Giá trị bảo hiểm của tàu là tổng giá trị của tàu lúc bắt đầu bảo hiểm, kể cả máy móc, trang thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, đồ đạc, đồ dự trữ, lương thực, thực phẩm cho thủy thủ, tiền lương ứng trước, các chi phí cần thiết để chuẩn bị cho chuyến đi, cộng với phí bảo hiểm toàn bộ tàu.
Giá trị bảo hiểm của cước phí là tổng tiền cước vận chuyển cộng với phí bảo hiểm. Ở Việt Nam, giá trị bảo hiểm của tàu được xác định trên cơ sở giá trị thực tế của tàu, giá trị thực tế của tàu được xác định theo giá tàu thuyền trên thị trường trong nước hoặc thị trường quốc tế cùng loại.
Giá trị bảo hiểm ghi trên hợp đồng bảo hiểm là giới hạn trách nhiệm cao nhất mà người bảo hiểm nhận trách nhiệm bồi thường đối với một vụ tổn thất.
2.2.4.2. Số tiền bảo hiểm
Bảo hiểm thân tàu là dạng bảo hiểm tài sản, cho nên số tiền bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị theo giá thị trường của đối tượng bảo hiểm. Điều đó có nghĩa là số tiền bảo hiểm bao gồm giá trị vỏ tàu, máy móc và trang thiết bị trên con tàu. Thông thường, chủ tàu bảo hiểm thấp hơn giá trị con tàu vì thực tế tàu ít khi gặp tổn thất toàn bộ. Trong trường hợp chủ tàu tham gia bảo hiểm theo điều kiện “Bồi thường tổn thất đầu tiên” khi có tổn thất phát sinh, nếu các tổn thất nhỏ hơn hoặc bằng số tiền bảo hiểm, bảo hiểm sẽ bồi thường theo thiệt hại thực tế, nếu tổn thất lớn hơn số tiền bảo hiểm, bảo hiểm sẽ bồi thường bằng số tiền bảo hiểm.
99 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1060 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE) (2000 - 2006), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à 25.434 $, gần bằng mức phí chuyển nhượng năm 2000. Tuy nhiên đến năm 2006 tốc độ tăng đã giảm, chỉ còn 14,84% so với năm 2005, nguyên nhân là trong những năm gần đây tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ này là tương đối cao, xấp xỉ 150% nên các công ty nhận tái không mặn mà với nghiệp vụ này.
Tương ứng với sự gia tăng của giá trị tuyệt đối thì tỷ trọng phí tái bảo hiểm chuyển nhượng cho thị trường trong nước so với tổng phí chuyển nhượng có sự tăng dần qua các năm từ 5,8% năm 2000 lên 7,6% năm 2006, tỷ trọng phí chuyển nhượng bình quân năm 2000-2006 là khoảng 6,7% so với tổng phí chuyển nhượng.
Có thể nói từ những kết quả phân tích trên cho ta thấy những cố gắng của VINARE trong việc tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm gốc trong nước nhận tái bảo hiểm từ tổng công ty với mức hoa hồng ưu đãi, qua đó nâng mức phí giữ lại của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất thân tàu trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Tuy nhiên nếu so sánh giữa số phí được chuyển nhượng trong nước với tổng số phí tái bảo hiểm được chuyển nhượng thì con số 6,75% (tỷ lệ phí chuyển nhượng trung bình giai đoạn 2000-2006) vẫn là rất khiêm tốn. Mặc dù tỷ lệ này như chúng ta đã thấy có những dấu hiệu rất tích cực song do khả năng tài chính còn hạn hẹp của các công ty bảo hiểm gốc trong nước nên chúng ta vẫn không tận dụng được hết khả năng của thị trường.
Bảng 10: Tình hình chuyển nhượng phí tái bảo hiểm vật chất thân tàu ra nước ngoài của VINARE (2000-2006)
Năm
Tổng phí chuyển nhượng ($)
Phí TBH chuyển nhượng ra nước ngoài ($)
Tốc độ tăng trưởng phí (%)
Tỷ trọng phí chuyển nhượng (%)
2000
493.270
464.660
-
94,2
2001
510.156
479.036
3,09
93,9
2002
602.956
563.764
17,68
93,5
2003
707.096
659.014
16,89
93,19
2004
831.382
772.354
17,19
92,9
2005
1.157.012
1.072.550
38,87
92,7
2006
1.276.210
1.179.218
9,94
92,4
Tổng
5.578.082
5.190.596
TB: 17,28
TB: 93,25
(Nguồn: Phòng Tái bảo hiểm Hàng hải - VINARE)
Bảng số liệu trên cho thấy tuy tỷ trọng phí chuyển nhượng ra nước ngoài đều giảm qua mỗi năm từ 94,2% (năm 2000) xuống 93,25% (năm 2006) song phí tái bảo hiểm ra nước ngoài vẫn có chiều hướng tăng 464.660 $ (năm 2000) - 1.179.218 $ (năm 2006). Mức tăng phí chuyển nhượng hàng năm khoảng 17,28%. Điều này có thể giải thích do tỷ lệ bồi thường ở nghiệp vụ này những năm gần đây là rất cao, các công ty bảo hiểm trong nước còn hạn chế về tài chính nên mức nhận tăng hàng năm là còn thấp. Hàng năm VINARE cố gắng nâng mức giữ lại cho thị trường ở mức tối đa nhất, sau đó mới chuyển ra nước ngoài nhưng tỷ trọng phí chuyển ra nước ngoài vẫn là quá lớn so với tỷ lệ nhượng trong nước. Tỷ trọng phí chuyển nhượng ra nước ngoài trung bình giai đoạn 2000-2006 khoảng 93,25% trong khi tỷ trọng phí nhượng bình quân trong nước chỉ khoảng 6,75%.
Để đánh giá thành công của VINARE ta có thể xem vào bảng số liệu về cơ cấu phí chuyển nhượng cho thị trường trong nước và nước ngoài như sau:
Bảng 11: Cơ cấu phí chuyển nhượng tái bảo hiểm vật chất thân tàu cho thị trường trong nước và nước ngoài của VINARE (2000-2006)
Năm
Phí tái bảo hiểm chuyển nhượng
Thị trường trong nước
Thị trường nước ngoài
Tổng ($)
Giá trị
($)
Tỷ trọng (%)
Giá trị
($)
Tỷ trọng (%)
2000
28.610
5,8
464.660
94,2
493.270
2001
31.120
6.1
479.036
93,9
510.156
2002
39.192
6,5
563.764
93,5
602.956
2003
48.082
6,8
659.014
93,19
707.096
2004
59.028
7,1
772.354
92,9
831.382
2005
84.462
7,3
1.072.550
92,7
1.157.012
2006
96.992
7,6
1.179.218
92,4
1.276.210
Tổng
387.486
TB: 6,75%
5.190.596
TB: 93,25
5.578.082
(Nguồn: Phòng Tái bảo hiểm Hàng hải - VINARE)
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rõ được sự thay đổi cơ cấu phí chuyển nhượng cho thị trường trong nước và nước ngoài qua các năm giai đoạn 2000-2006 của VINARE. Nếu như tỷ trọng phí chuyển nhượng cho thị trường trong nước có xu hướng tăng dần qua các năm từ 5,8% - 7,6%, tương ứng giá trị tuyệt đối cũng tăng thì tỷ trọng phí nhượng tái ra nước ngoài và giá trị tuyệt đối có xu hướng giảm dần từ 94,2% - 92,4%. Có thể nói những con số trên một lần nữa khẳng định những thành công của VINARE trong vai trò điều tiết thị trường bảo hiểm Việt Nam, nâng mức giữ lại cho toàn thị trường.
Từ những phân tích trên có thể nói hoạt động nhượng tái bảo hiểm của VINARE trong thời gian qua mang lại hiệu quả rất cao không chỉ riêng cho bản thân tổng công ty mà còn đóng góp vào sự phát triển chung của thị trường bảo hiểm Việt Nam.
3.2.4. Tình hình tổn thất nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006)
3.2.4.1. Tình hình tổn thất thuộc trách nhiệm hợp đồng nhận tái bảo hiểm
Cùng với những tổn thất trên thị trường bảo hiểm vật chất thân tàu đang diễn ra theo chiều hướng xấu thì tổn thất thuộc trách nhiệm hợp đồng nhận tái bảo hiểm cháy cũng có xu hướng ra tăng, cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 12: Tình hình tổn thất thuộc trách nhiệm hợp đồng nhận tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006)
Năm
Tổng phí thu
nhận tái
($)
Tổn thất thuộc trách nhiệm HĐ nhận TBH ($)
Tỷ lệ bồi thường
(%)
2000
719.270
405.698
56,4
2001
753.156
605.734
80,43
2002
907.956
1.286.244
141,66
2003
1.087.096
585.110
53,82
2004
1.289.382
2.405.266
186,54
2005
1.835.012
2.976.226
162,19
2006
1.946.210
2.866.034
147,26
Tổng
8.538.082
11.130.312
TB: 130
(Nguồn: Phòng Tái bảo hiểm Hàng hải - VINARE)
Từ bảng số liệu trên đưa cho ta những nhận định sau:
Tổn thất thuộc trách nhiệm hợp đồng tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm vật chất thân tàu tăng nhanh và có sự biến động phức tạp khó dự đoán. Nếu như năm 2000 tổn thất thuộc trách nhiệm hợp đồng tái bảo hiểm chỉ là 405.698 $ thì đến năm 2006, tức là sau 7 năm tổng số tiền mà VINARE phải trả cho những tổn thất thuộc trách nhiệm của hợp đồng tái đã lên tới hơn 11 triệu $, gấp hơn 27 lần so với con số năm đầu hoạt động. Trong đó có một số năm tỷ lệ bồi thường rất cao, đểu trên 100% như:
Năm 2002: tỷ lệ bồi thường là 141,66%
Năm 2004: tỷ lệ bồi thường kỷ lục là 186,54%
Năm 2005: tỷ lệ bồi thường là 162,19%
Năm 2006: tỷ lệ bồi thường là 147,26%.
Những năm này có thể nói “chưa kinh doanh đã bị lỗ“, gây ảnh hưởng không nhỏ tới VINARE.
Nhìn vào cột tỷ lệ bồi thường có thể chia giai đoạn này thành 2 mốc:
2000-2002: Đặc điểm ở mốc này là phí nhận tái tăng khá nhanh đồng thời tổn thất phải bồi thường cũng tăng làm cho tỷ lệ bồi thường có chiều hướng tăng dần từ 56,4% - 141,66%.
2003-2006: Có thể nói năm 2003 là năm thành công nhất của nghiệp vụ này khi tỷ lệ bồi thường giảm mạnh chỉ còn 53,82% tương ứng số tiền bồi thường là 585.110 $. Sau năm 2003 phí nhận tái tiếp tục tăng tuy nhiên tổn thất phải bồi thường còn lớn hơn số phí nhận được rất nhiều, tỷ lệ bồi thường đều xấp xỉ 150%, đặc biệt là năm 2004: 186,54%. Cụ thể là một số vụ tổn thất như: Vụ tàu Vihan 05 mắc cạn tại Nhật Bản ngày 30-08-2004 với số tiền bồi thường khoảng 2.606.144 $, Tàu Mỹ Đình mắc cạn tại Quảng Ninh ngày 20-12-2004 bồi thường khoảng 4.712.414 $, Chìm tàu F.Dock do bão Billis ngày 14-07-2006 phải bồi thường ước khoảng 8.400.000 $ .....
Nhìn chung hầu hết các hợp đồng nhận tái tại VINARE đều là các hợp đồng cố định do vậy đây là một bài toán đặt ra cho các nhà tái, nên chăng biện pháp hiện tại mà VINARE nên áp dụng đó là cần phải xem xét lại các điều kiện, điều khoản trong hợp đồng tái bảo hiểm một cách cụ thể và chặt chẽ hơn để có thể loại bỏ được những rủi ro xấu được chuyển tái. Bên cạnh đó VINARE cần phải tăng cường phối hợp chặt chẽ, tham mưu tư vấn cho các công ty bảo hiểm gốc về các điều kiện, điều khoản, đánh giá rủi ro ban đầu..., đồng thời cũng phải quan tâm, chú ý đến các đội tàu, tư vấn cho họ cách đề phòng rủi ro, tư vấn kỹ thuật ....
3.2.4.2. Tình hình tổn thất thuộc trách nhiệm hợp đồng nhượng tái
Có thể nói những tổn thất thuộc trách nhiệm của các doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm vật chất thân tàu từ VINARE đã khẳng định hơn nữa tính thiết thực của hợp đồng nhượng tái bảo hiểm vật chất thân tàu đối với VINARE. Các nhà nhận nhượng tái bảo hiểm vật chất thân tàu không chỉ đóng vai trò như người hưởng phí mà dưới sự thu xếp các hợp đồng nhượng tái bảo hiểm một cách hợp lý, họ đã thực sự phân tán bớt rủi ro cho VINARE. Để thấy rõ hơn về tình hình tổn thất thuộc trách nhiệm hợp đồng nhượng tái ta có bảng số liệu sau:
Bảng 13: Tình hình tổn thất thuộc trách nhiệm hợp đồng nhượng tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006)
Năm
Phí nhượng tái
($)
Tổn thất thuộc trách nhiệm HĐ nhượng
($)
Tỷ lệ tổn thất (%)
2000
493.270
20.224
4,1
2001
510.156
31.375
6,15
2002
602.956
69.941
11,55
2003
707.096
32.385
4,58
2004
831.382
138.176
16,62
2005
1.157.012
171.816
14,85
2006
1.276.210
199.088
15,6
Tổng
5.578.082
663.005
TB: 10,49
(Nguồn: Phòng Tái bảo hiểm Hàng hải - VINARE)
Qua bảng số liệu trên cho thấy: Cùng với sự tăng trưởng của số phí chuyển nhượng tái bảo hiểm thì số tiền bồi thường của các nhà nhận tái cũng có xu hướng tăng dần. Nếu như năm 2000, giá trị tổn thất thuộc trách nhiệm nhà nhận tái từ hợp đồng nhượng từ VINARE là 20.224 $ thì năm 2006 con số đó là 199.088 $ tương đương với tỷ lệ tổn thất từ 4,1% lên tới 15,60%. Tỷ lệ tổn thất bình quân thuộc trách nhiệm các hợp đồng nhượng tái từ VINARE là 10,49% tương đương với tổng số tiền bồi thường 663.005 $, góp phần không nhỏ vào kết quả thu chi nghiệp vụ.
3.2.5. Kết quả thu- chi nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006)
3.2.5.1. Thu nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006)
Thu nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu bao gồm các nguồn thu sau:
Doanh thu phí nhận tái
Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm
Thu bồi thường nhượng tái
Để xem xét kỹ hơn về từng nguồn thu ta có bảng số liệu sau:
Bảng 14: Kết quả thu nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006)
Năm
Doanh thu phí nhận TBH
($)
Hoa hồng nhượng TBH ($)
Thu bồi thường nhượng TBH ($)
Tổng thu nghiệp vụ ($)
2000
719.270
113.452
20.224
852.946
2001
753.156
123.457
31.375
907.988
2002
907.956
150.739
69.941
1.128.636
2003
1.087.096
180.309
32.385
1.299.790
2004
1.289.382
149.648
138.176
1.577.206
2005
1.835.012
214.047
171.816
2.220.875
2006
1.946.210
230.994
199.088
2.376.292
Tổng
8.538.082
1.162.646
663.005
10.363.733
(Nguồn: Phòng Tái bảo hiểm Hàng hải - VINARE)
Trong tổng thu của nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu, nguồn thu từ doanh thu phí nhận tái bảo hiểm là nguồn thu quan trọng nhất và chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 82,38% do vậy đây là nguồn thu ảnh hưởng trực tiếp đến tổng thu nghiệp vụ.
Nguồn thu lớn thứ hai trong tổng nguồn thu và đóng góp không ít phần quan trọng là hoa hồng nhượng tái chiểm khoảng 11,21%. Đây là nguồn thu mà VINARE nhận được từ các công ty nhận tái nước ngoài và trong nước thông qua các hợp đồng chuyển nhượng tái.
Cuối cùng là nguồn thu bồi thường từ các công ty nhận tái bảo hiểm. Trong giai đoạn 2000-2006 nguồn thu này là 663.005 $ trong đó hai năm 2005 và 2006 giá trị bồi thường mà VINARE nhận được mỗi năm là 171.816 $ và 199.088 $, mỗi năm chiếm khoảng 27,50% trong tổng số thu bồi thường của cả giai đoạn. Từ những kết quả trên ta có thể thấy được sự cần thiết của tổng công ty trong việc thực hiện các hợp đồng nhượng tái nhằm phân tán bớt rủi ro có thể xảy ra.
Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng nguồn thu của nghiệp vụ có xu hướng tăng qua các năm của giai đoạn. Tổng nguồn thu của cả giai đoạn đạt 10.363.733 $ trong đó năm 2006 là năm có doanh thu cao nhất đạt 2.376.292 $, chiếm 22,93% tổng nguồn thu của cả giai đoạn, gấp gần 3 lần doanh thu của năm 2000. Kết quả này khẳng định những nỗ lực không ngừng của các cán bộ phòng tái bảo hiểm hàng hải trong việc thu xếp các hợp đồng nhận, nhượng tái đem lại nguồn thu không nhỏ cho tổng công ty.
3.2.5.2. Chi nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006)
Chi của nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE bao gồm:
Chi nhượng tái bảo hiểm
Chi hoa hồng nhận tái bảo hiểm (thủ tục phí nhận tái bảo hiểm)
Chi bồi thường thuộc trách nhiệm hợp đồng nhận tái bảo hiểm.
Sau đây là bảng kết quả chi nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE giai đoạn 2000-2006:
Bảng 15: Kết quả chi nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006)
Năm
Phí nhượng TBH ($)
Hoa hồng nhận TBH ($)
Bồi thường thuộc trách nhiệm HĐ ($)
Tổng chi nghiệp vụ ($)
2000
493.270
143.850
405.698
1.042.818
2001
510.156
165.690
605.734
1.281.580
2002
602.956
213.370
1.286.244
2.102.570
2003
707.096
260.900
585.110
1.553.106
2004
831.382
225.640
2.405.266
3.462.288
2005
1.157.012
321.130
2.976.226
4.454.368
2006
1.276.210
330.855
2.866.034
4.473.099
Tổng
5.578.082
1.661.435
11.130.312
18.369.829
(Nguồn: Phòng Tái bảo hiểm Hàng hải - VINARE)
Nhìn bảng số liệu trên ta có thể thấy được cơ cấu tỷ trọng của từng khoản chi, cụ thể như sau: Khoản chi bồi thường cho những tổn thất thuộc trách nhiệm hợp đồng nhận tái là khoản chi lớn nhất trong các khoản chi chiếm trung bình khoảng 60,59%, con số này cho thấy thị trường bảo hiểm vật chất thân tàu đang diễn ra theo chiều hướng xấu với hàng chục vụ tổn thất phải bồi thường hàng triệu đôla. Tiếp theo là phí nhượng tái bảo hiểm khoảng 30,36% và cuối cùng là hoa hồng nhận tái khoảng 9,05%.
Cho đến cuối giai đoạn 2000-2006 tổng chi nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE là khoảng 18,4 triệu $, gấp 1,77 lần tổng doanh thu của nghiệp vụ, trong đó năm 2006 là năm có số chi nghiệp vụ lớn nhất với hơn 4,47 triệu $.
3.2.5.3. Kết quả thu - chi nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006)
Trên những số liệu về kết quả thu và kết quả chi nghiệp vụ ta có thể đưa ra kết quả thu – chi nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE giai đoạn 2000-2006 như sau:
Bảng 16: Kết quả thu – chi nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006)
Năm
Thu nghiệp vụ ($)
Chi nghiệp vụ ($)
Chênh lệch
thu – chi
nghiệp vụ ($)
Tốc độ tăng trưởng kết quả thu – chi (%)
2000
852.946
1.042.818
-189.872
-
2001
907.988
1.281.580
-373.592
96,75
2002
1.128.636
2.102.570
-973.934
160,7
2003
1.299.790
1.553.106
-253.316
-74
2004
1.577.206
3.462.288
-1.885.082
644,16
2005
2.220.875
4.454.368
-2.233.493
18,48
2006
2.376.292
4.473.099
-2.096.807
-6,12
Tổng
10.363.733
18.369.829
-8.006.096
TB: 140
(Nguồn: Phòng Tái bảo hiểm Hàng hải - VINARE)
Nhìn kết quả chênh lệch thu – chi của nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu giai đoạn 2000-2006 ta có thể đưa ra những nhận định sau:
Sau 7 năm 2000-2006 tổng chênh lệch thu chi của nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu là xấp xỉ -8 triệu $, tức là kết quả kinh doanh nghiệp vụ giai đoạn này là lỗ, -8 triệu $ - một con số tương đối lớn, ảnh hưởng không nhỏ vào kết quả thu chi của cả tổng công ty.
Một điều đáng buồn của nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu giai đoạn này là năm nào cũng bị lỗ, vấn đề chỉ là năm nào lỗ ít và năm nào lỗ nhiều. Những năm 2002, 2004-2006 là những năm xảy ra khá nhiều tổn thất lớn cho nên tuy tổng thu nghiệp vụ vẫn tăng qua các năm nhưng tổng chi cũng tăng tương ứng dẫn đến tốc độ tăng trưởng kết quả thu chi cũng tăng qua mỗi năm, nhưng điều đáng nói ở đây là tốc độ tăng trưởng âm tức là năm sau lại bị lỗ nhiều hơn so với năm trước. Nếu như năm 2000 kết quả kinh doanh nghiệp vụ bị lỗ 189.872 $ thì đến năm 2006 đã bị lỗ 2.096.807 $, gấp 11 lần so với năm 2000, lỗ nặng nhất là năm 2005 lỗ 2.233.493 $. Đặc biệt năm 2004 tỷ lệ tổn thất lớn nhất 186,54% so với năm 2003 tỷ lệ này chỉ là 53,82% dẫn tới tốc độ tăng trưởng kết quả thu chi âm tăng mạnh, cụ thể là năm 2003 chỉ bị lỗ 253.316 $ thì năm 2004 đã bị lỗ 1.885.082 $, gấp gần 7,5 lần so với năm 2003. Năm 2003 tình hình lỗ của nghiệp vụ đã giảm 74% so với năm 2002 thì đến năm 2004 con số này đã tăng lên một cách chóng mặt là 644,16% so với năm 2003.
Từ những kết quả phân tích trên, vấn đề đặt ra ở đây là VINARE cần xem xét một cách cẩn thận hơn các rủi ro nhận tái, trên cơ sở đó lựa chọn phương án tái thích hợp nhằm hạn chế tổn thất thuộc trách nhiệm hợp đồng.
Từ đó một câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao biết kinh doanh nghiệp vụ này lỗ nhưng VINARE vẫn thực hiện? Lý do thứ nhất là để bảo vệ thị trường, lý dó thứ hai là nhờ có nghiệp vụ này mới có nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. Chênh lệch giữa lỗ của nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu và lãi của nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng hóa cho phép VINARE thực hiện cả hai nghiệp vụ.
3.3. Đánh giá chung
3.3.1. Những mặt đạt được
Trên cơ sở những nhận định và phân tích trên ta có thể tổng kết lại những mặt đạt được của tổng công ty trong 7 năm (2000-2006) như sau:
Tăng trưởng phí nhận tái hàng năm tăng với tốc độ tương đối cao và ổn định, qua đó khẳng định những nỗ lực không ngừng của công ty trong việc thay đổi các điều khoản, điều kiện của hợp đồng nhằm thu hút hơn nữa khách hàng tham gia thu xếp các hợp đồng nhượng tái.
Tiềm lực tài chính của tổng công ty tăng lên rõ rệt thể hiện ở mức giữ lại và tỷ lệ giữ lại hàng năm tăng, cho đến cuối giai đoạn năm 2006 mức giữ lại của nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu đã tăng lên hơn 3 lần so với năm 2000.
Phí nhượng tái ra nước ngoài có xu hướng giảm dần về tỷ số, thay vào đó phí nhượng tái cho thị trường trong nước có sự tăng lên rõ rệt. Có thể nói đây là những thành công của VINARE trong việc thu xếp các hợp đồng nhượng tái, khẳng định vai trò quan trọng của tổng công ty trong việc điều tiết, giữ nguồn dịch vụ và ngoại tệ cho thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Đảm bảo việc bồi thường cho các công ty bảo hiểm gốc được nhanh chóng, kịp thời và chính xác tạo niềm tin uy tín cho khách hàng.
Hoàn thành tốt công tác hỗ trợ khai thác và giám định các rủi ro, tổn thất của nghiệp vụ bảo hiểm gốc.
Phương án tái bảo hiểm được ứng dụng linh hoạt với cấu trúc chặt chẽ phù hợp với đặc điểm của nghiệp vụ và khả năng tài chính của tổng công ty.
Phần lớn các hợp đồng nhận và nhượng tái hiện nay được thực hiện dưới hợp đồng cố định là một trong những thành công của VINARE bởi đây không chỉ là hợp đồng tiết kiệm được chi phí và thời gian giao dịch mà nó còn khẳng định mối quan hệ chặt chẽ của VINARE với các công ty bảo hiểm gốc trong nước và các công ty nhận tái nước ngoài.
Chất lượng cán bộ nghiệp vụ bảo hiểm tái nói chung và tái bảo hiểm vật chất thân tàu nói riêng ngày càng được cải thiện, tích lũy được kinh nghiệm, đáp ứng những đòi hỏi của công việc.
3.3.2. Những mặt còn hạn chế
Có thể nói bên cạnh những mặt đạt được, nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE giai đoạn 2000-2006 cũng không tránh khỏi những khó khăn và những tồn tại nhất định. Cụ thể như sau:
Phí nhượng tái bảo hiểm của nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu trong 7 năm (2000-2006) chiếm tỷ lệ cao trong tổng phí nhận tái (trung bình 65,33%). Có thể nói nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên chính là vốn kinh doanh của tổng công ty còn hạn chế, do vậy để đảm bảo độ an toàn tài chính, tổng công ty chỉ giữ lại khối lượng dịch vụ phù hợp với khả năng cạnh tranh của mình.
Mặc dù tỷ lệ phí nhượng tái cho thị trường trong nước những năm gần đây có xu hướng tăng cao song nếu so sánh với số phí phải chuyển ra nước ngoài thì con số đó vẫn còn thấp chỉ chiếm khoảng 6,75%.
Phí nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE chủ yếu được nhận từ các hợp đồng bảo hiểm của các công ty bảo hiểm trong nước, hợp đồng nhận tái từ nước ngoài chiếm một tỷ lệ rất ít không đáng kể.
Tiềm năng thị trường tái bảo hiểm trong nước vẫn chưa khai thác được nhiều, chỉ khoảng 30% tổng khối lượng dịch vụ nhượng tái của các công ty bảo hiểm gốc trong nước.
Trong tổng doanh thu phí nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ vật chất thân tàu thì phí nhận tái bắt buộc chiếm một tỷ trọng lớn trung bình trên 50%, trong khi đó phí nhượng tái bắt buộc có xu hướng giảm đi ở những năm gần đây. Có thể nói đây là một trong những tồn tại rất lớn không chỉ ở nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu nói riêng mà còn ở trong tất cả các nghiệp vụ của tổng công ty, nó thể hiện sự phụ thuộc rất lớn vào quy định về tái bảo hiểm bắt buộc do Bộ Tài Chính ban hành.
Mặc dù đã rất cố gắng song tình hình kết quả kinh doanh của nghiệp vụ nói chung là đều bị lỗ, thậm chí có những năm kết quả kinh doanh là rất xấu. Kết quả kinh doanh thường không ổn định , khó dự đoán do chịu ảnh hưởng rất lớn từ tình hình tổn thất và phương án nhượng tái.
Hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin, các điều khoản, điều kiện phục vụ tái bảo hiểm chưa tiêu chuẩn hóa và đồng bộ do vậy có những khó khăn nhất định trong việc thực hiện hợp đồng.
Do hạn chế về thông tin, thời gian cũng như kiến thức thực tế nên việc phân tích tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE giai đoạn 2000-2006 vẫn chỉ dừng lại trong phạm vi hẹp, mang tính trực quan. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng với tiềm năng và những nỗ lực không ngừng của các cán bộ nghiệp vụ, tái bảo hiểm vật chất thân tàu sẽ đạt được các kết quả tích cực hơn trong tương lai và sẽ là một trong những nghiệp vụ dẫn đầu trong hoạt động kinh doanh của tổng công ty.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẲM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU TẠI VINARE
I. MỤC TIÊU CỦA VINARE TRONG THỜI GIAN TỚI
Đứng trước những thách thức trong quá trình hội nhập,VINARE đã xác định riêng cho mình mục tiêu chiến lược và những mục tiêu trước mắt. Cụ thể như sau:
- Mục tiêu chiến lược: Xây dựng công ty tái bảo hiểm Việt Nam thành tổng công ty cổ phần đứng đầu tái bảo hiểm trong nước và khu vực. Trung tâm điều tiết dịch vụ bảo hiểm của thị trường bảo hiểm Việt Nam,nhà đầu tư tài chính đa ngành, đa lĩnh vực.
- Những mục tiêu đến năm 2010 của VINARE:
+ Thực hiện tổ chức bộ máy theo mô hình tổ chức hiện đại, gọn nhẹ, hiệu quả.
+ Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại.
+ Tiềm năng tài chính đủ mạnh, đảm bảo khả năng thanh toán, đủ sức đảm nhận vai trò đứng đầu nhận tái bảo hiểm trong nước và khu vực.
+ Đẩy mạnh hoạt động đầu tư tài chính. Ưu tiên hoạt động góp vốn vào các công ty bảo hiểm mới thành lập.
+ Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ theo phương châm “ Giỏi chuyên môn tái bảo hiểm - am hiểu chuyên môn gốc – tôn chỉ hành động: “Sự thành đạt của doanh nghiệp là sự thành đạt của người lao động”.
+ Phấn đấu vào năm 2010 tổng doanh thu nhận tái đạt 1.721 tỷ VNĐ.
+ Phí giữ lại trên tài sản thuần năm 2010 là 57%
+ Kết dư dự phòng nghiệp vụ 500 tỷ VNĐ
+ Phí giữ lại thị trường thông qua hoạt động của VINARE giai đoạn 2007-2010 đạt 2500 tỷ VNĐ.
+ Tổng thu nộp ngân sách giai đoạn 2007 – 2010 trên 300 tỷ VNĐ.
+ Vốn điều lệ thực góp năm 2010 đạt tối thiểu 500 tỷ VNĐ.
+ Tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế bình quân năm 2010 là 1000 tỷ VNĐ.
Bảng kế hoạch lợi nhuận và cổ tức năm 2008 – 2009
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
KH
(%) tăng so với 2007
KH
(%) tăng so với 2008
Vốn điều lệ
750
0%
750
0%
Doanh thu thuần
452,2
49,63%
524,4
15.96%
Lợi nhuận sau thuế
120,2
45,84%
121,1
0.74%
LN sau thuế / doanh thu thuần
26,58%
23,09%
LN sau thuế / Vốn điều lệ
16,02%
16,14%
Cổ tức tính trên mệnh giá (%)
13%
13%
Ghi chú: QI/2008 Tổng công ty được giảm 50% thuế TNDN.
- Kế hoạch của phòng tái bảo hiểm hàng hải:
+ Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng phí nhận tái bảo hiểm, cụ thể năm 2008 doanh thu phí nhận tái đạt 150 tỷ VNĐ.
+ Tăng mức giữ lại nghiệp vụ, dự kiến của phòng tái bảo hiểm hàng hải trong thời gian tới sẽ nâng mức giữ lại từ 1 triệu $ lên 1 triệu $ cho các thiệt hại vật chất và từ 1 triệu $ lên 1,5 triệu cho các thiệt hại vật chất kèm gián đoạn kinh doanh.
II. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU TẠI VINARE TRONG THỜI GIAN TỚI
2.1. CƠ HỘI
2.1.1. Từ thị trường bảo hiểm
Theo đà chuyển biến tích cực của nền kinh tế với sự tăng trưởng cao và ổn định (trên 8,4%) tạo tiền đề cho thị trường bảo hiểm Việt Nam có thể duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh. Bên cạnh đó với chính sách đẩu tư trong và nước ngoài đã tạo ra được một lượng tích lũy đáng kể về tài sản. Đầu tư hàng năm của ngân sách trên 200.000 tỷ đồng, đầu tư nước ngoài, hoạt động đầu tư ồ ạt của khu vực kinh tế tư nhân diễn ra trong nước những năm gần đây cho thấy những cơ hội rất lớn cho ngành bảo hiểm, tái bảo hiểm nói chung và cho bảo hiểm vật chất thân tàu nói riêng.
Những nỗ lực không ngừng của các công ty bảo hiểm gốc trong nước như mở rộng thị trường, mở rộng đối tượng khách hàng, những thay đổi trong điều kiện, điều khoản của hợp đồng bảo hiểm vật chất thân tàu nhằm mục đích thu hút khách hàng bảo hiểm cho ta những dự đoán sự ra tăng khối lượng dịch vụ trong thời gian tới.
Ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam phát triển một cách đồng đều trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm đóng mới tàu, sửa chữa tàu, công nghiệp phụ trợ và vận tải hàng hải. Điều này sẽ tạo điều kiện cho ngành bảo hiểm tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực từ bảo hiểm rủi ro của người đóng tàu, bảo hiểm trách nhiệm chủ xưởng sửa chữa tàu, bảo hiểm xây dựng lắp đặt đến bảo hiểm tàu biển hoạt động... Nhìn chung, sự phát triển này sẽ đảm bảo duy trì mức độ tăng trưởng của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cao hơn so với mức tăng trưởng chung của thị trường bảo hiểm, ước khoảng 20% mỗi năm.
Chế độ bảo hiểm bắt buộc được thực thi là một điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thực hiện khai thác nghiệp vụ bảo hiểm vật chất thân tàu.
Chính sách “mở cửa” của Đảng và nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài có cơ hội tham gia vào thị trường bảo hiểm Việt Nam mang lại sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng thúc đẩy thị trường bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm vật chất thân tàu nói riêng.
2.1.2. Từ phía tổng công ty
Có thể nói, trong năm 2004 việc triển khai và hoàn tất kế hoạch chuyển đồi từ doanh nghiệp nhà nước thành tổng công ty cổ phần đã mang lại bước đột phá mới trong hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
Từ 40 tỷ VNĐ cho đến thời điểm này vốn điều lệ của VINARE lên tới 343 tỷ đồng (lên 500 tỷ VNĐ trong năm 2010). Có thể nói giải pháp cổ phần hóa là bước đi đúng đắn và thiết thực, đáp ứng những đòi hỏi khách quan trước những bất cập về khả năng cạnh tranh và sức ép của quá trình hội nhập. Việc tăng thêm vốn đồng nghĩa tăng khả năng giữ lại của doanh nghiệp, qua đó củng cố, tạo tiền đề để tổng công ty giữ vai trò nhà đứng đầu tái bảo hiểm trong nước và khu vực. Đồng thời tăng cường vai trò điều tiết dịch vụ cho thị trường trong nước.
Bản thỏa thuận nhượng tái bảo hiểm cho VINARE theo tỷ lệ tối thiểu 20% trên những dịch vụ có tái của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ tham gia góp vốn (bao gồm 13 doanh nghiệp) là điều kiện vô cùng thuận lợi bởi nó là giải pháp cho tổng công ty khi hiệp định Thương Mại Việt Mỹ có hiệu lực vào năm 2010 thực thi xóa bỏ chế độ tái bảo hiểm bắt buộc.
Mô hình hoạt động mới tạo ra bước đột phá trong phương thức điều hành và quản lý, việc phối hợp xử lý công việc giữa các phòng ban trong công ty ngày càng chặt chẽ, tinh thần đoàn kết nội bộ ngày càng cao, với đội ngũ cán bộ nhân viên nghiệp vụ đang trong quá trình trưởng thành tích lũy được nhiều kinh nghiệm khai thác và quản lý đồng thời được sự giúp đỡ và ủng hộ của các tổ chức tái bảo hiểm quốc tế và các công ty bảo hiểm trong nước giúp VINARE có bước đi dài trong quá trình hội nhập.
2.2. THÁCH THỨC
Xuất phát từ những tồn tại của nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu là tình trạng cạnh tranh hạ phí đã, đang và sẽ diễn ra theo chiều hướng xấu và phức tạp nên sẽ gây không ít những khó khăn và trở ngại cho VINARE trong việc thu xếp tái bảo hiểm trong thời gian tới.
Tình hình thị trường tái bảo hiểm quốc tế diễn biến hết sức phức tạp, diễn biến với chiều hướng xấu gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu ở VINARE. Nếu như 6 tháng đầu năm 2004 tổn thất thiên tai chỉ khoảng 2,69 tỷ $ (đây là kết quả thấp nhất trong vòng một thập kỷ qua) nhưng đến 6 tháng cuối năm 2004 các cơn bão Charley, Frances, Ivan ở Mỹ và Songda, Chaba tại Nhật, đặc biệt là trận động đất và sóng thần xảy ra ngày 26-12-2004 đã tàn phá nặng nề ở các khu vực Đông Nam Á và Nam Á đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho thị trường bảo hiểm tài sản quốc tế. Có thể nói năm 2004 đã trở thành năm thiệt hại kỷ lục của ngành bảo hiểm tài sản khi các thiên tai liên tiếp xảy ra với tổn thất mà các nhà bảo hiểm và tái bảo hiểm phải trả là khoảng 40 tỷ $.
Tỷ lệ bồi thường trong giai đoạn 2000-2006 là rất cao, trung bình 130% / năm, do đó những tổn thất xấu trên thị trường trong nước và nước ngoài như đã nói ở trên, cùng với tình hình cạnh tranh giảm phí nghiệp vụ bảo hiểm vật chất thân tàu vẫn tiếp tục diễn ra khiến cách nhìn của các nhà nhận tái cân nhắc thận trọng hơn khi xem xét các dịch vụ nhận từ thị trường Việt Nam.
Xu hướng tăng hoa hồng nhận tái bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm vật chất thân tàu nói riêng gây ra những khó khăn nhất định cho VINARE trong thời gian tới. Do vậy điều chỉnh mức hoa hồng như thế nào là một công việc cần phải tính toán nhằm mục đích thu hút được nhiều khách hàng song vẫn phải đảm bảo kết quả kinh doanh của nghiệp vụ.
Xuất phát từ những tồn tại của cơ sở vật chất còn yếu kém, hệ thống quản trị rủi ro chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra trong việc ngăn ngừa cũng như giảm thiểu rủi ro. Công tác quản lý rủi ro chưa thực sự mang lại hiệu quả, chưa chú trọng một cách đúng mực và thường xuyên. Do vậy nguy cơ tổn thất về rủi ro là rất lớn.
Hệ thống số liệu thống kê phục vụ cho công tác tính phí nghiệp vụ bảo hiểm vật chất thân tàu vẫn chưa hoàn thiện, đặc biệt là với những tàu già, mặc dù đây là nghiệp vụ đã triển khai được khá lâu song cho đến nay biểu phí của nghiệp vụ vẫn dựa vào số liệu thống kê từ thị trường bảo hiểm vật chất thân tàu nước ngoài như Anh, Trung Quốc, .... do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của nghiệp vụ.
Mặc dù có nhiều điều chỉnh và sửa đổi song cho đến thời điểm này khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm vẫn thực sự chưa đồng bộ, còn nhiều vấn đề cần giải quyết do vậy hoạt động kinh doanh của tổng công ty chịu không ít những ảnh hưởng.
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU TẠI VINARE
3.1. ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC
Thứ nhất: Hoàn thiện cơ chế chính sách, củng cố hệ thống pháp luật, tạo môi trường kinh doanh ổn định và lành mạnh.
Có thể nói, Luật kinh doanh bảo hiểm cùng với các văn bản hướng dẫn khác được ban hành tạo ra khuôn khổ pháp lý tương đối đủ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam. Song cho đến nay, trong quá trình quản lý và hoạt động nhiều vấn để bất cập đã nảy sinh. Cụ thể:
Sự thiếu đồng bộ, chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật.
Hệ thống pháp luật còn thiếu. nhiều vấn đề cấp bách chưa được thể chế hóa hoặc không phù hợp như các quy định về xử phạt hành chính, quy định về chỉ tiêu giám sát hoạt động của các doanh nghiệp, ... dẫn tới việc các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện một cách không đồng bộ và thống nhất.
Từ những hạn chế trên một yêu cầu đặt ra là các cơ quan ban hành pháp luật và quản lý nhà nước về bảo hiểm cần phối hợp chặt chẽ để đưa ra một số văn bản cần thiết trong thời gian sớm nhất nhằm ổn định, thống nhất và lành mạnh hóa thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và bảo hiểm vật chất thân tàu nói riêng.
Thứ hai: Thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm
Có thể nói, trong giai đoạn hiện nay hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu cho sự phát triển chung về kinh tế và xã hội. Bởi như chúng ta đã biết trong bất cứ ngành nghề nào, hội nhập quốc tế cũng thúc đẩy sự phát triển của thị trường thông qua sự cạnh tranh mang tính lành mạnh. Do vậy, để tiếp tục đẩy mạnh công tác hội nhập quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm, Nhà nước cần thực hiện các giải pháp sau đây:
Tiếp tục mở cửa thị trường bảo hiểm phù hợp với tiến trình hội nhập, từng bước nới lỏng các điều kiện ra nhập thị trường và mở rộng phạm vi hoạt động của các công ty bảo hiểm nước ngoài trên các phương diện: Cho phép các ngân hàng, công ty tài chính thành lập các công ty liên doanh với các đối tác nước ngoài tại Việt Nam, mở rộng phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài về đối tượng khách hàng, nghiệp vụ và địa bàn, giảm dần và đi tới xóa bỏ các giới hạn về tỷ lệ đầu tư, góp vốn,...
Giảm dần sự bảo hộ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, tiến tới xây dựng môi trường pháp luật bảo đảm tính minh bạch, bình đẳng giữa mọi thành phần doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Tăng cường hợp tác quốc tế và liên kết trong khuôn khổ song phương và đa phương, đôi bên cùng có lợi dưới nhiều hình thức trao đổi thông tin, kinh nghiệm, trợ giúp kỹ thuật giữa các cơ quan bảo hiểm, tái bảo hiểm, hiệp hội bảo hiểm các nước, ...
Thứ ba: Đổi mới công tác quản lý, tăng cường kiểm tra các hoạt động của các doanh nghiệp.
Như chúng ta đã biết, quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm chưa theo kịp sự phát triển của thị trường. Phương thức kiểm tra, giám sát còn nặng về hành chính, đặc biệt đối với doanh nghiệp nhà nước. Hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá rủi ro về vốn, về hoạt động tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp còn thiếu. Kỹ thuật công nghệ lạc hậu, chưa có hệ thống phần mềm quản lý và nối mạng với các doanh nghiệp để phục vụ quản lý được kịp thời. Đội ngũ cán bộ quản lý còn yếu kém so với yêu cầu. Do vậy Nhà nước cần đổi mới phương thức quản lý:
Tăng quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp trong các hoạt động điều hành và thực hiện các quy định của pháp luật.
Đơn giản hóa thủ tục hành chính như các vấn đề thay đổi vốn, nội dung và phạm vi hoạt động, bầu cử, bãi miễn giám đốc, ... song vẫn phải đảm bảo tính minh bạch và chính xác.
Bên cạnh việc tăng tính chủ động cho mỗi doanh nghiệp thì các hoạt động thanh tra, kiểm tra vẫn phải được tiến hành một cách thường xuyên, cụ thể như:
+ Thanh tra định kỳ, đột xuất trên hồ sơ và thanh tra tại hiện trường của doanh nghiệp bảo hiểm, phân tích đánh giá hệ thống quản lý và giám sát của các doanh nghiệp để từ đó có thể ngăn ngừa, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật.
+ Giám sát và kiểm tra các hoạt động của doanh nghiệp trong hoạt động cung cấp thông tin cho khách hàng, bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm cho khách hàng.
+ Đánh giá các chỉ tiêu tài chính của các doanh nghiệp một cách thường xuyên để kịp thời có thể phát hiện tình hình mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Thứ tư: Nghiên cứu một biểu phí bảo hiểm vật chất thân tàu một cách cụ thể, rõ ràng.
Có thể nói, trong lĩnh vực bảo hiểm phí nhân thọ trong đó nghiệp vụ bảo hiểm vật chất thân tàu là một trong những ví dụ điển hình biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh vẫn còn tồn tại và đang diễn ra theo chiều hướng xấu. Cạnh tranh vẫn tập trung vào việc hạ phí bảo hiểm, tăng hoa hồng bảo hiểm, đôi khi còn dùng các áp lực hành chính để giành dịch vụ, mà chưa quan tâm đến công tác đánh giá rủi ro, đề phòng và hạn chế tổn thất, giám định, bồi thường kịp thời và đầy đủ cho khách hàng. Sở dĩ có hiện tượng trên là do ta chưa có biểu phí rõ ràng và chế tài xử phạt nào được ban hành. Do vậy nghiên cứu một hệ thống biểu phí phù hợp là một vấn đề cấp thiết đối với thị trường bảo hiểm vật chất thân tàu Việt Nam, việc đưa ra mức phí hợp lý, đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả sẽ thu hút được khách hàng. Rủi ro trong bảo hiểm thân tàu phụ thuộc rất nhiều vào tình hình thời tiết nên khi xác định phí bảo hiểm, phải lưu ý đến tính mùa vụ, vào những thời điểm thiên nhiên có những biến động lớn thì mức độ rủi ro cũng tăng theo, tổn thất xảy ra thường xuyên hơn, nên phí bảo hiểm phải cao hơn. Ở đây khi xây dựng biểu phí bên cạnh mức giá trần và giá sàn cho từng loại rủi ro ta cần phải tính đến yếu tố thời gian, tính phù hợp của nó trong tương lai, tránh tình trạng khi xây dựng xong thì các văn bản pháp luật không có tính khả thi. Bên cạnh đó phải ban hành biểu thuế phù hợp với nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu để tạo ra thị trường toàn diện và đầy đủ.
Thứ năm: Nâng cao vai trò của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam
Để nâng cao và thực hiện tốt vai trò là cầu nối và đại diện cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước trước cơ quan quản lý nhà nước và công chúng, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Mở rộng phạm vi hợp tác giữa các doanh nghiệp bảo hiểm về phạm vi đào tạo, trao đổi thông tin, hợp tác kinh doanh, đánh giá rủi ro, tính phí bảo hiểm, đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm, đề phòng rủi ro, hạn chế tổn thất.
Xem xét, sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, các công ty môi giới tham gia Hiệp hội, gắn quyền lợi và trách nhiệm của các doanh nghiệp với Hiệp hội.
Củng cố tổ chức bộ máy lãnh đạo và các ban chuyên ngành của Hiệp hội. Xây dựng cơ chế tiền lương, tiền thưởng cho các cán bộ của Hiệp hội, tạo động lực cho các cán bộ lao động cống hiến cho ngành bảo hiểm.
Xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm và Hiệp hội để kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các thỏa thuận giữa các hội viên, xử lý kịp thời các trường hợp không tuân thủ quy chế hợp tác và các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
3.2. ĐỐI VỚI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN TÁI BẢO HIỂM QUỐC GIA VIỆT NAM
Trên cơ sở những thuận lợi, thách thức và những mục tiêu đặt ra, VINARE cần phải xác định cho mình những bước đi thích hợp trong từng giai đoạn nhất định nhằm có thể tận dụng tối đa những cơ hội và hạn chế bớt những thách thức do môi trường khách quan đem lại. Cụ thể, tổng công ty cần tiến hành các giải pháp sau:
3.2.1. Hoàn thiện các sản phẩm bảo hiểm
Tổng công ty cần nghiên cứu và có phương án chuẩn hóa cho từng nghiệp vụ bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu nói riêng đảm bảo hiệu quả, hấp dẫn, cạnh tranh và an toàn cho doanh nghiệp bảo hiểm gốc thông qua các giải pháp cụ thể sau:
a. Tăng tỷ lệ hoa hồng
Có thể nói một thực tế hiện nay không chỉ ở riêng nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu mà còn ở các nghiệp vụ tái khác là tỷ lệ hoa hồng nhượng tái mà VINARE trả cho các công ty bảo hiểm gốc trong nước khi tái dịch vụ thường thấp hơn so với các công ty tái bảo hiểm nước ngoài ít nhất là 5%, điều này là nguyên nhân chính dẫn tới việc giảm tỷ trọng phí tự nguyện nhận trong cơ cấu phí trong những năm gần đây. Như vậy, để tăng cường tính cạnh tranh trong thời gian tới, đặc biệt khi thực hiện xóa bỏ quy định tái bảo hiểm bắt buộc, VINARE cần phải đưa ra tỷ lệ hoa hồng mang tính cạnh tranh cao hơn, tăng hoa hồng cho các công ty bảo hiểm tái nhiều và ổn định.
Mặt khác, tăng tỷ lệ hoa hồng cũng giúp tổng công ty tạo dựng hình ảnh, uy tín, mối quan hệ lâu dài với các công ty bảo hiểm trong nước và nước ngoài.
Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay tăng tỷ lệ hoa hồng lên bao nhiêu cần phải tính toán một cách kỹ lưỡng và có sự thống nhất chung của ban lãnh đạo nhằm đảm bảo kết quả kinh doanh của nghiệp vụ.
b. Tăng mức giữ lại, bổ sung và hoàn thiện các điều kiện, điều khoản, phạm vi bảo hiểm một cách thích hợp
Đây là công việc cần thiết nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả nghiệp vụ. Như chúng ta đã biết, vốn điều lệ tăng lên là một trong những điều kiện vô cùng thuận lợi của VINARE. Bên cạnh đó tổng công ty cần phải xem xét lại các phương án tái cũng như phạm vi bảo hiểm, các điều khoản, điều kiện trong hợp đồng một cách thích hợp nhằm đem lại hiệu quả nghiệp vụ cao nhất.
3.2.2. Phát triển dịch vụ khách hàng và chính sách khách hàng
Xây dựng chính sách khách hàng một cách hợp lý là một trong những mục tiêu chiến lược hàng đầu của VINARE nhằm mục đích thu hút lượng dịch vụ từ phía công ty bảo hiểm gốc. Do vậy, để đạt được mục tiêu trên, tổng công ty cần phải thực hiện các biện pháp sau:
Với tư cách là công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp duy nhất trên thị trường Việt Nam, do vậy VINARE cần phải xác định các dịch vụ trọng điểm, phức tạp để tiến hành tư vấn cho khách hàng từ khâu xác định rủi ro, đánh giá rủi ro, phạm vi bảo hiểm, phí bảo hiểm, các điều kiện, điều khoản, ... trước khi thực hiện các hợp đồng bảo hiểm. Bên cạnh đó, VINARE cần phối hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm gốc để tham mưu, tư vấn, hỗ trợ các vấn đề về kỹ thuật nghiệp vụ, công tác đề phòng hạn chế tổn thất, thu thập các thông tin về đội tàu nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ rủi ro vật chất thân tàu có thể xảy ra.
Phối hợp chặt chẽ với công ty bảo hiểm gốc nhằm giải quyết nhanh, bồi thường mau chóng, chính xác cho các khách hàng bảo hiểm để giúp họ khắc phục hậu quả, ổn định kinh doanh. Có thể nói, đây là khâu rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, bởi cũng như nghiệp vụ bảo hiểm gốc, khâu giải quyết bồi thường thể hiện được niềm tin của khách hàng đối với các công ty bảo hiểm. Vì vậy để hỗ trợ các công ty chi trả bồi thường được nhanh chóng, VINARE có thể tăng phí tạm giữ cho các công ty bảo hiểm gốc, nhanh chóng xem xét các thủ tục bồi thường.
Thường xuyên tổ chức hoặc phối hợp với các công ty bảo hiểm trong nước tổ chức đào tạo hoặc đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nghiệp vụ thông qua các hình thức như tham gia các khóa học, hội thảo trong nước và nước ngoài. Trong tương lai, VINARE cần tập trung hơn nữa cho công tác này bởi những yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ không chỉ dừng lại trong phạm vi trong nước, mà còn tiến xa hơn trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Thành lập phòng tư vấn và nghiên cứu sản phẩm mới. Đây là bước đi chiến lược trong giai đoạn mới của tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam với một bộ phận chuyên sâu, am hiểu thị trường và có những chiến lược Marketting phù hợp trong từng giai đoạn, tổng công ty có thể khai thác được tối đa khả năng của thị trường.
Tiếp tục và nâng cao việc tổng hợp và cung cấp thông tin thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm trong nước và quốc tế cả về số lượng và chất lượng. Qua đó, giúp cho các tổ chức bảo hiểm có một cái nhìn khái quát hơn về tình hình bảo hiểm trên thị trường, từ đó có những kế hoạch phát triển phù hợp nhằm mở rộng thị phần doanh nghiệp của mình.
3.2.3. Thực hiện chính sách mở rộng thị trường nhận tái bảo hiểm
Với mục tiêu chiến lược là xây dựng VINARE trở thành tổng công ty cổ phần đứng đầu tái bảo hiểm trong nước và khu vực, do vậy mở rộng thị trường là một giải pháp đúng đắn và cần thiết. Trong giai đoạn trước mắt VINARE cần làm những việc sau:
Tìm kiếm những giải pháp chiếm lĩnh thị trường tái bảo hiểm trong nước.
Chú trọng hợp tác khu vực đặc biệt trong khu vực Đông Nam Á.
Xem xét khả năng mở văn phòng đại diện, chi nhánh ở nước ngoài.
Nghiên cứu khảo sát thị trường quốc tế, tăng cường khả năng xâm nhập, đa dạng hóa các mối quan hệ kinh doanh bằng cách trao đổi dịch vụ với các công ty nhận tái bảo hiểm nước ngoài trong điều kiện tổng công ty vẫn có nguồn nhận tái bảo hiểm bắt buộc trong nước.
3.2.4. Tiếp tục tăng thêm nguồn vốn kinh doanh
Như chúng ta đã biết, vốn thể hiện năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đối với các nhà tái bảo hiểm khác. Cho đến giai đoạn này như đã phân tích trong phần thuận lợi vốn điều lệ của VINARE đã lên tới 334 tỷ đồng. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra khi xây dựng đề án cổ phần hóa là việc xác định mức vốn huy động hợp lý, phù hợp trong từng thời kỳ nhằm tối ưu hóa khả năng nhận dịch vụ, khả năng giữ lại và khả năng điều tiết cho thị trường trong nước, do vậy trong giai đoạn tới VINARE cần phải tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm tăng mức vốn của mình, phấn đấu đến năm 2010 đạt 500 tỷ VNĐ. Các biện pháp cụ thể như sau:
Thực hiện niêm yết cổ phiếu trên sở giao dịch chứng khoán. Như chúng ta đã biết, cho đến nay thị trường chứng khoán là nơi huy động vốn từ dân chúng và các tổ chức có hiệu quả nhất, hiện nay cổ phiếu của VINARE đã có mặt trên sàn giao dịch, do vậy trong tương lai VINARE cần phải phát hành thêm nhiều cổ phiếu hơn nữa, đồng thời phải có những chiến lược kinh doanh hiệu quả để các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ vốn.
Huy động vốn bằng cách liên doanh, liên kết với các ngân hàng. Mô hình này chúng ta đã thấy nhiều ở các nước phát triển, các hãng bảo hiểm thường kết hợp với các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng lớn để kinh doanh bảo hiểm. Điều này cho phép công ty có thể tận dụng tối đa lợi thế về vốn của ngân hàng và ngân hàng cũng có thể sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi của bảo hiểm để đầu tư.
Tích lũy dần các lợi tức trong quá trình kinh doanh bảo hiểm, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi.
Thực hiện hiệu quả các hoạt động đầu tư. Cụ thể như sau:
Tiến hành mở rộng và đẩy mạnh hoạt động đầu tư tài chính trong nhiều lĩnh vực khác nhau, song phải đảm bảo nguyên tắc an toàn, hiệu quả.
Tiếp tục chủ động tham gia góp vốn vào các doanh nghiệp cổ phần trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, củng cố liên doanh với công ty bảo hiểm Samsung_Vina và các công ty đã tham gia góp vốn.
Phòng đầu tư phải nghiên cứu và tìm kiếm các lĩnh vực đầu tư mang lại hiệu quả cao.
3.2.5. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên
Như chúng ta đã biết, hoạt động tái bảo hiểm là hoạt động mang tính chất quốc tế cao do vậy để phát triển nghiệp vụ VINARE cần phải có những cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, đáp ứng được những chuẩn mực quốc tế. Một trong những đặc điểm thuận lợi như đã phân tích ở trên là phần lớn cán bộ nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu đều là những người trẻ, do vậy đây sẽ là đội ngũ cán bộ chính trong tương lai. Với mục đích chuẩn hóa đội ngũ cán bộ theo phương châm “Giỏi chuyên môn tái bảo hiểm -Am hiểu chuyên môn gốc”. Sự thành đạt của doanh nghiệp là sự thành đạt của bản thân, VINARE cần:
Xây dựng kế hoạch đào tạo cho những cán bộ mới được tuyển dụng.
Thực hiện đào tạo, nâng cao trình độ cho các cán bộ nghiệp vụ của cả tổng công ty nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm vật chất thân tàu nói riêng thông qua các hình thức hội thảo, hội nghị ....
Chú trọng giúp đỡ các tài năng trẻ, thành lập ngân sách đào tạo, cử những cán bộ ưu tú đi học tập và làm việc ở những nước có ngành bảo hiểm phát triển.
Bên cạnh đó, ta cần có những chính sách thu hút nhân tài bằng những chính sách ưu đãi về lương, môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến, ...
3.2.6. Nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống thông tin
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, vai trò của công nghệ thông tin hết sức quan trọng. Trong kinh doanh bảo hiểm ngày nay, không thể không nói đến vai trò quan trọng của hệ thống thông tin. Như chúng ta đã biết, với sự xuất hiện của máy tính một phần lớn các giao dịch bảo hiểm đã được thực hiện, cùng với nó là công tác tính phí, công tác quản lý hợp đồng, công tác xử lý thông tin được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác.
Ngay từ khi mới thành lập, VINARE đã được trang bị hệ thống máy tính, nhờ vậy khối lượng công việc được giảm đáng kể, chất lượng, hiệu quả công việc cao.
Song cho đến nay, hệ thống máy tính đó đã cũ, và do chưa có chính sách cải tiến hợp lý nên đến nay hệ thống thông tin chậm được cải thiện. Trong thời gian tới, để nâng cao hơn nữa chất lượng của công việc, tổng công ty nên đẩu tư cải tiến hệ thống thông tin, cụ thể:
Đầu tư, nâng cấp hệ thống máy tính: thay thế các máy tính đã cũ bằng các máy mới có chất lượng đảm bảo. Tăng tốc độ xử lý dữ liệu của máy tính nhằm tăng hiệu quả trong việc thực hiện quá trình triển khai nghiệp vụ.
Tìm kiếm các chương trình phần mềm mới, đơn giản, dễ sử dụng mang lại hiệu quả xử lý công việc cao.
Xây dựng thêm các trang web điện tử để cập nhật đa dạng các thông tin của doanh nghiệp, của thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm trong nước và nước ngoài.
Xây dựng hệ thống mạng thông tin nội bộ nhằm mục đích trao đổi thông tin và quản lý.
3.2.7. Xây dựng thương hiệu VINARE
Ngày nay như chúng ta đã biết, xây dựng một thương hiệu luôn là nhiệm vụ sống còn của mỗi doanh nghiệp bởi một thương hiệu mạnh thể hiện một hình ảnh, uy tín, chất lượng của công ty. Do vậy trong thời gian tới, với mục đích chiến lược là xây dựng một công ty cổ phần đứng đầu về tái bảo hiểm trơng nước và trong khu vực, VINARE cần quảng bá thương hiệu của mình một cách rộng khắp không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nước ngoài thông qua các hoạt động quảng cáo, PR trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng, ... xây dựng hình ảnh một tổng công ty với tiềm lực tài chính vững mạnh, đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, hiện đại, có trách nhiệm cao.
KẾT LUẬN
Có thể khẳng định song song với sự phát triển của thị trường bảo hiểm vật chất thân tàu, nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE đã có những bước đi dài đáng khích lệ. Mặc dù còn nhiều tồn tại và khó khăn cần vượt qua song trong tương lai không xa chúng ta có thể hi vọng rằng cùng với sự cố gắng, nỗ lực không ngừng, nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu sẽ trở thành một trong các nghiệp vụ có bước phát triển mạnh mẽ nhất.
Với thời gian cho phép cùng với sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ Phòng Tái bảo hiểm Hàng hải và thầy giáo PGS-TS Nguyễn Văn Định, em đã cố gắng trình bày những nét cơ bản nhất về khía cạnh chuyên môn kỹ thuật cũng như việc triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu trong thực tế của VINARE giai đoạn 2000-2006.
Mặc dù luận văn đã hoàn thành nhưng do thời gian và kinh nghiệm thực tiễn về bảo hiểm còn hạn chế, do đó không thiếu khỏi những thiếu xót. Em kính mong được sự góp ý của các thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các cán bộ Phòng Tái bảo hiểm Hàng hải, Tổng công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam và thầy giáo PGS-TS Nguyễn Văn Định đã tận tình chỉ bảo và góp ý cho em tìm hiểu và hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn !!!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
www.vinare.com.vn
Tạp chí bảo hiểm – tái bảo hiểm Việt Nam tháng 1/2005
Tạp chí bảo hiểm – tái bảo hiểm Việt Nam tháng 1/2006
Tạp chí bảo hiểm – tái bảo hiểm Việt Nam tháng 1/2007
(Tổng Công ty Cổ phẩn Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam)
Giáo trình kinh tế bảo hiểm
(Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân)
Tài liệu liên quan của Phòng Tái bảo hiểm hàng hải thuộc Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam: Hội nghị Tái bảo hiểm lần thứ III – Cát Bà - Hải Phòng.
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Nhận xét của giáo viên phản biện
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5927.doc