Đề tài Tính thời vụ trong du lịch và các biện pháp khắc phục tại cễng ty cổ phần du lịch ao vua

Qua bảng số liệu và hai biểu đồ trên ta thấy: Chớnh vụ của du lịch Ao Vua là các tháng 5, 6, 7, 8 có sự gia tăng nhanh về các chỉ tiêu số lượng khách và doanh thu. Đây chính là thời điểm mà cường độ hoạt động kinh doanh du lịch đạt rất. Tháng 7 là đỉnh vụ với các chỉ tiêu tăng trưởng cao nhất. Một điều cũng dễ nhận thấy là trong các tháng của chính vụ vẫn có sự thay đổi khá lớn về số lượng khách và doanh thu, giữa các tháng có sự chênh lệch về hai chỉ tiêu này là đáng kể. Điều này cũng thể hiện rất rừ trong hai biểu đồ với hỡnh dỏng chúp của cỏc đường biểu diễn. Khoảng thời gian trước và sau chính vụ vẫn tồn tại hoạt động du lịch tuy có nhỏ bé và không đáng kể so với các tháng trong chính vụ. So sánh giữa hai năm 2001 và 2000 thỡ cú vẻ như thời gian là quá cận kề nên không thấy được những sự thay đổi lớn ngoài việc các số liệu có sự gia tăng, thể hiện ở hỡnh dỏng của hại đường biểu diễn các năm trên cùng một biểu đồ là tương tự nhau nhưng đường 2001 nằm trên vỡ số liệu cao hơn. Xột trong từng thỏng thỡ: Thỏng 5 lượng khách tăng khá đông, cường độ hoạt động tương đối mạnh nhưng cũn ở mức chưa cao. Do lúc này lượng học sinh, sinh viên và giáo viên ở các trường của các khu vực lân cận cũn chưa được nghỉ hè và lại đang trong thời kỳ thi cử, cho nên lượng khách du lịch đến đây chủ yếu là vào các ngày nghỉ cuối tuần, du lịch trong ngày. Hai ngày lễ 30/4 và 1/4 cùng những ngày cuối tuần liền kề là những ngày đỉnh điểm, lượng khách rất đông.

doc58 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tính thời vụ trong du lịch và các biện pháp khắc phục tại cễng ty cổ phần du lịch ao vua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
niệm trong năm như Ngày Thương binh liệt sỹ, ngày thành lập Quân đội nhân dân, Ngày thành lập Hội Phụ nữ Việt Nam... Khi chính quyền địa phương có các chương trình hoạt động lớn Công ty luôn sẵn sang tham gia công sức, vật chất cho chương trình đó. Công ty cũng thăm hỏi tặng quà các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình có công với cách mạng, gia đình khó khăn... trên địa bàn. Công ty chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của huyện, của hai xã như giúp xây dựng các phòng học, tặng các trang thiết bị học tập, trao học bổng... Trong năm 2001 vừa qua tổng chi cho công tác nhân đạo, từ thiện của Công ty là 16 triệu đồng. Tổ chức các chương trình giao lưu văn nghệ, thể thao với nhân dân chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội. Công ty kết hợp đầu tư xây dựng đường giao thông, điện, viễn thông liên lạc....phục vụ cho nhu cầu của công ty và cũng mạng lại nguồn lợi cho người dân. Đặc biệt là Công ty đã mạng lại nguồn kinh tế rất đáng kể cho chính quyền cũng như nhân dân địa phương. Có thể nói rằng với khu du lịch Ao Vua và Công ty Cổ phân du lịch Ao Vua đã đưa nền kinh tế địa phương đi lên rất nhiều, chắc chắn rằng rất nhiều gia đình hiện nay phụ thuộc kinh tế hoàn toàn vào Công ty. Công ty đã mang lại cho chính quyền địa và nhân dân địa phương nguồn lợi kinh tế to lớn bao gồm: Khoản thuế và các khoản phí nộp cho chính quyền huyện và hai xã Ba Vì, Tản Lĩnh. Mỗi năm công ty nộp thuế hàng tỷ đồng, năm 2001 là 1,24 tỷ đồng. Công ty mua các trang thiết bị, nguyên nhiên liệu tại địa phương để phục vụ cho quá trình kinh doanh. Công ty thuê nguồn lao động trực tiếp chủ yếu là tại địa phương mang lại cho họ những mức thu nhập khá cao ổn định so với làm nông lâm nghiệp. Nguồn lao động gián tiếp mà nhân dân được hưởng lợi từ công ty bao gồm: người bán hàng, thợ chụp ảnh... số này vào mùa vụ lên tới hàng trăm người. Công ty còn chi trả cho chính quyển đoàn thể địa phương các chi phí cho việc dọn vệ sinh đường bên ngoài, chi phí điện thắp sáng... VI. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1. Kết quả Bảng Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của Công ty cổ phần du lịch Ao Vua 1999- 2001 Nội dung Đơn vị tính 1999 2000 2001 1. Số lượng khách Lượt khách 110.000 150.000 180.000 Trong đó : Quốc tế “ 9.700 10.000 18.500 Nội địa “ 100.300 140.000 161.500 2. Doanh thu Triệu đồng 2.043 3.025 3.545 - Phí thắng cảnh “ 623 802 950 - Kinh doanh dịch vụ “ 1.420 2.223 2.595 Trong đó: Ăn uống “ 774 1.196 1.504 Lưu trú “ 290 479 418 Dịch vụ khác “ 356 548 673 3. Lợi nhuận sau thuế “ 54 85 90 4. Nộp ngân sách “ 795 1.012 1.240 5. Đầu tư xây dựng cơ bản “ 890 2.954 6.540 6. Lương bình quân Ngàn đồng 440 470 500 2. Nhận xét Qua bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh trên của Công ty cổ phần du lịch Ao Vua có thể thấy ngay rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua có sự tăng trưởng khá nhanh. Về tổng số khách, năm 2000 tăng 36,4% so với năm 1999 với 4 vạn lượt khách tăng thêm. Sang năm 2001 tốc độ tăng có giảm chỉ đạt 20% so với năm 2000 nhưng cũng thêm đến 3 vạn lượt người. Có được những sự tăng trưởng này là do nhu cầu đi du lịch của người dân lên cao và có sự đổi mới đầu tư xây dựng của Công ty. Ngoài ra Công ty luôn là doanh nghiệp dẫn đầu của ngành du lịch Hà Tây về số khách (không kể khu vực Chùa Hương) thường chiếm đến 15% tổng số khách du lịch đến Hà Tây, và chiếm gần 60% tổng lượng khách du lịch của huyện Ba Vì (năm 2001 Ba Vì đón được 301.000 lượt người). Lượng khách quốc tế đến với Công ty có tăng đặc biệt năm 2001 tăng khá cao nhưng so với khách nội địa thì chỉ chiếm một con số quá nhỏ bé khoảng 11% năm 2001. Cùng với tốc độ tăng trưởng của số lượng khách quốc tế hy vọng trong những năm tới tỷ trọng của lượng khách này ngày càng nâng cao hơn nữa với hy vọng biến khu du lịch Ao Vua thành một điểm đến của du khách quốc tế. Về tổng doanh thu, năm 1999 mới chỉ đạt hơn 2 tỷ đồng thì qua năm 2000 có sự phát triển vượt bậc đạt gần 150%, qua năm 2001 mức tăng có giảm chỉ thêm được 500 triệu đồng nhưng cũng là rất đáng kể. Năm 2000 có sự tăng trưởng như vậy là do doanh thu của 5 vạn lượt khách tăng thêm và do phía Công ty đã thu thêm được nhiều tiền từ phía các dịch vụ được năng cấp trong đó mức thu nhập tăng thêm từ dịch vụ ăn uống là lớn nhất đạt 421,4 triệu đồng. Năm 2001 mức tăng có chững lại chính là bởi sự nở rộ của rất nhiều các khu du lịch tương tự xung quanh địa bàn, đặc biệt có sự giảm sút số thu từ dịch vụ phòng nghỉ giảm 61 triệu đồng so với năm 2000 (trong khi đó năm 2000 so với năm 1999 tăng gần 190 triệu đồng). Trong cơ cấu tổng doanh thu thì tỷ trọng của dịch vụ ăn uống có sức tăng khá hơn cả nhưng nhìn chung là đồng đều qua các năm, thể hiện sự ổn định trong các nguồn thu của Công ty. Cùng với sự tăng trưởng của doanh thu các chỉ tiêu về nộp ngân sách Nhà nước cũng tăng lên, riêng năm 2001 đạt 1,24 tỷ đồng chiếm tới 82% tổng số nộp Ngân sách của các doanh nghiệp du lịch huyện Ba Vì. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chỉ đạt rất nhỏ bé so với tổng doanh thu nhưng việc tính toán chỉ tiêu này còn có nhiều vướng mắc và chưa thể hiện được sự lớn mạnh của Công ty. Về chỉ tiêu đầu tư xây dựng cơ bản, nhìn vào số liệu trong bảng cho thấy chi xây dựng cơ bản là rất cao và đều qua mỗi năm. Đặc biệt năm 2001 vừa qua Công ty đã đầu tư thêm tới 6,54 tỷ đồng thể hiện sự táo bạo, nhưng cũng là mong muốn biến khu du lịch Ao Vua thành một điểm du lịch hiện đại. Đó cũng đánh giá sự lớn mạnh và thịnh vượng của Công ty trong thời gian tới. Tóm lại Công ty cổ phần du lịch Ao Vua là một doanh nghiệp mạnh trên địa bàn, có được những bước tăng trưởng cao trong thời gian vừa qua và hứa hẹn sự phát triển trong thời gian tới. VII. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TỚI NĂM 2005 1. Phương hướng Phương hướng phát triển của Công ty cổ phần du lịch Ao Vua trong thời gian tới là tiếp tục xây dựng mở rộng quy mô, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, đào tạo nâng cao trình độ phục vụ của đội ngũ nhân viên nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách mà mục tiêu cuối cùng là xây dựng khu du lịch Ao Vua trở thành điểm du lịch cuối tuần hấp dẫn và có vị thế cao trên thị trường, giữ vững vị trí dẫn đầu trong ngành du lịch Hà Tây. 2. Mục tiêu đến năm 2005 Mục tiêu tổng quát Đầu tư xây dựng khu ăn uống phục vụ du lịch. Nâng cấp khu phòng nghỉ. Xây dựng và đưa vào sử dụng sân tenis. Mở rộng khu vui chơi giải trí (vườn chim, khu nuôi, gây thú). Khánh thành nhà Long Cung, Động Sơn Tinh - Thuỷ Tinh. Thường xuyên mời các chuyên gia tới giảng dạy nói chuyện nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên của Công ty. Trước mắt là lập danh sách để có kế hoạch đào tạo thành một đội hướng dẫn viên du lịch có trình độ, am hiểu kiến thức xã hội, thông hiểu về Công ty và có ngoại ngữ tốt cho khu du lịch Ao Vua. Mục tiêu cụ thể của hoạt động kinh doanh đến năm 2005 Nội dung Đơn vị 2002 2003 2004 2005 1. Doanh thu Triệu đồng 4.200 4.500 4.800 5.100 Phí thắng cảnh “ 1.050 1.100 1.150 1.200 Kinh doanh dịch vụ “ 3.150 3.400 3.650 3.900 2. Nộp ngân sách “ 1.300 1.350 1.400 1.450 3. Lương bình quân Ngàn đồng 550 570 600 620 4. Số lượt khách Người 200.000 220.000 235.000 240.000 CHƯƠNG 3. TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH AO VUA I. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG Khi nghiên cứu các yếu tố quyết định tính thời vụ trong du lịch ở một nơi nào đó, chúng ta cần xem xét bốn vấn đề cơ bản sau: Chỉ ra được yếu tố nào gây ra tính thời vụ du lịch ở đó. Xác định được hướng tác động tiêu cực hay tích cực, mức độ tác động. Xác định cường độ tác động của từng yếu tố. Tác động tổng hợp của các yếu tố đó. Trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố quyết định tính thời vụ du lịch cho phép các nhà quản lý nghiên cứu ngành và doanh nghiệp tìm ra phương hướng, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, sự phát triển kinh tế xã hội của điểm, khu du lịch. Với những phương hướng như vậy xét các nhân tố tác động tới tính thời vụ trong du lịch tại Công ty cổ phần du lịch Ao Vua như sau: 1. Địa hình, khí hậu. 1.1 Đặc điểm chung Khu du lịch Ao Vua nằm ở phía tây thủ đô Hà Nội cách 60 km với đường đi rất thuận lợi: từ Hà Nội theo đường cao tốc Láng - Hoà Lạc 30 km, tới ngã ba rẽ phải theo quốc lộ 21A 14 km tới ngã ba Viện 5 rẽ trái theo tỉnh lộ 87 đi 12 km rồi rẽ trái 4 km nữa là tới. Hoặc có thể theo đường Quốc lộ 32 tới thị xã Sơn Tây 42 km rồi đi 2 km tới Viện 5 và tiếp tục đi theo tỉnh lộ 87. Như vậy với quãng đường trên dưới 60 km, đường đi rất tốt từ Hà Nội đến chỉ mất chừng 1 giờ 30 phút, thì khoảng cách tới thị trường gửi khách chủ yếu là không đáng kể, khoảng cách tâm lý cũng khá dễ dàng. Với địa hình đồi núi, trên độ cao từ 70 mét trở lên, thuộc sườn phía đông thoai thoải và trên vị trí phía bắc của dãy núi Ba Vì, nằm chính trong một khe núi do sự xâm thực của các dòng nước chảy từ trên đỉnh núi xuống trong mùa mưa. Con suối chính khởi nguồn từ trên độ cao 600 m, có độ dốc lớn tạo nên nhiều đoạn suối, thác tuyệt đẹp. Nước suối trong veo chảy luồn lách qua các khe đá, tảng đá lớn, nhấp nhô dưới những tán lá xanh um tùm và tung bọt trắng xoá dưới các tầng thác 1, 2, 3, 4 qua một cái ao nhỏ – chính là Ao Vua rồi tiếp tục uốn lượn chẩy vào hồ Yên Hồng - một hồ nước lớn rộng hơn 1 ha. Động thực vật nhìn chung nghèo nàn (khác với quần thể Vườn quốc gia Ba Vì nói chung), với một số loài chim, thú, bướm.. Thực vật chủ yếu là rừng mới trồng với các loại cây lấy gỗ như bạch đàn, keo, cây quế và các cây thuộc họ tre cùng các cây tạp khác. Khí hậu chịu ảnh hưởng của nền khí hậu chung miền Bắc nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa đông khô và lạnh với các đặc trưng chủ yếu sau: Nhiệt độ trung bình hằng năm vào khảng 20 độ C (Tính trong khu du lịch Ao Vua) mùa nóng từ thàng 4 đến tháng 10 nhiệt độ cao trung bình khoảng trên 24 độ C, tháng nóng nhất là tháng 7 nhiệt độ cao nhất có khi lên tới 36 – 37 độ C. Mùa lạnh nhiệt độ trung bình 17 độ C. Độ ẩm tương đối trung bình từ 85 đến 90 %. Lượng bốc hơi chủ yếu tập trung vào các tháng nóng, lượng bốc hơi trung bình trong vùng nhìn chung là thấp so với các vùng đồng bằng, trung bình khảng 10 mm (Hà Nội có lượng bốc hơi trung bình khoảng 100 mm). Nắng trong vùng mang tính chất chung của vùng Bắc bộ, hàng năm có từ 120 đến 140 ngày nắng chủ yếu trong các tháng mùa hè, số giờ nắng theo thống kê là 1560 giờ. Lượng mưa trung bình hằng năm khá cao vào khoảng 1600 – 1800 mm (Hà Nội 1400 – 1600 mm), mùa mưa chủ yếu trong các tháng 5 đến 10 chiếm khảng 80 đến 85 % lượng mưa cả năm. 1.2 Tác động tới tính thời vụ trong du lịch Với đặc điểm tự nhiên như vậy khiến cho vùng núi Ba Vì nói chung và tại khu vực Ao Vua nói riêng rất có điều kiện phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, lội suối. Chính vì vậy có sự phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, mà tự nhiên thì luôn có những biến động, có những biến động theo chu kỳ và cũng có những biến động bất thường. Theo những sự thay đổi này của tự nhiên, hoạt động kinh doanh du lịch tại Ao Vua có những sự thay đổi, thăng trầm. Sự thay đổi của khí hậu là nhân tố chủ chốt. Cụ thể vào mùa đông, nhiệt độ trung bình xuống thấp, trời lạnh mọi người phải mặc áo ấm chính vì vậy nhu cầu đi du lịch nghỉ dưỡng tham quan leo núi không cao và đặc biệt không thể tổ chức các chương trình du lịch lội suối, tắm mát. Vào mùa hè, thời tiết nóng nực, gây nên những sự mệt mỏi – stress và vì vậy nhu cầu đi du lịch tăng cao, nhất là đối với thể loại du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng với các chương trình lội suối, tắm mát, leo núi và hoà mình vào thiên nhiên. Đây cũng là quãng thời gian chính vụ của du lịch Ao Vua. Sự thay đổi của lượng mưa, nắng cũng có tác động tới tính thời vụ. Cụ thể với những ngày hè nắng chói chang, nhu cầu tìm đến bóng râm của những tán cây, bên cạnh những hồ nước dòng suối và đặc biệt tới vùng núi rừng với độ cao, gió thổi, khí hậu mát mẻ càng trở nên cấp thiết. Vào mùa mưa lượng nước nhiều làm cho những con suối dòng thác tráng xoá đẹp thêm (mà mưa ở đây chủ yếu vào buổi chiều tối hoặc trải dài liền mấy ngày liền rả rích), trái ngược với mùa khô (các tháng 10 đến 3) lượng mưa rất nhỏ dẫn đến thiếu nước, các dòng suối, thác nước khô kiệt chảy lờ đờ; bể bơi không có nước cho nhu cầu tắm, nô đùa. Cảnh như vậy không thể mạng lại sức hấp dẫn tới du khách. Và như vậy các tháng mùa nắng, mùa mưa lượng du khách đông, hoạt động du lịch nhộn nhịp; mùa khô lượng du khách ít hơn hẳn, các hoạt động du lịch thưa thớt hoặc có những dịch vụ phải ngừng hoạt động. Tóm lại các điều kiện tự nhiên đã làm nên khu du lịch Ao Vua, trở thành nguồn lực cho sự phát triển du lịch ở đây nhưng cũng chính là nhân tố chủ chốt dẫn đến sự biến động thời vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở nơi này. 2. Thị trường khách. 2.1 Cơ cấu khách Sơ đồ Cơ cấu lượng khách tại Công ty cổ phần du lịch Ao Vua Khác Học sinh, sinh viên Công nhân viên chức Nằm ở vị trí khá thuận lợi của một khu vực trong tương lai trở thành thành phố vệ tinh của Hà Nội. Với việc đề ra chính sách kinh doanh chủ yếu hướng vào du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cuối tuần, du lịch sinh thái. Nguồn khách chủ yếu cho công ty được xác định là cán bộ công nhân viên, học sinh, sinh viên của khu vực Hà Nội và các vùng phụ cận. Đặc điểm của nguồn khách này là có khả năng chi trả thấp, không lưu trú qua đêm hoặc chỉ thuê phòng vài giờ đồng hồ. Trong cơ cấu nguồn khách của công ty theo đánh giá thì: khách là học sinh, sinh viên chiếm khoảng trên 70%. Một lượng khách khá lớn khác là người lao động, công chức nghỉ ngơi giải trí. Lượng khách này thường chiếm khoảng 20%, họ có khả năng chi trả tương đối cao, rất có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh, và có lối sinh hoạt văn minh hơn. Khách khác bao gồm khách công vụ, người già, cán bộ hưu trí, khách đi theo dạng gia đình và khách quốc tế. Lượng khách này còn nhỏ bé chỉ chiếm chưa đến 10% tổng số khách. Ngoài ra, công ty còn khá uy tín trong việc tổ chức các hội nghị, hội thảo. Hàng năm, số lượng hội nghị, hội thảo do công ty tổ chức lên tới khoảng 200. Các hội nghị, hội thảo này thường là của Trung ương, của tỉnh và các tổ chức kinh tế xã hội. Khách đến đây không thu vé vào cổng, nhưng việc tổ chức này cũng mang lại những nguồn thu đáng kể qua các chi phí ăn uống, nghỉ trưa. 2.2 Tác động tới tính thời vụ trong du lịch Với kết cấu khách như vậy nhân tố chủ yếu tác động tới tính thời vụ trong du lịch tại Công ty chính là thời gian rỗi của du khách. Vào mùa hè, lượng khách chủ chốt là học sinh, sinh viên được nghỉ học, thời gian rỗi của đối tượng này là nhiều chính vì vậy họ mới có thể bố trí được khoảng thời gian để đi du lịch. Cũng như vậy tương tự với các dịp cuối tuần, người lao động được nghỉ làm, học sinh, sinh viên được nghỉ học nhu cầu đi du lịch tăng cao. Những khoảng thời gian này trở thành chính vụ của du lịch Ao Vua. Tuy nhiên nếu làm tốt được các công việc khác như chất lượng dịch vụ, công tác tuyên truyền quảng cáo, xúc tiến bán... thì sự ảnh hưởng của khoảng thời gian rỗi sẽ có thể được giảm bớt, lúc này trong những trường hợp có thể du khách sẵn sàng nghỉ làm, nghỉ học để đi du lịch tới đây. Điều này đòi hỏi sự cố gắng của phía Công ty nhưng không thể không kể tới tác động của rất nhiều yếu tố khác quan trọng hơn nhiều như về phía khách, thời tiết khí hậu... 3. Khả năng đón tiếp của Công ty Do có tính thời vụ mà đặc điểm hoạt động của Công ty được chia làm hai giai đoạn chính là giai đoạn chính vụ và giai đoạn ngoài mùa vụ. Giai đoạn chính vụ: có số lượng khách đông, cường độ hoạt động sản xuất kinh doanh là rất cao. Công ty bố trí một lực lượng lao động đầy đủ (là cao nhất trong năm) bao gồm tất cả toàn bộ lượng lao động và thuê thêm một số lượng lao động cơ hữu phục vụ cho các ngày cao điểm như 30/4, 1/5, các ngày thứ bẩy, chủ nhật. Lực lượng này được tăng cường cho các công việc như: trông giữ xe, bảo vệ, bể bơi. Ngoài ra trong Công ty luôn có sự cơ động giữa các bộ phận, bộ phận nào đòi hỏi cần nhiều lao động (trong nhất thời) thì có thể điều nhân viên từ nơi khác đến như từ bộ phận quản lý, bộ phần Hành chính, từ khu này xang khu khác. Số lượng các nhân viên cơ hữu được Công ty thuê thường là người nhà của các cán bộ nhân viên, có phẩm chất tốt, đã được huấn luyện trước về nội quy Công ty, về các công việc cần thiết phải làm lúc cao điểm có thể lên tới 50 người. Bộ phận này được trả công tương xứng với các giá trị mà họ thực hiện và nhìn chung là rất rẻ bởi tính chất công việc, đặc điểm nguồn nhân lực của khu vực. Việc ăn ngủ trong giai đoạn này được thực hiện theo từng khu, ai làm việc ở khu vực nào trong sáu khu sẽ ăn luôn ở khu vực đó, còn một số bộ phận như Bảo vệ, Môi trường, Xây dựng ăn tại khu Khách sạn. Người lao động được bố trí nghỉ, về thăm gia đình vào các buổi tối hoặc ngày có ít khách như thứ hai, thứ ba... Giai đoạn ngoài mùa vụ: Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn này có rất nhiều sự thay đổi. Một số khu vực sẽ không hoạt động, hoặc chỉ hoạt động cầm chừng, mọi hoạt động đón tiếp, phục vụ khách được tập trung về khu Trung tâm, Việc ăn hai bữa chính của toàn bộ nhân viên (trên 80 người) diễn ra tập trung tại khu Khách sạn. Các công việc sửa chữa, phục hồi cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật được thực hiện luân phiên giữa các khu. Các nhân viên cơ hữu không có việc làm, chấm dứt sự hoạt động. Trong số lực lượng lao động còn lại được cho nghỉ phép, cho đi học theo yêu cầu của người lao động hoặc do phía Công ty. Chênh lệch lao động chính thức giữa hai giai đoạn có thể lên tới 86/120 năm 2001. Số lao động còn lại được tập trung hoạt động cho khu vực, các dịch vụ vẫn tổ chức hoạt động. Số ngày công của người lao động trực tiếp có thể được rút bớt như bố trí lao động nghỉ luân phiên nhau trong các ngày thường, ngày cuối tuần thì đi làm cả. Chất lượng sản phẩm dịch vụ luôn được duy trì, thậm trí còn cao hơn cả khi chính vụ. Với sự bố trí như vậy để đảm bảo được khối lượng công việc, một số dịch vụ cơ bản được duy trì. Quan trọng hơn cả là đã nâng cao hiệu suất lao động dưới ảnh hưởng của tính thời vụ, giảm chi phí. Như vậy khả năng sẵn sàng đón tiếp khách của Công ty là tương đối cao, khoảng cách về khả năng đón tiếp giữa khi chính vụ và ngoài vụ là có nhưng không quá lớn. II. KẾT QUẢ KINH DOANH THEO THỜI VỤ 1. Kết quả. Bảng kết quả lượng khách và doanh thu Công ty cổ phần du lịch Ao Vua qua các tháng của năm 2000 - 2001 Thời gian Lượng khách (Lượt người) Doanh thu (Triệu đồng) 2000 2001 2000 2001 Số % Số % Số % Số % Cả năm 150.000 100 180.000 100 3.025 100 3.545 100 Tháng 1 3.015 2,01 3.760 2,09 40 1,32 55 1,55 Tháng 2 5.655 3,77 6.840 3,80 75 2,48 100 2,82 Tháng 3 8.520 5,68 10.155 5,64 185 6,12 205 5,78 Tháng 4 10.620 7,08 13.715 7,62 255 8,43 295 8,32 Tháng 5 15.405 10,27 18.270 10,15 340 11,24 405 11,42 Tháng 6 19.875 13,25 25.250 14,03 435 14,38 540 15,23 Tháng 7 27.270 18,18 31.750 17,64 560 18,51 670 18,90 Tháng 8 23.385 15,59 27.580 15,32 485 16,03 560 15,80 Tháng 9 16.695 11,13 19.550 10,86 325 10,74 355 10,02 Tháng10 10.590 7,06 12.440 6,91 190 6,28 210 5,92 Tháng11 5.805 3,87 7.000 3,89 80 2,64 100 2,82 Tháng12 3.165 2,11 3.690 2,05 45 1,49 50 1,41 2. Nhận xét Qua bảng số liệu và hai biểu đồ trên ta thấy: Chính vụ của du lịch Ao Vua là các tháng 5, 6, 7, 8 có sự gia tăng nhanh về các chỉ tiêu số lượng khách và doanh thu. Đây chính là thời điểm mà cường độ hoạt động kinh doanh du lịch đạt rất. Tháng 7 là đỉnh vụ với các chỉ tiêu tăng trưởng cao nhất. Một điều cũng dễ nhận thấy là trong các tháng của chính vụ vẫn có sự thay đổi khá lớn về số lượng khách và doanh thu, giữa các tháng có sự chênh lệch về hai chỉ tiêu này là đáng kể. Điều này cũng thể hiện rất rõ trong hai biểu đồ với hình dáng chóp của các đường biểu diễn. Khoảng thời gian trước và sau chính vụ vẫn tồn tại hoạt động du lịch tuy có nhỏ bé và không đáng kể so với các tháng trong chính vụ. So sánh giữa hai năm 2001 và 2000 thì có vẻ như thời gian là quá cận kề nên không thấy được những sự thay đổi lớn ngoài việc các số liệu có sự gia tăng, thể hiện ở hình dáng của hại đường biểu diễn các năm trên cùng một biểu đồ là tương tự nhau nhưng đường 2001 nằm trên vì số liệu cao hơn. Xét trong từng tháng thì: Tháng 5 lượng khách tăng khá đông, cường độ hoạt động tương đối mạnh nhưng còn ở mức chưa cao. Do lúc này lượng học sinh, sinh viên và giáo viên ở các trường của các khu vực lân cận còn chưa được nghỉ hè và lại đang trong thời kỳ thi cử, cho nên lượng khách du lịch đến đây chủ yếu là vào các ngày nghỉ cuối tuần, du lịch trong ngày. Hai ngày lễ 30/4 và 1/4 cùng những ngày cuối tuần liền kề là những ngày đỉnh điểm, lượng khách rất đông. Vào tháng 6 và 7 khách du lịch tăng nhanh và cường độ hoạt động đạt đến mức cao nhất vào tháng 7. Do lúc này lượng học sinh, sinh viên và giáo viên đã và đang được nghỉ hè nên họ có rất nhiều thời gian rỗi để tổ chức các chuyến du lịch của mình. Đặc biệt vào tháng 7 các học sinh sau khi đã thi tốt nghiệp và thi vào đại học xong, họ muốn được nghỉ ngơi sau những ngày tháng học tập vất vả và họ có rất nhiều thời gian rỗi để đi du lịch. Mặt khác, đây là lượng du khách có khả năng thanh toán thấp và thường đi du lịch theo tâm lý đám đông làm cho du khách tập trung đến công ty vào thời gian này rất đông và lúc này du khách không chỉ còn tập trung vào các ngày cuối tuần nữa mà nó được trải ra cả các ngày khác trong tuần. Ngoài ra, vào thời gian này, lượng khách du lịch lưu trú tại công ty cũng tăng lên cả về số lượng khách và số ngày nghỉ của khác. Đây cũng là thời điểm các công ty, các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội cũng thường tổ chức cho các cán bộ công nhân viên của mình đi nghỉ dưỡng để phục hồi sức khỏe, chuẩn bị cho các hoạt động sản xuất kinh doanh mới, các chu kỳ kinh doanh mới... Chính vì vậy mà thời gian này lượng du khách tập trung đến công ty rất đông. Vào tháng 8 lượng khách du lịch bắt đầu có xu hướng giảm do lúc này lượng học sinh đang chuẩn bị cho năm học mới, lượng sinh viên và giáo viên đã bắt đầu phải bước vào học tập và giảng dạy nên thời gian rỗi sẽ ít đi dẫn đến lượng du khách giảm. Tuy nhiên tốc độ giảm lúc này còn khá chậm là do khí hậu vẫn rất nóng, nhiệt độ còn khá cao nên nhu cầu đi du lịch vẫn rất cần thiết. Ngoài ra, vào lúc này lượng sinh viên từ các tỉnh khác tập trung về Hà Nội học tập đang tăng và lực lượng này cũng làm nhu cầu du lịch tăng lên, họ thường tổ chức đi du lịch theo hình thức tập thể, theo đoàn vào các ngày nghỉ cuối tuần và các ngày lễ ... Mặt khác, lúc này lượng công nhân viên chức vẫn còn được các công ty, các doanh nghiệp cho nghỉ dưỡng. Chính vì vậy mà lượng khách du lịch của tháng 8 có giảm so với tháng 7 nhưng tốc độ giảm là nhỏ. Tuy nhiên vào tháng 9 lượng khách đi du lịch đã giảm đi một cách nhanh hơn do lúc này điều kiện khí hậu đã dễ chịu hơn, nhiệt độ ngoài trời cũng không còn cao như những tháng trước đây và thời gian rảnh rỗi cũng ít hơn trước dẫn đến nhu cầu đi du lịch không còn cao như trước. Mà lúc này chỉ còn một số ít học sinh, sinh viên đi du lịch vào các ngày nghỉ cuối tuần và lượng nhỏ công nhân viên chức của các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh chính vào mùa hè nên chưa thể tổ chức cho công nhân của mình đi nghỉ dưỡng. Đồng thời lượng khách chủ yếu ở thời điểm này vẫn còn là các thanh thiếu niên đi du lịch cuối tuần. Do vậy mà đây là khoảng thời gian lượng khách du lịch giảm ở mức nhanh nhất so với các tháng trước. Tháng 9 cũng là thời điểm bắt đầu của khoảng sau vụ. Các tháng 1, 2, 3 và 4 là khoảng thời gian trước mùa vụ chính cho nên lượng du khách đến đây còn ít hơn mùa chính và cường độ hoạt động du lịch của công ty cũng yếu hơn. Nguyên nhân là do lúc này điều kiện khí hậu ở điểm du lịch chưa thuận lợi, thời tiết còn lạnh và buốt dẫn đến lượng khách đi du lịch nghỉ núi, du lịch sinh thái còn bị hạn chế. Ngoài ra ở thời điểm này miền Bắc nước ta lại đang diễn ra rất nhiều các lễ hội truyền thống, lễ hội chùa chiền như Trẩy hội Chùa Hương, Giỗ tổ Vua Hùng ... Chính vì vậy du khách tập trung đi du lịch theo hình thức tôn giáo, tìm hiểu nét đẹp văn hóa ... là chủ yếu và khách du lịch đến công ty du lịch Ba Vì vào tháng 2 chủ yếu là đi lễ chùa ở “Thánh Tản Viên” và có một ít khách ở xa đến thì họ lưu trú tại đây trong một thời gian rất ngắn. Qua tháng 3 và nhất là sang tháng 4 thì khí hậu đã thuận lợi hơn cho việc tổ chức kinh doanh du lịch. Do vậy, lượng du khách đến đây du lịch cũng bắt đầu tăng lên với tốc độ cao dần, trong tháng 4 có một số ngày lượng khách lên cao như xung quanh ngày 10/3 Âm lịch, 30/4. Các tháng 10 và tháng 11 là khoảng thời gian sau mùa vụ chính và thời điểm này điều kiện khí hậu không thuận lợi cho kinh doanh du lịch của công ty cho nên khách đi du lịch có xu hương giảm khá khanh. Tháng 1 và tháng 12 là khoảng thời gian miền Bắc nước ta đang là mùa đông, khí hậu trở nên lạnh giá và là các tháng gần với ngày Tết Cổ truyền của cả dân tộc nên hoạt động của con người trở nên sôi nổi hơn. Chính vì vậy người dân ít có thời gian rảnh rỗi cho các hoạt động du lịch và lượng khách đi du lịch theo loại hình nghỉ núi, sinh thái là rất ít mà chủ yếu du khách đến công ty ở thời gian nay là khách công vụ, khách thương gia, hội nghị, hội thảo và có một lượng rất nhỏ khách vãng lai đến du lịch và lưu trú tại đây. Xét trong cùng một năm thì giữa hai chỉ tiêu doanh thu và số khách có mối quan hệ mật thiết với nhau thể hiện sự thay đổi của yếu tố này đều gắn chặt đến sự thay đổi của yếu tố kia. Tuy nhiên so sánh tỷ trọng phần trăm trong cùng một tháng không hẳn là tương đương bởi vì một người khách sự chi tiêu không phải là bằng nhau qua các tháng. Trong các tháng ngoài chính vụ tỷ trọng của doanh thu so với số lượng khách là nhỏ hơn bởi vì thời gian này có nhiều dịch vụ chưa thể đưa vào khai thác như bể bơi, vé vào cổng nhiều khi cũng không thu được hoặc có sự giảm giá rất nhiều đối với các khách vào tham dự hội nghị hội thảo, khách thuê dịch vụ lưu trú. Tuy nhiên trong các tháng này với lượng khách công vụ, thượng gia, khách lưu trú là nhiều nên mức độ chi tiêu của mỗi khách là khá cao so với chính vụ lắm khách nhưng lại có nhiều học sinh, sinh viên khả năng chi tiêu thấp. Tính trung bình mỗi người khách chi tiêu năm 2000 là 20.200 đồng, năm 2001 là 19.700 đồng (trong đó đã có 8.000 tiền vé vào cửa). Năm 2001 giảm so với năm 2000 là 500 đồng/một khách. Ngoài sự thay đổi qua các tháng theo dõi hoạt động kinh doanh của Công ty ta có thể thấy Tính mùa vụ còn thể hiện trong tuần, với việc các ngày thứ hai, ba, tư, năm lượng khách ít, vào thứ 6 lượng khách có tăng lên và đỉnh điểm thứ 7, chủ nhật lượng khách tập trung rất đông. Đây cũng là điều dễ hiểu vì yếu tố thời gian rỗi, vào những lúc cuối tuần du khách mới có điều kiện đi du lịch. III. KẾT LUẬN VỀ TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH AO VUA Tính thời vụ trong du lịch tại Công ty cổ phần du lịch Ao Vua là rõ nét. Tính thời vụ trong du lịch tại Công ty là tất yếu và phù hợp với các đặc điểm của nơi này. Vấn đề đối với Công ty là “chủ động chung sống với nó”, tìm hiểu rõ các đặc điểm của tính thời vụ, những nhân tố tác động, ảnh hưởng là một yêu cầu nhất thiết cho công tác quản lý và cho sự nghiệp phát triển du lịch ở đây. Tính thời vụ trong du lịch của Công ty không phải là một cái gì đáng sợ mà có thể hoàn toàn chủ động trong việc đối phó. Nói phải tìm mọi cách xóa bỏ tính thời vụ trong du lịch của Công ty là không thoả đáng, mà yêu cầu đặt ra chỉ có thể là hạn chế, khắc phục. Phương hướng chung cho yêu cầu này chính là: Kéo dài thời vụ chính + thu hút khách cho các thời điểm khác ngoài thời vụ chính. IV. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH AO VUA 1. Giải pháp sản phẩm Với mục tiêu giảm ảnh hưởng bất lợi của tính thời vụ trong du lịch , kéo dài thời vụ chính, lôi kéo khách trước và sau chính vụ. Chính sách sản phẩm đòi hỏi sự đa dạng hoá, tạo ra nhiều chương trình du lịch với các loại hình du lịch khác nhau. Cụ thể tại Công ty du lịch Ao Vua cần phải hoàn thiện tốt hơn các chương trình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng hiện có. Xây dựng mới các loại hình du lịch mới như du lịch chữa bệnh, thể thao, du lịch văn hoá, các chương trình cắm trại .... Với các sản phẩm du lịch hiện có cần hoàn thiện hơn đó là: trong thể loại sinh thái cần sớm hoàn thiện, đa dạng các vườn chim thú, sưu tầm được nhiều loài đặc biệt là sự quý hiếm đồng thời cần gắn với một chương trình tham quan, tìm hiểu, học tập khép kín. Cần có các bảng chỉ dẫn tại các chuồng chim thú về tên loài (tên thường, tên khoa học), môi trường sống, số lượng trên thế giới, ở Việt Nam và ở vùng núi Ba Vì; ngoài ra nếu có thể thì thêm các thông tin khác như đặc điểm của họ, bộ, loài đó, số lượng ... Với thực vật cũng cần có sự đầu tư hơn ví dụ như xây dựng các vườn Bosnai (cây cảnh, cây thế) với các chỉ dẫn đầy đủ. Việc xây dựng một vườn Bonsai sẽ thuận tiện hơn nếu biết kết hợp với các Hội Sinh vật cảnh địa phương theo hình thức hỗ trợ tạo chỗ trồng, trưng bầy, kinh phí... (Vườn Lan thì trên Cos 400 của Vườn quốc gia Ba Vì đã có). Thực hiện những điều này cần đặc biệt nhấn mạnh đến tính học tập, bảo vệ của du khách, cần có các bậc nghệ nhân hay hướng dẫn viên chỉ dẫn thêm. Với các chương trình du lịch nghỉ ngơi cuối tuần. Cần tạo một môi trường trong sạch, thư giãn lý tưởng với các khoảng không gian thoáng mát. Hiện nay cũng như trong tương lai, đây vẫn phải là loại hình du lịch chủ yếu tại công ty. Vẫn đề là phải làm sao khiến du khách đến với Công ty một lần là nhớ mãi, tiếp tục trở lại nhiều lần nữa không chỉ vào năm sau mà ngay trong mỗi năm. Mở rộng loại hình du lịch thể thao, chữa bệnh. Xây dựng các công trình với tính chất phục hồi như phònh massage, xông hơi, sân thi đấu cầu lông, sân Tennit, bể bơi. Cần có một chính sách hướng tới phục vụ một cách thật chu đáo và có sự liên hệ trực tiếp với các Cơ quan, nhà máy xí nghiệp. Quan tâm hơn nữa đối với các loại hình điều dưỡng, nghỉ ngơi của người già với việc lôi kéo khách lưu trú dài ngày. Có sự kết hợp, dính kèm với các địa điểm du lịch khác trong khu vực hình thành nên một chương trình du lịch khép kín như: du khách đi tham quan các đình, chùa lễ hội trong khu vực (đình Tây Đằng, đình Chu Quyến, chùa Thầy, chùa Tây Phương, đền Và, thành Cổ Sơn Tây, làng Việt cổ Đường Lâm...), khu du lịch sinh thái khác trong khu vực (Vườn quốc gia Ba Vì, Vườn cò Ngọc Nhị, Suỗi nước nóng Thuần Mỹ, rừng nguyên sinh Bằng Tạ...) và về nghỉ ngơi ăn uống, lưu trú tại Ao Vua. Bằng việc đa dạng hoá, phát triển các loại hình, chương trình du lịch như vậy không thôi chưa đủ mà cần phải có sự hoàn thiện hơn, làm tốt hơn đối với các dịch vụ mạng lại cho du khách. Đây chính là yếu tố cốt lõi của chính sách sản phẩm. Đối với dịch vụ lưu trú: Đây không phải là dịch vụ mạng lại nguồn thu chủ yếu cho Công ty, nhưng nó giữ vị trí quan trọng trong các hoạt động kinh doanh và có ý nghĩa trong việc lựa chọn điểm du lịch của du khách, trong xu hướng lôi kéo khách ở lại qua đêm cũng như là một sản phẩm chủ chốt ở các thời điểm ngoài thời vụ. Hiện tại về tổng thể với số lượng 100 phòng được xắp xếp, bố trí như hiện nay là đủ cho vài ba năm tới (trừ một số ngày cao điểm như 30-4, 1-5 là kín phòng còn các ngày khác công suất sử dụng phòng còn nhỏ) có điều trang thiết bị còn rất sơ sài, có nhiều hỏng hóc và nhìn chung là không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của một xã hội phát triển. Cho nên để thu hút được mọi thành phần du khách đòi hỏi Công ty phải có các loại phòng với trang thiết bị khác nhau, với nhiều loại mức giá từ thấp cho đến cao. Trong cơ cấu phòng nghỉ cần chú trọng đến những vấn đề sau: Dành một số (khoảng 10) phòng nghỉ thành phòng cao cấp khép kín với đầy đủ các tiện nghi như: điều hoà nhiệt độ (hai cục), tivi, điện thoại, tắm nóng lạnh, trang thiết bị cao cấp nhằm phục vụ cho các đối tượng khách có nhu cầu cao, cũng như khách quốc tế. Cũng dành ra một số phòng tương tự như vậy làm các phòng mang tính chất bình dân (loại 2) mỗi phòng có độ 3-4 giường không khép kín (ở khu Khách sạn) dành cho các đối tượng khách có thu nhập thấp, học sinh, sinh viên. Số phòng còn lại (khoảng 80 phòng) tuỳ theo điều kiện kiến trúc hiện có mà tối ưu hoá phương án sủa chữa nâng cấp thành các phòng loại 1, khép kín hoặc không thì mỗi cụm (2 đến 4) phòng phải có một khu vệ sinh, tắm tiện lợi. Trong phòng bố trí một giương đôi hoặc hai giường đơn. Vấn đề rất quan trọng khác là trình độ của đội ngũ nhân viên lễ tân, phục vụ phòng cần có một trình độ tương đối và một thái độ ứng xử đúng mực, tận tình, hoà nhã. Thực hiện các công việc, hoàn thành thêm các dịch vụ tổng thể khác nữa để có thể lôi kéo khách du lịch ngủ lại qua đêm. Đối với dịch vụ ăn uống: đây là dịch vụ đem lại doanh thu chủ chốt, giữ vị trí quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Công ty. Cần xây dựng những thực đơn đặc trưng của khu vực cũng như đáp ứng được những nhu cầu tổng hợp đa dạng của du khách. Nâng cao chất lượng chế biến món ăn, thuê các chuyên gia đầu bếp có kinh nghiệm, tay nghề vững vàng. Đối với các dịch vụ vui chơi giải trí: Đa dạng hơn nữa với thêm các sân tennit, cầu lông, các công trình thể thao dưới nước, bơi thuyền trên hồ Yên Hồng, karaoke, bể nước nóng... và cần có các chương trình giao lưu ca nhạc, văn hoá với du khách có thể vào ban đêm với đốt lửa trại... Như vậy với một chính sách sản phẩm chủ động, không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có và mở thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới. Đầu tư trong việc quy hoạch xây dựng, sủa chữa nâng cấp các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có và mới gắn chặt với nhu cầu chung, mục tiêu của Công ty hy vọng rằng Ao Vua không chỉ đẹp, đa dạng, hoàn hảo, mà còn có thể kéo dài được khoảng thời gian chính vụ, thu hút khách cả khi trái vụ. Nâng cao được mức độ chi tiêu của du khách và mạng lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. 2. Giải pháp phân phối Phân phối là một khâu cơ bản của quá trình Marketing – mix. Trong du lịch phân phối được hiểu là quá trình hoạt động mà nhờ đó khách hàng đến được với sản phẩm dịch vụ du lịch thông qua môi giới trung gian. Với đặc thù của một địa điểm nhận khách trong kinh doanh du lịch, phân phối còn chưa phải là yếu tố thiết yếu. Bởi với các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá thông thường thì việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng là rất phức tạp, có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực khác trong quá trình sản xuất kinh doanh và có ý nghĩa sống còn với doanh nghiệp trong việc tồn tại và phát triển. Tại một địa điểm đón nhận khách du lịch trong kinh doanh du lịch xu hướng chung là tuyên truyền quảng cáo rồi “ngồi” chờ đón khách tới và tổ chức phục vụ thật tốt. Nhưng như vậy không phải là phủ nhận ý nghĩa của công tác phân phối. Thực hiện tốt chính sách phân phối sẽ có tác động rất lớn đến việc thu hút khách và là một biến số marketinh tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài ra chính sách phân phối còn là một biện pháp nhằm khắc phục tính thời vụ trong du lịch . Đối với Công ty cổ phần du lịch Ao Vua, hiện nay chỉ có gần như duy nhất kênh phân phối trực tiếp: khách tự do tìm đến với khu du lịch, mua vé vào cổng. Với lượng khách này Công ty không mất các chi phí cho công tác phân phối nhưng là thiếu tính chủ động. Nếu chỉ với mãi một hình thức này thì sẽ không theo kịp với sự phát triển của thời đại và xu hướng đi du lịch của du khách. Vấn đề là phải mở rộng thêm các kênh phấn phối khác đó là: Thông qua Văn phòng đại diện tại Hà Nội, bán vé tham quan, dịch vụ ngay tại đây (có chế độ giảm giá, khuyến mại đặc biệt) vì với biện pháp này có thể thu hút thêm được số lượng khách còn đang do dự lựa chọn địa điểm du lịch, chủ động biết được một số lượng khách sẽ đến và một số đặc điểm của họ để có thể đưa ra một số dịch vụ phù hợp khiến họ tiêu dùng, mang lại thêm doanh thu cho Công ty. Kết hợp với các Công ty du lịch gửi khách, để cùng họ xây dựng các chương trình du lịch mà Ao Vua là một điểm đến. Họ sẽ đưa khách lên cùng tổ chức phục vụ, chi phí sẽ được tính toán và có phương thức thanh toán phù hợp. Kết hợp với các Công ty Lữ hành, Đại lý du lịch để bán chương trình thông qua họ với chí phí hoa hồng thích hợp mang lại lợi ích cho cả hai bên. Dựa vào các công ty này đên nâng cao hình ảnh, thu hút thêm được số lượng khách mới (khách quốc tế, khách đi theo đoàn cao cấp, có sức chi tiêu cao) cũng như hoàn thiện được các sản phẩm dịch vụ của bản thân công ty. Như vậy điều quan trọng nhất mà những giải pháp phân phối này mạng lại chính là thu hút thêm được nhiều số lượng khách, chủng loại khách và nhờ vậy cũng là biện pháp để nhằm khắc phục được tính thời vụ trong kinh doanh tại Công ty. 3. Giải pháp giá cả Hàng hoá vận động theo quy luật cung cầu, có một sự liên quan chặt chẽ giữa chất lượng sản phẩm và giá cả. Giá cả còn là yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách đặc biệt với thị trường khách chủ yếu là học sinh, sinh viên có độ co dãn theo giá là khá cao. Xây dựng chính sách giá là một công việc khó đỏi hỏi có những quyết định đúng đắn. Các yếu tố bên ngoài 1. Khách hàng 2. Cạnh tranh 3. Các yếu tố khác Các quyết định về giá Các yếu tố bên trong 1. Mục tiêu Marketing 2. Marketing mix 3. Chi phí sản xuất 4. Các yếu tố khác Sơ đồ: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định về giá + Mục tiêu Marketing: một số mục tiêu cơ bản được chỉ ra là: Tối đa hoá lợi nhuận Dẫn đầu về thị trường Dẫn đầu về chất lượng sản phẩm dịch vụ An toàn, đảm bảo sống sót Các mục tiêu khác Mỗi một mục tiêu khác nhau đòi hỏi quyết định về giá riêng. Với đặc điểm của Công ty cổ phần du lịch Ao Vua nên xác định mục tiêu Tối đa hoá lợi nhuận vào thời điểm chính vụ, đề ra một mức giá cao nhằm mục đích trang chải đủ chi phí và thu được lợi nhuận cao nhât có thể. Vào thời điểm ngoài vụ cần áp dụng mục tiêu Đảm bảo sống sót, xây dựng mức giá thấp nhằm bù đắp được phần nào chi phí sản xuất, khấu hao tài sản, cũng như tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân lực. + Khách hàng. Hiện nay cũng như trong tương lai du khách chủ yếu của công ty vẫn là học sinh, sinh viên, đối tượng này có độ co dãn theo giá là cao chính vì vậy cần có một chiến lược giá linh hoạt thấp hơn cho các đối tượng này. Cụ thể bằng việc bán chương trình tới tận các trường học, áp dụng các hình thức giảm giá khuyến mại như đi nhóm đông thì giảm cho một số vé vào cổng, vào bể bơi. Đối với đối tượng khách khác có mức thu nhập, khả năng chi trả cao hơn thì cần có một sự cứng nhắc hơn như không giảm số vé. Thực hiện điều này đòi hỏi tự tinh tế linh hoạt của các nhân viên bán vé vào cổng, vào bể bơi. Yêu cầu chung là hình thành được một mức giá làm cơ bản cho các đối tượng khác nhau: Giá cho khách đi theo đoàn Giá cho khách tham quan Giá cho khách quốc tế Giá cho khách vãng lai Giá cho khách điều dưỡng chữa bệnh Giá cho khách lưu trú dai ngày + Cạnh tranh. Hiện nay môi trường cạnh tranh đặt ra đối với Công ty du lịch Ao Vua là rất khốc liệt. Với sự ra đời của hàng loạt các khu du lịch có hình thức tương tự xunh quanh chân núi Ba Vì (theo thống kê của riêng huyện Ba Vì thì đã có tới 11 đơn vị với 7 công ty, 2 đơn vị sự nghiệp, 1 hợp tác xã và 1 cá nhân tham gia đầu tư khai thác tiềm năng du lịch; ngoài ra còn rất nhiều đơn vị khác của thị xã Sơn Tây, huyện Thạch Thất, Chương Mỹ và của tỉnh Hoà Bình). Vị thế hiện nay của Công ty đang là dẫn đầu về thị trường, dẫn đầu về chất lượng một cách tuyệt đối nhưng không thể vì thế mà lơ là các mục tiêu cạnh tranh. Cần đề ra một chính sách giá hợp lý (là tổng hợp của các yếu tố tác động) + Các yếu tố khác bao gồm các yếu tố mang tính chất ngoại giao, các yếu tố nhằm mục đích tuyên truyền quảng cao thì cần có sự linh hoạt thay đổi trong các mức giá. Như vậy mức giá đưa ra phải tổng hợp của tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách giá, theo một hướng kết hợp mà sẽ đem lại hiệu quả cao nhất nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong các thời điểm khác nhau. 4. Giải pháp xúc tiến hỗn hợp Bao gồm các lĩnh vực: quảng cáo (gồm mọi hình thức giới thiệu một cách gián tiếp và đề cao về những ý tưởng hàng hoá hoặc dịch vụ); tuyên truyền (là việc kích thích một cách gián tiếp nhằm tăng nhu cầu về hàng hoá hay dịch vụ hoặc tăng uy tín của một đơn vị kinh doanh bằng cách đưa ra các thông tin có ý nghĩa thương mại trên các ấn phẩm, phương tiện thông tin đại chúng một cách thuận lợi và miễn phí); xúc tiến bán (những biện pháp tác động tức thời ngắn hạn để khuyến khích việc mua sản phẩm hay dịch vụ); ngoài ra còn có hình thức bán hàng trực tiếp (là sự giới thiệu bằng miệng về hàng hoá và dịch vụ của người bán hàng qua cuộc đối thoại với một hay nhiều khách hàng tiềm năng nhằm mục đích bán hàng). Đối với đặc thù của hoạt động kinh doanh tại công ty hiện nay hình thức xúc tiến bán còn chưa được thực hiện nhưng trong thời gian tới cần có sự áp dụng như có thể có các hình thức trao tặng vé mời tới một số đối tượng nổi tiếng, treo các giải thưởng là các chuyến du lịch miễn phí chi các cuộc thi, chương trình trên báo chí (Báo Du lịch, Báo Hoa học trò, Báo Sinh viên, Chương trình hành trình văn hoá trên VTV3) sẽ đồng thời đạt mục đích tuyên truyền. Hình thức bán hàng cá nhân cũng cân lưu ý thực hiện trong thời gian tới với việc ra đời văn phòng đại diện tại Hà Nội, bán hàng trực tiếp cần thực hiện bằng các phương thức như bán hàng văn phòng đại diện, qua mạng Internet, qua điện thoại, qua các đại lý lữ hành và mở các đợt đi bán hàng cá nhân tại các trường học, các nhà máy xí nghiệp... trước thời điểm chính vụ hoặc khi muốn thu hút khách ngoài mùa vụ. Hai hình thức quảng cáo và tuyên truyền là những hình thức truyền thống và đã được áp dụng tại Công ty trong thời gian vừa qua tuy rằng còn lẻ tẻ và chưa có một chương trình tổng thể. Hiện nay trên thế giới các quốc gia phát triển du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ngày càng quan tâm nhiều hơn đến hoạt động tuyên truyền và quảng cáo cho du lịch. Hầu hết những khách du lịch tiềm ẩn đều khẳng định rằng họ sẽ quyết tâm đi du lịch đến điểm nào đó mà họ phải nắm được những thông tin chi tiết về địa điểm đó. Chính vì vậy hoạt động tuyên truyền quảng cáo ở đây cần được đặc biệt coi trọng. Bao gồm các hoạt động tuyên truyền quảng cáo trên sách, báo, tạp chí, đài truyền hình, đài phát thanh, Internet; phát hành các tờ rơi tập gấp; tham gia các triểm lãm, lễ hội, liên hoan du lịch; đặt các biển quảng cáo trên đường Quốc lộ, xây dựng trang Wep và các hoạt động tuyên truyền quảng cáo trực tiếp bàng miệng qua các nhân viên cũng như của chính các du khách. Cụ thể như sau: xây dựng trang wep đang được thực hiện dự tính ra đời trong vài tháng tới; quảng cáo trên báo chí nên tập trung vào các báo Sinh viên, Hoa học trò, Lao động, Hà Nội mới nhưng do chi phí cho một trang quảng cao ở đây là khá cao nên khi điều kiện thích hợp thì thực hiện; quảng cáo trên truyền hình nên thực hiện qua Đài truyền hình Hà Tây vì đài có địa bàn phủ sóng phù hợp cho thị trường mục tiêu, chi phí lại thấp hơn rất nhiều so với các Đài truyền hình khác và có thể nhận được các ưu đãi đặc biệt dành cho doanh nghiệp địa phương, về thời điểm nên lựa chọn và giữa các chương trình phim truyện hay được khán giả ưa thích đặc biệt là khán giả trẻ; phát hành các tờ rơi tập gấp nêu rõ các sản phẩm du lịch với chất lượng cao của công ty cùng những giá trị đặc sắc của thắng cảnh, của các dịch vụ bổ trợ đối tượng phát hành nên là học sinh, sinh viên tại thị trường Hà Nội, các cán bộ công đoàn nữ công tại các nhà máy xí nghiệp và đoàn thể; Có thể đặt một số biển quảng cáo tại các đầu mối giao thông ví dụ tại đầu hoặc cuối đường Láng Hoà Lạc, tại ngã ba Viện 5 (thị xã Sơn Tây), tại ngã ba rẽ vào một loạt các khu du lịch khác như Khoang Xanh – Suối tiên, Thác Mơ... Hoạt động tuyên truyền cần đẩy mạnh như tổ chức họp báo giới thiệu sản phẩm mới, mời các nhà báo tới đưa tin về hoạt động tại Công ty, mời các văn nghệ sĩ sáng tác các tác phẩm về đề tài Ao Vua... Muốn thực hiện được tốt các chính sách xúc tiến bán thì không thể không có được một nguồn ngân sách ổn định dành cho hoạt động này. Ta có thể thấy được chi phí quảng cáo của Công ty cổ phần du lịch Ao Vua qua một số năm gần đây như sau: Năm Chi phí Quảng cáo (triệu đồng) Doanh thu (triệu đồng) Tỷ trọng (%) 1999 10 2.043 0,5 2000 15 3.025 0,5 2001 50 3.545 1,4 Như vậy nguồn ngân sách dành cho tuyên truyền quảng cáo là quá nhỏ bé, không thể mang lại hiệu quả nhiều. Yêu cầu trong thời gian tới là phải nâng cao, chủ động cho nguồn ngân sách này. Ngoài ra cần đặc biệt quan tâm đến hình thức quảng cáo tuyên truyền qua chính các du khách đã đến Công ty. Muốn thực hiện được điều này phải bằng sự phục vụ tận tình đối với tất cả khách du lịch, đưa ra được các sản phẩm dịch vụ tốt, mạng lại lợi ích cao nhất cho mọi người và nhấn mạnh được sự hơn hẳn đối với các điểm du lịch cạnh tranh. Với mục tiêu khắc phục tính thời vụ, chính sách xúc tiến hỗn hợp nếu được thực hiện tốt và nhấn mạnh hơn cho việc thu hút khách ngoài mùa vụ sẽ mạng lại hiệu quả rất cao. Cuối cùng kết thúc đề mục này xin được trích dẫn một câu kết luận từ Giáo trình Kinh tế du lịch của trường Đại học Kinh tế quốc dân: “Các chuyên gia du lịch nghiên cứu kết luận: các doanh nghiệp cứ bỏ ra 1USD cho hoạt động tuyên truyền quảng cáo sẽ thu về được hơn 5 USD.” “Hầu hết các quốc gia phát triển du lịch trên thế giới cũng như các hãng lớn thường chi khoảng 2 – 5% tổng doanh thu cho hoạt động tuyên truyền quảng cáo du lịch.” 5. Giải pháp lao động Ta đã thấy được rằng lao động là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi tính thời vụ trong du lịch . Khắc phục, hạn chế được tính thời vụ thông qua giải pháp về lao động chính là một đòi hỏi tất yếu mà tự bản thân các doanh nghiệp phải thực hiện. Giải pháp về lao động dù với mục tiêu hạn chế, khắc phục tính thời vụ trong du lịch cũng chính là các biện pháp nâng cao hiệu suất của lực lượng lao động, đảm bảo về chất lượng lao động, luôn luôn chủ động cho các trường hợp thay đổi. Tại Công ty cổ phần du lịch Ao Vua, các vần đề về lao động được thực hiện trong thời gian vùa qua đã là các biện pháp rất đúng đắn trong việc đối phó và hạn chế tính thời vụ. Các vần đề này đã được trình bầy rõ nét trong các phần trên, có thể khái quát lại như sau: Tập trung gần như toàn bộ lực lượng lao động sống sinh hoạt ngay trong khuôn viên của khu du lịch. Có chế độ làm việc rất linh hoạt với sự thuyên chuyển lao động thường xuyên nhằm làm cho mỗi lao động phải hiểu biết về các công việc khác nhau, sẵn sàng cho các trường hợp thay đồi. Xây dựng tác phong làm việc tận tình, chu đáo mang lại lợi ích cao nhất cho Công ty và du khách. Có một đội ngũ lao động chính thức đầy đủ với chất lượng cao. Có lực lượng lao động cơ hữu lớn, là nhân dân địa phương, có trình độ nghiệp vụ tương đối, luôn trong trạng thái sẵn sàng đi làm nếu Công ty có nhu cầu. Có Chính sách trả lương, thưởng hợp lý theo chế độ chấm công và bình bầu xếp hạng. Các ngày cao điểm được tính thành hai công (như ngày 30/4, 1/5). Chế độ nghỉ phép linh hoạt luân phiên, chủ yếu vào các ngày ít việc. Vào thời điểm không phải chính vụ, có chính sách điều động lao động hợp lý: dành đủ số lao động cho các công việc thường xuyên; số còn lại được điều đi làm các công việc khác như xây dựng, tu sửa cơ sở hạ tầng, cho nghỉ nếu có yêu cầu. Bố trí tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên trong các thánh ngoài thời vụ. Có tổ chức Đảng, Công đoàn, Chi đoàn vững mạng thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn nghệ, thể thao, giao lưu... V. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC Miễn giảm thuế, lệ phí cho Công ty trong các tháng ngoài mùa vụ. Áp dụng giá điện một cách linh hoạt, có giảm giá trong các tháng ngoài vụ. Có biện pháp tuyên truyền quảng bá cho du lịch của du lịch tại Ba Vì nói chung và du lịch Ao Vua nói riêng. Xoá bỏ tình trạng cấp đất trái pháp luật, cho phép kinh doanh du lịch sai nguyên tắc, làm trong sạch môi trường kinh doanh tại khu vục chân núi Ba Vì. Hỗ trợ, tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ đội ngũ các bộ công nhân viên. Cùng với Công ty đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên và nhân dân trong các tháng ngoài thời vụ KẾT LUẬN Tính thời vụ trong du lịch không phải là vấn đề mới, nhưng xét tại mỗi địa phương, mỗi doanh nghiệp đều có những đặc thù riêng và làm cho những tính chất của tính thời vụ phong phú thêm. Tính thời vụ trong du lịch có mỗi quan hệ rộng lớn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong du lịch và cả các vần đề thuộc phạm vi xã hội, văn hoá, kinh tế... Nội dung của đề tài “Tính thời vụ du lịch và các biện pháp khắc phục tại Công ty cổ phần du lịch Ao Vua” đã trình bầy được những có sở lý luận về tính thời vụ trong du lịch, khái quát về Công ty cổ phần du lịch Ao Vua, và đặc biệt là việc phân tích những yếu tố thời vụ qua hoạt động kinh doanh của Công ty, qua đó đã khái quát được về tính thời vụ ở đây đồng thời đã đề ra được một số những giải pháp nhằm khắc phục những ảnh hưởng bất lợi của nó. Bài viết này không khỏi tránh được nhiều những thiếu sót, rất kính mong được sự chiếu có của các Thầy cô giáo khoa Du lịch và Khách sạn - trường Đại học Kinh tế Quốc dân cùng Ban Giám đốc, các cô chú tại Công ty cổ phần Du lịch Ao Vua. Cuối cùng xin được cảm ơn sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các Thầy giáo: Nguyễn Văn Đính, Ngô Đức Anh; Cán bộ, nhân viên Công ty cổ phần Du lịch Ao Vua đặc biệt là chú Nguyễn Mạnh Thản, chú Nguyễn Đức Thiện đã có sự chỉ bảo giúp đỡ em trong qua trình thực tập cũng như thực hiện Báo cáo này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình môn học: Kinh tế Du lịch, Marketinh Du lịch, Quản Trị doanh nghiệp du lịch, Hướng dẫn Du lịch, Văn Hoá du lịch – Khoa Du lịch khách sạn, Trường Đại học kinh tế quốc dân. Giáo trinh Marketing – Trường Đại học Kinh tế quốc dân Marketing Du lịch – Trần Ngọc Nam. NXB Đồng Nai 2000 Địa chí Hà Tây – Sở Văn hoá thông tin Hà Tây 1999 Tài liệu Hội thảo Du lịch Hà Tây phát triển nhanh, mạnh, hiệu quả, bền vững – Sở Du lịch 2001 Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Hà Tây đến năm 2010 – UBND tỉnh Hà Tây 1994 Báo Du Lịch Báo Hà Tây Các báo cáo của Sở Du lịch Hà Tây Các Báo cáo của Công ty cổ phần du lịch Ao Vua

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docH0028.doc
Tài liệu liên quan