Đề tài Tình hình thực hiện luật thuế giá trị gia tăng tại một số doanh nghiệp Kinh doanh - Thương mại trên địa bàn quận Hoàn Kiếm - Hà Nội

Luật thuế GTGT đã có hiệu lực thi hành. Mặc dù còn có nhiều khó khăn trở ngại khi đưa luật thuế GTGT vào đời sống cũng như các vấn đề có nảy sinh khi thực thu thuế GTGT nhưng với sự nhiệt tình hưởng ứng của các doanh nghiệp của nhân dân, em tin tưởng rằng luật thuế GTGT sẽ được áp dụng thành công " thuế giá trị gia tăng sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hoá và dịch vụ, khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc dân, động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng vào NSNN, đây thực sự thể hiện sự nhạy bén, sáng tạo trong tư duy kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. Tuy có nhiều hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nhưng chuyên đề này đã đi sâu vào tìm hiểu tình hình thực hiện luật thuế VAT ở một số doanh nghiệp trên địa bàn quận Hoàn Kiếm cũng như những tồn tại hiện nay cần tiếp tục giải quyết. Tuy nhiên với thời gian nghiên cứu có hạn, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phạm Quốc Trường và các cô chú trong chi cục thuế Quận Hoàn Kiếm đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên đề này

doc65 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1011 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình thực hiện luật thuế giá trị gia tăng tại một số doanh nghiệp Kinh doanh - Thương mại trên địa bàn quận Hoàn Kiếm - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐBT (nay là chính phủ), ban hành nghị định 281/HĐBT quy định việc hình thành cơ cấu tổ chức thống nhất, xuyên suốt từ trung ương đến cơ sở của ngành thuế gồm: tổng cục thuế ở trung ương, cục thuế ở các tỉnh, thành phố, chi cục thuế ở các quận, huyện, các đội thuế ở các xã, phường. Chi cục thuế quận Hoàn Kiếm có bộ máy tổ chức gồm 317 cán bộ nhân viên, trong đó 60 cán bộ đã tốt nghiệp đại học, 52 cán bộ đang học đại học tại chức, số còn lại đều đã tôt nghiệp trung cấp. Hàng năm, chi cục thường xuyên có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ như đưa cán bộ theo học các lớp đại học tại chức để nâng cao trình độ, bội dưỡng trình độ nghiệp vụ cho cán bộ theo các lớp tập huấn ngắn hạn theo chuyên đề công tác. Theo thông tư 110/1998/TT-BTC và công văn số 98TCT/TCCB ngày 07/01/1999, cơ cấu bộ máy của chi cục thuế quận Hoàn Kiếm gồm: Về ban lãnh đạo chi cục gồm: 1 chi cục trưởng và 3 chi cục phó. ỹ chi cục trưởng điều hành toàn bộ các công tác của chi cục và chịu trách nhiệm trước UBND quận Hoàn Kiếm; ký các văn bản liên quan đến việc thực thi các nhiệm vụ, quyền hạn của chi cục. ỹ Chi cục phó chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các phòng được phân công theo các nội dung được thống nhất trong ban lãnh đạo chi cục, chịu trách nhiệm trước chi cục trưởng về công tác được giải quyết. Về các tổ, đội, trạm: có 29 tổ, đội,trạm biên chế như sau: ỹ 21 đội thu thuế cố định: thực hiện nhiệm vụ quản lý đối tượng nộp thuế trên địa bàn phường được giao. Phối hợp với các UBND phường, các ban ngành liên quan để quản lý đối tương nộp thuế, nắm bắt các đối tượng mới ra kinh doanh để thực hiện công tác đăng ký kinh doanh và đưa vào các đối tượng nộp thuế. Thực hiện công tác hướng dẫn, giải thích cho các đăng ký kê khai nộp thuế. ỹ 2 trạm kiểm soát: thực hiện việc thu thuế ở khâu lưu thông. ỹ 1 tổ thanh tra, kiểm tra: thực hiện nhiệm vụ kiểm tra phát hiện các đối tượng có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhưng không đăng ký kê khai nộp thuế, kiểm tra hoạt động kinh doanh, xử lý vi phạm theo luật thuế. Lập các thủ tục xử lý phạt trốn thuế theo quy định, trình lãnh đạo. Theo dõi tình hình nộp thuế, phát hiện các đối tượng nghi ngờ khai man thuế, trốn lậu thuế để lập kế hoạch kiểm tra về quản lý thu thuế, tính thuế của các đội thuế và bộ phận tính thuế để kịp thời chấn chỉnh những sai sót trong công tác quản lý thu thuế. ỹ 1 tổ quản trị nhân sự, hành chính: giúp ban lãnh đạo điều hành công tác tổ chức cán bộ, đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện cho việc thực hiện nhiệm vụ của toàn chi cục. ỹ 1 tổ kế hoạch - nghiệp vụ: tham mưu cho lãnh đạo chi cục về việc xác định mức thuế ấn định, tiến hành điều tra các trọng điểm, nắm các chỉ tiêu quản lý thuế tổng hợp trên địa bàn quận để đánh giá tình hình quản lý thue thuế hiện tại, đánh giá mức độ thất thu, dự kiến điều chỉnh mức thu cho thời gian tới... Lập sổ danh bạ đối tượng nộp thuế, tính thuế, tính nợ, tính phạt nộp chậm, lập bộ thuế, ra thông báo thuế. Tổng hợp tình hình thu nộp thuế của các đối tượng nộp thuế đẻ thông báo cho các đội thuế thực hiện đôn đốc, nhắc nhở nộp thuế. ỹ 1 đội khấu trừ: quản lý đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. ỹ 1 tổ ấn chỉ: quản lý biên lai ấn chỉ, bán hoá đơn, sổ sách kế toán cho các đối tượng nộp thuế thuộc chi cục quản lý. Mô hình tổ chức bộ máy của chi cục thuế quận Hoàn Kiếm được thể hiện qua sơ đồ sau: Chi cục trưởng Tổ nghiệp vụ Đội khấu trừ Bảy đội quản lý phường chợ Bảy đội quản lý phường chợ Hai trạm thu đầu mối lưu thông Chi cục phó Chi cục phó Chi cục phó Tổ thanh tra kiểm tra Tổ quản trị nhân sự hành chính Tổ ấn chỉ Bảy đội quản lý phường chợ Tổ kế hoạch lập bộ II. Tình hình thực hiện thuế gtgt của một số doanh nghiệp kinh doanh thương mại điển hình tại chi cục thuế quận hoàn kiếm 1. Tình hình số thuế VAT phải nộp của các doanh nghiệp: * Thế GTGT áp dụng ở Việt Nam từ ngăm 1999 thay cho luật thuế doanh thu là 1 loại thuế mới có sự thay đổi căn bản về cách tính thuế, cách thức tính, biện pháp hành thu Việc ban hành thuế GTGT là một bước cải cách quan trọng trong hệ thống chính sách thuế của Việt Nam. * Để hiểu rõ hơn về tình hình số thuế GTGT phải nộp của các doanh nghiệp khi thực hiện luật thuế mới, chúng ta cùng nhau tìm hiểu 2 bảng sau: Biểu 1 và biểu 2 Biểu số 1: tình hình số thuế VAT phải nộp năm 2000 Đơn vị tính: VND STT Mã số thuế Tên doanh nghiệp Năm 2000 Năm 2001 VAT ra VAT vào VAT phải nộp VAT ra VAT vào VAT phải nộp 1 0100942727 Công ty Việt á 2 lê Ngọc Hân 6.325.032 4.168.599 2.156.433 9.455.233 5.421.505 4.033.728 2 0100233512 Công ty Hợp Tín 76 Hai Bà Trưng 14.845.150 9.168.719 5.676.431 18.106.058 11.324.506 6.781.552 3 0100232269 Công ty Lợi Thành 677 Bạch Đằng 29.343.825 18.540.365 10.803.460 38.849.410 21.318.520 17.530.890 4 0100232942 Công ty Hà Việt 30A Phan Bội Châu 18.364.345 11.456.294 6.899.051 29.614.060 17.606.596 12.007.464 5 0100232822 Công ty Việt Sơn 149 Lê Duẩn 12.509.073 8.456.302 4.052.771 14.593.883 9.321.278 5.272.605 Tổng cộng (Nguồn đợi khấu trừ) Biêu số 2: Số thuế VAT phải nộp năm 2000-2001 Đơn vị tính: VND STT Mã số thuế Tên doanh nghiệp Năm 2000 Năm 2001 So sánh Số tuyệt đối Số tương đối 1 0100942727 Công ty Việt á 2 lê Ngọc Hân 2.156.433 4.033.728 +1.877.295 + 87,6% 2 0100233512 Công ty Hợp Tín 76 Hai Bà Trưng 5.676.431 6.781.552 + 1.105.121 + 19,47% 3 0100232269 Công ty Lợi Thành 677 Bạch Đằng 10.803.460 17.530.890 + 6.727.430 + 62,2% 4 0100232942 Công ty Hà Việt 30A Phan Bội Châu 6.899.051 12.007.464 + 5.108.413 74,05% 5 0100232822 Công ty Việt Sơn 149 Lê Duẩn 4.052.771 5.272.605 + 1.219.834 + 30,1% Tổng cộng 29.588.146 45.626.239 + 16.038.093 + 54,2% (nguồn: đợi trừ khấu hao) Ghi chú: Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT ra - Thuế GTGT vào Số tuyệt đối = - Số tuyệt đối = x 100% Qua 2 biểu đồ ta thấy: * Số thuế GTGT phải nộp của năm doanh nghiệp Kinh doanh Thương mại điển hình trên địa bàn Quận Hoàn Kiếm đều tăng. Vì áp dụng thuế GTGT thay cho thuế doanh thu nên doanh thu của các doanh nghiệp tăng. Năm 2000 tổng số thuế GTGT phải nộp của năm doanh nghiệp là 29.588.146 đồng nhưng năm 2001, tổng số thuế GTGT phải nộp là 45.624.239 đồng. Năm 2001 so với năm 2000 tăng 16.038.093 đồng với số tương đối là 54,2%. Cụ thể tình hình số thuế VAT phải nộp của từng doanh nghiệp là: Công ty Việt á năm 2000, số thuế VAT phải nộp là 2.156.433 đồng sang năm 2001, VAT phải nộp của công ty là 4.033.728 đồng. Năm 2001 so với năm 2000, số VAT phải nộp tăng số tuyệt đối là 1. 877.295 đồng và số tương đối là 87,06%. Công ty Hợp Tín năm 2000, số thuế VAT phải nộp là 5.676.431 đồng, sang năm 2001, VAT phải nộp là 6.781.552 đồng. Năm 2001 so với năm 2000, số VAT phải nộp tăng 1.105.121 đồng và số tương đối là 19,47%. Công ty Lợi Thành năm 2000, số phải nộp là 10.803.460 đồng sang năm 2001, VAT phải nộp là 17.530.890 đồng. So với năm 2000, năm 2001, số VAT phải nộp tăng với số tuyệt đối là 6.727.430 đồng và số tương đối là 62,27%. Công ty Hà Việt năm 2000 số phải nộp là 6.899.051 đồng, nhưng sang năm 2001 VAT phải nộp là 12.007.464 đồng. So với năm 2000, năm 2001, số VAT phải nộp tăng số tuyệt đối là 5.108.413 đồng và số tương đối là 74,05%. Công ty Việt Sơn, năm 2000 số VAT phải nộp là 4.052. 771 đồng, nhưng sang năm 2001, VAT phải nộp là 5.272.605 đồng. So với năm 2000, năm 2001, số VAT phải nộp tăng 1.219.834 đồng và số tương đối là 30,1%. Qua những điều phân tích ở trên, ta thấy Công ty Việt á có số tương đối tức tỉ lệ tăng cao nhất 87,06% thì Công ty Lợi Thành lại có số thuế VAT phải nộp với số tuyệt đối cao nhất 6.727.430 đồng. Điều này chứng tỏ, công ty Việt á và Công ty Lợi Thành đều có Công ty có số VAT phải nộp cao so với các công ty khác. Điều này cho thấy, doanh thu của hai công ty tăng hay nói cách khác là công ty hoạt động kinh doanh tốt hơn. Nguyên nhân dẫn đến doanh thu của các Công ty tăng đó là: * Các doanh nghiệp đã thích ứng được ngay với thuế GTGT. Cụ thể là khi áp dụng hoá đơn trong quá trình mua bán hàng hoá, giúp hạn chế sai sót, gian lận khi ghi chép hoá đơn. - Doanh thu tăng do tính lại thuế theo mức GTGT tức là tính thuế theo phương pháp khấu trừ vì vậy số thuế phải nộp giảm. - Do chất lượng quản lý tốt.. Tóm lại, luật thuế mới ra đời đã đứng vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng người thu ngân sách Nhà nước, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất - kinh doanh. Vậy để hiểu rõ hơn về việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước của 5 doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Hoàn Kiếm, chúng ta cùng xem xét về thực trạng thanh quyết toán thế GTGT năm 2000 và năm 2001 của 5 doanh nghiệp. 2. Thực trạng thanh quyết toán thuế GTGT Ta biết rằng việc nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước. Bởi thuế là nguồn thu chủ yếu của mỗi Quốc gia. Số thu từ thuế chiếm 85% đến 90% tổng thu ngân sách Nhà nước. Chúng ta cùng xem xét tình hình thực hiện nghĩa vụ của 5 doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước qua các bảng biểu sau: 2.1 Bảng số 3 Biểu số 3: thực trạng thanh quyết toán VAT năm 2000 tại một số doanh nghiệp Kinh doanh - Thương mại ở chi cục Quận hoàn kiếm Đơn vị: VND STT Mã số thuế Tên doanh nghiệp Số phải nộp Số đã nộp Số nộp thừa (+) thiếu (-) Tỷ trọng thừa thiếu so với số phải nộp Nộp theo KQ KD Truy thu Tổng phải nộp 1 0100233512 Công ty Việt á 2.156.432 798.525 2.954.958 1.948.958 -1.006.000 -34% 2 0100232269 Công ty Hợp Tín 5.676.431 1.237.183 6.913.614 4.809.337 -2.104.277 -30,44% 3 0100232942 Công ty Lợi Thành 10.803.460 10.803.460 10.853.548 +50.088 0,46% 4 0100232822 Công ty Hà Việt 6.899.051 2.415.300 9.314.351 8.574.233 -740.118 -7,95% 5 Công ty Việt Sơn 4.052.771 2.476.355 6.529.126 5.072.605 -1.456.521 - 22,3 % Tổng cộng 36.515.509 31.258.681 -5.256.828 -14,4% (Nguồn: đợi khấu trừ) Ghi chú: Số nộp thừa thiếu = Số đã nộp - Số phải nộp = x 100% Qua biểu trên ta thấy: Năm 2000, tình hình các doanh nghiệp nộp thuế còn thấp chưa cao. Qua số liệu xem xét tình hình thực hiện nghĩa vụ của 5 doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước ta thấy tổng số phải nộp là 36.515.509 đồng mà 5 doanh nghiệp đã nộp 31. 258.681 đồng và công nợ đọng là (-5.256.828 đồng) với tỷ trọng thừa thiếu là (-14,4%). Trong 5 doanh nghiệp số doanh nghiệp không thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước chiếm tỷ lệ cao là 80% (chiếm 4 doanh nghiệp) còn số doanh nghiệp thực hiện tốt chỉ chiếm tỉ lệ rất ít là 20% (chiếm 1 doanh nghiệp). Nguyên nhân của việc nộp thuế có là do. Nguyên nhân chủ quan: + Trong công tác quản lý, các cán bộ thuế chi chưa đi sâu đi sát nắm bắt tình hình, địa bàn. + Đội thuế còn nể nang chưa kiên quyết xử lý những sai phạm, mức phạt còn thấp chưa có tính răn đe. + Lực lượng kiểm tra còn mỏng trong khi quản lý đối tượng nộp thuế lớn, nhiều. * Nguyên nhân khách quan: - Việc nộp thuế thiếu của các doanh nghiệp có thể là do khi áp dụng một loại thuế mới có thể các doanh nghiệp gặp phải những khó khăn trong chế độ kế toán, sử dụng hoá đơn khi mua, bán hàng hoá... - Do ý thức chấp hành pháp luật của các đối tượng kinh doanh chưa cao, cố tình nợ. - Chế độ hành chính còn rườm rà gây nhiều khó khăn như: nếu doanh nghiệp muốn ra kinh doanh phải đăng ký với hai cơ quan. Tóm lại, tình hình thực hiện nghĩa vụ của 5 doanh nghiệp chưa cao, còn 4 doanh nghiệp vẫn còn nợ đọng. Đó là: + Công ty Hợp Tín tổng số phải nộp là 6.913.614 đồng mà doanh nghiệp đã nộp là 4.809.337 đồng và còn nợ đọng là (-2.104.277 đồng) với tỷ trọng thiếu là (-30,44%). Tỷ trọng này cho thấy tỷ lệ nộp thiếu của doanh nghiệp rất cao. Vậy doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện tốt đối với ngân sách Nhà nước. + Công ty Việt a Việt á, tổng số phải nộp là 2.954.958 đồng mà doanh nghiệp đã nộp 1.948.958 đồng và còn nợ là (-1.006.000 đồng) với tỉ trọng thiếu là (-34%). Với tỷ trọng thiếu cho thấy doanh nghiệp vẫn nợ ngân sách Nhà nước nhiều. + Công ty Hà Việt, tổng số phải nộp là 9.314.351 đồng mà doanh nghiệp đã nộp 8.574.233 đồng và còn nợ ( -740.118 đồng) với tỷ trọng thiếu là (-7,93%). Tỷ trọng thiếu này cho thấy tỷ lệ nộp thiếu của doanh nghiệp là chưa tốt nhưng tỷ lệ thiếu không cao. + Công ty Việt Sơn, tổng số phải nộp là 6.529.126 đồng mà doanh nghiệp đã nộp 5.072.605 đồng và còn nợ là (- 1.456.521 đồng) với tỷ trọng thiếu là (-22,31%). Tỷ trọng này cho thấy doanh nghiệp còn nợ rất nhiều. Trong 5 doanh nghiệp, chỉ có Công ty Lợi Thành là thực hiện tốt nghĩa vụ, ta thấy tổng số phải nộp là 10.803.460 đồng mà doanh nghiệp đã nộp 10.853.548 đồng, thừa 50.088 đồng với tỉ trọng thừa là 0,46%. Tỷ trọng này cho thấy tỷ lệ nộp thừa không nhiều lắm, nhưng doanh nghiệp đã thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Tóm lại, năm 2000 tình hình nộp thuế của các doanh nghiệp là chưa tốt bởi do những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Và để biết rõ tình hình nộp thuế của các doanh nghiệp sang năm 2001 có tốt hơn không, ta tiếp tục tìm hiểu biểu số 4 2.2. Biểu số 2 biểu số 2:thực trạng thanh quyết toán thuế VAT năm 2001 tại một số doanh nghiệp Kinh doanh - Thương mại ở chi cục quận hoàn kiếm Đơn vị: VND STT Mã số thuế Tên doanh nghiệp (địa chỉ) Số phải nộp Số đã nộp Số thừa (+), thiếu (-) Tỷ trọng thừa, thiếu so với số phải nộp Nộp theo KQKD Truy thu Tổng phải nộp Số thuế được hoàn trả Số thuế đã nộp Tổng số thuế đã nộp 1 0100942727 Công ty Việt á 2 lê Ngọc Hân 4.033.728 1.006.000 5.039.728 4.129.376 4.129.376 -910.352 -18,06% 2 0100233512 Công ty Hợp Tín 76 Hai Bà Trưng 6.781.552 2.104.277 8.885.829 6.761.928 6.761.928 -2.123.901 -24% 3 0100232269 Công ty Lợi Thành 677 Bạch Đằng 17.530.890 17.530.890 50.088 17.680.300 17.730.388 +199.498 +1,14% 4 0100232942 Công ty Hà Việt 30A Phan Bội Châu 12.007.464 740.118 12.747.582 12.954.000 12.954.000 +206.418 +1,62% 5 0100232822 Công ty Việt Sơn 149 Lê Duẩn 5.272.605 1.456.521 6.729.126 6.729.126 6.729.126 0 0 Tổng cộng 50.933.155 48.098.756 -2.628.337 -5,16% (Nguồn: Đợi khấu trừ) Qua biểu 4 năm 2001 ta thấy: Tình hình thanh quyết toán thuế GTGT năm 2001 tại 5 doanh nghiệp Kinh doanh - Thương mại ở chi cục thuế Quận Hoàn Kiếm vẫn còn thấp nhưng nợ thuế đã giảm. Qua số liệu xem xét ở biểu số 4, số thuế GTGT phải nộp vào ngân sách Nhà nước của 5 doanh nghiệp là 50.933.155 đồng mà 5 doanh nghiệp đã nộp 48.098.756 đồng và vẫn nợ là (-2.628.337 đồng) với tỷ trọng thiếu là (-5,16%). Trong 5 doanh nghiệp xét ở trên, số doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước chiếm 60%. (trong đó có 2 doanh nghiệp) nộp thừa và 1 doanh nghiệp nộp đủ), còn số doanh nghiệp chưa hoàn thành tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước chiếm 40% (chiếm 2 doanh nghiệp). Nhìn một cách tổng thể thì sang năm 2001, các doanh nghiệp đã có ý thức tốt hơn trong công tác thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước. Những Công ty đã thực hiện tốt ngân sách Nhà nước. Cụ thể là: * Công ty Việt Sơn có tổng số phải nộp là 6.729.126 đồng mà doanh nghiệp đã nộp 6.729.126 đồng và Công ty không thiếu, không thừa và nộp đủ với ngân sách Nhà nước với tỷ lệ thiếu thừa là 0%. * Công ty Hà Việt có tổng số phải nộp là 12.747.528 đồng mà doanh nghiệp đã nộp 12.954.000 đồng và còn thừa 206.418 đồng với tỉ trọng thừa là (+1,62%). Vậy doanh nghiệp đã thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước và còn thừa (+206.418 đồng) để sang năm sau khấu trừ. * Công ty Lợi Thành, tổng số phải nộp là 17.530.890 đồng mà Công ty đã nộp 17.730.890 đồng và còn thừa (+199.498 đồng) với tỷ trọng thừa (+1,14%). Công ty Lợi Thành luôn nộp thừa số phải nộp, luôn chấp hành tốt những luật thuế GTGT mà Bộ Tài chính đã qui định. Hai Công ty còn lại đã không hoàn thành tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Đó là: * Công ty Hợp Tín, tổng số phải nộp là 8.885.829 đồng mà doanh nghiệp đã nộp 6.761.928 đồng và còn nợ là 2.213.901 đồng với tỷ trọng thiếu là (-24%). Vậy doanh nghiệp chưa thực hiện tốt với ngân sách Nhà nước. * Công ty Việt á, tổng số phải nộp là 5.039.728 đồng mà doanh nghiệp đã nộp 4.129.376 đồng và còn nợ đọng năm sau là (-910.352 đồng) với tỷ trọng thiếu là (-18,06%). Vậy doanh nghiệp đã không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với ngân sách Nhà nước mặc dù số thuế năm nay có giảm hơn năm trước. Nói tóm lại, qua phân tích hai biểu về thực trạng thanh quyết thuế GTGT, ta thấy: So với năm 2000, năm 2001 tình hình thanh quyết toán thuế của 5 doanh nghiệp có tiến bộ rõ rệt. Năm 2000, tổng số thuế nộp thừa thiếu là (-5.256.828 đồng) với tỷ trọng thừa thiếu là (-14,4%). Còn năm 2001, tổng số nộp thiếu thừa là (-2.628.337 đồng) với tỷ trọng nộp thiếu thừa từ (-14,4%) xuống còn (-5,16%). Vì vậy, ta có thể kết luận được rằng, tình hình thực hiện nghĩa vụ của 5 doanh nghiệp năm 2001 tốt hơn năm 2000. Số doanh nghiệp chưa thực hiện tốt ngân sách Nhà nước đã giảm đáng kể từ 80% xuống còn 40% (từ 4 doanh nghiệp xuống còn 2 doanh nghiệp). Còn số doanh nghiệp thực hiện đã tăng lên nhiều từ 20% lên 60% (từ 1 doanh nghiệp lên 3 doanh nghiệp. Dựa vào những điều phân tích ở trên ta có thể nhận xét được là: Các doanh nghiệp đã có ý thức tự giác nộp đủ thuế, song bên cạnh đó còn những doanh nghiệp dây dưa như Công ty Hợp Tín. Nhận thấy, tình hình nộp thuế của 5 doanh nghiệp Kinh doanh - Thương mại nói riêng và của các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn Quận Hoàn Kiếm nói chung đã có kết quả khả quan. Bởi năm 2001 các doanh nghiệp đã có ý thức nộp thuế tốt hơn năm 2000. Nguyên nhân làm cho kết quả năm 2001 cao hơn năm 2000 là do: Các cán bộ đã bám sát, nhắc nhở đôn đốc việc nộp thuế của các doanh nghiệp. + ý thức chấp hành luật thuế của các doanh nghiệp đã cao. + Đối với những trường hợp vi phạm, chi cục đã có những biện pháp, quyết định kịp thời nhằm giải quyết nhanh những vi phạm. Trước tình hình các doanh nghiệp day dưa nợ thuế, chi cục cần có những biện pháp sau: + Các cán bộ thuế phải đôn đốc triệt để các đối tượng nộp thuế vào ngân sách Nhà nước kịp thời, đủ đúng thời gian quy định. + Việc xử phạt đối với các đơn vị kinh doanh cần phải nghiêm khắc hơn. + Đồng thời phân loại đối tượng nợ để có biện pháp thu nợ có kết quả, kiểm tra tình hình nợ, xác định đúng số nợ còn lại và rà soát xem có hiện tượng tiêu cực của cán bộ thu thuế hay không. Bên cạnh những doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước còn có những doanh nghiệp chưa thực hiện tốt. Vậy những trường hợp vi phạm kỷ luật thuế này, chi cục thuế xử lý như thế nào, chúng ta hãy nghiên cứu ở phần tiếp theo. 3. Quy trình đăng ký, kê khai, quyết toán thuế GTGT. Theo quy định của pháp luật, tất cả các đối tượng muốn ra kinh doanh - sản xuất hàng hoá, dịch vụ... đều phải đăng ký kinh doanh và đăng ký nộp thuế với chi cục thuế. Các doanh nghiệp mới ra kinh doanh phải liên hệ với chi cục thuế để nhận và kê khai đăng ký thuế theo mẫu quy định tại Thông tư số 79/1998 TL-BTC ngày 12/6/1998. Sau khi kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai doanh nghiệp gửi tờ khai đăng ký thuế (kèm theo các bản sao có công chứng quyết định thành lập và giấy phép kinh doanh) tới cơ quan thuế để cấp mã số thuế. Các cán bộ chi cục thuế tập hợp các đăng ký thuê tại chi cục theo từng đội thuế, kèm theo bảng kê danh sách ĐTNT để gửi về cục thuế đề nghị cấp mã thuế. Các doanh nghiệp đã nhận được mã số thuế sẽ đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ,... Từng tháng, doanh nghiệp căn cứ vào chứng từ hoá đơn, dịch vụ bán, tập hợp để lập bảng kê hoá đơn chứng từ hoá đơn, dịch vụ bán ra theo mẫu số 02/GTGT và bảng kê hoá đơn, chứng từ dịch vụ mua và theo mẫu số 03/GTGT. Biểu số 5: Bảng tính thuế GTGT Đơn vị tính Đơn vị Doanh số bán ra chưa có thuế GTGT Thuế GTGT hàng hoá bán ra Tổng số Mức thuế Tổng số thuế GTGT Mức thuế 5% 10% 5% 10% Đại lý 1 Đại lý 2 Bộ phân bán hàng .......... Tổng cộng Kèm theo mẫu bảng kê số 03/GTGT Biểu số 6 Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá mua vào Đơn vị Tổng số thuế GTGT Mức thuế GTGT đầu vào 3% 5% 10% CP Đại lý 1 Đại lý 2 ............. Tổng cộng Sau đó, kế toán của từng doanh nghiệp điều hành thay vào "Tờ khai thuế GTGT" theo mẫu số 01/GTGT. Do đó, khi gửi tờ khai này cho chi cục thuế để làm căn cứ tính thuế, doanh nghiệp phải gửi kèm theo số bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào và bán ra. Tờ khai thuế GTGT có mẫu như sau: Biểu số 7 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------------- Tờ khai thuế GTGT Tháng ........... năm (Dùng cho cơ sở tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) Tên cơ sở: Công ty ............ Địa chỉ: .............. Mã số ........... Đơn vị tính: ............. STT Chỉ tiêu kê khai Doanh thu thuế VAT Thuế VAT 1 Hàng hoá dịch vụ bán ra 2 - Hàng hoá xuất khẩu thuế suất 0% - Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất 5% - Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất 10% - Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất 20% 3 Hàng hoá dịch vụ mua vào 4 Thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ mua vào 5 Thuế GTGT được khấu trừ 6 Thuế GTGT phải nộp hoặc được khấu trừ trong kỳ 7 Thuế GTGT kỳ trước chuyển qua - Nộp thiếu - Nộp thừa 8 Thuế GTGT đã nộp trong tháng 9 Thuế GTGT được hoàn trả trong tháng 10 Thuế GTGT phải nộp trong tháng này. Số tiền phải nộp (ghi bằng chữ) Xin cam đoan số liệu khai trên đây là đúng, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm xử lý trước pháp luật. Nơi gửi tờ khai: - Cơ quan thuế: chi cục thuế quận Hoàn Kiếm - Địa chỉ: 11 Hàng Buồm Ngày ......... tháng ......... năm t/m cơ sở (ký tên, đóng dấu) Cuối năm các doanh nghiệp phải nộp bảng thanh quyết toán thuế GTGT số 11/ GTGT gửi bảng thanh toán này cho cơ quan thuế. Các doanh nghiệp đảm bảo số liệu tờ khai trên bảng quyết toán là đúng, không báo cáo sai nhằm trốn lậu thuế hoặc khai man. Biểu số 8: Quyết toán thuế GTGT năm Tên cơ sở kinh doanh Mã số thuế Địa chỉ Năm quyết toán: từ ngày ............ đến ngày Ngành nghề kinh doanh Đơn vị tính STT Chỉ tiêu kê khai thuế Doanh thu (chưa VAT) Thuế VAT 1 Hàng hoá, dịch vụ bán ra 2 Hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế 3 Háng hoá, dịch vụ chịu thuế - Hàng hoá, dịch vụ thuế suất 0% - Hàng hoá, dịch vụ thuế suất 5% - Hàng hoá, dịch vụ thuế suất 10% - Hàng hoá, dịch vụ thuế suất 20% 4 Hàng hoá, dịch vụ vật tư, tài sản mua vào 5 Hàng hoá dịch vụ dùng cho sản xuất hàng hoá chịu thuế GTGT được khấu trừ. 6 Thuế GTGT kỳ trước chuyển sang - Nộp thừa - Nộp thiếu 7 Thuế GTGT phải nộp trong năm quyết toán 8 Thuế GTGT đã nộp trong năm quyết toán 9 Thuế GTGT được hoàn trả trong năm 10 Thuế GTGT cuối kỳ quyết toán - Nộp thiếu - Nộp thừa 4. Một số trường hợp vi phạm kỷ luật thuế GTGT: Nếu như trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, thuế doanh thu tỏ ra tương đối phù hợp và góp phần không nhỏ vào thu Ngân sách Nhà nước thì khi chuyển sang kinh tế thị trường loại thuế này trở nên không còn phù hợp, mắc phải nhiều nhược điểm. Chính vì vậy, từ đầu những năm 1990, nước ta đã có chủ trương cải cách thuế và đến ngày 1/1/1999 thì loại thuế GTGT được ban hành thay cho thuế doanh thu. Việc thực thi loại thuế mới nhằm mục đích thúc đẩy sản xuất khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc dân, tăng thu ngân sách nhà nướccụ thể là luật thuế mới đã đem lại kết quả thu của ngân sách ngày càng tăng qua các năm, đáp ứng về cơ bản chi thường xuyên ngày càng tăng của NSVN, giảm tỷ lệ bội chi góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, phát huy được tác phong quản lý, điều tiết kinh tế vĩ mô, tạo được môi trường bình đẳng, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, góp phần mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. Song bên cạnh những thành tựu đã đạt được,còn một số hạn chế nhất định dẫn đến thất thu thuế lớn. Đó là hiện tượng số thuế thực thu vào NSNN nhỏ hơn số thuế lẽ ra phải thu được trong một thời gian nhất định. Nhận thức được vai trò quan trọng của thuế trong nền kinh tế thị trường hiện nay và hiện tượng quan trọng của thất thu thuế, nhiệm vụ tăng cường quản lý và chống thất thu thuế là nhiệm vụ đặt ra hàng đầu không những đòi hỏi nỗ lực riêng của ngành thuế và các ngành các cấp có liên quan mà còn đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành đó với nhau. Tuy vậy, hiện tượng thất thu thuế còn diễn ra nghiêm trọng với mọi sắc thu, ở mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế. Bởi nhiều đơn vị kinh doanh luôn tìm cách trốn lậu thuế, từ việc không đăng ký kinh doanh không đăng ký nộp thuế, khai man doanh thu, sử dụng hoá đơn giả Sau đây là một vài trường hợp vi phạm kỷ luật thuế mà đã thu thập được trong thời gian thực tập tại chi cục thuế Quận Hoàn Kiếm. Trước tiên là trường hợp vi phạm kỷ luật thuế của công ty TNHH phát triển Thương mại và Đầu tư kỹ nghệ. Công ty trên có địa chỉ kinh doanh tại 21 Nhà Chung và có mã số thuế 0101096308 . Ngày 26/7/2002, chi cục thuế quận Hoàn Kiếm kiểm tra và đưa ra quyết định phạt công ty - Theo biên bản kiểm tra của Đoàn kiểm tra xét đề nghị của tổ nghiệp vụ của chi cục trưởng chi cục thuế quận Hoàn Kiếm quyết định truy thu thuế GTGT và thuế TNDN đối với hoạt động kinh doanh năm 2001. Công ty có số thuế TNDN và thuế GTGT phải nộp là 7.975.389 Trong đó : + Thuế GTGT: 0 + Thuế TNDN: 7.975.389 Phạt 1 lần thuế GTGT : 1.365.998 Vậy tổng số thuế công ty phải nộp là : 9.341.387 - Không những công ty bị phạt truy thu mà còn bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán. Sau đây là nguyên văn quyết định xử phạt đối với công ty TNHH phát triển Thương mại và Đầu tư kỹ nghệ. cục thuế hà nội chi cục thuế hoàn kiếm số 610 qđ/hk Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -----o0o----- Hà nội ngày 26 -7 -2002 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán Căn cứ vào pháp lệnh kế toán thống kê ngày 20/05/1988. Căn cứ vào pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06/07/1995. Căn cứ vào Nghị định số 49/1999/ NĐ - CP ngày 08/07/2000 của chính phủ và thông tư số 89/2000/TT - BTC ngày 28/08/2000 của bộ tài chính hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị Định 49/1999/ NĐ - CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán. Căn cứ vào biên bản vi phạm số ngày 20/7/2002 xét tính chất, mức độ vi phạm của công ty TNHH phát triển Thương Mại và Đầu tư kỹ nghệ. Chi cục trưởng chi cục thuế quận Hoàn Kiếm quyết định Điều 1: Phạt vi phạm hành chính về kế toán đối với cơ sở kinh doan : công ty TNHH phát triển Thương Mại và Đầu tư kỹ nghệ. Địa điểm kinh doanh : 21 Nhà Chung, ngành nghề: Thương mại, dịch vụ. Mã số thuế: 01010963308. Đã vi phạm hành chính về kế toán: sử dụng hoá đơn chứng từ sai quy định của Bộ Tài Chính. Hình thức phạt: 1. Hình thức xử phạt chính thức: Phạt theo tiết c khoản 4.2 mục 4 phần II thông tư 89/2000/TT- BTC. Mức phạt : 1.000.000 đồng. 2. Tổng cộng số tiền : 1.000.000 đồng. Viết bằng chữ: một triệu đồng chẵn. Điều 2: Ông / Bà: Trần Văn Lộc Đại diện : giám đốc Có trách nhiệm nộp các khoản tiền phạt ghi ở điều 1 vào Ngân sách Nhà nước tại kho bạc trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định. Ông/ Bà: có trách nhiệm thi hành quyết định này, nếu không tự giác thực hiện, cơ quan tài chính sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hiện hành. Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Tổ, đội khấu trừ trực tiếp xử phạt hành chính có trách nhiệm thực hiện quyết định này. Ông/ Bà: có quyền khiếu nại về quyết định này,trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định tại : chi cục thuế quận Hoàn Kiếm. Nơi nhận - Như điều 2 - Tổ, đội khấu trừ - Lưu TC - HC chi cục thuế quận Hoàn Kiếm Chi cục trưởng ( đã ký và đóng dấu) * Tiếp theo là biên bản xác nhận hồ sơ số liệu của đoàn thanh tra sau khi đã kiểm tra toàn bộ sổ sách kế toán của công ty TNHH phát triển Thương mại và Đầu tư kỹ nghệ. Thi hành quyết định số 605/ QĐ - CCT ngày 26/07/2002 của chi cục trưởng chi cục thuế quận Hoàn Kiếm về việc thanh tra quyết toán thuế năm 2001 tại : công ty TNHH phát triển Thương mại và Đầu tư kỹ nghệ. Địa chỉ : 0101096308 Kết quả kiểm tra. 1. Tình hình kinh doanh năm 2001. Đơn vị : VNĐ. STT Chỉ tiêu Số báo cáo của đơn vị Số kiểm tra Chênh lệch 1 Tổng doanh thu bán hàng 207.099.086 207.09.083 0 2 Thuế VAT đầu ra 20.704.917 20.704.917 + 4.991 3 Thuế VAT đầu vào 14.040.626 12.679.908 - 1.361.007 4 Thuế VAT phải nộp 6.664.291 8.030.289 + 1.365.998 5 Tổng chi phí 201.497.020 180.175.992 - 21.321.027 6 Thuế TNDN 1.792.660 8.615.389 + 6.822.729 Giải trình số chênh lệch: Thuế VAT đầu vào giảm 1.361.007 đồng do thuế VAT của chi phí không hợp lý bị loại trừ. Thuế VAT phải nộp tăng 1.365.998 là do nguyên nhân trên . Tổng chi phí giảm 21.321.027 đồng do : + Chi phí không hợp lệ : 1.770.728 đồng + Chi phí quảng cáo vượt quá tỷ lệ quy định : 16.516.300 2. Quan hệ với NSNN năm 2001. Đơn vị : VNĐ. Loại thuế Số thuế từ trước chuyển sang Số thuế phải nộp Số thuế đã nộp Số thuế còn phải nộp Thuế GTGT - 8.030.289 6.664.291 1.365.998 Thuế TNDN - 8.615.389 1.792.660 6.822.729 * Kết luận và kiến nghị : 1. Kết luận: - Đơn vị đã thực hiện mở sổ sách kế toán theo dõi hoạt động kinh doanh của mình. Nhưng lập báo cáo tài chính không đầy đủ theo quy định của chế độ kế toán. - Trong kỳ kinh doanh, đơn vị hạch toán một số khoản chi phí chứng từ không hợp lệ nên đoàn kiểm tra đã loại trừ khỏi chi phí xác định thu nhập chịu thuế. Đơn vị đã vi phạm điểm 15 mục III phần B thông tư 18/2002 TT - BTC ngày 20/02/2002 của bộ tài chính 2. Kiến nghị: - Đơn vị nộp ngay số tiền thuế TNDN truy thu tiền phạt sang quyết toán thuế năm 2001 khi có quyết định của cơ quan thuế. - Đề nghị lãnh đạo chi cục thuế quận Hoàn Kiếm: + Phạt 1 lần thuế GTGT theo tiết a khoản 2.1 mục 2 phần II thông tư 30/2001/TT- BTC ngày 16/05/2001 của BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 22CP ngày 17/04/1996 của chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế. Mức phạt bằng số thuế VAT khai man là 1.365.998 + Phạt vi phạm trong lĩnh vực hành chính kế toán theo tiết c khoản 4.2 mục 4 phần II thông tư 89/2000/TT- BTC ngày 28/08/2000 của BTC hướng dẫn thi hành nghị định 49/1999/NĐ- CP của chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán. * Trường hợp tiếp theo mà em lấy làm ví dụ để phân tích là của công ty TNHH Thương mại và Du lịch Đức Minh. Địa chỉ tại 24 Hàng Vải. Mã số thuế: 0100907722 - Theo biên bản kiểm tra ngày 05/07/2002, của đoàn kiểm tra xét đề nghị của tổ nghiệp vụ chi cục trưởng chi cục thuế quận Hoàn Kiếm ra quyết định truy thu số thuế GTGT và thuế TNDN đối với hoạt động kinh doanh của công ty năm 2001. Thuế GTGT và thuế TNDN phải nộp : 7.941.538 Trong đó Thuế GTGT : 1.035.209 Thuế TNDN: 5.871.120 Phạt 1 lần thuế GTGT: 1.035.209 S phải nộp : 7.941.538 * Theo biên bản xác nhận của đoàn thanh tra đã đưa ra kết luận đề nghị xử lý về thuế đối với công ty. + Về chấp hành luật thuế: Hàng tháng đơn vị đã kê khai và nộp thuế theo thông báo của chi cục thuế Hoàn Kiếm. + Về sổ sách: Đơn vị đã mở sổ sách kế toán ghi chép các hoạt động kinh tế phát sinh. Nhưng việc ghi chép chứng từ kế toán còn thiếu chính xác. Đơn vị đã vi pham tiết 2.1 b điểm 2 mục II Thông tư số 30/2001/TT- BTC ngày 16/05/2001. - Kiến nghị: + Yêu cầu đơn vị nộp số tiền thuế GTGT và thuế TNDN truy thu sau khi kiểm tra năm 2001 : 6.906.329 đồng + Xử phạt 1 lần số thuế GTGT truy thu 1.035.209 đồng theo tiết trên + Xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán theo tiết 2.1.a điểm 2 mục II Thông tư số 89/2000/TT-BTC với mức phạt 1.000.000 đồng Tóm lại những trường hợp vi phạm kỷ luật thuế còn nhiều nhưng đây chỉ là những ví dụ điển hình giúp cho chúng ta nhận thấy rằng : Bên cạnh những đơn vị kinh doanh thực hiện tốt nghĩa vụ với NSNN còn có các doanh nghiệp chưa có ý thức nộp thuế. Họ còn tìm mọi thủ đoạn để trốn thuế, lách thuế. Những trường hợp như vậy đã bị cơ quan thuế phát hiện và xử phạt nghiêm minh. Chúng ta có thể hy vọng hiện tượng thất thu thuế sẽ giảm bớt và các cơ sở kinh doanh luôn có ý thức nộp thuế để nhằm đảm bảo nguồn thu cho các chi cục thuế quận Hoàn Kiếm nói riêng và Ngân sách nhà nước nói chung. Chương III: Đánh giá ưu điểm, vướng mắc trong việc kê khai và thanh quyết toán thuế của các doanh nghiệp và những đề xuất. I. Đánh giá ưu điểm - Vướng mắc khi áp dụng thuế GTGT ở các doanh nghiệp trên địa bàn quận hoàn kiếm trong thời gian qua 1. ưu điểm : * Cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp đơn giản dễ thích nghi với cơ chế thị trường, cơ chế kinh tế của Nhà Nước cho nên việc áp dụng thuế GTGT được các doanh nghiệp chấp nhận trong thời gian ngắn, mặt khác do hoạt động kinh doanh ở phạm vi hẹp, quy mô kinh doanh nhỏVì vậy,tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý của ngành, các cơ sở kinh doanh dễ dàng chủ động lên phương án lựa chọn kế hoạch sản xuất kinh doanh, khi có thuế GTGT được triển khai có hiệu lực. Vậy chắc chắn thuế GTGT sẽ ít gây tác dụng xấu cho quá trình sản xuất kinh doanh của các đơn vị doanh nghiệp. * áp dụng luật thuế GTGT thu hút quan tâm và ủng hộ đông đảo đơn vị sản xuất kinh doanh do luật thuế doanh thu hiện hành còn trùng lặp trong khâu đánh thuế, khi áp dụng thuế GTGT sẽ tạo tâm lý nhẹ nhàng cho các đối tượng kê khai và thanh quyết toán thuế nộp cho Ngân sách Nhà nước. Bởi tính hợp lý khoa học của sắc thuế này, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế và hạn chế được tình trạng tiêu cực như khai man, trốn lậu thuế * Phương pháp tính thuế GTGT gọn nhẹ, dễ tính giúp cho kế toán của các doanh nghiệp tính toán thuận tiện và giúp cho người quản lý dễ dàng kiểm tra , quyết toán. * Thuế GTGT cho phép các đơn vị sản xuất kinh doanh nhập khẩu thiết bị máy móc, phương tiện vận tải chuyên dụng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được, làm TSCĐ thì không thuộc diện chịu thuế GTGT. Hoặc hoàn thuế GTGT cho các đối tượng và trường hợp cụ thể của luật, đã kích thích các đơn vị sản xuất kinh doanh trong việc luân chuyển vốn, trong đầu tư công nghệ tiến tiếnĐây là điểm mấu chốt, thuận lợi cơ bản khi áp dụng luật thuế GTGT, được các cơ sở kinh doanh hồ hởi tiếp nhận, góp phần quan trọng vào quá trình ổn định và phát triển kinh tế đất nước. * Từ khi thực hiện nghị định số 78/NĐ - CP giảm 50% mức thuế GTGT đối với sản phẩm xây dựng cơ bản thì mức thuế GTGT các doanh nghiệp xây lắp còn phải nộp sau khi khấu trừ đầu vào bình quân chỉ còn khoảng 1% đến 2%, thấp hơn so với mức 4% khi nộp thuế doanh thu, thậm chí còn được hoàn thuế. * Đối với các công trình đầu tư bằng vốn ODA không hoàn lại thì không hoàn thuế GTGT, nếu thuộc ODA vay thì được hoàn thuế GTGT trong thời gian 3 ngày kể từ ngày nộp tờ khai. * Thực hiện thuế GTGT còn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hoá phát triển do thuế GTGT chỉ thu thêm giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ qua các khâ tiêu dùng cuối cùng với 2 phương pháp tính thuế ( phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp trực tiếp ). Đã khắc phục được nhược điểm của thuế doanh thu là thuế chồng lên thuế, đã thúc đẩy công nghiệp hoá, hợp tác sản xuất nhất là trong lĩnh vực sản xuất cơ khí như sản xuất, lắp ráp xe đap, xe máy, ô tô, điện tử 2. Vướng mắc : Tính ưu việt của thuế GTGT không cần phải bàn cãi nhưng bên cạnh đó phát sinh nhiều vấn đề khó xử của cơ quan thuế, xã hội và đặc biệt đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trong bước ngưỡng chuyển đổi này. * Thực tế trong thời gian qua khi luật thuế GTGT ra đời làm xáo trộn chút ít đối với nền kinh tế mà cụ thể là các doanh nghiệp. Có nhiều doanh nghiệp do chưa chuẩn bị trước nên khi đối mặt với VAT như là một cú sốc lớn, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm đi đáng kể. Mặc dù Nhà nước đã ra sức điều chỉnh như giảm thuế GTGT xuống còn một nửa nhưng nhiều doanh nghiệp, lượng vật tư hàng hoá tồn kho không có hoá đơn chứng từ khi nhập nên phải mức thuế cao, gây nên tâm lý lo lắng cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số doanh nghiệp do vận may hay cố ý được giảm mức thuế làm cho lợi nhuận tăng lên, vị thế vững chắc hơn. * Khi thực hiện thuế GTGT từ 01/01/1999 sẽ có tác động đến cơ sở kinh doanh cụ thể là phương pháp tính thuế, hạch toán, kê khai thuế GTGT khối lượng công việc nhiều hơn. Về mặt lý thuyết, thuế GTGT không ảnh hưởng đến giá thành chi phí của các doanh nghiệp nhưng trong thực tế rất nhiều doanh nghiệp đã ảnh hưởng tới chi phí và giá thành. Doanh nghiệp nhập khẩu phải nộp thêm thuế GTGT hàng nhập khẩu, một số doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho lớn không được khấu trừ và việc hoàn thuế không kịp thời cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp trước đây nộp thuế doanh thu ở mức thuế suất thấp nay phải nộp thuế GTGT thuế suất 10%. Điều đó dẫn đến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh dẫn đến làm ăn thua lỗ. Vì vậy các doanh nghiệp cần có các giải pháp thích hợp nhằm chủ động tính toán phương án sản xuất kinh doanh mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. *Tất cả các doanh nghiệp tại quận Hoàn Kiếm - Hà nội đều có giữ sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ. Nhưng việc thực hiện chế độ sổ sách kế toán không hoàn chỉnh, còn thiếu trung thực, số liệu chứng từ mua vào không đầy đủ, hoá đơn bán ra chưa phản ánh đúng thực tế kinh doanh trong ngày. Vì vậy, việc kê khai và thanh quyết toán của các doanh nghiệp không chính xác, đầy đủ để nộp vào Ngân sách Nhà nước. * Trở ngại lớn mà chúng ta cần giải quyết kho áp dụng luật thuế GTGT đối với các doanh nghiệp đó là việc chấp hành chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ chưa tốt. Qua điều tra, hầu hết chất lượng ghi chép sổ sách kế toán chưa đạt yêu cầu, đôi khi chỉ là hình thức chống đối. Do vậy, đòi hỏi các kế toán doan nghiêp phải tính toán để khi áp dụng thuế GTGT đạt kết quả ca. Tóm lại : Với những thuận lợi, vướng mắc trên cho thấy việc áp dụng thuế GTGT đối với các doanh nghiệp đòi hỏi phải có những điều kiện và giải pháp cụ thể phù hợp với thực tế trên địa bàn quận Hoàn Kiếm - Hà nội. II. Một số ý kiến - đề xuất nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh khi áp dụng thuế GTGT trong thời gian tới 1. Về phía nhà nước : * Do các mức thuế có ít, sự chênh lệch khá xa nhau giữa các loại ngành hàng, mặt hàng mà đơn vị đang sản xuất kinh doanh. Vì vậy Nhà nước và chi cục thuế phải chủ động với các vấn đề xảy ra khi luật thuế áp dụng. * Bảo đảm công bằng về quyền lơi và nghĩa vụ của các cơ sở kinh doanh trong nền kinh tế giúp các doanh nghiệp ổn định được hoạt động nâng cao năng lực quản lý, tạo thêm khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước. * Bảo đảm không ảnh hưởng lớn đến kế hoạch thu của Ngân sách trung ương trong những năm đầu thực hiện. * Bảo đảm ổn định thị trường trong nước, tránh gây ra những biến động mạnh về giá cả, đặc biệt là giá cả vật tư, hàng hoá quan trọng cho sản xuất và tiêu dùng thiết yếu để ổn định sản xuất, không ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. * Về công tác tổ chức thực hiện luật thuế GTGT 1.1. Quản lý đối tượng nộp thuế: Để quản lý tốt hơn đối tượng nộp thuế đảm bảo không thất thu khi áp dụng luật thuế GTGT, chi cục thuế cần phải thực hiện thường xuyên liên tục một số biện pháp sau: * Khẩn trương rà soát lại toàn bộ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiện nay, yêu cầ các đối tượng này chấp hành đăng ký nộp thuế, lập danh bạ theo dõi quản lý đảm bảo quản lý 100% các doanh nghiệp trên địa bàn. * Đối với các doanh nghiệp phát sinh phải được quản lý đăng ký thuế ngay, tránh tình trạng để lâu ngày việc quản lý buông lỏng sẽ dẫn đến thất thu. * Phối hợp, kết hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý chức năng cùng cấp ( tài chính, quản lý thị trường, văn hoá, giao thông, công ăn) để quản lý chặt chẽ việc cấp giấy phép kinh doanh, chủ động tham mưu cho UBND Quận thành lập các đội kiểm tra liên ngành tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế trên địa bàn. Kiên quyết xử lý các trường hợp không chấp hành đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật. * Đối với các doanh nghiệp giải thể, nghỉ kinh doanh do lý do khách quan đều phải làm thủ tục như : Đơn xin nghỉ kinh doanh có xác nhận của hội đồng thuế phường, ý kiến của đội thuế trực tiếp quản lý. Chỉ đạo đội thanh tra tình hình nghỉ kinh doanh của doanh nghiệp, đối với doanh nghiệp có đơn nhưng thực tế vẫn kinh doanh phải lập biên bản, kết thúc kiểm tra phải có biên bản kiểm tra với từng đội thuế . * Tăng cường kiểm tra việc kê khai tính thuế hàng tháng, việc ghi chép sổ sách kế toán và việc sử dụng hoá đơn chứng từ mua bán hàng hoá. Các trường hợp vi phạm, không chấp hành đầy đủ các quy định trên thì kiên quyết xử lý, điều tra doanh thu, ấn định doanh thu và khoán thuế. * Phối kết hợp với cơ quan kho bạc Nhà nước tổ chức thu thuế qua kho bạc trên phạm vi toàn quận, các trường hợp không chấp hành nộp thuế đúng thờ gian thông báo thì phải tổ chức các đội chống thất thu mà nòng cốt là cán bộ thanh tra chi cục và thành phần là cán bộ đội trưởng các đội thuế phường để vừa tăng cường công tác chống thất thu đảm bảo động viên số thuế kịp thời vào Ngân sách Nhà nước, vừa tăng cường công tác kiểm tra giám sát chéo lẫn nhau trong công tác quản lý thu thuế. * Kiên quyết xử lý những doanh nghiệp cố tình dây dưa chây ỳ tiền thuế theo quy định của pháp luẩt. 1.2. Về vấn đề quản lý chứng từ hoá đơn: Hiện nay việc sử dụng hoá đơn của các doanh nghiệp cò rất tuỳ tiện, hiện tượng hoá đơn bất hợp pháp lưu hành trên thị trường còn phổ biến. Vì vậy việc xây dựng chế độ quản lý hoá đơn chứng từ là điều cần thiết. Một số biện pháp cụ thể xin được đề cập để thực hiện tổ chế độ hoá đơn chứng từ như sau: * Cần xây dựng những quy định rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ hơn nhằm khắc phục tình trạng sử dụng hoá đơn bất hợp pháp. * Xử phạt nghiêm minh các trường hợp sử dụng hoá đơn bất hợp pháp: Đối với người mua : Nếu là doanh nghiệp thì không cho phép vào chi phí hợp lý để tính thu nhập doanh nghiệp, trường hợp nghiêm trọng ngoài xử lý hành chính còn có thể bị truy tố hình sự trước pháp luật. - Đối với người bán: Phạt giá trị vật chất bằng số tiền ghi trên hoá đơn bất hợp pháp. Nếu nhiều lần vi phạm phải truy cứu trách nhiệm hình sự. - Một số giải pháp khác: Tuyên truyền phổ biến trên phương tiện thông tin đại chúng các loại hoá đơn bất hợp pháp trên thị trường, cách nhận biết hoá đơn bất hợp pháp, giúp doanh nghiệp không sử dụng hoá đơn bất hợp pháp. 1.3. Cải cách hành chính thuế: Mục đích của cải cách hành chính thuế phải đảm bảo yêu cầu đơn giản hoá thủ tục nhưng đảm bảo sự kiểm soát của cơ quan thuế, xin đề nghị với tổng cục thuế nghiên cứu bổ sung sửa đổi những vấn đề sau: * Một biểu khai cần thống nhất với chế độ kế toán, giúp cho doanh nghiệp có thể sử dụng ngay số liệu kế toán và báo cáo tài chính để kê khai mà không cần xử lý. * Để đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế, cơ quan thuế có quyền kiểm tra sổ sách, chứng từ doanh nghiệp. Song kiểm tra không có nghĩa cung cấp chứng từ báo cáo. 1.4. Công tác tuyên truyền: Công tác tuyên truyền cần nhằm vào mục tiêu cơ bản: * Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú đa dạng để cho nhân dân thấy rõ được và nghĩa vụ của mình trong việc chấp hành chế độ hoá đơn chứng từ trong mua bán, giao dịch hàng hoáTheo quan điểm của em thì việc tuyên truyền, phổ biến chính sách chế độ về thuế GTGT phải được tổ chức sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân, để nâng cao dân trí vè thuế nhằm thực hiện mục tiêu: " thêm người đồng tình, bớt người chống đối" là một việc làm cần thiết để khơi dậy tinh thần tự giác của người nộp thuế. Đây không phải là việc làm theo chiến dịch mà phải làm thường xuyên theo phương châm "Mưa dầm thấm lâu", càng sâu sát với thực tế càng cụ thể càng tốt. * Công tác tuyên truyền giải thích cần được xem như một yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm thành công của việc triển khai thuế, cần có nhiều tài liệu giải đáp cho nhân dân hiểu rõ. * Xây dưng ý thức tự giác, thực hiện nghĩa vụ công dân trong việc nộp thuế, người dân cần phải hiểu và thấy được sự cần thiết của việc mua bán lẻ phải có hoá đơn chứng từ. * Tạo lập lòng tin giữa đối tượng nộp thuế và cơ quan thuế . * Tổ chức thi tìm hiểu về thuế GTGT trong cả nước. In áp phích tuyên truyền về thuế phát không cho các đối tượng nộp thuế và mọi người dân có quan tâm về hình thức thuế GTGT. * Thông qua tiếp cận với dân, các cán bộ thuế cũng cần lắng nghe nguyện vọng, kiến nghị chính đáng phản ánh lên trên nghiên cứu xem xét để có những sửa đổi bổ sung kịp thời nhằm làm cho thuế GTGT ngày càng phù hợp với tình hình kinh tế xã hội. Tuy vậy, không thể có tham vọng là cứ làm tốt công tác tuyên truyền là không thất thu, trốn lậu thuế. Vấn đề cần được kết hợp là phải tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đúng luật, kể cả trường hợp phải cưỡng chế hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. 1.5. Công tác thanh tra, kiểm tra. Để công tác thanh tra, kiểm tra đạt hiệu quả cao, từ đó hạn chế đến mưc thấp nhất sự thất thu về thuế, thì chi cục cần có những biện pháp cụ thể như: * Cần biên chế thêm quân số vào tổ thanh tra của chi cục, nâng cao trình độ thanh tra bằng cách tự đào tạo, đào tạo lại thì mới đủ sức đảm đương công việc. * Có kế hoạch công việc cụ thể từng ngày trong tuần cho tổ thanh tra, có như thế mới hạn chế được tối đa những sai phạm cả đối với người thu thuế với người nộp thuế. * Mục tiêu kiểm tra, thanh tra thuế để xem việc tuân thủ của đối tượng nộp thuế và của cơ quan thuế có đúng quy đinh của pháp luật hay không, là biện pháp có tính ngăn ngừa, phải cân đối giữa kiểm tra thuế với việc cung cấp dịch vụ thuế cho các đối tượng nộp thuế, thanh toán phải quan tâm đến nguồn nhân lực, do đó phải chọn lọc phân loại doanh nghiệp. Cần chia thành hai bộ phận kiểm tra thanh tra thuế đối với thể nhân và pháp nhân. * Mặt khác, tiến hành thanh tra nội bộ để ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm của cán bộ thuế trong các khâu của quá trình tiến hành thu như việc quản lý, sử sụng biên lai thuế, quản lý đối tượng nghỉ, tạm nghỉ kinh doanh trên địa bàn mình phụ trách. 1.6. Về đào tạo cán bộ thuế: * Cần huấn luyện bồi dưỡng cán bộ thuế trở thành những người tinh thông, nắm chắc được mục đích, ý nghĩa và cả nội dung cụ thể của thuế GTGT, đủ sức làm tuyên truyền viên giỏi và một cán bộ đủ năng lực tổ chức quản lý, thu thuế GTGT tốt. Các cuộc tập huấn không chỉ tổ chức theo lối truyền đạt văn bản mà phải trau dồi sâu, kỹ, cụ thể. Không những thế cán bộ thuế còn phải nắm chắc cả chế độ kê toán, kiểm toán kiểm tra , lập và xử dụng các chương trình của mạng lưới vi tính đáp ứng được những yêu cầu của quy trinh quản lý thuế mới. * Kiện toàn các tổ chức chuyên môn, đủ về số lượng, có trình độ về chuyên môn vững vàng đáp ứng được yêu cầu công việc. * Hàng tháng, quý, năm, hội đồng thi đua phải họp kiểm điểm bình xét thi đua cho từng cán bộ đảm bảo khách quan, công bằng. Bình bầu đúng người, đúng việc, không để tình hình trong bình quân chủ nghĩa, như thế công tác bình xét thi đua mới thực sự là động lực thúc đẩy từng cánbộ nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ. 1.7.Về điều kịên cơ sở vật chất. Để ngày càng thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao về quản lý thu thuế trên địa bàn chi cục thuế Quận Hoàn Kiếm không những tổ chức tốt đội ngũ cán bộ của mình, mà còn cần phải quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ thuế, để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thuế hoàn thành tốt các nhiệm vụ, trọng trách mà Đảng và Nhà nước đã giao cho ngành thuế. 1.8. Về vấn đề thuế suất: Thuế suất là linh hồn của chính sách thuế của chính sách thuế việc chuyển từ thuế doanh thu có 11 mức thuế suất ( từ 0% đến 30% ) sang áp dụng thuế GTGT có 4 mức thuế suất ( 0% - 5% -10% - 20% ) là một bước giảm bớt đáng kể sự phức tạp và kém hiệu quả của cơ chế đa thuế suất. Nếu càng nhiều thuế suất càng để xẩy ra tình trạng nhập nhằng tuỳ tiện khi thực hiện càng tạo cơ hôi trốn lậu thuế tăng chi phí thanh tra, kiểm soát thuế. Do đó để khắc phục những biến động tăng thuế quá đột ngột gây quá nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp với việc thích nghi với loại thuế mới. Nhà nước nên có giải pháp mang tính chất quá độ như từng bước nâng dần thuế đất, không nâng đột ngột có biện pháp hoàn trả doanh nghiệp một phần thuế nếu có chênh lệch lớn. 2. Về phía doanh nghiệp: Khi thực hiện thuế GTGT sẽ có tác động đến cơ sở kinh doanh cụ thể là tính thuế, kê khai thanh quyết hạch toán thuế GTGT với khối lượng công việc nhiều hơn. Điều đó dẫn đến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và dẫn đến làm ăn thua lỗ. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có các giải pháp thích hợp nhằm chủ động tính toán phương án sản xuất kinh doanh mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và có biện pháp chung đối với các loại thuế: * Các doanh nghiệp cần chủ động tính toán phương án sản xuất - kinh doanh nâng cao năng lực năng suất kết hợp với việc học hỏi nghiên cứu để nắm vững nội dung, bản chất của thuế cũng như nắm vững nghiệp vụ kế toan thuế. * Muốn công việc kinh doanh có hiệu quả,các doanh nghiệp cần thực hiện tốt chế độ hoá đơn chứng từ, các quy định hiện hành về thuế GTGT đã được quy định, chấp hành đúng chế độ kế toán, tài chính và quy định pháp luật, đảm bảo làm ăn có lãi và thực hiện nghĩa vụ tốt với các Ngân sách Nhà nước. * Mặt khác các doanh nghiệp phải biết tậ dụng những" kẽ hở" của luật thuế GTGT để làm lợi cho doanh nghiệp mà không phạm luật. Kết luận Luật thuế GTGT đã có hiệu lực thi hành. Mặc dù còn có nhiều khó khăn trở ngại khi đưa luật thuế GTGT vào đời sống cũng như các vấn đề có nảy sinh khi thực thu thuế GTGT nhưng với sự nhiệt tình hưởng ứng của các doanh nghiệp của nhân dân, em tin tưởng rằng luật thuế GTGT sẽ được áp dụng thành công " thuế giá trị gia tăng sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hoá và dịch vụ, khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc dân, động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng vào NSNN, đây thực sự thể hiện sự nhạy bén, sáng tạo trong tư duy kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. Tuy có nhiều hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nhưng chuyên đề này đã đi sâu vào tìm hiểu tình hình thực hiện luật thuế VAT ở một số doanh nghiệp trên địa bàn quận Hoàn Kiếm cũng như những tồn tại hiện nay cần tiếp tục giải quyết. Tuy nhiên với thời gian nghiên cứu có hạn, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phạm Quốc Trường và các cô chú trong chi cục thuế Quận Hoàn Kiếm đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên đề này mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0046.doc
Tài liệu liên quan