1,69 đồng doanh thu + Năm 1999: 1 đồng vốn cố định mang lại 1,55 đồng doanh thu + Năm 2000: 1 đồng vốn cố định mang lại 1,65 đồng doanh thu . Qua số liệu phân tích ta thấy rằng: năm 1999 hiệu suất vốn cố định giảm 8,3% so với năm 1998, vì tốc độ tăng doanh thu (2,5%) nhỏ hơn tốc độ tăng vốn cố định (11,9%), qua năm 2000 hiệu suất sử dụng vốn cố định đã tăng thêm 6,45%. Nhìn chung, trong thời gian vừa qua hiệu suất sử dụng vốn cố định của Tổng công ty đều lớn hơn 1, điều này cho thấy Tổng công ty đang sử dụng vốn cố định có hiệu quả . _Hàm lượng vốn cố định: cho biết để làm ra một đồng lợi nhuận cần tiêu tốn bao nhiêu đồng vốn cố định. Tỷ lệ này càng nhỏ càng phản ánh viêc Tổng công ty sử dụng vốn cố định càng hiệu quả. + Năm 1997: để đạt được 1 đồng doanh thu cần tiêu tốn 0,63 đồng vốn cố định + Năm 1998: để đạt được 1 đồng doanh thu cần tiêu tốn 0,59 đồng vốn cố định +Năm 1999: để đạt được 1 đồng doanh thu cần tiêu tốn 0,65 đồng vốn cố định +Năm 2000: để đạt được 1 đồng doanh thu cần tiêu tốn 0,61 đồng vốn cố định. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc hạ thấp hàm lượng vốn cố định nhưng qua phân tích ta thấy hàm lượng vốn cố định của Tổng công ty vẫn còn cao. b. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng được đánh giá đồngựa trên các chỉ tiêu sau: + Mức doanh lợi vốn lưu động + Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động + Số vòng quay vốn lưu động Các chỉ tiêu này cũng được trình bày theo hai phần: + Khái niệm + Phân tích _Mức doanh lợi vốn lưu động: cho biết một đồng vốn lưu động bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Từ bảng 11, ta thấy: + Năm1997: một đồng vốn lưu động mang lại 0,053 đồng lợi nhuận + Năm 1998: một đồng vốn lưu động mang lại 0,052 đồng lợi nhuận + Năm 1999: một đồng vốn lưu động mang lại 0,098 đồng lợi nhuận + Năm 2000: một đồng vốn lưu động mang lại 0,138 đồng lợi nhuận Như vậy,các năm 1999,2000 mức doanh lợi tăng với tỷ lệ cao( 88,46% và 40,8 ) do vốn lưu động giảm. năm 1998 mức doanh lợi vốn lưu động giảm do tốc độ tăng vốn lưu động bình quân tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng cuả lợi nhuận . _Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: được tính bằng cách lấy vốn lưu động chia cho doanh thu. Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều. Chỉ tiêu này cho biết để có được một đồng doanh thu thì cần bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động, từ tính toán bảng 11 ta có: + Năm 1997 để có một đồng doanh thu cần 0,3 đồng vốn lưu động. + Năm 1998 để có một đồng doanh thu cần 0,25 đồng vốn lưu động. + Năm 1999 để có một đồng doanh thu cần 0,14 đồng vốn lưu động. + Năm 2000 để có một đồng doanh thu cần 0,103 đồng vốn lưu động. Như vậy so với năm 1997 năm 1998 hệ số đảm nhiệm vốn lưu động giảm 0,05 (hay 16,6%);Năm 1999 giảm so với năm 1998 là 0,11(hay 44%); Năm 2000 so với năm 1999 giảm 0.,037(hay 26,4%). Sự giảm xuống một cách liên tục ủa hệ số đảm nhiệm qua các năm phản ánh việc sử dụng vốn lưu động ở Tổng công ty là đạt hiệu quả cao. -Số vòng quay vốn lưu động:Được tính bằng cách lấy doanh thu chia cho vốn lưu động bình quân trong kỳ kinh doanh. Tỷ số này cho biết trong một chu kỳ kinh doanh vốn lưu động chu chuyển được mấy vòng. Hệ số này càng cao, càng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao Năm 1998 so với năm 1997 số vòng quay tăng 0,7 vòng/năm (hay 21%); So với năm 1998 năm 1999 số vòng quay tăng 2,83 vòng/năm (hay 70,2%); So với năm 1999 năm 2000 số vòng quay tăng 2,767 vòng/năm (hay 40,3%). -Thời gian một vòng luân chuyển: Cho biết một vòng luân chuyển vốn lưu động mất bao nhiêu ngày. Thời gian qua do số vòng quay vốn lưu động của Tổng công ty liên tục tăng làm cho thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu động được rút ngắn lại. Cụ thể là so sánh năm 1998 với năm 1997 thời gian một vòng luân chuyển được rút ngắn 18,8 ngày; năm 1999 so với năm 1998 rút ngắn được 15,08 ngày. Có thể thấy rằng Tổng công ty đang sử dụng vốn cố định một cách có hiệu quả. c. Đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của Tổng công ty . Hệ số hiệu quả sử dụng vốn: cho biết một đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu Năm 1997 một đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 1,07 đồng doanh thu . + Năm 1998: một đồng vốn tham gia sản xuất kinh doanh tạo ra 1,2 đồng doanh thu . + Năm 1999: Một đồng vốn tham gia sản xuất kinh doanh tạo được 1,26 đồng doanh thu. + Năm 2000: Một đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra 1,4 đồng doanh thu . Như vậy, mặc dù hàng năm vốn có tăng song do tốc độ tăng vốn chậm hơn so với tốc độ tăng tổng doanh thu, từ đây ta có thể nhận xét rằng Tổng công ty sử dụng có hiệu quả đồng vốn của mình nhưng với hiệu suất còn chưa cao. Trong thời đại khoa học công nghệ mà một đồng vốn của Tổng công ty chỉ tạo ra được từ 1,07-1,40 đồng doanh thu Tổng công ty cần phải nghiên cứu để đưa hàm lượng máy móc thiết bị tăng cao hơn nữa trong cơ cấu giá thành cũng như trong doanh thu . _Hệ số sinh lời: cho biết một đồng vốn bỏ ra sẽ đem lại được mấy đồng lợi nhuận. Qua phân tích ta thấy trong thời gian qua hệ số sinh lời của vốn kém ổn định và vẫn ở tỷ lệ khá thấp, cụ thể: năm1997 một đồng vốn tham gia vào sản xuất tạo ra 0,017 đồng lợi nhuận; năm 1998 một đồng vốn tham gia vào sản xuất tạo ra 0,015 đồng lợi nhuận; năm 1999 một đồng vốn tham gia vào sản xuất tạo ra được 0,02 đồng lợi nhuận. Thời gian qua hệ số sinh lời của từng đồng vốn đã tăng dần tuy nhiên vẫn còn rất thấp. _ Tỷ suất lợi nhuận: cho biết một đồng doanh thu thu được mấy đồng lợi nhuận. + Năm 1997 một đồng doanh thu đem lại 0,016 đồng lợi nhuận + Năm 1998 một đồng doanh thu đem lại 0,013 đồng lợi nhuận + Năm 1999 một đồng doanh thu đem lại 0,0142 đồng lợi nhuận + Năm 2000 một đồng doanh thu đem lại 0,0143 đồng lợi nhuận Tính toán trên cho thấy hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty chưa cao, dù doanh thu đạt được qua mỗi năm là rất lớn nhưng lợi nhuận thu được chưa tương xứng. Lợi nhuận đạt trên từng đồng doanh thu là quá thấp. So sánh giữa các năm ta thấy tỷ suất lợi nhuận tăng quá chậm, thậm chí có năm còn giảm (năm 1998 ). Liên hệ với chi phí ta thấy Tổng công ty chưa thực sự tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bảng 8 cho thấy hàng năm Tổng công ty đã chi ra một khoản chi phí rất lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. _Kỳ thu tiền trung bình: cho biết về khả năng thu hồi các khoản nợ của Tổng công ty. Theo bảng 9 thì: + Năm 1997 kỳ thu tiền trung bình là 211,3 ngày +Năm 1998 kỳ thu tiền trung bình là 257,76 ngày + Năm 1999 kỳ thu tiền trung bình là 231,1 ngày + Năm 2000 kỳ thu tiền trung bình là 194 ngày Như vậy trong những năm trở lại đây Tổng công ty đã cố gẳng rút ngắn được thời gian kỳ thu tiền trung bình. điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Tổng công ty, nó giúp làm giảm lượng vốn bị chiếm dụng,tăng cường lượng vốn cho sản xuất kinh doanh trong tình trạng thiếu vốn Bảng 9: Các khoản phải thu của Tổng công ty Đơn vị:triệu đồng Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 1.Các khoản phải thu 422.448 663.217 610.000 620.000 a. phải thu người mua 260.472 427.153 350.000 340.000 b. phải thu nội bộ 127.237 198.875 190.000 215.000 c. phải thu khác 34.739 37.189 70.000 65.000 2. Doanh thu 719.661 926.260 950.000 1.150.000 3.Kỳ thu tiền trung bình(1)/(2) 211.3 257.76 231.1 194 ( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh 1997,1998,1999,2000 ) * Đánh giá chung về tổng công ty. Trong giai đoạn từ năm 1997 đến 2000 tổng nguồn vốn của Tổng công ty liên tục tăng từ 142.371 triệu đồng lên tới 183.666 triệu đồng. Năm 1999 so với 1998 nguồn vốn vay của Tổng công ty giảm 2510 triệu đồng (hay giảm 23,5%) cùng với nguồn vốn ngân sách tăng 1000 triệu đồng (1,8%) và nguồn vốn tự bổ sung tăng 3.580 triệu đồng (3,8%) làm cho tổng nguồn vốn tăng không đáng kể. Qua các năm hai nguồn vốn ngân sách và nguồn tự bổ sung đều tăng nhưng nguồn vốn vay lại giảm sút cụ thể: Năm 1999 so với năm 1998 giảm 23%; năm 2000 so với năm 1999 giảm 34,2% điều này cho thấy Tổng công ty đang từng bước tự chủ về tài chính. Tình hình hoạt động chung của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông1 thời gian qua gặp một số khó khăn nhất định, song bằng những nỗ lực lớn của ban lãnh đạo Tổng công ty cũng như cán bộ công nhân viên và đội ngũ công nhân lao động, với tinh thần kỷ luật và đồng tâm, bằng các chính sách hợp lý, với sự giúp đỡ có hiệu quả của các cơ quan Nhà nước, các Bộ, các nghành và sự hợp tác chặt chẽ với các nhà thầu trong và ngoài nước, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 đã đạt đựơc một số thành tựu sau: +- Những thành tựu: Trong những năm qua các chính sách quản lý tài chính đã tạo ra được một tiềm lực tài chính Tổng công ty tương đối mạnh để có thể triển khai tốt các dự án thắng thầu,nâng cao uy tín của Tổng công ty. Hệ thống chính sách quản lý tài chính đã góp phần điều phối khả năng tài chính của từng công ty thành viên, giúp cho sự tăng trưởng từng đơn vị, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty. Nhờ có chính sách quản lý tài chính mà Tổng công ty đã kịp thời cứu nguy cho những đơn vị làm ăn kém hiệu quả, tạo điều kiện cho những đơn vị này đi lên. Về nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn đầu tư của Tổng công ty liên tục tăng qua các năm từ năm 1997-2000 (năm 1997 tổng vốn đầu tư là:669.611 triệu đồng ; năm 1998 tổng vốn đầu tư là:777.263 triệu đồng; năm 1999 là:871.594 triệu đồng ). Như vậy, hàng năm Tổng công ty luôn dành mộtphần thích đángvốn đầu tư để pthát triển và mở rộng sản xuất. Về tài sản cố định của Tổng công ty đã được đầu tư đổi mới liên tục nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. Trong giai đoạn 1997-2000 vốn cố định tăng từ 453.546 triệu đồng lên tới 698.140 triệu đồng. Như năm 2000 Tổng công ty đã đầu tư vào tài sản cố định : Bảng12:Tình hình đầu tư TSCĐ năm 2000 Tên TSCĐ Đơn vị Số lượng Giá trị 1. Thiết bị thi công nền đường Cái 38 12.065.326.500 2.Thiết bị thi công móng,mặt đường Trạm 14 14.446.150.000 3.Thiết bị thi công cầu, cảng Trạm 25 16.804.950.000 4.Thiết bị sản xuất đá Bộ 7 4.203.698.000 5. Thiết bị cho công tác phục vụ Cái 3 2.254.644.000 6. Tổng cộng 87 49.774.768.500 (Nguồn: Báo cáo tình hình quản lý thiết bị vật tư năm 2000 ) Về doanh thu: Tổng công ty xây dựng công trình giao thông1luôn đạt vượt mức kế hoạch về doanh thu đề ra.Ta có thể giải thích điều này bởi các nguyên nhân sau: _Tổng Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước thực hiện hạch toán độc lập, cũng giống như rất nhiều doanh nghiệp Nhà nước khác Tổng công ty cũng gặp nhiều khó khăn như tình trạng thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hiện nay,Tổng công ty đã và đang tháo gỡ dần các khó khăn của mình trên thị trường, tạo được niềm tin với đối tác, ngân hàng bẵng việc hoàn thành những công trình có kết quả và uy tín cao.Qua phân tích,ta thấy vốn ngaan sách và vốn vay tăng hàng năm. Do vậy mà nguồn vốn đầu tư tăng, doanh thu tăng( năm 2000 doanh thu đạt trên 1000 tỷ đồng ) kéo theo lợi nhuận cũng tăng dần. - Trong những năm qua, Tổng công ty đã tăng cường đầu tư vào TSCĐ và TSLĐ, tích cực mua mới, sửa chữa nâng cao công suất hoạt động của máy móc thiết bị, áp dụng những công nghệ hiện đại cho các đơn vị thành viên nhằn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc doanh thu của Tổng công ty tăng lên đáng kể là do cơ cấu tài sản được đầu tư hợp lí, Tổng công ty đã thực hiện tốt việc lập kế hoạch sử dụng vốn, kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện kế hoạnh, tìm tòi mở rộng thị trường ra nước ngoài, khẳng định mình với thị trường trong nước. - Tổng công ty đã thực hiện cơ chế hạch toán độc lập với một số công ty thành viên làm cho các đơn vị này có trách nhiệm cao hơn trong việc quản lý TSCĐ được giao, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn được cấp phát, đồng thời tự tìm kiếm các nguồn tài trợ mới. Và dần dần khắc phục được những nguyên nhân sử dụng vốn kém hiệu quả. Trong những năm qua công cuộc tái thiết đất nước và hoàn thành mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nưopức công nghiệp với tầm nhìn 2020, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông1 cũng như các Tổng công ty khác trong ngành giao thông đã được Nhà nước quan tâm đầu tư hơn. Do vậy, ngân sách Nhà nước cấp ngày một tăng, các chính sách đưa ra đều nhằm phát triển hệ thống giao thông tương xứng với tiềm lực phát triển kinh tế. d. Hạn chế. Bên cạnh những kết quả đạt được Tổng công ty cồn có hạn chế nhất định trong quá trình sử dụng vốn thể hiện qua: + Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn chưa cao: năm 1997 hiệu quả sử dụng vốn là 1,07; Năm 1998 là 1,69; Năm 1999 là 1,26; năm 2000 là 1,4. + Hiệu quả sử dụng vốn cố định thấp: Năm 1997 là 1,58; Năm 1998 là 1,69; năm 1999 là 1,55; Năm 2000 là 1,65. +Số vòng quay vốn lưu động chưa cao:Năm 1997 là 3,33 vòng; Năm 1998 là 4,03 vòng; Năm 1999 là 6,86 vòng; Năm 2000 là 9,627 vòng. + Mức doanh lợi vốn cố định và vốn lưu động ít biến động qua các năm, thậm chí còn có năm giảm xuống( năm 1998). + Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu và lợi nhuận trên vốn cũng rất thấp mặc dù hàng năm tổng vốn và doanh thu đều tăng. - Tỉ suất lợi nhuận: Năm 1997 là 0,016; Năm 1998 là 0,013; Năm 1999 là0,0142; Năm 2000 là 0,0143. - Hệ số sinh lời: Năm 1997 là 0,017; năm 1998 là 0,015; năm 1999 là 0,018; năm 2000 là 0,02. Các nguyên nhân sau đây sẽ giúp ta lý giải được các hạn chế trên: 1/ Nguyên nhân dẫn đến tỷ suất lợi nhuận thấp: + Các khoản giảm giá hàng bán tăng lên hàng năm từ 139.544.262 đến 384.469.726 đồng qua các năm. + Các khoản nợ phải thu của Tổng công ty khá lớn năm1997 là 422.448 triệu đồng; năm 1998 là 663.217 triệu đồng; năm1999 là 610.000 triệu đồng; năm 2000 là 620.000 triệu đồng. Do vậy mà dẫn đến Tổng công ty không tận dụng được hết các nguồn vốn và đang bị chiếm dụng vốn. Mặt khác ta thấy nguồn vốn ngân sách cấp hàng năm là khá lớn, đồng thời vốn vay cũng rất lớn nhưng hiệu quả lại chưa cao. Điều này đặt ra một vấn đề lớn đối với Tổng công ty trong việc quản lý vốn ( vốn ngân sách năm 1997 là 51.784 triệu đồng; năm 1998 là 55.032 triệu đồng; năm 1999 là 56.032 triệu đồng; năm 2000 là 60.032 triệu đồng và vốn vay năm1997 là 64.894 triệu đồng; năm 1998 87.094 triệu đồng;năm 1999 là 75.000 triệu đồng; năm 2000 là 99.500 triệu đồng ) + Việc xác định phương pháp và tỷ lệ khấu hao chưa hợp lý, bởi lẽ đối với ngành xây dựng công trình giao thông chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều yếu tố làm máy móc thiết bị hư hỏng nhanh. Do đó số tiền khấu hao chưa thể bù đắp để tái sản xuất giản đơn TSCĐ chứ chưa nói đến tái đầu tư mở rộng TSCĐ. Trong thời gian tới Tổng công ty cần nhanh chóng phân loại TSCĐ thành từng nhóm và xác định thời hạn thây thế máy móc thiết bị chính xác để làm căn cứ cho việc tính khấu hao nói chung và hoàn thiện chính sách khấu hao nói chung. Một số doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty đac dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư mua sắm thiết bị dài hạn gây nên mất cân đối tài chính trong vay trả ngân hàng. Công tác quản lý máy móc thiết bị chưa hợp lý đã gây khó khăn cho việc phát huy hiệu quả của các chính sách quản lý tài chính cuả Tổng công ty. Tổng công ty cần phải phân công, phân cấp quản lý máy móc thiết bị hợp lý để gắn chặt trách nhiệm của từng người, từng bộ phận vào công tác quản lý máy móc thiết bị + Như phân tích ở trên chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp rất cao ( năm 1997 là 1.474.218.205 và 86.113.636; năm 1998 là 2.744.851.240 và 95.902.445.952; năm 1999 là 1.457.224.559 và 100.536.938.957 ; năm 2000 là 1.593.079.811 và 107.926.973.521 đồng ). 2/ Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn không cao. + Với chính sách phân tích tài chính công tác báo cáo định kỳ vẫn còn thể hiện cách làm tuỳ tiện chứ không theo đúng biểu mẫu đã ban hành nhiều cột mục bỏ trống không điền số liệu. Công tác ghi chép sổ sách thống kê theo dõi không đầy đủ, có đơn vị không có thẻ TSCĐ, các thông số kỹ thuật, số khung, số máy, kí hiệu mã hiệu chưa ghi chép đưa vào sổ sách theo dõi. Thời gian nộp báo cáo của các công ty còn quá chậm. Thông thường theo quy định thì đến tháng 3 năm sau phải hoàn thành báo cáo năm trước, nhưng ở Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I thì phải đến tháng 5 năm sau mới làm xong. Vì vậy, làm hạn chế đến việc điều chỉnh các chính sách tài chính cho phù hợp, nhiều khi bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. + Về hệ thống sản xuất: - Về thiết bị sản xuất ở các đơn vị vẫn còn một số thiết bị cũ, sử dụng lâu năm do vậy mà năng suất không cao, chi phí sửa chữa bảo dưỡng lớn. Một số đơn vị thành viên tự ý đầu tư thiết bị nhưng chưa khai báo với Tổng công ty dẫn đến có những thiết bị khi đưa vào sử dụng còn kém hiệu quả của việc lựa chọn thiết bị đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý, làm khó khăn cho việc theo dõi quản lý của Tổng công ty. Trong việc quản lý và sử dụng thiết bị thì phạm vi sử dụng các thiết bị trong toàn Tổng công ty rất đa dạng về chủng loại và sản lượng, các công trường rải rộng trên khắp đất nước và nước ngoài ( Lào) cho nên khả năng quản lý của Tổng công ty chủ yếu tập trung vào các đầu thiết bị lớn, các dây chuyền công nghệ mới, thiết bị khoan nhồi, máy rải bê tông, nhựa…) ở một số dự án. Các thiết bị còn lại các đơn vị phải chủ động trong việc quản lý và khai thác sử dụng thực tế nhiều đơn vị chưa có phòng chuyên môn theo dõi hoạt động của thiết bị, không có xưởng sửa chữa bảo dưỡng thiết bị, do đó làm giảm tuổi thọ và năng suất của máy móc thiết bị - Về lao động: Số lao động gián tiếp chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu lao động của Tổng công ty ( Năm 1997 là 20,9%; năm 1998 là 18%; năm1999 là 22,99%; năm 2000 là 23%) điều này dẫn tới hàng năm Tổng công ty phải chi cho bộ phận quản lý doanh nghiệp một lượng chi phí rất lớn đãn đến lãng phí vốn. - Về tổ chức: đây cũng là khó khăn chung của các Tổng công ty hiện nay. Mối quan hệ giữa Hội đồng Quản trị và ban Giám đốc, giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên còn nhiều vấn đề bất cập như chưa phân rõ ai là người chủ sở hữu thực sự. -Về hệ thống cung ứng vật tư, vật liệu và thiết bị: đa số các thiết bị mà Tổng công ty nhập về đều có nguồn gốc từ nước ngoài, giá nhập rất cao. Các vật liệu vật tư còn phải nhập ngoại khá nhiều với mức thuế cao. - Phần tiếp theo tôi mạnh dạn xin đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn tại tổng Cty xây dựng công trình giao thông I. Phần III: giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn I - Giải pháp 1. Quản lý tài sản lưu động. Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào sử dụng tiết kiệm và tăng tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. Do vậy doanh nghiệp cần tăng cường các biện pháp quản lý tài sản cố định, vốn lưu động sau đây: * Xác định nhu cầu thường xuyên tối thiểu về tất cả các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu... để có kế hoạch mua sắm dự trữ vật tư đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục. Việc xác định đúng đắn nhu cầu về vốn lưu động để dự trữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn nói chung. Nhu cầu vốn lưu động được xác định quá thấp sẽ gây nhiều khó khăn cho tính liên tục của quá trình sản xuất của doanh nghiệp và ngược lại nếu vốn lưu động dự trữ quá lớn sẽ làm giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vì vậy vấn đề này doanh nghiệp phải có những biện pháp, chính sách nhất định đối với các khoản hàng tồn kho: Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ... doanh nghiệp phải xác định chính xác nhu cầu thực tế ở từng khâu, từng phân xưởng, từ đó xác định mức dự trữ hợp lý. * Tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ vật tư nhằm đảm bảo hạ giá thành sản phẩm thu mua vật tư, hạn chế tối đa vật tư kém phẩm chất, gây ứ đọng vốn lưu động, giảm tối đa tình trạng bị các nhà cung ứng, vật tư chiếm dụng vốn. * Quản lý chặt chẽ vật tư hàng hoá, tính toán tiêu dùng vật tư theo định mức của ngành nhằm giảm chi phí nguyên vật liệu trong hạ giá thành sản phẩm giúp cho quá trình tiêu thụ được nhiều hơn. * Đối với các khoản phải thu doanh nghiệp cần quy định những biện pháp, chính sách nhất định như: chính sách về thời hạn bán chịu, chính sách chiết khấu nhằm khuyến khích khách hàng trả tiền sớm thậm trí cả những chính sách cứng rắn hơn trong việc thu hồi nợ. * Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng nhằm củng cố uy tín về sản phẩm trên thị trường. * Tiết kiệm các yếu tố quản lý doanh nghiệp, chi phí lưu thông và các chi phí khác ít đem lại hiệu quả kinh tế như: chi phí tiếp khách, hội họp, hội thảo... góp phần làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. * Tăng tốc độ lưu chuyển của vốn lưu động trong sản xuất, rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm, đảm bảo quá trình xây dựng liên tục, guảm lượng sản phẩm dở dang. * Tăng doanh thu: doanh thu là chỉ tiêu tổng hợp bằng tiền về tiêu thụ sản phẩm của Công ty (ở đây là các công trình đã hoàn thành và được bàn giao cho đối tác) trong một thời gian nhất định. Doanh thu là nhân tố quyết định tới tốc độ luân chuyển vốn và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Doanh thu cao chứng tỏ thị phần của Tổng Công ty trên thị trường cao, nó phản ánh quy mô kinh doanh của Tổng Công ty. Vì vậy phải cố gắng bằng mọi cách để không ngừng tăng doanh thu phụ thuộc vào ba yếu tố sau: - Số lượng các công trình được hoàn thành và bàn giao. - Giá quyết toán công trình. Do đó để tăng doanh thu trong thời gian tới Tổng Công ty cần phải đẩy mạnh các hoạt động môi trường như: chiến lược đặt giá nhận thầu thấp nhất, chiến lược tập trung vào trọng điểnm, chiến lược đa dạng hoá thích hợp, chiến lược liên kết để tăng sức cạnh tranh. * Tiết kiệm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Thực tế cho thấy những năm qua chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của Tổng Công ty rất lớn. Năm 1997 chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là 1474 triệu đồng và 86113 triệu đồng, năm 1998 là 2.745 triệu đồng và 95.902 triệu đồng; năm 1999 là 1.457 triệu và 100.536 triệu đồng; năm 2000 là 1593 triệu đồng và 107.926 triệu đồng. Tiết kiệm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp nhằm tránh hãng phí để quá trình kinh doanh đặt hiệu quả cao. * Kế hoạch hoá việc sử dụng vốn Đối với việc lập kế hoạch vốn lưu động hàng năm, cần cân đối giữa nhu cầu vốn, xác định nguồn vốn thiếu hụt để có kế hoạch huy động. Hàng năm trên cơ sở số liệu thực hiện của năm trước cùng với kết quả kiểm tra, phân tích, dự đoán thị trường, xây dựng kế hoạch thu mua nguyên vật liệu, vật tư. Dựa trên kế hoạch này, xác định nhu cầu vốn hợp lý cho từng khâu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để trên cơ sở tiết kiệm vốn lưu động. 2. Quản lý tài sản cố định . * Tăng cường công tác quản lý bảo dưỡng tài sản cố định. Mặc dù đối với các đơn vị thành viên thực hiện hạch toán độc lập, quyền hạn và trách nhiệm trong việc sử dụng tài sản cố định của mối đơn vị là phải rõ ràng phải tự chịu trách nhiệm. Song Tổng Công ty cũng phải theo dõi, giám sát, kiểm tra tình hình sử dụng tài sản cố định bằng cách lập kế hoạch khấu hao theo tỷ lệ Nhà nước quy định. Sử dụng các đòn bẩy kinh tế để khuyến khích người lao động có ý thức bảo quản, giữ gìn máy móc thiết bị và xử lý nghiêm khắc những người gây thiệt hại về tài sản cố định của Công ty. * Tăng cường việc thu hồi vốn cố định: Tăng cường bằng cách chọn phương pháp và mức khấu hao hợp lý, đánh giá lại tài sản cố định khi có biến động giá cả trên thị trường để tính đúng, tính đủ khấu hao và giá thành. Việc xem xét, đánh giá lại giá trị tài sản cố định nên tiến hành định kỳ 6 tháng hoặc một năm hay lâu hơn nữa là tuỳ thuộc vào loại tài sản cố định. * Tăng cường đổi mới tài sản cố định. Đây là yếu tố quan trọng để hạ thấp chi phí sản xuất, sửa chữa tăng năng suất lao động. Do vậy Tổng Công ty cần nhanh chóng xử lý dứt điểm các tài sản cố định hư hỏng, không đem lại hiệu quả cao nhằm thu hồi vốn cố định, bổ sung thêm vốn cho sản xuất kinh doanh hay tái đầu tư cho tài sản cố định. * Lập kế hoạch về tài sản cố định: nhằm nâng cáo hơn nữa hiệu quả vốn cố định. Muốn làm được phải tiến hành lập kế hoạch về tài sản cố định về các mặt như: kế hoạch trang bị, kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa, kế hoạch sử dụng tài sản cố định, kế hoạch khấu hao và dự trữ tài sản cố định. Việc đầu tư cho tài sản cố định của Tổng Công ty đều rất lớn do vậy Tổng Công ty phải khuyến khích các doanh nghiệp thành viên tích cực tự tìm kiếm nguồn tài trợ từ bên ngoài hoặc thông qua sự uỷ quyền của Tổng Công ty để tìm kiếm nguồn tài trợ. 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng toàn bộ vốn của Tổng Công ty. * Tiếp tục tổ chức và thực hiện tốt việc lập kế hoạch. Một trong những nguyên nhân dẫn đến doanh thu của Tổng Công ty tăng lên đáng kể là do cơ cấu tài sản được đầu tư hợp lý. Tổng Công ty đã thực hiện tốt việc lập kế hoạch sử dụng vốn, kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện kế hoạch, tìm tòi thị trường mới khẳng định uy tín của mình trên thị trường. Trong thời gian tới Công ty cần tiếp tục phát triển bản kế hoạch cụ thể cho phù hợp với từng năm, từng thời kỳ như: kế hoạch huy động các nguồn vốn, kế hoạch phân bổ các nguồn vốn bổ sung, kế hoạch trả nợ vốn vay (ngắn, trung và dài hạn), kế hoạch đổi mới đánh giá lại trang thiết bị, kế hoạch thu hồi vốn của các khoản cho vay và cấp tín dụng. * Tăng cường đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị công nghệ mới. Trong thời gian tới Tổng Công ty cần tiếp tục đổi mới đồng bộ các máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất mới để nâng cao năng lực sản xuất. Không ngừng nâng cấp máy móc thiết bị cũ, mạnh dạn thanh lý, bỏ đi các thiết bị cũ mà không mang lại sản lượng cao, năng suất thấp và tốn nhiều chi phí sửa chữa. * Triệt để thực hiện nguyên tắc hạch toán kinh doanh. Các nguyên tắc hạch toán kinh doanh cần thực hiện triệt để bao gồm: - Lấy thu bù chi - Thực hiện giám sát bằng tiền - Đảm bảo tính độc lập tự chủ cho các đơn vị thành viên - Tạo động lực khuyến khích người lao động từ đó nâng cao năng suất lao động 2- Kiến nghị Giải pháp : Giảm lãi suất ngân hàng Do các ngân hàng có vai trò rất lớn đối với doanh nghiệp thông qua lãi suất và hoạt động giao dịch. Doanh nghiệp luôn luôn muốn tối thiểu hoá chi phí, do vậy mà khung lãi suất do ngân hàng Nhà nước quy định phải đảm bảo khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, sao cho lợi nhuận thu được tối thiểu phải bù đắp chi phí. Với mức lãi suất hiện nay là 0,75%/ tháng với vay dài hạn và 0,65% /tháng với vay ngắn hạn là vẫn còn cao. Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn,trong thời gian tới đề nghị ngân hàng Nhà nước có biện pháp hạ thấp mức lãi suất thấp hơn nữa. Kết luận Việc phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn là một vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối vơí bất cứ một doanh nghiệp nào. Thông qua việc phân tích tình hình sử dụng vốn, các nhà quản trị có thể nắm được thôngtin khái quát, cần thiết về trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp, xác định được đúng đắn tiềm năng, hiệu quả cũng như rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp và từ đó các nhà quản trị có thể để ra các chính sách, biện pháp, đổi mới chién lược kinh doanh và nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn tại Tổng Cty XDCTGT I đã phần nào phân tích và hệ thống hoá các vấn đề lý luận và hiệu quả sử dụng vốn . Đề tài đã đưa ra được những thành tựu hạn chế và nguyên nhân của quá trình này. Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn . TS. Phạm Thị Thu Hà người đã trựctiếp hướng dẫn tận tình và trau rồi kiến thức cho tôi trong quá tình thực hiện đề taì này. Tôi xin chân thành cảm ơn những thầy cô giáo đã trực tiếp hay gián tiếp cho tôi những kiến thức cần thiết dưới mái trường đại học này. Và cảm ơn các cô chú trong tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 1 đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này. Do còn nhiều bỡ ngỡ nên bài viết còn nhiều thiếu sót. Rất mong sự chỉ đạo của thầy cô và bè bạn... Bảng1:Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Đơn vị;triệu đồng chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 So sánh 98-97 So sánh 99-98 So sánh 00-99 Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1.Tổng doanh thu 719.661 926.260 950.000 1.150.000 206.599 28,7 23.740 2,6 200.000 21 2.Tổng chi phí 704.819 910.167 883.000 1.028.000 205.348 29,1 -27.167 -2,98 145.000 16,4 3.Lãi trước thuế 14.842 16.093 18.000 22.000 1.251 8,4 1.907 11,8 4.000 22,2 4.Thuế thu nhập 3.459 4.121 4.500 5.500 662 19,1 379 9,2 1000 22,2 5.Lãi ròng 11.383 12.033 13.500 16.500 650 5,7 1.467 12,2 3000 22,2 ( Nguồn báo cáo tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh các năm 97,98,99,00 ) Bảng 3: Tình hình vốn đầu tư tại Tổng công ty Đơn vị:triệu đồng Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 So sánh 98-97 So sánh 99-98 So sánh 00-99 Chênh lệch % Chênh lệch % Chênh lệch % Vốn ngân sách 51.784 55.032 56.032 74.765 3.248 6,2 1000 1.,8 18.724 33,4 Vốn tự bổ sung 84.178 94.620 98.200 103.533 10.442 12,4 3.580 3.,8 5.333 5,4 Vốn vay 6.409 10.668 8.158 5.368 4.259 66,4 -2.510 -23,5 -2.790 -34,2 Tổng vốn 142.371 160.320 162.390 183.666 17.949 12,6 2.070 1,3 21.276 13.,1 ( Nguồn: báo cáo quyết toán các năm1997,1998,1999,2000) Bảng 10: Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Tổng công ty Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 So sánh 98-97 So sánh 99-98 So sánh 00-99 Chênh lệch % Chênh lệch % Chênh lệch % 1 Doanh thu 719.661 926.260 950.000 1.150.000 206.599 28,7 23.370 2,5 200.000 21 2.Lợi nhuận 11.383 12.033 13.500 16.500 650 5,7 1.467 12,2 3000 22..,2 3. Vốn cố định 453.546 547.640 613.140 698.140 94.094 20,7 65.500 11,9 85.000 13,8 4. Sức sản xuất của VCĐ (1/3) 1,58 1,69 1,55 1,65 0,11 6,9 -0,14 -8,3 0,1 6,45 5.Mức doanh lợi VCĐ (2/3) 0,025 0,022 0,022 0,024 -0,003 -12 0 0 0,002 9,1 6. Hàm lượng VCĐ trong doanh thu (3/1) 0,63 0,59 0,65 0,61 -0,04 -6,3 0,06 10,16 -0,04 6,1 Bảng 11: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng công ty Chỉ têu 1997 1998 1999 2000 So sánh 98-97 So sánh 99-98 So sánh 00-99 Chênh lệch % Chênh lệch % Chênh lệch % 1 Doanh thu 719.661 926.260 950.000 1.150.000 206.599 28,7 23.370 2,5 200.000 21 2.Lợi nhuận 11.383 12.033 13.500 16.500 650 5,7 1.467 12,2 3000 22..,2 3. Vốn lưu động 216.065 229.623 138.454 119.454 13.558 6,3 -91.169 -39,7 -19.000 -13,7 4. Doanh lợi VLĐ (2/3) ,053 0,052 0,098 0,138 -0,001 -1,89 0,046 88,46 0,04 40,8 5. Số vòng quay VLĐ (1/3) 3,33 4,03 6,86 9,627 0,7 21 2,83 70,2 2,767 40,3 6. Thời gian 1 vòng quay 108,1 89,3 52,48 37,4 -18,8 -17,4 -36,82 -41,2 -15,08 -28,7 7. Hệ số đảm nhiệm VLĐ (3/1) 0,3 0,25 0,14 0,103 -0,05 -16,6 -0,11 -44 -0,037 -26,4 Bảng 7: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 So sánh 98-97 So sánh 99-98 So sánh 00-99 Chênh lệch % Chênh lệch % Chênh lệch % 1. Doanh thu 719.661 926.260 950.000 1.150.000 206.599 28,7 23.740 2,6 200.000 21 2. Lãi gộp 101.774 112.932 118.050 124.379 11.158 10.,9 5.118 4.,5 6.329 5,4 3. Lãi ròng 11.383 12.033 13.500 16.500 650 5,7 1467 12,2 3000 22,2 4. Tổng vốn 669.611 777.263 751.594 817.594 107.652 16 -25.669 -3,3 66.000 8,7 5.Hiệu quả sử dụng vốn (1/4) 1,07 1,2 1,26 1,4 0,13 12,1 0,06 5 0,14 11,1 5. Hệ số LG/ V 0.152 0.145 0.157 0.152 -0.007 4,6 0.012 8,2 -0.005 3,2 6. Hệ số sinh lời (3/4) 0,017 0,015 0,018 0,02 -0,002 -11,8 0,003 20 0,002 11,1 7.Doanh lợi (3/1) 0,016 0,013 0,0142 0,0143 -0,003 -18,75 0,0012 9,2 0,0001 0,7 Bảng 8: Chí phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 Chi phí bán hàng 1.474 2.745 1.457 1.593 Chi phi quản lý doanh nghiệp 86.113 95.902 100.536 107.926 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 1997,1998,1999,2000 ) Bảng 2: Báo cáo về lao động tiền lương Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 So sánh 98-97 So sánh 99-98 Sosánh 00-99 chênh lệch % Chênh lệch % chênh lệch % 1.lao động gián tiếp 1.882 1.708 2.323 2.463 -174 -9,2 615 36 140 6 2. Tổng số lao động 8.962 9.531 10.102 10.708 569 6,3 571 6 606 6 3. thu nhập bình quân(ngàn đồng/người/tháng) 796.587 834.894 930.227 1.030.000 38.370 4,8 95.333 11,4 99.773 10,7 4. Tỉ lệ lao động gián tiếp(1): (2) 0,21 0,18 0,229 0,23 -0,03 -14 0,049 27,2 0,001 0,4 (Nguồn báo cáo về lao động tiền lương - Phòng Tổ chức cán bộ và Lao động.)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0032.doc
Tài liệu liên quan