* Giải pháp về chiến lược con người
Công ty cần phải nâng cao chất lượng cán bộ công nhân viên bằn cách cử cán bộ và công nhân có năng lực đi học, mời các chuyên gia về giảng dạy và hướng dẫn sử dụng các thiết bị máy móc công nghệ mới. Thông qua đó có thể tận dụng triệt để những tính năng của những thiết bị, máy móc mới, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động.
Lãnh đạo công ty cần mạnh dạn hơn nữa trong việc bố trí sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, thay những cán bộ năng lực kém, thiếu phẩm chất đạo đức ra khỏi công ty, đồng thời đề bạt những cán bộ có tay nghề cao, chuyên môn kỹ thuật vững chắc và có khả năng lãnh đạo vào những vị trí quản lý.
Đối với công nhân trong công ty cần cố gắng nâng cao tay nghề nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất, thao tác tay nghề phải đúng với quy trình công nghệ, phải mang trang phục bảo hộ đầy đủ trước khi làm việc, tránh được tổn thất tối đa trong vấn đề tai nạn lao động, nâng cao tính thần trách nhiệm trong việc bảo quản tài sản của công ty, tránh lãng phí nguyên nhiên liệu.
Lãnh đạo công ty cần phải quan tâm hơn nữa trong việc chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên. Coi trọng công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, phấn đấu vì mục tiêu: “Xanh – Sạch – Đẹp”, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân viên của công ty hăng say lao động sản xuất.
* Các giải pháp khác.
Đổi mới công tác kế toán để có thể cung cấp thông tin cho người quản lý một cách tốt nhất. Muốn vậy, kế toán trưởng phải sắp xếp công việc cho kế toán viên phù hợp với năng lực, sở trường của họ. Nếu có thể, công ty nên thực hiện tất cả công tác kế toán trên máy vi tính nhằm làm tăng tính chính xác, nhanh chóng, kịp thời thông tin cho nhà quản trị. Khi đó các quyết định đưa ra sẽ có lợi cho công ty hơn.
Công ty cần tiến hành thường xuyên công tác phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ, hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở thấy được những mặt mạnh, mặt yếu để có biện pháp khắc phục.
95 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1774 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 8_3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khu vực lưu trữ cất xếp, số thứ tự nhảy liên tục và có khả năng bổ sung xen giữa khi phát sinh hàng mới.
Công ty hiện đang sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên đối với hàng tồn kho. Đây là phương pháp khá hiệu quả vì nhờ kiểm tra hằng ngày mà lượng hàng tồn kho trong công ty ít bị mất mát, hỏng hóc. Việc quản lý vì vậy mà dễ dàng hơn. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là chi phí để bảo quản, kiểm tra kho lớn, việc kiểm tra mất nhiều thời gian, tốn kém làm tăng thêm chi phí và giảm lợi nhuận của công ty.
Tình hình xuất nhập tồn trong kho tương đối ổn định. Lượng hàng tồn kho của công ty theo đánh giá sơ bộ là ở mức hơi cao. Tốt nhất, nên giảm thiểu tối đa hàng tồn kho vì mặt hàng sợi, dệt thường gặp nhiều rủi ro như hỏng, lỗi mốt… hàng sẽ không bán được. Vào những dịp đặc biệt như lễ, tết, các sự kiện diễn ra trong năm hay phải thực hiện một hợp đồng giá trị lớn… thì hàng tồn kho có thể tăng lên.
Hiện công ty quản lý quá trình thu mua, dự trữ vật tư nguyên liệu theo phương pháp tổng chi phí tối thiểu (Mô hình EOQ).
4.2.3.2 Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng hàng tồn kho
Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng hàng tồn kho người ta dựa trên các chỉ tiêu sau:
* Cơ cấu hàng tồn kho của công ty từ 2006 - 2008
Bảng 11: Cơ cấu hàng tồn kho của công ty từ 2006 - 2008
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sánh 08/07
So sánh 07/06
(+) (-)
(%)
(+) (-)
(%)
1. Tồn kho nguyên liệu
30.873
6.636
13.928
7.292
209,89
-24.237
21,49
2. CP SXKD dở dang
14.002
9.758
19.753
9.995
202,43
-4.244
69,69
3. Tồn kho thành phẩm
48.356
29.060
22.230
-6.830
76,50
-19.296
60,10
4. Hàng hóa
4.291
2.680
2.438
-242
90,97
-1.611
62,46
5. Hàng gửi bán
2.091
2.197
1.840
-357
83,75
106
105,07
6. Dự phòng giảm giá HTK
0
-20.129
-14.422
5.707
71,65
-20.129
-
Hàng tồn kho
99.613
30.202
45.767
15.565
151,54
-69.411
30,32
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)
Tại thời điểm 31/12/2006, hàng tồn kho của công ty là 99.613 trđ, chiếm 64,26 % trong tổng VLĐ, đây là một tỷ lệ khá cao. Việc tồn giá trị lớn như vậy bởi trong năm công ty đã thu được một lượng lớn các khoản nợ phải thu, dùng tiền đó mua nguyên liệu dự trữ dùng cho sản xuất vào năm sau. Công ty dự đoán năm 2007 giá trị đầu vào sẽ tăng mạnh nhưng đã không ước lượng được sự sụt giảm giá bán các sản phẩm dệt và vải, hàng tồn cao sẽ dẫn đến nhiều rủi ro như hỏng, ẩm mốc, lỗi mốt...
Năm 2007, tồn kho của công ty giảm mạnh còn 30.202 trđ, chiếm 14,5% trong tổng VLĐ cho thấy năm 2007 công ty đã có chính sách bán hàng tốt, sản phẩm được tiêu thụ nhiều. Tuy nhiên, xuất hiện khoản dự phòng lớn, lên đến 20.129 trđ.
Đến 31/12/2008 hàng tồn kho tăng 51,54% so với năm 2007. Việc hàng tồn kho tăng không hẳn do công tác tiêu thụ của công ty kém mà do công ty đang áp dụng chính sách dự trữ thành phẩm và các nguyên liệu đầu vào vì xác định tình hình thị trường trong nước đầu năm sau có thể ổn định hơn và công ty có thể bán sản phẩm với mức giá cao hơn. Điều đó được khẳng định tại sao dự phòng giảm giá hàng tồn kho lại giảm. Lượng dự phòng giảm từ 20.129 trđ xuống 14.422 trđ, tương ứng 28,35% cho thấy hoặc sản phẩm tồn kho cũ đã bán nhiều hoặc sản phẩm của công ty đang được ưu chộng hơn, đẩy giá lên cao hơn.
Phân tích chi tiết, ta thấy năm 2006 thành phẩm chiếm giá trị lớn nhất trong hàng tồn kho nhưng năm 2007 giảm 39,9% và năm 2008 giảm 23,5% chứng tỏ việc tiêu thụ thành phẩm của công ty đang có chiều hướng tốt. Còn hàng hóa và hàng gửi bán chiếm tỷ trọng thấp có sự tăng giảm không đáng kể.
* Xuất nhập tồn hàng tồn kho của công ty
Để có những đánh giá cụ thể ta đi sâu phân tích tình hình xuất nhập tồn hàng tồn kho của công ty trong năm 2008.
Hiện công ty đang quản lý hàng tồn kho theo danh mục kho.
Bảng 12: Bảng tổng hợp xuất nhập tồn trong kho
Năm 2008
ĐVT: Triệu đồng
Danh mục kho
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Xuất trong kỳ
Tồn cuối kỳ
Chênh lệch
(+) (-)
%
01_ Kho bông
7.491
6.904
6.971
7.424
-67
93,06
02_Kho hóa chất
0
2.838
2.389
449
449
03_Kho xăng dầu
1.452
1.988
2.355
1.085
-367
162,19
04_Kho cơ kiện sợi
2.871
1.085
980
2.976
105
34,13
05_Kho cơ kiện dệt
3.347
1.712
960
4.099
752
28,68
06_Kho công cụ
222
595
667
150
-72
300,45
07_Kho tạp phẩm
162
794
747
209
47
461,11
08A_Kho sợi
6.389
11.963
10.209
8.143
1.754
159,79
08B_Kho sợi 1550
3.726
5.908
6.092
3.542
-184
163,50
09A_Kho vải
4.893
449
4.009
1.333
-3.560
81,93
09B_Kho vải 1550
4.112
2.975
5.890
1.197
-2.915
143,24
09C_Kho vải tạm nhập
0
298
0
298
298
09D_Kho vải mộc
5.366
4.093
4.194
5.265
-101
78,16
10_Kho phế liệu
90
907
978
19
-71
1.086,67
11_Kho may
4.177
3.092
6.093
1.176
-3.001
145,87
12_Kho giả
797
17.822
393
18.226
17.429
49,31
13_Kho cửa hàng
3.038
2.489
2.769
2.758
-280
91,15
Hàng tồn kho
48.133
65.912
55.696
58.349
10.216
115,71
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Qua bảng 12, ta thấy trong năm 2008 lượng hàng nhập vào kho là 65.912 trđ lớn hơn lượng hàng xuất kho là 55.696 trđ, vì vậy tồn cuối kỳ tăng 10.216 trđ, tương ứng 15,71%. Trong đó, các kho 02, 04, 05, 07, 08A, 09C, 12 tăng, còn các kho còn lại giảm. Việc tăng hàng tồn kho sẽ làm tăng chi phí bảo quản, chi phí bảo hiểm, các rủi ro do giảm chất lượng nguyên liệu, hàng hóa… Vì vậy, công ty cần sử dụng các phương pháp xác định hàng tồn kho thích hợp để dự đoán đúng số nguyên liệu cần cung cấp (vì nếu thiếu sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất, còn thừa sẽ gây lãng phí), số lần cung cấp hàng trong kỳ (để lựa chọn thời gian mua hàng thích hợp) từ đó có quyết định dự trữ hàng tồn kho hợp lý.
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng hàng tồn kho
Để đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng vốn tồn kho dự trữ cần phân tích mối quan hệ giữa hàng tồn kho và kết quả sản xuất kinh doanh thông qua các chỉ tiêu là vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay.
Bảng 13: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng hàng tồn kho
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sánh 08/07
So sánh 07/06
(+) (-)
(%)
(+) (-)
(%)
Giá vốn hàng bán
Đồng
390.635
415.002
332.528
-82.474
80,13
24.367
106,24
Số dư HTK đầu kỳ
Đồng
60.824
99.613
30.202
-69.411
30,32
38.789
163,77
Số dư HTK cuối kỳ
Đồng
99.613
30.202
45.767
15.565
151,54
-69.411
30,32
Các HTK bình quân
Đồng
80.219
64.908
37.985
-26.923
58,52
-15.311
80,91
Vòng quay HTK
Vòng
4,87
6,39
8,75
2,36
136,92
1,52
131,30
Thời gian kỳ phân tích
Ngày
360
360
360
0
100,00
0
100,00
Số ngày 1 vòng quay HTK
Ngày
73,93
56,31
41,12
-15,18
73,04
-17,62
76,16
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Qua bảng trên ta thấy vòng quay hàng tồn kho tăng dần, năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2006 đạt 4,87 vòng ít hơn vòng quay năm 2007 là 6,39 vòng, nguyên nhân do số dư bình quân hàng tồn kho cuối năm 2007 giảm 19,09% trong khi giá vốn hàng bán lại tăng 6,24%. Năm 2008 vòng quay hàng tồn kho đạt 8,75 vòng, tăng 2,36 vòng so với năm 2007, nguyên nhân do số dư bình quân hàng tồn kho cuối năm 2008 giảm với tốc độ 41,48% nhanh hơn nhiều tốc độ giảm của giá vốn hàng bán (19,87%). Việc gia tăng số vòng quay hàng tồn kho chứng tỏ sự hiệu quả trong hoạt động quản lý dự trữ của công ty, các điều chỉnh trong cách thức quản lý đã làm giảm lượng hàng tồn đọng đáng kể.
Về số ngày một vòng quay hàng tồn kho, năm 2006 phải mất 73,93 ngày lượng hàng tồn kho lưu trữ mới tiêu thụ hết nhưng năm 2007 giảm xuống 56,31 ngày và năm 2008 chỉ còn 41,12 ngày. Có thể đánh giá công tác quản lý hàng tồn kho của công ty là rất tốt. Hàng tồn kho luân chuyển nhanh giúp giảm bớt gánh nặng vay vốn, tiết kiệm chi phí lãi vay mà vẫn đạt được doanh số cao góp phần tăng hiệu qua sử dụng vốn. Vì vậy, trong những năm tới cần phát huy hơn nữa những gì đã đạt được.
4.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
4.3.1 Tốc độ luân chuyển VLĐ
Việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm vốn lưu động thể hiện trước hết ở tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty nhanh hay chậm. VLĐ luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng VLĐ của công ty càng cao và ngược lại. Tốc độ luân chuyển VLĐ có thể được đo bằng hai chỉ tiêu là số lần luân chuyển vốn (số vòng quay) và kỳ luân chuyển vốn (số ngày một vòng quay).
Bảng 13: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sánh 08/07
So sánh 07/06
(+) (-)
(%)
(+) (-)
(%)
Doanh thu thần bán hàng
Đồng
416.690
392.612
330.749
-61.863
84,24
-24.078
94,22
Tổng lợi nhuận sau thuế
Đồng
1.470
1.946
2.105
159
108,17
476
132,38
VLĐ bình quân
Đồng
148.901
181.687
187.411
5.724
103,15
32.786
122,02
Số vòng quay VLĐ
Vòng
2,80
2,16
1,76
-0,40
81,67
-0,64
77,22
Kỳ luân chuyển VLĐ
Ngày
128,64
166,59
203,98
37,39
122,44
37,95
129,50
Số VLĐ vượt chi tuyệt đối
Đồng
-
32.786
5.724
-27.062
17,46
-
-
Số VLĐ vượt chi tương đối
Đồng
-
41.390
34.352
-7.038
83,00
-
-
Mức đảm nhiệm VLĐ
Đồng
0,36
0,46
0,57
0,10
122,44
0,11
129,50
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ
%
0,99
1,07
1,12
0,05
104,87
0,08
108,49
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
* Số lần luân chuyển VLĐ:
Số vòng quay VLĐ thể hiện số lần VLĐ luân chuyển được trong một kỳ kinh doanh (chủ yếu là một năm). Vòng quay VLĐ càng nhanh thì kỳ luân chuyển VLĐ càng được rút ngắn và chứng tỏ VLĐ được sử dụng có hiệu quả. Năm 2006 vòng quay VLĐ của công ty là 2,8 vòng, sang năm 2007 là 2,16 vòng (giảm 22,78%), đến năm 2008 là 1,76 vòng (giảm 18,33% so với năm trước đó) do ảnh hưởng của hai yếu tố doanh thu thuần và VLĐ bình quân. Cụ thể:
+ Năm 2007, 2008 số dư bình quân về VLĐ tăng so với năm trước lần lượt là 22,02% và 3,15%. VLĐ tăng có thể do yêu cầu của công việc gia tăng cũng có thể do quản lý và sử dụng VLĐ chưa tốt, một số VLĐ còn thừa so với nhu cầu.
+ Doanh thu thuần giảm qua các năm, năm 2007 giảm 5,76% so với năm 2006 và năm 2008 giảm 15,76% so với năm 2007.
Đây là dấu hiệu không tốt phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty giảm đi. Vì vậy, trong năm sau công ty cần chú ý đến khâu tiêu thụ sản phẩm, hạn chế việc tồn đọng hàng trong kho quá nhiều và chú ý thu hồi các khoản nợ phải thu… nhằm tăng nhanh vòng quay của VLĐ hơn.
* Kỳ luân chuyển VLĐ: Phản ánh số ngày để thực hiện hết một vòng quay VLĐ. Vòng quay VLĐ càng ít thì kỳ luân chuyển càng lớn, chứng tỏ VLĐ được sử dụng không hiệu quả và ngược lại.
Từ số liệu trên ta thấy năm 2006 một vòng quay VLĐ của công ty cần 128,64 ngày thì tới năm 2008 cần 203,98 ngày, tăng 75,34 ngày, tương ứng 58,57% là một mức tăng cao. Việc xoay vòng vốn chậm sẽ làm công việc sản xuất kinh doanh của công ty khó khăn, khả năng huy động vốn khó thực hiện…
4.3.2 Số VLĐ tiết kiệm hay vượt chi
* Mức tiết kiệm hay vượt chi tuyệt đối VLĐ: Là chênh lệch giữa số VLĐ bình quân thực tế sử dụng kỳ này so với số VLĐ bình quân kỳ trước.
Năm 2007 công ty đã vượt chi tuyệt đối 32.789 trđ và năm 2008 đã vượt chi 5.724 trđ, đây là mức tăng về mặt quy mô VLĐ nên chưa thể đánh giá được hiệu quả sử dụng VLĐ như thế nào.
* Mức tiết kiệm hay vượt chi tương đối VLĐ:
Do việc tổ chức sử dụng VLĐ chưa tốt nên trong năm 2007 và 2008 công ty đã lãng phí một lượng lớn VLĐ lần lượt là 41.390 trđ và 34.352 trđ. Nếu công ty sử dụng tốt VLĐ hơn, không để lãng phí như vậy thì công ty có thể giảm đáng kể các khoản vay ngân hàng, giảm chi phí sử dụng vốn… và lợi nhuận mang lại chắc chắn sẽ lớn hơn nhiều.
4.3.3 Mức đảm nhiệm VLĐ
Qua số liệu tính được ở trên ta có nhận xét mức đảm nhiệm VLĐ tăng dần qua 3 năm. Nếu như năm 2006, hàm lượng VLĐ là 0,36 lần thì năm 2007 là 0,46 lần và cuối năm 2008 là 0,57 lần. Điều đó có nghĩa để tạo ra một đồng doanh thu thuần như năm 2006 thì năm 2007 công ty phải bỏ thêm 0,1 đồng VLĐ và năm 2007 phải bỏ 0,21 đồng VLĐ.
4.3.4 Tỷ suất lợi nhuận VLĐ
. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận VLĐ có sự tăng lên qua các năm. Năm 2006 chỉ tiêu này là 0,99%, năm 2007 là 1,07% và năm 2008 là 1,12%. Được kết quả như vậy là do tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế nhanh hơn tốc độ tăng của VLĐ bình quân. Tuy tỷ suất lợi nhuận tăng lên không nhiều nhưng cho thấy công ty đã đạt được hiệu quả trong tổ chức quản lý và sử dụng hợp lý VLĐ.
Nhìn chung, kết quả mà công ty đạt được những năm qua rất đáng khích lệ. Công ty kinh doanh có lãi và đời sống người lao động được đảm bảo. Có được những kết quả đó là nhờ vào sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể công ty. Tuy nhiên việc quản lý và sử dụng VLĐ hiện còn một số hạn chế, công ty bị chiếm dụng vốn lớn, lượng VLĐ bị lãng phí quá nhiều trong khi công ty phải tăng tiền vay ngân hàng để bổ sung cho VLĐ. Do đó, hiệu quả sử dụng vốn bị giảm mạnh.
Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty cần khắc phục những tồn tại sau:
- Số dư các khoản phải thu quá lớn khiến vốn công ty bị chiếm dụng nhiều trong khi công ty lại thiếu vốn để sản xuất kinh doanh dẫn tới việc vay thêm vốn từ bên ngoài và đẩy chi phí lên cao.
- Số vòng quay vốn lưu động quá nhỏ, kỳ luân chuyển vốn dài.
- Lượng VLĐ bị lãng phí quá nhiều.
4.4 Đề xuất một số ý kiến đóng góp về tình hình tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ của công ty
4.4.1 Đánh giá tình hình sử dụng vốn tại công ty
4.4.1.1 Ưu nhược điểm trong công tác quản lý VLĐ tại công ty
* Ưu điểm
Trải qua hơn 44 năm thành lập và phát triển, đến nay CT TNHHNN MTV Dệt 8_3 đã có những thành công nhất định. Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, một lĩnh vực mà trong những năm qua đang gặp nhiều khó khăn do việc chuyển đổi cơ chế và tính chất cạnh tranh ngày một quyết liệt trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Song toàn bộ ban lãnh đạo của công ty cùng với các cán bộ công nhân viên với tinh thần vươn lên không ngừng, với trách nhiệm tinh thần cao, tận dụng tối đa những nguồn lực sẵn có và đặc biệt là nâng cao trình độ con người để không ngừng mở rộng về quy mô, mở rộng thị trường đã đạt được những thành công không nhỏ. Điều đó được thể hiện qua các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, những con số về lợi nhuận, doanh thu cũng như tiền lương của công nhân không ngừng được nâng cao. Để đạt được kết quả đáng tự hào ấy là nhờ tinh thần lao động sáng tạo, hăng say của toàn thể ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên chức trong công ty giúp cho nguồn vốn của công ty không ngừng tăng. Cụ thể với nguồn VLĐ, ban quản trị đã tạo lập và quản lý nguồn VLĐ gồm các nội dung chính là quản trị vốn bằng tiền, quản trị các khoản phải thu, quản trị hàng tồn kho mang lại hiệu quả tốt cho việc đánh giá điểm mạnh cũng như điểm yếu tình hình sử dụng VLĐ và vốn kinh doanh của công ty.
* Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, trong công tác quản lý và sử dụng VLĐ của công ty còn tồn tại những mặt hạn chế sau:
- Lượng tiền mặt tồn quỹ tại công ty hiện vẫn còn rất nhiều. Tuy dự trữ một lượng tiền lớn sẽ giúp công ty chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng một lượng tiền lớn bị tồn đọng như vậy sẽ làm tăng chi phí cơ hội và tăng mức độ rủi ro trong giao dịch thanh toán, gây lãng phí và ứ đọng vốn không cần thiết.
- Các khoản phải thu của công ty rất lớn, chiếm tỷ lệ cao trong tổng VLĐ. Điều đó phản ánh số vốn mà công ty bị chiếm dụng rất lớn. Tình trạng bị chiếm dụng vốn càng cao thì khả năng thanh toán và xoay vòng vốn tái đầu tư sản xuất càng giảm. Vì vậy, buộc công ty lại phải vay vốn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, đồng nghĩa việc công ty phải bỏ chi phí của mình ra để trả lãi hộ khách hàng của mình, làm cho lợi nhuận của công ty bị giảm.
- Lượng hàng tồn kho cũng đang chiếm một tỷ trọng lớn trong vốn lưu động. Đó là biểu hiện cho thấy công tác tiêu thụ của công ty còn chưa thực sự hiệu quả, hàng tiêu thụ chậm gây ra tình trạng ứ đọng vốn. Những rủi ro (hỏng, lỗi mốt, mất giá…) cùng các chi phí trong quá trình bảo quản và lưu giữ hàng tồn kho cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá bán và doanh thu của công ty. Công tác quản lý vật tư, tài sản còn nhiều khe hở nên tình trạng mất trộm tài sản, vật tư vẫn xảy ra…
- Hiệu quả sử dụng vốn của công ty còn thấp. Tuy tỷ suất lợi nhuận VLĐ có tăng nhưng vòng quay VLĐ của vốn bằng tiền, các khoản phải thu đều giảm đáng kể, số ngày 1 vòng quay tăng cao khiến công việc kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn.
- Tuy là công ty nhà nước nhưng tình trạng thiếu vốn của công ty thường xảy ra bởi công việc kinh doanh của công ty trong những năm qua không được tốt (do rất nhiều nguyên nhân) nên các ngân hàng ít tín nhiệm cho vay hơn. Mà thời điểm năm 2008 là thời điểm mà lãi suất đi vay quá cao khiến kinh doanh của công ty trở nên khó khăn do phải trả những khoản lãi lớn, từ đó làm giảm lợi nhuận của công ty.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng và toàn bộ nguồn vốn kinh doanh nói chung thì công ty cần xem xét cụ thể các tồn tại hơn nữa và tìm ra nguyên nhân để đề ra những biện pháp tối ưu nhất khắc phục những nhược điểm còn có ở trên.
4.4.1.2 Nguyên nhân
* Nguyên nhân khách quan
- Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực và trên thế giới trong những năm qua có tác động bất lợi đến hoạt động đầu tư cũng như xuất khẩu của Việt Nam và cũng ảnh hưởng đến tình hình chung của công ty.
- Sự xuất hiện cuộc khủng hoảng kinh tế tại Mỹ dẫn đến tình trạng đồng USD giảm, hàng xuất khẩu ra thị trường thế giới chủ yếu bằng USD trong khi giá bán lại không tăng làm giảm doanh thu và ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, việc tiêu thụ sản phẩm ngày càng khó khăn do có nhiều công ty trong nước lẫn nước ngoài có cùng sản phẩm sợi dệt ra đời với máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại hơn, giá thành thấp hơn, hàng hóa đa dạng hơn… khiến công ty rơi vào tình thế bất lợi.
- Do ảnh hưởng của lạm pháp (sự mất giá của đồng tiền), giá điện và giá xăng liên tục tăng đã đẩy giá nguyên liệu lên, dẫn đến giá vốn cao gây khó khăn cho việc tiêu thụ.
* Nguyên nhân chủ quan
- Lượng vốn lưu động bị chiếm dụng (các khoản phải thu) của công ty lớn. Điều đó làm giảm tốc độ chu chuyển của vốn.
- Chủ trương chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty cổ phần, di dời nơi sản xuất sang địa điểm khác khiến công ty buộc phải thu hẹp dần việc sản xuất, VLĐ vì vậy giảm.
- Hiện nay máy móc thiết bị của công ty khá cũ, thiếu đồng bộ, năng suất bị hạn chế nên việc duy trì chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn ra thị trường gặp nhiều khó khăn, việc tạo ra sản phẩm mới giúp tăng khả năng cạnh tranh cũng chưa thực sự hiểu quả, từ đó ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty.
4.4.2 Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty trong năm tới
4.4.2.1 Mục tiêu, biện pháp phấn đấu của công ty trong năm 2009
* Về công tác quản lý kỹ thuật
- Hoàn chỉnh hệ thống quản lý thiết bị theo hướng dẫn của Tập đoàn, quản lý tốt chất lượng tu sửa máy móc, thiết bị, ban hành định mức kinh tế kỹ thuật (điện, lượng dùng bông, lượng dùng sợi…) để phù hợp tình hình thực tế.
- Tiếp tục đề nghị thanh lý các thiết bị quá cũ, tập trung nâng cấp thiết bị trước khi di dời và chuyển công ty TNHHNN thành công ty cổ phần.
- Liên tục thiết kế các mặt hàng mới, cải tiến kỹ thuật, hạ giá thành sản phẩm, góp phần phong phú các mặt hàng mới của công ty.
* Công tác thị trường và tiêu thụ sản phẩm
+ Đối với thị trường xuất khẩu:
- Duy trì và giữ vững các khách hàng truyền thống của công ty.
- Tìm kiếm thị trường xuất khẩu thông qua mạng lưới chào bán hàng trên mạng Internet và thông qua triển lãm.
- Liên kết với các công ty may cung cấp các loại vải chất liệu cotton sản xuất chăn, ga, gối, đệm cho hàng xuất khẩu.
+ Đối với thị trường nội địa:
- Lựa chọn các mặt hàng phù hợp với từng loại thiết bị. Cạnh tranh về giá cả, mẫu mã phù hợp với yêu cầu của thị trường.
- Khai thác tối đa năng lực thiết bị máy Dệt Picanol Thụy Sĩ, phối hợp với công ty Nhuộm Yên Mỹ để sản xuất các mặt hàng phục vụ cho thị trường may nôi địa.
- Nghiên cứu, xúc tiến công tác quảng bá thương hiệu, thay đổi nhãn mác bao bì phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
* Các mặt quản lý khác
- Tiếp tục thực hiện đề án xắp xếp tổ chức sản xuất, công tác bồi dưỡng, đào tạo mới và đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý kinh tế - kỹ thuật và công nhân lành nghề để họ có đủ năng lực làm chủ máy móc, thiết bị.
- Xây dựng chiến lược tiêu thụ hàng ứ đọng, tồn kho, thiết kế các sản phẩm may phù hợp để làm tăng giá trị bán hàng tồn.
- Tăng cường khả năng tạo mẫu, thiết kế sản phẩm mới, những loại hàng dệt kiểu mang lại giá trị cao.
- Đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo thương hiệu EMTEXCO, xúc tiến thực hiện thương mại điện tử, tìm kiếm các đơn hàng xuất khẩu, phát huy thế mạnh của công ty về các mặt hàng cotton cao cấp. Đẩy mạnh xuất khẩu theo phương thức FOB nhằm nâng cao uy tín nhãn mác sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp, tăng cường chào bán vải khổ rộng cho thị trường Mỹ, Ý…
- Xây dựng hệ thống kênh phân phối tiêu thụ, các đại lý bán hàng, mở rộng và phát triển mối quan hệ với các mối trung gian thương mại tạo thành cầu nối vững chắc giữa sản xuất và tiêu dùng.
Kế hoạch trong năm sau, công ty phấn đấu đạt doanh thu 370,808 tỷ đồng, với thu nhập bình quân 1.883.000 đồng/người/tháng.
4.4.2.2 Phương hướng quản lý VLĐ của công ty trong năm 2009
- Thu hồi các khoản nợ năm 2008 và làm tốt công tác thu hồi nợ năm 2009.
- Sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả, hạn chế các khoản vốn đi vay.
- Quan hệ chặt chẽ với khách hàng và có các biện pháp phù hợp để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng tồn kho.
4.4.3 Một số ý kiến đóng góp về tình hình tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ của công ty
4.4.3.1 Một số ý kiến đóng góp
Trên cơ sở phân tích các đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý sử dụng VLĐ tại doanh nghiệp nói chung và nghiên cứu thực trạng quản trị VLĐ tại công ty TNHHNN MTV Dệt 8-3 nói riêng, tôi xin đưa ra một số ý kiến đóng góp về tình hình tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ của công ty như sau:
a) Chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng VLĐ và sử dụng vốn kinh doanh, đa dạng hóa nguồn vốn huy động
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một trong những điều kiện tiền đề để doanh nghiệp hoạt động tốt là phải có tiềm lực về vốn. Vì vậy việc chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm tăng cường hiệu quả của công ty.
Là một công ty nhà nước, nhưng hiện nay cũng như bao công ty khác công ty chỉ được cấp một phần vốn, còn lại công ty phải tự huy động lấy. Trong khi đó công ty vẫn phải đảm bảo kinh doanh có lãi, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước và cấp trên. Để thu hút đảm bảo nhu cầu vốn kinh doanh nhất thiết công ty phải có kế hoạch tổ chức huy động vốn, đầu tư một cách hợp lý, mở rộng sản xuất để tăng thêm lợi nhuận, hạn chế các nguyên nhân gây thất thoát vốn, những chi phí bất hợp lý phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong những năm qua, công tác kế hoạch hóa xác định nhu cầu vốn cũng được công ty lưu ý, quan tâm và trình bày cụ thể trong dự án phát triển kinh doanh của mình. Kế hoạch vốn được lập tương đối sát sao và phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã có nhiều biến động làm cho công tác huy động vốn của công ty gặp khó khăn.
Để đạt được những yêu cầu đặt ra trong công tác huy động, quản lý và sử dụng VLĐ công ty cần chú ý một số vấn đề sau:
- Xác định một cách chính xác nhu cầu vốn cần thiết tối thiểu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nhu cầu về VLĐ (xác định số vốn hiện có và số vốn cần bổ sung), dựa vào tình hình sử dụng VLĐ năm trước, kết hợp nhiều phương pháp như tỷ lệ % trên doanh thu và tính toán các yếu tố ảnh hưởng từ đó có kế hoạch huy động các nguồn tài trợ phù hợp nhằm tạo điều kiện chủ động về vốn cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở khai thác hết mọi tiềm năng về vốn, tránh tình trạng ứ đọng, lãng phí hay thiếu vốn.
- Muốn sử dụng VLĐ có hiệu quả, công ty cần nghiên cứu kỹ kết cấu của VLĐ và sự biến động của nó, qua đó cho thấy những biến đổi tích cực cũng như tiêu cực về mặt chất lượng công tác quản lý. Thực tế nghiên cứu, trong tổng VLĐ của công ty các khoản phải thu còn rất cao, tuy trong năm đã giảm song vẫn còn chưa hợp lý, số ngày một vòng quay các khoản phải thu tăng dần. Công ty cần có biện pháp khắc phục vấn đề này để có vốn đem vào đầu tư sản xuất kinh doanh.
- Việc lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn nhất thiết phải dựa vào sự phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính của những kỳ trước, những dự kiến về hoạt động kinh doanh và những dự kiến về biến động thị trường. Trong kế hoạch huy động vốn, tùy theo khả năng của mình công ty có thể huy động vốn từ các nguồn sau: Bên cạnh nguồn vốn hạn chế do nhà nước cấp, công ty có thể huy động vốn từ bên ngoài, từ cán bộ công nhân viên hoặc từ nguồn vốn chiếm dụng. Để thực hiện được, trong năm tới công ty cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Giữ vững và nâng cao uy tín đối với ngân hàng, đẩy mạnh việc thanh toán đúng hạn, không để nợ quá hạn tồn đọng làm ảnh hưởng tới các lần vay vốn tiếp theo.
- Tăng cường huy động vốn từ công nhân viên chức bằng cách trả lãi bằng hoặc cao hơn ngân hàng giúp cho mối quan hệ giữa người lao động và người chủ công ty được bền chặt, người lao động sẽ có ý thức làm việc vì lời ích của công ty và bản thân nhiều hơn.
- Thực hiện tốt nguyên tắc “giữ chữ tín” trong thanh toán đối với các khoản nợ phải trả.
- Ngoài ra công ty có thể khai thác nguồn vốn ODA và tổ chức sử dụng tốt để lấy uy tín lâu dài.
b) Hạn chế sản phẩm dở dang, quản lý chặt chẽ, tiết kiệm trong sử dụng nguyên liệu
Do trên thị trường tràn ngập nhiều hàng sản xuất cùng chủng loại với giá rẻ và mẫu mã đa dạng, công ty phải cạnh tranh rất gay gắt vì thế công ty cần có kế hoạch phấn đấu giảm giá thành sản phẩm.
Nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Do vậy, sử dụng tiết kiệm nguyên liệu góp phần quan trọng trong việc giảm giá thành của sản phẩm. Trong số nguyên liệu của công ty có một số phải nhập từ nước ngoài về vì thế công ty cần lập kế hoạch dự trữ nguyên liệu, tổ chức tốt quá trình thu mua sao cho sát với tình hình sản xuất bởi dự trữ hợp lý nguyên liệu sẽ tránh tổn thất cho sản xuất như việc ngừng sản xuất do thiếu nguyên liệu hoặc sự ứ đọng nguyên liệu dẫn đến giảm phẩm chất, giá trị. Công ty cần có các biện pháp nhằm sử dụng hiệu quả nguyên liệu như tiến hành lập định mức sử dụng nguyên liệu, biện pháp khuyến khích vật chất và tinh thần cho công nhân để họ sử dụng nguyên liệu hiệu quả hơn nhằm giảm lượng phế thải, đồng thời tìm kiếm những nguồn cung cấp nguyên liệu mới giá rẻ hơn hoặc những điều kiện cung cấp thuận lợi hơn, mặt khác có thể tìm kiếm những nguồn cung cấp nguyên liệu trong nước thay cho việc nhập khẩu từ nưóc ngoài.
Hiện sản phẩm dở dang của công ty đang chiếm tỷ lệ rất lớn trong hàng tồn kho, để hạn chế sản phẩm dở dang trong khâu sản xuất giúp tăng vòng quay của vốn công ty cần cân đối lại, hợp lý hóa dây chuyền sản xuất, máy móc giữa các khâu, các bộ phận tránh gây lãng phí nguyên liệu, thời gian.
Do công ty chuyên sản xuất hàng sợi, vải nên cần cải tiến kỹ thuật bảo quản bởi hàng sợi, vải dễ bị ẩm ướt có thể dẫn đến mốc, hư hỏng, rách… Vì vậy, cần có một cấu trúc nhà kho bền chặt và có khả năng thấm cao, nền khô, cao ráo, bố trí thông thoáng các thiết bị kho, quét ve hoặc sơn tường kho…
c) Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm
Trong thời gian qua, do thị trường có tốc độ tăng trường nhanh và ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh với công ty về chất lượng, giá cả, mẫu mã khiến công ty rơi vào hoàn cảnh khó khăn, vì vậy công ty cần tiến hành các biện pháp để đẩy mạnh số lượng sản phẩm tiêu thụ.
Để công tác bán hàng được tốt, công ty cần thực hiện tốt một số biện pháp về Marketting như: khảo sát và nghiên cứu thị trường (đây là điểm yếu của công ty hiện nay), tiếp thị, tổ chức các chương trình quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài, báo…) nhằm cải thiện hình ảnh và giúp công chúng biết đến nhiều hơn, tham gia các triển lãm, hội chợ trên phạm vi toàn quốc để kích thích nhu cầu mua sản phẩm của công ty, đồng thời kết hợp với việc nắm bắt các thông tin, thị hiếu từ người tiêu dùng để có hướng đi cho những dòng sản phẩm ưu chuông hoặc không được ưu chuộng.
Như đã nghiên cứu, năm vừa qua công ty đã có những cố gắng đáng kể trong công tác tiêu thụ sản phẩm, tuy không cao. Trong năm tới cần phải có kế hoạch tổ chức tiêu thụ tốt hơn thông qua các phương thức bán hàng linh hoạt như: chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán với các khách hàng lâu năm hoặc những khách hàng mua với số lượng lớn, thanh toán trước kỳ hạn, trong trường hợp cần thiết sẽ khuyến mại để khuyến khích thanh toán…. Nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng cường khả năng thu hồi vốn.
Hiện nay mạng lưới tiêu thụ của công ty tuy đã được mở rộng hơn những năm trước song do nhu cầu chung của thị trường, công ty cần mở thêm các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm trên phạm vi cả nước
Tăng khối lượng tiêu thụ sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm là cơ sở để công ty thực hiện các kế hoạch phát triển hơn nữa trong tương lai, là điều kiện để công ty có thể tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị làm giảm chi phí phân bổ khấu hao cho một đơn vị sản phẩm và làm tăng thêm lợi nhuận bình quân một sản phẩm.
d) Cần tổ chức tốt công tác thanh toán và thu hồi nợ, áp dụng chính sách bán chịu hợp lý
Qua phân tích tình hình công nợ của công ty cho thấy việc quản lý nợ phải thu của công ty trong năm qua chưa tốt làm cho số vòng quay các khoản phải thu giảm đi đáng kể, kỳ thu tiền tăng lên, các khoản phải thu vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số VLĐ làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng. Trong thời gian tới, để đẩy mạnh công tác thanh toán và thu hồi các khoản nợ, công ty cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:
* Về chính sách bán chịu: Xuất phát từ những căn cứ sau:
- Khả năng tài chính của công ty: Hiện tại, tỷ trọng vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ lệ rất nhỏ 16,57% trong tổng vốn kinh doanh, chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của công ty tương đối thấp. Do đó, công ty càng mở rộng chính sách bán chịu cho khách hàng thì càng dễ gặp rủi ro trong vấn đề thanh toán của chính công ty.
- Thời hạn bán chịu: Tùy từng khách hàng mà công ty thỏa thuận thời hạn bán chịu khác nhau, nhưng thông thường là khoảng 90 ngày. Thời hạn bán chịu như vậy khá dài, chưa phù hợp với tình hình và điều kiện của công ty.
- Tỷ lệ chiết khấu: Công ty hiện áp dụng tỷ lệ chiết khấu 1% trên giá bán, đây là tỷ lệ chiết khấu nhỏ không khuyến khích được khách hàng.
- Hệ số giới hạn các khoản phải thu:
Hệ số giới hạn các khoản phải thu
=
Khoản phải thu bình quân
Doanh thu bán hàng
Hệ số giới hạn các khoản phải thu trong 3 năm 2006, 2007, 2008 lần lượt là 12,95%, 24,86%, 38,56%. So với hệ số giới hạn trong ngành (5%) thì hệ số của công ty là rất cao.
Từ những nhận xét trên ta thấy chính sách bán chịu của công ty hiện chưa thực sự hợp lý. Công ty nên rút thời hạn bán chịu xuống còn 45-60 ngày, khống chế hệ số giới hạn các khoản phải thu từ 8-10%, tăng tỷ lệ chiết khấu lên 2-3%. Cần đặt câu hỏi, liệu giảm chi phí đầu tư khoản phải thu có đủ bù đắp thiệt hại do giảm lợi nhuận hay không? Nếu câu trả lời là có thì nên thực hiện chính sách bán chịu.
* Biện pháp quản lý các khoản phải thu:
- Việc thu hồi công nợ phải được tiến hành thường xuyên.
- Theo dõi chặt chẽ tình trạng các khoản nợ, đặc biệt là các khoản nợ cũ, nợ quá hạn. Mở sổ chi tiết theo từng đối tượng, có kế hoạch điều chỉnh kịp thời khi nguồn nợ tăng quá cao. Đối với những trường hợp bán chịu, phải nắm chắc khả năng thanh toán của khách hàng (tình hình tài chính của họ cả ở hiện tại và tương lai), thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở khách hàng khi sắp đến hạn thu tiền.
- Đối với khách hàng, cần nhanh chóng thu hồi nợ, xử lý dứt điểm các khoản nợ cũ, tiến hành thu các khoản nợ mới. Công ty cũng cần đề ra thời hạn tín dụng cụ thể đối với từng khách hàng và phải có biện pháp xử lý đối với các khoản nợ kéo dài như chỉ tiếp tục làm việc với họ khi nợ cũ đã được thu hồi hoặc họ phải ứng tiền trước với tỷ lệ lớn hơn so với các khách hàng khác.
- Với những đơn đặt hàng giá trị lớn cần yêu cầu khách hàng đặt trước một khoản tiền và sử dụng hợp đồng kinh tế với điều khoản ràng buộc như nếu không thanh toán đúng hạn sẽ chịu lãi hoặc bị phạt tiền để đảm bảo việc thanh toán đúng hạn.
- Ngoài ra công ty cần giao quyền chủ động hạch toán đầy đủ và tự chịu trách nhiệm cho các bộ phận kinh doanh, bộ phận bán hàng.
Định kỳ, công ty cần tổng kết liệt kê lại các khách hàng, phân tích tình hình nợ phải thu nhằm phát hiện kịp thời những khoản phải thu có vấn đề như các khoản phải thu quá hạn, những khoản phải thu chưa đến hạn nhưng chủ nợ có dấu hiệu bỏ trốn, mất tích, hoặc lâm vào tình trạng phá sản… từ đó có biện pháp xử lý thích hợp.
e) Vấn đề hàng tồn kho và trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Hiện hàng tồn kho của công ty được quản lý và sử dụng khá hiệu quả, vòng quay hàng tồn kho tăng dần qua các năm. Dù vậy, công ty cần có kế hoạch dự trữ hàng tồn kho hợp lý bởi tồn kho quá cao sẽ làm tăng chi phí tồn kho còn tồn kho thấp sẽ tốn kém chi phí trong việc đặt hàng, chuyển đổi lô sản xuất, bỏ lỡ có hội thu lợi nhuận. Mà hàng hóa của công ty là các sản phẩm sợi và vải, những sản phẩm này luôn tiềm ẩn những rủi ro cao như lỗi mốt, rách, hỏng, và sẽ thay đổi mẫu mã, kiểu dáng theo từng năm phụ thuộc vào sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng, vì vậy lượng hàng tồn kho nên giữ mức vừa phải (để có thể đáp ứng nhu cầu bất thường của khách hàng) nếu không năm sau có thể giảm một khoản lớn giá trị.
Kinh doanh luôn gắn liền với rủi ro, do đó để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được an toàn thì việc trích lập dự phòng được xem là một trong những biện pháp tối ưu, được sử dụng nhiều nhất. Tỷ trọng khoản phải thu trong tổng VLĐ của công ty là khá lớn và chắc chắn sẽ đem lại nhiều rủi ro, ví dụ như công việc kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn và khách hàng không thể trả nợ đúng hạn hoặc khách hàng không còn khả năng thanh toán… sẽ khiến tình hình tài chính của công ty rơi vào tình trạng xấu. Nhưng đến năm 2007 công ty mới trích lập dự phòng (và trích lập với giá trị lớn) đó là một thiếu sót lớn trong công tác quản lý nợ phải thu. Vì vậy thời gian tới việc trích lập dự phòng cần thực hiện một cách nghiêm chỉnh hơn nữa.
4.4.3.2 Một số ý kiến đề nghị
Để thực hiện được mục tiêu không ngừng gia tăng sản lượng tiêu thụ, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, biện pháp khả dĩ đối với các công ty Dệt May hiện nay cũng như đối với công ty TNHHNN MTV Dệt 8_3 là tăng khối lượng tiêu thụ sản phẩm. Để tăng khối lượng tiêu thụ sản phẩm cần thực hiện các biện pháp sau:
* Nâng cao chất lượng sản phẩm
Để sản phẩm của công ty sản xuất ra có chất lượng tốt, đáp ứng được những yêu cầu của thị trường thì cần phải tổ chức tốt công tác quản lý chất lượng lao động. Đối với lao động gián tiếp phải sắp xếp công việc phù hợp với sở trường, trình độ của từng cá nhân thì mới có thể khai thác triệt để khả năng tư duy, đầu óc sáng tạo. Còn đối với người lao động trực tiếp, công ty cần tạo ra không khí đoàn kết, quần chúng giữa đội ngũ lãnh đạo với người công nhân thông qua các buổi nói chuyện để lắng nghe ý kiến và cố gắng giải đáp thắc mắc của họ một cách chân thành, thẳng thắn. Nếu những cá nhân có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất hoặc những sáng kiến mang lại lợi ích cho công ty thì cần tuyên dương, trích thưởng kịp thời. Còn đối với những tập thể cá nhân không hoàn thành kế hoạch được giao thì nên hạ một bậc thi đua và cắt thưởng. Làm như vậy sẽ có tác dụng răn đe, giáo dục giúp công nhân có ý thức kỷ luật hơn. Công ty nên thường xuyên định kỳ tổ chức các cuộc thi tay nghề và khám sức khỏe để đánh giá được tổng quan về chất lượng cũng như đội ngũ công nhân, trên cơ sở đó lập kế hoạch đào tạo cho phù hợp. Có như vậy, mới đào tạo được đội ngũ lao động thực sự có trình độ tay nghề.
Ngoài các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động kể trên thì thực hiện đầu tư vốn. Đổi mới công nghệ sản xuất cũng là giải pháp tác động đến chất lượng sản phẩm sản xuất. Việc đầu tư đổi mới trang thiết bị làm việc phải dựa trên cơ sở là các kết quả của công tác nghiên cứu thị trường về những vấn đề liên quan đến nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng cũng như các thông số kỹ thuật của thiết bị máy móc định mua về. Có như vậy thì công nghệ mới khi đưa vào khai thác, sử dụng sẽ đạt hiệu suất cao mà không gặp bất kỳ một trục trặc nào góp phần nâng cao tính liên tục trong hoạt động sản xuất của công ty.
Rõ ràng, khi thực hiện tốt công tác nâng cao chất lượng tay nghề người lao động và đổi mới công nghệ sẽ có tác động tích cực đến sản phẩm của công ty về mặt chất lượng, mẫu mã, giá cả, từ đó khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại sẽ tăng.
* Đẩy mạnh hoạt động Maketting.
Một chiến lược kinh doanh đúng đắn chỉ có thể dựa trên cơ sở thường xuyên có những thông tin đúng đắn về thị trường. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp vững mạnh trong tiếp thị là những doanh nghiệp thường xuyên thu thập thông tin trong khoảng thời gian đều đặn, cập nhật đầy đủ các cơ sở để phân tích kỹ lưỡng thị trường. Hiện nay, công tác Maketing của các công ty chưa phát huy hết năng lực, vì thế trong thời gian tới, công tác tiếp thị công ty cần phải thực hiện hiện các biện pháp cụ thể sau: Phòng Maketing_kinh doanh xuất nhập khẩu phải chọn những nhân viên có trình độ, có nhiều kinh nghiệm về Maketing. Đội ngũ tiếp thị này sẽ thực hiện các nhiệm vụ như công khai quảng cáo những thông tin về bản thân công ty, tạo ấn tượng về sản phẩm, dịch vụ đa dạng của công ty. Cải tiến phương thức phục vụ với phương châm khách hàng tự lựa chọn các sản phẩm và tận tình giới thiệu với khách hàng đầy đủ thông tin về kích thước sản phẩm, công dụng, kiểu dáng, mẫu mốt sản phẩm... Đào tạo công nhân, đặc biệt là đội ngũ tiếp thị phải làm được công việc là thăm dò nghiên cứu thị trường để báo cáo lại với cấp trên nhằm điều chỉnh những biện pháp thực hiện sau này. Bằng các biện pháp nêu trên, công ty hoàn toàn có thể tăng doanh số bán hàng góp phần vào việc tăng lợi nhuận của công ty.
* Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài các tư liệu lao động, công ty cần phải có đối tượng lao động (như nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang…). VLĐ cùng một lúc được phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và đươc biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, vì vậy muốn quá trình tái sản xuất được thực hiện, công ty phải có VLĐ đầu tư vào các quá trình khác nhau đó. Công ty sử dụng VLĐ hiệu quả bao nhiêu thì sản phẩm tiêu thụ được nhiều bấy nhiêu. Vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung.
Tổ chức và quản lý tốt quá trình thu mua, dự trữ nguyên liệu theo mô hình EOQ nhằm giảm bớt chi thu mua dự trữ góp phần hạ giá thành, tăng lợi nhuận. Vì thế công ty cần quản lý tốt khâu này để nguyên liệu phục vụ cho sản xuất có chất lượng tốt, giá cả thấp và kịp thời.
Đẩy nhanh hơn nữa tốc độ chu chuyển VLĐ trong khâu lưu thông là điểm yếu của công ty vì giá trị của thành phẩm và các khoản phải thu trong VLĐ của công ty là rất lớn. Công ty cần giảm các khoản phải thu xuống, tăng cường công tác thu nợ, điều chỉnh lại chính sách tín dụng thương mại sao cho hợp lý, đồng thời giảm bớt hàng tồn kho bằng cách tăng lượng bán ra, cân đối giữa sản xuất và nhu cầu, mở rộng thị trường tiêu thụ… cùng với việc đẩy mạnh tốc độ chu chuyển VLĐ trong khâu lưu thông và khâu sản xuất sẽ làm tốc độ chu chuyển của VLĐ tăng lên.
Làm tốt công tác hoạch định ngân sách tiền mặt để dự báo nhu cầu chi tiêu hợp lý và chính xác. Cần xác định đúng lượng dự trữ tiền mặt cần thiết để đảm bảo an toàn trong thanh toán cũng như trong quá trình sản xuất kinh doanh, giảm tối đa rủi ro về lãi suất. Có nhiều cách tăng tốc độ thu vốn bằng tiền như: áp dụng chính sách chiết khấu hợp lý, thiết lập thanh toán qua ngân hàng đối với những khách hàng lớn, tổ chức bộ phận làm công tác nhắc nhở và thu hồi nợ… Để khai thác triệt để nguồn tiền mặt nhàn rỗi của công ty nhằm giảm chi phí về vốn và tăng thu, có nhiều cách để thực hiện như: đem tiền gửi ngân hàng, cho các công ty có uy tín sử dụng, bổ sung vốn cho các dự án đầu tư đang hoạt động hiệu quả…
* Chính sách phân phối sản phẩm.
Trong những năm vừa qua các hình thức bán hàng mà công ty sử dụng về cơ bản là phù hợp với các hoạt động kinh doanh, song cơ cấu có chỗ chưa hợp lý. Trong thời gian tới công ty cần thay đổi cơ cấu cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Tiếp tục đẩy mạnh bán buôn để đẩy nhanh tổng doanh số bán ra và tạo mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng. Trong bán buôn, cần tăng cường hình thức bán hàng giao thẳng không thông qua kho vì hình thức này đảm bảo tiết kiệm nhiều chi phí, thu được lợi nhuận cao và sẽ đẩy mạnh vòng quay vốn kinh doanh.
Thực hiện đa dạng hóa các hình thức bán hàng để phục vụ tốt nhu cầu của mọi khách hàng. Sử dụng marketting như một công cụ nhằm thúc đẩy hoạt động bán hàng. Công ty cần mở rộng các cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở các tỉnh trong cả nước, không ngừng huấn luyện đội ngũ cán bộ bán hàng nhằm nâng cao năng lực và kinh nghiệm.
Công ty cần duy trì, phát triển quan hệ với các đơn vị mua hàng thường xuyên với khối lượng lớn, ký kết các hợp đồng tiêu thụ với bộ phận khách hàng này để đảm bảo hàng hóa tiêu thụ được ổn định đồng thời tạo dựng và nâng cao uy tín đối với khách hàng. Các hợp đồng kinh tế là cách thức nhằm đạt được mục tiêu an toàn trong kinh doanh do đó cần đẩy mạnh việc giao dịch và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
Đối với thị trường mới, công ty phải có chiến lược thâm nhập thích hợp bởi đây chính là nơi mở rộng quan hệ với bạn hàng mới. Công ty cần nỗ lực trong việc tìm tòi và phân tích những thông tin về các biến cố trên thị trường nhằm tìm kiếm các cơ hội kinh doanh phù hợp với tiềm năng của công ty từ đó tiến hành đầu tư kinh doanh các mặt hàng mà thị trường đòi hỏi nhằm đem lại lợi nhuận tối ưu nhất.
Nếu công ty làm tốt công tác nghiên cứu thị trường và chính sách phân phối sản phẩm sẽ là giải pháp tốt để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.
* Giải pháp về chiến lược con người
Công ty cần phải nâng cao chất lượng cán bộ công nhân viên bằn cách cử cán bộ và công nhân có năng lực đi học, mời các chuyên gia về giảng dạy và hướng dẫn sử dụng các thiết bị máy móc công nghệ mới. Thông qua đó có thể tận dụng triệt để những tính năng của những thiết bị, máy móc mới, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động.
Lãnh đạo công ty cần mạnh dạn hơn nữa trong việc bố trí sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, thay những cán bộ năng lực kém, thiếu phẩm chất đạo đức ra khỏi công ty, đồng thời đề bạt những cán bộ có tay nghề cao, chuyên môn kỹ thuật vững chắc và có khả năng lãnh đạo vào những vị trí quản lý.
Đối với công nhân trong công ty cần cố gắng nâng cao tay nghề nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất, thao tác tay nghề phải đúng với quy trình công nghệ, phải mang trang phục bảo hộ đầy đủ trước khi làm việc, tránh được tổn thất tối đa trong vấn đề tai nạn lao động, nâng cao tính thần trách nhiệm trong việc bảo quản tài sản của công ty, tránh lãng phí nguyên nhiên liệu.
Lãnh đạo công ty cần phải quan tâm hơn nữa trong việc chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên. Coi trọng công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, phấn đấu vì mục tiêu: “Xanh – Sạch – Đẹp”, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân viên của công ty hăng say lao động sản xuất.
* Các giải pháp khác.
Đổi mới công tác kế toán để có thể cung cấp thông tin cho người quản lý một cách tốt nhất. Muốn vậy, kế toán trưởng phải sắp xếp công việc cho kế toán viên phù hợp với năng lực, sở trường của họ. Nếu có thể, công ty nên thực hiện tất cả công tác kế toán trên máy vi tính nhằm làm tăng tính chính xác, nhanh chóng, kịp thời thông tin cho nhà quản trị. Khi đó các quyết định đưa ra sẽ có lợi cho công ty hơn.
Công ty cần tiến hành thường xuyên công tác phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ, hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở thấy được những mặt mạnh, mặt yếu để có biện pháp khắc phục.
PHẦN V: KẾT LUẬN
Vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một vấn đề mang tính thời sự bức thiết, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là trong cơ chế mở cửa như hiện nay.
Công ty TNHHNN MTV Dệt 8_3 được thành lập vào ngày 8/3/1965, trải qua hơn 44 năm thành lập và phát triển đã đạt được những thành công nhất định trên lĩnh vực dệt may Việt Nam. Qua phân tích thực trạng hiệu quả quản lý và sử dụng VLĐ của công ty trong thời gian qua, nhất là 2 năm gần đây nhìn chung chưa thực sự hiệu quả. Các chỉ tiêu phân tích cho ta thấy rõ điều đó, vòng quay hàng tồn kho thấp, tình trạng thu hồi các khoản nợ phải thu chậm, hàng tồn kho tăng cao.
Để khắc phục tình trạng trên trong thời gian tới công ty cần có những sự thay đổi hoặc điều chỉnh một cách hợp lý hơn công tác quản lý VLĐ của công ty. Đầu tiên là phải chủ động xây dựng một kế hoạch sử dụng VLĐ, để làm được điều đó cần xác định chính xác nhu cầu vốn cần thiết tối thiểu cho hoạt động kinh doanh, sau đó nghiên cứu kỹ kết cấu về VLĐ và sự biến động của nó ở những kỳ trước, từ đó làm cơ sở để tính toán và đưa ra kết quả. Tiếp đó, cần nâng cao chất lượng và trình độ của nhân viên, cán bộ quản lý. Tổ chức, bố trí, sắp xếp lại các nhân viên quản lý VLĐ sao cho phù hợp với khả năng từng người. Từ đó sẽ đưa ra được những chính sách hợp lý trong việc quản lý vốn bằng tiền một cách khoa học, thu hồi các khoản nợ, các khoản phải thu tốt hơn và hàng tồn kho được luân chuyển nhanh hơn.
Hy vọng trong những năm tiếp theo, công ty sẽ quản lý và sử dụng vốn lưu động ngày càng hiệu quả.
--------------------------------------------------
(Bài luận văn của em được viết dựa trên khung đề cương chi tiết tuy nhiên khi phân tích thực tế sẽ có nhiều thiếu sót do đánh giá sai lệch hoặc không đúng về vấn đề em nghiên cứu. Mong nhận được sự đánh giá, góp ý từ thầy ạ!)
SV: Nguyễn Thị Hòa_ML (^_^)
Trêng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi
khoa kÕ to¸n vµ qu¶n trÞ kinh doanh
---------- ¶ ----------
luËn v¨n
tèt nghiÖp ®¹i häc
§Ò tµi:
“Tình hình tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 8- 3”
Gi¸o viªn híng dÉn : PGS.ts. lª h÷u ¶nh
Sinh viªn thùc hiÖn : nguyÔn thÞ hoµ
Líp : KEC – K50
Hµ Néi - 2009
môc lôc
2.2.3.3 Quản lý hàng tồn kho 19
2.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 23
2.3.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động 23
2.3.2 Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 23
2.3.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động 23
2.3.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ 23
2.3.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hàng tồn kho 26
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SXKD CỦA CÔNG TY VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
3.1 Các đặc điểm cơ bản về công ty 28
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 28
3.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 31
3.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 32
3.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 34
3.1.5 Tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn năm 2008 của công ty 34
3.1.6 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh qua 2 năm của công ty 37
3.2 Phương pháp nghiên cứu 40
3.2.1 Thu thập số liệu 40
3.2.2 Phân tích và xử lý số liệu 40
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
4.1 Đặc điểm vốn lưu động tại công ty 42
4.1.1 Kết cấu vốn lưu động của công ty 42
4.1.2 Nguồn hình thành vốn lưu động của công ty 45
4.2 Tình hình quản lý vốn lưu động của công ty 46
4.2.1 Quản lý vốn bằng tiền 46
4.2.1.1 Công tác quản lý vốn bằng tiền 46
4.2.1.2 Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn bằng tiền 48
4.2.2 Quản lý các khoản phải thu 53
4.2.2.1 Công tác quản lý các khoản phải thu 53
4.2.2.2 Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng các khoản phải thu 55
4.2.3 Quản lý hàng tồn kho 64
4.2.3.1 Công tác quản lý hàng tồn kho 64
4.2.3.2 Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng hàng tồn kho 65
4.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 69
4.3.1 Tốc độ luân chuyển VLĐ 69
4.3.2 Số VLĐ tiết kiệm hay vượt chi 70
4.3.3 Mức đảm nhiệm VLĐ 71
4.3.4 Tỷ suất lợi nhuận VLĐ 71
4.4 Đề xuất một số ý kiến đóng góp về tình hình tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ của công ty 72
4.4.1 Đánh giá tình hình sử dụng vốn tại công ty 72
4.4.1.1 Ưu nhược điểm trong công tác quản lý VLĐ tại công ty 72
4.4.1.2 Nguyên nhân 74
4.4.2 Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty trong năm tới 75
4.4.2.1 Mục tiêu, biện pháp phấn đấu của công ty trong năm 2009 75
4.4.2.2 Phương hướng quản lý VLĐ của công ty trong năm 2009 76
4.4.3 Một số ý kiến đóng góp về tình hình tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ của công ty 76
4.4.3.2 Một số ý kiến đề nghị 83
PHẦN V: KẾT LUẬN 89
danh môc b¶ng
Bảng 01: Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của công ty từ 2006 - 2008 35
Bảng 02: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 39
Bảng 03: Kết cấu vốn lưu động của công ty từ 2006 - 2008 42
Bảng 04: Kết cấu vốn lưu động theo nguồn hình thành của công ty từ 2006 - 2008 45
Bảng 05: Kết cấu vốn bằng tiền của công ty từ 2006 - 2008 48
Bảng 06: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty TNHHNN MTV Dệt 8-3 trong năm 2008 51
Bảng 07: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền 53
Bảng 08: SỔ CHI TIẾT CÔNG NỢ 56
Bảng 09: Danh sách tổng hợp công nợ khách hàng Năm 2008 57
Bảng 10: Danh sách tổng hợp nợ quá hạn công ty từ 2006 - 2008 59
Bảng 11: Cơ cấu các khoản phải thu của công ty từ 2006 - 2008 60
Bảng 12: Chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ chiếm dụng vốn của công ty 62
Bảng 12: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng khoản phải thu 63
Bảng 11: Cơ cấu hàng tồn kho của công ty từ 2006 - 2008 65
Bảng 12: Bảng tổng hợp xuất nhập tồn trong kho 67
Bảng 13: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng hàng tồn kho 68
Bảng 13: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 69
danh môc s¬ ®å
Sơ đồ 01: Vòng luân chuyển TSLĐ 5
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất ở Công ty TNHHNN MTV Dệt 8-3 30
Sơ đồ 03: Tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHHNN MTV Dệt 8 - 3 31
Sơ đồ 04: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHHNN MTV Dệt 8 - 3 33
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 54. HOA.doc