Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông VITECO sẽ ngày càng trưởng thành và hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên góp phần vào chiến lược tăng tốc của ngành bưu chính viễn thông và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông có đội ngũ quản lý năng động, kỹ thuật giỏi qua các năm hoạt động đã có uy tín với bưu điện các tỉnh và các cấp ngành bưu điện. Do hoạt động tích cực nên năm nào công ty cũng nhận được bằng khen hoặc cờ luân lưu của ngành trao tặng.
Được thực tập tại công ty em cũng được học hỏi rất nhiều nhưng em vẫn mong có được sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn để em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn!
20 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tổ chức bộ máy và tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần công nghệ viễn thông viteco, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Thời kỳ CNH - HĐH, Bưu chính viễn thông là ngành phát triển như vũ bão, những năm 30 cuộc cách mạng Công nghệ thông tin & viễn thông phát triển rầm rộ mạng lưới điện thoại của doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Ngành bưu điện đã nhận thức rõ nhiệm vụ và chức năng của mình quyết tâm hoạch định một chiến lược phát triển cấp bách. Lãnh đạo Tổng cục bưu điện đã có nhiều cố gắng để hoàn thành dây chuyền sản xuất tổng đài kỹ thuật số VN.
Sau 3 tuần thực tập tại công ty em đã nhận được sự giúp đỡ của Ban Giám đốc, các phòng ban. Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhận sự giúp đỡ quý báu này và mong rằng trong giai đoạn thực tập chuyên đề em tiếp tục nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của công ty. Cùng với sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy giáo Nguyễn Hữu Đồng em đã cố gắng tìm hiểu thực tế và hoàn thành báo cáo tổng hợp của mình.
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG - VITECO
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG.
Quá trình hình thành nên Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông
Từ giữa những năm 80, trước xu thế phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng công nghệ thông tin và viễn thông, ngành bưu điện đã nhận thức đúng đắn nhiệm vụ và chức năng của mình, do đó đã đặt ra yêu cầu phát triển cấp bách mạng lưới viễn thông Việt Nam. Lãnh đạo tổng cục bưu điện đã hoạch định chiến lược phát triển ngành và có nhiều cố gắng để hình thành dây chuyền sản xuất tổng đài kĩ thuật số Việt Nam.
Theo các văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6, và gần đây là lần thứ 9, Đảng ta đã thực hiện chính sách đổi mới, khẳng định phát triển kinh tế đất nước theo hướng nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm qua ngành bưu điện đã đạt được những thành tích ban đầu rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Thực tiễn của quá trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại giữa ngành Bưu Điện Việt Nam với các tập đoàn thương mại, công nghiệp nước ngoài để trang bị kỹ thuật mới, công nghệ cao đã đem lại những kết quả và kinh nghiệm hết sức khả quan. Các kết quả đó không chỉ riêng trong phạm vi kinh tế, tài chính mà còn có trong phạm vi khác như nâng cao chất lượng mạng lưới, khả năng phục vụ thông tin, đào tạo đội ngũ cán bộ làm tiền đề cho quá trình tiếp nhận công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để phát triển ngành công nghiệp bưu điện. Công việc đó càng cần thiết nhất là sau thời gian thực hiện các hợp đồng thương mại dưới dạng mua, nhập thiết bị, trợ giúp kỹ thuật hoặc đề án "chìa khoá trao tay" như đề tài vệ tinh mặt đất Intelal A, B tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, tổng đài E-10B Hà Nội, tổng đài điện tử TDX-1B tại Hải Phòng, Quảng Ninh.
Do yêu cầu phát triển của xã hội nói chung và của ngành nói riêng, để đẩy nhanh tiếp thu công nghệ và đáp ứng nhu cầu mạng lưới, căn cứ vào Nghị định số 115/HĐBT ngày 07/04/1990, thông tư số 38/TCCP ngày 09/01/1991 của Ban Tổ chức cán Bộ Chính Phủ hướng dẫn thực hiện điều 11 chương II Nghị định 196/HĐBT ngày 11/02/1998 của Hội đồng bộ trưởng, theo đề nghị của Trưởng ban Tổ chức cán bộ, ngày 15/05/1991 Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông được thành lập có tên giao dịch quốc tế là VietNam Telecomunication Equipment Company (gọi tắt là VITECO).
Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông là doanh nghiệp Nhà nước, là một đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Bưu Chính viễn thông Việt Nam, hoạt động theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty, phụ trách lĩnh vực sản xuất, lắp ráp các thiết bị chuyên ngành bưu chính viễn thông, điện tử và một số lĩnh vực khác nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác hóa sản xuất để thực hiện những chỉ tiêu Tổng công ty giao.
- Quá trình phát triển: Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông (Viteco) là một đơn vị thành viên của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam, ngay từ khi mới thành lập (năm 1991) đã có rất nhiều thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên kể từ khi Đảng và Nhà nước có chủ trương xoá bỏ độc quyền trong cung cấp dịch vụ viễn thông, cho phép các doanh nghiệp khác cùng tham gia kinh doanh trên thị trường viễn thông Việt Nam thì những thuận lợi ban đầu của công ty ngày càng mất dần. Mặt khác do chủ trương liên doanh liên kết của VNPT với các đối tác nước ngoài trong các khâu sản xuất, cung ứng và lắp đặt các thiết bị Viễn thông trên mạng lưới quốc gia, do vậy công việc kinh doanh của công ty ngày càng lâm vào tình thế khó khăn. Để hiểu rõ hơn về quá trình phát triển và sự biến động môi trường kinh doanh của công ty từ khi thành lập đến nay chúng ta có thể chia ra làm 4 thời kỳ phát triển như sau:
+ Giai đoạn 1 (1991-1994):
Trong giai đoạn này công ty vừa được thành lập với số lượng cán bộ công nhân viên là 50 người. Để thực hiện chiến lược tăng tốc đợt 1 của ngành bưu điện, nhiệm vụ của công ty TBĐT là lắp đặt các tổng đài kỹ thuật số cho các tỉnh, thành phố. Đây là một trong những bước lớn về mặt kỹ thuật của ngành viễn thông (lắp đặt và cung cấp dịch vụ kỹ thuật tổng đài TDX-1B, E-10B).
+ Giai đoạn 2 (1994-1996)
Đầu năm 1994, Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông đã sáp nhập thêm VTC, là một công ty sản xuất và lắp ráp tổng đài kỹ thuật số có dung lượng vừa và nhỏ đầu tiên tại Việt Nam (DTS). Do vậy, từ thời điểm này trở đi Công ty đã có thêm nhiệm vụ mới đó là: sản xuất và lắp ráp tổng đài dung lượng vừa và nhỏ cung cấp thêm cho mạng lưới thông tin liên lạc trong toàn quốc. Trong giai đoạn này số lượng CBCNV đã tăng lên.
Từ cuối năm 1994 đến năm 1996, sau khi lắp đặt các loại tổng đài trên toàn quốc và đã đi vào khai thác hơn một năm, do sự bức thiết của việc nâng cấp và đảm bảo sự an toàn cho thông tin liên lạc, Tổng công ty Bưu chính viễn thông đã giao cho Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa và ứng cứu đột xuất tổng đài TDX - 1B, DTS, NEAX trên toàn quốc. Trong thời kỳ này số lượng CBCNV của công ty đã tăng lên nhiều cả về số lượng lẫn chất lượng, số lượng CBCNV có trình độ đại học chiếm 85% trong toàn bộ CBCNV của công ty. Kết quả thực tế cũng cho thấy máy điện thoại vào năm 1991 tính trên đầu người là 0,1 máy/100 dân thì đến thời điểm năm 1996 là 2,6 máy/100 dân.
- Từ 1996 đến nay
Trong thời gian này, ngoài những nhiệm vụ trên, công ty đã được Tổng công ty giao cho nhiệm vụ bảo dưỡng, bảo trì các loại tổng đài trên mạng TDX-1B, NEAX, E10, EWSD, DMS, FETEX, HiCOM, AXE.
Để phù hợp với chức năng và nhiệm vụ được giao, công ty đã tinh chỉnh lại bộ máy quản lý. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo nguyên tắc gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả. Ngoài ra công ty còn thành lập các trung tâm trực thuộc công ty để đảm bảo việc sản xuất tổng đài, bảo hành, lắp đặt và hoà mạng cho các tổng đài: VTC1, VTC2, O&M2, CTTA.
Tính tới thời điểm hiện nay số lượng công nhân viên tăng lên đáng kể, tổng số công nhân viên trên toàn công ty là 150 người, số cán bộ công nhân viên có trình độ đại học chiếm tới 95% tổng số.
Sau khi kết thúc chiến lược tăng tốc với những kết quả đạt được cực kỳ khả quan, với những khoản đầu tư ngày càng to lớn cho mạng lưới thông tin liên lạc. Do đó nằm trong kế hoạch này, giai đoạn hiện tại là một cơ hội cực kỳ to lớn đối với các công ty có hoạt động cung ứng vật tư và dịch vụ kỹ thuật cho VNPT, trong đó có VITECO. Tuy nhiên vào giai đoạn này VNPT đã thành lập một số công ty liên doanh với các đối tác nước ngoài thực hiện các khâu sản xuất cung ứng thiết bị và dịch vụ kỹ thuật cho mạng lưới viễn thông Việt Nam. Do đó công việc kinh doanh của công ty bắt đầu xuất hiện những khó khăn. Các đối thủ cạnh tranh với công ty đều là những hãng nước ngoài nổi tiếng có tiềm lực về vốn và công nghệ. Mặc dù vậy do vẫn là thành viên của VNPT nên Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông vẫn được san sẻ một phần thị trường nhất định.
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ
Qua quá trình hình thành và phát triển, cùng với những chức năng nhiệm vụ được giao. Đến nay, Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông có các chức năng và nhiệm vụ như sau:
Các chức năng chủ yếu của Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông bao gồm:
- Sản xuất, lắp ráp các loại thiết bị bưu chính viễn thông, điện tử và tin học.
- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ về viễn thông điện tử và tin học.
- Tiến hành bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, trợ giúp vận hành và khai thác các thiết bị viễn thông điện tử tin học trên mạng lưới thông tin của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam.
- Tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, khảo sát thiết kế và tư vấn đầu tư các công trình viễn thông.
- Liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước phù hợp với các qui định về pháp luật để phát triển sản xuất kinh doanh của công ty,
- Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi được Tổng công ty Bưu chính viễn thông cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật.
Các nhiệm vụ cụ thể chủ yếu của Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông bao gồm:
Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông vừa là doanh nghiệp kinh doanh vừa là doanh nghiệp hoạt động chuyên ngành với hai nhiệm vụ chính đó là:
- Nhiệm vụ chính trị: kịp thời ứng cứu, đảm bảo an toàn và phát triển mạng viễn thông quốc gia.
- Nhiệm vụ kinh doanh: thực hiện hạch toán độc lập, bảo toàn và phát triển vốn, làm ăn có lãi, hoàn thành mọi nghĩa vụ với Nhà nước.
Với nhiệm vụ chức năng nêu trên chúng ta thấy rằng nhiệm vụ của công ty là hết sức nặng nề. Một mặt vừa phải đáp ứng hiệu quả sản xuất kinh doanh, mặt khác vừa phải đáp ứng hiệu quả sản xuất kinh doanh, mặt khác vừa phải đảm bảo nhiệm vụ chính trị là phải kịp thời ứng cứu, đảm bảo an toàn thông tin cho cả mạng lưới viễn thông của VNPT trên toàn quốc.
1.2.2. Ngành nghề kinh doanh
Kinh doanh các ngành nghề trong phạm vi Tổng công ty cho phép:
- Lắp ráp SKD tổng đài điện tử.
- Hỗ trợ kỹ thuật.
- Bảo trì các HT tổng đài,...
- Và 1 số ngành nghề khác.
1.2.3. Thị trường
Thi trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng được chú ý đảm bảo phù hợp với hai nhiệm vụ chính trị là phù hợp cho phát triển từng vùng an ninh quốc phòng của đất nước... Nhiệm vụ kinh tế là phải phù hợp với mục tiêu kinh doanh và phát triển trong tương lai tính đến hiệu quả kinh tế để kinh doanh có lãi và không bị ứ đọng vốn. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty rộng khắp cả nước với các tổng đài điện tử loại vừa và nhỏ phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Thị trường truyền thống của công ty từ trước đến nay là VNPT và một số lượng nhỏ các thiết bị viễn thông chuyên dụng cung cấp cho Bộ quốc phòng, Bộ công an.
Cho đến nay công ty vẫn tiếp tục phát triển và làm chủ các công nghệ mới như mạch in nhiều lớp, sử dụng linh kiện bán dẫn FTGA, DSP... Phát triển và đa dạng hoá các loại sản phẩm công nghệ cao, các thiết bị viễn thông nông thôn và các thiết bị cho lớp truy nhập, thiết bị đo, thiết bị điều khiển. Công ty tiến hàng tìm kiếm hợp tác với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực tìm kiếm và nghiên cứu thị trường, củng cố công tác marketing, tìm kiếm thị trường mới mà công ty có khả năng hợp tác và sản xuất thiết bị truyền dẫn, các thiết bị chuyên dụng, thiết kế các sản phẩm công nghệ cao.
1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
Công ty hoạt động rất tính cực và có hiệu quả với những nhiệm vụ được giao góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của ngành bưu điện được thể hiên qua bảng sau:
Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty CP CN viễn thông VITECO
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1. Doanh thu thuần
29822
31874
32330
2. Lợi nhuận thuần
1301
1622
1920
3. Tổng vốn bình quân
58276
49343
50554
4. Vốn chủ sở hữu
18080
18680
21920
5. Nợ ngắn hạn
40090
30020
26568
6. TSCĐ & đầu tư dài hạn
6625
6680
7486
7. Tiền
11687
14242
15057
8. Bố trí cơ cấu vốn
TSCĐ trên tổng tài sản (%)
11,368
13,538
14,808
TSLĐ trên tổng tài sản (%)
88,632
86,462
85,192
9. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu
9,466
8,857
8,732
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
4,363
5,089
5,939
10. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
7,196
8,683
8,759
11. Tình hình tài chính
Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản (lần)
0,690
0,621
0,566
Khả năng thanh toán
Tổng quát (Tổng TS/tổng Nợ)
1,450
1,909
1,766
Nhanh (Tiền hiện có trên Nợ ngắn hạn)
0,292
0,474
0,567
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2005 ,2006, 2007)
Ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đã có chiều hướng khả quan, công ty đã duy trì tốc độ phát triển, phát huy tối đa năng lực của máy móc thiết bị và khai thác có hiệu quả các tiềm năng sẵn có. Trong những năm qua công ty vừa duy trì sản xuất tổng đài vừa và nhỏ vừa chú trọng đến mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cung cấp một số tổng đài lớn cho các trung tâm bưu điện Hà Tây, Hà Nội... Mặc dù vậy, Công ty vẫn cần phải cố gắng để điều chỉnh khả năng thanh toán nhanh phù hợp với yêu cầu của ngành.
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY
Đặc điểm: Chủ trương của công ty là tổ chức mô hình theo nguyên tắc gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả. Các phòng, trung tâm của công ty đã được kiện toàn tổ chức, bố trí lại với cán bộ chủ chốt, có trình độ chuyên môn sẵn sàng đảm đương tốt nhiệm vụ được giao. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên viên công nhân luôn được đào tạo, nâng cao trình độ, sắp xếp theo năng lực để họ có điều kiện áp dụng những tư duy sáng tạo trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phát huy hết sức mạnh tổng lực của toàn công ty.
- Là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân bộ máy quản lý của công ty tiến hành theo quản lý 1 cấp đầu bộ máy quản lý là Giám đốc có quyền quyết định cao nhất, chỉ đạo mọi hoạt động của công ty. Giúp việc cho Giám đốc có 2 phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật và tài chính. Ngoài ra còn có các phòng chức năng 4 trung tâm.
Sơ đồ tổ chức bộ máy
GIÁM ĐỐC
CÔNG TY
Trung tâm VTC2
Trung tâm CTTA
Trung tâm O&M1
Phòngkếhoạchvật tư
Phòngkế toán tàichính thốngkê
Phòng kỹthuậtcôngnghệ
Phòng tổ chức hành chính
- Giám đốc công ty do hội đồng quản trị của Tổng công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng giám đốc công ty. Giám đốc là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và pháp luật về quản lý, điều hành hoạt động của công ty trong phạm vi, quyền hạn và nghĩa vụ điều lệ của công ty, các văn bản quy định khác và quy định của pháp luật. Giám đốc là người quản lý và điều hành cao nhất, trực tiếp điều hành sản xuất tới từng phòng, phân xưởng bao gồm cả phụ trách trung và phụ trách công việc tổ chức, lao động, tiền lương, kế hoạch, kế toán thống kê. Ngoài ra, giám đốc có thể uỷ quyền cho phó giám đốc khi gặp những công việc đột xuất.
- 2 Phó Giám đốc. Một phó giám đốc phụ trách về kỹ thuật và một phó giám đốc phụ trách tài chính có nhiệm vụ điều hành một hoặc một số lĩnh vực của công ty theo sự phân công của giám đốc, có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và nghiêm túc, đạt kết quả tốt các nhiệm vụ được giao. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty về trách nhiệm được phân công. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật phó giám đốc do Tổng giám đốc quyết định theo tình hình cụ thể của công ty.
- Phòng Tổ chức hành chính: làm nhiệm vụ quản lý nhân sự, tổ chức bộ máy quản lý hoạt động linh hoạt, điều hoà hoạt động các phòng ban, lên kế hoạch về nhân sự của công ty và quản trị công tác hành chính hàng ngày.
- Phòng Kế hoạch vật tư: có nhiệm vụ thiết lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh, đồng thời phụ trách công tác xây dựng cơ bản của công ty.
- Phòng Kế toán tài chính thống kê: làm nhiệm vụ kế toán thống kê, cụ thể là theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý vốn, tài sản và tổ chức công tác kế toán của toàn công ty.
- Phòng Kỹ thuật công nghệ: có trách nhiệm tham mưa cho Ban Giám đốc các vấn đề về kỹ thuật cho công ty.
- Trung tâm nghiên cứu sản xuất và bảo dưỡng thiết bị thông tin (VTC2) chuyên nghiên cứu sản xuất chế tạo tổng đài dung lượng nhỏ và các thiết bị viễn thông khác như: Bộ truy nhập thuê bao, các thiết bị truyền dẫn quang,,... cung cấp cho mạng viễn thông Việt Nam và tiến hành bảo dưỡng, bảo trì các tổng đài và các thiết bị viễn thông do trung tâm sản xuất.
- Trung tâm bảo dưỡng và hỗ trợ kỹ thuật (O&M1) có nhiệm vụ chủ yếu là bảo dưỡng bảo trì cho các loại tổng đài dung lượng lớn do công ty lắp đặt tại các tỉnh thành, trợ giúp vận hành khai thác và ứng cứu đột xuất khi xảy ra sự cố trên mạng viễn thông của các tỉnh.
- Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ và dịch vụ viễn thông (CTTA) có nhiệm vụ chủ yếu là lắp đặt các thiết bị viễn thông và cung ứng các dịch vụ về viễn thông và tin học.
PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁYVÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG VITECO
2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
2.1.1. Đặc điểm bộ máy kế toán
- Mô hình tổ chức:
Để phù hợp với cơ cấu quản lý gọn nhẹ, khoa học và hiệu quả bộ máy kế toán của công ty cũng được sắp xếp linh hoạt, lô gíc có hiệu quả và phù hợp với đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh trong công ty toàn bộ phòng kế toán thống kê tài chính của công ty bao gồm 5 người trong đó có 1 trưởng phòng (Kế toán trưởng), 1 phó phòng và 3 nhân viên.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán
thanh toán
Kế toán tổng hợp
Kế toán TSCĐ
Kế toán ngân hàng và chi tiết
Kế toán quỹ
2.1.2. Phân công lao động kế toán
- Kế toán trưởng (trưởng phòng kế toán) chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, giúp giám đốc tổ chức bộ máy của công ty thường xuyên bảo ban nhân viên các phòng ban và các trung tâm thực hiện các quy chế tài chính, phân cấp quản lý của công ty. Kế toán trưởng chịu sự kiểm tra về mặt chuyên môn của cán bộ cấp trên là người phụ trách chung chỉ đạo thực hiện thống nhất công tác kế toán, thống kê tài chính trong công ty và các trung tâm. Báo cáo mọi số liệu liên quan đến tài chính kịp thời và chính xác. Kế toán trưởng kiêm chủ tịch công đoàn đề đạt nguyện vọng của công nhân viên.
- Phó phòng kế toán trợ giúp cho kế toán trưởng để hoàn thành công việc do Ban giám đốc giao, thay kế toán trưởng giải quyết mọi công việc khi kế toán trưởng đi vắng. Báo cáo lại các vấn đề có liên quan đến trưởng phòng kế toán. Phó phòng kế toán chịu trách nhiệm thanh toán nội bộ cho cán bộ công nhân viên các chứng từ hoá đơn.
- Kế toán quỹ chịu trách nhiệm thu chi quỹ tiền mặt của công ty, ghi chép đối chiếu các nghiệp vụ nhập xuất, tồn quỹ làm mọi chức trách của thủ quỹ quản lý qũy.
- Kế toán thanh toán với khách hàng: Có nhiệm vụ lập các thủ tục thanh toán với khách hàng về tiêu thụ sản phẩm, xây lắp bảo trì bảo dưỡng tổng đài, tính thuế, theo dõi chi tiết tình hình mua hàng, thanh toán, chi tiết các khoản nộp ngân sách và chi phí trích trước trong doanh nghiệp.
- Kế toán tổng hợp, kế toán tài sản cố định: Có nhiệm vụ theo dõi tính khấu hao TSCĐ cho toàn bộ TSCĐ hiện công ty đang nắm giữ. Đồng thời kế toán tổng hợp của công ty có nhiệm vụ theo dõi hai trung tâm CTTA và O&M1 về thu chi và quyết toán quý, năm theo đúng chế độ quy định.
2.1.3. Quan hệ của phòng (ban) kế toán với các bộ phận khác
Đảm bảo cho mọi việc được diễn ra thông suốt quan hệ giữa các phòng (ban) trong công ty là quan hệ hợp tác, mọi hoạt động của các phòng (ban) đảm bảo ăn khớp và phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm hoàn thành các mục tiêu kế hoạch chung, đảm bảo cho công tác điều hành quản lý của công ty được đồng bộ thông suốt và có hiệu quả cao.
2.2. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
2.2.1. Chính sách kế toán chung
- Chế độ kế toán đang sử dụng: Công ty sử dụng chế độ "Chứng từ ghi sổ".
- Niên độ kế toán là một năm: 01/01/-31/12
- Kỳ kế toán tính theo 1 tháng và vào cuối mỗi quý đều lập báo cáo tài chính.
- Đơn vị tiền tệ: VNĐ
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Có rất nhiều phương pháp khấu hao ở mỗi công ty sử dụng một phương pháp khác nhau với Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng quỹ lương thực hiện bằng định giá tiền lương và doanh thu thực hiện.
2.2.2. Áp dụng chế độ kế toán
2.2.2.1. Chế độ chứng từ
- Phương pháp kế toán áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên, hàng tồn kho của công ty được ghi sổ theo giá gốc (gồm chi phí thu, thu mua, chi phí chế biến và chi phí liên quan trực tiếp khác).
- Chứng từ kế toán: Các chứng từ gốc hợp lệ, hợp lý, hợp pháp mọi nghiệp vụ kế toán phát sinh tại công ty, Kế toán tổng hợp lập bảng cân đối tài khoản và lên bảng cân đối kế toán khi nhận được số liệu của kế toán phần hành mở tài khoản chữ T.
- Hết năm sau khi kế toán được kiểm toán thì chuyển vào kho lưu trữ
- Sổ quỹ: Tất cả các chứng từ theo tiền mặt trong ngày ghi lần lượt theo thứ tự sau đó đến các chứng từ chi tiền mặt, cũng được ghi lần lượt theo số thứ tự phiếu chi cột tài khoản ghi số liệu của tài khoản đối ứng số tiền mặt (quy mô nghiệp vụ kế toán phát sinh) được ghi vào cột thích hợp (thu hoặc chi) cuối trong sổ ghi tổng số tiền nghiệp vụ thu, và chi tiền mặt số dư cuối ngày sẽ bằng số dư cuối ngày hôm trước cộng với số thu ngày đó trừ đi số chi trong ngày.
Chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối sổ phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, quý
Đối chiếu
2.2.2.2. Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng
Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quy định của bộ tài chính ban hành cho tổng công ty bưu chính viễn thông.
2.2.2.3. Sổ kế toán
- Tổ chức hệ thống sổ kế toán tại công ty được tổ chức theo hình thức chứng từ ghi sổ. Hình thức này ghi chép một cách đơn giản, thống nhất cách thống kê sổ nhật ký và sổ cái, số liệu kế toán dễ đối chiếu kiểm tra trình tự hệ thống theo hình thức chứng từ ghi sổ.
2.2.2.4. Báo cáo kế toán
Vào cuối các tháng kế toán căn cứ vào sổ ngày làm việc, ngày lễ, ngày nghỉ, lương thưởng, trích BHXH, BHYT, KPCĐ để làm lương cho CNV.
Cuối mỗi quý làm Báo cáo kết quả kinh doanh và làm bảng cân đối kế toán.
Báo cáo gồm 4 loại:
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thuyết minh báo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán
2.2.3. Đánh giá về công tác kế toán
2.2.3.1. Ưu điểm
Sổ sách kế toán: Chứng từ ghi sổ phù hợp với quy mô của công ty, điều kiện vật chất của phòng kế toán.
Các chứng từ sử dụng trong quá trình hạch toán đều phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ kế toán phát sinh và cơ sở pháp lý của doanh nghiệp.
Trích lập các quý đủ và đúng quy định của nhà nước, phần đóng góp của công nhân viên được thông qua đại hội của công nhân viên chức.
Công tác ghi sổ quyết toán thuế hàng háng, quý, năm đều được thực hiện tốt, trung thực rõ ràng và đúng thời gian.
Công ty không ngừng nâng cao hoàn thiện bộ máy quản lý kế toán để đáp ứng được nhu cầu kinh doanh phát triển của công ty.
2.2.3.2. Nhược điểm
Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ có ưu điểm là mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện cho việc phân công lao động nhưng có nhược điểm ghi chép trùng lặp, khối lượng công việc kế toán ghi chép nhiều.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông VITECO sẽ ngày càng trưởng thành và hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên góp phần vào chiến lược tăng tốc của ngành bưu chính viễn thông và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông có đội ngũ quản lý năng động, kỹ thuật giỏi qua các năm hoạt động đã có uy tín với bưu điện các tỉnh và các cấp ngành bưu điện. Do hoạt động tích cực nên năm nào công ty cũng nhận được bằng khen hoặc cờ luân lưu của ngành trao tặng.
Được thực tập tại công ty em cũng được học hỏi rất nhiều nhưng em vẫn mong có được sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn để em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
2. Tài liệu của Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông VITECO
3. Kế toán công
4. Kế toán tài chính I
5. Lý thuyết Hạch toán kế toán trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37333.doc