Đề tài Tình hình về huy động và cho vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Lào Cai

Vị trí, vai trò của Nông nghiệp và kinh tế Nông thôn đã được khẳng định trong các giai đoạn của đất nước, gần đây là trong các thành tựu to lớn những tích luỹ từ nội bộ còn rất thấp so với yêu cầu đầu tư phát triển. Do vậy, thu hút vốn đầu tư các khu vực thành phần kinh tế rất phong phú đa dạng, trong đó tín dụng Ngân hàng, đặc biệt là tín dụng NHN0& PTNT là một kênh có nhiều ưu thế và khả năng mở rộng.

doc69 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1385 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình về huy động và cho vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đình, cá nhân qua tổ vay vốn: Ngoài các hồ sơ đã quy định như trên đối với từng hộ gia đình, cá nhân, phải có thên: + Biên bản thành lập tổ vay vốn, danh sách thành viên có xác nhận UBND xã, phường. Đối với hộ gia đình, cá nhân thông qua doanh nghiệp: Ngoài các hồ sơ đã quy định như trên đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác phải có thêm: Danh sách hộ gia đình, cá nhân đề nghị Ngân hàng cho vay. Hợp đồng dịch vụ vay vốn. - Đối với cho vay doanh nghiệp để chuyển tải vốn cho hộ gia đình, cá nhân: Ngoài hồ sơ đã quy định như trên đối với doanh nghiệp phải có thêm: + Danh sách hộ gia đình cá nhân đề nghị Ngân hàng cho vay: + Hợp đồng cung ứng vật tư, tiền vốn cho hộ gia đình, cá nhân nhận khoán. Đối với khách hàng vay .. + Giấy đề nghị vay vốn + Hồ sơ đảm bảo tiền vay theo quy định Trên đây là toàn bộ thủ tục cho vay hay bộ hồ sơ cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Nhìn chung thủ tục này còn nhiều rườm ra nên nhiều khi khách hàng vay vốn gặp nhiều khó khăn trong các bước làm thủ tục này, nhưng vì với điều kiện như hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai có một mạng lưới rông khắp, các cán bộ tín dụng và khách hàng có thể nói hai bên cùng đồng hành nên trong quá trình thực hiện có thể bỏ bớt một số bước mà cán bộ tín dụng đã nắm được ở khách hàng. Hiện nay Ngân hàng hầu như chỉ chú trọng tới tài sản thế chấp khi khách hàng vay vốn họ ít chú trọng tới sản xuất kinh doanh, dịch vụ của hộ nên nhiều khi hiệu quả của đồng vốn không phát huy hết tác dụng. Nên chăng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai cần có kiến nghị, đưa ra biện pháp hạn chế sự rườm rà về thủ tục tới Ngân hàng Nhà nước để tạo điều kiện kịp thời về vốn cho các đơn vị sản xuất. Phương thức cho vay và cách thức cho vay (theo điều 24 NQ 180 HĐQT ..) Ngân hàng Nông nghiệp nơi cho vay thỏa thuận với khách hàng về phương thức cho vay phù hợp với nhu cầu sử dụng vôNgân sách vay và khả năng kiểm tra, giám sát việc khách hàng sử dụng vốn vay theo một trong các phương thức cho vay như sau: Cho vay từng lần: - Phương thức cho vay từng lần áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu và đề nghị vay vốn từng lần, khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên, mỗi lần vay vốn, khách hàng và Ngân hàng Nông nghiệp làm thủ tục vay vốn cần thiết và kỳ hợp đồng tín dụng. * Cho vay theo hạn mức tín dụng: áp dụng cho các khách hàng vay ốn thường xuyên sản xuất kinh doanh ổn định và có quan hệ uy tín với Ngân hàng, đặc biệt ưu tiên đối với doanh nghiệp Nhà nước như: Doanh nghiệp kinh doanh lương thực, vật tư Nông nghiệp, các công ty kinh doanh thưong mại xuất nhập khẩu.. Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đời sống. Phương thức cho vay này áp dụng cho các trường hợp cho vay trung và dài hạn. Cho vay hợ vốn: Được thực hiện khi Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn và các tổ chức tín dụng khác cùng cho vay đôí với một dự án, phương án của khách hàng. Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy chế đồng tài trợ của tổ chức tín dụng số 154/1998/QĐ - NHNN/4 ngày 29/4/98 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước và văn bản hưóng dẫn số 1127/1998/NHN0- 05 ngày 01/6/1998 của tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. * Cho vay trả góp: Khi vay vốn, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn nơi cho vay và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay, tài sản hình thành bằng vốn vay chỉ thuộc sở hữu của bên vay khi trả đủ nợ gốc và lãi. * Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Căn cứ nhu cầu vau của khách hàng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn và khách hàng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng: hạn mức tín dụng dự phòng, thời hạn, hiệu lực của hạn mức dự phòng, Ngân hàng Nông nghiệp cam kết đáp ứng nguồn vốn cho khách hàng bằng Việt Nam Đồng hay ngoại tệ, trong thời gian hiệu lực của hợp đồng nên khách hàng không sử dụng hay sử dụng không hết hạn mức tín dụng dự phòng, khách hàng phải trả phí cam kết. Mức phí cam kết phải được thoả thuận giữa khách hàng à Ngân hàng Nông nghiệp. Khi khách hàng vay chính thức phần vốn vay được tính theo Lãi suất tiền vay hiện hành. * Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn nơi cho vay chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự sử dụng thẻ tín dụng, Ngân hàng Nông nghiệp nơi cho vay và khách hàng phải tuân theo các quy định của chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. * Phương thức cho vay khác: Các phưong thức cho vay khác do Ngân hàng Nông nghiệp quy định và phương thức cho vay trên là những phương thức mà tất cả các Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam để phải sử dụng, vì thế Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai cũng cần phải sử dụng một trong 8 phương thức cho vay sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của khách hàng. - Cách thức cho vay vốn: Dưới đây là một vài cách thức cho vay vốn đã được Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai áp dụng: + Cho vay trực tiếp tới khách hàng + Cho vay thông qua Ngân hàng cấp IV + Cho vay thông qua các tổ chức xã hội như: Hội phụ nữ, hội nông dân, + Cho vay thông qua các tổ chức trung gian như: Quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã tín dụng. + Cho vay qua các doanh nghiệp cung cấp vật tư Nông nghiệp tới hộ sản xuất. Ngày nay với phương thức, cáh thức cho vay phong phú, đa dạng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đến gần với người nông dân có vốn để mua đầu vào cho sản xuất như thuốc trừ sâu, phân bón… Với phương trâm này Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đã gián tiếp giúp cho chính phủ xoá đi được nạn cho vay nặng lãi thường xảy ra ở các vùng dân cư dân trí thấp. Không chỉ cho vay không mà Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn thường xuyên kiểm tra, giám sát định kỳ các hộ về số vốn cho vay có được sử dụng đúng mục đích hay không. Nhờ đó mà đã thúc đẩy cho quá trình sản xuất có hiệu quả, tăng thu nhập cho người dân, góp phần vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp Nông nghiệp của vùng cũng như kinh tế của đất nước. 2.3. Tình hình cho vay vốn theo thời hạn với đối tượng khách hàng. Với hoạt động của Ngân hàng là “đi vay để cho vay” khi huy động nguồn vốn Ngân hàng đã tìm mọi cách để huy động được nhiều vốn nhàn rỗi, vậy không thể huy động về để vào kho rồi trả lãi mà nguồn vốn đó phải được cho vay để lấy một khoản lãi lớn hơn lãi của vốn huy động, mà Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn không phải là ngoại lệ. Mặc dù vậy Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai vẫ làm đúng với nguyên tắc của thống đốc Ngân hàng từ khi làm hồ sơ thẩm định và cho vay. Lào Cai là một tỉnh mới thành lập tất cả đang chỉ là bắt đầu cả về kinh tế-chính trị- xã hội – khoa học…nên các đơn vị kinh tế, các ngành kinh tế đang cần đầu tư với nguồn vốn lớn theo dự án, phưong án sản xuất hay cũng có thể để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc trang thiết bị, để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai đã quan tâm đến cho vay trung và dài hạn. Doanh số cho vay theo từng đối tượng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai bình quân trong 4 năm là 103,1% là một con só đáng kể đã nói lên được mức vốn tín dụng mà Ngân hàng đáp ứng tới nhu cầu từng đỗi tượng vay vốn. Mức tăng trưởng bình quân thấp do năm 1998 số lượng cho vay vốn giảm 4,7% so với năm 1997, việc giảm xuống là do một số doanh nghiệp quốc doanh đang vay ở mức lớn đã hoàn trả vốn Ngân hàng khoản 40 tỷ đồng công ty du lịch 5 tỷ đồng và một số công ty khác. Doanh số cho vay theo thời gian cho vay ngắn hạn vẫn chiếm một số lượng lớn gấp 3 lần so với cho vay trung và daì hạn những doanh số thì giảm qua các năm tại biều 5 năm 1997 số lượng cho vay ngắn hạn là 148.861tr.đ với doanh số là 78,94% trên tổng doanh số cho vay, năm 1998 số lượng vay là 139.232 tr.đ doanh số 77,94% … và đã tăng lên theo các năm, sang đến năm cuôic của thế kỳ 20 số lượng vay là 155.308 tr.đ nhưng doanh số giảm xuống chỉ còn 76%. Bên cạnh đó doanh số cho vay trung và dài hạn năm 1997 là 21,06% trên tổng doanh số cho vay, và đã tăng lên theo các năm, đến năm 2000 doanh số là 24%. Qua đó ta thấy rằng Ngân hàng đã chú trọng đến cho vay trung và dài hạn tạo điều kiện cho xã hội cũng như hộ sản xuất trung dài hạn để uyên tâm sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội để cho thành phần kinh tế khẳng định minh. Tuy nhiên doanh số trung và dài hạn vẫn còn ở mức độ thấp so với tổng doanh số của Ngân hàng. - Doanh nghiệp Nhà nước: Đối với doanh nghiệp Nhà nước doanh số cho vay chiếm Cơ cấu lớn trong tổng doanh số cho vay năm 1997 doanh số là 55,21%, năm 1998 là nưm mà doanh nghiệp Nhà nước có Cơ cấu lớn hơn cả so với các năm khác từ 1997-2000. Doanh số năm 1998 có Cơ cấu là 60,79%, sang năm 1999 thì Cơ cấu có giảm đi và được tăng lên trong năm 2000, tuy nhiên Cơ cấu của năm 2000 vẫn chưa được bằng của năm 98 nhưng dù sao thì các doanh nghiệp Nhà nước cũng phần nào lấy lại được sự thịnh vượng của mình. Điều này là do các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn có vốn lớn, khoa học công nghệ tốt, sản phẩm mang tính đa dạng, có sức cạnh tranh cao, có đủ điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. - Nhìn chung các doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn Lào Cai vẫn còn thiếu nguồ vốn lưu động vì thế mà nguồn vho vay ngăn hạn vãa chiếm tỷ trọng lớn. Số vốn trung và dài hạn đối với doanh nghiệp Nhà nước chiếm không nhỏ bình quân khoảng 13,7%/ Năm trong tổng doanh số của mình. - Đối với hộ sản xuất: là đối tượng hiện nay đang được Đảng và chính phủ quan tâm trực tiếp bằng cách có những quy định những chính sách ưu tiên ưu đãi và gián tiếp thông qua Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn hay Ngân hàng Nhà nước để họ có những đồng vốn cần thiết như cho vay tiêu dùng, sản xuất kinh doanh à phát triển nông - lâm - ngư - diêm nghiệp hay tạo điều kiện cho đối tượng này có phương tiện đi lại hay cơ sở vật chất cần thiết tối thiều thông qua vay đời sống. Doanh số cho vay tới hộ sản xuất có sắp sử bằng với doanh số doanh nghiệp Nhà nước. Cũng tương tự như hai đối tựợng cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ lớn hơn so với vốn trung và daì hạn. với hộ sản xuất của vùng miền núi phía bắc này những ngành nghề sản xuất kinh doanh sử dụng đến nguồn vốn ngắn hạn như nấy rượu, làm đậu, hay phát triển trang trại, trồng cây lâm nghiệp. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất cần quan tâm chú trọng hơn tới cho vay trung và dài hạn bởi loại hình này cần có thời gian dài cho sản xuất phát triển mới nhằm thu được kết quả mà trong số hiệu quả thu được này Ngân hàng đã nắm một khoản lớn của họ chỉ được vay ngắn hạn thì cho dù đầu óc có nghĩ đến phần lợi nhuận có thể đạt được nếu như có vốn họ cũng không chắc đã giám mạo hiểm để vay, bởi vì như trồng rừng cây chưa, bán được đã phải lo đến trả lãi rồi trả gốc cho Ngân hàng và nếu cứ thế họ chỉ nằm trong một vòng luẩn quẩn rất khó thoát ra khỏi cảnh đói nghèo, từ đó sẽ kéo theo sự giảm sút về phát triển kinh tế cho tỉnh Lào Cai và cũng như giảm sút phát triển kinh tế của cả nước. 2.4. Cho vay theo các ngành kinh tế. Mỗi quốc gia, mỗi khu vực đều có một thế mạnh riêng trong phát triển các thành phần kinh tế, một điều mà mọi quốc gia đểm mong muốn là phát triển cân đối các thành phần kinh tế trong mỗi khu vực, mỗi quốc gia của mình. Trên thực tế khó tránh khỏi đó Lào Cai cũng biết dựa vào lợi thế của địa hình tỉnh là miền núi sẽ rất thuận tiện cho phát triển nông lâm nghiệp, phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi Trâu, Bò…, Để góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai đã tạo mọi điều kiện để cho dân cư và các ngành dịch vụ kinh tế có được nguồn vốn đúng thời cơ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai đã cho vay tới các ngành Nông nghiệp , để kinh tế Nông nghiệp làm tiền đề vững chắc tạo ra nguyên liệu cho xông nghiệp các ngành kinh tế khác phát triển. Qua những con số thống kê được tại biểu 6 đã chứng minh được một điều là nền kinh tế Nông nghiệp của Lào Cai phát triển hơn các ngành khác và cũng làm tiền đề cho các ngành khác phát triển. Tuy nhiên không chỉ phát triển một ngành Nông nghiệp là đã đủ, mà để haì hoà cho nền kinh tế của tỉnh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai cũng đã rót vốn vào ngành Công nghiệp là ngành đang đứng thứ 2 về tỷ lện vốn vay trong tổng doanh số cho vay và mức độ tăng bình quân qua 4 năm; 1997 doanh số cho vay tới ngành công nghiệp đạt 74.624 tr.đ. Đồng thời ngành dịch vụ đang nhích dần lên với con số đáng kể, với tốc độ tăng trưởng bình quân qua 4 năm là 110.57. tuy tốc độ tăng bình quân là cao nhất nhưng cơ cấu số vốn cho vay lại rất nhỏ rọt Cơ cấu cao nhất vào năm 2000 mới có 11,22% trên tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Thực chất ngành dịch vụ du lịch chưa tận dụng hết được tiềm năng vốn có của ngành như khu nghỉ mát SaPa, là tỉnh giáp với huyện Hà Khẩu Trung Quốc cho nên Ngân hàng cần xem xét cho ngành dịch vụ nhiều hơn nữa để dịch vụ chiếm Cơ cấu đồng đều các ngành, tạo nên sự phát triển cân đối giữa các ngành. Ngoài cho vay các ngành chính trên Ngân hàng còn tiến hành cho vay tiêu dùng, cầm cố. Dạng cho vay tiêu dùng nhằm kích cầu tiêu dùng trong dân cư, nhằm tạo đà chô sản xuất hàng hoá phát triển. Đây là khoản cho vay tuy không lớn nhưng nó có tác dụng nhằm giải quyết khó khăn về vốn cho các đơn vị sản xuất. Khách hàng vay vốn có thể dùng tài sản cầm cố hay có thể trả bằng lương, bằng thu nhập khác. do vậy Ngân hàng cần tăng số vốn cho vay tới các hình thức này để đảm bảo đồng vốn của Ngân hàng, đồng thời thu nhập của Ngân hàng được ổn định. Tóm lại: Với mục tiêu tiến lên của xã hội, một xã hội có nền kinh tế phát triển HĐH-CNH Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai cùng với cả tỉnh đã và đang đi lên với mục tiêu trên để đáp ứng được mục tiêu đề ra Ngân hàng Lào Cai đã và đang từng bước đầu tư vốn theo hướng chuyển dịch Cơ cấu kinh tế trên toàn tỉnh. Điều này đã được chứng minh qua sự phân tích trên. 2.5. Lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay là vấn đề đau đầi của Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai nói riêng. Mức Lãi suất làm sao phải phù hợp với phần lợi nhuận mà đơn vị sản xuất kinh doanh có thể thu được khi họ dùng nguồn vốn đi vay của Ngân hàng để đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình, đó là về phía khách hàng còn đối với Ngân hàng Lãi suất chính là lợi nhuận mà Ngân hàng thu được khi bỏ ra một khoản vốn để cho vay. Trên có sở quy định của Ngân hàng Nhà nước, kết hợp với chỉ số giá cả trên địa bản, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai xác định mức Lãi suất cho vay như sau: nhưng nó chỉ mang tính tương đối: Lãi suất cho vay = Mức Lãi suất huy động + Chi phí quản lý, thuế, bù đắp rủi ro + có tích luỹ. Mức Lãi suất được thể hiện qua biểu 7: Biểu 7: Lãi suất cho vay theo khu vực thành thị và Nông thôn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai. Đơn vị tính: %/tháng Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 Lãi suất Lãi suất Lãi suất Lãi suất Khu vực thành thi Ngắn hạn Trung và dài hạn Khu vực Nông thôn Ngắn hạn Trung và dài hạn 1,25 1,3 1,3 1,35 0,25 1,05 1,1 1,25 0,85 0,85 0,85 0,85 0,7 0,7 0,8 0,8 Nguồn vốn: Phòng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai. Lãi suất cho vay ngày càng giảm đi đáng kể, điều đó chứng tỏ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng đỡ đi phần nào lo lắng về Lãi suất phải trả cho Ngân hàng hàng tháng. Qua biểu 7 ta thấy Lãi suất giữa thành thị và Nông thôn còn chênh lệch. Trên thực tế của xã hội ở khu vực thành thị các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế hợp đồng dễ kếm lời hơn thì Lãi suất trả Ngân hàng lại thấp, còn Nông thôn khả năng khả năng phát triển đồng vốn khó khăn hơn thì lao động cao hơn. ta thấy, nên hay không nên việc điều chỉnh lại mức Lãi suất giữa 2 khu vực này. Cho vay đối với Nông nghiệp nên có ưu tiên về Lãi suất hơn vì họ thường gặp rủi ro hơn do thiên tai, sâu bện… Bởi phụ thuộc phần lớn vào điều kiện thiên nhiên. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai cũng như các Ngân hàng khác đề áp dụng Lãi suất đối với nợ quá hạn bằng 150% theo mức Lãi suất quy định hợp đồng. Việc thực hiện Lãi suất này là biện pháp hạn chế “sức ì” của khách hàng, làm cho khách hàng phải trả đúng hạn hơn để đảm bảo lợi nhuận cho hợp đồng sản xuất kinh doanh của mình. Nhìn chung qua 4 năm Lãi suất giảm, giúp Ngân hàng khia thông nguồn vốn tồn đòng và tạo điều kiện cho các cơ sở kinh tế phát triển sản xuất. 3. Thực trạng thu nợ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai . 3.1. Cách thức thu nợ. Thu nợ là vấn đề quan trọng của Ngân hàng, chỉ khi thu được nợ Ngân hàng mới đảm bảo được nguồn vốn và có cơ sở để xoay vòng và mới đảm bảo an toàn vốn cho Ngân hàng. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai thường áp dụng phương pháp thu lãi hàng tháng của khách hàng và chỉ thu nợ gốc khi đến hạn theo thoả thuận trong hợp đồg tín dụng. Trường hợp nợ đến hạn nhưng khách hàng chưa trả được nợ do nguyên nhân khách quan: thiên tai, dịch bệnh… các nguyên nhân bất khả kháng khác thì Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai có thể xem xét giải quyết cho gia hạn nợ. Nếu những khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích mà đến hạn không trả được nợ, không có lý do trính đáng Ngân hàng sẽ chuyển số nợ này sang nợ quá hạn. Nợ quá hạn tính Lãi suất bằng 150% theo mức Lãi suất quy định trong hợp đồng. Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai tôi được biết mỗi cán bộ tín dụng có trách nhiệm với một địa bàn cụ thể thực hiện việc cho vay và thu nợ hàng tháng. Để thuận tiện cho cả đôi bên đến ngày thu nợ cán bộ tín dụng đến từng khách hàng để thu lãi hàng tháng và cũng có một số khách hàng trả lãi tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn vì có thể tại thời điểm cán bộ tín dụng đi thu lãi thì khách hàng laị chưa có tiền để trả ngay được. Đối với những tài sản thế chấp, cầm cố mà khách hàng không trả nợ được, Ngân hàng sẽ tiến hành phát mại. Việc phát mại tài sản được kết hợp với nhiều cơ quan, chính quyền địa phương, cục quản lý vốn và TSCĐ, trung tâm đấu giá, nhiều khi tài sản phát mại tốn nhiều thời gian tốn nhiều chi phí sẽ ảnh hưởng không ít tới quá trình thu nợ và đảm bảo vốn vay của Ngân hàng. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp được Ngân hàng xét giảm hay xoá nợ nếu như không trả được nợ do nguyên nhân rủi ro đem lại mất mùa, dịch bệnh. 3.2. Thực trạng thu nợ. Hiện nay, trong điều kiện phát triển kinh tế của các ngành kinh tế, các đơn vị kinh tế thì khả năng trả nợ cho Ngân hàng là không đến mức khó khăn. Nợ quá hạn thường xảy ra đối với hộ sản xuất hơn là các doanh nghiệp, bởi dân trí chưa cao nên có nhiều hộ vay vốn Ngân hàng nhưng không sử dụng đúng mục đích vay do bị bọn xấu dụ dỗ, kích động…. Nhìn chung qua con số thống kê của các năm từ 1997-2000 ta thấy tổng doanh thu nợ tăng dần qua 4 năm: năm 1997 đạt 146.364tr.đ năm 1998 thu được 151.648tr.đ năm 1999 thu được 188.839 tr.đ, năm 2000 thu được 194.868tr.đ. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 4 năm là 111,14%. Đây chính là kết quả lao động của cán bộ tín dụng trong việc đôn đốc thu nợ à cũng là do hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng. Thực trạng thu nợ phân theo thời gian: Doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh thu thu nhập của Ngân hàng, nhưng có về Cơ cấu giảm dần qua các năm: năm 1997 Cơ cấu đạt đựoc 88,85%, năm 98 là 87,47%, năm 1999 là 75,63% và năm 2000 là 73,9% trên tổng doanh thu thu nhập toàn tỉnh. Bên cạnh đó, doanh số thu nhập của trung và dài hạn tăng lên nhanh chóng từ 11,15% năm 97 tăng lên 26,1% năm 2000 với tốc độ tăng bình quân là 115,15%. Điều này chứng tỏ rằng nguồn vốn trung và dài hạn đầu tư có hiệu quả hơn là vốn ngắn hạn. Thu nợ qua đối tượng khách hàng, nhìn chung Cơ cấu thu nợ ngắn hạn và trung hạn và dài hạn khá tương đồng nhau, nó tăng giảm thất thường thu nợ hộ sản xuất thì thu nợ ngắn hạn giảm đồng thời thu nợ trung và dài hạn tăng. Đối với doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp quốc doanh khả năng trả nợ thất thường chứng tỏ họ đầu tư nguồn vốn chưa được tốt. Thu nợ ngắn hạn giảm chứng tỏ nguồn vốn ngắn hạn không được ưa chuộng bởi thời gian quá ngắn, mà doanh nghiệp phần đa cần nhiều thời gian dài cho sản xuất kinh doanh và điều quan trọng họ phải đầu tư máy móc kỹ thuật, mẫu mã hàng hoá mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường và từ đó mới thu được lợi nhuận và trả nợ cho Ngân hàng. Qua con số thống kê tại biểu 8 và sự phân tích thu thập trên thực tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai tôi thấy rằng Ngân hàng Nông nghiệp nên đầu tư vốn nhièu hơn cho hộ sản xuất và nên đầu tư nguồn vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh hơn là nguồn vốn ngắn hạn vì đây chủ yếu là loại hình kinh doanh cần nhiều thời gian, cần nhiều phương tiện hoạt động hiện đại. 4.Tình hình dư nợ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai. 4.1. Thực trạng dư nợ hàng năm theo thời gian và đối tượng khách hàng. Thực trạng dư nợ hàng năm đánh giá được tình hình hoạt động và quy mô hoạt động của năm với mức dư nợ lớn chứng tỏ Ngân hàng hoạt động có hiệu quả có quy mô lớn và ngược lại. Từ đó Ngân hàng sẽ rút ra kinh nghiệm và tìm cho mình một hướng đi đúng đắn hơn. Qua số liệu thống kê của biểu 9, ta nhận thấy tổng dư nợ tăng dần qua 4 năm. Tốc độ tăng bình quân trong 4 năm là 109,75%. Nhìn chung trên tổng số dư nợ thì dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm ưu thế kể cả theo trung gian và theo đối tượng khách hàng. Theo thời gian dư nợ ngắn hạn đang có chiều hướng giảm dần, tuy nhiên vẫn chiếm phần lớn trên tổng doanh số thu nợ: năm 1997 chiếm 77,66%, năm 1998 là 69,72%, năm 1999 chiếm 70,71%, năm 2000 là 70,65%. Dư nợ trung và dài hạn đã được Ngân hàng quan tâm hơn qua số liệu thống kê đã chứng minh được qua 4 năm bình quân là 121,66%; Dư nợ tăng dần từ 23,34 năm 1997,… lên đến 29,35% năm 2000, riêng năm 1998 con số này đã lên đến 30,28%. Điều này chứng tỏ rằng tổ chức tín dụng của Ngân hàng đã được mở rộng về tín dụng trung và dài hạn để phát triển kinh tế theo chiều sâu, từ đó các thành phần kinh tế có điều kiện hơn trong việc mở rộng quy mô sản xuất. Doanh nghiệp Nhà nước dư nợ trung hạn và dài hạn vẫn chỉ là một con số quá bé nhỏ so với tổng dư nợ cửa Ngân hàng đầu tư vào doanh nghiệp Nhà nước. Thực tế có con số nhỏ bé này là do doanh nghiệp Nhà nước chủ yếu là vay vốn ngắn hạn để bổ sung vào nguồn vốn lưu động. Bình quân dư nợ ngắn hạn là 103,34%. Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh mức dư nợ có chiều hướng giảm xuống quá 3 năm từ 1997-1999 nhưng sang năm 2000 đã có phần tăng lên, chứng tỏ rằng doanh nghiệp ngoài quốc doanh phần nào đã tạo được uy tín trên thị trường và phần vốn tự có cũng đã khá lên, năm 1997 dư nợ là 2.3438 tr.đ, năm 1998 kà 2.236tr.đ, năm 1999 dư nợ là 2.3132 tr.đ tăng lên so với năm 1998 là 103,44 % nhưng không đáng kể đến năm 2000 tăng lên 142,76% so với năm 2000. Hộ sản xuất có số doanh nghiệp khá cao ngày càng tăng năm 97 có tổng số dư nợ còn thấp hơn tổng dư nợ của doanh nghiệp Nhà nước nhưng sang năm cuối của thế kỷ 20 con số dư nợ của hộ sản xuất đã lớn hơn doanh nghiệp Nhà nước là 9939 tr.đ. Hộ sản xuất đã chứng tỏ, mình là thành phần không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế của tỉnh. Qua Cơ cấu của hộ sản xuất tại các năm ta thấy được tính phong phú về loại hình kinh tế, đa dạng về hình thức của hộ sản xuất cả về nguồn vốn ngắn hạn, trung và dại hạn. Chính vì tính đa dạng và phong phú này mà Ngân hàng nên quan tâm hơn nữa để mở rộng tín dụng. Tóm lại, qua tỏng dư nợ ta thấy Ngân hàng đã có phương hướng trong hợp đồng tín dụng tốt nhưng cần phối hợp với các doanh nghiệp để giải quyết những khó khăn để họ có vốn sản xuất phát triển sản xuất, để nền kinh tế của tỉnh được phát triển đồng đều hơn, điều này cũng có lợi về mặt tín dụng đối với Ngân hàng. 4.2. Thực trạng dư nợ quá hạn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai. Nợ quá hạn là điều mà Ngân hàng không bao giờ muốn xảy ra bởi nó ảnh hưởng lớn tới nguồn vốn và khả năng xoay vòng của Ngân hàng, qua đó nó đánh giá khả năng nghiệp vụ của cán bộ tín dụng (từ khâu thẩm định đến khâu cho vay), bên cạnh đó cũng loại trừ những khó khăn mà khách hàng gặp phải dẫn đến nợ quá hạn. vì lẽ đó cán bộ tín dụng luôn cần phải nâng cao chất lượng nghiệp vụ, phải quan tâm tới nguồn cho vay để kịp thời có những biện pháp tích cực để hạn chế rủi ro trong kinh doanh, khắc phục khó khăn dẫ đến nợ quá hạn. Qua biểu 10 ta thấy được mức độ doanh nghiệp quốc doanh giảm đi một cách nhanh đáng kể qua 4 năm: Năm 1997 Cơ cấu ngoài quốc doanh là 10,33% trên tổng doanh nghiệp của tỉnh năm 1998 Cơ cấu doanh nghiệp quốc doanh là 9,87%, năm 1999 Cơ cấu ngoài quốc doanh là 6,45% năm 2000 là Cơ cấu 4,45%. Biểu 10. Cơ cấu doanh nghiệp ngoài quốc doanh Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 SL tỷ. Đ Cơ cấu % SL tỷ. Đ Cơ cấu % SL tỷ. Đ Cơ cấu % SL tỷ. Đ Cơ cấu % Tổng DN. Tổng DNNQD 1.Dư nợ của DNNN DNQH 2. Dư nợ của DNQD Trong đó DNQH Dư nợ hộ sản xuất DNQH 163.451 16.811 90.128 13.609 2.438 1.200 70.885 3.260 100 10,03 100 15,1 0,049 4,6 191.524 18.898 99.151 14.773 2.236 870 90.137 4038 100 9,87 100 14,9 0,39 4,48 204.522 13.197 100.701 13.129 2.313 850 101.508 4.567 100 6,45 100 13,1 0,368 4,5 215.343 101.051 13.009 3002 900 110.990 4659 100 4.45 100 12.98 0.259 4.5 Nguồn: phòng tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai. Dư nợ quá hạn tại doanh nghiệp Nhà nước có phần tăng lên từ năm 97 sang năm 98 năm 97 dư nợ quá hạn là 13.609 tr.đ sang năm 98 số dư nợ quá hạn không được giảm đi mà còn tăng lên 1146 tr.đ điều này cho thấy thứ nhất một số doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh kém khả năng về chất lượng nghiệp vụ của cán bộ tín dụng Ngân hàng chưa có khả năng thuyết phục khách hàng, qua tìm hiểu, chúng tôi được biết các doanh nghiệp Nhà nước khi cán bộ tín dụng Ngân hàng đi thẩm định dự án thì các dự án đều có tính khả thi và mức độ tài sản đảm bảo tiền vay là đúng đủ với yêu cầu và đã có khả năng hoạt động tốt vào những năm đầu, nhưng vài năm gần đây do hàng hoá nước ngoài tràn ngập vào khu vực hầu như là hàng hoá nhập lậu với quy cách mẫu mã đẹp, chất lượng có khi lại tốt hơn, giá bán giảm hơn hàng trong nước, vì thế hàng hoá trong nước bị ứ đọng, khó khăn trong việc tiêu thụ. Từ đó dẫn đến doanh thu hàng năm của doanh nghiệp giảm như công ty nước giải khát Lào Cai năm 1996 vay 350 triêụ đồng từ đầu năm đến nay mới trả được 45/70 triệu đồng, điều này là do hàng hoá của công ty tiêu thụ kém không cạnh tranh đựoc với hàng hoá khác (như các loại bia Hà Nội, Việt Hà, bia TQ…) Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh dư nợ quá hạn là do các doanh nghiệp làm ăn bị thua lỗ do một số trường hợp như nguồn vay được chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn nên thời gian ngắn không đủ cho hoạt động, cổ phần hoá các doanh nghiệp hợp tác xã theo quyết định của chính phủ trong khi các doanh nghiệp này đang đã đi xuống và một phần không nhỏ dư nợ tồn đọng ở các hợp tác xã làm ăn thua lỗ bị giải thể. Do đó Ngân hàng không thu được nợ, hiện tại phải chờ khoanh nợ. Đối với hộ sản xuất, dư nợ quá hạn đang có phần tăng lên 4,6% năm 97, 4,48% năm 98, 4,5% năm 99 nhưng sang năm 2000 con số này vẫn được giữ nguyên. Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi thấy rằng đối với hộ sản xuất doanh nghiệp quốc hữu tăng phần lớn là do cán bộ tín dụng còn lỏng lẻo trong khâu thẩm định các dự án của hộ sản xuất, thường là các hộ sản xuất sử dụng tiền vay không đúng với mục đích vay trong khi cán bộ tín dụng lại quan tâm tới tài sản thế chấp là chủ yếu. Thực tế tại một số phường xã như phường Duyên Hải, phường phố mới, xã Đồng Tuyến, xã Vạn Hoà có rất nhiều hộ vay Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn với dự án trồng rừng, hay chăn nuôi lớn,… nhưng thực tế rừng vẫn chỉ là đất trống đồi núi trọc, hay lợn cũng chỉ là trên hợp đồng với Ngân hàng còn thực tế có thể đồng tiền vay được họ đã mang đi cờ bạc hay tiêu xài vào việc khác. Đây là một số ít những trường hợp vẫn xãy ra tại tỉnh, một số ít những con người không có ý thức này cho dù dự án của họ rất có khả thi nhưng đã nâg số doanh nghiệp quốc hữu lên một con số tương đối. Tuy nhiên không phải tất cả, mà có nhiều hộ rất có ý thức trả nợ nhưng do họ bị thiên tai, dịch bện hay chưa có nhiều kinh nghiệm dẫn tới đồng vốn không những không phát huy được tác dụng mà còn mất trắng. Do vậy, Ngân hàng cần xem xét tới những hộ này để áp dụng biện pháp như giản nợ hay xoá nợ. 5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai được chứng minh qua cách huy động nguồn vốn và con số dư nợ (của Ngân hàng là chính) và khả năng thu nợ (của Ngân hàng là chính ) hay chính là khả năng xoay vòng của Ngân hàng từ khi bắt đầu huy động nguồn vốn nhàn rỗi của các đơn vị kinh tế, các ngành, tiền gửi của dân cư cho vay và đến khi thu nợ và có được phần lợi nhuận về chính Ngân hàng. Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai đều có lợi nhuận qua các năm nhưng năm 1998 và 1999 phần lợi nhuận giảm đi một phần do nợ quá hạn còn đọng lại nhiều và phần nữa là do Ngân hàng liên tục giảm Lãi suất cho vay và để thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho công cụ đối tượng vay vốn, nhất là đối với hộ nông dân (thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo tại tỉnh) bên cạnh đó cũng phải nói phần thu từ ngoại tệ hay thu từ KDVBĐQ là không đáng kể năm 97 lợi nhuận thu được là 2.718 tr.đ năm 1998 là 1.689 tr.đ, năm 1999 đạt 1.523 tr.đ nhưng sang năm 2000 lợi nhuận của Ngân hàng đã tăng một cách đáng kể là điều đáng vui mừng cho dù Lãi suất cho vay vẫn được giảm nhưng phần thu từ kinh doanh vàng bạc đá quý đã từ 7 triệu đồng năm 99 lên 22 triệu đồng năm 2000 điều này chứng tỏ rằng mức sống của người dân đã được nâng lên, họ đã có khả năng quan tâm đến cái đẹp. Và nguồn thu từ kinh doanh ngoại tệ cũng tăng từ 998 tr.đ năm 99 lên 1110 tr.đ năm 2000. Con số này cũng cho ta thấy được dịch vụ du lịch và thương mại của Lào Cai đã phát triển. Tuy nhiên không thể nói đến phần thu được lãi cho vay, bởi nó chiếm phần lớn Ngân sách trong tổng thu hoạt động kinh doanh từ 88,7% đến 89,4%. Ngân hàng làm các dịch vụ thanh toán bằng các hình thức mở tài khoản, thanh toán L/C cho các cá nhân và doanh nghiệp nhằm hưởng “hoa hồng ” thu từ hoạt động này chiếm khoảng từ 6,41-11,3% trong tổng thu từ hoạt động kinh doanh. Đã nói đến kết quả kinh doanh thì phải có, thu và chi vậy Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đã có khoản chi đáng kể. Tổng chi phí hàng năm của Ngân hàng chiếm gần 3/4 tổng thu họ đạt được chính vì thế lợi nhuận là rất nhỏ 20.389 tr.đ là con số Ngân hàng phải chi ra trong năm 97 trên tổng số thu cùng kỳ lf 23.107 tr.đ là khoản phải chi của năm 2000. Trong đó chi cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chiếm phần lớn năm 1997 chiếm 49,7%, năm 98 là 54,7%, năm 99 là 54,6%, năm 2000 kà 54,61%. Chi cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng gồm các khoản chi không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp nào đó là nộp thuế để thực hiẹen chính sách của Nhà nước và một khoản nữa là trả lương cho công nhân viên, bảo quản hàng năm Ngân hàng trả cho công nhâ viên khoảng 24,08% trong tổng chi, mức chi này càng tăng lên bao nhiêu thì khả năng khuyến khích công nhân viên làm việc tốt lên bâý nhiêu. Bên cạnh đó một khoản chi cũng không thể thiếu là chi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của Ngân hàng chỉ sửa chữa, mua trang thiết bị, máy móc… khoản này chiếm 19,04% đến 20,31% nhưng khoản chi này đã được giảm đi để tăng thêm vào lợi nhuận ở năm 2000. Đánh giá một cách tổng thể là hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là tốt nhưng qua 3 năm từ 1997-1999 phần lợi nhuận tạo ra được do một đồng chi phí là giảm dần năm 1997 là 133 tr.đ xuống còn 66 tr. đ năm 1999. Nhưng kết quả hoạt động của năm 2000 Ngân hàng đã lấy lại được khả năng hoạt động của mình mặc dù chưa băng năm 1997 nhưng con số đã có khả năng thuyết phục đối với cán bộ công nhân viên của Ngân hàng , năm 2000 lợi nhuận đối với tổng chi là 11 tr.đ . Đi song song với lợi nhuận trên tổng chi là lợi nhuận màmỗi cán bộ công nhân viên thu được trên tổng chi của họ là 54 tr.đ là lợi nhuận họ thu được sau khi đã trừ đi các khoản chi phí của năm 1997, năm 1998 còn 329 tr.đ năm 1999 còn 12 tr.đ, năm 2000 lợi nhuận thu được là 47 tr.đ. Qua kết quả hoạt động kinh doanh trên, Ngân hàng cần xem xét chi phí hợp lý để hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng tốt hơn nhằm bổ xung thêm nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng. 6. Một số khó khăn còn tồn tại trong việc huy động vốn và cho vay vốn của NHN0& PTNT Lào Cai. Thuận lợi và khó khăn luôn đi song song bên nhau. Trong hoạt động kinh doanh càng rủi ro lớn thì lợi nhuận càng cao, tuy nhiên để có được lợi nhuận thì phải biết khắc phục và vượt qua khó khăn. NHN0& PTNT Lào Cai cũng đã có rất nhiều cố gắng trong việc huy động và cho vay vốn nhằm góp phần vào việc phát triển kinh tế của tỉnh và của cả nước. Kết quả đã không phụ lòng những con người nhiệt tình, hăng say với công việc. Một số khó khăn chủ yếu mà NHN0& PTNT đã gặp trong việc huy động vốn và cho vay vốn. Huy động vốn: Trước hết là khó khăn về địa hình của tỉnh, Lào Cai là tỉnh miền núi, vùng cao địa hình chủ yếu là đồi núi dẫn tời giao thông đi lại gặp không ít những khó khăn do đó cản trở tới việc huy động vốn của cán bộ tín dụng. Hiện nay mạng lưới của NHN0& PTNT Lào Cai đã mở rộng, nhưng nguồn vốn huy động được vẫn chỉ ở những nơi đông dân cư và các tổ chức kinh tế, Ngân hàng chưa có điều kiện để mở rộng mạng lưới huy động vốn đến các vùng nông thôn. Do tính chất hoạt động của Ngân hàng là “đi vay để cho vay”, khi kinh doanh là phải nghĩ ngay tới lợi nhuận mà mình sẽ thu được vậy Ngân hàng không thể đi vay với Lãi suất lớn hơn Lãi suất cho vay, nhưng Lãi suất đi vay của NHN0& PTNT phải tuỳ thuộc vào khung Lãi suất NHNN quy định, điều này cũng góp phần làm giảm nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Người gửi luôn hy vọng là mình sẽ thu được phần lợi nhuận cao nghĩa là Lãi suất phải cao, nhưng thực tế NHN0& PTNT không thể đáp ứng, do mô hình hoạt động của NHN0& PTNT không cho phép bởi họ cần đảm bảo kinh doanh phải có lãi. Huy động vốn từ tài trợ, uỷ thác, vay vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài để giảm Lãi suất đầu vào là một biện pháp tốt. Tuy nhiên việc này rất khó đối với NHN0& PTNT Lào Cai vì nguồn này còn rất hạn chế do ưu thế Ngân hàng khó có khả năng cạnh tranh. Cho vay vốn ở NHN0& PTNT Lào Cai. Như trên đã đề cập đến NHN0& PTNT là doanh nghiệp của Nhà nước kinh doanh tiền tệ với phương châm “đi vay để cho vay”, nên mong muốn của Ngân hàng cho vay được nhiều và cho vay đúng đối tượng. Thực tế thì mong muốn đó chỉ là mong muốn bởi nhiều DNNN, DNNQD hay HSX… khi lập dự án là rất có khả thi nhưng trong quá trình hoạt động kinh doanh họ đã gặp nhiều khó khăn, nhiều thiên tại lũ lụt… , cũng có thể do họ còn thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh nên lãi chẳng thấy mà còn hụt vào vốn vay, mặc dù họ rất muốn trả nợ nhưng không có khả năng. Trong khi muốn vay tiếp phải trả được nợ cũ hoặc phải có một tài sản đảm bảo để đảm bảo cho cả phần vay cũ và vay mới điều này là rất khó đối với người đi vay. Đối với một số hộ sản xuất biết rằng chính phủ có khuyến khích vay dưới 10tr.đ chỉ cần giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng họ không được bên sở nhà đất cấp giấy vì thế NHN0& PTNT cũng không thể đáp được nhu cầu vốn cho đối tượng này. Lãi suất cũng là hàng rào cản trở việc cho vay vốn của Ngân hàng đối với khách hàng, vì thế NHN0& PTNT phải xem xét điều chỉnh Lãi suất cho phù hợp hơn đông thời việc da hạn nợ cho vay Ngân hàng phải xem xét vào khả năng trả nợ của khách hàng. Ngoài ra còn một yếu tố cũng ảnh hưởng không ít đến việc cho vay vốn của Ngân hàng là địa hình khó khăn hiểm trở của Lào Cai. 7. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc huy động vốn và cho vay vốn của NHN0& PTNT Lào Cai. Qua những mặt tồn tại về việc huy động vốn và cho vay vốn như đã trình bày ở trên chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn trong công tác này của NHN0& PTNT Lào Cai. 7.1. Giải pháp về huy động vốn. Huy động vốn là vấn đề không thể thiếu trong hoạt động của Ngân hàng. Trước tiên là nhằm giải thoát những khó khăn mà Ngân hàng đã gặp trong việc huy động vốn như củng cố và phát triển mạng lưới huy động vốn rộng khắp trên toàn tỉnh tới các thôn bản…, mở rộng mạng lưới tuyên truyền các thông tin quảng cáo tới các thành phần dân cư trong tỉnh, đẩy mạnh dịch vụ Ngân hàng tăng cường tiếp thị khách hàng, mở rộng thị phần huy động vốn tới mọi thành phần kinh tế, các tổ chức đoàn thể, mở thêm các khách hàng mới, đặc biệt chú trọng tới các khách hàng truyền thống, nâng cao tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức kinh tế, mở rộng dịch vụ thu tiền đối với các đơn vị có thu tiền thường xuyên và lớn. Ngân hàng cần tăng cường huy động tiền gửi dân cư theo các thời hạn khác nhau, tuỳ theo nhu cầu và mục đích sử dụng vốn để phát hành trái phiếu và kỳ phiếu. Khuyến khích tiền gửi hợp lý hơn cũng là khuyền khích những đồng tiền nhàn dỗi hơn của dân cư. Chú trọng đổi mới công nghê Ngân hàng trong việc thu chi nhanh gon, thanh toán kịp thời, chính xác, an toàn. Luôn đầu tư cho việc đào tạo các cán bộ tín dụng có nghiệp vụ ngày một tốt hơn và phong cách thái độ giao dịch của cán bộ tín dụng đối với khách hàng. Nghiên cứu xây dựng cơ chế huy động vốn nhằm thu hút vốn vay ưu đãi, viện trợ của các tổ chức Quốc Tế và Chính phủ các nước. Tăng cường hơn nữa vốn trung và dài hạn bằng việc phát hành các loại trái phiếu kỳ hạn 3đến 5 năm theo kế hoạch hàng năm. Ngân hàng cần mở rộng mạng lưới quỹ tiết kiệm tới các vùng dân cư, đặc biệt là phát triển mạng lưới TDND đồng thời cần thiết lập quỹ để bù đắp rủi ro. 7.2. Giải pháp về cho vay vốn. Đối với các đối tượng sản xuất. Ngoài những ưu đãi của Chính phủ đối với các đối tưọng sản xuất như vay dưới 10 tr.đ không cần phải thế chấp… Ngân hàng cần nên có một số các giải pháp như: NHN0& PTNT Lào Cai cần phân ra các đối tượng khách hàng để tiến hành cho vay vay có khuyến khích đối với những đối tượng khách hàng vay nhiều va trả lãi sớm hơn hay đúng thời hạn quy định NHN0& PTNT quan tâm hơn tới các DNNQD bởi hiện nay, tại Lào Cai có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân, các công ty TNHH muốn vay vốn để hoạt động nhưng họ lại thiếu về tài sản thế chấp. Chúng tôi thiết nghĩ Ngân hàng có thể cho vay khi mà doanh nghiệp có dự án khả thi có thế chấp tài sản bởi bên trung gian. NHN0& PTNT không nên đợi khách hàng tìm đến mình mà nên năng động hơn nghĩa là Ngân hàng Nông nghiệp sẽ tìm đến khách hàng. Các cán bộ tín dụng không những giỏi về chuyên môn mà cần có cả nghiệp vụ về tư vấn về kỹ thuật. Vì như một số hộ có khả năng vay vốn sản xuất… nhưng thiếu về kỹ thuật, muốn chăn nuôi nhưng kinh nghiệm của họ còn kém… Các HSX Lào Cai có ưu thế về kinh tế trang trại do đó Ngân hàng nên phát huy đồng vốn trung và dài hạn đối với đối tưọng này. b.Lãi suất. Lãi suất là vấn đề gây nhiều tranh cải trong xã hội hiện nay. Nhưng nhìn chung có thể hợp thành 2 ý kiến nổi bật: - ý kiến 1: Để giúp đỡ người sản xuất xoá đói giảm nghèo nên có mức Lãi suất giảm hơn, càng thấp càng tốt, coi như khoản trợ cấp. - ý kiến 2: Chủ yếu nhằm đáp ứng đúng nhu cầu kịp thời, nhanh chóng cho khách hàng và lãi suất đồng đều giữa thành thị và Nông thôn. Nhưng khi dưa ra ý kiến mỗi người đều bảo vệ ý kiến của mình cho nên chúng đề có ưu và nhược điểm. Giáo Sư YUNUS – người sáng lập và hiện nay là chủ tịch HĐQT Gramen Bank cho rằng “sự cứu tế cái tên tín dụng sẽ làm hại họ chứ không phải là giúp họ”. Theo tôi ý kiến này là rất đúng bởi không mất gì mà tự dưng vẫn được một khoản tiền trợ cấp. Nhìn vào thực tế dân nông thông miền núi, vùng sâu, vùng xa hầu đa là dân trí thấp nghèo, những đương nhiên có khoản trợ cấp, họ mặc nhiên như mình đã có một khoản thu nhập và cứ vậy ngồi hưởng thụ. Nên theo ý kiến thứ 2. Lãi suất cũng là nguồn thu của tất cả các cán bộ công nhân viên chức của Ngân hàng trông chờ vào đó sau bao công sức họ bỏ ra, nhưng họ đâu đã được thu toàn bộ phần lãi này mà còn phải trừ đi các loại chi phí khác rồi mới đến phần lợi nhuận nhỏ nhoi cho mỗi con người trong bộ máy. Do đó nếu Lãi suất không đủ bù đắp chi phí và mức sinh lợi tối thiều thì Ngân hàng sẽ dẫn đến phải đóng cửa. Mặt khác nếu như lao động giảm quá có thể gây ra thói xấu cho một số thành phần xã hội, chúng coi như đây là một phần cấp hay có thể chúng vay NHN0& PTNT để đi gửi tiết kiệm ở Ngân hàng khác ăn chênh lệch… Cho vay là để giúp đỡ cho những HSX nghèo khó thoát ra được cuộc sốg hiện tại của họ. Nên Lãi suất tính theo công thức. Lãi suất huy động + Chi phí NH + 1 phần LN Ê LSChovay HSX Ê Cho vay đối tượng khác Đồng thời Ngân hàng cần có khoản trích bù để làm cân bằng giữa lãi suất thành thị và nông thôn. Đơn giản hoá hơn nữa thủ tục cho vay: Ngân hàng nên nghiên cứu hướng dẫn các cơ sở khoản vay tới các doanh nghiệp chỉ cần lập bảng kê chứng từ hàng tháng, tuỳ theo số lượng chứng từ phát sinh, có xác nhận của Kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị là có sở pháp lý để Ngân hàng giải quyết cho vay vốn. Giảm các giấy tờ không cần thiết để phù hợp với trình độ dân trí, chỉ nên giữ giấy tờ bảo đảm có sở pháp lý như; khế ước vay tiền, đơn xin vay tiền và tài sản thế chấp. Đối với hộ vay vốn món nhỏ, có thể thực hiện cấp số vốn vay để hộ vay có thể trả nhiều lần thông qua bảo lãnh của chính quyền địa phương nơi họ cư trú, lấy thu nhập của họ làm căn cứ cho vay. Cần có cơ chế cho vay theo hình thức tín chấp và khống chế mức vay. d.Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng: Là bước không ngừng của Ngân hàng, tuyên truyền, thông tin quảng cáo tới khách hàng nhiều hơn. cán bộ tín dụng nên tìm đến khách hàng và gần gủi hơn với họ. Cán bộ tín dụng đều phải nắm được những khoa học kỹ thuật mới để nâng cao hiệu quả công việc, luôn nắm vững các biện pháp tối thiểu để tránh rủi ro. Luôn có mức khen chê đúng kịp thời (xử lý nghiêm khắc đối với cán bộ tín dụng thiếu trách nhiệm trong việc công việc). Luôn quan tâm nắm vững khả năng phát huy của đồng vốn cho vay, qua kiểm tra, thẩm định theo định kỳ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Ngân hàng luôn phải có khoản dự trữ tín dụng tối thiểu để phòng ngừa rủi ro. e.Hoàn thiện và cải tiến phương pháp thu nợ và sử lý nợ quá hạn. Cán bộ tín dụng nên đến các cơ sở thu lãi hàng tháng kết hợp với việc kiểm tra sử dụng vốn vay, để không làm mất khách hàng. Ngoài việc cán bộ tín dụng đi thu nợ trực tiếp tới khách hàng, có thể thanh toán thông qua tài khoản tiền gửi của các doanh nghiệp mở tại Ngân hàng. Có thể xem xét với những trường hợp có thể giãn nợ thay cho việc chuyển thành nợ quá hạn. Cán bộ tín dụng cần nghiêm túc đối với đối tượng khách hàng nợ quá hạn do cố tình không trả nợ đúng hạn hay doanh số vốn vay sai mục đích dẫn doanh nghiệp tới làm ăn thua lỗ. Có thể mua lại một số tài sản thế chấp do phải mất nhiều thủ tục quá nhiều khâu, Ngân hàng có thể mua lại một số tài sản thế chấp như nhà cửa có vị trí thuận tiện để làm trụ sở giao dịch. Biện pháp này giứp Ngân hàng vừa thu hồi được vốn, vừa tạo điều kiện thuận lợi mở rộng mạng lưới giao dịc, doanh nghiệp không bị ép giá, giảm được chi phí phát mại. f. Giải pháp về cơ chế, chính sách Nhà nước. Phát triển Nông nghiệp Nông thôn là mục tiêu hàng đầu của Chính phủ quan tâm. Nhà nước cần có những chính sách thiết thực như: chính sách thuế cho HSX, DNNQD: giảm nhẹ các khoản chi phí cho người dân, đồng thời hỗ trợ các loại đất Nông nghiệp… Chính sách đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn: tăng cường thêm vốn cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo cán bộ khuyến nông, khuyến ngư cho các vùng sản xuất ở nông thôn. Đặc biệt ở vùng miền núi giao thông còn rất nhiều khó khăn. Chính sách tạo vốn sản xuất cho người dân: tăng nguồn vốn cho vay già hạn và trung hạn của NHN0& PTNT bằng việc tập trung các nguồn vay của công trình 327…… Khuyến khích vay phát triển công nghiệp chế biến tại nông thôn…. Chính sách phát triển thị trường cho kinh tế Nông thôn: mở rộng khả năng lưu thông hàng hoá nguồn nông sản và tư liệu sản xuất trên địa bàn nông thôn, bảo trợ một số mặt hàng nông sản quan trọng theo vùng… Đặc biệt Lào Cai là miền núi, dân trí thấp Nhà nước cần có ngân sách thoả đáng đầu tư cho giáo dục, y tế, thuỷ lợi, mạng lưới điện…. Tóm lại: Lào Cai là tỉnh miền núi, sản xuất mang tính thủ công do đó sản xuất phát triển chậm vì vậy, cái cần ở đây là các công nghệ sản xuất toạ thêm việc làm cho người dân, xoá bỏ du canh du cư của các đồng bào dân tộc. Từ đó, dân có cuộc soóng ổn định và đầu tư vào sản xuất sẽ có hiệu quả tốt hơn. Đặc biệt quan trọng là Ngân hàng Nông nghiệp nên kéo dài hơn về thời hạn cho vay, nghĩa là chú tâm hơn vào cho vay trung và dài hạn để dân có thể ổn định đồng vốn sản xuất. Phần V. Kết luận và kiến nghị Vị trí, vai trò của Nông nghiệp và kinh tế Nông thôn đã được khẳng định trong các giai đoạn của đất nước, gần đây là trong các thành tựu to lớn những tích luỹ từ nội bộ còn rất thấp so với yêu cầu đầu tư phát triển. Do vậy, thu hút vốn đầu tư các khu vực thành phần kinh tế rất phong phú đa dạng, trong đó tín dụng Ngân hàng, đặc biệt là tín dụng NHN0& PTNT là một kênh có nhiều ưu thế và khả năng mở rộng. Nhìn chung, tăng trưởng của NHN0& PTNT là khá cao, góp phần thúc đẩy phát triển Nông nghiệp và kinh tế Nông thôn. tuy nhiên tỷ trọg tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Nông nghiệp Lào Cai đầu tư vào các dự án lớn hiệu quả rõ nét. Từ giác độ con số tổng quan cũng phản ánh những bất cập, hạn chế của tín dụng (đầu tư vốn) Ngân hàng Nông nghiệp trong trong đáp ứng nhu cầu của đơn vị kinh tế, ngành kinh tế. Nhìn chung, Ngân hàng Nông nghiệp Lào Cai đã có những bước phát triển đáng kể trong hoạt động tín dụng của mình trong những năm gần đây. - Về huy động vốn: Với mục tiêu khai thác sức dân để phục vụ cho dân, NHN0& PTNT Lào Cai đã huy động được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân với nhiều cách khác nhau. Nhưng đây mới chỉ là vấn đề phát huy nội lực. Còn các nguồn vốn của các tổ chức tài trợ như WB, … thông qua các dự án để làm cơ sở cho việc đầu tư vốn lâu dài. - Về cho vay vốn: NHN0& PTNT Lào Cai cho dù còn gặp rất nhiều khó khăn về địa bàn tỉnh nhưng Ngân hàng Nông nghiệp đã vượt qua những khó khăn đó để mở rộng mạng lưới tín dụng tới từng thôn bản của tỉnh doạnh số cho vay đối với các đơn vị kinh tế, ngành kinh tế là gia tăng nhưng giữa vay trung và dài hạn, và cho vay ngắn hạn chưa phát huy tốt. Về Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay do áp dụng theo khung Lãi suất của Ngân hàng Nhà nước nên Lãi suất đã giảm và có ưu tiên trên đối khu vực. Nhưng Lãi suất đối với người đi vay Lãi suất càng thấp càng tốt, vì thế Nhà nước cùng với hệ thống Ngân hàng nói chung nên xem xét lại về Lãi suất cho vay đối với đơn vị kinh tế, ngành kinh tế đặc biệt là đối với HSX. Công bằng giữa Lãi suất thành hạch thị và nông thôn. - Về thủ tục cho vay: Nhìn chung đã bớt rườm rà hơn trước, nhưng vẫn còn phức tạp đòi hỏi nhiều giấy tờ, con dấu… gây khó khăn cho khách hàg vay vốn. - Tình hình thu nợ: Nhìn chung khả năng trả nợ của khách hàng là tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp có thể gặp khó khăn trong kinh doanh dẫn tới nợ quá hạn, nhưng con số này không đáng kể. Kiến nghị Để giúp Ngân hàng thực hiện tốt vai trò của mình, tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: - Phải xác định rõ NHN0& PTNT là gắn chặt với sự phát triển Nông nghiệp, Nông thôn. Cần thực hiện phương châm “nhiều người lo, hơn một người lo”, vì vậy phải mở rộng mạng lưới Ngân hàng Nông nghiệp đủ mạnh ở cả thị xã, huyện, lị, thôn, bản… và giao quyền tự chủ cho các chi nhánh để hoạt động, tránh tạo sức ỳ dựa dẫm, tránh xa vào cơ chế “xin, cho”. - Cần đặc biệt quan tâm hơn nữa công cuộc Marketing nghiên cứu kỹ lưỡng hơn đặc tính của mỗi đối tượng khách hàng “cần gì, thích gì và cả ….sợ gì” để dễ tiếp cận về tiếp thị. - Cần xây dựng quy chế điều hành thống nhất từ Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh đến Ngân hàng Nông nghiệp các cấp. - Có chiến lược đào tạo con người một cách bài bản thei hướng “chuyên” nhiều hơn,, tạo ra đội ngũ cán bộ giỏi thực sự, tránh hình thức nặng về bằng cấp. Chiếlược đào tạo gắn với chiến lược quy hoạch cán bộ. - Cần quan tâm đến hiện đại hoã Ngân hàng Nông nghiệp nhưng nên tránh làm theo “phong trào” tốn kém. - Thắt chặt mối quan hệ của Ngân hàng Nông nghiệp với cấp uỷ, chính quyền, các ngành pháp luật và báo chí. Nếu làm tốt đó chính là một trong biện pháp thực hiện chiến lược kinh doanh an toàn và hiệu quả. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình thanh toán qua hệ thống Ngân hàng trường ĐHQLKD – Hà Nội- 2000. 2. Quy chế cho vay đối với khách hàng- NHN0& PTNT Việt Nam – tháng 12-98. Lê Hữu ảnh: TCNông nghiệp – NXB Nông nghiệp – Hà Nội –1997. NHN0& PTNT Việt Nam: “nghị quyết TW IV (khoá VIII) và vấn đề tín dụng Nông nghiệp, Nông thôn ”- NXB chính trị QG- Hà Nội –1998. GS.TS. Lê Văn Tư “Tiền tệ, TDNH”-NXB thống kê- Hà Nội- 1996. PTS Nguyễn Đình Tài – Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW: “sử dụng công cụ tài chính tiền tệ” để huy động vốn cho đầu tư phát triển – Hà Nội – 97. GS. Bùi Huy Đáp – GS. Nguyễn Điền: Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ 21-Hà Nội-1998. PTS. Lê Hữu ảnh, kỹ sư Nguyễn Đăng Hợp- Đa dạng hoá mô hình cho vay vốn đến HSX để phát triển kinh tế Nông nghiệp (kết quả nghiên cứu khoa học kinh tế Nông nghiệp 95-96) 9.Đỗ Xuân Trường “tín dụng Ngân hàng với doanh nghiệp khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ”- thị trường tài chính tiền tệ – số 14, tháng 12/99. Một số báo, tạp chí về Nông nghiệp, tín dụng, kinh tế, Ngân hàng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0240.doc
Tài liệu liên quan