MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tính tích cực của con người góp phần quyết định hình thành và phát triển xã
hội loài người. Tính tích cực của con người biểu hiện ở chỗ con người đã chủ động
sản xuất ra những của cải vật chất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển xã hội; chủ
động cải biến môi trường tự nhiên bắt chúng phục vụ mình, chủ động cải biến xã
hội để xã hội ngày càng phát triển theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
Trong hoạt động học tập tính cực là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát
vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức
khoa học. Tính tích cực nhận thức có ảnh hưởng quyết định đến kết quả hoạt động,
đặc biệt là hoạt động học tập. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay là rất nhiều sinh viên
còn rất thụ động trong việc học. Nhiều nghiên cứu, khảo sát, nhiều cuộc tranh luận
về phong cách học của sinh viên Việt nam đi đến một kết luận chung là rất nhiều
sinh viên chưa tích cực trong hoạt động học tập, nhận thức. Một nghiên cứu mới
đây của PGS.TS Nguyễn Công Khanh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã chỉ ra
một loạt các con số về phong cách học của sinh viên và trong đó có không ít con số
rất đáng báo động: Gần 55% SV được hỏi cho rằng mình không thực sự hứng thú
học tập; hơn 40% cho rằng mình không có năng lực tự học; gần 70% SV cho rằng
mình không có năng lực tự nghiên cứu; [32]
Vấn đề tính tích cực nhận thức của người học được các nhà tâm lý, giáo dục
học quan tâm, nghiên cứu để nhằm cải tiến chất luợng giáo dục và đào tạo. Trong
công tác đào tạo giáo viên mầm non thì đây cũng là một vấn đề cấp bách.
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt
nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ . của trẻ. Vì vậy,
việc xây dựng đội ngũ giáo viên cho bậc học mầm non là nhiệm vụ đặt ra cấp bách
trong quá trình đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà.
Hiện nay, ngay cả bậc thấp nhất của ngành đào tạo giáo viên mầm non là
Trung học Mầm Non, thì sinh viên cũng đã phải học rất nhiều. Ngoài các môn năng
khiếu: vẽ, đàn, hát, múa thì để trở thành giáo viên mầm non, tối thiểu nhất các bạn
sinh viên phải học các môn chuyên ngành: Tâm lý trẻ, giáo dục mầm non, Bệnh học
nhi, và hệ thống các môn phương pháp. Đó là chưa kể các môn đại cương: văn học,
toán cao cấp, mỹ thuật, âm nhạc, mỹ học - nghệ thuật học, chính trị .ngoài ra các
môn: ngoại ngữ, tin học cũng là một trong những môn bắt buộc sinh viên phải hoàn
thành để tốt nghiệp. Thế nên, để có được một đội ngũ giáo viên mầm non có chất
lượng thì yếu tố tính tích cực nhận thức của sinh viên có thể xem là một trong
những yếu tố quan trọng nhất. Bởi vì phải có tính tích cực nhận thức thật cao thì các
bạn sinh viên mới có thể đáp ứng được những yêu cầu cao của công tác đào tạo mà
xã hội đang đòi hỏi.
Thế nhưng, sinh viên sư phạm mầm non hiện nay cũng không tránh khỏi tính
thụ động đang là căn bệnh của sinh viên Việt Nam nói chung. Vì thế, việc nghiên
cứu tính tích cực nhận thức và ảnh hưởng của nó tới kết quả học tập của sinh viên
sư phạm mầm non có một ý nghĩa quan trọng đối với công tác đào tạo giáo viên
mầm non. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để
xây dựng, cải tiến và nâng cao chất lượng công tác giáo dục và đào tạo giáo viên
mầm non hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu các biểu hiện về tính tích cực nhận thức của sinh viên
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa tính tích cực nhận thức và kết quả học tập của
sinh viên.
- Đề xuất một số biện pháp giáo dục tính tích cực nhận thức nhằm nâng
cao kết quả học tập của sinh viên.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Biểu hiện và mức độ của tính tích cực nhận thức của sinh viên
- Mối quan hệ giữa tính tích cực nhận thức và kết quả học tập của sinh viên.
- Một số biện pháp giáo dục nhằm nâng cao tính tích cực nhận thức của
sinh viên
3.2. Khách thể nghiên cứu
- 46 giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm trung ương thành phố Hồ Chí
Minh
- 10 giáo viên là lãnh đạo các trường mầm non thường xuyên tổ chức cho
sinh viên kiến thực tập sư phạm
- 315 sinh viên năm thứ 2 và 3 thuộc các khoa Sư phạm mầm non (SPMN),
Giáo dục đặc biệt (GDĐB) của trường Cao đẳng Sư phạm trung ương
Thành phố Hồ Chí Minh phân
4. Giả thuyết nghiên cứu
- Sinh viên trường Cao đẳng sư phạm trung ương Tp. HCM có tính tích
cực nhận thức trong học tập cao.
- Mức độ biểu hiện của tính tích cực nhận thức là khác nhau ở các nhóm
sinh viên khác nhau.
- Có mối quan hệ tương quan giữa tính tích cực nhận thức và kết quả học
tập tại trường sư phạm cũng như kết quả thực tập của sinh viên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1- Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về tính tích cực, tính tích cực nhận thức,
tính tích cực nhận thức của sinh viên, mối quan hệ giữa tính tích cực nhận
thức và kết quả học tập của sinh viên.
5.2- Khảo sát mức độ biểu hiện của tính tích cực nhận thức và mối quan hệ
giữa tính tích cực nhận thức và kết quả học tập của sinh viên
a- Tìm hiểu thực trạng tính tích cực nhận thức của sinh viên
b- Tìm hiểu thực trạng mối quan hệ giữa tính tích cực nhận thức và kết
quả học tập của sinh viên
c- So sánh sự khác biệt về mối quan hệ giữa tính tích cực nhận thức và
kết quả học tập của các nhóm sinh viên.
5.3- Đề xuất một số biện pháp giáo dục nhằm nâng cao tính tích cực nhận
thức của sinh viên.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Kết quả học tập chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau như nhân tố
sinh học, môi trường, giáo dục, xã hội Song đề tài chỉ tập trung nghiên cứu mối
quan hệ giữa tính tích cực nhận thức trong học tập và kết quả học tập. Do sinh viên
năm 2 và năm 3 mới có hoạt động thực tập tại trường mầm non, phổ thông nên chỉ
nghiên cứu ở SV năm 2 và năm 3.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích và hệ thống hóa các tài liệu
liên quan tới vấn đề tính tích cực nhận thức của sinh viên
7.2- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp anket: Xây dựng anket về tính tích cực nhận thức dựa vào
anket tính tích cực nhận thức của Thạc sĩ Võ Thị Ngọc Châu.
- Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
7.3- Xử lý số liệu: thống kê bằng phần mềm SPSS for Windows
- Tính điểm trung bình (Mean)
- Đếm tần số, tính phần trăm (Count, Percentile)
- So sánh (dùng kiểm nghiệm T và F)
- Tương quan (Pearson)
8. Đóng góp của đề tài
Giúp giáo viên nắm bắt được thực trạng mức độ tính tích cực nhận thức trong
học tập và ảnh hưởng của nó đến kết quả học tập của sinh viên, trên cơ sở đó xây
dựng những biện pháp giáo dục, dạy học nhằm nâng cao tính tích cực nhận thức của
sinh viên
107 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2516 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tính tích cực nhận thức và mối quan hệ của nó với kết quả học tập của sinh viên trường cao đẳng sư phạm Trung Ương TP. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thấy khi xét theo học lực sự tự đánh giá không ảnh hưởng nhiều bởi kết
quả học tập cũng như tính tích cực. Chỉ có nhóm trung bình khá yếu, khi sinh viên
tích cực cao thì tự đánh giá cao kết quả hoạt động. Những hành động tự học, tự
nghiên cứu, hay sinh viên thường xuyên hành động vì động cơ xã hội thì sinh viên
cũng đánh giá cao kết quả hoạt động của bản thân.
Nói tóm lại, sinh viên có mức tích cực càng cao thì càng đánh giá cao kết quả
các hoạt động. Có sự tương quan giữa tính tích cực nhận thức với kết quả tự
đánh giá.
2.2.5. Những biện pháp nhằm nâng cao tính tích cực nhận thức của sinh viên
Như đã phân tích ở mục 1.2.4 trong phần Cơ sở lí luận, có nhiều biện pháp
để nâng cao tính tích cực nhận thức của người học: Những biện pháp từ phía nhà
trường, có những biện pháp đối với họat động dạy của thầy và cũng có những biện
pháp thuộc hoạt động học của trò. Sau khi tổng hợp được 16 biện pháp, khảo sát
trên 46 giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm trung ương thành phố Hồ Chí Minh về
tính cần thiết và mức độ khả thi, thu được kết quả như sau:
2.2.5.1. Tính cần thiết của những biện pháp
5 nhóm biện pháp được các giảng viên cho là cần thiết nhất theo thứ tự
giảm dần:
- Phổ biến mục tiêu, kế họach học tập ngay đầu khóa và ngay trước mỗi môn
học TB=1.13, bậc 1: Xác định được mục tiêu chương trình đào tạo, mục tiêu
môn học, sinh viên sẽ lên kế họach và có định hướng rõ ràng, nhờ đó sinh
viên sẽ chủ động về thời gian, tích cực tìm đến với tri thức hơn. Đây là công
việc tốn không nhiều thời gian nhưng lại thu được hiệu quả cao. Tuy nhiên,
điều này lại khó nhận ra.
76
Bảng 22: Tính cần thiết và tính khả thi của những biện pháp nâng cao tính tích
cực nhận thức trong học tập của sinh viên
STT Biện pháp
Tính cần thiết Tính khả thi
TB
Thứ
bậc
TB
Thứ
bậc
1
Nâng cao nhận thức về ý nghĩa và vai trò của tính
tích cực nhận thức của người học trong hoạt động
học tập
1.43 6 1.70 7
2
Phổ biến mục tiêu, kế họach học tập ngay đầu
khóa và ngay trước mỗi môn học
1.13 1 1.11 1
3
Cải tiến nội dung DH: ND phải mới, phong phú, có
tính thực tiễn, thỏa mãn nhu cầu nhận thức của SV
1.41 4 1.39 2
4
Cải tiến phương pháp dạy học, PP đa dạng, chú ý
lấy hoạt động của SV làm trung tâm
1.19 2 1.63 6
5
Cần biết sử dụng, khai thác được hiệu quả của các
phương tiện DH hiện đại
1.74 15 1.80 8
6
Sử dụng các hình thức tổ chức DH khác nhau: cá
nhân, nhóm, tập thể, tham quan…
1.52 7 1.54 4
7 Tăng tỉ lệ giờ thực hành, thực tập. 1.76 16 1.87 9
8
Giao nhiều nhiệm vụ hơn cho SV, yêu cầu cụ thể
và phù hợp với mục tiêu bài học hơn
1.58 10 1.59 5
9
Thay đổi nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá:
đánh giá ở mức độ phân tích, khái quát, vận dụng.
1.63 12 1.52 3
10
GV thường xuyên kiểm tra đánh giá, khen thưởng
và điều chỉnh kịp thời, đúng mức
1.72 14 1.96 13
11
Rèn luyện cho SV phương pháp học tập khoa học:
dạy SV về phương pháp học tập khoa học, tổ chức
quá trình dạy học theo hướng lấy người học làm
trung tâm
1.41 4 2.02 14
12
Xác định động cơ và thái độ học tập đúng đắn cho
sinh viên
1.59 11 2.13 15
13
Khuyến khích SV tự học tự nghiên cứu bằng nhiều
biện pháp: giao nhiệm vụ; kiểm tra, đánh giá kết
quả, khen thưởng…
1.57 8 1.91 10
14
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tiên tiến,
biên sọan, in ấn tài liệu, giáo trình tạo điều kiện để
nâng cao tính tích cực học tập cho SV
1.57 8 1.93 11
15
Nhà trường xây dựng các chính sách nhằm khuyến
khích SV tích cực hơn trong học tập: học bổng,
khen thưởng, kỷ kuật…
1.67 12 1.93 11
16
Giảm số lượng SV trong mỗi lớp tạo điều kiện
thuận lợi cho việc vận dụng, tổ chức giờ học theo
hướng tích cực hóa.
1.22 3 2.17 16
77
- Cải tiến phương pháp dạy học, phương pháp đa dạng, chú ý lấy hoạt động
của sinh viên làm trung tâm (TB=1.19, bậc 2): Đây là vấn đề đang được quan
tâm hiện nay. Phương pháp dạy học đa dạng sẽ thu hút được sinh viên, kích
thích tư duy. Hơn thế nữa, phương pháp đa dạng không chỉ thu hút người học
mà còn dạy phương pháp học cho sinh viên. Có nhiều phương pháp dạy học
nhưng vận dụng nó như thế nào thì mới đạt hiệu quả. Vấn đề này lại phần lớn
phụ thuộc vào yếu tố giáo viên, cũng giống như ý kiến của sinh viên khi nói
về các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực nhận thức của sinh viên, sinh viên
cho rằng giáo viên làm cho các em tích cực hay không tích cực. Như vậy, để
nâng cao tính tích cực của sinh viên cần cải tiến phương pháp dạy học, để
làm được điều này cần bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn cho đội
ngũ giảng viên.
- Giảm số lượng sinh viên trong mỗi lớp tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận
dụng, tổ chức giờ học theo hướng tích cực hóa. (TB=1.22, bậc 3): Đây là một
biện pháp rất cụ thể và cần thiết. Khi số lượng sinh viên đông, giảng viên
khó tổ chức được những phương pháp tích cực, khó quản lí sinh viên, mất
nhiều thời gian, khó sát đối tượng. Hiện nay, biên chế tại trường xấp xỉ một
trăm sinh viên một lớp. Những phương pháp giúp sinh viên tích cực đa phần
là tạo cơ hội cho sinh viên hoạt động, được thảo luận, được phát biểu, được
“cọ sát tư duy”, được thực hành, thực tập… thế nhưng số lượng sinh viên
quá lớn như thế sẽ không thể đạt được điều đó. Do đó, để sinh viên được
hoạt động nhiều hơn cần phải giảm số lượng sinh viên xuống.
- Cải tiến nội dung dạy học: nội dung phải mới, phong phú, có tính thực tiễn,
thỏa mãn nhu cầu nhận thức của sinh viên (TB=1.41, bậc 4): Nội dung cơ
bản thì không thể thay đổi nhưng có những phần mang tính hiện đại rất cao,
cần luôn có sự cập nhật. Thực trạng hiện nay rất nhiều môn không cập nhật
nên nội dung rất lạc hậu. Chính vì thế mà sinh viên đã rất khó khăn khi đi
thực tập bởi vì khoảng cách giữa lý thuyết học tại trường quá lạc hậu so với
thực tiễn. Nhiều năm qua sinh viên và ban giám hiệu các trường mầm non
78
phản ánh điều này rất nhiều, tuy nhiên vẫn không có sự thay đổi nhiều. Học
những nội dung lạc hậu, không phù hợp với thực tế, khó tránh khỏi việc chán
nản, thụ động trong việc tiếp thu tri thức. Vì lẽ đó, đổi mới nội dung là một
nhiệm vụ hết sức cần thiết.
- Rèn luyện cho sinh viên phương pháp học tập khoa học: dạy sinh viên về
phương pháp học tập khoa học, tổ chức quá trình dạy học theo hướng lấy
người học làm trung tâm (TB=1.41, bậc 4): đặc thù của hoạt động học tập
của sinh viên là tự học, tự nghiên cứu. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cho
thấy sinh viên không biết tổ chức quá trình nhận thức hợp lí, chưa có phương
pháp học nên việc rèn luyện phương pháp học khoa học cho sinh viên là hết
sức cần thiết. Rèn luyện là thường xuyên tổ chức, yêu cầu, giao nhiệm vụ,
chẳng hạn thay những hình thức kiểm tra viết, vấn đáp bằng những bài tiểu
luận, khóa luận. Yêu cầu cao hơn và hãy để sinh viên tự thân vận động. Vì
hiện nay, nhà trường rất chăm lo cho sinh viên về mọi mặt nên chính sự
chăm lo đó làm các em mất đi khả năng độc lập, tự lập, tự chủ và đương
nhiên không còn hứng thú nên không tích cực tìm đến với tri thức. Ví dụ như
với bài tập nghiên cứu khoa học dành cho tất cả sinh viên năm thứ hai, nhà
trường yêu cầu giảng viên đăng kí tên bài tập, yêu cầu nội dung (dàn ý), tài
liệu tham khảo, thậm chí cả số trang… và sau đó hướng dẫn sinh viên cách
làm, cách viết… Chuẩn bị tất cả, còn gì để sinh viên làm. Mọi thứ có sẵn thì
không thể kích thích sự tìm tòi, khám phá của sinh viên. Do đó, rèn phương
pháp tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên là hết sức cần thiết.
Đó là năm biện pháp được các giáo viên đánh giá là cần thiết nhất. Giúp sinh
viên xác định mục tiêu ngay từ đầu khóa, đầu mỗi môn học, từ đó sinh viên lên kế
hoạch học tập. Và kết quả này rất logic với kết quả khảo sát trên sinh viên. Sinh
viên bị hạn chế nhiều bởi khả năng tự học, nghiên cứu khoa học, do đó, nhà trường
cần có những biện pháp cấp thiết để rèn luyện cho sinh viên. Bên cạnh đó nội dung,
phương pháp, biên chế lớp học… là những biện pháp có liên quan và ảnh hưởng rất
lớn đến tính tích cực nhận thức của sinh viên nên cần có sự thay đổi.
79
2.2.5.2. Tính khả thi của những biện pháp
Tính cần thiết được dựa vào cảm nhận và đánh giá của bản thân nhưng
tính khả thi phụ thuộc nhiều nguyên nhân, điều kiện khách quan và chủ quan
của những người khác nên phần đánh giá tính khả thi hơi khó để đánh giá
chính xác.
5 nhóm biện pháp được các giảng viên cho là có tính khả thi cao nhất
theo thứ tự giảm dần
- Phổ biến mục tiêu, kế hoạch học tập ngay đầu khóa và ngay trước mỗi môn
học (TB=1.11, bậc 1)
- Cải tiến nội dung dạy học: nội dung phải mới, phong phú, có tính thực tiễn,
thỏa mãn nhu cầu nhận thức của sinh viên (TB=1.39, bậc 2)
- Thay đổi nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá: đánh giá ở mức độ phân
tích, khái quát, vận dụng (TB=1.52, bậc 3)
- Sử dụng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau: cá nhân, nhóm, tập thể,
tham quan… (TB=1.54, bậc 4)
- Giao nhiều nhiệm vụ hơn cho SV, yêu cầu cụ thể và phù hợp với mục tiêu
bài học hơn (TB=1.59, bậc 5)
Các giảng viên đánh giá năm biện pháp trên có tính khả thi cao vì cả năm
biện pháp đó trong khả năng và liên quan trực tiếp với các giảng viên. Năm biện
pháp trên gồm phổ biến mục tiêu, kế hoạch, cải tiến nội dung, hình thức tổ chức,
hình thức kiểm tra, đánh giá… đó là nhiệm vụ, là công việc của một giảng viên nên
khi thay đổi những điều này sẽ giúp sinh viên tích cực hơn, và trong khả năng của
giảng viên. Vì theo kết quả khảo sát và phỏng vấn, sinh viên đánh giá rất cao nhân
tố giáo viên đối với mức độ tích cực nhận thức của các em
Còn những biện pháp không khả thi vì nằm ngoài khả năng của giảng viên và
phụ thuộc nhiều yếu tố khác. 6 nhóm biện pháp được các giảng viên cho là có tính
khả thi thấp theo thứ tự tăng dần:
(1) Giảm số lượng sinh viên trong mỗi lớp tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận
dụng, tổ chức giờ học theo hướng tích cực hóa (TB=2.17, bậc 16): điều này
80
phụ thuộc nhiều vào những yếu tố như điều kiện cơ sở vật chất, phòng học,
số lượng đội ngũ giảng viên và nguồn kinh phí đào tạo, nhưng điều kiện
khách quan trongnhững năm qua của nhà trường để giảm số lượng sinh viên
trong các lớp là rất khó khăn. Do đó, biện pháp này không có tính khả thi cao.
Năm học 2010 – 2011, trường có cơ sở hai, khó khăn về cơ sở vật chất giảm,
sỉ số sinh viên được cải thiện, đây là một điều kiện thuận lợi để thực hiện
biện pháp này.
(2) Xác định động cơ và thái độ học tập đúng đắn cho sinh viên (TB=2.13, bậc
15): động cơ và thái độ là những yếu tố tâm lý mang tính bền vững bên trong,
phụ thuộc nhiều vào yếu tố cá nhân, muốn giúp sinh viên xác định cần có
thời gian lâu dài và khó thay đổi.
(3) Rèn luyện cho sinh viên phương pháp học tập khoa học: dạy sinh viên về
phương pháp học tập khoa học, tổ chức quá trình dạy học theo hướng lấy
người học làm trung tâm (TB=2.02, bậc 14): Để rèn luyện được điều này cần
có sự hợp tác đồng bộ trong nhà trường, từ khâu chế độ chính sách cho đến
việc kiểm tra đánh giá sinh viên, giảng viên, và các giảng viên phải có sự
đồng bộ …
(4) Giáo viên thường xuyên kiểm tra đánh giá, khen thưởng và điều chỉnh kịp
thời, đúng mức (TB=1.19, bậc 13): biện pháp này giảng viên cho là ít khả thi
bởi vì với số lượng sinh viên trong một lớp quá đông, thời lượng lại ít, mặt
khác, giảng viên rất bận rộn nên việc thường xuyên đánh giá, khen thưởng và
điều chỉnh kịp thời là khó thực hiện
(5) Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tiên tiến, biên sọan, in ấn tài liệu,
giáo trình tạo điều kiện để nâng cao tính tích cực học tập cho SV (TB=1.93,
bậc 11): Điều này còn phụ thuộc vào nguồn kinh phí của nhà trường, nhưng
hiện nay nhà trường đang gặp nhiều khó khăn nên điều này là không khả thi
(6) Nhà trường xây dựng các chính sách nhằm khuyến khích SV tích cực hơn
trong học tập: học bổng, khen thưởng, kỷ kuật…(TB=1.93, bậc 11): biện
pháp này cũng liên quan đến kinh phí của nhà trường.
81
Một điều đáng lưu ý nữa là theo ý kiến của các thầy cô, hầu hết những biện
pháp cần thiết lại không có tính khả thi cao và ngược lại. Chỉ có hai biện pháp là
vừa cần thiết vừa có tính khả thi cao là:
- Phổ biến mục tiêu, kế họach học tập ngay đầu khóa và ngay trước mỗi môn
học Tính cần thiết: TB=1.13, bậc 1; Tính khả thi TB=1.11, bậc 1
- Cải tiến nội dung dạy học: nội dung phải mới, phong phú, có tính thực tiễn,
thỏa mãn nhu cầu nhận thức của sinh viên Tính cần thiết:TB=1.41, bậc 4;
Tính khả thi TB=1.39, bậc 2
Điều này có thể giải thích rằng tính khả thi của biện pháp liên quan trực tiếp
đến điều kiện để thực hiện. Ví dụ tính khả thi của biện pháp “Tăng tỉ lệ giờ thực
hành, thực tập” còn tùy thuộc vào đặc thù của mỗi môn học. Tính khả thi của biện
pháp “Cần biết sử dụng, khai thác được hiệu quả của các phương tiện dạy học hiện
đại” liên quan đến những điều kiện thuộc về cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng của
các phương tiện dạy học trong thực tế hiện nay.
Theo chuyên gia, những biện pháp có tính khả thi là những biện pháp có thể
thực hiện được trong điều kiện hiện nay. Đồng thời việc thực hiện tốt các biện pháp
đó sẽ góp phần nâng cao được tính tích cực nhận thức trong học tập của sinh viên.
Nếu như thế chỉ có hai biện pháp vừa nêu trên là có thể thực hiện được vì vừa cần
thiết lại vừa có tính khả thi cao.
Ngoài ra, nhân tố giảng viên luôn là một nhân tố quan trọng trong việc nâng
cao tính tích cực cho sinh viên, bởi vì những biện pháp về phương pháp, nội dung,
đánh giá… đều phụ thuộc nhiều vào nhân tố giảng viên. Do đó, bồi dưỡng năng lực
sư phạm cho giảng viên cũng là một biện pháp cần thiết và có tính khả thi cao.
Ngoài ra, tổ chức tốt việc tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên (giao nhiệm vụ,
trình bày kết quả, tạo điều kiện cho sinh viên được đánh giá và tự đánh giá...) cũng
là một trong những biện pháp hiệu quả để nâng cao tính tích cực của sinh viên.
82
SƠ KẾT:
- Sinh viên có tính tích cực nhận thức ở mức độ cao, tuy nhiên sinh viên còn
chưa có phương pháp học, qui trình của quá trình nhận thức chưa hợp logic
nên không thu được kết quả cao.
- Tính tích cực nhận thức có sự tương quan với kết quả hoạt động học tập của
sinh viên
- Hầu hết những biện pháp cần thiết lại không có tính khả thi cao và ngược lại.
Tính cần thiết được dựa vào cảm nhận và đánh giá của bản thân nhưng tính
khả thi phụ thuộc nhiều nguyên nhân, điều kiện khách quan và chủ quan của
những người khác nên phần đánh giá tính khả thi hơi khó để đánh giá
chính xác
83
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Về tính tích cực nhận thức
1.1.1. TTCNT là tính tích cực tư duy. Các dấu hiệu đặc trưng của tính tích cực nhận
thức là sự nỗ lực về trí tuệ, thao tác tư duy, các hành động học tập và thể hiện
sự quan tâm đến môn học, nhờ vậy người học nắm bắt nội dung môn học ở
mức độ cao hơn.
1.1.2. TTCNT trong học tập của của sinh viên thể hiện trong hành động trên lớp,
hành động tự học, trong hoạt động nghiên cứu khoa học, trong động cơ và
thái độ học tập. Và một cách riêng, TTCNT thể hiện trong hoạt động kiến
thực tập. Do đó, xem xét kết quả học tập là xem xét nhiều loại kết quả: kết
quả tự đánh giá các hoạt động, kết quả bài tập nghiên cứu khoa học, kết quả
học kì, kết quả kiến thực tập.
1.1.3. Phần lớn sinh viên tích cực nhận thức ở mức độ cao được thúc đẩy bởi hệ
thống động cơ, trong đó động cơ tri thức xếp bậc một
1.1.4. Trong các loại hành động, hành động vận dụng có mức độ vận dụng thường
xuyên nhất, hơn cả hành động trên lớp.
1.1.5. Thứ bậc và mức độ thường xuyên các hành động học tập và nghiên cứu khoa
học của sinh viên chưa hợp lí, sinh viên chưa có phương pháp học. Những
hành động học tập đòi hỏi tính độc lập và tư duy cao có mức thường xuyên
không cao.
1.1.6. Có sự khác biệt ý nghĩa về tính tích cực nhận thức giữa các nhóm sinh viên.
1.1.6.1. Sinh viên năm ba tích cực nhận thức hơn sinh viên năm hai. Áp lực
của năm cuối, của kì thi tốt nghiệp, của đợt thực tập sư phạm của năm
thứ ba đã tạo nên sự khác biệt này.
1.1.6.2. Sinh viên giỏi có mức tích cực nhận thức cao nhất và cũng có các
hành động học tập thường xuyên nhất. Những hành động học tập đòi hỏi
84
tính độc lập cao trong tư duy cũng được thấy rõ ở sinh viên giỏi hơn và
nó được phản ánh trong kết quả học tập.
1.1.7. Theo giảng viên, sinh viên thường xuyên hành động trên lớp nhất và hành
động tự học, tự nghiên cứu của sinh viên ít thường xuyên nhất
1.1.8. Tính tích cực nhận thức của sinh viên thể hiện trong hoạt động kiến thực tập:
Ban giám hiệu trường mầm non cho rằng sinh viên có thái độ tích cực, hành
động trên lớp xếp bậc hai và hành động tự học, tự nghiên cứu vẫn ít nhất.
Qua đó cho thấy, hành động tự học, tự nghiên cứu của sinh viên quá ít, kết
quả khảo sát sinh viên, giảng viên và ban giám hiệu trường mầm non đều thể
hiện điều này.
1.1.9. Theo sinh viên những yếu tố thuộc về nhân tố giáo viên và bản thân sinh viên
ảnh hưởng trực tiếp đến tính tích cực nhận thức của sinh viên
1.1.10. Sinh viên đánh giá cao và hài lòng với kết quả hoàn thành các nhiệm vụ
được giao và kết quả kiến thực tập tại trường mầm non.
1.2. Về ảnh hưởng của tính tích cực nhận thức tới kết quả học tập
Tính tích cực nhận thức ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
1.2.1. Sinh viên tích cực nhận thức ở mức độ cao sẽ có kết quả học kì I cao và
ngược lại. Kết quả học kì I còn bị ảnh hưởng bởi mức độ thường xuyên của
các hành động học tập, và chỉ bị ảnh hưởng bởi động cơ cá nhân.
1.2.2. Mức độ tích cực nhận thức của sinh viên ảnh hưởng đến kết quả kiến thực
tập. Và kết quả này chỉ bị ảnh hưởng bởi hành động trên lớp.
1.2.3. Mức độ tích cực nhận thức và những hành động học tập của sinh viên ảnh
hưởng đến kết quả tự đánh giá các hoạt động của sinh viên. Trong các động
cơ thì chỉ có động cơ lĩnh hội tri thức ảnh hưởng đến kết quả này.
1.3. Về những biện pháp nâng cao tính tích cực nhận thức của sinh viên
- Hầu hết những biện pháp cần thiết lại không có tính khả thi cao và ngược lại
- Hai biện pháp vừa cần thiết vừa có tính khả thi cao là:
o Phổ biến mục tiêu, kế họach học tập ngay đầu khóa và ngay trước mỗi
môn học Tính cần thiết: TB=1.13, bậc 1; Tính khả thi TB=1.11, bậc 1
85
o Cải tiến nội dung dạy học: nội dung phải mới, phong phú, có tính thực
tiễn, thỏa mãn nhu cầu nhận thức của sinh viên Tính cần thiết:TB=1.41,
bậc 4; Tính khả thi TB=1.39, bậc 2
2. Kiến nghị
2.1. Đối với nhà trường:
- Cải thiện cơ sở vật để đảm bảo những điều kiện thuận lợi nâng cao chất
lượng dạy và học
- Biên chế lại số lượng sinh viên trong mỗi lớp học.
- Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên.
- Quan tâm đến việc quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp của sinh viên, chú ý
rèn luyện cho sinh viên phương pháp học tập bằng cách chỉ đạo tổ bộ môn
yêu cầu giảng viên quan tâm đúng mức đến việc tổ chức học ngoài lớp của
sinh viên, chấp nhận những kết quả thấp của sinh viên khi sinh viên không
hoàn thành những yêu cầu do giáo viên đưa ra, xây dựng tiêu chí đánh giá
giờ dạy của giảng viên, trong đó chú trọng đến phương pháp dạy học gia tăng
tự học của sinh viên…
2.2. Đối với giảng viên
- Bồi dưỡng về chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt nghiên cứu
vận dụng các phương pháp dạy học tích cực theo hướng tăng cường tính tự
lực, độc lập trong học tập của sinh viên.
- Thay đổi phương pháp, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các phương
pháp, tạo cơ hội cho sinh viên hoạt động, tạo hứng thú cho sinh viên
- Luôn cập nhật thông tin mới, hiện đại hóa nội dung để nội dung dạy học gần
với thực tiễn hơn.
- Chú ý phổ biến những mục tiêu đào tạo, mục tiêu môn học cho sinh viên,
định hướng cho hoạt động học tập của sinh viên
- Nên thay đổi hình thức kiểm tra, đánh giá từ hình thức thi viết, vấn đáp sang
những hình thức khác, chẳng hạn như tiểu luận, bài sưu tầm,… nhằm nâng
cao khả năng nghiên cứu khoa học, rèn thói quen tự học cho sinh viên
86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lý Thị Anh (2005), Một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ mẫu
giáo 4 – 5 tuổi trong hoạt động chung có mục đích giáo dục thể chất,
Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, TP. HCM.
2. Đào Thanh Âm (2001), Giáo dục học mầm non, NXB Đại học quốc gia
Hà nội.
3. Nguyễn Ngọc Bảo (1983), Một vài suy nghĩ về khái niệm tính tích cực,
tính độc lập nhận thức và mối liên hệ giữa chúng, Thông tin khoa học
giáo dục , Viện KHGD Hà Nội.
4. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực tự lực của học sinh
trong quá trình dạy học, Bộ giáo dục và đào tạo – Vụ giáo viên, Hà Nội.
5. PTS. Nguyễn Ngọc Bích (2000), Tâm lý học nhân cách – Một số vấn đề lí
luận, NXB ĐHQG Hà Nội.
6. ThS. Võ Thị Ngọc Châu (1999), Nghiên cứu nhu cầu thành đạt và quan
hệ của nó với tính tích cực nhận thức của sinh viên, Luận văn thạc sĩ
khoa học chuyên ngành tâm lý học, Hà Nội.
7. I.X.Côn (1987), Tâm lý học thanh niên, NXB trẻ TPHCM
8. Đào Việt Cường (2008), Tìm hiểu tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi trong trò chơi học tập ở một số trường mầm non TP. Hồ
Chí Minh, luận văn thạc sĩ Tâm lý học, Đại học Sư phạm TP.HCM, .
9. Nguyễn Kim Dung (2001), Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận
thức của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động vẽ, Luận văn thạc sĩ KHGD,
Hà Nội.
10. Ngô Thu Dung, Về tính tích cực của học sinh tiểu học, Tạp chí NCGD số
7/1995, trang 15.
11. Êpipov P.B (1997), Những cơ sở của lí luận dạy học, NXBGD Hà Nội.
12. Đặng Hữu Giang (1998), Bản chất tâm lý của tính tích cực nhận thức,
Tạp chí tâm lý học số 4.
87
13. Nguyễn Ngân Giang (2004), Một số biện pháp quản lý hoạt động học tập
theo hướng nâng cao tính tích, chủ động sáng tạo của sinh viên trường
cao đẳng giao thông vận tải III, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục,
ĐHSP TP.HCM.
14. Đanhilôv M.A (1990), Lý luận dạy học ở trường phổ thông, NXB Đại
học quốc gia Hà Nội.
15. Lê Thu Hà, Nguyễn Huy Thông, Nguyễn Đức Thưởng (1997), Khảo sát –
Đánh giá chất lượng giáo sinh trung học sư phạm mẫu giáo và cán bộ
quản lý đã được nhà trường đào tạo – bồi dưỡng, Báo cáo tổng hợp đề tài
nghiên cứu khoa học, Khánh Hòa.
16. Phạm Minh Hạc- Trần Trọng Thủy(1991), Tâm lý học, Bộ GD và ĐT
NXBGD.
17. Trần Thu Hằng (1997), Nghiên cứu một số biện pháp phát huy tính tích
cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong giờ học tìm hiểu một
trường xung quanh, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục Mầm non,
Hà Nội.
18. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (1995), Tâm lý học lứa
tuổi và sư phạm, Hà Nội.
19. I.F. Kharlamôp (1979), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như
thế nào?, tập I, NXBGD
20. Nguyễn Kỳ (1996), Mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung
tâm, Hà Nội.
21. A.N. Mixlavxki (1986), Khả năng tự điều khiển và tính tích cực của nhân
cách lứa tuổi thanh niên, M.
22. Vũ Thị Nho (1999), Tâm lý học phát triển, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
23. Võ Quang Phúc (1992), Nói chuyện giáo dục thế giới đời xưa, Sở giáo
dục TP.HCM.
24. T.I. Samôva (1993), Kích thích tính tích cực nhận thức, Tạp chí giáo dục
số 3/1993.
88
25. Trần Thị Thanh (1999), Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận
thức của trẻ mẫu giáo 5 tuổi trong việc cho trẻ làm quen với động vật và
thực vật, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục Mầm non, Viện khoa học
giáo dục, Hà Nội
26. Hà Nhật Thăng (1995), Lịch sử giáo dục thế giới, Đại học sư phạm Hà
Nội.
27. Nguyễn Xuân Thức, Bàn về khái niệm “Tính tích cực” trong tâm lý học,
Tạp chí TLH số 1(2/2001), trang 64.
28. Lê Thị Ngọc Thương (2002), Tìm hiểu mức độ biểu hiện tính tích cực học
tập của sinh viên trường đại học sư phạm TP.HCM trong dạy học theo
nhóm trong giờ lên lớp môn giáo dục học, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP
TP.HCM.
29. TS. Đào Quốc Trí, Một số biện pháp tổ chức quá trình học tập nhằm phát
huy tính tích cực nhận thức của sinh viên các trường kỹ thuật quân sự,
Luận án tiến sĩ giáo dục học
30. Đỗ Công Tuất (1999), Thực trạng, hệ thống biện pháp nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động tự học môn Giáo dục học của sinh viên Cao
đẳng sư phạm An Giang, luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, TP.HCM.
31. G.S TSKH Thái Duy Tiên (Viện khoa học giáo dục), Phát huy tính tích
cực nhận thức của người học, Bài từ Tủ sách Khoa học VLOS,
32.
hoc-tap.htm
89
PHỤ LỤC
90
PHỤ LỤC 1
Bảng 23: Mô tả mức độ thường xuyên của tính tích cực nhận thức sinh viên toàn mẫu toàn mẫu
TT Biểu hiện
Mức độ
Thường xuyên Thỉnh thỏang Không bao giờ
N % N % N %
1 Học để thỏa mãn nhu cầu tri thức 192 61.0 105 33.3 18 5.7
2 Học để hiểu bài 239 75.9 71 22.5 5 1.6
3 Học để nâng cao trình độ 239 75.9 69 21.9 7 2.2
4 Học để làm chủ kiến thức 211 67.0 101 32.1 3 1.0
5 Học để không thua kém bạn bè 166 52.7 112 35.6 37 11.7
6 Học để làm việc có ích cho xã hội 239 75.9 72 22.9 4 1.3
7 Học để có bằng cấp 128 40.6 90 28.6 97 30.8
8 Học đạt yêu cầu môn phụ và học tốt môn chuyên ngành 149 47.3 122 38.7 44 14.0
9 Học để đảm bảo cuộc sống của mình và gia đình 221 70.2 80 25.4 14 4.4
10 Học để được điểm cao 93 29.5 150 47.6 72 22.9
11 Học để chứng tỏ năng lực bản thân 176 55.9 119 37.8 20 6.3
12 Đến lớp nghe giảng 306 97.1 9 2.9 0 0
13 Ghi bài đầy đủ 206 65.4 102 32.4 6 1.9
14 Chăm chú nghe giảng 220 69.8 95 30.2 0 0
15 Suy nghĩ và phát biểu ý kiến trong giờ học 60 19.0 223 70.8 32 10.2
16 Suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên và đưa ra kết luận riêng của mình 143 45.4 159 50.5 13 4.1
17 Xem lại bài sau khi nghe giảng 62 19.7 231 73.3 22 7.0
18 Tích cực bổ sung kiến thức 86 27.3 206 65.4 23 7.3
19 Tự giác tham khảo tài liệu 75 23.8 208 66.0 32 10.2
20 Đối chiếu nôi dung trong các tài liệu học tập, tìm sự khác biệt giữa chúng 67 21.3 197 62.5 51 16.2
91
21 Nghiên cứu kĩ các vấn đề đã học và đọc 81 25.7 211 67.0 23 7.3
22 Chuẩn bị làm thí nghiệm, thảo luận và làm bài tập đầy đủ 162 51.4 139 44.1 14 4.4
23 Tích cực học ngọai ngữ để đọc sách chuyên môn 67 21.3 175 55.6 73 23.2
24 Tham gia tranh luận với bạn bè để làm sáng tỏ vấn đề đã học 146 46.3 159 20.5 10 3.2
25 Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế 204 64.8 110 34.9 1 0.3
26 Khi sắp thi mới học bài 143 45.4 142 45.1 30 9.5
27 Chỉ cần đạt yêu cầu các môn 89 28.3 149 47.3 77 24.4
28 Học đạt yêu cầu môn phụ và học tốt môn chuyên ngành 149 47.3 122 38.7 44 14.0
29 Ngại trả lời trong các buổi thảo luận 48 15.2 204 64.8 63 20.0
30 Xao lãng trong giờ học 10 3.2 239 75.9 66 21
31 Không thích học 15 4.8 136 43.2 164 52.1
32 Hứng thú học một số môn yêu thích 242 76.8 71 22.5 2 0.6
Bảng 24: Mô tả mức độ thường xuyên của tính tích cực nhận thức sinh viên toàn mẫu theo năm
TT Biểu hiện
Năm 2 (%) Năm 3 (%)
P Thường
xuyên
Thỉnh
thỏang
Không
bao giờ
Thường
xuyên
Thỉnh
thỏang
Không
bao giờ
1 Học để thỏa mãn nhu cầu tri thức 57.6 37.0 5.5 64.7 29.3 6.0 0.336
2 Học để hiểu bài 70.9 27.3 1.8 81.3 17.3 1.3 0.041
3 Học để nâng cao trình độ 72.1 24.8 3.0 80.0 18.7 1.3 0.083
4 Học để làm chủ kiến thức 63.0 35.2 1.8 71.3 28.7 0 0.069
5 Học để không thua kém bạn bè 53.3 40.0 6.7 52.0 30.7 17.3 0.124
6 Học để làm việc có ích cho xã hội 70.3 27.3 2.4 82.0 18.0 0 0.007
7 Học để có bằng cấp 43.6 30.3 26.1 37.3 26.7 36.0 0.087
8 Học đạt yêu cầu môn phụ và học tốt môn chuyên ngành 48.5 40.0 11.5 46.0 37.3 16.7 0.341
9 Học để đảm bảo cuộc sống của mình và gia đình 72.7 22.4 4.8 67.3 28.7 4.0 0.474
10 Học để được điểm cao 31.5 50.9 17.6 27.3 44.0 28.7 0.061
92
11 Học để chứng tỏ năng lực bản thân 52.1 41.8 6.1 60.0 33.3 6.7 0.295
12 Đến lớp nghe giảng 96.4 3.6 0 98.0 2.0 0 0.386
13 Ghi bài đầy đủ 68.5 29.1 1.8 62.0 36.0 2.0 0.683
14 Chăm chú nghe giảng 64.8 35.2 0 75.3 24.7 0 0.043
15 Suy nghĩ và phát biểu ý kiến trong giờ học 15.2 73.3 7.3 23.3 70.0 6.7 0.013
16 Suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên và đưa ra kết luận riêng của mình 40.6 53.3 6.1 50.7 47.3 2.0 0.028
17 Xem lại bài sau khi nghe giảng 18.8 73.3 7.9 20.7 73.3 6.0 0.507
18 Tích cực bổ sung kiến thức 26.7 64.2 9.1 28.0 66.7 5.3 0.416
19 Tự giác tham khảo tài liệu 23.6 63 13.3 24.0 69.3 6.7 0.273
20 Đối chiếu nội dung trong các tài liệu học tập, tìm sự khác biệt giữa chúng 15.8 63.0 21.2 27.3 62.0 10.7 0.001
21 Nghiên cứu kĩ các vấn đề đã học và đọc 23.0 65.5 11.5 28.7 68.7 2.7 0.018
22 Chuẩn bị làm thí nghiệm, thảo luận và làm bài tập đầy đủ 53.3 40.6 6.1 49.3 48.0 2.7 0.927
23 Tích cực học ngọai ngữ để đọc sách chuyên môn 22.4 51.5 26.1 20.0 60.0 20.0 0.630
24 Tham gia tranh luận với bạn bè để làm sáng tỏ vấn đề đã học 47.9 50.3 1.8 44.7 50.7 4.7 0.335
25 Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế 58.8 40.6 0.6 71.3 28.7 0 0.000
26 Khi sắp thi mới học bài 47.9 46.7 5.5 42.7 43.3 14.0 0.062
27 Chỉ cần đạt yêu cầu các môn 30.3 47.9 21.8 26.0 46.7 27.3 0.231
28 Học đạt yêu cầu môn phụ và học tốt môn chuyên ngành 48.5 40.0 11.5 46.0 37.3 16.7 0.341
29 Ngại trả lời trong các buổi thảo luận 18.2 57.0 24.8 12.0 73.3 14.7 0.546
30 Xao lãng trong giờ học 5.5 73.3 21.2 0.7 78.7 20.7 0.413
31 Không thích học 7.3 41.2 51.5 2.0 45.3 52.7 0.334
32 Hứng thú học một số môn yêu thích 75.2 23.6 1.2 78.7 21.3 0 0.343
93
Bảng 25: Mô tả mức độ thường xuyên của tính tích cực nhận thức sinh viên toàn mẫu theo học lực
TT Biểu hiện
Giỏi Khá TBK
P Thường
xuyên
Thỉnh
thỏang
Không
bao giờ
Thường
xuyên
Thỉnh
thỏang
Không
bao giờ
Thường
xuyên
Thỉnh
thỏang
Không
bao giờ
1 Học để thỏa mãn nhu cầu tri thức 57.3 35.4 7.3 66.2 29.3 3.9 54.4 38.0 7.6 0.116
2 Học để hiểu bài 79.3 19.5 1.2 77.9 20.1 1.9 68.4 30.4 1.3 0.281
3 Học để nâng cao trình độ 79.3 19.5 1.2 76.0 21.4 2.6 72.2 25.3 2.5 0.549
4 Học để làm chủ kiến thức 65.9 34.1 0 68.2 30.5 1.3 65.8 32.9 1.3 0.943
5 Học để không thua kém bạn bè 37.8 39.0 23.2 56.5 33.8 9.7 60.8 35.4 3.8 0.000
6 Học để làm việc có ích cho xã hội 80.5 19.5 0 73.4 24.0 2.6 75.9 24.1 0 0.298
7 Học để có bằng cấp 30.5 31.7 37.8 37.7 27.9 34.4 57.0 26.6 16.5 0.001
8 Học đạt yêu cầu môn phụ và học tốt môn chuyên ngành 40.2 42.7 17.1 48.1 34.4 17.5 53.2 43.0 3.8 0.050
9 Học để đảm bảo cuộc sống của mình và gia đình 51.2 41.5 7.3 79.2 18.2 2.6 72.2 22.8 5.1 0.000
10 Học để được điểm cao 19.5 52.4 28.0 28.6 46.8 24.7 41.8 44.3 13.9 0.005
11 Học để chứng tỏ năng lực bản thân 45.1 40.2 14.6 61.7 35.1 3.2 55.7 40.5 3.8 0.003
12 Đến lớp nghe giảng 97.6 2.4 0 98.1 1.9 0 94.9 5.1 0 0.390
13 Ghi bài đầy đủ 73.2 26.8 0 60.4 36.4 2.6 67.1 30.4 2.5 0.079
14 Chăm chú nghe giảng 81.7 18.3 0 67.5 32.5 0 62.0 38.0 0 0.017
15 Suy nghĩ và phát bi ểu ý kiến trong giờ học 28.0 67.1 4.9 17.5 72.1 10.4 12.7 72.2 15.2 0.008
16 Suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên
và đưa ra kết luận riêng của mình 59.8 39.0 1.2 44.8 51.9 3.2 31.6 59.5 8.9 0.000
17 Xem lại bài sau khi nghe giảng 23.2 74.4 2.4 20.8 71.4 7.8 13.9 75.9 10.1 0.100
18 Tích cực bổ sung kiến thức 32.9 63.4 3.7 31.8 61.7 6.5 12.7 74.7 12.7 0.001
19 Tự giác tham khảo tài liệu 32.9 63.4 3.7 25.3 61.7 13.0 11.4 77.2 11.4 0.004
20
Đối chiếu nôi dung trong các tài
liệu học tập, tìm sự khác biệt giữa
chúng
36.6 53.7 9.8 17.5 65.6 16.9 12.7 65.8 21.5 0.000
94
21 Nghiên cứu kĩ các vấn đề đã học và
đọc 32.9 63.4 3.7 24.0 70.1 5.8 21.5 64.6 13.9 0.041
22 Chuẩn bị làm thí nghiệm, thảo luận và làm bài tập đầy đủ 58.5 37.8 3.7 54.5 42.2 3.2 38.0 54.4 7.6 0.012
23 Tích cực học ngọai ngữ để đọc sách chuyên môn 25.6 56.1 18.3 22.1 53.9 24 15.2 58.2 26.6 0.206
24 Tham gia tranh luận với bạn bè để làm sáng tỏ vấn đề đã học 50.0 47.6 2.4 50.6 48.1 1.3 34.2 58.2 7.6 0.009
25 Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế 62.2 37.8 0 67.5 31.8 0.6 62.0 38.0 0 0.686
26 Khi sắp thi mới học bài 31.7 54.9 13.4 44.8 44.2 11.0 60.8 36.7 2.5 0.000
27 Chỉ cần đạt yêu cầu các môn 17.1 52.4 30.5 27.9 46.1 26.0 40.5 44.3 15.2 0.003
28 Học đạt yêu cầu môn phụ và học tốt môn chuyên ngành 40.2 42.7 17.1 48.1 34.4 17.5 53.2 43.0 3.8 0.050
29 Ngại trả lời trong các buổi thảo luận 13.4 59.8 26.8 14.3 67.5 18.2 19.0 64.6 16.5 0.226
30 Xao lãng trong giờ học 75.6 24.2 0 5.2 72.1 22.7 2.5 83.5 13.9 0.198
31 Không thích học 1.2 40.2 58.5 6.5 37.7 55.8 5.1 57.0 38.0 0.025
32 Hứng thú học một số môn yêu thích 78.0 22.0 0 76.0 22.7 1.3 77.2 22.8 0 0.832
95
PHỤ LỤC 2
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
Các bạn sinh viên thân mến!
Để có cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu những biện pháp giúp sinh viên
học tập và rèn luyện tốt hơn, các bạn vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây. Trước
khi trả lời, các bạn cần đọc kỹ các câu hỏi và chú ý trả lời theo các hướng dẫn ở
từng phiếu thăm dò
Mong các bạn nhiệt tình hợp tác, xin chân thành cảm ơn!
Trước hết, xin các bạn cho biết một số thông tin về bản thân?
Điểm trung bình các môn HKI: ………..Xếp lọai học tập học kì I: …………
Kết quả kiến thực tập: điểm số: ………………
CÂU 1: Các bạn hãy đ ọc kỹ những biểu hiện sau và đánh dấu (x) vào mục tương
ứng nếu thấy phù hợp với ý kiến bản thân.
TT Nội dung ý kiến
Mức độ
Thường
xuyên
Thỉnh
thỏang
Không
bao giờ
1 Đến lớp nghe giảng
2 Ghi bài đầy đủ
3 Chăm chú nghe giảng
4 Xem lại bài sau khi nghe giảng
5 Suy nghĩ và phát biểu ý kiến trong giờ học
6 Tích cực bổ sung kiến thức
7 Tự giác tham khảo tài liệu
8 Suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên và đưa ra kết luận
riêng của mình
9 Học để thỏa mãn nhu cầu tri thức
10 Nghiên cứu kĩ các vấn đề đã học và đọc
11 Đối chiếu nôi dung trong các tài liệu học tập, tìm sự khác
biệt giữa chúng
12 Học để có bằng cấp
13 Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế
14 Chuẩn bị làm thí nghiệm, thảo luận và làm bài tập đầy đủ
15 Học để hiểu bài
16 Tích cực học ngọai ngữ để đọc sách chuyên môn
17 Khi sắp thi mới học bài
18 Chỉ cần đạt yêu cầu các môn
19 Học đạt yêu cầu môn phụ và học tốt môn chuyên ngành
20 Học để nâng cao trình độ
96
21 Học để đảm bảo cuộc sống của mình và gia đình
22 Ngại trả lời trong các buổi thảo luận
23 Xao lãng trong giờ học
24 Không thích học
25 Học để được điểm cao
26 Tham gia tranh luận với bạn bè để làm sáng tỏ vấn đề đã
học
27 Hứng thú học một số môn yêu thích
28 Học để làm chủ kiến thức
29 Học để không thua kém bạn bè
30 Học để làm việc có ích cho xã hội
31 Học để chứng tỏ năng lực bản thân
32 Ý kiến khác
CÂU 2: Các bạn hãy chọn một câu phù hợp nhất với tình hình học tập của mình và
trả lời bằng số 1, 2 hoặc 3 vào cột trả lời bên phải tương ứng
TT Nội dung 1 Nội dung 2 Nội dung 3 Trả lời
1
Đọc tài liệu liên quan đến
nội dung bài mới trước và
sau khi nghe giảng
Đọc tài liệu sau khi
nghe giảng
Sắp thi mới đọc tài
liệu
2
Chuẩn bị kỹ nội dung
các buổi thảo luận, thí
nghiệm, bài tập
Chuẩn bị sơ lược nội
dung các buổi thảo luận,
thí nghiệm, bài tập
Rất ít khi chuẩn bị nội
dung các buổi thảo luận,
thí nghiệm, bài tập
3 Thường xuyên tìm tài liệu tham khảo để đọc thêm
Chỉ tham khảo tài liệu
do giáo viên yêu cầu
Chỉ đọc giáo trình và
vở ghi
4 Kiến thức được củng cố thường xuyên sau khi thi
Kiến thức bị mai một
theo thời gian
Kiến thức bị quên sau
khi ra khỏi phòng thi
5
Nghe các buổi thuyết
trình chuyên đề liên
quan đến chuyên ngành
và ngòai chuyên ngành
Chỉ nghe các buổi
thuyết trìnhchuyên đề
liên quan đến chuyên
ngành
Rất ít khi hoặc không
bao giờ nghe các buổi
thuyết trình chuyên đề
6
Vận dụng kiến thức đã
học một cách sáng tạo
vào cuộc sống
Vận dụng kiến thức đã
học vào cuộc sống theo
đúng sách vở
Chưa bao giờ vận
dụng kiến thức đã học
vào cuộc sống
7
Khái quát hóa bài học,
hệ thống bài theo cách
hiểu của mình
Tìm ý chính trong bài
làm điểm tựa
Các đề mục trong bài
là các điểm tựa cần
tìm
8
Trao đổi với giáo viên
và tranh luận với bạn bè
để làm sáng tỏ vấn đề
đã học
Chỉ tham gia tranh
luận với bạn bè để làm
sáng tỏ vấn đề đã học
Không bao giờ tham
gia tranh luận với
người khác để làm
sáng tỏ vấn đề đã học
9
Suy nghĩ kỹ câu hỏi của
giáo viên, trả lời và đưa ra
nhận xét riêng của mình
Chỉ trả lời khi giáo
viên hỏi
Ngại trả lời khi trong
các buổi học thảo
luận
10 Học để làm chủ tri thức Học để chứng tỏ năng Học để có bằng cấp
97
lực của bản thân
11
Nghe giảng, suy nghĩ
và đặt câu hỏi về những
vấn đề chưa hiểu
Nghe giảng đầy đủ,
chăm chú
Thường xuyên xao
lãng trong giờ học
12 Thường xuyên đến lớp nghe giảng
Không thường xuyên
đến lớp nghe giảng
Rất ít khi đến lớp nghe
giảng
13
Đối chiếu nội dung trong
các tài liệu học tập, tìm sự
khác biệt giữa chúng và
đưa ra nhận xét của mình
Nhận thấy lập luận
trong sách luôn đúng
Chưa thật hiểu những
vấn đề đã học
14 Say mê học tập tất cả các môn
Chỉ hứng thú học tập
một số môn yêu thích Không thích học
15 Học ngọai ngữ để trau dồi kiến thức
Học ngọai ngữ để xin
việc
Học ngoại ngữ để trả
thi
16 Học để trau dồi kiến thức Học để được điểm cao
Học để qua các kỳ
kiểm tra và thi
17
Nội dung chương trình
học chưa đáp ứng nhu
cầu nhận thức
Nội dung chương trình
học đáp ứng nhu cầu
nhận thức
Nội dung chương trình
học quá nặng so với
nhu cầu nhận thức
CÂU 3: Bạn đánh giá thế nào về kết quả học tập của bạn? (Các bạn hãy đ ọc kỹ và đánh
dấu (x) vào mục tương ứng nếu thấy phù hợp với ý kiến bản thân).
TT Nội dung
Mức độ
Nhiều Ít
Hoàn
toàn
không
1 Hoàn thành các nhiệm vụ học tập đúng hạn
2 Câu trả lời và ý kiến của bạn được GV và bạn bè công nhận, khen ngợi
3 Hài lòng với kết quả học tập HKI của bạn
4 Bài kiểm tra thi hết học phần của bạn rất tốt, đúng như
đánh giá của bạn
5 Bài báo cáo bài tập nghiên cứu khoa học của bạn được
GV đánh giá cao.
6 Hài lòng với kết quả kiến thực tập sư phạm của bạn
7 Hài lòng vì bạn có thể vận dụng những gì đã học vào họat động trong đợt kiến thực tập
8 Hài lòng vì năng lực của bạn thể hiện rất tốt trong đợt kiến thực tập
9
Bạn có mong muốn gì khác ngoài nội dung thực tập do trường tổ chức:
-
-
98
CÂU 4: Theo bạn, những yếu tố nào sau đây sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến tính
tích cực học tập của bạn (đánh dấu (x) vào mục tương ứng nếu thấy phù hợp với ý kiến
bản thân).
TT Nội dung
Mức độ
Nhiều Ít
Hoàn
toàn
không
1 Hứng thú và ham thích việc học tập, môn học
2 Sức khỏe thể lực và trí lực tốt
3 Ý chí và nghị lực của bản thân
4 Có phương pháp học và tự học tốt
5 Điều kiện về tài chính và thời gian thuận lợi
6 Nội dung môn học hứng thú, lôi cuốn
7 Phương pháp truyền đạt và tổ chức lớp học của GV tốt
8
GV giao nhiệm vụ học tập cho cá nhân, nhóm và yêu
cầu cao
9 GV có quan hệ giao tiếp tốt với SV
10
Nhà trường trang bị đầy đủ những phương tiện học tập
tốt: tài liệu, thư viện, phòng ốc, điều kiện thực hành,
thực tập…
11 Số lượng SV trong lớp học đông
12 Cách kiểm tra, đánh giá của nhà trường khắc khe
13
Biết được kế hoạch, mục tiêu đào tạo của nhà trường,
của từng môn học
14
Nhà trường có chế độ khen thưởng, học bổng khi SV có
thành tích tốt
15
Kỷ luật của nhà trường và các GV nghiêm, xử lý ngay
nếu SV sai phạm
16
Ý kiến khác
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN VÀ CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
TRONG CUỘC SỐNG VÀ HỌC TẬP
99
PHỤ LỤC 3
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIẢNG VIÊN
Kính thưa quí thầy cô, để có cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu tính tích
cực nhận thức và đề xuất những biện pháp nâng cao tính tích cực của SV, mong quí
thầy cô cho biết ý kiến nhận xét về những vấn đề sau:
Xin quí thầy cô vui lòng cho biết:
1. Thầy/ cô đang phụ trách bộ môn: ………………………………………….
2. Thâm niên công tác: ………………………….
3. Học hàm, học vị: ……………………………….
Bảng 1: Thầy cô đánh giá mức độ biểu hiện tính tích cực nhận thức của SV
TT Nội dung ý kiến
Mức độ
Nhiều
>85%
Ít
~50%
Rất ít
<25%
1 Đến lớp nghe giảng
2 Ghi bài đầy đủ
3 Chăm chú nghe giảng
4 Xem lại bài sau khi nghe giảng
5 Suy nghĩ và phát biểu ý kiến trong giờ học
6 Tích cực bổ sung kiến thức
7 Tự giác tham khảo tài liệu
8 Suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên và đưa ra kết luận riêng của mình
9 Nghiên cứu kĩ các vấn đề đã học và đọc
10 Đối chiếu nôi dung trong các tài liệu học tập, tìm sự khác biệt giữa chúng
11 Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế
12 Hỏi và trao đổi với GV các vấn đề chưa rõ
13 Mong chờ và thích thú với những giờ thực hành, luyện tập
14 Tự mình giải quyết các bài tập được giao
15 Chuẩn bị bài học trước khi lên lớp
16 Ngoài các bài tập được giao, SV còn làm các bài tập, đề tài liên quan khác
17 Tham gia tranh luận với bạn bè để làm sáng tỏ vấn đề đã học
18 Chỉ chú tâm đến một số môn yêu thích
19
Biểu hiện khác
100
Bảng 3: Xin thầy, cô đánh giá Tính cần thiết và tính khả thi của những biện pháp nhằm
nâng cao tính tích cực nhận thức của sinh viên.
TT Biện pháp
Tính cần thiết Tính khả thi
Rất
cần
thiết
Cần
thiết
Không
cần
thiết
Cao Trung bình Thấp
1
Nâng cao nhận thức về ý nghĩa và vai trò
của tính tích cực nhận thức của người học
trong hoạt động học tập
2 Phổ biến mục tiêu, kế họach học tập ngay
đầu khóa và ngay trước mỗi môn học
3
Cải tiến nội dung DH: ND phải mới,
phong phú, có tính thực tiễn, thỏa mãn
nhu cầu nhận thức của SV
4
Cải tiến phương pháp dạy học, PP đa
dạng, chú ý lấy hoạt động của SV làm
trung tâm
5 Cần biết sử dụng, khai thác được hiệu quả của các phương tiện DH hiện đại
6
Sử dụng các hình thức tổ chức DH khác
nhau: cá nhân, nhóm, tập hể, tham
quan…
7 Tăng tỉ lệ giờ thực hành, thực tập.
8
Giao nhiều nhiệm vụ hơn cho SV, yêu
cầu cụ thể và phù hợp với mục tiêu bài
học hơn
9
Thay đổi nội dung và hình thức kiểm tra,
đánh giá: đánh giá ở mức độ phân tích,
khái quát, vận dụng.
10
GV thường xuyên kiểm tra đánh giá,
khen thưởng và điều chỉnh kịp thời, đúng
mức
11
Rèn luyện cho SV phương pháp học tập
khoa học: dạy SV về phương pháp học
tập khoa học, tổ chức quá trình dạy học
theo hướng lấy người học làm trung tâm
12 Xác định động cơ và thái độ học tập đúng
đắn cho SV
13
Khuyến khích Sv tự học tự nghiên cứu
bằng nhiều biện pháp: giao nhiệm vụ;
kiểm tra, đánh giá kết quả, khen
101
thưởng…
14
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
tiên tiến, biên sọan, in ấn tài liệu, giáo trình
tạo điều kiện để nâng cao tính tích cực học
tập cho SV
15
Nhà trường xây dựng các chính sách
nhằm khuyến khích SV tích cực hơn
trong học tập: học bổng, khen thưởng, kỷ
kuật…
16
Giảm số lượng SV trong mỗi lớp tạo điều
kiện thuận lợi cho việc vận dụng, tổ chức
giờ học theo hướng tích cực hóa.
17
Biện pháp khác:
XIN KÍNH CHÚC QUÍ THẦY CÔ SỨC KHỎE VÀ THÀNH CÔNG!
102
PHỤ LỤC 4
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
BGH TRƯỜNG MẦM NON CÓ SV KIẾN THỰC TẬP SƯ PHẠM
Nhằm có thêm cơ sở thực tiễn cho đề tài luận văn thạc sĩ “Tìm hiểu tính tích cực
nhận thức và ảnh hưởng của nó đến kết quả học tập của SV trường CĐSP TW TP.HCM”,
rất mong quí cô cho biết ý kiến nhận xét về tính tích cực nhận thức của SV trong quá trình
kiến thực tập tại trường
Xin cô cho biết đôi điều về bản thân:
Trường thuộc quận ………………………………………….
Chức vụ: …………………………………… Thâm niên công tác: ……………………
Câu 1: Xin thầy cô cho biết số lượng sinh viên có biểu hiện tích cực nhận thức của SV khi
tham gia kiến thực tập tại trường?
TT Biểu hiện của sinh viên
Số lượng sinh viên
Nhiều Ít Không có
1 Tuân thủ nghiêm túc những qui định của đợt thực tập: đúng giờ giấc, không nghỉ, mặc đồng phục…
2 Lập kế họach thực tập từng ngày, tuần, tháng
3 Tích cực tìm tòi nghiên cứu xây dựng và thực hiện kế hoạch.
4 Rất hào hứng, say mê nghiên cứu học hỏi để xây dựng kế hoạch giáo dục, dạy học.
5 Tìm hiểu tâm lý của trẻ để lên kế họach giáo dục, dạy học
6 Tích cực xây dựng giờ học theo hướng tích cực hóa lấy trẻ làm trung tâm
7 Phân tích, đánh giá giờ dạy sau khi dạy xong
8 Rút kinh nghiệm giờ dạy, sau đó chú ý làm thử sửa sai vào giờ học tiếp theo
9 SV rất vui, phấn khởi khi thực hiện một giờ dạy thành công
10 SV chủ động trao đổi với giáo viên về những dự kiến, kế hoạch giáo dục, dạy học
12 Chủ động trong việc sắp đặt môi trường học tập cho trẻ
13 Nghiên cứu tâm sinh lý trẻ và đề xuất ý kiến
14 Tự làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho giờ học
15 Nghiên cứu đưa thêm tranh ảnh, giáo cụ giúp giờ học sinh
động và đạt hiệu quả hơn
103
16 Thử áp dụng những phương pháp, biện pháp, tình huống giáo dục
17 Khi thất bại ở một phần kế họach, SV cố gắng, kiên trì tìm hiểu và thử lại
18 Tỏ ra buồn, thất vọng khi không thực hiện tốt kế hoạch giáo dục, dạy học
19 Sau khi về công tác tại trường vẫn tiếp tục tích cực nhận thức, tìm tòi, học hỏi những cái mới
20 Tuy nghề gặp nhiều khó khăn nhưng SV vẫn tiếp tục gắng bó với nghề
21 Luôn có ý hướng, nguyện vọng được học nâng cao trình độ
Những biểu hiện khác
Câu 2: Cô có ý kiến đề xuất những biện pháp giáo dục gì cho trường CĐSP TW TP. HCM
nhằm nâng cao tính tích cực nhận thức của SV? (về công tác tổ chức của nhà trường, trang
thiết bị, chương trình đào tạo hay hoạt động giảng dạy của các giảng viên…)
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
XIN CẢM ƠN VÀ KÍNH CHÚC QUÍ CÔ SỨC KHỎE VÀ THÀNH CÔNG!
104
PHỤ LỤC 5
PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA
Tên đề tài: TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA NÓ VỚI
KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
TRUNG ƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH
Sau quá trình thăm dò 46 GV tr ường Cao đẳng Sư phạm trung ương Tp. HCM về
những biện pháp nhằm nâng cao tính tích cực nhận thức trong học tập của sinh viên,
đề tài thu được kết quả như sau:
5 nhóm biện pháp được các giảng viên cho là cần thiết nhất theo thứ tự
giảm dần:
- Phổ biến mục tiêu, kế họach học tập ngay đầu khóa và ngay trước mỗi môn
học TB=1.13, bậc 1:
- Cải tiến phương pháp dạy học, phương pháp đa dạng, chú ý lấy hoạt động
của sinh viên làm trung tâm (TB=1.19, bậc 2)
- Giảm số lượng sinh viên trong mỗi lớp tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận
dụng, tổ chức giờ học theo hướng tích cực hóa. (TB=1.22, bậc 3)
- Cải tiến nội dung dạy học: nội dung phải mới, phong phú, có tính thực tiễn,
thỏa mãn nhu cầu nhận thức của sinh viên (TB=1.41, bậc 4)
- Rèn luyện cho sinh viên phương pháp học tập khoa học: dạy sinh viên về
phương pháp học tập khoa học, tổ chức quá trình dạy học theo hướng lấy
người học làm trung tâm (TB=1.41, bậc 4)
5 nhóm biện pháp được các giảng viên cho là có tính khả thi cao nhất theo thứ
tự giảm dần
- Phổ biến mục tiêu, kế hoạch học tập ngay đầu khóa và ngay trước mỗi môn
học (TB=1.11, bậc 1)
- Cải tiến nội dung dạy học: nội dung phải mới, phong phú, có tính thực tiễn,
thỏa mãn nhu cầu nhận thức của sinh viên (TB=1.39, bậc 2)
105
- Thay đổi nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá: đánh giá ở mức độ phân
tích, khái quát, vận dụng (TB=1.52, bậc 3)
- Sử dụng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau: cá nhân, nhóm, tập thể,
tham quan… (TB=1.54, bậc 4)
- Giao nhiều nhiệm vụ nhiều hơn cho SV, yêu cầu cụ thể và phù hợp với mục
tiêu bài học hơn (TB=1.59, bậc 5)
Xin cô chi biết ý kiến về những biện pháp trên:
1. Những biện pháp đó có thật sự cần thiết không? Tại sao theo các thầy cô, hầu
hết những biện pháp cần thiết lại không có tính khả thi cao và ngược lại?
2. Những biện pháp có tính khả thi đó có thật sự khả thi và có nâng cao được
tính tích tích cực nhận thức trong học tập của sinh viên không?
3. Theo cô, ngoài những biện pháp đó, còn bi ện pháp nào có thể nâng cao một
cách hiệu quả tính tích cực nhận thức trong học tập của sinh viên?
106
Bảng: Tính cần thiết và tính khả thi của những biện pháp nhằm nâng cao tính tích cực
nhận thức trong học tập của sinh viên
STT Biện pháp
Tính cần thiết Tính khả thi
TB Thứ bậc TB
Thứ
bậc
1
Nâng cao nhận thức về ý nghĩa và vai trò của tính
tích cực nhận thức của người học trong hoạt động
học tập
1.43 6 1.70 7
2 Phổ biến mục tiêu, kế họach học tập ngay đầu
khóa và ngay trước mỗi môn học 1.13 1 1.11 1
3 Cải tiến nội dung DH: ND phải mới, phong phú, có tính thực tiễn, thỏa mãn nhu cầu nhận thức của SV 1.41 4 1.39 2
4 Cải tiến phương pháp dạy học, PP đa dạng, chú ý lấy hoạt động của SV làm trung tâm 1.19 2 1.63 6
5 Cần biết sử dụng, khai thác được hiệu quả của các
phương tiện DH hiện đại 1.74 15 1.80 8
6 Sử dụng các hình thức tổ chức DH khác nhau: cá nhân, nhóm, tập thể, tham quan… 1.52 7 1.54 4
7 Tăng tỉ lệ giờ thực hành, thực tập. 1.76 16 1.87 9
8 Giao nhiều nhiệm vụ nhiều hơn cho SV, yêu cầu cụ thể và phù hợp với mục tiêu bài học hơn 1.58 10 1.59 5
9 Thay đổi nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá:
đánh giá ở mức độ phân tích, khái quát, vận dụng. 1.63 12 1.52 3
10 GV thường xuyên kiểm tra đánh giá, khen thưởng
và điều chỉnh kịp thời, đúng mức 1.72 14 1.96 13
11
Rèn luyện cho SV phương pháp học tập khoa học:
dạy SV về phương pháp học tập khoa học, tổ chức
quá trình dạy học theo hướng lấy người học làm
trung tâm
1.41 4 2.02 14
12 Xác định động cơ và thái độ học tập đúng đắn cho sinh viên 1.59 11 2.13 15
13
Khuyến khích SV tự học tự nghiên cứu bằng nhiều
biện pháp: giao nhiệm vụ; kiểm tra, đánh giá kết
quả, khen thưởng…
1.57 8 1.91 10
14
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tiên tiến,
biên sọan, in ấn tài liệu, giáo trình tạo điều kiện để
nâng cao tính tích cực học tập cho SV
1.57 8 1.93 11
15
Nhà trường xây dựng các chính sách nhằm khuyến
khích SV tích cực hơn trong học tập: học bổng,
khen thưởng, kỷ kuật…
1.67 12 1.93 11
16
Giảm số lượng SV trong mỗi lớp tạo điều kiện
thuận lợi cho việc vận dụng, tổ chức giờ học theo
hướng tích cực hóa.
1.22 3 2.17 16
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVTLH027.pdf