Tỉ giá là một phạm trù kinh tế quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của mỗi nước, là công cụ để đo lường giá trị giữa các đồng tiền và do vậy có tác động như một công cụ cạnh tranh trong thương mại quốc tế, một công cụ quản lý kinh tế, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới giá cả, tới mọi hoạt động kinh tế - xã hội của nước đó và các nước có liên quan. Cụ thể chúng ta có thể xác định vai trò của tỉ giá như sau:
Thứ nhất, tỉ giá là đại lượng xác định quan hệ về mặt giá trị, so sánh sức mua giữa các đồng tiền với nhau, hình thành nên tỉ lệ trao đổi giữa các đồng tiền khác nhau với nhau để thuận tiên cho các giao dịch quốc tế.
Thứ hai, tỉ giá có tác động to lớn đến thương mại quốc tế, xuất-nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của một nước với nước khác.
30 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình tỉ giá và giải pháp hoàn thiện chế độ điều hành quản lý tỉ giá ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, quản lý điều hành tỉ giá là một nội dung quan trọng mà ngân hàng nhà nước phải quan tâm để nhằm mục đích ổn định tỉ giá và để đạt được mục tiêu cuối cùng là giữ vững giá trị đồng tiền quốc gia.
ở Việt Nam, tỉ giá đã bước đầu hình thành, phát triển trong một thời gian và có vai trò lớn đối với nền kinh tế đặc biệt trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường.Tỉ giá giúp so sánh sức mua, giá trị giữa các đồng tiền tạo điều kiện cho các giao dịch quốc tế; tỉ giá cũng ảnh hưởng tới tình hình xuât nhập khẩu của quốc gia và là một công cụ điều tiết vĩ mô đầy hiệu quả. Với những tác động và vai trò to lớn của tỉ giá thì nhà nước cần thiết phải điều hành quản lý tỉ giá để đảm bảo cho nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng, phát triển cao.
Cũng vì lý do trên nên trong đề án này em sẽ trình bày về đề tài: “ Tình hình tỉ giá và giải pháp hoàn thiện chế độ điều h ành quản lý tỉ giá ở Việt Nam “ để hiểu biết thêm về tỉ giá và đưa ra một vài ý kiến đóng góp về điều hành quản lý tỉ giá ở Việt Nam. Vì thời gian làm đề án ngắn, kinh nghiệm và hiểu biết còn hạn chế do đó quá trình viết có những phần chưa được đầy đủ mong được thầy giáo quan tâm góp ý và sửa chữa cho đề án được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Chương i-Tỉ giá
I-Khái niêm:
Ngày nay trong quan hệ thanh toán quốc tế hầu hết các nước, các tổ chức, cá nhân đều sử dụng ngoại tệ. Việc quy đổi đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác được gọi là hối đoái quốc tế. Khi thực hiện quy đổi một đồng tiền nước này ra đồng tiền nước khác phải theo một tỉ lệ nhất định, được gọi là tỉ giá hối đoái.
Về hình thức, tỉ giá là giá cả của một đồng tiền của nước này được biểu hiện bằng một số lượng đơn vị tiền tệ biến đổi của nước khác.
Về bản chất, tỉ giá là quan hệ về mặt giá trị giữa các đồng tiền khác nhau với nhau, phản ánh về sự so sánh về sức mua của các đồng tiền đó.
Ví dụ:
. Tỉ giá giữa đồng đô la Mĩ với đồng Việt Nam như sau:
USD/VNĐ=16 000 có nghĩa là 1 USD = 16 000 VNĐ.
. Tỉ giá giữa đồng đô la Mĩ với đồng mác Đức như sau:
USD/DEM=1.8125 có nghĩa là 1 USD = 1.8125 DEM.
II-Các loại tỉ giá:
Tuỳ theo mục đích sử dụng, tuỳ theo các tiêu thức xác định, tỉ giá có thể được phân chia như sau:
1-Căn cứ vào phương tiện chuyển hối:
Tỉ giá điện hối là tỉ giá mua bán ngoại tệ cũng như các giấy tờ có giá bàng ngoại tệ được chuyển bàng điện. Tỉ giá này nhanh chóng và chính xác là cơ sở để xác định các loại tỉ giá khác.
Tỉ giá thư hối là tỉ giá mua bán ngoại tệ cũng như các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ được chuyển bằng thư, tỉ giá thư hối thường thấp hơn tỉ giá điện hối.
2-Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế:
Tỉ giá séc là tỉ giá mua bán các loại séc ghi bằng ngoại tệ.
Tỉ giá hối phiếu là tỉ giá mua bán các loại hối phiếu ghi bằng ngoại tệ. Nếu hối phiếu trả tiền ngay thì gọi là tỉ giá hối phiếu trả tiền ngay, nếu hối phiếu có kì hạn thì gọi là tỉ giá hối phiếu có kì hạn.
Tỉ giá tiền mặt là tỉ giá áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ là tiền kim loại, tiền giấy, séc du lịch, thẻ tín dụng.
Tỉ giá chuyển khoản là tỉ giá áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ là các khoản tiền gửi tại ngân hàng.
Thông thường tỉ giá mua tiền mặt thấp hơn tỉ giá chuyển khoản và tỉ giá bán tiền mặt cao hơn tỉ giá chuyển khoản.
3-Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối:
Tỉ giá mở cửa là tỉ giá áp dụng cho việc mua bán món ngoại tệ đầu tiên trong ngày làm việc tại các trung tâm hối đoái.
Tỉ giá đóng cửa là tỉ giá áp dụng cho việc mua bán món ngoại tệ cuối cùng trong ngày làm việc tại các trung tâm hối đoái.
4-Căn cứ vào nghiêp vụ kinh doanh ngoại hối:
Tỉ giá giao nhận ngay là tỉ giá mua bán ngoại tệ mà việc giá nhận chúng sẽ được thực hiện chậm nhất sau hai ngày làm việc.
Tỉ giá giao nhận có kì hạn là tỉ giá là tỉ giá mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận chúng được thực hiện sau một khoảng thời gian nhất định.
Tỉ giá giao nhận ngay và tỉ giá giao nhận có kì hạn được công bố theo hình thức mua vào, bán ra như sau:
. Tỉ giá mua vào là tỉ giá tại đó ngân hàng niêm yết sẵn giá mua vào đồng tiền yết giá.
. Tỉ giá bán ra là tỉ giá mà tại đó ngân hàng niêm yết sẵn giá bán ra đồng tiền yết giá.
5-Căn cứ vào việc quản lý ngoại hối:
Tỉ giá chính thức là tỉ giá do nhà nước công bố ( thường là Ngân hàng Trung Ương ).
Tỉ giá cố định là tỉ giá hình thành trong chế độ tiền tệ Bretton Woods. Tỉ giá cố định chính là tỉ giá chính thức do nhà nước công bố. Dưới áp lực cung cầu của thị trường, để duy trì được tỉ giá cố định buộc nhà nước phải thường xuyên can thiệp.
Tỉ giá thả nổi là tỉ giá hình thành tự phát ngoài hệ thống ngân hàng và diễn biến theo quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Sau khi chế độ tiền tệ Bretton Woods sụp đổ các nước tư bản không cam kết giữ vững tỉ giá cố định, đồng tiền các nước tư bản tự do thả nổi nên tỉ giá thả nổi cũng chính là tỉ giá tự do.
Tỉ giá thả nổi có điều tiết là tỉ giá được hình thành do quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường dưới sự điều tiết quản lý của nhà nước nhằm ổn định tỉ giá trên thị trường.
III-Vai trò của tỉ giá:
Tỉ giá là một phạm trù kinh tế quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của mỗi nước, là công cụ để đo lường giá trị giữa các đồng tiền và do vậy có tác động như một công cụ cạnh tranh trong thương mại quốc tế, một công cụ quản lý kinh tế, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới giá cả, tới mọi hoạt động kinh tế - xã hội của nước đó và các nước có liên quan. Cụ thể chúng ta có thể xác định vai trò của tỉ giá như sau:
Thứ nhất, tỉ giá là đại lượng xác định quan hệ về mặt giá trị, so sánh sức mua giữa các đồng tiền với nhau, hình thành nên tỉ lệ trao đổi giữa các đồng tiền khác nhau với nhau để thuận tiên cho các giao dịch quốc tế.
Thứ hai, tỉ giá có tác động to lớn đến thương mại quốc tế, xuất-nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của một nước với nước khác.
Ví dụ: Một người Việt Nam mua một cái áo của Mĩ với giá 10 USD và nếu tỉ giá là 15 000đ mỗi USD thì người Việt Nam đó phải mất 150 000 VNĐ nhưng nếu sau đó tỉ giá tăng lên 16 000đ cho mỗi USD thì giá nội địa của cái áo đó vẫn là 10 USD nhưng giá cái áo đó ở Việt Nam đã là 160 000 VNĐ, tăng lên 10 000 VNĐ so với giá cũ và ta thấy rõ rằng khi tỉ giá tăng cao (với VNĐ), giá trị VNĐ giảm xuống thì giá cả hàng hoá của Mĩ ở Việt Nam trở nên đắt hơn và ngược lại.
Qua đây, chúng ta thấy rằng, khi tỉ giá cao (với đồng nội tệ), tức là giá trị của đồng nội tệ giảm thì hàng hoá của nước đó tại nước ngoài sẽ trở nên rẻ hơn, còn hàng hoá của nước ngoài tại nước đó sẽ trở nên đắt hơn. Ngược lại khi tỉ giá thấp (với đồng nội tệ), tức là giá trị của nội tệ tăng lên thì hàng hoá của nước đó tại nước ngoài sẽ đắt hơn, còn hàng hoá của nước ngoài tại nước đó sẽ rẻ hơn.
Như vậy, khi có sự thay đổi về tỉ giá làm giá trị đồng tiền của một nước giảm đi sẽ làm cho những nhà sản xuất trong nước đó thuận lợi hơn trong việc bán hàng của họ ở nước ngoài do đó sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh, kích thích xuất khẩu và gây khó khăn cho những nhà sản xuất nước ngoài khi bán hàng tại nước đó và chính vì vậy sẽ hạn chế nhập khẩu. Ngược lại khỉ tỉ giá thay đổi làm tăng giá đồng tiền của một nước sẽ hạn chế xuất khẩu và kích thích xuất khẩu.
Thứ ba, do tỉ giá có tác động mạnh mẽ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ và sự cạnh tranh giữa các nước với nhau trên thị trường quốc tế nên chính phủ các nước đã lợi dụng tác động này của tỉ giá để điều tiết nền kinh tế hay nói cách khác tỉ giá được sủ dụng với vai trò là một công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước.
IV-Các phương pháp yết tỉ giá:
1-Yết tỉ giá trực tiếp:
1.1.Yết giá hàng hoá thông thường trực tiếp:
Giả sử khi chúng ta đi mua hàng hoá tại các cửa hàng hay siêu thị, chúng ta thường thấy hàng hoá được niêm yết giá như sau:
Hàng hoá yết giá
Đơn vị yết giá
Đồng tiền định giá
Đơn vị tính
Đơn giá
Gạo
1Kg
VNĐ
VNĐ/1Kg
5 000
Vàng
1Chỉ
VNĐ
VNĐ/1Chỉ
1 200 000
Vải
1Mét
VNĐ
VNĐ/1Mét
10 000
Trứng
1Quả
VNĐ
VNĐ/1Quả
1 000
Nhìn vào bảng ta có thể dễ dàng hiểu:
5 000 VNĐ mua được 1 kg gạo.
1 200 000 VNĐ mua được 1 chỉ vàng.
10 000 VNĐ mua được 1 mét vải.
1 000 VNĐ mua được 1 quả trứng.
Với cách yết giá này, giá hàng hoá được biểu hiên một cách trực tiếp bằng tiền nên được gọi là phương pháp yết giá hàng hoá trực tiếp. Trong đó, hàng hoá như gạo, vàng, vải, trứngđược gọi là hàng hoá yết giá. Hàng hoá yết giá có số đơn vị cố định và thường bằng 1. Còn đồng VNĐ đóng vai trò là đồng tiền đinh giá, số đơn vị của đồng tiền định giá không cố định và có sự thay đổi.
1.2.Yết tỉ giá trực tiếp:
Tương tự như những loại hàng hoá trên như: gạo, vàng, vải, trứng thì các ngoại tệ cũng đóng vai trò là hàng hoá( hàng hoá đặc biệt ) trong mối quan hệ với đồng nội tệ ( đóng vai trò là tiền tệ ). Nếu lấy Việt Nam làm ví dụ, VNĐ đóng vai trò là tiền tệ còn các ngoại tệ khác đóng vai trò là hàng hoá thì cũng giống như yết giá hàng hoá thông thường trực tiếp ta sẽ có bảng yết giá của ngoại tệ trực tiếp như sau:
Đồng tiền yết giá
Đơn vị yết giá
Đồng tiền định giá
Đơn vị tính
Đơn giá
USD
1USD
VNĐ
VNĐ/1USD
16 120
GBP
1GBP
VNĐ
VNĐ/1GBP
30 810
JPI
1JPI
VNĐ
VNĐ/1JPI
137
EUR
1EUR
VNĐ
VNĐ/1EUR
20 585
Với phương pháp này, ngoại tệ là đồng tiền yết giá có số đơn vị cố định, còn đồng nội tệ đóng vai trò là đồng tiền định giá với số đơn vị thay đổi. Và cụ thể ta có tỉ lệ trao đổi:
16 000 VNĐ = 1 USD.
15 000 VNĐ = 1 FRF.
17 000 VNĐ = 1 DEM.
18 000 VNĐ = 1 EUR.
Trên thực tế hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng phương pháp này vì tỉ giá yết theo phương pháp này dễ hiểu và thuận tiện.
2-Yết tỉ giá gián tiếp:
2.1.Yết giá hàng hoá thông thường gián tiếp:
Khác với phương pháp yết giá trực tiếp, phương pháp yết giá gián tiếp có sự khác biệt hoàn toàn, khi chúng ta mua hàng chúng ta có thể sẽ thấy một bảng niêm yết đăc biệt, hơi khác thường:
Đồng tiền yết giá
Đơn vị yết giá
Hàng hoá định giá
Đơn vị tính
Đơn giá
VNĐ
1VNĐ
Gạo
Kg/1VNĐ
0.0002
VNĐ
1VNĐ
Vàng
Chỉ/1VNĐ
0.0000008333
VNĐ
1VNĐ
Vải
Mét/1VNĐ
0.0001
VNĐ
1VNĐ
Trứng
Quả/1VNĐ
0.001
Sự khác biệt được thể hiện ở chỗ giá cả hàng hoá không được biểu hiện trực tiếp, thông qua cách yết giá này chúng ta chỉ có thể biết:
1VNĐ mua được 0.0002 kg gạo.
1VNĐ mua được 0.0000008333 chỉ vàng.
1VNĐ mua được 0.0001 mét vải.
1VNĐ mua được 0.001 quả trứng.
Mà nếu chúng ta muốn biết giá của hàng hoá thì bắt buộc chúng ta phải thực hiện một vài phép tính chuyển đổi. Và trong phương pháp này VNĐ đóng vai trò là đồng tiền định giá với số đơn vị cố định và thường bằng 1, còn những hàng hoá như: gạo, vàng, vải, trứng... đóng vai trò là hàng hoá định giá với số đơn vị thay đổi.
2.2.Yết tỉ giá gián tiếp:
So với yết giá hàng hoá thông thường gian tiếp thì yết tỉ giá gian tiếp không có gì khác biệt. Chúng ta có thể có thể biểu diễn như sau:
Đồng tiền yết giá
Đơn vị yết giá
Đồng tiền định giá
Đơn vị
Đơn giá
VNĐ
1VNĐ
USD
USD/1VNĐ
0.00006203
VNĐ
1VNĐ
GBP
GBP/1VNĐ
0.00003245
VNĐ
1VNĐ
JPI
JPI/1VNĐ
0.00729927
VNĐ
1VNĐ
EUR
EUR/1VNĐ
0.00004857
Trong phương pháp này, nội tệ là đồng tiền yết giá có số đơn vị cố định, thường bằng 1, còn ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền định giá có số đơn vị thay đổi. Và nhìn vào bảng niêm yết ta có thể thấy tỉ lệ trao đổi:
1VNĐ = 0.00006203 USD.
1VNĐ = 0.00003245 GBP.
1VNĐ = 0.00729927 JPI.
1VNĐ = 0.00004857 EUR.
Trên thực tế phương pháp yết tỉ giá gián tiếp không được sử dụng nhiều, chỉ có một vài nước sử dụng như nước Anh va các nước thuộc liên hiệp Anh ( úc, New Zealand, Ireland...).
V-Các chế độ tỉ giá:
1-Tỉ giá ngang giá vàng trong chế độ bản vị vàng:
Từ năm 1880 cho đến đầu chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914, chế độ tỉ giá được áp dụng là chế độ bản vị vàng. Trong chế độ này, vàng được sử dụng làm nền tảng cơ sở của tiền tệ và một quốc gia sẽ xác định đơn vị tiền tệ của mình bằng hàm lượng vàng chứa bên trong một đơn vị ấy.
Ví dụ:
. Hàm lượng vàng chứa trong 1 USD = 1.504g vàng (trước năm 1914).
. Hàm lượng vàng chứa trong 1 GBP = 7.320g vàng (trước năm 1914).
Còn tỉ giá được xác định trên cơ sở ngang giá hàm lượng vàng tức đông giá vàng. Ví dụ như tỉ giá giữa GBP và USD: 1 GBP/ 1 USD = 7.320/1.504 = 4.867, vậy 1GBP tương đương với 4.867 USD.
Tỉ giá giữa các đồng tiền được xác định một cách chính xác như vậy nhưng trên thực tế tỉ giá không cố đinh và luôn biến động xung quanh đồng giá vàng tuỳ theo quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường. Nếu cung nhỏ hơn cầu thì tỉ giá có xu hướng tăng và ngược lại. Biến động của tỉ giáluôn năm trong giới hạn nhất định đó là chi phí vận chuyển vàng. Điểm thấp nhất và điểm cao nhất của tỉ giá so với đồng giá vàng được gọi là điểm vàng.Vì trong điều kiện tièn giấy được tự do chuyển đổi ra vàng, vàng được tự do luân chuyển giữa các nước đã giữ cho tỉ giá biến động không vượt quá điểm vàng. Như vậy một nhà nhập khẩu hay người mắc nợ có thể thanh toán nợ theo một trong hai cách sau:
Thứ nhất, lấy tiền nội tệ mua ngoại tệ để trả nợ.
Thứ hai, lấy nội tệ mua vàng và chuyển ra nước ngoài trả nợ vì vậy phải hao tổn một số chi phí như chi phí vận tải, đóng gói, bảo hiểm...
Phạm vi biến động của tỉ giá phụ thuộc vào chi phí vận chuyển vàng. Khi tỉ giá tăng đến điểm vàng cao nhất, tại thời điểm này vàng ở trong nước chạy ra nước ngoài nên được gọi là điểm xuất vàng. Ngược lại tỉ giá giảm đến điểm vàng thấp nhất, tại thời điểm này vàng chạy từ nước nước ngoài vào trong nước nên gọi là điểm nhập vàng. Điểm xuất vàng của nước này sẽ là điểm nhập vàng của nước kia.
Lợi thế của tỷ giá hối đoái trong chế độ bản vị vàng là biên độ biến thiên của tỷ giá nhỏ nên quan hệ mua bán quốc tế cũng như hoạch định đầu tư thuận lợi dễ dàng giữa các nước.
2-Tỷ giá hối đoái trong chế độ tiền tệ Bretton Woods:
Sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918), chế độ bản vị vàng hoàn toàn sụp đổ, các nước tư bản chủ nghĩa chủ trương khôi phục lại chế độ bản vị vàng không trọn vẹn, đó là chế độ bản vị hối đoái vàng thông qua đồng Bảng Anh (1924), sau đó là đồng USD của Mỹ (1944).
Cụ thể vào tháng 7-1944, để tránh tình trạng kinh tế yếu kém như trước chiến tranh, chính phủ các nước đồng minh vào cuối thế chiến thứ hai đã gặp nhau tại một cuộc hội nghị của Liên Hợp Quốc về tiền tệ và tài chính. Hội nghị được tổ chức tại Bretton Woods, New Hamphshire, Hoa Kì. Tại hội nghị hai tổ chức đã được thiết lập, đó là:
. Quỹ tiền tệ quốc tế ( The International Monetary - IMF ).
. Ngân hàng quốc tế nhằm mục đích tái thiết và phát triển ( thường gọi là ngân hàng thế giới - World Bank ).
Và cũng từ đó, đồng tiền USD của Mỹ được các nước chấp nhận sử dụng trong quan hệ thanh toán quốc tế và được IMF xác định tiêu chuẩn giá cả với 1 USD = 0,888671 gam vàng. Chính vì vậy mà đã hình thành tỷ giá cố định giữa USD với đồng tiền các nước trong IMF. Để giữ vững tỷ giá cố định với USD, các nước trong IMF chỉ được mua bán ngoại tệ theo tỷ giá trong phạm vi biên độ ± 1% so với tỷ giá chính thức. Để giữ vững tỷ giá vàng IMF còn quy định giá vàng là 35 USD/ounce vàng. Như vậy trong trường hợp nếu giá vàng trên thị trường vượt qua 35 ounce vàng thì Mỹ tung vàng ra bán với giá 35 USD/ounce vàng và ngược lại, khi giá vàng dưới 35 USD/ounce vàng thì Mỹ tung USD ra và mua vàng về.
Với chế độ tiền tệ này, các nước đã duy trì được tỷ giá cố định trong thời gian tương đối dài cho đến năm 1960. Bắt đầu từ sau năm 1960, nền kinh tế Tây Âu và Nhật được phục hồi và có khả năng cạnh tranh với Mỹ, hơn nữa đồng USD của Mỹ đã bị khủng hoảng và suy yếu, các nước dự trữ USD ngày càng nhiều, đã lần lượt tấn công vào kho vàng của Mỹ, buộc Mỹ chuyển đổi USD ra vàng. Sau hai lần phá giá USD hàm lượng vàng của 1 USD là 0.736662 g vàng. Tình hình này làm cho kho dự trữ vàng của Mỹ tụt xuống thấp nhất và chính thức ngày 13. 2.1973 Mỹ đơn phương tuyên bố chế độ tiền tệ Bretton Woods sụp đổ và hầu hết các nước tư bản đều thi hành chính sách thả nổi của đồng tiền nước mình.
3-Tỉ giá hối đoái sau chế độ tiền tệ Bretton Woods:
Sau khi chế độ tiền tệ Bretton Woods sụp đổ đến nay, các nước trên thế giới chủ yếu lưu thông tiền giấy không chuyển đổi ra vàng trong lưu thông, hàm lượng vàng chỉ mang tính chất tượng trưng, giá trị tiền tệ luôn thay đổi, tỷ giá biến động không ngừng nên việc xác định tỷ giá không dựa trên đồng giá vàng mà trên cơ sở so sánh sức mua của hai đồng tiền, bao gồm sức mua trong nước và sức mua quốc tế gọi là ngang giá sức mua.
Trên thực tế tỉ giá được hoàn toàn xác định do quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường, tại mỗi thời điểm nhất định ở mỗi thị trường khác nhau trên thế giới, tỉ giá biến động liên lục trong ngày, còn gọi là cơ chế tỉ giá thả nổi.
Tuy nhiên để tránh sự biến động thăng trầm quá mức của tỉ giá gây ảnh hưởng không tốt đến mọi hoạt động trong nền kinh tế như gây ra lạm phát hay suy thoái kinh tế, cần thiết phải có sự can thiệp quản lý của nhà nước. Thông qua các công cụ quản lý vĩ mô, nhà nước chủ động điều chỉnh tỉ giá hối đoái theo hướng có lợi cho nền kinh tế đảm bảo cho nền kinh tế ổn định và phát triển, còn gọi là cơ chế tỉ giá thả nổi có quản lý.
VI-Các biện pháp điều chỉnh tỉ giá hối đoái:
1-Chính sách chiết khấu:
Đây là chính sách mà ngân hàng Trung Ương bằng cách thay đổi lãi suất cho vay chiết khấu của mình để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường.
Khi muốn cho tỷ giá hối đoái giảm xuống, ngân hàng Trung ương nâng cao lãi suất chiết khấu, làm cho lãi suất trên thị trường tăng lên, kết quả là làm cho các nguồn vốn ngắn han trên thị trường quốc tế chạy vào trong nước để thu lợi tức cao. Lượng vốn nước ngoài chạy vào sẽ góp phần làm dịu sự căng thẳng của cầu vượt cung ngoại hối, do đó làm cho tỷ giá giảm xuống.
Còn khi ngân hàng Trung Ương muốn cho tỉ giá tăng lên thì sẽ làm ngược lại bằng cách giảm lãi suất chiết khấu xuống.
2-Chính sách hối đoái:
Đây là chính sách mà Ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách mua bán ngoại hối trên thị trường.Cụ thể:
Khi tỷ giá lên cao, ngân hàng Trung Ương tăng cường bán ngoại hối ra thị trường làm cung ngoại hối trên thị trường tăng lên do đó làm giảm bớt căng thẳng về cung cầu ngoại hối trên thị trường và kéo tỷ giá tụt xuống.
Khi tỉ giá giảm xuống , ngân hàng Trung Ương sẽ mua vào ngoại hối, tăng nhu cầu ngoại hối trên thị trường và làm giảm bớt căng thẳng trong quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường dẫn tới tỉ giá hối đoái từ từ tăng lên.
Một hình thức khác của chính sách hối đoái đó là việc thành lập quỹ bình ổn hối đoái. Nhà nước sẽ thành lập quỹ này dưới hình thức bằng ngoại tệ, vàng hoặc phát hành các loại trái phiếu ngắn hạn, chủ động mua vào bán ra ngoại tệ để kịp thời can thiệp làm thay đổi quan hệ cung cầu về ngoại hối trên thị trường, nhằm mục đích điều chỉnh tỉ giá.
Song để thực hiện tốt biện pháp này thì vấn đề quan trọng ở đây là Ngân hàng trung ương phải có dự trữ ngoại hối lớn, nếu cán cân thanh toán của một nước bị thiếu hụt thường xuyên thì khó có đủ số ngoại hối để thực hiện phương pháp này.
3-Phá giá tiền tệ:
Đây là sự nâng cao một cách chính thức tỷ giá hối đoái hay nói khác đi đó là việc nhà nước chính thức hạ thấp sức mua đồng tiền nước mình so với ngoại tệ. Ví dụ tháng 12 năm 1971, chính phủ Mỹ chính thức phá giá đồng tiền đô la với mức 7,89%, tức là giá của 1 GBP tăng từ 2,40 USD( trước khi phá giá ) lên 2,605 USD, hay sức mua của một đô la giảm từ 0,416 GBP xuống 0,383 GBP.
Phá giá tiền tệ có tác dụng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá và hạn chế nhập khẩu hàng hoá, do vậy nó đã góp phần cải thiện cán cân thương mại, làm cho tỷ giá hối đoái bớt căng thẳng.
4-Nâng giá tiền tệ:
Đây là việc nhà nước chính thức nâng giá đơn vị tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, làm cho tỉ giá hối đoái giảm xuống. ảnh hưởng của nâng giá tiền tệ đối với ngoại thương của một nước hoàn toàn ngược lại với phá giá tiền tệ, nghĩa là, nó có tác dụng hạn chế xuất khẩu và đẩy mạnh nhập khẩu do đó nó góp phần duy trì sự ổn định của tỉ giá đảm bảo tỉ giá không tụt xuống.
Trong cuộc chiến tranh thương mại nhằm chiếm lĩnh thị trường bên ngoài, những quốc gia có nền kinh tế phát triển quá "nóng" muốn làm "lạnh" nền kinh tế đi thì có thể dùng biện pháp nâng giá tiền tệ để giảm đầu tư vào trong nước và tăng cường chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài.
VII-Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ giá:
1-Cung cầu về ngoại tệ:
Như chúng ta đã biết, đối với cung của một loại hàng hoá bất kỳ nào thì sự thay đổi cung của hàng hoá đó luôn chịu giới hạn nhất định nhưng cung của tiền có thể tăng đến vô hạn. Ngược lại cầu hàng hoá phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng, tích trữ, đầu cơ nên chúng ta có thể lượng ước được và tính toán được lượng cầu hàng hoá nhưng đối với tiền thì không, cầu tiền là vô hạn. Vì lẽ đó cung cầu ngoại tệ thường xuyên thay đổi và không có giới hạn cho sự thay đổi đó. Khi cung ngoại tệ vượt quá cầu ngoại tệ ngay lập tức giá ngoại tệ sẽ giảm xuống ngược lại khi cầu ngoại tệ vượt quá cung ngoại tệ thì giá ngoại tệ sẽ tăng lên và dẫn đến tỉ giá sẽ thay đổi. Như vậy mọi sự biến đổi của cung ngoại tệ khác với sự biến đổi của cầu ngoại tệ đều tác động mạnh đến tỷ giá.
2-Chính sách thương mại:
Hiện nay, trong điều kiện hội nhập, hầu hết các nước trên thế giới đều có quan hệ giao lưu với nhau về kinh tế. Và để thuận lợi trong quan hệ này, các nước thường đặt ra các chính sách thương mại. Có nhiều chính sách thương mại khác nhau với nhiều tác động khác nhau và nhằm nhiều mục đích khác nhau nhưng chắc chắn một điều chính sách thương mại có tác động đến tỉ giá. Cụ thể, khi thực hiện chính sách thương mại có tác dụng làm giảm thuế quan sẽ khiến nhập khẩu hàng hoá tăng làm cầu về ngoại tệ tăng theo dẫn đến giá trị đồng ngoại tệ tăng lên và khiến tỉ giá thay đổi. Hay khi nhà nước thực hiện chính sách thương mại có tác dụng làm tăng thuế quan thì sẽ có tác động ngược lại làm giảm nhập khẩu hàng hoá nước ngoài nên cầu về ngoại tệ giảm xuống do đó giá trị ngoại tệ giảm làm tỉ giá thay đổi.
3-Năng suất lao động của các nước:
Do tỉ giá hối đoái phản ánh mối tương quan đồng giá sức mua của các đồng tiền, nên dễ dàng so sánh giá cả của thị trường nội địa và thị trường thế giới. Từ đó sẽ có thể thấy được tình trạng năng suất lao động của mỗi quốc gia hay nói cách khác tỉ giá và năng suất lao động có mối liên hệ với nhau.
Ví dụ: Trung Quốc có năng suất lao động cao hơn Việt Nam vì vậy hàng hoá Trung Quốc rẻ dẫn đến cầu nhập khẩu hàng hoá Trung Quốc của Việt Nam tăng mạnh khiến cho cầu về Nhân Dân tệ cũng tăng theo. Lúc này giá trị của đồng Nhân Dân tệ cũng tăng và được định giá cao hơn so với đồng Việt Nam .
Như vậy chúng ta có thể đi đến kết luận rằng những nước có năng suất lao động cao thì đồng tiền của nước đó sẽ được định giá cao và tỉ giá sẽ tăng cao đối với đồng tiền nước đó khi năng suất lao động ngày càng tăng.
4-Lợi tức kỳ vọng:
Lợi tức kỳ vọng ở nước nào cao thì luồng tiền sẽ chảy từ nước ngoài vào nhiều, làm cung ngoại tệ tăng kết quả là đồng ngoại tệ xuống giá và đồng nội tệ lên giá và sẽ khiến tỉ giá thay đổi.
Ngoài ra, lạm phát bao giờ cũng làm giảm lợi tức kỳ vọng. Khi có lạm phát, giá cả sẽ tăng cao, đồng nội tệ bị sụt giá so với ngoại tệ, tức làm tăng tỉ giá.
5-Tâm lý của công chúng:
Tâm lý của công chúng cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến tỉ giá. Ví dụ như ở Việt Nam, nhân dân có tâm lý thích dùng hàng hoá ngoại nhập, sùng bái ngoại tệ đặc biệt là đồng đôla Mĩ đã làm cầu về ngoại tệ tăng dẫn đến làm tăng giá trị đồng ngoại tệ và kết quả là tỉ giá tăng lên.
Ngoài các yếu tố chính trên còn rất nhiều các yếu tố khác tác động đến tỉ giá như khủng hoảng tài chính, giá dầu trên thế giới, các chính sách của nhà nước...vv...
Chương ii-Tỉ giá ở Việt Nam
I-tình hình điều hành quản lý tỉ giá ở việt nam:
1-Từ trước khi có pháp lệnh ngân hàng 1990:
Từ trước đến nay VNĐ không công bố nội dung vàng trong một đơn vị tiền tệ. Theo pháp lệnh ngân hàng tiêu chuẩn giá cả của nước ta là "đồng", kí hiệu là VNĐ nên việc xác định tỉ giá phải dựa trên cơ sở so sánh sức mua giữa đồng Việt Nam với tiền tệ các nước khác.
Cùng với chế độ độc quyền ngoại thương, độc quyền ngoại hối thích ứng với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung và hệ thống ngân hàng một cấp, thì đặc trưng cơ bản của tỉ giá hối đoái Việt Nam trong giai đoạn này là chế độ tỉ giá cố định và đa tỉ giá:
. Tỉ giá cố định là tỉ giá chính thức do nhà nước công bố và điều chỉnh.
. Đa tỉ giá nghĩa là có nhiều loại tỉ giá được sử dụng trong từng mối quan hệ trao đổi.
Từ năm 1955, tỉ giá chính thức giữa VNĐ và NDT là 1450, tỉ giá giữa VNĐ và Rúp là 735.
Đến 1977 các nước XHCN thảo luận đưa ra phương án thanh toán bằng đồng Rúp chuyển nhượng, 1Rúp chuyển nhượng = 0.9872g vàng và Việt Nam là một thành viên trong hội đồng tương trợ kinh tế (khối SEV) nên cũng tham gia thanh toán bằng đồng Rúp chuyển nhượng. Việc sử dụng phương thức thanh toán này có sự phân biệt giữa tỉ giá mậu dịch và phi mậu dịch giữa Rúp chuyển nhượng với đồng Việt Nam và tỉ giá này được nhà nước điều chỉnh thay đổi tuỳ theo từng thời kì.
Ngoài ra trong quan hệ ngân sách với các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu, nhà nước áp dụng tỉ giá kết toán nội bộ để thanh toán giữa các đơn vị có thu- chi ngoại tệ với ngân hàng ngoại thương.
Tỉ giá kết toán nội bộ được điều chỉnh như sau:
1985: 1 Rúp = 5.64 VND
1986: 1 Rúp = 18 VND
1987: 1 Rúp = 150 VND
1988: 1 Rúp = 700 VND
Đặc trưng của chế độ tỉ giá này đó là: Tỉ giá có vai trò thụ động chưa điều tiết được nền kinh tế vĩ mô vì chế độ này được xác lập nhằm phục vụ kế hoạch quốc gia, không xuất phát từ nhu cầu của nền kinh tế thị trường. Và đây là loại tỉ giá duy ý chí, không tuân thủ quy luật kinh tế, ngay cả kinh tế kế hoạch hoá tập trung nên nó gây khó khăn và cản trở cho nền kinh tế, tạo sự chênh lệch nghiêm trọng trong thu và chi ngân sách.
Thực chất việc áp dụng tỉ giá này chính là bao cấp qua tỉ giá và do sự chênh lệch quá lớn giữa tỉ giá kết toán nội bộ so với tỉ giá trên thị trường nên đến tháng 3/1989 nhà nước đã xoá bỏ tỉ giá kết toán nội bộ.
Sau đó, do có chủ trương thu hút vốn đầu tư nước ngoài và luật đầu tư nước ngoài (1987), luồng ngoại tệ USD đi vào Việt Nam. Tuy nhiên, Ngân hàng Trung Ương vẫn áp đặt tỉ giá làm cho khoảng cách giữa tỉ giá thị trường và tỉ giá chính thức có sự chênh lệch lớn.
Năm
Tỉ giá chính thức
Tỉ giá thị trường
1985
15
115
1986
80
425
1987
368
1270
1988
3000
5000
1989
3900
4100
Tuy nhiên, mức chênh lệch giữa hai tỉ giá này cũng giảm xuống dần (1985 chênh 6.67% và 1989 chỉ còn 5.12%).
Nhìn chung việc ấn định tỉ giá của nước ta trong giai đoạn này còn chủ quan, tuỳ tiện, thiếu cơ sở khoa học, mang nặng tính hành chính. Tỉ giá chưa gắn liền với cung cầu ngoại tệ, chậm điều chỉnh và tỉ giá chính thức thường thấp hơn rất nhiều so với thị trường.
2-Sau khi pháp lệnh ngân hàng ra đời năm 1990 cho đến nay:
Việt nam trong thời kì này đang chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng một cấp chuyển sang hệ thống ngân hàng hai cấp, từ chế độ độc quyền ngoại hối chuyển sang chế độ quản lý thống nhất ngoại hối cho nên chế độ tỉ giá hối đoái cần có sự thay đôỉ nhằm từng bước gắn liền với cơ chế kinh tế thị trường.
Tỉ giá hối đoái đã trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu trong chính sách tài chính- tiền tệ quốc gia, nhà nước chủ trương chỉ áp dụng một loại tỉ giá trong nền kinh tế.
Việc xác định tỉ giá hối đoái gắn liền với cung cầu ngoại tệ trên thị trường và nhà nước ta đã tiến hành từng bước thận trọng phù hợp với thực tiễn để tránh những biến động lớn ảnh hưởng tới phát triển kinh tế. Đầu tiên nhà nước mạnh dạn nâng dần tỉ giá hối đoái gần sát với tỉ giá trên thị trường, ví dụ: tỉ giá USD/VNĐ = 3900 năm 1989 tăng dần lên lên 4300 năm 1990 và đến 10800 năm 1991. Sau đó nhà nước quyết định thành lập trung tâm giao dịch ngoại tệ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định số 107/NHQD ngày 16/8/1991 của thống đốc ngân hàng nhà nước. Với sự điều hành của ngân hàng nhà nước các phiên giao dịch ngoại tệ được tiến hành trên nguyên tắc đấu giá từ thấp đến cao cho đến khi cung cầu ngoại tệ cân bằng thì tỉ giá được xác định. Dựa vào tỉ giá này ngân hàng nhà nước công bố tỉ giá chính thức và trên cơ sở đó ngân hàng thương mại ấn định và công bố tỉ giá mua vào, bán ra. Cơ chế tỉ giá này tương đối linh hoạt trong giới hạn tỉ giá cho phép.
Thời kì thả nổi tỉ giá từ năm 1989 đến năm 1992 đã làm cho tỉ giá VNĐ/USD tăng mạnh, giá trị của đồng USD tăng liên tục kèm theo cơn sốt về vàng, ngoại tệvà những đột biến trong tỉ giá:
Tháng 1
Tháng 6
Tháng 12
1989
Tỉ giá NH công bố
Tỉ giá thị trường
3500
5200
4350
4400
4200
4575
1990
Tỉ giá NH công bố
Tỉ thị trường
4300
4650
4800
5600
6650
7050
1991
Tỉ giá NH công bố
Tỉ giá thị trường
7000
7400
8300
8830
12900
12550
1992
Tỉ giá NH công bố
Tỉ giá thị trường
11880
12200
11285
11290
10720
10650
Theo số liệu trên ta thấy tỉ giá biến động mạnh từ 1990 trở đi và đạt được đỉnh điểm vào 1991. Trước tình hình này, nhà nước đã sử dụng các công cụ quản lý, điều tiết vĩ mô như lãi suất, bằng cách mua vàng, ngoại tệ can thiệp vào thị trường vàng, ngoại tệ để ngăn chặn các cơn sốt, ổn định được giá vàng và ngoại tệ vào những tháng cuối năm 1991. Và đến tháng 3/1992 tỉ giá là 11550VNĐ/ 1USD và tiếp tục giảm.
Tuy nhiên nhà nước dù đã cố gắng quản lý nhưng cung cầu ngoại tệ vẫn có nhiều biến động, cầu thường xuyên vượt cung, mối quan hệ cung cầu tại các trung tâm giao dịch chưa phản ánh đầy đủ cung cầu ngoại tệ trong nền kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu thực tế đòi hỏi thị trường phải mở rộng trên phạm vi cả nước, vào ngày 15/10/1994 , theo quyết định số 203/QDNH 13 ngày 20/9/1994 của thống đỗc nhân hàng nhà nước đã thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước tổ chức và điều hành nhằm hình thành thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các ngân hàng thương mại. Ngân hàng nhà nước sử dụng quỹ điều hoà ngoại tệ để can thiệp vào thị trường, điều chỉnh tỉ giá có hiệu quả.
Sau khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997, Việt Nam đã lựa chọn cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết. Chúng ta đã từ bỏ cơ chế tỷ giá neo mềm, theo đó, tỷ giá thị trường được giao dịch quanh tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước công bố và một biên độ được ấn định sẵn. Việc thay thế tỷ giá chính thức bằng tỷ giá bình quân liên ngân hàng cho thấy, lần đầu tiên tỷ giá do ngân hàng nhà nước công bố phản ánh mức tỷ giá do thị trường quyết định. Cụ thể:
Bắt đầu từ tháng 2/1999, việc điều hành tỷ giá của nước ta về cơ bản đã chuyển sang theo cơ chế tỷ giá thả nổi có sự điều tiết và ngân hàng nhà nước Việt Nam đã công bố hai quyết định mới về tỉ giá:
Quyết định số 64/1999/QĐ- NHNN7 về việc công bố tỉ giá hối đoái của đồng Việt Nam với ngoại tệ.
Quyết đinh số 65/1999/QĐ- NHNN7 Về việc quy định nguyên tắc xác định giá mua bán ngoại tệ của các tổ chức được phép kinh doanh ngoại tệ.
Trước cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trong khu vực và do một loạt các nước phá giá đồng tiền, ngân hàng nhà nước liên tục điều chỉnh tăng tỉ giá và nới lỏng biên độ dao động tỉ giá áp dụng với các ngân hàng thương mại từ +/-5% đến 10% trong giai đoạn 1997-1999. Đặc biệt, từ ngày 26/2/1999, ngân hàng nhà nước công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng cộng với một biên độ nhất định. Ví dụ, một ngày trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng có các tổ chức cùng tham gia mua, bán với các mức đặt giá khác nhau. Căn cứ trên khối lượng giao dịch và các mức giá giao dịch thành công trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, ngân hàng nhà nước tính toán và tính được tỷ giá bình quân. Tiếp đó, ngày 1/7/2002 ngân hàng nhà nước đã nới rộng biên độ dao động tỉ giá giao ngay dần từ mức +0,1% lên mức +(-)0,25% như hiện nay. Trên cơ sở đó các ngân hàng thương mại kinh doanh ngoại hối sẽ tự động công bố và điều chỉnh tỉ giá mua vào, bán ra phù hợp với yêu cầu ngoại tệ trong kinh doanh.
Với cơ chế này, từ tháng 3/1999 đến nay, tỉ giá hối đoái đã thường xuyên được điều chỉnh linh hoạt, bám sát cung cầu ngoại tệ trên thị trường khiến tỉ giá tương đối ổn định tạo điều kiện cho tăng trưởng, phát triển kinh tế đất nước.
Để minh chứng cho điều này, chúng ta có thể xem xét thực trạng diễn biến tỉ giá năm 2005:
Năm 2005, trong khi chỉ số giá tiêu dùng tăng8.4%, giá vàng tăng 11.3%, lãi suất đồng Việt Nam tăng bình quân 1.0%, lãi suất USD bình quân tăng 1.5% thì tỉ giá giữa đồng Viêt Nam và đô la Mĩ trên cả 3 thị trường: thị trường giao dich không chính thức, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường giao dịch giữa ngân hàng thương mại với khách hàng đều ổn định. Tỉ giá trên thị trường không chính thức theo công bố của Tổng cục thống kê trong năm 2005 chỉ tăng 0.8%, thị trường giao dịch của ngân hàng thương mại với khách hàng tăng 0.73%. Vì tỉ giá ổn định, chỉ tăng nhẹ nên đã hạn chế tình trạng đầu cơ ngoại tệ, hạn chế tình trạng đôla hoá, thúc đẩy phát triển cả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, có lợi cho hoạt động vay nợ nước ngoàiNhững thành công này có được là do các nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, do cơ chế quản lý ngoại hối dần được thông thoáng, các giao dịch vãng lai dần dần được tự do hoá hơn. Cơ chế điều hành tỉ giá linh hoạt, ngân hàng nhà nước thực hiện cơ chế điều hành gián tiếp, công bố tỉ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng, tăng cương dự trữ ngoại tệ quốc gia thực hiện mua vào hay bán ra ngoại tệ khi cần thiết. Ngân hàng nhà nước thực hiện tốt vai trò là người mua bán cuối cùng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu ngoại tệ trong nền kinh tế.
Thứ hai, do cung cầu ngoại tệ tương đối cân bằng, lãi suất đồng Việt Nam tuy có biến động nhưng nói chung tăng không cao và giữ khoảng cách ổn định so với lãi suất USD nên không gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.
Thứ ba, các ngân hàng thương mại ngày càng mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, chuyển kiều hối và thu đổi ngoại tệ với khách hàng là cá nhân. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại tiếp tục đạt hiệu quả cao đáp ứng tốt nhu cầu ngoại tệ của thị trường, đặc biệt là nhu cầu của các khách hàng nhập khẩu hàng hoá nước ngoài.
II-giải pháp hoàn thiện chế độ điều hành quản lý tỉ giá ở Việt Nam:
1. Tăng lượng dự trữ ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước:
Đây là một trong những giải pháp quan trọng góp phần điều chỉnh thị trường hối đoái và can thiệp điều hành tỉ giá. Tuy nhiên mỗi giai đoạn có những ý nghĩa khác nhau nhất định. Nếu trước đây tỉ giá được công bố theo ý muốn chủ quan của ngân hàng nhà nước thì hầu như không cần đến quỹ dự trữ ngoại tệ. Nhưng như hiện nay với chế độ tỉ giá thả nổi có điều nếu cung cầu ngoại tệ trên thị trường thay đổi thì tỉ giá cũng sẽ thay đổi theo do đó nếu ngân hàng nhà nước muốn ổn định tỉ giá thì bắt buộc phải can thiệp vào. Tuy nhiên sự can thiệp ở đây không phải bằng mệnh lệnh hành chính, ấn định trực tiếp tỉ giá mà phải dựa trên cơ sở mua bán ngoai tệ bằng việc sử dụng quỹ bình ổn tỉ giá hối đoái. Khi cung lớn hơn cầu ngoại tệ thì ngân hàng nhà nước chỉ cần tung VNĐ ra mua ngoại tệ, còn khi cung nhỏ hơn cầu ngoại tệ thì ngân hàng nhà nước phải tung ngoại tệ ra bán để cân bằng cung cầu ngoại tệ, giữ tỉ giá ổn định. Do đó yêu cầu đặt ra là ngân hàng nhà nước phải có quỹ dự trữ ngoại hối lớn, đủ mạnh để sẵn sàng điều tiết thị trường.
Bảng dự trữ ngoại hối Việt Nam từ 1993 đến 2003
Đơn vị tính: Triệu USD.
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng dự trữ ngoại hối
404
876
1376
1798
2260
1350
2711
3030
3601
3971
4557
Tương đương tuần xuất khẩu
5
7
8
9
10.1
6.1
8.1
8.6
9.4
9.1
9.5
Theo tiêu chuẩn quốc tế, dự trữ ngoại hối cần đạt tối thiểu ở mức 12 tuần nhập khẩu và nhìn vào bảng ta có thể thấy rằng khối lượng dự trữ của Việt Nam còn hạn chế mức dự trữ của chúng ta mới chỉ đạt tối đa hơn 10 tuần nhập khẩu. Trước tình hình như vậy ngân hàng nhà nước cần phải có biện pháp tăng khối lượng dự trữ ngoại hối của mình trong tương lai.
2. Xử lí tốt mối quan hệ giữa lãi suất và tỉ giá:
Tỉ giá và lãi suất là hai yếu tố nhạy cảm trong nền kinh tế và là các công cụ hữu hiệu của chính sách tiền tệ. Tỉ giá và lãi suất luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và cùng tác động lên các hoạt động của nền kinh tế và ngân hàng nhà nước có thể can thiệp điều hành tỉ giá thông qua chính sách lãi suất. Khi tỉ giá cao, đồng tiền trong nước mất giá ngân hàng nhà nước có thể nâng lãi suất. Lãi suất tăng làm cho lợi tức kì vọng về đồng nội tệ tăng. Vốn và ngoại tệ nước ngoài sẽ chảy vào, giảm căng thẳng về khan hiếm ngoại tệ để ổn định tỉ giá. Tuy nhiên không nên tách biệt chính sách tỉ giá và chính sách lãi suất mà chúng phải được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau. Để ổn định tỉ giá làm tăng giá đồng nội tệ, ngân hàng nhà nước tăng lãi suất lên quá cao sẽ làm cho đầu tư suy giảm, cái giá phải trả là tăng trưởng chậm và thất nghiệp cao. Chính vì vậy ngân hàng nhà nước phải phối hợp hài hoà giữa chính sách lãi suất và chính sách tỉ giá để cả tỉ giá và lãi suất đều ổn định.
3. Nâng cao hiệu quả quản lý ngoại hối:
Để quản lý, điều hành tốt tỉ giá thì việc quản lý ngoại hối phải thực sự có hiệu quả và để nâng cao hiệu quả quản lý hiệu quả quản lý ngoại hối nhà nước cần phải tiếp tục nới lỏng quản lý ngoại hối tiến đến tụ do hoá trong quản lý ngoại hối. Cụ thể trong lĩnh vực kiểm soát ngoại hối, các thành viên phải nới lỏng, tiến đến bãi bỏ các quy định mang tính hành chính trong quản lý ngoại hối như: khống chế tỉ giá kì hạn, giới hạn phí hoán đổi tiền tệ, hạn chế biên độ trong xác định tỉ giá kinh doanhcần dần loại bỏ sự can thiệp trực tiếp của ngân hàng nhà nước trong việc xác định tỉ giá, nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, sử dụng linh hoạt và hiệu quả các công cụ quản trị tỉ giá, mạnh dạn chuyển từ điều tiết có biên độ sang cơ chế điều tiết không quy định biên độ
Kết luận
Với vai trò rất quan trọng của nó, tỉ giá luôn là vấn đề được đề cập nhiều trong thời buổi hiện nay trên đầy đủ các phương tiện thông tin đại chúng và thông qua các thông tin chúng ta có được chúng ta có thể khẳng định đất nước ta đã có nhiều thành công trong lĩnh vực tỉ giá, quản lý điều hành tỉ giá. Mặc dù đã đạt được nhiều thành công nhưng tình hình tỉ giá ở Việt Nam còn nhiều bất cập, khả năng quản lý điều hành tỉ giá của nhà nước còn nhiều hạn chế vì vậy chúng ta cần thiết phải học tập, nghiên cứu, tìm hiểu thêm để có thể đưa ra những giải pháp hoàn thiện chế độ điều hành, quản lý tỉ giá ở Việt Nam góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Danh mục tài liệu tham khảo
1.Giáo trình lý thuyết tài chính-tiền tệ.
Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Hữu Tài.
2.Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoai hối.
TS. Nguyễn Văn Tiến.
3.Nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thảo.
4.Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính.
Frederic S. Mishkin.
5.Xây dựng cơ chế quản lý ngoại hối phù hợp tiến trình hội nhập ktế TG
Kỉ yếu hội thảo khoa hoc.
6.Tạp chí ngân hàng.
Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
7.Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ.
Hiệp hội ngân hàng Việt Nam.
8.Thông tin trên mạng internet.
Mục lục
Lời nói đầu 01
Chương I-Tỉ giá 02
I-Khái niêm 02
II-Các loại tỉ giá 02
1-Căn cứ vào phương tiện chuyển hối 02
2-Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế 03
3-Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối 03
4-Căn cứ vào nghiêp vụ kinh doanh ngoại hối 03
5-Căn cứ vào việc quản lý ngoại hối 04
III-Vai trò của tỉ giá 04
IV-Các phương pháp yết tỉ giá 06
1-Yết tỉ giá trực tiếp 06
1.1.Yết giá hàng hoá thông thường trực tiếp 06
1.2.Yết tỉ giá trực tiếp 06
2-Yết tỉ giá gián tiếp 07
2.1.Yết giá hàng hoá thông thường gián tiếp 07
2.2.Yết tỉ giá gián tiếp 08
V-Các chế độ tỉ giá 09
1-Tỉ giá ngang giá vàng trong chế độ bản vị vàng 09
2-Tỷ giá hối đoái trong chế độ tiền tệ Bretton Woods 10
3-Tỉ giá hối đoái sau chế độ tiền tệ Bretton Woods 11
VI-Các biện pháp điều chỉnh tỉ giá hối đoái 12
1-Chính sách chiết khấu 12
2-Chính sách hối đoái 13
3-Phá giá tiền tệ 13
4-Nâng giá tiền tệ 14
VII-Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ giá 14
1-Cung cầu về ngoại tệ 14
2-Chính sách thương mại 15
3-Năng suất lao động của các nước 15
4-Lợi tức kỳ vọng 16
5-Tâm lý của công chúng 16
Chương Ii-Tỉ giá ở Việt Nam 17
I-Thực trạng điều hành quản lý tỉ giá ở việt nam 17
1-Từ trước khi có pháp lệnh ngân hàng 1990 17
2-Sau khi pháp lệnh ngân hàng ra đời năm 1990 cho đến nay 19
II-Giải pháp hoàn thiện ché độ điều hành quản lý tỉ giá ở Việt Nam .23
1. Tăng lượng dự trữ ngoại tệ cho ngân hàng nhà nước 23
2. Xử lí tốt mối quan hệ giữa lãi suất và tỉ giá 24
3. Nâng cao hiệu quả quản lý ngoại hối 25
KếT LUậN 26
Danh mục tài liệu tham khảo 27
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4825.doc