Đề tài Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt NamMỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt 4 Danh mục bảng/biểu/sơ đồ 5 Phần mở đầu 7 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẤT NGHIỆP VÀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 12 1.1. VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 12 1.1.1. Khái niệm và phân loại thất nghiệp 12 1.1.2. Nguyên nhân thất nghiệp 18 1.1.3. Hậu quả của thất nghiệp 20 1.1.4. Các chính sách và biện pháp áp dụng nhằm hạn chế và khắc phục tình trạng thất nghiệp 21 1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 26 1.2.1. Những công ước quốc tế về Thất nghiệp và Bảo hiểm thất nghiệp 26 1.2.2. Những nội dung cơ bản của Bảo hiểm thất nghiệp 38 1.3. VẤN ĐỀ TỔ CHỨC BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 50 1.3.1. Mô hình tổ chức Bảo hiểm thất nghiệp là một nhánh của bảo hiểm xã hội 51 1.3.2. Mô hình tổ chức cơ quan Bảo hiểm thất nghiệp độc lập 52 1.4. KINH NGHIỆM TỔ CHỨC BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở CÁC NƯỚC 52 1.4.1. Kinh nghiệm của Cộng hoà Liên bang Đức 55 1.4.2. Kinh nghiệm của Trung quốc 59 1.4.3. Bảo hiểm thất nghiệp tại Thái Lan 63 1.4.4. Đánh giá chung 65 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP, NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG THAM GIA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM 67 2.1. THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM VÀ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM 67 2.1.1. THỰC TRẠNG VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM 67 2.1.2. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam 72 2.2. CÁC CHÍNH SÁCH, BIỆN PHÁP HẠN CHẾ VÀ GIẢI QUYẾT TÈNH TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA. 87 2.2.1. Chính sách dân số 87 2.2.2. Trợ cấp thôi việc và mất việc làm 88 2.2.3. Xúc tiến xuất khẩu lao động 93 2.2.4. Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động 94 2.3. NHU CẦU THAM GIA VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM 96 2.3.1. Nhu cầu tham gia bảo hiểm thất nghiệp 96 2.3.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam 104 CHƯƠNG III: NỘI DUNG VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM 110 3.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 110 3.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM 111 3.2.1. Đối tượng áp dụng 111 3.2.2. Hình thức triển khai 114 3.2.3. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp 115 3.2.4. Mức đóng góp bảo hiểm thất nghiệp 118 3.2.5. Mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp 121 3.2.6. Các nội dung khác có liên quan 123 3.3. MÔ HÌNH TỔ CHỨC BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM 125 3.3.1. Mô hình tổ chức bảo hiểm thất nghiệp của Việt Nam theo Nghị định 94/2008/NĐ-CP 126 3.3.2. Mô hình tổ chức bảo hiểm thất nghiệp độc lập do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý 133 3.3.3. Mô hình tổ chức bảo hiểm thất nghiệp liên kết giữa Bộ Lao động Thương binh và Xã hội với cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam 134 3.4. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM 137 3.4.1. Kiến nghị 137 3.4.2. Giải pháp tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp 139 KẾT LUẬN 143

doc159 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2504 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc. Chế độ lao động, việc làm có nhiều thay đổi sâu sắc, thất nghiệp trở thành vấn đề nổi cộm. Đứng trước tình hình đó, năm 1986, Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành “Quy định tạm thời về bảo hiểm chờ việc đối với công nhân trong doanh nghiệp Nhà nước”. Như vậy, có thể nói tại Trung quốc, BHTN đã được thực hiện từ năm 1986 nhưng chỉ áp dụng đối với người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước. Năm 1993, tại Hội nghị trung ương 3 (khóa 14), Đảng cộng sản Trung quốc đã thông qua “nghị quyết về một số vấn đề xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”, trong đó đề cập “Chế độ BHTN”. Trên cơ sở đó, “Điều lệ BHTN đối với người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước” đã được sửa đổi theo hướng mở rộng đối tượng. Tháng 1 năm 1999, trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm BHTN, quốc vụ viện Trung quốc đã ban hành “Điều lệ BHTN” nhằm hoàn thiện hơn nữa chế độ BHTN. Nội dung cơ bản của Điều lệ như sau: Đối tượng áp dụng: + Tất cả người lao động ở thành thị, bao gồm: người lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân ở các thành phố, thị trấn, doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp khác. + Nông dân làm hợp đồng trong các doanh nghiệp, cơ quan + Người lao động làm việc trong các tổ chức xã hội hoặc các đơn vị do cộng đồng điều hành. Nguồn quỹ BHTN do: + Các doanh nghiệp ở thành phố và thị trấn đóng 2% quỹ tiền lương, người lao động đóng 1% tiền lương. + Nông dân làm việc theo hợp đồng trong các doanh nghiệp không phải đóng góp. Để nâng cao khả năng thành toán của BHTN, Trung quốc xây dựng cơ chế hỗ trợ của Trung ương đối với vùng khó khăn trong chi tiêu quỹ BHTN. Cụ thể, chính quyền địa phương có nhiệm vụ cung cấp tài chính hỗ trợ nhằm khắc phục những thiếu hụt trong thu chi quỹ BHTN. Muốn được hưởng BHTN, người lao động phải thỏa mãn các điều kiện: + Có đăng ký thất nghiệp và đang tìm việc làm + Đã đóng BHTN tối thiểu 12 tháng + Thất nghiệp không tự nguyện Mức hưởng trợ cấp BHTN: Do chính quyền địa phương quy định. Mức trợ cấp này cao hơn tiêu chuẩn bảo trợ của địa phương và thấp hơn mức tiền lương tối thiểu ở địa phương. Ngoài trợ cấp thu nhập, người thất nghiệp còn được hưởng trợ cấp y tế, trợ cấp tuất một lần khi tử vong, được hỗ trợ chi phí đào tạo, chi phí giới thiệu việc làm. Chính phủ Trung quốc chủ trương quỹ BHTN phải dành một tỷ lệ nhất định chi cho việc bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp và thông tin thị trường lao động, phát huy vai trò quan trọng của quỹ trong việc thúc đẩy việc làm. Thời gian hưởng trợ cấp phụ thuộc vào thời gian tham gia BHTN, cụ thể: + Tối đa là 12 tháng đối với những người có thời gian đóng góp BHTN tử đủ 1 năm đến dưới 5 năm. + Tối đa 18 tháng đối với những người có thời gian đóng BHTN từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm. + Tối đa 24 tháng đối với những người có thời gian đóng BHTN trên 10 năm. Điều lệ BHTN Trung Quốc cũng quy định trong thời kỳ tìm việc khó khăn, chính quyền các cấp sẽ gia hạn việc lĩnh BHTN nhưng mức hưởng sẽ giảm dần theo từng năm. Về tổ chức BHTN: Hiện nay, BHTN là 1 trong 5 chế độ BHXH của Trung quốc (bên cạnh các chế độ hưu trí, BHYT cơ bản, tai nạn lao động và thai sản). Về công tác quản lí hành chính, chính quyền trung ương và địa phương cùng chia sẻ trách nhiệm đối với quản lí về BHXH. Trong đó chính quyền trung ương có nhiệm vụ đưa ra các quy định, chính sách và mức chuẩn tại địa phương phù hợp với quy định của trung ương; tổ chức thu các khoản đóng góp và chi trả trợ cấp về BHXH. Tại trung ương và địa phương, các cơ quan BHXH được thành lập với số cán bộ, nhân viên lên đến 100000 người trong toàn quốc. Nhiệm vụ chính của cơ quan BHXH là: Tiếp nhận đăng kí tham gia; tổ chức thu BHXH; hạch toán các khoản đóng góp; quản lí tài khoản cá nhân của người tham gia; kiểm tra tính phù hợp của các yêu cầu; chi trả các khoản trợ cấp; quản lí quỹ BHXH. Tháng 10 năm 2004, Bộ Lao động và bảo đảm xã hội Trung quốc tuyên bố thành lập chế độ đăng ký thất nghiệp và giám sát thất nghiệp và đưa ra kế hoạch là các ban, ngành lao động và bảo đảm xã hội 3 cấp trung ương, tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình thất nghiệp và số người được lĩnh tiền BHTN nhằm tham mưu cho Chính phủ có những quyết sách kịp thời. Như vậy, ở Trung quốc, việc tổ chức BHTN cũng nằm trong hệ thống tổ chức BHXH. Tuy nhiên, Bộ lao động và bảo đảm xã hội cũng tham gia quản lí. 3.2.1.5. BHTN tại Thái Lan Tại Thái lan, Luật ASXH ban hành năm 1990 quy định BHXH gồm 7 chế độ, đó là Chế độ tai nạn hoặc ốm đau; chế độ thai sản; chế độ tàn tật; chế độ trợ cấp tuất; trợ cấp trẻ em; trợ cấp hưu trí và trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, cho đến năm 2003, cơ quan ASXH Thái Lan mới thực hiện 6 chế độ BHXH, chưa thực hiện chế độ trợ cấp thất nghiệp. Mặc dù cơ quan ASXH đã nghiên cứu khả năng thực hiện chế độ BHTN tại Thái lan từ năm 1998 với sự trợ giúp kỹ thuật của ILO, cơ quan phát triển quốc tế Nhật Bản (JICA) và Ngân hàng thế giới, nhưng đến năm 2004, chế độ BHTN mới chính thức được thực hiện. Đối tượng áp dụng là tất cả những người tham gia BHXH bắt buộc – đó là những người làm công trong độ tuổi từ 15 đến 60. Quỹ BHTN được hình thành do người lao động đóng 0,5% tiền lương hàng tháng. Tiền lương tháng tối thiểu cho việc đóng và hưởng trợ cấp là 1.650 bạt (1USD = 38,15 bạt). Tiền lương hàng tháng tối đa cho việc đóng và hưởng trợ cấp là 15000 bạt. Người sử dụng lao động đóng 0,5% quỹ lương và Chính phủ hỗ trợ 0,25% cho quỹ BHTN. Điều kiện hưởng trợ cấp BHTN ở Thái lan là: + Đã đóng BHTN từ 6 tháng trở lên trong thời gian 15 tháng trước khi thất nghiệp + Đã đăng ký thất nghiệp và hàng tháng phải trình diện tại Văn phòng Dịch vụ việc làm của Chính phủ theo quy định. + Có khả năng làm việc và sẵn sang nhận một công việc phù hợp. + Người lao động thất nghiệp sau 8 ngày tính từ ngày đầu tiên bị thất nghiệp không do các nguyên nhân như thực thi công việc không trung thực; cố ý vi phạm tội hình sự chống lại chủ sử dụng lao động.v.v. Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp BHTN: + Nếu thất nghiệp không tự nguyện, mức trợ cấp là 50% tiền công nhật trung bình của người thất nghiệp của 3 tháng được trả cao nhất trong 9 tháng trước khi thất nghiệp. Thời gian hưởng trợ cấp tối đa là 180 ngày trong 1 năm. + Nếu thất nghiệp tự nguyện, mức trợ cấp là 30% tiền công nhật trung bình của người thất nghiệp. Thời gian hưởng trợ cấp tối đa là 90 ngày trong 1 năm. + Thời gian chờ là 7 ngày + Mức trợ cấp hàng ngày tối đa là 250 bạt Về tổ chức BHTN: Để thực hiện tốt chính sách BHTN, ngoài việc thu đóng góp bảo hiểm và chi trợ cấp cho người thất nghiệp thì một chức năng rất quan trọng khác của chương trình BHTN là cung cấp việc làm, đào tạo nghề, phát triển kỹ năng, tạo điều kiện cho người lao động để giúp họ có thể tái hòa nhập vào thị trường lao động, nhanh chóng có được việc làm mới phù hợp. Các vấn đề tranh cãi liên quan đến việc sa thải người lao động không hợp pháp cũng cần quan tâm trong quá trình xét hưởng trợ cấp cho người thất nghiệp. Vì vậy, chính phủ Thái Lan đã giao nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng liên quan tới chương trình BHTN, bao gồm: + Tổ chức BHXH: Chịu trách nhiệm thu đóng góp bảo hiểm, xét duyệt và tiến hành chi chế độ, giải quyết các thắc mắc của đối tượng. + Vụ Lao động việc làm có trách nhiệm đăng ký đối tượng bảo hiểm bị thất nghiệp trong chương trình tìm việc làm, cộng tác với các tổ chức đào tạo trong trường hợp người thất nghiệp cần đào tạo hoặc đào tạo lại kỹ năng và tiếp nhận người thất nghiệp đang hưởng chế độ hàng tháng để báo cáo về kết quả tìm việc làm. + Vụ phát triển kỹ năng có trách nhiệm thực hiện các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho người thất nghiệp. + Vụ Phúc lợi và bảo hộ lao động có trách nhiệm nhận các khiếu nại về các vụ sa thải lao động vi phạm luật pháp và xem xét các tranh cãi, cung cấp thông tin cho việc xác định trợ cấp. + Văn phòng Bộ lao động chịu trách nhiệm phối hợp, theo dõi, đánh giá hoạt động và phổ biến thông tin về chương trình BHTN Như vậy tại Thái Lan, BHTN được tổ chức dưới hình thức một nhánh của BHXH, nhưng Bộ Lao động cùng phồi hợp quản lí và thực hiện thêm một số nhiệm vụ có liên quan như đăng ký thất nghiệp, đào tạo, đào tạo lại tay nghề cho người lao động bị thất nghiệp, giới thiệu việc làm.v.v. 3.2.2. Những bài học kinh nghiệm về tổ chức BHTN ở các nước trên thế giới Qua phần trình bày trên cho thấy, nội dung chính sách BHTN và công tác tổ chức BHTN ở các nước trên thế giới là rất khác nhau, do điều kiện kinh tế - xã hội, do thời điểm triển khai và do chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trong chính phú của từng nước chi phối. Tuy nhiên, có một số bài học kinh nghiệm mang tính tương đối thống nhất, đó là: Đối tượng áp dụng BHTN ở hầu hết các nước là những người làm công hưởng lương. Sau đó nếu có điều kiện (như ở Mỹ, CHLB Đức) người ta sẽ mở rộng đối tượng ra các nhóm lao động khác trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.v.v. Hình thức BHTN chủ yểu là bắt buộc. Về nội dung BHTN tuy có những khác nhau ở rất nhiều điểm, song những điểm chung giống nhau phải kể đến đều là quy định rất chặt chẽ và cụ thể mức đóng góp và quỹ BHTN của người lao động và người sử dụng lao động, mức hỗ trợ của Chính phủ; điều kiện hưởng, mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp BHTN.v.v. Về công tác tổ chức BHTN: Mặc dù tổ chức BHTN ở các nước trên thế giới là rất khác nhau, song nếu tổng hợp lại đã có 2 mô hình tổ chức BHTN như sau: Mô hình 1: BHTN được tổ chức thành một hệ thống độc lập. Mô hình này đã và đang áp dụng ở hầu hết các nước kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Canada, Italia.v.v. Những nước áp dụng mô hình này thường có điều kiện cả về kinh tế lẫn xã hội, có thị trường lao động rất phát triển. Đặc biệt là nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động ở những nước này về BHTN rất cao. Nhưng nếu áp dụng mô hình này thì đối tượng được bảo vệ của BHTN thường chỉ giới hạn ở những người lao động làm công hưởng lương trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Bởi vì, lao động làm việc ở khu vực này dễ thị thất nghiệp, còn những người lao động là công chức, viên chức Nhà nước hoặc làm việc trong các tổ chức Đảng, đoàn thể không thuộc diện bảo vệ của BHTN vì họ được nhà nước tuyển dụng, bổ nhiệm lâu dài nên khả năng bị thất nghiệp là rất thấp. Nếu áp dụng mô hình này thì BHTN thường do Bộ lao động, việc làm trực tiếp đứng ra tổ chức triển khai. Mô hình 2: BHTN được coi là 1 nhánh (1 chế độ) của BHXH, cho nên ngành BHXH trực tiếp đứng ra tổ chức triển khai. Mô hình này đã và đang được áp dụng ở khá nhiều nước như CHLB Đức, Trung quốc, Thái lan.v.v. Những nước áp dụng mô hình này thường có đối tượng tham gia BHXH cũng chính là đối tượng tham gia BHTN. Vì thế, diện bảo vệ sẽ rộng hơn do đối tượng tham gia BHXH bắt buộc về cơ bản là tất cả mọi người lao động làm công hưởng lương trong các doanh nghiệp, trong các tổ chức đoàn thể, trong khu vực hành chính sự nghiệp.v.v. Khi có đối tượng tham gia đông đảo, trong lúc thị trường lao động chưa thực sự phát triển, sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc hình thành quỹ BHTN và chi trả trợ cấp BHTN cho người lao động. Đặc biệt là quy luật số đông bù số ít trong bảo hiểm sẽ phát huy tác dụng nhanh chóng. Cho dù mô hình và cách thức tổ chức có khác nhau, song BHTN đều có liên quan chặt chẽ đến các chương trình việc làm, đến việc đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho người lao động nhằm giúp họ sớm có cơ hội tìm việc làm mới.v.v. Có thể nói, đây là vấn đề khó khăn nhất đối với những nước lần đầu tiên triển khai BHTN. Khó khăn cả về việc lựa chọn mô hình tổ chức, khó khăn cả trong công tác triển khai và quản lí BHTN. 3.3. KIẾN NGHỊ VỀ TỔ CHỨC BHTN Ở VIỆT NAM Mặc dù Luật BHXH ở nước ta đã quy định, bắt đầu từ 01/01/2009 sẽ triển khai BHTN. Tuy nhiên, cho đến nay việc tổ chức BHTN như thế nào vẫn còn nhiều ý kiến rất khác nhau, ngay cả khi Chính phủ đã ban hành Nghị định 94/2008/NĐ-CP về tổ chức triển khai BHTN. Các ý kiến của các nhà kinh tế và quản lí, các nhà khoa học cũng đều xoay quanh 2 mô hình tổ chức mà chúng tôi đã tổng kết từ bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới được trình bày ở phần trên. Ngòai ra, nhiều người còn đưa ra mô hình thứ 3 là cả Bộ LĐ-TB-XH và cơ quan BHXH Việt Nam phồi hợp tổ chức quản lí. Vậy lựa chọn mô hình nào là tối ưu ở Việt Nam và tổ chức như thế nào cho phù hợp? Về vấn đề này, chúng tôi xin kiến nghị: 3.3.1. Kiến nghị về việc lựa chọn mô hình tổ chức BHTN Để lựa chọn và khẳng định được mô hình tổ chức nào là tối ưu trong điều kiện Việt nam, trước hết cần phân tích và làm rõ những ưu và nhược điểm của từng mô hình tổ chức. a.Nếu tổ chức BHTN theo mô hình độc lập, do Bộ LĐ-TB-XH trực tiếp quản lí thì BHTN vẫn phải được tổ chức theo ngành dọc, 3 cấp: cấp Trung ương; cấp tỉnh, thành phố và cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Với mô hình này ở Việt Nam sẽ có những ưu và nhược điểm sau:. * Ưu điểm: + Ngành lao động - thương binh và xã hội nước ta đã được tổ chức theo ngành dọc 3 cấp. Ngành này đã và đang quản lí các vấn đề liên quan đến các đối tượng bị thất nghiệp. Chính vì vậy, việc quản lí đối tượng bị thất nghiệp và đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ rất thuận lợi. + Hầu hết các cấp quản lí thuộc ngành lao động – thương binh và xã hội đã sẵn có hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm, các trung tâm dạy nghề. Đây là điều kiện tốt để thực hiện các chế độ BHTN, nhất là chế độ đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho người lao động, giới thiệu và tìm kiếm việc làm cho những người lao động bị thất nghiệp. * Nhược điểm: + Bộ LĐ-TB-XH sẽ phải thành lập và tổ chức một bộ phận riêng, độc lập (chẳng hạn là Cục BHTN) để quản lý BHTN. Nếu tổ chức hẳn một Cục BHTN từ trung ương đến địa phương phục vụ cho công tác thu chi BHTN sẽ tạo nên một bộ máy cồng kềnh và phát sinh nhiều nhân sự không đảm bảo tính hiệu quả về kinh tế. + Việc tổ chức thu BHTN có thể gập khó khăn do mối quan hệ giữa cơ quan BHTN với các doanh nghiệp phải thiết lập từ đầu và có thể rất nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Công tác thu chi và quản lý quĩ BHTN cũng không tránh khỏi những khó khăn, do đây là công việc hoàn toàn mới của một cơ quan mới thành lập. + Bộ vừa quản lý Nhà nước về BHTN, các đơn vị trực thuộc bộ triển khai bảo hiểm thất nghiệp có thể dẫn đến hiện tượng ”vừa đá bóng vừa thổi còi”. Vai trò thanh tra, kiểm tra quá trình triển khai có thể sẽ thiếu tính khách quan. + Hiện chưa có qui định pháp lý nào liên quan đến vấn đề đăng ký nhu cầu lao động, quản lý lao động việc làm. Như vậy, nếu xảy ra tình trạng lao động chui, lạm dụng bảo hiểm thất nghiệp sẽ rất khó áp dụng các chế tài sử lý người sử dụng lao động và người lao động. b.Nếu BHTN do cơ quan BHXH Việt nam trực tiếp đứng ra tổ chức quản lý thì mô hình tổ chức BHTN cũng chính là mô hình tổ chức BHXH hiện nay. Còn Bộ LĐ-TB-XH vẫn là cơ quan quản lí nhà nước về BHXH nói chung và BHXH nói riêng. Theo mô hình này thì BHTN thực chất là 1 nhánh (1 chế độ) nằm trong hệ thống các chế độ BHXH mà cơ quan BHXH Việt nam đã, đang và sẽ tổ chức triển khai. Mô hình tổ chức này có những ưu và nhược điểm sau đây: * Ưu điểm: + Sẽ tách bạch được chức năng quản lí Nhà nước và quản lí sự nghiệp về BHTN, có thể tránh được những sai sót khi một cơ quan vừa quản lí Nhà nước, vừa quản lí sự nghiệp gây nên. + Do không có chức năng tổ chức thu, chi và quản lí quỹ, nên Bộ Lao động thương binh và xã hội có điều kiện tập trung xây dựng và hoàn thiện pháp luật về BHTN, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lí vi phạm chính sách pháp luật về BHTN, đồng thời có điều kiện để giải quyết tốt khiếu nại của các bên tham gia BHTN. + Cơ quan BHXH Việt Nam đã có sẵn bộ máy tổ chức và cán bộ thực hiện nên khi thêm nhiệm vụ này sẽ không làm tăng thêm nhiều biên chế, từ đó có thể tiết kiệm đáng kể chi phí hành chính và quản lý. + Quan hệ của BHXH với các tổ chức, các doanh nghiệp đã được thiết lập và xây dựng trong thời gian dài thực hiện các chế độ BHXH, do vậy sẽ rất thuận lợi cho cơ quan BHXH trong công tác thu chi, quản lý lao động và biến động về lao động tại các doanh nghiệp đang tham gia BHXH. * Nhược điểm: + Trong bốn nội dung của bảo hiểm thất nghiệp thì các nội dung liên quan đến quản lý người lao động bị thất nghiệp, tổ chức đăng ký nhu cầu lao động cho doanh nghiệp và giới thiệu việc làm cho người lao động, tổ chức đào tạo lại nghề cho người lao động thất nghiệp là những nội dung mới, cơ quan BHXH chưa từng thực hiện, chưa có cơ sở vật chất kỹ thuật và con người để triển khai những nội dung này. + Cơ quan BHXH hiện tại chỉ theo dõi lao động trong doanh nghiệp tham gia BHXH khi họ đang lao động, nhưng việc quản lý lao động sau khi thất nghiệp là một vấn đề rất khó khăn và không phải là công việc mà cơ quan BHXH đã từng làm. Vì vậy, hiện tượng lạm dụng chế độ BHTN có thể phát sinh và khó kiểm soát. + Vấn đề đăng ký nhu cầu lao động và giới thiệu việc làm cho người lao động, tổ chức đào tạo lại nghề cho người lao động bị thất nghiệp là một khối lượng công việc khá lớn so với bộ máy tổ chức hiện tại của ngành BHXH Việt Nam. Mô hình tổ chức BHTN liên kết giữa Bộ LĐ-TB-XH với cơ quan BHXH Việt nam Những người đưa ra mô hình này cho rằng, sẽ khắc phục được phần nào những nhược điểm của 2 mô hình nói trên và tổ chức triển khai BHTN sẽ sát với điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại, với cơ cấu tổ chức bộ máy của Chính phủ hiện nay.v.v. Nếu thực hiện theo mô hình này, họ cho rằng, Bộ LĐ-TB-XH sẽ thực hiện hai chức năng liên quan đến BHTN, đó là: quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp và thực hiện các chức năng quản lý lao động, giới thiệu việc làm cho lao động thất nghiệp, đào tạo lại tay nghề cho người lao động bị thất nghiệp.v.v. Trong đó, chức năng quản lý nhà nước bao gồm: - Xây dựng và hoàn thiện pháp luật BHTN; - Ban hành các văn bản pháp quy về BHTN thuộc thẩm quyền; - Tổ chức, hướng dẫn thực hiện BHTN; - Kiểm tra, thanh tra thực hiện chính sách BHTN; - Giải quyết khiếu nại của các bên tham gia BHTN.v.v. Chức năng quản lý lao động, đào tạo lại và giới thiệu việc làm cho người lao động thất nghiệp sẽ do các Sở và các Phòng lao động thương binh và xã hội ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các quận huyện thực hiện. Cụ thể, Sở lao động thương binh và xã hội và các Phòng Lao động thương binh và xã hội ở các quận, huyện sẽ trực tiếp quản lý các vấn đề liên quan đến lao động và việc làm, lao động sau khi thất nghiệp. Công tác đào tạo lại và công tác giới thiệu việc làm sẽ do các đơn vi xúc tiến việc làm, các trung tâm đào tạo dạy nghề của Bộ hoặc các Sở thực hiện. Tại các sở, các phòng có thể thành lập thêm bộ phận quản lý lao động và giới thiệu việc làm để thực hiện các chức năng vừa nêu. Cơ quan BHXH Việt Nam sẽ thực hiện chức năng thu, chi và quản lý quĩ bảo hiểm thất nghiệp. Trong đó, ở cấp trung ương cơ quan BHXH Việt Nam phải phối hợp với Bộ LĐTB và Xã hội để hoàn thiện chính sách BHTN, hướng dẫn thực hiện công tác thu, chi BHTN. BHXH tỉnh, thành phố và cấp quận huyện sẽ trực tiếp thực hiện công tác thu chi, quản lý quĩ BHTN.v.v. Nếu thực hiện theo mô hình này sẽ có những ưu và nhược điểm sau đây * Ưu điểm: + Tận dụng được cơ sở vật chất, kỹ thuật và con người hiện có của cơ quan BHXH Việt Nam phục vụ cho công tác thu, chi, quản lý quĩ cũng như hệ thống các trung tâm dạy nghề, các cơ quan xúc tiến việc làm của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Từ đó đảm bảo tính hiệu quả về kinh tế tại cả cấp trung ương và địa phương khi triển khai bảo hiểm thất nghiệp. + Tận dụng tối đa quan hệ sẵn có giữa cơ quan BHXH với các doanh nghiệp và tổ chức, tạo thuận lợi cho công tác thu chi và quản lý quĩ BHTN cũng như theo dõi được tình hình biến động của lao động trong các tổ chức, các doanh nghiệp. * Nhược điểm + BHTN do hai cơ quan cùng tổ chức thực hiện sẽ khó có thể thành công nếu sự kết hợp giữa các bên không nhịp nhàng ăn khớp. + Để nhận được quyền lợi BHTN, người lao động bị thất nghiệp phải liên hệ với quá nhiều đầu mối, đây là vấn đề nên tránh khi một chính sách mới ra đời và hết sức nhạy cảm trong điều kiện hiện nay. Có thể nói, mô hình thứ 3 là mô hình gần với mô hình mà nước ta sẽ triển khai BHTN theo nghị định 94/2008/NĐ-CP của Chính phủ. Xuất phát từ những quan điểm chung về tổ chức BHTN, từ kinh nghiệm tổ chức BHTN của một số nước trên thế giới và từ những ưu, nhược điểm của 3 mô hình nêu trên, chúng tôi kiến nghị, về lâu dài, tổ chức BHTN ở Việt nam theo mô hình thứ 2 (tức là ngành BHXH Việt Nam trực tiếp đứng ra tổ chức và triển khai) là hợp lí hơn cả. Ngoài những ưu điểm như đã trình bày ở trên, mô hình này còn hợp lí hơn trong điều kiện Việt nam ở chỗ: Thứ nhất, đối tượng tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH ở nước ta hiện nay về cơ bản giống với đối tượng tham gia và đối tượng thụ hưởng BHTN theo luật BHXH quy định. CỤ thể, tại khảon 3 và khoản 4, điều 2 trong luật có ghi: “Người lao động tham gia BHTN là những người công dân Việt nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm vịêc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng với người sử dụng lao động”...”còn người sử dụng lao động tham gia BHTN bắt buộc bao gồm cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ hức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt nam, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động” nếu có sử dụng từ 10 lao động trở lên. Bời vậy, không có lí do gì lại tách bạch BHTN ra khỏi cơ quan BHXH, cho dù chỉ là sự tách bạch hay phối hợp giữa 2 cơ quan để hình thành một bộ máy tổ chức thực hiện. Thứ hài, việc quản lí tập trung thống nhất ở một đầu mối là cơ quan BHXH Việt nam sẽ giúp các cấp, các bộ phận chức năng trong toàn hệ thống BHXH nâng cao tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng phục vụ người lao động. Đặc biệt là giảm bớt chi phí quản lí, bởi vậy, về lâu dài sẽ giảm bớt được gánh nặng đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, quỹ BHTN sẽ được quản lí tập trung, thống nhất, từ đó giúp xác định phí BHTN, giúp dự báo để cân đối quỹ trong dài hạn được chính xác hơn. Giúp quản lí quỹ nhàn rỗi để đầu tư sinh lợi có hiệu quả hơn. Quỹ BHTN được quản lí tập trung thống nhất nhưng phải được hạch toán độc lập với quỹ BHTN. Số thu để hình thành quỹ phải đủ bù chi và có dự phòng. Sở dĩ quỹ BHTN phải được hạch toán độc lập với quỹ BHXH, cho dù cùng một cơ quan quản lí, là vì BHTN còn phải gắn với chế độ hỗ trợ học nghề và tìm kiếm việc làm. Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu đề tài liên quan đến vấn đề này cũng phản ánh khá rõ và rất khách quan ở cả 3 đối tượng điều tra là người lao động, đại diện các doanh nghiệp và các cán bộ chủ chốt. Bảng 3.1. Kết quả điều tra về phương thức quản lí quỹ BHTN Đối tượng điều tra Số người (người) Hình thành quỹ BHTN độc lập Gộp quỹ BHTN vào quỹ BHXH Số người (người) Tỷ lệ (%) Số người (người) Tỷ lệ (%) 1. Người lao động 2. Lãnh đạo doanh nghiệp 3. Lãnh đạo chủ chốt 530 162 157 341 140 128 64,33 86,41 81,52 189 22 29 35,67 13,59 18,48 Chung 849 609 71,73 240 28,27 (Nguồn: Nhóm nghiên cứu đề tài thực hiện năm 2008) Thứ ba, Bộ LĐ-TB-XH là cơ quan quản lí Nhà nước về đào tạo nghề cho người lao động. Bản thân Bộ đã có một số trường, một số trung tâm đào tạo nghề nhưng thực sự chưa đáp ứng được việc đào tạo nghề khi triển khai chính sách BHTN. Phần lớn những trường dạy nghề hiện nay ở nước ta lại nằm ở các bộ chủ quản khác như: Bộ Công thương, Bộ giao thông vận tải; Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn; Bộ Xây dựng.v.v. VÌ thế, cho dù Bộ LĐ-TB-XH có đứng ra tổ chức BHTN thì vẫn phải kí kết hợp đồng đào tạo với các trường thuộc các Bộ này. Cho nên, cơ quan BHXH Việt nam có đứng ra ký kết cũng không có gì khác biệt. Hơn nữa, khi thị trường lao động phát triển, trình độ CNH-HĐH nền kinh tế ngày càng được nâng cao thì các trường, các trung tâm đào tạo nghề thuộc các Bộ, ngành, các đại phương sẽ ngày càng phát triển. Khi đó BHXH Việt nam sẽ trực tiếp đứng ra ký kết hợp đồng đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho người lao động bị thất nghiệp sẽ rất phù hợp. Điều đó có nghĩa là BHXH Việt nam phải có mối quan hệ về đào tạo nghề với tất cả các Bộ, ngành, các địa phương, chứ không chỉ có quan hệ với Bộ LĐ-TB-XH. Thứ tư, khi các chính sách kinh tế - xã hội thay đổi (như chính sách tiền lương, thuế.v.v.) thì việc hoàn thiện, bổ sung chính sách BHXH nói chung và BHTN nói riêng sẽ được tập trung và đồng bộ hơn. Tránh hiện tượng chồng chéo, thiếu đồng bộ và có nhiều cơ quan cùng tham gia hoàn thiện, điều chỉnh một loại chính sách.v.v. Thứ năm, khi lựa chọn mô hình BHXH Việt nam trực tiếp đứng ra tổ chức và triển khai chính sách BHTN, thì mô hình tổ chức BHTN sẽ nằm trọn trong mô hình tổ chức của BHXH Việt Nam hiện nay. Duy chỉ có chức năng, nhiệm vụ của một số cấp, một số ban của cơ quan BHXH Việt nam hiện nay là phải tăng thêm nhiệm vụ. Chẳng hạn, Ban thu phải có thêm nhiệm vụ thu BHTN; Ban chính sách phải làm thêm nhiệm vụ nghiên cứu và tổ chức thực hiện chính sách BHTN theo đúng pháp luật.v.v.Có chăng ở cấp trung ương, cơ quan BHXH Việt nam phải thành lập thêm 1 Ban BHTN và tương ứng ở cấp tỉnh, thành phố, cơ quan BHXH tỉnh, thành phố phải thành lập thêm phòng BHTN.v.v.Như vậy, về cơ bản mô hình tổ chức BHXH Việt nam là không thay đổi lớn so với mô hình tổ chức hiện tại. Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu đề tài này cũng đã được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.2. Kết quả điều tra về mô hình tổ chức BHTN Đối tượng điều tra Số người (người) Mô hình tổ chức do Bộ LĐ-TB-XH quản lý Mô hình tổ chức do BHXH Việt nam quản lý Số người (người) Tỷ lệ (%) Số người (người) Tỷ lệ (%) 1. Người lao động 2. Lãnh đạo doanh nghiệp 3. Lãnh đạo chủ chốt 530 162 157 249 86 38 46,98 53,08 24,20 281 76 119 53,02 46,92 75,80 Chung 849 373 43,93 476 56,07 (Nguồn: Nhóm nghiên cứu đề tài thực hiện năm2008) Từ kết quả ở bảng 3.2 cho thấy đây là một vấn đề khá nhạy cảm và nổi cộm trong quá trình tổ chức bộ máy BHTN. Giải quyết thỏa đáng vấn đề này sẽ góp phần tiết kiệm sức người, sức của và tránh được những hiện tượng “tách, nhập” không cần thiết mà lâu nay vẫn thường diễn ra ở một số ngành, một số địa phương. Đồng thời tạo niềm tin cho các bên tham gia BHTN. Về lâu dài, nhóm nghiên cứu đề tài kiến nghị: Mô hình tổ chức BHTN nên gắn với mô hình tổ chức của BHXH Việt Nam hiện nay và được thể hiện ở mô hình sau: Mô hình 3.1. Mô hình tổ chức BHXH Việt nam ( Khi tổ chức triển khai BHTN) Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban chính sách Ban chi BHXH Ban thu BHXH Ban BHTN BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương BHXH cấp quận, huyện Phòng BHTN Phòng chi BHXH Phòng thu BHXH Phòng chính sách ………… ………… Như vậy, nếu so sánh mô hình trên với Điều 7 của Nghị định 94/2008/NĐ-CP thì cơ cấu tổ chức của BHXH Việt nam ở Trung ương có thêm 2 bộ phận nữa, đó là ban BHTN và ban đầu tư, còn ở BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thêm một phòng nữa, đó là phòng BHTN. Chúng tôi cho rằng, thêm bộ phận BHTN trong cơ cấu tổ chức của BHXH Việt nam là cần thiết, vì BHTN là loại hình bảo hiểm đặc thù, nó không chỉ là một chế độ trợ cấp thất nghiệp thuần túy, mà còn hỗ trợ đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm cho người lao động. Những nội dung này về lâu dài nên giao cho BHXH Việt nam đảm nhiệm. Bởi lẽ, nếu không thì cơ quan BHXH Việt nam vẫn phải ký kết hợp đồng với các trường đào tạo nghề cho người lao động bị thất nghiệp và các tổ chức giới thiệu việc làm. Trong khi đó, những trường những tổ chức này không chỉ trực thuộc Bộ LĐ-TB-XH mà còn nằm ở rất nhiều các bộ chủ quản khác có liên quan. Điều này khác hẳn với loại hình BHYT, vì BHXH Việt nam chỉ phải ký kết hợp đồng với các cơ sở khám chữa bệnh, mà tất cả các cơ sở này đều trực thuộc Bộ y tế, do Bộ y tế quản lí. Còn đối với ban đầu tư chỉ nên đặt ở cơ quan BHXH Việt nam vì quỹ BHXH và quỹ BHTN về nguyên tắc phải quản lí tập trung thống nhất. Ban đầu tư cũng có nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế do tổng giám đốc BHXH Việt nam giao phó. Nhưng nhiệm vụ chính của ban này là quản lí và sử dụng an toàn, có hiệu quả quỹ BHXH và quỹ BHTN nhàn rỗi. Lập kế hoạch, đề án và quản lí các dự án đầu tư quỹ nhàn rỗi, theo dõi tính toán hiệu quả đầu tư quỹ vào từng loại hình đầu tư. Tư vấn cho hội đồng quản lí BHXH và Tổng giám đốc BHXH Việt nam về các vấn đề có liên quan đến đầu tư quỹ nhằm giúp họ đưa ra được những quyết định đúng đắn trong hoạt động đầu tư và định hướng đầu tư. Để hoàn thành tốt những nhiệm vụ này, ban đầu tư phải được tổ chức và hoạt động một cách chuyên nghiệp, bài bản. 3.3.2. Kiến nghị về việc tổ chức triển khai BHTN 3.3.2.1. Đối với Chính phủ a. Tập trung chỉ đạo UBND các tỉnh và thành phố, các Bộ, ngành và các cơ quan hữu quan có liên quan phối hợp với Bộ Lao động Thương binh - Xã hội, với BHXH Việt Nam tổ chức triển khai chính sách BHTN cho người lao động. Bởi đây là một chính sách hoàn toàn mới mẻ đối với Việt Nam, mà thời gian thực hiện đã cận kề. Trong giai đoạn đầu thực hiện, cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát và áp dụng các chế tài để xử lý nghiêm minh các địa phương, các tổ chức và cá nhân vi phạm chính sách BHTN. Đồng thời phải xử lý nhanh nhạy các tình huống phát sinh trong quá trình tổ chức triển khai, giúp cơ quan BHXH Việt Nam hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. b. Chỉ đạo các cơ quan ngôn luận như Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông kịp thời tuyên truyền và phổ biến chính sách BHTN đến mọi người lao động và người sử dụng lao động. Bởi lẽ, truyền thông hiện nay đóng vai trò cực kỳ quan trọng và rất có hiệu quả. Nó giúp người lao động và người sử dụng lao động nhanh chóng tiếp nhận các thông tin để từ đó giúp họ nhận thức rõ hơn sự cần thiết và vai trò của BHTN. Việc tuyên truyền, phổ biến chính sách BHTN cần phải tiến hành thường xuyên, nhất là trong giai đoạn đầu triển khai. Có như vậy, mới tích cực góp phần đưa chính sách BHTN nhanh chóng đi vào cuộc sống. c. Cho phép BHXH Việt Nam tuyển dụng thêm nguồn nhân lực cần thiết bổ sung vào các bộ phận chức năng của mình để thực hiện tốt chính sách BHTN. Bởi vì, thêm nhiệm vụ các bộ phận chức năng của cơ quan này tất yếu sẽ phải cần thêm các cán bộ để hoàn thành. Trước mắt là các bộ phận như thu, chi và quản lý quỹ BHTN, các phòng, ban BHTN của BHXH Việt Nam hay các trung tâm đào tạo và giới thiệu việc làm v.v... d. Tiếp tục chỉ đạo Bộ Lao động Thương binh - Xã hội và BHXH Việt Nam phối hợp với nhau để cụ thể hoá và triển khai chính sách BHTN theo Luật BHXH hiện hành. Đồng thời, cần phải có định hướng và chỉ đạo hai cơ quan này tiếp tục nghiên cứu để bổ sung và dần dần hoàn thiện chính sách BHTN. Bởi vì, lần đầu tiên ban hành chính sách và triển khai, chúng ta hoàn toàn chưa có kinh nghiệm. Trong khi đó, việc học tập kinh nghiệm các nước lại rất bị hạn chế, do điều kiện kinh tế - xã hội nước ta trong giai đoạn hiện nay có nhiều điểm rất khác biệt so với các nước. Sự khác biệt này thể hiện cả trong nhận thức, lẫn xuất phát điểm về mặt kinh tế và xã hội v.v... e. Chỉ đạo Bộ Tài chính và Bộ Y tế phối hợp với cơ quan BHXH Việt Nam xây dựng và thực hiên cơ chế chuyển 1% ngân sách Nhà nước vào quỹ BHTN để BHXH Việt Nam quản lý và tổ chức chi trả cho người lao động bị thất nghiệp. Xây dựng và thực hiện cơ chế tham gia BHYT cho người lao động bị thất nghiệp. Ngoài ra, Chính phủ còn đóng vai trò là "cầu nối" để tạo lập mối quan hệ quốc tế về BHTN. Giúp Bộ Lao động Thương binh - Xã hội và cơ quan BHXH Việt Nam học tập việc xây dựng và hoàn thiện chính sách BHTN, cũng như triển khai BHTN đến tất cả các bên tham gia v.v... g. Trong giai đoạn trước mắt, để Nghị định 94/2008/NĐ-CP đi vào cuộc sống, Chính phủ cần chỉ đạo Bộ LĐ-TB-XH, các bộ ngành và các địa phương có liên quan rà soát và củng cố lại các cơ sở đào tạo nghề và các trung tâm giới thiệu việc làm cho người lao động. Về lâu dài, những tỉnh và thành phố hay những khu vực, vùng miền chưa có những cơ sở này nên cho phép thành lập để đáp ứng nhu cầu của người lao động bị thất nghiệp. Các trung tâm này cũng cần phải thống nhất cả về tên gọi và nội dung, chương trình đào tạo cho phù hợp với từng ngành nghề mà người lao động bị thất nghiệp sau khi được được đào tạo sẽ dễ dàng chuyển sang. 3.3.2.2. Đối với Bộ LĐ-TB-XH, các bộ ngành và các địa phương a. Mặc dù chính sách BHTN đã ra đời và đã được cụ thể hóa bởi 1 số văn bản dưới Luật, song đây là một chính sách hoàn toàn mới mẻ đối với Việt Nam. Bởi vậy, Bộ LĐ-TB-XH cần tiếp tục theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình triển khai trong thực tiễn, tiếp tục nghiên cứu để bổ sung và hoàn thiện chính sách cho phù hợp. Trong giai đoạn trước mắt, khi tổ chức triển khai BHTN theo Nghị định 94/2008/NĐ-CP, Bộ LĐ-TB-XH và cơ quan BHXH Việt Nam cần xây dựng một cơ chế phối hợp đồng bộ để các trung tâm đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cùng với các bộ phận chức năng có liên quan của BHXH Việt Nam phối hợp với nhau trong các công việc cụ thể sau: - Đăng ký thất nghiệp và quản lý người lao động bị thất nghiệp; - Theo dõi thời gian thất nghiệp và thời gian đào tạo của người lao động bị thất nghiệp; - Thống kê những người lao động bị thất nghiệp đã tìm kiếm được việc làm mới; - Thống nhất về nội dung, chương trình đào tạo và kinh phí đào tạo... - Xác định những lĩnh vực, những ngành nghề cần tập trung đào tạo v.v... b. Các Bộ, ngành và các cấp chính quyền địa phương cần nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với Đảng và Chính phủ, đối với người lao động và người sử dụng lao động trong việc phối hợp với các cấp quản lí của cơ quan BHXH Việt nam để triển khai chính sách BHTN. Chẳng hạn, phối hợp với nhau trong việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo nghề cho phù hợp với thực tiễn của từng ngành, từng bộ. Phối hợp với nhau để ký kết hợp đồng đào tạo, để giới thiệu việc làm cho người lao động cả trước và sau đào tạo.v.v. Hoặc Chính quyền các cấp cần phối hợp với co quan BHXH giám sát và phát hiện kịp thời các chủ sử dụng lao động không tuân thủ hay tuân thủ không đúng chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước.v.v. 3.4. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC BHTN Ở VIỆT NAM 3.4.1. Giải pháp đối với cơ quan BHXH Việt Nam Nếu tổ chức BHTN theo mô hình mà nhóm nghiên cứu đề tài kiến nghị thì BHXH Việt Nam cần có các giải pháp: a. Xây dựng đề án hoặc kế hoạch tổng thể về việc triển khai BHTN. Nội dung đề án hoặc kế hoạch này phải thể hiện rõ: - Quy trình tổ chức thực hiện chính sách BHTN trong toàn bộ hệ thống ngành BHXH Việt nam; - Quy trình tổ chức đăng ký, quản lí lao động thất nghiệp và tiếp nhận đăng ký nhu cầu lao động của các tổ chức, các doanh nghiệp; - Quy trình tổ chức giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho những người lao động bị thất nghiệp.v.v. Sau khi bản đề án hoặc kế hoạch được thống nhất phê duyệt, cần phải tập huấn cho đội ngũ cán bộ ở các cấp, các bộ phận và các phòng ban chức năng có liên quan để quá trình triển khai đảm bảo tính thống nhất, hạn chế tối đa những sai sót không đáng có. b. Sau khi hoàn thiện mô hình tổ chức, lãnh đạo cơ quan BHXH Việt nam cần xác định rõ chức năng và giao nhiệm vụ cụ thể cho các cấp trong toàn ngành, các ban nghiệp vụ và các phòng ban chức năng có liên quan. Đặc biệt là ban BHTN thuộc BHXH Việt nam và phòng BHTN thuộc BHXH cấp tỉnh và thành phố. Trước khi xác định chức năng và giao nhiệm vụ, cần tham khảo ý kiến của lãnh đạo các cấp, các nhà quản lí và các nhà khoa học, cũng như các cán bộ và các chuyên gia trực tiếp đảm nhận những nhiệm vụ được giao. c. Quy trình thực hiện chính sách BHTN chủ yếu diễn ra ở BHXH cấp tỉnh (hoặc tương đương), cấp huyện (hoặc tương đương). Bởi vậy, quy trình này có thể diễn ra như sau: Thứ nhất, hằng tháng, người sử dụng lao động đóng BHTN theo mức quy định tại khoản 2 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội và trích tiền lương, tiền công của từng người lao động theo mức quy định tại khoản 1 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội để đóng cùng một lúc vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Để quản lý từng đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ) và từng người lao động trong đơn vị tham gia BHTN, tránh chồng chéo giữa BHXH tỉnh và BHXH huyện, việc phân cấp quản lý thu BHTN đươc thực hiện như phân cấp thu BHXH bắt buộc: Người sử dụng lao động tham gia BHXH, BHTN, BHYT đóng trụ sở chính ở địa bàn nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH, BHTN, BHYT tại địa bàn đó theo phân cấp của cơ quan BHXH. Trường hợp đơn vị không đủ tư cách pháp nhân, không có tài khoản, con dấu riêng thì đóng theo đơn vị quản lý cấp trên. Thứ hai, Nhà nước hỗ trợ kinh phí từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của những người lao động tham gia BHTN và mỗi năm chuyển một lần vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Hằng năm, BHXH tỉnh và huyện tổng hợp về tình hình lao động, tiền lương, tiền công và kinh phí được ngân sách nhà nước hỗ trợ về BHTN chuyển về cơ quan tài chính cấp huyện, tỉnh để được cấp kinh phí. Thứ ba, BHXH tỉnh, BHXH huyện thực hiện: tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ BHTN; tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động thất nghiệp để họ nhanh chóng tìm được việc làm mới; thực hiện việc trả trợ cấp thất nghiệp theo đúng chế độ, kịp thời, thuận tiện. Bên cạnh đó các đơn vị thuộc BHXH kể trên phải lập kế hoạch tài chính cho chính sách BHTN trên cơ sở dự báo biến động về lao động thất nghiệp hàng năm cũng như dự toán nguồn kinh phí để hỗ trợ cho công tác giới thiệu việc làm, hỗ trợ công tác đào tạo nghề. Thứ tư, người lao đông tham gia BHTN đăng ký thất nghiệp với cơ quan BHXH, nơi người lao động được người sử dụng lao động trước đó đóng BHXH, BHYT và BHTN. Thứ năm, BHXH tỉnh, BHXH huyện: tư vấn và gửi đi đào tạo nghề cho người lao động thất nghiệp. Hỗ trợ học nghề cho đối tượng hưởng chế độ BHTN được thực hiện thông qua hợp đồng ký kết với các cơ sở đào tạo dạy nghề. Việc học nghề gì, thời gian học kéo dài bao lâu, trình độ học nghề đạt được như thế nào... cần có sự thoả thuận giữa cơ quan BHXH với người lao động thất nghiệp trên cơ sở căn cứ vào thực trạng cung- cầu trên thị trường lao động của địa phương, của vùng nhằm tạo khả năng sớm tìm được việc làm mới. Tương tự như vậy thì mức hỗ trợ đào tạo nghề cũng được quy định cụ thể cho phù hợp với khả năng chi trả của quỹ BHTN. Nghiệp vụ thu BHTN; chi trả chế độ BHTN, chi hỗ trợ giới thiệu việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề thuộc các cấp BHXH tỉnh và huyện trực tiếp thực hiện. d. Quy trình tổ chức đăng ký, quản lý lao động thất nghiệp và tiếp nhận đăng ký nhu cầu từ các doanh nghiệp cần tiến hành như sau: Trước tiên, người lao đông tham gia BHTN sẽ đăng ký thất nghiệp với cơ quan BHXH khi bị mất việc làm, khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Trong thời hạn 7 ngày (không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần) kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động phải đến cơ quan BHXH nơi nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp để đăng ký thất nghiệp. Hàng tháng thông báo với cơ quan BHXH về tình trạng tìm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cơ quan BHXH hướng dẫn thủ tục đăng ký thất nghiệp đối với người lao động. Hoàn tất thủ tục đăng ký thất nghiệp: lập hồ sơ, cập nhật, lưu trữ thông tin. ứng dụng công nghê thông tin vào quản lý lao động thất nghiệp nhằm tránh sai sót, trùng lắp cũng như theo dõi được toàn bộ qúa trình của từng người lao động thất nghiệp. Tiếp đến, cơ quan BHXH có nhiệm vụ quản lý lao động thất nghiệp và theo dõi quá trình của người lao động kể từ khi thất nghiệp, nhận trợ cấp thất nghiệp... cho đến khi tìm được việc làm mới. Cuối cùng, cơ quan BHXH phối hợp thường xuyên với các đơn vị doanh nghiệp đóng trên địa bàn mình quản lý để tiếp nhận thông tin về nhu cầu về lao động của họ để làm cơ sở nguồn việc làm giới thiệu trực tiếp cho người lao động thất nghiệp đóng trên cùng địa bàn hoặc chuyển tiếp nhu cầu lao động tới các đơn vị BHXH khác cùng giới thiệu. e. Quy trình tổ chức giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho người lao động thất nghiệp có thể thực hiện theo các bước: Thứ nhất, phòng Thu thuộc BHXH tỉnh và BHXH huyện một mặt liên kết với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn quản lý để thu nhận thường xuyên nhu cầu lao động của họ (về số lượng lao động, loại hình ngành nghề và trình độ ngành nghề yêu cầu, giới tính...) và mặt khác liên kết với các Trung tâm giới thiệu việc làm, các cơ sở dạy nghề để tư vấn, giới thiệu kịp thời việc làm hoặc nghề nghiệp cần đào tạo cho người lao động thất nghiệp. Thứ hai, người lao động tham gia BHTN, khi bị thất nghiệp có thể chủ động tìm việc làm (nếu đủ khả năng) hoặc đến cơ quan BHXH yêu cầu giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho mình để sớm có việc làm mới. Người lao động cần hoàn chỉnh các thủ tục cần thiết theo yêu cầu của cơ quan BHXH để nhận trợ cấp thất nghiệp hoặc phục vụ cho đào tạo nghề, giới thiệu việc làm. Người lao động phải có ý thức sẵn sàng làm việc hoặc tham gia khoá học nghề phù hợp khi được cơ quan BHXH giới thiệu. Thứ ba, cơ quan BHXH tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Người lao động cũng được tư vấn học nghề phù hợp với khả năng nguyện vọng của người lao động đang thất nghiệp. Cơ quan BHXH sẽ bố trí cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được tham gia một khoá học nghề phù hợp tại các cơ sở dạy nghề, nơi mà cơ quan BHXH đã ký hợp đồng đào tạo nghề. Cơ quan BHXH trả kinh phí đào tạo nghề cho các cơ sở đào tạo nghề theo hợp đồng ký kết với mức kinh phi theo quy định của nhà nước về đào tạo nghề và khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm thất nghiệp. g. BHXH Việt Nam cần sớm nghiên cứu và đề xuất thành lập bộ phận đầu tư quỹ BHXH và quỹ BHTN nhàn rỗi. Bởi vì số đối tượng tham gia ngày càng đông đảo và nguồn thu ngày càng lớn. Hơn nữa, do độ trễ trong quá trình sử dụng quĩ luôn diễn ra (chẳng hạn: BHTN được triển khai từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 và các bên tham gia đóng góp cũng bắt đầu từ ngày này. Song ít nhất 1 năm sau quỹ BHTN mới phải chi trả) cho nên quỹ BHXH và quỹ BHTN sẽ luôn có một bộ phận nhàn rỗi, nhất là trong giai đoạn đầu. Nếu có một bộ phận chuyên trách đầu tư nguồn quỹ này thì hiệu quả đầu tư mang lại là rất lớn. Từ đó góp phần đảm bảo cân đối và an toàn cho quỹ BHTN. Trước mắt, để tổ chức triển khai BHTN theo nội dung của Nghị định số 94/2008/NĐ-CP và Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, BHXH Việt Nam cần phải có các giải pháp cấp bách và cụ thể sau đây: a. Phải hoàn thiện mô hình tổ chức và xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của các bộ phận chức năng và các cấp quản lí. Đặc biệt là đối với ban thực hiện chính sách BHXH; ban thu, ban chi; ban cấp sổ và thẻ; ban kiểm tra; ban kế hoạch – tài chính; ban tổ chức cán bộ. Bởi vì các ban này sẽ có thêm nhiều nhiệm vụ mới hết sức nặng nề khi triển khai BHTN. Chẳng hạn ban chi, ngoài những nhiệm vụ trước đây ban này vẫn làm, còn có thêm việc chi BHTN, chi hỗ trợ đào tạo nghề, và hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho những người lao động bị thất nghiệp. Hay ban kiểm tra, nhiệm vụ tăng thêm của ban này là phải tăng cường kiểm tra việc thực hiện chính sách BHTN có đúng luật pháp hay không? Kiểm tra việc đóng góp vào quỹ BHTN của người lao động và người sử dụng lao động; kiểm tra việc chi trả trợ cấp thất nghiệp, đăng ký thất nghiệp… b. Sau khi định vị bộ máy tổ chức, BHXH Việt Nam phải xây dựng kế hoạch tổng thể triển khai BHTN trong toàn ngành, đồng thời phải ban hành các thông tư và văn bản hướng dẫn để thực hiện các nghị định có liên quan của chính phủ về BHTN. Tiếp đến là tổ chức tập huấn cho các bộ phận chức năng có liên quan và các cấp quản lý trong hệ thống BHXH cả nước. Kế hoạch và nội dung tập huấn phải hết sức cụ thể và chi tiết giúp cán bộ quản lý không chỉ nắm vững chính sách BHTN của Đảng và nhà nước, mà còn thành thạo về kỹ năng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ có liên quan đến tổ chức BHTN. c. BHXH Việt Nam phải sớm hoàn thiện và kiện toàn công tác thống kê và tổ chức hệ thống thông tin để phục vụ quản lý các chế độ có liên quan đến BHTN. Những công việc cụ thể phải tính đến là: - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê báo cáo và phân tích. Thiết kế các biểu mẫu báo cáo và qui trình báo cáo đảm bảo tính thông suốt giữa các bộ phận có liên quan và các cấp quản lý. - Phải xây dựng một phần mềm đảm bảo tính thống nhất trên phạm vị toàn quốc để quản lý các chế độ BHTN - Xây dựng chế độ bảo mật và lưu trữ tài liệu thống kê; tổ chức dự báo thống kê các vấn đề liên quan đến BHTN như: số người thất nghiệp, thu chi và cân đối quỹ BHTN… d. BHXH Việt Nam cần phối hợp với Bộ LĐ-TB-XH trong các vấn đề: - Kiểm tra và rà soát lại mạng lưới các trường đào tạo nghề, các trung tâm giới thiệu việc làm trên phạm vi cả nước nhằm nắm bắt kịp thời số lượng, cơ cấu, mức độ tập trung theo vùng địa lý và khả năng đáp ứng của các tổ chức này khi triển khai BHTN để từ đó có kế hoạch cụ thể trong việc xây dựng mới và hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo trong tương lai. - Xây dựng qui trình và thủ tục đăng ký thất nghiệp; nội dung và cách thức quản lý số lượng lao động bị thất nghiệp và sau thất nghiệp; cơ chế thanh toán chi phí đào tạo và đào tạo lại nghề, chi phí hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người lao động bị thất nghiệp. - Phối hợp thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện BHTN theo quy định của pháp luật. Nghiên cứu, đề xuất để xây dựng, sửa đổi và bổ sung chính sách BHTN cho phù hợp với từng thời kì phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. e. Chủ động phối hợp với các Bộ, các ban ngành có liên quan và các địa phương trong quá trình tổ chức triển khai BHTN. Trước mắt là phối hợp trong công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHTN. Tiếp đến là phồi hợp trong công tác triển khai, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc chấp hành và thực hiện pháp luật BHTN của các bên tham gia. Ở nội dung phối hợp này, BHXH Việt nam phải xác định tổ chức công đoàn các cấp có vai trò đặc biệt quan trọng. 3.4.2. Giải pháp đối với người lao động và người sử dụng lao động a. Người sử dụng lao động trong cả nước cần phải nâng cao nhận thức của mình về chế độ, chính sách và pháp luật BHTN. CHo dù hàng tháng họ pahỉ đóng góp và quỹ BHTN 1% quỹ lương và tiền đó sẽ làm tăng thêm chi phí cho doanh nghiệp. Song họ phải nhận thức được rằng, đóng phí BHTN cũng là đóng góp cho bản thân họ. Bởi vì, khi triển khai BHTN, các doanh nghiệp, các tổ chức sẽ không phải lập quỹ trợ cấp mất việc làm cho người lao động của mình . Đồng thời, nhờ có chính sách BHTN mà người lao động sẽ tự tin, yên tâm, phấn khởi làm việc cho họ. Điều này không chỉ giúp cho doanh nghiệp ổn định kinh doanh, ổn định nhân sự, mà ít nhiều còn góp phần nâng cao năng suất lao động cho bản thân doanh nghiệp. Bởi vậy, các tổ chức, các doanh nghiệp ngoài việc chấp hành và thực hiện đúng pháp luật về BHTN, họ còn có trách nhiệm tuyên truyền và giải thích rõ để người lao động nắm vững và hiểu được những nội dung cơ bản về chính sách BHTN, cũng như vai trò của BHTN hiện nay. b. Người lao động tham gia BHTN cần phải dựa vào các tổ chức công đoàn của mình để tìm hiểu và chấp hành tốt chính sách BHTN. Mỗi người lao động cần phải hiểu rõ trong điều kiện kinh tế thị trường, BHTN là một trong những “cứu cánh” đối với bản thân họ và gia đình. Tham gia BHTN không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi lâu dài của chính họ. Vì vậy, nếu phát hiện giới chủ không tham gia đóng góp hoặc tìm cách trốn tránh, người lao động cần phải tỏ thái độ dứt khoát hoặc phối hợp với các tổ chức công đoàn đấu tranh đòi quyền lợi theo đúng quy định của pháp luật. BHTN là một chính sách hoàn toàn mới mẻ ở Việt nam cho nên quá trình triển khai thực hiện BHTN là điều không phải dễ dàng, thuận lợi. Song với sự quyết tâm của Đảng và Chính phủ, của các ngành, các cấp và nhất là sự hưởng ứng của người lao động và người sử dụng lao động, chúng ta hòan toàn tin tưởng vào sự thành công của chính sách này. Như vậy, ở chương này đề tài đã trình bày những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về BHTN cho người lao động, kinh nghiệm tổ chức triển khai BHTN ở một số nước trên thế giới và rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt nam. Từ đó, tập thể tác giả đã nêu lên những quan điểm chung và những nguyên tắc chủ yếu khi tổ chức triển khai BHTN ở Việt Nam, đưa ra những kiến nghị cụ thể về việc lựa chọn mô hình tổ chức BHTN cả trước mắt và lâu dài. Về lâu dài BHTN nên giao cho BHXH Việt nam đảm nhiệm toàn bộ cả thu chi và quản li quỹ BHTN, cả việc ký kết hợp đồng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động bị thất nghiệp.v.v.Đề tài cũng đưa ra những kiến nghị về việc tổ chức triển khai BHTN theo luật BHXH hiện hành và các giải pháp sát thực đối với BHXH Việt nam, với người lao động và người sử dụng lao động khi tổ chức triển khai BHTN. KẾT LUẬN BHTN là một chính sách lần đầu tiên được ban hành ở nước ta. Mặc dù Nghị định 94/2008/NĐ-CP của Chính phủ đã cụ thể hoá phần nào công tác tổ chức thực hiện. Song, để triển khai chính sách BHTN trong thời gian tới, vấn đề mấu chốt nhất và khó nhất vẫn là mô hình tổ chức. Nhận thức rõ vấn đề này, nhóm tác giả nghiên cứu đề tài: "Tổ chức BHTN ở Việt Nam" đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến thất nghiệp và BHTN. Nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức triển khai BHTN ở một số nước trên thế giới. Đồng thời tiến hành điều tra, khảo sát hơn 600 lao động, 200 doanh nghiệp và 200 cán bộ chủ chốt ở các ngành, các địa phương về thực trạng thất nghiệp, nội dung BHTN và mô hình tổ chức BHTN ở Việt Nam. Sau đó tiến hành phân tích, đánh giá và làm rõ nhu cầu cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu về BHTN ở nước ta. Phân tích, lựa chọn mô hình tổ chức BHTN phù hợp. Mô hình mà nhóm tác giả lựa chọn là cơ quan BHXH Việt Nam đứng ra tổ chức BHTN còn Bộ Lao động Thương binh - Xã hội chỉ là cơ quan quản lý Nhà nước về BHTN. Để tổ chức BHTN ở Việt Nam theo mô hình lựa chọn, các tác giả đã đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ và các giải pháp đối với Bộ Lao động Thương binh - Xã hội và cơ quan BHXH Việt Nam. Hy vọng rằng, các kiến nghị và các giải pháp được đề cập trong đề tài sẽ được xem xét, nghiên cứu và áp dụng. Đồng thời, chúng tôi cũng hy vọng rằng, chính sách BHTN ở nước ta sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTBH1008.doc
Tài liệu liên quan