Đề tài Tình hình tiêu thụ rau sạch trên địa bàn Hà Nội

- Người sản xuất phát triển công nghệ chế biến, bảo quản rau sạch đảm bảo chất lượng sản phẩm tiêu thụ trên Thủ đô. Việc bảo quản tốt rau sạch sẽ giúp cho cơ sở kinh doanh đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch trong lúc trái vụ, khi có bão xảy ra và người tiêu dùng sẽ có sản phẩm tốt. Không những thế, còn giúp cho cơ sở kinh doanh giảm được thiệt hại do rau hỏng, rau thối. do chưa tiêu thụ kịp. - Phát triển mạng lưới nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ, hệ thống khuyến nông và các hình thức hợp tác của nông dân và những người sản xuất kinh doanh nông nghiệp nhằm đẩy nhanh quá trình tiêu thụ rau sạch. - Trước những đòi hỏi ngày càng khắt khe về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường, bên cạnh việc sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, các cơ sở sản xuất cần phải có những chứng nhận về chỉ dẫn địa lý, nó sẽ giúp cho người tiêu dùng yên tâm sử dụng sản phẩm. Các cơ quan có thẩm quyền trong việc thẩm định chất lượng rau sạch nên thường xuyên đi kiểm tra, giám sát các cửa hàng kinh doanh rau sạch. Do đó, người tiêu dùng sẽ tin tưởng và giúp cho các cửa hàng kinh doanh rau sạch thuận lợi trong việc bán hàng, giúp cơ sở sản xuất tiêu thụ được nhiều rau hơn. - Các cơ sở sản xuất cần thực hiện các chương trình quảng cáo sản phẩm rau sạch trên tivi, báo, đài. để người tiêu dùng biết và sử dụng sản phẩm của cơ sở. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất nên tập hợp lại với nhau và tổ chức các hội chợ, triển lãm nhằm giới thiệu về sản phẩm rau sạch của mình với người tiêu dùng. Tổ chức các sạp giới thiệu và bán sản phẩm rau tại các chợ lớn trên địa bàn Hà Nội. Nếu thực hiện tốt việc này thực xuyên sẽ có tác dụng rất lớn cho những người sản xuất. Nhờ đó, giúp người tiêu dùng biết rõ về chất lượng rau sạch, điều đó sẽ giúp cho cơ sở sản xuất tiêu thụ được nhiều hơn, thị trường cũng được mở rộng hơn. - Các cơ sở sản xuất phải thường xuyên nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ và nhân viên nhằm phát huy và nâng cao chất lượng trong quá trình sản xuất. Vì khi cán bộ và nhân viên hiểu rõ quy trình và quy định trong quá trình sản xuất sẽ tạo ra sản phẩm rau sạch có chất lượng cao. Cơ sở sản xuất không những giữ vững chất lượng mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm rau sạch của mình. Từ đó, cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ nâng cao được uy tín của mình đối với người tiêu dùng, người tiêu dùng khi đã tin tưởng thì sẽ sử dụng nhiều hơn. - Vấn đề giá cả của rau sạch cũng cần phải nhắc đến. Hiện nay, rau sạch chưa đến với từng gia đình vì giá cả của rau sạch còn cao hơn rau thường và thu nhập của nhiều người dân còn thấp, chưa có khả năng mua rau sạch. Các cơ sở sản xuất cũng nên tìm cách hạ giá thành sản xuất, điều này sẽ kích thích mọi tầng lớp dân cư sử dụng rau sạch, từ đó lượng rau tiêu thụ của cơ sở sản xuất sẽ tăng lên. - Các cơ sở kinh doanh khi đã có được uy tín trên thị trường thì phải giữ vững chất lượng sản phẩm rau của mình, thậm chí phải tìm mọi cách để nâng cao chất lượng rau sạch để thu hút thêm người dân. Vì nếu chất lượng rau sạch giảm xuống sẽ khiến người tiêu dùng mất tin tưởng.

doc29 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình tiêu thụ rau sạch trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ượng rau chưa đồng đều, chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, cần có những biện pháp thích hợp nhằm tăng lượng rau sạch tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân Thủ đô. tình hình tiêu thụ rau sạch trên địa bàn hà nội. CHƯƠNG I. CƠ Sở Lý LUậN Về TIÊU THụ RAU sạch I. ý nghĩa của rau sạch 1. Rau có vị trí quan trọng trong bữa ăn Rau là một trong những loại thực phẩm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của mọi người. Trong bữa ăn của mọi gia đình đều sử dụng rau như là một món ăn chính. Nếu trong bữa ăn mà không có rau thì mọi người ăn sẽ không thấy ngon miệng. Rau được sử dụng làm thức ăn tươi hoặc được sử dụng dưới dạng chế biến và làm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm. Các loại rau được sử dụng làm thức ăn tươi như rau xà lách, rau tía tô, rau kinh giới... Các loại rau được dùng dưới dạng chế biến là rau muống, rau cải xanh, rau cải ngọt. Mỗi loại rau lại được chế biến theo từng cách khác nhau, tạo ra những hương vị, màu sắc riêng của từng món ăn. Rau giúp tạo ra sự cân đối trong bữa ăn hàng ngày. Trong bữa ăn có thịt, cá là những món ăn nhiều chất đạm, nhiều chất béo nên cần có thêm rau là loại thức ăn có nhiều chất xơ, giúp quá trình tiêu hoá của cơ thể tốt hơn. 2. Rau cung cấp nhiều chất dinh dưỡng Rau cung cấp cho con người rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như: Vitamin, chất khoáng, axít hữu cơ và nhiều chất bổ khác... Các chất dinh dưỡng này rất quan trọng và không thể thiếu được đối với con người. Có nhiều loại rau còn có tác dụng làm giảm bệnh. Nhờ sử dụng rau hàng ngày mà con người được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết: - Rau muống chứa nhiều canxi, rất có lợi trong việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và huyết áp trong giới hạn bình thường. - Cải cúc là loại rau có hương thơm đặc biệt chứa nhiều axít amin và tinh dầu có tác dụng làm thanh sáng đầu óc và giảm áp. - Nhóm thực phẩm màu xanh như súp lơ xanh, bắp cải, rau cải đều chứa chất isothiocynanate, có tác dụng kích thích tạo ra các men chống ung thư. - Hành tỏi, cần tây, hẹ tây, rau diếp... chứa chất flavonid có tác dụng bảo vệ, chống lại sự tổn thương của tế bào. ii. vai trò của tiêu thụ rau 1. Tiêu thụ là một khâu trong quá trình sản xuất Tiêu thụ rau là một khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Lúc này, rau được đưa từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực tiêu dùng. Tức là, người sản xuất bán rau trên thị trường và người tiêu dùng mua về để sử dụng. Có thể biểu hiện giai đoạn tiêu thụ rau trong quá trình sản xuất kinh doanh: Các yếu tố sản xuất Sản xuất Rau Tiêu thụ 2. Việc tiêu thụ tốt sẽ có tác dụng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh. 2.1. Đối với người sản xuất Tổ chức tốt và có hiệu quả việc tiêu thụ rau sẽ có tác dụng lớn đến quá trình sản xuất của các cơ sở kinh doanh . Khi rau được tiêu thụ hết và kịp thời thì đây là tín hiệu tốt cho người nông dân và các cơ sở kinh doanh. Việc tiêu thụ nhanh chóng và kịp thời rau sẽ tránh tình trạng rau bị ứ đọng, gây héo, hỏng rau, làm giảm lợi nhuận của người sản xuất. Như vậy, tiêu thụ rau là cơ sở thông tin về thị trường cho các cơ sở kinh doanh rau. Ngược lại, khi rau không tiêu thụ được, các cơ sở kinh doanh cần tìm nguyên nhân vì sao mà rau lại không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ chậm. Có nhiều nguyên nhân làm cho rau không tiêu thụ được, nhưng chủ yếu vẫn là ở khâu lưu thông và khâu sản xuất. Khi các cơ sở kinh doanh tìm ra được nguyên nhân khiến rau không tiêu thụ được thì cần đề ra những biện pháp thích hợp, kịp thời để giải quyết vấn đề. Khi đó, rau sẽ được tiêu thụ hết, các cơ sở kinh doanh sẽ không phải chịu thua lỗ nhiều. 2.2. Đối với người tiêu dùng - Việc tiêu thụ tốt rau sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng vì nhu cầu của họ luôn thay đổi. Ngoài ra, tiêu thụ tốt rau còn có tác dụng điều chỉnh và hướng dẫn tiêu dùng mới, đặc biệt là đối với những loại rau mới. Trong nền kinh tế thị trường, các cơ sở kinh doanh khi sản xuất phải hướng tới tiêu dùng và lấy tiêu dùng làm mục tiêu để hoạt động sản xuất kinh doanh. - Thông qua việc tiêu thụ rau mà các cơ sở kinh doanh nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng về số lượng, mẫu mã, chủng loại rau. Vì thị hiếu của người tiêu dùng rất đa dạng và luôn thay đổi nên các cơ sở kinh doanh phải chú ý đến điều này. Từ đó, các cơ sở kinh doanh đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng và tiêu thụ được lượng rau nhiều hơn. - Việc tiêu thụ rau kịp thời và nhanh chóng là tiền đề quan trọng thực hiện phân phối sản phẩm và kết thúc quá trình sản xuất kinh doanh nông nghiệp. - Các cơ sở kinh doanh cần nắm bắt tâm lý, tập quán tiêu dùng của người tiêu dùng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Mỗi nơi người dân tại đó lại có sở thích về một loại rau khác nhau nên mỗi mặt hàng lại có lượng tiêu thụ khác nhau. Cơ sở kinh doanh phải tìm hiểu xem ở đó người dân ưu dùng loại rau nào để từ đó tổ chức bán loại rau mà họ ưu thích. Nếu làm tốt việc này thì sản phẩm sản xuất ra sẽ đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của người tiêu dùng. Do đó, lượng rau sản xuất ra sẽ được tiêu thụ hết, các cơ sở kinh doanh sẽ thu được doanh thu tối đa. Từ những vấn đề trên, việc tổ chức tốt hoạt động tiêu thụ rau có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh nông nghiệp. Việc tổ chức tốt tiêu thụ rau giúp cho các cơ sở kinh doanh tiêu thụ hết lượng rau hiện có, giúp cho họ có được định hướng về lượng rau tiêu thụ trong tương lai. Nhờ đó, các cơ sở kinh doanh không chỉ thu được lợi nhuận tối đa mà còn giảm được chi phí bảo quản rau và những sản phẩm bị hỏng do bảo quản kém hay để lâu ngày. iii. đặc điểm tiêu thụ rau Những đặc điểm tiêu thụ rau gắn liền với những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và thị trường nông sản. Những đặc điểm đó là: Sản phẩm rau mang tính vùng và khu vực . Cũng giống như các sản phẩm nông sản khác, sản phẩm rau mang tính chất vùng và khu vực rõ rệt, như ớt Đà Lạt mà chỉ ở đó mới trồng được. Đặc điểm này xuất phát từ đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, gắn chặt với điều kiện tự nhiên của từng vùng. Khả năng và điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu và thời tiết ở mỗi vùng khác nhau nên tạo ra những loại rau khác nhau mang đặc trưng của vùng đó. Điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu nước ta rất thuận lợi cho việc sản xuất rau, sản phẩm rau ở nước ta rất phong phú và đa dạng bao gồm cả rau nhiệt đới và rau ôn đới... Có những loại rau chỉ có thể trồng ở một vùng, thậm chí ở tiểu vùng. Đối với những sản phẩm rau loại này, các cơ sở kinh doanh cần có những hình thức và phương pháp tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, có nhiều loại rau có thể trồng được ở bất kỳ vùng nào như rau muống, rau cải... Đối với những loại rau này thì cũng cần có những hình thức tiêu thụ thích hợp để các cơ sở kinh doanh tiêu thụ hết rau. 2. Sản phẩm rau có tính chất mùa vụ - Tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp có tác động mạnh mẽ đến cung cầu của thị trường rau và giá cả rau. Thông thường vào đầu vụ và cuối vụ, lượng rau trên thị trường rất khan hiếm mà nhu cầu tiêu dùng của người dân lại cao. Điều này khiến giá cả của các loại rau đều tăng cao, có thể tăng gấp đôi. Vào giữa vụ, lượng rau cung ứng cho thị trường tăng rất nhanh, nhu cầu tiêu dùng của người dân chỉ tăng lên chút ít. Do đó sẽ làm cho giá rau giảm mạnh, có thể gây thua lỗ. Biện pháp giải quyết là tìm thị trường mới, kéo dài thời gian tiêu thụ bằng bảo quản, chế biến. - Ngoài ra, sản phẩm rau cũng chịu ảnh hưởng của thời tiết khí hậu như bão, lũ lụt... Khi xảy ra hiện tượng này, lượng rau trên thị trường rất khan hiếm vì rau bị hỏng hoặc không thu hoạch được. Hay khi thu hoạch được thì lượng rau thu được cũng rất ít, bị hỏng, bị nát nhiều, làm cho chất lượng rau giảm xuống. Vì vậy, để đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân thì các cơ sở kinh doanh rau cần tổ chức tốt công tác chế biến, bảo quản và dự trữ rau, nhằm góp phần đảm bảo ổn định cung cầu trong quá trình tổ chức tiêu thụ rau. Như vậy, các cơ sở kinh doanh sẽ cần lượng vốn lớn để thực hiện các công việc trên. 3. Sản phẩm rau phong phú, đa dạng. - Thời tiết, khí hậu, đất đai ở mỗi vùng của nước ta rất đa dạng nên tạo ra những loại rau cũng đa dạng phù hợp với từng vùng. Sản phẩm rau rất đa dạng và phong phú. Nó đã trở thành nhu cầu thiết yếu của mỗi người, mỗi gia đình. Nước ta có nhiều chủng loại rau khác nhau như rau ăn lá, rau ăn củ, quả và các loại rau gia vị khác. Mỗi loại rau có màu sắc hương vị khác nhau khi ăn tươi hay nấu, điều đó lại càng tạo thêm sự đa dạng cho sản phẩm rau. Vì vậy, thị trường tiêu thụ rau là rất rộng lớn và đa dạng, việc tổ chức tiêu thụ rau phải hết sức linh hoạt, nhằm đáp ứng nhu cầu của từng hộ gia đình. - Rau là sản phẩm tươi, cồng kềnh và khó bảo quản khi chuyên chở xa ... gây nhiều khó khăn cho người sản xuất, gây thất thoát cho người bán và kinh doanh rau. Điều này sẽ làm cho doanh thu, cũng như lợi nhuận của các cơ sở kinh doanh giảm xuống, thậm chí gây ra thua lỗ. Việc thất thoát do sản phẩm bị hỏng là không thể tránh khỏi, nhưng các cơ sở kinh doanh nên tìm ra các biện pháp thích hợp nhằm làm giảm sự thất thoát này. Vì vậy, các cơ sở kinh doanh cần tổ chức các chợ nông thôn, các cửa hàng lưu động, các đại lý, các kiốt để người tiêu dùng thuận tiện trong việc mua bán. Các cơ sở kinh doanh phải sử dụng các phương tiện chuyên dùng riêng khi vận chuyển rau đi xa, nhằm giảm lượng rau hư hỏng. Bên cạnh đó, các cơ sở kinh doanh cần có biện pháp an toàn, hợp vệ sinh trong việc bảo quản rau trong quá trình tiêu thụ. Vì nếu cơ sở kinh doanh sử dụng các biện pháp bảo quản bằng hoá chất nhiều, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng thì sẽ gây hại đến sức khoẻ của người tiêu dùng như ngộ độc. Từ đó, sẽ khiến người sử dụng mất tin tưởng. 4. Sản phẩm rau được tiêu dùng nội bộ hoặc làm nguyên liệu. - Một phần lớn rau được tiêu dùng trong các gia đình, trong các cơ quan và xí nghiệp, các trường học, nhà trẻ, các nhà hàng và khách sạn. Đối tượng tiêu dùng rau bao gồm cả người lớn và trẻ em. Dó đó, sản phẩm rau đem bán trên thị trường cần phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh tình trạng gây ra ngộ độc thức ăn. Đây là vấn đề nhức nhối đối với người sản xuất và người tiêu dùng. Vì người sản xuất thường không có kiến thức trong việc trồng rau sạch nên đã gây ra nhiều điều đáng tiếc cho người tiêu dùng như gây ngộ độc thức ăn cho bếp ăn trong xí nghiệp, gây ngộ độc thức ăn trong bữa ăn trưa của trường học... Điều này đã ra cho người tiêu dùng tâm lý e ngại khi sử dụng các loại rau. - Một phần rau được đưa vào làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân lúc trái vụ. Tuy nhiên các sản phẩm này vẫn chưa được ưa thích vì giá thành còn cao so với thu nhập của người dân. Các cơ sở kinh doanh cần phải chú ý tới các đặc điểm trên trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó, các cơ sở kinh doanh sẽ hạn chế được những khó khăn gây ra trong quá trình tiêu thụ rau như rau bị hỏng, rau bị nát... Do đó, sẽ giảm được chi phí trong quá trình tiêu thụ rau, có thể thu được lợi nhuận tối đa và đáp ứng được nhu cầu đa dạng, yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm của người tiêu dùng. iv. tổ chức tiêu thụ rau của cơ sở kinh doanh 1. Nghiên cứu và dự báo thị trường Thị trường là đối tượng hoạt động tiêu thụ sản phẩm rau của các cơ sở kinh doanh. Nắm bắt thị trường, nghiên cứu đầy đủ và dự báo chính xác thị trường sẽ giúp cho các cơ sở kinh doanh có kế hoạch và chiến lược đúng đắn trong quá trình sản xuất của mình. Vì vậy, nghiên cứu và dự báo thị trường là nội dung quan trọng hàng đầu, là công việc thường xuyên phải được tiến hành. 1.1. Nghiên cứu thị trường - Nghiên cứu thị trường nhằm xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở kinh doanh. Trên cơ sở đó, các cơ sở kinh doanh nâng cao khả năng thích ứng với thị trường, từ đó tiến hành tổ chức sản xuất và tiêu thụ rau có hiệu quả theo nhu cầu và yêu cầu của thị trường. - Nghiên cứu thị trường bao gồm việc nghiên cứu khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường của các cơ sở kinh doanh. Để nghiên cứu thị trường, các cơ sở kinh doanh có thể thông qua sự biến động giá cả của thị trường thông qua phương pháp tiếp thị của cán bộ và các nhân viên, tổ chức các hội nghị khách hàng, những cuộc điều tra hay thăm dò ý kiến khách hàng... Khi nghiên cứu đối tượng khách hàng cần nghiên cứu phân loại khách hàng về mức thu nhập của các loại khách hàng, về giới tính, độ tuổi... Ngoài ra, cần xem xét số lượng, chất lượng, giá cả mà mỗi loại khách hàng ưa dùng để từ đó có đối sách thích ứng với từng loại. 1.2. Dự báo thị trường - Trên cơ sở nghiên cứu nắm bắt thị trường, các cơ sở kinh doanh sẽ có những giải pháp thích hợp đối với việc tiêu thụ rau. Việc dự báo đúng đắn thị trường giúp cho cơ sở kinh doanh vạch ra hướng chiến lược và triển vọng của mình tham gia vào thị trường. Nội dung dự báo bao gồm: dự báo khả năng và triển vọng về cung cầu sản phẩm rau đang tiêu thụ và sản phẩm rau có thể tiêu thụ. Dự báo về khách hàng để lựa chọn khách hàng chủ lực, thường xuyên của cơ sở kinh doanh, có thể xuất hiện những khách hàng mới. Dự báo về số lượng và cơ cấu chủng loại rau có triển vọng. Dự báo về thời gian, không gian tiêu thụ sản phẩm và dự báo về xu thế biến động của giá cả. - Việc nghiên cứu thị trường và dự báo thị trường một cách cụ thể, tỉ mỉ với những phương pháp thích hợp giúp cho cơ sở kinh doanh có những điều chỉnh bổ sung và quyết định đúng đắn trong quá trình kinh doanh của mình để trả lời được các câu hỏi đặt ra như: Để cải tiến và nâng cao hiệu quả tiêu thụ rau, cơ sở kinh doanh nên tiến hành như thế nào? Bắt đầu từ đâu? Thu hẹp hay mở rộng khả năng sản xuất của cơ sở kinh doanh ? ... 2. Xác định giá cả tiêu thụ - Với chức năng là thước đo giá trị, giá cả như là tín hiệu cho người sản xuất, người tiêu dùng và trở thành thông tin quan trọng thể hiện sự biến động cung cầu trên thị trường. Giá cả trở thành công cụ quan trọng điều khiển quan hệ cung-cầu. Vì vậy, giá cả vừa có tác động kích thích sản xuất vừa hạn chế đối với người sản xuất và tiêu dùng. Mặt khác, giá cả còn là một công cụ để phân phối lại lợi nhuận của các cơ sở kinh doanh. - Việc xác định hợp lý giá cả tiêu thụ sản phẩm của cơ sở kinh doanh bảo đảm cho cơ sở kinh doanh bảo tồn được vốn sản xuất và có lãi. Khi có lãi các cơ sở kinh doanh sẽ có khả năng mở rộng thị trường hơn, sẽ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đa dạng của khách hàng. Giá tiêu thụ sản phẩm của cơ sở kinh doanh được tính theo công thức sau: Giá bán = Giá thành + lợi nhuận hợp lý Lợi nhuận hợp lý nhiều hay ít phụ thuộc vào địa điểm tiêu thụ, vào cung sản phẩm, thời gian tiêu thụ sản phẩm( bán sớm, bán ngay sau khi thu hoạch, bán chậm). - Việc tăng giá rau tăng lên có thể do: giá mua tăng, tăng cầu quá mức, lạm phát. ảnh hưởng của cầu làm tăng giá. Khi nhu cầu về rau tăng lên vượt quá khả năng sản xuất thì giá rau tăng lên nhanh. Song do cạnh tranh nên các cơ sở kinh doanh không thể tăng giá liên tục được. Giá rau tăng lên cũng do điều kiện thời tiết đem lại như bão, lũ lụt, hạn hán... vì lúc này lượng rau trên thị trường rất khan hiếm. - Khi xem xét và quyết định giá bán ra, các cơ sở kinh doanh cần lưu ý đến các yếu tố trên đây trong cơ chế hoạt động của giá cả và đảm bảo cho cơ sở kinh doanh có lãi. Nhưng giá cả phải hợp lý, nếu giá quá cao khiến cho người tiêu dùng mua ít đi. Vì vậy, phải linh hoạt điều chỉnh mức giá kịp thời nhằm tiêu thụ nhanh chóng rau. 3. Tổ chức mạng lưới tiêu thụ rau - Tổ chức mạng lưới tiêu thụ rau là việc tổ chức đưa rau của các cơ sở kinh doanh đến người tiêu dùng. Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng và người tiêu dùng là đối tượng phục vụ của các cơ sở kinh doanh. Vì vậy, các cơ sở kinh doanh cần phải lựa chọn phương thức thích hợp nhất để đưa sản phẩm tới người tiêu dùng một cách nhanh nhất, kịp thời nhất, thuận tiện nhất. - Các cơ sở kinh doanh có thể tiêu thụ rau của mình theo hai cách: Một là, bán trực tiếp từ cơ sở kinh doanh tới người tiêu dùng. ưu điểm của kênh phân phối này là : giảm chi phí vận chuyển nên giá rẻ nên khả năng tiêu thụ thuận lợi hơn; các cơ sở kinh doanh sẽ tìm hiểu chính xác yêu cầu của người tiêu dùng; thời gian tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng nên chất lượng sản phẩm được đảm bảo. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là: chưa tạo điều kiện cho sản xuất lưu thông đi vào chuyên môn hoá; quy mô tiêu thụ của cơ sở kinh doanh thường không lớn nên khả năng đáp ứng cho người tiêu dùng còn hạn chế; khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ thấp vì khó vận chuyển sản phẩm đi xa. Hai là, bán gián tiếp từ nhà sản xuất thông qua một hoặc nhiều khâu trung gian sau đó mới đến người tiêu dùng. ưu điểm của kênh phân phối này là: quy mô tiêu thụ khá lớn, địa bàn tiêu thụ rộng thông qua nhiều kênh phân phối, địa điểm tiêu thụ rộng khắp; tạo điều kiện cho sản xuất và tiêu thụ đi vào chuyên môn hoá, tạo điều kiện nâng cao năng suất cho từng giai đoạn. Nhược điểm của kênh phân phối này là chi phí lưu thông lớn khiến giá bán cao. Tuỳ điều kiện quy mô, mặt hàng sản phẩm, địa bàn sản xuất, tuỳ trình độ phát triển mà cơ sở kinh doanh lựa chọn kênh phân phối thích hợp. Xu hướng chung trong quá trình tiêu thụ là các cơ sở kinh doanh sử dụng cả hai kênh phân phối này. 4. Tổ chức thông tin quảng cáo, giới thiệu về sản phẩm rau sạch - Các cơ sở kinh doanh cần tổ chức thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của mình để hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng sản phẩm rau sạch của mình, thu hút sự chú ý của khách hàng tới sản phẩm rau sạch của mình. Vì nhiều khi khách hàng không có thông tin về sản phẩm mà cơ sở kinh doanh tiêu thụ. Cơ sở kinh doanh có thể sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, báo, tạp chí, áp phích, tờ rơi... Các bài quảng cáo của cơ sở kinh doanh phải nói lên được tác dụng, lợi ích khi sử dụng sản phẩm rau sạch của mình. Các cơ sở kinh doanh khi thực hiện quảng cáo, sản phẩm rau sạch phải có bao bì đóng gói, mẫu mã và nhãn mác của cơ sở kinh doanh. - Các cơ sở kinh doanh cần tổ chức các cửa hàng giới thiệu sản phẩm ngay trong cơ sở hay ở những nơi thuận tiện vừa giới thiệu sản phẩm, vừa bán sản phẩm. Hình thức quảng cáo này của cơ sở kinh doanh cũng rất có hiệu quả. Các cơ sở kinh doanh cũng có thể tham gia các hội chợ, triển lãm qua đó giới thiệu sản phẩm rau sạch của mình, tổ chức hội nghị khách hàng nhằm cám ơn khách hàng đã mua sản phẩm rau sạch của cơ sở. Khi đó, cơ sở kinh doanh có thể ký được hợp đồng với các khách hàng. - Đối với các sản phẩm rau đã qua chế biến, các cơ sở kinh doanh cần đăng ký sản phẩm của mình cả về quy cách, mẫu mã, nhãn, giúp cho cơ sở kinh doanh bảo đảm sở hữu công nghiệp về sản phẩm của mình, tránh làm hàng giả và lợi dụng uy tín của những người khác. Như vậy, sẽ tránh tình trạng tranh chấp giữa các doanh nghiệp với nhau. Vì khi xảy ra tranh chấp sẽ gây thiệt hại không chỉ về tài chính mà còn làm giảm uy tín đối với người tiêu dùng, khiến người tiêu dùng không muốn tiêu dùng nữa. - Tuy nhiên muốn quảng cáo các cơ sở kinh doanh phải có tài chính, đây là khó khăn lớn đối với các cơ sở kinh doanh. Vì hầu hết các cơ sở kinh doanh rau sạch thường có quy mô vừa và nhỏ, khả năng tài chính còn thấp nên việc thực hiện quảng cáo còn ít. Do đó, các cơ sở kinh doanh phải lựa chọn hình thức quảng cáo cho phù hợp với khả năng của mình. Những cơ sở kinh doanh lớn có thể quảng cáo trên truyền hình, còn các cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ có thể quảng cáo trên đài phát thanh, báo, tạp chí.... 5. Xây dựng và quảng bá thương hiệu. Việc xây dựng và quảng bá thương hiệu có vai trò rất quan trọng không những đối với các cơ sở kinh doanh mà còn đối với người tiêu dùng: - Đối với các kinh doanh: thương hiệu là tài sản vô hình có giá trị lớn của các cơ sở kinh doanh. Thông qua việc xây dựng và quảng bá thương hiệu, các cơ sở kinh doanh tạo lập được uy tín của mình đối với khách hàng. Thương hiệu mà cơ sở kinh doanh tạo lập được càng lớn thì uy tín của doanh nghiệp càng cao. Tuy nhiên, nhiều cơ sở kinh doanh chưa giữ được uy tín của sản phẩm, chất lượng sản phẩm thường giảm sau khi cơ sở kinh doanh đã có uy tín trên thị. Điều này gây nên tâm lý không tốt cho người tiêu dùng. Ngoài ra, trên thị trường nhiều khi xuất hiện hàng giả, hàng nhái làm cho các cơ sở kinh doanh gặp khó khăn trong việc tiêu thụ. Việc này cần sự giải quyết của các cơ quan quản lý. Có như vậy, các cơ sở kinh doanh mới giữ được uy tín trên thị trường, giữ vừng lòng tin của người tiêu dùng. Khi đã có lòng tin của người tiêu dùng thì khả năng cạnh tranh của cơ sở kinh doanh sẽ càng lớn. - Đối với người tiêu dùng: uy tín của cơ sở kinh doanh sẽ làm cho người tiêu dùng an tâm trong việc sử dụng sản phẩm. Người tiêu dùng sẽ tiết kiệm được chi phí, rủi ro trong tiêu dùng. Tuy nhiên các cơ sở kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu: sản xuất quy mô nhỏ, phân tán nên việc xây dựng thương hiệu rất khó; xây dựng thương hiệu rất tốn kém; xây dựng thương hiệu còn thiếu kinh nghiệm. Từ đó, các cơ sở kinh doanh cần tìm ra những biện pháp thích hợp nhằm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm rau sạch cho mình. - Hiện nay, trên thị trường tiêu thụ nông sản một số mặt hàng đã xây dựng được thương hiệu cho mình thông qua việc tổ chức các Hiệp hội. Một thực tế không thể phủ nhận là hầu hết các Hiệp hội của Việt Nam có “ tuổi đời” còn rất trẻ, thiếu kinh nghiệm, thiếu chuyên gia và sự nhịp nhàng nên khi gặp phải những rắc rối lớn, mới mẻ thì cả Hiệp hội và các cơ sở kinh doanh đều lúng túng. Hiện tượng này xuất phát từ thực trạng là nguồn thông tin của Hiệp hội như các loại ấn phẩm, Website... đang còn quá nghèo nàn trước bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay. Các cơ sở kinh doanh cũng nên tổ chức Hiệp hội rau sạch cho mình để từ đó tạo thuận lợi cho việc quảng bá sản phẩm khiến quá trình tiêu thụ trở nên thuận lợi hơn, hạn chế được những rủi ro do kinh tế thị trường gây ra. Hiệp hội được thành lập thì sẽ giúp cho các cơ sở kinh doanh khắc phục và giải quyết tốt vấn đề hàng nhái, hàng giả; giúp cho các cơ sở kinh doanh tạo niềm tin vững chắc đối với người tiêu dùng. Chương ii. Thực trạng tiêu thụ rau sạch ở hà nội i. tình hình tiêu thụ rau sạch của cả nước Việc sản xuất rau sạch ở nước ta còn mới mẻ, chưa phổ biến nên sản xuất rau còn phân tán, manh mún, quy mô nhỏ, trình độ chuyên canh và thâm canh chưa cao, năng suất lao động còn thấp so với nhiều nước trong khu vực. Sản phẩm rau sạch vẫn chưa thực sự đến với người dân, người dân cũng chưa thực sự hiểu rõ về sản phẩm rau sạch. Việc tiêu thụ rau sạch vẫn còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện kinh tế xã hội nước ta còn khó khăn, thu nhập của người dân còn thấp chưa đủ khả năng tiêu dùng sản phẩm cao cấp này. Để giải quyết khó khăn, các cơ sở kinh doanh cần có những biện pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng rau sạch, đồng thời hạ giá thành sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và thu nhập của người dân. Như vậy, mọi tầng lớp dân cư trong xã hội đều được dùng sản phẩm rau sạch. Hiện nay, rau sạch của cả nước chủ yếu được tiêu thụ dưới dạng tươi theo thời vụ, tỷ lệ chế biến chỉ chiếm 10% tổng sản lượng. Trong khi đó, việc thu hoạch, vận chuyển còn mang tính thủ công, kỹ thuật bảo quản rau sạch còn mang tính cổ truyền, gây tổn thất nặng sau thu hoạch. Mặt khác, do chạy theo lợi nhuận, nhiều nơi phun thuốc trong suốt thời gian kề sát trước khi thu hoạch, dẫn tới hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật cao quá ngưỡng cho phép. Điều này có thể gây ngộ độc cho người tiêu dùng và làm người tiêu dùng e ngại khi sử dụng rau. Hiện nay, có rất nhiều trường hợp bị ngộ độc do các loại rau gây ra, làm tổn thất cả người và của. Do đó, nhu cầu sử dụng rau sạch của người dân là rất lớn. Bên cạnh đó, các sản phẩm rau sạch chưa có bao bì đẹp nên chưa hấp dẫn được người tiêu dùng mà sản phẩm rau sạch thường được đựng trong các bao tải, các sọt tre thông thường. Cộng thêm phương tiện vận chuyển thô sơ làm cho sản phẩm rau sạch bị hỏng, bị nát trong quá trình vận chuyển khiến rau sạch bán không được giá, còn cơ sở kinh doanh thì giảm doanh thu. Một số chợ đầu mối bán buôn rau sạch ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có phương pháp bảo quản mát, nhưng số này là rất ít. Nếu những người buôn bán lớn trong chợ đầu tư cho việc bảo quản rau sạch tốt hơn thì rau sẽ được bảo quản tốt hơn, tránh thất thoát trong tiêu thụ. ii. tình hình tiêu thụ rau sạch ở hà nội 1. Các nguồn cung cấp rau sạch ở Hà Nội 1.1. Tại các chợ Tại các chợ lớn trong Thủ đô: như chợ Hôm, chợ đầu mối phía Nam Hà Nội... đây là nguồn cung cấp rau sạch chủ yếu cho Hà Nội vì hầu hết người dân đều đến chợ để mua thức ăn. Lượng rau sạch tiêu thụ ở những chợ này rất lớn vì các cửa hàng bán rau sạch trong chợ rất đông và thường là những cửa hàng bán buôn. Tại đây, người tiêu dùng có thể mua bất cứ loại rau nào cần mua. Giá cả ở các cửa hàng bán rau này cũng rất cạnh tranh, nhằm thu hút khách hàng. Do đó, giá cả ở đây thường rẻ hơn ở các kiốt, các siêu thị nên người tiêu dùng thường hay đến đây mua rau hơn là đến nơi khác. Những cửa hàng này ngoài việc bán lẻ cho người tiêu dùng họ còn bán buôn cho những người bán hàng với quy mô nhỏ hơn ở các chợ nhỏ. Những người bán hàng này lại bán rau sạch đến trực tiếp cho người tiêu dùng. 1.2. Tại các kiốt Rau sạch được bày bán tại các kiốt bán rau quả trên địa bàn Hà Nội. Hiện nay, ở Hà Nội các kiốt như thế này rất phổ biến và được người tiêu dùng ưa thích. Các kiốt này thường do các cơ sở kinh doanh mở ra nhằm giới thiệu và tiêu thụ rau sạch tới tận tay người tiêu dùng. Người dân rất ưu thích loại hình bán hàng này vì các kiốt này đều có giấy phép kinh doanh và đảm bảo an toàn. Rau sạch được bán ở đây đẹp về mẫu mã, đa dạng về chủng loại, chất lượng tốt. Điều đó khiến lượng rau tiêu thụ trong các kiốt cũng rất lớn. Tuy nhiên, giá cả của sản phẩm rau ở đây thường đắt hơn trong chợ khiến nhiều người tiêu dùng phải đắn đo, suy nghĩ vì thu nhập của người dân còn thấp. Các kiốt này nên đưa ra những mức giá thích hợp để thu hút người tiêu dùng vào mua và để phù hợp với thu nhập của người dân hơn. 1.3. Tại các siêu thị Rau sạch còn được bày bán tại các siêu thị trên toàn Hà Nội. Lượng rau sạch bày bán ở đây tương đối ít so với các chợ và các kiốt nhưng với số lượng siêu thị nhiều như hiện nay thì lượng rau sạch tiêu thụ trên khắp địa bàn Hà Nội cũng rất lớn. Tại đây, chủng loại rau còn chưa được phong phú, chế độ bảo quản của các siêu thị lại rất tốt nên chất lượng rau được đảm bảo. Giá cả các loại rau sạch ở đây cũng đắt hơn so với trong chợ và không phải ai cũng có thể mua sản phẩm rau sạch thường xuyên được. Hầu hết đối tượng tiêu dùng sản phẩm rau sạch ở đây là những người có thu nhập cao và ổn định. Mà số lượng những người này còn ít nên rau sạch cũng chưa đến được với những người có thu nhập thấp. Các siêu thị cũng nên đưa ra mức giá thấp hơn để có thể thu hút được người tiêu dùng mua rau sạch tại siêu thị của mình. Từ đó, siêu thị sẽ có nhiều khách hàng hơn và tiêu thụ được lượng rau lớn hơn. 2. Tình hình tiêu thụ rau sạch ở Hà Nội 2.1. Nhu cầu dùng rau sạch của người dân Mặc dù giá cả đắt hơn so với rau thường nhưng rau sạch đang ngày càng hấp dẫn người tiêu dùng ở Hà Nội. Khoảng vài năm trước đây, người dân Hà Nội còn lạ lẫm với loại rau sạch này, rất ít người sử dụng vì họ chưa có hiểu biết về nó và do giá cả rau sạch đắt hơn. Vậy mà bây giờ, người Hà Nội đã quen sử dụng các sản phẩm rau sạch và nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng lên. Người dân Hà Nội thích dùng rau sạch vì nó đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, làm họ an tâm trong chế biến thức ăn. Hiện nay, nhu cầu rau sạch ở Hà Nội ngày càng tăng, ước tính đã lên đến khoảng 90.000 tấn/năm. Đó là nhu cầu dùng trong ngày thường. Khi đến Tết, nhu cầu về rau sạch tăng lên rất nhiều so với thường ngày. Do đó, các làng rau Hà Nội, các chợ lớn, các kiốt, các siêu thị luôn chuẩn bị lượng lớn rau sạch nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong ngày Tết. Tuy nhiên, lượng rau sạch vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân làm cho giá rau tăng cao, thậm chí gấp 2 lần so với ngày thường. Nhưng không vì thế mà người dân Hà Nội không mua, họ vẫn ưu chuộng vì để đảm bảo an toàn trong sử dụng. Tuy nhiên rau sạch vẫn chưa đến được với từng người dân bởi giá cả của nó. Ai cũng muốn sử dụng rau sạch trong bữa ăn hàng ngày của gia đình nhưng không phải ai cũng có khả năng mua. Các nhà cung cấp rau sạch cần lưu ý vấn đề này, nếu giá rau sạch giảm xuống chút ít nữa thì lượng người tiêu dùng sẽ tăng lên, do đó lượng rau sạch mà người tiêu dùng cần cũng sẽ tăng lên. 2.2. Tình hình sản xuất rau sạch ở Hà Nội Nông nghiệp, nông thôn Hà Nội không những có vai trò, vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội nói riêng của Thủ đô mà nó còn phải là hình mẫu cho phát triển nông nghiệp đô thị và nông thôn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cả nước. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng không ngừng, tốc độ tăng trưởng bình quân năm 5,1% năm trong giai đoạn 10 năm 1991 – 2000, trong đó, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi và thuỷ sản tăng với tốc độ nhanh hơn so với tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành trồng trọt ( tốc độ tăng trung bình của giá trị sản xuất ngành chăn nuôi là 8,1%/năm, của ngành thuỷ sản là 7,8%/năm, còn của ngành trồng trọt chỉ là 3,7%/năm). Kinh tế nông nghiệp đã chuyển dịch theo cơ cấu tiến bộ: tỷ trọng ngành trồng trọt ngày càng giảm ( từ 66,3% năm 1991 xuống 60,4% năm 1996 và còn 59,7% năm 2000); tỷ trọng ngành chăn nuôi – thuỷ sản tăng ( từ 32,4% năm 1991 tăng lên 38,6% năm 1996 và đạt 39,5% năm 2000). Trong đó, diện tích các cây trồng có giá trị cao như : cây ăn quả, hoa, rau chất lượng tăng nhanh. Bước đầu đã hình thành vùng sản xuất hàng hoá về rau an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, sản xuất rau sạch còn phát triển chậm, nhiều nơi cơ bản vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán, công nghệ sản xuất lạc hậu, năng suất lao động thấp, chất lượng của nhiều loại rau chưa cao. Hiện nay, rau sạch đã phủ hầu khắp 5 huyện ngoại thành Hà Nội và một phần các huyện ven đô. Lượng rau sạch được trồng nhiều đã làm ngút mắt những người đã từng đến các vùng rau này. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thông Hà Nội, thành phố đã có 30 hợp tác xã và cơ sở sản xuất rau sạch. Các nhà sản xuất và kinh doanh đã không bỏ lỡ cơ hội phục vụ nhu cầu ngày càng lớn của thị trường Hà Nội và từ sự thành công của các mô hình trồng rau sạch, các phiên chợ rau sạch... Chương trình sản xuất rau sạch của Hà Nội đã ngày càng mở rộng. Năm 2003, diện tích trồng rau sạch của thành phố đạt tới 3.272 ha, tăng gần 773 ha so với năm 2002; sản lượng đạt trên 50.500 tấn, tăng 4000 tấn. Chủng loại rau cũng rất phong phú với nhiều loại giống mới được trồng và chăm sóc đúng theo qui trình kỹ thuật cao. Trong đó, có nhiều loại rau chất lượng cao như đậu Hà Lan, bắp cải tím, củ cải đỏ, ngô Mỹ... và nhiều loại rau, củ quả khác được trồng quanh năm. Đến với các xã ngoại thành Hà Nội bây giờ, không khí sản xuất rau sạch thực sự lan “nóng”. Đông Anh có lẽ là huyện hăng hái nhất với 10 HTX (hợp tác xã) sản xuất rau sạch và xuất đến đâu, tiêu thụ hết đến đó. Tiếp đến là Gia Lâm, Thanh Trì với mỗi huyện 6 HTX... Nhiều chủ hộ nông dân cho biết, họ được HTX tập huấn, hướng dẫn trồng rau sạch theo các tiêu chí kỹ thuật rất kỹ lưỡng với môi trường sản xuất đảm bảo như đất không nhiễm kim loại nặng, đầy đủ nước sạch, không khí trong lành. Mặt khác, phương pháp canh tác, phân bón, giống, thời vụ gieo trồng cũng phải đúng quy trình, quy phạm...Theo anh Nguyễn Văn Hoạt, một nông dân ở Đa Tốn, Gia Lâm nói: “ Mặc dù kỹ thuật sản xuất rau sạch đòi hỏi khắt khe, nhưng chúng tôi luôn cố gắng tuân thủ mọi quy trình, cốt làm sao để sản xuất ra các loại rau sạch đúng nghĩa của nó và được người tiêu dùng đón nhận”. Nhiều HTX hiện nay rất năng động trong nền kinh tế thị trường. Để rau sạch đến tận tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, ngon nhất và mở rộng thị trường tiêu thụ, nhiều HTX đã tự mở các địa điểm bán rau sạch ở các kiốt, các chợ, chủ động cung cấp rau sạch cho các siêu thị trong thành phố. Hiện nay, ở Hà Nội có rất nhiều cơ sở kinh doanh rau sạch. Hiện tại, có tới 12 doanh nghiệp chuyên kinh doanh rau sạch với các cửa hàng bán rau sạch được phân bổ khá đồng đều trên địa bàn. Tới đây, còn có 26 xã có vùng quy hoạch rau sạch sẽ là địa chỉ bán buôn thường xuyên cho Trung tâm Metro Thăng Long với sản lượng lớn. Như vậy, lượng rau sạch tiêu thụ sẽ ngày càng tăng lên và người tiêu dùng sẽ có nhiều cơ hội để tiêu dùng rau sạch hơn. 2.3. Tình hình kiểm tra chất lượng rau sạch Mặc dù hiện nay rau sạch đang ngày càng chinh phục người dân Hà Nội, nhưng họ vẫn chưa thực sự tin tưởng vào chất lượng, độ an toàn của rau sạch. Để người dân Hà Nội tin tưởng hoàn toàn vào chất lượng, độ an toàn thì cần phải có thời gian. Có một thực tế là dẫu người tiêu dùng đã mua rau ở các cửa hàng rau sạch có niêm yết tên tuổi của nhà, làng sản xuất nhưng người tiêu dùng vẫn không tin hẳn. Người tiêu dùng vẫn không biết rau mà mình mua có phải là rau sạch thực sự hay không. Vì không phải người sản xuất nào cũng thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, quy phạm trong quá trình sản xuất. Nhiều người vì lợi nhuận và muốn đưa rau nhanh vào tiêu thụ đã bỏ qua một số khâu sản xuất, hay thu hoạch ngay trong thời gian bón phân... đã làm người tiêu dùng mất lòng tin. Ngoài ý thức của người sản xuất thì vấn đề quản lý cũng cần phải coi trọng. Từ năm 1997, UBND Hà Nội đã đưa ra nhiều cách quản lý, nếu được các cấp thực hiện tốt, phối hợp nhịp nhàng thì cũng có thể coi là chặt: Sở NN và PTNT đảm nhiệm việc khuyến cáo, hướng dẫn, quy hoạch và tổ chức sản xuất rau sạch; Sở Y tế kiểm tra rau bán trên quầy; Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm định, cấp giấy chứng nhận rau sạch cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh; Sở Thương mại tổ chức mạng lưới tiêu thụ... Thế nhưng, thực tế chỉ có một vài khâu làm tốt, được duy trì liên tục như khâu quy hoạch và tổ chức sản xuất, tổ chức mạng lưới tiêu thụ... Khâu cấp giấy chứng nhận sản xuất rau sạch – một khâu rất quan trọng lại đang bị bỏ ngỏ. Theo một HTX sản xuất rau sạch, họ chỉ được cấp giấy chứng nhận từ những năm 1997 đến 1999, với thời hạn 1 năm/lần. Từ năm 2000 đến nay, không có cơ quan nào đến kiểm tra, thẩm định và cấp giấy chứng nhận cho họ. Vì vậy, hiện nay các nhà sản xuất đang trồng rau sạch theo lương tâm và uy tín thương hiệu của mình là chính. Trước sự nghi ngại của người tiêu dùng, hiện nhiều nhà sản xuất rất muốn được cơ quan quản lý có trách nhiệm đến thẩm định và cấp giấy chứng nhận cho mình, nhưng vấn đề đến nay vẫn chưa được giải quyết. Sở NN và PTNT Hà Nội đang sẵn sàng đảm nhiệm nhiệm vụ trên, nhằm thống nhất quản lý hơn trong vấn đề rau sạch. Một chủ cửa hàng rau sạch ở chợ Hôm, Hà Nội nói: “ Giá như có giấy chứng nhận này, việc kinh doanh của chúng tôi sẽ thuận lợi, tấn tới nhiều hơn. Bởi chỉ cần phô tô giấy bày tại cửa hàng cùng với những sản phẩm được niêm yết tên tuổi nhà sản xuất thì người tiêu dùng sẽ yên tâm tuyệt đối, sẵn sàng nói OK với các sản phẩm rau sạch”. 2.4. Giá của rau sạch Giá của rau sạch đắt hơn rau thường từ 150 đến 250đ/kg, chẳng đáng là bao nhưng người dân vẫn ham rẻ mà mua. Những loại rau thường này chưa thực sự bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, có gây ngộ độc cho người tiêu dùng bất cứ lúc nào. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa nhận thức được điều này. Rau sạch đắt hơn rau thường do quy trình sản xuất rau sạch thường khắt khe, cần sự chăm sóc nhiều hơn, việc bảo quản cẩn thận hơn... Khi vào đầu mùa giá rau thường đắt, nhưng người tiêu dùng vẫn thích tiêu dùng vì rau đầu mùa luôn có tiếng là vừa ngon vừa ngọt. Nhiều người bán hàng cho biết, cứ vào đầu vụ lượng rau luôn khan hiếm nên giá rau cũng tăng cao. Giá rau sạch tăng lên cũng do ảnh hưởng của thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán. Như cơn bão số 7 vừa qua, ở Đồng bằng sông Hồng, nhiều diện tích rau màu không thu hoạch được đã ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung cấp rau sạch cho thị trường. Tại Hà Nội các loại rau đều tăng, có loại tăng gấp rưỡi, gấp đôi so với trước khi bão xảy ra. Chương iii. Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ rau sạch ở hà nội i. phương hướng đẩy mạnh tiêu thụ rau sạch Bước vào thập kỷ mới của thế kỷ XXI, sản xuất nông nghiệp toàn thế giới đang và sẽ chịu sức ép ngày càng lớn về rau sạch và cao cấp, rau sạch phải đảm bảo ba yêu cầu: một là, nơi sản xuất phải có môi trường trong sạch; hai là, đất, phân, nước trong quá trình gieo trồng phải được khống chế trong giới hạn không độc hại; ba là, trong quá trình từ sản xuất đến chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh, không bị ô nhiễm. Rau sạch đưa từ nơi sản xuất đến bàn ăn, từng công đoạn phải được kiểm soát theo tiêu chuẩn vệ sinh đã qui định, đảm bảo rau giữ được bản chất tự nhiên, giàu chất dinh dưỡng, không bị ô nhiễm, không độc hại. Để đáp ứng tiêu chuẩn trên thì sản xuất nông nghiệp Hà Nội trước hết phải là một nền nông nghiệp đô thị, lấy bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ, tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho con người Thủ đô làm mục tiêu ưu tiên, đồng thời hướng vào việc xuất khẩu nông sản mở rộng thị trường, góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô. Tiến trình tự do hoá thương mại và hội nhập thị trường quốc tế cũng đặc ra yêu cầu là nền nông nghiệp Thủ đô phải tiếp cận được với trình độ sản xuất và công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại của các nước để đảm bảo cho nông sản hàng hoá nói chung có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Tăng trưởng sản xuất, tăng trưởng đầu tư cũng như lợi ích của các nhà sản xuất kinh doanh nông nghiệp Thủ đô sẽ phụ thuộc đáng kể vào hướng đi này. Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong xu hướng đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng, Chính quyền Trung ương và thành phố đã khẳng định hướng mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội trong 10 năm tới là nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên cả 3 hướng: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường sinh thái. Cụ thể là: - Hà Nội từng bước phát triển nền nông nghiệp đô thị, sinh thái; sản xuất hàng hoá với các loại sản phẩm cao cấp như rau, hoa quả đặc sản, thịt, cá ... bảo đảm dinh dưỡng và nâng cao đời sống vật chất của người dân Thủ đô... đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường trong nước và ngoài nước. Hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá đối với những loại cây trồng có ưu thế ở từng vùng sinh thái. - ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ thích hợp, trước hết trong lĩnh vực giống cây trồng, cũng như phát triển công nghệ chế biến, bảo quản, phục vụ lưu thông hàng hoá, phát triển dịch vụ trong nông nghiệp cho ngoại thành và cho các vùng lân cận về giống, vật tư kỹ thuật và chế biến nông sản. Đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn, chất lượng, đo lường đối với nông sản hàng hoá. Gắn sản xuất rau sạch với công tác bảo quản, công nghiệp chế biến, lưu thông và thị trường tiêu thụ. Như vậy, quá trình tiêu thụ rau sạch sẽ trở nên thuận lợi hơn. - Lựa chọn và xây dựng một số hình thức canh tác nhỏ, gọn với việc áp dụng công nghệ cao thích hợp, tạo khả năng cho các hộ gia đình ven đô có điều kiện thích ứng có thể triển khai thực hiện hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm rau sạch. Việc lựa chọn hình thức canh tác rất quan trọng vì nó giúp các hộ gia đình thực hiện sản xuất phù hợp với trình độ và khả năng của hộ. Nếu thực hiện hình thức canh tác lớn hơn hay nhỏ hơn trình độ và khả năng của hộ sẽ làm cho quá trình sản xuất không đem lại hiệu quả. - Tăng cường nhanh chóng các hoạt động dịch vụ kỹ thuật, tài chính, thông tin trong nông nghiệp và nông thôn theo hướng thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Dịch vụ tài chính, tín dụng hướng tới đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất, thu mua, tiêu thụ rau sạch. Dịch vụ thông tin cần thuận lợi và cập nhật, nhất là các thông tin về thị trường giá cả tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân định hướng đúng các hoạt động sản xuất, đưa hàng hoá nhanh chóng, kịp thời, phù hợp với yêu cầu của thị trường. ii. biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ rau sạch Để thực hiện được các phương hướng trên, trong thời gian tới, thành phố cần triển khai một số giải pháp trọng tâm sau: 1. Về chính sách Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ nông sản hàng hoá, hình thành các tổ chức xúc tiến thương mại tổng hợp và chuyên ngành nông sản của Hà Nội và chung cho vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, khai thông thị trường nông sản: - Tiếp tục điều chỉnh và hoàn thiện các thể chế, chính sách vĩ mô tạo hành lang pháp lý thông thoáng và lành mạnh; phát triển hệ thống các trung tâm giao dịch, chợ bán buôn, bán lẻ hàng nông sản trên địa bàn thành phố, nhất là ngay tại vùng chuyên canh hoá. Phát triển các hợp tác xã tiêu thụ dưới hình thức thu gom sản phẩm cho doanh nghiệp hoặc thông qua đại lý để đảm bảo chất lượng hàng hoá, bảo vệ lợi ích của nông dân. - Khuyến khích hoạt động các trung tâm môi giới, tư vấn cho các tổ chức trong và ngoài nước để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Việc này giúp cho người sản xuất giới thiệu được sản phẩm của mình với người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng hiểu hơn về sản phẩm, tin tưởng vào sản phẩm. Do đó, giúp cho người sản xuất tiêu thụ sản phẩm và người tiêu dùng môi được sản phẩm với chất lượng đảm bảo. - Cần thành lập một trung tâm tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ nông nghiệp chất lượng cao, trình độ cao của thành phố để hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất và mở rộng thị trường nông nghiệp. Thông tin rộng rãi trên các kênh thông tin đại chúng về các vấn đề khoa học, thành tựu nghiên cứu ứng dụng phục vụ nông nghiệp, các mô hình sản xuất tiên tiến, kinh nghiệm sản xuất của những trang trại, hộ nông dân làm ăn giỏi, cũng như thông tin chính sách thị trường trong nước và quốc tế. - Khuyến khích phát triển các quỹ hỗ trợ và bảo hiểm sản xuất. Điều này là hết sức quan trọng và cần thiết để giảm bớt những thiệt hại, rủi ro và ổn định sản xuất kinh doanh hàng hoá trong nông nghiệp trước những khó khăn của thị trường. Ngoài ra, phát triển quỹ hỗ trợ và bảo hiểm sản xuất còn giúp cho người sản xuất tránh được những thiệt hại do thiên tai, hạn hán... gây ra vì sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. - Tạo mọi điều kiện thuận lợi và khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng hình thức ký kết hợp đồng trực tiếp về chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hoá với nông dân, trang trại, hợp tác xã. Như vậy, người sản xuất sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn do không phải qua các khâu trung gian, không bị thương nhân ép giá, quá trình tiêu thụ rau sạch sẽ được rút ngắn. Xây dựng, phát triển và nâng cao vai trò của các tổ chức của chính những người sản xuất kinh doanh nông nghiệp về phân công, phối hợp, chia sẻ và ứng xử chung trước những tác động của thị trường một cách có lợi nhất. 2. Về phía người sản xuất Cần thiết phải phát triển khoa học – công nghệ, trước hết là các công nghệ thích hợp; củng cố và mở rộng chức năng, vai trò của các tổ chức khuyến nông để đưa công nghệ mới áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm rau sạch. Như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ rau sạch. Cụ thể: - ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực giống để nâng cao năng suất và chất lượng rau sạch, có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Xây dựng khu lai tạo giống mới, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất các loại cây con cho năng suất cao, chất lượng cao; chú trọng việc nhập khẩu, kết hợp với việc nhân giống cây trồng, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường; bảo vệ thực vật bằng phương pháp sinh học, bón phân vi sinh. Nghiên cứu chuyển giao nhanh trên cơ sở xem xét tính thích hợp của các qui trình kỹ thuật canh tác tiên tiến và các tiến bộ khoa học khác nhằm đảm bảo duy trì hiệu quả và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm rau sạch có giá trị cao và nhu cầu cao trên thị trường. - Người sản xuất phát triển công nghệ chế biến, bảo quản rau sạch đảm bảo chất lượng sản phẩm tiêu thụ trên Thủ đô. Việc bảo quản tốt rau sạch sẽ giúp cho cơ sở kinh doanh đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch trong lúc trái vụ, khi có bão xảy ra và người tiêu dùng sẽ có sản phẩm tốt. Không những thế, còn giúp cho cơ sở kinh doanh giảm được thiệt hại do rau hỏng, rau thối... do chưa tiêu thụ kịp. - Phát triển mạng lưới nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ, hệ thống khuyến nông và các hình thức hợp tác của nông dân và những người sản xuất kinh doanh nông nghiệp nhằm đẩy nhanh quá trình tiêu thụ rau sạch. - Trước những đòi hỏi ngày càng khắt khe về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường, bên cạnh việc sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, các cơ sở sản xuất cần phải có những chứng nhận về chỉ dẫn địa lý, nó sẽ giúp cho người tiêu dùng yên tâm sử dụng sản phẩm. Các cơ quan có thẩm quyền trong việc thẩm định chất lượng rau sạch nên thường xuyên đi kiểm tra, giám sát các cửa hàng kinh doanh rau sạch. Do đó, người tiêu dùng sẽ tin tưởng và giúp cho các cửa hàng kinh doanh rau sạch thuận lợi trong việc bán hàng, giúp cơ sở sản xuất tiêu thụ được nhiều rau hơn. - Các cơ sở sản xuất cần thực hiện các chương trình quảng cáo sản phẩm rau sạch trên tivi, báo, đài... để người tiêu dùng biết và sử dụng sản phẩm của cơ sở. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất nên tập hợp lại với nhau và tổ chức các hội chợ, triển lãm nhằm giới thiệu về sản phẩm rau sạch của mình với người tiêu dùng. Tổ chức các sạp giới thiệu và bán sản phẩm rau tại các chợ lớn trên địa bàn Hà Nội. Nếu thực hiện tốt việc này thực xuyên sẽ có tác dụng rất lớn cho những người sản xuất. Nhờ đó, giúp người tiêu dùng biết rõ về chất lượng rau sạch, điều đó sẽ giúp cho cơ sở sản xuất tiêu thụ được nhiều hơn, thị trường cũng được mở rộng hơn. - Các cơ sở sản xuất phải thường xuyên nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ và nhân viên nhằm phát huy và nâng cao chất lượng trong quá trình sản xuất. Vì khi cán bộ và nhân viên hiểu rõ quy trình và quy định trong quá trình sản xuất sẽ tạo ra sản phẩm rau sạch có chất lượng cao. Cơ sở sản xuất không những giữ vững chất lượng mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm rau sạch của mình. Từ đó, cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ nâng cao được uy tín của mình đối với người tiêu dùng, người tiêu dùng khi đã tin tưởng thì sẽ sử dụng nhiều hơn. - Vấn đề giá cả của rau sạch cũng cần phải nhắc đến. Hiện nay, rau sạch chưa đến với từng gia đình vì giá cả của rau sạch còn cao hơn rau thường và thu nhập của nhiều người dân còn thấp, chưa có khả năng mua rau sạch. Các cơ sở sản xuất cũng nên tìm cách hạ giá thành sản xuất, điều này sẽ kích thích mọi tầng lớp dân cư sử dụng rau sạch, từ đó lượng rau tiêu thụ của cơ sở sản xuất sẽ tăng lên. - Các cơ sở kinh doanh khi đã có được uy tín trên thị trường thì phải giữ vững chất lượng sản phẩm rau của mình, thậm chí phải tìm mọi cách để nâng cao chất lượng rau sạch để thu hút thêm người dân. Vì nếu chất lượng rau sạch giảm xuống sẽ khiến người tiêu dùng mất tin tưởng. Danh mục TàI LIệU tham khảo 1. Tạp chí Nông nghiệp-phát triển nông thông 2. Tạp chí Hà Nội ngàn năm 3. Tạp chí Người tiêu dùng 4. Báo Nông thôn ngày nay 5. Báo Nông nghiệp Việt Nam 6. Giáo trình kinh tế nông nghiệp Mục lục LờI NóI ĐầU Chương i. cơ sở lý luận về tiêu thụ rau i. ý nghĩa của rau.............................................................................1 1. Rau có vị trí quan trọng trong bữa ăn.....................................................1 2. Rau cung cấp nhiều chất dinh dưỡng.....................................................1 ii. vai trò của tiêu thụ rau.........................................................2 1. Tiêu thụ là một khâu trong quá trình sản xuất........................................2 2. Việc tiêu thụ tốt sẽ có tác dụng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh 2.1. Đối với người sản xuất....................................................................2 2.1. Đối với người tiêu dùng..................................................................2 iii. Đặc điểm tiêu thụ rau.............................................................3 1. Sản phẩm rau mang tính vùng và khu vực..............................................3 2. Rau có tính chất mùa vụ.........................................................................4 3. Sản phẩm rau phong phú, đa dạng..........................................................4 4. Sản phẩm rau được tiêu dùng nội bộ hoặc làm nguyên liệu...................5 iv. tổ chức tiêu thụ rau của cơ sở kinh doanh...............6 1. Nghiên cứu và dự báo thị trường............................................................6 1.1. Nghiên cứu thị trường 2.1. Dự báo thị trường 2. Xác định giá cả tiêu thụ..........................................................................8 3. Tổ chức mạng lưới tiêu thụ rau...............................................................9 4. Tổ chức thông tin quảng cáo, giới thiệu về sản phẩm rau....................10 5. Xây dựng và quảng bá sản phẩm..........................................................11 chương ii. Thực trạng tiêu thụ rau sạch ở hà nội i. tình hình tiêu thụ rau sạch của cả nước.....................13 ii. tình hình tiêu thụ rau sạch ở hà nội.............................14 1. Các nguồn cung cấp rau sạch ở Hà Nội...............................................14 1.1. Tại các chợ 1.2. Tại các kiốt 1.3. Tại các siêu thị 2. Tình hình tiêu thụ rau sạch ở Hà Nội...................................................15 2.1. Nhu cầu dùng rau sạch của người dân..........................................15 2.2.Tình hình sản xuất rau sạch ở Hà Nội...........................................16 2.3. Tình hình kiểm tra chất lượng rau sạch........................................18 2.4. Giá của rau sạch...........................................................................19 chương iii. Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ rau sạch ở hà nội i. phương hướng đẩy mạnh tiêu thụ rau sạch..............21 ii. Biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ rau sạch........................23 1. Về chính sách......................................................................................23 2. Về phía người sản xuất........................................................................24 danh mục tài liệu tham khảo ...............................................27

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0610.doc
Tài liệu liên quan