Đề tài Tình hình xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào thị trường EU trong sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Con người là vị trí trung tâm trong mọi hoạt động. Mỗi quốc gia, dân tộc đều có những phong cách, nề nếp, thói quen của mình. Và người Việt Nam cũng vậy cũng có những phong cách riêng của mình. Người Việt Nam vốn có tính chăm chỉ, cần cù chịu khó đây là một đặc tính tốt của người Việt. Tuy nhiên họ quen phong cách làm việc theo sự chỉ bảo, thiếu sáng tạo, tác phong chậm chạp, không quen làm việc độc lập, làm việc không đúng giờ giấc. Đây là một thói quen, tác phong không tốt đặc biệt là làm việc trong môi trường kinh doanh quốc tế đòi hỏi phải có sự năng động, óc sáng tạo. Nếu không họ sẽ bị bỏ lỡ rất nhiều cơ hội trong kinh doanh. Một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hay không phụ thuộc hoàn toàn vào những thành viên trong doanh nghiệp đó, không chỉ là một hai cá nhân mà là tất cả mọi người trong đó. Mọi người cần thay đổi cách nghĩ là ta không phải làm việc vì ai hay vì trách nhiệm phải làm mà mình đang làm việc vì chính bản thân mình. Họ có được suy nghĩ như vậy thì mới tạo được sự hăng say lao động, phát huy tinh thần độc lập sáng tạo. Doanh nghiệp làm được điều này chắc chắn họ sẽ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế.

doc56 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào thị trường EU trong sau khi Việt Nam gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óm hàng này được nhập khẩu tự do vào EU làm kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh lên, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xếp đầu bảng về xuất khẩu giày dép sang thị trường này. 2.3.3.1 Cơ cấu mặt hàng Các sản phẩm giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang EU chiếm hơn 60% tổng số lượng giày dép xuất khẩu hàng năm của ta, chủ yếu là giày thể thao chiếm trên 40% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này, Giày vải gần 20%, giày nữ xấp xỉ 15%, dép khoảng 17% và giày da trơn 1,5%. 2.3 Biểu đồ cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang EU Từ năm 2006 tới nay kim ngạch xuất khẩu giày cao su/plastic của nước ta tới các nước EU liên tục tăng mạnh. Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu giày loại này sang EU 8 tháng năm 2006 tăng 52,42% so với cùng kỳ năm 2005, đạt 86,99 triệu USD, chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu giày cao su/ plastic của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu giày cao su/ plastic sang EU 8 tháng năm 2006 chiếm 6,6% kim ngạch xuất khẩu giày dép sang EU 8 tháng năm 2006, cao hơn 4,8% trong 8 tháng năm 2005. Trừ Hi Lạp, Bỉ, Hà Lan, kim ngạch xuất khẩu giày cao su/ plastic sang các nước EU tăng mạnh, đặc biệt là Tây Ban Nha, Hungary, Thuỵ Điển và Anh. Việc EU áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam trong vòng 2 năm sẽ làm cho giá giày mũ da bán lẻ tại thị trường EU tăng, vượt khả năng chi của một số bộ phận dân cư các nước EU và buộc họ phải chọn loại giày dép khác. Trước tình hình này, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giày dép sang EU của Việt Nam đang nhanh chóng chuyển sang sản xuất và xuất khẩu sang EU các loại giày không sủ dụng chất liệu da, như giày cao su/ plastic. Vì vậy xuất khẩu giày cao su/plastic sang EU tiếp tục tăng trong thời gian tới. 2.3.3.2 Thị trường xuất khẩu 2.4 Bảng thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất trong liên minh Quốc gia Kim ngạch xuất khẩu (%) Đức 25,3 Anh 21 Pháp 14,3 Bỉ 13,2 ý 8,1 Hà Lan 7,9 Tây Ban Nha 4,6 Thuỵ Điển 2,2 Đan Mạch 1,3 Hy Lạp 0,8 Ai Len 0,6 Bồ Đào Nha 0,2 Luxembourg 0,1 ( nguồn Hiệp hội giày da Việt Nam) Thống kê trong EU cho thấy thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối vẫn là Đức, thứ hai là Anh, thứ 3 là Pháp. Hiện nay, Bỉ đang là thị trường xuất khẩu giày dép lớn thứ năm của Việt Nam sau các thị trường Anh, Mỹ, Đức và Hà Lan. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường này đạt 199,6 triệu USD, 8 tháng đầu năm 2005 đạt 136,4 triệu USD. 2.3.3.3 Kim ngạch xuất khẩu Hàng năm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đều tăng ( trừ thị trường Phần Lan và Hy Lạp). Tháng 6/2007 xuất khẩu giày dép của nước ta sang EU tăng 6,4% về lượng và 15,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2006. Xuất khẩu hầu hết sang các thị trường thuộc EU như Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Italia... đều tăng cả về lượng và giá trị. Tháng 6/2007 xuất khẩu sang thị trường Ba Lan đạt mức tăng cao nhất, tăng 259% về lượng và 163,4% so với tháng 6/2006, trong đó giày dép có đơn giá trên 15 USD/ đôi tăng 6,64 nghìn đôi, lượng giày dép có đơn giá dưới 15 USD/ đôi tăng 114,94 nghìn đôi. Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2007, xuất khẩu giày dép của nước ta sang khối EU tăng 7,63% về lượng và 8,87% về giá trị so với cùng kỳ năm 2006. 2.3.4 Cạnh tranh giữa giày dép của Việt Nam với Trung Quốc Giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang EU đang phải cạnh tranh gay gắt với giày dép của Trung Quốc. Về các mặt như :chất lượng, giá cả, mẫu mã, thương hiệu… Hiện nay, Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về sản xuất giày dép với sản lượng hàng năm khoảng 6 tỷ đôi ( chiếm sản lượng 1/2 tổng sản lượng của thế giới). Như vậy cuộc cạnh tranh giữa sản phẩm giày dép của 2 nước sẽ là cuộc cạnh tranh giữa chất lượng và giá cả. Cái này buộc các doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua phải chọn hướng đi là làm gia công cho các đối tác từ EU mà chưa có nhiều sản phẩm giày trực tiếp vào thị trường này. 2.5 Mẫu giày dép Trung Quốc 2.6 Mẫu giày dép Việt Nam Tại hội chợ Duseldorf tại Đức năm 2004, Hiệp hội da giày Việt Nam có 11 gian hàng. Tuy nhiên theo nhận định, sự tiến bộ ấy xem chừng không thấm vào đâu với sự có mặt ồ ạt của các doanh nghiệp Trung quốc. Trong đợt này Trung Quốc tham gia trên 200 gian hàng. Mẫu giày Việt Nam hầu như na ná nhau, giá lại cao hơn của Trung Quốc 20-30%. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang phải hạ đơn giá hàng để tìm hợp đồng. Các loại giày Trung Quốc phần lớn là giày thể thao (bằng vải hoặc bằng cao su đúc nguyên khối), kể đến là giày thời trang nam/ nữ giả lot simili và một số ít dép xốp đi trong nhà bằng cao su mền( EVA). Giày Trung Quốc bán rất ăn khách, giá chỉ có 80.000- 100.000 đồng/ đôi đổ lại. Mua nhiều nhất là giới trẻ vì giày Trung Quốc rất bắt mắt, màu sắc trẻ trung, giá lại mền. Theo nhận xét của chủ tiệm giày thì “ cứ ba người vô mua thì cả ba đều chọn giày Trung Quốc, mặc dù trong tiệm cũng có giày Việt Nam. Đối với những sản phẩm giày dùng để đi chơi thường có khuynh hướng chọn mua những loại thời trang, có giá tiền vừa phải, không quan tâm nhiều lắm đến chất lượng. Giày Trung Quốc thường “ thắng” ở những chỗ này. Trong khi giày trong nước chỉ loay hoay với ba màu chủ đạo là nâu đen hoặc nửa nâu đen thì Trung Quốc chọn loại giả da simili pha hồ phối màu, màu nào cũng có. Một mẫu giày trong nước thường chỉ có 3-4 màu, kiểu dáng chừng năm kiểu là hết, giày trông to và thô, mang không êm chân, thậm chí còn thiếu size, giá cao hơn giày Trung Quốc từ 25.000 trở lên. Nhưng với giày Trung Quốc kiểu dáng, màu sắc đa dạng, giá rẻ người mua tha hồ chọn. Có lẽ đánh vào yếu tố thời trang nên dù hàng Trung Quốc chất lượng thật sự không cao, nhưng với tốc độ ra mẫu mới liên tục vẫn thu hút người tiêu dùng. Giày Trung Quốc cách ba ngày là có một đợt hàng mới, thậm chí có khi mới giao hàng hôm qua, hôm nay lại có hàng mang về, trong khi hàng trong nước cả thang vẫn không thấy mẫu mới nào. 2.4. Đánh giá về những kết quả và những hạn chế 2.4.1 Những kết quả 2.4.1.1 Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam sang EU liên tục tăng qua các năm từ năm 2003 đến nay. Riêng đối với năm 2006 do bị áp thuế chống bán phá giá nên những tháng đầu năm kim ngạch có giảm nhưng sau đó dần đi vào ổn định và tính chung cả năm thì kim ngạch xuất khẩu giày dép sang EU vẫn tăng trong năm 2006. 2.4.1.2 Chất lượng giày dép Thông qua việc hợp tác dưới nhiều hình thức với các đối tác nước ngoài, chất lượng giày dép Việt Nam đã có bước nhảy vọt khi những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng của các công ty hàng đầu thế giới như Nike, Rêbok, Ađía, Bata, Fila... đã được sản xuất và xuất khẩu từ Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam đã có đủ khả năng sản xuất và cung cấp cho thị trường thế giới những sản phẩm có chất lượng, đáp ứng được thị hiếu của từng thị trường. 2.4.1.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng Một số doanh nghiệp tiềm năng đã đầu tư hoàn chỉnh hệ thống tự động hoá thiết kế, các dây truyền sản xuất thử nghiệm phục vụ công tác ra mẫu chào hàng đáp ứng yêu cầu kịp thời của khách hàng, của nhà nhập khẩu. ĐIển hình như công ty cổ phần giày An Lạc, công ty cổ phần giày Thái Bình và các công ty 100% vốn nước ngoàI ( TeaKwang Vina, Shyang Hung Cheng, Giày Thượng Đình…) Để đẩy mạnh tócc độ phát triển ngành da giày Việt Nam, từ nay đến năm 2010, toàn ngành sẽ phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng nhanh số lượng và kim ngạch xuất khẩu thông qua việc tranh thủ các lợi thế, đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu ding trong và ngoài nước, tạo thêm việc làm cho người lao động, đồng thời nâng cao hiệu quả, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu, chuyển mạnh từ gia công sang tự sản xuất không phụ thuộc vào đối tác như hiện nay. 2.4.2. Những hạn chế của ngành giày dép Việt Nam 2.4.2.1 Công nghệ yếu nên không có sức cạnh tranh Đông Âu là vùng đất còn tiềm năng để giày dép Việt Nam tiếp tục phát triển, mở rộng thị trường. Việt Nam được các nước đánh giá là có lợi thế về phát triển giày dép nhưng con đường cạnh tranh vẫn là khâu khó nhất Một trong những yếu tố đó là chất lượng, theo các doanh nghiệp giày dép đó là mẫu mã. Việt Nam cần chú trọng đặc biệt tới mẫu mã hơn nữa. Hiện tại vấn đề tiếp thị giày dép của Việt Nam còn qúa ít ỏi, gần như là thế giới chưa biết. Do xúc tiến thương mại kém nên hầu hết các doanh nghiệp sản xuất làm gia công ở tầng thứ 2, thứ 3. Như vậy cái gọi là sức cạnh tranh tiềm lực của ngành giày da đều thuộc các công ty lớn của Đài Loan, Hàn Quốc đặt tại Việt Nam. Chính họ đã khai thác được lợi thế về lao động, giá nhân công rẻ, môi trường xã hội ổn định...của Việt Nam Theo thống kê, trên 70% các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam là công ty liên doanh hoặc là 100% vốn nước ngoài. Do đó các doanh nghiệp này phụ thuộc vào họ về công nghệ, thiết bị kỹ thuật, các nguồn nguyên liệu thô, phụ liệu và thị trường. Ngoài ra trong số 30% công ty Việt Nam tham gia vào sản xuất giày thì có tới 70% làm gia công vì thế mà giá trị lợi nhuận đích thực mà ngành này mang lại không lớn. Và chưa tới 20 doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam đủ sức làm hàng dạng FOB. Doanh số xuất khẩu của ngành này tập trung chủ yếu vào các công ty nước ngoài như Samyang, Pouchen...Mặt hàng giày vải vốn là thế mạnh của Việt Nam cũng bị hàng của Trung Quốc chiếm chỗ Và Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là giày thể thao, giày dép và hài đi trong nhà. Cái khó của doanh nghiệp Việt Nam là ở chỗ: Nếu tham gia thị trường giày dép với sản phẩm chất lượng cao thì không cạnh tranh được với sản phẩm của chính các quốc gia nội khối như Italia, Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Đức. Còn nếu trong sản phẩm cấp thấp, có chất lượng trung bình thì lại không cạnh tranh được với hàng của Trung Quốc, có chất lượng trung bình nhưng giá lại rất rẻ. Theo đánh giá của các chuyên gia, ở thị trường trong nước, các doanh nghiệp nội địa chưa phát huy được tiềm lực. Mặc dù hàng Trung Quốc chất lượng thực sự không cao, nhưng với tốc độ ra mẫu mới liên tục vẫn thu hút được người tiêu dùng. Thường chỉ cách vài ngày là có mẫu mới trong khi hàng trong nước cả tháng cung không có mẫu mới nào, giá giày trong nước lại cao hơn rất nhiều so với hàng Trung Quốc. Điểm yếu của các công ty giày Việt Nam là chưa có sụ định hướng rõ rệt, chưa tạo được dấu ấn cho thương hiệu của mình. Trong khi giày trong nước chỉ có 3 màu củ đạo là nâu, đen hoặc nửa nâu nửa đen thì Trung Quốc chọn loại giả da simili tha hồ phối màu, màu nào cùng có. Một mẫu giày trong nước thường chỉ có 3-4 mà, kiểu dáng chừng 5 kiểu là hết. Nhưng với giày Trung Quốc màu sắc thường không dưới 10 và và kiểu thì phải trên số chục. Nếu thất bại ngay trên sân nhà, thì giày dép Việt Nam khó có thể cạnh tranh trên sân khách. Việt Nam gia nhập WTO có rất nhiều đơn đặt hàng nhưng các doanh nghiệp Việt Nam lại không đủ khả năng để tiếp nhận với khối lượng lớn như vậy. Do các doanh nghiệp của Việt Nam về quy mô còn nhỏ, sản xuất đơn lẻ, không có khả năng thực hiện đáp ứng yêu cầi. Vì thế mà Việt Nam đã bỏ lỡ rất nhiều đơn đặt hàng. Trong điều kiện như hiện nay thì các doanh nghiệp này nên liên kết chặt chẽ với nhau để có đủ khả năng tiếp nhận đơn đặt hàng và tăng khả năng cạnh tranh cho ngành này 2.4.2.2 Khó khăn về nguồn nguyên liệu Không chủ động được nguồn nguyên liệu nên phụ thuộc vào khách hàng và các nhà cung cấp nguyên liệu từ Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc. Theo bộ công nghiệp nước ta phải nhập 6 triệu feet vùng da thuộc. Nhà máy thuộc da chưa đáp ứng được 10% nhu cầu và hiện chỉ hoạt động được 25% công xuất do thiếu nguyên liệu. Hàng năm Việt Nam chỉ có thể cung cấp 5000 tấn da trâu nhưng nguồn nguyên liệu nội địa không được tận dụng và giá trị xuất khẩu thấp. 60% nguồn nguyên liệu này được xuất sang Trung Quốc và Thái Lan, phần còn lại thì không đủ tiêu chuẩn để sản xuất hàng xuất khẩu. Vì thế mỗi năm Việt Nam chi từ 170 tới 230 triệu USD để nhập da giả và từ 80 tới 100 triệu USD để nhập da từ Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc. 2.4.2.3 Khó khăn về thông tin Các doanh nghiệp Việt Nam dù xuất khẩu rất nhiều vào thị trường EU nhưng thật sự vẫn chưa hiểu hết về văn hoá, sở thích, cũng như xu hướng tiêu dùng của người dân bản xứ. Để thành công trên thương trường quốc tế thì các doanh nghiệp cần phải hiểu được nhu cầu của khách hàng, xem họ muốn gì?, yêu cầu gì đối với sản phẩm này? để từ đó xây dựng cho mình một chiến lược cụ thể phát triển ngành hàng này. Có nhiều con đường để tiếp thị, tìm hiểu thị trường đó là thường xuyên đi nước ngoài tìm đối tác, tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế, mở hội trợ trong nước, thành lập văn phòng đại diện, trung tâm thương mại của giày dép Việt Nam ở nước ngoài là rất cần thiết để giao dịch tìm kiếm đối tác. Từ đây sẽ lập các kênh phân phối ở nước ngoài. Hội chợ là công tác tiếp thị rất cần thiết, nhưng giày dép Việt Nam tham gia hội chợ vẫn còn hạn chế. 2.4.2.4 Cơ sở hạ tầng vẫn còn hạn chế Do các doanh nghiệp Việt Nam đa phần là liên doanh và làm gia công thuê cho nước ngoài nên các doanh nghiệp này chưa thực sự chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng. Máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất còn thiếu, công nghệ lạc hậu, sản phẩm làm ra năng suất không cao, do đó không có sức cạnh tranh trên thị trường. Hệ thống giao thông vận tảI vẫn chằng chịt, không thông thoáng. về xuất khẩu thuỷ sản và được coi là nước có tốc độ xuất khẩu thuỷ 2.5 Quy định về chống bán phá giá của EU Các quy định của EC về xử lý hàng nhập khẩu bán phá giá ra đời ngay từ những ngày thành lập. Mục tiêu của các quy định này là nhằm vào hàng nhập khẩu bán phá giá gây thiệt hại đáng kể cho các nhà sản xuất của cộng đồng. Nếu không được xử lý, hàng bán phá giá sẽ tạo cho nhà sản xuất của nước thứ ba một lợi thế cạnh tranh không lành mạnh, lợi thế này có thể được khai thác triệt để và đem lại những hậu quả tiêu cực cho ngành sản xuất của EC. Chống bán phá giá thường được hiểu là hàng hoá nhập khẩu có giá rẻ và thấp hơn chi phí sản xuất, nhưng thực tế thì phức tạp hơn nhiều. Quy chế chống bán phá giá năm 1996 quy định chỉ được áp dụng thuế chống bán phá giá khi có đầy đủ các điều kiện sau: Phát hiện có sự bán phá giá: giá xuất khẩu của sản phẩm thấp dẫn tới việc sản phẩm được bán trên thị trường EU có giá thấp hơn giá bán tại thị trường trong nước của nước sản xuất. Tổn hại vật chất gây ra cho ngành sản xuất của EC: hàng nhập khẩu đã gây tổn hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại vật chất cho một bộ phận đáng kể trong ngành sản xuất của EC, ví dụ như mất thị phần, làm giảm giá bán của nhà sản xuất và gây áp lực đối với quá trình sản xuất, bán hàng, lợi nhuận, năng suất... Lợi ích của cộng đồng: chi phí mà EC phải trả cho việc áp dụng các biện pháp này không cân xứng với lợi ích thu được. Uỷ ban Châu Âu có trách nhiệm điều tra các đơn khiếu kiện và đánh giá liệu đơn này có đúng đắn không. Uỷ ban có thể áp đặt các biện pháp tạm thời và các biện pháp chính thức đối với các sản phẩm than và thép. Trong các trường hợp khác, Hội đồng bộ trưởng của EU sẽ áp đặt thuế chống bán phá giá chính thức Khi một ngành sản xuất của EU cho rằng hàng nhập khẩu bán phá giá từ các nước không phải là thành viên EU gây tổn hại vật chất thì ngành sản xuất đó có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua chính phủ nước thành viên nộp đơn kiện lên Uỷ ban Châu Âu. Uỷ ban có 45 ngày để xem xét đơn kiện, tham vấn các nước thành viên và sẽ quyết định có đủ bằng chứng hay không để tiến hành cuộc điều tra chính thức. Đơn kiện sẽ bị bác bỏ nếu không có đủ bằng chứng hoặc người nộp đơn kiện không đại diện cho ít nhất 25% tổng sản lượng của toàn bộ các nhà sản xuất sản phẩm của EU. Điều tra thường được tiến hành trong vòng một năm , và trong mọi trường hợp phải kết thúc trong vòng 15 tháng. Các biện pháp chống bán phá giá chỉ được thực hiện nếu chúng phục vụ lợi ích của toàn thể cộng đồng. Uỷ ban chống bán phá giá có thể áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời trong khoảng thời gian sau 60 ngày đến 9 tháng kể từ ngày bắt đầu điều tra. Thuế này không được vượt quá biên độ giá ( sự chênh lệch giữa giá bán trên thị trường của nhà sản xuất và giá bán tại thị trường EU). Sau đó, sau khi điều tra đầy đủ và tham vấn với các nước thành viên Uỷ ban có thể áp dụng mức thuế chính thức. Chỉ Hội đồng Bộ trưởng mới có thẩm quyền quyết định mức thuế này. Thuế chính thức có hiệu lực trong vòng 5 năm. Quy chế áp dụng thuế chống bán phá giá có thể được đưa ra Toà Sơ thẩm của Châu Âu hoặc có thể vận dụng thủ tục giải quýêt tranh chấp của WTO để giải quýêt vụ kiện giữa các thành viên WTO. Các quy định hiện có của EC được thay thế bởi Quy chế Chống bán phá giá mới có hiệu lực từ ngày 1/1/1995. Quy chế này tập hợp các biện pháp đã được thoả thuận tại Vòng ủuguay của GATT. Quy chế đồng thời cũng ra hạn thời gian chặt chẽ cho việc hoàn thành điều tra và ra quyết định nhằm đảm bảo rằng các đơn khiếu kiện sẽ được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả. Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu giày dép sang EU trong thời gian tới Ngày 1.1.2007 Việt Nam chính thức là thành viên của WTO. Sự kiện này đã tạo ra những thuận lợi cũng như những khó khăn đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và xuất khẩu giày dép nói riêng. 2.6.1 Những thuận lợi Khi trở thành thành viên của WTO thì Việt Nam có cơ hội để nhập nguyên vật liệu, máy móc thiết bị đầu vào với giá cạnh tranh, chất lượng phù hợp. Hoạt động sản xuất sẽ không bị ngưng do thiếu nguyên liệu đầu vào, sản phẩm làm ra có giá phù hợp. WTO có cơ chế giải quyết tranh chấp tạo điều kiện để các nước nhỏ bảo vệ được lợi ích của mình hoặc có nhiều tiếng nói hơn. Khi đó nó sẽ công bằng trong việc giảI quýêt các vụ kiện đặc biệt là các vụ kiện về chống bán phá giá.  Tham gia WTO sẽ góp phần làm cho hệ thống chính sách pháp luật của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và phù hợp với thông lệ quốc tế hơn. Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoàI, các đối tác kinh doanh yên tâm đầu tư. Qua đó có khả năng thu hút vốn và công nghệ, có nhiều dự án lớn đầu tư nước ngoàI đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực xây dựng cơ bản, cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin…tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc sản xuất và xuất khẩu làm tăng năng suất, giao thông dẽ dàng, tiết kiệm chi phí liên lac, vận chuyển…Như vậy, khi trở thành thành viên chính thức của WTO sẽ mở ra một thị trường lý tưởng cho thương mại Việt Nam nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng. Nhà nước có nhiều chương trình XTTM hỗ trợ các doanh nghiệp giày dép thực hiện xúc tiến trên thị trường EU. Việt Nam không bị hạn chế về quota xuất khẩu giày dép sang EU Từ 01/1/2006 đến 31/12/2008, EU áp dụng GSP mới dành cho 143 nước độc lập,36 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Hệ thống ưu đãI thuế quan phổ cập mới này đơn giản hoá việc phân loại sản phẩm hàng hoá từ loại là rất nhạy cảm, bán nhạy cảm và không nhạy cảm thành 2 loại sản phẩm là không nhạy cảm và nhạy cảm. Theo hệ thống này, sản phẩm nhạy cảm ( gồm rất nhiều sản phẩm nông nghiệp, may mặc, gang và thép ) được giảm một mức thuế chung là 3,5% đối với những sản phẩm tính thuế theo trị giá ( có một số ngoại lệ là hàng dệt may); giảm 30% đối với sản phẩm tính thuế đặc định so với mức thuế MFN. Các sản phẩm không nhạy cảm được miễn thuế hoàn toàn khi nhập khẩu vào EU. 2.6.2 Những khó khăn Thứ nhất: Việc loại bỏ hạn ngạch mở rộng thị trường sẽ làm cho các sản phẩm da giày ở nước ta cạnh tranh quyết liệt hơn. Thứ hai: Sự phân biệt đối xử của các công ty tư nhân trong hệ thống tài chính làm cho việc mở rộng chiến lược theo hướng FOB và phát triển công nghiệp nguyên liệu trở nên khó khăn Thứ ba: Người mua có thể chuyển các hoạt động sang các nước khác có chi phí nhân công rẻ hơn như Trung Quốc, Indonexia… Thứ tư: Nếu tham gia thị trường giày dép với sản phẩm chất lượng cao cấp thì không cạnh tranh được với sản phẩm của các quốc gia như: Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Đức. Còn nếu chọn sản phẩm cấp thấp, có chất lượng trung bình thì lại không cạnh tranh được với sản phẩm sản xuất hàng loạt của Trung Quốc do công nghiệp vật liệu Trung Quốc đã phát triển và năng suất lao động ở Trung Quốc cao hơn Thứ năm : Các nước sản xuất có chi phí thấp khác có thể vượt lên Việt Nam tại các thị trường mới nổi da có sự hỗ trợ mạnh của nhà nước và thành phần tư nhân Tuy nhiên ngành giày dép việt Nam còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức, mà lớn nhất là sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm của Trung Quốc có rất nhiều lợi thế về vốn, công nghệ, nguồn nguyên liệu, nhân công, ngành công nghiệp hỗ trợ…Trung Quốc hiện đang chiếm thị phần thống trị tại các thị trường như 83,5% tại Mỹ, hơn 64% tại EU. Bên cạnh đó giày dép Việt Nam còn phải cạnh tranh với giày dép của các nước ấn Độ, Indonexia, Thái Lan… do họ có ưu thế hơn về vốn, công nghệ đặc biệt là nguyên liệu. Một số vấn đề khác cũng cần đề cập tới đó là do quá chú trọng vào xuất khẩu nên phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có được một chiến lược đầu tư dài hạn nhằm phát triển thị trường nội địa, điều này làm cho giày dép nội địa bị nép vế , không cạnh tranh được so với giày dép nước ngoài. Có những doanh nghiệp da giầy thay vì vạch ra hướng phát triển mới cho thị trường trong nước đã lựa chọn những sản phẩm xuất khẩu thừa, lỗi mốt để tiêu thụ trên thị trường nội địa, điều này làm cho giày dép nội địa càng trở nên kém hấp dẫn. Nếu không giải quyết tốt vấn đề đang còn tồn đọng thì việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian tới của ngành giày dép chắc chắn sẽ rất khó khăn. Đối với thị trường nội địa, sản phẩm giày dép đang phải cạnh tranh với giày dép nhập lậu từ Trung Quốc. Ngoài ra, còn có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất giày trong nước và những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Thứ sáu: Khi Việt Nam gia nhập WTO thì Việt Nam còn phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá. Ngày 7/7, Uỷ ban châu Âu ( EC ) đã quyết định mở cuộc điều tra bán phá giá đối với 33 mã giày mũ da của Việt Nam theo đơn kiện ngày 30/5 của Liên minh ngành sản xuất da Châu Âu, 60 nhà sản xuất của Việt Nam bị liệt kê trong đơn kiện Vụ kiện bán phá giá giày mũ da vào châu Âu được một số nhà sản xuất giày, chủ yếu của Pháp và Italia, đã hối thúc EU tiến hành vì cho rằng xuất xứ từ Trung Quốc và Việt Nam đang bán phá giá trên thị trường Châu Âu. EU đã tự tính ra mức thuế hết sức vô lý để áp dụng cho ngành da giày Việt Nam. Họ lấy giá bình quân của cùng một nhóm sản phẩm ( khởi kiện) trừ cho giá thành của nước tham chiếu là Brazil để cho ra mức chênh lệch làm biên độ phá giá. Sự vô lý này ở chỗ là ngành giay da Việt Nam và Brazil hoàn toàn khác biệt, trong đó quan trọng nhất là giá nhân công và nguyên liệu của Brazil cao hơn Việt Nam rất nhiều, trong khi Việt Nam có lợi thế chi phí lao động thấp và công nghệ hiện đại. EU cũng “phớt lờ” yêu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam chọn Thái Lan là nước có điều kiện tương đồng để so sánh tính biên độ phá giá. Rõ ràng mọi sự tính toán để đạt được mục tiêu là ngăn chặn sản phẩm giày Việt Nam vào Châu Âu. Hiệp hội Da giày cho biết, do tác động của vụ kiện chống bán phá giá đối với giày mũ da xuất xứ Việt Nam, từ đầu năm 2006 các doanh nghiệp da giày đang phảI đối mặt với thiếu đơn hàng. Các nhà nhập khẩu đã trì hoãn việc đặt hàng vì họ lo sợ mức thuế bán phá giá cao. Quyết định cuối cùng của Liên minh Châu Âu áp dụng thuế chống bán phá giá là 10% đối với giày mũ da xuất xứ từ Việt Nam. Thuế chống bán phá giá của EU đối với giày mũ da của Việt Nam là nguyên nhân chính làm cho kim ngạch xuất khẩu giày dép nước ta sang EU bị giảm liên tiếp trong các tháng cuối năm 2006. Chương 3 Giải pháp tăng cường xuất khẩu giày dép vào EU 3.1 Một số cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO liên quan đến xuất khẩu. Việt Nam đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định và quy định mang tính ràng buộc của WTO từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên do nước ta đang phát triển ở trình độ thấp lại đang trong quá trình chuyển đổi nên ta yêu cầu và được WTO chấp nhận cho hưởng một thời gian chuyển đổi để thực hiện một số cam kết có liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt, trợ cấp phi nông nghiệp và quyền kinh doanh. 3.1.1 Việt Nam bị coi là nền kinh tế phi thị trường Việt Nam chấp nhận bị coi là một nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm tức là không muộn hơn 31/1/2018. Tuy nhiên, trước thời điểm trên, nếu ta chứng minh được với đối tác nào là kinh tế Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường thì đối tác đó ngừng áp dụng chế độ “phi thị trường” đối với ta. Chế độ phi thị trường chỉ có ý nghĩa trong các vụ kiện bán phá giá. Và các thành viên WTO không có quyền áp dụng cơ chế tự vệ đặc thù đối với hàng xuất khẩu của ta dù ta bị coi là nền kinh tế phi thị trường. 3.1.2 Về trợ cấp phi nông nghiệp Việt Nam đồng ý bãi bỏ hoàn toàn các trợ cấp bị cấm theo quy định của WTO như trợ cấp xuất khẩu và nội địa hoá. Tuy nhiên với các ưu đãI đầu tư dành cho hàng xuất khẩu đã cấp trước ngày gia nhập WTO, ta được bảo lưu thời gian quá độ là 5 năm ( trừ ngành dệt may). 3.1.3 Về quyền kinh doanh ( quyền xuất nhập khẩu hàng hoá): Việt Nam đồng ý cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoàI được quyền xuất nhập khẩu hàng hoá như người Việt Nam kể từ khi gia nhập, trừ các mặt hàng thuộc danh mục thương mại nhà nước ( như xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình, báo chí) và một số mặt hàng mặt hàng khác mà ta chỉ cho phép sau thời gian chuyển đổi ( như gạo và dược phẩm). 3.1.4 Về cam kết thực hiện minh bạch hoá Ngay từ khi gia nhập Việt Nam sẽ công bố dự thảo các văn bản quy phạm do Quốc hội, Uỷ ban thường trực quốc hội và Chính phủ ban hành để lấy ý kiến nhân dân. Thời hạn dành cho việc góp ý và sưa đổi là 60 ngày. Việt Nam cũng cam kết đăng công khai các văn bản pháp luật trên các tạp chí, trang điện tử của bộ, ngành. Một số cam kết có liên quan khác: thuế xuất khẩu, Việt Nam chỉ cam kết sẽ giảm thuế xuất khẩu đối với phế liệu kim laọi đen và màu theo lộ trình, không cam kết về thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm khác. 3.1.5 Cam kết khác Về đa phương, Việt Nam còn đàm phán một số vấn đề đa phương khác như bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là sử dụng phần mềm hợp pháp trong cơ quan chính phủ. Định giá tính thuế xuất nhập khẩu, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, các biện pháp rào cản kỹ thuật trong thương mại…Với nội dung này, ta cam kết tuân thủ các quy định của WTO kể từ khi gia nhập. 3.2 Giải pháp đối với doanh nghiệp 3.2.1. Xây dựng cho mình một thương hiệu riêng, thương hiệu của người Việt Các doanh nghiệp cần phải nhận thức rõ để có thể thành công thực sự thì chỉ có con đường duy nhất là đứng vững trên đôi chân của mình, chứ không thể đừng dựa vào người khác. Vì thế các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một thương hiệu riêng, đặc trưng cho mặt hàng giày Việt, đồng thời cũng phải phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Phải làm sao để người tiêu dùng biết mình là ai là nền tảng xây dựng nền thời trang giày dép Việt Nam. Xây dựng một thương hiệu mạnh, ngoài việc phải xây dựng và thực hiện một chiến lược quảng bá hiệu quả, còn phải sử dụng tối đa 5 công cụ khác là logo, hình tượng, khẩu hiệu, nhạc hiệu, bao bì. Tạo ra sự khác biệt trong nhãn hiệu của mình khi đó có thể tránh được sự cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ lớn mạnh đã có trên thị trường, tức là giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và các nguồn lực mà vẫn có thể thu được kết quả như mong muốn. Tạo ra sự khác biệt cho nhãn hiệu phảI xuất phát từ người tiêu dùng- từ tiềm thức, tâm trí, nhận thức, hành vi…của họ. Điều đó có nghĩa là chúng ta không thể tạo ra sự khác biệt một cách duy ý trí- tạo ra sự khác biệt một cách ngộ nhận hay sự khác biệt đó không đem lại ý nghĩa, giá trị hay lợi ích nào cho người tiêu dùng. Xây dựng thương hiệu một vấn đề nóng trong nỗ lực của các doanh nghiệp - công việc đòi hỏi có những bước đi khôn ngoan để tiến tới thành công. không chỉ dừng lại ở việc “ có thể chi bao nhiêu tiền” nó liên quan tới việc “ chúng ta Sẽ chi những khoản đó như thế nào”. Làm như thế nào để xây dựng thương hiệu, làm như thế nào để tạo ra sự khác biệt? Làm thế nào để vượt qua đối thủ cạnh tranh? Điều doanh nghiệp phải làm là xây dựng cho mình một chiến lược thương hiệu cụ thể rõ ràng và sáng tạo. 3.2.2. Phải sử dụng tốt nguồn nhân lực nâng cao năng suất lao động của toàn ngành. Đào tạo công nhân có trình độ lành nghề có khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất. Các chuyên gia kinh tế nói rằng thành công trên thị trường của nước ngoài các mặt hàng giày dép Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào những nhà thiết kế có khả năng tạo mốt, tạo ra các mẫu mã giày dép hợp thời trang khách hàng quốc tế. Hiện nay, Việt Nam có quá ít cán bộ thiết kế lành nghề, hoặc nếu có thì chưa được đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp. Vì thế việc đào tạo những cán bộ thiết kế lành nghề là rất cần thiết. Việc đào tạo này có thể thông qua rất nhiều con đường như: đào tạo trong các trường thiết kế thời trang, mở lớp đào tạo tại doanh nghiệp và một con đường rất quan trọng đó là gửi cán bộ sang các nước để được đào tạo và học hỏi kinh nghiệm. Đặc biệt là học hỏi từ Trung Quốc một trong những quốc gia thành công nhất trong việc thiết kế mẫu mã.( thuc tien thiet ke mau ma o Trung Quốc) Để tăng đội ngũ thiết kế mẫu mã và đào tạo nguồn nhân lực, Italia đã hỗ trợ ngành trong việc hình thành trung tâm hỗ trợ kỹ thuật ngành giày dép. Đây chính là cơ hội tốt cho các ngành xây dựng, đào tạo đội ngũ công nhân có trình độ cao, đội ngũ thiết kế giỏi. Vina giày đã ký kết với Đoàn thanh niên TP.HCM triển khai việc đào tạo này cho đoàn viên trong các đơn vị sản xuất giày dép trên địa bàn. 3.2.3. Một số vấn đề cần chú ý khi xuất khẩu vào thị trường EU Thứ nhất: Cần nhìn nhận từ góc độ phía cầu- tức góc độ thị trường Eu về sức mua, thị hiếu, tính đa dạng cũng như là phân khúc thị trường, dân số… ở đây điều quan trọng là nhận thức và khả năng thích ứng. Tham gia vào thị trường EU nhất là trong giai đoạn đã là thành viên của WTO, chúng ta cần thay đổi nhận thức, không buôn bán trong đIũu bán lẻ, bán sỉ mà phảI thích ứng theo những tiêu chuẩn mà thị trường đòi hỏi và coi nhu cầu của thị trường là phần không thể thiếu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời tích cực tiếp cận thông tin, học hỏi những bài học quá khứ của các nước và của Việt Nam . Qua đó, doanh nghiệp tổ chức lại sản xuất, dần dần đáp ứng được nhu cầu thị trường. Thứ hai: Doanh nghiệp cần nâng cao khả năng thích ứng với những rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm, chống bán phá giá, những rào cản kỹ thuật khác của các thị trường văn minh. Thay vì tư thế bị động như trước, doanh nghiệp cần chủđộng ứng phó ngay từ đầu để có thể kiểm soát sản phẩm của mình. Điều này sẽ tạo ra một quy trình mới về tư duy chiến lược, cách điều hành bộ máy, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Thứ ba: Các doanh nghiệp cần nắm vững các quy định liên quan đến EU, phải liên kết với nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh. 3.2.4 Cải tiến năng lực tài chính Ta đã từng nghe câu nói “không có vốn không làm được điều gì cả”. Đây là một câu nói đúng hay sai? Hay trong các yếu tố vốn, kinh nghiệm, cơ hội yếu tố nào là quan trọng nhất tạo nên sự thành công cho một doanh nghiệp? Có những người cho rằng đó là vốn, có người cho rằng đó là kinh nghiệm và cũng có người cho rằng quan trọng nhất vẫn là cơ hội. Có vốn, có kinh nghiệm nhưng không có cơ hội thì không thể làm được việc gì cả. Vậy ai đúng ai sai? Tất cả những người trên đều nói đúng, nó đúng trong những hoàn cảnh cụ thể. Và câu trả lời đúng, đầy đủ nhất trong câu hỏi trên là: Trong các yếu tố vốn, kinh nghiệm, cơ hội yếu tố nào cũng quan trọng. Nếu một doanh nghiệp nào đó hội tụ đầy đủ những yếu tố trên thì chắc chắn thành công. Tuy nhiên, trong thực tế các doanh nghiệp lại hiếm khi có đầy đủ các yếu tố trên, nhưng họ vần thành công. Đó là vì trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể khác nhau thì các yếu tố ấy nổi lên các vị trí ưu tiên khác nhau. Có trường hợp vốn được ưu tiên là số 1, có trường hợp thì đó lại là kinh nghiệm và có trường hợp nó là cơ hội. Việt Nam sau khi gia nhập WTO chúng ta có nhiều cơ hội tuy nhiên thách thức cũng nhiều. Những thách thức đó là về chất lượng nguồn nhân lực, năng lực tài chính, kinh nghiệm kinh doanh…trong đó năng lực tài chính là một vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam luôn quan tâm và nhắc đến mỗi khi giải đáp thắc mắc tại sao doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn đầu tư ít, năng lực tài chính hạn chế. Do đó, không có khả năng đổi mới, nâng cấp thiết bị máy móc cũ, lạc hậu, không có khả năng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất nên khi có những đơn đặt hàng lớn thường bị để tuột mất vì không có khả năng đáp ứng. Vì thế các doanh nghiệp cần phải cải thiện năng lực tài chính của mình bằng các biện pháp như: tăng cường xuất khẩu, liên kết các doanh nghiệp với nhau để có tiềm lực tài chính mạnh đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn khác của các nước. 3.2.5 Cải tiến phong cách làm việc kinh doanh của doanh nghiệp Con người là vị trí trung tâm trong mọi hoạt động. Mỗi quốc gia, dân tộc đều có những phong cách, nề nếp, thói quen của mình. Và người Việt Nam cũng vậy cũng có những phong cách riêng của mình. Người Việt Nam vốn có tính chăm chỉ, cần cù chịu khó đây là một đặc tính tốt của người Việt. Tuy nhiên họ quen phong cách làm việc theo sự chỉ bảo, thiếu sáng tạo, tác phong chậm chạp, không quen làm việc độc lập, làm việc không đúng giờ giấc. Đây là một thói quen, tác phong không tốt đặc biệt là làm việc trong môi trường kinh doanh quốc tế đòi hỏi phải có sự năng động, óc sáng tạo. Nếu không họ sẽ bị bỏ lỡ rất nhiều cơ hội trong kinh doanh. Một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hay không phụ thuộc hoàn toàn vào những thành viên trong doanh nghiệp đó, không chỉ là một hai cá nhân mà là tất cả mọi người trong đó. Mọi người cần thay đổi cách nghĩ là ta không phải làm việc vì ai hay vì trách nhiệm phải làm mà mình đang làm việc vì chính bản thân mình. Họ có được suy nghĩ như vậy thì mới tạo được sự hăng say lao động, phát huy tinh thần độc lập sáng tạo. Doanh nghiệp làm được điều này chắc chắn họ sẽ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế. 3.2.6 Tăng cường xúc tiến thương mại Theo quan niệm của trung tâm thương mại quốc tế (ITC) thì XTTM là tất cả các biện pháp có thể tác động hỗ trợ, khuyến khích phát triển thương mại. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những cơ hội và cũng đặt ra những thách thứcđối với mỗi doanh nghiệp ở các nước. Một trong những thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Hoạt động XTTM có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập và thể hiện trên các mặt: Tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp: Hoạt động XTTM giúp cho doanh nghiệp có được thông tin đầy đủ, chính xácvề thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh… Giúp cho doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ. Giúp cho doanh nghiệp khẳng định vị thế so với đối thủ cạnh tranh. Xúc tiến thương mại có ý nghĩa trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu của sản phẩm. Thương hiệu của sản phẩm khi đã được khẳng định và có uy tín trên thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao vị thế của doanh nghiệp…Bởi vậy uy tín thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp được coi là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang thực hiện quá trình hội nhập muốn hoạt động XTTM có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thì hoạt động XTTM phải đảm bảo được các yêu cầu sau: -Nhận thức đúng vai trò của hoạt động xuất khẩu coi đây là việc làm thiết thực, tất yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. ở nước ta hiện nay nhận thức về hoạt động XTTM chưa thật đầy đủ và mới chỉ tập trung vào việc duy trì, tìm kiếm, mở rộng thị trường, khách hàng để bán những hàng hoá đã sản xuất ra chứ chưa chú ý đến hoạt động phát triển sản phẩm để bán những sản phẩm mà thị trường cần và nhất là chưa quan tâm đến việc nghiên cứu thị trường, phát hiện và xác định lợi thế cạnh tranh để sản xuất những sản phẩm độc đáo của mình. Mặt khác hoạt động XTTM chưa kết hợp với việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường thế giới nên hoạt động xuất khẩu của cácdoanh nghiệp còn rất yếu. -Hoạt động XTTM phải được coi là một bộ phận cấu thành đồng bộ, không thể thiếu trong chính sách thương mại quốc gia. -Hoạt động XTTM phải có tính chuyên nghiệp hoá và có tính chuyên môn cao. Đối với Việt Nam, XTTM còn khá mới mẻ nên tính chuyên nghiệp và chuyên môn hoá chưa cao. Do vậy hoạt động XTTM chưa có ý nghĩa thiết thực đối với hoạt động xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Thực tế cho thấy hoạt động XTTM ở Việt Nam chỉ tập trung vào các nội dung như: hội chợ, triển lãm, quảng cáo, khuyến mại…chứ chưa có một chiến lược, kế hoạch cụ thể cho nên hoạt động XTTM không có mục tiêu cụ thể, chưa gắn với thị trường, chưa có các biện pháp cụ thể phù hợp -Hoạt động XTTM phảI đảm bảo tính đồng bộ, có ý nghĩa thiết thực đối với việc đẩy mạnh xuât khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Hoạt động XTTM phải đảm bảo sự đồng bộ thì mới đem lại hiệu quả cao. Đó là: Phải đảm bảo đồng bộ giữa các biện pháp trong quá trình thực hiện. điều nàycó nghĩa là không nên tập trung vào các giải pháp dễ làm, dễ thực hiện, các giải pháp không cần nhiều chất xám như tổ choc hội chợ, triển lãm, quảng cáo…còn các giải pháp cần nhiều chất xám, khó tổ choc thực hiện như nghiên cứu thị trường, nghiên cứu phát triển sản phẩm…thì lại không làm. Phải đảm bảo phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức XTTM, giữa các dự án XTTM bởi lẽ nếu không có sự phối hợp đồng bộ trong quá trình hoạt động sẽ dẫn đén tình trạnh chồng chéo, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp. 3.1.7.áp dụng thương mại điện tử trong kinh doanh Ngày nay với sự phát triển như vũ báo của khoa học công nghệ, sự ra đời của hàng loạt máy tính các loại thì việc sử dụng nó không còn xa lạ mà đã trở nên quá quen thuộc. Thông qua hệ thống mạng người ta có thể thiết lập được các trang web, từ những trang web này hình ảnh của công ty được quảng cáo rộng rãi tới bất kỳ ai đang truy cập trên mạng ở khắp thế giới. Mua bán qua mạng – Phát triển hình thức thương mại điện tử, có thể nói đây là một hoạt động khá mới mẻ ở các nước đang phát triển nhưng mà ở các nước phát triển như Châu Âu thì đây là một hoạt động khá quen thuộc. Đối với người tiêu dùng nó tạo ra cảm giác thoải mái, tiện lợi khi mua hàng. Họ có thể thoả sức lựa chọn hàng thông qua các trang web mà không phảI mất công đi tìm kiếm. Đối với doanh nghiệp đây là một kênh giao dịch khá thuận lợi, có thể quảng cáo và bán sản phẩm của mình trên trang web. Chính vì vậy thiết lập các kênh mua bán qua mạng là một việc làm cần thiết đối với các doanh nghiệp nếu muốn mở rộng thị trường, mở rộng kênh tiêu thụ, tăng kim ngạch xuất khẩu của mình, giảm tỷ lệ gia công trực tiếp. Sau khi thoả thuận mua bán trên mạng và chắc chắn hơn công ty có thể gặp trực tiếp sau đó. Nó làm cho trang web của công ty hấp dẫn hơn, tiện dụng. Muốn làm được điều đó thì công ty cần có chuyên gia riêng trong việc thiết kế web, phải chọn nhà cung cấp dịch vụ mạng tốt, có máy chủ tốt, đường kết nối cao và có khả năng hỗ trợ về kỹ thuật. 3.3 Giải pháp Đối với Nhà Nước 3.3.1 Thiết lập các kênh thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh Thông tin là yếu tố quan trọng và then chốt dẫn đến thành công. Trong thời đại ngày nay “ai có thông tin người đó thắng”. Thông tin được cung cấp từ rất nhiều nguồn khác nhau như thông qua báo trí, các phương tiện truyền thanh, đài truyền hình, mạng internet…Tuy nhiên không phải thông tin nào cũng cần mà phải chọn ra những thông tin quan trọng và cần thiết phù hợp với cái mà mình đang tìm. Chính vì nhiều thông tin nên cũng có những thông tin nhiễu, không đúng và không phù hợp. Nhà nước cần phải thiết lập các kênh cung cấp thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh cho các doanh nghiệp thông qua các văn phòng đại diện, phòng xúc tiến thương mại. Nhà nước cũng cần có những biện pháp kiểm soát thông tin nhiễu, không đúng. Hoạt động của các phòng này giúp cho doanh nghiệp có được đầy đủ thông tin cần thiết về thị trường mà mình muốn thâm nhập, về đối thủ đang cạnh tranh với mình trong cùng loại mặt hàng. Họ còn giúp cho doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp bắt đầu xâm nhập vào thị trường hiểu được cách thức và có những bước đi đúng đắn dẫn đến thành công. 3.3.2 Tập trung quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu Nhà nước cần phải nhanh chóng có chiến lược phát triển nguồn nguyên phụ liệu ngành giày dép một cách rõ ràng và cụ thể, có phân công rạch ròi cho từng Bộ, Ngành để phát triển. Hiện công ty cổ phần da Tây Đô, đơn vị thuộc da lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long, Nhà máy thuộc da Hào Dương (KCN Hiệp Phước- Nhà bè) đang cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước các loại da cá sấu, da trăn, da rắn... song quy mô còn quá nhỏ bé. Nhà nước cũng cần có những giải pháp kêu gọi đầu tư nước ngoài để thực hiện các dự án phát triển nguồn nguyên vật liệu cho ngành giày da. 3.3.3 Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp phù hợp với quy định của WTO Việt Nam tham gia vào WTO có nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức. Tuy nhiên, xét về lâu dài thì nó mang lại rất nhiều cơ hội. Khi tham gia vào WTO thì Việt Nam cần phải điều chỉnh lại hệ thống luật pháp phù hợp với quy định của WTO. Đồng thời với việc sửa đổi hệ thống pháp luật, Việt Nam còn phải thực hiện các cam kết của chính phủ về thể chế, minh bạch hoá chính sách, giảm và xoá bỏ những hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trong cạnh tranh. Để làm được điều đó cần nâng cao năng lực thể chế ( năng lực xây dựng pháp luật, chất lượng bộ máy điều hành, khả năng phối hợp giũa các bộ phận trong bộ máy lãnh đạo và quản lý). Năng lực thể chế của Việt Nam hiện nay chưa cao và chậm cải thiện so với các nước. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho năng lực cạnh tranh quốc gia của ta còn thấp. Gia nhập WTO không thể không cải cách thể chế và đổi mới chính phủ. Chức năng của chính phủ cần phải đổi mới theo hướng tăng cường chức năng quản lý vĩ mô, giảm nhẹ dần chức năng vi mô. Để thực hiện các chức năng cơ bản trên, điều kiện trước tiên là cần tiếp tục đổi mới bộ máy tổ chức của Chính phủ theo hướng gọn nhẹ và linh hoạt hơn, nâng cao trình độ cán bộ công chức, làm trong sạch bộ máy… 3.2.4 Quy định quyền sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp Nhà nước cần phải ban hành các quy định về quyền sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp và đưa ra những hình phạt thích đáng cho những doanh nghiệp ăn cắp bản quyền, làm hàng nhái, hàng giả xuất hiện tràn lan trên khắp thị trường. Các doanh nghiệp cũng cẩn thận trong vấn đề này, cần đăng ký bản quyền thực hiện đúng quy định của Nhà nước và chú ý phát hiện những doanh nghiệp ăn cắp bản quyền của mình để có những biện pháp xử lý kịp thời. Đây là quyền lợi và nghĩa vụ của các doanh nghiệp. Việc không đăng ký bản quyền hay bị ăn cắp bản quyền nó đều làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, làm cho người tiêu dùng không tin tưởng, đây là một thiệt hại lớn đối với doanh nghiệp. Tổng kết Giày dép là một trong những mặt hàng chủ lực của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu lớn, có nhiều tiềm lực chưa được khai thác triệt để. Các thị trường xuất khẩu giày dép chủ yếu của Việt Nam là EU, Mỹ, Nhật Bản, trong đó EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất chiếm 55% kim ngạch xuất khẩu. Do đó, cần đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này để khai thác và phát huy tối đa tiềm lực vốn có, đồng thời đạt được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, nâng cao năng lực xuất khẩu hiện tại. Để đạt được mục tiêu trên nhà nước và doanh nghịêp cần phải có những giải pháp cụ thể trong từng giai đoạn xuất khẩu, phù hợp với luật pháp quốc gia và những thông lệ quốc tế. Danh mục các biểu đồ và bảng biểu 2.1 Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu giày dép các năm 2003-2006 2.2 Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam sang các thị trường 2.3 Biểu đồ cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang EU 2.4 Bảng thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất trong liên minh 2.5 Mẫu giày dép Trung Quốc 2.6 Mẫu giày dép Việt Nam Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình kinh tế quốc tế trường đại học kinh tế Quốc Dân Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn. Báo Vietnamnet Thông tin kinh tế Báo quân đội nhân dân trang chính luận tháng 9/2006 Nghiên cứu trao đổi bài viết: “ làm gì để xuất khẩu sang EU” Trang Web www.lantabrand.com Trang Web Trang Web www.mof.gov.vn Trang Web www.customs.gov.vn.vn Trang Web Trang Web Trang Web Trang Web Mục lục Chương 1: Tổng quan về xuất khẩu.......................................................4 1.1. KháI niệm và vai trò của xuất khẩu............................................4 1.1.1. Khái niệm........................................................................................................4 1.1.2. Vai trò của xuất khẩu.......................................................................................4 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.................6 1.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hàng xuất khẩu.........................................6 1.2.2 Các yếu tố gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu................................8 1.3. Lý thuyết xuất khẩu............................................................................11 1.3.1 Lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế........................................................11 1.3.2 lý thuyết heckscher-ohlin (H-O).....................................................................11 1.4. Các hình thức xuất khẩu...................................................................12 1.5. Vì sao phải xuất khẩu giày dép sang EU.....................................14 1.6 Kinh nghiệm xuất khẩu giày Trung Quốc sang EU và bài học đối với Việt Nam . .................................................................................15 1.6.1 Tình hình xuất khẩu giày Trung Quốc sang EU.............................................15 1.6.2 Bài học đối với Việt Nam...............................................................................16 Chương 2: Thực trạng xuất khẩu giày dép sang EU của Việt Nam........................................................................................................................17 2.1. Khái quát về tình hình xuất khẩu giày dép của Việt Nam........................................................................................................................17 2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu......................................................................................17 2.1.2. Thị trường xuất khẩu......................................................................................19 2.1.3 Cơ cấu mặt hàng.............................................................................................21 2.2. Thị trường EU............................................................................................23 2.2.1. Đặc điểm của thị trường EU.........................................................................23 2.2.2. Những quy định của EU đối với giày dép nhập khẩu....................................25 2.3. Thực trạng xuất khẩu giày dép vào EU.....................................27 2.3.1 Quan hệ thương mại Việt Nam và EU............................................................27 2.3.2 Sản xuất giày dép của EU...............................................................................28 2.3.3 Xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU...................................................28 2.3..4 Cạnh tranh giữa giày dép của Việt Nam với Trung Quốc..............................31 2.4. Đánh giá về những kết quả và những hạn chế .....................33 2.4.1 Những kết quả...............................................................................................33 2.4.2. Những hạn chế của ngành giày dép Việt Nam..............................................34 2.5 Quy định của EU về chống bán phá giá.......................................36 2.6 Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu giày dép sang EU trong thời gian tới....................................................................38 2.6.1 Những thuận lợi..............................................................................................38 2.6.2 Những khó khăn..............................................................................................39 Chương 3 Giải pháp tăng cường xuất khẩu giày dép vào EU............................................................................................................................42 3.1 Một số cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO liên quan đến xuất khẩu................................................................................................42 3.2 Giải pháp đối với doanh nghiệp........................................................43 3.2.1. Xây dựng cho mình một thương hiệu riêng, thương hiệu của người Việt..........................................................................................................................43 3.2.2. Phải sử dụng tốt nguồn nhân lực nâng cao năng suất lao động của toàn ngành.......................................................................................................................44 3.2.3. Một số vấn đề cần chú ý khi xuất khẩu vào thị trường EU............................45 3.1.4 Cải tiến năng lực tài chính..............................................................................45 3.1.5 Cải tiến phong cách làm việc kinh doanh của doanh nghiệp..........................46 3.2.6 Tăng cường xúc tiến thương mại....................................................................47 3.1.7.áp dụng thương mại điện tử trong kinh doanh...............................................49 3.3 Giải pháp Đối với Nhà Nước..................................................................49 3.3.1 Thiết lập các kênh thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh.......................49 3.3.2 Tập trung quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu .......................................50 3.3.3 Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp phù hợp với quy định của WTO....................50 3.3.2.Quy định quyền sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp..................................51

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0446.doc
Tài liệu liên quan