Đề tài Tính toán định mức lao động cho sản phẩm lốp xe máy hon da quy cách 250 - 17

Do việc bố trí máy móc thiết bị trong nhà xưởng là hợp lý, phù hợp cho việc vânh chuyển nguyên vật liệu cũng như bán thành phẩm từ các nguyên công kế tiếp nhau một cách dễ dàng và thuận lợi nhất. Ngoài ra hệ thống chiếu sáng cho toàn bộ xí nghiệp cũng là một bộ phận quan trọng. Qua quá trình quan sát và khảo sát em thấy tại mỗi vị trí làm việc, và lối đi đều có một dàn đèn gồm 2 bóng đèn Neon, nhưng qua quá trình tìm hiểu và nói chuyện với công nhân em thấy công nhân phản ánh rằng : nhiều khi vào ca đêm ánh sáng hơi yếu dẫn đến làm việc không chính xác như yêu cầu. Do đó cần phải cải thiện ánh sáng làm việc cho công nhân.

doc73 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 861 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tính toán định mức lao động cho sản phẩm lốp xe máy hon da quy cách 250 - 17, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uộn Thành hình lốp xe máy KCS Bao gói Nhập kho Cà châm lốp bán thành phẩm và phun hoá chất ổn định lốp sau khi lưu hoá Định hình và lưu hoá Qua sơ đồ công nghệ sản xuất tại xí nghiệp 1 thuộc công ty Cao su Sao Vàng chúng ta thấy quy trình công nghệ sản xuất của xí nghiệp như sau: Trước hết để có thể sản xuất ra một sản phẩm lốp xe máy hoàn chỉnh thì bao gồm rất nhiều nguyên công, công đoạn khác nhau. Chúng ta có thể chia ra thành 2 công đoạn sản xuất. Công đoạn tạo ra các vật liệu rời để tạo nên bán thành phẩm lốp xe máy: mặt lốp xe máy, vải mành, vòng tanh ; công đoạn lắp ráp các vật liệu rời vào với nhau tạo nên bán thành phẩm lốp xe máy và qua quá trình lưu hoá để tạo nên chiếc lốp xe máy hoàn chỉnh. Công đoạn tạo ra các vật liệu rời Sản phẩm lốp xe máy do 3 vật liệu rời tạo nên đó là cao su đã hỗn luyện, vải mành đã cán tráng cao su, vòng dây thép tanh đã bọc cao su. Do cả 3 vật liệu trên đều phẩi trải qua một quy trình công nghệ riêng để sản xuất, nên công ty bố trí để 3 đơn vị khác trong Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm trên, đó là: Cao su hỗn luyện tại nhà máy Cao su Xuân Hoà, Vải mành được cán tráng tại Xí nghiệp 3 trong công ty, Vòng dây thép tanh được bọc cao su tại Xí nghiệp 4. Còn tại Xí nghiệp 1 chỉ làm nhiệm vụ là sử dụng các nguyên liệu được đưa từ các đơn vị khác đến để sản xuất. Xí nghiệp đưa cao su đã hỗn luyện vào máy nhiệt luyện 450 của Trung Quốc để tạo ra những cuộn cao su có tiêu chuẩn kỹ thuật như sau: Xí nghiệp cắt những cuộn vải mành có khổ vải 1,2 m dài 315 m thành những cuộn vải nhỏ hơn với tiêu chuẩn kỹ thuật cho quy cách lốp 250-17 như sau: Công đoạn liên kết các vật liệu Nguyên công thành hình Công nhân có nhiệm vụ lắp ráp 3 vật liệu rời: cao su mặt lốp, vòng tanh, vải mành để thành hình một chiếc lốp trên máy thành hình tự động của Việt Nam và Đài Loan sản xuất Nguyên công cà châm, phun hoá chất Với những chiếc lốp bán thành phẩm sau khi thành hình xong vẫn còn có rất nhiều bọt không khí nằm ở bên trong khối cao su, cho nên phải cà châm để mất hết bọt khí để sản phẩm lốp xe máy sau khi lưu hoá sẽ không bị phồng do bọt không khí Để cho sản phẩm khi đi vào lưu hoá sẽ tốt và ổn định hơn thì sau khi cà châm sẽ phun một lượng hoá chất vào mặt trong của lốp bán thành phẩm , và để khoảng 15 phút để cho toàn bộ hoá chất ngấm vào lốp đã thành hình. Khi đó đem lưu hóa sẽ đem lại cho sản phẩm 1 chất lượng cao su tốt nhất, đảm bảo độ dẻo dai và bền với ma sát chạy trên đường của lốp. Nguyên công định hình và lưu hoá Sau khi lốp thành hình bán thành phẩm khô hóa chất được công nhân lấy xuống khỏi băng tải để xoa đều bột tan lên bề mặt ngoài của lốp. Sau đó treo lốp lên máy để nhận nhiệt độ để cao su khi đưa vào lưu hóa đạt chất lượng tốt hơn. Để cho lốp thành hình đạt được nhiệt độ quy định thì đưa lốp thành hình vào máy lưu hóa công nghệ màng, đặt lốp thành hình vào đúng khuôn và chỉnh cho đều và ấn nút cho máy bắt đầu hoạt động. Sau 1 chu kỳ lưu hóa 7 phút thì máy tự động hạ khuôn xuống để công nhân lấy sản phẩm ra khỏi khuôn. Nguyên công ổn định sau lưu hoá Sản phẩm khi ra khỏi khuôn thì hãy còn nóng cho nên được quét 1 lớp dung dịch silicon lên bề mặt để tạo cho sản phẩm có chất lượng bề mặt bóng đều. Sau đó đưa sản phẩm vào vành ổn định để bơm hơi với áp suất 7 kg/cm2, sau khoảng 6 phút thì tháo hết hơi ra khỏi vành và đưa sản phẩm ra bàn để cắt ba via của lốp, cuối cùng là treo lên băng tải đưa sang bộ phận đóng gói. Nguyên công này rất quan trọng bởi vì sản phẩm sau khi lưu hóa xong thì sản phẩm chưa có sự đồng đều do đó cần phải có áp lực hơi để phân bố cho sản phẩm được phân bố đều đặn và đúng với phom của lốp tạo dáng cho sản phẩm đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật và mỹ quan của sản phẩm 3.2.2. Phân tích quy trình công nghệ thành thao tác 3.2.2.1. Công đoạn nhiệt luyện và ép suất mặt lốp : Bao gồm hai nguyên công chủ yếu là nguyên công nhiệt luyện và nguyên công ép suất a) Nguyên công nhiệt luyện cao su bán thành phẩm : Đưa vào máy luyện 450 một mẻ khoảng 60 kg cao su vào trục cán của máy, để cho máy nghiền đi nghiền lại trong khoảng 5- 6 phút nếu cao su đạt được độ bóng và độ dẻo cần thiết thì cắt thành các cuộn cao su có đường kính 80 á100 mm, chiều dài 600 á 800 mm (khoảng 4-5 cuộn cao su) Do đây là khâu đầu vào trọng yếu của dây chuyền, nếu khâu này ngừng hoạt động thì cả dây chuyền cũng ngừng hoạt động. Chất lượng của cao su mặt lốp quyết định rất lớn đến chất lượng sản phẩm cho nên yêu cầu cấp bậc công việc là bậc 3. Cho nên công nhân khi làm ở nguyên công này phải đựợc đào tạo, có ý thức trong tổ chức kỷ luật lao động, siêng năng không trễ nải thì mới đảm bảo chất lượng cho sản phẩm. Nguyên công nhiệt luyện STT Thao tác 1 Đưa 1-2 tấm cao su bán thành phẩm vào máy luyện 2 Đưa tiếp 1-2 tấm cao su bán thành phẩm vào máy luyện 3 Đưa tiếp 1-2 tấm cao su bán thành phẩm vào máy luyện 4 Đưa tiếp 1-2 tấm cao su bán thành phẩm vào máy luyện 5 Đưa tiếp 1-2 tấm cao su bán thành phẩm vào máy luyện 6 Đưa dao cắt cao su trên trục luyện thành từng mảng, sau đó cuốn lại và đưa vào trục luyện 7 Đưa dao cắt cao su trên trục luyện thành từng mảng, sau đó cuốn lại và đưa vào trục luyện 8 Đưa dao cắt cao su trên trục luyện thành từng mảng, sau đó cuốn lại và đưa vào trục luyện 9 Đưa dao cắt cao su trên trục luyện thành từng mảng, sau đó cuốn lại và đưa vào trục luyện 10 Cắt cao su trên trục cán thành từng mảng rồi cuộn lại theo yêu cầu của ép suất và đặt lên xe đẩy 11 Cắt cao su trên trục cán thành từng mảng rồi cuộn lại theo yêu cầu của ép suất và đặt lên xe đẩy 12 Cắt cao su trên trục cán thành từng mảng rồi cuộn lại theo yêu cầu của ép suất và đặt lên xe đẩy b) Nguyên công ép suất mặt lốp Nguyên công này bố trí 2 người, một công nhân chuyên làm công tác phục vụ như thu nhặt các mặt lốp sau khi được cắt theo đúng chiều dài quy định, sau đó kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật rồi xếp lên xe đẩy đưa vào vị trí để bán lưu. ở bước công việc này thì người công nhân không cần trình độ tay nghề mà chỉ cần thao tác nhanh nhẹn. Do đó yêu cầu cấp bậc công việc chỉ là công việc giản đơn : bậc 1 Người công nhân còn lại trực tiếp đứng ép suất đưa cao su vào máy, kiểm tra các thông số kỹ thuật, kích thước, trọng lượng, điều chỉnh máy. Là người quyết định chất lượng mặt lốp bán thành phẩm, cho nên trình độ tay nghề phải thành thạo, phải được đào tạo kỹ lưỡng. Do yêu cầu cao về kỹ thuật để đạt được chất lượng nên yêu cầu công việc là bậc 3 Nguyên công ép suất mặt lốp Stt Thao tác 1 Đưa cuộn cao su vào máy ép suất 2 Đưa cuộn cao su vào máy ép suất 3 Đưa cuộn cao su vào máy ép suất 4 Đưa cuộn cao su vào máy ép suất 5 Đưa cuộn cao su vào máy ép suất 6 Kiểm tra kích thước và trọng lượng mặt lốp 7 Nếu đạt yêu cầu thì xếp lên xe đẩy 8 Nếu không đạt thì loại bỏ đem nhiệt luyện lại 3.2.2.2. Công đoạn cắt và cuộn vải mành a) Nguyên công cắt vải mành : Do máy cắt tự động b) Nguyên công cuộn vải Nguyên công này không có gì phức tạp trong sản xuất mà chỉ là công việc điều chỉnh máy sao cho đúng với yêu cầu sản xuất và cuộn vải . Do đó, yêu cầu cấp bậc công việc này là bậc 2 Nguyên công cuộn vải STT Thao tác 1 Đưa cuộn vải lót vào máy cuộn vải 2 Dán ký hiệu cho từng quy cách 3 Lấy 1 tấm vải mành đã được cắt ở trên băng chuyền 4 Đưa tấm vải mành vào vị trí để cuộn vải 5 ấn công tắc cho máy cuộn vải 6 ấn công tắc cho máy ngừng khi cuộn hết tấm vải 7 Lặp lại từ bước 3- bước 6 8 Hết vải lót thì đưa cuộn vải mành ra khỏi máy cuộn vải 3.2.2.3. Nguyên công thành hình Đây là một nguyên công phức tạp có rất nhiều thao tác, đòi hỏi người công nhân phải tập trung chú ý cao độ trong sản xuất nếu không thì sản phẩm khi đi sang các nguyên công tiếp theo có thể gây ra sản phẩm phế. Do tính chất phức tạp của công việc, nên yêu cầu cấp bậc công việc là bậc 3 Nguyên công thành hình STT Thao tác 1 Đưa vải mành tầng 1 lên trống thành hình 2 Đặt nam châm lên đầu vải mành để giữ vải mành 3 Nhấn công tắc cho trống quay 1 vòng 4 Bỏ nam châm về vị trí cũ 5 Xé vải mành tầng 1 6 Dán chồng hai mép vải mành tầng 1 lên nhau 7 Dán vải mành tầng 2 lê trống thành hình 8 Nhấn công tắc cho trống quay 1 vòng 9 Xé vải mành tầng 2 10 Dán chồng hai mép vải mành tầng 2 11 ấn nút mầu xanh cho hai vòng lắp tanh tiến vào 12 Đưa 2 vòng tanh vào vị trí 13 ấn nút mầu xanh cho máy vén đầu vải mành lên vòng tanh 14 Dùng chổi quét xăng lên vải mành 15 Lấy mặt lốp trên xe đẩy 16 Dán mặt lốp lên lớp vải mành 17 Nhấn công tắc cho trống quay 1 vòng 18 Lấy kéo 19 Cắt vát đầu nối nghiêng 35o 20 Dán hai đầu nối với nhau 21 Lấy con lăn 22 Cà kỹ mối nối 23 ấn nút màu xanh để máy tự cà mặt lốp 24 Lấy lốp đã thành hình ra đưa lên móc treo 3.2.2.4. Công đoạn cà châm và phun hoá chất Công đoạn này thao tác rất đơn giản, do 2 công nhân thực hiện. Một người phụ trách công việc cà châm, người còn lại phụ trách công việc phun hoá chất vào mặt trong của lốp. Do tính chất công việc không phức tạp, mà chỉ là đưa sản phẩm vào máy và ấn nút cho máy chạy tự cà châm hết 1 vòng của lốp thành hình, máy tự phun đều hoá chất vào mặt trong của lốp thành hình, rồi lấy sản phẩm ra. Do tính giản đơn của công việc nên yêu cầu cấp bậc công việc này chỉ là bậc 1 a) Nguyên công cà châm Nguyên công cà châm STT Thao tác 1 Đưa lốp đã thành hình lên máy cà châm 2 ấn nút cho máy chạy 3 Đưa lốp sau khi cà châm sang nguyên công phun hoá chất b) Nguyên công phun hoá chất Nguyên công phun hoá chất STT Thao tác 1 Đưa lốp đã cà châm lên máy phun hoá chất 2 ấn nút cho máy chạy 3 Đưa lốp đã cà châm lên băng chuyền đưa sang nguyên công lưu hoá 3.2.2.5. Nguyên công lưu hoá Đây là khâu cuối cùng và cũng quyết định chất lượng sản phẩm cuối cùng, do phải đứng máy phần lớn thời gian trong ca sản xuất và yêu cầu kỹ thuật công việc đòi hỏi. Do yêu cầu công việc đòi hỏi phải qua công tác đào tạo kỹ lưỡng nên yêu cầu cấp bậc công việc là bậc 3. Nguyên công lưu hoá STT Thao tác 1 Xoa đều bột tan lên bề mặt lốp bán thành phẩm 2 Dùng hơi phun xì sạch bụi bẩn trên từng mối nối 3 Treo bán thành phẩm lên máy chờ cho khô và đạt một nhiệt độ nhất định 4 Đưa bán thành phẩm vào máy và sửa cho vào đều khuôn 5 ấn công tắc cho máy bắt đầu làm việc 6 Lấy lốp ra khỏi máy 3.2.2.6. Nguyên công ổn định Nguyên công này có nhiệm vụ làm cho sản phẩm được tốt hơn, đẹp hơn, nhưng tính chất công việc lại rất giản đơn. Do đó, yêu cầu cấp bậc công việc chỉ là bậc 1 Nguyên công ổn định STT Thao tác 1 Quét dung dịch hoá chất silicon lên bề mặt lốp ngay sau khi lưu hoá 2 Đưa sang máy ổn định 3 Gạt công tắc cho hơi được bơm vào vành ổn định 4 Lấy lốp ra khỏi máy ổn định 5 Cắt ba via vành trong của lốp 6 Treo lốp lên băng tải 3.3. Điều kiện tổ chức sản xuất của xí nghiệp 1 3.3.1. Môi trường làm việc Công nhân làm việc trong điều kiện môi trường thông thoáng, ở mỗi vị trí sản xuất đều có quạt máy với công suất lớn làm cho không khí trong phân xưởng luôn có sự thay đổi tạo cho môi trường làm việc thông thoáng, dễ chịu hơn ánh sáng tại nơi làm việc cũng rất quan trọng bởi vì chỉ có đủ điều kiện ánh sáng thì công nhân mới có thể thao tác chính xác tạo ra những sản phẩm có chất lượng theo đúng như yêu cầu kỹ thuật. Do đó ở mỗi vị trí làm việc của công nhân đứng máy đều có 2 bóng đèn Neon (Mỗi bóng có công suất 60W/220V) lắp ngay ở phía bên trên vị trí sản xuất, cách đầu người công nhân khoảng 1m 3.3.2. Phục vụ nơi làm việc Tại mỗi tổ sản xuất đều có người phục vụ sản xuất cho chính tổ của mình như sau Tổ cắt vải ( 2 ca, ca sáng và ca chiều, mỗi ca kéo dài 8 giờ) STT Số công nhân Công việc phục vụ Tần suất 1 1 người Nhận các cuộn vải đã cán tráng từ bên xí nghiệp 3 đưa sang, để ở bên cạnh máy cắt vải 1ngày làm việc / 1 lần, mỗi lần mất 10 phút 2 Đưa các cuộn vải mành ra vị trí thành hình và nhận các cuộn vải lót về 1giờ / 1lần, mỗi lần mất 15 phút 3 Đưa 1 cuộn vải mành lên máy cắt 4 á 5 lần / 1 ca, mỗi lần mất 10 phút 4 Đưa các cuộn vải lót để ở bên cạnh máy cuộn vải Hai lần, lúc đầu ca và lúc giữa ca 5 Thấy vải mành sắp hết thì đi báo cáo để nhập đưa vào sản xuất Tổ vải có 3 người, hai người sản xuất, một người làm công tác phục vụ và 3 người luôn phiên thay đổi công việc với nhau, nhiệm vụ là cung cấp đủ vải mành cho nguyên công thành hình, không làm gián đoạn quy trình sản xuất Tổ nhiệt luyện, ép suất STT Số công nhân Công việc phục vụ Số lần 1 2 người Nhận các tấm cao su đã hoá luyện ở trên cao su Xuân Hoà từ kho để đưa vào vị trí sản xuất Nhận lúc đầu ca, với khối lượng đủ cho cả ca làm việc 2 1 người Đưa các cuộn cao su với kích cỡ quy định cho nguyên công ép suất Luyện xong một mẻ thì đưa luôn 3 1người Đưa mặt lốp đã cắt trên băng tải lên xe đẩy 4 Đưa xe đẩy chứa đủ số mặt lốp vào nơi quy định để bán lưu mặt lốp Tổ nhiệt luyện, ép suất có 3 công nhân làm trong 1 ca. 1người nhiệt luyện, 1 người ép suất và một người xếp mặt lốp lên xe đẩy. Do việc lấy nguyên liệu sản xuất nhiều (1,8á2 tấn cao su trong 1 ca sản xuất) nên cả 2 người cùng đi lấy, đó là người nhiệt luyện và người xếp mặt lốp lên xe đẩy. Còn người ép suất ở nhà chuẩn bị dụng cụ, bật máy để chuẩn bị sản xuất. Tổ thành hình Người công nhân tự mình phục vụ việc thay vải mành lên máy và đưa tanh vào vị trí sản xuất. Bởi vì vải mành đã được công nhân bên bộ phận cắt vải đưa đến và tanh được công nhân thành hình nhận lúc bắt đầu vào ca. Còn xe chứa mặt lốp thì được để ở bên cạnh vị trí thành hình (mỗi xe chứa khoảng 200 mặt lốp), luôn luôn có hai xe ở bên cạnh phục vụ cho vị trí thành hình. Ngoài ra người công nhân cà châm và phun hoá chất vào bên trong lốp bán thành phẩm , là 2 người công nhân có nhiệm vụ đi tất cả các máy thành hình để nhận lốp thành hình bán thành phẩm về để cà châm, sau đó phun hoá chất lên bên trong. Sau khi phun hoá chất xong, người công nhân phun hoá chất treo lốp thành hình bán thành phẩm lên băng chuyền treo chạy qua tổ lưu hoá. Tổ lưu hoá Người công nhân bên tổ lưu hoá lấy lốp bán thành phẩm treo ở trên băng chuyền xuống và đưa vào máy để lưu hoá Sau khi ổn định lốp xong, người công nhân lưu hoá sẽ cắt ba via trên lốp và treo lên băng chuyền để chuyển qua bộ phận kiểm tra và đóng gói. Tổ bao gói Sau khi sản phẩm tự rơi xuống khi đi qua bộ phận bao gói, nhân viên KCS của công ty sẽ kiểm tra ngoại quan từng chiếc lốp. Nếu sản phẩm lốp nào đạt tiêu chuẩn thì chuyển qua cho công nhân đóng gói, còn sản phẩm nào bị đánh phế thì đem loại bỏ. Sau khi công nhân đóng gói xong sẽ xếp vào một chỗ để nhập kho thành phẩm Qua quá trình quan sát tình hình tổ chức phục vụ nơi làm việc cho thấy: Sự sắp xếp việc phục vụ nơi làm việc cho công nhân là rất hợp lý. Công nhân luôn có nguyên liệu bán thành phẩm cách không xa mà chỉ ngay bên cạnh, giúp rút ngắn thời gian phục vụ và tăng thời gian tác nghiệp trong ca lên. 3.3.3. Tình hình sử dụng máy móc thiết bị STT Máy móc thiết bị Số lượng Tình trạng Năm đưa vào sử dụng 1 Máy luyện Trung Quốc XK- 450 1 Đang sử dụng tốt 1990 2 Máy ép suất Đài Loan XJ - 150 1 Đang sử dụng tốt 1992 3 Máy cắt vải Đài Loan AW-HB-1A 1 Đang sử dụng tốt 1996 4 Máy thành hình tự động Đài Loan 5 Đang sử dụng tốt 1995 5 Máy thành hình tự động Việt Nam 4 Đang sử dụng tốt 1997 6 Máy cà châm Trung Quốc 1 Đang sử dụng tốt 1994 7 Máy phun hoá chất 1 Đang sử dụng tốt 1994 8 Máy lưu hoá công nghệ cốt hơi 13 Đang sử dụng tốt 1996 9 Máy lưu hoá công nghệ màng 27 Đang sử dụng tốt 1996 10 Máy bao gói lốp 2 Đang sử dụng tốt 1996 Tất cả các máy của xí nghiệp đang được sử dụng 24/24 giờ (3 ca liên tục), ở trong tình trạng sử dụng tốt. Và trong kế hoạch bảo dưỡng thiết bị của công ty thì công nhân cứ làm việc 7 ngày trong tuần thì nghỉ chủ nhật để xí nghiệp bảo dưỡng tra dầu mỡ, thay thế các bộ phận bị hư hại trong quá trình sản xuất để đảm bảo các thông số kỹ thuật đạt tiêu chuẩn theo quy định. Công nhân được huấn luyện sử dụng máy rất thuần thục, ngoài ra ở bên cạnh máy có treo bảng hướng dẫn vận hành, sử dụng an toàn và cách xử lý sự cố hỏng hóc để giảm thiểu tai nạn lao động. Trong quá trình sản xuất công nhân thường xuyên kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy (cứ 30 phút lại kiểm tra 1 lần) và ghi vào sổ tay kỹ thuật, nhằm phát hiện ra những tình trạng bất thường của máy trong quá trình sử dụng 3.3.4. Tình hình lao động Dù ở bất kỳ trình độ sản xuất nào thì người lao động cũng là một nhân tố vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất. Bởi vì người lao động có trình độ tay nghề phù hợp với yêu cầu kỹ thuật công việc đòi hỏi, cộng với tính kỷ luật lao động của mình sẽ làm nâng cao năng suất lao động, giảm thiệt hại về chi phí sản xuất của phế phẩm cho công ty . Vì vậy, công tác quản lý sắp xếp lao động là một trong những yếu tố dẫn đến thành công cho công ty. Bảng số lượng lao động tại xí nghiệp 1 STT Tổ sản xuất Số lượng (người) Trình độ Bậc thợ (người) 1 2 3 4 5 6 7 1 Cắt vải 6 PTTH 3 1 2 2 Nhiệt luyện, ép suất 9 PTTH 2 4 3 3 Thành hình 33 PTTH 13 20 4 Lưu hoá 40 PTTH 20 17 3 5 Đóng gói 6 PTTH 4 2 6 Kỹ thuật 4 Đại học 7 Tổ cơ điện 12 PTTH 4 2 4 3 2 8 Trưởng ca 3 Đại học 9 Phòng ăn 9 PTTH 10 Phòng tài chính kế toán 5 Trung cấp 11 Ban giám đốc XN 2 Đại học Tổng 129 7s 3 21 24 28 23 5 Qua bảng theo dõi lao động của xí nghiệp ta thấy, tất cả công nhân của xí nghiệp đều tốt nghiệp Phổ thông Trung Học (PTTH), và đã qua học nghề tại xí nghiệp nên trình độ tay nghề của công nhân đáp ứng được yêu cầu mà công việc sản xuất đòi hỏi. Kỹ thuật viên của công ty tốt nghiệp Đại Học (ĐH) ra trường có thâm niên công tác lâu năm, được đi học thêm tập huấn ở nhiều nơi, cho nên có rất nhiều kinh nghiệm điều hành sản xuất về mặt kỹ thuật làm ra những sản phẩm lốp xe máy không thua kém sản phẩm nhập ngoại cả về hình thức, chất lượng. Nhờ cố gắng của cả tập thể cán bộ công nhân viên mà tỷ lệ phế phẩm hàng năm của xí nghiệp luôn < 1%, thấp hơn tỷ lệ công ty đề ra cho xí nghiệp là 1,5% 3.4. Khảo sát thời gian làm việc trong 1 ca của công nhân Qua công tác khảo sát thời gian làm việc của công nhân cho biết các loại thời gian mà công nhân sử dụng trong ca sản xuất của mình. Sau khi đã thu thập được số liệu về thời gian làm việc của công nhân, thì có thể nghiên cứu quy trình sản xuất để loại bỏ những thời gian lãng phí mà người công nhân không dùng để sản xuất mà làm việc riêng hoặc do có quá nhiều công đoạn phụ không cần thiết. Từ đó, có thể đề ra một bảng phân chia về thời gian rõ ràng hợp lý cho người công nhân để họ tuân theo và cũng dễ cho người quản lý theo dõi kiểm tra 3.2.3.1. Khảo sát bước nhiệt luyện và ép suất mặt lốp a) Nguyên công nhiệt luyện Tại nguyên công này bố trí 1 công nhân/1ca với năng suất 1.800 kg Cao su bán thành phẩm. Phiếu chụp ảnh ngày làm việc của công nhân nhiệt luyện Công ty Cao su Sao Vàng Xí nghiệp Cao su số 1 Phiếu chụp ảnh ngày làm việc Ngày 3/3/2004 Công nhân : Trịnh văn Toàn Nơi làm việc :tổ nhiệt luyện và ép suất Bậc thợ : 5 Bắt đầu : 5h30’(ca sáng) Tuổi nghề : 5 năm Kết thúc : 13h30’ STT Các yếu tố quan sát Thời gian bắt đầu Thời gian tiêu hao (phút) Kí hiệu 1 Nhận kế hoạch sản xuất trong ca 5h30’ 05’ Tck 2 Bật máy và chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất 5h35’ 15’ Tck 3 Luyện cao su 5h50’ 120’ Ttn 4 Đi uống nước 7h50’ 05’ Tnn 5 Luyện cao su 7h55’ 125’ Ttn 6 Tắt máy, đi ăn giữa ca và nghỉ ngơi 10h 30’ Tnn 7 Bật máy 10h30’ 15’ Tck 8 Luyện cao su 10h45’ 120’ Ttn 9 Đi uống nước 12h45’ 05’ Tnn 10 Luyện cao su 12h50 35’ Ttn 11 Tắt máy, cất dụng cụ, lau chùi máy 13h25’ 05’ Tck Ta có :Tck = 5’+15’+15’+5’ = 40’ Ttn = 120’+125’+120’+35’ = 400’ Tnn = 5’+30’+5’ = 40’ b) Nguyên công ép suất mặt lốp Tại nguyên công này bố trí 2 công nhân/1ca với năng suất 2400 mặt lốp bán thành phẩm phục vụ cho khâu thành hình. Phiếu chụp ảnh ngày làm việc của công nhân ép suất Công ty Cao su Sao Vàng Xí nghiệp Cao su số 1 Phiếu chụp ảnh ngày làm việc Ngày 4/3/2004 Công nhân : Trần Đình Tuấn Nguyễn Văn Thịnh Nơi làm việc : tổ nhiệt luyện và ép suất Bậc thợ : 6 Bắt đầu : 5h30’(ca sáng) Tuổi nghề : 8 năm Kết thúc : 13h30’ STT Các yếu tố quan sát Thời gian bắt đầu Thời gian tiêu hao (phút) Kí hiệu 1 Nhận kế hoạch sản xuất trong ca 5h30’ 05’ Tck 2 Bật máy và chuẩn bị dụng cụ dùng cho sản xuất 5h35’ 15’ Tck 3 Chờ cao su đã nhiệt luyện 5h50’ 10’ Tnc 4 ép suất mặt lốp 6h 120’ Ttn 5 Đi uống nước 8h 05’ Tnn 6 ép suất mặt lốp 8h05’ 115’ Ttn 7 Tắt máy, đi ăn giữa ca và nghỉ ngơi 10h 30’ Tnn 8 Bật máy 10h30’ 15’ Tck 9 ép suất mặt lốp 10h45’ 120’ Ttn 10 Đi uống nước 12h45’ 05’ Tnn 11 ép suất mặt lốp 12h50 35’ Ttn 12 Tắt máy, cất dụng cụ, lau chùi máy 13h25 05’ Tck Ta có :Tck = 5’+15’+15’+5’ = 40’ Ttn = 120’+115’+120’+35’ = 390’ Tnn = 5’+30’+5’ = 40’ Tnc = 10’ 3.3.2 Nguyên công cắt vải Phiếu chụp ảnh ngày làm việc của công nhân cắt vải Công ty Cao su Sao Vàng Xí nghiệp Cao su số 1 Phiếu chụp ảnh ngày làm việc Ngày 4/3/2004 Công nhân : Trần Đình Tuấn, Nguyễn Văn Thịnh Nguyễn Thị Hương Nơi làm việc : tổ cắt vải Bậc thợ : 3 Bắt đầu : 6 h (ca sáng) Tuổi nghề : 8 năm Kết thúc : 14h STT Các yếu tố quan sát Thời gian bắt đầu Thời gian tiêu hao (phút) Kí hiệu 1 Nhận kế hoạch sản xuất trong ca, và nhận máy 6h 05’ Tck 2 Bật máy và chuẩn bị dụng cụ, 6h05’ 05’ Tck 3 Đưa cuộn vải cần cắt vào vị trí, đưa các cuộn vải lót để xung quanh máy cuộn vải 6h10’ 10’ Tp 4 Cuộn vải 6h20’ 90’ Ttn 5 Thay cuộn vải khác để cắt 7h50’ 7’ Tp 6 Cuộn vải 7h57’ 15’ Ttn 7 Đi uống nước 8h12’ 5’ Tnn 8 Cuộn vải 8h17’ 90’ Ttn 9 Thay cuộn vải khác để cắt 9h47’ 13’ Tp 10 ăn giữa ca và nghỉ ngơi 10h 30’ Tnn 11 Cuộn vải 10h30’ 80’ Ttn 12 đi uống nước 11h50 5’ Tnn 13 Cuộn vải 11h55’ 10’ Ttn 14 Thay cuộn vải khác để cắt 12h05’ 10’ Tp 15 Cuộn vải 12h15’ 90’ Ttn 16 Tắt máy, lau chùi, cất dụng cụ 13h45’ 15’ Tck Ta có :Tck = 5’+ 5’+ 15’= 25’ Ttn = 90’+ 15’+90’+ 80’+ 10’ +90’ = 375’ Tnn = 5’+30’+5’ = 40’ Tp = 7’ +13’ + 10’+10’ = 40’ 3.3.3 Nguyên công thành hình Phiếu chụp ảnh ngày làm việc của công nhân thành hình Công ty Cao su Sao Vàng Xí nghiệp Cao su số 1 Phiếu chụp ảnh ngày làm việc Ngày 4/3/2004 Công nhân : Trương Đăng Tuấn Nơi làm việc : thành hình Bậc thợ : 5 Bắt đầu : 5 h30’(ca sáng) Tuổi nghề : 10 năm Kết thúc : 13h30’ STT Các yếu tố quan sát Thời gian bắt đầu Thời gian tiêu hao (phút) Kí hiệu 1 Nhận kế hoạch sản xuất trong ca, và nhận máy, chuẩn bị dụng cụ, xăng công nghệ, vòng tanh 5h30’ 10’ Tck 2 đưa vòng tanh và vải mành vào vị trí 5h35’ 05’ Tp 3 Thành hình lốp 5h45’ 50’ Ttn 4 Thay vải mành, vòng tanh 6h35’ 05’ Tp 5 Thành hình lốp 6h40’ 40’ Ttn 6 Đi uống nước 7h20’ 05’ Tnn 7 Thành hình lốp 7h25’ 10’ Ttn 8 Thay vải mành, vòng tanh 7h35’ 05’ Tp 9 Thành hình lốp 7h40’ 50’ Ttn 10 Thay vải mành, vòng tanh 8h30’ 05’ Tp 11 Thành hình lốp 8h35’ 50’ Ttn 12 Thay vải mành, vòng tanh 9h25’ 05’ Tp 13 Thành hình lốp 9h30’ 30’ Ttn 14 Đi ăn giữa ca, nghỉ ngơi 10h 30’ Tnn 15 Thành hình lốp 10h30’ 20’ Ttn 16 Thay vải mành, vòng tanh 10h50’ 05’ Tp 17 Thành hình lốp 10h55’ 50’ Ttn 18 Thay vải mành, vòng tanh 11h45’ 05’ Tp 19 Đi uống nước 11h50’ 05’ Tnn 20 Thành hình lốp 11h55’ 50’ Ttn 21 Thay vải mành, vòng tanh 12h45’ 05’ Tp 22 Thành hình lốp 12h50’ 35’ Ttn 23 Tắt máy, cất dụng cụ, lau chùi máy 13h25 05’ Tck Ta có :Tck = 10’+ 5’= 15’ Ttn = 50’+ 50’+ 40’+ 10’+ 30’+ 20’+ 50’+ 50’+ 50’ +35’ = 385’ Tnn = 5’+30’+5’ = 40’ Tp = 5’ + 5’ + 5’ + 5’ + 5’ + 5’ + 5’ + 5’ = 40’ 3.3.4 Khảo sát bước cà châm, phun hoá chất a) Nguyên công cà châm Phiếu chụp ảnh ngày làm việc của công nhân cà châm Công ty Cao su Sao Vàng Xí nghiệp Cao su số 1 Phiếu chụp ảnh ngày làm việc Ngày 4/3/2004 Công nhân : Nguyễn Văn Vinh Nơi làm việc : tổ thành hình Bậc thợ : 3 Bắt đầu : 5h30’(ca sáng) Tuổi nghề : 3 năm Kết thúc : 1h30’ STT Các yếu tố quan sát Thời gian bắt đầu Thời gian tiêu hao (phút) Kí hiệu 1 Kiểm tra máy móc thiết bị 5h30’ 05’ Tck 2 Chờ bán thành phẩm từ nguyên công thành hình 5h35’ 20’ Tnc 3 Cà châm bán thành phẩm lốp 5h55’ 120’ Ttn 4 Đi uống nước 7h55’ 05’ Tnn 5 Cà châm bán thành phẩm lốp 8h 120’ Ttn 6 Đi ăn giữa ca, nghỉ ngơi 10h 30’ Tnn 7 Cà châm bán thành phẩm lốp 10h30’ 120’ Ttn 8 Đi uống nước 12h30’ 05’ Tnn 9 Cà châm bán thành phẩm lốp 12h35’ 50’ Ttn 10 Tắt máy, cất dụng cụ, lau chùi máy 13h25 05’ Tck Ta có :Tck = 5’+ 5’= 10’ Ttn = 120’+ 120+120’+ 50’ = 410’ Tnn = 5’+30’+5’ = 40’ Tnc = 20’ b) Nguyên công phun hoá chất Phiếu chụp ảnh ngày làm việc của công nhân phun hoá chất Công ty Cao su Sao Vàng Xí nghiệp Cao su số 1 Phiếu chụp ảnh ngày làm việc Ngày 4/3/2004 Công nhân : Trịnh Văn Toàn Nơi làm việc : tổ thành hình Bậc thợ : 1 Bắt đầu : 5h30’(ca sáng) Tuổi nghề : 5 năm Kết thúc : 13h30’ STT Các yếu tố quan sát Thời gian bắt đầu Thời gian tiêu hao (phút) Kí hiệu 1 Kiểm tra máy móc thiết bị 5h30’ 05’ Tck 2 Chờ bán thành phẩm 5h35’ 25’ Tnc 3 Phun hoá chất 6h 115’ Ttn 4 Đi uống nước 7h55’ 05’ Tnn 5 Phun hoá chất 8h 120’ Ttn 6 Đi ăn giữa ca, nghỉ ngơi 10h 30’ Tnn 7 Phun hoá chất 10h30’ 120’ Ttn 8 Đi uống nước 12h30’ 05’ Tnn 9 Phun hoá chất 12h35’ 50’ Ttn 10 Tắt máy, cất dụng cụ, lau chùi máy 13h25 05’ Tck Ta có :Tck = 5’+ 5’= 10’ Ttn = 115’+ 120+120’+ 50’ = 405’ Tnn = 5’+30’+5’ = 40’ Tnc = 25’ 3.3.5 Nguyên công lưu hoá, ổn định Phiếu chụp ảnh ngày làm việc của công nhân lưu hoá, ổn định lốp Công ty Cao su Sao Vàng Xí nghiệp Cao su số 1 Phiếu chụp ảnh ngày làm việc Ngày 4/3/2004 Công nhân : Trần Nam Thắng Nơi làm việc : tổ lưu hoá Bậc thợ : 5 Bắt đầu : 6h (ca sáng) Tuổi nghề : 8 năm Kết thúc : 14h STT Các yếu tố quan sát Thời gian bắt đầu Thời gian tiêu hao (phút) Kí hiệu 1 Kiểm tra máy móc thiết bị, nhận bàn giao từ ca trước 6h 15’ Tck 2 Lưu hoá, ổn định lốp 6h15’ 120’ Ttn 3 Đi uống nước 8h15’ 05’ Tnn 4 Lưu hoá, ổn định 8h20’ 110’ Ttn 5 Đi ăn cơm giữa ca, nghỉ ngơi 10h 30’ Tnn 6 Lưu hoá, ổn định lốp 10h30’ 120’ Ttn 7 Đi uống nước 12h30’ 05’ Tnn 8 Lưu hoá, ổn định lốp 12h35’ 85’ Ttn 9 Kết thúc ca làm việc 14h Ta có :Tck = 15’ Ttn = 120’+ 110’ +120’+ 85’ = 425’ Tnn = 5’+30’+5’ = 40’ 3.5. Khảo sát bấm giờ Đây là một bước rất quan trọng trong công tác định mức lao động. Khảo sát bấm giờ nguyên công cho ta biết hao phí thời gian 1 người (1 nhóm) công nhân bỏ ra để hoàn thành 1 bán thành phẩm trong một nguyên công, trong điều kiện cơ sở vật chất sẵn có của công ty, điều kiện kỹ thuật của máy móc thiết bị và nguyên vật liệu mà công ty đem vào sản xuất. 3.5.1. Số liệu bấm giờ của nguyên công cắt vải Nguyên công cắt vải thì do máy cắt rất nhanh, cho nên thời gian hoàn thành một cuộn vải là thời gian tác nghiệp chủ yếu. Do quá trình cuộn vải là liên tục và có thời gian >5 phút cho nên chọn phương pháp bấm giờ cả nguyên công, bấm theo nguyên tắc gián đoạn, không liên tục. Bấm giờ không báo trước cho công nhân biết trước, bấm 3 ngày liên tục ca sáng, sau đó bấm 3 ngày liên tục ca chiều, rồi bấm vào bất kỳ 1 ngày nào đó trong tuần kế tiếp sau đó. Trong cùng một thời gian có hai công nhân cuộn vải liền một lúc cho nên khi tính thời gian sản xuất tính như 1 cuộn (1 lốp cần hai cuộn vải) Đơn vị : giây STT Công nhân Lần đo Trung bình T1 T2 T3 T4 T5 1 Nguyễn Thị Yến 7’47’’ 7’41’’ 7’30’’ 7’55’’ 9’21’’ 7’38’’ 2 Nguyễn Mai Trang 7’20’’ 7’31’’ 7’57’’ 10’47’’ 12’10’’ 7’30’’ 3 Trần Xuân Lâm 7’37’’ 9’47’’ 7’40’’ 7’25’’ 7’28’’ 7’27’’ STT Công nhân Lần đo Trung bình T6 T7 T8 T9 T10 1 Nguyễn Thị Yến 7’02’’ 7’10’’ 15’47’’ 7’27’’ 7’39’’ 7’15’’ 2 Nguyễn Mai Trang 7’41’’ 7’54’’ 7’37’’ 7’24’’ 8’02’’ 7’42’’ 3 Trần Xuân Lâm 16’37’’ 7’43’’ 7’27’’ 7’35’’ 7’47’’ 7’29’’ STT Công nhân Lần đo Trung bình T11 T12 T13 T14 T15 1 Nguyễn Thị Yến 7’46’’ 7’58’’ 7’41’’ 17’24’’ 7’29’’ 7’41’’ 2 Nguyễn Mai Trang 7’22’’ 14’37’’ 7’27’’ 7’53’’ 7’51’’ 7’36’’ 3 Trần Xuân Lâm 7’57’’ 7’14’’ 7’19’’ 7’25’’ 7’38’’ 7’29’’ Thời gian bắt đầu đo là khi công nhân bắt đầu đưa cuộn vải lên máy cuộn vải, cuộn vải mành cho đến khi dừng cuộn vải mành, và đem ra khỏi máy cuộn vải Lần đo bị bỏ đi là do công nhân nói chuyện trong khi làm việc, khi cán bộ kỹ thuật đến nói chuyện về tình hình chất lượng, đang cuộn vải thì gặp các sự cố như vải bị gấp nên máy cắt sẽ cắt không đúng như yêu cầu kỹ thuật, phải dừng để điều chỉnh, những lần đo phải bỏ bị bôi đen trong bảng Định mức thời gian cho nguyên công cắt vải STT Công nhân Hệ số ổn định Hođ= Trung bình (phút) T= 1 Nguyễn Thị Yến 1,12 7’35 2 Nguyễn Mai Trang 1,09 7’46 3 Trần Xuân Lâm 1,10 7’23 Thời gian trung bình cho cuộn vải Ttn1cuộnvải = = =7’34’’/ 1 cuộn vải 1 cuộn vải có thể sản xuất 50 lốp thành hình Thời gian cuộn vải cho một lốp : Ttn vải = = 9’’08/ 1 lốp 3.5.2 Số liệu bấm giờ của nguyên công nhiệt luyện, ép suất Do nguyên công này luyện một mẻ cao su 60 kg với thời gian dài > 6 phút cho nên chọn cách bấm giờ cho cả 1 lần luyện 1 mẻ Khi bấm giờ không báo trước cho công nhân, bấm giờ đột xuất trong ca sáng cả 3 ngày liên tục trong 1 tuần, sau đó chuyển sang 3 ngày liên tục trong 1 tuần liền. Bấm giờ không liên tục trong 1 ca để tránh công nhân đối phó nguyên công nhiệt luyện Bảng số liệu bấm giờ nguyên công nhiệt luyện Đơn vị : phút STT Công nhân mẻ luyện (Kg) Lần đo Trung bình T1 T2 T3 T4 T5 1 La Văn Kế 60 6’53’’ 6’24’’ 6’45’’ 6’17’’ 6’32’’ 6’31’’ 2 Trần Thanh Bình 60 6’32’’ 7’02’’ 6’41’’ 6’33’’ 6’43’’ 6’34’’ 3 Nguyễn Ngọc Thanh 60 7’05’’ 6’54’’ 6’43’’ 6’35’’ 6’29’’ 6’37’’ STT Công nhân mẻ luyện (Kg) Lần đo Trung bình T6 T7 T8 T9 T10 1 La Văn Kế 60 6’08’’ 6’58’’ 6’43’’ 7’03’’ 6’51’’ 6’39’’ 2 Trần Thanh Bình 60 6’50’’ 6’15’’ 6’19’’ 6’41’’ 6’22’’ 6’29’’ 3 Nguyễn Ngọc Thanh 60 6’48’’ 6’28’’ 6’52’’ 6’47’’ 6’26’’ 6’27’’ Thời gian bắt đầu tính là khi đưa tấm cao su đầu tiên vào máy luyện cho đến khi cắt thành 5 cuộn cao su có đường kính 80á100 mm Định mức lao động cho nguyên công nhiệt luyện STT Công nhân Hệ số ổn định Hođ= Trung bình (phút) T= 1 La Văn Kế 1,14 6’39’’ 2 Trần Thanh Bình 1,12 6’37’’ 3 Nguyễn Ngọc Thanh 1,10 6’31’’ Thời gian trung bình cho một mẻ luyện Ttn1mẻluyện = = =6’35’’/ 60 kg cao su 1 bán thành phẩm mặt lốp quy cách 2.20-17 nặng : 1,1 kg 60 kg cao su cho : số lượng mặt lốp = = 54 (mặt lốp) Thời gian luyện một mặt lốp : Ttn luyện = = 7’’31/ 1mặt lốp Nguyên công ép suất Bảng số liệu bấm giờ nguyên công ép suất Đơn vị : giây STT Công nhân mẻ ép suất (Kg) Lần đo Trung bình T1 T2 T3 T4 T5 1 Ng Tuấn Anh 60 12’27’’ 13’05’’ 12’44’’ 13’19’’ 13’26’’ 12’56’’ 2 Tr Huỳnh Anh 60 13’35’’ 13’55’’ 12’18’’ 12’11’’ 12’43’’ 13’03’’ 3 Lê Khắc Đạt 60 12’48’’ 12’37’’ 12’41’’ 13’13’’ 12’21’’ 12’37’’ Thời điểm bắt đầu đo là khi nạp cuộn cao su đầu tiên của mẻ luyện đưa sang cho đến khi ra hết các cuộn cao su (khoảng 5 ữ 6 cuộn / 1 mẻ ép) . Khi bấm giờ không báo trước cho công nhân, bấm giờ đột xuất trong ca sáng cả 3 ngày liên tục trong 1 tuần, sau đó chuyển sang 3 ngày liên tục trong 1 tuần liên. Bấm giờ không liên tục trong 1 ca để tránh công nhân đối phó Do cao su sau khi ép suất vẫn còn có thể bị lỗi khoảng 20% cần phải luyện lại cho nên thời gian định mức cho 1 sản phẩm mặt lốp phải tăng lên 20% Định mức lao động cho nguyên công nhiệt luyện STT Công nhân Hệ số ổn định Hođ= Trung bình (phút) T= 1 Ng Tuấn Anh 1,14 12’56’’ 2 Tr Huỳnh Anh 1,20 13’03’’ 3 Lê Khắc Đạt 1,13 12’37’’ Thời gian trung bình cho một mẻ ép suất Ttn1mẻépsuất = = =12’52’’/ 60 kg cao su 1 bán thành phẩm mặt lốp quy cách 2.20-17 nặng : 1,1 kg 60 kg cao su cho : số lượng mặt lốp = = 54 (mặt lốp) Do tỷ lệ hồi liệu là 20% cho nên thời gian ép là : 12’52’’*120% = 15’26’’/60 kg cao su Thời gian ép suất một mặt lốp : Ttn ép suất = = 17’’15/ 1mặt lốp Số liệu nguyên công thành hình Nguyên công thành hình là một nguyên công có rất nhiều thao tác, mỗi thao tác có thời gian rất ngắn (khoảng 10ữ20 giây/ 1 thao tác). Qua công tác khảo sát tại vị trí nơi làm việc của công nhân và hướng dẫn công việc của phòng kỹ thuật của công ty cho thấy toàn bộ các thao tác mà công nhân thực hiện là rất đầy đủ không có động tác nào thừa, mà nếu làm thiếu 1 động tác nào cũng sẽ gây ra sản phẩm hỏng. Do thời gian hoàn thành 1 sản phẩm là rất ngắn chưa đến 1 phút/ 1 sản phẩm cho nên chọn cách bấm thời gian cho cả nguyên công. Bảng số liệu bấm giờ nguyên công thành hình Đơn vị : giây STT Công nhân Lần đo Trung bình T1 T2 T3 T4 T5 1 Tr văn thông 2’02’’33 54’’39 56’’44 59’’32 58’’27 55’’24 2 Ng Hải Bằng 3’01’’24 2’03’’54 53’’36 52’’11 55’’53 56’’14 3 Tr Đào Tuấn 55’’17 56’’47 55’’98 54’’93 57’’13 55’’35 STT Công nhân Lần đo Trung bình T6 T7 T8 T9 T10 1 Tr văn thông 54’’64 50’’94 50’’99 50’’71 43’’76 52’’27 2 Ng Hải Bằng 50’’12 54’’45 53’’50 44’’67 52’’72 52’’05 3 Tr Đào Tuấn 54’’39 53’’94 49’’36 51’’23 51’’19 52’’34 STT Công nhân Lần đo Trung bình T11 T12 T13 T14 T15 1 Tr văn thông 51’’40 50’’80 51’’04 52’’67 4’11’’24 51’’46 2 Ng Hải Bằng 45’’24 53’’29 5’16’’39 50’’50 52’’62 52’’38 3 Tr Đào Tuấn 55’’68 53’’83 52’’19 52’’96 44’’24 53’’15 STT Công nhân Lần đo Trung bình T16 T17 T18 T19 T20 1 Tr văn thông 5’54’’89 55’’74 51’’18 50’’25 51’’80 53’’27 2 Ng Hải Bằng 52’’67 56’’05 53’’57 45’’89 55’’19 53’’48 3 Tr Đào Tuấn 55’’95 58’’71 55’’25 6’59’’24 57’’02 56’’18 Thời điểm bắt đầu bấm giờ là thời điểm dán vải mành lên trống thành hình và kết thúc là bỏ lốp thành hình lên móc treo. Khi bấm giờ không báo trước cho công nhân, bấm giờ đột xuất trong ca sáng cả 3 ngày liên tục trong 1 tuần, sau đó chuyển sang 3 ngày liên tục trong 1 tuần liên. Bấm giờ không liên tục trong 1 ca để tránh công nhân đối phó Qua bảng bấm giờ ta thấy những thời gian > 1 phút là những lần công nhân đứng vừa nói chuyện vừa làm, hoặc đang làm lại quay ra hỏi người bên cạnh việc riêng. Thời gian < 50 giây là do công nhân cố tình bỏ qua thao tác cà đầu nối, đây là thao tác mà công nhân hay bỏ qua nhất, bởi vì họ cho là không quan trọng bởi vì máy tự cà, nhưng khi cắt đầu nối và cà bằng tay thì đầu nối sẽ kết dánh tốt hơn để khi sang nguyên công lưu hoá sẽ không bị tạp chất bám vào gây nứt đầu nối khi lưu hoá. Những thời gian bị loại bỏ vì những nguyên nhân trên se bị bôi đen Định mức thời gian cho nguyên công thành hình STT Công nhân Hệ số ổn định Hođ= Trung bình (giây) T= 1 Tr văn thông 1,18 52’’56 2 Ng Hải Bằng 1,12 52’’85 3 Tr Đào Tuấn 1,13 54’’29 Qua bảng tổng hợp ta thấy cả 3 công nhân đều có hệ số ổn định < 1,5 là hệ số ổn định cho phép đối với công việc nửa thủ công nửa cơ khí, vậy chứng tỏ công nhân là những người rất thành thạo tay nghề Định mức thời gian : Ttn = = =52’’57 3.5.4.Số liệu nguyên công cà châm, phun hoá chất ở nguyên công cà châm người công nhân đi dọc theo dãy các máy thành hình để nhận các bán thành phẩm treo ở trên các móc, sau đó đem về vị trí máy của mình để thực hiện. Mỗi lần đi nhận khoảng 8ữ10 lốp thành hình từ vị trí máy thành hình, máy thành hình xa nhất cách 20m, máy gần nhất cách1,5m, với thời gian ngắn nhất là 30’’ cho đến thời gian dài nhất là 2’30’’. Do đó, thời gian gia công sản phẩm chính là thời gian máy gia công mất Ttn cà châm = 30’’23/1sản phẩm. ở nguyên công phun hoá chất thì người công nhân chỉ việc lấy bán thành phẩm sau khi đã cà châm, đưa vào máy và thực hiện gia công, rồi sau đó treo lên băng tải. Thời gian thực hiện từ thao tác nhặt đưa bán thành phẩm vào máy gia công cho đến khi treo lên băng tải : Ttn phun hoá chất = 30’’15 / 1 sản phẩm 3.5.5. Bấm giờ nguyên công lưu hoá Nguyên công này do công nhân thao tác trên máy là chủ yếu, thời gian tác để hoàn thành 1 sản phẩm bao gồm thời gian sau : Thời gian bôi bột tan đều lên mặt ngoài lốp bán thành phẩm (10 giây/1 sản phẩm) , thời gian chờ cho lốp bán thành phẩm khô và đạt được một nhiệt độ nhất định bằng cách treo bán thành phẩm lên máy để cho lốp nhanh chóng đạt được nhiệt độ quy định trước khi đưa vào máy lưu hoá (7 phút/1 sản phẩm), thời gian đưa vào máy lưu hoá công nghệ màng (7’40’’27/1 sản phẩm). Do thời gian bôi bột tan lên bán thành phẩm và thời gian chờ cho lốp đạt nhiệt độ nhất định có thể thực hiện trong thời gian của 1 chu kỳ lưu hoá nên thời gian sản xuất chính của 1 sản phẩm qua nguyên công lưu hoá chính là thời gian 1 chu lỳ lưu hoá 7’40’’27 3.5.6. Bấm giờ nguyên công ổn định Đây là nguyên công cuối cùng trong quy trình sản xuất và là một nguyên công vô cùng quan trọng, bởi vì đay chính là thời gian để ổn định lại cao su và hình dáng kích thước đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật Thời gian để thực hiện nguyên công này bao gồm các thời gian sau: Thời gian bôi dung dịch lên bề mặt lốp sau khi lưu hoá (5 giây/1 sản phẩm), thời gian đưa vào máy ổn định (5phút/1 sản phẩm), thời gian cắt ba via của lốp và treo lên băng tải (20 giây/ 1 sản phẩm). Thời gian cho 1 chu kỳ ổn định = 5’’ + 5’ + 20’ = 5’25’’/1 sản phẩm 3.6. Xác định đơn giá lương Sau khi đã bấm giờ từng nguyên công ta đã xác định được mức thời gian tiêu hao của từng nguyên công để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm Bảng định mức thời gian STT Nguyên công Mức thời gian (Mtg) (giây/1sảnphẩm) 1 Cắt vải, cuộn vải 9’’08 2 Nhiệt luyện cao su 7’’31 3 ép suất mặt lốp 17’’15 4 Thành hình lốp xe máy 52’’57 5 Cà châm 30’’23 6 Phun hóa chất 30’’25 7 Lưu hóa 7’40’’27 8 ổn định 5’’25 Công thức tính đơn giá lương Đi = Mth x Lg(1+k) Đi : Đơn giá tiền lương tổng hợp của phân xưởng 1 Mth: Mức lao động tổng hợp của sản phẩm Lg : mức tiền lương 1 giờ công k : Tổng các hệ số phụ cấp đưa vào đơn giá lương Xác định mức thời gian công nghệ sản xuất lốp Do ở đây chỉ xác định cho số công nhân sản xuất chính trong sản xuất nên mức lao động tổng hợp (Mth) chính là mức thời gian công nghệ để sản xuất ra sản phẩm. Nguyên công cắt vải, dán vải Trong thời gian sản xuất có 2 công nhân cùng cuộn vải trong cùng một thời gian cho nên cùng với thời gian cuộn dán vải như nhau thì sẽ cho 2 cuộn vải. Với định mức thời gian 7’34’’ cho một cuộn vải do 1 người công nhân làm, thì qua quá trình khảo sát thời gian làm việc của công nhân thì thời gian lao động của 1 công nhân trong là 375’/ 1 ca . Số cuộn vải = = 50 cuộn/1 ca/ 1 người Với hệ số tiêu hao a = = 0,02 cuộn/1 lốp T1 = = 0,192 phút/1 lốp Nguyên công nhiệt luyện Với định mức thời gian là luyện 60 kg cao su mất 6,5 phút Qua khảo sát thời gian làm việc trong 1 ca của công nhân nhiệt luyện ta thấy thời gian sản xuất của công nhân là 400 phút Mức năng suất luyện = = 3692 kg/ 1 ca Với tiêu chuẩn 1,1 kg cao su cho 1 lốp T2 = = 0,14 phút/ 1 lốp Nguyên công ép suất Với định mức thời gian là ép suất 60 kg cao su mất 12,8 phút Qua khảo sát thời gian làm việc trong 1 ca của công nhân nhiệt luyện ta thấy thời gian sản xuất của công nhân là 390 phút Mức năng suất ép suất = = 1828 kg/1 ca Với tiêu chuẩn 1,1 kg cao su cho 1 lốp T3 = = 0,29 phút/ 1 lốp Nguyên công thành hình Với định mức thời gian là thành hình 1 chiếc lốp hoàn chỉnh mất 0,88 phút Qua khảo sát thời gian làm việc trong 1 ca của công nhân nhiệt luyện ta thấy thời gian sản xuất của công nhân là 385 phút Mức năng suất thành hình = = 437,5 lốp/1 ca T4 = = 1,1 phút/ 1 lốp Nguyên công cà châm Định mức thời gian của nguyên công này là 0,19 phút/ 1 sản phẩm Qua khảo sát thời gian làm việc trong 1 ca của công nhân cà châm ta thấy thời gian sản xuất của công nhân là 410 phút Mức năng suất luyện = = 2157 lốp/1 ca T5 = = 0,22 phút/ 1 lốp Nguyên công phun hoá chất Định mức thời gian của nguyên công này là 0,15 phút/ 1 sản phẩm Qua khảo sát thời gian làm việc trong 1 ca của công nhân cà châm ta thấy thời gian sản xuất của công nhân là 405 phút Mức năng suất luyện = = 2700 lốp/1 ca T6 = = 0,17 phút/ 1 lốp Nguyên công lưu hoá Công việc này đều do công nhân thực hiện theo định mức lao động cho nguyên công lưu hoá là 7,67 phút cho 1 sản phẩm . Với thời gian khảo sát công nhân làm việc là 425 phút Mức năng suất lưu hoá = = 55,4 lốp T7 = = 8,66 phút/ 1 lốp Nguyên công ổn định Công việc này đều do công nhân thực hiện theo định mức lao động cho nguyên công lưu hoá là 5,6 phút cho 1 sản phẩm . Với thời gian khảo sát công nhân làm việc là 410 phút Mức năng suất lưu hoá = = 73,2 lốp T7 = = 6,55 phút/ 1 lốp Xác định mức lương giờ Lg = (290.000 x kđc)xHcb/(26x8) Lg : mức lương giờ Kđc : hệ số diều chỉnh của doanh nghiệp Hcb : hệ số cấp bậc công việc Lg = (290.000 x 1,23) /(26x8) = 1714,9 (đồng/giờ) Bảng tính mức lương giờ cho từng nguyên công STT Nguyên công Bậc công việc Hệ số cấp bậc Hcb Mức lương giờ Lg (đồng/giờ) 1 Cắt vải, cuộn vải 1 1,35 2315,1 2 Nhiệt luyện cao su 3 1,78 3052,5 3 ép suất mặt lốp 3 1,78 3052,5 4 Thành hình lốp xe máy 3 1,78 3052,5 5 Cà châm 1 1,35 2315,1 6 Phun hóa chất 1 1,35 2315,1 7 Lưu hóa 3 1,78 3052,5 8 ặn định 1 1,35 2315,1 Xác định đơn giá lương Sau khi đã xác định được các thành phần trong công thức tính đơn giá lương, thì tiến hành tính đơn giá lương cho từng nguyên công và cho toàn bộ sản phẩm Bảng tính đơn giá lương STT Nguyên công Mức thời gian (giờ/sp) Mức lương giờ (Lg) (đồng/giờ) Hệ số phụ cấp Đơn giá lương (đồng) Độc hại Đắt đỏ 1 Cắt vải, cuộn vải 0,0032 2315,1 0,18 0,12 9,63 2 Nhiệt luyện cao su 0,0023 3052,5 0,13 0,09 8,56 3 ép suất mặt lốp 0,0048 3052,5 0,13 0,09 17,87 4 Thành hình lốp XM 0,0183 3052,5 0,13 0,09 68,15 5 Cà châm 0,0036 2315,1 0,18 0,12 11 6 Phun hóa chất 0,0028 2315,1 0,18 0,12 8,5 7 Lưu hóa 0,1443 3052,5 0,13 0,09 537,38 8 ổn định 0,1092 2315,1 0,18 0,12 333,76 Tổng 0,2885 994,85 So sánh với đơn giá của công ty Hiện nay công ty trả cho xí nghiệp đơn giá lương cho 1 sản phẩm Bảng đơn giá tiền lương tại xí nghiệp 1 STT Tổ Đơn giá (VNĐ/1 sản phẩm) 1 Cắt và dán vải 250 2 Nhiệt luyện, ép suất 300 3 Thành hình 300 4 Lưu hoá 450 Tổng 1300 So sánh đơn giá tính được với đơn giá công ty đang dùng ta thấy giữa 2 con số có sự khác nhau rất đáng kể. Điều nầy chứng tỏ khi có định mức lao động thì có thể tính toán được chính hao phí lao động hơn cho công ty. Phần 4 : đề xuất các biện pháp để áp dụng định mức lao động mới 4.1. Biện pháp về tổ chức và quản lý sản xuất Để có thể thực hiện được định mức này thì phải tổ chức và bố trí lại lao động sao cho phù hợp với công nhân. Sau khi đã có định mức lao động, chúng ta tính toán được mức năng suất mà người công nhân của từng nguyên công phải thực hiện trong 1 ca sản xuất của mình trong điều kiện sức khoẻ, tình trạng máy móc thiết bị bình thường. Căn cứ vào mức năng suất này chúng ta sẽ theo dõi kiểm tra xem công nhân có thực hiện đúng như theo mức đã đề ra không. Do sản lượng của xí nghiệp phụ thuộc hết vào nguyên công lưu hoá, ổn định. Bởi vì, đây chính là nhịp sản xuất của dây chuyền, cứ trung bình 8 phút là có 1 sản phẩm ra khỏi dây chuyền. Mọi tính toán đều phải phụ thuộc vào nhịp sản xuất này, và để cho dây chuyền đạt sản lượng cao nhất thì nguyên công lưu hoá ổn định phải có thời gian tác nghiệp trong ca lớn nhất. Thời gian đó đã được nghiên cứu và đưa ra là 7 giờ 20 phút/ 1 ca sản xuất, yếu tố còn lại chính là số máy móc thiết bị có thể làm việc được. Do đó, bố trí số công nhân phục vụ cho số máy lưu hoá phụ thuộc vào thời gian lưu hoá là 8 phút/ 1 máy, với mức thời gian này ta có thể bố trí sắp xếp 1 người công nhân phục vụ 6 máy (so với công ty hiện nay là 4 máy/ 1 người). Để cho dây chuyền phát huy hết công suất thì bộ phận lưu hoá phải có bán thành phẩm để sản xuất ngay từ đầu ca. Do đó, phải có bán thành phẩm gối từ ca trước sang, nhưng do đặc thù của ngành cao su là không được thực hiện quá nhiều bán thành phẩm cho nên chỉ thực hiện 60 bán thành phẩm cho 1ca. Tổ thành hình có 9 máy, mỗi một máy công nhân có thể thực hiện trung bình 250 ữ 400 sản phẩm cho 1 ca tuỳ theo các quy cách khác nhau. Cho nên với sản lượng 1 ca là <1500 sản phẩm thì tổ thành hình có thể đảm nhiệm thừa năng suất, nên chỉ cần 7 công nhân cho khâu này. Do đặc điểm của ngành cao su vì không thể để có quá nhiều bán thành phẩm cho nên tổ thành hình phải đi sớm hơn để sản xuất là 1 giờ. Do cao su sau khi ép suất mặt lốp phải để bán lưu từ 2 giờ đến 4 giờ thì mới có thể đưa vào sản xuất nên tổ nhiệt luyện ép suất phải đi sớm để sản xuất là 1 giờ thì mới có thể có đủ bán thành phẩm cho nguyên công thành hình sản xuất. Công tác phục vụ thì ngoài tổ lưu hoá thì do có băng tải nên không phải có người phục vụ đưa bán thành phẩm đến vị trí sản xuất. Còn các vị trí khác phải dự trữ nguyên liệu sản xuất xung quanh vị trí sản xuất của mình đủ cho cả 1 ca sản xuất để loại bỏ thời gian đi lấy nguyên liệu. 4.2. Biện pháp tổng hợp về nâng cao ý thức lao động Đối với công nhân thì phải thường xuyên kiểm tra công việc của họ. Đào tạo và nâng cao tay nghề cho công nhân. Tổ chức thi đua sản xuất giữa các tổ của 3 ca sản xuất với nhau để tìm ra những tập thể, cá nhân lao động giỏi. Người trưởng ca sản xuất phải đi kiểm tra giám sát toàn bộ xưởng trong ca làm việc, phải nhắc nhở khi thấy công nhân làm sai, làm ẩu, làm tắt. Kiên quyết loại trừ việc công nhân tự tiện rời bỏ vị trí làm việc để sang tán gẫu nói chuyện với công nhân khác, Có chế độ khuyến khích cho người lao động khi họ làm vượt năng suất, và có chế độ phạt khi công nhân cố ý làm vượt năng suất để nhận thưởng, làm ẩu mà không để ý đến chất lượng sản phẩm, Cải thiện bữa ăn giữa ca cho công nhân sao cho hợp lý, có chế độ bồi dưỡng cho công nhân khi làm việc trong môi trường độc hại, bụi. Tổ chức những hoạt động phong trào thể dục thể thao vào những ngày thích hợp để công nhân có thể nghỉ ngơi thư giãn, và để công nhân có thể giao lưu học hỏi tăng thêm tinh thần đoàn kết trong công nhân. Đặc biệt, phải có những buổi nói chuyện của lãnh đạo xí nghiệp, công ty để công nhân thấy được tầm quan trọng những đóng góp của công nhân cho công ty. Lãnh đạo phải thường xuyên nhắc nhở, động viên, thúc đẩy và phải nâng cao nhận thức cho công nhân trong sản xuất để công nhân phải có ý thức lao động sản xuất mang tính chất công nghiệp. 4.3. Biện pháp cải thiện môi trường làm việc a) Cơ sở Do việc bố trí máy móc thiết bị trong nhà xưởng là hợp lý, phù hợp cho việc vânh chuyển nguyên vật liệu cũng như bán thành phẩm từ các nguyên công kế tiếp nhau một cách dễ dàng và thuận lợi nhất. Ngoài ra hệ thống chiếu sáng cho toàn bộ xí nghiệp cũng là một bộ phận quan trọng. Qua quá trình quan sát và khảo sát em thấy tại mỗi vị trí làm việc, và lối đi đều có một dàn đèn gồm 2 bóng đèn Neon, nhưng qua quá trình tìm hiểu và nói chuyện với công nhân em thấy công nhân phản ánh rằng : nhiều khi vào ca đêm ánh sáng hơi yếu dẫn đến làm việc không chính xác như yêu cầu. Do đó cần phải cải thiện ánh sáng làm việc cho công nhân. b) Nội dung Để thiết kế ánh sáng sao cho phù hợp với điều kiện của xí nghiệp là rất dễ nhưng khi đó phải đầu tư lại từ đầu sẽ rất tốn kém về tài chính và hao phí quá lớn năng lượng điện cho ánh sáng. Do đó, để khắc phục hiện trạng này em xin đưa ra giải pháp sau : Tại mỗi vị trí làm việc bố trí 4 bóng đèn Neon 40W/220V, với chụp đèn bằng Inox bên trong có phủ một lớp trắng bạc để tăng cường phản xạ ánh sáng tập trung cho điểm làm việc. Ngoài ra cạnh của chụp đèn bẻ nghiêng 1200 so với mặt ngang trên của đèn để ánh sáng không lọt ra khỏi 4 m2 việc xung quanh tâm đèn. Định kỳ theo dõi bóng 2 tuần/ một lần để kiểm tra xem bóng có bị hỏng hay yếu thì phải thay ngay lập tức c) Giá trị Dựa trên yêu cầu thiết kê ở trên ta có thể tính đến các giá trị kinh tế đem lại cho một đơn vị chiếu sáng ngay tại vị trí làm việc Bảng chỉ tiêu kinh tế STT Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng Giá thành (VNĐ) Thành tiền (VNĐ) 1 Mua 1 bộ bóng đèn Neon Bộ 4 50.000 200.000 2 Một chụp đèn inox Chiếc 1 100.000 100.000 4 Mua bóng để thay Chiếc 4 8.000 32.000 5 Hệ thống sắt để treo đèn Bộ 1 200.000 200.000 Tổng 532.000 Sau khi đầu tư một khoản tiền ban đầu là 1 bộ đèn là : 532.000 (VNĐ) Cho toàn bộ phân xưởng khoảng : 9 bộ cho bên thành hình : 532.000 * 9 = 4.788.000 (VNĐ) 12 bộ cho bên lưu hóa : 532.000 * 12 = 6.384.000 (VNĐ) 1 bộ cho bên cắt vải : 532.000 * 1 = 532.000 (VNĐ) 3 bộ cho bên nhiệt luyện và ép suất : 532.000 * 3 =1.596.000 (VNĐ) Tổng chi phí đầu tư ban đầu : 13.300.000 (VNĐ) Chi phí vận hành : Một bộ đèn tiêu thụ 1 ngày 24 giờ lượng điện = 160 W * 24 h= 3,84 KW/h Lượng điện tiêu thụ cho 25 bộ = 25 * 3,84 KW/h = 96 KW/h Lượng điện kinh doanh xí nghiệp dùng : 1.200 (VNĐ)cho 1 KW/h Chi phí sử dụng điện để chiếu sáng 1 ngày = 96 * 1.200 = 115.200 (VNĐ) Chi phí sử dụng điện để chiếu sáng trong 1 tháng 115.200 * 26 ngày = 2.995.200 (VNĐ) Chi phí bảo dưỡng sửa chữa : Cứ 90 ngày sử dụng lại thay một loạt bóng mới 100 bóng * 8.000 VNĐ = 800.000 (VNĐ) Tổng chi phí trong 1 năm sử dụng 2.995.200 * 12 + 800.000 * 4 = 39.142.400 (VNĐ) Khi đưa vào vận hành hệ thống chiếu sáng mới này thì công nhân có thể yên tâm sản xuất, làm tăng sản lượng sản xuất, làm giảm đi tỷ lệ phế phẩm cho công ty Khi đưa hệ thống chiếu sáng mới vào sử dụng thì có thể làm giảm được tỷ lệ phế phẩm trong 1 năm khoảng 0,3% . Tức là 925.000 * 0,3% = 2775 sản phẩm Tức là công ty thu được khoản chi phí giá thành công xưởng 2775 * 43.467 VNĐ = 120.620.920 VNĐ Ngoài ra còn là khoản lợi nhuận 2775 * giá bán – giá thành công xưởng = 2775*(60.378 – 43.467) = 46.928.025 (VNĐ) Lợi nhuận thực công ty thu được 46.928.025 – 39.142.400 = 7.785.625 (VNĐ)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8512.doc
Tài liệu liên quan