MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 3
I. KHÁI NIỆM VỀ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 3
1. Khái niệm về vốn của doanh nghiệp 3
2. Phân loại vốn 3
3. Vấn đề bảo toàn vốn 3
II. VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 4
1. Tài sản lưu động và vốn lưu động của doanh nghiệp 4
1.1. Khái quát chung về TSLĐ của doanh nghiệp 4
1.1.1. Khái niệm TSLĐ 4
1.1.2. Đặc điểm và phân loại 5
1.2. Vốn lưu động của doanh nghiệp 5
1.2.1. Khái niệm: 5
1.2.2. Nội dung vốn lưu động 5
1.2.3. Phân loại vốn lưu động 6
1.2.4. Kết cấu VLĐ và các nhân tố ảnh hưởng 7
III. NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 7
1. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết của doanh nghiệp 7
2. Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết của doanh nghiệp 8
2.1. Phương pháp trực tiếp 8
2.1.1. Xác định nhu cầu VLĐ cho khâu dự trữ sản xuất 9
2.1.2. Xác định nhu cầu vốn lưu động trong khâu sản xuất 10
2.1.3. Xác định nhu cầu vốn lưu động trong khâu lưu thông: 11
2.2. Phương pháp gián tiếp: 11
IV. BẢO TOÀN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG 12
1. Ý nghĩa của việc quản lý vốn lưu động 12
2. Bảo toàn vốn lưu động 13
2.1. Sự cần thiết phải bảo toàn VLĐ 13
2.2. Các biện pháp thực hiện việc bảo toàn VLĐ và phát triển VLĐ 14
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 15
3.1. Khái niệm: 15
3.2. Các chỉ tiêu của hiệu quả sử dụng VLĐ 15
3.2.1. Tốc độ luân chuyển VLĐ 15
3.2.2. Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển 16
3.2.3. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động: 17
3.2.4. Hàm lượng VLĐ: 17
3.2.5. Tỷ suất lợi nhuận (mức doanh lợi) VLĐ. 17
PHẦN II. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY GẠCH THẠCH BÀN 18
I. TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY 18
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 18
2. Lĩnh vực hoạt động của công ty 19
3. Quy mô hoạt động và tiêu thụ sản phẩm 20
4. Giám đốc công ty và Địa chỉ liên hệ 20
II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VLĐ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ CỦA CÔNG TY THẠCH BÀN: 21
PHẦN III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY THẠCH BÀN 4
I. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP 4
II. KIẾN NGHỊ 10
KẾT LUẬN 12
42 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2356 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình sử dụng và quản lý vốn lưu động tại công ty Thạch Bàn và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g từng khâu rồi tổng hợp lại toàn bộ nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp
2.1.1. Xác định nhu cầu VLĐ cho khâu dự trữ sản xuất
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thường phải sử dụng nhiều loại vật tư khác nhau. Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, doanh nghiệp phải luôn có một lượng vật tư dự trữ nhất định.
VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất bao gồm: giá trị các loại nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật tư đóng gói, công cụ dụng cụ.
* Đối với nhu cầu vốn nguyên vật liệu chính
Công thức: Vnl = Mn x Nnl
Vnl: nhu cầu vốn nguyên vật liệu chính năm kế hoạch
Mn: Mức tiêu dùng bình quân một ngày về chi phí nguyên vật liệu chính năm kế hoạch
Nnl: số ngày dự trữ hợp lý
Tổng chi phí sử dụng NNVL chính trong năm KH
Mn =
360 ngày
- Nnl bao gồm: số ngày đi trên đường + (số ngày nhập kho cách nhau x hệ số xen kẽ vốn) + số ngày kiểm nhận nhập kho + số ngày chuẩn bị sử dụng + số ngày bảo hiểm.
- Hệ số xen kẽ vốn là tỷ lệ % giữa mức dự trữ bình quân một ngày về NVLC với mức dự trữ cao nhất về nguyên vật liệu chính của doanh nghiệp
* Đối với các khoản vốn khác trong khâu dự trữ sản xuất như: vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế… nếu sử dụng nhiều và thường xuyên có thể áp dụng phương pháp tính như đối với nguyên vật liệu chính ở trên.
* Đối với các khoản vốn được sử dụng không nhiều và không thường xuyên, mức tiêu dùng ít biến động thì có thể áp dụng phương pháp tính theo tỉ lệ % với tổng mức luân chuyển của loại vốn đó trong khâu dự trữ sản xuất.
Công thức:
Vnk = Mlc x T %
Vnk : nhu cầu vốn trong khâu dự trữ của loạI vốn khác
Mlc : tổng mức luân chuyển của loạI vốn đó trong khâu dự trữ
T% : tỉ lệ % của loạI vốn đó so với tổng mức luân chuyển.
2.1.2. Xác định nhu cầu vốn lưu động trong khâu sản xuất
* Xác định nhu cầu vốn sản phẩm đang chế tạo:
Sự tồn tại của các sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất là cần thiết để đảm bảo sự sản xuất của các doanh nghiệp được tiến hành liên tục. Để xác định nhu cầu vốn này phải căn cứ vào 3 yếu tố: Mức chi phí sản xuất bình quân một ngày trong kỳ kế hoạch (Pn), độ dài chu kỳ sản xuất sản phẩm (Ck), hệ số sản phẩm đang chế tạo (Hs)
Công thức:
Vdc = Pn x Ck x Hs
Vdc: Nhu cầu vốn sản phẩm đang chế tạo
Pn = Tổng mức chi phí trong kế hoạch / 360 ngày
- Tổng chi phí chi ra trong kỳ kế hoạch = số lượng sản phẩm sản xuất kỳ kế hoạch x giá thành sản xuất đơn vị từng loại sản phẩm
- Chu kỳ sản xuất sản phẩm (Ck) là khoảng thời gian kể từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến khi sản phẩm được chế tạo xong và kiểm tra nhập kho
- Hs là tỷ lệ % giữa giá thành bình quân sản phẩm đang chế tạo và giá thành sản xuất sản phẩm.
* Xác định nhu cầu vốn chờ kết chuyển (chi phí phân bổ dần)
- Khái niệm: chi phí chờ kết chuyển là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào giá thành sản phẩm trong kỳ mà được phân bổ dần vào nhiều kỳ tiếp theo để phản ánh đúng đắn tác dụng của chi phí và không gây biến động lớn đến giá thành sản phẩm.
- Chi phí chờ kết chuyển bao gồm: các chi phí sửa chữa lớn, chi phí nghiên cứu, thí nghiệm, chế thử sản phẩm mới, chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng một lần có giá trị lớn, chi phí các công trình tạm…
- Cách tính: Vpb = Vpd + Vpt – V pg
Vpb: vốn chi phí chờ kết chuyển trong kỳ kế hoạch
Vpd: vốn chi phí chờ kết chuyển đầu kỳ kế hoạch
Vpt: vốn chi phí chờ kết chuyển tăng trong kỳ kế hoạch
Vpg: Vốn chi phí chờ kết chuyển được phân bổ vào giá thành sản phẩm trong kỳ kế hoạch
2.1.3. Xác định nhu cầu vốn lưu động trong khâu lưu thông:
* Khái niệm: là nhu cầu vốn lưu động để lưu giữ, bảo quản sản phẩm, thành phẩm ở kho với quy mô cần thiết trước khi xuất ra cho các hàng.
* Cách tính: Vtp = Zsx x Ntp
Vtp: vốn thành phẩm kỳ KH
Zsx: giá thành sản xuất hàng hoá bình quân mỗi ngày kỳ kế hoạch
Ntp: số ngày luân chuyển của vốn thành phẩm
Zsx = tổng giá thành sản xuất hàng hoá thành phẩm cả năm/ 360
Ntp là khoảng thời gian từ khi sản phẩm, thành phẩm được nhập kho đến khi đưa đi tiêu thụ và thu được tiền về. Nó bao gồm: số ngày dự trữ ở kho thành phẩm + số ngày xuất kho và vận chuyển + số ngày thanh toán.
Sau khi xác định được nhu cầu vốn lưu động cho từng loại vốn trong từng khâu kinh doanh, tổng hợp lại sẽ có toàn bộ nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch.
2.2. Phương pháp gián tiếp:
* Nội dung: Dựa vào số vốn lưu động bình quân năm báo cáo, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch và khả năng tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch để xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp năm kế hoạch.
* Cách tính:
Công thức 1: Vnc = VLĐ0 x M1/M0 x (1 ± t%)
Vnc: nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch.
M1, M0: tổng mức luân chuyển năm kế hoạch và năm báo cáo
VLĐ0: số dư bình quân vốn lưu động bình quân năm báo cáo
t%: tỷ lệ tăng hoặc giảm số ngày luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch so với năm báo cáo.
M = Tổng doanh thu – thuế gián thu
VLĐ0 = (Vđq1/2 + Vcq1 + Vcq2 + Vcq3 + Vcq4/2)/ 4
Vđq1: vốn lưu động đầu quý 1
Vcq1, Vcq2, Vcq3, Vcq4: vốn lưu động cuối quý 1,2,3,4
(K1- K0)
t% = x 100
K0
K1: kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch
K0: kỳ luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo
Công thức 2:
Vnc = M1/ L1
M1: tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch
L1: số vòng quay vốn lưu động kỳ kế hoạch
Để xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết năm kế hoạch cho từng khâu kinh doanh theo phương pháp tính toán gián tiếp, doanh nghiệp có thể căn cứ vào tỷ trọng vốn lưu động được phân bổ hợp lý trong các khâu kinh doanh theo thống kê kinh nghiệm ở các năm trước.
Phương pháp gián tiếp trong xác định nhu cầu vốn lưu động có ưu điểm là tương đối đơn giản, giúp doanh nghiệp ước tính được nhanh chóng nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch để xác định nguồn tài trợ phù hợp, phù hợp với điều kiện kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
IV. BẢO TOÀN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
1. Ý nghĩa của việc quản lý vốn lưu động
- VLĐ trong cùng một lúc được phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Muốn quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, doanh nghiệp phải có đủ lượng VLĐ đầu tư vào các hình thái khác nhau đó, khiến cho việc chuyển hoá hình thái của vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi. Nếu doanh nghiệp nào đó bị thiếu vốn thì việc chuyển hình thái sẽ gặp khó khăn, VLĐ không luân chuyển được và quá trình sản xuất cũng bị gián đoạn.
- Trong các doanh nghiệp, sự vận động của VLĐ phản ánh sự vận động của vật tư hàng hoá. Số VLĐ nhiều hay ít là phản ánh số lượng vật tư hàng hoá dự trữ trong các khâu nhiều hay ít. Quản lý VLĐ là một bộ phận trọng yếu của công tác quản lý hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
- Ý nghĩa của việc quản lý VLĐ
+ Đảm bảo sử dụng VLĐ hợp lý, tiết kiệm
+ Hạ thấp chi phí sản xuất, tiết kiệm chi phí bảo quản đồng thời thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và thanh tóan các khoản công nợ một cách kịp thời nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2. Bảo toàn vốn lưu động
2.1. Sự cần thiết phải bảo toàn VLĐ
* Khái niệm:
Bảo toàn VLĐ là đảm bảo duy trì được giá trị thực của VLĐ ở thời điểm đánh giá hiện tại so với thời điểm đầu tư ban đầu tính theo giá cả hiện tại. Tức là số VLĐ thu được đủ mua một lương vật tư hàng hoá tương đương với thời điểm bỏ vốn ban đầu mặc dù có sự biến động của giá cả thị trường
Quản lý và sử dụng VLĐ là khâu quan trọng trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp, trong đó việc bảo toàn VLĐ là vấn đề cực kỳ quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
* Những yếu tố làm cho VLĐ ( vật tư, hàng hoá và tiền tệ ) của doanh nghiệp bị giảm sút
- Hàng hoá bị ứ đọng, kém phẩm chất, không phù hợp với nhu cầu thị trường, không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ với gía bị hạ thấp
- Các rủi ro bất thường xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh
- Kinh doanh bị lỗ kéo dài làm cho vốn bị thiếu hụt dần vì doanh thu bán hàng không đủ bù đắp VLĐ
- Nền kinh tế có lạm phát, giá cả tăng nhanh làm cho sau mỗi vòng luân chuyển VLĐ của doanh nghiệp bị mất dần theo tốc độ trượt giá
- VLĐ trong thanh toán bị chiếm dụng lẫn nhau kéo dài với số lượng lớn
Vì các nguyên nhân trên đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động bảo toàn VLĐ nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục và thuận lợi.
2.2. Các biện pháp thực hiện việc bảo toàn VLĐ và phát triển VLĐ
- Định kỳ tiến hành kiểm kê, đánh gía lại toàn bộ vật tư hàng hoá, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán… để xác định số VLĐ hiện có của doanh nghiệp theo giá trị hiện tại. Trên cơ sở đánh giá đối chiếu với sổ sách kế toán để điều chỉnh cho hợp lý.
- Đối với doanh nghiệp lớn, việc thường xuyên kiểm soát hàng tồn kho có tầm quan trọng đặc biệt. Thông qua việc kiểm soát sẽ giúp cho doanh nghiệp thực hiện dự trữ vật tư hàng hoá đúng chủng loại, đúng số lượng đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành liên tục, không bị xảy ra thiếu hoặc thừa vật tư, hàng hoá. Cũng thông qua kiểm soát hàng tồn kho mà bảo vệ được vật tư hàng hoá khỏi bị hư hỏng, mất mát, kịp thời phát hiện chất lượng vật tư hàng hoá và tính hữu hiệu của quản lý, bảo vệ kho tàng.
- Những vật tư hàng hoá tồn đọng lâu ngày không thể sử dụng được do kém hoặc phẩm chất phải chủ động giải quyết, phần chênh lệch thiếu phải xử lý kịp thời để bù đắp lại.
- Những khoản vốn trong thanh toán, vốn bị chiếm dụng cần có biện pháp đôn đốc và giải quyết tích cực để thu tiền về nhanh chóng và sử dụng ngay vào sản xuất kinh doanh nhằm tăng tốc độ luân chuyển VLĐ
- Đối với doanh nghiệp bị lỗ kéo dài cần có biện pháp khắc phục lỗ: sử dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, cải tiến phương pháp công nghệ để hạ giá thành sản phẩm, tăng nhanh vòng quay của VLĐ
- Để đảm bảo sử dụng VLĐ hợp lý, doanh nghiệp phải biết lựa chọn, cân nhắc nên đầu tư vốn vào khoản nào và lúc nào là có lợi nhất và tiết kiệm nhất
- Để bảo toàn VLĐ trong điều kiện có lạm phát, khi phân phối lợi nhuận cần phải dành ra một phần để hình thành quỹ dự phòng tài chính nhằm bù đắp số hao hụt do lạm phát.
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
3.1. Khái niệm:
Các doanh nghiệp dùng VLĐ của mình để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Quá trình vận động của VLĐ bắt đầu từ việc dùng tiền mua sắm vật tư dự trữ cho sản xuất, tiến hành sản xuất và tổ chức tiêu thụ để thu về một số vốn dưới hình thái tiền tệ ban đầu. Doanh nghiệp càng sử dụng vốn đó hiệu quả bao nhiêu thì càng có thể sản xuất và tiêu thụ nhiều sản phẩm bấy nhiêu. Vì lợi ích kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý, có hiệu quả hơn đồng VLĐ nhằm làm cho mỗi đồng VLĐ hàng năm có thể mua sắm nguyên vật liệu được nhiều hơn, sản xuất sản phẩm và tiêu thụ được nhiều hơn
Việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm VLĐ được biểu hiện trước hết ở tốc độ luân chuyển của VLĐ trong doanh nghiệp nhanh hay chậm. VLĐ luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng VLĐ càng cao và ngược lại. Chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển VLĐ của doanh nghiệp gọi là hiệu suất sử dụng VLĐ. Thông qua phân tích chỉ tiêu này có thể thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường quản lý kinh doanh, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả VLĐ.
3.2. Các chỉ tiêu của hiệu quả sử dụng VLĐ
3.2.1. Tốc độ luân chuyển VLĐ
Tốc độ luân chuyển VLĐ có thể đo bằng 2 chỉ tiêu là số lần luân chuyển (số vòng quay vốn) và kỳ luân chuyển (số ngày của 1 vòng quay vốn)
Công thức:
L = M/Vlđ
L: số lần luân chuyển của VLĐ trong năm
M: tổng mức luân chuyển vốn trong năm
Vlđ: Vốn lưu động bình quân trong năm
- Số kỳ luân chuyển vốn: phản ánh số ngày để thực hiện 1 vòng quay vốn vốn lưu động
Công thức:
K = 360 / L hay
K = VLĐ x 360/M
M, Vlđ: như công thức trên
K: kỳ luân chuyển vốn lưu động
M và Vlđ được xác định như công thức đã nêu trên II.2.2.
3.2.2. Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển
Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển được biểu hiện bằng 2 chỉ tiêu là mức tiết kiệm tuyệt đối và mức tiết kiệm tương đối.
* Mức tiết kiệm tuyệt đối:
- Khái niệm: mức tiết kiệm tuyệt đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một số vốn lưu động để sử dụng vào công việc khác.
- Công thức: M1
Vtktđ = x K1 – VLĐ0 = VLĐ1 – VLĐ0
360
Vtktđ: vốn lưu động tiết kiệm tuyệt đối
VLĐ0, VLĐ1: vốn lưu động bình quân năm báo cáo và KH
M1: tổng mức luân chuyển vốn năm KH
K1: kỳ luân chuyển VLĐ năm KH
* Mức tiết kiệm tương đối:
- Khái niệm: mức tiết kiệm tương đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp có thể tăng mức luân chuyển vốn song không cần tăng thêm hoặc tăng không đáng kể quy mô vốn lưu động.
- Công thức:
M1
Vtktgđ = x (K1- K0)
360
3.2.3. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động:
- Nội dung: chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng VLĐ có thể làm ra bao nhiêu đồng doanh thu.
- Công thức:
HS SDVLĐ = Doanh thu/ VLĐ bình quân
Số doanh thu được tạo ra trên 1 đồng VLĐ càng lớn thì HS SDVLĐ càng cao.
3.2.4. Hàm lượng VLĐ:
- Nội dung: là số VLĐ cần có để đạt được 1 đồng doanh thu
- Công thức:
VLĐ
HL VLĐ =
Tổng doanh thu thực hiện trong kỳ
3.2.5. Tỷ suất lợi nhuận (mức doanh lợi) VLĐ.
- Nội dung: chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng VLĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế thu nhập)
- Công thức:
LN trước thuế (hoặc LN sau thuế thu nhập)
TS LN/VLĐ =
VLĐ trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao.
PHẦN II. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY GẠCH THẠCH BÀN
I. TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Thạch Bàn thành lập năm 1959, tiền thân là xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn
Công ty Thạch Bàn ( TBC) là một trong những đơn vị hàng đầu của ngành sản xuất vật liệu xây dựng Việt Nam. Từ năm 1997 công ty Thạch Bàn thuộc tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng- Bộ xây dựng.
Bốn mươi năm phát triển, công ty Thạch Bàn đã đạt được những thành tựu đáng tự hào:
- Là đơn vị dẫn đầu của ngành sản xuất vật liệu xây dựng trong toàn quốc được nhà nước trao tăng huân chương độc lập hạng ba
- Sản lượng hàng năm của công ty đạt 30-40 triệu viên gạch ngói quy tiêu chuẩn, mẫu mã đa dạng. Dây chuyền sản xuất gạch ốp lát Granite của công ty là một trong những dây chuyền hiện đại nhất mới được nhập khẩu. Tháng 5/2000, công ty đã nhận được nhận chứng chỉ ISO-9002 do tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng quốc tế viết tắt BVQI cấp
- Ngoài nhiệm vụ sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, từ năm 1993 công ty đã có thêm chức năng tham gia xây lắp và chuyển giao công nghệ cho nhiều nhà máy sản xuất gạch xây theo công nghệ lò nung TUYNEN trên phạm vi cả nước. Công ty đã vượt qua mục tiêu 1 triệu m2/ năm đối với dây chuyền sản xuất gạch ốp lát Granite, năm 2000 nâng công suất lên 2 triệu m2/ năm
- Doanh thu hàng năm của công ty đạt trên 140 tỷ VNĐ
- Công ty có gần 400 cán bộ công nhân viên, trong đó có trên 20% công nhân viên có trình độ đại học và trên đại học, hàng trăm công nhân kỹ thuật bậc cao, có khả năng ứng dụng các công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất.
- Từ năm 1997, một bộ phận sản xuất gạch ngói tách ra thành lập công ty cổ phần gạch ngói Thạch Bàn. Là đơn vị hạch toán độc lập, công ty cổ phần gạch ngói Thạch Bàn hoạt động rất có hiệu quả, doanh thu hàng trăm tỷ đồng, sản phẩm gạch ngói của công ty đang được thị trường trong nước rất ưa chuộng
2. Lĩnh vực hoạt động của công ty
Công ty chủ yếu hoạt động tập trung trên 4 lĩnh vực
2.1. Sản xuất vật liệu xây dựng
Sản xuất gạch ốp lát Granite- sản phẩm của công nghệ mới và hiện đại nhất, đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và một số nước trong khu vực. Granite TBC thực sự là sản phẩm của thế kỷ 21. Với dây chuyền hiện đại, hàng năm TBC đã đưa ra thị trường 2 triệu m2/ năm, song số lượng này chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường, trong các năm tới công ty sẽ đưa dây chuyền 2 vào hoạt động và nâng năng suất lên nhằm phục vụ hết nhu cầu của thị trường. Gạch xây của công ty cổ phần gạch ngói Thạch Bàn nhiều năm liền đạt huy chương vàn tại các hội chợ lớn trong nước.
2.2. Kinh doanh vật liệu xây dựng và trang trí nội thất
Ngoài việc tiêu thụ sản phẩm gạch ốp lát Granite, gạch xây, ngói, TBC còn là đại lý độc quyền tại Việt Nam tiêu thụ các sản phẩm lan can cầu thang và ban công INOX hoa do hãng Daejin Metal Corporation- Hàn Quốc sản xuất.
2.3. Từ 1993-1999 công ty Thạch Bàn đã triển khai xây lắp và chuyển giao công nghệ cho 35 nhà máy sản xuất gạch ngói bằng lò nung Tuynen trên lãnh thổ Việt Nam( TBC là đơn vị chủ trì thiết kế, xây dựng và chuyển giao công nghệ lò nung Tuynen cho xí nghiệp gạch 22/12 Nghệ An từ năm 1992, tiếp theo đó là hàng loạt các xí nghiệp gạch xây khắp 3 miền Bắc- Trung- Nam). Các nhà máy gạch lò Tuynen do TBC xây dựng hàng năm cung cấp hàng tỷ viên gạch xây dựng quy tiêu chuẩn.
2.4. Tư vấn, thiết kế các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp
Với kinh nghiệm 40 năm trong nghề xây dựng, một bộ phận kỹ sư của công ty đã làm nhiệm vụ tư vấn thiết kế cho nhiều công trình dân dụng và công nghiệp bước đầu được đánh gía cao. Ngoài 35 xí nghiệp mà công ty chuyển giao và đồng thời tư vấn thiết kế nhà xưởng, công ty còn tư vấn và trực tiếp tham gia ốp lát cho các công trình lớn có vị trí trung tâm ở thủ đô Hà Nội như: Khách sạn Tower, Ngân hàng Vietcombank, Trung tâm vui chơi giải trí Stabowl
3. Quy mô hoạt động và tiêu thụ sản phẩm
* Công ty có hơn 600 đại lý ở 61 tỉnh thành trên toàn quốc:
Đà Nẵng, Đắc Lắc, Đồng Nai, Đồng Tháp, An Giang, Bà Rỵa- Vũng Tàu, Bình Định, Bình Dương, Bình Thuận, Bạc Liêu, Bắc Giang, Bắc Ninh, Cà Mau, Cần Thơ, Gia Lai, Hà Nội, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Hải Dương, Tiền Giang, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế, Thái Nguyên, Thái Bình, Tây Ninh, Sóc Trăng, Quảng Trị, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quảng Bình, Phú Yên, Ninh Thuận, Ninh Bình, Nghệ An, Nam Định, Long An, Lạng Sơn, Lâm Đồng.
* Là một công ty lớn thuộc tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng- Bộ xây dựng, công ty Thạch Bàn có 5 đơn vị thành viên:
- Nhà máy gạch ốp lát Granite
- Xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng và vật liệu trang trí nội thất
- Xí nghiệp xây lắp và tư vấn
- Chi nhánh công ty Thạch Bàn miền Trung
- Chi nhánh công ty Thạch Bàn tại Miền Nam
- Các đơn vị thành viên trong những năm qua hoạt động rất hiệu quả, góp phần đưa công ty Thạch Bàn trở thành con chim đầu đàn của ngành sản xuất vật liệu xây dựng Việt Nam.
4. Giám đốc công ty và Địa chỉ liên hệ
- Giám đốc công ty Thạch Bàn: Nguyễn Thế Cường- một kỹ sư hoá giàu kinh nghiệm, một nhà quản lý quyết đoán và tự tin
- Địa chỉ liên hệ:
Address: Xã Thạch Bàn- Huyện Gia Lâm- Hà Nội
Tel: (84-4)- 8272653, (84-4)- 8271682
Fax: (84-4)- 8272654, (84-4)- 8750551
Email: TBC @ hn.vnn.vn
II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VLĐ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ CỦA CÔNG TY THẠCH BÀN:
Bảng cân đối kế toán kế toán tóm lược
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
A. Tài sản
212.855.592.856
246.722.080.384
I. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
108.573.270.573
147.377.147.990
1. Vốn bằng tiền
676.989.987
3.911.683.680
2. Các khoản phải thu
47.999.524.577
56.354.754.851
3. Hàng tồn kho
52.718.313.362
76.650.727.698
4. Tài sản lưu động khác
7.178.442.647
10.459.981.761
II. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
104.282.322.283
99.344.932.394
1. Tài sản cố định
102.166.032.902
88.257.139.068
2. Xây dựng cơ bản dở dang
262.686.481
10.282.601.504
3. Ký quỹ, ký cược dài hạn
1.853.602.900
5.191.822
B. Nguồn vốn
212.855.592.856
246.758.383.517
I. Nợ phải trả
200.590.524.709
234.077.837.401
1. Nợ ngắn hạn
117.144.546.214
171.240.445.092
2. Nợ dài hạn
74.115.978.495
52.477.392.309
3. Nợ khác
9.330.000.000
10.360.000.000
II. Nguồn vốn chủ sở hữu
12.265.068.147
12.680.546.116
Nguồn: Phòng tài chính kế toán- Công ty gạch Thạch Bàn
Để xem xét tình hình quản lý và sử dụng VLĐ của TBC chúng ta nhận xét về các hệ số tài chính (VLĐ) của công ty:
1. Hệ số phản ánh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn
1.1. Cơ cấu tài sản
Đây là một dạng tỷ suất phản ánh khi doanh nghiệp sử dụng bình quân một đồng vốn kinh doanh thì dành ra bao nhiêu để hình thành TSCĐ và TSLĐ
- Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn/ Tổng tài sản
Căn cứ vào số liệu trong bảng cân đối kế toán tóm lược, ta có:
+ Tỷ suất đầu tư vào TSNH năm 2001 = =51,01%
+ Tỷ suất đầu tư vào TSNH năm 2002 = = 59,73%
- Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn năm 2001 = 100% - 51,01% =48,99%
- Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn năm 2002 = 100% - 59,73% = 40,27%
Qua số liệu về tỷ suất đầu tư TSLĐ( tài sản ngắn hạn ) và TSCĐ( tài sản dài hạn ) của công ty cho thấy công ty đầu tư nhiều hơn vào tài sản ngắn hạn nhưng nhìn chung sự đầu tư của công ty vào hai lĩnh vực này cũng tương đối đồng đều và chưa có sự chênh lêch lớn. Nhận thấy công ty có sự quan tâm đến việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn nhiều hơn: năm 2001 công ty đầu tư vào TSNH là 51,01% và đầu tư vào TSDH là 48,99%, đến năm 2002 sự đầu tư vào TSNH của công ty đã tăng lên 59,73%(tăng 8,72% so với năm 2001) nhưng đồng thời công ty cũng giảm sự đầu tư vào TSDH xuống còn 40,27%(giảm 8,72% so với năm2001). Số % giảm này đúng bằng với số % tăng lên của việc đầu tư vào TSNH chính tỏ rằng trong năm 2002 công ty đã đặc biệt quan tâm đến việc đầu tư vào các nguồn vốn lưu động(cụ thể công ty đã tăng đầu tư vốn bằng tiền, tăng các khoản phải thu, tăng hàng tồn kho…đồng thời công ty giảm đầu tư vào một lượng TSCĐ hữu hình và ký quỹ dài hạn
- Cơ cấu tài sản = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn/ TSCĐ và đầu tư dài hạn
Căn cứ vào số liệu trong bảng cân đối kế toán tóm lược, ta có:
+ Cơ cấu tài sản năm 2001 = = 1,041 hay 104,1%
+ Cơ cấu tài sản năm 2002 = = 1,483 hay 148,3%
Chỉ tiêu này cho thấy công ty năm 2001 đầu tư vào TSNH lớn hơn 4,1% so với đầu tư vào TSDH nhưng năm 2002 công ty lại tiếp tục nâng cao việc đầu tư vào TSNH và tăng 48,3% so với đầu tư vào TSDH. Điều này cho thấy công ty chưa quan tâm đầu tư vào TSCĐ và có thể làm hạn chế việc đổi mới kỹ thuật công nghệ để tạo ra tiền đề cho việc tăng năng lực sản xuất trong tương lai. Việc tăng vốn lưu động vào năm 2002 của công ty không hợp lý, không mang lại hiệu quả vì trong khi tăng vốn lưu động: 147.377.147.990-108.573.270.573= 38.803.877.417 thì cùng với nó là sự tăng lên của một lượng hàng tồn kho đáng kể: 76.650.727.698-52.718.313.362 = 23.932.414.336
1.2. Cơ cấu nguồn vốn
Phản ánh bình quân một đồng vốn kinh doanh hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vay nợ hoặc có mấy đồng vốn chủ sở hữu. Hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu là 2 chỉ số quan trọng nhất phản ánh cơ cấu nguồn vốn.
- Hệ số nợ = Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn = 1- Hệ số vốn chủ sở hữu
Căn cứ vào số liệu trong bảng cân đối kế toán ta có:
+ Hệ số nợ năm 2001 = = 0,9423 hay 94,23%
+ Hệ số nợ năm 2002 = = 0,9486 hay 94,86%
Qua số liệu trên cho thấy tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu có từ nguồn vốn vay nợ bên ngoài: năm 2001 tổng nợ phải trả là 200.590.524.709 trong đó tổng nguồn vốn của doanh nghiệp chỉ có 212.855.592.856 tức là tổng số nợ phải trả của doanh nghiệp chiếm tới 94,23% tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.Điều này chứng tỏ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp là chiếm rất ít trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp. Đến năm 2002 hệ số nợ phải trả trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp lại có chiều hướng gia tăng 94,86%, hệ số này cao có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp bởi sự ràng buộc, sức ép của các khoản vay nợ cũng như tính độc lập của doanh nghiệp với các chủ nợ bị giảm sút. Vay nợ nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu cộng với việc làm sản xuất kinh doanh không có hiệu quả sẽ làm doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, ứ đọng vốn và uy tín về độ tin cậy với các chủ nợ cũng bị suy giảm.
- Hệ số vốn chủ sở hữu = Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn = 1- Hệ số nợ
+Hệ số vốn chủ sở hữu năm 2001 =1- 0,9423 =0,0577 hay 5,77%
+Hệ số vốn chủ sở hữu năm 2002 = 1- 0,9486 =0,0514 hay 5,14%
Qua số liệu về NVCSH của doanh nghiệp: năm 2001, hệ số VCSH = 12.265.068.147 và chiếm 5,77% trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp cho thấy rằng NVCSH của doanh nghiệp chiếm quá nhỏ so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp và doanh nghiệp chủ yếu là đi vay nợ bên ngoài. Trên thực tế các chủ nợ thường thích hệ số tự tài trợ càng cao càng tốt, chủ nợ nhìn vào hệ số này để tìm thấy một sự đảm bảo cho các món nợ vay được hoàn trả đúng hạn. Vì vậy đối với doanh nghiệp có hệ số tự tài trợ thấp mà không tận dụng được nguồn vốn nợ đó một cách hợp lý và có hiệu quả thì nguồn nợ phải trả cao sẽ là một gánh nặng đối với các nhà doanh nghiệp.
Ngược lại trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, việc sử dụng nguồn vốn của người khác tạo ra kết quả sản xuất kinh doanh là một việc làm đáng khích lệ, tuy nhiên công ty cần xem xét nguồn vốn này ở mức độ hợp lý có thể huy động và sử dụng đem lại hiệu qủa cao, loại trừ trường hợp đem lại rủi ro cho công ty khi nguồn vốn sử dụng không mang lại lợi nhuận cho công ty. Vì vậy công ty nên nghiên cứu xem xét và phát huy nguồn vốn chiếm dụng này ở thời hạn hợp lý, phù hợp với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nguồn vốn này là một tiềm năng đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
2.2. Hệ số thanh toán nhanh
Các TSLĐ trước khi mang đi thanh toán cho chủ nợ đều phải chuyển đổi thành tiền. Trong TSLĐ hiện có thì vật tư hàng hoá tồn kho chưa thể chuyển đổi ngay thành tiền, do đó nó có khả năng thanh toán kém nhất. Vì vậy hệ số khả năng thanh tóan nhanh là thước đo khả năng trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ không dựa vào việc phải bán các loại vật tư hàng hoá.
Khả năng thanh toán nhanh =( TSLĐ và đầu tư ngắn hạn – vật tư hàng hoá tồn kho )/ Tổng nợ ngắn hạn
Căn cứ vào số liệu trong bảng cân đối tóm lược, ta có:
- Khả năng thanh toán nhanh năm 2001 = = 0,4768
- Khả năng thanh toán nhanh năm 2002 = = 0,413
Thông thường hệ số này bằng 1 là lý tưởng nhất. Nhưng doanh nghiệp này lại có hệ số thanh toán nhanh rất thấp và năm 2002 lại thấp hơn năm 2001. Khả năng thanh toán thấp sẽ làm ảnh hưởng đến vòng quay hay tốc độ quay vốn của doanh nghiệp, hạn chế khả năng mở rộng quy mô cũng như tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ vì vào lúc cần doanh nghiệp có thể buộc phải sử dụng các biện pháp bất lợi như bán các tài sản với giá thấp để trả nợ hay thu hẹp quy mô sản xuất.
2. Hệ số về khả năng thanh toán
2.1. Hệ số về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Hệ số đánh giá khả năng thanh toán là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện mức độ đảm bảo của TSLĐ với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực có của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi một bộ phận tài sản thành tiền. Trong tổng số tài sản mà doanh nghiệp hiện đang quản lý, sử dụng chỉ có TSLĐ là trong kỳ có khả năng dễ dàng hơn khi chuyển đổi thành tiền. Do đó hệ số nợ ngắn hạn được xác định theo công thức:
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn/ tổng nợ ngắn hạn
Căn cứ vào số liệu trong bảng cân đối kế toán đã được tóm lược, ta có
- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2001 = = 0,9268
- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2002 = = 0,8606
Như vậy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp nhìn chung là rất thấp và có chiều hướng giảm dần: năm 2001 khả năng thanh toán là 0,9268 nhưng năm 2002 lại giảm xuống còn 0,8606. Điều này cho thấy rằng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp rất thấp và cả hai năm đều chưa có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Doanh nghiệp cần điều chỉnh kịp thời sao cho doanh nghiệp vừa có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn vừa có một số lượng vốn lưu động nhất định phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.
3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của TBC:
Qua số liệu từ bảng cân đối kế toán ta tính được các chỉ tiêu sau:
STT
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Số tuyệt đối
% (/ ¯)
1
Tổng doanh thu
161.764.918.578
200.372.386.110
+38.607.467.532
+23,86
2
Tổng doanh thu thuần
161.228.359.049
191.888.890.242
+30.660.531.191
+19,02
3
Giá vốn hàng bán
112.305.777.095
142.327.550.540
+30.021.773.445
+26,73
4
Các khoản giảm trừ và thuế GTGT
46.460.329.963
59.760.717.933
+13.300.387.970
+28,63
5
Tổng mức luân chuyển ( 1- 4 )
115.304.588.615
140.611.688.177
+25.307.079.562
+21,95
6
Số dư bình quân các khoản phải thu
37.602.105.883
52.177.139.714
+14.557.033.831
+38,69
7
Lợi nhuận sau thuế
1.393.051.031
1.146.504.631
-246.546.400
-17,7
8
Vốn lưu động bình quân
85.466.344.824
127.975.209.281
+42.508.864.457
+49,74
9
Số vòng quay vốn lưu động (vòng) (5/8)
1,349
1,0987
-0,25
-18,55
10
Kỳ luân chuyển vốn lưu động (ngày) (360/ 9)
267
328
+61
+22,85
11
Kỳ thu tiền trung bình ( 360/ 14)
84
97,89
+13,89
+16,53
12
Mức doanh lợi vốn lưu động (7/ 8)
0,0163
0,009
-0,0073
-44,78
13
Mức tiết kiệm vốn lưu động
-
+23.825.869.385,4
14
Vòng quay các khoản phải thu (2/ 6)
4,285
3,6776
-0,6074
-14,18
15
Hàng tồn kho bình quân
42.338.888.684
64.684.520.530
+22.345.631.846
+52,78
16
Số vòng quay hàng tồn kho (3/ 15 )
2,6525
2,2
-0,4525
-17,06
17
Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho
135,72
163,636
+27,916
+20,57
18
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động ( 1/ 8)
1,8927
1.5657
-0.327
-17,28
19
Hàm lượng vốn lưu động (8/ 1)
0,527
0,639
+0,112
+21,25
Qua bảng trên ta có thể phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty Thạch Bàn qua các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
3.1. Tốc độ luân chuyển VLĐ :
- L = Doanh thu thuần/ VLĐ bình quân
- K = 360/L
Nhìn chung tốc độ luân chuyển VLĐ của công ty qua chỉ tiêu vòng quay VLĐ và kỳ luân chuyển VLĐ là rất chậm: năm 2001 là 1,349 vòng nhưng sang năm 2002 lại giảm xuống còn 1,0987 vòng. Điều này cho thấy rằng doanh nghiệp ngày càng sử dụng VLĐ kém hiệu quả, không hợp lý, gây lãng phí VLĐ hiện có của công ty.
Nhưng xét về lĩnh vực hoạt động của công ty thì việc sản xuất gạch cao cấp như gạch ốp lát Granite thì phải đòi hỏi một lượng VLĐ rất lớn cộng thêm với chu kỳ sản xuất và tiêu thụ là tương đối dài. Vì vậy chu kỳ một vòng quay vốn của công ty là rất dài (năm 2001 là 267 ngày, năm 2002 là 328 ngày) là điều tất yếu không thể tránh khỏi. Nhưng không phải vì đặc điểm sản xuất kinh doanh như vậy mà công ty có thể xao nhãng việc quản lý và sử dụng sát sao các nguồn VLĐ sao cho có hiệu quả kinh tế, tiết kiệm. Công ty cần có biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ mà trước mắt là đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ nhằm sử dụng tiết kiệm, tận dụng tối đa VLĐ hiện có để đẩy nhanh quá trình sản xuất trong năm.
3.2. Hiệu suất sử dụng VLĐ = Tổng doanh thu/ VLĐ bình quân
Phản ánh số doanh thu được tạo ra trên một đồng VLĐ. Hiệu suất sử dụng VLĐ của TBC năm 2002 thấp hơn năm 2001, điều này cho thấy với một đồng VLĐ thì công ty năm 2002 chỉ tạo ra 1,5657 đồng doanh thu và đạt thấp hơn so với năm 2001 là 0,327 hay giảm đi 17,28%
3.3. Hàm lượng VLĐ = VLĐ bình quân/ Doanh thu
Phản ánh số VLĐ cần có để đạt được một đồng doanh thu
Ta thấy rằng số VLĐ cần có để đạt được một đồng doanh thu năm 2002 lớn hơn năm 2001 tức là để đạt được một đồng doanh thu thì số VLĐ cần bỏ ra năm 2002 là 0,639 lớn hơn số VLĐ cần bỏ ra năm 2001 một lượng là:0,639-0,527 = 0,112. Như vậy công ty đã sử dụng VLĐ năm 2002 không hiệu quả và tiết kiệm bằng năm 2001.
3.4. Tỷ suất lợi nhuận VLĐ( Mức doanh lợi ) = Lợi nhuận sau thuế/ VLĐ bình quân
Ta thấy rằng năm 2001 mức 0,0163 đồng lợi nhuận trước thuế tức là với một đồng VLĐ bỏ ra công ty đã thu được 0,0163 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2002 quy mô sản xuất được mở rộng và số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên nhưng chi phí sản xuất tăng lên và số lượng hàng tồn kho tăng lên nên mức doanh lợi VLĐ bị giảm đi còn 0,009 Như vậy hiệu suất sử dụng VLĐ của công ty đã bị giảm đi.
3.5. Mức tiết kiệm VLĐ
Vtktgđ = M1(K1-K0)/360
Do số kỳ luân chuyển VLĐ năm 2002 không được rút ngắn so với năm 2001 nên không những công ty không tiết kiệm được VLĐ của mình mà còn gây lãng phí +23.825.869.385,4. Do vậy doanh nghiệp cần rút ngắn kỳ luân chuỷên VLĐ trong những năm tới để tiết kiệm tối đa nhất VLĐ của công ty.
3.6. Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân
Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt được doanh số cao. Qua số liệu tính toán ở bảng trên cho thấy số vòng quay của công ty thấp: năm 2001 là 2,6525 vòng và năm 2002 lại giảm xuống còn 2,2 vòng ( tức là năm 2002 vòng quay hàng tồn kho trong năm của công ty bình quân có 2,2 lần xuất kho hoặc nhập kho ). Công ty cần có biện pháp kịp thời nhằm nâng cao số vòng quay hàng tồn kho, tránh ứ đọng nhiều hàng tồn kho, gây lãng phí vốn.
3.7. Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần/ Số dư bình quân các khoản phải thu
Phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh là tốt, vì doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu( không phải cấp tín dụng cho khách). Qua số liệu số vòng quay khoản phải thu ở bảng trên của công ty năm 2001 và năm 2002 cho thấy số vòng quay khoản phải thu của công ty còn thấp làm doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều từ phía khách hàng và các đại lý. Công ty thúc đẩy nhanh chóng các khoản phải thu nhằm đưa vào sản xuất kinh doanh và trang trải các khoản lãi vay ngân hàng, nợ phải trả.
PHẦN III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY THẠCH BÀN
I. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP
Qua thực tế xem xét tình hình tổ chức và sử dụng vốn cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Gạch Thạch Bàn trong năm qua cho thấy mặc dù hoạt động trong điều kiện gặp nhiều khó khăn nhưng do sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty nên lợi nhuận năm sau thường cao hơn năm trước.
Tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh phát triển sản xuất, đầu tư có trọng điểm duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đồng thời nghiên cứu mở rộng thị trường, tìm đối tác trong và ngoài nước, đảm bảo công ăn việc làm cho gần 400 cán bộ công nhân viên công ty, hoàn thiện một bước hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu, công ty cũng gặp không ít khó khăn thách thức. Đi sâu vào phân tích tình hình thực tế của công ty cho thấy: bên cạnh một số kết quả đạt được công ty còn bộc lộ một số vấn đề tồn tại trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong việc sử dụng vốn kinh doanh. Do đó cần thiết phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Từ thực tế trên, tôi xin mạnh dạn nêu ra một số ý kiến nhằm góp phần đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cuả công ty như sau:
- Thứ nhất là: tổ chức công tác bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, thanh toán tiền hàng và thu hồi công nợ nhằm tăng doanh thu cho công ty.
Trong năm hoạt động vừa qua, trong công tác bán hàng và thanh toán tiền hàng của công ty còn có một số tồn tại: mạng lưới đại lý tiêu thụ sản phẩm của công ty đã rải rác khắp các tỉnh trên toàn quốc (61 tỉnh thành). Nhưng do cơ cấu sản phẩm đưa về các đại lý chưa phù hợp với nhu cầu của khách hàng về chủng loại, vì vậy tốc độ tiêu thụ của nhiều đại lý còn chậm, hàng tồn kho với số lượng lớn. Một số đại lý lớn đã chiếm dụng vốn của công ty không chấp hành nghiêm túc các điều khoản thanh toán tiền hàng, gây nên tình trạng nợ đọng dây dưa.
Những tồn tại có liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm và công tác thanh toán tiền hàng đã làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Việc công ty tiêu thụ sản phẩm chậm, hàng tồn kho nhiều, chất lượng sản phẩm chất lượng còn chưa cao dẫn đến số lượng hàng bán bị trả lại lớn, cho khách hàng nợ với khối lượng lớn làm cho nhu cầu vốn tăng lên không hợp lý, vốn bị ứ đọng, chậm luân chuyển và không tạo ra lợi nhuận. Vì vậy để phát huy vai trò tự chủ về tài chính, đảm bảo tăng nhanh vòng quay vốn, công ty phải có những biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm như:
Về mạng lưới phân phối xa đại lý Hà Nội, công ty cần có hệ thống chuyên chở an toàn, cẩn thận để tránh rơi vỡ và có chính sách hỗ trợ giá phù hợp cho vùng sâu, vùng xa.
Đối với mạng lưới tiêu thụ của thương nhân bán lẻ, công ty cũng cần phải có một hình thức khuyến khích, chẳng hạn có những chính sách khuyến mại đối với các hộ bán lẻ tiêu thụ được nhiều hay mua với số lượng sản phẩm nhiều của công ty. Mạng lưới tiêu thụ này có vai trò rất quan trọng đến việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
Đối với các khách hàng thường xuyên, công ty có thể kí kết các hợp đồng tiêu thụ dài hạn có tỷ lệ hoa hồng ưu đãi, hợp lý. Từ đó công ty có thể có những phương hướng, kế hoạch cho sản xuất và tiêu thụ.
Đối với công tác thanh toán tiền hàng, công ty cần chú trọng vấn đề sau:
+ Trong các hợp đồng mua bán, tiêu thụ sản phẩm, công ty phải lựa chọn phương pháp thanh toán hợp lý nhằm đảm bảo có lợi cho công ty. Trong hợp đồng cần quy định rõ thời hản trả tiền và những điều khoản tiền liên quan đến việc thanh toán tiền hàng. Các bên phải chịu trách nhiệm và thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các điều khoản đã quy định trong hợp đồng phù hợp với chế độ chính sách tài chính quy định.
+ Thực hiện các phương thức thanh toán có kết hợp với chiết khấu thương mại đối với những khách hàng mua với số lượng lớn và chiết khấu tiền mặt đối với những khách hàng thanh toán tiền ngay. Đặt ra những tỷ lệ chiết khấu hợp lý phù hợp với lãi suất vay vốn ngây hàng, công ty sẽ phải đi vay vốn để tiếp tục quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
- Thứ hai là: đảm bảo đủ nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh trong giai đoạn hiện nay
Công ty đang cần một số lượng vốn rất lớn để có thể đầu tư mua sắm trang thiết bị mới mà vẫn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục. Để tăng nguồn vốn tài trợ công ty có thể áp dụng một số giải pháp sau:
Khai thác triệt để mọi nguồn vốn của công ty. Đây là nguồn vốn có sẵn với chi phí sử dụng thấp nhất mà công ty cần tận dụng bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động.
Có kế hoạch phân bổ và sử dụng vốn một cách thích hợp , có hiệu quả. Tận dụng nguồn nhân lực cũng như các lợi thế về địa thế, uy tín… nhằm tăng doanh thu.
Tăng tích luỹ đầu tư trở lại sản xuất từ lợi nhuận không chia và quỹ khấu hao tài sản cố định
Vay ngân hàng: theo số liệu gần đây TBC đang thường xuyên vay tín dụng ngân hàng với số lượng tương đối lớn để sản xuất kinh doanh, tín dụng ngân hàng hiện đang được coi là nguồn tín dụng rẻ nhất. Bởi vậy, công ty cần phải coi đây là một khả năng tạo vốn có hiệu quả đáp ứng các nhu cầu bổ sung tiền mặt và vốn lưu động trong ngắn hạn trong điều kiện không ngừng nâng cao vốn của công ty. Tuy nhiên cũng cần cân nhắc sao cho vay với một khối lượng tiền hợp lý với quy mô và sự cần thiết trong dự án kế hoạch của công ty nhằm tránh ứ đọng vốn mà vẫn phải trả lãi.
Tìm kiếm nguồn tài trợ dài hạn để đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh doanh, hiện nay nguồn vốn chủ yếu này là vốn tự có tích luỹ từ lợi nhuận để lại và vật chất sở hữu do ngân sách cấp. Theo như kế hoạch đầu tư mở rộng tăng sản lượng hiện nay nguồn vốn này chưa thể đáp ứng được. Bởi vậy, công ty cần sử dụng quỹ đầu tư phát triển và quỹ khấu hao hợp lý để đầu tư mới và tái đầu tư tài sản cố định, có dự án khả thi để vay vốn dài hạn ngân hàng, thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong công nhân viên.
Ngoài ra công ty còn có thể huy động vốn của các đơn vị thành viên để đầu tư. Đây là nguồn vốn có lãi suất thấp thể hiện mối tương trợ giữa các đơn vị thành viên thuộc tổng công ty.
- Thứ ba là: Mục đích của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động với lượng vốn lưu động ít nhất có thể đạt được lợi nhuận hay doanh thu tiêu thụ lớn nhất. Công ty phải thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động qua hệ thống các chỉ tiêu để từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể.
Chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng vốn, công ty phải đề ra kế hoạch sản xuất cho từng quý, từng thời kỳ, trên cơ sở đó để có lượng vốn hợp lý, tiết kiệm vốn lưu động đồng thời đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành thường xuyên, liên tục.
Việc lập ra kế hoạch huy động và sử dụng vốn nhất thiết phải dựa vào phân tích tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính kì trước làm cơ sở cùng với kế hoạch dự định về hoạt động kinh doanh của công ty trong kỳ kế hoạch và những dự kiến về sự biến động của thị trường.
Tăng nhanh vòng quay vốn lưu động, giảm thời gian luân chuyển bằng việc tăng nhanh tốc độ hoạt động, tăng năng suất lao động, làm giảm lượng vốn trong lưu thông.
Việc tăng nhanh vòng quay của vốn phải được thực hiện ở tất cả các khâu. Trong khâu sản xuất cần tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị, đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh để làm giảm lượng nguyên vật liệu, vật tư tồn kho.
Trong dự trữ cần có kế hoạch định mức sát đúng với thực tế để có thể cung cấp nguyên vật liệu kịp thời, hạn chế thấp nhất dự trữ quá định mức gây lãng phí, ứ đọng vốn.
Trong khâu lưu thông, vòng quay vốn lưu động tăng khi vòng quay về vốn hàng hoá tăng. Thực hiện tốt việc quản lý công nợ, xử lý nhanh các khoản phải thu, thực hiện các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ như: quảng cáo, trưng bày giới thiệu sản phẩm, các hình thức khuyến mãi…
Phòng KCS thường xuyên theo dõi kiểm tra chất lượng các sản phẩm từ khâu nguyên liệu đến khâu bán thành phẩm để kịp thời xử lý những bất trắc trong sản xuất đảm bảo chất lượng và bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.
Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát để phát hiện kịp thời những biến động trong vật tư hàng hoá tồn đọng hay đang luân chuyển để có biện pháp xử lý. Phân cấp quản lý tài sản lưu động, quy trách nhiệm cũng như sử dụng đòn bẩy lợi ích kinh tế để khuyến khích tiết kiệm hợp lý trong sử dụng vốn lưu động, hạn chế tình trạng vô trách nhiệm trong sản xuất làm giảm chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến uy tín và kết quả kinh doanh của công ty. Quản lý chặt chẽ các khoản chi phí nhằm giảm bớt các khoản chi phí không cần thiết như chi phí giao dịch, đi lại, điện thoại, điện nước, điều hoà…lập lại kế hoạch chi tiêu cho từng kỳ kinh doanh.
- Thứ tư là: Phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Điều này có thể do nguyên nhân chủ quan, có thể do nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty. Bởi vậy, công ty phải có kế hoạch trích lập và sử dụng quỹ dự phòng tài chính nhằm hạn chế những tổn thất có thể xảy ra, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn và có thể đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Định kỳ kiểm soát đánh giá lại toàn bộ vật tư hàng hoá, lượng vốn bằng tiền và lượng vốn trong thanh toán, từ đó điều chỉnh hợp lý phần chênh lệch. Đối với nguyên vật liệu nhập ngoại phải xem xét kỹ hạn sử dụng và các tiêu chuẩn đặt ra để có biện pháp lưu kho.
Đôn đốc các khoản nợ, giải quyết tích cực các khoản vốn bị chiếm dụng quá hạn, tiền thu về cần nhanh chóng sử dụng vào sản xuất kinh doanh, tăng tốc độ luân chuyển vốn.
- Thứ năm là: nâng cao chất lượng, tăng số lượng sản phẩm sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ
Hiệu quả sử dụng vốn phụ thuộc chủ yếu vào kết quả tiêu thụ sản phẩm. Bởi vậy trong khâu tiêu thụ ngoài việc cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm đòi hoải công ty phải có dịch vụ khách hàng như có xe chuyên chở đến từng đại lý.
Nói đến sản xuất hàng hoá không thể không đề cập đến thị trường tiêu thụ. Đây là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Đối với công ty gạch Thạch Bàn, trong mấy chục thập kỷ qua đã tạo được lợi thế về thị trường truyền thống, chủ yếu ở Hà Nội và các thành phố lớn thuộc khu vực miền Trung và miền Nam. Và hiện nay sản phẩm của công ty đã có mặt trên khắp 61 tỉnh thành trên cả nước. Nhưng mấy năm gần đây do thị trường đang tràn ngập nhiều loại mẫu mã gạch ốp lát đa dạng của nhiều doanh nghiệp và tư nhân như: gạch ốp lát Thái Bình, gạch Đồng Tâm, gạch Vigracera, American Home, gạch Ngọc Hà…và những sản phẩm gạch nhập lậu.
Để đẩy mạnh và mở rộng thị trường đòi hỏi công ty trước hết phải duy trì mối quan hệ làm ăn ổn định với những khách hàng có nhu cầu lớn tiêu dùng sản phẩm của công ty thường xuyên lâu dài. Tăng cường công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, thực hiện các biện pháp Marketing, quảng cáo, nắm bắt nhu cầu thị hiếu của khách hàng cả về số lượng và chất lượng, giới thiệu sản phẩm của công ty với các thị trường mới trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.
Hoàn thiện quá trình đầu tư mở rộng sản xuất, tăng cường đổi mới kỹ thuật công nghệ có khả năng đáp ứng thay thế mặt hàng ngoại
Từ việc tiêu thụ được nhiều sản phẩm, mở rộng quy mô tiêu thụ sang các nước tạo cho công ty có một uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. Được như vậy công ty cũng cần phải sản xuất ra nhiều sản phẩm gạch ốp lát có mẫu mã đẹp, đa dạng, chất lượng tốt và đặc biệt là với một giá thành cạnh tranh. Quy mô sản xuất và tiêu thụ được mở rộng với khối lượng tiêu thụ lớn sẽ giúp công ty tăng nhanh vòng luân chuyển hàng tồn kho, các khoản phải thu và vòng quay vốn lưu động để đẩy nhanh tiến độ sản xuất và thu hồi vốn nhanh chóng. Đây là một nhân tố quan trọng giúp công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và gia tăng lợi nhuận.
- Thứ sáu là: đổi mới tổ chức cán bộ
Công ty cần có sự đổi mới trong tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý sao cho phù hợp, giảm biên chế gọn nhẹ cho có hiệu quả. Bộ máy quản lý phải có sự phân cấp rõ ràng từ trên xuống dưới, dùng đúng người đúng việc, phân công rõ ràng trách nhiệm quyền hạn để phát huy tối đa năng lực của người lao động, có sự kết hợp với nhau để tạo điều kiện hỗ trợ nhau trong công việc.
Công ty thực hiện chương trình kế toán trên máy vi tính do đó phải thường xuyên cập nhật chương trình quản lý mới tiên tiến đồng thời đào tạo lại để nâng cao trình độ kiến thức, trình độ tay nghề của công nhân viên. Hoàn thành tốt công việc và có những sáng kiến trong sản xuất và quản lý nâng cao năng suất lao động, đồng thời cũng phải xử lý nghiêm minh những trường hợp sai trái.
II. KIẾN NGHỊ
Và cuối cùng để tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả, công ty cũng đưa ra một số kiến nghị với nhà nước:
Để nâng cao chất lượng sản phẩm gạch- gạch ốp lát Thạch Bàn và sản phẩm có thể cạnh tranh với thị trường quốc tế, cạnh tranh với thị trường trong nước và chống việc làm hàng giả, nhái lại mẫu mã sản phẩm của công ty, công ty cân phải được đầu tư về kỹ thuật tiên tiến, được nhà nước bảo trợ về nhãn hiệu thương mại, cấp quyền ưu tiên, cấp vốn đầu tư hoặc được vay vốn với lãi suất thấp. Do vậy các ngân hàng cần xem xét lại điều kiện cho vay và thanh toán sao cho thuận lợi và tránh được rủi ro cho công ty.
Đối với công ty có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, nhà nước có chính sách quản lý ngoại hối: ngoại tệ của công ty phải nộp vào ngân hàng trong ngày phát sinh nghiệp vụ giao dịch, công ty nộp ngoại tệ vào ngân hàng theo giá mua ngoại tệ để giao dịch thì được tính theo giá bán ngoại tệ của ngân hàng. Đây là một thiệt thòi lớn đối với các doanh nghiệp, do đó nhà nước cần có biện pháp quản lý ngoại tệ sao cho có hiệu quả vừa đảm bảo ổn định nền kinh tế vĩ mô vừa đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp.
Nền kinh tế mở đòi hỏi nhà nước phải có chính sách ngoại thương phù hợp: nhà nước cần có biện pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho ngoại thương phát triển như: thuế xuất nhập khẩu, hạn ngạch, chính sách bảo trợ và chính sách tỷ giá…
Nhà nước cần phải cải thiện những thủ tục hành chính thuận tiện rõ ràng, giảm bớt các chi phí do thủ tục, giấy tờ phức tạp. Đề ra những giải pháp chính sách cụ thể nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất kinh doanh, giảm chi phí vốn và nâng cao trình độ công nghệ và quản lý.
Nhà nước cần tạo ra môi trường bình đẳng trong thực thi các quy định về nhãn mác như: xuất xứ, hạn dùng, địa chỉ, tiêu chuẩn chất lượng, khối lượng…mà thực tế hiện nay chỉ có các doanh nghiệp lớn mới thực hiện nghiêm túc.
Ngoài ra để giúp công ty hoạt động đầu tư có hiệu quả, ngành ngân hàng nên nghiên cứu giãn thời gian hoàn vốn cho các doanh nghiệp vì phần lớn các dự án đầu tư đều có thời hạn 10 năm trong khi thời hạn vay thường từ 3 đến 5 năm, buộc doanh nghiệp phải nâng tỷ lệ khấu hao, đội giá thành sản phẩm, khiến sản phẩm mới rất khó vào thị trường.
KẾT LUẬN
Vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động luôn là một đề tài mang tính thời sự cấp bách, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay.
Trên đây là thực tế tình hình sử dụng vốn lưu động và một số những biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung cũng như vốn lưu động nói riêng của Công ty Gạch Thạch Bàn mà chúng tôi đã mạnh dạn nêu ra.
Có thể nói bên cạnh những thành tích đạt được, công ty vẫn còn tồn tại không ít những khó khăn trong vấn đề tổ chức và sử dụng vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh, do đó đòi hỏi công ty phải cố gắng nhiều hơn nữa trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Vấn đề vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một vấn đề bao quát, khó khăn cả về lý luận lẫn thực tiễn. Song trong thời gian kiến tập tại Công ty Gạch Thạch Bàn, được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn, ban lãnh đạo công ty và các cô chú trong phòng kế toán công ty cùng với sự nỗ lực của bản thân, kết hợp giữa lý luận đã học ở trường và tình hình thực tế của công ty, tôi mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra những giải pháp chủ yếu để công ty tham khảo nhằm góp phần đẩy mạnh việc sử dụng vốn lưu động của công ty có hiệu quả. Hy vọng có thể với những giải pháp mà chúng tôi đưa ra, công ty sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, tăng mức đóng góp cho ngân sách nhà nước và có tích luỹ để tái sản xuất mở rộng.
Tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo hướng dẫn cùng toàn thể ban lãnh đạo, các cán bộ phòng kế toán Công ty Gạch Thạch Bàn đã giúp tôi hoàn thành bài tiểu luận này.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Taichinh (33).doc